1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lý luận, Lịch sử và phê bình điện ảnh - truyền hình: Phong cách đạo diễn Shunji Iwai từ góc nhìn lý thuyết tác giả qua ba bộ phim “ Love Letter”, “Hana & Alice” và “All about Lily Chou Chou

138 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phong cách đạo diễn Shunji Iwai từ góc nhìn lý thuyết tác giả qua ba bộ phim “Love Letter”, “Hana & Alice” và “All about Lily Chou Chou
Tác giả Đỗ Phương Trang
Người hướng dẫn TS. Hoàng Cam Giang
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận, Lịch sử Điện ảnh, Truyền hình
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 38,56 MB

Nội dung

Do đó, trong luận văn này, chúng tôi mong muốn bồ sung một góc nhìn khoa học về những đóng góp của Shunji Iwai đối với nghệ thuật điện ảnh, chứng minh ông là một đạo diễn tác giả với tư

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Phong cách đạo diễn Shunji Iwai từ góc nhìn líthuyết tác giả (qua ba bộ phim “Love Letter”, “Hana & Alice” và “All about Lily

Chou Chou ”) là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa

học của TS Hoàng Câm Giang Nội dung luận văn là kết quả nghiên cứu khách quan,

trung thực của bản thân thân tôi và chưa từng được công bồ trong bất kì công trình

nghiên cứu nào trước đây Những nhận xét, đánh giá của các tác giả mà tôi sử dụng

trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận

nao, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, thang IÌ năm 2023

Học viên

Đỗ Phương Trang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn TS Hoàng Cam Giang đã tận tình hướng dẫn, độngviên và góp ý vô cùng chỉ tiết cho tôi trong thời gian viết luận văn Những định hướng

và kiến thức mà cô chia sẻ là chìa khoá quan trọng giúp tôi hoàn thành được đề tài

mà mình tâm huyết Bên cạnh đó, tác phong làm việc khoa học, sự thận trọng, tỉ mỉ

trong nghiên cứu của cô là những đức tính quý báu mà tôi được học tập trong quá

trình thực hiện luận văn này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giảng dạy trongchương trình cao học Lí luận Lịch sử Điện ảnh, Truyền hình, Khoa Văn Học, TrườngĐại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Tất cả những trithức mà các thầy cô chia sẻ đã gợi ý cho tôi nhiều phương pháp khoa học để tiếp cận

các tác phẩm điện ảnh, từ đó nâng cao chất lượng công việc của mình

Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình

học và thực hiện luận văn.

Mặc dù người viết đã rất có gắng nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạnchế nên không thé tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự đóng góp

của các thây cô đê luận văn được hoàn thiện hơn.

Ha Nội, tháng 11 năm 2023

Học viên

Đỗ Phương Trang

Trang 5

MỤC LỤC

0667.100055 3

1 Lý do chọn để tài - ¿- ¿5c + k9Ex2E12EEEEEEEEE121121121111111 1121111111111 1111 re 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề -:- + 2+ s+EE£EESEEEEE2E12E12717112121121111 21T cxe 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - ¿+ 2+++x++Ex+£x++zx+rxerxeerxrrresree 9

4 Phương pháp nghiÊn CỨU - G2 - 22 331391119111 1151191119111 111 ng ng ng rưkp 10

5 Cấu trúc luận văn - : +:©++t222++2E211272 127211 tri II

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIÊN 2-22 se+cxzceee 12

1.1 Lý thuyết tác giả - ¿5 St E1 12 121121121121 11 11 1 1111 xe u 12

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Lý thuyết Tác giả -5c©cs©5s+cs+: 12

1.1.2 Cách tiếp cận và phương thức nghiên cứu theo lý thuyết tác giả - 141.2 Thể loại phim coming-0f-age 2-2 2 sSxeEEeEE2EE2EESEEEEEEEEErEerrkrrkrrkee 161.3 Lý thuyết chan thương - ¿5s S<+St+EEEEEkEEEEE1211211 111111111 1x 18

1.3.1 Khái niệm Chan thương và sự xuất hiện của lý thuyết chắn thương 18

1.3.2 Sự phát triển của lý thuyết chan thương trong khoa học nhân văn thé kỷ XX 19

1.3.3 Lý thuyết chấn thương của Cathy CautÏh -©22525s+c+eceecee+ezxsecsee 21

1.3.4 Ung dụng lý thuyết chan thương trong nghiên cứu điện ảnh -. 22

1.4 Dé tài tuéi trưởng thành trong lich sử điện ảnh thế giới 23

1.5 Điện ảnh đương đại Nhat Bản và Shunji ÏÍwai 52c c<ccecree2 25

1.5.1 VỊ trí của Shunji Iwai trong nên điện ảnh Nhật Bản - 575cc cc<cS‡ 25

1.5.2 Khdi qudt vé ba 1.1) nNnn nh 30

¡"c1 32

CHUONG 2 THE LOẠI COMING-OF-AGE VÀ TỰ SỰ DUT GAY VE CĂN

¡0:0 — ,ôÔỎ 34

2.1 Câu chuyện, cốt truyện — những tiểu tự sự đứt gãy về tuỗi trẻ 34

2.2 Người kế chuyện - điểm nhìn, nhân vật — sự tan rã của chú thé 48

2.2.1 Người ké chuyện — điểm nhin cocccccscsssesscessesssesssessesssesssessesssessssssesssecssssessseeseee 49

2.2.2 Nhân vật — những biéu hiện khác nhau của chắn thương -5- 53

2.3 Trần thuật liên phương tiện trong nền van hoá đứt gãy 60

2.3.1 Nhiếp ảnh — những mảnh rời CỦA tu SỤ 55-55 c2‡EcEeEerkerkerrrreersee 61

Trang 6

2.3.2 Truyền thông, công nghệ — quyên lực chia rễ tue $ự -. 2 z©5z+cecsscs2 63

2.3.3 Âm nhạc số, manga và các loại hình nghệ thuật khác -«« +-«+ 66

¡8c ooo ẽ a.Ả.ố 74

CHƯƠNG 3 NGÔN NGU PHIM SHUNJI IWAI — CHAT THƠ VA Mi HỌC

0090007 75

3.1 Dàn cảnh — sự phiêu lưu về cảm giác 2 2 25s+E+£EezEezEzrxerxrred 77

3.1.1 Thiết kế boi cảnh — phá vỡ tính hiện thực của nhận thức không gian 78

3.1.2 Đạo cụ - gạch noi gitta hai thé GIỚI {HC VA ẲO ĂẶĂẰSĂSSSSsisssekesrke 83

3.1.3 Diễn xuất — vẻ đẹp mong manh trong thé giới bạo tàn -:- 55-552 853.1.4 Ánh sáng — những ám ảnh vô thee + + 5c St+S‡E+EEEeEkeEEeErrrkerkerkeree 89

3.2 Quay phim — thế giới tuổi trưởng thành bat an và thiếu 6n dinh 91

3.2.1 C6 cảnh: duy mỹ - giải CONG FÍHỨC co SH kg ket 92

3.2.2 Hiệu quả của máy QUAY CAM MAY cescecsessessessesssessessessesssssessessecsessessissiesseesesseess 97

3.3 Dựng phim - sự xô đỗ tính tuần tự của quá trình trưởng thanh 102

3.3.1 Sự đứt gãy và tái kết nối của cấu trúc thời giqn -:©-+©-s+cs+cs+csecse+ 103

3.3.2 Tinh đối thoại giữa tâm trí và hiện thực -¿ ¿-scs+ceerkerrerrsreereeree 1093.4 Âm thanh - sự cat tiếng của những nỗi niềm cm lặng 1123.4.1 Tiếng động — không gian tâm lý 2- 5+ ©52©5£+Ee+E+EEeEEeEEerEzrsreerkerxee 113

3.4.2 Thoại — dấu vết của những chắn thương tâm ljÿ -z©-s+cs+cscse+ 1193.4.3 Am nhạc — chữa lành và phá ÏU|ÿ, -+- 2-52 52+S£+E££‡EE+EzEezEertereerssrees 122

KET LUAN 0577 345454 127

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2 s2E+E£2£2+£+£xzrxersez 129

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

“Đề ôm lay cái hiện đại nước Nhật đã vứt bỏ những xiéng xích phong kiến với

sự gấp gáp và nghị lực lớn tới mức những tiếng vọng của các trận đánh giữa cái cũ

và cái mới đã vang lên trên tất cả các lĩnh vực của xã hội.” [24: tr.8] Giai đoạn từ năm

1868 đến 1912 - thời kỳ trị vì của thiên hoàng Minh Trị - là thời kỳ chứng kiến những

biến động đầu tiên của Nhật Bản hiện đại Trong đó, các thé chế, cơ cau xã hội, trung

tâm đô thị và phương thức sản xuất kinh tế của nước Nhật phong kiến đều trải qua

những biến đổi gần như chưa từng có Điện ảnh đã du nhập vào quần đảo Nhật Bản

trong khoảng thời gian này (năm 1899), không lâu sau khi được phát kiến ở châu Âu

Tuy nhiên, sự hình thành và phát triển của điện ảnh Nhật Bản trong suốt hơn mộttrăm năm không đơn thuần chỉ là sự tiếp thu thụ động những xu hướng sáng tác, sảnxuất phim từ phương Tây Người Nhật đã sử dụng điện ảnh như một công cu để biểu

đạt thế giới quan độc đáo của dân tộc mình

Đặc biệt, trong suốt những năm 1950 và 1960, điện ảnh Nhật Bản đã trở thànhniềm cảm hứng mạnh mẽ cho các nhà nghiên cứu phương Tây Ở mỗi thế hệ đạo diễnNhật Bản đều có những tên tuổi lớn có phong cách độc đáo và sự nghiệp bền bỉ Các

đạo diễn Nhật Bản trở thành chủ đề thảo luận, nghiên cứu sôi nồi của các nhà phê bình

theo trường phái “tác gia” trên các tạp chí như Cashiers (Pháp) hay Movie (Anh) Sự

nghiệp của những đạo diễn như Kenji Mizoguchi (1898 — 1956), Ozu Yasujirö ( 1903

— 1963) hay Kurosawa Akira (1910 — 1998) đã khiến thế giới biết đến điện ảnh NhậtBan như nền điện anh dân tộc hùng mạnh, có bản sắc

Tuy nhiên, trong những thập kỷ sau đó, chính nỗi ám ảnh về việc thê hiện chấtNhật Bản đã cản trở điện ảnh thu hút lượng khán giả mới Những người Nhật trẻ tuổi

đã hoà nhập rất nhanh với văn hoá giải trí tiêu dùng Sự phô biến của truyền hình và

các loại hình giải trí thị giác mới mẻ như manga (truyện tranh), anime (phim hoạt

hình) dần khiến khán giả quay lưng với rạp chiếu phim Cho đến đầu thập niên 90,

mô hình sản xuất phim tại Nhật Bản đã có sự thay đổi mạnh mẽ, không chỉ các công

tỷ sản xuất nhỏ mà cả những hãng phim lớn như Toho, Toei cũng lựa chọn đầu tư

vào các dự án phim độc lập, kinh phí thâp của các đạo diễn trẻ Điêu kiện sản xuât có

Trang 8

thé khó khăn hơn, nhưng nhờ đó, các nghệ sĩ có quyền tự do sáng tạo nhiều hơn.Shunji Iwai là một trong những đạo diễn thành công của thế hệ này Trong cuốn

Contemporary Japanese Film [55; pg.9] nhà phê bình điện anh Mark Schilling, người

có nhiều năm theo dõi những chuyên động của điện ảnh Nhật Ban đương dai đã nhận

định Shunji Iwai đóng vai trò như một trong những người mở đường cho những nhà

làm phim trẻ, con đường hướng đến một nền điện ảnh mang tính cá nhân và hiện đại

hơn.

Bộ phim điện ảnh đầu tay của Shunji Iwai là Love Letter ra mắt năm 1995 đãđạt được thành công rất lớn về mặt thương mại, giữ vững vị trí thống trị phòng vé

trong 14 tuần liên tiếp Nói về Shunji Iwai, người đồng nghiệp, nhà sản xuất của

những bộ phim đầu tiên của ông - Shinya Kawai cho răng Shunji Iwai đã khiến chophim Nhật một lần nữa trở nên hợp thời Sự hợp thời là một dấu ấn phong cách nổibật và được phát huy bền bi trong các bộ phim của Shunji Iwai Khan giả yêu thích

các bộ phim của ông không chi bởi nội dung xoay quanh những câu chuyện về tuổi

trẻ Nhật Bản đương thời mà còn bởi những ấn tượng thị giác vô cùng bắt mắt và âm

nhạc thời thượng Tuy rất được lòng khán giả, nhưng các tác phẩm của Shunji Iwai

lại gây nhiều tranh cãi đối với giới phê bình Những ý kiến trái chiều đánh giá sự thời

thượng trong phong cách điện ảnh của Shunji Iwai là loé loẹt và vô nghĩa, cách ông

lựa chọn diễn viên hay ứng dụng những kỹ thuật dựng phim nhanh kiểu quảng cáo

và video ca nhạc cũng bị cho là khiến cho bộ phim giống như những sản phẩm quảng

bá cho thần tượng nhạc pop

Xuyên suốt sự nghiệp, Shunji Iwai luôn cho thấy sự nhất quán trong việc lựachọn dé tài, chủ đề; cũng như duy trì phong cách thẩm mỹ đặc trưng của mình Tuy

nhiên, trong thế hệ của ông, khi nói đến điện ảnh Nhật Bản dường như khán giả mớichỉ biết đến Miike Takashi hay Kore-eda Hirokazu với tư cách là những đạo diễn tác

giả Nhiều bộ phim của Shunji Iwai được các nhà nghiên cứu lựa chọn dé phân tích

những vấn đề của xã hội Nhật Bản đương đại như sự đứt gãy của căn tính, nỗi cô đơn,

lac long của những người trẻ thời kỳ hậu “bong bóng kinh tế” Một số học giả lại

quan tâm đến những kỹ thuật điện ảnh cá tính, độc đáo của ông như việc sử dụng ánh

sáng, cách dựng phim kịch tính hay những dụng ý trong việc sử dụng âm nhạc Tuy

Trang 9

nhiên, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn

diện về tư tưởng và phong cách ma Shunji Iwai thể hiện trong các tác phẩm về tuôi

trưởng thành của mình Tại Việt Nam, chúng ta chỉ có thé tìm thấy những bai báo,

bài điểm phim, bài dịch phỏng vấn của những người yêu thích phim Nhật Bản nói về

Shunji Iwai Chúng ta chưa có những phân tích chuyên sâu về các tác phâm của vị

đạo diễn này Do đó, trong luận văn này, chúng tôi mong muốn bồ sung một góc nhìn

khoa học về những đóng góp của Shunji Iwai đối với nghệ thuật điện ảnh, chứng

minh ông là một đạo diễn tác giả với tư tưởng và phong cách độc đáo.

