1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lý luận, Lịch sử và phê bình điện ảnh - truyền hình: Diễn ngôn về chấn thương trong phim cải biên từ tác phẩm của Haruki Murakami: Trường hợp “Burning” (2018) của Lee Chang Dong và “Drive My Car” (2021) của Ryusuke Hamaguchi

126 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

PHẠM THỊ HIÈN TRANG

DIEN NGÔN VE CHAN THUONG TRONG PHIM

CAI BIEN TU TAC PHAM CUA HARUKI MURAKAMI (TRUONG HOPBURNING (2018) CUA LEE CHANG DONG VA DRIVE MY CAR (2021)

CUA RYUSUKE HAMAGUCHI)

LUẬN VĂN THAC SĨ

LÍ LUẬN, LỊCH SỬ ĐIỆN ÁNH, TRUYÈN HÌNH

Hà Nội, 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAM THỊ HIEN TRANG

DIEN NGON VE CHAN THUONG TRONG PHIM

CAI BIEN TU TAC PHAM CUA HARUKI MURAKAMI (TRUONG HOP

BURNING (2018) CUA LEE CHANG DONG VA DRIVE MY CAR (2021)CUA RYUSUKE HAMAGUCHI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn chính: TS Trịnh Văn Định

Hà Nội, 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa họcnếu có bất kỳ sai phạm nào về luận văn Diễn ngôn về chan thương trong phim cải

biên từ tác phẩm của Haruki Murakami (trường hop Burning (2018) của LeeChang Dong và Drive my car (2021) của Ryusuke Hamaguchi) đó là kết quả

nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Trịnh Văn Định Luậnvăn này là kết quả nghiên cứu khách quan và trung thực của tôi Những nhận xét

của các công trình nghiên cứu trước đây, khi được sử dụng trong luận văn đều có

trích dẫn rõ ràng.

Ha Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2023Học viên

Phạm Thị Hiền Trang

Trang 4

Vô vàn tình yêu thương và biết ơn sâu sắc tới các thầy cô Khoa Văn học, đặc

biệt là TS Lê Thị Tuân - người đã giúp đỡ và không từ bỏ tôi, giúp tôi đến đượcđích của hành trình học tập đầy gian nan Cô là người đã “tiếp sức” cho tôi cả vậtchất (tài liệu) lẫn ý thức (tinh thần) dé tôi có đủ ý chí bắt đầu lại sau những lần vấp

ngã trong công cuộc học tập Và tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PSG TS.

Hoàng Cẩm Giang, người thầy đã truyền cảm hứng và cho tôi tình yêu nghiêm túc

với điện ảnh từ một người có rat ít kiến thức về điện ảnh trở thành người có chuyên

môn hơn.

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2023Học viên

Phạm Thị Hiền Trang

Trang 5

MỤC LỤC

MO) DAUo.oo 5 31 Ly do chon dé 8 a A': 3

2 Lich sử nghiên cứu vấn đề ¿2 s+x+E+EE9EEEEE2E1211271711211211 7111 1.Extxe 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2-2 2+ £+k+EE£EE+EE£EE+EEZEEEEerkerkerkrrkrree 154 Phuong 0004200 155 Mục đích và ý nghĩa nghiên CỨU - ¿c3 3+1 E 93335 EEEEEErrrrrrrrrrsee 156 Cấu trúc luận văn - + tt tEk EEEkE E1 1111111111111 1111111 E1111711 E111, 16

CHUONG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIÊN -2- 5222x555: 17

Ve CO SO Via n 171.1.1 Khái lược về di€n NgONn coesceccescescesceseesessessessessessessssessessesessessessssseseesessessessessess 171.1.2 Khái lược về chấn thong cocessessscssscssesssesssessssssssssssssssssssssssscssessssssecssecssecsessves 201.1.3 Khdi loc ve Ci n8 nen 23

In 291.2.1 Phim cải biên từ tác phẩm của Haruki Muralaimi -©-2©5s5s+cse55e<: 29

1.2.2 Khái quát về phim Burning và Drive My CẠF 55-52-52 52+c£cecee£erereses 32Tiểu kết chương Ì -¿- 2: 2 £+SE£SE£EE£2EEEEEEEEEEEEEE12E12717121121111711211 1111k 39

