1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lý luận, Lịch sử và phê bình điện ảnh - truyền hình: Phong cách đạo diễn Lav Diaz từ góc nhìn thi pháp học (khảo sát qua ba phim: The Woman Who Left, The Halt và Genus Pan)

98 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phong cách đạo diễn Lav Diaz từ góc nhìn thi pháp học (khảo sát qua ba phim: The Woman Who Left, The Halt và Genus Pan)
Tác giả Phạm Hoàng Minh Thy
Người hướng dẫn PGS.TS. Vũ Ngọc Thanh
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận, lịch sử Điện ảnh — Truyền hình
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 23,67 MB

Nội dung

Sự bứt phá và bền bỉ trong nhịp độ làm phim của đạo diễn Lav Diaz trung bình một năm ra một phim, có năm từ hai đến ba phim cùng giọng điệu vàphong cách tác giả đã vững chắc trong hơn ha

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

PHẠM HOÀNG MINH THY

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lí luận, lịch sử Điện ảnh — Truyền hình

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Ngọc Thanh

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

PHẠM HOÀNG MINH THY

LUẬN VAN THẠC SĨChuyên ngành: Lí luận, lịch sử Điện ảnh — Truyền hình

Mã số: 8210232.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Ngọc Thanh

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Phong cách đạo diễn Lav Diaz từ góc nhìn thi

pháp học (khảo sát qua ba phim: The Woman Who Left, The Halt và Genus Pan)

là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học

của PGS.TS Vũ Ngọc Thanh Nội dung luận văn là kết quả nghiên cứu kháchquan, trung thực của bản thân thân tôi và chưa từng được công bố trong bất kì

công trình nghiên cứu nào trước đây Những nhận xét, đánh giá của các tác giả

mà tôi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể Nếu phát hiện

có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2023

Học viên

Phạm Hoàng Minh Thy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô, gia đình và bạn bè đãgiảng dạy, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi theo

học chương trình cao học, chuyên ngành Lí luận, lịch sử điện ảnh, truyền hình

tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Và tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Ngọc Thanh, giảng viên trựctiếp hướng dẫn tôi hoàn thành bài luận văn này Thầy đã khuyến khích, độngviên, nhắc nhở, cung cấp hỗ trợ tài liệu, kiên nhẫn hướng dẫn giúp tôi hoàn

thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2023

Học viên

Phạm Hoàng Minh Thy

Trang 5

MỤC LỤC

MO DAU CC 3

1 Ly do chon để tài eee 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề -: + ++-++++*t theo 5

3 Đối tượng và phạm vi của đề tài: - eee eee ll

3.1 Đối tượng nghiên cứu ::::++:++++ttthnhhnhhhhhhhhhrrrrese I1

3.2 Pham vi nghiên cứu :-:-+:+:+:++t*tthnhhnhhthrrrrrrrrre ll

4 Mục dich nghiên cltus:+:::essceeeseseseseteeeeeteeetenenseeeeeeeeeseeeees 12

5 Phương pháp nghiên cứu :-:-:-:-:-: +: St Ssnhnhnhnhhhhhtrhree 13

5.1 Hướng tiẾp cận : ++:t the 13

5.2 Phương pháp luận :-:-:-:-:-:+:+:+:+tttntnhnhhhhhhhhhhrreo 13

5.3 Thao tac nghién cứu ¬ eee ee eee eee eee eee eee eee eee eee eee eee eee eee 13

6 Câu trúc của luận văn cc 13

CHƯƠNG 1: THỊ PHAP HỌC TRONG ĐIỆN ANH VA LAV DIAZTRONG LAN SÓNG ĐIỆN ANH PHILIPPINES MỚI - 15

1.1 Cơ sở lý luận cee 15

1.1.1 Khái niệm thi pháp học '*t*tnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhrrrrree 15

1.1.2 Thi pháp hoc trong điện Gn eee 17

1.2 Cơ sở thực tiễn -+-+++sehhneehhhhhhhhhrhhrnrrrree 23

1.2.1 Lav Diaz trong làn sóng điện anh Philippines mới '''''''''*'* 231.2.2 Vài nét khái quát về The Woman Who Left, The Halt, Genus Pan

"— beeeeeeeeuueeeeseeeeseeuueeeeseeeseeeseieeeesesteesssseeeseestteresseeeeeees 30

Tiểu kết: - - - - - - - - - - - = =9 nh nh kh nh nh về 35

CHƯƠNG 2: PHIM CUA LAV DIAZ NHÌN TỪ CHỦ DE VA MOTIF

—— 37

Trang 6

2.2 Tam thường hóa và bình thường hóa cái chết - 48

2.3 Chú đề hậu thuộc địa và diễn ngôn chính trị: - 55

Tiểu kết: - - - - - - - - - - -=-= <1 HH nh kề 63 CHUONG 3: PHIM CUA LAV DIAZ NHÌN TỪ PHONG CÁCH HOC Leen e eee ee ence eee e eee ee eee e eens eae ee ene e ee ee eee e ee eee eee eneeaeeseeeeneeneeeeaeeaeees 65 3.1 Không gian và thời gian trong thé giới hậu tận thế - 67

3.2 Bao lực cơ thé thông qua tạo hình nhân vật - 74

3.3 Quan điểm làm phim thông qua chất hài đen - 79

3.4 Âm thanh hiện thực trong thế giới phản địa đàng - 82

Tiểu kết: - - - - << ‡<‡‡< 11⁄1 1Í n HH KỲ HH H1 HH 9V F1 87

000/9 88 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO -:-:-:-: - +5: >>>: 90

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lịch sử điện ảnh hơn 100 năm tuôi đời, tuy con số này trẻ hơn nhiều so với các loại hình nghệ thuật khác nhưng đã xuất hiện nhiều dao dién và nha làm phim đã kiến tạo cột mốc cho sự phát triển cả về mặt kỹ thuật và nghệ thuật trong tiến trình phát triển của điện ảnh Theo dòng chảy lịch sử, đã có nhiều khuynh hướng làm phim nổi bật Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nước Ý lâm vào khủng hoảng nên chi phí làm phim không còn đủ dé làm những bộ phim

lịch sử, anh hùng ca đồ s6 như thời kỳ đầu Vậy là làn sóng Tân hiện thực Y

(1943-1952) ra đời bằng việc các nhà lam phim không quay phim trong studio,tận dụng ánh sáng tự nhiên và diễn viên không chuyên dé ra đường làm phim.

Tại Pháp, những nhà phê bình phim của tạp chí điện anh Cahiers du Cinema

không dừng lại ở việc cầm bút, họ đã thực hành làm những bộ phim được quayngoài đường phố với chiếc máy quay cùng những người bạn dé làm những bộ

phim mang ngôn ngữ hiện đại; đó là: đạo diễn Eric Rohmer, Francois Truffaut, Jacques Rivette, Jean-Luc Godard, Làn sóng mới Pháp (1959-1964) đã phattriển và tới giờ vẫn đem lại những ảnh hưởng cho các tác giả thế hệ sau Trong

khi các đạo diễn người Đan Mạch như Lars von Trier, Thomas Vinterberg đã

sáng lập ra khuynh hướng Dogme 95 (1995-2005) nhằm chống lại các phim thị

trường thương mại bom tấn đang nở rộ Mục đích cuối cùng của họ là lay lai vi

thé cho người đạo diễn như là một người nghệ sĩ Ngày này, với sự phat triển

kỹ thuật và công nghệ làm phim, việc làm phim luôn là một công việc tốn kém

và mat nhiều thời gian, phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Lav Diaz là người từ chối mọi hệ thống điện ảnh sẵn có Một bộ phim bình thường sẽ có thời lượng trung bình từ 1 giờ 30 phút tới 2 giờ để phục vụ chomục đích chiếu rạp và bán vé Vì thế mà nhiều khán giả sẽ từ chối những bộphim trên 4 tiếng, thậm chí 10 tiếng vì điều đó vượt tầm kiên nhẫn của họ Có

Trang 8

thể nói tại Đông Nam A, Lav Diaz là một trong những đạo diễn nôi bật nhất về

sự bứt phá đầy tự do này Ông không quan tâm về thời lượng mặc định Ông tự

do làm những bộ phim điện ảnh kéo dài lên đến trên 10 tiếng Một đoàn làmphim sẽ có đầy đủ thành phần đoàn với hàng chục đến hàng trăm người trêntrường quay thì đoàn phim của đạo diễn Lav Diaz chỉ tầm 10 người

Trên ban đồ điện ảnh thé giới, nếu phong cách điện ảnh chậm đã có những cái tên nồi tiếng, định hình phong cách tác giả như: đạo diễn Bela Tarr, Roy

Anderson, Thai Minh Lượng, Apichatpong., thì dao dién Lav Diaz dinh hinh

một phong cách tác giả độc đáo nhờ chất sử thi, huyền thoại, sự bạo lực, chất

rock và trong giọng điệu phim.

Sự bứt phá và bền bỉ trong nhịp độ làm phim của đạo diễn Lav Diaz (trung bình một năm ra một phim, có năm từ hai đến ba phim) cùng giọng điệu vàphong cách tác giả đã vững chắc trong hơn hai thập kỷ qua, Lav Diaz là hiệntượng cần được nghiên cứu dưới góc nhìn thi pháp học

Điện ảnh Đông Nam Á được xem là nền điện ảnh đến từ các nước thứ bakhi so sánh với nền điện ảnh các nước châu Âu, Mỹ Vì thế mà nhiều quỹphát triển điện ảnh thế giới đã đưa Đông Nam Á vào danh sách chính thức để

hỗ trợ và cấp quỹ Ngày nay, khi kỹ thuật phát triển, quy mô và chi phí làmphim ngày càng tăng Các nhà làm phim có hai hướng để sản xuất bộ phim củamình: một là đi vào hệ thống sản xuất phim thương mại; hai là hệ thống sản xuất phim nghệ thuật Lav Diaz là đã chọn một con đường riêng cho mình khi không phụ thuộc vào một hệ thống nhất định nao.

Tại Philippines, chưa có một trường hợp nào như đạo diễn Lav Diaz, bền

bỉ suốt hơn 20 năm làm phim không mệt mỏi, ngôn ngữ tác giả xuyên suốt, sựnhất quán về chủ đề cũng như phong cách, và quan trọng hơn, con đường làmphim của ông tự do khi ông không cần bất kỳ hệ thống nào định danh cho ông

Trang 9

và sự lệ thuộc vào chi phi sản xuất phim chưa bao giờ cản trở ông vì ông đảmnhiệm nhiều vị trí chính trong một đoàn phim.