Ba bộ phim được lựa chọn dé phan tich la Love Letter (1995), All about LilyChou Chou (2001) va Hana & Alice (2004) Đây là ba bộ phim nỗi bat của ShunjiIwai thuộc thé loại phim coming-of-age (phim về tuổi trưởng thành) Tuổi trưởngthành là một giai đoạn ngắn ngủi nhưng có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi conngười Ở độ tuôi này, mỗi người đều đứng trước những sự thay đổi lớn về tâm sinh

lý, vai trò xã hội, sự khủng hoảng về niềm tin, danh tính Hành trình trưởng thànhcủa các nhân vật thành trong phim của Shunji Iwai mang nhiều nét tương đồng vớithực trạng xã hội Nhật Bản đương đại Đó là một xã hội chồng chất tổn thương bởinhững biến cố lich sử bao gồm nỗi ám ảnh về sự thất bại và đỗ vỡ niềm tin trong

chiến tranh, và những ảo mộng về một đất nước Nhật Bản hùng cường

Xem xét các tác phẩm này đưới lăng kính khoa học sẽ giúp chúng tôi chứng

minh được những sự lựa chọn mang tính tư tưởng của Shunji Iwai trong hành trình

sự nghiệp của mình.

Luận văn sử dụng lý thuyết tác giả là hướng tiếp cận chính Bởi lẽ, đây là

hướng tiếp cận phù hợp nhất dé nghiên cứu về phong cách cá nhân của một đạo diễn:

khảo sát được sự thống nhất về đề tài, chủ đề và ngôn ngữ điện ảnh của một tác giả

Bên cạnh đó, việc ứng dụng lý thuyết tác giả trong nghiên cứu sự nghiệp của một đạo

diễn cũng gợi mở những góc độ tiếp cận quan trọng khác như tiếp cận từ góc độ điện

ảnh dân tộc, tiếp cận xã hội học, tiếp cận thé loại, tiếp cận hình thức từ đó thấy được

những tầng ý nghĩa sâu sắc hơn của tác phẩm, thay được tiếng nói xuyên suốt các tác

phẩm của một người nghệ sĩ, tiếng nói đối thoại với thời cuộc mà anh ta dang sống

Việc tìm hiểu phong cách Shunjii Iwai thông qua con đường lý thuyết tác giả cũng

Trang 10

đặt ra khả năng tiếp cận nghệ thuật điện ảnh một cách cởi mở và sáng tạo hơn cho nhiềunghệ sĩ trẻ đang tìm kiếm cơ hội thực hành điện ảnh tại Việt Nam.

2 Lịch sử nghiên cứu vẫn đề

Ngay sau khi bộ phim điện anh đầu tay Love Letter được công chiếu năm

1995, phong cách mới la Shunji Iwai đã thu hút được sự chú ý của khán giả và các

nhà phê bình Tên tuổi của ông nhanh chóng xuất hiện trong các danh sách những

đạo diễn đương đại có ảnh hưởng của điện ảnh Nhật Bản Những tác phẩm của

Shunji Iwai cũng được nghiên cứu và thảo luận tích cực trong nhiều văn bản khoa

học, tạp chí

2.1 Những nghiên cứu về đạo diễn Shunji Iwai

Năm 1999, trong cuốn Contemporary Japanese Film [55], tác giả Mark

Schilling đã liệt kê Shunji Iwai vào danh sách những nhà làm phim tiên phong của

thập niên 90, mang lại làn sóng mới cho thị trường phim Nhật Cuốn sách giới thiệu

về con đường điện ảnh của Shunji Iwai từ khi bắt đầu cho đến khi ra đời bộ phim

chiếu rạp thứ ba là April Story (1998) Mark quan tâm đến cách mà Iwai di sâu vào

những câu chuyện cá nhân với một phong cách hiện đại, phản ánh chân thực cuộc

sông của giới trẻ Nhật Bản, và sự quan niệm về điện ảnh có phần khác biệt của Iwal

so với những người tiền nhiệm

Sau đó 6 năm, vào năm 2005, cuốn The Midnight Eye guide to new Japanese

film [47] đã giới thiệu tương đối chỉ tiết về sự nghiệp của Shunji Iwai từ trước khi trở

thành đạo diễn điện ảnh cho đến khi ông ra mắt bộ phim All about Lily Chou Chou

(2001) Tác giả đưa ra những nhận định về từng bộ phim của Shunji Iwai, bao gồm

cả những phim truyền hình đặt nền móng cho phong cách của ông cho đến các tácpham điện ảnh gây tranh cãi Nội dung bài viết đánh giá cao các tác pham có cách thé

hiện giản dị như Love Letter (1995) hay April Story (1998) Trong khi đó, bộ phim

Swallowtail Butterfly (1996) của ông được cho là công phu nhưng quá dài, loé loẹt

và sẽ nhanh chóng lỗi mốt

Luận văn /ướng tới thẩm mỹ của cảm giác: một nghiên cứu về ánh sáng nên

trong phim Shunji Iwai [59] của học giả So Wai Fung đến từ Hongkong Baptist

University được công bô năm 2019 là công trình nghiên cứu chuyên sâu va có hệ

Trang 11

thống về một yếu tố hình thức trong phong cách nghệ thuật của Shunji Iwai Luậnvăn tập trung phân tích và lý giải cách chiếu sáng nền của Shunji Iwai và cộng sự của

— nhà quay phim Noboru Shinoda thông qua toàn bộ những tác phẩm mà hai người

hợp tác từ năm 1995 đến 2004 Tác giả chỉ ra rằng nếu chỉ coi ánh sáng như một

phương tiện dé kê chuyện thì không thê giải thích được phong cách bố quang trong

các bộ phim của Iwai, do đó, luận văn đã sử dụng lý thuyết của Gilles Deleuze một

triết gia, đồng thời cũng là một nhà phê bình văn học và điện ảnh dé nghiên cứu van

dé này Luận văn chứng minh rằng ánh sáng nền trong phim của Shunji Iwai không

đơn thuần là một phương tiện trần thuật, mà là một trải nghiệm mà nhà làm phim

cung cấp cho người xem Nhờ đó, người xem không chỉ đón nhận bộ phim bằng thị

giác mà bằng nhiều giác quan khác sâu sắc hơn

Một bài nghiên cứu khác có tính khái quát hơn, đề cập đến hầu hết các bộ phimtrong sự nghiệp của Iwai, từ Love Letter (1995) đến Rip Van Winkle’s Bride (2016), đó

là bài viết Shunji Iwai trong series Kaiju Shakedown [38] của nhà phê bình người Mỹ

Grady Hendrix Luận điểm đáng chú ý của bài viết này đó là “Đối với Iwai, phongcách và nội dung là một Điện ảnh không phải là một cuốn tiểu thuyết được phân tích

và mô xẻ trên các tạp chí hàn lâm vô trùng, mà là một loại hình nghệ thuật song chống

lại sự tóm tắt Đó là hiệu ứng, cảm xúc hoặc tâm trạng, cũng giống như cốt truyện, nhạc

phim hoặc các nhân vật.” [37] Bên cạnh đó, với sự theo đối sát sao những hoạt động

nghệ thuật của Iwai, nhà phê bình cũng nhận định “ Phim của Shunji Iwai luôn tràn ra

khỏi màn hình ”, nó luôn có những đời sống khác ở những định dạng khác như tiêuthuyết, đĩa nhạc, hoạt hình, phim ngắn quảng cáo

Tại Việt Nam, hiện chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về

Shunji Iwai Những bài viết bằng tiếng Việt về ông chủ yếu là những bài điểm phim

hoặc chia sẻ cảm nhận của những người yêu mến điện ảnh Nhật Bản Trong số đó,

bài viết Shunji Iwai nhà làm phim có phong cách độc đáo vừa nhẹ nhàng vừa u buồn

[3] trên KOICINE là bài viết có nội dung phong phú nhất về vị đạo diễn này Bài viết

cung cấp các thông tin tong hợp về phong cách và tiêu sử của Shunji Iwai Qua đó,người đọc có thê biết được thông tin về các bộ phim của ông từ khi bắt đầu sự nghiệpvào đầu thập niên 90 cho đến năm 2018 Ngoài ra, bài viết cũng đăng tải nội dung

Trang 12

cuộc phỏng van của Shunji Iwai trong thời gian phát hành bộ phim A Bride for Rip

Van Winkle (2016) Trong đó, Shunji Iwai chia sẻ về quá trình sản xuất bộ phim nói

riêng và quan điểm của ông về điện ảnh nói chung “ Một trong những triết lý của tôi

là tôi làm phim không phải cho toàn bộ khán giả, mà cho những cá nhân trong đó.

Mặc dù rất nhiều người có mặt trong rạp, nhưng mỗi người chỉ xem phim một mình.

Đối với tôi, phim cung cấp sự giao tiếp rất mật thiết giữa mỗi cá nhân và bản thân

tôi.” [3]

2.2 Những nghiên cứu về ba bộ phim

Tiểu luận Dinh hình lại sự mat mát: Nỗi nuồn trong điện ảnh Nhật Bản trong

bối cảnh liên châu A (Reframing Loss: Japanese Cinematic Melancholia in

Inter-Asian Contexts; 2018) [40] Tác gia Earl Jackson xem xét một sé thay déi trong mối

quan hệ giữa điện ảnh, ký ức và sự mat mát của điện ảnh Nhật Ban trong bối cảnh

liên châu A Trong tiêu luận này, bộ phim Love Letter được tác giả đọc dưới lăngkính phân tâm học Chủ dé sự mat mát người thân được thé hiện qua các yếu tố tự su

và ngôn ngữ điện ảnh được kiến giải bởi các lý thuyết về quá trình “để tang” của

Sigmund Freud Tiểu luận cũng so sánh sự tương tác của Love Letter và bộ phim

truyền hình Hàn Quốc — Bản tinh ca mùa đông trong bối cảnh bình thường hoá quan

hệ ngoại giao giữa hai quốc gia

Tiểu luận Điện ảnh bị ô nhiễm bởi truyện tranh: Shunji Iwai manga-eiga của

học giả Jose Montaño phân tích về ảnh hưởng sâu sắc của truyện tranh Nhật Ban

thông qua việc phân tích yếu tố hình ảnh của các bộ phim Picnic, Pháo hoa và All

about Lily Chou Chou.

Bài phỏng van Out of the ether đăng trên tờ The Age — Australia tháng 7/2002,

trong bài báo này, Shunji Iwai chia sẻ những điều đã giúp ông tạo nên All about Lily

Chou Chou, cụ thé trải nghiệm ấn tượng về buổi concert của Diva Hongkong — Vương

Phi, những bạn trẻ đã tham gia phòng chat về Lily Chou Chou mà ông lập ra, cùng

những ký ức cá nhân về thời đi học Đây là những cứ liệu quan trọng, gợi mở những

hướng tiếp cận để lý giải nhiều chỉ tiết trong phim

Bên cạnh những bài phỏng van giúp củng có cho hướng tiếp cận tác giả Chúng

tôi cũng khảo sát những công trình nghiên cứu mang tính học thuật của các học giả

Trang 13

trên thế giới về phim của Shunji Iwai.

Tiểu luận All about Lily Chou-Chou: Chủ nghĩa ấn tượng nghe nhìn của Pháp

trong phim Nhật Bản lựa chọn một hướng tiếp cận khác biệt, thông qua việc phân

tích vai trò của âm nhạc Debussy trong All about Lily Chou Chou, tiểu luận chi ra

hiện tượng ảnh hưởng qua lại giữa nghệ thuật Nhật Bản với trường phái nghệ thuật

Ấn tượng ra đời ở Pháp vào giai đoạn thế kỷ 19

Ngoài ra còn một số tiêu luận của các học giả Nhật Bản phân tích các bộ phim

đơn lẻ dưới góc độ hình ảnh hoặc cấu trúc, hay các bài nghiên cứu các vấn đề chuyên

thé trong phim của Shunji Iwai, ảnh hưởng của phong cách Iwai đến điện ảnh Trung

Quốc Thông qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều bài viết, nghiên cứu

lay đối tượng là sự nghiệp điện ảnh của Shunji Iwai Tuy nhiên, những công trình,

bài viết này đều tập trung vào một khía cạnh trong phong cách của ông, hoặc thông

qua những bộ phim dé tiếp cận những van đề chuyên môn khác như xã hội học hay

nghệ thuật học nói chung, chưa có công trình nào tập trung phân tích và xem xét các

biểu hiện phong cách thống nhất của Shunji Iwai dưới lăng kính của lý thuyết tác giả,công nhận ông như một tác giả điện ảnh Do đó, với đề tài này, chúng tôi mong muốnđóng góp một hướng tiếp cận mới về Shunji Iwai, đồng thời giới thiệu một tên tuổi

lớn của điện ảnh Nhật Bản đến với những người nghiên cứu điện ảnh tại Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Một đạo diễn được coi là tác giả khi có sự thống nhất về đề tài, sự lựa chọn

thé loại, phong cách tự sự, ngôn ngữ điện ảnh Dé chứng minh đạo diễn Shunji Iwai

là một “tác giả điện ảnh”, người nghiên cứu lựa chọn phân tích phong cách làm phim

xuyên suốt, nhất quán qua các bộ phim của ông làm đối tượng nghiên cứu

3.2 Phạm vì nghiên cứu

Sự nghiệp điện ảnh của Shunji Iwai kéo dài bền bỉ từ năm 1995 cho đến nay

với 13 bộ phim Tuy nhiên, luận văn sẽ tập trung vào giai đoạn 10 năm đầu sự nghiệp

cua ông, đây là giai đoạn sáng tác sung sức của Shunji Iwai Trong những năm này,

ông chỉ làm phim ở Nhật Bản cùng với sự đồng hành của đạo diễn hình ảnh NoboruShinoda Sự tập trung và môi trường sáng tác ôn định đã tạo nên một chuỗi những tác

Trang 14

phẩm thành công nhất trong sự nghiệp của ông Trên nên tảng những thành công và

phong cách biéu hiện thống nhất qua 6 tác phẩm của Shunji Iwai trong giai đoạn sáng

tác này, luận văn đã khảo sát, lựa chọn ra ba bộ phim là Love Letter (1995), All about

Lily Chou Chou (2001) va Hana & Alice (2004) dé làm rõ phong cách đạo diễn Ba

bộ phim trên được chúng tôi xem xét trong quan hệ tương tác giữa hình thức tự sự

(cau chuyện va cét truyén, nhan vat va diém nhìn) với cach thức sử dung ngôn ngữ

điện ảnh đặc sắc và có ý nghĩa (dàn cảnh, quay phim, dựng phim, âm thanh)

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Hướng tiếp cận

Với đề tài “Phong cách đạo diễn Shunji Iwai, từ góc nhìn lý thuyết tác giả”,

luận văn sử dụng lý thuyết tác giả là hướng tiếp cận chính dé phân tích các tác phẩm

Qua đó, chúng tôi có thể chứng minh sự nhất quán về đề tài, chủ đề trong các tác phẩm

của Shunji Iwai; chỉ ra những điểm đặc trưng, những sáng tạo quan trọng trong phong

cach của ông, đóng góp cho sự giau có của ngôn ngữ điện ảnh.

Bên cạnh đó, luận văn cũng ứng dụng lý thuyết chan thương (trauma theory)

dé phan tich cau tric tu su va ngôn ngữ điện ảnh ba bộ phim Đạo diễn Shunji Iwai

thường kế những câu chuyện về tuôi trưởng thành trong xã hội Nhật Bản hiện đại, do

đó, việc ứng dụng lý thuyết chan thương cho phép chúng tôi tiếp cận những tầng ý

nghĩa ngầm ẩn của văn ban, lý giải những lựa chọn độc đáo tạo nên phong cách điện

ảnh đậm chất Shunji Iwai

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn cũng sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu dé phân tích

ba bộ phim trên nhiều phương diện như : loại hình học, tự sự học, hình thức, mỹ học,

văn hoá học, xã hội học

Tiếp cận loại hình học giúp chúng tôi xem xét những đặc điểm của thể loại

phim coming-of-age (phim về tuổi trưởng thành) trong các tác phâm của Shunji Iwai;

vai trò của thé loại phim này trong diễn ngôn điện ảnh của ông Bên cạnh đó, chúng

tôi sử dụng phương pháp tự sự học dé xem xét sự kết hợp của các yếu tố: Câu chuyện,

cốt truyện, nhân vật, không - thời gian, điểm nhìn, trong các bộ phim do ShunjiIwai thực hiện Dé phân tích ngôn ngữ điện ảnh của Shunji Iwai, khảo sát sự lặp lại có

10

Trang 15

chủ đích các thủ pháp sáng tạo qua các bộ phim, chúng tôi sử dụng phương pháp tiếpcận hình thức Ngoài ra, luận văn cũng tiếp cận văn bản bằng phương pháp mỹ học dénhận diện va phân tích những đặc trưng của mỹ học bi cảm Nhật Ban xuất hiện xuyên

suốt trong các tác phẩm, góp phan tạo nên phong cách thẩm mỹ đặc trưng của phim

Shunji Iwai Các yếu tố văn hoá, xã hội của môi trường điện ảnh Nhật Bản cũng cần

được xem xét đến dé phân tích các tác phẩm, do đó, phương pháp văn hoá học va xã

hội học cũng được chúng tôi sử dụng trong luận văn này.

4.2 Thao tác khoa học

Phân tích: Phim, sách, bài viết, cuộc phỏng vấn có liên quan tới Shunji Iwai

cũng như cả ba bộ phim.

Diễn dịch: Tìm được những nét riêng, cách tân, ngầm ân về quan điểm, phong

cách, thói quen, trong các phim của Shunji Iwai.

Quy nạp: Tong hợp thành các đặc trưng nổi bật, bền vững và thống nhất trong

phong cách của Shunji Iwai.

Thống kê: Tat cả các cảnh quay trong ba bộ phim mà Shunji Iwai đã thực hiện

Thời lượng các cảnh quay, nội dung và các yếu tô phong cách đáng chú ý

So sánh: những trào lưu nghệ thuật khác (âm nhạc, hội họa, nhiếp ảnh, sân

khau, ) dé tìm ra mối liên hệ với phim của Shunji Iwai

Đối chiếu: Với những chia sẻ của Shunji Iwai trong các cuộc phỏng vấn, các

tài liệu về quá trình phát triển điện ảnh Nhật Bản

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Thẻ loại coming-of-age và tự sự đứt gãy về căn tínhChương 3: Ngôn ngữ phim Shunji Iwai - chat thơ và mỹ học bi cảm

11

Trang 16

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN

1.1 Lý thuyết tác giả1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Lý thuyết Tác giả

Điện ảnh được khai sinh tại Pháp vào năm 1895, sau khi hai anh em nhà

Lumiere công chiếu những thước phim đầu tiên với khán giả Grand Café ở Paris.Những thước phim ghi lại khung cảnh sinh hoạt thường ngày đã đặt nền móng cho

một loại hình nghệ thuật mới, sau này được gọi với cái tên “Nghệ thuật thứ bảy” Tuy

nhiên, trước khi có được danh xưng đó, điện ảnh ban đầu chỉ được xem như một

phương tiện lưu giữ hình ảnh, một trò giải trí ở hội chợ dành cho tầng lớp bình dân

Tiềm năng to lớn của những hình ảnh chuyền động, một thời cũng chỉ được sử dụng

để minh hoạ lại những tác phẩm văn học đại chúng

“Luôn có một người tiên phong khi một cái gì đó mới diễn ra ” [28] Day là

lời mở đầu bài viết Du Stylo a la caméra et de la caméra au stylo (Tạm dịch: Từ bút

đến máy quay và từ máy quay đến but) của Alexandre Astruc năm 1948 Đó là khi

ông và một sỐ người bạn của mình nhận ra một diện mạo mới của điện ảnh đang xuất

hiện từ những tác phẩm của các đạo diễn như Renoir hay Bresson Từ những phát

hiện mới mẻ này, Alexandre Astruc đã lập luận cho tính chính thong vé mat nghé

thuật của điện anh so với các môn nghệ thuật ra đời trước đó Ông nhắn mạnh nhiều

lần trong bài viết rang “điện ảnh dang dan trở thành một ngôn ngữ” [28], qua đó một

nghệ sĩ có thé bày tỏ mọi suy nghĩ của mình, cho dù nó có trừu tượng đến đâu Điện

ảnh, theo Astruc là một phương tiện biểu dat linh hoạt và tinh tế, giống như tất cả cácloại hình nghệ thuật khác trước đó như hội họa hay tiểu thuyết Sự so sánh này đưaông đến một kết luận có tính biêu tượng “Nhà làm phim/tác giả viết băng máy quaygiống như nhà văn viết băng bút của minh.” [28] Ở đây, Alexandre Astruc đã hoànhập vai trò của tác giả kịch bản và đạo diễn vào làm mội Ông cho rằng, với kiểulàm phim mới này, khi người nghệ sĩ dùng ngôn ngữ điện ảnh đề diễn tả những suy

nghĩ, ý tưởng của riêng mình thì sẽ không còn có sự phân biệt giữa người thực hiện

tác phẩm (đạo diễn) và người nghĩ ra nó (biên kịch) Công việc chỉ đạo của đạo diễnkhông còn là một phương tiện dé minh họa hoặc trình bày một cảnh, mà là một hành

động viết thực sự Thuật ngữ (ác giả trước đó chỉ được sử dụng trong văn học Tuy

12

Trang 17

nhiên, bài viết của Alexandre Astruc đã lập luận chứng minh điện ảnh hoàn toàn cókhả năng phát triển ngôn ngữ của riêng mình với những nghệ sĩ tài năng — những tácgiả Do đó, đây được xem là văn bản đặt nền móng cho Lý thuyết tác giả trong điện

ảnh.

Năm 1954, bài tiểu luận Une certaine trend du cinéma francais (Một vai xu

hướng của điện ảnh Pháp) của Francois Truffaut đã phát triển quan điểm của

Alexandre Astruc với những lập luận có tính thực tiễn Ông phê phán, chỉ trích xu

hướng “truyền thống của chất lượng” [61] thống trị điện ảnh Pháp suốt những năm

1940 va 1950 và gọi đó là dòng “phim cao cấp” với hàm ý mia mai Đây là những

bộ phim có chi phí sản xuất cao, sử dụng kịch bản được chuyên thé từ những tác

phẩm văn học nổi tiếng Tuy nhiên, theo Truffaut, những kịch bản này không trung

thành với văn bản gốc về mặt tư tưởng Những nhà biên kịch của dòng phim này mà

chỉ mượn danh tiếng của những tác phẩm văn học đã được công nhận rồi dựa vào đótạo ra những thay đôi theo ý mình Những nhà làm phim thuộc giới văn chương nhưbiên kịch Jean Aurenche và Pierre Bost bị chỉ trích vì đã coi thường, đánh giá thấp

khả năng biểu đạt điện ảnh Chính trong bài viết này, Truffaut đã thực hiện những

nhiệm vụ đầu tiên của một nhà phê bình tác giả điện ảnh Ông khảo sát và liệt kê ra

những điều táo bạo của nền điện ảnh Pháp đương thời, những cảnh phim, những chỉ

tiết đi vào lối mòn của chủ nghĩa hiện thực tâm lý mà được thể hiện bằng những cách

dàn cảnh sáng tạo, truyền đạt chính xác tư tưởng của văn bản gốc Truffaut khang

định những sáng tạo mạnh mẽ đó thuộc về những người làm điện ảnh — những đạo

diễn chứ không phải do các nhà biên kịch Những ý tưởng của Truffaut đã phát sinh

Làn sóng mới của Pháp, bao gồm các đạo diễn như: Jean-Luc Godard, Agnès Varda.Sau sự bùng nỗ của Lan sóng mới ở Pháp, khái niệm lý thuyết tác giả đã trở thành

một xu hướng toàn cầu và trở thành một lý thuyết điện ảnh quan trọng

Truffaut, Godard, Chabrol, Rohmer, Rivette, và những nhà phê bình của

Cahiers không những mở đường cho một Làn sóng mới cho điện ảnh Pháp ma tư

tưởng của họ còn kích thích Chủ nghĩa phê bình mới Anh-Mỹ ra đời Andrew Sarris

— nhà phê bình điện ảnh người Mỹ là một trong những người đầu tiên và tích cực nhất

trong việc phát triển và ứng dụng lý thuyết tác giả tại Hollywood Trong tiểu luận

13

Trang 18

Những lưu ý về học thuyết tác giả (1962) Andrew Sarris đã lập luận, làm rõ khái niệm

auteur (tác giả điện ảnh) vốn vẫn còn mơ hồ trong các bài luận chiến của các nhà phê

bình Cashier Đồng thời, ông cũng giải quyết những băn khoăn mà nhiều nhà phêbình điện ảnh đương thời đặt ra trong việc sử dụng lý thuyết tác giả Andrew Sarris

đã nêu ra ba tiên đề của Lý thuyết tác gia “ly thuyết tác giả có thể được hình dung

như ba vòng tròn đồng tâm: vòng tròn bên ngoài là kỹ thuật; vòng giữa, phong cách

cá nhân; và vòng bên trong, những ý nghĩa ngầm ẩn ” [53; pg.562] Có nghĩa là, dé

trở thành một đạo diễn tác giả, trước hết đạo diễn đó phải là một đạo diễn có chuyên

môn cao, có khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ điện ảnh, có hiểu biết và khả năng dua

ra quyết định trong mọi phương diện sáng tạo của bộ phim Sau đó, người đạo diễn

cần hình thành được những đặc trưng phong cách, những dấu ấn cá nhân, dễ dàng

được nhận ra thông qua thâm mỹ thị giác của anh ta Cuối cùng, theo Sarris “vinh

quang cuối cùng của Điện ảnh với tư cách là một môn nghệ thuật” [53; pg.563] nằm

ở những ý nghĩa được tạo ra từ những tương tác của nhân cách đạo diễn với những

chất liệu tạo nên bộ phim, những ý nghĩa ngầm an mà chỉ có thể diễn đạt bằng ngônngữ điện ảnh, thé hiện được thái độ của anh ta với những gì được kể

Với những thực tế sôi động của điện ảnh thập niên 60, Sarris cũng nhận định

rằng lý thuyết tác giả là một khung mẫu nhưng dòng chảy điện ảnh vẫn luôn vận

động, công việc của các nha phê bình đó là không chỉ hài lòng với danh sách những

đạo diễn tác giả đương thời, có địa vị đã được ghi nhận mà phải tiếp tục bám sát

những diễn biến của đời sống điện ảnh, kịp thời cập nhật những cái tên mới, hay đàoxới lại những tác giả trong quá khứ mà sự nghiệp của họ chưa được nghiên cứu thấuđáo Ông nhân mạnh “Chỉ sau khi hàng ngàn bộ phim đã được đánh giá lại, bất kỳ sự

tôn vinh cá nhân nao mới có giá tri khách quan hợp lý.” [53; pg.563] Va do đó “

Nhiệm vụ xác nhận của lý thuyết của tác giả là một nhiệm vụ to lớn và sẽ không bao

giờ thấy được điểm kết thúc.” [53; pg.563]

1.1.2 Cách tiếp cận và phương thức nghiên cứu theo lý thuyết tác giảTrong sách Hướng dẫn điện ảnh cho rằng “Bat kỳ nỗ lực nào của lý thuyết tácgiả thuần túy đều có thé bị suy yếu bởi sự hiểu biết hời hot về quy trình sản xuất phim

và công nghiệp điện ảnh vận hành ra sao.” [6] Khác với những loại hình nghệ thuật

14

Trang 19

khác như văn học hay hội hoạ các nghệ sĩ sẽ có toàn quyền với tác phẩm của minh,

sáng tác điện ảnh là một quá trình hợp tác Trong đó, đạo diễn sáng tạo bằng cách chỉ

đạo, định hướng và đưa ra quyết định cuối cùng Đây là một quá trình chiêm nghiệm

vat vả nhưng không dễ dé thâm định, đánh giá Lý thuyết tác giả cô điển lập luận cho

vai trò sáng tạo trung tâm của đạo diễn, mỗi thành phần chuyên môn đều có thé đóng

góp cho tác phâm điện ảnh, nhưng việc quyết định sử dụng những đóng góp đó, đặt

dé những thành tựu cua các vi trí sáng tao khác vào khuôn hình như thé nao, hoàn

toàn phụ thuộc vào ý chí va chiến lược sáng tạo của cá nhân đạo diễn nhằm truyền tải

thông điệp, ý tưởng, thế giới quan của anh ta Ngay cả trong những mô hình sản xuất

mang tính công nghiệp với sự can thiệp mạnh mẽ của những nhà sản xuất, đơn vị đầu

tư, bộ phim vẫn phản ánh một cách vô thức hay có chủ ý con người cá nhân của đạo

diễn, tất cả những quyết định và lựa chọn xuất hiện trên màn ảnh lớn, cho dù chỉ là

cái tên của nhà làm phim cũng nói lên con người nghệ sĩ của anh ta.

Bên cạnh đó, ngay cả khi một đạo diễn là người chịu trách nhiệm hoàn toàn

với những bộ phim của anh ta, cũng không đồng nghĩa với việc đạo diễn đó có thê

được xem là một đạo diễn tác giả Theo Warren Buckland thông qua dàn cảnh,vị dao

diễn sẽ truyền tải ý niệm, quan điểm của mình qua các khung hình “Chính với dan

cảnh tác giả đã làm biến đôi nguyên vật liệu mà anh ta được giao cho; vậy nên chính

trong dàn cảnh — trong việc bố trí cảnh phim, di chuyển máy quay, vị trí máy quay,

sự di chuyên từ cảnh quay này đến cảnh quay khác — tác giả đã tạo nên dau ấn cá

nhân trong phim” [27; tr.142] Để chứng minh tính tác giả của mình, các đạo diễn

phải cho thấy được những nét đặc trưng “tác giả” trong phong cách phim (dàn cảnh,

quay phim, dựng phim, âm thanh), cấu trúc tự sự và các thủ pháp kế chuyện, đặc điểm

nhân vật riêng, hệ chủ đề tư tưởng được đặt ra trong các tác phẩm điện ảnh của mình

Trong cuốn The American Cinema, Andrew Sarris nhắn mạnh rằng “Ngay cả

những đạo diễn vĩ đại nhất cũng có những thăng tram của họ Tuy nhiên, ở một mức

độ thành tựu nhất định, ngay cả những thất bại của một đạo diễn cũng có thể rất thú

vị Một sự phân tích cần thận về sự nghiệp của một đạo diễn thường tìm ra những kiệt

tác bi lãng quên bên cạnh những kiệt tác đã được công nhận.” [54; pg.35.] Sarris cũng

cho rằng nhà phê bình tác giả phải chú trọng đến “tính toàn vẹn của nghệ thuật và

15

Trang 20

nghệ sĩ” [54; pg.37] Cần phải nhìn một bộ phim như một tổng thể, một đạo diễn như

một tông thé Các phan, dù mang tinh sáng tạo riêng lẻ, phải gắn kết với nhau một

cách có ý nghĩa Điều đó cho thấy rang, việc tiếp cận một nghệ sĩ điện ảnh dưới góc

nhìn của lý thuyết tác giả đòi hỏi phải xem xét một cách toàn diện sự nghiệp của họ

dé thay được sự nhất quán và phát triển của phong cách, từ đó định vi được chính xác

vị trí của tác giả và tác phẩm trong dòng chảy của điện ảnh

1.2 Thể loại phim coming-of-age

Khái niệm thé loại phim gan liền với béi cảnh ngành công nghiệp điện anh mà

trong đó, Hollywood là thị trường tiên phong Thể loại phim là yếu tố quan trọng

hàng đầu mà một khán giả thông thường sẽ xem xét đến khi quyết định chọn xem một

bộ phim Thể loại mà bộ phim được dán nhãn giống như “lời hứa” của nhà sản xuất

về những trải nghiệm cảm xúc mà khán giả có được khi mua vé xem phim Đó lànhững quy ước về nội dung và hình thức đặc trưng của mỗi thể loại phim mà nhà làmphim và khan giả ngầm thống nhất với nhau Về nội dung, thé loại phim sẽ khoanhvùng chủ đề, đề tài, goly vé cau tric tu su hay hình mẫu nhân vat của bộ phim Khan

giả muốn đắm chim trong những câu chuyện tình yêu sẽ lựa chọn phim thuộc thé loại

lãng mạn với những nhân vật trẻ tuôi, sôi nổi, đầy sức sống Trong khi những khan

giả thích những chuyện kỳ bí, rùng rợn với những nhân vật tò mò, ưa khám pha, chính

phục sẽ tìm đến thể loại phim kinh di Về hình thức, thé loại phim cũng tao ra những

công thức về ngôn ngữ điện ảnh được cho là hiệu quả dé tối ưu trải nghiệm cảm xúc

của khán giả Đó là những công thức về dàn cảnh, quay phim, dựng phim và sử dụng

âm thanh.

Thể loại phim coming-of-age (phim về tuổi trưởng thành) là một tiểu loại

thuộc thê loại phim teen (phim thanh thiếu niên) Thể loại phim teen nổi lên như một

thé loại riêng biệt vào những năm 1950 Đối diện với sự lên ngôi của truyền hình và

sự suy tản của điện ảnh Hollywood cô điển, các nhà sản xuất phim đã có một bước dichiến lược, đó là tập trung phục vụ nhóm đối tượng thanh thiếu niên — những khángiả dé chiều chuộng và có nhu cau giao lưu xã hội cao Phim tuổi teen giai đoạn nàyđược xác định bởi một số quy ước chung khá nhất quán Chang hạn như miêu tả nhânvật chính tuôi vị thành niên trong những tự sự về sự xung đột thế hệ hay sự nôi loan

16

Trang 21

của tuổi trẻ Thập niên 50 đánh dau sự ra đời những tác phẩm phim teen kinh điền

như The Wild One (1953, đạo diễn Laslo Benedek), Rebel without a Cause (1955, đạo diễn Nicholas Ray) hay Blackboard Jungle (1955, đạo dién Richard Brooks) Sự

ăn khách của các bộ phim dành cho tuôi teen đã thúc đây các nhà làm phim tìm tòi,

khám phá và sáng tạo ra các tiểu thé loại mới như phim tiệc bãi biển, trường trung học, nhac rock 'n' roll và phim chuyén thé, phim hai danh cho thanh thiéu nién haythậm chi cả phim tâm lý giết người

Trên thực tế, mặc dù được gọi là một “thé loại” nhưng bộ quy ước về nội dung

và hình thức của phim teen khá linh hoạt Yêu cầu quan trọng nhất của một bộ phim

thuộc thể loại phim teen dường như chi là van đề độ tuổi, bao gồm độ tuổi của nhân

vật hoặc của khán giả Thomas Doherty cho rang phim tuổi teen chủ yêu được xác

định dựa trên độ tuôi của khán giả, cụ thể là thanh thiếu niên từ 12 đến 20 tuổi Ông

cũng cho rằng những bộ phim này “không nhất thiết phải tập trung vào các nhân vậtchính là thanh thiếu niên.” [34; pg.32-53] Trong khi đó Theo Shary [56; pg.19-25],các nghiên cứu tâm lý và xã hội học xác nhận rang giới trẻ ngày nay bước vào tuôi vịthành niên sớm hơn nhưng mất nhiều thời gian hơn đề trưởng thành và đảm nhận cáctrách nhiệm của người lớn Do đó giới hạn về độ tuôi của các nhân vật trong phim

tuổi teen cũng không phải là một khung khổ cứng nhắc Chính do đặc trưng về nội

dung tập trung vào những tự sự của một nhóm độ tuổi xác định, trong thé loại phim

tuổi teen hình thành nên một tiểu loại rất được quan tâm, đó là tiểu loại phim

coming-of-age (phim về tuôi trưởng thành)

Theo học giả Daniela Berghahn, khái niệm coming-of-age đã xuất hiện trongvăn học Đức vào cuối thé ky 18 từ những cuốn Bildungsroman (tiểu thuyết giáo dục)

Đại diện tiêu biểu của dòng văn học này là Wilhelm Meister's Apprenticeship của

Johann Wolfgang Những tự sự này theo dõi quá trình phát triển của một nhân vật

trung tâm từ thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên đến tuổi trưởng thành và lần theo hành

trình tìm kiếm bản sắc của anh ta Các ví dụ văn học ban đầu tập trung vào những

thanh niên da trắng rời nhà dé bắt đầu một cuộc hành trình Điều này sẽ mang lại cho

họ nhiều trải nghiệm khác nhau, cần thiết cho sự trưởng thành Nhân vật chính cuối

cùng sẽ trở vê nhà, nơi anh ta sẽ đảm nhận vai trò va vi trí của minh trong xã hội.[29;

17

Trang 22

Những tự sự của thé loại phim coming-of-age cũng có chung motif này Về

mặt nội dung, phim coming-of-age sẽ xoay quanh một số chủ đề như: những lựa chọn

phức tạp về đạo đức trong quá trình hình thành nhân cách, những rắc rối về vấn đề

giới tính, các mối quan hệ xã hội, những nghỉ thức trưởng thành (một buổi vũ hội haymột lần rời khỏi vùng an toàn), những hoài nghi của giai đoạn hậu trưởng thành, cáichết — sự mong manh, bat tử của tuổi trẻ Tuy vào từng giai đoạn phát triển lịch sử

của xã hội, những chủ đề được giới trẻ quan tâm cũng sẽ trở thành đối tượng sáng tác

của các nhà làm phim: những van đề về nữ quyền hay sự hoài nghi về tương lai trong

chủ nghĩa hậu hiện đại cũng hiện lên trong những bộ phim coming-of-age Do tap

trung khai thác những van đề xoay quanh cuộc song và mối quan tâm của một nhóm

độ tuôi xác định, do đó, phim coming-of-age cũng hình thành nên một số ““công thức”

về bối cảnh, nhân vật hay tình huống Rất nhiều các bộ phim coming-of-age lay bối

cảnh là trường học — một thế giới thu nhỏ mà các nhân vật phải đối phó và thích nghi

Tương ứng với mô hình đó là các mẫu nhân vật: nữ hoàng tuổi teen, thầy cô giáo

cứng nhắc, kẻ bắt nạt Về mặt hình thức, ngôn ngữ điện ảnh trong phim

coming-of-age có thé thay đôi rat linh hoạt, phụ thuộc vào chủ dé, dé tài hoặc phụ thuộc vào thê

loại mà nó lai ghép cùng Tuy nhiên, đặc điểm chung thường thấy ở phim về tuôi

trưởng thành là sự xuất hiện của những xu hướng đương thời Thanh thiếu niên

thường định nghĩa bản thân thông qua vẻ bề ngoài, do đó sự xuất hiện của thời trang,

tiếng lóng và nhạc pop là điều thường thấy trong những bộ phim thuộc thể loạicoming-of-age Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ cũng là yếu tố thường đượcphan ánh trực tiếp trong các bộ phim coming-of-age bởi khả năng nam bat và thíchnghi nhanh chóng của thanh thiếu niên với những tiễn bộ của khoa học kỹ thuật

Với tat cả những đặc trưng như đã nêu, thé loại coming-of-age tuy cũng có

những khung khổ nhất định dé dé dàng tiếp cận đối tượng khán giả mục tiêu nhưng

lại là một mảnh đất vô cùng màu mỡ dé các nhà làm phim có thé cày xới, chất van

những vấn đề xã hội một cách đầy bất ngờ và sinh động

1.3 Lý thuyết chấn thương

1.3.1 Khái niệm Chấn thương và sự xuất hiện của lý thuyết chan thương

18

Trang 23

Sự hình thành va phát triển của lí thuyết chan thương, ban đầu, xuất phat từ

nhu cầu của con người mong muốn giải quyết những chứng bệnh tâm lý, thần kinh

gây nên những bat hạnh, khó khăn trong cuộc sông Qua thời gian, những sự kiện lịch

sử chan động, chiến tranh và bạo lực trong thế ky XX gây nên những cơn sang chan

tập thể với mức độ khủng khiếp và diễn biến phức tạp, càng khiến cho việc chất vẫnlại quá khứ qua lăng kính khoa học trở nên bức thiết Bắt nguồn từ một thuật ngữ

được sử dụng trong lĩnh vực y học, được nhận diện thông qua hàng loạt triệu chứng

về thé chất và thần kinh, chấn thương dan trở thành một khái niệm quan trọng trong

ngành nghiên cứu nhân văn.

Trước đó, từ thé kỷ 19, những nghiên cứu về chan thương tinh thần đã manh

nha xuất hiện, nhưng phải đến khi những công trình lý thuyết về phân tâm học của

Freud ra đời, những luận điểm quan trọng về chấn thương mới được xây dựng thành

một hệ thống — tiền đề cho phê bình chan thương sau này

Cùng với cộng sự Josef Breuer, trong công trình Studies on hysteria (1895),

Freud đã khám phá ra rằng cái lõi của chan thương luôn khởi nguồn từ một sự kiện

trong thời thơ ấu, dau rằng khi mới xảy ra, sự kiện đó tự nó không phải là chan thương

Bằng sự hồi tưởng, những triệu chứng ban đầu ấy mới trở thành cơ chế gây đau Freud

và Breuer ví sự kiện chấn thương ấy như là “thời kì ủ bệnh” của những hành động trì

hoãn, có nghĩa là những sự kiện chấn thương chỉ có thé được hiểu, được nhận biết

sau thời gian của hành động trì hoãn (ông dùng thuật ngữ “Nachtraéglichkeit”- làm

trì hoãn hiệu lực và ý nghĩa của quá khứ) Đó là lí do vì sao, chấn thương — sự kiện

được ghi lại trong phan vô thức con người — chỉ có thé được nhận diện trong quá trình

hồi tưởng Khi được nhớ lại, sự kiện chấn thương đó sẽ neo vào trong vô thức của

con người; từ đó tạo ra cảm giác đứt gãy, tan rã của bản ngã, giữa một bên là "cái tôi"

hiện tại và bên kia là "cái tôi" trong quá khứ [18; tr.658-659]

1.3.2 Sự phát triển của lý thuyết chan thương trong khoa học nhân văn thé

kỷ XX

Thế kỷ XX, nhân loại chứng kiến những sự kiện bạo lực khủng khiếp, chủ

nghĩa độc tài kéo theo nạn diệt chủng, những cuộc chiến tranh với vũ khí quân sự tối

tân, vũ khí hạt nhân khiến cho nhiều thành phố bị xoá số Hậu qua của những sang

19

Trang 24

chấn đó không dừng lại ở những con số về thương vong Nỗi ám ảnh và bất an, sựrình rap của những trạng thái bao lực luôn có thé trở lại dưới bat kỳ hình thức nàoluôn hiện hữu ngay cả khi chiến tranh đã đi qua Trong bối cảnh đó, phong trào nghiên

cứu chan thương phát triển mạnh mẽ, các nhà khoa học nỗ lực vận dụng và phát triển

di sản về nghiên cứu chan thương của những người tiền nhiệm như Freud dé lại Lý

thuyết chan thương được ứng dụng và mở rộng trong các công trình khoa học nhân

văn cho thấy sứ mệnh của khoa học trong việc giải phóng cho nỗi đau của nhân loại,

khiến cho nó có thể cất tiếng, được nhận diện thông qua quá trình truy cứu lại lịch sử,

chất vấn lại những đại tự sự đã bị giản lược, bị lấp liém bang quyén lực mềm của văn

hoá hay chính trị Nồi bật trong số đó, là loạt công trình khoa học của các nhà nghiên

cứu tại Đại học Yale (Hoa Kỳ) với những đóng góp vô cùng quan trọng của các học

giả như Cathy Caruth, Shoshana Felman, Geoffrey Hartman

Các học giả này đồng tình với Freud trên quan điểm về chấn thương, đó là

chấn thương thách thức khả năng tái trình hiện của sự kiện sang chan, né tránh sự

đồng nhất với ngôn ngữ, và gây ra những sự tan rã, đứt gãy ở bản ngã của chủ thể.Tuy nhiên, mỗi nhà nghiên cứu của trường phái Yale lại có những phương pháp tiếpcận khác nhau dé khám phá lý thuyết chan thương

Geoffrey Hartman là một trong những người sáng lập ra kho lưu trữ Yale —

nơi lưu trữ chứng tích của những chứng nhân Holocaust Trong sự nghiệp của mình,

Geoffrey Hartman thể hiện mối quan tâm đặc biệt với sự kiện Holocaust và sự vận

hành của trí nhớ Nghiên cứu của ông cho thấy, lịch sử được kể lại bởi những chứng

nhân sẽ là một thứ lịch sử truy vấn gắt gao những vấn đề nhức nhối trong kí ức của

họ - vốn dĩ đã từng được tái hiện lại một cách đơn sơ và bị giản lược quá nhiều

Trong khi đó, Cathy Caruth lại quan tâm tới tác động của kinh nghiệm chấn

thương đối với phân tâm học trong cả lý thuyết và thực hành, cùng những khía cạnh

khác của văn hóa như văn chương, sư phạm, cau trúc của lịch sử qua văn bản và phim

ảnh Chấn thương được bà nhận diện dưới nhiều góc nhìn, trong cuộc đối thoại rộng

rãi với nhiều văn bản, nhiều ngữ cảnh Những công trình lý thuyết được công bố bởi

Cathy Caruth đã thiết lập vị trí của lý thuyết chan thương trong lĩnh vực nghiên cứu

nhân văn Chuyên luận Kinh nghiệm không được khẳng định, chan thương, tran thuật

20

Trang 25

va lich sứ (Unclaimed Experience: Trauma, Narrative, History) là văn bản cực ky

quan trong, có tầm ảnh hưởng rộng rãi trong phê bình chan thương, khơi nguồn cho

lý thuyết chan thương hiện đại [18; tr.660-663]

1.3.3 Lý thuyết chấn thương của Cathy Caruth

Công trình của Cathy Caruth một mặt tiếp thu những quan điểm về chấn

thương của Freud, mặt khác phát triển lí thuyết của mình Theo Caruth, chân thương

"không thể định vị được trong sự kiện bạo lực đơn thuần ban đầu trong quá khứ của

một cá nhân, mà sẽ quay trở lại ám ảnh người song sót sau sự kiện đó - theo cách ma

bản chất của nó là không thể đồng nhất, cách khiến nó không thé được nhìn thấy khi

sự kiện xảy ra." [2].

Từ ví dụ của Freud, Cathy Caruth diễn dịch rằng, “kinh nghiệm chấn thương,

trang thái âm i tiềm tàng, không nằm ở sự quên lãng một thực tế mà không bao giờngười ta có thể nhận thức đầy đủ về nó, mà đúng hơn, lại nằm ở sự âm ỉ, tiềm tang cốhữu bên trong bản thân kinh nghiệm ấy.” Từ đây, Caruth chỉ ra nghịch lý thứ nhấtcủa chan thương: một mặt, chúng ta muốn khám phá ra ý nghĩa của những gi đã xảy

ra trong quá khứ; mặt khác, chúng ta bat lực trong việc hiểu nó, bởi nó đã bị phong

toả bất khả xâm phạm ngay tại thời điểm xảy ra.” Cathy Caruth định nghĩa chấn

thương theo ý nghĩa phô quát nhất là “mô tả một kinh nghiệm choáng ngợp về những

sự kiện đột ngột hay thảm họa mà phản ứng đối với sự kiện đó thường xuất hiện dưới

dạng ảo giác và các hiện tượng mang tính chất xâm nhập thường bị trì hoãn và tái

diễn một cách không kiểm soát được” [2]

Không dừng lại ở việc khăng định lại cơ chế vận hành của chấn thương trênlĩnh vực phân tâm học Những công trình lý thuyết của Caruth tiếp cận chấn thương

thông qua những văn bản lịch sử, văn học, điện ảnh còn chỉ ra một nghịch lý thứ hai,

đó là chan thương hoàn toàn chống lại khả năng biểu hiện của ngôn ngữ Trải nghiệm

chắn thương, vượt quá khả năng chịu đựng của ý thức con người, do đó nó cũng vượt

ra khỏi phạm vi của sự biểu đạt bang lời nói Ví du, thông qua cách “đọc” câu chuyện

Các vết thương và giọng nói, trong đó, chàng Tancred ngộ sát người yêu, Caruth đã

lập luận rằng chan thương luôn có gang tránh ngôn ngữ thông qua cơ chế ngụy trang

Sự trở lại đầy ám ảnh của nàng Clorinda trong những hình hài khác cé gắng giải thích

21

Trang 26

những gì đã xảy ra cho Tancred đã cho thấy những trải nghiệm bị trễ về dòng thời

gian đặc trưng của chấn thương, và cách mà những chấn thương giấu mình trong

những hình dang phi ngôn Như vậy, nếu như chấn thương thách thức khả năng biéu

đạt của ngôn ngữ, nó đồng thời cũng chất vấn những tri thức hiện hành, những diễn

ngôn lịch sử, văn hoá thống trị - nơi mà ngôn ngữ vô hình đã trở thành một loại cơchế kiểm duyệt nghiêm ngặt, một loại "thống trị áp lực lên toàn bộ tinh thần cuộcsông" [1] thống trị diễn ngôn cá nhân

Qua những công trình lý thuyết quan trọng của Cathy Caruth, chúng ta có thểnhận thay, chan thương luôn tạo ra những nghịch lý kép trong ý thức và ngôn ngữ

Ngay tại thời điểm xảy ra, chấn thương đã từ chối khả năng đồng hoá vào trong ký

ức của con người, do đó nó cũng khó có thé được biéu đạt bằng ngôn ngữ Dựa trên

tiền đề là những nghiên cứu mang tính y học của Freud, học giả Cathy Caruth đã trìnhbày một cách “đọc” và diễn giải lại các văn bản văn học, triết học hoặc điện ảnh quan

trọng như Mose và Nhất than luận (Freud), phân tích các dang chan thương trong

Hiroshima Tình yêu của tôi qua đó, cung cấp những gợi ý quan trọng về mối liên

hệ của những kinh nghiệm cá nhân với văn hóa, đưa ra cảnh báo về khả năng quaytrở lại bạo lực trong cộng dong.

1.3.4 Ung dung lý thuyết chan thương trong nghiên cứu điện ảnh

Lý thuyết chan thương của Cathy Caruth đã cung cấp một hướng tiếp cận quan

trọng đối với các văn ban văn học, triết học, thi ca Đối với lĩnh vực điện ảnh, lý

thuyết chân thương cũng có thể đóng góp tích cực trong việc giải nghĩa những tự sự

mà trong đó nhân vật là những nạn nhân của sang chấn Bởi điện ảnh có thé xem lànhững tự sự được kê bằng hình ảnh Khi phân tích các yếu tố cầu thành nên một tự

sự điện ảnh bảo gồm: câu chuyện, cốt truyện, người kế chuyện — điểm nhìn; nhà phê

bình chan thương có thé xem xét sự sai khác, bat khả tín của những yếu tố này so với

lối tự sự nhân — quả truyền thống thông qua cấu trúc của chấn thương từ đó nhận diện

được logic của cốt truyện và hiểu được câu chuyện của nhân vật Lý thuyết chấn

thương đòi hỏi người phê bình có một sự truy vấn gắt gao đối với các đại tự sự được

thừa nhận và phô biến, bởi cốt truyện của những tự sự chan thương thường phản ánh

cái nhìn của thiêu sô, của cá nhân Do đó, chỉ khi được nhìn dưới lăng kính của lý

22

Trang 27

thuyết chấn thương, người phê bình mới nhận diện được nhân vat đang chịu đựng hayphản kháng với những cơ chế bạo lực nào.

Không chỉ cung cấp công cụ dé “đọc” các tự sự trong điện anh, lý thuyết chấn

thương cũng giúp việc cắt nghĩa những lựa chọn của các tác giả về hình ảnh, âm thanh,

nhịp điệu của bộ phim Thực tế, nguyên nhân và biểu hiện của chan thương rất đa dạng

Đồng thời, cơ chế của chấn thương chính là chống lại sự diễn đạt của ngôn ngữ Do đó,

thông qua điện ảnh với công cụ biểu đạt là hình ảnh động, âm thanh, âm nhạc, khả năng

sắp xếp, cắt dựng, các nhà làm phim có thể trình hiện các trải nghiệm chắn thương theo

nhiều phương thức khác nhau Lý thuyết chấn thương cho phép người nghiên cứu cóthể nhận diện những trải nghiệm cảm xúc này thông qua việc đọc các ký hiệu điện ảnhđược lựa chọn một cách có ý đồ Mặt khác, trong một sé trường hợp, cach diễn đạt của

điện ảnh có thể trở thành tác nhân gây ra chắn thương đối với một bộ phận người xem

Tính chất bạo lực một cách trực diện của hình ảnh, âm thành hoặc thông qua quyền lực

mềm của văn hoá, phong tục, truyền thông cũng có thé được nhận diện và chat van bởi

lý thuyết chan thương

1.4 Dé tài tuổi trưởng thành trong lịch sử điện ảnh thế giới

Kê từ những năm 1950, thanh thiếu niên đã trở thành mục tiêu nhân khâu học

hàng đầu được lựa chọn cho ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ Trải qua nhiều thập kỷ,

từ Blackboard Jungle (1955), Wild in the Streets (1968), American Graffiti (1973),

Ferris Bueller's Day Off (1986), va Clueless (1996) cho đến Mean Girls (2004) đề

tài tuổi trưởng thành đã được khai thác ở rất nhiều khía cạnh khác nhau và trở thành

những công thức thành công cho ngành công nghiệp điện ảnh Hoa Kỳ Ở những khu

vực điện ảnh ngoài Hollywood, các nên điện ảnh dân tộc với bối cảnh văn hoá, chínhtrị, xã hội và lịch sử khác, lại cho thấy những mối quan tâm khác về bản chất của sựtrưởng thành, khả năng định nghĩa bản thân trong một thế giới rộng lớn

Ngay từ những bộ phim tiên phong cho thé loại phim về tuổi trưởng thành

những năm 1950 tại Hollywood, chủ đề về tội phạm vi thành niên, sự phan kháng và

nổi loạn của giới trẻ đã được các nhà làm phim lựa chọn và gặt hái được nhiều thành

công Những bộ phim như The Wild One (1953), Blackboard Jungle (1955) và Rebel

Without a Cause (1955) trực tiép đưa lên man anh những nhân vat tội phạm và những

23

Trang 28

tình huồng về cuộc sống băng đảng của giới trẻ thời hậu chiến đã tạo ra những hình

mẫu nhân vật rất được hâm mộ bởi những thanh thiếu niên thời bấy giờ Hình ảnh tài

tử Marlon Brando, thủ lĩnh của một băng xã hội den, mặc áo khoác da và quần Jean,

lái xe mô tô đã trở thành biểu tượng của thời đại Mặc dù có nhiều tranh cãi xoay

quanh việc những bộ phim khai thác đề tài tội phạm làm ảnh hưởng xấu đến khán giảtrẻ và làm gia tăng tinh trạng tội phạm, nhưng đây vẫn là một chủ đề có sức sông lâubên trong dòng phim về tuổi trưởng thành

Tuổi trưởng thành cũng là thời điểm một con người phát trién mạnh mẽ về thé

chất và bộc lộ rõ ràng hơn khuynh hướng giới tính Việc nhận diện, củng cố xu hướng

giới tính của mình là một trong những vấn đề quan trọng đối với những người ở độ

tuổi trưởng thành dé định vị ban thân Do đó, những bộ phim có chủ đề về giới tính,

tình yêu, tình dục cũng chiếm một số lượng đông đảo trong dòng phim

coming-of-age Chủ đề này thường được thể hiện thông qua những câu chuyện về tình yêu đầuđời, những cảm xúc rung động với đối tượng khác Những sự biến đổi về thé chất và

sự tò mò về tình dục cũng được các nhà làm phim thê hiện bằng ngôn ngữ điện ảnh

theo nhiều cách khác nhau Ban đầu, các bộ phim tuổi teen của Hollywood mới chỉ

thé hiện các nội dung về tình cảm khác giới mà trong đó tính khuôn mẫu về nam và

nữ khá rõ ràng Càng về sau, khi tiếng nói của những nhóm giới tính thiểu số trở nên

mạnh mẽ hơn trong cộng đồng, điện ảnh cũng phản ánh sinh động những tự sự tuôitrưởng thành của những nhân vật không di tính Những tác pham Maurice (1987)

Blue Is the Warmest Color (2013), Moonlight (2016), Call Me by Your Name (2017)

là những ví dụ tiêu biểu

Chủ đề gia đình cũng là một chủ đề xuất hiện thường xuyên trong các bộ phim

về tuôi trưởng thành, đặc biệt là van dé mâu thuẫn giữa các thế hệ Sự khác biệt về

bối cảnh trưởng thành, cùng khoảng cách về tuổi tác luôn khiến cho các nhân vật tuổi

trưởng thành khó tìm được tiếng nói chung với những người lớn trong gia đình Ở độ

tudi khéng con 1a tré con nhung van chưa thé hoàn toàn chịu trách nhiệm với cuộc

sông của mình như người lớn, các nhân vật tuổi vị thành niên có xu hướng vượt thoát

khỏi những thiết chế mà thế hệ trước muốn áp đặt lên mình Họ phải đối diện với

những rac roi khi bước ra khỏi vùng quen thuộc của mình và sẽ học được bài học về

24

Trang 29

sự tự tin hay ý nghĩa của gia đình sau hành trình đó Những bộ phim với chủ đề giađình nhưng lấy bối cảnh đa văn hóa thậm chí còn phức tap hơn do các thé hệ có nhữngràng buộc về văn hóa và xã hội khác nhau Những bộ phim được đánh giá cao ở chủ

đề này Looking for Alibrandi (2000) hay gan đây là Everything Everywhere All at

Once (2022) Những tự sự này thường tập trung vào những khoảnh khắc quan trong,

trong đó nhân vật chính ở tuổi vị thành niên đưa ra lựa chọn giữa hai nền văn hóa

hoặc chấp nhận căn tính lai ghép của mình Lựa chọn đó sẽ quyết định danh tính

trưởng thành của anh ta hoặc cô ta.

Thanh thiếu niên về danh nghĩa không phải là trẻ em cũng không phải ngườilớn, khi bước vào giai đoạn tuổi trưởng thành, họ không có vai trò xã hội nào cụ thể

Do đó, việc thuộc về một tổ chức, đảng phái, có một vi trí rõ ràng, được nhận diện

trong đám đông cũng là một chủ đề mà hầu hết các bộ phim tuổi trưởng thành đều ít

nhiều đề cập đến Những bộ phim tuổi teen Hollywood luôn thể hiện rõ sự phân biệtnày thông qua những hình mẫu về nhóm nữ sinh quyền lực, nhóm nam sinh thê thao,nhóm mọt sách, nhóm cuồng tín, nhóm ky quặc Những sự tranh đấu cả ở phươngdiện xã hội bên ngoài, lẫn những bối rối bên trong của các nhân vật tuổi trưởng thànhtrước sự phức tạp của bản chất con người luôn là những hành trình thú vị thu hút các

nhà làm phim.

Những bộ phim coming-of-age của Hollywood đã trở thành những hiện tượng

văn hoá đại chúng, tạo nên những dạng thức, khuôn mẫu cho các tự sự về tuổi vị

thành niên Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, mỗi nền điện ảnh dân tộc, với những sự khác

biệt về văn hoá, hoàn cảnh xã hội, lịch sử, đề tài tuổi trưởng thành lại mang có khả

năng trình diện những van đề độc đáo riêng Trong đó, Điện ảnh Nhật Bản là mộttrong những nền điện ảnh sở hữu kho tàng đồ sộ những tác phẩm khai thác đề tài tuổitrưởng thành Hình tượng những nam — nữ sinh trong những bộ phim thần tượng,

phim chuyên thé từ truyện tranh Nhật Bản cũng được đón nhận ở nhiều quốc gia trên

thế giới, ở đó có những xúc cảm mong manh đẹp dé và cả những sự cô đơn, lạc longtrong một xã hội không ngừng thay đồi

1.5 Điện ảnh đương đại Nhật Bản và Shunji Iwai

1.5.1 Vị trí của Shunji Iwai trong nền điện ánh Nhật Ban

25

Trang 30

Shunji Iwai sinh năm 1963, thuộc thế hệ những đạo diễn trưởng thành trong giaiđoạn nước Nhật nhanh chóng vươn lên trở thành nền kinh tế mạnh thứ hai trên thé giới.Vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, nhu cầu của thế giới đối với hàng

tiêu dùng, điện tử và ô tô của Nhật Bản dường như bắt tận Lượng tiền chảy vào nước

Nhật lớn hơn bao giờ hết Công việc nhiều và thu nhập cao dé dàng đến với đa số người

dân Nhật Bản, tạo ra một cảm giác an toàn và thịnh vượng trong xã hội “Cảm giác an

toàn này đã mang lại cho thế hệ người tiêu dùng Nhật Bản mới nhiều tự do hơn Đồngthời cũng tạo ra cho họ những ham muốn lớn hơn bat kỳ điều gì cha mẹ hoặc ông bà

họ từng dám tưởng tượng.” [39; pg.40] Đỉnh cao của thời kỳ này là giai đoạn từ năm

1986 đến năm 1991, nhiều cá nhân và tô chức trở nên giàu có trong phút chốc nhờ vào

thị trường bat động sản và chứng khoán Đây được gọi là thời kỳ “bong bóng” Bởi

đúng như tên gọi của nó, sự tăng trưởng chóng mặt trên một nền tảng thiếu 6n định đã

nhanh chóng đi đến sự tan vỡ, sụp đồ Sự kết thúc của những năm “bong bóng” không

chỉ mang đến bê bối cho các chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp mà còn phủ bóng

đen lên xã hội Nhật Bản Tình trạng thất nghiệp, vô gia cư xảy ra với quy mô chưa từngthấy kể từ khi chiến tranh kết thúc Niềm tin của người dân vào thực lực của một nướcNhật hùng mạnh trong chớp mắt trở thành nỗi thất vọng ê ché Cuộc sống day đủ, hao

nhoáng tan biến như bong bóng xà phòng Sự ton that nặng né không chỉ xảy ra đối với

nền kinh tế của nước Nhật mà còn diễn biến sôi sục và dai đăng trong nhiều thập kỷ

sau trong đời sống tinh than của người dân Nhật Bản Đó là một cơn sang chan kéo dai

nhiều thập kỷ

Bối cảnh kinh tế, xã hội Nhật Bản thời kỳ hậu “bong bóng kinh tế” ảnh hưởngtrực tiếp lên ngành công nghiệp điện ảnh nước này trên nhiều phương diện, bao gồm

cả phương thức sản xuất và xu hướng sáng tác của các nhà làm phim Sau thời kỳ

“bong bóng kinh tế”, tại Nhật Bản, các dự án kinh phí thấp của các công ty sản xuất

phim nhỏ đã thay thế phương thức sản xuất studio truyền thống Ngay cả những hãng

phim lớn, như Toho và Shochiku, cũng bắt đầu khuyến khích các đạo diễn trẻ thực

hiện các sản phẩm “độc lập”, tạo nên thế hệ Tân Độc Lập của Nhật Bản Tách khỏi

mô hình hãng phim khổng lồ, các nha làm phim thuộc làn sóng Tân Độc Lap Nhật

Bản cho thấy sự phát triển đa dạng về phong cách và tư tưởng Chính trong giai đoạn

26

Trang 31

nay Shunji Iwai đã bat dau su nghiệp cua minh với tu cách là một dao diễn điện ảnh.

(52; pg.216]

Shunji Iwai được biết đến là một nghệ sĩ da tài Ong đã có thời gian học tập

và thực hành nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau trước khi đến với điện ảnh Trongsuốt thời đi học, ước mơ của cậu thiếu niên Iwai chính là trở thành tiêu thuyết gia và

ông vẫn luôn thực hiện nó song hành với sự nghiệp điện ảnh và âm nhạc của mình.

Ông cũng tham gia câu lạc bộ nghệ thuật ở trường và theo đuổi việc vẽ tranh sơn dầu

trong bốn năm đại học Cũng như nhiều thanh thiếu niên Nhật Bản cùng thời, Shunji

Iwai dành một niềm ngưỡng mộ và say mê với những tác phẩm của tác gia truyện

tranh Osamu Tezuka Bên cạnh đó, Iwai cũng tìm thấy ở những bộ truyện tranh dành

cho thiếu nữ nhiều khía cạnh thú vị về thế giới nội tâm phức tạp của phụ nữ Dấu ấn

của các loại hình nghệ thuật này được thé hiện rất sinh động trong các bộ phim của

Shunji Iwai [48; pg.26-29]

Tuy nhiên, quãng thời gian dai làm công việc đạo diễn truyền hình va video

ca nhạc, video quảng cáo mới là tiền đề quan trọng cho sự nghiệp điện anh của Shunji

Iwai Trong một bài phỏng van năm 2020, ông chia sẻ rằng “Tôi đã có thé thử nghiệm

rất nhiều thứ tôi muốn thử trong công việc này Bên cạnh đó, môi trường truyền hình

cũng giúp tôi gặp gỡ và kết bạn với những người đã giúp đỡ tôi trong những bộ phim

sau này.” [48; pg.27] Bắt đầu từ những chương trình tin tức, phỏng vấn, sau đó ông

được trao cơ hội quay những clip ca nhạc vào thời gian rảnh rỗi Thời gian này, ông

bắt đầu nhận được những lời mời đóng phim và trong khoảng hai năm ông đã thamgia diễn xuất trong nhiều bộ phim truyền hình Có thê thấy Shunji Iwai là một người

nghệ sĩ rất chăm chỉ và cởi mở với những cơ hội mới Việc sẵn sàng tham gia những

vị trí công việc khác nhau đã cho phép ông hiểu về công việc sản xuất sản phẩm hình

ảnh ở nhiều góc nhìn và kỹ năng da dang Có lẽ, chính vì thé, Shunji Iwai không tự

giới hạn mình bằng một danh xưng quá cụ thể Ông quan niệm mình là một nghệ sĩ

thị giác và không phân biệt thứ bậc cao thấp đối với các sản phẩm điện ảnh, truyện

hình, video ca nhạc Chính tư tưởng này đã mở đường cho rất nhiều sáng tạo đặc

trưng của Iwai, và gây ra không ít đi tranh cãi trong giới phê bình về các tác phẩm

của ông.

27

Trang 32

Về mặt nội dung, Shunji Iwai chia sẻ rang “Su sáng tao cua tôi đã được hìnhthành rất nhiều từ thời thơ ấu cũng như thời niên thiếu của tôi Và mặc dù tôi đã lớnlên và trở thành một người trưởng thành, vẫn luôn có một phan trong tôi gắn liền với

những ký ức sống động về tuổi trẻ của mình.” [48; pg.26] Ngay từ bộ phim đầu tay

Love Letter phong cách điện ảnh của Iwai đã được định hình: ông trung thành với théloại phim coming-of-age, kế những câu chuyện về thé giới tuổi trưởng thành Tuynhiên, thé loại không phải là hệ quy tắc giới hạn sự sáng tạo của vị đạo diễn này Đối

với Iwai, thé loại coming-of-age là một chủ đề, một đối tượng dé ông khám phá về

sự vô thường của thời gian, về bản chất phức tap của con người Các tự sự về tudi

trưởng thành của Shunji Iwai đều có nguồn cảm hứng rất lớn từ xã hội Nhật Bản

đương thời Dé là những tự sự đứt gãy về hành trình bước qua ranh giới của tuổi thơ

dé trở thành người lớn, được ké bằng ngôn ngữ điện ảnh thắm đẫm mỹ học bi cảm

Cùng là phim coming-of-age nhưng Iwai có những bộ phim lãng mạn, dịu dàng như

Love Letter (1995), April Story (1998), Hana & Alice (2004) Bên cạnh đó, ông cũng

tạo ra những bộ phim bao liệt, tam tối, huyễn hoặc như Swallowtail Butterfly (1996),

All about Lily Chou Chou (2001) Khan giả vẫn luôn nhận diện được phim của ông

bởi phong cách thâm mỹ đặc trưng và sự cân bang giữa cảm giác kịch tính và chiêm

nghiệm trong các tự sự.

Trước khi thực hiện phim điện ảnh đầu tay Love Letter (1995), Shunji Iwai đã

có kinh nghiệm đạo diễn một số bộ phim truyền hình như Ghost Soup (1992), Fried

Dragon Fish: Thomas Earwing's Arowana (1993) Những tac pham truyền hình nàycho thay những thé nghiệm về phong cách thâm mỹ của Iwai Ông thường sử dungthủ pháp quay bang máy quay cầm tay, với những thiết bị là máy quay kỹ thuật số

linh hoạt, tạo ra những cú máy dài ngẫu hứng theo hành động của nhân vật Shunji

Iwai đã mang lại một hiệu qua thâm mỹ thị giác mới được ứng dụng từ cách quay của

video nhạc pop, kết hợp với việc sử dụng âm nhạc phóng khoáng và cách dựng phim

nhanh của thê loại quảng cáo, truyền hình

Ngay từ khi làm phim truyền hình, Shunji Iwai đã thể nghiệm quy trình sáng

tạo đặc biệt của mình Ông thường viết các câu chuyện ra thành tiểu thuyết, rồi sau

đó, tự chuyền thể thành kịch bản phim Ông cũng trực tiếp tham gia sáng tác hoặc sản

28

Trang 33

xuất phần nhạc phim Có thé nói, dé thể hiện những tự sự về tuổi mới lớn, Iwai đã

vận dụng tất cả mọi khả năng biểu đạt của các loại hình nghệ thuật cô điển và hiện

đại Các bộ phim của ông được hình thành từ từ ngôn từ của tiểu thuyết, thâm mỹ của

truyện tranh, âm nhạc thịnh hành, ngôn ngữ của các loại hình video thời thượng như quảng cáo, trò chơi điện tử, video ca nhạc

Thông qua những bộ phim của minh, Shunji Iwai cho thấy mối quan tâm sâusắc dành cho các nhân vật dang ở độ tuổi trưởng thành trong xã hội Nhật Bản đươngđại Họ là những thanh thiếu niên lớn lên trong thời đại mà gia đình không còn là mộtchỗ dựa đáng tin cậy; văn hoá truyền thống va chạm mạnh mẽ với những giá trị của

nên kinh tế tiêu dùng Bên cạnh đó, môi trường sống của họ cũng phải chịu sự tác

động không ngừng của những phương tiện truyền thông đại chúng, cùng sự biến đôinhanh chóng của cảnh quan, sinh thái Tat cả những yếu tố đó đều tạo ra những nỗibat an thường trực đối với những nhân vật tuổi trưởng thành Với hình ảnh được tạo

ra từ máy quay kỹ thuật số đầy thơ mộng, dịu dàng và những câu chuyện mang đậm

hơi thở thời đại, những bộ phim của Shunji Iwai cho thấy một thế giới đứt gãy về văn

hoá, nơi những tâm hồn mới lớn cô đơn trong hành trình tìm kiếm căn tính của mình

Sức ảnh hưởng của Shunji Iwai vượt ra ngoài biên giới Nhật Bản trên cả

phương diện thị trường lẫn phương diện học thuật Love Letter là bộ phim Nhật Ban

đầu tiên được trình chiếu tại Hàn Quốc vào năm 1999 trong tiến trình bình thường

hoá quan hệ ngoại giao của hai nước Tại đây, bộ phim cua Shunji Iwai đã thu hút

hơn một triệu khán giả đến rạp Đây là kỷ lục mà đến nay chưa có bộ phim người

đóng nào của Nhật Bản làm được tại thị trường Hàn Quốc Bộ phim cũng được cho

là có những ảnh hưởng nhất định đến sự trở lại của dòng phim melo-drama đình đám

của truyền hình xứ kim chi đầu thé kỷ 21 Tại Trung Quốc, Dai Loan, Hồng Kông,

Love Letter cũng duy trì sự nôi tiếng trong một thời gian dai du không được phát hành

chính thức Khan gia ở những nơi này dé dàng tiếp cận tác phẩm của Shunji Iwai qua

internet và băng đĩa lậu giá rẻ Những bộ phim về tuôi trưởng thành như All aboutLily Chou Chou hay Hana & Alice cũng trở thành những hình mẫu đáng dé học hỏivới nhiều nhà làm phim Ví du như bộ phim July & An Sheng (2016) gợi nhớ đến tình

bạn thiếu nữ trong Hana & Alice Trong phim này, đạo diễn Tăng Quốc Cường dành

29

Trang 34

một cảnh phim để tri ân những sáng tạo của Shunji Iwai trong dòng phim thanh xuân.Đối với các nhà làm phim, Shunji Iwai là hình mẫu dé có thé tham khảo cách tạo ranhững tác phâm hiệu quả đối với thị trường Còn đối với giới khoa học, phim của

Iwai cũng là những đối tượng nghiên cứu day tiềm năng Đặc biệt những bộ phim mô

tả các van đề của thanh thiếu niên và xã hội Nhật Bản thời kỳ lạc lối như Swallowtail

Butterfly (1996) hay All about Lily Chou Chou (2001) đã được nhiéu nha nghiên cứu

chọn phân tích để khám phá những khía cạnh phức tạp của điện ảnh đương đại Nhật

Bản Năm 2016, Shunji Iwai đã được vinh danh là Đạo diễn tiêu biểu trong chương

trình “Japan Now” của Liên hoan phim Quốc tế Tokyo cho những đóng góp không

ngừng nghỉ của ông đối với điện ảnh Nhật Bản [48; pg.36-42]

1.5.2 Khái quát về ba bộ phim

Bộ phim Love Letter (1995) là bộ phim điện anh đầu tay của Shunji Iwai, đượcchuyên thể từ tiêu thuyết cùng tên của ông Phần đầu của bộ phim gợi mở về cuộc trao

đổi thư từ kỳ lạ giữa cô gái Hiroko và một hồn ma Vị hôn phu của Hiroko — chàng trai

Fujii Itsuki đã chét trong một tai nạn khi leo núi Hai năm đã trôi qua, Hiroko vẫn chưa

thé vượt qua mat mát Vào ngày gid của Itsuki, khi Hiroko tìm thấy địa chỉ ngôi nhà

anh từng sống ở Otaru, cô quyết định gửi một bức thư đến địa chỉ này cho người chồng

quá cố, dù biết rằng nơi đó đã bị quy hoạch thành đường quốc lộ Hiroko bất ngờ nhận

được thư trả lời từ Fujii Itsuki Hoá ra, bức thư hồi đáp đó không phải của linh hồn

người đã khuất, mà đến từ cô bạn trùng tên của anh Hiroko đề nghị Itsuki nữ (cũng do

Miho Watanabe thủ vai) kế cho cô về anh Itsuki thời trung học Bức thư tình mô tả

những ký ức này trong đoạn hồi tưởng, cho thay những kỷ niệm lãng mạn thời niên

thiếu giữa Itsuki nam (Takashi Kashiwabara) và Itsuki nữ (Miki Sakai) Những bức thư

mang đến xúc cảm cho cả hai Hiroko và Itsuki nữ ở hiện tại, khiến mỗi người được

biến đổi một cách tinh tế và cả hai có thé đối mặt với quá khứ cũng như tương lai của

mình trong một tâm thế khác

Giới chuyên môn và khán giả đón nhận Love Letter với những thái đội đối lập

Các nhà phê bình coi Love Letter là sản phẩm giải trí phù phiếm nhưng khán giả lại

hết lòng đón nhận bộ phim Bộ phim đã giành được ba giải thưởng Viện hàn lâm Nhật

Bản (Diễn viên mới của năm hai lân và Diễn viên được yêu thích nhat), được dé cử

30

Trang 35

thêm ba giải nữa (Phim hay nhất, Âm nhạc hay nhất và Nam diễn viên phụ xuất sắcnhất), được Độc giả bình chọn cho Phim hay nhất của Kinema Junpo và giành giảiGiải thưởng của khán giả tại Liên hoan phim quốc tế Toronto Love Letter cũng thành

công vang dội ở các nước châu Á khác, đáng chú ý nhất là ở Hàn Quốc, nơi đây là

một trong những bộ phim Nhật Bản đầu tiên được chiếu tại các rạp chiếu phim ở đó

kế từ chiến tranh thế giới thứ hai

All About Lily Chou-Chou (2001) đánh dấu sự trở lại màn ảnh rộng cua Shunji

Iwai sau ba năm Trước đó, vào năm 1998, ông đã ra mắt bộ phim April Story ké câu

chuyện đầy dịu dàng về cuộc sống của một cô thiếu nữ loay hoay làm quen với ngôi

trường mới Chủ đề này tiếp tục được ông khai thác trong All about Lily Chou Chou

nhưng với một màu sắc hoàn toàn đối lập Nhân vật chính trong phim là cậu thiếuniên 14 tuổi Yuichi Hasumi (Hayato Ichihara thủ vai) Vào năm đầu tiên của trường

trung học, Yuichi Hasumi và Shusuke Hoshino (Shũgo Oshinari) trở thành bạn tại

câu lạc bộ kiếm đạo Yuichi là con của một gia đình tan vỡ (bố mẹ anh đã ly dị và mẹ

anh kết hôn với người đàn ông cũng đã có con từ trước) Trong khi đó, Hoshino sống

một cuộc sống trung học đầy căng thắng và không tìm được người bạn thực sự

nảo.Vào mua he, hai cậu bé có một chuyên đi đến Okinawa với những người bạn

khác trong câu lạc bộ kiếm đạo Trong chuyến đi, Hoshino gặp tai nạn suýt chết đuối.Sau sự có nay, Hoshino hoàn toàn thay đồi Anh ta không chỉ trả thù những kẻ bắt nattrước đây của mình mà còn trở thành một trong số họ Hoshino trấn lột tiền của các

bạn cùng lớp (bằng cách bắt họ 'kiếm' tiền thông qua ăn cắp và mại dâm), và tô chức

tội phạm băng đảng (bao gồm cả vụ cưỡng hiếp tập thê Kuno) Yuichi trở thành một

trong những nạn nhân Cậu trốn thoát vào thé giới âm nhạc - âm nhạc của Lily ChouChou - như một cách dé chữa lành nỗi đau của mình Trên diễn đàn người hâm mộLily Chou Chou, Yuichi kết ban với Blue Cat, một người ma cậu cảm nhận được su

đồng điệu qua những dòng tin nhắn trên mạng Thực tế, Blue Cat chính là Hoshino —

người đã gây ra tất cả đau đớn cho cậu

Lay cảm hứng từ hình ảnh ca sĩ Vương Phi trong Chungking Express (1994),

Shunji Iwai hợp tác với nha sản xuất âm nhạ Takeshi Kobayashi dé tao ra một ca sĩ

“ảo” lay tên là Lily Chou Chou và phát hành một album có tên “Kokyu” Sau đó,

31

Trang 36

Shunji Iwai khởi chạy một diễn đàn dành cho người hâm mộ Lily trực tuyến (có tên

là Lily-holic’) và sử dụng tin nhắn từ những người dùng khác nhau trong diễn đàn dé

hoàn thành cuốn tiểu thuyết All About Lily Chou Chou Iwai cũng tiết lộ rang sự đơn

điệu hàng ngày của All About Lily Chou Chou được lay cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết

tội phạm có thật của Jack Jones Let Me Take You Down: Inside the Mind cua Mark

David Chapman (kẻ đã giét John Lennon) Ở đó, Jones xem lại những chi tiết vụn vặt

về những lần lang thang và tương tác của Chapman trong suốt 48 giờ trước khi vụ nỗ

súng xảy ra.

Tom tắt phim Hana & Alice (2004): bộ phim bắt đầu khi hai cô nữ sinh sắp

bước vào trường trung học, tham gia một loạt chuyến tàu vào một buổi sáng lạnh giá

Alice đưa Hana đến một ga tàu dé quan sát một chang trai mà cô ấy phải lòng Dongthời, Alice cũng gợi ý gan ghép người bạn đồng hành mai mê đọc sách của anh ấycho Hana Hana ban đầu từ chối quan tâm đến chàng trai trẻ, Miyamoto (TomohiroKaki), nhưng sau đó lại lén lút theo dõi cậu ta Khi vào cấp 3, Hana tham gia câu lạc

bộ kịch độc thoại rakugo nơi Miyamoto là thành viên Một ngày, cô di theo va thấy

Miyamoto đập đầu vào cửa nhà dé xe khi vừa đi vừa đọc sách, cô ấy đã nam bắt cơ

hội để thuyết phục anh rằng anh đã bị mat trí nhớ và cô chính là bạn gái anh ta Hana

nhờ Alice giúp đỡ âm mưu của mình, chọn Alice làm bạn gái cũ của Miyamoto và vô

tinh tao ra một mối tinh tay ba bat ngờ khi Miyamoto nảy sinh tinh cảm với Alice

Hana & Alice được Shunji Iwai phát triển từ loạt phim ngắn quảng cáo mà ông

thực hiện dé kỷ niệm 30 năm Kit Kat ở Nhật Bản Đây cũng là bộ phim cuối cùng

Shunji Iwai hợp tác với đạo diễn hình ảnh Noboru Shinoda Sau sự ra đi của người

cộng sự thân thiết, Shunji Iwai đã không làm phim ở vai trò đạo dién trong 7 năm

Năm 2015, Shunji Iwai đã hồi sinh hai nhân vật Hana và Alice trong một bộ phim

hoạt hình được cho là tiền truyện của phiên bản phim năm 2004

Tiểu kếtNhư vậy, ở chương đầu tiên, chúng tôi đã đưa ra những định nghĩa, phân tích

về lý thuyết tác giả, và đưa ra các tiêu chí, nguyên tắc dé một đạo diễn được công

nhận là tác giả điện ảnh Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trình bày những phân tích về

32

Trang 37

lý thuyết chấn thương và ứng dụng của lý thuyết này trong nghiên cứu điện ảnh.

Trong phần cơ sở thực tiễn, luận văn đã khảo sát về chủ đề coming-of-age, tóm tắt sự

nghiệp của đạo diễn Shunji Iwai và khái quát thông tin về ba bộ phim Love Letter

(1995), All about Lily Chou Chou (2001) và Hana & Alice (2004) Nhìn chung, Shunji

Iwai thé hiện sự quan tâm bền bi đối với dé tài tudi trưởng thành Bên cạnh đó, trải

nghiệm nghệ thuật đa dạng, kinh nghiệm làm việc dày dặn trong ngành công nghiệp

giải trí đã hình thành nên quan điểm và phong cách sáng tác độc đáo của Shunji Iwai

33

Trang 38

CHƯƠNG 2 THẺ LOẠI COMING-OF-AGE VA TỰ SỰ DUT GAY VE

CĂN TÍNH

2.1 Câu chuyện, cốt truyện — những tiểu tự sự đứt gãy về tuổi trẻTheo Timothy Corrigan, tự sự được chia thành hai nhân tố khác nhau, một làcâu chuyện với tất cả các sự kiện được trình bày trước mắt chúng ta và những sự kiện

chúng ta có thể suy luận là đã xảy ra (tư liệu nằm bên ngoài thế giới câu chuyện) —

cai cam thay được; hai là cốt truyện thể hiện sự sắp xếp hoặc sự tổ chức những sự

kiện đó theo một trật tự hoặc một cấu trúc nhất định — cái nhìn thấy được [25; tr.64]

Shunji Iwai trung thành với những câu chuyện về tuôi trưởng thành, về những

thanh thiếu niên Nhật Bản thời kỳ hậu “bong bóng kinh tế” Do đó, những bộ phim

của ông có thê gắn nhãn phim coming-of-age Tuy nhiên, khi phân tích các yếu tô tự

sự trong các tác phẩm của Shunji Iwai về tuổi trưởng thành, chúng tôi nhận thấy

những đặc điểm của thể loại coming-of-age cô điển đã bị phá vỡ ở nhiều cấp độ

Những sự phá bỏ quy tắc thé loại nay lặp lại, phát triển qua nhiều tác phẩm Thông

qua sơ đồ cốt truyện của ba bộ phim, chúng ta có thé làm rõ hơn cấu trúc tự sự đứt

gãy kiểu Shunji Iwai

So đồ cốt truyện Love letter

B Trước khi Hiroko đến Otaru

BI Ở Kobe, Hiroko dự đám giỗ của chồng sắp cưới Fuji Itsuki, người đã qua đời khi leo núi

2 năm trước.

B2 Hiroko tìm được địa chỉ cũ của Itsuki trong cuốn kỷ yếu tại nhà anh.

B3 Ở Otaru, Itsuki nữ nhận được thư hỏi thăm sức khoẻ từ một người phụ nữ không quen biết, cô gửi thư trả lời.

B4 Akiba — người yêu mới của Hiroko, đồng thời là bạn cũ của chồng cô muốn khám phá

ra sự thật về người trùng tên với Fuji Itsuki ở Otaru.

C.Hiroko đến Otaru C1 Hiroko va Akiba đến đường cao tốc, nơi đã từng là nhà của Itsuki quá cố.

Trang 39

C5 Hiroko bắt gặp Itsuki đi gửi thư trước khi rời Otaru và nhận ra hai người có ngoại hình giống hệt nhau.

C6 Hiroko quay lại nhà Itsuki nam dé tìm cô gái trong ảnh kỷ yếu, chất van mẹ anh về quá khứ.

A Quá khứ của Itsuki

C7 Itsuki nhận được thư của Hiroko dé nghị cô ké những gì còn nhớ về Itsuki nam.

A1 Ký ức ngày đầu đi học của hai Itsuki và những lần bị trêu trọc, gán ghép.

C8 Itsuki đọc thu của Hiroko Trong thu, Hiroko băn khoăn về cảm nhận của Itsuki nam, liệu anh có cho rằng sự trùng hợp này là định mệnh.

A2 Ký ức của Itsuki về chuyện bau cán sự lớp A3 Kỷ niệm của hai Itsuki khi cùng nhau trông thư viện Tiết lộ thói quen viết tên lên thẻ sách trắng của Itsuki nam.

C9 Hiroko tiếp tục gửi thư muốn Itsuki ké thêm những câu chuyện về chồng quá cố.

A4 Kỷ niệm bị trả nhằm bài kiểm tra của hai Itsuki C10 Itsuki nhận được thư của Hiroko hỏi về kiểu con gái mà Itsuki nam thích.

AS Ky niệm Itsuki nữ mai mối cô bạn Sanae cho Itsuki nam va khiến cậu giận.

C11 Akiba dé nghị Hiroko cùng anh đến ngọn núi nơi Itsuki gặp tai nạn, cô đồng ý.

C12 Itsuki chủ động gửi thư cho Hiroko kế về kỷ niệm Itsuki bi tai nạn.

A6 Ký ức của Itsuki về ngày hội thao.

C13 Itsuki nhận được máy ảnh do Hiroko gửi, đề nghị cô chụp lại sân trường cũ.

C14 Itsuki trở về trường cũ chụp ảnh và gặp cô giáo cũ.

C15 Itsuki bị các cô bé nữ sinh trông thư viện trêu vì tin rằng một chàng trai đã viết tên cô lên tất cả những thẻ trắng tại thư viện.

C16 Cô giáo tiết lộ về cái chết của Itsuki nam.

D Hiroko đến ngọn núi, Itsuki nhập viện

DI Hiroko và Akiba lên tàu đến ngọn núi.

A7 Ký ức của Itsuki về ngày bố qua đời.

D2 Hiroko lưỡng lu muốn quay về D3 Itsuki sốt cao, người ông phải cõng cô đi cấp cứu trong bão tuyết.

D3 Itsuki nhận được cuốn sách từ những nữ sinh trông thư viện.

Khác với cốt truyện ba hồi cổ điền với tính nhân quả, gieo gặt chặt chẽ, ngay

từ bộ phim điện ảnh đầu tay Love Letter, Shunji Iwai đã cho thay một quan niệm khác

về câu trúc thời gian trong tự sự Trong các tự sự của ông, côt truyện được sắp xêp

theo dòng thời g1an nội tâm của nhân vật Những nhân vật này, trong quá trình trưởng

thành vấp phải những sang chan vượt quá chịu đựng, do đó, tự sự về tuổi trưởng thành

35

Trang 40

của họ không thê diễn ra liền mạch, cũng không thể lý giải bằng logic nhân quả thông

thường.

Trong Love Letter, có hai mach tự sự diễn ra, vừa nối tiếp, vừa song hành, vừa

đan bện, va chạm với nhau Nửa đầu phim, cốt truyện tập trung vào nhân vật Hiroko

Sự ra đi quá đột ngột của người chồng sắp cưới (anh Fujii Itsuki) là một trải nghiệmchan thương với Hiroko, cô không thé chấp nhận hiện thực này Mặc dù đã có tìnhyêu mới với Akiba, Hiroko vẫn không thể ngăn bản thân làm chuyện kỳ lạ, đó là gửi

thư cho Itsuki vào địa chỉ cũ thời trung học của anh Hiroko muốn tin rằng những lá

thư hồi âm là do người chồng của mình viết và gửi cho cô từ thiên đường Những bức

thư của Hiroko được hồi đáp bởi Fujii Itsuki nhưng đó không phải là một hồn ma mà

là một cô gái trùng tên, cũng sống ở Otaru (khán giả biết rằng cô gái đó có ngoại hìnhgiống hệt như Hiroko) Gia thuyết lãng mạn của Hiroko đã bị nỗ lực khám phá sự thậtcủa Akiba làm cho suy yếu Dé lý giải những sự trùng hợp kỳ lạ này, Akiba đã thuyết

phục Hiroko đến Otaru dé tìm hiểu về Fujii Itsuki

Khi Hiroko có mặt ở Otaru, cốt truyện bắt đầu hé mở một dòng tự sự khác - tự

sự về quá khứ của cô gái Fujii Itsuki Tự sự của Itsuki nữ một mặt lý giải cho sự nhằm

lẫn của Hiroko trong trường đoạn trước; mặt khác, tự sự này xen ngang vao hành

trình chữa lành chấn thương của Hiroko Otaru là nơi gắn với thời đi học của Itsuki

nam, thời điểm mà Hiroko chưa xuất hiện trong cuộc đời anh Khoảnh khắc Hiroko

nhìn thấy Itsuki nữ trên đường phố Otaru đã gieo vào lòng cô một sự hoài nghi về

tình cảm của người chồng quá có, một khía cạnh khác của con người anh mà cô chưa

hề biết đến Từ thời điểm này, cốt truyện lược đi toàn bộ hình ảnh của Hiroko, chỉ có

giọng nói của cô xuất hiện trong những khung hình Itsuki nữ đọc thư hoặc sinh hoạt

ở Otaru.

Cũng giống như Hiroko, tự sự về hành trình chữa lành của Itsuki cũng bắt đầu

với việc quay lại một địa chỉ cũ Itsuki đã bị mẹ và chú đưa đến bệnh viện, nơi mà cô

né tránh dù bị bệnh nặng Khi cô ngồi chờ tại đây, những mảnh ký ức rời rạc của cô

đã hiện lên thông qua giấc mơ, đó là một ca cấp cứu, một buổi điểm danh trên lớp và

một chàng trai đứng trước cửa nhà Những hình ảnh này xuất hiện lần đầu tiên trong

phim mở ra một nhánh tự sự mới, hoàn toàn tách biệt với hướng đi trong câu chuyện

36

Ngày đăng: 08/07/2024, 10:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN