1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Sư phạm Vật lý: Vận dụng mô hình B-learning trong dạy học chủ đề "động lượng" thuộc GDPT 2018 Vật lí 10 với sự hỗ trợ cuả moodle nhằm bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học của học sinh

153 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng mô hình B-learning trong dạy học chủ đề "động lượng" thuộc GDPT 2018 Vật lí 10 với sự hỗ trợ của moodle nhằm bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học của học sinh
Tác giả Trần Văn Long
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Nga, TS. Mai Hoàng Phương
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Sư phạm Vật lí
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 41,98 MB

Nội dung

củng có các trung tâmgiáo duc nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên can gắn với việc thấm nhuan tư tưởng,đạo đức vả phong cách Hỗ Chí Minh, Bí thư Thanh ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên cũng đã dé

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG DAI HỌC SU PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA VAT Li

-Í Ìœg -TRÀN VĂN LONG

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

HO TRỢ CUA MOODLE NHAM BOI DUONG NĂNG LỰC

TỰ CHỦ VA TỰ HỌC CUA HỌC SINH

Chuyên ngành: Sư phạm Vật lí

Chương trình đào tạo: 7.140.211

THÀNH PHO HO CHÍ MINH - 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG DAI HỌC SU PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

-sollles -KHOA LUAN TOT NGHIEP

VAN DUNG MO HÌNH B-LEARNING TRONG DAY HỌC CHU ĐÈ "DONG LUONG" THUOC GDPT 2018 VAT LÍ 10 VOI SU HO TRO

CUA MOODLE NHAM BOI DUONG NANG LUC

TU CHU VA TU HOC CUA HOC SINH

Chuyên ngành: Sư phạm Vật lí

Chương trình đào tạo: 7.140.211

Sinh viên thực hiện: Trần Văn Long

Mã số sinh viên: 4501102046

TS Nguyễn Thanh Nga TS Mai Hoàng Phương

THÀNH PHO HO CHÍ MINH - 2023

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin cám ơn chân thành đến TS Mai Hoàng Phương, người đã tận

tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, thầy luôn cho tôi những lời động viên trong suốt quá trình làm đẻ tài dé tôi có thé hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Tôi xin cám ơn đến Thay Cô khoa Vật lí trường Dai học Sư phạm Thành phố HồChí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu làm nên tảng

để tôi thực hiện khóa luận này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý thây cô vả các em học sinh ở Trường THPT

Trần Quang Khải - Quận 11, đã tận tâm giúp đỡ tôi trong công tác thực nghiệm tại

trường.

Cuối củng, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến gia đình, bạn bẻ đã luôn ở bên

cạnh tôi, là chỗ dựa vững chắc để tôi có thêm động lực hoàn thành được giai đoạn học

Trang 4

3; Phan Vi hii COW ácccccoooooooiiioiaioiaidiidtdidtitiitili0148134818354483534818344465443814840350 9

4 Gia thuyét khoa co ccAẠẠIỊIỤỌỤIỤỌỤỌỤỢAIỢOAIỌIiidD 9

5 |Phirong phap nghiên CỮ:::::::::::: iciiiniiiiiiiitiboiiiitiiiBiiiBE1101513830333308383ã8808 9

6 Đóng góp của đề tài c1 100000111 010 0n 100000 000000111 g0 10

7 Cau trúc của khóa luận tốt mghip oo cccccccccccccccssssssssseesseeseecsssssssssesssesseesessssssseesseeee 10

CHUONG |: CƠ SỞ LÍ THUYET VA THUC TIEN CUA VIỆC DẠY HOC THEO

MO HÌNH B-LEARNING VOI SỰ HO TRỢ CUA MOODLE NHAM BOI DUONGNANG LỰC TU CHỦ VÀ TỰ HỌC CUA HỌC SINH -22-©22ccc 1]

1.1 Tong quan về van đề nghiên cứu ::::::¿:2::222222222222222112111111111xee 11

1.1.1 Tông quan vẻ vẫn dé nghiên cứu của dé tài trên thé giới 11 1.1.2 Tổng quan vẻ van dé nghiền cứu của dé tai trong nước 12 1.2 Tổng quan về B-Learning ccccccccccssssssssssssssssssesseesssssseesensnssssveesennnsssieesennnssseeneeen 13

1.2.1 Khai niệm day hoc theo mô hình B-Learning - - <5 << <x<5 13 1.2.2 Cac hình thức và mức độ theo B-Learning - ác sài 14

1.2.3 Cấu trúc của B-Learning 2 22©22©2+£EzzEEzzErzcrrrcrrzecrrree 18

1.2.4 Các mô hình dạy học theo B — Learning - - -sccseceseeerree 20

1.2.5 Quy trình tô chức day học theo mô hình B-Learning 27

1.2.6 Thuận lợi và khó khăn khi ap dụng hình thức B-learning ở Việt Nam 29

1.3 Tổng quan vẻ năng lực tự chủ và tự học ::52:sssc222111100221111 c6 31

1.3.1 (KBáiniôệmnãHglWE: ::::::: : -.:::: ::siniceriiiirnoiniiiiniiiiiiaaoise 31 1.3.2 Khai niệm năng lực tự chủ và tự học -cc-scccseeeeererrecerree 31

Trang 5

1.3.4 Cấu trúc năng lực tự học và tự chủ -2-cczccszcxscserzsrrrccrree 361.3.5 Dạy học theo hướng bôi đường NLTCTH của học sinh theo B-Leaning.37LAL TôngdiH0i VE lệ tiếng MOOG couooonnnnninniddiltiidiiiLLLl000L000A10 002200 600 51

1.4.1 Hệ thống quan lí học tập trực tuyến Moodle - 2-2222 511.4.2 Các nghiên cứu vẻ hệ thong Moodle .222225222zz2c2+zcvrzzrrree 541.4.3 Céch thiết kế, sử dung hệ thống Moodle -2-©225c2zcczzccsze- 55

1:44 Cáctnhnăng của MOOW 6 is.ssiscissssiscsssssisessseasssosssasssesssesssesssessssnasa0ssssasees 58CHƯƠNG 2: XÂY DUNG KE HOẠCH DAY HOC THEO HƯỚNG BOI DUGNGNANG LUC TỰ CHỦ VA TỰ HỌC CUA HOC SINH THEO B-LEARNING NOIDUNG “DONG LƯỢNG" VAT LÍ 10 GDPT 2018 TREN HE THONG MOODLE 63

2.1 Cấu trúc và mục tiêu nội dung "Động lượng” Vật lí 10 GDPT 2018 63

2.2 Xác định nội dung kiến thức các bài học trong chủ dé “Động lượng" — Vật lí

10 Chương trình Giáo dục phô thông 2018 -cccccccccccCCCEEvvrrreeerrrree 64

2.3 Xây dựng hệ thống học liệu hỗ trợ day học ccc vccczrrrre 67

2.4 Xây dựng tiễn trình đạy học trong chủ đề “Động lượng” — Vật lí 10 Chương

trình Giáo dục phô thông 2018 -22222222C22222222222211112222222111112222211112 re 68

2.5 Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học trong chủ đẻ “Dong lugng“ — Vật

lí 10 — Chương trình Giáo dục phô thông 2018 -2 ©22czerecvvvvececree 93

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM -2 S2 22 2212211 1111112 11x12 cr 105

BaD l'àn 105 3:2: NHIỆMVỤG:::::::i:ccocopoiiooiitiiidtiitddiiii440121330121118531383853838183383838188333885343518188 105

Trang 6

KET LUẬN - St 213v E1 S2 E1 S1 011 5121011112111 5172111121115 11 115111121 1244i) Ẽ0 188 aaqaáaAẠAÁA 125

TAT LIỆU THAM KHAO oooioccccccccccccssesssesseeceeccessessscsscseesutssessscssscesecitssursucssceseeeseeees 126

805/921 a4 131

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIET TAT

DH HsHT

NLTCTH

TH

TNSP TTSP GDPT

PPDH GD&ĐT

Trang 8

học, tự bồi đắp tri thức bằng nhiều con đường, nhiều cách thức khác nhau thì mỗi học

sinh mới có thé bù đắp được những thiểu khuyết về tri thức, về đời sống xã hội Từ đó

có được sự tự tin trong cuộc song và công việc.

Bản chất của quá trình TH là phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác của ngườihọc nhằm làm chủ kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, tạo điều kiện phát trién nhận thức và hoạtđộng thực tiễn TH không những nâng cao hiệu quả học tập của HS khi còn ngôi trênghế nhà trường mà còn rèn luyện cho các em phương pháp, kha năng độc lập nghiêncứu và làm việc trong suốt cuộc đời Tự học là yêu cầu, phương thức day học lấy ngườihọc làm trung tâm, phát huy cao nhất khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề một cách

chủ động, sáng tao của HS, GV chỉ đóng vai trỏ hướng dẫn Vì vay, dé hỗ trợ cho quá

trình tự chủ, tự học của HS thì việc đưa hệ thống học tập trực tuyến kết hợp với phươngpháp học tập truyền thống lả một trong những cách giải quyết tối ưu và cần thiết nhất

Đề thực hiện được nhiệm vụ nảy, việc xây dựng hệ thông học tập theo B-Learning đã

và đang được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thể giới, trong đó có Việt Nam

Ở Việt Nam, vấn dé tự học và tô chức đạy học theo B-Learning đã được nhiều tác giả nghiên cứu như: Ngô Tứ Thanh, Nguyễn Thẻ Dũng; Tran Văn Hung và cộng sự

đã nghiên cứu dé xuất mô hình lớp học đảo ngược trong B-Learning, từ đó vận dụng

vào dé giúp người học tự học theo phong cách, khả năng học tập của mình Với những

ưu điểm và tính năng của mình, hệ thống B-Learning được xem là phương pháp hữuhiệu, tối ưu cho nhu cầu “Học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ, học mem dẻo, học một

cách mo và học suot dai”.

Trang 9

Van đẻ tự học tự dao tạo của người học đã được Dang, Nhà nước quan tâm quántriệt sâu sắc từ nhiều năm qua Nghị quyết TW V khóa 8 từng nêu rõ: “Tap trung sứcnang cao chat lượng day và học, tạo ra năng lực tự học, tự sáng tao của học sinh, sinhviên; Bảo đảm mọi điều kiện và thời gian tự học cho học sinh, sinh viên, phát triển mạnh

mẽ phong trào tự hoc, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn đân "[L] Ngày04/11/2013 tại Hội nghị lần thứ §, Ban Chấp hành TW khóa XI đã ban hành Nghị quyết

số 29-NQ/TW vẻ đổi mới căn bản va toàn điện giáo dục Nghị quyết chỉ rõ: “Phat triểngiáo due và đào tạo là nang cao dan trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyếnmạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn điện năng

lực và phẩm chất người học Học di đôi với hành, lý luận gắn với thực tiên; giáo duc nhà trường kết hợp với giáo duc gia đình và giáo dục xã hộf"(2]; Chương trình hành động sé 63 - CTr/TU ngay 08/8/2014 của Tinh ủy Bắc Giang đã đặt ra cho giáo dục phô

thông là: “Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp day học, dạy nghệ theo hướngcoi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, dap ứng nhu cau của xã hội "[3]:

Đối với công tác day mạnh khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giaiđoạn 2021 — 2030 gắn với chương trình giáo dục thường xuyên củng có các trung tâmgiáo duc nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên can gắn với việc thấm nhuan tư tưởng,đạo đức vả phong cách Hỗ Chí Minh, Bí thư Thanh ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên cũng

đã dé cập đến vấn dé tự học “Khi xây dựng một xã hội học tập, cân những con người học tập, có kỹ năng tự học, hiểu được cúc giá trị vi sao phải học, học để làm người có

giá tri, học như thể nào chứ không phát động chương trình hành động chung chung, thidua chưng chung và mang lại những kết quả chung chung [4].

