ĐG KQHT của HS theo định hướng phát triển NL đã và đang là một xu hướng ĐG mới, trong đó ĐG NL là hướng quá trình kiểm tra ĐG vào phát hiện các NL của người học và kiểm tra ĐG quá trình
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
BÙI MINH ĐỨC
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ
NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TOÁN HỌC
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
QUA CHỦ ĐỀ HÀM SỐ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HẢI PHÒNG - 2019
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
BÙI MINH ĐỨC
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TOÁN HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hải phòng, ngày tháng năm 2019
Tác giả
Bùi Minh Đức
Trang 4LỜI CẢM ƠN Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến
Cô giáo, Tiến sĩ – Đỗ Thị Hồng Minh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn để em có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Ban Giám Hiệu, Khoa Toán – Khoa học Tự nhiên , Phòng Sau đại học trường Đại học Hải Phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của mình.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban Giám hiệu cùng bạn bè đồng nghiệp trường THPT Vĩnh Bảo, nơi em công tác, đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Hải phòng, ngày tháng năm 2019
Tác giả
Bùi Minh Đức
Trang 5
MỤC LỤC Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh trong môn Toán 5
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 5
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước 6
1.1.3. Thực tiễn về kiểm tra đánh giá NLGQVĐ TH hiện nay 9
1.2. Năng lực và năng lực giải quyết vấn đề toán học 13
1.2.1. Năng lực 13
1.2.2. Năng lực giải quyết vấn đề toán học 14
1.3. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học 19
1.3.1. Khái niệm về ĐG NL và ĐG NLGQVĐ TH 19
1.3.2. Mục đích, yêu cầu đánh giá 19
1.3.3. Phương pháp, hình thức đánh giá 20
1.3.4. Công cụ đánh giá 26
1.3.5. Xây dựng đường phát triển NLGQVĐ TH 27
Kết luận chương 1 29
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP, ĐỀKIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TOÁN HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ 30
2.1. Chủ đề Hàm số trong chương trình Toán trường Trung học phổ thông 30
2.1.1. Vị trí vai trò 30
2.1.2. Cơ hội phát triển NL giải quyết vấn đề toán học cho học sinh qua dạy học nội dung Hàm số 31
2.2. Xây dựng câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển NL 31
2.2.1. Phân biệt bài tập định hướng NL và bài tập truyền thống 31
2.2.2. Phân loại bài tập định hướng NL 32
Trang 62.2.4. Các bậc trình độ trong bài tập định hướng năng lực 35
2.3. Xác định các chỉ số hành vi và xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học chủ đề hàm số 36
2.3.1. Bảng tiêu chí 36
2.4. Hệ thống câu hỏi, bài tập, đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học chủ đề Hàm số 41
2.4.1. Phân tích mục tiêu 41
2.4.2. Hệ thống câu hỏi bài tập 42
2.5. Xây dựng đề kiểm tra kết thúc chương 57
2.5.1. Các bước xây dựng một đề kiểm tra 57
2.5.2 .Ma trận hai chiều 57
2.5.3. Một số điểm cần chú ý khi ra đề kiểm tra 58
2.5.4. Một số đề kiểm tra 58
Kết luận chương 2 63
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 64
3.1. Khái quát quá trình thực nghiệm 64
3.1.1. Mục đích yêu cầu thực nghiệm 64
3.1.2. Đối tượng thực nghiệm 64
3.1.3. Nội dung thực nghiệm 64
3.1.4. Tiến trình thực nghiệm 64
3.1.5. Đo đạc và xử lí số liệu 65
3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm 66
3.2.1. Đánh giá bộ câu hỏi, bài tập 66
3.2.2. So sánh chất lượng học tập giữa HS lớp đối chứng và lớp thực nghiệm trước khi tiến hành thực nghiệm 66
3.2.3. Kết quả kiểm tra bằng hình thức tự luận và trắc nghiệm của HS ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 67
3.2.4. So sánh mức độ phát triển năng lực của HS lớp thực nghiệm 68
Kết luận chương 3 70
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 82.5 Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ theo chương trình hiện
Trang 93.1 Biểu đồ so sánh KQHT giữa lớp TN và lớp ĐC
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Để đảm bảo phát triển một cách bền vững của mỗi quốc gia trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức như hiện nay, một trong những chiến lược quan trọng là đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và đặc biệt hơn cả là NL thích ứng cao trước mọi biến đổi của thiên nhiên và xã hội.
Trong đổi mới giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông, một trong những khâu rất quan trọng có tính chất quyết định và chi phối toàn bộ chương trình giáo dục đó là kiểm tra, ĐG KQHT của HS. Bởi vì, thông thường kiểm tra, ĐG KQHT của HS theo hướng nào thì việc dạy học sẽ bị lái theo hướng
đó, từ đó quyết định đến chất lượng đào tạo.
ĐG KQHT của HS theo định hướng phát triển NL đã và đang là một xu hướng ĐG mới, trong đó ĐG NL là hướng quá trình kiểm tra ĐG vào phát hiện các NL của người học và kiểm tra ĐG quá trình thay vì chỉ kiểm tra ĐG kết quả. Điều đó làm cho quá trình dạy học trở nên tích cực hơn, tạo ra sự hứng thú và tự giác trong học tập cho người học. Hơn nữa, việc kiểm tra ĐG KQHT còn giúp người học tự tin, xác định được rõ những NL và khả năng của mình.
Mặt khác, ĐG KQHT theo định hướng phát triển NL của người học là một mục tiêu, một nhiệm vụ quan trọng của Giáo dục phổ thông đã được nêu
ra trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vào tháng 7 năm 2017 đó
là “phát triển NL con người” [2]. Trong đó, NLGQVĐ TH là một trong những
NL cốt lõi cần được hình thành và phát triển cho HS phổ thông. Điều đó đã được nêu ra trong mục tiêu chung của chương trình giáo dục phổ thông môn
Toán: “Chương trình môn Toán giúp HS đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:
- Hình thành và phát triển NL Toán học, biểu hiện tập trung nhất của
NL tính toán NL toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hóa toán học, NLGQVĐ TH, NL giao tiếp toán
Trang 11học, NL sử dụng các công cụ và phương tiện học toán, góp phần hình thành
NL chung cốt lõi” [3].
Như vậy, kiểm tra ĐG KQHT của HS theo định hướng phát triển NL đã
và đang trở thành một xu thế tất yếu và phổ biến trong nền giáo dục của Việt Nam và trên thế giới. Xu hướng này hướng mục tiêu của giáo dục từ chỗ “tập trung vào kiến thức” sang “tập trung vào NL người học” trong đó nhấn mạnh đến triết lí ĐG phải “vì sự tiến bộ của người học”, và cần ĐG quá trình học kết hợp với ĐG kết quả. Do vậy, việc xây dựng bộ công cụ thích hợp và hiệu quả nhằm ĐG một cách chính xác và khách quan KQHT của người học theo định hướng phát triển NL đặc biệt là ĐG NLGQVĐ TH là hết sức cần thiết. “Hàm số” là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình Toán THPT. Đây cũng là nội dung có nhiều tiềm năng phát triển tư duy và
NL cho HS qua khai thác các dạng Toán như: Tập xác định, Tập giá trị của hàm số; Tính chất chẵn, lẻ của hàm số; Tính đơn điệu, Cực trị; GTLN, GTNN của hàm số, sự tương giao của hai đồ thị hàm số, đặc biệt là ứng dụng trong thực tiễn vào các bài toán về vật lý, sinh học, kinh tế học…. Bởi vậy nếu xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra trong ĐG NLGQVĐ
TH theo định hướng phát triển NL một cách phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả ĐG KQHT môn Toán ở trường THPT nói riêng, đồng thời nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường THPT nói chung.
Vì những lí do trên nên chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học của học sinh trung học phổ thông qua chủ đề Hàm số”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề lý luận về ĐG KQHT nói chung và ĐG NLGQVĐ TH nói riêng, xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập chủ đề “Hàm số”
ĐG NLGQVĐ TH theo định hướng phát triển NL người học
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình kiểm tra ĐG KQHT môn Toán ở
Trang 12- Đối tượng nghiên cứu: ĐG NLGQVĐ TH trong dạy học môn Toán chủ đề “Hàm số” theo định hướng phát triển NL.
4 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập ĐG NLGQVĐ TH trong kiểm tra, ĐG KQHT môn Toán của HS ở trường THPT theo định hướng phát triển NL một cách phù hợp thì có thể nâng cao hiệu quả ĐG KQHT môn Toán nói chung và ĐG NLGQVĐ TH của HS nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường THPT.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về ĐG NL và kiểm tra ĐG KQHT môn Toán ở trường THPT theo định hướng phát triển NL.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra ĐG NLGQVĐ TH chủ đề “Hàm số” theo định hướng phát triển NL.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của hệ thống câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra đã đề xuất.
6 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra trong kiểm tra ĐG KQHT qua việc ĐG NLGQVĐ TH chủ đề “Hàm số” trong dạy
học môn Toán ở trường THPT theo định hướng phát triển NL.
7 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp điều tra quan sát; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp thống kê toán học.
8 Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa một số vấn đề về kiểm tra ĐG KQHT của HS nói chung
và ĐG NLGQVĐ TH của HS theo định hướng phát triển NL.
- Xây dựng bộ câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra ĐG NLGQVĐ TH chủ đề
“Hàm số” trong chương trình môn Toán ở trường THPT
Trang 139 Kết cấu của luận văn
Trang 14CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh trong môn Toán
Trong lịch sử phát triển của nền giáo dục, vấn đề kiểm tra, ĐG KQHT của HS đã sớm xuất hiện. Nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục học trong nước
và quốc tế đã tìm hiểu và có những công trình nghiên cứu sâu sắc, phong phú
về kiểm tra, ĐG KQHT
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Trong những năm giữa thế kỷ XVII, J.A.Comensky (1592- 1670), một nhà giáo dục vĩ đại người Cộng hòa Séc (Tiệp Khắc), đã đặt những viên gạch đầu tiên làm nền móng cho lí luận dạy học trong cuốn “Lí luận dạy học hiện đại” đã coi việc kiểm tra ĐG tri thức của học sinh như một yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục[1].
Vào thế kỉ XIX, nhiều nhà giáo dục Anh, Mỹ đã nêu một phương pháp
ĐG mới bằng TNKQ bên cạnh những phương pháp tự luận truyền thống thông qua bộ thang đo NL nhận thức và quy trình ĐG. Tiêu biểu là O.W.Candwell và S.A.Courtis. Đến năm 1984, Rice - một nhà bác học Mỹ đã
đề xuất quy trình ĐG theo tinh thần đổi mới mở đầu cho việc ĐG, đo lường
có hệ thống trong giáo dục.
Những năm 20, 30 của thế kỉ XX, Ralph W.Tyler (1902-1994), một nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ đã đưa ra sơ đồ thể hiện ba yếu tố chính trong quá trình giáo dục là: Mục tiêu, kinh nghiệm học tập và ĐG người học.
Hiện nay, xu hướng ĐG mới của nền giáo dục thế giới là ĐG theo NL. Trong đó, đã có một số quốc gia như Anh, Mỹ, Phần Lan, Australia, Canada, Đan Mạch, Newzeland,…nổi bật là một số tác giả B.S.Bloom, L.Anderson, C.Cooper,… rất quan tâm nghiên cứu về phương thức ĐG này.
Riêng đối với NL GQVĐ trong dạy học toán học, Hội đồng GV toán học quốc gia (National Council of Teachers of Mathematics - thành lập năm
1920, một tổ chức lớn nhất thế giới liên quan đến giáo dục toán học) đã nhấn
Trang 15mạnh: trọng tâm của giáo dục toán học trong nhà trường là giáo dục HS trở thành người biết GQVĐ bằng toán học [33]. Ngoài ra các tác giả Polya (1945), Mayer(1992),…thì chú trọng nghiên cứu phân tích, mô hình hóa quá trình giải quyết một vấn đề toán học.