CHƯƠNG 2: CHAN THƯƠNG, KHUNG HOANG HIỆN SINH VA HANHTRÌNH TRUY TÌM BAN NGÃ TRONG BURNING VA DRIVE MY CAR 40

2.1 Diễn ngôn về lý do khởi sinh chắn thuong 0.c0.cccccccccsesssessesseeseeseeseeseees 4l

2.1.1 Cái chết, ton thương thơ ấu như một khởi nguồn của chan thương 41

2.1.2 Cô don, thiếu kết noi va mat niềm tin như là nguyên nhân gia tăng chan

2.2 Diễn ngôn về các dạng thức chan thương - 2: ++cs++cxezxee- 49

2.2.1 Chan thương cá nhân: khủng hoảng hiện sinh, hoài nghỉ và bề tắc 49

2.2.2 Chan thương trong cộng dong: thiếu kết noi và không thể giao tiếp 532.3 Diễn ngôn nghệ thuật như sự kết nối chữa lành chấn thương 552.3.1 Viết, kể chuyện như một sự chia sẻ và giải fÔd cs-ccSss + ksseeeseeees 552.3.2 Diễn xuất, hóa thân như một sự kết nối và thấu hiỂM -:©s+ccsss+sez 58

Trang 6

Tiểu kết chương 2 - - 25t t1 2E2121E71571511211211211217111111111 111.1111111 tre 61CHƯƠNG 3: DIỄN NGON VE CHAN THUONG QUA DAU ÁN PHONG

CÁCH CUA DAO DIEN PHIM BURNING VA DRIVE MY CAR 63

3.1 Dau ấn phong cach tự sự và ngôn ngữ điện ảnh trong phim Burning 63

3.1.1 Câu chuyện đan xen hiện thực và kỳ ảo; cốt truyện mo hồ, bí ẩn 63

3.1.2 Nhân vật - thé hệ của những "người đói nhỏ" và "người đói lớn" 69

3.1.3 Không gian ngoại vi vung ven, thời gian chập choang, nha nhem 70

3.1.4 Dàn cảnh có chiéu sâu, biểu đạt cảm xúc chủ /TNNậỹẼẽ 733.1.5 Sử dụng nhiều cỡ máy trung cảnh, cú máy dài theo sát nhân vật 77

3.1.6 Dựng phim mơ hô, lỏng hóa sự kiỆN - 2+5 5tSs+EE‡E‡E+EEEerkerkerkersrree 783.1.7 Âm thanh làm đứt gãy hiện thực, soi OL HỘI fÂNH cĂsscSssissikssesvks 803.2 Dấu ấn phong cách tự sự và ngôn ngữ điện ảnh trong phim Drive my car 81

3.2.1 Cau chuyén VỀ sự mat mát, cốt truyện giản di nhắn mạnh tính riêng tư 81

3.2.2 Nhân vật người trưởng thành va những khủng hoảng cá nhân 93

3.2.3 Không - thời gian của những chiêu kích đối lập - -¿-s¿©cc5scccs2 953.2.4 Dàn cảnh dan xen giữa cuộc đời và sân khẩu kịch -cccccceseerexerererxsrs 973.2.5 Sứ dung nhiều trung cận cảnh, khắc họa thé giới HỘI CAM - 100

3.2.6 Dựng phim noi tiếp với trạng thái tâm lý nhân vật -: sec: 101

3.2.7 Âm thanh của sự gợi nhớ quá ÄÏHỨ- 5-5552 5e+E+t‡EteEteEeretrrrrrrrerree 103Tiểu kết chương 3 ¿5 5S EỀEE2E12112121 111111121111 11111111 111111111 tre 105KET LUẬN -©2252SE 2E 2EE2E1221271211211211 2211121121111 1121 11.1 111cc 106DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO .2-©5255225<+2x+2zxzzxccseee 108

Trang 7

MỞ DAU1 Lý do chọn đề tài

Trong xã hội hiện đại, con người phải đối mặt với nhiều vẫn đề mang tính

cấp thiết như ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, dịch bệnh, cuộc chiến di cư nhập cư, xung đột sắc tộc hay sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ

-Những van dé này tác động sâu sắc đến đời sông con người Mặt khác, trong thờiđại của chủ nghĩa tiêu dùng hiện nay, những vấn đề về bản thể con người, nỗi cô

đơn, hoài nghi, bế tắc là vấn đề đáng phải quan tâm Và tác phẩm của Murakamikhông chỉ phản ánh những vấn đề nêu trên mà nó còn thấu chạm đến những vấn đềmang tinh bản thé như bản ngã, nỗi cô đơn, chan thương của con người và xã hội.Tác phẩm của ông được yêu thích bởi những van dé mang tính phổ quát và giá trị

nhân văn sâu sắc Ở đó, dấu ấn văn hóa và con người Nhật Bản được khắc họa

nhưng độc giả cũng thấy được những van dé của con người nói chung Tính bản địavà quốc tẾ, giá trị bản sắc và van đề nhân loại được thé hiện hai hòa trong tac phẩmcủa Murakami Chính bởi vậy, các tác phẩm của ông được nhiều đạo diễn yêu thích

va lựa chon dé cải biên thành nhiều bộ phim điện ảnh tai Nhật Bản va nhiều quốc

gia trên thế giới, trong đó có Hàn Quốc.

Năm 2018, đạo diễn Lee Chang Dong cải biên truyện ngắn Barn Burning của

Murakami thành bộ phim Burning Bộ phim giành được nhiều giải thưởng điện ảnhdanh giá, trong đó có giải FIPRESCI của các nhà phê bình điện ảnh Tiếp đó, năm2021, đạo diễn Ryusuke Hamaguchi cải biên Drive my car và một số tác phẩm khácthành bộ phim cùng tên Bộ phim được đề cử phim nước ngoài xuất sắc tại Oscar2021 Có thể thấy, hai bộ phim cải biên từ tác phẩm của Murakami này đều nhậnđược đánh giá cao trong giới phê bình, gây ấn tượng với công chúng nói chung vàđứng đầu đề cử trong nhiều danh sách giải thưởng uy tín Hai đạo diễn lựa chọnnhững truyện ngăn của Murakami - thể loại có độ nén về tư tưởng lớn trong dunglượng nhỏ Quá trình cải biên vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các đạo diễn

tiếp nối tư tưởng của Murakami và thé hiện sự sáng tao trong hình hai tác pham mới.

Các đạo diễn đã tiếp nối thể hiện kiểu nhân vật chan thương của Murakami nhưng

đông thời cũng thê hiện những cảm thức của thời đại mới: Sự mơ hô của con người

Trang 8

trước những biến đổi kinh hoàng của thời đại công nghệ 4.0, quan trong là vượt lêntất cả, họ vẫn gom nhặt từng chút mảnh vỡ tâm hồn, xây dựng thành điểm tựa tinhthan dé tiếp tục hành trình sống.

Tiếp cận nghiên cứu diễn ngôn chấn thương trong hai bộ phim không chỉphân tích những biểu hiện chấn thương trong phim, thấy được sự thấu cảm con

người đương đại mà còn cho thấy góc nhìn của nhà văn và các đạo diễn về xã hội vàđời sống đương đại của con người hiện đại Tuy nhiên, trong thời đại của chủ nghĩa

tiêu dùng hiện nay, những vấn đề bản thể con người, nỗi cô đơn, hoài nghi là vấn đềđáng phải quan tâm Con người tự tìm cách đối diện, chữa lành chan thương bêntrong tâm hồn, hoặc không thể chữa lành Hai bộ phim là sự nối đải tư tưởng, tínhtriết học trong tác phâm của Murakami, mang tính dự báo những vấn đề của con

người trong xã hội hiện đại.

2 Lịch sử nghiên cứu vẫn đề

2.1 Lịch sử nghiên cứu diễn ngôn

Diễn ngôn (discourse) là một khái niệm được dùng thường nhật, phố thôngvà rộng rãi trong các ngành xã hội và nhân văn: Văn học, Tâm lý học, Triết hoc, Vi vay, nội ham của thuật ngữ này vì thé sẽ có nhiều biến thé ở các lĩnh vực khác

nhau Trong khoa học xã hội và nhân văn, diễn ngôn mô tả một lối suy nghĩ hình

thức có thé được diễn đạt thông qua ngôn ngữ.

Trong Giáo trinh ngôn ngữ hoc đại cương (1973) của Ferdinand de Saussure

định nghĩa diễn ngôn là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và người sử dụng ngôn ngữ Theođó, diễn ngôn không chỉ xoay quanh việc truyền thông bằng từ ngữ mà còn bao gồmcả các thành phan phi ngôn từ như cử chỉ, biểu hiện khuôn mặt, âm thanh, Ông chorằng diễn ngôn là một hệ thống dấu hiệu ngôn ngữ mà các thành viên trong một cộngđồng sử dụng dé giao tiếp với nhau Các dấu hiệu diễn ngôn gồm các biểu thức ngônngữ va các quy tắc sử dung chúng Đồng thời, diễn ngôn cũng phải tuân thủ các

nguyên tắc của hệ thống ngôn ngữ dé giúp người lắng nghe hoặc người nhận thông

điệp hiểu được ý nghĩa mà người nói hoặc người truyền tải đang muốn truyền đạt.Điều này bao gồm việc sử dụng các quy tắc của ngữ pháp, từ vựng và cấu trúc câu dé

xây dựng thông điệp một cách chính xác Một nét đặc trưng của diễn ngôn là tính tùy

Trang 9

thuộc và biến đổi Diễn ngôn không chỉ đơn thuần là một hệ thống cố định mà nó cóthê thay đổi theo thời gian, không gian, và ngữ cảnh sử dụng Mỗi cộng đồng ngônngữ sẽ có các quy tắc và cách diễn ngôn riêng, tạo nên sự đa dạng và biến đổi của

diễn ngôn.

Tiểu luận Van dé về các thể loại lời nói của nhà phê bình văn học NgaMikhail Bakhtin tập trung vào việc nghiên cứu quy luật và tính chất của lời nóitrong văn học và xã hội Ông cho răng lời nói không chi là công cụ dé truyền datthông tin mà còn là một phương tiện quan trọng dé thể hiện nhận thức và xác địnhvăn hóa Bakhtin phân tích văn học thành các thé loại lời nói khác nhau, bao gồmlời nói của nhân vật trong tác phẩm, lời nói của tác giả và lời nói của người đọc.Đồng thời, ông nhắn mạnh vai trò quan trọng của thé loại lời nói trong việc tạo ra ý

nghĩa và tương tác giữa các nhân vật và độc giả Cụ thể, Bakhtin đã phân tích cácthé loại lời nói như lời nói khoa bảng, hội thảo, biểu trù, dién thuyết và tiểu thuyết

để hiểu được cách mà sách văn học gắn kết với xã hội và văn hóa Ngoài ra,

Bakhtin cũng tập trung vào khái niệm cua lời nói đa giọng (heteroglossia), tức là sự

hiện diện của nhiều giọng điệu ngôn ngữ và quy luật xã hội trong lời nói.

Michel Foucault tiếp cận diễn ngôn bang cách phân tích mối quan hệ giữa

quyền lực và kiến thức trong xã hội Ông cho rằng quyền lực không chỉ tồn tai trong

các cơ quan chính phủ hoặc các tô chức lớn, mà nó cũng hoạt động và được thể hiệnthông qua diễn ngôn Ông không xem diễn ngôn là một phản ánh trung thực của thếgiới thực, mà là một hệ thống quy tắc và nguyên tắc mà cung cấp cấu trúc và hìnhthành hiểu biết và sự hiểu rõ trong xã hội Theo ông, diễn ngôn không chỉ là sự traođổi thông tin mà còn là quyền lực đang hoạt động trong xã hội Quyền lực thé hiệnthông qua các hệ thống diễn ngôn, quy tắc và nguyên tắc, trong đó có thé đặt ra các

giới hạn và quy tắc cho những gì có thé được nói và biểu hiện công khai [25]

Tìm hiểu diễn ngôn trong lĩnh vực văn học tại Việt Nam từ năm 2012 đếnnay với những bài viết chuyên sâu: Diễn ngôn trong giao tiếp văn học, Nguyễn Duy

Bình (2012); Ba cách tiếp cận diễn ngôn, Nguyễn Thị Ngọc Minh (2012); Khái

niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm nay, GS Trần Đình Sử (2013); Dannhập lí thuyết diễn ngôn của M Foucault và nghiên cứu văn học, TS Trần Văn

Trang 10

Toàn (2013); Các cấu trúc diễn ngôn, Discourse, Sara Mills (Hai Ngọc dịch,

Li thuyết diễn ngôn xuất hiện ngày càng nhiều và thu hút ở hầu hết các công

trình nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau Trong đó ở lĩnh vực điện ảnh có một sécông trình như: Diễn ngôn tính duc trong phim Nagisa Oshima (Khảo sát trường

hop The diary of Shinjuku thief; The Ceremony, In the realm of the sense) của Ngô

Thị Thanh (2009); Diễn ngôn tình yêu từ văn học tới điện ảnh qua The Englishpatient và The Reader của Trịnh Thị Phượng (2016); Diễn ngôn về tuổi trẻ trong

điện ảnh hiện đại (Nghiên cứu trường hợp Juno và Rừng Na uy) của Lâm HồngDiệp (2016); Diễn ngôn về chan thương trong phim Lee Chang Dong: Trường hợp

các phim Secret sunshine, Poetry va Burning (2019) của Nguyễn Thị Trâm; Diễn

ngôn về gia đình từ văn học đến điện ảnh (trường hợp tiểu thuyết “Little women”

của L.M.Alcott và hai phim cải biên) (2019) của Nguyễn Hồng Tra 2.2 Lịch sử nghiên cứu chấn thương

Hippocrates (460-377 trước Công nguyên), được coi là "cha đẻ y hoc", đã

đưa ra các nguyên tắc và quan điểm đầu tiên về chấn thương Ông quan tâm đến

việc quan sát và mô tả chính xác các triệu chứng và biểu hiện của chấn thương.Hippocrates phân loại các loại chan thương và đưa ra các phương pháp điều trị dựatrên quan sát kỹ lưỡng và tri thức y học của thời đại đó Ông cũng nhân mạnh tầmquan trọng của việc tôn trọng sức khỏe và tự nhiên trong quá trình phục hồi củabệnh nhân Galen (129-200 sau Công nguyên), một nhà y học va triết gia La Mã,tiếp tục phát triển các ý tưởng của Hippocrates về chấn thương Ông nghiên cứu chỉtiết về cầu trúc và chức năng của cơ thé con người, và ông đặc biệt quan tâm đến hệthống thần kinh và cơ xương Galen đề xuất các phương pháp phẫu thuật và trị liệumới dựa trên kiến thức về cấu trúc cơ thể, và ông cũng đóng góp vào việc phân loạivà mô tả các loại chân thương Cả hai ông đều dựa trên quan sát kỹ lưỡng và kinhnghiệm thực tế trong công việc của mình Những ý tưởng và quan điểm của họ đã

tạo ra những cơ sở ban đầu cho nghiên cứu chấn thương và ảnh hưởng đến phương

pháp điều trị và quản lý chan thương trong thời kỳ đó và cả sau này.

Lịch sử nghiên cứu về chấn thương tâm lý bắt đầu vào thế kỷ XIX khi thầy

Trang 11

thuốc Jean-Martin Charcot ở Paris, Pháp, bắt đầu nghiên cứu về hội chứng hựu cảmvà hội chứng tim mach trong các cựu binh Ông đã đưa ra các khái niệm đầu tiên về

chấn thương tâm lý và sự ảnh hưởng của nó đến tâm lý và hành vi của con người.Sau đó, trong Thế chiến thứ nhất, học giả và nhà tâm lý học phát hiện ra rằng nhiềubinh sĩ trở về từ chiến trường bị ảnh hưởng bởi chan thương tâm lý hoặc hội chứngchấn thương chiến tranh Sự quan tâm về chấn thương tâm lý tăng lên, và nhiều

nghiên cứu về hiện tượng này đã được thực hiện Ngoài ra, bác sĩ người Nga Andrei

Bekhterev đề xuất dùng thuật ngữ "traumatic neurosis" dé mô tả các triệu chứngtâm lý - psychological symptoms do các sự có, tai nạn gây ra Từ đó, nghiên cứu vềtrauma và ảnh hưởng của nó đã phát triển và thành lập các ngành y học chuyên vềcác loại chấn thương khác nhau, như chấn thương hình sự, chấn thương thé lực,chan thương tâm lý và nhiều hơn nữa.