Vị trí của đạo diễn Lav Diaz trong điện ảnh châu Á nói chung và Đông NamÁ nói riêng là vô cùng quan trọng Ông đã định hình riêng phong cách tácgiả với số lượng và chất lượng các bộ phim mình làm ra trong suốt sự nghiệpcủa mình Tính nhất quán xuyên suốt được thé hiện và ngôn ngữ điện ảnh cũngnhư các đề tài mà ông khai thác về Philippines

Ngoài ra, Lav Diaz cũng là một nhân vật có tiếng nói, ảnh hưởng đến quốcgia của mình với những đóng góp là các tác phẩm nghệ thuật được công nhậntại các liên hoan phim quốc tế danh giá cùng sự đánh giá tích cực từ các nhàlàm phim và phê bình phim Nhờ phim của Lav Diaz mà khán giả quốc tế hiểu

rõ hơn bối cảnh, con người, tình hình chính trị tại Philippines cũng như quan điểm rõ ràng của đạo diễn trước hiện thực đó.

Với vai trò là một người đạo diễn, Lav Diaz đã đóng góp vào bản sắc, giá trị cho điện ảnh quốc gia.

Vì vậy, khi học viên nhìn được vẻ đẹp, sự suy tư và sự tự do tuyệt đối trongphim của đạo diễn Lav Diaz cùng tuyên ngôn đạo diễn của ông, học viên cầntiếp tục nghiên cứu, phát triển đề tài này Hơn nữa, 3 bộ phim được lựa chọn

dé khảo sát là The Woman Who Left (Người đàn bà bỏ di), The Halt (Đứng im)

va Genus Pan (Tinh tinh) là các tac pham mới va gần đây của ông Hiện tại ở Việt Nam cũng chưa có luận văn nghiên cứu về đạo diễn Lav Diaz, nhất là các phim nói trên cũng như học viên muốn nghiên cứu đi sâu hơn về phong cách

của đạo diễn Lav Diaz dưới góc nhìn thi pháp học.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đề hiểu rõ hơn về xu hướng và xu thế điện ảnh cũng như những ảnh hưởngcủa các trường phái điện ảnh trước đó đã có tác động như thế nào đến điện ảnhchậm nói chung và điện ảnh của đạo diễn Lav Diaz nói riêng, học viên bat dau

Trang 10

với nghiên cứu với cuốn Lich sử điện ảnh của hai tac giả David Bordwell vàThompson Kristin Từ phong trào Tân hiện thực Ý (1943-1952) đến phong tràolàn sóng mới Pháp (1959-1964) đã có những tác động nhất định lên điện ảnh thé giới trong đó góp phan gợi cảm hứng cho một thé hệ đạo diễn trẻ Dai Loan

với làn sóng mới Dai Loan (1970-1980).

Đạo diễn Lav Diaz cũng đã tự nhận ông đã được gợi cảm hứng từ quá trình

các phong trào làm phim trong lịch sử điện ảnh trên Song song đó, lịch sử điệnảnh Philippines cũng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau Vào thập niên 30,quần đảo Philippines đã có những trường quay nhỏ nhưng lại suy tàn vào thờihậu chiến nên được trao lại cho các nhà sản xuất tư nhân, nhà sản xuất độc lậpnăm giữ “Dưới sự cai trị của Tổng thống Ferdinand Marcos (1965-1986) và phu nhân Imelda (1965-1986), số lượng phim sản xuất đã tăng lên - đạt khoảng

150 bộ phim mỗi năm vào giai đoạn giữa thập kỷ 70 Phần lớn số phim này thuộc thé loại phô biến như kịch melo, lãng mạn, nhạc kịch, phim hài, phimtôn giáo và phim gợi dục” [6; tr 466] Ngay sau đó, một thé hệ đạo diễn mớicủa Philippines nối lên với các bộ phim về đề tài hiện thực mà không ngại ngần

có các cách hiếp dâm, giao đấu đề thể hiện rõ nạn bóc lột kinh tế và sự nhiễunhương đương thời tại đất nước này

Trong thế hệ đạo diễn mới của Philippines đó, nồi bật có đạo diễn LinoBrocka với phim Manila: In Claws of Neon (1975) Sau đó chính quyền Philippines đã bat đầu chế độ kiêm duyệt cả khâu kịch bản và khi phim đã quay xong vẫn có thể phải cắt xén nếu cần thiết hoặc bị cắm chiếu Các đạo diễn có tiếng lúc bấy giờ như De Leon, Brocka lại là những nhà làm phim có được thị phần khán giả trong nước đông đảo; hơn thế nữa cũng được cái liên hoan phimquốc tế công nhận Đạo diễn Brocka là người thăng thắn nhất đã chỉ trích mặttrái trong việc lãnh đạo đất nước của tổng thống Marcos qua các bộ phim củamình và ông từng bị đi tù vì những chống đối của mình Nhưng các nhà làm

Trang 11

phim như Brocka vẫn được phép làm phim phê phán xã hội và vẫn mang tính

giải trí.

Sau đời tông thống Marcos thì “những điều luật mới cũng trao cho phụ nữnhiều quyền hơn, và một vài nữ đạo diễn đã bắt đầu sự nghiệp của mình, đángchú ý có Marilou Diaz-Abaya Đầu thập ky 90, Fidel Ramos - cựu Bộ trưởng

Bộ Quốc Phòng dưới thời Aquino lên làm tổng thống, các ngôi sao màn bạcnoi tiếng được bầu vào một số vị trí chính phủ.” [6; tr.468] Đặc biệt hơn vàonăm 1998, tổng thống được bầu là diễn viên nam Joseph Estrada Vì thế mà cáchoạt động kiểm duyệt lại được nới lỏng hơn Cho đến ngày nay, 2023, thì chính phủ Philippines đã không còn kiểm duyệt điện ảnh Ngoài ra nhà nước Philippines còn có nhiều quỹ và chính sách hỗ trợ điện ảnh trong nước nên càng ngày số lượng phim được sản xuất tại Philippines càng nhiều Với những yếu

tố lich sử điện ảnh với các phong trào qua các thời kỳ và yếu tô chính trị lịch

sử trong chính đất nước Philippines đã tạo điều kiện để những đạo diễn nhưLav Diaz có thé làm phim về những dé tài nhạy cảm, phê phán tiêu cực xã hội

và chế độ độc tài của các đời tổng thống một cách thắng thắn mà ít gặp các trởngoài từ bên ngoai.

Tiếp đến là cuốn sách với cái tên Conversation with Lav Diaz (Trò chuyệncùng Lav Diaz) của tác giả Michael Guarneri, M Piretti xuất bản năm 2020.Học giả điện ảnh người Y Michael Guarneri đã thực hiện bảy cuộc phỏng van

chuyên sâu với đạo diễn trường phái điện ảnh chậm người Philippines, người

được biết đến với thời lượng dai trong các bộ phim của ông Góc nhìn cấp tiến

và đôi mới của Lav Diaz luôn nhất quán về lập trường đạo đức cũng như sự phan nộ chính trị Cuốn sách khám phá rõ hơn về mục tiêu làm phim của vi đạodiễn là khám phá xem nền văn hóa của chính ông đã được đánh dấu như thếnào bởi sự đô hộ của Tây Ban Nha, sự cai trị của Mỹ, sự chiêm đóng của Nhật

Trang 12

Bản, chế độ độc tài của tổng thống Ferdinand Marcos và Cuộc chiến chống matúy của tông thống Rodrigo Duterte các năm gần đây.

Một trong những lý do khi học viên nghiên cứu phim của đạo diễn Lav

Diaz từ góc nhìn thi pháp học lại bắt đầu bằng việc xem và đọc quan điểm của đạo diễn là vì Lav Diaz là một đạo diễn ý thức rất rõ các lý thuyết điện ảnh.Ông nghiên cứu sâu văn chương và phê bình điện ảnh cũng như luôn ý thứclàm ra một tác phâm điện ảnh với những diễn ngôn mới Với vốn kiến thức và

về nghệ thuật, xã hội, chính trị, lịch sử, thì chính đạo diễn là một nguồn tưliệu nghiên cứu lớn.

Công trình nghiên cứu Sine Ni Lav Diaz: A Long Take on the Filipino

Auteur của Parichay Patra & Michael Kho Lim, Intellect Ltd xuất ban năm 2021

là cuốn sách đầu tiên nghiên cứu Lav Diaz và các tác phẩm của ông ma không

bị giới hạn trong một cách tiếp cận hoặc phương pháp nghiên cứu cụ thé Ngượclại, nó đề cập đến gần như mọi cách tiếp cận học thuật đương đại chính đối vớiđiện ảnh Lav Diaz đã có đóng góp lớn lao trong phong cách điện anh chậm cóthời lượng dài, được nhiều khán giả biết đến và tầm quan trọng của ông trongthé giới điện ảnh đương đại là không thể chối cãi Tuy nhiên, ông vẫn chưa thực

sự được nghiên cứu sâu trong các nghiên cứu điện ảnh Cuốn sách này đã lấpvào khoảng trống nghiên cứu này, đặt Diaz vào điểm mau chốt quan trọng của

lý thuyết tác giả mới, của Làn sóng mới Philippines và sự chuyền dịch xu thế điện ảnh nhưng không vì thế mà bỏ qua sự tiếp cận hệ thống công nghiệp trong

điện ảnh của ông.

A Century of Dying: Anthropocenic Imaginaries and the Cinema of Lav

Diaz (Một thé ky chết: Huyễn tưởng về thảm họa nhân tạo và Điện ảnh của Lav

Diaz) của Pujita Guha tại Đại học Jawaharlal Nehru, An Độ Nghiên cứu naychỉ rõ nhận thức mới của Lav Diaz về thế giới tự nhiên và niềm say mê với lốisống nông thôn và môi trường hoang sơ Nhưng cũng chính môi trường hoang

Trang 13

sơ này chiu tac động và bi can thiệp bởi các âm mưu chính tri Chính tại nhữngcảnh quan này mà các cuộc cách mạng chống thực dân gặp gỡ các nền văn hóangoại giáo - vật linh, các pháp sư gặp gỡ những quân nhân cùng các nhà thơhoạt động cách mạng Tất cả các nhân vật và sự kiện trên được mô tả trong

khung cảnh hậu khải huyền, hậu văn minh.

The aesthetics of absence and duration in the post-trauma cinema of LavDiaz (Tinh tham my cua sự vang mặt và thời lượng trong điện anh hậu chanthương của Lav Diaz) của Tién si Nadin Mai tại Dai hoc Stirling, Vương quốcAnh Thay vi chỉ xem những bộ phim chậm cua Diaz như là một hiện tượngcủa Điện ảnh Chậm, Nadin Mai tìm cách kết nối chúng với việc nghiên cứuĐiện ảnh chấn thương, từ đó mở ra khả năng đọc các bộ phim của Lav Diaz.

Luận án này khảo sát qua ba phim Melancholia (2008), Death in the Land of Encantos (2007) va Florentina Hubaldo, CTE (2012).

Sau cùng việc khảo sát các tài liệu về thi pháp điện anh cũng như điện ảnhchậm nói riêng Một trong những cuốn sách điện anh quan trọng được viết bởiđạo diễn, biên kịch Paul Schrader, Transcendental Style in Films được xuất bảnnăm 2018 Tuy cuốn sách khảo sát cụ thê trên 3 đạo diễn là Ozu, Bresson vàDreyer nhưng riêng 2 chương đầu của cuốn sách tập trung nói về phong cáchđiện ảnh thời gian Trước đấy, triết gia người Pháp, Gilles Deleuze đã chia lịch

sử điện ảnh ra thành 2 giai đoạn nhận thức: điện ảnh chuyên động và điện ảnh thời gian Điện ảnh chuyên động là những bộ phim có việc trình hiện hành động nội tiếp Ví dụ một cảnh quay một người đàn ông trong một căn phòng và bắtđầu bước ra khỏi cửa, cảnh sau sẽ là cảnh nối tiếp ở bên ngoài hình ảnh ngườiđàn ông bước ra ngoài và đi ra khỏi khung hình; đó là điện ảnh chuyền động.Cũng ví dụ trên, nếu người đàn ông trong phòng và bước ra khỏi cửa chính,máy quay lại tiêp tục giữ cho thây cây côi và bâu trời qua cửa sô một lúc lâu dù

Trang 14

không có hành động cụ thể ảnh hưởng tới cốt truyện; đó là ví dụ cho điện ảnh

thời gian.

Với Paul Schrader, chất siêu việt trong điện ảnh là “một vết nứt lớn dần trên bề mặt của một cuộc sống hiện thực tẻ nhạt” [53; tr.3] Điện ảnh chuyên

động có khả năng tạo ra sự hồi hộp, gay can Ngược lại, điện anh thời gian có

khả năng tạo ra nội quan - sự tự quan sát Khán giả không chỉ có khả năng điềnvào chỗ trống mà hơn thé nữa, khán giả có thé tao ra nhiều khoảng trống Điệnảnh thời gian được chia ra thành nhiều tiểu mục nhỏ trong đó có điện ảnh chậm.Điện ảnh chậm chính là sự kéo dài một shot quay Nội quan hay còn gọi là sự

tự quan sát được tạo ra nhờ thời lượng kéo dài Độ dài có thể khơi gol ở người xem những ký ức, giấc mơ và cả sự huyễn tưởng.

Cụ thé hơn trong chính cuốn sách trên đã cụ thé hoá những tiêu chí dé đánh giá xem một bộ phim có nằm trong phong cách điện ảnh chậm hay không Điện ảnh chậm là một thuật ngữ dùng dé chỉ một nhánh của phim nghệ thuật có cốt truyện mỏng, ít hành động hoặc ít chuyên động máy quay và có thời gian dài.Nếu điện ảnh chuyển động dùng thời gian để kế chuyện thì điện ảnh chậmngược lại, thời gian chính là câu chuyện hoặc ít nhất là yếu tố trọng tâm trong

bộ phim Rất nhiều bộ phim thuộc phong cách điện ảnh chậm nhưng không có

nghĩa là chúng như nhau Mỗi đạo diễn sẽ có cách dùng thời gian “chậm” với

những mục đích khác nhau [53; tr 8-11]

Trên cơ sở kế thừa các công trình và kết quả nghiên cứu khoa học cùng các

lý thuyết được vận dụng, luận văn sẽ lấy đó làm cơ sở đề phát triển những tìmtòi mới được thấy trong quá trình khảo sát ba bộ phim The Woman Who Left,

Genus Pan và The Halt của đạo diễn Lav Diaz Từ đó đưa ra một cái nhìn khác

góp phần lý giải nguyên nhân thành công và từ đó khăng định lại những đónggóp của ba tác phẩm trên trong việc kiến tạo ngôn ngữ điện ảnh, ảnh hưởng lên

10

Trang 15

khán giả và cách tiếp nhận cũng như mang lại những diễn ngôn mới cho thế

giới điện ảnh nói chung.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu luận văn nay, học viên sẽ tập trung khảo sát và

phân tích phong cách đạo diễn của Lav Diaz Bên cạnh đó, đặt trong tương quan giữa các đạo diễn cùng thời, đặc biệt là các đạo diễn với phong cách điện ảnh

chậm, cũng như các tiền bối và hậu bối của Lav Diaz thông qua các tác phẩmđiện ảnh nồi bật nhất của ông Đồng thời, học viên sẽ nghiên cứu một số bộphim nỗi bật khác của Philippines và Đông Nam Á trong giai đoạn sự nghiệphoạt động của Lav Diaz dé so sánh và đối chiếu.

3.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Trong suốt sự nghiệp làm đạo diễn bắt đầu từ năm 1998 đến 2023, Lav

Diaz đã thực hiện 42 bộ phim điện ảnh học viên đã khảo sát các phim của ông

và lựa chọn ra 3 bộ phim dé nghiên cứu là: The Woman Who Left (2016), The

Halt (2019), Genus Pan (2020) Ba bộ phim trên được lựa chọn dựa trên các tiêu chí sau:

Thứ nhất, đây là ba trong số các tác phẩm nổi bật nhất của ông với khangiả quốc tế nói chung gan đây Phim The Woman Who Left được giải thưởng

Sư tử vàng - giải thưởng cao nhất tại Liên hoan phim Venice năm 2016; nhờthế, đây cũng là bộ phim được khán giả biết đến nhiều nhất Vào năm 2019, bộphim The Halt được trình chiếu và tranh giải chính thức tại Director’s Fortnight, Liên hoan phim Cannes Phim Genus Pan năm 2020 được giải Đạo diễn xuất sắc nhất, hạng mục Orizzonti (Chân trời mới) tại Liên hoan phim Venice 2020lần thứ 77

Thứ hai, thời lượng trong phim của đạo diễn Lav Diaz kéo dai trung bình

từ 2 giờ đến 11 giờ; đa số là các phim có thời lượng dài đến cực dai Vì vậy học

11

Trang 16

viên quyết định chọn ra 3 phim có thời lượng vừa phải và tiêu biểu nhất củaông dé người mới bắt đầu xem, người nghiên cứu có thé dễ dang bat dau tiếpcận Trong đó, phim The Woman Who Left có độ dài 3 giờ 46 phút, phim The Halt có độ dài 4 giờ 38 phút, Genus Pan có độ dài 2 giờ 37 phút.

Thứ ba, 3 bộ phim điện ảnh này có thời gian ra đời gần nhau và gần đây nhưng lại đa dạng về chủ dé, thé loại nên học viên muốn nổi bật được mối quan

hệ giữa yếu tô tác giả của Lav Diaz trong xuyên suốt hơn 2 thập kỷ làm phimcùng sự thách thức trong đề tài phim lại phong phú, đa dạng không ngừng Đặcbiệt phim The Halt là phim thể loại khoa học viễn tưởng được quay vào năm

2019 về một bệnh dịch hoành hành khiến tất cả người dân phải đi tiêm vaccine,nếu không, tổng thống Philippines trừng phạt và không cho người dân ra khỏi nhà Điều này đã có thực vào năm 2020 với dịch bệnh Covid.

Tiếp cận dưới góc nhìn thi pháp học, học viên tập trung vào sự nhất quán

về phong cách trong các bộ phim của đạo diễn Lav Diaz Không chỉ thế, luậnvăn sẽ chỉ ra sự lặp lại, biến đôi và phát triển trong phong cách ấy qua ba tác pham tiêu biểu được thực hiện trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây.

4 Mục đích nghiên cứu

Phim nghệ thuật luôn có số lượng ít khán giả quan tâm hơn khi so sánh vớicác phim thương mại và bom tấn Điện ảnh chậm càng không phải là khẩu vịcủa số đông Tuy đạo diễn Lav Diaz đã nỗi tiếng với các giải thưởng và khangđịnh được tên tuôi, phong cách làm phim của mình trong dòng chảy phim nghệthuật quốc tế nhưng phim của ông trên thé giới nói chung và Việt Nam nói riêng

vẫn chưa được phổ biến Nghiên cứu về điện ảnh độc lập Philippines; trường

hợp của đạo diễn Lav Diaz cũng chưa có đề tài nào được phát triển tại Việt

Nam.

Cùng chung một nền điện ảnh Đông Nam Á gần gũi, là một đạo diễn đã cótên tuổi và những giải thưởng lớn, với phong cách tác giả và sự nhất quán trong

12

Trang 17

cả phong cách thực hành phim mang tính táo bạo và độc nhất, học viên tin việc

nghiên cứu phong cách đạo diễn Lav Diaz sẽ giúp ích cho các nhà làm phim,

khán giả yêu điện ảnh có thêm một góc nhìn về một vị đạo diễn có giọng điệu

và quan điểm đặc biệt này

Với một trường hợp gan gũi là một đạo diễn người Philippines, trong khuvực Đông Nam A, các nhà làm phim Việt Nam có thé có một cái nhìn phóngkhoáng hơn trước khi bước vào bộ phim của mình Băng ngôn ngữ không hoa

mỹ và góc nhìn sâu sắc về bản chất con người, ông đã làm tạo một dấu ấn đặcbiệt trên dòng chảy điện ảnh Đông Nam Á Nghiên cứu phong cách điện ảnhcủa Lav Diaz cũng sẽ cho ta thấy mối quan hệ giữa phong cách cá nhân và tràolưu, giữa cá tính sáng tạo và thâm mỹ thời đại.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Hướng tiếp cận

- Tiếp cận thi pháp hoc: Tinh thần của thi pháp học là nghiên cứu hình thức

của tác phẩm nghệ thuật nhưng hình thức không phải là cái đối lập với nội

dung, là vỏ ngoài của nội dung Hình thức là sự hiện thực hóa cảm quan

của người nghệ sĩ về con người, về cuộc đời Hình thức cũng có tình vưnhóa, lịch sử của nó Trong phim của Lav Diaz luôn có những biểu tượng,liên tưởng, ân dụ để nói đến những vấn đề và trường hợp cụ thể Phongcách làm phim của ông với những kỹ thuật đơn giản, phương thức tô chứcsản xuất tôi giản đã mang lại những hiệu quả nhất định trong ngôn ngữ điệnảnh của Lav Diaz.

5.2 Phương pháp luận

- Phương pháp phân tích văn ban và liên văn bản: làm rõ thì pháp hoc trong

tác phẩm điện ảnh ở mối tương quan với thi pháp văn bản nguồn và các tácphẩm điện ảnh cùng thé loại hoặc cùng phong cách điện ảnh chậm Không

it tác phâm điện ảnh của Lav Diaz được cải biên hoặc lây cảm hứng từ văn

13

Trang 18

học, tiêu biểu là văn học Nga The Woman Who Left (2016) lay cảm hứng

từ truyện ngắn God Sees The Truth, But Waits của Leo Tolstoy Các tácphẩm văn học mà Lav Diaz được lay cảm hứng từ đại thi hào Tolstoy vaDostoevsky sẽ được nhắc đến

5.3 Thao tác nghiên cứu

- Phân tích và tổng hop: phân tích và khái quát ba tác phẩm dưới góc nhìn

thi pháp học, học viên sẽ tìm đọc các tài liệu và nghiên cứu liên quan đến

đạo diễn Lav Diaz cũng như phong cách điện ảnh chậm.

- Thong kê: Thời lượng các cảnh quay, nội dung và kỹ thuật quay phim đáng

chú ý cũng như thời lượng của các bộ phim, tần suất và nhịp độ ra mắt phim hăng năm của Lav Diaz.

- So sánh đối chiếu: với những đạo diễn điện ảnh chậm, các đạo diễn đi trước

tiên phong cho sự tự do trong phong cach làm phim, những trào lưu điện

ảnh trước đó trong tiễn trình lich sử, những môn nghệ thuật khác (văn học, nhiếp ảnh, sân khấu ) dé tìm ra mối liên hệ với phim của Lav Diaz.

6 Cau trúc của luận văn

Ngoài các phần Mé dau, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nộidung luận văn gồm có 3 chương sau:

Chương 1: Thi pháp hoc trong điện anh và Lav Diaz trong làn sóng điện

ảnh Philippines mới.

Chương 2: Phim của Lav Diaz nhìn từ chủ đề và motif

Chương 3: Phim của Lav Diaz nhìn từ phong cách học.

14

Trang 19

CHUONG 1: THI PHAP HỌC TRONG ĐIỆN ANH VA LAV DIAZ

TRONG LAN SONG DIEN ANH PHILIPPINES MOI

1.1 Cơ sở ly luận

1.1.1 Khải niệm thi pháp hoc

Nguồn gốc của thuật ngữ “thi pháp học” (poetique, poetics) bắt nguồn từtiếng Hy Lạp là “Poietike” chỉ về một lĩnh vực tri thức mà ở đó nghiên cứu vềquy tắc chuyên ngành sáng tác nghệ thuật, phân loại về thể loại nghệ thuật, thêhiện tập trung trong công trình Poetica (Nghệ thuật thơ ca) của triết gia Aristote(384 - 322).

Theo tiến trình phát triển của lịch sử và nghệ thuật, định nghĩa và hướngtiếp cận thi pháp học có nhiều cách hiéu Có thé hiểu, thi pháp học là cách thức phân tích tác pham bám vào văn bản là chính, không chú trọng đến những van

đề nằm ngoài văn bản như: tiêu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫunhân vật, giá trị hiện thực, tác dụng xã hội Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật - không gian - thời gian,kết cau - cốt truyện - điểm nhìn, ngôn ngữ, thé loại Nội dung trong tác phamphải được suy ra từ hình thức, đó là hình thức mang tính nội dung.

Cũng theo tác gia Trần Dinh Sử thì “Thi pháp học là khoa học nghiên cứuvăn học như một nghệ thuật Trong nghệ thuật, nội dung hoàn toàn hóa thân

vào hình thức Cho nên, hình thức nghệ thuật là đối tượng chiếm lĩnh chủ yếu của thi pháp học Tùy thuộc vào quan niệm về hình thức nghệ thuật của văn học, thi pháp học chia thành nhiều hệ hình, mỗi hệ hình lại có nhiều trường phái

khác nhau.” [29, tr 341-381]

Theo nhà nghiên cứu người Nga, M Bakhtin (1895 - 1975) thì: “Thi pháp

học là ngành nghiên cứu văn học, lay đối tượng nghiên cứu cơ bản là thể loại,

ngôn ngữ, kết cấu, nhân vật, cốt truyện và những yếu tố, phương thức biéu đạtcủa tác phẩm văn học nói chung Những yếu tổ hình thức tác pham được quan

15

Trang 20

tâm nghiên cứu là những yếu tổ hình thức mang tính nội dung, mang tinh quanniệm, tính hệ thống Thi pháp học ở đây được hiéu là một phương pháp tiếp cậncủa người nghiên cứu, phê bình với thực thê văn học - phương pháp nghiên cứu, phê bình lay đối tượng nghiên cứu là hình thức nghệ thuật của tác phẩm Đó là

hình thức mang tính nội dung và mang tính quan niệm, tư tưởng Thi pháp học

vì thế là một ngành nghiên cứu có thê mang đến kết quả thê hiện bản chất nghệthuật của tác phẩm văn học Tuy nhiên, vi tri vai trò và sự phát triển của thipháp học mỗi một thời kì một khác bởi phụ thuộc vào nhiều yếu tố văn hoá xãhội.” [1, tr 185]

Theo tiến trình lịch sử và nghiên cứu, thi pháp học từ thời của triết gia người Hy Lạp Aristote đến thi pháp học hiện đại có sự khác nhau về nguyên tắc Thi pháp học của Aristotle là thi pháp học quy phạm, đến từ sự quan sát và

mô phỏng từ đó đúc kết ra những quy tắc chung về sáng tạo nghệ thuật Điểm yếu của nguyên tắc này đã bỏ quên tính cá nhân và vai trò của chủ thể sáng tạo Một trong những giai đoạn cho thấy nghiên cứu thi pháp học chuyển minh làkhi giai đoạn dé cao tam quan trọng của vô thức trong sáng tạo nghệ thuật đượcnhận diện Người sáng tạo không chỉ có thể kiểm soát toàn bộ tác phẩm củamình mà cái vô thức đã đây tác phâm đó đi xa hơn những tính toán và dự tínhcủa tác giả Sự kiểm soát của tac giả lên tác phâm không còn là điều tuyệt đối

Vì thế thi pháp học hiện đại ra đời với những nguyên tắc khác.

Thi pháp học hiện đại có tính bat quy phạm và đi tìm sự phiêu lưu của việc sáng tác (écriture) Nếu thi pháp học cô dién có tính áp đặt và công thức dé quy định cái gì là đúng hoặc sai, hay hoặc dở dé đưa cách sang tạo vao một cái khung được định sẵn là chuẩn thì thi pháp học hiện đại miêu tả; không gò ép tác phẩm vào một mô hình nhất định dé nhận định Phong cách riêng của tácgiả được chú trọng dé đi tìm cái khác biệt giữa những cái giống nhau

16

Trang 21

Tuy Nga-Xô viết và phương Tây là hai nguồn về thi pháp học hiện đại đượcnghiên cứu và tiếp cận tại Việt Nam nhưng mỗi nguồn lại có những cách tiếpcận riêng về thi pháp học “Thi pháp học từ phương Tây bao giờ cũng đi từ tác phẩm, lay tác phẩm là trung tâm nghiên cứu, lay ngôn ngữ tác phẩm làm điểmtựa khách quan, các yếu tố tiểu sử tac giả, bối cảnh văn hoá xã hội của tác phẩmđều bị được coi là yếu t6 ngoài văn bản không được quan tâm đến Còn thipháp học Nga - Xô viết vốn là thi pháp học lịch sử nên lấy xuất phát điểm làbối cảnh thời đại để đến với tác phẩm.” [16, tr 96]

Tác giả Hoàng Câm Giang cũng từng đề cập đến hướng tiếp cận từ góc độthi pháp học lịch sử trong cuốn Tiểu thuyét Việt Nam dau thé kỷ XX: Cấu trúc

và khuynh hướng Trong đó trích dẫn câu nói của nhà nghiên cứu Khrapchenko:

“Nếu như Thi pháp hoc đại cương, lý thuyết, trong một chừng mực nao đó danh

để nghiên cứu cấu trúc, hình thức tô chức tác phẩm văn học nghệ thuật, thi pháp học lịch sử xem xét sự phát triển của những con đường và phương tiện thể hiện hiện thực băng nghệ thuật, nghiên cứu chúng trong những chiều kích lớn hơn,

khi hướng tới sáng tác nghệ thuật của các dân tộc khác nhau, các trào lưu và

các thê loại khác nhau.” [15, tr 73-74]

1.1.2 Thi pháp học trong điện ảnhTheo cuốn Thi pháp học trong điện ảnh của tac giả David Bordwell thì thipháp học truyền thống tập trung nghiên cứu ba đối tượng khác nhau trong một tác phẩm điện ảnh đó là: chủ dé (thematics), hình thức quy mô lớn (large-scale

form) và phong cách (stylistist).

Chủ đề nghiên cứu đối tượng, chủ dé, đề tài - được xem là một trong những

yếu t6 quan trong cấu thành nên tác phẩm Người nghiên cứu có thé khảo sátnhững motifs được lặp lại, các biểu tượng và những chủ dé như những chất liệu

và nguyên tắc dé cấu trúc nên tác phẩm Tương tư như thé, nhiều nhà nghiêncứu phim đã chỉ ra cách mà thể loại phim đã trình hiện và lặp lại các hình anh,

17

Trang 22

huyền thoại và motif trong phim Trong khi nhiều tác giả được truyền cảm hứng

từ việc nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, đã chỉ ra tầm quan trọng của biểu tượngtrong điện ảnh đại chúng.

Nhánh thứ hai được nghiên cứu trong thi pháp học đó là hình thức quy mô

lớn Đối tượng nghiên cứu chính trong nhánh này là lý thuyết và phân tích về

tự sự trong phim - yếu tô quan trọng câu thành nên tác phâm Việc nắm bắt

được tự sự trong phim sẽ ảnh hưởng lớn trong việc người xem đón nhận va camnhận về bộ phim như nào Ví dụ trong phim dài đầu tay Force Majeure (2014)

của đạo diễn Ruben Ostlund đầu phim kê về một gia đình một vợ, một chồng,

hai đứa con nhỏ đi leo núi trượt tuyết chơi Trong một trận lở tuyết, khoảnhkhắc đó người chồng đã bỏ chạy đề lại hai đứa con cùng cô vợ một mình và cả truyện phim chỉ xoay quanh tâm lý giữa người vợ và người chồng phức tạp Khan giả sẽ không thê đón nhận cái kết một cách thoải mái và tinh tường vềbản chất con người nếu không theo dõi tuyến truyện, động lực và các trở ngạicủa nhân vật xuyên suốt bộ phim Vi vậy việc nghiên cứu và xem xét kỹ tự sựtrong phim đóng góp một vai trò quan trọng trong việc cảm nhận một bộ phim.Trong luận văn nghiên cứu về ba tác phẩm của đạo diễn Lav Diaz này sẽ đượctập trung vào phân tích motif các nhân vật được lặp lại như thế nào va cách kéchuyện phim như tiến trình cô điển trong việc viết tiêu thuyết nhưng trong đónhững tiéu tiết và những biến số trong việc xây dựng và cấu trúc bộ phim khiếncác tác phẩm điện ảnh của Lav Diaz đương đại và có cái nhìn mới lên hiện thựccũng như lịch sử.

Phong cách học, chiếc chân trụ thứ ba trong cái kiềng ba chân thi pháp học,nghiên cứu chất liệu và các yếu tố lặp lại (patterning) trong các thành phan cautạo nên bộ phim Cụ thê ở đây là nghiên cứu về dàn cảnh, quay phim, cỡ cảnh,dựng phim, quay phim, âm thanh trong phim Luận về phong cách, có nhiều

18

Trang 23

khái niệm về phong cách được nghiên cứu nhắc đến như phong cách thời kỳ(period style) và phong cách quốc gia (national style).

Tuong tu thé, trong cuốn Điện ánh va văn học - Dẫn luận và nghiên cứu

của tác gia Timothy Corrigan phân chia thi pháp học trong phim ra làm ba mục:chủ đề, tự sự và những yếu tố của phong cách

- Chủ dé và Mô tip là tư tưởng chính của tác pham Thông thường việc cải

biên từ tác phâm văn học sang tác phâm điện ảnh đều giữ lại chủ đề của tác phẩm gốc Điển hình như các tác phẩm của đại văn hào Shakespeare nhưHamlet với chủ đề về người anh hùng sống trong giai đoạn xã hội mục nát

sẽ phân định con người và tinh cách anh ta như thé nao thì tác phâm điệnảnh đều giữ lại được chủ đề này, song song đó phát triển và cải biên theohướng của hiện thực đương thời Hoặc gần đây có bộ phim Drive My Carcủa đạo diễn Ryusuke Hamaguchi được chuyên thé từ tác phẩm văn học

của tác giả Haruki Murakami Đạo diễn đã giữ lại những Mô típ, trạng thời

và bầu không khí mang đậm chất Murakami như Mô típ về người phụ nữ

bí ân, về nhân vật nam chính nhạt nhoà với chính mình và đời sống đi tìm một hành trình mới, Chủ đề chính là bộ xương giúp người sáng tác trong quá trình thực hành nghệ thuật giữ được hướng di và tinh thần chính của bộphim Song song đó, chủ để là cái cốt yếu cuối cùng người tiếp nhận nhậnđược sau khi thưởng thức trọn vẹn tác phẩm, là ý tưởng lớn và giúp ngườixem kết nối mọi chỉ tiết xuất hiện và được cấu trúc trong tác phâm Yếu tô thứ hai sau đó cần được nhắc đến chính là nhân vật.

- Nhân vật là la bàn của một tac phẩm dẫn dắt người xem, người đọc vào

trong thế giới của bộ phim Có nhiều tác phẩm không có nhân vật chínhxuyên suốt bộ phim như AKA Serial Killer (1969) của đạo diễn MasaoAdachi là một bộ phim tài liệu kế về kẻ giết người hàng loạt NoriaNagayama Ca phim quay toan bộ cảnh quan những nơi Noria đã di qua,

19

Trang 24

lớn lên và sinh sống dé thay một thành phố và đất nước Nhật Bản bình yên

một cách bí bức mà không có một nhân vật thực sự nảo được quay Nhưng

đa phần các tác phẩm điện ảnh đều có nhân vật chính Các tuyến nhân vật

có thê được phân chia ra là nhân vật chính và nhân vật phụ Nhân vật chính

có thé là hình mẫu người tốt, nhân vật anh hùng như phim Forrest Gump(1994) của đạo diễn Robert Zemeckis hoặc nhân vật xấu, nhân vật vật phản

anh hùng (anti-hero) như nhân vật nam chính trong phim Pieta (2012) của

đạo diễn Kim Ki Duk Ngoài ra còn có các kiểu phim đa tuyến Câu chuyệntheo sát hành trình của các nhân vật khác nhau như phim Pulp Fiction (1994)

của đạo diễn Quentin Tarantino hay Babel (2006) của đạo diễn người

Mexico Alejandro Gonzalez Inarritu Nhân vật là người dẫn dắt khán giả trực tiếp vào hành trình nhưng điểm nhìn trong phim thì không thể chỉ qua một nguồn duy nhất là nhân vật.

Điểm nhìn, theo Timothy Corrigan là trung tâm của nghệ thuật thị giác lẫnnghệ thuật ngôn từ Nếu một ô bánh mì trên bàn chỉ mang ý nghĩ là chính

nó, nhưng khi được nhìn bởi một con mẻo sẽ thành đối tượng thức ăn, còn

được nhìn bởi một hoa si thi 6 bánh mì trở thành đối tượng của sáng tác Vì thế điểm nhìn từ ai và nhìn cái gi trong một tác phẩm mang lại những ý nghĩa cho cảnh phim Điểm nhìn có thê đến từ cái tôi bản ngã, ngôi thứ nhất như phim Forrest Gump, hoặc có thé là điểm nhìn toàn tri đến từ ngôi thứ

ba và điểm nhìn giới hạn của ngôi thứ ba (dù khách quan nhưng vẫn tập

trung vào một hoặc hai nhân vật chính) Rashomon (1950) của đạo diễn

Akira Kurosawa (được cải biên từ truyện ngắn của nhà văn Akutagawa

Ryunosuke) và bộ phim The Virgin Suicide (1999) của đạo diễn Sophia

Coppola (được cải biên từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Jeffrey Eugenides)

là hai ví dụ về phim đã thể nghiệm với nhiều điểm nhìn khác nhau trong

cùng một phim

20

Trang 25

- Câu chuyện/cốt truyện/rự sự là phần tiếp theo cần chú ý khi phân tích và

phê bình tác phẩm Văn học với nhiều thể loại truyện ngắn, tiêu thuyết, thơ

ca, đã trở thành một nền tang vững chắc cho điện ảnh từ những ngày dau.Khan giả thấu cảm va bước vào được thé giới hư cấu của truyện phim bằngnhững câu chuyện cụ thể và những sự kiện cụ thể Cốt truyện là cách người sáng tác sắp xếp trật tự câu chuyện như cái gì kể trước, cái gì kể sau, cho khán giả nhìn thay gì và không kể gì, Ví dụ với phim /rréversible (2002)của đạo diễn Gaspar Noe ké một câu chuyện về một cô gái đang có mộtcuộc song yên lành, vào một đêm đi chơi khuya một mình về đã gặp phải

vụ cưỡng hiếp ngay trong đường ham Rồi chính cô trở thành nạn nhân vasau đó là câu chuyện báo thù của người bạn trai - đây là câu chuyện phim.Nhưng cốt truyện phim lại bắt đầu bằng cảnh trả thù của người bạn trai đốivới tên thủ phạm rồi từ đó cứ mỗi cảnh lại đi ngược thời gian dé hé 16 ra các thông tin trả lời cho cảnh trước đó Thay vì sử dung cách kể nguyên nhân kết quả như cách cô điển, đạo diễn Gaspar Noe đã làm một bộ phim

kế ngược lại với kết qua đi trước nguyên nhân Cấu trúc tự sự của câu chuyện được thể hiện qua cốt truyện và tự sự, “nghĩa là tạo dựng và thêmmàu sắc cho cốt truyện với một điểm nhìn nhất định.” [7; tr 102] Ngoài rakhông phải phim nào cũng có tự sự Nồi bật là các bộ phim của đạo diễn

Terrence Malick như Tree of Life (2011) hoặc bộ phim Vinh Cứu (2016)

của dao diễn Tran Anh Hùng Đây là những đạo diễn đi tim đường biên vakhả năng vô hạn của điện ảnh nên họ đã thử nghiệm với việc làm bộ phim

khước từ việc kế một câu chuyện theo cách cô điển mà ở đó, đi sâu và tìm cảm giác và trạng thái về thời gian và không gian trong mỗi thước phim.

- Bồi cảnh/ đạo cụ/ dàn cảnh là những gì được xuất hiện trong phim Đây là

phông nên, và là không gian được nhà làm phim trưng bay ra để phục vụmục đích ké chuyện và thé hiện tinh thần bộ phim Bối cảnh (setting) bao

21

Trang 26

gom cả việc dan cảnh, những đồ vật, đạo cụ được xuất hiện bên trong đó vàdiễn viên, nhân vật cũng thuộc về dàn cảnh “Bối cảnh có thé có ý nghĩahiện thực, ý nghĩa văn hoá, ý nghĩa lich sử và ý nghĩa biểu tượng” [11, tr.98-109] Thành phố Paris trong phim Amélie (2001) không phải là mộtthành phố Paris bình thường ta thấy qua các phương tiện truyền thông Dù

sử dụng bối cảnh thật là thành phố Paris có san nhưng đạo diễn Jean-PierreJeunet đã sắp xếp, sắp đặt, và dàn cảnh cùng những phong cách đặc trưngkhác của ông dé tạo ra một thành phố Paris có một không hai trong mắt nữ

nhân vật chính Amelie Hoặc trong phim Dogville (2003) của đạo diễn Lars

von Trier bối cảnh là một ngôi làng nhỏ được thể hiện chính xác như trênmột sân khấu được minh hoạ theo ngôn ngữ sân khấu về mặt bối cảnh Đây

là một cách xử lý đặc biệt cho bộ phim vì đạo diễn muốn nói đến tính diễn, tính sắp đặt, tính giả tạo và tính hiện thực có sẵn trong mọi thứ Vì thế màbối cảnh/ đạo cụ/ dan cảnh là điều không thé thiếu khi phân tích một bộphim từ góc nhìn thi pháp hoc.

Cuối cùng là những yếu tổ khác trong phong cách và cấu trúc phim Tac

gia Timothy Corrigan đã có những so sánh phong cách giữa điện ảnh va

văn học như việc một chữ tương ứng với một hình ảnh, câu văn tương ứng

với một shot quay quay, một đoạn văn như một cảnh quay, Mặc dù đâychỉ là một cách so sánh có tương đối nhưng đã thê hiện rõ phần nào nhữngnét tương đồng của hai loại hình nghệ thuật này Bên cạnh đó điện ảnh còn

có dựng phim và âm thanh (bên cạnh những yếu tô ké trên) dé tạo ra một phong cách và giọng điệu Vi dụ cảnh cuối trong phim 400 Blows (1959)

của đạo diễn Francois Truffaut là hình ảnh cậu bé nhân vật chính chạy liên

tục ra bờ biển với những cú máy dài chạy theo cậu cùng tiếng thở lo sợ bị những quản giáo trong trường học đuổi theo phía sau Khi ra được tới bờbiển, khoảnh khắc cậu bé quay lại và nhìn ra sau đã được dựng phim xử lý

22

Trang 27

cho dừng hình lại và giữ lại hình ảnh tĩnh đấy là hình ảnh cuối cùng củaphim Việc xử lý dừng hình lại vào cuối phim, hay chuyên từ cảnh rộngsang cảnh trung vào nhân vật chính, hay lia máy theo những bước chân và

tiếng thở hồn hén chạy cho chính cuộc đời của nhân vật đã tạo ra được cảmgiác cao cả trong điện ảnh Hoặc việc sắp xếp và dựng âm thanh trong phimXích lô (1995) của đạo diễn Trần Anh Hùng đã có những đoạn xử lý đặcbiệt như cảnh cậu bé nhân vật chính sau khi nhận tiền dé đi đốt kho lươngthực của một doanh nghiệp, cậu bị truy đuổi và lao ra bờ sông Sau cảnh đó cắt sang cận cảnh mặt cậu đầy đòi bọ và bùn đất, ướt đẫm cùng tiếng nhảyxuống sông Tiếng nhảy nước là nguyên nhân của hình ảnh trên nhưng đượcđặt cùng một lúc với hình ảnh đó tạo một phong cách riêng Mà nếu như trong văn học, ta thường gọi là một giọng văn khác cho những cảnh cần xử

lý đặc biệt Những yếu tố kỹ thuật này thuộc về mặt hình thức và phong

cách trong phim.