Đặc biệt, vào năm 1997, tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) của các nước công nghiệp phát triển triển khai chương trình ĐG HS quốc tế. Chương trình đã xây dựng các tiêu chí, phương pháp, cách thức kiểm tra và so sánh HS giữa các nước OECD và các nước khác trên thế giới nhằm cung cấp các dữ liệu giúp các quốc gia tham gia có cái nhìn khái quát về những “kỹ năng cơ bản”, “NL cá nhân” mà HS quốc gia họ đạt được. Chương trình này
có tên là Chương trình ĐG HS quốc tế PISA (Programme for International Student Assessment) cho HS ở lứa tuổi 15. PISA hoạt động với chu kì kiểm tra 3 năm một lần. PISA ĐG trên 4 lĩnh vực: Khoa học, Đọc hiểu, Toán học
và Khả năng GQVĐ nhưng mỗi lần ĐG, PISA chọn một lĩnh vực làm trọng tâm và hai phần ba câu hỏi tập trung vào lĩnh vực đó. Việt Nam bắt đầu tham gia PISA từ đợt ĐG năm 2012 và đã đạt kết quả tương đối cao[5].
Ngoài ra, các tác giả Patrick Grifin [34], Anthony J.Nitko, Susan M.Brookhart [32], Margaret Li – min Wu [33],…. đã nghiên cứu về ĐG NL GQVĐ, trong các công trình đó NL GQVĐ được phân tích thành các NLTT, trên cơ sở đó người ta xây dựng các công cụ ĐG những NLTT của NL
GQVĐ
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu về ĐG nói chung và
ĐG NL nói riêng của các học giả trên thế giới, các nhà giáo dục học Việt Nam đã có những tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề này phù hợp với thực tiễn trong nước.
Nghiên cứu về NL có nhiều công trình đã làm rõ hơn về một số nội dung: khái niệm NL, xác định các NL chủ chốt cần phát triển cho các đối tượng HS, sinh viên, các bậc học, đề xuất các biện pháp phát triển NL nào đó
Trang 16Nguyễn Đức Minh (2012) với tác phẩm“Một số vấn đề về đánh giá theo kiến thức, kĩ năng và theo năng lực của học sinh” [14], tác giả Vương Dương Minh (2011) với tác phẩm “Phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp chủ đạo trong nhà trường” [15], tác giả Nguyễn Thị Lan Phương (2014) với tác phẩm “Đề xuất cấu trúc và chuẩn đầu ra đánh giá năng lực Giải quyết vấn đề trong chương rình giáo dục phổ thông mới”[21] và “Đánh giá năng lực Giải quyết vấn đề ở trường phổ thông” [22], tác giả Trần Vui với tác phẩm “Giải quyết vấn đề thực tế trong dạy học”[30],….
Nói tới việc ĐG NL GQVĐ, tác giả Nguyễn Thị Lan Phương [21],[22]
đã xây dựng khung ĐG NL GQVĐ. Tác giả đã chỉ ra cách thức giúp phát triển NL GQVĐ của HS phổ thông qua môn Toán, qua việc xây dựng bộ công
cụ ĐG NL GQVĐ và đã có một số công trình về đo lường NL này trong thực tiễn. Tác giả Trần Bá Hoành đã đề cập tới việc rèn luyện khả năng phát hiện
và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong những tình huống thực tế qua tác
phẩm “Đánh giá trong giáo dục”[6].
Một trong những công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước rất
công phu về ĐG phải kể đến đó là tác phẩm “Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của HS phổ thông” của hai tác giả Hoàng Đức Nhuận và
Lê Đức Phúc (3/1995). Tài liệu này làm nền tảng cho việc tiếp cận các khái niệm, thuật ngữ về ĐG trong giáo dục cũng như những yêu cầu về nội dung
Trang 17Các nghiên cứu về ứng dụng các kĩ thuật, công cụ kiểm tra ĐG KQHT
của HS đã được đề cập trong các tác phẩm như: “Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập” tái bản năm 2005 của tác giả Dương Thiệu Tống [29], tài liệu “Lý thuyết và thực hành đo lường và đánh giá trong giáo dục” của tác giả
Lâm Quang Thiệp [28]…Ngoài ra, tác giả Nguyễn Công Khanh chủ biên
cuốn “Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục” cũng đã đề cập đến các loại hình
ĐG hiện đại. Trong tác phẩm đó, tác giả đề cập đến kiểm tra ĐG NL của người học và nêu ra những NL cơ bản cần hình thành và phát triển ở HS Việt Nam hiện nay[7].
Bàn về kiểm tra ĐG trong dạy học môn Toán cũng như việc xây dựng phương thức và công cụ ĐG trong giáo dục, có nhiều tác giả quan tâm đến vấn đề này, như:
- Tác giả Trần Kiều đã nghiên cứu về xây dựng phương thức và đưa ra một số bộ công cụ ĐG chất lượng giáo dục phổ thông năm 2005 [8].
- Tác giả Lê Thị Xuân Liên nghiên cứu về xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập của HS trong dạy học môn toán ở trường trung học cơ
sở năm 2009 [10].
- Tác giả Bùi Thị Hạnh Lâm nghiên cứu về rèn luyện kĩ năng tự ĐG KQHT môn Toán của HS THPT năm 2010[9].
- Nhóm tác giả Trần Vui - Nguyễn Đăng Minh Phúc nghiên cứu về ĐG trong giáo dục Toán năm 2013[31].
- Tác giả Phạm Đức Quang nghiên cứu về một số kinh nghiệm trong nước và quốc tế về dạy học theo định hướng hình thành và phát triển NL người học năm 2014[24].
- Tác giả Thái Thị Nga nghiên cứu về phương thức xây dựng ngân hàng câu hỏi ĐG NL GQVĐ của sinh viên đại học sư phạm toán qua học phần đại
số sơ cấp năm 2017[16].
Qua đây, chúng ta thấy rằng các công trình trong nước nghiên cứu về
Trang 18lĩnh vực ĐG NL chủ yếu theo hướng vận dụng các tri thức khoa học về ĐG vào tình hình thực tiễn Việt Nam bằng cách: Đề xuất các phương thức và một
số công cụ ĐG thông dụng trong ĐG chất lượng phổ thông; Tìm cách rèn luyện cho người học kĩ năng tự ĐG KQHT của HS. Đối với HS THPT, ĐG
NL là một vấn đề đang được quan tâm. Do đó việc nghiên cứu ĐG KQHT môn Toán của HS THPT theo định hướng phát triển NL là hết sức cần thiết.
1.1.3 Thực tiễn về kiểm tra đánh giá NLGQVĐ TH hiện nay
1.1.3.1 Khảo sát thực trạng
a) Mục đích khảo sát
Khảo sát nhằm ĐG thực trạng hoạt động kiểm tra, ĐG KQHT môn Toán của HS THPT, thực trạng xây dựng câu hỏi, bài tập ĐG NLGQVĐ TH của GV Toán THPT làm cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập ĐG NLGQVĐ TH của GV Toán THPT.
b) Đối tượng và thời điểm tiến hành khảo sát
Đối tượng khảo sát: Khảo sát được tiến hành đối với 45 GV Toán ở các trường THPT trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo: trường THPT Vĩnh Bảo, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trường THPT Cộng Hiền, trường THPT Tô Hiệu, trường THPT Nguyễn Khuyến.
Thời điểm tiến hành khảo sát: Tháng 10 năm 2018 đến tháng 9 năm 2019 c) Phương pháp khảo sát
có GV nào chọn các mức còn lại.
Trang 19Bảng 1.2 Thực trạng ĐG KQHT môn Toán của HS THPT
Trang 20
Bảng 1.3 Khái niệm ĐG NL Câu
Bảng 1.4 Thực trạng xây dựng hệ thống câu hỏi ĐG NL
Trang 21- Ở một số trường, các câu hỏi được lưu trữ vào máy tính qua một phần mềm trộn đề (không có chức năng xác định các tham số: độ khó, độ phân biêt,
độ phỏng đoán,…)
- Khi tổ chức thi, kiểm tra, bộ phận quản lý câu hỏi thực hiện để rút đề dựa trên cấu trúc đề do tổ đề nghị.
Qua quá trình khảo sát thực tế về kiểm tra ĐG KQHT môn Toán ở các trường THPT cho thấy ĐG KQHT môn Toán hiện nay chủ yếu quan tâm tới mặt kiến thức thuần túy, trong đề kiểm tra cũng xuất hiện những bài toán giải quyết tình huống thực tế song còn hơi ít, đặc biệt ít quan tâm tới ĐG theo NL
cụ thể. Như vậy, các hệ thống câu hỏi mà các trường đã xây dựng và sử dụng thực chất mới chỉ dừng lại là hệ thống câu hỏi mang tính chủ quan và cảm tính, chủ yếu bằng kinh nghiệm. Hầu hết, các câu hỏi trong hệ thống câu hỏi chưa được định cỡ và xác định độ khó, độ phân biệt thông qua thử nghiệm.
Về việc thực hiện ĐG NLGQVĐ TH của HS THPT thì phần lớn thầy
cô được khảo sát đều chưa thực hiện ĐG NL này của HS, hầu hết vẫn đang trong quá trình tìm hiểu để dần điều chỉnh hoạt động dạy học và ĐG.
Qua kết quả khảo sát ta thấy: Hoạt động ĐG KQHT môn Toán của HS THPT chủ yếu vẫn ĐG theo nội dung kiến thức, ĐG những gì HS biết chứ chưa ĐG được những gì HS có thể làm. Nhiều thầy cô đều hiểu xu hướng ĐG hiện nay là ĐG theo NL, tuy nhiên các thầy cô cho rằng ĐG theo NL còn chưa thực hiện được trong quá trình giảng dạy vì cần có thời gian tìm hiểu sâu
Trang 22“NL là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn
có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,…thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”[2].
Như vậy, từ các khái niệm về NL của các học giả, có thể thấy NL có một số đặc điểm: NL có tính cá nhân, mỗi người có NL ở những mức độ khác nhau. NL biểu hiện và quan sát được trong hoạt động, hình thành và phát triển thông qua hoạt động. NL có tính hướng đích, hoạt động thể hiện NL nhằm giải quyết một nhiệm vụ có thực, trong bối cảnh có ý nghĩa và nó có thể được
Trang 231.2.1.3 Phân loại năng lực
Có nhiều cách phân loại NL tùy thuộc vào quan điểm và tiêu chí phân loại, tuy nhiên có nhiều tài liệu thống nhất phân NL thành hai loại là: NL chủ chốt và NL chuyên biệt [4].
NL chủ chốt là NL cơ bản, thiết yếu mà bất kỳ ai cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả, như NL giao tiếp và hợp tác, NL GQVĐ
và sáng tạo….
NL chuyên biệt là những NL cần thiết cho các loại hình hoạt động chuyên môn hoặc cần thiết trong những tình huống nhất định ( như NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL âm nhạc, NL hội họa, NL kinh doanh,….). Trong hoạt động học tập, các NL chuyên biệt được hình thành và phát triển thông qua các môn học cụ thể.
NL chủ chốt và NL chuyên biệt không tồn tại độc lập riêng rẽ mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong các hoạt động của con người. Ví dụ NL GQVĐ được coi là một NL chủ chốt nhưng xét trong NL toán học thì NL GQVĐ lại là một NL chuyên biệt cốt lõi đặc thù của bộ môn Toán.
1.2.2 Năng lực giải quyết vấn đề toán học
1.2.2.1 Khái niệm
Có nhiều quan điểm khác nhau về NL GQVĐ, trong đó có thể hiểu: NL GQVĐ là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành
Trang 24động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống có vấn đề
mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường [21].
Trong dạy học Toán, NL GQVĐ của HS là tổ hợp các NL được bộc lộ thông qua các hoạt động của quá trình GQVĐ [27].
Như vậy từ những nhận định trên, ta có thể xem NLGQVĐ TH là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng, hiểu biết đã học kết hợp với thái độ, xúc cảm để giải quyết những tình huống vấn đề không quen thuộc, không có sẵn quy trình, giải pháp bằng toán học
1.2.2.2 Biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề toán học
Theo chương trình giáo dục phổ thông môn toán năm 2018 [3],
NLGQVĐ TH thể hiện qua việc thực hiện được các hành động: Nhận biết, phát hiện vấn đề cần giải quyết bằng toán học; Đề xuất, lựa chọn được cách thức, giải pháp GQVĐ; Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích (bao gồm các công cụ và thuật toán) để GQVĐ đặt ra; ĐG giải pháp đề
vi cơ bản: nhận biết vấn đề và hiểu thông tin trong vấn đề.
Ví dụ 1: Bảng giá cước của hãng taxi Mai Linh cho loại xe 4 chỗ, dòng
xe HUYNDAI i10 ngắn áp dụng năm 2018 như sau:
Trang 25
Giá mở cửa
Tiếp theo đến
km thứ 2
Từ km thứ 3 đến km thứ
10
Từ km thứ 11 đến km thứ
25
Từ km thứ 26 trở đi
5.000đ/0,3km 16.900đ/km 12.600đ/km 13.900đ/km 11.600đ/km
(Phí thời gian chờ: 5 phút đầu miễn phí, từ phút thứ 6 là 3.000đ/4 phút (tương đương 750 đ/phút).
Nếu biết hành khách đó đi một đoạn đường là x km, thời gian chờ là t phút, hãy thiết lập công thức tính số tiền mà hành khách đó phải trả.
Phân tích: Khi nghiên cứu đề bài, người học xác định được đây là một
tình huống có vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, tình huống này có thể
sử dụng kiến thức toán học để giải quyết. Đi vào tìm hiểu thông tin bài toán, người học cần xác định có 3 thông tin, thứ nhất là độ dài quãng đường đi (x km), thứ hai là thời gian chờ (t phút), thứ ba là số tiền hành khách phải trả (y đồng). Theo bảng giá số tiền y hoàn toàn được tính theo x km và t phút, tuy nhiên giá trị của y còn phụ thuộc vào giá trị của x rơi vào khoảng km nào trong mỗi khoảng: (0;0,3], (0,3;3), [3;11), [11;26); [26;+∞). Từ những phân tích trên giúp người học có thể mô hình hóa bài toán về hàm số bậc nhất.
b) Năng lực thiết lập không gian vấn đề:
Không gian vấn đề được hiểu là những diễn biến tâm lý bên trong của người GQVĐ, bao gồm: trạng thái ban đầu (các thông tin đã biết); trạng thái trung gian; trạng thái mong muốn (mục tiêu); cách thức, chiến lược hành động
để GQVĐ. Tóm lại, NL thiết lập không gian vấn đề gồm 02 hành vi cơ bản: lựa chọn, sắp xếp, tích hợp thông tin với kiến thức đã học; xác định cách thức, quy trình, chiến lược GQVĐ.
Trở lại ví dụ 1, sau khi xác định được tình huống có vấn đề và tìm hiểu
các thông tin trong bài toán và mối quan hệ giữa chúng, ta tiến hành thiết lập không gian vấn đề.
+) Lựa chọn, sắp xếp, tích hợp thông tin với kiến thức đã học
- Chuyển ngôn ngữ mô tả vấn đề về ngôn ngữ, kí hiệu toán học (Toán
Trang 26là y = x*(giá tiền trên 1km) + t*(giá tiền chờ trên 1 phút). Tuy nhiên theo bảng giá, giá tiền trên 1km lại thay đổi theo x và giá tiền chờ trên 1 phút chỉ bắt đầu tính khi t , nên ta phải xét các trường hợp: 5
Nếu x 0,3 thì tính y5000t5750
Nếu 0,3x , ta phải tính phí cho 0,3 km đầu với giá mở cửa, còn số 3
km còn lại ta phải tính với giá ở mức 2 (16.900đồng/km).
Nếu 3x11, ta phải tính phí cho 0,3 km đầu với giá mở cửa; 2,7km tiếp theo với giá ở mức 2, số km còn lại ta phải tính với giá ở mức 3 (12.600đồng).
Nếu 11x26, ta phải tính phí cho 0,3 km đầu với giá mở cửa; 2,7km tiếp theo với giá ở mức 2; 7km tiếp theo với giá ở mức 3, số km còn lại ta phải tính với giá ở mức 4 (13.900 đồng).
Nếu x 26, ta phải tính phí cho 0,3 km đầu với giá mở cửa; 2,7km tiếp theo với giá ở mức 2; 7km tiếp theo với giá ở mức 3; 15 km tiếp theo với giá ở mức 4 (13.900 đồng), số km còn lại ta phải tính với giá ở mức 5 (11.600 đồng)
*) Lựa chọn giải pháp: Sau khi phân tích tất cả các khả năng ta nhận thấy vấn đề đã được giải quyết, và có thể coi giải pháp này là giải pháp tổng quát để GQVĐ.
c) Năng lực lập kế hoạch và trình bày giải pháp:
Gồm 02 hành vi cơ bản sau: Lập tiến trình thực hiện cho giải pháp; Thực hiện và trình bày giải pháp, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực
Trang 27tiễn khi có sự thay đổi. Trở lại ví dụ 1, ta có thể thực hiện giải pháp như sau:
Gọi quãng đường đi của hành khách là: x km và thời gian chờ là: t phút; Gọi số tiền hành khách phải trả: y đồng. (Điều kiện: x0,y0,t ). Ta có: 5Nếu x 0,3 thì y5000t5750
Nếu 0,3 x3 thì y5000x0,316900t5750
Nếu 3x11 thì y5000 2, 7 16900 x312600t5750 Nếu 11x26 thì
y5000 2, 7 16900 7 12600 x1013900t5750 Nếu x 26 thì
y5000 2,7 16900 7 12600 15 13900 x2511600t5750
d) Năng lực đánh giá và phản ánh giải pháp:
Sau khi thực hiện xong giải pháp GQVĐ, bước tiếp theo là ĐG và
phản ánh giải pháp: xem xét giải pháp đã thực hiện tối ưu hay chưa, điểm nào chưa hợp lí, thiếu logic; phản ánh, xác nhận những kiến thức và kinh nghiệm thu nhận được và đề xuất vấn đề tương tự.
Tiếp tục với ví dụ 1, sau khi trình bày giải pháp ở ví dụ 1, ta nhận thấy
có một quan hệ hàm số giữa giá trị x với số tiền khách phải trả y’ (không tính tiền chờ), hay y’ chính là một hàm số của biến x, xác định trên tập 0; , và hàm số này là một hàm số cho bởi nhiều công thức. Cụ thể:
Trang 28được số tiền lớn nhất khách phải trả theo quãng đường đi, từ đó thấy được ứng dụng của toán học trong cuộc sống.Ngoài ra, ta có thể rút ra được phương pháp để giải quyết những vấn đề tương tự trong cuộc sống như bài toán tính tiền điện, tiền nước trong sinh hoạt và sản xuất…
Trên đây là 04 thành tố của NL GQVĐ TH, các thành tố NL này không tách rời mà liên hệ mật thiết và bổ trợ cho nhau trong quá trình giải quyết một vấn đề. Tùy theo từng vấn đề mà mỗi thành tố được sử dụng và phát triển ở các mức khác nhau.
1.3 Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học
Đối với ĐG NLGQVĐ TH có thể hiểu là quá trình thu thập, phân tích
và giải thích chứng cứ về sự phát triển NLGQVĐ TH của người học.
1.3.2 Mục đích, yêu cầu đánh giá
Mục đích của hoạt động ĐG NLGQVĐ TH của HS THPT là ĐG khả năng HS vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, tinh thần và thái độ vào việc giải quyết các vấn đề thuần túy toán học hoặc các vấn đề liên môn hoặc các vấn đề trong thực tiễn bằng toán học. Xác định mức độ NLGQVĐ TH của
HS trên đường phát triển NL GQVĐ. Việc ĐG trên cuối cùng cũng là “vì sự tiến bộ của người học”.
ĐG NLGQVĐ TH của HS có tác động tới các đối tượng:
- Đối với HS: ĐG được NL của bản thân để xây dựng kế hoạch học tập trong giai đoạn tiếp theo.
- Đối với GV: Xác định được mức độ NL của từng HS để điều chỉnh
Trang 29- Đối với Nhà trường, các cấp quản lý Sở, Bộ GD & ĐT,…Xem xét mức độ phù hợp của chương trình giảng dạy, chuẩn kiến thức kĩ năng, cách thức tổ chức các hoạt động dạy và học trong nhà trường để có điều chỉnh kịp
thời sao cho đạt hiệu quả cao nhất về việc phát triển NL cho HS
Theo [7], [18], [20], ĐG nói chung và ĐG NLGQVĐ TH nói riêng cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
ĐG cần được thực hiện trong bối cảnh thực tiễn (cá nhân, trường lớp, cộng đồng, khoa học…) nhằm phản ánh đúng NL của người học khi thực hành trong môi trường thực tế.
1.3.3 Phương pháp, hình thức đánh giá
1.3.3.1 Phương pháp đánh giá
Có nhiều phương pháp để ĐG NLGQVĐ TH của HS, tập trung chủ yếu
vào một số nhóm phương pháp sau: Phương pháp kiểm tra viết, phương pháp kiểm tra vấn đáp, phương pháp quan sát, phương pháp hồ sơ học tập, phương pháp tự ĐG, phương pháp ĐG đồng đẳng[18].
a) Phương pháp kiểm tra viết
Kiểm tra viết là hình thức kiểm tra toàn lớp trong một thời gian nhất
Trang 30Có hai dạng kiểm tra viết cơ bản: Kiểm tra viết dạng tự luận và kiểm tra viết dạng TNKQ.
*) Dạng tự luận
Bài kiểm tra dạng tự luận thường có ít câu hỏi và câu hỏi ngắn nhưng yêu cầu HS phải trả lời dài và HS có tương đối nhiều thời gian để trả lời một câu hỏi. Kiểm tra tự luận được phân tích ra làm hai loại: Bài luận dài (tiểu luận)
và Bài luận ngắn/hạn chế (loại cung cấp thông tin).
*) Dạng trắc nghiệm khách quan
Loại trắc nghiệm này nhắm tới mức độ nắm và hiểu tri thức của HS. Tuy nhiên vì thời gian trả lời ngắn nên bài TNKQ có lượng câu hỏi nhiều và bao hàm được nhiều nội dung cần ĐG. Có một số loại câu hỏi trắc nghiệm sau:
- Câu hỏi nhiều lựa chọn:
Loại này thường có hình thức của một câu phát biểu không đầy đủ hay một câu hỏi dẫn, được nối tiếp bằng một số câu trả lời mà HS cần phải lựa chọn một phương án đúng hoặc đúng nhất (trong nhiều phương án hợp lí) hoặc phương án trả lời sai hoặc không có liên quan gì nhất. Những đáp án còn
lại gọi là phương án nhiễu
Ví dụ 2: Hàm số 2 7
4 19 12
x y
Trang 31- Câu ghép đôi:
Câu hỏi dạng ghép đôi thường có hai dãy thông tin gọi là các câu hỏi và các câu đáp. Chúng cần được ghép lại với nhau theo kiểu tương ứng một – một. Để có một câu hỏi ghép đôi tốt, số câu trả lời nên nhiều hơn số câu hỏi
có thể gây tác dụng tiêu cực trong việc ghi nhớ kiến thức.
Ví dụ 5: Viết chữ Đ vào câu trả lời đúng, chữ S vào câu trả lời sai:
1. Điểm cực đại của hàm số yx3 3x2 9x là -1 5
2. Điểm cực đại của hàm số yx3 3x2 9x là 5 1;10.
Trang 32Ví dụ 6: Khi dạy bài Các hàm số lượng giác phần “Sự biến thiên của
hàm số ytanx”[25], để xây dựng sự biến thiên của hàm số ytanxtừ định nghĩa về sự biến thiên của hàm số và ý nghĩa hình học của tanx, ta có thể sử dụng phương pháp vấn đáp gợi mở như sau:
Từ tập xác định và chu kì tuần hoàn của hàm số ytanx , ta chỉ cần
khảo sát sự biến thiên trên khoảng ;
. Ta có AT tanx. Quan sát
hình vẽ và cho biết : “ Sự chuyển động của điểm T trên trục tang khi x tăng
?”;”Giá trị AT thay đổi như thế nào?”;” Từ đó hãy nêu sự
biến thiên của hàm số ytanx ?”
Dựa trên sự quan sát và tư duy, HS có thể trả lời được các câu hỏi trên: Điểm T sẽ chạy dọc theo trục tang At suốt từ dưới lên trên; Do vậy giá trị
AT tăng từ đến , suy ra giá trị tan x cũng tăng từ đến Suy ra
Trang 33Ví dụ 7: Sau khi học xong bài Các hàm số lượng giác [25], GV có thể giúp HS củng cố, hệ thống hóa kiến thức thông qua câu hỏi “ Từ đồ thị các hàm số lượng giác ycosx , ysinx , ytanx , ycotx , hãy cho biết: tập xác định, tập giá trị, tính chẵn lẻ, chu kì tuần hoàn, khoảng đồng biến, nghịch biến của mỗi hàm số lượng giác đó?”.
*) Vấn đáp tổng kết
Câu hỏi vấn đáp tổng kết thường được sử dụng khi cần dẫn dắt HS để
đi đến việc khái quát và hệ thống lại những tri thức đã học. Câu hỏi này giúp
HS phát triển NL khái quát hóa, hệ thống hóa, để có sự kết nối những tri thức liên quan đã học thành xâu chuỗi, giúp cho các em phát huy tính mềm dẻo của
Trang 34c) Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát nhằm quan sát những biểu hiện về thái độ, cử chỉ, hành vi mà khó có thể ĐG thông qua những bài kiểm tra viết hay vấn đáp. Phương pháp này có thể quan sát được cả những phản ứng vô ý thức, những điều mà khó nhận biết qua các phương pháp ĐG khác. Trong quan sát,
GV có thể sử dụng ba loại công cụ để thu thập thông tin, đó là: Ghi chép các
sự kiện thường nhật, thang đo và bảng kiểm tra.
d) Hồ sơ học tập
Hồ sơ học tập là bộ sưu tập có hệ thống các hoạt động học tập của HS trong một khoảng thời gian liên tục. Nó giúp GV ĐG sự tiến bộ hay tụt lùi của HS. e) Tự đánh giá
Tự ĐG là quá trình HS ĐG chính hoạt động và kết quả đạt được của bản thân mình. Tự ĐG giúp người học nhận thức được những mặt mạnh hay hạn chế của bản thân để tự mình khắc phục và điều chỉnh.
f) Đánh giá đồng đẳng
ĐG đồng đẳng là việc người học ĐG hoạt động, công việc, bài làm của các bạn học khác. Việc ĐG lẫn nhau của các HS trong lớp thúc đẩy phong trào thi đua học tập, khích lệ tinh thần học tập tốt hơn.
Trang 35+ ĐG chẩn đoán: Là loại hình ĐG kiểu thăm dò, phát hiện thực trạng,
có tính định kì, được ĐG vào thời điểm trước hoặc bắt đầu một đề án, dự án hay chương trình đổi mới, hoặc với cá nhân hoặc nhóm HS nhằm cung cấp các thông tin về điểm mạnh, điểm yếu… của HS tại thời điểm ĐG theo chuẩn hoặc tiêu chí.
1.3.4 Công cụ đánh giá
Để ĐG NLGQVĐ TH của HS THPT, có thể sử dụng những công cụ chủ yếu sau:
- Công cụ thu thập thông tin: Công cụ thu thập thông tin về NL GQVĐ
TH của người học là các câu hỏi, nhiệm vụ, đề kiểm tra mà GV đề ra để HS vận dụng các kiến thức kĩ năng của môn học vào giải quyết, qua đó bộc lộ
Trang 36- Để đo lường được NLGQVĐ TH của HS, công cụ cần thiết quan trọng chính là thang ĐG và chuẩn ĐG NL, ở đây chính là đường phát triển NLGQVĐ TH.
Thực tế có nhiều loại thang ĐG. Trong ĐG theo định hướng phát triển
NL, các thang đồng nhất, thang mô tả, thang mô tả tổng quát được sử dụng
nhiều nhất. Các thang ĐG này coi trọng việc cung cấp cho người học các phản hồi có chất lượng trong ĐG quá trình cũng tạo điều kiện thuận lợi để cho phép HS tham gia vào ĐG và tự ĐG và trong ĐG tổng kết.
1.3.5 Xây dựng đường phát triển NLGQVĐ TH
1.3.5.1 Khái niệm đường phát triển NL
Mỗi NL có thể được biểu diễn sự phát triển một cách liên tục bởi một đường từ trình độ thấp đến trình độ cao, gọi là đường phát triển NL[35] 1.3.5.2 Cơ sở xây dựng đường phát triển NL
Dạy học theo hướng phát huy NL người học dựa trên cách tiếp cận phát triển trong ĐG và học tập, đó là cách tiếp cận được suy ra từ lý thuyết của ba tác giả: Lev Vygotsky – nhà tâm lý học người Nga, Robert Glaser – nhà tâm
lý học người Mỹ, và George Rasch – nhà toán học người Đan Mạch.
a) Lý thuyết vùng phát triển gần nhất (Lev Vygotsky, 1896 – 1934)
Vưgôtxki cho rằng [23], [34] vùng phát triển gần được coi là vùng phát triển giữa trạng thái NL hiện tại đã đạt được của người học và giai đoạn mà
họ có thể đạt được bằng cộng tác với người có NL cao hơn hoặc với sự giúp
đỡ của GV (Hình1.3).
Theo lý thuyết của Vưgôtxki thì trình độ ban đầu của HS tương ứng với
‘‘vùng phát triển hiện tại’’ Trình độ này cho phép HS có khả năng tiếp thu được
những kiến thức gần nhất với kiến thức cũ để đạt được trình độ mới cao hơn, vùng
này được gọi là ‘‘vùng phát triển gần nhất’’. Trong dạy học, GV luôn tìm cách giúp đỡ HS đạt tới ‘‘vùng phát triển gần nhất’’ mới để sau đó vùng này sẽ trở thành ‘‘vùng phát triển hiện tại’’ Cứ tiếp tục như vậy sự phát triển của HS đi từ
Trang 37
Hình 1.3 Biểu đồ vùng phát triển gần [16]
Vygotsky cũng cho rằng, khoảng cách giữa vùng phát triển hiện tại và vùng phát triển gần của người học là một thông tin quan trọng mà GV cần biết để có những tác động sư phạm thích hợp vào vùng phát triển gần của người học[35].
b) Lý thuyết đường phát triển NL
Theo tác giả Robert Glaser [35], ĐG NL của người học một cách chính xác là xác định vị trí của người đó trên đường phát triển NL và giám sát quá trình tiến bộ của họ. Khi đó, NL của người học được xác định bằng cách so sánh thành tích của họ với các tiêu chí hành vi đã được sắp xếp trên đường phát triển NL với các mức độ khác nhau. Khi đó nhìn vào bảng so sánh đó mà xác định được vị trí của người đó trên đường phát triển NL.
Các cấp độ này được xác định bằng cụm tiêu chí hành vi có mức độ khó gần tương đương. Khi các cụm tiêu chí có độ khó tăng lên, chúng xác định nên một cấp độ phát triển NL (Hình 1.4). Nếu chúng ta sử dụng cách tiếp cận này để ĐG trong việc xác định các cấp độ, chúng có thể được hiểu như vùng phát triển gần mà Vygotsky đã đề xuất.
Trang 38ĐG theo định hướng phát triển NL đã và đang trở thành xu thế của giáo dục hiện nay nhằm ĐG khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào bối cảnh thực tiễn. ĐG KQHT của HS được chuyển từ ĐG kiến thức, kỹ năng sang ĐG NL người học. Mặt khác, hoạt động dạy học nói chung phải hướng tới mục đích hình thành và phát triển NL cho người học.
Trong quá trình dạy học, việc kiểm tra, ĐG KQHT của HS có vai trò vô cùng quan trọng. Kết quả của việc kiểm tra ĐG KQHT của HS là một kênh thông tin hữu ích không thể thiếu trong quá trình dạy học giúp người dạy, người học điều chỉnh hoạt động dạy và học của mình.
Năng lực GQVĐ TH là một NL cốt lõi cần hình thành và phát triển cho
HS ở các cấp học trong dạy học ở trường phổ thông. Việc ĐG NLGQVĐ TH của HS góp phần ĐG mức độ phát triển trí tuệ, hình thành phẩm chất tư duy toán học cho HS đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn dạy và học ở trường THPT hiện nay.
Trang 39CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP,
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
TOÁN HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ 2.1 Chủ đề Hàm số trong chương trình Toán trường Trung học phổ thông
2.1.1 Vị trí vai trò
Khái niệm “Hàm số” là một trường hợp riêng của khái niệm ánh xạ, nó giữ vị trí trung tâm trong chương trình toán học phổ thông. Nghiên cứu hàm số được coi là nhiệm vụ chủ yếu suốt chương trình môn Toán cấp THPT.
Khái niệm Hàm số bắt đầu được giới thiệu trong chương trình toán lớp 7 mặc dù HS đã được làm quen với khái niệm này thông qua các bài toán số từ cấp 1; Tiếp đó nghiên cứu một số hàm số cụ thể: đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch (trên tập hợp số hữu tỉ Q). Tới lớp 9, SGK Toán 9 có giới thiệu hàm số đồng biến, nghịch biến rồi tiến hành nghiên cứu hàm số bậc nhất y = ax + b và hàm số y = ax2 (trên tập hợp số thực R).
Ở THPT, bắt đầu từ lớp 10 có tổng kết về hàm số. Sau đó, SGK đề cập đến hàm số bậc hai dạng tổng quát. Đến lớp 11 học về hàm số với đối số tự nhiên (như dãy số, cấp số cộng, cấp số nhân) và những hàm số siêu việt (như hàm số lượng giác). Lớp 12, HS được học về ứng dụng đạo hàm để khảo sát hàm
số. Tiếp đó công cụ này được sử dụng để nghiên cứu một số hàm số cụ thể:
Trang 402.1.2 Cơ hội phát triển NL giải quyết vấn đề toán học cho học sinh qua dạy học nội dung Hàm số
Chủ đề “Hàm số” là một trong những chủ đề chứa đựng nhiều tình huống có vấn đề phong phú và đa dạng. Các tình huống xuất hiện trong nhiều bối cảnh khác nhau như: tình huống thuần túy toán học, tình huống xuất hiện
từ thực tế (như lãi suất và vay nợ của các tổ chức tín dụng như ngân hàng, quỹ tín dụng…), bài toán đồ thị hàm số biểu thị sự phát triển, sự tăng trưởng,
sự bán rã của các nguyên tố hóa học, bài toán tối ưu trong kinh tế, bài toán tối
ưu liên quan đến khoảng cách và thời gian, xu hướng của lĩnh vực nào đó trong đời sống xã hội,…). Bởi vậy, đây là một chủ đề có nhiều tiềm năng để giúp HS phát triển NLGQVĐ TH.
2.2 Xây dựng câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển NL
2.2.1 Phân biệt bài tập định hướng NL và bài tập truyền thống
Hệ thống câu hỏi, bài tập định hướng phát triển NL là một trong những công cụ cho HS luyện tập, hình thành NL, là công cụ cho GV và đội ngũ cán
bộ quản lí giáo dục kiểm tra, ĐG NL của HS. Thông qua các nghiên cứu thực tiễn về bài tập trong dạy học, có thể phân biệt câu hỏi, bài tập định hướng phát triển NL người học và câu hỏi, bài tập truyền thống như sau:
Câu hỏi, bài tập truyền thống Câu hỏi, bài tập định hướng phát
triển NL người học
- Thông thường là các bài tập đóng.
- Thiếu về tham chiếu ứng dụng, chuyển
giao từ kiến thức đã học sang kiến thức
chưa biết cũng như các tình huống thực
- Tiếp cận NL không định hướng theo nội dung kiến thức mà theo các tình huống trong thực tiễn. Do vậy, nội dung câu hỏi thường mang tính tình huống,