1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Sư phạm Vật lý: Xây dựng và sử dụng bài tập thuộc mạch nội dung động lực học (Vật lí 10 – Chương trình 2018) nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh

171 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Và Sử Dụng Bài Tập Thuộc Mạch Nội Dung Động Lực Học (Vật Lý 10 - Chương Trình 2018) Nhằm Phát Triển Năng Lực Vật Lý Của Học Sinh
Tác giả Thái Vĩnh Khang
Người hướng dẫn TS. Cao Thị Sụng Hương
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Sư Phạm Vật Lý
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 171
Dung lượng 49,6 MB

Nội dung

Từ các van dé thực tiễn đã trình bày, chúng tôi thay van đề “Xây dung và sử dung bài tập thuộc mach nội dung Động lực học Vật lí 10 - Chương trình 2018 nhằm phát triển năng lực Vật lí củ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

sx) KHOA VAT LÝ ca

TP HO CHÍ NINH

THAI VINH KHANG

XAY DUNG VA SU DUNG BAI TAP THUQC MACH NOI

DUNG DONG LUC HỌC (VAT LÍ 10 - CHUONG TRINH 2018)

NHAM PHAT TRIEN NANG LUC VAT LI CUA HQC SINH

CHUYEN NGANH: SU PHAM VAT Li

Thanh phố Hồ Chí Minh - 2024

Trang 2

BỘ GIÁO ĐỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

=› KHOA VAT LÝ ca

TP HỒ CH MINH

THÁI VĨNH KHANG

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THUỘC MẠCH NỘI

DUNG DONG LUC HỌC (VAT LÍ 10 - CHƯƠNG TRÌNH 2018)

NHAM PHAT TRIEN NANG LUC VAT LÍ CUA HỌC SINH

Chuyên ngành: Sư phạm Vật lí

Mã ngành: 7.140.211 Sinh viên thực hiện: Thái Vĩnh Khang

Mã số sinh viên: 46.01.102.024

GV hướng dẫn khoa học: TS Cao Thị Sông Hương

Thành phố Hồ Chí Minh - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp đề tài: “Xây đựng và sử dụng bài tập thuộc mach nội dung động lực học (Vật lí 10 — chương trình 2018) nhằm phát triển

năng lực Vật lí của học sinh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, thực hiện dưới

sự hướng dẫn của TS Cao Thị Sông Hương Mọi số liệu và nghiên cứu trong khóaluận đều là khách quan, trung thực, có trích dẫn rõ ràng và không sao chép của bat kì

một dé tải nao khác Nếu có phát hiện về sự không trung thực trong dé tải, tôi xin

chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tac gia

Thai Vinh Khang

Trang 4

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Tạ Thị Huyền Diệu — GV hướng dẫn

chuyên môn trong kỳ thực tập sư phạm 2 ở trường THPT Nguyễn Trãi - Tây Ninh.

Cô luôn thăm hỏi, góp ý về chuyên môn cũng như giúp đỡ đề tôi có được những tiết

thực nghiệm sư phạm thành công.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thay Nguyễn Đình Thu — GV hướng dẫn thực

tập giáo dục trong kỳ thực tập sư phạm 2 ở trường THPT Nguyễn Trãi - Tây Ninh.

Dù không trực tiếp hướng dẫn nhưng thay cũng luôn đưa ra những lời khuyên, định

hướng đẻ tôi hoàn thành khóa luận tốt nhất

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thay/ Cô; cùng tat cả các em HS lớp

10A1; 11A2 và 11A4 đã giúp tôi thực hiện phiêu khảo sát.

Tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thé HS lớp 10A1 trường THPT Nguyễn Trãi da nhiệt tình hợp tác thực hiện các bai tap dé tôi có thẻ hoàn thành nội dung thực nghiệm sư phạm của đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người than và bạn bè — những người đã

động viên, làm chỗ dựa tinh than dé tôi sớm hoan thành tốt khóa luận của mình

Trang 5

PHAN MỜ ĐẦU HH HH HH HH nHHH14EtRE114t1141eetrtAgertie 1

CHUONG 1: CƠ SO LÝ LUẬN VA THỰC TIEN CUA VIỆC XÂY DỰNG VA SỬ

DUNG BAL 'TẠTP (ST TT TT HT HT T00 00100101 1410191 04101911456 6

TH n1 -—=Ặ-ŠŠ——- 6

1.1.1 Khái niệm năng lỰC HH HH THỦ HH TH TH HH 000444484144 6 6

1.1.2 Năng lực Vật lÍ chang raressrresse 7 1.2 Bài tập trong dạy học Vật lÍ - co Họ nu ng 008 0680 g3”

1.2.1 Khái niệm bài tập Vật lí

1.2.2 Phân loại bài tập Vật lí «<< cọ TH TH HH TH 00100144656

1.2.3 Vai trò của bài tập Vật lí định hướng hình thành và phát triển năng lực

Vật lí của học sinhh con THÓI Họ II II 000108088018 18

1.2.4 Bài tập Vật lí định hướng phát triển năng lực 1.2.5 Các mức độ phân hóa bài tập định hướng phát triển năng lực Vật lí 14

1.3 Xây dựng và sử dụng bài tập trong môn Vật lÍ cĂSẰẰẰằhhe 15

1.3.1 Nguyên tắc xây dung bài tập Vật lí theo định hướng phát triển năng lực 15 1.3.2 Quy trình xây dựng bài tập theo định hướng phát triển năng lực Vật li 16 1.3.3 Sử dụng bài tập theo định hướng phát triển năng lực Vật lí 18

1.3.4 Định hướng sử dụng - Ăn ng g0 019919 1x, 19 1.4 Thực trang sứ dụng bài tập trong day học Vật lÍ ĂcĂ.KẰẰẰ«Ằ.Ÿệyẳii y 21

1.4.1 Mục đích khảo sát c ĂẰẰẰẰẰằk 1.4.2 Đối tượng khảo sat

1.4.3 Phương pháp khảo sát «e«esSsseeeeeeerrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrsrrrre 22

1.4.4.Kftcgil KHAU BÃ | ne 22

KẾT LUẬN HƯƠNG I Guggggggggggggggggagoongoioonioidiioiiidiiosiiiosssagai 34 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THUỘC MẠCH NỘI DUNG

DONG LUC HỌC — VAT LÍ IŨ CT 2018 << 5< <1 11g,

2.1 Mục tiêu của chương trình giáo dục pho thông 2018

2.1.1 Mục tiêu chương trình giáo dục pho thông tông thê 5 - 35 2.1.2 Mục tiêu chương trình Vật lí 2018 H041 x6 36 2.2 Đặc điểm và cấu trúc mạch nội dung Động lực học ‹.«<5xx«<cxsee 37

Trang 6

2.2.1 Vị trí mạch nội dung Động lực học trong chương trình 2018 37 2.2.2 Thời lượng mạch nội dung Động lực học trong chương trình 2018 37

2.2.3 Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mạch nội dung Động lực học ŠEšS108619610361561036196334933146850314619G0)1613G011612G003312G003144800314624001612G0461381G0GG1G0 G200 2GGG002G0005Đ 38 2.2.4 Cau trúc mạch nội dung Động lực học trong chương trình 2018 38 2.3 Mục tiêu va kiến thức trong mạch nội dung Động lực học « 39

2.4 Ma trận các bài tập thuộc mạch nội dung “Động lực học” (Vật lí 10 - Chương

trình GĐPT môn Vật lí 2018) - 55g10 xe 41

2.5 các bài tap thuậc mạch nội dung “Dong lực học” (Vật lí 10 — Chương trình

GDPT môn Vật lí 2(J) c sóc HT THỞ c TT TT TH H0008440448440401 56 42

2.6 Xây dụng công cụ đánh giá thành phần năng lực Tìm hiểu thế giới tự nhiên

dưới góc độ Vật lí và thành phan năng lực Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 49 2.7 Thiết kế kế hoạch bài dạy các bài tập Vật lí đã xây dựng

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Ăn 1141,xe

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm (SH TH HH H000 0456

3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm co HH gang

3.3 Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Pa sp ee=e== nỷ-Ỷ-Ỷn n-Ỷ-ỶẳỶẳẵễỶễ= 63

3.5 Một số thuận lợi và khó khăn khi thực nghiệm s«<+x«ec+xeerxxecre 63

3!8:Ï.TRNBIÍNHbicieeietiieiticoiitictiitict46ii6004600300260236000603603363338326383ã333185838635888888Ẻ 63 3:8:2 KHÍ KRễR <áC + +C +: CCCcCcCCGGccG22G02025350222337222052522ã002523ãG2225ã12225252352232232552512552

3.6 Điễn biến quá trình thực nghiệm sư phạm

51 Binh ik eet Gad CN tl escsecsenmnmnnonunnmnaanmanannuaes

3:7:2 Đánh Wid kết rad định NCO sssscsscsssssssssnsscnsscssccssccsscssssasssasssenssssasasssassssssssees 77 KET LUẬN CHƯNG 8 ssssssssssssssscssscssssssscsssscssscssssnsssnsssesssunssinssinisiaasieasieessessnssaasinsiiees

KET LUAN VA KIEN NGHI 328602222222255EE

TATEREDU THAM

EHO=e==ễằŠ$ŠẰŠằŠ$ŠẻŠ -EHU LÊ Qagggggaỹỹaỹgaa ga iG00000001000001003100030000330338G4004000018803t388

Trang 7

TT —

ap

pr BT

Trang 8

DANH MỤC BANG BIEU Bang 1.1 Biểu hiện hành vi cụ thé ứng với từng năng lực thành tố của năng lực Vật

ÏÍ::-:;¿:::z22;222255111522050120205031052303595033382358793933882383593033889383593835889333383837889338393832888383583832858328383883838338ể 8

Bang 1.2 Tông kết mức độ quan trọng của các loại BT Vật lí -. :- 23

Bảng 1.3 Tổng kết tần suất sử dụng các loại BT Vật lí của GV trong dạy học 24

Bang 1.4 Tông kết tan suất sử dụng các loại BT Vật li theo định hướng phát trién nang lực Vậtlicủa GV trong day học -ccccccioiiieiiieiaintrseee 25 Bang 1.5 Tông kết mức độ giải các loại BT Vật lí của HS trong dạy hoc 26

Bảng 1.6 Tông kết nguồn tài nguyên BT Động lực học trong dạy học 27

Bang 1.7 Tong kết tan suất HS đã từng giải các loại bai tập Vật lí 30

Bang 2.1 Nội dung kiến thức đáp ứng YCCD mach nội dung Động lực hoc 39

Bang 2.2 Phân loại BT theo chi số hành vi của các thành phan năng lực 41

Bang 2.3 Phân loại BT theo các loại BT Vật lí nung uau 42 Bảng 2.4 Rubric đánh giá năng lực Tìm hiểu thế giới tự nhiên đưới góc độ Vật lí 49 Bang 2.5 Rubric đánh giá năng lực Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 54

Bảng 3.1 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm co cneirriririiirrrdke 62 Bảng 3.2 Kế hoạch thực nghiệm sự phạm 2255-222222 2222222222112 63 Bảng 3.3 Tóm tắt dién biến quá trình thực nghiệm 22222222 ccccsvsccccerrvee 64 Bảng 3.4 Danh sách các nhóm HS lớp IÓA Í ccc nrriee 65 Bang 3.5 Đánh giá định tính HS1 và HS2 = Bài 22 ìì ii 70 Bang 3.6 Đánh giá định tính HS3 và HS4 - Bài 17 72

Bang 3.7 Danh giá định tính HSS và HS6 - Bài 18 -.+c<cccccccee 73 Bang 3.8 Đánh giá định tinh từ HS1 đến HS6 - Bài 7 -cccc ccccccccee 74 Bang 3.9 Đánh giá định tinh từ HS1 đến HS6 - Bài 12 cccccccce2 75 Bang 3.10 Đánh giá định tính từ HS1 đến HS6 - Bài 13 - 76

Bang 3.11 Đánh giá định lượng các biéu hiện của HS thông qua các BT thí nghiệm Va BT thate amb 8n :(‹-11- 77

Bang 3.12 Danh gia dinh luong cac biéu hiện của HS thông qua các BT có nội (in )(DWfDIEH 2 2122121002202200621020/2200/2112220202000/220002112022200/200000310001.100:2 78 Bang 3.13 Thong kê mức độ HS dat được ở năng lực THTGTNDGĐVL 7Ñ Bảng 3.14 Thong kê mức độ HS đạt được ở năng lực VDKTKNDH 78

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐÒ

Sơ đồ 1.1 Cau trúc năng lực (Chương trình Giáo dục phô thông tông thé 2018) 7

Sơ đồ 1.2 Quy trình xây dựng bai tập phát trién năng lực Vật lí - 18

Sơ đồ 1.3 Quy trình sử dung bài tập phát triển năng lực Vat li eee ee 19

Sơ đồ 1.4 Định hướng sử dụng bai tập phát triển năng lực Vật lí 21

Sơ đồ 2.1 Cau trúc mạch nội dung “Động lực học” — Chương trình Giáo dục phô

THON S MOH VGC 20l6: : - cac cá cngc20624112001061022010216.23454813838340838g)8.2g8.4538485:25838% 21

Trang 10

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1 HS1 thực hiện Bài 22 22-©222S2222E21222212222112211721127117 1.211 1 e2 66

Hình 3.2 HS2 thực hiện Bai 22 222-2222 22222222222222112221122112222221 2x e2 66 Hình 3.3.MS3 thực hiện Bài ÍT cịcccccociiciciGoccoioiiociciocoiopioioaca.a-aiỷ-ýai 66

Hình 3.13 Biêu đồ điểm số đánh giá năng lực THTGTNDGDVL của HS thông qua

các bài tập thực hành, thí nghiệm - - ee S SH HH 79

Hình 3.14 Biéu đồ điểm số đánh giá năng lực VDKTKNĐH của HS thông qua các

bai tap c6 ndi dung thure them o.oo 79

Trang 11

PHAN MO DAU

1 Lý do chon đề tai

Hiện nay, trong bối cảnh công nghiệp hóa — hiện đại hóa toàn cau và sự phát triển vượt bậc của của các ngành khoa học — công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến

cuộc sống của con người Bên cạnh các lĩnh vực kinh tế chính trị xã hội, thì giáo

dục vẫn đang trên da phát triển và tiền bộ vượt bậc Dé có thé dé lại dấu ấn tích cực

trong WTO thì việc đôi mới giáo duc là một điều vô cùng tất yêu Trên cơ sở tiếp thunhững thành tựu mới của khoa học giáo dục trên thể giới và phát huy những thànhtựu đã đạt được của nền giáo dục nước nhà, các giải pháp đề ra phải vừa theo kịp sựphát triển chung của khoa học giáo dục trên thế giới, vừa phù hợp với điều kiện cụ

thé nước ta sao cho có tính khả thi và hiệu quả.

Trong sự nghiệp đổi mới giáo đục, Việt Nam đã tiễn hành cải cách hàng loạt

theo định kì nằm phù hợp với đôi tượng người học và xu thế quốc tế Trong đó, một

thành tựu nôi bật phải kẻ đến là sự đôi mới trong phương pháp day và học, có thé nói

đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp được xem là then chốt có tính đột phá

trong việc đôi mới chương trình Việt Nam đã và đang đôi mới phương pháp giáo dục

từ truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp day học tích cực nhằm phát

huy tính tự giác, chủ động sáng tạo rèn luyện thói quen và khả năng tự học tỉnh thầnhợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập

và trong thực tiền; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập (Luật giáo dục,

2019).

Dé phát triển nền giáo dục theo định hướng năng lực, Giáo sư Nguyễn MinhThuyết - Tong chủ biên Chương trình GDPT cho biết: “Dur thao Chương trình GDPTtổng thể đã thể hiện quan điểm trong các Nghị quyết của Dang, Quốc hội và Chínhphú về xây dựng nên giáo duc thực học, thực nghiệp va dân chủ trên các bình điện

mục tiêu: hình thành, phát triển năng lực thực tiền cho người học, quán triệt yêu câu hưởng nghiệp để thực hiện phân luông mạnh sau trưng học cơ sơ và bao dam tiếp

cận nghẻ nghiệp ở trung học pho thông; trao quyên và trách nhiệm tổ chức kế hoạch

day học cho cơ sở giáo duc pha hợp với yêu cầu của địa phương, tạo điều kiện cho

người học được lựa chọn môn học và hoạt động giáo dục phù hợp sở trường và nguyện vọng; phat huy tính năng động, tư duy độc lập và sáng tạo của người học".

Chương trình giáo dục phô thông 2018 nêu lên 10 năng lực cốt lõi mà HS cần

đạt được trong quá trình học phô thông Bên cạnh việc hình thành và phát trién các

năng lực chung, mỗi môn học còn có những năng lực đặc thù riêng của nó Do đó, người giáo viên có vai trò to lớn trong việc định hướng dạy học và hỗ trợ người học

nhằm góp phần làm phát huy và phát triên các năng lực hiện hữu theo mục tiêu

chương trình.

Trang 12

Trong xu thé đôi mới phương pháp day học ở nha trường hiện nay, việc rèn

luyện và phát huy năng lực của người học là vấn đẻ quan trọng trong dạy học nói

chung va day học môn Vật lí nói riêng Đặc biệt, Vật lí là một môn khoa học thực

nghiệm, việc lựa chọn phương pháp day học giúp HS có thé vận dụng các kiến thức

vào thực tiễn là rất cần thiết Trong quá trình day học, bài tập Vật lí là một công cụ giúp giáo viên đạy học tích cực theo xu hướng đôi mới hiện nay, đồng thời là một

công cụ hữu ích trong kiêm tra — đánh giá Việc xây dựng và sử dụng bài tập một

cách có hiệu quả sẽ góp phan phát triển các năng lực chung và ba thành to của năng

lực Vật lí nói riêng.

Chương trình giáo dục phô thông môn Vật lí 2018 đã thé hiện sự chú trọng và

quan tâm sâu sắc vẻ ban chất, ý nghĩa Vật lí của các đôi tượng, dé cao tính thực tiền,

tránh khuynh hướng thiên về toán học, tạo điều kiện đẻ giáo viên giúp HS phát triển

tư duy khoa học dưới góc độ Vật lí, khơi gợi sự ham thích ở HS, tăng cường khả năng

vận dụng kiến thức, kĩ năng Vật lí trong thực tiễn Đây là những tiêu chí mang tính

tất yêu trong quá trình day học dé phát triển pham chất và nang lực, góp phan thực

hiện mục tiêu chương trình 2018.

Thực tế cho thay, hầu hết các bai tap Vat lí được str dụng trong dạy học ở các

trường THPT hiện nay vẫn còn nhiêu hạn chế Các bài tập được xây dựng chưa đánh

gia được đúng thực lực của HS, các bài tập mang tính chất đánh đồ, khuynh hướngthiên về toán hoc, chưa làm nồi bật được bản chat, ý nghĩa Vật lí và cũng chưa mangtính thực tiễn; các bài tập chỉ tập trung vào việc rèn luyện thuần thục các công thức,

khái niệm và ghi nhớ máy móc, không phát huy được tinh sáng tạo của HS Bên cạnh

đó, tiết học bài tập ở một số trường còn điển ra một cách sơ sài, chưa phát huy đượctính tích cực, khả năng sáng tạo cũng như phát triển tư duy khoa học cho HS Qua

đó, việc đôi mới phương pháp đạy học và khai thác bài tập sao cho đáp ứng được các

mục tiêu đẻ ra đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng sao cho phải gắn liên với bối cảnh dạy học, phù hợp với đối tượng HS và nhà trường Việc xây dựng bài tập một cách có chọn lọc, tiếp cận với mục tiêu chương trình là vẫn đẻ cấp thiết Sử dụng bài

tập đúng dan và hiệu quả sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu chương trình và các kế

hoạch giáo dục.

Mỗi mạch nội dung trong chương trình giáo dục phô thông môn Vật lí góp phần

phát triển năng lực chung cũng như năng lực đặc thù cho người học Mạch nội dung

Dộng lực học thuộc chương trình Vật lí 10 (2018) được xem là mạch nội dung cốtlõi, mang tính xuyên suốt giúp HS giải quyết được nhiều vấn dé, tình huống trong

thực tiễn Như vậy việc xây dựng và sử dụng bài tập vào chủ đề Động lực học (Vật

lí 10) là van dé vô cùng cần thiết, đáp ứng được mục tiêu chương trình GDPT 2018

và nhu cầu học tập của HS.

Ngày nay, các sách tham khảo vẻ giải bài tập Vật lí phô thông rất phong phú, đa

đạng có mặt ở tắt cả các nhà sách Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin

2

Trang 13

đã cho phép việc chia sé, trao đôi các bài tập dùng trong giảng day Vật lí của các giáo biên ở khắp mọi nơi được diễn ra rat dé dang vả nhanh chóng Giáo viên cũng có thé

tự viết ra các bài tập mới trên cơ sở tham khảo các bài tập hiện có Do đó, có thẻ nóinguôn bài tập Vật lí phô thông hiện nay là võ cùng phong phú và da dang Tuy nhiên,

vì thời lượng có hạn nên HS không thé giải hết tất ca các bài tập này, giáo viên cũng không thé hướng dan HS phương pháp giải tất cả các loại hình bài tập này Dé việc

rèn luyện cho HS biết cách giải bài tập Vật lí một cách khoa học và chính xác đạtđược biệu qua tối da mà không trở thành áp lực nặng nề cho HS, giáo viên cần lựa

chọn một bài tập Vật lí phù hợp nhất so với chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình học theo yêu cầu, đảm bảo tính khoa học, logic và đáp ứng được mục tiêu dạy học.