Được kế thừa từ các công trình nghiên cứu về thi pháp học và thi pháp họcđiện ảnh của các tác giả ké trên, học viên quyết định lựa chọn tiếp cận của tácgiả David Bordwell và Timothy Morrigan Ở nghiên cứu của hai tác giả đều cóđiểm chung về chủ đề - motif, tự sự và phong cách Vì thế học viên sẽ triểnkhai luận văn dựa trên thi pháp học tự sự và thi pháp học phong cách Ngoài ra

sẽ mở rộng phân tích thi pháp học chủ đề được thê hiện như thế nào thông quayếu tố tự sự và phong cách xuyên suốt quá trình khảo sát phim

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Lav Diaz trong làn sóng điện anh Philippines mới

Thời kỳ từ đầu những năm 1950 tới năm 1980, điện ảnh Philippines đượcphát triển và được khán giả ủng hộ Đây có thể gọi là thời kỳ hoàng kim đầutiên trong buôi bình minh với xử sở đảo quốc này Nhưng từ năm 1980 tới năm

1990, khán giả trong nước đã không còn dành thời gian cho điện ảnh trong nước

23

Trang 28

nữa Thay vào đó, sự xuất hiện của điện ảnh Hollywood đã chiếm thị phần lớnkhiến tất cả các hãng phim và nhà sản xuất Philippines buộc phải phá sản Khángiả hứng thú hơn với những bộ phim nước ngoài.

Sau đó máy quy kỹ thuật số xuất hiện thay đổi cả nền điện ảnh thế giới,trong đó có Philippines Nếu ngày trước việc sản xuất các bộ phim đòi hỏi chỉ phí sản xuất cao vì quay bằng phim analog thì nay với sự xuất hiện của quay phim kỹ thuật số, việc sản xuất phim trở nên dé dàng và khả thi hơn Cùng lúc

đó tại châu Âu, làn sóng mới Pháp đã có ảnh hưởng lớn tới toàn bộ các nhà làmphim thé giới với phong cách làm phim kinh phí thấp, quay phim ngoài đườngphố và diễn viên không chuyên Điện ảnh Philippines cũng có những chuyênminh với những dấu hiệu tích cực đầu tiên như phim ngắn Anino (Shadows)

của đạo diễn Raymond Red được giải Cành Cọ Vàng tại Liên hoan phim

Cannes năm 2000 Cũng không thé không nhắc đến người dẫn đầu trong lànsóng làm phim độc lập quay bằng máy kỹ thuật số chính là đạo diễn Jon Red

với phim truyện dai Still Lives.

Cũng vào giai đoạn nảy, nhà nước Philippines không quá chú trọng vàophát triển điện anh trong nước Tiền thuế dé sản xuất phim cho các danh mục

về thiết bị và mua phim cuộn cao Sau đó nếu phát hành thì 30% lợi nhuận sẽđược trả về cho nhà nước Nhưng ngày nay, nhà nước Philippines lại tập trungchú trọng đầu tư cho điện ảnh Philippines cũng như mở quỹ dé hợp tác quốc tế,đặc biệt với các nước trong vùng Đông Nam Á Chính sách nhà nước hỗ trợ vàphát triển tiền quỹ bền vững đề thúc day các quốc gia khác quay phim có bối cảnh tại Philippines cũng như đầu tư tiền quỹ vào những dự án tiềm năng.

Cùng với sự phát triển của phương pháp làm phim kỹ thuật số, sự chủ độngcủa các nhà làm phim trong việc thực hành, sản xuất và sáng tạo nội dung cùnglực đây từ chính sách nhà nước, nền điện ảnh Philippines đã trở thành một nềnđiện ảnh mạnh mẽ, đạt được các giải thưởng va đáng chú ý ở các liên hoan

24

Trang 29

phim lớn thế giới như Berlin, Cannes, Venice, Vienna và Rotterdam Trong đó

có phim Ang Pagdadalaga ni Maximo Oliveros (2005) của đạo diễn Auraeus Solito, phim Kubrador (2006) của đạo diễn Jeffrey Jeturian, phim Todo Todo Torres (2006) của đạo diễn John Torres

Có hai đạo diễn nổi tiếng không thé không nhắc đến trong làn sóng điện

ảnh Philippines chính là đạo diễn Lav Diaz và Brillante Mendoza Đạo diễn

Brillante Mendoza đã làm nhiều phim và vào năm 2008, bộ phim Serbis của

ông được chọn tranh giải chính thức tại liên hoan phim Cannes - trở thành bộ

phim Philippines đầu tiên được chọn tranh giải ké từ năm 1984 với phim của

đạo diễn Lino Brocka Sau đó ông chính thức được công nhận khi được giải

đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes với phim Kinatay vào năm

2009 Các phim truyện của ông đều được đề cử tại các liên hoan lớn như Berlin,Cannes, Venice, Tuy nhiên, ông cũng là một nhân vật gây tranh cãi khi công khai ủng hộ tong thống Philippines, Rodrigo Duterte - một nhân vật nồi tiếng với chính sách độc tài và làm thiệt mạng nhiều người tại Philippines trong cáchmạng chống thuốc phiện và ma tuý Trái ngược quan điểm chính trị của đạodiễn Mendoza, đạo diễn Lav Diaz là một người làm phim có tiếng nói về đề tàichính trỊ xã hội một cách thăng than và trực diện, chống lại tổng thống Duterte

Người còn lại đó chính là đạo diễn Lav Diaz, người đi đầu trong làn sóngđiện anh Philippines mới và cũng là một cái tên quan trọng trong nền điện anh thé giới Lav Diaz tên đầy đủ là Lavrente Indico Diaz (sinh ngày 30 tháng 12

năm 1958) là một nhà lam phim độc lập, trước đó ông là nhà phê bình điện ảnh.Ông được biết đến như một cái tên không thé thiếu trong phong trào điện ảnhchậm (slow cinema) và đã thực hiện các bộ phim truyện với độ dài kỷ lục Ôngbắt đầu làm phim vào cuối những năm 1990 Ba bộ phim truyện dài đầu tay củaông lần lượt được liên hoan phim Hong Kong chọn trình chiếu và tranh giải.Cho tới bộ phim dai thứ 15 của ông, Norte, The End of History (2013) được

25

Trang 30

chọn tranh giải tại hạng mục Un Certain Regard của Liên hoan phim Cannesthì từ đó khán giả và giới phê bình châu Âu mới bắt đầu biết đến đạo diễn LavDiaz và nghiên cứu lại những bộ phim trước đó của ông Sau đó một năm, ông

thắng giải thưởng Báo vàng - giải thưởng cao nhất tại liên hoan phim Locarno

với bộ phim From What Is Before Năm 2016, bộ phim The Woman Who Left

giành giải thưởng cao nhất, giải Sư tử vàng tai liên hoan phim Venice Trung bình một năm đạo diễn Lav Diaz sẽ ra mắt một phim, có những thời kỳ ông ramắt đến hai hoặc ba phim trong cùng một năm liên tục Khả năng sáng tạokhông ngừng nghỉ và sự bền bỉ trong việc thực hành và sản xuất phim của đạodiễn Lav Diaz là một điều đáng ghi nhận Trước khi làm phim, Lav Diaz đã cóbằng kinh tế tại trường đại hoc Notre Dame tại thành phố Cotabato và tới năm

40 tuổi mới chính thức bắt dau bam bộ phim truyện dai đầu tay của mình Theo như trang MUBI phỏng van, đạo diễn Lav Diaz chia sẻ rang ông lớn lên không phải ở thành phố mà ở gần những khu rừng Ông được bố dẫn đi xem phim từlúc nhỏ và lớn lên trong nền văn học Nga với những đại thi hào nổi tiếng nhưLev Tolstoy, Dostoevsky, Sau này các tác phẩm quan trọng đó đã được chínhông chuyên thể thành bản điện ảnh Các tác phẩm văn học tiêu thuyết với khốilượng lớn cả về độ dài và bề dày lịch sử đã ảnh hưởng trực tiếp lên các sáng táccủa Lav Diaz Các tác phẩm của ông cũng tập trung nói về những số phận cánhân trong tiễn trình lịch sử với những điển tích Bên cạnh đó, độ dài thời lượng trong phim của ông cũng dao động tới trên 10 tiếng đồng hồ Có thể nói, néu tiếp nhận điện ảnh của Lav Diaz như cách ta tiếp nhận một cuốn tiêu thuyết thì

sé dé hiểu hơn Lav Diaz cũng là một trong các đạo diễn yêu thích viết lách vàsáng tác văn học Ông đã từng nhận được ba giải thưởng tại giải thưởng vănhọc lớn nhất Philippines, Palanca Memorial Awards for Literature với; hai giảithưởng vào năm 1990 và 1991 cho truyện ngắn và giải ba vào năm 1997 chokịch bản hay nhất

26

Trang 31

Đặc điểm chung trong làn sóng mới của điện ảnh Philippines nằm ở phong

cách hiện thực của các bộ phim Các bộ phim của đạo diễn Brillante Mendoza

và Lav Diaz đều quay dựa trên chất liệu hiện thực Các bộ phim được quay tạicác bối cảnh thật với chủ đề và đề tài về đời sống hiện thực tại Philippines.Cách xử lý hình ảnh và âm thanh cũng dựa trên thực tế để đưa vào, không có quá nhiều kỹ xảo được đặt vào.

Nếu như nhiều đạo diễn yêu thích và có phần cực đoan khi cho rằng điệnảnh là phải quay bằng phim nhựa; họ không tìm thấy cái đẹp nguyên sơ từ máyquỹ kỹ thuật số thì đạo diễn Lav Diaz tự nhận bản thân là một “học viên củachủ nghĩa hiện đại.” Ông luôn tìm tòi và học về các vấn đề kỹ thuật, thiết bị,máy móc mỗi ngày Đối với ông, đó là một công cụ và ta phải đón nhận và học hỏi Bởi vì đó chính là mục đích của tiễn bộ khoa học kỹ thuật Sự phát triển giúp chúng ta làm được nhiều phim hơn mà không cần phải tốn quá nhiều tiền.

Trong buổi phỏng van sâu đạo diễn Lav Diaz được tô chức tại Liên hoanphim Locarno, Thụy Sĩ vào ngày 5/08/2020, đạo diễn Lav Diaz đã chia sẻ nhiều

về bản thân, môi trường và cách tiếp cận điện ảnh của ông Thời gian trước khichính thức bắt đầu làm phim, ông đã thử sức với các dự án thương mại nhưngkhông thể tiếp tục kéo dài Ông nhận rằng “Tôi chọn lựa sự tự do Vì thế tôilàm phim.” Các bộ phim của ông nếu xếp lại theo tiến trình thời gian thì ta sẽđược một chuỗi thiên sử thi về lịch sử văn hóa Philippines với những sang chấn

và những biến cố Người dân đảo quốc sống dưới chế độ thiết quân luật trongsuốt 17 năm Sau đó bat đầu thời gian về những sang chan và những vết seohậu thiết quân luật Chưa dừng lại ở đó, đất nước lại tiếp tục bước vào thời kỳ bạo lực mới với 24 năm dưới sự lãnh đạo của tổng thống Ferdinand Marcos.