Chương trình giáo dục phô thông tông thẻ cũng chỉ rõ các nhóm năng lực mả họcsinh cần đạt được Trong đó, NLTCTH được xem là nhóm năng lực quan trọng nhất đối

với học sinh.

Dé đáp ứng đổi mới giáo dục theo hướng day học tiếp cận năng lực, nghiên cứucủa bài tiểu luận này vẻ bồi đường NLTH cho HS theo mô hình B-Learning trong dayhọc chủ dé “Động học” thuộc GDPT 2018 Vật li 10 là rất cần thiết, đón đầu việc đôi

mới giáo dục phô thông trong thời gian sắp tới.

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 10

Vận dụng mô hình B-Learning trong day học chủ dé “Dong lượng” thuộc GDPT

2018 Vật lí 10 với sự hỗ trợ của Moodle nhằm bồi dưỡng NLTCTH của học sinh

3 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung: Mạch nội dung “Déng lượng” thuộc GDPT 2018 Vật lí 10.

Địa bàn: Một số trường THPT khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian: HK I năm học 2022 — 2023.

Đối tượng nghiên cứu: HS lớp 10

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được tiền trình té chức day học nội dung “Dong lượng” theo mô hình

B-Leaming với sự hỗ trợ của Moodle và vận dụng được vào quá trình dạy học nội dung

“Động lượng” — thuộc GDPT 2018 Vật lí 10 — thì sẽ bồi đưỡng được năng lực tự chủ và

tự học của HS”.

Š Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp nghiên cứu lí luận:

+ Nghiên cứu cơ sở lí luận của hệ thông B-Learning.

+ Nghiên cứu về nén tang Moodle.

+ Nghiên cứu lí luận về năng lực tự chủ và tự học.

+ Nghiên cứu một số kiến thức trong nội dung “Động lượng" thuộc GDPT 2018

Vật lí 10 và các tài liệu có liên quan.

Phương pháp nghiên cứu thựcc nghiệm:

+ Tiền hành tô chức day học theo mô hình B-Learning trên Moodle ở trường THPTtheo quy định, phương pháp và hình thức đã đề xuất

+ Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm từ đó rút ra kết

luận của đề tài.

+ Phương tiện: Hệ thống Moodle, phiếu đánh gia, học liệu nội dung Dộng lượng

Thực nghiệm su phạm:

Tiến hành thực nghiệm DH theo mô hình B-Learning trong DH mạch nội dung

“Động lượng” thuộc GDPT 2018 Vật lí 10 cho HS ở một số trường THPT.

Trang 11

6 Đóng góp của đề tài

Xây dựng bảng nội dung kiến thức cần dạy ứng với các yêu cầu cần đạt (YCCD)

cho nội dung "Động lượng” - “Động lượng” thuộc GDPT 2018 Vật lí 10.

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá NLTCTH của HS theo m6 hình B-Learning.

Xây dựng hệ thong hoc liệu với sự hỗ trợ của trang Moodle:

http://ephysics.hcmue.edu.vn/ cho HS tự học nội dung "Động lượng” thuộc GDPT 2018

Vật lí 10.

Thiết kế tiến trình dạy học theo mô hình B-Learning các bài học thuộc nội dung

“Động lượng” thuộc GDPT 2018 Vật lí 10.

Thực nghiệm và đánh giá tính kha thi của dé tài trên học sinh lớp 10.

7 Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp

Khóa luận bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lí thuyết và thực tiễn của việc đạy học theo mô hình B-Learning

với sự hỗ trợ của Moodle nhằm bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học của học sinh.

Chương 2: Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực tự chủ và

tự học của học sinh theo b-learning nội dung “Động lượng” thuộc GDPT 2018 Vật lí 10

trên hệ thông Moodle.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

10

Trang 12

NOI DUNG

CHUONG 1: CƠ SỞ LÍ THUYET VA THỰC TIEN CUA VIỆC DAY HOC THEO

MO HÌNH B-LEARNING VOI SỰ HO TRỢ CUA MOODLE NHAM BOI

DUONG NANG LUC TỰ CHỦ VA TỰ HQC CUA HỌC SINH

1.1 Tông quan về van đề nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu của đề tài trên thế giới

Ở các nước phương Tây, việc áp dụng phương pháp dạy học kết hợp B-Learningvào dạy học đã được nghiên cứu từ rất sớm, đặc biệt là các nước có nèn giáo dục pháttriển như Mỹ, Anh Tinh từ những năm dau của thé ki XX, trong bỗi cảnh dai dịch Covid

bùng nỗ khắp thé giới, đã xuất hiện không ít các bài báo nghiên cứu về phương pháp đạy học này, người ta càng quan tâm đến mức độ hiệu quả của phương pháp dạy học kết hợp B-Learning nhằm khắc phục các khó khăn về khoảng cách và không gian giữa người

day và người học Một trong số những bài báo tiêu biểu liên quan đến dé tài được liệt

kê bên dưới:

Trong Antonio Cedillo — Hermandez & Lydia Velazquezc - Garcia [5], tác giả đã

thu thập dữ liệu đánh giá, từ đó so sánh một cách khách quan lần chủ quan tác động của

đạy học theo B-Learning cho sinh viên Đại học so với dạy học theo cách truyền thông.

Từ kết qua đó, tác giá khang định rang việc ứng dụng B-Learning vào giảng day đem lại hiệu quả cao hơn so với phương pháp day học giáp mặt truyền thống thông thường.

Trong bài báo “Blended Learning and Sense of Community: A comparative analysis with traditional and fully online graduate courses” [6] dựa vào các nghiên cứu

trước đó, đã nêu ra 3 yếu tô "người hoc”, “mdi trường”, "tỉnh than hợp tác” là 3 yếu tôquan trọng trong việc đôi mới phương pháp giáo dục ở cấp bậc Đại học Nhóm đã triênkhai thực nghiệm trên ca ba hình thức day học (E-learning, giáp mặt truyền thong và B-

Learning) từ đó thu thập số liệu và chứng minh được rằng B-Learning là hình thức ưu

việt hơn các hình thức học tập còn lại.

Trong bài báo “How do student perecive face-to-face/b-learning as a result of the

Covid — 19 pandemic?” của Dafydd Mali & Hyoungjoo Lim [7] đã tiền hành khảo sat các nhóm học sinh thông qua các bản câu hoi về việc học tập trực tiếp (2f2) va học tap

kết hợp B-Learning trong bối cảnh trước va trong khi đại dich Covid — 19 diễn ra khiến

Trang 13

các trường học phải đóng cửa Từ kết quả nghiên cứu, nhóm đã rút ra được những ưu,

nhược điểm của từng phương pháp trên trong từng giai đoạn thời gian, nhận thấy có sự

thay đổi vẻ chất lượng học tập của HS trong các phương pháp và rút ra được kết luận rằng day học kết hợp B-Learning có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp truyền thông gặp mặt trực tiếp trong béi cảnh môi trường giáo dục bị ảnh hưởng bởi đại dich.

Ngoài số ít những bài báo tiêu biểu trên, trên thé giới cũng còn rất nhiều các nghiêncứu về B-Learning kê ra các ưu, nhược điềm hiệu qua, cách thức tô chức, vận hanh,

đánh giá trong bối cảnh nên giáo dục thé giới chịu ảnh hưởng của đại địch Covid -19

và nhu câu toản câu hóa

Nhìn chung hiện nay, mặc dù môi trường giáo dục đã không còn bị ảnh hưởng

nhiều bởi đại địch, nhưng hiệu quả của dạy học kết hợp B-Learning không thẻ phủ định,

và B-Learning đã được thiết kế, ứng dụng và đánh giá trong những bối cảnh khác nhau.

Phương pháp này đã trở thành một xu hướng giáo đục hiện nay và được nhận định rằng

sẽ phát triển ôn định, lâu dài sau này.

1.1.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu của đề tài trong nước

Ở Việt Nam, đạy học kết hợp B-Learning van còn là một khái niệm khá mới mẻ,chưa được tiếp cận, nghiên cứu và áp dụng nhiều trong giai đoạn trước đây Nhưng hiện

nay, trong giai đoạn đối mới giáo dục và bối cảnh toàn cầu hóa, day học kết hợp Learning đã được nghiên cứu sâu rộng và phô biến Các đề tài tiêu biểu có thé ké đến

B-của các nhà nghiên cứu trong nước như:

Trong bai bảo “Tổ chức hoạt động day học theo B-Learning đáp ứng yêu cau đôimới căn ban, toàn điện giáo dục và đào tạo sau 2015” [8], tác giả Trần Huy Hoàng vàNguyễn Kim Đảo đã nêu ra được vai trò của dạy học kết hợp đối với Việt Nam trongbối cảnh mới Khái niệm B-Learning, cau trúc, đặc điểm, các mô hình và quy trình chung

của day học kết hợp B-Learning cũng được dé cập đền trong bai báo.

Trong luận văn thạc si của Nguyễn Thị Ngọc Vui với dé tai “Hứng thú học tập

theo hình thức day học kết hợp của sinh viên Trường Cao đăng Thực hành FPT" [9] đã

dé cập đến thực trạng hứng thú học tập theo B-Learning, những yếu tố ảnh hưởng đến

hứng thú học tập theo B-Learning và các biện pháp nang cao hứng thú học tập theo hình

thức mới nảy.

Trang 14

Trong báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp trường của Thái HoàiMinh với chủ dé “Van dụng mô hình B-Learning trong dạy học học phan Tin học ứng

dụng trong hóa học thông qua hệ thống quản lí học tập Moodle” [10] cũng đã đưa ra được khái niệm, các ưu nhược điểm của B-Learning so với các hình thức E-Learning và truyền thông.