Trong chương trình Vật lí 10 thì mạch nội dung "Động lực hoc” là một trong

những phần quan trọng, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn và đời sống Bên cạnh việcdạy học các kiến thức lý thuyết thì cần phải xây dựng bài tập hiệu qua dé có thé vận

dụng các phương pháp dạy học tích cực vào việc giảng dạy Việc giảng dạy bài tập

sẽ giúp HS tiếp cận tự thế giới nhiên một cách đa chiều vận dụng các kiến thức lýthuyết đã học vào việc giải quyết van dé trong cuộc sống, phát trién tư duy theo hướng

mở và nhiều phong cách, phát triên được nhiều năng lực trong chương trình tong thé

nói chương và chương trình Vật lí nói riêng.

Từ các van dé thực tiễn đã trình bày, chúng tôi thay van đề “Xây dung và sử

dung bài tập thuộc mach nội dung Động lực học (Vật lí 10 - Chương trình 2018)

nhằm phát triển năng lực Vật lí của học sinh” là một vẫn đề mới, chưa có nhiều đề

tài nghiên cứu và mang tính mở Do đó tôi thực hiện đề tài này với mong muốn mang

đến một cách nhìn tống quát hơn về cơ sở lí luận và ý nghĩ thực tiễn cần thiết nhất

trong việc xây dựng và tô chức đạy học bài tập ở các cơ sở Giáo đục hiện nay.

2 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng bài tập thuộc mạch nội dung Động lực học (Vật lí 10) và vận dụng

vào việc tô chức dạy học nhằm phát triển năng lực Vật lí của HS.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nêu trên dé tải tập trung thực hiện các nhiệm vụ cụ thé

như sau;

— Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc xây dựng và sử dụng bài tập Vật lí ở THPT.

— Nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học phát trién năng lực trong Vật lí ở THPT.

— Nghiên cứu kiến thức, đặc điểm, nội dung của phần Động lực học trong

chương trình Vật lí 10 THPT.

— Xây dựng các bài tập thuộc mạch nội dung Động lực học theo hướng phát

triển năng lực vật lí của HS.

Trang 14

— Thiết kế tiến trình day học một số bài tập đã xây dựng được và công cụ đánh giá năng lực vật lí của HS trong tiền trình day học.

— Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT đề đánh giá tính khả thi và kiểm tra

giả thuyết khoa học của đề tài.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng và sử dụng bài tập Vật lí trong dạy học ở

trường THPT.

Phạm ví nghiên cứu: Xây dựng và sử dụng bài tập thuộc mạch nội dung Động lực học (Vat lí 10 — Chương trình 2018).

5 Giá thuyết khoa học

Nếu xây dựng được các bài tập thuộc mạch nội dung Động lực học (Vật lí 10 —

Chương trình 2018) theo hướng phát triển năng lực Vật lí của HS và sử dụng vào quá trình dạy học thì sẽ phát trién được năng lực Vật lí của HS.

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Được sử dụng để tông hợp, phân tích:

— Cac văn kiện của Dáng và Nhà nước, các văn ban chi đạo của Bộ Giáo dục

va Dao tạo liên quan dén dạy học Vật lí theo định hướng phat triên năng lực của HS.

— Tài liệu lí luận dạy học môn Vật li, tài liệu phát triển thường xuyên định kì

môn Vật lí THPT.

— Cơ sở lí luận về bài tập vật lí và sử dụng bài tập vật lí trong dạy học, dạy học

phát triển năng lực và đánh giá năng lực trong day học vật lí.

— Chương trình giáo đục phô thông môn Vật lí (2018), sách giáo khoa, sách bài

tập, sách giáo viên về mạch nội dung "Động lực học” Vật lí 10 và các tài liệu liên

quan khác.

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Được sử dụng đề:

Tìm hiểu việc sử dụng bài tập vật lí ở một số trường THPT trên địa ban tinh Tây

Ninh thông qua phiếu khảo sát giáo viên và HS nhằm sơ bộ đánh giá tình hình dạy

học bài tập thuộc nội dung kiến thức Động lực học ( Vật lí 10), từ đó đề xuất giải pháp

khắc phục các hạn chế còn tồn tại

6.3 Thực nghiệm sư phạm

Được sử dụng dé tiễn hành thực nghiệm sư phạm một số bài tập đã xây dựng

được nhằm đánh giá hiệu quả của của chúng về phương diện phát triển năng lực vật

lí của HS.

Trang 15

6.4 Phương pháp thống kê toán học

Dược sử dụng dé thu thập dữ liệu, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm, đốichiều với mục đích nghiên cứu, gia thuyết khoa học của đề tài và rút ra các kết luận

7 Đóng góp mới của đề tài

— Về mặt lí luận: Tông hợp được cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng bài tập

nhằm phát triển năng lực Vật lí cho HS

— Vẻ mặt thực tiễn

+ Đề xuất được một số đạng bài tập mới thuộc mạch nội dung Động lực học

được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực vật lí của

HS-+ Thiết kế tiến trình day hoc bài tập một số bài tập về nội dung Động lực học

theo định hướng phát trién năng lực Vật lí của HS.

+ Tiền hành thực nghiệm sư phạm tiến trình dạy học một số bài tập đã soạn thảo

và phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm dé cho thay hiệu quả của việc sử dung bài tập nhằm phát triển năng lực vật lí của HS.

§ Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo nội dung chính của

đề tài được trình bảy trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng bài tập Vật lí

Chương 2: Xây dựng và sử dụng bài tập thuộc mạch nội dung Động lực học (Vật lí

I0— CT 2018)

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA VIỆC XÂY DỰNG

VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP

1.1 Dạy học phát triên năng lực

1.1.1 Khái niệm năng lực

Năng lực là một thuật ngữ khoa học đã có từ rất lâu, tùy vào mỗi lĩnh vực va

hướng nghiên cứu mà khái niệm nay được định nghĩa theo những cách khác nhau.

Dưới đây là một số quan điểm cụ thé về năng lực

Theo từ điện của Đại học Harvard, năng lực là những điều mà mỗi cá nhân

chứng minh minh có hiệu quả trong công việc, vai trò, chức năng, nhiệm vụ.

Với nghiên cứu trong lĩnh vực Giáo dục, chương trình giáo dục phô thông của

New Zealand định nghĩa một cách ngắn gọn: “Nang lực là một khả năng hành độnghiệu quả hoặc là sự phản ứng thích dang trong các tình huéng phức tạp nào đó”

Theo nhóm nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh [4] cùng với nhóm nghiên

cứu tác gia Đỗ Hương Tra [5] thi năng lực là kha năng lam chủ những kiến thức, kĩ

năng, thai độ và vận hành (kết nỗi) chúng một cách hợp lí vào việc thực hiện thành

công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả van dé đặt ra trong cuộc sống

Tiếp thu những quan niệm về nang lực của các nước phát trién, chương trình giáo dục phô thông 2018 — chương trình tông thẻ của Việt Nam đã xác định [2]: Nang

lực la thuộc tính cá nhân được hình thanh, phát triển những tổ chất sẵn có va quatrình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tong hợp các kiến thức, kĩ

năng và thuộc tinh ca nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chi, để thực hiện thành

công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ

thể.

Như vậy, có thé hiéu nang lực là kha năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng,

và những thuộc tính tâm lí cá nhân đẻ giải quyết hiệu quả các vẫn đề của cuộc sống

hay nhiệm vụ hang ngảy Những kiến thức, ki năng va thuộc tinh cá nhân nay tiếp tụcđược phát triển và phát triển trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và giải quyết các vấn

đề.

Chương trình Giáo dục phô thông tổng thê phân loại năng lực cốt lõi thành hai

loại: năng lực chung và năng lực đặc thù.

Năng lực chung được hình thành phát triển thông qua tat cả các môn học và

hoạt động giáo dục Cấu trúc của năng lực chung được mô tả là sự kết hợp của ba

năng lực thành phần: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng

lực giải quyền van dé và sáng tạo.

Trang 17

Năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học

va hoạt động giáo dục nhất định Cấu trúc của năng lực đặc thù được mô tả là sự kết

hợp của bảy năng lực thành phần: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lựckhoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thâm mĩ và năng lực thể chất

So đồ 1.1 Cầu trúc năng lực (Chương trình Giáo dục phổ thông tong thể 2018)

1.1.2 Năng lục Vật lí

1.1.2.L Khái niệm năng lực Vật lí

Cũng như khái niệm năng lực, năng lực Vật lí tuy đã được thu hẹp dựa trên dối

tượng nghiên cứu là môn Vật lí trong lĩnh vực Giáo dục nhưng cũng được định nghĩa

trên nhiều phương điện khác nhau Dưới đây là một số quan điểm về năng lực Vật lí

Dựa trên phương pháp nhận thức của các nha Vật lí, căn cứ vào đặc điểm mức

độ nhận thức của học sinh và dựa trên nội dung cốt lõi của môn Vật lí Nhóm tác giả

Nguyễn Văn Biên đã định nghĩa [6]: Năng lực Vật lí được là khả năng tìm ra quy

luật, vận dụng quy luật về sự vận động, sự tương tác, sự bảo toàn trong thé gidi tunhiên dé giải quyết những van dé trong khoa học và đời sống

Theo chương trình GDPT, Vật lí là một môn lựa chọn trong nhóm Khoa học tự

nhiên ở giai đoạn định hướng nghề nghiệp Do vậy có thé căn cứ vào năng lực khoahọc OECD va cấu trúc năng lực khoa học theo quan điểm PISA có thé đưa ra khái

niệm năng lực Vật lí dựa trên quan điểm va năng lực khoa học như sau: “Nang lực

Vật lí là được thể hiện thông qua việc HS vận dụng kiến thức dé nhận ra các vấn đềkhoa hoc trong cuộc song, giải thích các hiện tượng Vat lí va rút ra kết luận dựa trên

Trang 18

các băng chứng dé hiểu va đưa ra quyết định về thê giới tự nhiên và những thay doi

đó phù hop với hoạt động của con người?) (7).

Như vậy năng lực Vật lí là kha năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng, kinh

nghiệm và những thuộc tinh tâm lí cá nhân dé tìm ra được những quy luật khoa học

về sự vận động, sự tương tác, sự bảo toàn và vận dụng chúng dé giải quyết các van

đề thực tiễn trong cuộc sông.

1.1.2.2 Cấu trúc và biểu hiện cúa năng lực Vật lí

— Theo chương trình GDPT môn Vật lí 2018, năng lực Vật lí có những cau trúc và

biéu hiện được thẻ hiện ở bảng bên dưới.

Bang 1.1 Biéu hiện hành vi cụ thé ứng với từng năng lực thành té của năng lực

[K2] Trình bày được các hiện tượng, quá trình Vật lí: đặc

A Nhận thức Vật lí | điểm, vai trò của hiện tượng, quá trình Vật lí bằng các hình

thức biêu đạt: nói, viết, do, tính, vẽ, lập sơ đò, biêu đồ

[K3] Tìm được từ khóa, sử dụng được thuật ngữ khoa học.

Kết nỗi được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý

khi đọc và trình bày các văn bán khoa học

[K4] So sánh, lựa chọn, phân loại, phân tích được các hiện

tượng, quá trình vật lí theo các tiêu chí khác nhau.

[KS] Giải thích được moi quan hệ giữa các sự vật, hiện

tượng, quá trình.

[K6] Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức hoặc lời

giải thích; đưa ra được những nhận định phê phán có liên

quan đến chủ đề thảo luận

[P1] Đề xuất van đề liên quan đền vật li: Nhận ra vả đặt được

câu hỏi liên quan đến vẫn đẻ: phân tích được bỗi cảnh đẻ đề xuất được van dé nhờ kết nói tri thức, kinh nghiệm đã có và

dùng ngôn ngữ của minh dé biéu đạt van đẻ đã đề xuất

Trang 19

= Thực hiện được

hoạt động tìm hiểu

một số sự vật, hiện

tượng đơn gián gần

gũi trong đời sống

quyết được van dé

[P2] Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: Phân tích vẫn

dé dé nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giáthuyết cần tìm hiệu

[P3] Lập kế hoạch thực hiện: Xây dựng được khung logic

nội dung tìm hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp

(quan sát, thực nghiệm điều tra, phỏng vấn, tra cứu tư liệu):

lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu

[P4] Thực hiện kê hoạch: Thu thập, lưu giữ được dir liệu từ

kết qua tong quan, thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết

quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số

thông kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết; giải

thích, rút ra được kết luận và điều chỉnh khi cần thiết.

[P5] Viet, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng ngôn ngữ,

hình vẽ, sơ 46, biểu bảng dé biểu đạt được quá trình và kếtquả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp

tác được với đối tác bằng thái độ tích cực và tôn trọng quan

điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra đề tiếp thu tích

cực và giải trình, phản biện, bảo vệ được kết quả tìm hiểu

một cách thuyết phục

[P6] Ra quyết định và dé xuât ý kiên, giải pháp: Đưa ra được

quyết định xử lí cho van dé đã tìm hiểu; đề xuất được ý kiếnkhuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu, nghiên cứu, hoặcvấn đề nghiên cứu tiếp

[V1] Giải thích, chứng minh được một van đẻ thực tiễn.

[V2] Đánh gia, phản biện được ảnh hướng của một van đề

thực tiễn

thực hiện được một số phương pháp hay biện pháp mới

[V4] Nêu được giải pháp và thực hiện được một số giải pháp

dé bảo vệ thiên nhiên, thích ứng với biến đôi khí hậu: có

hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bền vững.

Trang 20

1.2 Bài tập trong dạy học Vật lí

1.2.1 Khái niệm bài tập Vật lí

Bên cạnh những thuật ngữ khoa học như năng lực, năng lực Vật lí thì khái niệm

Bài tập Vật lí cũng được nhiều nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, có thé kê đến một

vai khái niệm bai tập Vật lí như sau:

Theo X.E Camentxki và V.P Ôrêkhốp: “Bai tập Vat lí được hiểu là một van đề

được đặt ra mà trong trường hợp tổng quát đòi hỏi những suy luận logic những phép

toán và thí nghiệm dựa trên cơ sở các định luật và các PP của Vat lí học”.

Trong các tài liệu giáo khoa cũng như các tài tiệu về phương pháp đạy học bộ môn, người ta thường hiểu BTVL la những bài tập luyện tap được lựa chon một cách

phù hợp với mục đích chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng Vật lí, hình thành các

khái niệm, phát triển tư duy Vật lí của HS và rén luyện kĩ năng vận dụng kiến thức

của HS vào thực tiễn.

Theo Nguyễn Văn Biên và cộng sự [6]: “Bai tập Vật lí có thể hiểu theo nghĩa rong là nhiệm vụ học tập mà HS phải thực hiện trong qua trình học tap hoặc hiểu

theo nghĩa hẹp là những nhiệm vụ được giao cụ thể với day đủ thông tin đã biết và

những yêu câu can thực hiện Trong qua trình giải bai tap, đòi hỏi người làm phải

say luận logic, sử dung các phép toán và thí nghiệm dựa trên cơ sở các định luật và

phương pháp Vật li, thông qua đó, người làm bài tập phát triển được những năng lực

và phẩm chất nhất định"

Theo nhóm tác giả Đỗ Hương Trà và Phạm Gia Phách [8]: “Bai tập Vật li là

những bài tập được lựa chọn một cách phù hợp với mục dich chủ yếu là nghiên cứu

các hiện tượng Vat lí, hình thành các khải niệm, phat triển tte duy Vật lí của HS và

ren kí năng van dụng kiên thức của HS vào thực tien”.

Từ các quan điểm trên, có thé biểu bai tập Vật lí là những nội dung, nhiệm vụ học tập mả GV đặt ra cho HS thực hiện, được thẻ hiện dưới dạng câu hỏi hay hoạt

động học tập đòi hỏi HS giải quyết trên cơ sở vận dụng các kĩ năng và kiến thức Vật

li đã học, từ đó hình thành va phát triển các phẩm chất và năng lực

1.2.2 Phân loại bài tập Vật lí

Mỗi loại bài tập Vật lí thường có phương thức giải khác nhau, đồng thời cũngđáp ứng các mục tiêu vẻ năng lực khác nhau, Vì vậy, việc phân loại bài tập Vật lí làrất quan trọng, nó giúp HS có cách nhìn tông quan hơn về các dạng bải tập Vật lí

Trong thực tiễn day học, việc phân loại bài tập sẽ giúp GV dé dang đưa vào các đơn

vị bai học, tiết day, đảm bảo hoàn thanh các mục tiêu và phẩm chất đã xây dựng Có

thé phân loại bài tập Vật lí như sau:

10

Trang 21

Theo tác giả Nguyễn Đức Thâm [ I0]:

— Nếu dựa vào các phương tiện giải, có thể chia bài tập Vật lí thành: Bài tập định tính, bài tập tính toán, bai tập thí nghiệm, bài tập đồ thị.

— Nếu dựa vào mức độ khó khăn của bài tập đối với HS, có thé chia bài tập Vật

lí thành: Bài tập tập đượt, bài tập tông hợp và bài tập sáng tạo.

Theo nhóm tác giả D6 Hương Tra và Pham Gia Phách [8]:

— Can cứ vào mức độ tư duy, cỏ thẻ chia bài tập Vật lí thành hai loại là bai tập

luyện tập và bài tập sắng tạo.

— Căn cử vảo nội dung có thê chia bải tập Vật lí thành bải tập có nội dung cụ

thê, bài tập có nội dung trừu tượng, bài tập có nội dung kĩ thuật tông hợp, bài tập có

nội dung lịch sử, bài tập vui.

— Căn cứ vào các dang câu hỏi trong bài tập, có thé chia bài tập Vật lí thành bài

tập đóng và bai tập mỡ.

— Căn cứ vào điều kiện điều kiện và phương thức giải có thé chia bài tập Vật lí

thành bai tập định tinh, bài tập tính toán, BTTN, bai tap đồ thị.

Theo tác giá Nguyễn Thanh Hải [11]:

— Phân loại theo các phân môn của vật lí thì có bài tập cơ học, bài tập nhiệt học,

bai tập điện học, bai tập quang hoc, bai tập về phản ứng hạt nhân.

= Phân loại dựa vào phương tiện giải thì có bài tập định tính, bải tập tính toán,

bài tập thí nghiệm, bài tập đô thị.

— Phân loại theo độ khó thì có bai tap cơ ban và bài tập nang cao.

— Phân loại đặc điểm của hoạt động nhận thức thì có bài tập tái hiện và bải tập

Sáng tạo.

— Phân loại theo các bước quá trình dạy học thì có bài tập dé mở bai, bai tap

vận dụng khi xây dựng kiến thức mới, bài tap cũng cô hóa kiến thức, bai tập về nha, bai tập kiêm tra

Qua trên, ta có thé thay có nhiều cách thức phân loại bài tập Dựa vào các

phương diện khác nhau thì cách phân loại bài tập Vật lí cũng khác nhau Người GV

cần hiểu và nắm rõ các cách phân loại bài tập cũng như tác dụng của từng loại bài tập

đôi với việc phát triển năng lực vật li của HS, từ đó GV có thé phân lọai bai tập vật lí

đúng và đủ nhằm vận dụng vào quá trình dạy học sao cho hiệu quả.

11

Trang 22

1.2.3 Vai trò của bài tập Vật lí định hướng hình thành và phát triển năng lực

Vật lí của học sinh

Năng lực của người học được hình thành và phát triển trong quá trình thực hiện

các nhiệm vụ học tập của mình Do đó, bai tập phải hướng đến các mục tiêu về phát

triển các năng lực của học sinh Bài tập Vật lí định hướng phát triển năng lực được xây dựng ngoài việc dựa trên các mục tiêu kiến thức thì còn phải gắn liên với thành

tô năng lực, từng chỉ số hành vi và mức độ đạt được các chỉ số hành vi đó Khi đó,

thông qua quá trình giải bai tập, học sinh sẽ phát trién được các chi số hành vi tương

ứng của năng lực.

Theo tác giả Lê Ngọc Vân [9], bài tập Vật lí có 4 vai trò chính sau đây:

Bài tập là một phương tiện giúp đào sâu, mở rộng kiến thức, củng cô kiến

thức đã hoc một cách sinh động và có hiệu qua Một bài tập Vật lí thường liên quan

đến nhiều kiến thức Vật lí ở nhiều bài học, nhiều chương, nhiều phần khác nhau trong

chương trình học Dé giải được bai tập doi hỏi HS phải nhớ lại kiến thức vừa học, dao sâu khía cạnh nào do lại với nhau dé tự lực giải quyết thành công những tình

huống Từ đó HS sẽ hiểu sâu sắc hơn, hoàn thiện hơn và ghi nhớ vững chắc hơn kiến

thức đã học.

Bài tập Vat lí là một phương tiện rèn luyện cho HS kha năng tự lực cao, tính

cẩn thận, tính kiên trì, tinh thần vượt khó, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo Sự truyền đạt

của GV trên lớp chỉ là điều kiện cần dé HS tiếp thụ và hiểu sâu sắc các kiến thức Vật

lí Trong quá trình giải những bài tập phức tạp, HS gặp khó khăn khi phân tích và vận

dụng các khái niệm Vật lí, quy luật Vat lí, định luật Vat li, trong bài Từ do, tạo

điều kiện cho HS cỗ gắng vận dụng linh hoạt các kiến thức đề giải quyết thành cộngcác tình huống cụ thé khác nhau Từ đó HS phát triển khả năng tự lực và tinh than

vượt khó, dám đương đầu với thách thức Thông qua kinh nghiệm tích lũy được mỗi

khi giải quyết được một van đề trong bai tập, HS rèn luyện được kĩ năng kỹ xảo như

kĩ năng tính toán, đôi đơn vị, vẽ đồ thị, cho riêng mình

Bài tập Vật lí là một phương tiện giúp rèn luyện tư duy, phát triển phương

pháp nghiên cứu cho HS Trong quá trình giải bài tập, HS phải vận dụng những thao

tác tư duy như so sánh, phân tích, tong hợp, khái quát hóa, đẻ xác lập môi quan hệ

giữa các đại lượng, lập luận, tính toán, có khi phải đến tiến hành thí nghiệm, đo đạc

kiểm tra kết luận, với mức độ phức tạp được nâng dan từ thấp lên cao Vì thé, bài

tập Vật li còn là phương tiện rất tốt dé phát triển tư duy logic, tư duy sáng tao, phat

triển phương pháp nghiên cứu.

Bài tập là một trong những phương tiện dùng dé kiểm tra, đánh giá kiến thức,

kỹ năng của HS một cách chính xác Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là

12

Trang 23

thước đo mức độ sâu sắc và vững vàng kiến thức HS thu nhận được Tùy theo cáchđặt câu hỏi trong bài tập mà ta có thé phân loại được mức độ nắm vững kiến thức, kỹnăng của HS, góp phân vào việc đánh giá kết quả học tập Vật lí của HS được chính

xác hơn Chăng hạn với câu hỏi bài tập ' Tại sao khi dùng điện thoại một thời gian thì điện thoại bị nóng lên” có thẻ đánh giá được kha năng quan sát, giải thích hiện tượng của HS; hay “Nêu các vi dụ về lợi ich của lực ma sat” giúp HS có thê hình dung về

một chiết phanh xe, giải thích hiện tượng vì sao con người có thể đi được trên mặt

sản ma không bị trượt nga, qua đó có thé đánh giá được kha năng liên hệ kiến thức

vào thực tiễn cuộc sông.

Như vậy bài tập Vật lí định hướng phát triển năng lực cần được xây dựng đảm

bảo phủ kín toàn bộ các thành phan của năng lực Vật lí, góp phần phát triển trọn vẹn

năng lực Vật lí của học sinh.

1.2.4 Bài tập Vật lí định hướng phát triển năng lực

1.2.4.1 Khái niệm bài tập Vật lí định hướng phát triển năng lực

Dựa trên khái niệm về bài tập Vật lí và khái niệm năng lực Vật lí, chúng tôi đưa

ra khái niệm: Bài tập Vật lí định hướng phát trién năng lực là bài tập được xây dựng

nhằm hình thành, phát triển năng lực vật li của HS, trong quá trình tham gia giải baitập HS sẽ bộc lộ các chỉ số hành vi của các thành tố năng lực Vật lí" Bài tập Vật lí

định hướng phát trién năng lực có thé dùng dé kiểm tra, đánh giá được năng lực vật

lí của học sinh.

1.2.4.2 Đặc diém của bài tập Vật lí định hướng phát triển năng lực

Theo nghiên cứu của Trần Công Cường, bài tập Vật lí định hướng phát triển

năng lực có những đặc điểm sau [I2]:

Bai tập phái cỏ mục tiêu rõ ràng về kiến thức ki năng, năng lực cần hình thành

và phát triển cho học sinh.

Mỗi bài tập phải có sự phân mức độ chất lượng khác nhau cho các chi số hành

vi nang lực vật lí phù hợp với trình độ năng lực của từng dối tượng học sinh

Mỗi bài tập phải góp phan phát triển ít nhất một chỉ số hành vi năng lực

Bài tập phải liên kết được nội dung kiến thức cả năm học, môn học.

Bài tập phải mang tinh đa dang và tính dé hướng tới day đủ các chi số hành vi

của năng lực Vật lí vả năng lục chung.

Bài tập định hướng phát triển năng lực phải mang tính “m6” dé học sinh có thé

tiếp van dé một cách cận đa chiều, tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy sángtạo và năng lực giải quyết van dé, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn

13

Trang 24

1.2.5 Các mức độ phân hóa bài tập định hướng phát triển năng lực Vật lí

Dựa trên tham khảo nghiên cứu của Trần Công Cường [15], các biêu hiện của

các thành tố năng lực Vật lí và cách thức phân loại bài tập Vật lí và độ khó của bài

tập chúng tôi xin dé xuất các mức độ phân hóa Bai tập Vật lí như sau:

Mức I:

= Bài tập định tính: tái hiện lại kiến thức, khái niệm, hiện tượng đã học; giải

thích một van đẻ thực tiễn khi được cung cấp thông tin, dữ liệu nhiều nhất.

— Bài tập định lượng: Vận dụng các công thức đã học, sử dụng công cụ toán

học đơn giản để giải quyết một bài tập cơ bản khi được cung cấp thông tin, dữ liệu

nhiều nhất.

= Bai tập thực hành, thí nghiệm: Tái hiện lại các thao tác, quy trình thí nghiệm

đã trình bày trong sách giáo khoa, tai liệu tham khảo khi được cung cấp thông tin, dữ

liệu nhiều nhất

Mức 2:

— Bai tập định tính: Vận dụng các kiến thức Vật lí: khái niệm, hiện tugng,

đã học dé giải thích một vấn dé thực tiễn khi được cung cấp thông tin ở mức độ vừa

phải.

— Bài tập định lượng: Phân tích hiện tượng, vận dụng tông hợp các công thức

đã học, sử dụng công cụ toán học thuần túy đề giải quyết một bài tập tông hợp ở mức

cơ bản,

— Bài tập thực hành, thí nghiệm: Nắm được chức năng của các thiết bị và các

nguyên tắc sử dụng thiết bị Vận dụng tông hợp các kiến thức đã học dé lắp rap va

thực hiện được các thí nghiệm tương tự khi được cung cấp thông tin ở mức độ vừa

phải.

Mức 3:

— Bai tập định tinh: Vận dụng các kiến thức Vật li về khái niệm, hiện tượng .

đã học tự dé giải thích một van dé thực tiễn, biết đánh giá, phản biện hay dé xuất được

các giải pháp có liên quan van dé thực tiễn đó

— Bài tập định lượng: Phân tích hiện tượng, vận dụng tông hợp các công thức

đã hoc, sử dụng công cụ toán học thuần túy dé giải quyết một bài tập tông hợp ở mức

nâng cao.

— Bài tập thực hành, thí nghiệm: Nắm được chức năng của các thiết bị và cácnguyên tắc sử dụng thiết bị Vận dung tông hợp các kiến thức đã học dé lập được kế

l4

Trang 25

hoạch thực hiện nghiên cứu, đề xuất được các phương pháp, dụng cụ thí nghiệm, lắpráp và thực hiện được các thí nghiệm Vật lí mà không cần sự hướng dẫn của giáo viên.

Trong khóa luận nảy, chúng tôi đã phân độ khó cho mỗi bải tập trong bài tập đã

xây dựng dựa vào 3 mức độ trên gồm: mức 3 (khó), mức 2 (vừa) và mức 1 (dé).

1.3 Xây dựng và sw dụng bài tập trong môn Vật lí

1.3.1 Nguyên tắc xây dựng bài tập Vật lí theo định hướng phát triển năng lực

Có nhiều cách để xây dựng bài tập Vật lí, tuy nhiên dé đảm bao bài tập có théphát trién và phát trién được nang lực thi can dam bao mot số nguyên tắc nhất định

Dưới đây là một số các nguyên tắc dựa trên quan điểm của một số tác giả.

Theo Nguyễn Văn Biên, bài tập đánh giá năng lực Vật lí được xây dựng dựa

trên các nguyên tắc sau đây [6]:

— Nguyên tắc bam sát năng lực cần đánh giá: Ứng với các chỉ số hành vi khác

nhau của năng lực khác nhau sẽ có những bài tập tương ứng dé đánh giá Dựa trên

các biéu hiện của năng lực Vật lí đề xây dựng bài tập

— Phân hóa đảm báo phù hợp với các đối tượng HS khác nhau: Dây là yêu cầu

cân thiết đối với dạy học nhằm phát trién năng lực Có nhiều cách thức phân hóa trongday học, cần lựa chọn hình thức phân hóa phù hợp dé phân độ khó cho bài tập xây

dựng.

— Gắn liền với nội dung kiến thức Vật lí cốt lõi và ứng dụng Vật li trong đời

sông, kĩ thuật.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Dức Hoàng [13], bai tập đánh giá phẩm chat,

năng lực Vật lí được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau đây:

— Phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại: Bài tập được xây

dựng bên cạnh nội dung Vật lí, can nên có những dit liệu thực tế Những dữ liệu nàycân phải đưa vào một cách chính xác, không tủy tiện thay đôi nhằm mục dich dễ tinh

toán.

— Phải sat với nội dung học tập: Các bài tập được xây dựng có nội dung sát với

chương trình mà HS được học Không nên đưa ra những nội dung hoản toàn mới về kiến thức Vật li thì sẽ không tạo được động lực, hứng thú dé HS giải bải tập đó.

— Phải có tinh , logic: Cac bai tập được xây dựng can phải sắp xếp theo chương,

bài, theo mức độ phát triển của HS Trong mỗi chương, bài nên có sự phân dạng phù

hợp Ngoài ra, trong quá trình day hoc, thông qua kiêm tra, đánh giá can phải kịp thời

xây dựng những bài tập có mức độ vừa và cao hơn một chút so với mức độ nhận thức

của HS đề nhân dan trình độ, kha năng nhận thức của HS.

15

Trang 26

— Phải gần gũi với kinh nghiệm của HS: Thường những bài tập có nội dung thực

tiễn sẽ gần gui với kinh nghiệm sống của HS, tuy nhiên chúng rất nhiều va rộng Do

vậy GV cần khéo léo xây dung bài tập sao cho nó trở nên đơn giản, gan gui dé từng

bước giúp HS hiểu hơn về thé giới khoa học Bên cạnh đó, các bai tập có nội dungthực tiễn sẽ phan lớn tao động cơ va hứng thú cho HS giải bai tập

Như vậy, dé có thé phát triển được năng lực của HS, nội dung bài tập xây dựng

cần phải đáp ứng một SỐ nguyên tắc nhất định Biểu hiện hành vi của các thành phan

năng lực Vật lí là cơ sở dé GV xây dựng bài tập Tùy vào đặc điểm cụ thé của đối

tượng HS và cơ sở vật chất của nhà trưởng, GV có thé lựa chọn sử dụng các bài tập

sao cho có thé đáp ứng tốt nhất các mục tiêu mà chương trình môn học đang hướng

1.3.2 Quy trình xây dựng bài tập theo định hướng phát triển năng lực Vật lí

Tham khảo các nghiên cứu của Đỗ Hương Trả (201 1), Nguyễn Văn Biên (2016).

Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội, các nghiên cứu của Nguyễn Văn Biên [6],

Tran Công Cường [12], Ngô Đình Tú [14] tôi đưa ra quy trình xây dựng bai tập định

hướng phát triển năng lực Vật lí gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học của chương trình và mục đích của việc

sứ dung bài tập.

Trước khi tiền hành xây dựng bai tập Vật lí theo định hướng phát triển năng lực,cần phải xác định mục tiêu dạy học, yêu cầu cần đạt về nội dung chương trình vàtham khảo các tài liệu cũng như SGK dé phân tích nội dung kiến thức của phan đó.Trong đó cần xác định rõ mục tiêu dạy học bài học, nội dung và kiến thức của từng

đơn vị bải học, từng chủ dé cụ thé ứng với phan đó, chú trong vào các đơn vị kiến thức có liên quan đến các vấn đẻ thực tiễn Ngoài ra GV cần cân nhắc chọn lọc các nội dung kiểm tra, đánh giá, không nhất thiết tất cả các nội dung của môn học phải

đưa vào kiểm tra

Bước 2: Xác định bối cảnh, tình huống cho bài tập

Trên cơ sở nội đung và mục tiêu bài học, lựa chọn tình huống phù hợp với nộidung bải học, với từng đơn vị kiến thức, chú trọng vào các vẫn đề thực tiễn, liên quan

đến cuộc sông dé đưa vào bài tập Đề xây dựng ý tưởng tinh huéng cho bài tập, thường

có hai cách:

Cách 1: Dựa vào kinh nghiệm của bản thân, thông qua quan sát và trai nghiệm

thế giới xung quanh Tìm hiểu kĩ các hiện tượng tự nhiên, các ứng dụng có trong ki

thuật, các hoạt động lao động sản xuat, Liên quan dén don vi kiến thức va nội

l6

Trang 27

dung bai học hoặc phan hoe, tir đó quy các tình huồng vẻ trở nên đơn giản và gần gũi

dé đưa vào bai tập.

Cách 2: Tìm kiểm trên các kênh thông tin đại chúng, mạng xã hội, internet, hoặc

tài liệu, giáo trình, sách chuyên ngành thông qua các trang uy tín, đáng tin cậy.

Bước 3: Xây dung, biên soạn bài tập/ nhiệm vụ hoc tập cho HS đáp ứng các

hành vi năng lực đã xác định mục tiêu đề ra.

Trong bước này, GV cần đọc nhiều tài liệu, tham khảo nhiều sách, các tài liệuchuyên ngành đã được biên soạn, suy nghĩ tìm tòi những yêu tố liên quan đến đơn vị

kiến thức ma HS được học, quan tâm đến các van đề diễn ra xung quanh HS và mang

tính ứng dụng cao Cần chú ý tới trinh độ nhận thức, học lực, điều kiện hoàn cảnh củatừng vùng, từng lớp HS đẻ lựa chọn và xác định kiến thức phù hợp với người hoc, débai tập đạt hiệu quả như mong muốn

Ngoài ra, GV cần phân loại mức độ cho mỗi tài tập, thông thường có 3 mức độ,

mức độ càng cao buộc đòi hỏi HS phải vận dụng sáng tạo, tổng hợp nhiều kĩ năng đểgiải quyết Khi phân loại cũng cần chú ý đến học lực của HS nhằm tránh xây dựngbài tập quá khó sẽ không kích thích nhu cầu học tập hay bai tập quá cơ ban hoặc mang

tính hàn lầm sẽ khó phát triển được các năng lực cho HS.

Sau khi đã xây dựng và phân loại bài tập, GV sắp xếp các bài tập tạo thành một

logic, chặt chẽ, những bài tập trước sẽ làm nén tang và tạo tiền để cho những bai tập phía sau Ngoài ra, GV cân xây dựng các phương án giải cho từng bài tập cụ thê.

Bước 4: Kiểm tra tính đúng đắn, khoa học của bài tập

Sau khi đã xây dựng bài tập GV biên soạn lời giải cho mỗi bài tập đánh giá lại

mỗi bài tập thực sự đã đáp ứng được mục tiêu của bài học hay chưa GV có thẻ gửi

bài tập cho đông nghiệp trong tô chuyên môn dé kiểm tra, thâm định trước khi đưa

vào sử dụng.

Bước 5: Chính sửa, hoàn thiện bài tập đã biên soạn.

Trên cơ sở góp ý, phan hỏi từ các GV khác cũng như trong quá trình rà soát vàbiên soạn lời giải GV tiền hành tiếp thu, chỉnh sửa có chọn lọc để bai tập đã đảmbảo cân đối về số lượng, nội dung kiến thức, chức năng, nhiệm vụ với bai tập chung

GV đánh giá lại ưu, nhược điểm cho từng bải tập đã xây dựng, từ đó tỉnh chỉnh để

hoàn thiện bải tập.

Bước 6: Xây dựng công cụ đánh giá cho bài tập đã xây dựng

17

Trang 28

Tuy thuộc vào mức độ va dạng bai tập mà công cụ đánh giá năng lực cho mỗi

bài lại khác nhau Tuy nhiên, công cụ xây dựng phải đánh giá được các năng lực

chung, và đặc biệt là 3 thanh tố của năng lực Vật lí

- Xác định mục tiêu dạy học và mục đích sử dụng bài tập

v - Xác định bối cảnh, tình huống cho bài tập

v + Xây dựng hệ thống bài tập ]

- Kiểm định tinh đúng đắn, khoa học của hệ thống bài tap

)

v Chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống bài tập đã biên soạn

¥ - Xây dựng công cụ đánh giá cho hộ thống bài tập

Sơ dé 1.2 Quy trình xây dựng bài tập phát triển năng lực Vat li

Trong khóa luận nay, chúng tôi đã xây dựng các bài tập theo quy trình 6 bước

như sơ đồ 1.2.

1.3.3 Sử dụng bài tập theo định hướng phát triển năng lực Vật lí

Quá trình sử dung bai tập vật lí nhằm phát triển năng lực Vật lí của HS là một

quá trình song song với hoạt động dạy học kiến thức mới Việc giao các bài tập cho

HS phải đi từ cơ bản đến phức tap, từ dé đến khó và phái phù hợp với điều kiện, năng

lực của từng đối tượng HS Trên nghiên cứu của Nguyễn Đức Hoang [13], chúng tôi

có điều chỉnh quy trình sử dụng bài tập Vật lí theo định hướng phát triển năng lực

Vật lí nhằm phù hợp hơn với thực tiễn day học ở các địa phương hiện nay Chúng tôi

xin đề xuất quy trình chung dưới đây:

Bước 1: Lập kế hoạch sử dụng các bài tập đã soạn thảo trong dạy học Vật li

Trên cơ sở bài tập đã xây dựng củng với mục tiêu dạy học đã xác định, GV tiền

hành lập kế hoạch sử dụng các bai tập Bài tập có thé được sử dụng trong quá trìnhđạy học trên lớp, giao về nha hoặc ding trong việc kiểm tra đánh giá HS

Bước 2: Thiết kế các tiến trình dạy học bài tập đã soạn thảo nhằm phát triển

năng lực Vật lí của học sinh.

— Trên sơ sở mục tiêu bài học, GV tiên hành lựa chọn và đưa các bài tập đã xây dựng vào trong kế hoạch bài dạy Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình lớp học, điều

kiện cơ sở vật chất nhà trường mà số lượng và mức độ phân hóa của bài tập có thể

khác nhau.

18

Trang 29

— Xác định các nhiệm vụ học tập của HS trong mỗi bài tập và hoạt động định

hướng học sinh giải bài tập của GV.

— Xác định phương tiện dạy học và học liệu cần có trong mỗi nhiệm vụ học tập,

mỗi bài

tập-— Dự kiến các khó khăn HS có thể gặp phải trong quá trình giải bài tập và dự

trù phương án hỗ trợ HS vượt qua khó khăn.

Bước 3: Triển khai dạy học theo các tiễn trình day học đã thiết kế.

GV tổ chức giao nhiệm vụ giải bài tập cho HS hoặc nhóm HS, đồng thời bao

quát, giám sát quá trình thực hiện các bài tập của HS đề có sự hỗ trợ, định hướng kịp

thời và phủ hợp nhất GV ghi chép lại quá trình sử dụng bải tập dựa vào khả năng xử

lí, giải quyết van dé của HS dé có cơ sở đánh giá, điều chỉnh và cải thiện.

Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động dạy học, điều chỉnh, cải thiện lại bài tập nếu cần thiết.

Sau quá trình tô chức day học các bai tap, trên cơ sở đánh giá mức hoàn thành nhiệm vụ của HS, GV tiền hành đánh gia, điều chỉnh những bài tập chưa phù hợp.

- Lập kế hoạch sử dụng hệ thống bài tập đã biên soạn

+ Thiết kế tiến trình dạy học có sử dụng hệ thống bài tập đã biên soạn

+ Triển khai dạy học theo tiến trình đã thiết kế

- Đánh giá kết quả, cải thiện, điều chỉnh và đề xuất phương án mới

So dé 1.3 Quy trình sử dụng bài tập phát triển năng lực Vật líBài tập có thẻ được sử dụng trong tất cả các bước của quá trình dạy học Tùy

vào mục tiêu dạy học cụ thé, GV có thé lựa chọn thời điểm và hình thức sử dụng bài

tập thích hợp dé đạt được hiệu qua day học cao nhất,

1.3.4 Định hướng sử dụng

Theo nghiên cứu của Trần Công Cường, bài tập được sử dụng hầu hết trong tất

cả các khâu của tiến trình dạy học [12]:

Sử dụng bài tập trong giai đoạn hình thành kiến thức

19

Trang 30

Đây là giai đoạn quan trọng của mỗi chủ đề hay đơn vị bải học, thông thường

trong giai đoạn này, GV tiễn hành tổ chức cho HS tìm hiéu kiến thức thông qua việcđọc sách, tải liệu khoa học, xem video, phân tích hiện tượng thực tế, làm thí nghiệm,

Như vậy với những bài tập định tính có nội dung thực tiễn hay những thí nghiệm

khảo sát hoàn toàn có thẻ đưa vào sử dụng trong giai đoạn này Những bài tập như vậy vừa có tác dung “khởi động”, dé xuất vẫn dé dé lôi cuốn người học vào trong van

đề nghiên cứu của tiết học vừa có tác dụng hình thành kiến thức và sử dụng kiến thức

dé kiêm nghiệm một van dé thực tiễn nao đó

Sw dung bai tập trong giai đoạn luyện tập

Giai đoạn luyện tập là giai đoạn học sinh đã hình thành được một đơn vị kiếnthức nhưng chưa khắc sâu vào trong trí nhớ Hầu hết các bài tập khi xây dựng đềuđược sử dụng trong giai đoạn này Những bai tập cơ bản sẽ giúp HS củng cô lại nội

dụng bài học, những bài tập có nội dung thực tiễn sẽ giúp các em công não và tư duy

hơn trong việc vận dụng kiến thức đã học dé giải thích các van dé trong cuộc sống,

đông thời cũng có tác dụng tạo ra “môi trường” cho học sinh sử dụng kiến thức vừa

ghi nhận được vào giải quyết một van đẻ cụ thé, nhằm khắc sâu kiến thức và tìm ra

giới han sử dụng của kiến thức đó trong giải quyết các vấn dé thực tiễn Qua đó giúphọc sinh định hướng lại kiến thức, cách hiéu biết của bản thân với van dé trong cuộcsông, giúp cho học sinh đánh giá lại kiến thức mình vừa mới ghi nhận được đã chínhxác hay chưa Bai tập được dùng trong giai đoạn nay đơn thuần chỉ bài tập định tính,

bải tập định lượng cơ bản.

Sử dụng bài tập trong giai đoạn củng cé

Ở giải đoạn cũng có, học sinh đã năm được kiến thức của một bài học, một chủ

đề cụ thé với day đủ nội dung bài học, kiến thức liên quan giới hạn áp dung, nhưng

vẫn chưa sử dụng tông hợp các kiến thức đó đẻ giải quyết một vấn đề trong cuộc

sông Những bài tập được sử dụng trong giai đoạn nảy sẽ mang tinh chất tông hop,

đòi hỏi các em phải vận dụng, sâu linh hoạt các kiến thức đã học dé giải quyết một nhiệm vụ đặt ra nhằm mục đích giúp HS ghi nhớ, khắc sâu, củng có kiến thức vừa lĩnh hội được, đánh giá được tầm quan trọng của kiến thức mình vừa tiếp thu được.

Bài tập Vật lí sử dụng trong giai đoạn này có thẻ là bài tập liên quan đến thí nghiệm,bai tập định tính bài tập định lượng có nội dung thực tế

Sw dụng bài tập trong giai đoạn vận dung, tim tòi mở rộng

Giai đoạn vận dụng, tìm tỏi mở rộng là giai đoạn học sinh đem những kiến thức

đã học vận dụng vào trong cuộc sống dé tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên Bài tập

vat lí có nội dung dùng trong giai đoạn này có tác dụng tạo môi trường thực tiễn cho

20

Trang 31

học sinh trai nghiệm, đo đạc, thực hành, nghiên cứu thé giới tự nhiên Như vậy cỏ thé

phát triển được hai năng lực thành tố quan trọng là tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới

góc độ Vật lí và vận dụng kiến thức kĩ năng đã học Tạo điều kiện cho học sinh vậndụng tông hợp kiến thức của môn học, liên môn học dé giải quyết một van dé thực tếhoặc nghiên cứu, xây dựng, chế tạo mô hình hoạt động dựa trên những kiến thức đã

biết.

Sử dụng bài tập trong kiểm tra đánh giá

Trong quy trình day học kiêm tra — đánh giá là khâu cuối cùng va đặc biệt quang

trọng Kiểm tra- đánh giá cung cấp thông tin về mức độ đạt được mục tiêu và thông

tin phan hỏi giúp giáo viên điều chỉnh cách day và giúp học sinh chú động tô chức

quá trình học của mình dé đạt mục tiêu một cách hiệu quả nhất Bài tập có nội dungthực té ding trong giai đoạn này phải có tính tông quát cao, đề giải quyết van đề đòi

hỏi học sinh phải huy động toản bộ kiến thức nội môn, liên môn đã tích lũy từ trước

Sơ dé 1.4 Định hướng sử dụng bài tập phát triển năng lực Vật líNhững bài tập trong tiêu luận được xây dựng nhằm sử dụng trong giai đoạn củng

cô; luyện tap; tim tỏi, vận dụng.

1.4 Thực trạng sử dụng bài tập trong dạy học Vật lí

1.4.1 Mục đích khảo sát

Khảo sát GV nhăm tìm hiéu thực trạng day học Vật lí và việc sử dụng các loại

BT Vat lí dé phát triển các năng lực thành phần năng lực vật lí, bao gồm: Nhận thức

Vật lí; Tìm hiểu thé giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí và Vận dụng kiến thức, kĩ năng

đã học ở trường THPT.

Khảo sát HS nhằm tìm hiểu thực trạng việc học Vật lí và việc giải các loại BT

Vật lí trong qua trình học tập môn Vật lí ở trường THPT.

21

Trang 32

1.4.2 Đối tượng khảo sát

Thực hiện khảo sát 27 GV dạy môn Vật lí ở trường THPT trên hai khu vực Tây Ninh và TP.HCM.

Thực hiện khảo sát 108 HS gồm hai khối lớp 10 và lớp 11 ở trường THPT

Nguyễn Trãi - Tây Ninh.

— Phiêu khảo sát về việc học Vật lí và học các loại BT Vật lí của HS ở trường

THPT (Phiếu khảo sát học sinh)

1.4.4 Kết quả khảo sát

1.4.4.1 Kết quả khảo sát GV

Chúng tôi tiền hành khảo sát 7 GV trong khu vực tỉnh Tây Ninh và 20 GV trongkhu vực TP.HCM và thu được kết quả như sau:

Câu 1: Thầy/ Cô đã và đang sử dụng các loại bài tập nào bên dưới khi thực

hiện day học theo chương trình môn Vật lí 2018? (có thé đánh dấu vào nhiều

cau HS van đụng các tiên thức,

Bài lập thí nghiém Bội tập yeu

câu HS tực hiện các thao tác 1, 24 (68.9%)

Bài tập 6d thé: Bài tập yêu cầu HS 22 (81.5%)

vũ đồ thi hay sử dụng các tình

Bài tập thực hành: Bài tập yêu

câu HS vận dung kiến thức đã.

9 § 10 1§ 2 25

Qua kết qua khảo sát 27 GV tại các trường THPT ở Tây Ninh và TP.HCM chothấy các GV đều sử dụng năm loại bài tập trong quá trình dạy học Trong đó, BT định

tính vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất với 25/27 GV sử dụng (chiếm 92,6%) Các bài tập khác

vẫn chiếm một tỉ lệ đáng ké, cụ thé là; BT định lượng (chiếm 88,9%); BT thí nghiệm

(chiếm 88.9%) và BT đồ thị (chiếm 81.5%) Tuy nhiên, BT thực hành còn khá hạn

chế khi chỉ có 16/27 GV sử dụng và chiếm tỉ lệ thấp nhất với 59,3%

22

Trang 33

Câu 2: Thây/ Cô vui lòng cho biết mức độ quan trọng của các loại bài tập bên

dưới đối với việc day học phát triển năng lực Vật lí của HS trong học tập

Bài tập định tinh Bài tập định lương 4v tập thi rghit Bài tập đỏ thị Bài tap thu hành

Khi hỏi về mức độ quan trong của các loại bài tập Vật lí đối với việc phát triển

năng lực Vật lí của HS, kết quả thu được như sau:

Bảng 1.2 Tổng kết mức độ quan trọng của các loại BT Vật lí

Rất quan Không quan

Loại bài tập q Quan trọng Binh thường “4

Dựa vào Bảng trên, ta thấy ở mức độ Rất quan trọng thì BT thí nghiệm và BT

định lượng đạt tỉ lệ cao nhất (chiếm 55,6%) Xét đến mức độ Quan trọng thi BT đồ

thị lại đạt tỉ lệ cao nhất (chiếm 70,4%) Ngoài ra, chỉ cố một phan nhỏ các GV cho

rằng 5 loại BT Vật lí nêu trên ở mức độ Bình thường và không có GV nào cho rằng BT

Vật lí là không quan trọng Qua đó cho thấy dé bồi đưỡng được năng lực Vật lí theo chương trình 2018 cho HS thì cần phải cho HS tiếp cận với đa dạng các loại BT Vật lí.

23

Trang 34

Câu 3: Thay/ Cô cho biết mức độ sử dụng các loại bài tập bên dưới đối với việc

đạy học phát triển năng lực Vật lí của HS trong học tập chương trình môn Vật

Khi khảo sát đến mức độ sử dụng BT của các GV hiện nay trong quá trình đạy

học theo chương trình 2018, ta thu được kết quả như sau:

Bang 1.3 Tổng kết tần suất sứ dụng các loại BT Vật lí của GV trong dạy học

„ | Rấtthường Thường Thinh + | Chưa bao

Loại bài tập ˆ Hiểm khi

xuyên xuyên thoảng giờ

Dựa vào bảng trên ta thấy các GV đều sử dụng các loại bài tập nêu trên trong

quá trình đạy học Dù vậy ở các mức độ khác nhau thì tỉ lệ khảo sát được lại có sự

chênh lệch rõ rệt, cụ thé là ở mức độ Rat thường xuyên thi BT định tính đạt tỉ lệ cao

nhất (chiếm 63,0%), kế đến là BT định lượng (chiếm 59,3%) Xét về mức độ thường

xuyên thì BT thí nghiệm lại đạt tỉ lệ cao nhất (chiếm 44,4%) Xét về mức độ thính

thoảng thì BT đồ thị lại đạt ti lệ cao nhất (chiếm 51,9%) BT thực hành lại hiểm khi

được GV sử dụng trong quá trình day học, có thé đây là BT khó va ít phù hợp với daphan HS, ngoài ra tiêu ton nhiều thời gian và công sức chuẩn bị

24

Trang 35

Câu 4: Thây/ Cô vui lòng cho biết đã sử dụng bài tập trong quá trình dạy học

để phát triển các năng lực thành tố của năng lực Vật lí ở mức độ nào?

ME RA thong myte Thờ a2 | Thinn thong) «ss EE Hidm kis I Crna bao git

Bang 1.4 Tổng kết tan suất sử dung các loại BT Vật lí theo định hướng phát

triển năng lực Vật lí của GV trong dạy học

Năng lực | Rấtthường | Thường

trong quá trình dạy học (chiếm 74.1%) đây là một kết quả kha quan cho thấy đã có

nhiều GV tiếp cận theo đúng tỉnh thần của chương trình 2018 là vận dụng kiến thức

đã học dé giải quyết các van dé thực tiễn Xét đến mức độ thường xuyên thì BT phát

triển năng lực thành phân Nhận thức Vật lí được nhiều GV sử dụng (chiếm 37.0%).

Riêng về BT phát triển tim hiểu TGTN dưới góc độ Vật li đạt tí lệ cao nhất ở mức độ

thinh thoảng sử dụng (chiếm 40,8%).

25

Trang 36

Câu 5: Thay/ Cô đánh giá năng lực giải các loại bài tập của HS ở mức độ như

thế nào?

16 MMB Rac 65 UP Do ctuong = | Knog te

10

a

Bài tập định brih Bai tập định lượng Bài tập thí nghiệm Bai lập đó Shị Bài lập thyc hanh

Khi được lay ý kiến về việc đánh giá HS giải các loại BT Vật lí, chúng tôi thu

được kết quả như sau:

Bang 1.5 Tổng kết mức độ giải các loại BT Vật lí cua HS trong dạy học

“Loạibàitập | Rấttốt Tốt Bình thường | Không tốt

Dựa vào bảng trên, ta thay khi đánh giá năng lực giải BT Vật lí của HS thì hai

loại BT định tính và BT định lượng, GV đánh giá HS giải Rat tốt (đều chiếm 44.4%).

Bên cạnh đó, các GV vẫn cho rằng đa số các HS giải quyết BT định tính ở mức tốt(chiếm 55.6%) Dù vậy ở mức độ Không tốt thì BT thực hành đạt tỉ lệ cao nhất

(chiếm 37%), ngoài ra còn có BT thí nghiệm (chiếm 14,83%) Qua đó cho thay HS

van còn yếu về các kĩ năng, thao tác thực hành thí nghiệm du day là một trong những

yêu cầu quan trọng trong chương trình 2018.

26

Trang 37

Câu 6: Thay/ Cô cho biết nguồn tài nguyên về các loại bài tập Vật lí thuộc mạch nội dung Động lực học như thé nào?

MB Rickcb: MEE Ot do BE Trưng) từn m: me Rh BE Han nền:

Bài Me đrh tĩnh Bài Se đph lượng Bái tập trí nghite: Bái tập độ tị Be 132 tro héch

Khảo sát về nguồn tài nguyên bài tập Động lực học theo định hướng chương

trình mới, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1.6 Tông kết nguôn tài nguyên BT Động lực học trong dạy học

Loại bài Rất đồi

(với 37.0%) ngoài ra BT thí nghiệm và BT thực hành cũng xuất hiện ở mức độ này,

chiếm lần lượt tỉ lệ là 29,6% và 25,9% Cuối cùng, nói đến mức độ Rat ít thì chỉ có

duy nhất BT thực hành (chiếm 22.2%) Qua đó cho thay nguồn tài nguyên về BT thi

nghiệm và BT thực hành theo chương trình mới là vô cùng khan hiểm và cần phải

được chú trọng khai thác tìm tòi nhiều hơn nhằm giúp HS phát triển day đủ các thành

phan của NL Vật lí.

27

Trang 38

Câu 7: Thay/ Cô đã từng gặp những khó khăn gì trong quá trình dạy học bài

tập phát triển năng lực Vật lí theo chương trình 2018?

Thidu nguén tai nguyên về các

dang bal tập

Không đủ thờ: gian cho t& day 18 (66.7%)

HS chưa có nhiều kĩ nâng giải

các dạng bai lập liên quan đến 22 (81,5%)

Nhỏ trường gis dinh và HS còn 23 (85,2%)

col trong thành tích, tSp trung v ,

Thiéu đụng cụ thí nghiệm cho bêi 18 (66 7%)

tập

9 § 10 16 20 26

Khi khảo sát về những khó khăn ma GV dang gặp phải trong quá trình day học

BT phát triển NL Vật lí theo chương trình 2018, đa số các GV đều cho rằng là do nhàtrường, gia đình va HS còn coi trọng thành tích, tập trung vào điểm số thay vì phát

tiền phẩm chat, năng lực theo tinh than của chương trình mới lí do này chiếm đến

§5,2% và còn bat cập ảnh hưởng từ day học theo chương trình cũ Ngoài ra một số lí

do khác cũng đạt một tỉ lệ tương đối cao như: Không đủ thời gian cho tiết dạy (chiếm

66.7%); HS chưa có nhiều kĩ năng giải các dạng bài tập liên quan đến thí nghiệm hay

có nội dung thực tiễn (chiếm 81,5%); Thiếu dụng cụ thí nghiệm cho bài tập (chiếm66.7%) và thiếu nguồn tài nguyên về các dạng bài bap (chiếm 51.9%)

1.4.4.2 Kết quá khảo sát HS

Chúng tôi tiến hành khảo sát 108 HS tại trường THPT Nguyễn Trãi - Tây Ninh

và thu được kết quả như sau:

Câu 1: Em có thích học Vật lí không?

@co

@ Knéng

Khi được hỏi về việc HS có thích học môn Vật lí không? Chúng tôi thay có 28

học sinh không thích (chiếm 25,9%) và 80 học sinh thích học Vật lí (chiếm 74,1%).Qua đó ta thấy số lượng học sinh thích học môn Vật lí là tương đối nhiều Song, số

lượng học sinh không thích vẫn chiếm một số lượng không nhỏ.

28

Trang 39

Câu 2: Những lí do nào khiến em không thích học Vật lí? (nếu em thích học

Vật lí thì bỏ qua câu này)

Nhiều cổng thức tinh loán van 27 (58.7%)

Kidn thức khó hiểu

Kiến thức xa rồi thực tế, không

Quá nhiều các dang bài tap 23 (50%)

Cac bai tap khó giải 26 (58.5%)

Tiết học Vật Il chưa sinh động

Không nằm trong 1Š hợp lựa ch

Qua việc khảo sát, chúng tôi thấy nguyên nhân chính khiến cho HS không thích

học môn Vật lí là do nhiéu công thức tính toán và nang nề về lý thuyết (chiém 58,7%),chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nguyên nhân đưa ra Bên cạnh đó, vẫn còn hai nguyênnhân phô biến khác khiến cho HS không thích là do các bài tập khó giải (chiếm56,5%) và quá nhiều các dang bài tap (chiếm 50%) Ngoài ra, việc HS không thích

học Vật lí cũng còn nhiều nguyên nhân khác như kiến thức khó hiếu (chiếm 37%);

tiết học Vật lí chưa sinh động và hập dẫn (chiêm 15.2%); không nằm trong tổ hợplựa chọn ôn thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học (chiếm 10,9%); kiến thức xa rời thực

tế, không ứng dụng nhiều vào trong cuộc sống (chiêm 8,7%)

Câu 3: Em đã gặp những khó khăn nào khi giải bài tập Vật lí? (có thé chọn nhiều ý)

52 (48.1%)

Không hiểu hiện tượng Vat lí x

Không biết áp dung công thức

Chưa nắm được phương pháp,

Chưa nắm vững kiến thức l th

Không hiểu được bản chất của

Chưa vững kiến thức toán học, 30 (27.8%)

Khi khảo sát về những khó khăn mà HS gặp phải trong quá trình giải bài tập.

chúng tôi thấy hầu hết các HS đều gặp khó khăn Trong đó 3 khó khăn mà HS thườnggặp nhất đó là chưa nắm được phương pháp giải bài tập (chiêm 50.9%): không hiểu

thực hành, thí nghiệm (chiêm 39.8%); chưa nắm vững kiến thức lý thuyết khi giải bài

tập (chiếm 37%); không biết áp dụng công thức Vật li nao để giát bai tập (chiếm

31,5%) và chưa vững kiến thức toán học, khả năng biển đổi còn hạn chế khi giải bàitập định lượng (chiếm 27,8%)

29

Trang 40

Câu 4: Em đã và đang làm những loại bài tập Vật lí nào dưới đây? (có thể chọn nhiều ý)

Bai tập Ginn tính: Bal tgp khí giải

không cần thực hiện phép tính.

B& tập đnh lượng: Bài tap yêu

cằ¿ HS vận đụng các kiến thức

Bài tập thí nghiệm: Bal tap yâu

câu HS thục hiện các theo tác 1.

Bài tp đô thị: B3i tập yêu cau HS

83.3%) đã từng giải các bài tập định lượng, những bài tập liên quan đến các phép

tính hay các con số và đây cũng là loại bài tập mà HS đã và đang được GV cho

luyện tập nhiều nhất Ngoài ra, cũng có đến 85 HS đã va đang giải những bài tập

định tính (chiếm 78,7%), đây cũng là một tỉ trọng tương đối cao Song, chỉ có 19

bạn đã và đang từng giải bài tập thí nghiệm (chiếm 17,6%) và 16 bạn cho rằng mình đã từng làm bài tập thực hành (chiếm 14,8%) Qua đó, cho thấy số lượng

BTTN và BTTH được sử dụng trong quá trình đạy học chiếm tỉ lệ khá thắp ở trường

phô thông hiện nay.

Câu 5: Em đã và đang giải các loại bài tập Vật lí bên đưới ở mức độ như thế

nào?

aa MEE RAthuongxete «<M Thường ĐN Thrhthoing «<M Hid kte «MB Khong boo 9

4

20

B8 táo định tính Bài tập định lượng Bài tập hieghitm BS táo đồ thị Bai tạo thực han

Khi hỏi về tân suat HS đã từng giải các loại bài tập Vật lí, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bang 1.7 Tổng kết tần suất HS đã từng giải các loại bài tập Vật li

Rất

¬ Thường Thinh - _| Không

Loại bài tập thường Hiém khi

- xuyên thoảng bao giờ

xuyên

Bài tập định lượng 32,4% 37,0% 10,2% 1.0% Bài tập thí nghiệm 287% | 574% 10,2%

30

Ngày đăng: 05/02/2025, 23:24

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w