Bộ phim trước là tiền đề cho bộ phim sau Các tác phẩm của đạo diễn Lav Diaz

đi qua từng tiến trình lịch sử, nhìn lại lịch sử, phân tích và suy ngẫm về nhữngvòng lặp bạo lực dã man không hồi kết “Ác mộng của người Philippines” - ông

27

Trang 32

khang định đây là cách ông nhìn nhận về thế giới xung quanh minh và điều đó

đã tác động trực tiếp đến tác phẩm của ông như thế nào khi “hàng ngàn ngànngười đã chết và mất tích dưới thời kỳ tổng thống Marcos.”

Phong cách thực hành nghệ thuật của đạo diễn Lav Diaz cũng có những nét

riêng Ông là người tự làm phần lớn các vị trí trong đoàn phim của mình nhưbiên kịch, đạo diễn, sản xuất, quay phim, dựng phim, chỉnh màu, làm âm thanh

Các diễn viên trong phim của ông cũng tương tự Các diễn viên sẽ thay phiên

nhau vừa làm diễn viên vừa thu âm thanh hoặc lo phục trang lẫn đồ ăn cho đoànphim Sản xuất phim theo phong cách làm phim kinh phí thấp giúp ông chủđộng trong sáng tác, có thời gian cho việc quay phim và ngắm nhìn bộ phim.Ông cho rằng việc tỉnh giản các nhu cầu vật chất trong việc quay phim sẽ giúp người làm phim đạt đến sự tự do trong sáng tác Ví dụ trong bộ phim FromWhat Is Before (2014) của ông nói về thời kỳ chuyển giao sang chế độ độc tàicủa tong thống Marcos tại một ngôi làng ở Philippines những năm 60s và 70s Ông tìm được bối cảnh tại một ngôi làng hẻo lánh xa trung tâm tại Philippines

mà không gian và đời sống con người ở đó giống như hiện thực trong quá khứ.Lav Diaz dùng chính bối cảnh đó dé quay mà không hề đụng chạm nhiều vàobối cảnh, không có thiết kế bối cảnh hoặc làm trường quay như các cách thực

hành của các đạo diễn khác Thông thường ông sẽ đi chọn cảnh và từ cảnh ông

viết truyện cho phim dựa trên ý tưởng cốt mà ông đã có sẵn trong đầu Buổi tốiông sẽ ngồi viết lách và vào ngày hôm sau ông cùng đoàn phim của mình điquay Như chính phong cách bộ phim của mình, việc thực hành làm phim của ông cũng không mang tính vội vã chạy đua cùng thời gian Mỗi ngày ông chỉ

làm hai việc: viết và quay Khi quay thì một ngày chỉ cần quay một shot đối vớiông cũng là đủ Ông cho rằng cái đẹp cần sự bình tĩnh và can thời gian dé nắmbắt được nó Cuối cùng sau 8 tháng ông đã hoàn tat các cảnh quay cho bộ phim,sau đó tự dựng phim trong 4 tháng tiếp theo Hay với bộ phim The Evolutionary

28

Trang 33

of a Filipino Family (2004) được ông thực hiện quay trong suốt 10 năm cùngtién trình lớn lên của những nhân vật chính Lav Diaz không bao giờ tinh trước

bộ phim mình làm sẽ có thời lượng dài bao lâu, ông thiền trong lúc làm phim Ông chỉ làm và bộ phim sẽ thành hình trên tiến trình đó.

Lav Diaz là người có những bộ phim nằm ngoài hệ thống phát hành Các

bộ phim điện ảnh thường có thời lượng chiếu rạp trung bình là từ 1 tiếng 30phút đến 2 tiếng Nhung Lav Diaz làm phim gap hai đến năm lần thời lượng

mà hệ thống phát hành có thé chiếu Lav Diaz còn là người làm phim có phươngthức sản xuất năm ngoài hệ thống phim thị trường lẫn hệ thống phim nghệ thuậtthông thường Điền hình với phim The Woman Who Left (2016) đã thắng giải

Sư tử vàng của Liên hoan phim Venice khi phim chi quay bằng một chiếc máy

chụp hình Sony a6300 nhỏ gọn Cách ông vận hành đoàn phim vô cùng nhỏ gọn, trên dưới 10 người Một mình ông sẽ lo các công việc chính như đạo diễn,

biên kịch, quay phim, dựng phim, chỉnh màu, thậm chí làm âm thanh.

Đôi lúc trong phim của đạo diễn Lav Diaz sẽ có một số đoạn âm thanh chưađược cân đều như tổng thé phim Hoặc một số lần chuyên cảnh lại bị nhảy hình.Nói về những chỉ tiết được cho là /di trong phim, ta có thé so sánh với bộ phimJoan of Arc (2019) của đạo diễn Bruno Dumont Khi được hỏi về những “lỗi”như diễn viên hát bị phô, bị quên lời, rất nhiều lần diễn viên nhìn nhằm vàomáy quay, Bruno Dumont đã trả lời rằng: đối với ông một bộ phim hoàn hảo chính là vì nó có những điều chưa hoàn hảo Ông sợ hãi sự “đúng”, sự cầu toàn của điện ảnh Hollywood khi diễn xuất phải chuẩn, âm thanh không bị ban, quayphim màu đều và đẹp Đối với ông, đó là những thứ vô hồn Những thứ người

ta cho là “lỗi” trong phim ông, ông thấy đó là điều gì đó rất “sống.”

Đạo diễn Lav Diaz là người yêu thích việc đọc sách văn học và lịch sử.

Ông có một đam mê không thê dấu được với hai đề tài này Ông chia sẻ trongcác buôi phỏng vân đạo diễn răng nêu ông đi đên một quôc gia lạ, ông sẽ muôn

29

Trang 34

được nói chuyện và lắng nghe những người lớn tuổi ké về ký ức của ho Ôngcho rằng kiểu lịch sử truyền miệng nay sẽ cho ta một tri thức khác, một gócnhìn khác về những gi chúng ta đã được học và đọc trên các văn bản chính thức

về lịch sử Việc quan sát đời sống và việc làm phim cũng tương tự thế, nó làquá trình nhìn lại lịch sử, tìm ra sự thật khác dưới góc nhìn khác và nói lên nó.

Lý do các bộ phim ông thường nói về các chủ đề và vấn đề lịch sử, Lav Diazcho rằng ông ý thức được bản thân như một người làm phim, cũng chính là mộtngười làm văn hoá, ông phải có trách nhiệm với những gì mình sáng tác Ônglàm phim về lịch sử bởi vì cách lịch sử được viết ra và đối thoại với ngườiđương thời rất tệ Ông phải đặt lại vấn đề, tra khảo lại lịch sử để phần nào giúpngười xem đặt lại những câu hỏi cho hiện tại “Ai cũng giữ một lịch sử về Philippines trong đầu” nên việc thực hành làm phim của đạo diễn Lav Diaz là một diễn ngôn mới về lịch sử Philippines và về con người nói chung.

1.2.2 Vài nét khái quát về The Woman Who Left, The Halt, Genus PanBối cảnh và thời đại trong phim của đạo diễn Lav Diaz luôn gắn liền vàsong hành với bối cảnh và thời đại của đất nước Philippines Vì vậy trong phầnnày, ngoài tập trung đưa ra vài nét khái quát về ba bộ phim của đạo diễn LavDiaz thì phần tình hình chính trị của đất nước Philippines trong từng giai đoạncũng được đề cập tới dé ta có cái nhìn toàn diện hơn về ca ba bộ phim

The Woman Who Left (2016) lẫy cảm hứng từ God Sees The Truth, ButWaits của Lev Tolstoy về một người phụ nữ lên kế hoạch tra thù người tinh cũsau 30 năm chịu tù oan Sau khi ra khỏi tù, bà quay lại ngôi nha của mình va tặng ngôi nhà cùng toàn bộ số tài sản còn lại của bà cho những người giúp việc sống trong đó, tìm gặp lại cô con gái mà suốt bao nhiêu năm trong tù chưa mộtlần thăm bà và nhận tin ra cậu con trai duy nhất đã bỏ đi và biến mất suốt baolâu này Bà quyết tâm trả thù và giết chết người tình cũ của bà - người đã thuêngười giêt chong ba và đô tội cho ba Cả một hành trình vê việc bà gặp rat nhiêu

30

Trang 35

con người và số phận trong sống xung quanh căn nhà giàu của lão người tình

cũ Bà làm ban với một anh ban hột vịt lộn nghèo, chăm sóc một người phụ nữchuyền giới bị bệnh vì lúc nào cũng muốn tự hành xác mình và cưu mang một

cô gái tuổi vị thanh niên bị bệnh điên và bệnh hủi Horacia Somorostro (CharoSantos-Concio) được trả tự do vào năm 1997 sau khi bi tống giam vì một tội ác

mà cô không hề phạm phải Mặc du Somorostro đoàn tụ với con gái nhưng côbiết răng chồng mình hiện đã qua đời và con trai cô mat tích Cô nhận ra rằng

có một thứ không thay đôi - quyền lực và đặc quyền của giới thượng lưu Niềmtin này càng được củng cố khi Somorostro sau đó phát hiện ra rằng người tinh

cũ giàu có của cô, Rodrigo Trinidad (Michael de Mesa) là người đã định tội cô.

Cô biết răng Trinidad buộc phải ở trong nhà của anh ta giống như những người bạn của anh ta do các vụ bắt cóc nhằm vào những người giàu có Đối với giai cấp thống trị, những vụ bắt cóc là van đề nghiêm trọng nhất trong lịch sử datnước Somorostro bắt đầu lên kế hoạch trả thù giữa cuộc khủng hoảng

Ngay từ đầu phim, bối cảnh của một Philippines loạn lạc và nhiễu nhương

đã được đề cập rõ qua các bản tin radio trên khắp đất nước Bản tin cho biếtvào ngày 30 tháng 6 năm 1997, chính quyền thuộc địa của Vương quốc Anh đãkết thúc ở Hồng Kông Sau đó, ngày 1 tháng 7, Quốc ky của Vương quốc Anhđược kéo lên lần cuối tại Hồng Kông Hồng Kông sẽ chính thức được trả lạicho Trung Quốc Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế đang lo lắng về cuộc di

cư của cộng đồng doanh nghiệp người Philippines gốc Hoa tại đảo Mindanao.Nhiều doanh nghiệp đang rời khỏi các trung tâm kinh tế tại các tỉnh và thànhphố của Mindanao Bởi vì nạn bắt cóc đã lan tràn như đại dịch Theo một doanhnhân lớn sống tại thành phố Davao, vì lý do an toàn Nếu chính phủ không thểđảm bảo an ninh cho người dân, đặc biệt đối với những doanh nhân như họ, họ

sẽ chuyên đến Manila hoặc thành phố khác để đảm bảo an toàn Hầu hết cáccộng đồng doanh nghiệp người Philippines gốc Hoa ở các tỉnh Davao, Bắc

31

Trang 36

Cotabato, Nam Cotabato đều chịu ảnh hưởng bởi các vụ bắt cóc triỀn miên.Nếu sống trong sợ hãi thì chỉ còn cách chuyền đi Theo báo cáo của Cảnh sátQuốc gia Philippines được đăng trên báo, tổng số vụ bắt cóc trong năm 1997 nhiều gấp ba lần so với năm trước đó, 1996.