Ngoài ra còn nhiều dé tài khác có thẻ thay như luận văn Tổ chức hoạt động tự họccho HS phan Quang hình học Vật lí 11 THPT theo mô hình B-Learning của tác giảNguyễn Thị Lan [11] ; dé tài Xây dựng mô hình B-learning trong day học chương “Điện tích - Điện trường” Vật lí 11 của tác giả Nguyễn Quang Trung [12]

Nhìn chung, theo yêu cầu đôi mới toàn điện giáo dục, các tác động khách quan của

môi trường, nhu cầu mang lại kiến thức cho HS, các nhà giáo dục nước ta đã từng

bước nghiên cứu sâu rộng về phương pháp đạy học nói chung và từng mô hình của nónói riêng trên cơ sở phù hợp với từng đối tượng cụ thể như giáo viên, sinh viên, học sinhcác cấp

Sau khi tìm kiếm, nghiên cứu, tham khảo các công trình đã công bố về B-Learning

kết hợp với nghiên cứu chương trình GDPT Vật lí 2018, tôi nhận thấy rang, chủ dé

“Động lượng” thuộc GDPT 2018 Vật lí 10 có thê áp dụng theo hình thức dạy học kết

hợp nay nhưng chưa được tác giả nào nghiên cứu, Do đó, trong bai luận nảy, chúng tôi

quyết định vận dụng hình thức day học kết hợp B-Learning vao dạy học chủ dé “Dong

lượng" thuộc GDPT 2018 Vật lí 10.

1.2 Tong quan về B-Learning

1.2.1 Khái niệm dạy học theo mô hình B-Learning.

Học kết hợp B-Learning xuất phát từ nghĩa của từ Blend tức là pha trộn dé chỉ mộthình thức tô chức day học hết sức linh hoạt, là sự kết hợp hữu cơ của nhiều hình thức tổ

chức day học khác nhau Đây là một hình thức học tập khá pho biển trên thé giới.

Theo chúng tôi tìm hiểu có rất nhiều khái niệm về B-Learning mà được nhiều tác

giả nhắc đến, như của tác giả CJ Bonk va CR Graham *B-Learning: Kết hợp của các

phương thức giảng dạy (hoặc cung cấp các phương tiện truyền thông): Kết hợp cácphương pháp giảng dạy; Kết hợp học tập trực tuyển và day học truyền thông”(13]

13

Trang 15

B-Learning là sự pha trộn của công nghệ đa phương tiện, CD, straming, các lớp học

ảo, voicemail, email va các cuộc gọi hội nghị, hoạt ảnh trực tuyến vả truyền hình [14]

B-Learning là sự tích hợp của hoc tập mặt đối mặt và học tập trực tuyến giúp nâng

cao kinh nghiệm học tập và mở rộng việc học tập thông qua các phát minh của CNTT và

truyền thông Tăng cường sự tham gia hoạt động của HS thông qua các hoạt động trực tuyến

và nâng cao hiệu qua đào tạo bằng cách giảm thời gian thuyết trình [15]

B-Learning là sự kết hợp của các phương tiện truyền thông trong dao tạo như côngnghệ, các hoạt động và các loại sự kiện nhằm tạo ra một chương trình đảo tạo toi ưu chomột đôi tượng cụ thé [16]

Tại Việt Nam, B-Learning còn là một khái niệm khá mới, chi được nghiên cứu sâu

rộng nhiều trong giai đoạn đôi mới giáo dục va trong thời gian học tập trực tuyến do giãn

cách vi dai dich Covid — 19 Có nhiều khái niệm về B-Learning được đưa ra dé phủ hợp vớimôi trường giáo duc tại Việt Nam Cụ thé có thé ké đến các định nghĩa sau:

B-Learning là sự kết hợp thông nhất và bé sung lẫn nhau giữa day học trực tuyếnqua mạng internet với tính tự lực cao của HS và dạy học trực tiếp trên lớp dưới sự hướngdẫn của GV nhằm giúp HS đạt được mục tiêu học tập đề ra trong quá trình chiếm lĩnh

cùng một nội dung học tập [17]

Tuy B-Learning là một hình thức tô chức DH mới, nhưng không phải luôn luôn hoàn hảo và cũng không chỉ đơn thuan là phép cộng giữa DH giáp mặt với DH trực tuyến hay

phép cộng giữa DH giáp mặt với sử dụng sự hỗ trợ của website DH thông thường mà là

sự kết hợp tối ưu giữa nhiều hình thức va phương tiện học tập với nhau

Từ những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi định nghĩa

day học theo mô hình B- Learning /@ sự kết hợp, pha tron có chủ đích của hai hình thứcday học truyền thong có sự hướng dan của GV và dạy học trực tuyến nhằm khắc phục

những ton tại của day học truyện thông và day học trực tuyển, phát huy những điểm

mạnh của cả hai hình thức Sự kết hợp này cũng phát huy được các thành tựu của khoahọc công nghệ, dong thời cũng không làm mat di bản chất tốt đẹp von có của day họctruyền thong - chính là sự tương tac trực tiếp, sự truyền cảm hứng giữa GV và HS

1.2.2 Các hình thức và mức độ theo B-Learning.

* Các hình thức theo B-Learning

l4

Trang 16

Từ những nghiên cứu của Tôn Quang Cường và Phạm Kim Chung [18], Charles

R Graham{ 19], H Staker và cộng sự [20] Sau đó căn cứ vào thời gian va mức độ hỗ

trợ của nên tảng học tập trực tuyến, mục tiêu day học, thực tế day học và nhu cầu của

HS, người ta chia ra làm 4 hình thức tổ chức day học kết hợp:

- Hình thức 1: GV tô chức DH giáp mặt ở lớp, còn nên tang học tập trực tuyến hỗ trợ GV chuẩn bị bài học điện tử và HS sẽ tự học ở nhà dựa trên các bài học điện tử đã

thiết kế sẵn

Quá trình dạy học diễn ra ở trên lớp theo một thời khóa biéu đã được sắp xếp cô

định hoặc theo sự hướng dẫn của GV Ở hình thức này, nên tảng học tập trực tuyến chỉ

hỗ trợ GV chuân bị bài giảng, HS tìm kiếm tài liệu tham khảo và tự học ở nhà Hình thức nay phù hợp với những nội dung kiến thức đòi hỏi sự chính xác cao, các kiến thức mới như khái niệm, định luật dé HS có thê tiếp thu dé dàng va hiểu một cách chính xác.

Vi dụ như với nội dung bai Dịnh luật J, I, II Newton, định luật bảo toàn động lượng

- Hình thức 2: HS tự hoc một phần kiến thức trên nền tảng học tập trực tuyến vàkết hợp học với trực tiếp các nội dung kiến thức còn lại.

Đặc trưng của hình thức này là HS có thé vừa học trực tiếp vừa học trực tuyến.

Hình thức này giúp HS chủ động trong việc TH dé nắm bắt kiến thức, tiết kiệm được nhiều thời gian với một số nội dung bài học không cần phải học giáp mặt tại lớp Từ đó

HS sẽ có thời khóa biéu linh động và thời lượng học trực tuyến được mo rộng, HS có thể tự học mọi lúc mọi nơi với nhiều loại phương tiện miễn là phương tiện đó có thể

truy cập internet Điều nay giúp HS rèn luyện cho bản thân NLTH nhiều hơn Hơn nữa,

HS có thé tự do tùy chỉnh tốc độ học dé phù hợp với tình hình học tập của bản thân, từ

đó có thê tự tin năm bắt kiến thức Đông thời, HS có thé tự nghiên cứu tài liệu, tự họctại lớp trực tuyến, trao đôi với ban cùng học dưới sự hướng dẫn, quản lí của GV

Hình thức học tập này mang lại nhiều thuận lợi cho GV như: GV có thể soạn thao,

đóng gói hệ thống bai giảng, bai tập va bài kiêm tra dung lượng lớn, GV có thé theo dõi

quá trình tự học của HS đề từ đó đưa ra kế hoạch dạy học phù hợp khi đạy học giáp mặt.

Điều này đòi hỏi trong kế hoạch giảng day cla GV doi hỏi phải có nội dung trién khai

và giao nhiệm vụ cụ thé ở tiết học trước tại lớp.

1S

Trang 17

- Hình thức 3: HS học giáp mặt, sau đó HS tự ôn tập và hệ thong hóa kiến thức

trên nên tảng học tập trực tuyến.

GO hình thức học tập này, GV tô chức dạy học giáp mặt những nội dung kiến thức mới, sau đó yêu cầu HS tự ôn tập và hệ thông hóa lại kiến thức đã học đưới dang công thức, sơ đồ tư duy va lưu chúng trên nền tang học tập trực tuyến Điều nay giúp HS có

thé ghi nhớ kiến thức đã học một cách chỉ tiết và day đủ, đồng thời, qua hình thức nay,trình độ sử dụng CNTT của HS cũng được nâng cao Điều này cũng giúp HS tiện hơn

trong việc tim lại, tra cứu các kiến thức cũ vì nêu chúng được lưu trữ trên nén tảng học

tập trực tuyên thì sẽ không bị mat đi, hơn nữa, khi lưu các nội dung kiến thức trên nền

tảng học tập trực tuyến, HS không cần phải mang theo đồ đạc sách vở công kènh mà chi can mang theo một thiết bj điện tử có kết nối internet là có thé dé dang học tập.

Đề đáp ứng được yêu cầu của hình thức nay, doi hỏi GV phải triển khai nội dung

và nhiệm vụ cụ thé khi học tại lớp, hướng dan HS thực hiện nhiệm vụ một cách rõ rang,

chỉ tiết

- Hình thức 4: HS tự học một phan nội dung nhỏ trên lớp, sau đó hoàn thành toàn

bộ nội dung con lại của bai học trên nên tảng học tập trực tuyến.

Đây là hình thức học tập mà HS được học giáp mặt một nội dung nhỏ cần học, sau

đó tự do hoản thành tất cả các nội dung kiến thức còn lại mà không cần đến lớp Với hình thức này, học tập trực tuyến đóng vai trò cốt lõi trong việc hỗ trợ HS tự học.

Đây là mức độ cao nhất trong dạy học B-Learning, GV là người vừa là người địnhhướng việc học trực tuyến trực tiếp, vừa là người xây dựng kế hoạch day học thực hiệnđóng gói toàn bộ bài giảng có kiến thức liên quan đến nhiệm vụ phân công cho HS, sau

đó lả quan sát kha năng thực hiện nhiệm của HS thông qua tiễn độ hoàn thành các nhiệm

vụ học tập đề từ đó đưa ra những định hướng phù hợp giúp HS hoàn thành các nhiệm

vụ học tập một cách nhanh chóng, chính xác và thuận lợi nhất.

Với hình thức này, dạy học giáp mặt chỉ là một phần rất nhỏ như triển khai kếhoạch, nhiệm vụ cho HS thực hiện ở cuối tiết học trước, đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm của của HS trên nên tảng học tập trực tuyến Lúc nay, day học trực tuyến là chủ

yêu, HS có thê tự khai thác, tìm hiểu tài liệu, tự học kiến thức mới, sau đó làm các bài

tập trực tuyến và tự học lại bài học với số lần mong muốn đề hiểu rõ hơn kiến thức cần

16

Trang 18

học Đồng thời, HS có thẻ tự kiểm tra kiến thức của mình sau mỗi bài học, tự đánh giákết qua học tập của ban thân dé qua đó có thê điều chỉnh quá trình TH của minh Bêncạnh đó, HS có thẻ tự trao đôi kiến thức và các vấn dé thắc mắc của mình với GV hoặc

các bạn HS khác ngay trên nền tang học tập trực tuyến mà không cân di chuyển tới lớp học trực tiếp Bên cạnh đó, GV có thể tô chức các hình thức tự học theo nhóm, seminar, giao nhiệm vụ theo nhóm cho HS, các HS có thé vẫn tự học nhóm nhưng

không nhất thiết phải gặp nhau ma có thé cùng nhau giải bai tập, hoặc thảo luận một van

dé do GV đưa ra, tiến hành thảo luận và trao đôi với nhau qua điển đàn, việc thực hiệncác hoạt động này giúp HS gắn kết hon, rén luyện tinh than làm việc tập thé mà nhucầu xã hội hiện nay rat can

Mức độ học tập ở hình thức nay phù hợp với những nội dung bai tập vận dụng,

những nội dung không cần đạy học giáp mặt, đây là hình thức phát huy tôi đa năng lực sáng tạo của HS và HS tích cực, chủ động hoàn toàn trong việc tự học, tự nghiên cứu dé

lĩnh hội được tri thức Hình thức nảy hoản toan tạo môi trường tự do, độc lập, tích cực

khám pha, tìm hiéu trong học tập của HS với hình thức day học trực tuyến là chú yếu.Đây là hình thức giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc day những kiến thức

không cần phải học giáp mặt tại lớp.

DẠY HỌC DH CÔ HO TRỢ HỌC MỌT NỌI HỌC MOT KHOA

DẠY HỌC GIAP MAT DẠY HỌC TRỰC

———

a HINH THUG 3

eae = HÌNH THỨC 2 Tổ chức DH giáp HÌNH THỨC 4 mặt ở lớp, + HS TH một phần Kiện xuất, HS ne dn sập và HS TH hoàn toàn

JP“2eAprp- , thức trên trang E- đệ thẳng hỏa những một nội ung bai học:

tả Tụ lôi nà TH # Learning kết hợp với kiến nhức dã dược trên trưng

È-Hình 1 Các hình thức dạy học theo B-Learning (Ngọc, 2021)

17

Trang 19

* Các mức độ theo B-Learning

Theo nghiên cứu của Đại học Cambridge va áp dung tại nhiều trường đại học

danh tiếng cũng như các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp khác, B-Learning có ba mức

độ tùy thuộc vào nhu cau, cơ sở vật chất, chương trình đảo tạo, trình độ tin học và sử

dung máy tính của người day và người học [21].

Bảng 1.Cac mức độ của B-Learning [21]

thông tin và mạng Internet

dé tìm kiếm tài liệu liên

quan tới môn học dé thực

cho bài học được thực hiện

quá email, forum hoặc trực

nhiệm vụ học tập, tham gia

các hoạt động kiểm tra

luận, trao đôi thông tin qua

email, forum hoặc trực tiếp

trên lớp.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà giáo dục, tỉ lệ vàng trong dạy học kết hợp

giữa dạy học giáp mặt và dạy học trực tuyến hiện nay là 30/70 Với tỉ lệ này, các hoạtđộng DH trực tuyến chiếm vai trò chủ dao, việc học được cá nhân hóa rất cao Nhận

thức về vai trò của người day và người học đã thay đối, trong đó người day là người định hướng cho quá trình học, còn người học là người chủ động tìm kiếm, chia sẻ thông

tin và hoàn thành quá trình lĩnh hội tri thức [17]

1.2.3 Cấu trúc của B-Learning

Theo Carman, mô hình B-Learning gồm 5 thành phan chính, nó được xem như là

5 yếu tô quan trọng của một quá trình học tập kết hợp Các thành phần đó bao gồm: hoạtđộng đồng bộ (Live Event), tự học tập (Self— Paced Learning), cộng tac (Collaboration),

18

Trang 20

đánh giá (Assessment), tài liệu hỗ trợ (Performance Support Materials) (Yongxing,

2008)

học tập một cách cá nhân theo thời gian biểu, tốc độ học tập của riêng mình, chăng hạn như dao tao tương tác, dựa trên Internet hoặc CD-ROM, Day lả thành phần đặc biệt

giúp cho HS được phát triển một cách tối đa

Hoạt động cộng tác (Collaboration): trong đó người học giao tiếp, trao đôi vathảo luận nhau với nhau thông qua email hay theo chuỗi va trò chuyện trực tuyến khác

Hoạt động đánh giá (Assessment): Một trong những yếu t6 quan trọng của mọikhóa học dù được dạy theo mô hình nao, là kiểm tra, đánh gia, day là thước do kiénthức của người hoc Trong khóa học B-Learning, cần có hình thức kiểm tra, đánh giá

cho cả việc học trực tiếp va trực tuyến, bao gồm đánh giá trước khi học va sau khi học

Đánh giá trước có thé dién ra trước các sự kiện trực tiếp hoặc theo nhịp độ cá nhân, đềxác định kiến thức đã có, và đánh giá sau có thé dién ra sau các sự kiện học tập trựctuyến hoặc theo lịch trình, dé đánh giá quá trình học tập

Tài liệu bỗ trợ (Performance Support Materials): Các tải liệu tham khảo giúp

nâng cao khả năng duy trì và chuyên giao kiến thức, bao gồm các bản tải xuống PDA

và PDE.

19

Trang 21

Như vậy, tùy vào đặc điểm, năng lực, khả năng người học và điều kiện cơ sở vậtchất, nội dung giảng dạy mà người dạy có thê biến tấu mô hình B-Learning theo mộtcách nào đó dé phù hợp với hoạt động giáo dục của mình Tuy nhiên, bat kỳ mô hình B-

Learning nao cũng phải có đủ các thành phần nêu trên.

1.2.4 Các mô hình dạy học theo B - Learning

Theo tài liệu của Oskah Dakhi, Jama, Dedy Irfan, Ambiyar, Ishak (2020) [22] da

giới thiệu các mô hình học tập B-Learning (Hình 3) dang được áp dung trong các cơ sở

giáo dục hiện nay: Mô hình vòng xoay; Mô hình linh hoạt; Mô hình tự kết hợp; Mô hình

học ảo.

M6 hình

Xeay vòae

Hình 3 Các mô hình B - Learning 1.2.4.1 Rotation Model (Mô hình xoay vòng)

Mô hình xoay vòng là dạng tích hợp học trực tuyến va học trực tiếp trong lớp học

với một lịch trình được thiết lập có trực tự Mô hình xoay vòng bao gồm bốn mô hình

con, cụ thê:

Station-Rotation Model (Trạm xoay vòng)

Trong mô hình này, HS luân phiên gữa các trạm trong lớp và ít nhất một trong cáctrạm nảy bao gồm một thành phan học tập trực tuyến Các trạm khác liên quan đến các

phương pháp học tập truyền thông, chăng hạn như thảo luận nhóm, bài giảng, làm việc nhóm, dự án và tỷ lệ phan trăm HS xoay vòng từng trạm theo lịch trình do GV quy

định (Hình 4)

Trang 22

P a \

tuyến ido viên lo)

Mơ hình xoay vịng này tương tự như mơ hình trên, nhưng thành phan học trựctuyến diễn ra trong phịng thí nghiệm, mĩ được thiết kế đặc biệt cho quá trình học tậptrực tuyến (E-learning) HS luân phiên việc học giữa học trên lớp va học ở các phịng

Hưởng dẫn trực tiếp Hưởng dẫn trực tiếp.

#ộn/Khĩa học Mộ nàng/Khoa học xã hội

Trang 23

Flipped-Classroom Model (Lớp học đảo ngược)

Lớp học thay đôi vai trò của GV và HS, trao quyền cho HS thay vì coi GV là tâm

điểm GV trong mô hình này có vai trò là người thực hành hướng dẫn có giám sát và chỉ

hỗ trợ cá nhân khi cần HS sẽ danh thời gian ở nhà dé học các bài giảng video trực tuyến được cung cấp sẵn và thơi gian trên lớp được ưu tiên cho thảo luận vả giải đáp thắc mắc.

Kiểu lớp học đáo ngược khá phù hợp với nên giáo đục của nước ta hiện nay, nókhông đòi hỏi quá nhiều về đội ngũ GV cũng như cơ sở vật chất Kiều dạy học này giúpngười day và người học tiết kiệm được thời gian trên lớp học, đặc biệt là giúp phát triểnNLTH của HS Đối với những kiến thức cơ bản, GV có thê thiết kế dưới dạng bải họctrực tuyên dé HS tự học ở nhà và đành thời gian trên lớp dé rèn luyện cho HS các Kỹ

năng như: Kỹ năng thực nghiệm, Kỹ năng thuyết trình [23]

Trong nghiên cứu của viện Medical Education và năm 2018 đã chỉ ra rằng Phươngpháp Flipped elassroom là một phương pháp dạy học tích cực có liên quan đến thànhtích học tập cao hơn và cho kết quả học tập ở cấp độ cao hơn, điều nảy đã trở nên rõrang hơn trong những năm gan đây|24].

Các hoạt động học tập dựa trên nên tảng khóa học trực tuyến HS tự học kiến thức

mới ở nhà thông qua các tai liệu học tập mà GV cung cấp Đồng thời, GV có thé hướng dan HS thực hành hoặc cho HS thảo luận nhóm, thuyết trình xung quanh các kiến thức

mà HS đã học trước ở nhà Hình 6 mô tả vẻ kiêu lớp học đảo ngược, HS học nội dung bài mới ở nhà và làm bài thí nghiệm, bài tập trên lớp học Kiều lớp học đảo ngược khá

phù hợp với nền giáo dục của nước ta hiện nay, nó không doi hoi quá nhiều về đội ngũ

GV cũng như cơ sở vật chất Kiểu dạy học này giúp người dạy và người học tiết kiệm

được thời gian trên lớp học, đặc biệt lả giúp phát triển năng lực tự chủ vả tự học của HS.

Đối với những kiến thức cơ bản, GV có thể thiết kế dưới dang bài học trực tuyến dé HS

tự học ở nhà và đành thời gian trên lớp dé rèn luyện cho HS các Kỹ năng như: Kỹ năng

thực nghiệm Kỹ năng thuyết trình, [23] (Hình 6)

tvNw

Trang 24

Hình 6 Lớp học đảo ngược

Individual-Rotation Model (Vòng xoay cá nhân)

HS hoạt động luân phiên diya trên nhu cầu riêng của từng cá nhân mà không canluân phiên giữa các trạm có sẵn như các mô hình trên Vi dụ, những HS có nhu cầu caotrong việc học có thẻ được đưa vào các nhóm nhỏ riêng biệt mà nhóm đó không yêu cầutat cả HS phải tham gia (Hình 7)

Trang 25

1.2.4.2 Flex Model (Mô hình linh hoạt)

Đây lả một trong những loại mô hình được tìm kiếm và ưu tiên ứng dụng nhiều

nhất trong phương pháp B-Learning HS hoàn toàn có thê tự do chọn lựa lịch trình học

tập linh hoạt phù hợp với nhu cầu của họ, đông thời tự chọn tốc độ học của riêng mình Tuy nhiên, với mô hình học tập lĩnh hoạt Flex, HS sé học tập độc lập, việc học chủ yeu

là tự nghiên cứu trong môi trường kỳ thuật số nên đòi hỏi yêu cầu cao vẻ ý thức tự giáccủa người học GV ở đây chỉ đóng vai trò là người cung cấp nội dung khóa học hướng

dan khi cần thiết Mô hình học tập linh hoạt Flex mang lại cho HS sự tự ý thức và kiểm

soát cao với việc học của mình (Hình §)

ore Không gian học tập và hợp tác @e0

Ol On aids aidi: @ee

a

oder ĐĐĐĐ¡

CO omne teoming © Otse eomisg @ == ©) Poreprotessiones

Hinh 8 M6 hinh linh hoat

1.2.4.3 Self-Blend (Mô hình tự kết hợp)

Mo hình tự học Self-Blend cho phép các môn học năm ngoài chương trình học

truyền thống ở các trường học hay một khu vực nhất định HS tham gia các lớp học

truyền thống nhưng sau đó sẽ ghi danh vào các khóa học để bỏ sung cho các chương

trình nghiên cứu thường xuyên của họ thông qua các khóa học trực tuyến được cung cấp

từ xa Đối với phương pháp học nay, dé thành công HS phải có động lực cao Bên cạnh

Trang 26

đó, các trường cần có các nền tảng công nghệ dé thông qua hệ thông quản lí học tập cóthé cung cap cho HS của mình những khỏa học trực tuyến chất lượng.

Ví dụ: Quakertown Community School District (QCSD) ở Pennsylvania cung cấp cho HS từ lớp 6-12 tùy chọn tham gia một hoặc nhiều khóa học trực tuyến Tat cả HS

hoàn thành khóa học định hướng không gian mạng trước khi ghi danh Các khóa học

không đồng bộ và HS có thé thực hiện chúng bat cứ lúc nào trong ngày QCSD đã tạo

ra “phòng chờ trực tuyến" nơi HS có thê làm việc với khóa học trực tuyến của họ ởtrường, nhưng họ cũng được miễn phí hoàn thành các khóa học tử xa nếu họ thích Các

GV ghi lại cho các khỏa học là các GV trực tuyến, hầu hết trong sé ho cting dath cac

khóa học trực tuyến cho QCSD Hình 9 minh hoa mô hình QCSD.

1.2.4.4 Enriched Virtual Model (Mô hình học ảo)

Mô hình Enriched Virtual là một giải pháp thay thé cho trường học trực tuyển toàn

thời gian, cho phép HS hoàn thành phân lớn bài học trực tuyến ở nhà hoặc bên ngoài trường học, nhưng đến trường dé tham gia các buổi học trực tiếp bắt buộc với GV.

Không giống như Flipped Classroom, các chương trình Enriched Virtual thường không

Trang 27

yêu cầu đi học hằng ngày; một số chương trình có thể chỉ yêu cau tham dự hai lần một

tuân, chăng hạn

Mô hình này được nhiều trường đại học trên thế giới và Việt Nam sử dụng dé đào

tạo các chương trình đại học không tập trung Một khóa học/ môn học theo mô hình này

là sinh viên phải tham gia các budi học trực tiếp với giảng viên và sau đó được tự do

hoàn thành khóa học từ xa theo các hướng dẫn thông qua hình thức học trực tuyến(Online) Giảng viên phụ trách học trực tuyến và trực tiếp đều cùng một người Mô hình

này xuất phát từ những hạn chế của các khóa học trực tuyến (Online Learning), với

mong muôn cung cấp cho sinh viên nhiều trải nghiệm thực tế của trường học hơn (HÌnh

Hướng din và nội dung trực tuyến Bố sung kiến thức trực tiếp

CC{ Ontine tearing @ Oftine tearing @ Teacher

Hinh 10 M6 hinh hoc ao

Sau khi chúng tôi tim hiểu về các mô hình của B-Learning, chúng tôi nhận thay

rằng các mô hình tuy da dạng và linh hoạt trong các hình thức triển khai đáp ứng các

yêu cầu, mục tiêu giáo dục khác nhau nhưng các mô hình cũng có những đặc điểm chung

khi tổ chức đó là đều có sự kết hợp chặt chẽ giữa việc học trực tiếp và trực tuyến

GV khi áp dụng vào thực tiễn DH có thê lựa chọn linh động đơn lẻ một hình thức hoặc pha trộn kết hợp chúng với nhau một cách linh hoạt nhằm hướng đến mục đích

Trang 28

giáo dục và yêu cầu cần đạt dé ra ban đầu GV cần dựa vào tình hình cụ thé như đặcđiểm môn học, chủ đề, bài học cũng như điều kiện vật chất và năng lực của bản thân,

nhà trường và HS vì mục dich cuối củng khi áp dụng các phương pháp là hướng đến xây dựng những phẩm chat năng lực để các em có thẻ hội nhập khi bước vào đời.

Dựa vào những ưu nhược điềm va các tinh chất của các loại mô hình đạy học theo B-Leaning, trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn vận dụng kiểu dạy học lớp học

dao ngược (Flipped-classroom) tổ chức dạy mạch nội dung chủ đề "Dong lượng”thuộc GDPT 2018 Vật li 10 Dé có thé vận dụng mô hình Flipped-classroom việc quantrọng là thiết kế và xây dựng lớp học điện tử hiệu quả sao cho HS có thé tự đánh giá và

đánh giá lẫn nhau, chia sẻ tài liệu, trao đôi với bạn bè và với GV một cách nhanh chóng

trên chính lớp học điện tử nay.

1.2.5 Quy trình tô chức dạy học theo mô hình B-Learning

Dựa trên các bước xây dựng tiền trình day học theo Công văn 5512 được Bộ

GD&ĐT ban hành tháng 12 năm 2020, chúng tôi xây dựng quy trình tô chức day học

theo hướng bồi dưỡng NLTCTH cho HS theo B-Learning gồm 3 giai đoạn như sau:

4 Giai đoạn chuẩn bị

Bước 1: Giới thiệu

GV sẽ phố biến cho HS các mục tiêu, nội đung, nhiệm vụ học tập chính trong bai,chủ dé GV giúp HS xác định được van đề/ nhiệm vụ học tập cụ thẻ cần giải quyết trongbài học (vào tiết trước tại lớp hoặc qua lớp học điện tử được thiết kế với sự hỗ trợ củaMoodle) Ngoài ra GV cũng hướng dẫn HS về các nội quy khi tiền hanh học tập nhưquy tắc kiểm tra đánh giá, cách sử dụng công cụ hỗ trợ, hệ thông quản lý trực tuyển,

GV còn đóng vai trò là người hướng dan, định hướng giúp HS xây đựng kế hoạch

tự học cho riêng mình HS cũng có thể tự lập kế hoạch tự học dé giải quyết vẫn dé/

nhiệm vụ nêu trên hoặc chọn làm theo kế hoạch tự học mà GV đưa ra

Mục tiêu chính của giai đoạn này là HS phải nắm rõ các nhiệm vụ học tập và xây

dựng được cho mình một kế hoạch tự học phù hợp với thời lượng cho phép đáp ứng

được các yêu cầu đề ra

Bước 2: Tự học: (trực tuyến)

Trang 29

HS đóng vai trò chủ thé chính của hoạt động học tập, hình thành kiến thức mới/

giải quyết van dé/ thực thi nhiệm vụ đặt ra từ bước 1 HS dựa vào kế hoạch tự hoc ma

mình đã xây dựng tiễn hành thực hiện các nhiệm vụ học tập dé ra HS sẽ tiến hành tìm kiểm kiến thức, giải pháp cho các van đẻ, HS lựa chọn hình thức học tập phù hợp với

ban thân và lựa chọn khung thời gian, địa điểm thích hợp sao cho HS có thê thoải máinhất khi thực hiện các nhiệm vụ Bên cạnh đó HS còn tự đo kiểm soát thời lượng mà

mình đảnh cho môn học, sao cho đảm bảo cuỗi cùng HS vẫn đáp ứng được các tiêu chí

mà kế hoạch đề ra GV sẽ là người hỗ trợ, giúp HS quản lý kế hoạch học tập của mình.

Sau khi HS tự tìm hiéu nội dung bai mới theo hướng dẫn tự học ở từng bai Dé kiêm tra mức độ tiếp thu kiến thức của HS, GV thiết kế các nhiệm vụ học tập cho HS hoàn thành ghi nhận trên hệ thông E-learning.

Trong quá trình tìm hiểu nội dung bài mới HS có thé ghi lại những nội dung chưa

hiểu vào giấy hoặc ghi trực tiếp trên điển đàn học tập ở hệ thống lớp học điện tử

4 Giai đoạn tô chức dạy học

Bước 3: Báo cáo và trao đôi

GV kiểm tra kết quả tự học ở nhà của HS, tổng hợp câu hỏi (van dé) thắc mắc của

HS HS sẽ tiến hành báo cáo với GV về các công việc đã thực hiện Việc báo cáo có thể được triển khai khi HS đã hoàn thành xong công việc hoặc ngay trong giai đoạn HS

đang thực hiện công việc nhằm giúp GV nắm bắt thông tin HS kịp thời đề từ đó đưa racác giải pháp, định hướng hỗ trợ HS Giai đoạn này có thẻ điển ra tại lớp học hoặc trên

một nên tảng trực tuyến nảo đó với sự thông nhất giữa GV và HS Việc báo cáo và trao

đổi không nhất thiết phải có sự tham gia đồng thời của GV và tất cả HS của lớp học mà

có thé chỉ có GV với cá nhân hoặc nhóm HS.

Sau khi HS báo cáo, trao đôi với GV về các kiến thức chưa hiệu, GV chốt lại kiến

thức qan trọng của bài học và cho HS làm các bai tập luyện tập, củng cố kiến thức

Bước 4: Vận dụng.

GV thiết kế các bài tập vận dụng định tính, vận dụng định lượng, bài tập thiết kế

vả giao cho HS thực hiện.

HS có thê thực hiện bài tập trong tiết học hoặc ngoài giờ học trên lớp, sau đó nộp

báo cáo dé trao đôi, chia sẻ và đánh giá vào thời điểm phù hợp.

Trang 30

4 Giai đoạn kiểm tra đánh giá

Bước 5: Giao nhiệm vụ mới.

Kiểm tra và đánh giá: thường sẽ lồng ghép vào giai đoạn báo cáo và trao đổi dé đánh giá biểu hiện, sản phẩm của HS Ngoài ra, GV cũng có thẻ thực hiện giai đoạn này

thông qua một bải kiêm tra cuối đợt đề đánh gia toàn bộ quá trình học tập của HS Mụctiêu của giai đoạn này là đánh giá kết HS thu thập được trong suốt tiền trình tự học sovới chuẩn quy định ban dau, từ đó phản hồi đến HS những ưu điểm, hạn chế dé HS kịpthời nắm bắt, thay đổi Ngoài ra giai đoạn này cũng là tiền đề cho giai đoạn đầu tiên

thông qua việc GV kiểm tra HS trước từ đó xác định nội đung cho bài học tiếp theo.

Sau khi học trên lớp, dưới sự hướng dan của GV, HS về nha thực hiện các nhiệm

vụ được giao, tự tìm hiểu kiến thức mới, giải quyết vấn đề (ở bước 1) và cứ như thế tiếp

tục các hoạt động như các bước đã nêu trên.

Các giai đoạn trên sẽ diện ra thành một vòng lặp khép kín tạo thành quy trình Trong

quy trình tô chức lớp học theo mô hình B-Learning, các giai đoạn có thé hoán đôi vị trí cho

nhau; thời lượng giữa các giai đoạn có thẻ tăng hoặc giảm tùy vào đối tượng HS và nộidung giảng day; việc tô chức lớp học có thẻ theo hình thức trực tuyến hay trực tiếp

1.2.6 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng hình thức B-learning ở Việt Nam

1.2.6.1 Thuận lợi:

GD Việt Nam đang trên con đường đôi mới, Bộ GD&ĐT đang chú trọng và day

mạnh ứng đụng CNTT vào day học đây là một lợi thể cho việc ứng dụng mô hình dạyhọc B-Learning vao dạy học (Thông tư 37/2020/TT-BGDĐT) Hệ thông GD nước tađang đổi mới chuyên từ giảng dạy, tập trung vào việc truyền tải thông tin trực tiếp, tir

GV làm trung tâm sáng HS làm trung tâm, bên cạnh đó việc một số nhà GD đang chú

trọng đến việc thay đôi hình thức, mô hình đạy học nhằm phát triển PC và NL ở HS điều

nay tạo cho mô hình day học B-Learning với những ưu việt của mình có cơ hội đượcvận dụng vao day học nhiều hơn

Với những ưu điểm nôi bật, B-Learning mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng

(tường học, HS, GV) như: giảm chi phí đảo tao, tiết kiệm thời gian, kiểm soátquá trình học, nội dung bài HS động hơn, không phụ thuộc nhiều vào thời gian và địa

Trang 31

điểm, tăng tính tương tác giữa GV và HS, bài giảng được cập nhật liên tục, nâng cao

hiệu quả đào tạo [26]

1.2.6.2 Khó khăn:

Xong bên cạnh đó đạy học theo mô hình B-Learning vẫn còn ân chứa một số hạn chế nhất định và nhiều thách thức không nhỏ:

- Vẫn còn tình trạng dạy học vẫn theo lối truyền thong và quan lý thời gian học tập

qua mạng Internet chưa hiệu quả Dẫn đến GV gặp khó khăn trong việc quản lý việc họctrực tuyến của HS.

- Chất lượng nguồn tai khóa học học điện tử là nhân tố quyết định đến số lượng

người tham gia học và tỉnh thần học tập của HS Dé khóa học học điện tử có chất lượng đòi hỏi tốn nhiều công sức của GV Nhiều GV giỏi về chuyên môn và khả năng sư phạm, nhưng kỹ nang sử dụng công nghệ (ghi hình, thu âm, sử dụng phan mềm) còn hạn ché,

nên chưa phát huy được hết khả năng của mình

- Việc xây dựng lớp học điện tử doi hỏi phải có hạ tầng CNTT & TT đủ mạnh, có

đường truyền cáp quang, xây dựng website trường học và website E-learning hoàn chỉnh

chi phí cao, nêu không tận dụng hết khả nang của website sẽ gây lãng phí

- Học tập theo mô hình B-Learning đòi hỏi người học phải có tinh thần tự học, do

ảnh hướng cách học thụ động truyền thống, tâm lý học phải có thay (không thay đồ mày làm nên), nội dung quá tải tại trường dẫn đến việc tham gia học online chưa trở thành

động lực học tập.

- Nhiều HS nghéo, nhất là ở vùng sâu vùng xa, chưa thê trang bị máy vi tính kếtnỗi internet, nhiều thông tin không tốt trên mạng internet dẫn đến gia đình lo lắng khicon em vào mạng cũng là những lý do lam han chế HS học online đối với HS phô thông

Việt Nam.

Dé triển khai day học B-Learning có hiệu quả, một số giải pháp được đề xuất nâng

như cao nhận thức của GV về day học phát triển NL; rèn luyện Kỹ năng str dụng công nghệ

thông tin của GV và HS; triển khai dạy học BL theo lộ trình từ mức độ cơ bản đến mức độ

cao dan; tăng cường hình thành thói quen hoc tập đa dang cho HS Đối với các trường trunghọc phô thông việc tô chức dạy học B-Learning cần có kế hoạch cụ thé như: khảo sat tiềmnăng đáp ứng đạy học B-Learning ở mức độ nào của đội ngũ GV và cơ sở vật chất có chính

30

Trang 32

sách, chế độ khuyến khích và hỗ trợ cho GV trong day học B-Learning; tăng cường bồidưỡng, tập huấn nang cao chuyên môn, nghiệp vụ của GV về day học B-Learning C an có

cán bộ chuyên trách phục vụ sự hoạt động của hệ thông E-learning Tuy nhiên, theo quy định hiện tại chưa có biên chế cho hoạt động này ở các trường phê thông.

1.3 Tong quan về năng lực tự chủ và tự học

1.3.1 Khái niệm năng lực

Van dé NL đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước bàn luận, đánh giá từ nhiều

góc độ, quan điểm khác nhau.

Theo quan điểm của Triết học thì “Nang lực của con người là sản phẩm của sự

phát triển xã hội, nang lực không những do hoạt động của não bộ quyết định mà trước hết là do trình độ phát triển của lịch sử mà loài người đã đạt được” Theo định nghĩa trên thì năng lực là thành tỗ gắn liên với sự phát triển của xã hội va phụ thuộc vào hệ thông

giáo dục ứng với giai đoạn lịch sử đó.

Năng lực được xét trong khía cạnh về tâm li, giáo dục học “Năng lực có thê đượcđịnh nghĩa như là một khả năng hành động hiệu qua bằng sự cô gắng dựa trên nhiềunguồn lực” [27],

Trích từ điển tâm lí học [28]: “Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lí cá nhân, đóng vai trò điều khiến bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực biện tốt một dạng hoạt động nhất định".

Chương trình GDPT tông thẻ của Việt Nam đã xác định “NL là thuộc tính cá nhân

được hình thành, phát triển nhờ tố chat sẵn có và quá trình học tap, rèn luyện, cho phép

con người huy động tông hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như

hứng thú, niềm tin, ý chi, thực hiện thành công một loạt hoạt động nhất định, đạt kếtquả mong muốn trong điều kiện cụ thé” [26]

Dựa trên các nghiên cứu, chúng tôi định nghĩa máng luc của học sinh là kha năng

lĩnh hội kiến thức, làm chủ kĩ năng và có thái độ phù hợp với lita tuổi và kết hợp chúng

một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những

van dé trong cuộc sóng thực tế

1.3.2 Khái niệm năng lực tự chủ và tự học

1.3.2.1 Khái niệm tự chủ

31

Trang 33

Theo SGK Giáo dục Công dân lớp 9, tự chủ được định nghĩa như sau: “Ty chủ là

làm chủ bản thân, lam chủ được suy nghĩm tinh cảm, hành vi của minh trong mọi hoàn

cảnh, điều kiện cuộc song Người tự chủ luôn có thai độ bình tinh tự tin, biết tự điều

chỉnh thái độ, hành vi của mình; biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân minh”[29].

Tự chủ còn được hiéu với ý nghĩa, “Ty” là tự mình làm điều gi, tự minh suy nghĩ.

tự mình đưa ra quan điểm, ở đây nói cách khác, bản thân là yếu tố tự tác động đến mọivấn đề; còn “Chu” được hiểu là chủ quyền, sự dân chủ Hiéu một cách đơn giản nhất,

tự chủ là kha năng tự bản thân mình sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt, xuất phát từ

chính bản thân mà không chịu sự tác động hay ép buộc của bat kỳ ai Tự chu cũng được

thé hiện qua hành động, lời nói, tình cảm của mỗi cá nhân.

Theo Leni Dam, tự chủ trong học tập là mong muốn và kha năng người học có thé điều khiển và giám sát việc học của chính họ Người học tự chủ luôn là là người đóng vai trò chủ động trong quá trình học của họ, tự đưa ra ý kiến và nắm bắt lay các cơ hội

học tập, thay vì chỉ đơn thuần đáp ứng những yêu cầu của từ phía GV vả việc học đượcxem là kết quả của quá trình NH chủ động kết giao với thé giới [30]

Từ các định nghĩa trên về tự chủ, ta có thể xáy dung nội hàm khái niệm tự chủ nhiesau: “Tự chủ là chu dong kiếm soát thai độ, hành vi và thời gian dé cá nhân tự chiếm

lĩnh kiến thức và truyền đạt kiến thức nhằm mục đích thực hiện có hiệu qua các hoạt động hay nhiệm vụ được giao” Người tự chù có các biéu hiện sau:

Có thái độ bình tĩnh, tự tin trong mọi trường hợp, vấn đề Tự tin vào năng lực, khảnăng của ban thân, tin vào điều ban thân sẽ làm va tin vào kết qua mình mang lại Biết

tự điều chỉnh hành vi của bản thân, biết khi nào sai dé nhận ra và sửa chữa lỗi lầm Tựđánh giá tự kiểm tra bản thân cũng là biểu hiện của tự chủ Biéu hiện của tự chủ cònđược thẻ hiện qua cách cư xử ở môi trường cuộc sống bên ngoài, từ sự khéo léo trong

câu nói, ngôn ngữ sử dụng giao tiếp, đến biểu hiện xử lí tình huỗng gặp phải nhẹ ngàng,

thấu đáo, hiệu quả

1.3.2.2 Khái niệm tự học

Theo Bolhuis và Garrison thì “Tự học là sự tích hợp của việc tự quản lý với tự

kiêm soát của người học, đó là quá trình mà người học tự theo đồi, đánh giá va điều

Trang 34

chỉnh chiến lược nhận thức của mình Người học là chủ thẻ trong sự hợp tác chặt chế

của giáo viên và các bạn học cùng lớp” [31].

Theo Từ điển Giáo dục học - NXB Từ điển Bách Khoa 2001, “Tự học" là "quá

trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành không

có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và sự quản lí trực tiếp của cơ sở giáo dục, đào

tạo” [32].

Theo Nguyễn Ky thì “Tu học nghĩa là người học tích cực chủ động tự minh tim ra

bằng hành động của mình, tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, học bạn, học thầy

và học mọi người Tự học là tự đặt mình vảo tình huống học, vảo vị tri của ngưởi tự

nghiên cứu, xử lý các tình huống, giải quyết các van dé đặt ra cho minh dé nhận biết van

dé, thu thập xử lý thông tin cũ, xây dựng các giải pháp giải quyết van đẻ, thử nghiệm

các giải pháp ” [33].

Theo Nguyễn Ngọc Bảo, “Tự học là việc người học có thể tự mình tìm ra kiếnthức, khai thác kiến thức bằng hành động của chính mình, tự the hiện mình và hợp tácvới các bạn, tự tô chức hoạt động học, tự kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động

học của minh” [33].

Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng “Ty học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp cùng với các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tinh cam, cả nhân sinh quan, thé giới quan dé chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết

mới nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của minh”[34].

Tác gia [35] cho rằng “Tu học là hình thức hoạt động nhận thức của ca nhân nhằmnăm vững hệ thống tri thức và kĩ năng đo chính bản thân người học tiền hành ở trên lớp

hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được quy

định".

Từ việc tìm hiểu nội hàm các quan niệm TH của một số tác giả trong và ngoài nước

dé cập ở trên, thi ta có thé hiéu: Tự học là quá trình người học tự mình thực hiện việc học

tập dé chiếm lĩnh tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo, những kinh nghiệm lịch sử xã hội qua

đó hoàn thiện bản thân Tự học có thé diễn ra cả ở trên lớp và ngoài lớp theo hoặc không

theo chương trình va sách giáo khoa đã được ban hành Đó là một hoạt động mang tính tích

cực, chú động, tự giác nhằm đạt được mục tiêu học tập xác định của người học Tự học giúp

33

Trang 35

người học củng cỗ, mở rộng, đào sâu, hệ thống hóa, khái quát hóa, rèn luyện kỹ năng, kỹ

xảo, tư duy độc lập sáng tạo, vận dụng vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiền.

tạo ”{36].

Theo Nguyễn Cảnh Toàn “Nang lực tự học được hiểu là một thuộc tính kĩ nang rat

phức hợp Nó bao gồm kĩ năng va kĩ xảo cần gắn bó với động co va thói quen tương ứng làm cho người học có thể đáp ứng được những yêu cầu mà công việc đặt ra" [34]

NLTH là sự bao hàm cả cách học, kĩ năng học và nội dung học “Nang lực tự học

là sự tích hợp tông thẻ cách học va kĩ năng tác động đến nội dung trong hang loạt tinhhudng - van dé khác nhau”.

Theo Lê Hiên Duong “Nang lực tự học là khả năng tự minh tim tỏi, nhận thức va vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao [37].

Theo Trịnh Quốc Lập “Nang lực tự học được thé hiện qua việc chủ thẻ tự xác định

đúng dan động cơ học tập của minh, có khả nang tự quản lý việc học của mình, có thái

độ tích cực trong các hoạt động đề có thé tự làm việc, điều chinh hoạt động học tập vàđánh giá kết quả học tập của mình, có thê độc lập làm việc va lam việc hợp tác với người

khác "(3§].

Trích trong bài báo của Nguyễn Thị Thu Hang, có đề cập theo Lương Viết Mạnhthì “Nang lực tự học là hành động tự khám phá, phát hiện những van đẻ, những kiến

thức mới trong quá trình học tập, từ đó vận dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có

vào tình huống cụ thé dé thực hiện có kết quá mục tiêu học tập đã dé ra” [39]

Theo Vũ Quốc Chung và Lê Hải Yến “Nang lực tự học là năng lực hết sức quantrong ma sinh viên đại học phải có, vì tự học là chia khóa tiến vào thế ky XXI, một thế

kỷ với quan niệm học tập suốt đời, xã hội học tập Có năng lực tự học mới có thẻ tự học,

34

Trang 36

mới có thẻ học suốt đời Vì vậy, học tập ở trường đại học quan trọng nhất là học cách tự

học” [40].

Như vậy, có thé hiểu: Nang lực tự học là kha năng xác định được nhiệm vụ học

tập một cách tự giác, chu động; tự đặt được mục tiêu học tập và no lực phan dau dé

thực hiện mục tiêu; có phương pháp học tập hiệu qua; điều chỉnh những sai sót, han

chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc góp ý

của giáo viên, bạn bê; chủ động tim kiểm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập

Dựa vào các mục 1.3.1 và 1.3.2, theo chúng tôi NLTCTH là được đặc trưng bởi

tính tự quyết định, sẵn sang chịu trách nhiệm về việc học của chính mình đề đạt đượcmục dich học tập của ban than Điều nay doi hai ở người học năng lực sản sàng quyếtđịnh, hành động đọc lập và hợp tac với những người khác với tư cách là một người có

trách nhiệm với việc học tập của mình.

1.3.3 Một số biểu hiện của NLTCTH

Tác giả Candy da liệt kê 12 biéu hiện của người có NLTH và ông chia thành 2

Trang 37

cơ học tập và bên bi, có tính độc lập, kỷ luật, biết định hướng mục tiêu và có Kỹ năng

hoạt động phù hợp

Tác giả Taylor đã xác nhận người tự học là người có động cơ học tập, bên bi, cótính độc lập, ky luật, tự tin và biết định hướng mục tiêu, có kỹ năng hoạt động phù hợp.Thông qua mô hình trên, tác giả đã phân tích ra có 3 yêu tố cơ bản của người tự học, đó

là thái độ, tinh cách và kỳ năng Có thẻ nhận thay, sự phân định đó để nhằm xác định rõ

rang những biéu hiện tư duy của bản thân và khả năng hoạt động trong thực té[41]

chung bao gồm NLTCTH, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết van dé và

sáng tạo) biểu hiện của NLTCTH của HS THPT được trình bay trong bảng sau[26]:

Bảng 2.YCCD về NL tự chủ và tự học đối với HS cấp Trung học phổ thông [26]

Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân

trong học tập và trong cuộc sống: biết giúp đỡ người sông ¥ lại

36

Trang 38

Đánh giá được những ưu điềm và hạn chế về tình cảm, cảm xúc

Tự điều chỉnh tình | của bản thân; tự tin, lạc quan.

cảm, thái độ, hành | Sẵn sảng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học

ví của mình tập và đời sông.

Biết tránh các tệ nạn xã hội.

Dieu chỉnh được hiệu biệt, kĩ năng, kinh nghiệm của cá nhân cân

song Thay đôi được cách tư đuy, cách biéu hiện thai độ, cảm xúc của

ban thân dé đáp ứng với yêu cầu mới, hoàn cảnh mới

Nhận thức được cá tính và giá trị sông của bản thân.

Năm được những thông tin chính về thị trường lao động, về yêu

Định hướng nghé | cầu và triên vọng của các ngành nghè.

nghiệp Xác định được hướng phát triên phù hợp sau trung học phô

thông; lập được kế hoạch, lựa chọn được các môn học phù hợp

với định hướng nghề nghiệp của bản thân.

Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được;

biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hanchế

Te học, ae hoển Tự nhận ra va điều chỉnh được những sai sót, hạn chê của ban

" thân trong quá trình học tập, suy ngâm cách học của mình, rút

tiện kinh nghiệm dé có thé vận dụng vào các tình huéng khác; biết

tự điều chỉnh cách học.

Biệt thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phân đâu cá nhân và các giá trị công đân

Ta có thẻ thay trong Chương trình GDPT Tổng the 2018, NLTCTH có rất nhiều

yêu cầu cân đạt vì có 2 thanh phan lả tự chủ và tự học luôn đi song hành với nhau

1.3.5 Dạy học theo hướng bồi dưỡng NLTCTH của học sinh theo B-Leaning

37

Trang 39

1.3.6.1 Định nghĩa năng lực tự học của học sinh theo B-Learning

Từ những nghiên cứu vẻ định nghĩa của các tác giả ở mục 1.3.3 về “Măng lực tự

chủ và tự học”, theo chúng tôi thì “Nang lực tự chủ và tự học của HS theo B-Learning

là kha năng tự chủ và tự học của HS qua việc tổ chức day hoc theo B-Learning có sự

hướng dan của GV".

1.3.6.2 Dic điểm, vai trò của day học theo B-Learning trong việc bồi dưỡng năng

Trong B-Learning, người học đóng vai trò là trung tâm của sự học, chủ động trong quátrinh học tập, có thê học mọi lúc, mọi nơi miễn rằng nơi đó có phương tiện hỗ trợ được

việc học Lúc này, GV sẽ chỉ là người hướng dẫn HS học tập chứ không đơn giản là

người phát thông tin vào đầu HS [42]

B-Learning lay HS làm trung tâm, tao cơ hội cho HS tự học một cách linh hoạt, kết hợp từ nhiều phương pháp dé học tap.[42] Tự học với B-Learing gúp HS có cơ hội tự chọn tài liệu và hình thức học tập phù hợp theo nhu cầu cá nhân Ở các lớp học truyền thông, các

tài liệu của HS thường là SGK, sách bài tập, vở ghi chép trên lớp, từ điển, số tay, Các tàiliệu này thường có đặc điềm là công kénh, đôi khi khó vận chuyền, tốn kém, khả năng lưutrữ thông tin chưa cao Sự ra đời của một số ứng dụng CNTT cũng như mang máy tính toàncầu (Internet) đã phan nao hồ trợ con người giải quyết các kho khăn đó Con người có thélưu trữ một khối lượng kiến thức không lồ chỉ với một chiếc máy tính Ngoài ra việc giao

lưu, hội nhập quốc tế hiện nay cũng tạo cơ hội cho con người cập nhật, tận dụng những

thành tựu do khoa học công nghệ mang lại Vì những lí do đó, khi tự học theo mô hình

B-Learning, HS sẽ có được cơ hội đẻ lựa chọn tài liệu và hình thức học tập phù hợp với nhu

cầu của cá nha; trong thời gian học tập HS không bị gò ép dùng một tài liệu duy nhất làSGK, cũng không nhất thiết phải học theo một hình thức duy nhất, HS có thê tự do chọnlựa hình thức học mà mình muốn học như học qua việc đọc tải liệu, học qua việc xem video,

38

Trang 40

học qua việc làm thí nghiệm ảo, ; HS có thé học với tốc độ mà minh mong muốn, có thétìm kiếm thông tin nhanh chóng va truy cập bất cứ lúc nao với mạng internet.

La một mô hình giảng dạy ngày càng phố biến, B-Learning yêu cau tat cả HS hoạch định kế hoạch trước khi học tap[42] Với lớp học truyền thống, HS chi học theo thời khóa biêu đã được nhà trường sắp xếp sẵn mà không phải tự cân đong thời gian học,

điều đó phan nào làm cho HS có tính ¥ lại, lệ thuộc vào sự sắp xếp của người khác,

không tự chủ được công việc của bản thân mình: ngoài ra dù thời gian biêu đó có không

phù hợp với phong cách học của mình Và di nhiên, dé hoàn thành các công việc đúng

hạn, HS phải tự biết cách sắp xếp thời gian học tập sao cho hợp lí, phù hợp với khả năng,

phong cách của bản thân.

Chính vi thé, di không can ai ép buộc, HS cũng đã có thói quen tự giác lên kế

hoạch cho việc học của mình.

B-Learning cũng cung cấp cơ hội dé người học mạnh dan đưa ra ý tưởng, thông

qua sự cộng tác nhóm trên mạng trước và sau buôi học[42] HS được rèn luyện các kĩ

năng giao tiếp, tạo sự tự tin và mạnh đạn trình bày những ý tưởng, quan điềm cá nhân.

HS được tham gia một loạt các tương tác; được tiếp cận nguồn thông tin nhanh chóng

Khi học với B-Learning, ngoài việc tiếp thu kiến thức mới, HS còn có cơ hội sử dụng kiến thức đó một cách sáng tao dé giải quyết các van dé trong cuộc sông hàng ngày thông qua một loạt các hoạt động đồng bộ và không dong b6[42] Sau khi đã tìm hiểu trước kiến thức mới ở nhà, HS sẽ được giải đáp các thắc mắc khi đến giờ học, được vận

dụng ngay kiến thức mà bản thân tự tìm hiểu vào việc giải quyết các van dé trong cuộcsong hàng ngày Với thời gian của một tiết học truyền thông, GV chỉ có thê giúp HS biết

và hiểu kiến thức, con việc vận dụng nó vào đời sống thi lại hiếm khi làm được Con khihọc với B-Learning, do HS đã tự tìm hiểu kĩ kiến thức trước ở nhà, nên thời gian của tiết

học trên lớp có thé được GV tận dụng ngay cho việc tô chức những hoạt động tìm hiểu

thé giới xung quanh vận dụng kiến thức vừa học dé giải quyết van đề cuộc sống Chính

vì the, HS mới cảm thấy việc học là có ích, có ý nghĩa đối với đời sống của mình|42].

Với B-Learning, kết quả học tập phản ánh ngay qua từng bài học chứ không phải

chờ đến làm bài kiểm tra Khi kết thúc một bài học hay khóa học, HS có thể kiểm tra

ngay kiến thức minh đã học thông qua các bai kiểm tra, bai thi đưới dang trắc nghiệm

39

Ngày đăng: 05/02/2025, 22:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] “Chương trình hành động của Tinh ủy Bắc Giang thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW - Chi tiẾ tin tức - Công thông tin điện tử tinh Bắc Giang"https:/sgd.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/ygLgruflAjDS/content/chuong-trinh-hanh-ong-cua-tinh-uy-bac-giang-thuc-hien-nghi-quyet-29-nq-tw (accessed Apr. 12, 2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình hành động của Tinh ủy Bắc Giang thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW- Chi tiẾ tin tức - Công thông tin điện tử tinh Bắc Giang
[4] “Bi thư Thanh ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên: Một nên giáo dục thực chất mới tao ra một xã hội phát triển thực chất | THPT Nguyễn An Ninh."https:/thptnguyenanninh.hem.edu.vn/n-tuc-giao-duc/bi-thu-thanh-uy-tphem-nguyen-van-nen-mot-nen-giao-duc-thuc-chat-moi-tao-ra-mot/ctmb/9 1 553/462060 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bi thư Thanh ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên: Một nên giáo dục thực chất mới taora một xã hội phát triển thực chất | THPT Nguyễn An Ninh
[5] A. Cedillo-Hernandez and L. Velazquez-Garcia, “Impact of the b-Learning Model on University Teaching,” /nternational Journal of Information and Education Technology, vol. 12, no. 5, pp. 378-383, 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impact of the b-Learning Modelon University Teaching
[8] T. H. Hoang and N. K. Đào, “T6 chức hoạt động day học theo b-learning đáp ứngyêu cầu đôi mới căn bản. toàn điện giáo dục va đảo tạo sau 2015,” Tạp chí Khoa họcĐại học Văn Hiển, no. 5, pp. 66-74, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: T6 chức hoạt động day học theo b-learning đáp ứngyêu cầu đôi mới căn bản. toàn điện giáo dục va đảo tạo sau 2015
[9] N. T. N. Vui, “Hứng thú học tập theo hình thức day học kết hợp của sinh viên trường Cao đăng Thực hành FPT: Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học chuyên ngành Tâm líhọc. Diss. Trường DHSP Tp. HCM., 2018.” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hứng thú học tập theo hình thức day học kết hợp của sinh viêntrường Cao đăng Thực hành FPT: Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học chuyên ngành Tâm líhọc. Diss. Trường DHSP Tp. HCM., 2018
[10] T. H. Minh, “Vận dụng mô hình blended-learning trong dạy học hoc phan" Tinhọc ứng dụng trong hóa hoc" thông qua hệ théng quan lý học tập Moodle: Báo cáotông kết đề tai Khoa học va Công nghệ cấp trường,” 2016.Social Sciences and Humanities, vol. 127, no. 6A, pp. 111-123, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng mô hình blended-learning trong dạy học hoc phan" Tinhọc ứng dụng trong hóa hoc" thông qua hệ théng quan lý học tập Moodle: Báo cáotông kết đề tai Khoa học va Công nghệ cấp trường
[12] “Luan văn: Bồi dưỡng năng lực tự học trong day học phan quang hình hoc.”https://www.slideshare.net/thuytrong 1/luan-van-boi-duong-nang-luc-tu-hoc-qua-day-phan-quang-hinh-hoc (accessed Apr. 12, 2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luan văn: Bồi dưỡng năng lực tự học trong day học phan quang hình hoc
[17] N. Van Dai -Dao Thị Việt Anh Trường Dai hoc Sư phạm Hà Nội. “XÂY DUNGKHUNG NANG LUC TỰ HOC CUA HOC SINH TRUNG HOC PHO THONGTRONG DAY HỌC HOA HỌC THEO MÔ HÌNH BLENDED LEARNING.”[I8] K. C. Pham and Q. C. Ton, “Teacher Professional Development: Blended Learning Courses,” VNU Journal of Science: Education Research, vol. 34, no. 3, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: XÂY DUNGKHUNG NANG LUC TỰ HOC CUA HOC SINH TRUNG HOC PHO THONGTRONG DAY HỌC HOA HỌC THEO MÔ HÌNH BLENDED LEARNING.”[I8] K. C. Pham and Q. C. Ton, “Teacher Professional Development: BlendedLearning Courses
[19] N. Wentworth, C. R. Graham, and T. Tripp, “Development of teaching and technology integration: Focus on pedagogy.” Computers in the Schools, vol. 25, no.1-2, pp. 64-80. 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Development of teaching andtechnology integration: Focus on pedagogy
[20] V. T. Giang and N. H. Nam, “Day học kết hợp: một hình thức phù hợp với day học đại học ở Việt Nam thời đại kỷ nguyên số," HNUE JOURNAL OF SCIENCE,Educational Sciences, vol. 64, pp. 165-177, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Day học kết hợp: một hình thức phù hợp với dayhọc đại học ở Việt Nam thời đại kỷ nguyên số
[21] S. Harvey, “Building effective blended learming programs,” Educational Technology, vol. 43, no. 6, pp. 51-54, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Building effective blended learming programs
[22] O. Dakhi, J. JAMA, and D. IRFAN, “Blended learning: a 21st century learning model at college,” Jnternational Journal Of Multi Science, vol. 1, no. 08, pp. 50-65, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Blended learning: a 21st century learningmodel at college
[23] N. Ð.T. Trúc and P. G. A. Vũ, “VAN DUNG MÔ HÌNH B-LEARNING VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG ‘CAM UNG ĐIỆN TU*-VAT LÍ 11 THPT VỚI SỰ HO TRỢ CUA GOOGLE CLASSROOM NHAM PHAT TRIEN NANG LUC TỰ HOC CUAHỌC SINH,” Tap chí Khoa hoc, vol. 16, no. 9, p. 424, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: VAN DUNG MÔ HÌNH B-LEARNING VÀODẠY HỌC CHƯƠNG ‘CAM UNG ĐIỆN TU*-VAT LÍ 11 THPT VỚI SỰ HO TRỢCUA GOOGLE CLASSROOM NHAM PHAT TRIEN NANG LUC TỰ HOC CUAHỌC SINH
[24] C.K. Lo, “Systematic reviews on flipped learning in various education contexts,”Systematic reviews in educational research: Methodology, perspectives and application, pp. 129-143, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Systematic reviews on flipped learning in various education contexts
[25] N.Ð. T. Trúc and P. G. A. Vũ, “VAN DUNG MO HINH B-LEARNING VÀODẠY HỌC CHƯƠNG ‘CAM UNG ĐIỆN TU*-VAT LÍ 11 THPT VỚI SỰ HO TRỢCUA GOOGLE CLASSROOM NHẰM PHÁT TRIEN NANG LUC TỰ HỌC CUAHỌC SINH,” Tap chí Khoa hoc, vol. 16, no. 9, p. 424, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: VAN DUNG MO HINH B-LEARNING VÀODẠY HỌC CHƯƠNG ‘CAM UNG ĐIỆN TU*-VAT LÍ 11 THPT VỚI SỰ HO TRỢCUA GOOGLE CLASSROOM NHẰM PHÁT TRIEN NANG LUC TỰ HỌC CUAHỌC SINH
(27] R. Ghosh, “Public education and multicultural policy in Canada: The special case of Quebec,” International review of education, vol, 50, no. 5-6, pp. 543-566, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Public education and multicultural policy in Canada: The special caseof Quebec
[28] V. Dũng, “Tir điển Tam lý hoc, trung tâm Khoa học xã hội va nhân văn quốcgia,” Viện tâm lý học, NXB Khoa học và xã hội, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tir điển Tam lý hoc, trung tâm Khoa học xã hội va nhân văn quốcgia
Nhà XB: NXB Khoa học và xã hội
[30] L. Dam, “Developing learner autonomy: The teacher`s responsibility,” Learnerautonomy in the foreign language classroom: Teacher, learner, curriculum and assessment, vol. 126, p. 150, 2003.learning: a multidimensional perspective,” Learn Instr, vol. 13, no. 3, pp. 327-347, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Developing learner autonomy: The teacher`s responsibility,” Learnerautonomy in the foreign language classroom: Teacher, learner, curriculum andassessment, vol. 126, p. 150, 2003.learning: a multidimensional perspective
[32] B. Hiền, N. V. Giao. N. H. Quỳnh, and V. V. Tảo, “Từ điển Giáo dục học, NxbTừ điển Bách khoa,” Ha ndi, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Giáo dục học, NxbTừ điển Bách khoa
Nhà XB: NxbTừ điển Bách khoa
[33] N.T. Hai, “Phuong pháp học tap chủ động ở bậc đại học,” Trung tâm nghiên cứucai tiễn phương pháp dạy và học Đại học, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhién-DH Quốc Gia TP. HCM, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phuong pháp học tap chủ động ở bậc đại học

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w