1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử phát triển năng lực học sinh THPT trong dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam (Lịch sử lớp 11)

199 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử phát triển năng lực học sinh THPT trong dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam
Tác giả Bùi Hoàng Kim Loan
Người hướng dẫn ThS. Nhữ Thị Phương Lan
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 199
Dung lượng 50,99 MB

Nội dung

Ngoài ra, việc sử dụng câu hỏi, bài tập lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường phô thông không chỉ giúp học sinh phát huy khả năng tư duy của mình mà còn giúp cho bài học trở nên sinh độ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HÒ CHÍ MINH

KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

XÂY DỰNG HE THONG CÂU HOI, BÀI TAP

LICH SỬ PHÁT TRIEN NANG LUC

HOC SINH THPT TRONG DAY HOC

CAC CHU DE LICH SU VIET NAM

Chuyên ngành: Lí luận va Phuong pháp dạy hoc bộ môn Lich sử

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nhữ Thị Phương Lan

Sinh viên thực hiện: Bùi Hoàng Kim Loan

Mã số sinh viên: 46.01.602.064

Lớp: 46.01.SU.SPB

Thành phố Hồ Chí Minh, 4/2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HÒ CHÍ MINH

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thay cô trong khoa Lịch sử

trường Đại học Sư phạm Thành phố Hỗ Chí Minh đã góp ý giúp đỡ tôi trong suốt

quá trình học tập tại trường.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th§ Nhữ Thị Phương Lan, người đã tận tinh

hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô Cao Thị Hải, giáo viên trường THPT Tạ Quang Bửu, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quả trình làm khảo sat và tiễn hành thực

nghiệm tại trường.

Cudi cùng, tôi xin bay tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân va bạn bẻ đã giúp

đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Thanh phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024

Tác giả khóa luận

BÙI HOÀNG KIM LOAN

Trang 4

LOI CAM DOAN

Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp nay là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,

được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS Nhữ Thị Phương Lan, đảm bảo

trung thực và tuân thủ các quy định vẻ trích dan, chú thích tài liệu tham khảo.

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn vẻ lời cam đoan nay.

Người cam đoan

Bùi Hoàng Kim Loan

Trang 5

DANH MỤC VIET TAT

Danh từ việt tắt

CTGDPT

DHLS GV HS LS

Yéu cau can dat

Trang 6

Hình 1.2.3.3 Kết quả khảo sát về mức độ sử dụng câu hỏi trong day học lịch sit .

Hình 1.2.3.5 Kết quả khảo sát về mức độ giáo viên sử dụng câu hỏi nhằm đánh giảcác thành phan năng lực lịch sử 2-22 22+2se£2xe£ZSt2ZzcEZztEEzrrrzrrrxee Tr.36Hình 1.2.3.6 Kết qua khảo sát về mức độ giáo viên sử dụng bài tập nhằm đánh giácác thành phan năng lực lịch sử - 2< 22cczeccsztEzstrkerrkeecrreere Tr.36

Hình 1.2.3.7 Kết quả khảo sát về mức độ tham gia của học sinh khi giáo viên sử

dụng câu hoi, bài tập trong dạy học lịch sử S Si nsớy Tr.40

Hình 1.2.3.8 Kết quả khảo sát về mức độ dé sử dụng của câu hỏi, bài tập trong day

học lịch Sử - HH 1H HH HH HH TH HE kg gà Tr.40

Hình 1.2.3.9 Kết quả khảo sát về các biện pháp nâng cao hiệu qua của việc sử dụng

câu hỏi, bài tập trong day học lịch SỬ chen rrrree Tr 4l

Trang 7

MỤC LỤC

HÔI GAM IONGoibiiiiitiidbitidtitilitdiiiiitiiibttiiiiidtigtditgiijiBiitiigtigtiiiotsis iLỢI CAM DOAN c::-ss:s::cccccecccccic2221125125560523123566520033365580533663829523265829992253225992253220522238 ii

DANH MUC VIẾT TAD siiscssscssoccseccssccsscsssacssesssasiascssnaianscsscasinsiasatsnaaavasassnivaneasea iii

DANH MỤC HÌNH ANH ciccccsseccssssescssssssessssesesssseessssssessssscessssseerssuesesssseeesssuseessneess iv

5 Câu trúc của khóa luận tốt nghiệp 2-22 2£ £czxeccxxecvxeecreerre 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA VIỆC PHAT TRIENNĂNG LỰC LỊCH SỬ CHO HỌC SINH THPT QUA XÂY DỰNG HỆ THÓNG

CÂU HOI VÀ BAI TẬP TRONG DẠY HỌC LICH SU .-5 7

1.1 Cơ sở lí TWA ooo eccceccecceessesssesssssssssssessssssesssssesssssnessnesssessecsniessisssseeeseesseesseness 7

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tải -2-22-5225-e- 7

1.1.2 Vai trỏ của cau hỏi, bai tập trong day học lịch sử „14

1.1.3 Nguyên tắc, yêu cầu khi sử dung cau hỏi, bai tập trong dạy học lịch sử 20

II;1.4, Phân loại câu hôi, bài EỐP siississsssscsssosisssssoasssasssssssasasaaisosisesavesisoassssaveoasees 22

1.2.2 Nội dung điều tra, khảo sát c6 cv sec 1.2.3 Ket cố na 33 1.2.4 Đánh giá chung về thực trạng của vấn đẻ nghiên cứu 4I

Trang 8

Tiểu kết chương, Ì - c1 SE 3 1111121121111 11H Hà H2 111 111 1111111012 1122 44

CHƯƠNG 2 BIEN SOẠN HE THONG CÂU HOI, BÀI TAP LICH SỬ TRONG

DAY HOC CAC CHU DE LICH SU VIET NAM THEO CHUONG TRINH

LICH SỬ 2622 scssssscssassscnsscsssnsnssassnssasanssussansnssassnasnsanssassssasssnssnsssssassuasasssssassassaisasid 45

2.1 Các chủ dé Lịch sử Việt Nam trong chương trình môn Lịch sử lớp 11 45

2.1.1 VỊ trí trong chương trình - << «HH HH HH 01k 45

2.1.2 Khái quát yêu câu cần đạt của các chủ dé Lịch sử Việt Nam lớp 11 và

phương an sử dung câu hỏi, bai tập trong chủ đề ¿c5:ccscc5scccs2 462.2 Quy trình xây dựng câu hỏi, bài tập trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt

Nam (GIGB:sÙ 00 ÏÏhoniieinaieiioinoitiiniisiiii41411114114411521333138383854855338231853155681883 52

2.3 Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử nhằm phát triển nang lực học sinh

trong day học các chủ dé Lịch sử Việt Nam (Lich sử lớp 11) Š4

2.3.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi, bai tập lich sử 542.3.2 Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử trong dạy học một số chủ đề

lịch sử Việt Nam lớp 11 (CT 2022) (SH 2H22 HH, 56

Tid két lẽ - %+ŸAB:H HẶ),HH 129

CHUONG 3 THỰC NGHIỆM SU PHẠM - -scsscssnsessssenssse 130

3:1.IMuc:dichilenglHiểimi.:-:::::::s:::::::i:iiiciiciiiciiiti12011112111312351153504318835835533934E 130 3.2 Nộiiđdung thực MODEM ississsssssissssssasssasssossseassoasvessssasacasieaassesiseasveaseesavenss resis 130

37:1 /ĐiABAnivadỗiiDDHD sa aanncnainesneeeitt.0000110270031196010010112111200310622002300 130

3:2.2 NGI g MWe MANIC i sccsecssceascessscassessscosscasssaszsesssasisessscotseaussasssnacsesss 130

SBD) IRC ty eiaa CHiN) Tể HE Ta se se ng 0E cn220002010220103010210121001211858083011350330804002810 141

Tidu ket churomg ca 4)H4 H 143

BREE SN icccc ẽẽẽẽẽ-ẽ{e{=ẽễẽẽễẽễẽẽẽ =ẽeẽeẽẽẽẽaa== 144TAIETEDTHAM HO cece cssczsssccessssscocercoccceseccssssssesczesseressccasssd 146

PHU LUC ceccssssssssssssscesscesessssssssssssseseceessessesssssssuseseeneesessssssssssseseeeeseseessssssnseesseeeeeeseees 1

Trang 9

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Chương trình giáo dục phỏ thông năm 2018 được xây dựng dựa trên quan điểm

“dam bảo phát triển phẩm chất, năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với

những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mĩ; chú

trong thực hành, vận dụng kién thức, kĩ năng đã học dé giải quyết vấn dé trong hoctập và đời sống” (Bộ Giáo dục và Đào tạo 2018 Tr.5)

Với quan điềm trên chương trình đã dé ra mục tiêu “giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát

triển hài hòa các moi quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời song tâm hôn

phong phú, nhờ đỏ có được cuộc sông có ý nghĩa và đóng góp tích góp tích cực vào

sự phát triển của đất nước và nhân loạt” (Bộ Giáo dục và Dao tạo 2018 Tr.6)

Dựa trên quan điểm và mục tiêu của chương trình giáo đục phô thông năm 2018,

ta có thê thay định hướng chủ đạo của chương trình la thông qua nội dung giáo dục hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chat cơ bản, các năng lực của người

học được nêu trong chương trình Hay nói cách khác là giúp học sinh làm chủ được

những kiến thức đã học và vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vảo giải quyết các

van dé trong thực tiền cuộc sống

Ngoài ra, thông qua các phương pháp và hình thức tô chức dạy học phát huy

tính chủ động và tiêm năng của mỗi học sinh Vì vậy, hiện nay, giáo viên không còn

đóng vai tro trung tam, ma học sinh mới là người đóng vai trỏ chủ đạo trong học tập.

là người chủ động, tích cực trong hoạt động giáo dục Giáo viên sẽ là người hướng

dan, dẫn dat cho học sinh tìm hiểu, khám phá kiến thức mới Với quan điểm, mục tiêu

đó, cách truyền thụ kiến thức một chiều thầy giảng - trò nghe đã không còn phù hợp

nữa Chính vì thé, nhu cầu cấp thiết được đặt ra hiện nay là cân phải đổi mới phương

pháp dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn

Với quan điểm và mục tiêu của chương trình giáo đục phổ thông 2018 là đảm

bao phát triển năng lực của học sinh thông qua nội dung giáo duc, chú trọng đến việc tiếp cận năng lực của học sinh theo hướng dự kiến những gì học sinh phải làm được, hay nói cách khác, chương trình giáo dục phô thông 2018 chú trọng vào việc thực

Trang 10

hành hơn là nhắm đến những gì học sinh cân phải học được Vì vậy, trong day họclịch sử, việc sử dụng câu hỏi, bai tập dé hướng học sinh đến “hoc qua hành", hướngđến “làm được” là rat quan trọng, góp phan vào việc rén luyện, phát triển năng lực

lịch sử cho học sinh Ngoài ra, việc sử dụng câu hỏi, bài tập lịch sử trong dạy học lịch

sử ở trường phô thông không chỉ giúp học sinh phát huy khả năng tư duy của mình

mà còn giúp cho bài học trở nên sinh động hon, kích thích được sự to mỏ và giúp

phát huy khả năng tim tòi, nghiên cứu của học sinh Điều này hoàn toàn phù hợp với

mục tiêu phát trién năng lực người học trong dạy học ma chương trình giáo dục phỏ

thông 2018 đặt ra.

Sử dụng câu hỏi, bai tập lịch sử trong day học ở trường phố thông tuy không

phải là một phương pháp mới, nhưng chủ yêu chỉ được sử dụng theo hướng tiếp cận

nội dung kiến thức và việc sử dụng câu hỏi, bài tập lịch sử phát huy năng lực của học sinh THPT trong dạy học các chủ dé lịch sử Việt Nam (chương trình môn Lịch sử

2022) hiện nay còn khá mới mẻ và it công trình tập trung nghiên cứu Hon nữa, việc

sử dụng câu hỏi, bải tập lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường phỏ thông hiện nay

vẫn chưa tôi ưu và chưa phát huy được hết khả năng, giá trị vốn có của câu hỏi, bài

tập lịch sử Chính vì vậy, việc sử dụng câu hỏi, bai tập theo hướng tiếp cận ăng lực nhằm rèn luyện cho học sinh năng lực môn học, khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng

đã học vào thực tiễn đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực theo Chương trình giáo dục phô thông 2018 là hết sức cần thiết khi thực hiện Chương trình môn Lịch sử theo

thông tư 13 của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2022.

Chính vì những lý do trên nên tôi chọn dé tài “Xây dung hệ thong câu hỏi, bài

tập lịch sứ phát triển năng lực học sinh THPT trong day học các chủ đề lịch sử Việt Nam (Lịch sứ lớp 11)” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Lịch sử nghiên cứu van đề

Nghiên cứu vẻ việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử phát triển năng lực

học sinh THPT da được nhiều nha nghiên cứu quan tam, tìm hiểu và đã có nhiều công

trình liên quan đến van dé này được công bố Dưới đây là một số công trình nghiên

cứu vẻ việc xây dựng hệ thông câu hỏi, bai tập lịch sử phát triển năng lực học sinh

THPT.

Trang 11

Sách Phương pháp day học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông của tac giả

Vũ Quang Hiền, trong chương 4, phần II đã có dé cập đến phương pháp sử dụng câu hỏi, bai tập lịch sử Trong phan này, tác giả đã nêu được khái niệm của phương pháp

van đáp, liệt kê và cho ví đụ về các loại câu hỏi, bài tập lịch sử, nêu ra các yêu cầu

đối với câu hỏi, bài tập lịch sử, đưa ra phương pháp sử dụng và nhiệm vụ của giáo

viên vả học sinh khi sử dụng câu hỏi và bài tập lịch sử Tuy nhiên, tác giả van chưa

đề cập đến khái niệm câu hỏi, bài tập lịch sử, tác giả chỉ liệt kẻ một số dang câu hỏi,

bài tập lich sử và cho ví dụ, chưa dé cập đến việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bai tập

lịch sử.

Sách Phát triển năng lực lịch sử lớp 11 của tac giả Trương Ngọc Thơi đã xây

dựng được hệ thông các câu hỏi, bài tập lich sử theo từng bai học trong chương trình

lịch sử lớp 11 Tuy nhiên, các câu hỏi, bài tập trong hệ thống đo tác giá xây dựng chủ

yếu chỉ ở hai dạng: tự luận va trắc nghiệm.

Sách Day = học tích cực = một số phương pháp và kĩ thuật dạy học của tác giả

Nguyễn Lăng Bình đã đề cập đến cách phân loại câu hỏi, bài tập theo hình thức (bài

tập đóng, bai tập mở) va theo mức độ của thang đánh giá Bloom, cho ví dụ ở từng

mức độ Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến việc xây dựng hệ thống, câu hỏi bài tập.

Sách Lí luận day học hiện đại — Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp

day học của các tác giả Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường, trong chương 9 đã có

đề cập đến bai tập định hướng phát triển năng lực Trong phan nảy, các tác giả đã tiềnhành phân loại bài tập, cho ví dụ về từng loại bài tập, đưa ra những đặc diém của bàitập định hướng năng lực Tuy nhiên, các tác giá chưa đề cập đến việc xây dựng hệ

thong bai tập.

Khóa luận tốt nghiệp: Xa@v dựng hệ thông bài tập nhận thức nhằm góp phan phat

triển năng lực nhận thức cho học sinh trong học tập lịch sử - Phan Lịch sử Việt Nam (1858 — 1918, Chường trình Lịch sử 11 — Ban Cơ bản của tac giả Nguyễn Thị Tuyết

đã làm rõ các khái niệm liên quan đến bai tập nhận thức và xây dựng một hệ thôngcác bài tập nhận thức nhằm phát triển năng lực nhận thức cho học sinh trong học tậplich sử, Phan Lịch sử Việt Nam (1858 — 1918) Tuy nhiên, tác giả đã xây dựng hệthong bai tập theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006

Trang 12

Khóa luận tốt nghiệp: Biển soạn, sử dụng hệ thông câu hoi và bai tap nhận thức

theo hướng rèn luyện kỹ năng và phát triển tư duy học sinh trong day học Lich sử ở

trường phô thông (Chương trình thí điểm lớp I1 ban KHXH) cia tác giả Nguyễn

Mạnh Hùng đã làm rõ các khái niệm liên quan đến việc biên soạn và sử dụng hệ thông

câu hỏi và bai tập nhận thức, đã đưa ra các cơ sở dé biên soạn, sử dụng hệ thong câu

hỏi va bai tập và đã xây dựng một hệ thông các câu hỏi, bai tập nhận thức theo hướng

rèn luyện kỹ năng và phát triển tư đuy học sinh trong day học lịch sử ở trường THPT.

Tuy nhiên, tác gia đã xây dựng hệ thống cầu hỏi, bải tập nhận thức theo Chương trình

giáo dục phô thông năm 2006.

Như vậy, nghiên cứu về việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bai tập lịch sử phát triểnnăng lực học sinh THPT đã được tiền hành ở nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, với

việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc xây dựng hệ thong câu

hỏi, bai tập lịch sử phát trién năng lực học sinh THPT theo chương trình mới vẫn

chưa được nghiên cứu một cách có hệ thông Chính vì vậy, kế thừa những thành tựu

của các công trình nghiên cứu trên, tôi tiễn hành tìm hiểu, sưu tam, nghiên cứu vềvan đề: Xdy dựng hệ thông câu hỏi, bài tập lịch sử phát triển năng lực học sinh THPT

trong dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam (Lịch sử lớp 11).

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn dé sử dụng câu hỏi, bai

tập phát triển năng lực người học trong day học lịch sử ở trường THPT, đề tài “Xây

dựng hệ thong câu hỏi, bài tập lich sử phát triển năng lực học sinh THPT trong day

học các chú dé lịch sử Việt Nam (Lich sử lớp 11)” hướng đến xây dung được hệ thông câu hỏi, bài tập lịch sử nhằm phát triển năng lực của học sinh THPT trong dạy học các chủ dé lịch sử Việt Nam (Lịch sử lớp 11) Từ đó, góp phan nâng cao hiệu qua day

học lịch sử lớp 11 ở trường THPT.

3 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: đề tài khảo sát, nghiên cứu vẻ thực trạng sử dụng câu hỏi, bải

tập lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh THPT trên địa bàn Thành pho H6 Chi

Minh Xây dựng hệ thống cau hỏi, bai tập trong phạm vi các chủ dé lịch sử Việt Nam

lớp 11.

Trang 13

Vé thời gian: đề tài nghiên cứu về thực trạng sử dụng câu hỏi, bai tập lịch sử

phát triển năng lực học sinh THPT trong day học các chủ dé lich sử Việt Nam (lớp

11, Chương trình 2022) Xây dựng hệ thông câu hỏi, bải tập trong phạm vi thời gian

từ Cách mang tháng Tám năm 1945 trở về trước với hai chủ đề: Chiến tranh bảo vệ

tổ quốc và chiến tranh giải phóng dan tộc trong lịch sứ Việt Nam (trước Cách mạng

tháng Tam nam 1945) và Mot số cuộc cai cách lớn trong Lịch su Viet Nam (trước

1858) va trong phạm vi từ thời kỳ trung đại đến hiện đại với chủ dé: Lich sử bảo vệ

chủ quyền, các quyên và lợi ích hợp pháp của Viét Nam ở Biển Đông

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện dé tai tôi đã sứ dụng các phương pháp nghiên cứu

chính sau: phương pháp logic phương pháp lịch sử, phương pháp nghiên cứu lý

thuyết, phương pháp thực nghiệm.

Đổi với phương pháp nghiên cứu lý thuyết, trong quá trình nghiên cứu, tôi đã

sưu tầm, phân tích và tong hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm tìm hiểu về

cơ sở lí luận của việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử phát triển năng lực

học sinh THPT trong dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam (lớp 11).

Đối với phương pháp phân tích và tông hợp lý thuyết, trong quá trình nghiêncứu, tôi đã tiền hanh tách các tài liệu đã sưu tầm được thành các đơn vị kiến thức

nhằm tìm hiểu bản chất của từng đơn vị kiến thức Từ đó, làm cơ sở cho việc thực

hiện cơ sở lí luận của việc xây dựng hệ thông câu hỏi, bài tập lịch sử phát triển năng

lực học sinh THPT trong day học các chủ dé lịch sử Việt Nam (lớp 11)

Đôi với phương pháp thực nghiệm, phương pháp này được sử dụng nhằm kiêm

chứng, chứng minh hiệu quả của việc sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử trong việc phát triển năng lực của học sinh THPT.

Đối với phương pháp logic, dựa trên phương pháp nay, dé tải nghiên cứu các cơ

sở lí luận chính ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thông câu hỏi, bài tập lịch sử nhằm

tìm ra những cái tat yếu, quan trọng trong việc xây dựng câu hỏi, bải tập lịch sử.

Phương pháp lịch sử, dựa trên phương pháp lịch sử, tôi đã xem xét và trình bày

các sự kiện lịch sứ theo trình tự thời gian từ: cô đại — trung đại — cận đại — hiện đại.

Trang 14

5 Cau trúc của khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của khóa luận được thé hiện trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận va thực tiễn của việc phát triển năng lực lịch sử cho

học sinh THPT qua xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập trong dạy học Lịch sử.

Chương 2: Biên soạn hệ thống câu hỏi, bải tập lịch sử trong dạy học các chủ đề

Lịch sử Việt Nam theo Chương trình Lịch sử 2022.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 15

CHUONG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA VIỆC

PHÁT TRIEN NANG LUC LICH SỬ CHO HỌC SINH

THPT QUA XAY DUNG HE THONG CAU HOI VA BAI

TAP TRONG DAY HỌC LICH SỬ1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến dé tài

LI.LL Năng lực va năng lực lịch sứ

*Khái niệm và cầu trúc của nắng lực:

Theo Chương trình giáo dục phô thông 2018: “Năng lực: là thuộc tính cá nhân

được hình thành, phát triển nhờ tổ chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện cho phép con

người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cả nhân khác nhau nh hứng thú niềm tin, ý Chí thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết qua

mong muon trong những điều kiện cụ thé” (Bộ Giáo duc và Đào tạo 2018 Tr.37)

Dựa vào khái niệm trên, ta có thẻ nhận thấy, thông qua học tập vả rẻn luyện,

tô chất, khả năng sẵn có của học sinh sẽ được hình thành và phát triển thành những kiến thức, kĩ năng - kĩ xảo và thái độ tích cực Trên cơ sở vận dụng những kiến thức

đó, học sinh thực hiện một loại hoạt động nhất định và đạt kết quả tốt thì đó gọi là

năng lực Ví dụ: học sinh giải quyết tình huống mà giáo viên đưa ra và đạt đánh giá

Sơ do lf, Cau trúc của năng lue (Dương Tan Giàu, 2023, Tr $0)

Theo sơ đồ, một người có năng lực về một lĩnh vực nao đó phải có day da các

yêu to:

Trang 16

Một là kiến thức Đây là nền tảng của năng lực, là nội dung bài học mà học

sinh đã được học thông qua các hoạt động học tập Nắm vững kiến thức mới có thé

vận dung vào dé giải quyết các van đề trong học tập va thực tiễn cuộc sống.

Hai là kĩ năng — kĩ xảo Kĩ năng — kĩ xảo là việc học sinh biết cách vận dụng

những kiến thức đã học một cách có hiệu quả đẻ trả lời các câu hỏi, thực hiện bài tập

hoặc giải quyết mot van dé cu thé

Ba là thai độ là ý thức, tinh than tích cực, tự giác trong học tập của học sinh.

Bồn là được kiểm chứng qua bối cảnh thực tiến Trong học tập va cuộc sông,

không phải lúc nào chúng ta cũng có điều kiện thuận lợi dé tiễn hành hoạt động Thực

tiễn luôn có những điều mới, chính vì vay, chúng ta can ứng phó linh hoạt có hiệuquả trong những điều kiện mới và hoan cảnh không quen thuộc Điều nay giúp chúng

ta kiểm chứng năng lực vừa được hình thành và phát triển.

*Phan loại năng lực:

Năng lực được chia làm nhiều loại khác nhau như: năng lực cot lõi, năng lực

chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thé, năng lực nhận

thức, năng lực hành động (Trịnh Thúy Giang, Nguyễn Thi Thanh Hong, Nguyễn

Nam Phương và cộng sự, 2021, Tr 39)

Đối với học sinh THPT, nang lực được chia làm hai nhóm: nang lực chung va

năng lực chuyên biệt (năng lực đặc thù của các môn học).

Theo Chương trình giáo dục phô thông 2018, chương trình hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực sau:

Đối với năng lực chung, chương trình hình thành và phát triên cho học sinh

các năng lực: năng lực tự chủ va tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, nang lực giải quyết van dé và sáng tạo.

Trong môn Lich sử, nang lực tự chủ va tự học giúp học sinh chủ động, tự giác

thực hiện, hoàn thành các công việc, nhiệm vụ, bài tập được giao Biết lập kế hoạch

cụ thé và tiến hành thực hiện theo kế hoạch đã dé ra Biết rút ra các ưu điểm va hạn

chế của bản thân thông qua các hoạt động học tập, các nhiệm vụ được giao Từ đó

phát huy những ưu điểm va khắc phục những hạn chế của bản thân Học sinh biết tự

tim tòi, nghiên cứu các kiên thức mới trong môn Lich sử.

Trang 17

Thông qua các hoạt động học tập trong môn Lịch sử, năng lực giao tiếp và hợptác được phát triển dựa vào quá trình giao tiếp giữa giáo viên với học sinh và giữa

học sinh với nhau Nhờ vào quá trình giao tiếp, học sinh biết lựa chọn từ ngữ, thái độ

sao cho phù hợp với ngữ cảnh va đối tượng giao tiếp Từ đó giúp học sinh chủ động

và tự tin hơn trong giao tiếp Đặc biệt, trong quá trình tham gia các hoạt động học,

giải quyết các van đề, nhiệm vụ do giáo viên đưa ra, năng lực giao tiếp va hợp tác

được phát triển qua quá trình học sinh làm việc nhóm Trong quá trình làm việc nhóm,

học sinh tìm hiểu về vẫn đề cần giải quyết, đưa ra ¥ tướng, thảo luận nhóm dé tìm racác nhiệm vụ cần làm Từ đó, thảo luận, tìm ra giải pháp thích hợp cho vấn dé va

phan chia công việc hợp lý.

Năng lực giải quyết vẫn đề và sáng tạo trong môn Lịch sử được hình thànhthông qua quá trình nêu các ý tưởng mới, tìm ra hướng giải quyết van dé được đưa ratrong học tập Trong quá trình đó, học sinh luôn tim tòi, khám pha kiến thức mới, biết

xem xét, nhìn nhận van đẻ từ nhiều khía cạnh Thường xuyên đặt cau hỏi, thắc mắc

về bài học

Đối với năng lực đặc thù, năng lực được hình thành, phát trién thông qua một

số môn học và hoạt động giáo dục, gồm có: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán,

năng lực khoa học năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thâm mĩ, năng lực

thê chất,

Trong đó, năng lực lịch sử thuộc năng lực khoa học Theo Chương trình giáo

dục phô thông môn Lich sử, năng lực lịch sử được phát triển dựa trên: “nén tang kiếnthức cơ bản và nâng cao về lịch sứ thể giới, khu vực và Việt Nam thông qua hệ thông

chủ dé, chuyên đề về lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, văn mình ” (Bộ Giáo

đục va Đào tạo, 2022, Tr.7)

*Nang lực lịch sử

Môn Lich sử là môn học về “gud trình phát triển xã hội của loài người nói

chung hay của một quốc gia, dan tộc nói riêng ” (Hoàng Phê, 2003 Tr, 566) Theo

thông tư sé 13/2022-TT/BGDDT: Sửa đổi, bo sung một số nội dung trong Chương

trình giáo dục phô thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày

26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Dao tao, việc học môn lịch sử

sẽ giúp “binh thành và phát triển cho học sinh tie duy lịch sứ, tư duy hệ thong, tư duy

Trang 18

phan biện, ki năng khai thác va sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bảylịch sử trong logic lich đại và đồng đại, kết noi qua khứ với hiện tại” (Bộ Giáo dục

và Đào tạo, 2022, Tr.3)

Như vay, năng lực lịch sử là việc vận dụng tư duy (lịch sử, hệ thông, phản

biện), kĩ năng (khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch

sử) đã được hình thành trong môn Lich sử nhằm giải quyết các van dé trong thực tiễn

và đạt được kết quả mong muốn.

Năng lực lịch sử gom có các thanh phan năng lực như sau: tim hiểu lịch sử;nhận thức và tư duy lịch str; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Mỗi thành phan năng

lực lịch sử sẽ có các biểu hiện cụ thẻ như sau:

Thanh phan Biêu hiện

năng lực TIM HIEU | - Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiệu được nội dung,

LỊCH SỬ khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập.

- Tái hiện và trình bay được dưới hình thức nói hoặc viết diéntrình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến

phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và

thời gian cụ thé.

NHAN THUC| - Giải thích được nguôn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử

VÀ TƯ DUY | từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch

LỊCH SỬ sử theo lịch đại và đồng dai; so sánh sự tương đồng vả khác biệt

giữa các sự kiện lịch sử, lí giải được mỗi quan hệ nhân qua trong tiễn trình lịch sử.

sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy

lịch str; hiểu được sự tiếp nôi và thay đôi của lịch sử; biết suy nghĩ

theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời vé một sự kiện, nhân vật, qua trình lịch sử.

VAN DỤNG | Rútra được bài học lịch sử và vận dụng được kiên thức lịch sử dé

KIEN THUC, | lí giải những van đề của thực tiễn cuộc sông: trên nên tang đó, có

khả năng tự tìm hiểu những van đề lịch sử, phát triển năng lực

Trang 19

KI NANG DA | sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồnHỌC khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử xuống đời

Theo đó, mỗi nội dung cụ thê sẽ có các yêu cầu cần đạt cụ thê tương ứng được

quy định trong Chương trình môn Lịch sử Dựa vào các nội dung, yêu cầu cần đạt đó,

giáo viên có thê thực hiện biên soạn, xây dựng hệ thong câu hỏi, bai tập sao cho phùhợp với từng mức độ, từng yêu cầu cần đạt của bài học

1.1.1.2 Phát triển và phát triển năng lực Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, phát triển là “znót phạm rrù triết hoc dùng dé chỉ quá trinh vận động tiễn lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tap,

từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vat" và chỉ những “vận động nào theo

khuynh hướng đi lên thì mới là phát triển ” (Phạm Van Đức, 2019, Tr.104).

Sự phát triển có đặc điềm là “tién lên theo đường xoay ốc, có kế thừa, có sự

dường nhà lắp lại sự vật, hiện tượng cũ nhưng trên cơ sở cao hon” (Phạm Văn Đức,

2019, Tr.107), Tức là, sự vật, hiện tượng mới thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát

huy những yếu tô thích hợp đã được chọn lọc từ sự vật, hiện tượng cũ.

Còn theo Tir điển Tiếng Viet của Hoàng Phé, phát triên là “biển đổi hoặc làm

cho biển đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rồng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” (Hoàng Phê, 2003, Tr 769)

Như vay, phát trién là quá trình làm cho sự vật, hiện tượng biến đôi tir ít đếnnhiều, từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp dựa trên những yếu tô sẵn có của sự

vật, hiện tượng.

Dựa trên định nghĩa đó, ta có thê hiéu phát triển năng lực là làm biến đổi, tíchlũy, nâng cao năng lực đã được hình thanh trước đó Ma năng lực được cấu thành từkiến thức kĩ năng — kĩ xảo, thái độ và được kiêm chứng trong bồi cảnh thực tiễn, vìvậy, dé phát triển năng lực của học sinh ta cần nâng cao các yếu tô như: kiến thức, kĩ

năng — kĩ xao, thái độ, khả nang thực hanh trong thực tiễn mả học sinh đã được học.

được hình thành trước đó thông qua các hoạt động như: làm, giải bài tập, thực hành, luyện tập

Tuy nhiên, nếu học sinh không duy trì rèn luyện nang lực thường xuyên thi các năng lực đã được hình thành sẽ bị mat dan Vi vậy, ta có thé thấy nhân tố quan

Trang 20

trọng trong việc phát triển năng lực là ôn tập vả ứng dụng một cách thường xuyên, có

hệ thông và hiệu quả những kiến thức đã được học Việc duy trì luyện tập, thực hành thường xuyên là điều kiện tiên quyết dé học sinh phát triển năng lực của bản thân.

Trong dạy học lịch sử xây dựng hệ thông câu hỏi, bài tập phù hợp với mục

tiêu của chương trình, áp dụng hệ thống cấu hỏi, bài tập thường xuyên nhằm rèn luyện các năng lực đã được hình thành trong quá trình học sẽ giúp học sinh phát trién những

năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn lịch sử (tìm hiểu lịch sử, nhận thức

vả tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học)

Quy trình hình thành và phát triển năng lực cho học sinh gồm có 7 bước:

Một là tiếp nhận kiến thức, thông tin Đây là bước khởi đầu của quá trình hìnhthành năng lực Đối với môn Lich sử, kiến thức thông tin được tiếp nhận từ việc đọcsách và từ giáo viên là chủ yếu

Hai là xử li kiến thức/ thông tin Sau khi tiếp nhận kiến thức: thông tin từ bên

ngoài, học sinh tiễn hành xử li, chuyên hóa những kiến thức/ thông tin ay thành những

kiến thức, thông tin của bản thân

Ba là áp dụng/vận dụng kiến thức Sau khi đã làm chủ được kiến thức, học

sinh bắt đầu áp dụng/vận dụng những kiến thức đó đề giải quyết các vấn đề trong

thực tiễn Từ đó hình thành nên những kĩ năng — kĩ xảo.

Bồn là thái độ (được thẻ hiện thông qua hành động cụ thé) Học sinh can có

cách nhìn nhận, đánh giá vả hành động phủ hợp tích cực đối với các vẫn đề cần giảiquyết

Năm là kết hợp day đủ bốn nội dung trên đề hình thành năng lực

Sáu là thê hiện tính trách nhiệm đề tạo thêm sự chuyên nghiệp, thành thạo.

Bay là kết hợp với kinh nghiệm để hình thành năng lực nghề nghiệp (Dương

Tan Giảu, 2023, Tr 52)

1.1.1.3 Câu hỏi, bài tập và hệ thong câu hỏi, bai tập

Theo Tir điển Tiéng Viét cua Hoang Phé:

Câu là “don vị cơ ban của lời nói, do từ tạo thành, có một ngữ điệu nhất định,điển đạt một ¥ trọn ven” (Hoàng Phê, 2003, Tr 125)

Hỏi là “nói ra điều mình muốn người ta cho mình biết với yêu cầu được trả

lời ” (Hoàng Phê, 2003, Tr 454)

Trang 21

Như vậy, câu hỏi là một dang câu dùng dé nêu van dé với ai đó về van dé mà

bạn cần được giải đáp khi chưa biết hoặc chưa hiểu Câu hỏi có thẻ tồn tại dưới dạng

lời nói (van đáp) hoặc văn bản (câu nghỉ van).

Dé biên soạn va sử dụng câu hỏi, giáo viên có thé làm theo quy trình sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu, kiến thức, kĩ năng bài học và soạn câu hỏi.

Bước 2: Đối chiều mức độ của câu hỏi với yêu câu cần đạt của chương trinh

va trình độ của học sinh.

Bước 3: Lựa chọn ngôn ngữ điển đạt câu hỏi.

Bước 4: Khuyến khích học sinh suy nghĩ và xung phong trả lời câu hỏi

Bước 5: Duy trì tiễn trình hỏi — đáp bằng câu hoi bé trợ, mé cho học sinh nếu

can.

Bước 6: Đánh giá va thu thập thông tin phản hồi về quá trình học tập.

Theo Tir điển Tiếng Viet của Hoàng Phê, bai tập là “bai ra cho học sinh làm

dé vận dụng những điều đã học ” (Hoàng Phê, 2003, Tr 27)

Từ định nghĩa trên, ta có thé hiểu, bài tập lịch sử có nghĩa là bài ra cho học sinh làm dé vận dụng những điều đã học trong môn lịch sử.

Quy trình sử đụng bai tập gồm 6 bước như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu, kiến thức, ki nang bài hoc, đánh giá trình độ người

học và thiết kế bài tập phù hợp với trình độ học sinh.

Bước 2: Đặt van dé cho học sinh.

Bước 3: Gợi ý, hướng dẫn, định hướng học sinh độc lập suy nghĩ, trao đôi,

thảo luận tìm ra câu trả lời.

Bước 4: Hướng dẫn học sinh trả lời.

Bước 5: Hướng dan học sinh bỗ sung, nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn

khác và tự đánh giá câu trả lời của mình.

Bước 6: Đánh giá và thu thập thông tin phản hồi về quá trình học tập.

Trong quá trình biên soạn va sử dụng câu hỏi, bài tập, việc xác định mục tiểu,

kiến thức, kĩ năng bai học và việc đánh giá đúng trình độ của học sinh là vô cùng

quan trọng Điều nảy giúp giáo viên biên soạn những câu hỏi vừa đáp ứng yêu cau

của chương trình, vừa phù hợp với trình độ, khả nang nhận thức của học sinh, làm

cho câu hỏi và quá trình học đạt hiệu quả cao nhất,

Trang 22

Hệ thong là:

“| Tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc củng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thẻ thông nhất 2 Tập hợp những tư

tưởng, nguyên tắc, quy tắc liên kết với nhau một cách logic, làm thành một thẻ thống

nhất 3 Phương pháp, cách thức phân loại, sắp xếp sao cho có trật tự logic 4 Tính

chất có trình tự, có quan hệ logic giữa các yếu tố ” (Hoàng Phê, 2003, Tr 27)

Như vậy, hệ thong câu hỏi/bài tap là tập hợp các câu hoi/bai tập có liên hệ chặt

chế với nhau theo một nguyên tắc nhất định, làm thành một thé thống nhất Trong

dạy học nói chung và dạy học lịch sử ở trường phô thông nói riêng, hệ thông câu hỏi,

bài tập thường được xây dựng theo từng bài học, từng chủ đề hay chuyên đề Việc trá

lời được các câu hỏi, làm được các bải tập trong hệ thống đồng nghĩa với việc học

sinh đã làm chủ được kiến thức bai học, chủ dé và biết cách vận dụng các kiến thức,

kĩ nang dé giải quyết các van dé được đặt ra trong thực tiễn

1.1.2 Vai trò của câu hỏi, bài tập trong dạy học lịch sử

1.1.2.1 Câu hỏi và vai trò của câu hoi

Ố dạng vấn đáp, câu hỏi có thê được sử dụng trong các hoạt động: khởi động

nhằm tạo không khí sôi động, kích thích sự tò mò va khá năng tư duy của người học

trước khi vao bài; hình thành kiến thức mới nhằm hướng dẫn học sinh tự khám pha,tìm hiểu kiến thức mới; luyện tập nhằm củng có kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảocho học sinh; kiểm tra, đánh giá: nhằm kiểm chứng lại năng lực của học sinh, từ đó

điều chỉnh phương pháp day học, nội dung bài học cho phù hợp với năng lực học

sinh Trong đạy học nói chung vả dạy học lịch sử nói riêng, vấn đáp có thê được sử

dụng xen kẽ ngay trong quá trình giảng bài dé củng cố kiến thức cho học sinh hoặc

dé học sinh hiểu hơn về nội dung của bài học Hoặc có thé được sử dụng thông qua

hệ thông câu hỏi với những câu trả lời tương ứng về một chủ dé nhất định nhằm hình thành kiến thức mới cho học sinh Hoặc vẫn đáp cũng có thể được sử dụng giữa học

sinh với học sinh trong khi tìm hiểu về một nội dung mới Ngoài ra, câu hỏi cũng có

thé được sử dụng đưới dạng câu hỏi tu tir (hỏi mà không cần có người trả lời) nhằm

thu hút sự chú ý của học sinh đối với nội dung bài học

Trong kiểm tra, đánh giá, câu hỏi cũng giữ một vị trí quan trọng nó là một

công cụ được sử dụng khá phổ biến Câu hỏi trong kiểm tra, đánh giá có thé được

Trang 23

dùng trong việc đánh giá thường xuyên (kiểm tra miệng) nhằm kiêm chứng năng lực

của học sinh sau mỗi bài, mỗi chủ dé, mỗi khóa trình Từ đó điều chỉnh phương pháp

đạy học và nội dung bài học sao cho phù hợp với năng lực của học sinh trong từng giai đoạn.

Ở dạng văn bản, giống với van đáp, câu hỏi có thé sử dụng trong các hoạt độngkhởi động hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng và kiêm tra, đánh giá Tuy

nhiên, thay vì dùng lời nói như ở dang van đáp, ở dạng văn bản giáo viên phải thông

qua phicu học tap dé tô chức các hoạt động cho học sinh Trong dạy học, ngoài việc

có thê được sử dụng trong các hoạt động như khởi động, hình thành kiến thức mới,

luyện tập giống với dạng van đáp, thì ở dang văn bản, câu hỏi còn được sử dụng tronghoạt động vận dụng Ỡ hoạt động vận dụng, câu hỏi có the được sử dung nhằm củng

cô và mở rộng thêm nội dung kiến thức cho học sinh, giúp học sinh rèn luyện và pháttriển các thành phan nang lực lich sử

Trong hoạt động kiểm tra đánh giá, câu hỏi có thé được sử dụng trong hoạt

động đánh giá thường xuyên (kiểm tra viết: tự luận, trắc nghiệm, bảng hỏi ) hoặc

đánh đánh giá định kì (kiểm tra viết: tự luận, trắc nghiệm).

Nhờ sự linh động của minh mà câu hỏi có thé được sử dụng ở tất cả các hoạt

động dạy học từ khởi động hình thành kiến thức mới cho đến luyện tập vận dụng

kiểm tra, đánh giá.

Ngoài ra, câu hói còn có thé được sử dụng trong các bước của quy trình hình thành và phát triển của năng lực:

Câu hỏi có thé được sử dung làm công cụ dé giáo viên cung cap kiến thức cho

học sinh (thông qua các câu hỏi được giáo viên xen ké trong bài giảng).

Vi dụ, khi day bài Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong Lịch sử Việt Nam (Trướcnam 1945), phan 2: Một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu, giáo viên đặt câu

hỏi cho học sinh: Cude kháng chiến chống quân xâm lược Tổng năm 1075 — 1077

điển ra như thé nào? Từ câu hỏi đó, học sinh thu thập, tìm hiểu các thông tin trong

sách giáo khoa và trong các tài liệu tham khảo khác.

Câu hỏi cũng được sử dụng đề định hướng cho học sinh xứ lí thông tin, kiếnthức vừa thu thập được, giúp học sinh làm chủ kiến thức (thông qua các câu hỏi gợi

mờ).

Trang 24

Ví du, khi học bài Mét số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong

Lịch sử Việt Nam (từ thé ki HI TCN đến cuối thé ki XIX), giáo viên đặt câu hỏi gợi mở: Chủ tịch Hỗ Chí Minh đã khang định: “ân ta có một lòng nông nàn yêu nước.

Đó là một truyền thong quý bau của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng,

thì tỉnh than dy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó

lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chim tat cả bè lit bản nước và lũ cướp

nước ” Hãy nêu suy nghĩ của em về lời khăng định trên.

Sau khi thu thập va tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa và các tài liệu

tham khảo khác, học sinh phải tiến hành chọn lọc, xử lí các thông tin đó sao cho phùhợp với yêu cầu mà câu hỏi đặt ra Từ đó giúp học sinh nắm vững kiến thức

Câu hỏi còn có thê được sử dụng dé hoc sinh van dung/ap dung cac kiến thức

đã học (thông qua các câu hỏi củng có) Ví dụ:

Cho đoạn trích sau:

“Nướng dân den trén ngọn lita hung tan

Vii con do xuống dưới ham tai va

Déi trời lừa dân đú muôn nghìn kế

Gây thù kết oán trai may mươi năm

Bai nhân nghĩa nát cả trời đất

Năng thuê khóa sạch không đâm núi

(Nguyen Trãi — Bình Ngô dai cao)

a Doan tư liệu trên cho biết điều gì về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

b Cuộc khởi nghĩa Lam Son đã dem lại ý nghĩa gì cho dan tộc?

Sau khi làm chủ kiến thức, học sinh vận dụng/áp dụng những kiến thức đã học

dé hoàn thành nhiệm vụ giáo viên đưa ra thông qua các câu hỏi Từ đó giúp học sinh

Trang 25

vận dụng được các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong học tập vả cuộc

sống

Hệ thống câu hỏi có thé được sử dụng trong tat cả các bước của quy trình hình

thành và phát triển năng lực Điều nay cho thay, câu hỏi là một công cụ quan trọng

và phù hợp đẻ sử dụng nhằm phát triển năng lực cho học sinh THPT trong môn Lịch su.

1.4.2.1 Bài tap va vai trò của bài tập

Trong dạy học lịch sử, bài tập lịch sử yêu câu học sinh phải đưa ra nhữngphương án nhằm giải quyết van đề được đặt ra bằng những phương thức, kiến thức

đã biết hoặc tạo ra những phương thức giải quyết mới, tìm hiểu những kiến thức mới

mà trước đó học sinh chưa biết Từ đó, giúp củng cô lại kiến thức cho học sinh vađưa học sinh đi đến hiểu biết mới Trong khi câu hỏi chỉ nêu yêu cầu mà học sinh cầnphải trả lời (không có dit liệu) thi một bai tập lịch sử thường bao gồm hai phan: phan

dữ liệu và phan yêu cau Đề giải quyết bài tập, học sinh can căn cứ vào dữ liệu đã cho

dé giải quyết yêu cau Vì vậy mà yêu cầu của một bai tập có thé là một câu hỏi nhưng

không phải bất kì câu hỏi nảo cũng là bài tập.

Khác với bài học lịch sử, nếu bài học lịch sử là một khâu quan trọng trong quátrình đạy học, thường được thực hiện trên lớp nhằm hình thành kiến thức mới thì bài

tập lịch sử lại thường được dùng dé cúng cô các kiến thức vừa được hình thành ngay

trên lớp và ở nhả.

Bài tập lịch sử có the được tỏn tại ở nhiều loại hình thức: trắc nghiệm, tự luận,

bài thực hành Nếu câu hỏi trong các bài tập này không chỉ yêu câu học sinh phải tái hiện lại kiến thức (nhớ lại) mà nhằm hình thành kiến thức với chất lượng mới bằng

các thao tác tư duy phức tạp thì nó trở thành bải tập nhận thức Bải tập nhận thức

không chỉ có yêu cầu cao hơn mả còn có nội dung mang tính khái quát và đỏi hỏi họcsinh phải có nhận thức sâu sắc mới giải quyết được yêu cầu được dé ra Nhờ đó màthông qua việc giải quyết các yêu cầu của bải tập nhận thức mà học sinh có thể nâng

cao trình độ lên một bước.

Bài tap lich sử khi được cau thành một hệ thống sẽ có kha năng giúp học sinh

“nắm vững những van đề cơ bản, can thiết dé di đến khôi phục hình ảnh quá khứ và

chu động di sâu vào bản chất sự kiện ” (Nguyễn Mạnh Hùng, 2006, Tr 34)

Trang 26

Hệ thong bai tap có thé được sip xép va biên soạn theo trình tự của các van dé

sau:

1, Nhận biết quả trinh phát triển lịch sứ và cơ cấu của một sự kiện (hiện

tượng, biên cô nhân vật, qua trình lịch sứ ).

bò Xúc định những moi liên hệ nhân qua của sự kiện.

Xác định tinh kế thừa giữa các sự kiện, thời ky, giai đoạn lớn.

kW Nêu khuynh hướng phát triển của một sự kiện, một thời dai hay một xã hội

nói chung.

5 Phân tích tinh chất của sự kiện (tiến bộ, phản động, bản chát giai cấp )

6 Xác định các giai đoạn, thời kỳ phát triển của sự kiện hay xã hội So sánh

dé rút ra cáci chung và cái riêng, giống và khác, tiêu biểu và đặc thù của

các sự kiện, thời kỳ lịch sứ.

7 Tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện, bài học, kinh nghiệm lịch sử doi với ngày

nay (Nguyễn Mạnh Hùng, 2006, Tr 34)

Như vậy, ta có thẻ thấy, bài tập lịch sử được xây dựng dựa trên cơ sở của một

sự kiện quan trọng, một số bài học, chủ đề hoặc một khóa trình Cùng với câu hoi,bài tập lịch sử góp phan quan trọng trong việc phát triển tư duy học sinh

Thông qua việc giải quyết bài tập học sinh sẽ được củng cé lại kiến thức, năng lực đã được hình thành trước đó Điều này làm cho bài tập phù hợp với yêu cầu phải

“ôn tập, rén luyện va ứng dung một cách thường xuyên, co hệ thống và hiệu quả

những kiến thức đã được học” của việc phát triển năng lực

Qua đó cho thấy, hệ thông cau hỏi, bai tập trong dạy học lịch str là một công

cụ rat quan trọng và phù hợp đối với việc phát triển nang lực của học sinh.

1.1.2.1, Mot số tru điểm va hạn chế của việc sử dụng câu hoi, bài tập

Ưu điểm của việc sử dụng câu hỏi, bai tập trong dạy học lịch sử trước hết là

giúp học sinh chủ động hơn trong việc khám phá, tìm hiểu kiến thức mới.

*Uu điểm

Nếu được vận dụng đúng cach, cau hoi, bài tập sẽ sẽ giúp học sinh:

1 Giúp học sinh chú động hơn trong việc khám phá, tìm hiểu kiến thức mới

2 Kích thích tính độc lập tư duy ở học sinh dé tìm ra câu trả lời tối ưu trong

một khoảng thời gian nhất định.

Trang 27

3 Bồi đưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bang lời nói

4 Giúp giáo viên thu tín hiệu ngược từ học sinh một cách nhanh gon đề kịp

thời điều chỉnh hoạt động của mình, ngoài ra còn giúp giáo viên có điều

kiện quan tâm đến từng học sinh

5 Tạo không khí sôi nôi, sinh động trong giờ học Giúp học sinh có thêm

hứng thú đối với việc học tập lịch sử

6 Phát triển cho học sinh năng lực giải quyết van dé và sáng tạo Khi tra lời

câu hoi hoặc dé làm được bai tập, học sinh phải tìm kiếm, thu thập thông

tin, từ những kiến thức đã học, tiến hành suy nghĩ, vận dụng những kiến thức đó dé đưa ra giải pháp phù hợp với câu hỏi, bài tập được đặt ra Từ

đó, giúp học sinh phát trién tư duy va năng lực của mình.

7 Tránh được tinh trạng học vet cua học sinh khí học bài cũ Thay vì chép

bài trên lớp sau đó về nha học thuộc và lên lớp trả bài vào sáng hôm sau,

giáo viên áp dụng hệ thống bài tập vào dạy học giúp học sinh học hiệu vì

phải thu thập thông tin, lựa chọn kiến thức, phương pháp dé giải quyết van

dé Vì thế, tránh được tình trạng học sinh học vẹt, học nhanh, quên nhanh, học đề đối phó.

*Han ché

Bởi vì việc sử dung câu hỏi, bai tập doi hỏi người giáo viên phải linh hoạt, có

khả năng kiểm soát được thoi gian và nội dung trao đôi Vi vậy, nêu vận dụng sai

cách, câu hỏi, bai tập sẽ có một số hạn chế sau đây:

1 Dễ làm mất thời gian, ảnh hướng không tốt đến kế hoạch lên lớp cũng như

mat nhiều thời gian dé soạn hệ thống câu hỏi.

2 Nếu không khéo léo sẽ không thu hút được toàn lớp ma chỉ là đối thoại

giữa giáo viên với một học sinh.

3 Tình trạng học sinh không thích hoc sử vẫn còn nhiêu, việc chép bài, làm

bai tập sơ sai dé xảy ra.

Đề khắc phục các nhược điểm trên và phát huy ưu điểm của câu hỏi, thì giáo

viên phải:

Trang 28

1 Xây dựng tốt hệ thống câu hỏi, bài tap sẽ đặt ra cho học sinh bằng cách:

xác định rõ mục dich, yêu cầu của câu hỏi, tìm hiểu và xác định nội dungcủa câu hỏi, soạn câu trả lời dự kiến và xác định đối tượng sẽ trả lời

2 Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập theo đúng nguyên tắc và yêu cầu: nội

dung của câu hỏi phải chính xác, sát trình độ học sinh, hình thức phải rõ

rang, không gây hiểu lam

3 Hướng dan cho học sinh trả lời câu hỏi, giải bài tap: lắng nghe va theo dõi

câu trả lời của học sinh, quan sát học sinh, kịp thời định hướng cho học

sinh trả lời câu hỏi, giải bài tập Hướng dẫn cả lớp bô sung, nhận xét Cuối

cùng, giáo viên tong kết và động viên câu trả lời của học sinh

Ngoài những ưu điểm va hạn chế trên, mỗi dang câu hỏi, bai tập khác nhau sẽ

có cách sử dụng, ưu điểm và hạn ché riêng, không có câu hỏi, bai tập nào có thé sử

dụng cho tất cả các nội dung, vì thé giáo viên cần lựa chọn câu hỏi, bài tập cho phù

hợp với yêu cầu, nội dung của chương trình.

1.1.3 Nguyên tắc, yêu cầu khi sử dụng câu hỏi, bài tập trong day học lịch

sử

*Muc dich Tuy vào loại câu hoi, bài tap mà có các mục đích sử dung khác nhau như: gợi

mở, củng cô kiến thức, tng kết, thực hành và kiểm tra.

Câu hỏi gợi mở: được dùng dé dẫn dat học sinh tai hiện lại các sự kiện lịch sử,hoặc rút ra nhận xét, kết luận cần thiết từ những tải liệu, kiến thức đã được học khi

tìm hiểu tri thức mới Nó có tác dụng khơi gợi tính tích cực của học sinh, nhưng cũng đòi hỏi giáo biên phải khéo léo, tránh đi đường vòng, lan man, xa van đẻ.

Vi dụ, khi học bai Cước cai cách của Lê Thánh Tông (thé kỉ XV), phan tuật

pháp giáo viên dat câu hoi cho học sinh: “Vậy luật pháp dưới thời vua Lê Thanh

Tông có điểm gì tiến bộ hơn so với trước?”

Câu hỏi bài tập củng có: được dùng dé giúp học sinh củng cô được những tri

thức co bản nhất và hệ thống hóa chúng, mở rộng và đào sâu những tri thức đã thu

thập được, khắc phục tính thiểu chính xác của việc nắm tri thức.

Vi dụ, sau khi học xong bài Cuộc cai cách của Minh Mang (giữa thé ki XIX)

giáo viên đặt câu hỏi hoặc giao bai tap cho học sinh: “Cude cai cách của vua Minh

Trang 29

Mang mang lại kết quả và ý nghĩa như thể nào? Trong bói cảnh hiện nay, có thể vận

dung bài học kinh nghiệm gì từ cuộc cai cách của vua Minh Mang?”

Câu hỏi, bai tập tổng kết: được dùng dé dẫn đắt học sinh khái quát hóa, hệthống hóa những tri thức đã học sau một van dé, một phần, một chương một chủ đẻ

Dạng câu hỏi, bài tập này giúp học sinh phát triển năng lực khái quát hóa, hệ thông

hóa, tránh nắm bắt những đơn vị tri thức rời rac, giúp cho học sinh phát huy tính mềm

đẻo của tư duy.

Vi dụ, sau khi học xong bài Cuộc cai cách cua Lẻ Thánh Tong (thé ki XV),

giáo viên giao cho học sinh: “Hay vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung cuộc cải

của vua Lê Thanh Tông

Bài tập thực hành: được dùng dé rèn luyện các kĩ nang, vận dụng các kiến thức

được hình thành trong quá trình học tập.

Vi dụ, sau khi học xong bai Việt Nam và Biển Đông, giáo viên giao cho học sinh bài tập: “Hay thiết kế số tay sưu tâm những chứng cứ về việc xác lập và thực thi

chủ quyền biển, dao của Việt Nam đổi với hai quan đảo Hoang Sa và Trường Sa”

Câu hỏi, bài tập kiểm tra: được dùng dé kiểm tra trí thức của học sinh, kịp thời phát hiện va bố sung, củng cô tri thức ngay nếu can thiết Dang câu hỏi, bài tập này cũng giúp cho học sinh có thé tự kiểm tra tri thức của minh.

Ví dy, sau khi học xong chủ dé Một số cuộc edi cách lớn trong lịch sử Việt

Nam (trước năm 1858), giáo viên cho học sinh thực hiện bai kiểm tra thường xuyên

với hình thức trắc nghiệm 20 câu trong thời gian 15 phút

Nhìn chung, mục đích chung của hệ thong câu hỏi, bài tập là hướng đến giải

quyết các yêu cầu cụ thé của mỗi bài lịch sử, định hướng nội dung bài học, tạo động

lực học tập cho học sinh, rèn luyện các kĩ năng, năng lực đã được hình thành và kiếm

tra, đánh giá năng lực, mức độ nhận thức của học sinh Từ đó hình thành và phát trién

năng lực cho học sinh.

*Yêu cau

Dé xây dựng hệ thong câu hỏi, bài tập cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung của

bài học, chủ đề Các câu hỏi, bài tập trong cùng hệ thông có thể có các mục đích khác

nhau như: gợi mở, định hướng, đánh giá nhưng nhìn chung, các câu hỏi và bài tập

can đáp ứng các yêu cau sau:

Trang 30

Một là về hình thức điễn đạt: câu hỏi, bài tập phải diễn đạt rõ rảng, nêu đượcvan dé cần giải quyết dé có thê hiệu đúng và hiéu sâu hơn các sự kiện lịch sử, đa dạng

vẻ hình thức thé hiện (câu hỏi trắc nghiệm khách quan hoặc tự luận).

Hai là về nội dung: câu hỏi bài tập không chỉ yêu cầu thông tin, mà còn phải

giải thích, chứng minh, tìm hiểu bản chất của sự kiện.

Ba là về mức độ khó: câu hỏi, bài tập phải vừa sức đối với học sinh đồng thời

can có yêu cầu đành cho học sinh khá, giỏi Trong từng bài, giáo viên cần chú ý thiết

kế những câu hỏi phù hợp với trình độ của phân lớn học sinh trong lớp và có điều

chỉnh câu hỏi cho phù họp với nhóm học sinh khá giỏi, trung bình và nhóm học sinh

chậm tiếp thu

Bốn là về mục tiêu nhận thức: câu hỏi bài tập phải hướng đến các bậc mục

tiêu từ nhớ, hiểu đến vận dụng, phân tích, tông hợp và đánh giá.

Năm là câu hỏi kiểm tra phải bám sát nội dung, chương trình, sách giáo hoa

và có sự phân hóa trình độ của học sinh (Vũ Quang Hiền, Hoàng Thanh Tú 2014.

Tr 100-102)

1.1.4 Phân loại câu hoi, bài tập

Hiện nay, việc phân loại câu hỏi vẫn chưa được thống nhất Nhiều nghiên cứu

về câu hỏi ở các lĩnh vực khác nhau có cách phân loại câu hỏi khác nhau dựa trên cơ

sở phan loại riêng của từng lĩnh vực Trong giáo dục nói chung hay trong dạy học

lich sử nói riêng, ta có thé phân loại câu hỏi như sau:

*Phân loại theo vi trí trong quá trình day học: theo cách phân loại nay, cau

hỏi được chia làm bốn loại: (1) câu hỏi gợi mớ, (2) câu hỏi củng cố, (3) câu hỏi tông

kết, (4) câu hỏi kiêm tra.

(1) Theo từ điền Tiếng Việt của Hoàng Phê, gợi mở là “gợi ra, làm nảy sinh

những suy nghĩ, ý tưởng moi” (Hoàng Phê, 2003, Tr 411)

Vậy câu hỏi gợi mo là câu hỏi giúp học sinh gợi ra, nay sinh những suy nghĩ,

ý tưởng mới Chính vì vậy, câu hỏi gợi mở có cách sử dụng khá linh động, theo vị trí

trong quá trình dạy học, câu hỏi gợi mở có thê được sử dụng xuyên suốt quá trình dạyhọc Từ hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh, đến hoạt động hìnhthành kiến thức mới nhằm khai thác kiến thức mới cho học sinh và hoạt động luyệntập nhằm củng cô kiến thức cho học sinh

Trang 31

Dối với hoạt động khởi động, giáo viên có thé kết hợp câu hỏi gợi mở với

phương pháp dạy học trò chơi dé tô chức hoạt động cho học sinh.

Ví dụ, khi day bài Cưộc cai cách của Hỗ Quý Ly và triéu Hỏ, giáo viên có thé

kết hợp câu hỏi gợi mở với hình ảnh dé tổ chức trò chơi đuổi hình bat chữ cho học

Trong hoạt động hình thành kien thức mới, cầu hỏi gợi mở có nhiều cách sử

dụng như đặt vẫn đề cho học sinh tìm hiểu kiến thức mới, kết hợp với phương phápdạy học theo nhóm, đặt vấn đề cho học sinh nhằm mở rộng kiến thức cho học sinh

Vi dụ, khi day bài Cude cai cách của Lê Thánh Tông ( Thé ki XV), giáo viên

có thể sử dụng câu hỏi gợi mở dé đặt van dé cho học sinh tìm hiểu kiến thức về phân

luật pháp: Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì tiễn bộ hon so với các triều đại trước?

Trong hoạt động luyện tập giáo viên có thé sử dụng câu hỏi dé mở rộng nâng cao kiến thức cho học sinh.

Ví dụ, khi day bai Cưộc cái cách của Lê Thánh Tông (Thế ki XV), giáo viên

có thé sử dụng câu hỏi gợi mở dạng trắc nghiệm nhằm củng cô và mở rộng kiến thức

cho học sinh:

Trong Bộ luật Hàng Đức, co quan nào có nghĩa vụ thu nuôi đối với người góa

vợ, góa chóng, mé côi, tan tật không nơi nương tựa? (Đáp án: 4)

A Quan sở tại có nghĩa vụ thu nuôi.

B Nhà nước có nghĩa vụ the nuôi.

C Đạo thừa tuyên có nghĩa vụ thu nuôi.

D Địa phương có nghĩa vụ thu nuôi.

(2) Giống như câu hỏi gợi mở, câu hỏi củng cô cũng có thẻ được sử dụng tronghầu hết các hoạt động học:

Trang 32

Trong hoạt động khởi động, câu hỏi cùng cô có thê được sử dụng nhằm nhắc

lai, củng cô kiến thức của bài cũ cho học sinh và dẫn nhập vào bài mới

Vi dụ, khi dạy bài Cude cai cách của Lê Thánh Tông ( Thế ki XV), giáo viên

có thê sử dung câu hỏi củng cô kết hợp với trò chơi ô chữ hoặc trò chơi hái hoa nhằm

ôn lại các kiến thức cũ có liên quan đến bài mới:

Câu hỏi Dap án

Cuộc khởi nghĩa nào đã đánh bại quân Minh? Khởi nghĩa Lam Sơn

FAi là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? | Lê Lợi

+

“Sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi đã lập ra triểu đại Hau Lê

nào?

Trong hoạt động hình thành kiến thức mới, câu hỏi củng cổ có thẻ được sử

dụng sau khi học sinh tìm hiéu xong kiến thức của một phần nội dung bài học.

Ví dụ, sau khi tìm hiểu xong phan Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời kì Bắc

thuộc trong bài Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt

Nam (từ thé ki IIT TCN đến cuối thé ki XIX), giáo viên có thé sử dụng một loạt cáccâu hỏi dé củng cô kiến thức cho học sinh:

Câu hỏi Trong phần Mot so cuộc khởi nghĩa tiêu biêu thời kì | 4 cuộc khởi nghĩa

Bắc thuộc có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa đã được

học?

- Đó là những cuộc khởi nghĩa nào? - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Khởi nghĩa Bà Triệu

- Khởi nghĩa Lý Bí

- Khởi nghĩa Phùng Hưng

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng chong quân xâm lược nào?

Kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Ba Trưng là gi? - Giành lại nên độc lập tự

chủ cho đất nước trong thời

gian ngắn Sau đó that bại.

Trong hoạt động luyện tap, câu hỏi củng cỗ được dùng dé củng cô lại các kiến

thức, kĩ năng ma học sinh vừa được hình thành.

Trang 33

Ví dụ, sau khi học xong bài Cưộc cái cách của Hồ Quý Ly và triều Ho, giáo

viên đặt van dé cho học sinh: Vì sao cuộc cải cách của Hỗ Quý Ly và triều Hỗ không

thành công?

*Phân loại theo muc tiêu cua bài học: theo cách phan loại này, cầu hỏi được

chia làm ba loại: (1) câu hỏi cho mục tiêu khai thác kiến thức, (2) câu hỏi dùng đề

kiêm tra kiến thức, kĩ năng, (3) câu hỏi nham thu hút sự chú ý của học sinh vào bai

học.

(1) Các câu hỏi cho mục tiêu khai thác kiến thức được chia làm ba loại:

Một là, câu hỏi dé học sinh cùng xây dựng bài giảng Loại câu hỏi này thường

được ding xen kẽ vào bài giảng, theo mach nội dung của bài giảng, độ khó của cầu

hỏi có thê trải dài từ nhận biết đến vận dụng Tuy nhiên, do giới hạn thời gian lên lớp

nên loại cầu hỏi này thường chỉ được sử dụng nhiều ở mức nhận biết và thông hiểu.

Mục đích của loại câu hỏi nảy thường là nhằm làm học sinh chú ý vào bài giảng

không làm việc riêng và đặc biệt là dé học sinh cùng khám phá kiến thức, xây dựng

bai học Ngoài năng lực đặc thù của bộ môn Lịch str, loại câu hỏi này còn đặc biệt

giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết van dé và sáng tạo.

Ví dụ, khi day bài Cuộc cdi cách của Hồ Quy Ly và triều Hồ, sau phần khởi

động giáo viên dẫn nhập và đặt câu hỏi: “Truée nay chúng ta thường nghe đến hai từ

cải cách, cải cách của Hồ Quý Ly, cải cách của Lê Thánh Tông Vậy cải cách là

gi?”

Hai là câu hỏi dé học sinh thảo luận, loại câu hỏi này thường được dùng dé tô chức hoạt động nhóm cho học sinh và có thẻ được sử dụng kèm với tư liệu và phiếu

học tập Thông thường, câu hỏi dé học sinh thảo luận được sử dụng dé hình thành

kiến thức mới hoặc mở rong kiến thức cho học sinh Vi vậy, mức độ của câu hỏi nàyđược trải dài từ nhận biết cho đến vận dụng Ngoài nang lực đặc thù của bộ môn Lịch

sử, loại câu hỏi này còn đặc biệt giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết van đề

và sáng tạo cùng với năng lực giao tiếp và hợp tác

Ví du, khi dạy bài Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Ho, phần kết quả và

# nghĩa, giáo viên đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi: “Vi sao

cải cách của Hỗ Quý Ly và triều Hồ không thành công?”

Trang 34

Ba là câu hỏi để học sinh khám phá Loại câu hỏi này thường được giáo viên

sử dụng dé tô chức hoạt động cho học sinh Thông qua câu hỏi này, học sinh chủ động tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, tự trình bày kết quả và nêu nhận xét cho

nhau Cuối cùng, giáo viên sẽ là người đánh giá, nhận xét và chốt ý chính Giáo viên

còn có thé tận dụng các cầu hỏi trong sách giáo khoa đẻ tô chức hoạt động cho học

sinh Ngoài năng lực đặc thù của bộ môn Lịch sử, loại câu hỏi này còn đặc biệt giúp

học sinh phát trién năng lực giải quyết van dé và sáng tạo cùng với năng lực tự chủ

và tự học.

Ví dụ, khi dạy bai Việt Nam và Biển Đông, giáo viên có thể tận dụng các câu

hỏi trong sách giáo khoa dé tô chức hoạt động cho học sinh: “Biển Đồng có ảnh

hưởng đến Việt Nam về mặt quốc phòng, an ninh như thé nào?” (Hà Minh Hồng

2023, Tr 84)

(2) Các câu hỏi dùng dé kiêm tra kiến thức, ki năng của học sinh thường được

dùng dé củng cỗ kiến thức, kiểm chứng năng lực của học sinh Được chia làm hai

dang: van đáp và kiêm tra viết Các câu hỏi này có thê được dùng ở cả kiểm tra thườngxuyên và kiểm tra định ki Ở dạng van đáp, câu hỏi kiểm tra kiến thức, ki nang thườngđược dùng dé kiểm tra bai cũ hoặc kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh Ở dang

kiểm tra viết, câu hỏi kiêm tra kiến thức, ki nang được dùng ở cả hai dạng trắc nghiệm

và tự luận.

Vi du, trước khi vào bài Cuộc cai cách của Lê Thánh Tông ( thể kí XV) giáo

viên đặt câu hỏi liên quan đến kiến thức ở các bài trước cho học sinh: "Cuộc khởi

nghĩa nao đã kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh?”

(3) Câu hỏi nhằm thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học có da dang về hình thức, có thé là dạng câu hỏi gợi nhớ, câu hỏi thăm đò hoặc cũng có thé là câu hỏi tu

từ Ở loại câu hỏi nay, giáo viên thường dùng các dạng câu hỏi ngắn, không đòi hỏi

suy nghĩ quá nhiều và thường giới han câu tra lời ở một số đáp án nhất định ví dụ như

câu hỏi đúng sai hoặc câu hỏi điền vào chỗ trồng Đặc biệt, ở loại câu hỏi này, giáo

viên thường dùng đẻ hỏi chung cho cả lớp, không yêu cau riêng cá nhân trả lời

Vi dụ, khi day bài Mot số cuộc khới nghĩa và chiến tranh giải phóng dan óc

trong lịch sứ Việt Nam (từ thé kỉ HI TCN đến cuối thé kỉ XIX, giáo viên có thé đặt cầu

hỏi cho học sinh: "Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn điển ra sau khi nước ta rơi vào ách đô

Trang 35

hộ của ai?” Hoặc sau khi dạy bài Cude cai cách của Lê Thánh Tông (thể ki XV), giáo

viên có thê đưa ra một số nhận định và câu hỏi đúng sai cho học sinh: "` “Bộ máy nhà

nước va các quy chế của nó do Lê Thánh Tông xây dựng đã được duy trì trong nhiều

thé ki và đã đánh dau một thời thịnh trị trong lich sử chế độ quân chủ phong kiến Việt

Nam” (Trương Hữu Quýnh, Chế độ ruộng đất và một số van đẻ lịch sử Việt Nam,

NXB Thể giới, tr.807) nhận định trên là đúng hay sai?”

*Phan loại theo cấp độ nhận thức của bloom: theo cách phân loại này, câu hoi

được chia làm sáu cấp độ: (1) câu hỏi ở cấp độ biết, (2) câu hỏi ở cấp độ hiéu, (3) câu

hỏi ở cấp độ ứng dụng, (4) câu hỏi ở cấp độ phân tích, (5) câu hỏi ở cấp độ đánh giá,(6) câu hói ở cấp độ sáng tạo

(1) Câu hỏi ở cấp độ biết không doi hoi học sinh phải suy luận hay vận dụng

quá nhiều kiến thức, kĩ năng để trả lời Ở cấp độ này, câu hỏi được xây dựng dựa trên

những thông tin cơ bản Khi tiếp nhận câu hỏi, học sinh có thé dé dàng nhận ra, nhớ

lại các kiến thức đã học và trả lời câu hỏi một cách nhanh chóng Mục tiêu chủ yêu

của câu hỏi ở cấp độ biết chỉ là dé kiểm tra trí nhớ của học sinh và giúp học sinh táihiện lại các kiến thức đã học, đã biết, đã trải qua như tên sự kiện lịch sử, hoàn cảnh

của một cuộc khởi nghĩa, nội dung chính của một cuộc cải cách

Ví dụ, trong bài Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945), giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: Chiến thắng nào đã mở ra thời kì độc

lap, tự chủ lâu dai trong lịch sit dân tộc Việt Nam?

(2) Câu hỏi ở cấp độ hiểu đòi hỏi học sinh phải nhận ra được ý nghĩa, bản chấtcủa sự kiện, hiện tượng lịch sử , hay nhận ra được mỗi liên hệ giữa các nội dung

kiến thức với nhau Nói cách khác học sinh phải giải thích được các sự kiện, hiện

tượng lịch sử Ở cấp độ này, câu hỏi đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, sử dụng các kiếnthức đã biết, đã hoc, đã trải qua dé tra lời

(3) Câu hỏi ở cấp độ vận dụng không chi đòi hỏi học sinh phải biết, phải hiểu

ý nghĩa, bản chất của sự kiện, hiện tượng lich sử ma con đỏi hỏi học sinh phải vận

dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học đẻ giải quyết các van đề trong thực tiễn

Mục tiều của cấp độ này không chí dừng lại ở việc kiêm tra kiến thức đã học của họcsinh mà còn kiểm tra kĩ năng (phương pháp sử dụng, phương pháp giải quyết van dé)

đã học của học sinh Nhờ vậy mà thông qua câu hỏi vận dụng, học sinh có thé hiểu

Trang 36

sâu hơn nội dung kiến thức và biết cách lựa chọn phương pháp cho phù hợp với câu

hỏi.

(4) Câu hỏi ở cấp độ phân tích yêu cau học sinh phải tự tìm hiểu bản chat của

van dé bang cách chia nhỏ van dé thành các khái niệm, thành phan có liên kết với

nhau Hay nói cách khác, học sinh có thé phân tích được, so sánh được, chứng minh

được các sự kiện, hiện tượng lịch sử Thông qua câu hỏi phân tích học sinh có thé tự điển giải hoặc đưa ra kết luận riêng đối với các sự vật, hiện tượng lịch sử.

(5) Câu hói ở cấp độ đánh giá đòi hỏi học sinh phải biết, hiểu và phân tích

được sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử Từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá về

các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lich sử như tiễn bộ - lạc hậu, phù hợp — không phùhợp Hay nói cách khác, dé đạt được cấp độ này, học sinh phải nhận xét được, đánh

giá được một sự kiện, hiện tượng hay một nhân vật lịch sử.

(6) Câu hỏi ở cấp độ sáng tạo đòi hỏi học sinh phải phát huy trí tưởng tượng,

tư duy sáng tạo đề tìm ra cái mới hoặc đưa ra các giải pháp mới cho vẫn đẻ mà không

bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có Mục tiêu chủ yếu ở câu hỏi sáng tạo là giúp

học sinh phát huy trí tưởng tượng và tư duy sáng tao, khuyến khích học sinh tìm tòi nghiên cứu ra những cái mới Như vậy, đẻ đạt được cấp độ này, học sinh phải đưa ra

được các cách giải quyết mới mang tính sáng tạo của riêng mình cho van dé

®Phân loại theo noi dung kiến thức môn Lịch sử: theo cách phan loại này, cầu

hỏi được chia lam năm loại: (1) câu hỏi nêu sự phát sinh, phát triển của một biến cỗ

hay hiện tượng, (2) câu hỏi nêu những đặc trưng, bản chất của các sự kiện lịch sử, (3)câu hỏi nêu mồi liên hệ nhan quả giữa các sự kiên lịch sử, (4) cau hỏi về việc sứ dụng

kiến thức đã học dé hiéu một sự kiện mới, bao gồm việc so sánh sự kiện đã học với

sự kiện mới, (5) câu hỏi mang tính chất thực hành cho học sinh vé nhà làm hoặc nêu

trong giờ ôn tập tông kết, giờ ngoại khóa

(1) Câu hỏi nêu sự phát sinh, phát triển của một biến cô hay biện tượng, loại

câu hỏi này chỉ yêu cau hoc sinh tái hiện vả trình bày được sự kiện lich sử Loại cầu

hỏi này thường được sử dụng để hình thành kiến thức mới hoặc củng có kiến thức

cho học sinh.

Trang 37

Vi dụ, khi dạy bài Mor số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch

sử Việt Nam (từ thé ki HI TCN đến cuối thé ki XIX), phần Khởi nghĩa Lam Sơn, giáo viên đặt cầu hỏi cho học sinh: Cuộc khởi nghĩa Lam Son diễn ra trong bối cảnh nào?

(2) Câu hỏi nêu những đặc trưng, bản chất của các sự kiện lịch sử là loại cầu

hỏi yêu cầu học sinh phải nêu được, phân tích được hay nhận xét được đặc điểm, tính chất của sự kiện lịch sử.

Ví dụ, khi dạy bài Mor số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch

sứ Việt Nam (từ thé ki III TCN đến cuối thé ki XIX), phần Phong trào Tây Sơn, giáo

viên đặt câu hỏi cho học sinh: Tinh chất của phong trào Tây Sơn là gì?

(3) Câu hỏi nêu mối liên hệ nhân quả giữa các sự kiện lịch sử là loại cau hỏiyêu cầu học sinh trình bảy được phân tích được nguyên nhân, ý nghĩa của sự kiện

lịch sử.

Ví dụ, khi dạy bài Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải pháng trong lịch

ste Việt Nam (từ thẻ ki HI TCN đến cuối thé ki XIX), phần Khởi nghĩa Lam Sơn, giáo

viên đặt câu hỏi cho học sinh: Cưộc khởi nghĩa Lam Son có ¥ nghĩa gi đổi với lịch sử

đân tộc Việt Nam ?

(4) Câu hỏi vẻ việc sử dung kiến thức đã học dé hiểu một sự kiện mới là loại

câu hỏi đòi hỏi học sinh phải nắm vững các kiến thức đã học và vận dụng được các

kiến thức đó đẻ tìm hiểu vẻ các kiến thức mới Trong đó, hình thức thường được sử

dụng nhất là sử dụng các khái niệm ở bài học trước dé tìm hiểu về bài học mới và so

sánh sự kiện đã học với sự kiện mới nhằm tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của sự

kiện lịch str.

Ví du, khi day bài Cước cải cách của Lê Thánh Tông (thé ki XV), phan cai cách

về chính trị và hành chính, giáo viên đặt van đề cho học sinh: 76 chức bộ máy nhà

nước thời vua Lê Thánh Tông có điểm gì tiến bộ hơn so với tổ chức bộ máy nhà nước

thời Lý — Tran?

(5) Câu hỏi mang tính chất thực hành cho học sinh về nhà làm hoặc nêu trong

giờ ôn tập, tông kết, giờ ngoại khóa là loại câu hỏi thường được dùng dé củng cố và

mở rộng thêm kiến thức cho học sinh sau giờ học, đồng thời kiểm tra, đánh giá mức

độ tiếp nhận kiến thức của học sinh đề kịp thời điều chỉnh, bổ sung kiến thức

Trang 38

Vi dụ, sau khi dạy bài Việt Nam và Bién Dong, giáo viên đặt vấn đề cho học sinh: Quá trình xác lập chủ quyên và quản lí đối với quan đảo Hoàng Sa và quan đảo Trường Sa của Việt Nam điển ra nhự thé nào? Là học sinh, em can làm gi dé bao vé

chủ quyên biển, dao của Việt Nam?

®Phân loại cdu hoi dựa trên phạm vi câu tra lời: theo cách phan loại này, cầu hỏi gồm hai loại: (1) câu hỏi đóng và (2) câu hỏi mở.

(1) Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi giới hạn phương án trả lời là có/không,

đúng/sai, khăng đinh/phù định Câu trả lời của câu hỏi này ngắn gọn, chính xác, rõ

rang, cụ thé và không đòi hỏi học sinh phải tư duy nhiều nên thường được dùng đề

nhân mạnh kiến thức, thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học hay kiểm tra mức độghi nhớ kiến thức, hiểu bài của học sinh

Ví dụ, khi dạy bài Cước cai cách của Lê Thánh Tông ( thế kỉ XV), giáo viên đặt

câu hỏi cho học sinh: Váy cuộc cai cách của vua Lê Thánh Tông có thành công không?

Hoặc sau khi dạy bài Cước cái cách của Lê Thánh Tông ( thể ki XV), giáo viênđặt câu hỏi ôn tap, kiểm tra kiến thức, mức độ hiéu bài cho học sinh như sau:

Có ý kiến cho răng: “Bộ máy nhà nước và các quy chế của nó do Lê ThánhTông vây dựng đã được duy trì trong nhiều thé kỉ và đã đảnh dau một thời thịnh trị

trong lịch sử chế độ quân chủ phong kiến Việt Nam” (Trương Hữu Quynh, tr.807)

Theo em, ý kiến trên là đúng hay sai? Tại sao?

(2) Câu hỏi mở là dạng câu hỏi không giới hạn phạm vi câu trả lời, học sinh

có thé đưa ra nhiêu cách trả lời dựa trên sự hiểu biết va tư duy của bản thân Đối với

dạng câu hỏi này, học sinh phải tiền hành suy nghĩ, xác định nội dung câu hỏi, tìm và nhớ lại các kiến thức đã học và kết hợp với ngôn ngữ dé trình bày, giải thích các van

đề được đặt ra

Ví dụ, sau khi học xong bài Cude cái cách của Hỗ Quý Ly và triều Ho, giáo

viên đặt câu hỏi cho học sinh: Vì sao cuộc cai cách của Hỗ Quý Ly không thành công?

Dựa trên các cách phân loại câu hỏi trên cùng với mục đích, yêu cầu củachương trình giáo dục phô thông 2018, trong khóa luận tốt nghiệp, tôi chủ yếu chiacâu hỏi làm 5 loại, 4 hình thức và 3 cấp độ:

Š loại câu hỏi bao gồm:

Trang 39

1 Câu hỏi gợi mo.

kè Câu hỏi củng cố

Câu hỏi tong kết.

Câu hỏi kiêm tra.

Câu hỏi nhằm thu hút sự chú ý của học sinh.

¬ whình thức câu hỏi gồm:

1 Câu hỏi trắc nghiệm.

2 Câu hỏi đóng (câu hỏi có/không, đúng/sai).

3 Câu hỏi mo.

Dối với bài tập như đã nói ở trên, bài tập lịch sử có thé được tôn tại ở nhiều

loại hình thức: trắc nghiệm, tự luận, bài thực hành Trong mỗi hình thức lại được

chia làm nhiều loại bài tập khác nhau:

Bài tập trắc nghiệm khách quan được chia thành Š loại:

1 Loại bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn, yêu cầu chọn câu trả lời đúng

nhất.

tỳ Loại bài tập yêu cầu điền thông tin thích hợp vào chỗ trồng

3 Loại bai tập yêu cầu ghép nồi thông tin

4 Loại bai tập yêu cầu xác định đúng sai.

5 Loại bai tập trắc nghiệm thông qua ngữ cảnh.

Bài tập tự luận có nhiều loại như:

*Phân loại theo chức năng: theo cach phan loại này, bài tập được chia làm hai

loại: (L) bài tập học và (2) bải tập đánh giá Bải tập học gồm có bai tập lĩnh hội tri

thức mới và bài tập luyện tập.

*Phan loại theo phạm vi câu tra lời: theo cách phân loại nay, bài tập được chia làm ba loại: (1) bài tập đóng hay bai tập trả lời có giới hạn, (2) bài tập nửa mo, (3) bai tập mở hay bài tập có sự trả loi mở rộng.

Trang 40

*Phan loại theo nội dung cua bai học lịch su: theo cách phân loại nay, bai tập

được chia làm bảy loại: (1) nhận biết quá trình phát triên lịch sử và nội dung của một

sự kiện; (2) xác định những môi liên hệ nhân quả của sự kiện; (3) nêu khuynh hướng phát triển của một sự kiện, một thời kì hay xã hội nói chung: (4) phân tích, đánh giá phán xét về bản chất, ý nghĩa của sự kiện; (5) so sánh đẻ rút ra điểm giống, khác nhau, nét tiêu biéu va đặc thủ của các sự kiện, thời kì lịch sử: (6) tìm hiểu ý nghĩa, bài học kinh nghiệm, liên hệ đối với biện tại; (7) khuyên khích tri sáng tao, sự tự do phát biểu

ý kiến cá nhân của học sinh

Khi xây dựng hệ thống bài tap, dựa vào yêu cầu cần đạt giáo viên có thé xácđịnh, lựa chọn loại bài tập theo chức năng: bài tập học hay bài tập đánh giá Nếu là

bai tập học thi là bai tập lĩnh hội tri thức mới hay bai tập luyện tập Sau khi lựa chon

được loại bài tập theo chức năng, giáo viên tiếp tục lựa chọn loại bài tập theo nội

dung của bai học lich sử Cuỗi cùng, sau khi lựa chọn được chức năng va nội dung

của bài tập, giáo viên tiếp tục lựa chọn phạm vi trả lời của bải tập.

1.2 Cơ sở thực tiễn

Đề tìm hiệu tình hình sử dụng câu hỏi, bài tập trong day học lịch sử ở nha trường

THPT hiện nay, củng có thêm cho lý luận của van đề nghiên cứu, tôi tiền hành điều

tra khảo sát thực tiễn day học lịch sử nói chung, sử dụng cau hoi, bai tập nói riêng

trong dạy học lịch sử.

1.2.1 Mục đích, phạm vi khao sát

Mục đích: khảo sát được thực hiện nhằm điều tra tình hình thực tế về việc xây

dựng va sử dung hệ thống câu hỏi, bài tập trong day học lịch sử nhằm phát triển năng

lực học sinh THPT Khảo sát sẽ cung cấp các số liệu thực tẻ giúp tôi hiểu rõ về thực trạng học tập lịch sử ở trường THPT, từ đó tiến hành xây dựng hệ thông câu hỏi, bài

tập lịch sử sao cho phù hợp với khả năng của học sinh và giúp học sinh phát triên

được các năng lực của bản thân.

Phạm vi khảo sat: khảo sát được thực hiện trên địa bản TP HCM va Long An.

Dối tượng của khảo sát gồm có giáo viên giảng dạy môn Lịch sử tại các trường THPT

và học sinh lớp 11 THPT.

Ngày đăng: 04/02/2025, 15:51

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w