1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường ar trong dạy học chương phân tử liên kết hoá học môn khoa học tự nhiên 7 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh

147 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) trong dạy học chương phân tử - liên kết hóa học môn khoa học tự nhiên 7 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Mai
Người hướng dẫn TS. Vũ Thị Thu Hoài
Trường học Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học tự nhiên
Thể loại Luận văn Thạc sĩ sư phạm Hóa học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 10,07 MB

Nội dung

SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THỤ C TẾ Ảo TÀNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN NÀNG Lực TỤ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG PHÂN TỬ - LIÊN KẾT HOÁ HỌC MÔN KHOA HỌC Tự NHIÊN 7.... Lí do chọn đề tài Nghị quyết

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HOÀNG MAI

ÚNG DỤNG CÔNG NGHỆ THỤC TÉ Ảo TĂNG CƯỜNG (AR)

TRONG DẠY HỌC CHƯONG PHÂN TỬ - LIÊN KẾT HOÁ HỌC MÔN KHOA HỌC Tự NHIÊN 7 NHẰM PHÁT TRIẾN NĂNG Lực

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với tât cả lòng kính trọng và biêt ơn sâu săc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Vũ Thị Thu Hoài là người hướng dẫn khoa học đã tận tìnhgiúp đỡ tôi trong suôt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

m /N • • _ 1 /s _ 9 • 1 > • _ 9 4- z Z /N / _ /N _ • z _ Z 1- • /N.

Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đên các quý thây/cô giáo, cán bộ viênchức của trường Đại học Giáo dục - Đại học Quôc gia Hà Nội, Ban GiámHiệu trường Đại học Giáo dục - Đại học Quôc gia Hà Nội đã tạo môi trườnghọc tập và rèn luyện rất tốt, cung cấp cho tôi những kiến thức và kỹ năng bổ ích giúp tôi có thê áp dụng và thuận lợi thực hiện luận vãn

Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thây/cô giáo và các em học sinhtrường THCS Duyên Thái (Hà Nội), THCS Nguyên Khê (Hà Nội), THCS Lý

Tự Trọng (Ninh Bình) đã giúp đỡ tôi khảo sát và thực nghiệm đê tài này

Cuôi cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên và tạo điêu kiện tốt nhất để tôi có thể nỗ lực hoàn thành tốt bài nghiên cứu

Mặc dù đã có nhiêu cô găng nhưng luận văn vân không tránh khỏi nhữngthiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của quý thầy cô

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 3 năm 2024

Học viên

Nguyên Thị Hoàng Mai

1

Trang 3

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

1 AR Augmented Reality Thực tế ảo tăng cường

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

MỞ ĐÀU I 1 Lí do chọn đê tài 2 Mục đích nghiên cứu 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4 Câu hỏi nghiên cứu 3

5 Đối tượng, khách thể nghiên cứu 3

6 Giả thuyết nghiên cứu 3

7 Phạm vi nghiên cứu 8 Phương pháp nghiên cứu 4

9 Đóng góp của luận văn 4

10 Cấu trúc của luận văn 5

CHƯƠNG 1 CO SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN CỦA VIỆC sử DỤNG CÔNG NGHỆ THỤC TẾ Ảo TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIÈN NĂNG Lực TỤ HỌC CHO HỌC SINH 6

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới 6

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam 8

1.2 Năng lực cần phát triến cho học sinh 10

1.2.1 Khái niệm năng lực 10

1.2.2 Cấu trúc của năng lực 11 1.2.3 Các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh phố thông 12 1.2.4 Năng lực đặc thù của môn Khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở 12

Trang 5

1.3 Năng lực tự học 12 CT • • •

1.3.1 Khái niệm năng lực tự học 12

1.3.2 Cấu trúc và biểu hiện của năng lực tự học trong chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể 2018 13

1.3.3 Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh phố thông 13

1.3.4 Đánh giá sự phát ttiển năng lực tự học của học sinh trung học cơ sở 13

1.4 Phương pháp dạy học lóp học đảo ngược giúp phát triển năng lực tự học cho học sinh • • • 17

1.4.1 Khái niệm 17

1.4.2 Uu điểm và nhược điểm cùa mô hình lớp học đảo ngược 17

1.4.3 Các giai đoạn thiết kế mô hình dạy học lóp học đảo ngược 17

1.4.4 Khả năng phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học theo lóp học đảo ngược 18

1.5 Công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) 19

1.5.1 Khái niệm công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) 19

1.5.2 Ưu điểm và những thách thức của công nghệ AR trong dạy học 19

1.5.3 Giới thiệu phần mềm QuimiAR và Chemistry AR+ sử dụng trong dạy học chương Phân tử - Liên kết hoá học 21

1.6 Thực trạng sử dụng công nghệ AR phát triến năng lực tự học cho • • ” • o O • > CT • • • học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên • Ư • • • • một sổ trường trung • CT học cơ sở 22

1.6.1 Mục đích điều tra 22

1.6.2 Nội dung điều tra 22

1.6.3 Đối tượng điều tra 23

1.6.4 Phương pháp điều tra 23

1.6.5 Kết quả điều ưa thực trạng sử dụng công nghệ AR trong quá ưình dạy học môn Khoa học tự nhiên ở một số trường trung học cơ sở 23

Tiểu kết chương 1 33

iv

Trang 6

CHƯƠNG 2 SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THỤ C TẾ Ảo TÀNG CƯỜNG

PHÁT TRIỂN NÀNG Lực TỤ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY

HỌC CHƯƠNG PHÂN TỬ - LIÊN KẾT HOÁ HỌC MÔN KHOA

HỌC Tự NHIÊN 7 34

2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung chương Phân tủ’ - Liên kết hóa học môn Khoa học tự nhiên 7 34

2.1.1 Vị trí của chương Phân tử - Liên kết hóa học 34

2.1.2 Mục tiêu chương Phân tử - Liên kết hóa học 34

2.1.3 Nội dung kiến thức chương Phân tử - Liên kết hóa học 36

2.1.4 Một số lưu ý về nội dung và phương pháp dạy học chương Phân tử - Liên kết hóa học 37

2.2 Phân tích mối quan hệ về nội dung chương Phân tử - Liên kết hóa học vói công nghệ thực tế ảo tăng cường 37

2.3 Xây dụng và sử dụng phần mềm AR trong dạy học Khoa học tự nhiên 7 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh 38

2.3.1 Hướng dẫn sử dụng phần mềm AR 38

2.3.2 Nguyên tắc xây dựng và sử dụng phần mềm AR định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh 40

2.3.3 Quy trình xây dựng nội dung Phân tử - Liên kết hoá học bằng phần mềm AR nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh 41

2.3.4 Một số mô hình nguyên tử, phân tử xây dựng trong phần mềm QuimiAR và Chemistry AR+ 42

2.3.5 Sử dụng trong phân mêm QuimiAR và Chemistry AR+ phát triến năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Phân tử - Liên kết hoá học 43

2.4 Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh thông</ • C j • C j • CT ~ • • • • CT

qua dạy học chương Phân tử - Liên kêt hóa học môn Khoa học tự nhiên > • */ • CT • • •

7 sử dụn công nghệ AR

V

Trang 7

2.4.1 Cấu trúc và biểu hiện của năng lực tự học 45

2.4.2 Tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực tự học thông qua dạy học dạy học chương Phân tử - Liên kết hóa học môn Khoa học tự nhiên 7 sử dụng công nghệ AR 46

2.4.3 Thiết kế công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh trong dạy học chương Phân tử - Liên kết hoá học sử dụng phần mềm AR 50

2.5 Xây dựng kế hoạch dạy học minh hoạ «/ • ơ • • V • • 52 2.5.1 Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học sử dụng công nghệ AR 52

2.5.2 Ke hoạch dạy học minh hoạ 53

Tiểu kết chương 2 87

CHƯƠNG 3 THỤ C NGHIỆM SƯ PHẠM 88

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 88

3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm • • • ơ • < • 88 3.3 Đối tượng thực nghiệm sư phạm 88

3.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 89

3.5 Nội dung và kế hoạch thực nghiệm sư phạm 89

3.6 Tiến hành thực nghiệm sư phạm 91

3.7 Ket quả thực nghiệm sư phạm 92

3.7.1 Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm 92

3.7.2 Kết quả thực nghiệm định tính 95

3.7.3 Kết quá thực nghiệm định lượng 96

3.8 Một số hình ảnh thực nghiệm sư phạm 111

Tiểu kết chương 3 113

KÉT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 114

1 Kết luận 114

2 Khuyến nghị 114

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN VĂN 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117 PHỤ LỤC

vi

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bâng 1.1 Các hình thức tự học môn KHTN của HS 28

Bảng 1.2 Những hình thức giúp HS biết đến công nghệ AR 30

Bảng 1.3 Mức độ hồ trợ quá trình học tập của HS khi đưa AR vào giảng dạy 31

Bảng 1.4 Những khó khăn HS gặp phải khi sử dụng AR trong học tập 32

Bảng 2.1 Bảng mô tà tiêu chí và các mức độ đánh giá NLTH 46

Bàng 2.2 Phiếu đánh giá NLTH của HS trong trong dạy học chương Phân tử - Liên kết hoá học sứ dụng phần mềm AR 50

Bảng 3.1 Phân bố địa bàn và khách thề thực nghiệm sư phạm 88

Bảng 3.2 Các chủ đề dạy học TNSP 90

Bảng 3.3 Ke hoạch thực nghiệm sư phạm 900

Bảng 3.4 Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá NLTH của HS lớp TN 1 96

Bảng 3.5 Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá NLTH của HS lớp TN2 96

Bảng 3.6 Bàng thống kê điếm trung bình năng lực và các tham số đặc trưng của lớp TN 1 (HS tự đánh giá) 98

Bảng 3.7 Bảng thống kê điểm trung bình năng lực và các tham số đặc trưng của lớp TN2 (HS tự đánh giá) 98

Bảng 3.8 Băng tổng hợp kết quả GV đánh giá NLTH của HS lớp TN1 99 Bảng 3.9 Bảng tổng hợp kết quả GV đánh giá NLTH của HS lớp TN2.99 Bảng 3.10 Bảng thống kê điếm trung bình năng lực và các tham số đặc trưng của lớp TN 1 (GV đánh giá) 100

Bảng 3.11 Bảng thống kê điểm trung bình năng lực và các tham số đặc trưng của lớp TN2 (GV đánh giá) 101

Bảng 3.12 Mức độ khó khăn khi HS sử dụng phần mềm AR 102

• • vii

Trang 9

Bảng 3.13 Những đánh giá của HS sau thời gian được sử dụng AR

trong chương Phân tử - Liên kết hoá học 102Bảng 3.14 Bảng phân phối tần số bài kiểm tra bài số 1 104Bảng 3.15 Bảng phân phối tần số, tần và tần suất luỳ tích bài kiểm tra

số 1 lớpTNl và ĐC1 104Bảng 3.16 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỳ tích bài kiểm

tra số lớp TN2 và ĐC2 105Bảng 3.17 Bảng phân loại HS bài kiểm tra số 1 106Bảng 3.18 Bảng phân phối tần số bài kiểm tra bài số 2 107Bảng 3.19 Băng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỳ tích bài kiểm

tra số21ớpTNl vàĐCl 107Bàng 3.20 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỳ tích bài kiểm

tra số 2 lớp TN2 và ĐC2 108Bảng 3.21 Bảng phân loại HS bài kiểm tra số 2 109Bảng 3.22 Bảng các tham số đặc trưng bài kiểm tra 110

• • • viii

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1 Giao diện App QuimiAR trên App Store 22

Hình 1.2 Giao diện QuimiAR sau khi cài đặt trên điện thoại 22

Hình 1.3 Giao diện App Chemistry AR+ trên App Store 22

Hình 1.4 Giao diện Chemistry AR+ sau khi cài đặt trên điện thoại 22

Hình 1.5 Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của thầy/cô đến việc phát triển NLTH cho HS 23

Hình 1.6 Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên sử dụng các hình thức để phát triển NLTH của HS trong dạy học 24

Hình 1.7 Biếu đồ thể hiện mức độ thường xuyên sử dụng các công cụ đánh giá trong dạy học KHTN ở trường THCS 25

Hình 1.8 Biểu đồ thể hiện mức độ biết đến ứng dụng AR của thầy/cô trong các lĩnh vực 25

Hình 1.9 Biểu đồ thể hiên mức độ trải nghiệm công nghệ AR của GV 26

Hình 1.10 Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng công nghệ AR vào quá trình dạy học và dự định sử dụng trong thời gian tới của thầy/cô 26

Hình 1.11 Biểu đồ đánh giá những lợi ích khi sử dụng AR trong dạy học 27

Hình 1.12 Biểu đồ đánh giá những ưu điểm khi sử dụng AR trong việc phát triển NLTH cho HS 27

Hình 1.13 Biểu đồ thể hiện mức độ cần thiết của việc sử dụng AR trong dạy học 28

Hình 1.14 Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng các phương pháp TH môn KHTN của HS trong quá trình TH môn KHTN 29

Hình 1.15 Biểu đồ đánh giá những khó khăn HS thường gặp trong quá trình TH môn KHTN 26

Hình 1.16 Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng AR của HS 31

ix

Trang 11

Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc nội dung chương Phân tử - Liên kết hóa học 36

Hình 2.2 Giao diện App QuimiAR 39

Hình 2.3 Giao diện màn hình App Chemistry AR+ 39

Hình 3.1 Biểu đồ kết quả tự đánh giá NLTH của HS lớp TN 1 97

Hình 3.2 Biểu đồ kết quả tự đánh giá NLTH của HS lớp TN2 97

Hình 3.3 Biểu đồ kết quả GV đánh giá NLTH của HS lớp TN1 100

Hình 3.4 Biểu đồ kết quả GV đánh giá NLTH của HS lớp TN2 100

Hình 3.5 Đường lũy tích bài kiểm tra số 1 lớp TN1 và ĐC1 106

Hình 3.6 Đường lũy tích bài kiểm tra số 1 lớp TN2 và ĐC2 106

Hình 3.7 Biểu đồ phân loại học sinh sau bài kiểm tra số 1 lóp TN 1 và ĐC1 106

Hình 3.8 Biểu đồ phân loại học sinh sau bài kiểm tra số 1 lóp TN2 và ĐC2 107

Hình 3.9 Đường lũy tích bài kiểm tra số 2 lớp TN 1 và ĐC1 109

Hình 3.10 Đường lũy tích bài kiểm tra số 2 lớp TN2 và ĐC2 109

Hình3.11 Biểu đồ phân loại học sinh sau bài kiểm tra số 2 lóp TN1 và ĐC1 110 Hình 3.12 Biểu đồ phân loại học sinh sau bài kiểm tra số 2 lóp TN2 và ĐC2 110 Hình 3.13 Học sinh tự học bằng phần mềm AR 112

Hình 3.14 HS lớp 7A trường THCS Duyên Thái thảo luận và báo cáo kết quả phiếu học tập sau khi tự học bang AR 112

Hình 3.15 HS lớp 7A3 trường THCS Nguyên Khê thảo luận và báo cáo kết quả phiếu học tập sau khi tự học bằng AR 112

X

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI cùa Ban chấp hành Trungương Đảng về đối mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo (nghị quyết số 29-NQ/TW) đã nêu rõ: “Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sángtạo của người học”; “Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thứchọc tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông trongdạy và học” [1], Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tồng thể được BộGiáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành tại Thông tư số 32/2018/TT-BỘ GD&ĐT tạo ngày 26/12/20218 được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực (NL) cho người học, trong đó năng lực tự học (NLTH) là một trongnhững NL quan trọng mà giáo viên (GV) cần hình thành và phát triến cho họcsinh (HS) nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam,góp phần đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội [3]

Chương trình GDPT tổng thể chú trọng việc hình thành và phát triểncho HS những NL cốt lõi bao gồm NL chung và NL đặc thù, NLTH thuộcphạm trù NL chung là hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục NLTH của HS chính là tự giác, tích cực, chủ động trongquá trình học tập và làm bài tập Trong đó môn Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn học có nhiều tiềm năng để có thể khai thác và tổ chức các hoạt động học nhằm phát triển NLTH cho HS, đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT

2018 Vì thế, trong quá trình dạy và học môn KHTN việc nâng cao NLTH của

HS là cần thiết, đáng được quan tâm cho quá trình học tập Mặc dù vậy, việc

TH của HS còn gặp nhiều khó khăn như: chưa biết tìm kiếm tài liệu phù hợp, thiếu sự hướng dẫn của GV để có thể TH hiệu quả, sách giáo khoa (SGK)

1

Trang 13

thiếu hướng dẫn để TH, GV_ cũng hiêm khi tô chức 2 cho HS tự xây dựng,thực hiện kế hoạch TH và đánh giá quá trình TH dần đến hệ quả là HS chưa

có phương pháp TH Từ thực tiễn trên, việc phát triển NLTH trong dạy họcKHTN ở trường phổ thông là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, có tầm quantrọng chiến lược lâu dài

Môn KHTN cấp trung học cơ sở (THCS) là môn học tích hợp với bốn chủ đề: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi,Trái Đất và bầu trời [4], Trong đó, chương Phân tử - Liên kết hóa học nằm trong chủ đề Chất và sự biến đổi của chất Trong phần này, khi dạy học GV còn gặp nhiều khó khăn trong việc giúp HS hình dung ra được các đặc điểm

về cấu trúc, cấu tạo của nguyên tử, phân tử, liên kết hóa học HS chỉ nghiêncứu các hiện tượng qua các tài liệu in hoặc phải mất nhiều thời gian tìm kiếm tranh, ảnh ở dạng 2D, 3D Trong khi đó, một trong các khâu quan trọng củaquá trình dạy học môn KHTN là tăng cường hoạt động nghiên cứu và tìm tòi của HS thông qua việc giao nhiệm vụ để được nghiên cứu khoa học, qua đó giúp HS hiểu sâu sắc về các kiến thức Với sự phát triển của công nghệ thực

tế ảo (VR) và thực tế ào tăng cường (AR) có thể xây dựng các mô phỏng 3D giúp khắc phục những khó khăn trong dạy học, HS có thể tương tác vớinhững nội dung ảo ngay trong thực tiễn, như chạm vào, di chuyển, điều nàygiúp tăng cường sự trải nghiệm, kích thích sự hứng thú trong học tập Xuấtphát từ những lí do trên tôi chọn đề tài “Ửng dụng công nghệ thực tế áo tăng

cường (AR) trong dạy học chương Phân tử - Liên kết hóa học môn Khoa học

tự nhiên 7 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu việc tồ chức dạy học sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) trong dạy học chương Phân tử - Liên kết hóa học môn KHTN 7nhằm phát triển NLTH cho HS

2

Trang 14

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài baogồm: NL, các NL cần phát triển cho HS cấp THCS; NLTH; phương pháp dạy

học (PPDH) tích cực dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược (LHĐN) nhằm

phát triển NLTH cho HS trong dạy học môn KHTN

- Điều tra thực trạng sử dụng công nghệ AR trong dạy học nhằm phát triển NLTH cho HS

- Phân tích cấu trúc, nội dung kiến thức chương Phân tử - Liên kết hóa học

- Nghiên cứu phần mềm AR sử dụng trong dạy học chương Phân tử Liên kết hóa học KHTN 7 nhằm phát triển NLTH cho HS

Đánh giá NLTH cho HS thông qua sử dụng công nghệ AR trong dạy học

- Thực nghiệm sư phạm (TNSP) để kiểm tra tính đúng đắn, khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất

4 Câu hòi nghiên cứu

- Sử dụng công nghệ AR trong dạy học chương Phân tử - Liên kết hóahọc môn KHTN 7 như thế nào đế phát triển NLTH cho HS?

5 Đối tượng, khách thể nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

- Năng lực tự học của HS lớp 7 THCS

- Dạy học chương Phân tử - Liên kết hóa học môn KHTN 7 sử dụng công nghệ AR nhằm phát triển NLTH của HS THCS

5.2. Khách thế nghiên cún

- Quá trình dạy học môn K.HTN 7 ở trường THCS

6 Giả thuyết nghiên cứu

Neu GV xác định được rõ những tiêu chí, biểu hiện của NLTH và thiết

kế bài dạy chương Phân tử - Liên kết hóa học sủ' dụng AR phù hợp với nội

dung, điều kiện cơ sở vật chất, đối tượng thi sẽ phát triển NLTH cho HS,

đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn KHTN 7 trường THCS

3

Trang 15

7 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: chương Phân tử - Liên kết hóa học môn KHTN 7

- Phần mềm công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR)

- Địa bàn nghiên cứu: Khảo sát và TNSP GV dạy KHTN và HS lớp 7tại các trường THCS Duyên Thái (Hà Nội), THCS Nguyên Khê (Hà Nội),THCS Lý Tự Trọng (TP Ninh Bình)

- Thời gian nghiên cứu: 4/2023 - 12/2023

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu, thu thập, đọc và phân tích các tài liệu về lý luận dạy học

và tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài

- Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tồng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá trong việc tổng quan các tài liệu đã thu thập được

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Sử dụng phương pháp điều tra để điều tra thực trạng việc sử dụng công nghệ AR trong dạy học môn KHTN 7 ở trường THCS

- Sử dụng phương pháp TNSP đưa nội dung đê xuât vào thực tê dạyhọc để đánh giá, kiếm chứng giả thuyết khoa học của đề tài

8.3 Phương pháp xử lí thông tin

- Sử dụng phương pháp thống kê toán học áp dụng trong nghiên cứukhoa học giáo dục để xử lý, phân tích kết quả TNSP

9 Đống góp của luận văn

- Tống quan một cách hệ thống và làm sáng tó cơ sở lý luận về địnhhướng phát triển NLTH, PPDH theo mô hình LHĐN sử dụng trong dạy học KHTN nhằm phát triển NLTH cho HS

- Khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng AR trong dạy học KHTN nhằm phát triển NLTH cho HS ở một số trường THCS thuộc thành phố (TP) Hà Nội

và thành phố (TP) Ninh Bình làm cơ sở thực tiễn của đề tài

4

Trang 16

- Thiết kế 2 kế hoạch dạy học (KHDH) minh hoạ sử dụng công nghệ

AR trong dạy học chương Phân tử - Liên kết hóa học môn KHTN 7

- Thiết kế và sử dụng bộ công cụ đánh giá NLTH cho HS THCS thông qua sử dụng AR trong dạy học chương Phân tử - Liên kết hóa học môn KHTN 7

10 Cấu trúc cua luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng công nghệ thực

tế ảo tăng cường phát triến năng lực tự học cho học sinh

Chương 2: Sử dụng công nghệ thực tế ảo tâng cường phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương phân tử - liên kết hoá học môn Khoa học tự nhiên 7

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

5

Trang 17

CHƯƠNG 1

Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤ C TIỀN CỦA VIỆC sữ DỤNG CÔNG NGHỆ THỰC TÉ Ảo TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIÉN NĂNG Lực Tự

HỌC CHO HỌC SINH 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Lịch sử nghiên CÚTI vẩn đề trên thế giói

* về sử dụng công nghệ AR trong dạy học

Trên thế giới, số lượng nghiên cứu về ứng dụng của AR trong giáo dục

đã tăng đáng kể từ năm 2013 Trong đó, có thể kể đến một số nghiên cứu về

sử dụng công nghệ này trong dạy học hóa học Cụ thể là:

Trong nghiên cứu của Joseph A Naese và cộng sự về chế tạo thiết bịphân tích là một quá trình quan trọng trong hóa học phân tích Để đơn giàn hóa quy trình này, tác giả đã sử dụng AR và cho phép sinh viên trực tiếp xem cách thức hoạt động của các thiết bị trong môi trường phòng thí nghiệm [27],

Nghiên cứu của nhóm tác già Su Cai, Xu Wang và Feng- Kuang Chiang

đã thiết kế và phát triển một bộ công cụ học tập AR để hồ trợ HS nghiên cứu hướng tới phân đoạn “Thành phần của các chất” trong chương trình hóa học THCS Trong môi trường AR được đề xuất, HS có thể có thể quan sát môhình phân tử hoặc tinh thế từ mọi góc độ, điều khiến các hạt trong thế giới vi

mô bằng các điểm đánh dấu, xây dựng các phân tử và chất với các hạt này,đồng thời hiểu và kết luận quá trình cấu tạo chất [25]

Một nghiên cứu khác của Wojciechowski và Cellary (2013) đã xây dựng một môi trường AR trong đó HS có thế tiến hành các thí nghiệm hỏa học, vídụ: acid hydrochloric (HC1) và sodium hydroxide (NaOH) phản ứng tạo ra muối ăn (NaCl) và nước Ket quả cho thấy sự tham gia tích cực của người học vào các hoạt động thực hành có tác động đặc biệt tích cực đến cảm nhận về sự thích thú, dẫn đến động lực học tập của họ tăng lên [35]

Vì môi trường AR liền mạch như vậy kết hợp tài liệu học tập và bối cảnh

6

Trang 18

thực tế xung quanh cung cấp cho HS cơ hội để tự mình thao tác với các đốitượng và tiếp cận để khám phá sâu rộng, hiểu rõ hơn về bài học.

* về năng lực tự học

Trong lịch sử giáo dục, tự học (TH) và NLTH là một khái niệm được đềcập rất sớm, thường được sử dụng với ý nghĩa là người học tự giác, chủ động thực hiện các hoạt động học tập của mình Vì vậy, khi nói đến TH và NLTHmột số tác giả coi đó là hai khái niệm có chứa cùng một nội dung

Đầu thế kỉ XIX xuất hiện nhiều nghiên cứu về NLTH những nghiên cứunày thường tập trung mô tả quá trinh TH điến hình là nhà giáo dục Mỹ JohnDewey, tác giả cho rang HS TH là chú động và tích cực hoạt động, học thôngqua cách làm trong quá trình TH HS vẫn tương tác với GV nhưng ở khía cạnh

GV phải làm chủ được hoạt động giảng dạy của mình quan sát được nhữngbiểu hiện nhận thức của trò chứ không đơn thuần là việc truyền đạt tri thứctheo kiểu thầy giảng trò nghe [30], Những năm cuối thế kỷ XX các nhà giáo dục tập trung nghiên cứu bản chất NLTH theo thống kê của Candy (1987) đãxác định có ít nhất 30 khái niệm khác nhau được sử dụng đồng nghĩa [34], Những định nghĩa này thay đồi tùy thuộc vào cá nhân từng người viết và cũngthay đổi quan niệm theo thời gian

Một hướng nghiên cứu khác lại tập trung xác định, phân loại đặc điếm của NLTH để nhận ra vai trò của GV trong việc hướng dẫn HS TH Cụ thể,Candy trong phân tích lý thuyết toàn diện của mình, ông tiếp tục phát triểnkhái niệm NLTH theo hai phương diện: yếu tố bên ngoài, nhấn mạnh vào quátrình tự kiếm soát hoạt động học tập và yếu tố bên trong là thuộc tính tâm lý của con người [34], Các nhà nghiên cứu Taylor và Candy đã tập trung môphỏng, xác định những dấu hiệu của NLTH được bộc lộ ra ngoài Những nghiên cửu này hướng tới tìm ra hình thức tác động đến người học để giúp cho người học thuận lợi trong quá trinh TH [32], [34],

Cho đến nay, vấn đề TH vẫn tiếp tục được nghiên cứu đế hiểu rõ hơn đặc

7

Trang 19

tính của người TH Các tác giả xác định TH không chỉ đơn thuân là học mộtmình, mà nó cần được thực hiện trong môi trường giáo dục Qua các nghiêncứu, họ đã tập trung vào quá trình nhận thức của người học đế xác định nhữngyếu tố ảnh hưởng đến quá trình TH, từ đó đề xuất các biện pháp tích cực đểtác động đến quá trình TH cùa người học.

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam

* về sử dụng công nghệ AR trong dạy học

Ớ Việt Nam công nghệ AR mới chỉ xuất hiện ở nước ta vài năm gàn đây.Một số trường đại học cũng có đầu tư cho mảng này như Viện công nghệThông tin và Truyền thông CDIT thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính ViễnThông là một trong những tổ chức hàng đầu nghiên cứu về ứng dụng thực tế

ảo tại Việt Nam Họ đã xây dựng và đưa công cụ này vào các bài giảng hồ trợ dạy kỹ thuật chụp ảnh và quay video, mô hình này được đưa vào dạy học từ năm 2016 với việc mô phỏng các thiết bị thực là thiết bị ào tương tác và có thể chạy trên PC, cho phép sinh viên thực hành trước khi làm việc trên thiết bịthực [36] Khoa y - Đại học Duy Tân với nghiên cứu có tên gọi đày đủ là

“ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tại ảo tăng cường (VR/AR) mô phỏng

và tương tác với hệ cơ thể người 3D” đã áp dụng VR/AR để mô phỏng cơ thể

ảo để giảng dạy, học tập trong môn Giải phẫu [37],

Nếu như trước đây AR chỉ được ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệphức tạp, trong nghiên cứu khoa học hoặc trong giảng dạy ở một số trườngđại học thì hiện tại AR đã đơn giản hơn rất nhiều, bất kỳ ai cũng có thể tiếpcận chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh nhỏ gọn Vì vậy việc đưa AR vào trong giáo dục đào tạo đã thu hút được sự chú ý lớn từ cơ quan các cấphọc từ mầm non, tiểu học, THCS, trung học phổ thông, Có thể kể đến một

số công trình nghiên cứu khoa học về việc sử dụng AR trong dạy học được đăng trên các tạp chí khoa học như: Tác giả Vũ Thị Thư Hoài cùng các cộng

sự đã có nhiều nghiên cứu về ứng dụng AR trong dạy học với bốn đề tài

8

Trang 20

nghiên cứu trong đó hai đê tài đăng trên tạp chí nước ngoài “Sử dụng môphỏng cấu trúc phân tử 3D đế phát triến năng lực hóa học cho học sinh Việt Nam” [281, “Phân tích hiệu suất của quy trình thí nghiệm trong phòng thí nghiệm hóa học ảo sử dụng nền tảng thí nghiệm ảo dựa trên phần mềm và ý nghĩa của nó trong quá trình học tập” [29], và hai bài nghiên cứu đăng trêntạp chí Giáo dục “Sử dụng phần mềm Chemist by Thix để xây dựng thí nghiệm hóa học ảo nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh trung học phổ thông” số 470 (2020), trang 40-45 và “ứng dụng côngnghệ thực tế ảo tăng cường (AR) trong dạy học thí nghiệm môn Khoa học tự nhiên 8” tập 23 số đặc biệt 7 (2023), trang 147-152 Nhóm tác giả Thái HoàiMinh, Nguyễn Minh Tuấn (2020) với bài báo “ứng dụng công nghệ thực tếtăng cường nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học nộidung Hóa học hữu cơ lóp 11 trung học phố thông” đăng trên tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 17, trang 1970-1983 Bài báo “ứng dụng thực tế ảo tương tác 4D trong dạy học môn Vật lí và Hóahọc” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung và cộng sự (2020) đăng trên tạp chí Khoa học Giáo dục, tập 65, số 1, trang 184-191 Trong các nghiên cứu kể trên, các tác giả đều kết luận khi sử dụng AR trong dạy học giúp HS hiểu bài hơn so với cách học truyền thống Công nghệ này giúp các kiến thức khôkhan, trừu tượng trở nên dễ hiểu và sinh động hơn, giúp người học nắm chắckiến thức, biết sâu sắc về chủ đề và được trải nghiệm hơn Hình ảnh đẹp mắt, chân thực tạo hứng thú cho HS tương tác với GV và bài học.

* về năng lực tự học

Ở Việt Nam vấn đề TH được chú ý từ rất lâu Những năm 90 của thế kỉ

XX những nghiên cứu về TH đã được nhiều tác giả trình bày trong các công trình tâm lí học, giáo dục học, PPDH bộ môn Một số tác giả có công trìnhtiêu biểu như: Nguyễn Cảnh Toàn nêu lên đặc điểm của người TH đó là tự mình động não suy nghĩ, say mê, kiên trì, không ngại khó ngại khổ để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nào đó [17] Thái Duy Tuyên khi tìm hiểu bản

9

Trang 21

chât của TH, tác giả liệt kê các hoạt động cân phải có trong quá trình TH như quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, rèn luyện kĩ năng, đồng thời tác giả cũng lưu ý đến động cơ, tình cảm của người TH [201 Tác giả Vũ Trọng Rỳ khi nghiên cứu về rèn luyện kì năng (KN) học tập thì chia thành 4 nhóm vớitên gọi và tiêu chí có sự khác biệt đó là: K.N nhận thức, KN thực hành, KN tổchức, KN kiểm tra đánh giá [14],

Bước vào thời kì đổi mới hiện nay, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa XI đã ra Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo, trong đó đặc biệt chú trọng đổi mới dạy và học theo hướng phát triển phẩm chất, NL người học để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trong 10 NL cùa HS, NLTH được đặt lên hàng đầu và đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập của HS Bên cạnh đó, cũng đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về việc phát triến NLTH cho HS trong giảng dạy được đăng trên các tạp chí khoa học như: Tác giả Lương Quốc Thái vớibài báo “Xây dựng khung năng lực tự học và đánh giá thực trạng tự học của học sinh THPT” [15]; Nguyễn Thị Thu Hằng với bài báo “Phát triển năng lực

tự học cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Khoa học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018” [7]; nhóm tác giả Lưu Thị Lương Yến và Nguyền Thị Ngọc Bích với bài báo “Phát triển năng lực tự học của HS thông qua việc

sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học phần Hiđrocacbon Hóa học 11 THPT”[21] các nghiên cửu này đã chỉ rõ những vấn đề lí luận về TH như khái niệm, vai trò của TH, các hình thức TH, chu trình dạy - TH,

Những nội dung nghiên cứu về TH nêu trên, các tác giả Việt Nam đãchung một quan điếm đó là TH là một quá trình học tập độc lập của người học

và liệt kê các dấu hiệu để nhận diện người có khả năng TH

1.2 Năng lực cần phát triển cho học sinh

1.2.1 Khái niệm năng lực

Phạm trù NL thường được các tác giả trong và ngoài nước hiếu theo các cách khác nhau, mỗi cách có những thuật ngữ tương ứng

10

Trang 22

Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng của Phạm Lê Liên: “NL là phẩm

chất tâm sinh lí và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [10]

Theo Tâm lí học đại cương của tác giả Nguyễn Xuân Thức và Nguyễn Quang Uẩn: “NL là tổng hợp những thuộc tính độc đáo cùa cá nhân phù hợpvới yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” [16]

Denyse Tremblay cho rằng: “NL là khá năng hành động, thành công và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực đếđối mặt với các tình huống trong cuộc sống” [33],

Như vậy, cho dù dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau dẫn đến cách quy

NL vào những phạm trù khác nhau nhưng các tác giả đều có cách hiểu tương

tự nhau về khái niệm này, đều cho rằng NL được hình thành trên cơ sở kiến thức, kỹ năng và giá trị Trong luận văn này, đề tài xác định nghiên cứu theo quan điểm của Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể của BộGD&ĐT với định nghĩa “NL là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát

triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tỉnh cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ỷ chí, đê thực hiện thành công một loại hoạt động nhất

định, đạt kết quá mong muốn trong những điều kiện cụ thê ” [3]

1.2.2 Cẩu trúc của năng lực

Để hình thành và phát triển NL cần xác định các thành phần và cấu trúc của NL Cấu trúc chung của NL học tập được mô tả bởi sự kết hợp của bốn

NL thành phần: NL chuyên môn, NL phương pháp, NL xã hội, NL cá thểtương ứng với bốn trụ cột về giáo dục của UNESCO: Học để biết, học để làm,học để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình [2], tức là NL được coi là

sự tích hợp của kiến thức, kĩ năng, thái độ NL hành động được hình thành trên cơ sỡ có sự kết hợp các NL này Trong nghiên cứu này, đề tài tiếp cậncấu trúc NL theo hướng gồm các NL thành phần

11

Trang 23

1.2.3 Các năng lực cần hĩnh thành và phát triển cho học sinh phố thông

Chương trình GDPT tổng thể (2018) [3] hình thành và phát triển cho HSnhững NL cốt lõi sau:

Những NL chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các mônhọc và hoạt động giáo dục: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo

Những NL đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một sốmôn học và hoạt động giáo dục nhất định: NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL khoa học, NL công nghệ, NL tin học, NL thẩm mĩ, NL thể chất

1.2.4 Năng lực đặc thù của môn Khoa học tự nhiên cấp trung học co’ sở ’

Chương trình giáo dục phổ thông môn học KHTN xác định NL đặc thù môn KHTN đối với HS THCS gồm 03 thành phần: NL nhận thức khoa học tự nhiên; NL tìm hiểu tự nhiên; NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học [41

1.3 Năng lực tự học

1.3.1 Khái niệm • năng O • lực tự học • •

Theo Nguyễn Cảnh Toàn, NLTH được hiểu là một thuộc tính kĩ năng rất phức hợp, bao gồm các kĩ năng và kĩ xảo, cần gắn với động cơ và thói quen tương ứng, giúp người học có thế đáp ứng được những yêu cầu mà công việc đặt ra [17] NLTH còn là sự bao hàm cả cách học, kĩ năng và nội dung học tập, là sự tích hợp tổng thể cách học và KN tác động đến nội dung trong hàng loạt tình huống - vấn đề khác nhau [3],

Theo Chương trình GDPT tổng thể, NLTH được xác định là một trong 3năng lực chung cốt lõi, cần được hình thành và phát triển cho HS phố thôngtrong các môn học [3] Có nhiều quan niệm khác nhau về NLTH: là năng lựcthể hiện ở tính tự lực, TH, tự giải quyết vấn đề của một chủ thể hoạt động[33]; là khả năng người học sử dụng các năng lực trí tuệ, có khi cả năng lực

cơ bắp cùng các động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực kiến thức nào đó [5],

12

Trang 24

Từ các nghiên cứu trên, trong phạm vi nghiên cứu này, đê tài xác định

NLTH là khả năng người học độc lập, tự giác từ việc xác định mục tiêu học tập, thiết kế và thực hiện kế hoạch học tập đến việc tự đảnh giá và điều chỉnh

việc học nhằm mang đến sự phát triển cho người học

1.3.2 Cẩu trúc và biểu hiện của năngO lực tự • •học trong o chươngO trình Giáo

dục phổ thông tổng thể 2018

Theo chương trình GDPT tổng thể của Bộ GD&ĐT năm 2018 [3],NLTH của HS cấp THCS được xác định thông qua các biểu hiện sau:

- Tự đặt được mục tiêu học tập để nồ lực phấn đấu thực hiện

- Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tàiliệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tát, bàng bản

đồ khái niệm, bảng, các từ khoá; ghi chú bài giảng của GV theo các ý chính

- Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khiđược GV, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiểm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập

- Biết rèn luyện, khắc phục những hạn chế của bản thân hướng tới cácgiá trị xã hội

Qua đó, có thể thấy rằng NLTH của HS không phải do tự nhiên mà có,

mà là kết quả của quá trình tích lũy và rèn luyện lâu dài, đòi hỏi HS phải có phương pháp học tập hiệu quả và kiên trì, tự chù trong việc thực hiện các hoạt động học tập HS phải biết kết hợp với sự hướng dẫn của GV thông qua hệ thống các phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực của HS, còn người GV trong quá trình giáo dục, dạy học phải tùy điều kiện, hoàn cảnhdạy học cụ thể, tùy đối tượng HS mà hoạch định được biện pháp bồi dưỡng NLTH cho họ một cách phù hợp, khả thi

1.3.3 Một sấ biện pháp phát triển năng lực tụ' học cho học sinh phổ thông

Hiện nay, HS phổ thông còn nhiều vướng mắc, khó khăn trong học tập khi chưa thực sự dành nhiều thời gian cho việc TH, chưa xây dựng và rèn

13

Trang 25

luyện kĩ năng TH họp lý Vì vậy, bồi dưỡng NLTH cho HS khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường là vô cùng quan trọng Dưới đây là một số biện pháp giúp phát triển NLTH cho HS cấp THCS theo tài liệu [2].

ỉ 3.3.1 Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển năng lực tự học

Các PPDH tích cực được xem là phù hợp nhất đáp ứng được yêu cầu cũachương trình đó là HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức để phát triển NL, phẩm chất Trong dạy học môn K.HTN, GV có thể phát triển NLTH cho HS thôngqua việc sử dụng phối hợp học tập ở lóp và học tập ở nhà, kết hợp đa dạnghoá các hoạt động học tập Dạy học thông qua việc tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập giúp HS có thể chủ động tiếp thu kiến thức, từ đó tạo cho HScách phản ứng trước mọi vấn đề Tăng cường sự phối hợp, làm việc giữa cá nhân và tập thế đế HS có thể làm quen với KN làm việc nhóm từ đó vận dụng

sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thế để giải quyết nhiệm

vụ học tập chung

Một số PPDH tích cực giúp hình thành và phát triển NLTH cho HS trongquá trình học tập môn K.HTN như: PPDH theo nhóm, PPDH theo góc, PPDH thí nghiệm, PPDH bàn tay nặn bột, PPDH dự án

1.3.3.2 Hướng dần học sinh cách xây dựng kế hoạch học tập

Hiện nay, hầu hết HS thực hiện các nhiệm vụ học tập còn mang tínhngầu hứng, chưa hình dung được toàn bộ quá trình TH của mình đang và sẽ thực hiện như thế nào Các em cũng chưa nhận thức được rõ rằng phải hoàn thành một khối lượng kiến thức lớn trong một khoảng thời gian giới hạn Vìvậy, từ chương trình học GV cần hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch học tậpkhoa học, bao gồm các nhiệm vụ học tập vừa sức với khả năng, phù hợp vớinội dung, điều kiện và thời gian của HS Sau khi HS xây dựng được kế hoạch học tập, GV cần tiến hành kiếm tra và đưa ra nhận xét, góp ý về kế hoạch học tập của HS Điều này giúp các em xây dựng được kế hoạch học tập đúng đắn,

14

Trang 26

có mục tiêu cụ thể để theo đuổi HS cần phải có các biện pháp để thực hiện kếhoạch đề ra và có thể tự điều chỉnh kế hoạch một cách linh hoạt, nhằm đạt được mục tiêu học tập.

1.3.3.3 Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu

Một trong những công cụ quan trọng để phục vụ cho quá trình TH đó chính là tài liệu học tập Việc sử dụng tài liệu học tập nhằm mục tiêu thu thập kiến thức trong quá trình học giúp HS lĩnh hội tri thức một cách nhanh chóng

và đầy đủ nhất Tuy nhiên, thực tế cho thấy kỳ năng tự nghiên cứu tài liệu của

HS phổ thông hiện nay còn rất yếu Do đó, trong quá trình dạy học GV không chì cung cấp kiến thức cho HS mà còn cần trang bị cho các em ý thức tự giác học tập, có phương pháp TH và tự củng cố, phát triển kiến thức trước và saugiờ học, hình thành một số KN TH như: KN thu thập tài liệu, KN đọc sáchgiáo khoa, tài liệu tham khảo,

1.3.3.4 Đánh giá kết quả dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học

Việc đánh giá trong dạy học cần hướng tới mục tiêu môn học nhằm thúc đẩy và cải thiện việc phát triển NLTH của HS Đánh giá kết quà học tập mônhọc được thực hiện thông qua đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết NLTH cùa HS trong mỗi bài học cần được đánh giá dựa trên những mục tiêu ban đầuđược đặt ra Quá trinh đánh giá có thế được tiến hành theo các giai đoạn:chuẩn bị bài học của HS, tham gia các hoạt động học tập ở lớp và sau bài học,

tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS

1.3.4 Đánh giá sự phát triển năng lực tự học của học sinh trung học cơ sở

Trong thực tiễn dạy học ở trường phổ thông các phương pháp đánh giá NLTH của HS được sử dụng là:

- Đảnh giả thông qua bài kiêm tra. GV có thể đánh giá HS thông qua cácbài kiểm tra 15 phút hay 45 phút Có thể sử dụng hình thức trắc nghiệm tự luận hay trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả hai đề đánh giá xem người học đang ở đâu trong quá trình dạy học, từ đó giúp đỡ, định hướng cho người

15

Trang 27

học hoặc người dạy có thể thay đổi cách dạy để đáp ứng với trình độ lĩnh hội

của HS

- Đánh giá thông qua quan sát. Đánh giá thông qua quan sát trong giờ như: quan sát thái độ trong giờ học; quan sát tinh thần xây dựng bài; quan sát

thái độ trong hoạt động nhóm, quan sát kĩ năng trình diễn của HS giúp cho

người dạy có cái nhìn tồng quan về thái độ, hành vi, sự tiến bộ cùa các KN

học tập của người học suốt cả quá trình dạy học để từ đó có thề giúp cho

người học có thái độ học tập tích cực và các KN học tập

- Đánh giá thông qua vẩn đáp, thảo luận nhóm. GV có thể vấn đáp về nội dung bài cũ để kiểm tra việc học bài ớ nhà cúa HS hoặc có thể đặt những

câu hỏi cho HS trả lời cá nhân hay hoạt động nhóm trong quá trình dạy bài

mới nhằm đánh giá mức độ đạt được mục tiêu bài học hoặc chấn đoán những

khó khăn mà người học mắc phải nhằm cải thiện quá trình dạy, giúp người

học cải thiện việc học tập của mình

- HS tự đảnh giả HS có thế đánh giá kiến thức, thái độ lẫn nhau trongcác giờ học

+ Đối với các bài kiểm tra trên lớp: cho HS tự đánh giá bài của mìnhhoặc đánh giá bài của bạn thông qua việc cung cấp cho HS đáp án của bài

kiểm tra

+ Đối với tự đánh giá thông qua bài tập, báo cáo/ dự án: GV yêu cầu HSthực hiện các bài tập, báo cáo/ dự án, sau đó các em tự đánh giá bài làm của

mình thông qua bàng kiểm

- Đảnh giá dựa vào một sổ kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi khác.

+ Yêu cầu HS thiết kế sơ đồ tư duy hoặc bản đồ khái niệm về nội dungbài học trước hoặc sau khi học Qua đó, GV có thể biết được HS đã có kiến

thức gì và HS biết cách hệ thống hóa kiến thức

+ Yêu cầu HS tóm tắt các kiến thức vừa học bằng một số ít câu giới hạn

16

Trang 28

1.4.2 ưu điểm và nhược điếm của mô hình lóp học đảo ngược

- Ưu điểm: LHĐN lấy người học làm trung tâm của việc dạy học, giúp người học phát huy các năng lực vốn có và phát triển, tích lũy thêm nhiều năng lực mới; HS hoàn toàn kiểm soát được việc TH, nơi học và tự do họctheo tốc độ học của mình; mở rộng cơ hội trao đối, thảo luận để học hởi được thêm nhiều từ bạn bè, thầy cô; khắc phục được khó khăn điến hình như việc

HS không thể đến lớp do đau ốm hay những lí do bất khả kháng về sức khỏe;tài liệu học có thể tái sử dụng, người học có thể nghe, xem lại nhiều lần tớikhi hiểu bài

- Nhược điểm: Không phải mọi HS đều có đủ điều kiện về máy vi tính và kết nối internet để TH trực tuyến; việc tiếp cận với nguồn học liệu có thể khó khăn đối với một số HS chưa có kĩ năng về CNTT và internet; rất khó để thiết

kế video bài học đúng với ý tưởng sư phạm, thực hiện được đúng PPDH, GV mất nhiều thời gian, đòi hỏi phải có sự đầu tư, chuẩn bị công phu và

kĩ lưỡng; còn nhiều HS thụ động, chưa có ý thức TH

1.4.3 Các giai đoạn thiết kế mô hình dạy học lớp học đảo ngược

Qua nghiên cứu và tham khảo các tài liệu [13], [22], [23], [24], [26] đềtài xây dựng quy trình thiết kế KHDH sử dụng PPDH “Lóp học đảo ngược” theo 3 giai đoạn sau:

17

Trang 29

Giai đoạn • GV HS

1 Trước giờ lên lớp GV lựa chọn nội dung, bài

dạy thích hợp, thiết kế cácbài giảng, video, chia sẻ các tài liệu, giao các nhiệm vụ học tập cần thực hiện cho HS

HS bắt buộc phải xem/nghiên cứu bàigiảng, tài liệu, video ở nhà và hoàn thành các nhiệm vụ học tập được

GV giao trước khi vào lớp học thực

2 Trong giờ lên lóp GV chủ trì tố chức hoạt động

đưa ra ý kiến, thảo luận, trao đổi các nội dung bài học giữa

HS với HS, sau đó kết luận các vấn đề chính của bài dạy học khi thực hiện giờ giảngtheo thời gian thực

HS dành thời gian để thảo luận nhóm, traođổi với nhau và trao đổivới GV (các HS khácvẫn theo dõi được) trênlớp học trực tiếp hoặc trực tuyến

3 Sau giờ lên lóp GV tiếp tục hồ ượ, trao đổi,

giải đáp thắc mắc của người học về nội dung đã học trênkhông gian lớp học qua mạng

đã được tạo ra sau khi kết thúc giờ học trục tiếp cũngnhư thực hiện kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận kiến thức,

KN của người học

HS làm bài tập và thực hiện các nhiệm vụ của

GV giao sau mồi buổihọc

1.4.4 Khả năng phát triên năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học

theo lóp học đảo ngược

Khi tự học, tự nghiên cứu bài học theo mô hình LHĐN, NLTH của HSđược phát triển thông qua các hoạt động: Xác định nhiệm vụ cần làm; thuthập, tìm tòi, khám phá các kiến thức liên quan; giải thích, trình bày, thảo luận, phản biện và giải quyết các nhiệm vụ có liên quan đến nội dung bài học

18

Trang 30

1.5 Công nghệ thực tê ảo tăng cường (AR)

1.5.1 Khái niệm công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR)

Công nghệ thực tế thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality - AR) là một xu hướng công nghệ mới được phát triển trên nền tảng công nghệ thực tế

ao Đây là một công nghệ kỹ thuật sô cho phép hòa trộn thông tin và yêu tô áovào thế giới thực, tạo ra một trải nghiệm kết hợp giữa thế giới vật lý và thôngtin ảo Trong AR, thông tin ảo được hiển thị trực tiếp trong môi trường thực xung quanh người dùng, không làm thay đồi hoặc thay thế thế giới thực như trong thực tế ảo (Virtual Reality - VR) [12], [19]

Các yếu tố ảo trong AR có thể là hình ảnh, video, âm thanh, văn bản, đốitượng 3D và nhiều loại dữ liệu khác, được tạo ra và hiền thị thông qua cácthiết bị công nghệ như điện thoại di động, máy tính bảng, kính AR, hoặc cácthiết bị đeo thông minh khác So với VR, công nghệ AR hồ trợ thêm thành phần kỹ thuật số tương tác Vì vậy, người dùng có thể kích hoạt camera trênđiện thoại thông minh, xem thế giới thực xung quanh trên màn hình và tương tác với vật thể 3D thông qua lớp phủ kỹ thuật số

Hiện nay, công nghệ AR cực kì phổ biến và rất được quan tâm do có khảnăng ứng dụng rất đa dạng trong nhiều lĩnh vực như giải trí, bán hàng, quảngcáo và tiếp thị, y tế, du lịch, bất động sản, giáo dục, Ớ Việt Nam, côngnghệ AR đang được quan tâm trong giáo dục với tính năng hồ trợ mục tiêu học tập cá nhân của HS bằng cách kết hợp lý thuyết và thực hành, giúp trải nghiệm trực tiếp thông qua tương tác một cách sinh động và giúp tiết kiệm chiphí AR không chỉ làm cho nội dung học tập hấp dần hơn mà còn giúp HShiểu biết sâu hơn về khái niệm trừu tượng, tạo môi trường học tập chân thực

và nâng cao hiệu quả giảng dạy

1.5.2 Ưu điếm và những thách thức của công nghệ AR trong dạy học

Qua thực tiễn nghiên cứu và tham khảo các tài liệu [8], [9], [11], [12], [18], [19] đề tài rút ra một số ưu điếm và thách thức của ứng dụng công nghệ

AR trong giáo dục như sau:

19

Trang 31

1.5.2.1 ưu đi êm

- Giúp người học trải nghiệm thực tế, sinh động, và dễ nhớ hơn bằng cách tạo môi trường tương tác trực tiếp HS được đấm mình vào môi trường

ảo và hoàn toàn tương tác với nó, điều này giúp HS có cơ hội hiểu sâu hơn vềcác hiện tượng khoa học một cách sống động và sinh động, giúp họ cảm thấy thú vị và ghi nhớ bài học một cách hiệu quả

- Tăng tỉnh tương tác và chủ động của HS: AR cho phép HS tương tác trực tiếp với nhau và với kiến thức bằng hình ảnh, âm thanh, hiện tượng Điềunày sẽ giúp HS trở nên chủ động, nhiệt tình và đam mê hơn trong học tập

- Phát triên kỹ năng thực hành và thỉ nghiệm: AR giúp phát triển kỳ năng thực hành và thí nghiệm bằng cách tạo phòng thí nghiệm ảo, cho phép

HS tự khám phá và thực hiện các thí nghiệm một cách tự nhiên Trong môitrường ảo này, HS có thể tiếp cận với các thiết bị và mô hình kỹ thuật tiêntiến, giúp áp dụng kiến thức vào thực tế và phát triển kỹ năng cần thiết chotương lai

- Giúp người học thực hành dễ dàng, thao tác nhiều lần, tiết kiệm thời gian và kinh phí: HS được tiến hành những thí nghiệm khoa học đắt đỏ hoặckhông thể tiến hành trong phòng học thông thường, được phép thực hiện thí nghiệm lặp lại nhiều lần mà không lo về hóa chất, dụng cụ; giúp hình dung vàhiểu rõ hơn về các hiện tượng khoa học đó một cách tiết kiệm chi phí Ngoài

ra, người dùng cũng không phải tốn thời gian đi lại hoặc chờ đợi để thực hiện các thí nghiệm

- Năng cao hứng thủ học tập của HS đối với môn học: HS có trải nghiệm

“nhập vai” và cảm thấy như nhân vật chính của một không gian ào điều này làm tăng yếu tố vui nhộn, ấn tượng của bài học và giúp giờ học trở nên thú vị hơn HS cảm thấy thích thú với môn học, tích cực hơn trong các hoạt động học tập có sử dụng AR

20

Trang 32

1.5.2.2 Thách thức

- Chi phí đầu tư ban đầu cao: Đe triển khai các giải pháp AR, trườnghọc cần phải đầu tư một số lượng lớn tiền để mua trang thiết bị và phần mềm, điều này có thể khiến cho việc triển khai trở nên khó khăn đối với các trườnghọc có ngân sách hạn chế

- Cần có sự đầu tư chuyên sâu trong đào tạo GV: Việc triển khai các giảipháp AR yêu cầu kiến thức chuyên môn cao và kỹ năng công nghệ, điều này

có thể khiến cho việc triển khai trở nên khó khăn đối với các GV không có kinh nghiệm về công nghệ

- Không phù họp cho mọi loại hình giảng dạy: Ngay cả khi có sức mạnh

về tương tác và hiệu quả trong việc học các ứng dụng AR không phù hợp cho mọi loại hình giảng dạy hay chủ đề

1.5.3 Giới thiệu phần mềm QuimiAR và Chemistry AR+ sử dụng trong dạy

học chương Phân tử - Liên kết hoá học

QuimiAR và Chemistry AR+ là những ứng dụng thực AR được cung cấp dưới dạng ứng dụng miễn phí cho người dùng dịch vụ này Hai ứng dụngnày được thiết kế riêng để phục vụ cho việc nghiên cứu, dạy và học về cấu tạo nguyên tử, phân tử, liên kết hóa học nên rất phù hợp với GV, HS QuimiAR

và Chemistry AR+ đơn giản không yêu cầu người dùng phải biết lập trinh hay thiết kế Với phần mềm này, người dùng có thể tạo một lớp phủ là hình ảnh động của các nguyên tử, phân tử hoá học lên không gian thực giúp HS đượctrải nghiệm tương tác dưới hình ảnh 3D trực quan, sinh động, dễ dàng hìnhdung và hiểu rõ hơn về bài học

1.5.3.1 Phần mềm QuimiAR

*Hướng dẫn cài đặt phần mềm QuimiAR:

Bước 1: Vào mục kho ứng dụng App Store trên thiết bị

Bước 2: Ở mục tìm kiếm gõ từ khóa “ỌuimiAR” (hình 1.1)

“NHẬN” ở bên cạnh để tải xuống

Sau khi cài đặt xong, giao diện phần mềm như hình 1.2

1.5.3.2 Chemistry AR+

* Hướng dẫn cài đặt phần mềm Chemistry AR+

21

Trang 33

Bước 1: Vào mục kho ứng dụng App Store trên thiết bị.

Bước 2: Ở mục tìm kiếm gõ từ khóa “Chemistry AR+” (hình 1.3)

Bước 3: Sau khi biểu tượng phần mềm Chemistry AR+ hiện ra, chọn

“NHẬN” ở bên cạnh để tải xuống

Sau khi cài đặt xong, giao diện phần mềm như hình 1.4

I Enlaces >

5 ’ < '

NHẬN

Hình 1.1 Giao diện App QuimiAR

trên App Store

Hình 1.3 Giao diện App Chemistry

AR+ trên App Store

Hình 1.2 Giao diện QuimiAR sau khi

cài đặt trên điện thoại

Hình 1.4 Giao diện Chemistry AR+

sau khi cài đặt trên điện thoại

Trang 34

phát triển NLTH cho HS ở một số trường THCS trên địa bàn TP Hà Nội và

TP Ninh Bình

- Đánh giá khả năng sử dụng công nghệ AR của GV và những khó khăn

mà GV gặp phải khi sử dụng trong dạy học

- Đánh giá thuận lợi, khó khăn của HS trong quá trình tự học KHTN để

đề xuất PPDH thích hợp

1.6.3 Đối tượng điều tra

- Đối tượng: 35 GV trực tiếp giăng dạy môn KHTN và 185 HS lớp 7 ở các trường THCS Duyên Thái (Hà Nội), THCS Nguyên Khê (Hà Nội) vàTHCS Lý Tự Trọng (TP Ninh Bình)

1.6.4 Phương pháp điều tra

- Trao đổi trực tiếp với GV và HS ở các trường THCS Duyên Thái (Hà Nội), THCS Nguyên Khê (Hà Nội) và THCS Lý Tự Trọng (TP Ninh Bình)

- Gửi và thu thập phiếu điều tra đối với GV và HS, thống kê, tổng hợp vàphân tích kết quă Nội dung phiếu điều tra GV được trình bày trong phụ lục 1

và nội dung phiếu điều tra HS được trình bày trong phụ lục 2 của luận văn

1.6.5 Kết quả điều tra thực trạng sử dụng công nghệ AR trong quá trình

dạy học môn Khoa học tự nhiên ở một số trường trung học cơ sở

1.6.5.1 Ket quả khảo sát ý kiến giáo viên

Chúng tôi thực hiện phương pháp điều tra, khảo sát ý kiến của 35 GV ở các trường THCS Duyên Thái (Hà Nội), THCS Nguyên Khê (Hà Nội), THCS

Lý Tự Trọng (TP Ninh Bình) Kết quả như sau:

Hầu hết các GV đều quan tâm và rất quan tâm đến việc phát triển NLTH cho HS(94%), một số ít GV ở mức tương đối quan tâm (6%) và không có GV nào không quantâm hay ít quan tâm (0%)

Hình 1.5 Biêu đồ thê hiện mức độ quan tâm

của thầy/cô đến việc phát triển NLTH cho HS

• nrơng đói quan tàm ■ quan tâni

■ rắt quan tâm

23

Trang 35

Hình 1.6 Biêu đồ thể hiện mức độ thường xuyên sử dụng các hình thức đê

phát triển NLTH của HS trong dạy học

Kết quả điều tra cho thấy, các GV sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau

để phát triển NLTH của HS trong dạy học, điều đó cho thấy GV có quan tâmđến hoạt động TH của HS nhưng lại chưa có biện pháp nào cụ thể Trong đó, biện pháp mà GV sử dụng thường xuyên là giao nhiệm vụ tìm hiểu bài mớitrước mồi bài học (74,29%) và sử dụng bài tập cho HS TH (80%) Chính vì

GV thường xuyên sử dụng hai biện pháp này là nguyên nhân chính làm cho

HS chưa có thói quen TH, vì tính tự giác của nhiều HS chưa cao, khi sử dụnghai biện pháp này sẽ có nhiều HS không thực hiện và GV thì không thể kiểm tra được hết HS Trong khi đó, các biện pháp giúp phát triển NLTH hiệu quả thì các GV lại ít sử dụng tới, cụ thể là GV chỉ thỉnh thoảng giao nhiệm vụ tìmhiếu mở rộng sau mỗi bài học (71,43%) và hướng dẫn HS học theo tài liệu hướng dẫn TH (45,71%) Nhiều GV chưa bao giờ dạy học sử dụng mô hình LHĐN (45,71%) Có một số ít GV đã sử dụng AR trong dạy học nhưng hiếm khi (17,14%) hoặc thỉnh thoảng mới sử dụng (5,71%) và hầu hết GV chưatừng áp dụng AR trong dạy học KHTN (77,15%)

24

Trang 36

Hình 1.7 Biểu đồ thê hiện mức độ thường xuyên sử dụng các công cụ đảnh

giá trong dạy học KHTN ở trường THCS

Kết quả biểu đồ hình 1.7 cho thấy trong dạy học môn KHTN phần lớn

GV thường xuyên sử dụng phiếu học tập (82,86%) và vấn đáp (88,57%) đểđánh giá mức độ lĩnh hội, vận dụng kiến thức vào giải quyết nhiệm vụ học tập

cụ thế của HS Ngoài ra, GV còn thường xuyên đánh giá thông qua bài kiểmtra trắc nghiệm tự luận (65,71%) và bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan (74,28%) GV thỉnh thoảng sử dụng phiếu tự đánh giá theo tiêu chí của HS(51,43%) và phiếu đánh giá theo tiêu chí của GV (42,86%) Có thể thấy, sovới chương trình cũ các GV đã có sự đổi mới kiểm tra đánh giá theo địnhhướng tiếp cận NL thông qua đánh giá bằng nhận xét, điều này giúp GV thựchiện được mục tiêu định hướng đánh giá phẩm chất, NL người học

Hình 1.8 Biêu đô thê hiện mức độ biêt đên ứng dụng AR của thây/cô trong

các lĩnh vực

25

Trang 37

Từ biểu đồ hình 1.8 cho thấy các GV biết đến ứng dụng của AR thôngqua nhiều lĩnh vực khác nhau Trong đó, chủ yếu là biết qua lĩnh vực trò chơi,giải trí, phim ảnh (phim 2D, 3D, 5D, ) chiếm 68,6% Lĩnh vực giúp GV biết đến AR nhiều thứ hai là khoa học (chiếm 48,6%) và giáo dục (chiếm42,9%) Chỉ có một số ít GV chưa biết, chưa nghe đến AR bao giờ (chiếm8,6%) Điều này cho thấy AR đang rất phổ biến và có tính ứng dụng ở nhiềucác lĩnh vực Vì vậy, nếu ứng dụng AR vào trong dạy học sẽ đem lại lợi ích, giúp nâng cao chất lượng đào tạo.

• Chưa bao giở

7 - y - 7

Hĩnh 1.9 Biêu đô thê hiên mức độ thường xuyên được trải nghiệm AR.

trải nghiêm công nghệ AR của GV

* Chưa vận dụng va không có ý định vận

dụng trong thời gian tới.

Hình 1.10 Biêu đồ thê hiện mức độ sử dụng công nghệ AR vào quá trình dạy

học và dự định sử dụng trong thỏi gian tới của thầy/cô

Kết quả khảo sát cho thấy đa số GV đều chưa vận dụng nhưng có ý địnhvận dụng trong thời gian tới chiếm 78,9% số ý kiến cho rằng đã vận dụng và

có ý định tiếp tục vận dụng trong thời gian tới được xếp thứ hai (chiếm 15,8%

ở GV) Từ kết quả trên có thể đi đến kết luận đa số GV đều chưa tiếp cận nhiều với công nghệ AR, một số GV đã có những hiểu biết nhất định về AR, tuy nhiên nhận thức còn chưa được đầy đủ

26

Trang 38

Hĩnh 1.11 Biêu đồ đảnh giá những lợi ích khi sử dụng AR trong dạy học

Hầu hết các GV đều cho rằng sử dụng AR đem lại nhiều lợi ích hơntrong dạy học Có 25,71% ý kiến hoàn toàn đồng ý và 60% đồng ý cho rằng

GV có thể hướng dẫn HS TH và thao tác trên máy tính, điều này chứng tởrằng việc sử dụng AR là không khó, HS hoàn toàn có thể sử dụng để TH đượcnếu có sự hướng dẫn từ GV Gần như 100% các GV hoàn toàn đồng ý vàđồng ý cho rằng thông qua AR kiến thức sẽ được trình bày một cách trựcquan và dễ dàng tiếp cận, trải nghiệm học tập phong phú và hấp dẫn hơnnhiều so với việc học qua sách hoặc qua video (40% hoàn toàn đồng ý và 57,14% đồng ý), HS tiếp cận và tương tác với môi trường ảo để khám phá sâurộng, hiểu rõ hơn về chúng, cảm thấy thú vị vừa dễ hiểu bài và ghi nhớ sâuhơn (40% hoàn toàn đồng ý và 57,14% đồng ý), làm cho quá trình học tập trở nên có ý nghĩa và có tính mục đích (25,71% hoàn toàn đồng ý; 60% đồng ý)

Hĩnh ỉ 12 Biêu đô đánh giá những ưu điêm khi sử dụng AR trong việc phát

triển NLTH cho HS

27

Trang 39

Gân như tât cả các GV đêu đông tình cho răng sử dụng AR có nhiêu ưuđiểm Trên 90% GV hoàn toàn đồng ý và đồng ý với các ưu điểm như giúp

HS chủ động được thời gian TH, xác định được mục tiêu cần TH, tự lập được

kế hoạch TH, kiến thức được trình bày trực quan giúp HS dễ dàng tiếp cận

Có 22,86% ý kiến hoàn toàn đồng ý và 62,85% đồng ý cho rằng sử dụng AR

trong dạy học HS có thê tự tìm kiêm và thu thập thông tin TH, tuy nhiên vân

có 2,86% GV không đồng ý và 11,43% không biết Bên cạnh đó có 31,43%

GV cho biết họ không đồng ý với việc HS có thể TH học bằng AR mà khôngcân sự hướng dân của GV

• • Rái cân thiét

Mặc dù nhiêu GV chưa sử dụng ARtrong dạy học nhưng thông qua mức

độ hiểu biết của bản thân đa sổ các

GV đánh giá việc sử dụng AR trongdạy học ở mức cần thiết chiếm 70,6% Phát triển việc dạy học sử dụng AR là việc rất cần thiết đượcđánh giá ớ mức thứ hai với 26,5%

3 Tự tìm kiếm thông tin từ sách tham kháo 36 19,46%

4 Tự tìm kiếm thông tin trên mạng internet 144 77,84%

5 Tự làm thêm bài tập trong sách tham khảo 27 14,59%

28

Trang 40

Kết quả bảng 1.1 có thể thấy phần lớn HS tự học môn KHTN bằng hình thức học qua vở ghi, SGK, làm bài tập củng cố do GV giao về nhà (93,51%) và tìm hiểu mở rộng kiến thức theo yêu cầu của GV (84,86%) Hình thức TH bằng cáchtìm kiếm thông tin trên mạng internet đứng thứ 3 (77,84%) Có thể thấy HS ưa chuộng sử dụng chủ yếu ba hình thức TH trên do đã được GV định hướng sẵn, sửdụng internet để tìm kiếm thông tin thì nhanh có kết quá và giúp tiết kiệm đượcthời gian Có rất ít HS TH bằng cách tự tìm kiếm thông tin tù' sách tham khảo (19,46%) và tự làm thêm bài tập trong sách tham khảo (14,59%) HS cũng rất ít khi TH bằng cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ học tập (9,73%).

Hĩnh 1.14 Biêu đồ thê hiện mức độ sử dụng các phương pháp TH

Kiến thức rộng và khó cho việc tự học

Không biết cách phân bố thời gian học

hợp lý

0% 20% 40% 60% 80% 100%

■ Đòng Ý ■ Không đồng ý

Hĩnh 1.15 Biêu đồ đánh giả những khó khăn HS thường gặp

trong quá trình TH môn KHTN

29

Ngày đăng: 15/06/2024, 17:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ GD-ĐT (2014) Dạy học và Kiếm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triền năng lực học sinh, Nxb Giáo Dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học và Kiếm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triền năng lực học sinh
Nhà XB: Nxb Giáo Dục Việt Nam
3. Bộ GD-ĐT (2018), Chương trình giáo dục phô thông - Chương trìnhtông thê (ban hành kèm theo Thông tư sổ 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phô thông - Chương trình
Tác giả: Bộ GD-ĐT
Năm: 2018
5. Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến (2001), Đê tự học đạt được hiệu quả, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến (2001), "Đê tự học đạt được hiệu quả
Tác giả: Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2001
6. Nguyễn Văn Đại, Đào Thị Việt Anh (2019), “Xây dựng khung năng lựctụ' học của học sinh trung học phổ thông trong dạy học hoá học theo mô hình Blended learning ”, Tạp chỉ Giáo dục, 458 (Kì 2 - 7/2019), tr.45-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng khung năng lựctụ' học của học sinh trung học phổ thông trong dạy học hoá học theo môhình Blended learning”, "Tạp chỉ Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Văn Đại, Đào Thị Việt Anh
Năm: 2019
7. Nguyễn Thị Thu Hằng (2020), “Phát triển năng lực tự học cho học sinhtiểu học trong dạy học môn Khoa học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018”, Tạp chỉ giáo dục, 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực tự học cho học sinhtiểu học trong dạy học môn Khoa học theo Chương trình Giáo dục phổthông 2018”, "Tạp chỉ giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng
Năm: 2020
8. VŨ Thị Thu Hoài, Vũ Thu Trang (2020), “ Sử dụng phần mềm Chemistby Thix để xây dựng thí nghiệm hóa học ảo nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh trung học phổ thông ”, Tạp chí Giáo dục, 470, tr.40-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng phần mềm Chemistby Thix để xây dựng thí nghiệm hóa học ảo nhằm phát triển năng lựcthực nghiệm hóa học cho học sinh trung học phổ thông”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: VŨ Thị Thu Hoài, Vũ Thu Trang
Năm: 2020
11. Thái Hoài Minh, Nguyễn Minh Tuấn (2020), “ ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường nhàm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học nội dung Hóa học hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông” , Tạp chỉ Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phổ Hồ Chí Minh, 17(11),tr.1970-1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường nhàm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh trongdạy học nội dung Hóa học hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông”, "Tạp chỉ Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phổ Hồ Chí Minh
Tác giả: Thái Hoài Minh, Nguyễn Minh Tuấn
Năm: 2020
13. Lê Thị Phượng, Lê Bùi Phương Anh (2017), “Dạy học theo mô hìnhlớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh ” , Tạp chỉ Quản lí giáo dục, 10, tr.1-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học theo mô hìnhlớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh”, "Tạpchỉ Quản lí giáo dục
Tác giả: Lê Thị Phượng, Lê Bùi Phương Anh
Năm: 2017
14. Vũ Trọng Rỹ (1994), Một sổ vấn đề lý luận về rèn luyện kĩ năng học tập cho học sinh (Báo cáo đề tài), Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một sổ vấn đề lý luận về rèn luyện kĩ năng học tập cho học sinh (Báo cáo đề tài)
Tác giả: Vũ Trọng Rỹ
Năm: 1994
15. Lương Quốc Thái (2019), “ Xây dựng khung năng lực tự học và đánhgiá thực trạng tự học của học sinh trung học phố ”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 64, tr. 188-197 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng khung năng lực tự học và đánhgiá thực trạng tự học của học sinh trung học phố”, "Tạp chí khoa họcTrường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tác giả: Lương Quốc Thái
Năm: 2019
16. Nguyễn Xuân Thức - Nguyễn Quang uẩn (2007), Tâm lí học đại cương, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học đạicương
Tác giả: Nguyễn Xuân Thức - Nguyễn Quang uẩn
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2007
19. Phạm Thị Thùy Trang (2022), Dạy học thực hành Hóa học sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) nhằm phát triên năng lực tự học cho học sinh, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, trường đại học Giáo dục - ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học thực hành Hóa học sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) nhằm pháttriên năng lực tự học cho học sinh
Tác giả: Phạm Thị Thùy Trang
Năm: 2022
20. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học truyền thống và đổimới
Tác giả: Thái Duy Tuyên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
21. Lưu thị Lương Yến, Nguyễn Thị Ngọc Bích (2016), “Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy dạy học phần Hiđrocacbon - Hóa học 11 THPT ”, Tạp chỉ khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 6, tr.136-145.Danh mục tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy dạy học phần Hiđrocacbon - Hóa học 11 THPT”, "Tạp chỉ khoa học Trường Đạihọc Sư phạm Hà Nội
Tác giả: Lưu thị Lương Yến, Nguyễn Thị Ngọc Bích
Năm: 2016
22. Abeysekera, Lakmal, and Phillip Dawson (2015), "Motivation and cognitive load in the flipped classroom: definition, rationale and a call for research", Higher Education Research &amp; Development, 34(1), 1-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Motivation and cognitive load in the flipped classroom: definition, rationale and a call for research
Tác giả: Abeysekera, Lakmal, and Phillip Dawson
Năm: 2015
23. Aliye K.I, Nadia J.c and Charles T.J. (2017), "A systematic review of research on the flipped learningmethod in engineering education", British Journal of Educational Technology, Vol 49 No 3: 398-411 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A systematic review of research on the flipped learningmethod in engineering education
Tác giả: Aliye K.I, Nadia J.c and Charles T.J
Năm: 2017
24. Altemueller, L., &amp; Lindquist, c. (2017), "Flipped classroom instructionfor inclusive learning", British Journal Of Special Education, 44(3), 341-358. doizlO.l 111/1467-8578.12177 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Flipped classroom instructionfor inclusive learning
Tác giả: Altemueller, L., &amp; Lindquist, c
Năm: 2017
25. Cai, s., Wang, X., Chiang, F.K.(2014), “A case study of augmented reality simulation system application in a chemistry course ”,Computers in Human Behavior, 37, 31- 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A case study of augmented reality simulation system application in a chemistry course”,"Computers in Human Behavior
Tác giả: Cai, s., Wang, X., Chiang, F.K
Năm: 2014
28. Hoai, V. T. T., Son, p. N., Em, V. V. D., &amp; Duc, N. M. (2023). Using 3D molecular structure simulation to develop chemistry competence for Vietnamese students. Eurasia Journal of Mathematics, Science andTechnology Education, 19(7), em2300.https://doi.org/10.29333/ejmste/13345 Link
29. Hoai, V. T. T., &amp; Thao, T. T. T. (2021). Performance Analysis of Experimental Process in Virtual Chemistry Laboratory Using Software Based Virtual Experiment Platform and Its Implications in Learning Process (pp. 373-384). https://doi.org/10.1007/978-3-030-65407-8_32 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w