The Halt (2019)

Lay bối cảnh những năm 2031 sau một vụ phun trào núi lửa lớn, thủ đô của Philippines, Manila, đã chim trong bóng tối ba năm mà không có ánh sáng mặttrời Bạo loạn khắp các quốc gia và cộng đồng Dịch bệnh hoành hành khắp lụcđịa Hàng triệu người đã chết và hàng triệu người khác đã ra đi Đây là một bộphim đa tuyến với nhiều phe phái và thành phần khác nhau, trong đó có: hai côgái trong quân đội chịu trách nhiệm bảo vệ tong thống, một vị tổng thong với nhiều bệnh lý, một chang trai sắp mù muốn ám sát tổng thông, một cô gái mat trí nhớ và muốn tìm lại ký ức qua việc làm dịch vụ mại dâm và uống mau tươi, Năm 2031, khi núi lửa phun trào và lan rộng, khắp Đông Nam Á bị bao trùm trong bóng tối bởi khói mà không có một tia nắng nào Vì thế mà bạo loạn, kinh

tế, bệnh tật đã xảy ra Không có ánh mặt trời cũng khiến người dân bị mộtchứng bệnh cúm lan truyền nhanh và có thé gây chết người Vì thế chính phủ

đã tổ chức và bat ép tất cả mọi người đi tiêm với khẩu hiệu: “Ai không có giấychứng nhận tiêm chủng sẽ bị bắt đi tù.” Như một dự báo kỳ lạ, năm 2020 đã

xảy ra bệnh dịch covid, chỉ một năm sau khi đạo diễn Lav Diaz phát hành bộ

phim và chính quyền Philippines đã có những hành xử giống như trong phim

mô tả Đây không phải là một sự tiên đoán thần kỳ mà đây chính là sự quan sátcủa đạo diễn Lav Diaz trước chế độ độc tài của các đời tổng thong trước Lich

su lặp lại chính nó.

Điều đặc biệt trong bối cảnh bộ phim này là lấy mốc thời gian ở tương lai,năm 2031 Nếu như các phim trước của đạo diễn Lav Diaz là diễn ngôn củaông về lịch sử chính trị và con người Philippines, về quá khứ và hiện tại thì khi

32

Trang 37

đến với bộ phim The Halt, ông lại có một thử nghiệm thú vị với thé loại phim Đây có thể gọi là bộ phim nghệ thuật khoa học viễn tưởng hoặc thể loại phim

phản địa đàng (dystopian).

Việc các đạo diễn phim tác giả và phim nghệ thuật tái định nghĩa lại théloại hoặc mở rộng cách hiểu và cách làm với thê loại phim không còn quá xa

lạ Điển hình là sau bộ phim kinh điển về thê loại khoa học viễn tưởng 2007: 4

Space Odyssey của đạo diễn Stanley Kubrick thì đạo diễn Andrei Tarkovsky lại

cho ra mắt bộ phim Solaris dé đưa ra một cách thức tiếp cận khác khi làm phimthé loại khoa học viễn tưởng mà không cần quá tập trung vào yếu tố khoa học

như một cách phô trương kỹ nghệ làm phim Phim Solaris của đạo diễn

Tarkovsky lấy bối cảnh khoa học viễn tưởng và cách ông xử lý tâm lý và nỗi

cô đơn của con người được đặt trọng tâm.

Ngoài ra, tại Đông Nam A có đạo diễn Apichatpong người Thai Lan cũng

đã làm những bộ phim được xếp vào thê loại phim ma nhưng không có bất kỳmột cách xử lý hù dọa bạo lực hoặc gây sợ hãi với người xem Ngược lại triết

lý làm phim của Apichatpong là đa thế giới đều đang sống cùng nhau, ngườisống, người chết hay các linh hồn đều hiện hữu và hài hoà chung sống với nhautrong một không gian Đối với trường hợp phim The Halt (2019) của đạo diễn

Lav Diaz là phim chính kịch viễn tưởng Tuy nhiên đây không phải là phim

viễn tưởng với bối cảnh không gian hoành tráng hoặc những yếu tố đặc biệt vềđạo cụ hoặc thiết kế Chất viễn tưởng của đạo diễn Lav Diaz nằm trong bốicảnh đầu phim bằng lời giới thiệu và radio trong phim về một bệnh dịch phát sinh vì cả Đông Nam Á không có ánh sáng mặt trời sau một trận phun trào núi lửa Còn lại toàn bộ bộ phim vẫn được quay và xử lý trên chất liệu hiện thực vàcon người như sống trong thời hậu tận thế tại Philippines Sự viễn tưởng khôngcòn là một yếu tố xa rời hiện thực khi được mô tả trong phim của đạo diễn LavDiaz.

33

Trang 38

Genus Pan (2020):

Bộ phim kế về ba công nhân khai thác vàng bỏ việc của họ để về nhà Họphải băng qua hòn đảo thần thoại Hugaw, nơi lịch sử để lại những lời nguyền không thể cứu rỗi Bộ phim cho thấy cái nhìn về con người và động vật giống nhau đến nhường nao Bộ phim bắt đầu vào một buổi chiều làm việc dai vànóng nực Ba người lao động gồm có Baldo (Nanding Josef) và Paulo (BartGuingona), cộng với nhóm bạn trẻ Andres (D.M.S Boongaling) - sắp kết thúc công việc mệt mỏi kéo dài hàng tháng trời trong các mỏ vàng, chỉ để nhìn lại bản thân chỉ có mức lương vốn đã ít ỏi lại càng bị cắt giảm khi các ông chủ của

họ yêu cầu phí môi giới và chỗ ở Với số tiền mặt còn lại, cả ba hướng đến hònđảo Hugaw, quê hương của họ Đặc biệt, Andres là người phải lo cho cả gia đình và người thân bị bệnh tại quê nhà Gia đình anh đang chờ đợi sự trở lạicủa anh với số tiền khiêm tốn

Ké từ năm 2011 với bộ phim Elegy to the Visitor from the Revolution thìđây là bộ phim ngắn nhất của ông cho tới năm 2020 vi thời lượng chi hơn 2tiếng rưỡi Cũng như các bộ phim khác, diễn ngôn của ông trong phim này mộtphần muốn nói về những câu chuyện và những lời nguyền mà đảo quốcPhilippines phải gánh chịu Bên cạnh đó không chi là chuyện chính tri va conngười đất nước Philippines, với Genus Pan, như tên phim, ông mở rộng gócnhìn về loài người và con người nói chung với bản năng và sự ích kỷ.

Ba nhân vật chính cùng nhau bỏ công việc vat vả tại hòn đảo này (vì không

đủ sống) là Paulo, Baldo và Andres Andres phải về vì mẹ thì bị mat giọng, chịthì bị bệnh nằm trong bệnh viện Họ nghĩ đi làm xa sẽ có thêm tiền nhưng không phải thé Con Baldo và Paulo là hai người bạn từ nhỏ, trên chuyến đi này, quákhứ của họ được tiết lộ Mỗi khi nghe tiếng chim rừng kêu, Baldo sẽ như lênđồng lặp đi lặp lại cụm: Bộ Đôi Tắc Ké (Twin Gecko), Paulo sẽ bịt tai lại và bỏchạy Hết cơn, Baldo lại khuyu người xuống khóc Mãi về sau phim ta mới biết,

34

Trang 39

Paulo và Baldo từ nhỏ trong một ngôi làng đi xem một gánh xiếc rong, lúc xemxong, lão chủ đã dụ dỗ họ kẹo và cho họ một bộ đồ Tắc Kẻ đôi dính lưng nhau.Thế là họ, những đứa trẻ 8 tuổi bị bắt cóc đi theo gánh xiếc, bị đánh đập và bỏđói dé mang lại tiếng cười và tiền cho đoàn xiếc và thăng hề độc ác Họ đã nhớgia đình rất nhiều Và vào đêm định mệnh, Paulo, người hiền lành và thánhthiện nhất trong ba nhân vật chính đã ké rang, sau 9 năm chịu đựng đã giết lão

hề Cho hắn ta uống rượu, “chơi gái” và b6 hắn ra thành từng mảnh rồi ném tat

cả xuống sông

Tiểu kếtQua tiến trình và các công trình nghiên cứu về thi pháp học nói chung vàthi pháp học điện ảnh nói riêng đã giúp người xem, người đọc có một cách tiếp cận và góc nhìn khi phân tích phim Với vốn tri thức đã được nghiên cứu dùng nhiều nguồn tiếp cận đa dạng, việc khảo cứu các tác phâm điện ảnh dưới góc nhìn thi pháp học có thé xem là một trong những kim chi nam khi người nghiêncứu muốn xem hoặc khảo cứu tác phẩm

Lav Diaz là một đạo diễn tác giả với phong cách làm phim được giữ vững

suốt cả sự nghiệp của ông như quay phim trắng đen, quay cảnh rộng và theophong cách điện ảnh chậm Việc lựa chọn ba bộ phim cụ thé như The WomanWho Left, Genus Pan và The Halt của tac giả điện anh Lav Diaz nhằm đưa ra

sự da dang trong đề tài và thé loại dé ta có cái nhìn khái quát hon về điện ảnh

của đạo diễn Lav Diaz qua góc nhìn thi pháp học.

Nếu tiếp cận tác pham của đạo diễn Lav Diaz dưới góc độ và kỳ vọng thôngthường khi khán giả xem các phim Hollywood khác thì sẽ có một khoảng cách

nhất định và một sự đè chừng cả về phong cách (điện ảnh chậm, phim dài từ bađến 10 tiếng) lẫn chủ đề (chính trị, lịch sử, hậu thuộc địa) Nhưng nếu khán giảđón nhận các tác phẩm của ông như việc đọc một cuốn tiêu thuyết thì sẽ thay

dê hiéu va cởi mở hơn Việc so sánh phim của ông với một cuôn tiêu thuyét là

35

Trang 40

vì cả hai đều có độ tương đương giữa thời lượng của một cuốn phim và độ dàycủa một cuốn tiểu thuyết, về cách phát triển và sắp xếp các tuyến nhân vật đếnmức vi tế và chỉ tiết, về chính cả những tự sự của chính các nhân vật cũng tạo cảm giác điện ảnh của Lav Diaz được hình thành, chịu ảnh hưởng và phát trưởng bởi một von văn học dày dặn trước đó.

Vậy khi xem xét ba bộ phim trên của đạo diễn Lav Diaz qua góc nhìn thi

pháp tự sự học, ta sẽ xem ông đã xây dựng nhân vật như thế nào, những nguyênmau nhân vật điển hình đã tái trình hiện như thé nao trong tác phẩm hiện đạicủa ông, tự sự của mỗi nhân vật nói lên điều gì và thông qua góc nhìn của chínhtác giả trong tác phâm đã mở đường cho một quan điểm cụ thể về cái nhìn phảnthuộc địa của ông như thê nào.

36

Ngày đăng: 15/07/2024, 11:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN