1.3.1. Khái niệm• năngO • lực tự học• •
Theo Nguyễn Cảnh Toàn, NLTH được hiểu là một thuộc tính kĩ năng rất phức hợp, bao gồm các kĩ năng và kĩ xảo, cần gắn với động cơ và thói quen tương ứng, giúp người học có thế đáp ứng được những yêu cầu mà công việc
đặt ra [17]. NLTH còn là sự bao hàm cả cách học, kĩ năng và nội dung học tập, là sự tích hợp tổng thể cách học và KN tác động đến nội dung trong hàng loạt tình huống - vấn đề khác nhau [3],
Theo Chương trình GDPT tổng thể, NLTH được xác định là một trong 3 năng lực chung cốt lõi, cần được hình thành và phát triển cho HS phố thông trong các môn học [3]. Có nhiều quan niệm khác nhau về NLTH: là năng lực thể hiện ở tính tự lực, TH, tự giải quyết vấn đề của một chủ thể hoạt động
[33]; là khả năng người học sử dụng các năng lực trí tuệ, có khi cả năng lực
cơ bắp cùng các động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực kiến thức nào đó [5],
12
Từ các nghiên cứu trên, trong phạm vi nghiên cứu này, đê tài xác định
NLTH là khả năng người học độc lập, tự giác từ việc xác định mục tiêu học tập, thiết kế và thực hiện kế hoạch học tập đến việc tự đảnh giá và điều chỉnh việc học nhằm mang đến sự phát triển cho người học.
1.3.2. Cẩu trúc và biểu hiện • của năngO lực♦ tự • •học trong o chươngO trình Giáo dục phổ thông tổng thể 2018
Theo chương trình GDPT tổng thể của Bộ GD&ĐT năm 2018 [3], NLTH của HS cấp THCS được xác định thông qua các biểu hiện sau:
- Tự đặt được mục tiêu học tập để nồ lực phấn đấu thực hiện.
- Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tát, bàng bản
đồ khái niệm, bảng, các từ khoá; ghi chú bài giảng của GV theo các ý chính.
- Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được GV, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiểm sự hỗ trợ của người khác khi gặp
khó khăn trong học tập.
- Biết rèn luyện, khắc phục những hạn chế của bản thân hướng tới các giá trị xã hội.
Qua đó, có thể thấy rằng NLTH của HS không phải do tự nhiên mà có,
mà là kết quả của quá trình tích lũy và rèn luyện lâu dài, đòi hỏi HS phải có phương pháp học tập hiệu quả và kiên trì, tự chù trong việc thực hiện các hoạt động học tập. HS phải biết kết hợp với sự hướng dẫn của GV thông qua hệ thống các phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực của HS,... còn người GV trong quá trình giáo dục, dạy học phải tùy điều kiện, hoàn cảnh dạy học cụ thể, tùy đối tượng HS mà hoạch định được biện pháp bồi dưỡng NLTH cho họ một cách phù hợp, khả thi.
1.3.3. Một sấ biện pháp phát triển năng lực tụ' học cho học sinh phổ thông
Hiện nay, HS phổ thông còn nhiều vướng mắc, khó khăn trong học tập khi chưa thực sự dành nhiều thời gian cho việc TH, chưa xây dựng và rèn
13
luyện kĩ năng TH họp lý. Vì vậy, bồi dưỡng NLTH cho HS khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp giúp phát triển NLTH cho HS cấp THCS theo tài liệu [2].
ỉ.3.3.1. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển
năng lực tự học
Các PPDH tích cực được xem là phù hợp nhất đáp ứng được yêu cầu cũa chương trình đó là HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức để phát triển NL, phẩm chất. Trong dạy học môn K.HTN, GV có thể phát triển NLTH cho HS thông qua việc sử dụng phối hợp học tập ở lóp và học tập ở nhà, kết hợp đa dạng hoá các hoạt động học tập. Dạy học thông qua việc tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập giúp HS có thể chủ động tiếp thu kiến thức, từ đó tạo cho HS cách phản ứng trước mọi vấn đề. Tăng cường sự phối hợp, làm việc giữa cá nhân và tập thế đế HS có thể làm quen với KN làm việc nhóm từ đó vận dụng
sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thế để giải quyết nhiệm
vụ học tập chung.
Một số PPDH tích cực giúp hình thành và phát triển NLTH cho HS trong quá trình học tập môn K.HTN như: PPDH theo nhóm, PPDH theo góc, PPDH thí nghiệm, PPDH bàn tay nặn bột, PPDH dự án ...
1.3.3.2. Hướng dần học sinh cách xây dựng kế hoạch học tập
Hiện nay, hầu hết HS thực hiện các nhiệm vụ học tập còn mang tính
ngầu hứng, chưa hình dung được toàn bộ quá trình TH của mình đang và sẽ thực hiện như thế nào. Các em cũng chưa nhận thức được rõ rằng phải hoàn thành một khối lượng kiến thức lớn trong một khoảng thời gian giới hạn. Vì vậy, từ chương trình học GV cần hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch học tập khoa học, bao gồm các nhiệm vụ học tập vừa sức với khả năng, phù hợp với nội dung, điều kiện và thời gian của HS. Sau khi HS xây dựng được kế hoạch học tập, GV cần tiến hành kiếm tra và đưa ra nhận xét, góp ý về kế hoạch học tập của HS. Điều này giúp các em xây dựng được kế hoạch học tập đúng đắn,
14
có mục tiêu cụ thể để theo đuổi. HS cần phải có các biện pháp để thực hiện kế hoạch đề ra và có thể tự điều chỉnh kế hoạch một cách linh hoạt, nhằm đạt
được mục tiêu học tập.
1.3.3.3. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu
Một trong những công cụ quan trọng để phục vụ cho quá trình TH đó chính là tài liệu học tập. Việc sử dụng tài liệu học tập nhằm mục tiêu thu thập kiến thức trong quá trình học giúp HS lĩnh hội tri thức một cách nhanh chóng
và đầy đủ nhất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy kỳ năng tự nghiên cứu tài liệu của
HS phổ thông hiện nay còn rất yếu. Do đó, trong quá trình dạy học GV không chì cung cấp kiến thức cho HS mà còn cần trang bị cho các em ý thức tự giác học tập, có phương pháp TH và tự củng cố, phát triển kiến thức trước và sau giờ học, hình thành một số KN TH như: KN thu thập tài liệu, KN đọc sách
giáo khoa, tài liệu tham khảo, ...
1.3.3.4. Đánh giá kết quả dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học
Việc đánh giá trong dạy học cần hướng tới mục tiêu môn học nhằm thúc đẩy và cải thiện việc phát triển NLTH của HS. Đánh giá kết quà học tập môn học được thực hiện thông qua đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết. NLTH cùa HS trong mỗi bài học cần được đánh giá dựa trên những mục tiêu ban đầu được đặt ra. Quá trinh đánh giá có thế được tiến hành theo các giai đoạn: chuẩn bị bài học của HS, tham gia các hoạt động học tập ở lớp và sau bài học,
tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS.
1.3.4. Đánh giá sự phát triển năng lực tự học của học sinh trung học cơ sở
Trong thực tiễn dạy học ở trường phổ thông các phương pháp đánh giá
NLTH của HS được sử dụng là:
- Đảnh giả thông qua bài kiêm tra. GV có thể đánh giá HS thông qua các bài kiểm tra 15 phút hay 45 phút. Có thể sử dụng hình thức trắc nghiệm tự luận hay trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả hai đề đánh giá xem người học đang ở đâu trong quá trình dạy học, từ đó giúp đỡ, định hướng cho người
15
học hoặc người dạy có thể thay đổi cách dạy để đáp ứng với trình độ lĩnh hội
của HS.
- Đánh giá thông qua quan sát. Đánh giá thông qua quan sát trong giờ như: quan sát thái độ trong giờ học; quan sát tinh thần xây dựng bài; quan sát
thái độ trong hoạt động nhóm, quan sát kĩ năng trình diễn của HS... giúp cho
người dạy có cái nhìn tồng quan về thái độ, hành vi, sự tiến bộ cùa các KN
học tập của người học suốt cả quá trình dạy học để từ đó có thề giúp cho
người học có thái độ học tập tích cực và các KN học tập.
- Đánh giá thông qua vẩn đáp, thảo luận nhóm. GV có thể vấn đáp về nội dung bài cũ để kiểm tra việc học bài ớ nhà cúa HS hoặc có thể đặt những
câu hỏi cho HS trả lời cá nhân hay hoạt động nhóm trong quá trình dạy bài
mới nhằm đánh giá mức độ đạt được mục tiêu bài học hoặc chấn đoán những
khó khăn mà người học mắc phải nhằm cải thiện quá trình dạy, giúp người
học cải thiện việc học tập của mình.
- HS tự đảnh giả. HS có thế đánh giá kiến thức, thái độ lẫn nhau trong các giờ học.
+ Đối với các bài kiểm tra trên lớp: cho HS tự đánh giá bài của mình hoặc đánh giá bài của bạn thông qua việc cung cấp cho HS đáp án của bài
kiểm tra.
+ Đối với tự đánh giá thông qua bài tập, báo cáo/ dự án: GV yêu cầu HS thực hiện các bài tập, báo cáo/ dự án, sau đó các em tự đánh giá bài làm của
mình thông qua bàng kiểm.
- Đảnh giá dựa vào một sổ kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi khác.
+ Yêu cầu HS thiết kế sơ đồ tư duy hoặc bản đồ khái niệm về nội dung bài học trước hoặc sau khi học. Qua đó, GV có thể biết được HS đã có kiến
thức gì và HS biết cách hệ thống hóa kiến thức.
+ Yêu cầu HS tóm tắt các kiến thức vừa học bằng một số ít câu giới hạn.
16
__ 2