Trong những năm 1930 và 1940, các nhà nghiên cứu như Sigmund Freud,

Anna Freud va Melanie Klein đã đóng góp vào lĩnh vực chan thương tâm lý bangviệc nghiên cứu về hậu quả tâm lý của chan thương trẻ em trong gia đình và chanthương trong chiến tranh.

Trong thập kỷ 1970, DSM-II (Bảng chan đoán và thống kê các rối loạn tâm

ly) của Viện Han lâm Y khoa Mỹ đã tiếp cận đầu tiên đối với chan thương tâm lý.

Nó đã dua ra một số tiêu chí chân đoán cho chan thương chiến tranh, nhưng khôngcó tiêu chí chân đoán rõ ràng cho chấn thương tâm lý khác.

Trong những năm 1980, DSM-III đã cung cấp định nghĩa và tiêu chí chânđoán chỉ tiết hơn cho các rối loạn liên quan đến chan thương tâm lý, bao gồm chan

thương dây thần kinh và chan thương liên quan đến cường độ cao.

Vào những năm 1990, khái niệm "rối loạn căng thắng sau chấn thương"(PTSD) đã trở thành một phần quan trọng của lĩnh vực này Ngày nay, nghiên cứuvề chấn thương tâm lý tiếp tục phát triển, với sự quan tâm đặc biệt đến hiểu rõ hơn

về cơ chế sinh lý, tâm lý và xã hội của chan thương tâm lý.

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây chưa có công trình nghiên cứuchuyên sâu về chấn thương, chỉ có những bài viết dưới dạng nhập môn lí thuyếtchan thương Đang ké đến như: Những nổi dau thức tỉnh xuất bản trên Văn Nghệ

Trang 12

Trẻ năm 201 1, của Hoàng Phong Tuan; bài viết Từ trường hợp Đoàn Minh Phượng,

nghĩ về văn học chan thương ở Việt Nam và quan điểm nghiên cứu trên Văn học vàNgôn ngữ năm 2013, của Lê Tú Anh; bài tham luận Li thuyét chấn thương in trongLi thuyết và ứng dụng li thuyết trong nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội

năm 2016, của Karen L Thornber.

Ngoài ra, có thé ké đến những công trình dich thuật nổi bật của dich giả Hải

Ngọc đã có đóng góp không nhỏ về việc áp dụng nghiên cứu lí thuyết nghiên cứu

chan thương trong nước: Amos Goldberg - Chan thương, tự sự và hai hình thức củacái chết (năm 2010); Cathy Caruth - Vết thương và giọng nói (năm 2012); CathyCaruth - Kinh nghiệm không được khang định: Chan thương và những khả năng

của lịch sử (năm 2013).

Nghiên cứu chan thương trong văn học có một số luận văn sau: Van dé chanthương trong tiểu thuyết của Philippe Claudel, Thái Thị Cam Thơ (2015); Diễn

ngôn chắn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam sau 1986, Nguyễn Ích Cỏ May

(2016); Thế giới nhân vật chan thương trong sáng tác của Thuận, Hồ Thị Thao

(2017); Khải niệm chắn thương trong văn học nhìn từ sự chuyển dịch các mô hình

chan thương ở phương Tây, Đặng Hoàng Oanh (2021); Chiến tranh và chan thương

trong văn học Nhật Bản qua “Mộ dom dom”, “Không chiến Zero rực lửa” và

“Ngàn hac giấy của Sadako”, Nguyễn Chi Anh (2023) Năm 2015, trong cuốn Điệnảnh châu A đương đại: Những vấn dé lịch sử mỹ học và phong cách, van đề chanthương trong điện ảnh cũng đã được quan tâm phân tích qua bài viết “Điện ảnh vết

thương ” Trung Quốc - từ Trương Nghệ Muu đến Giá Chương Kha của tác giả Đỗ

Thùy Anh; Dién ngôn về chan thương trong phim Lee Chang Dong (trường hợp các

phim Secret Sunshine (2007), Poetry (2010) va Burning (2018)), Nguyễn Thị Trâm

(2019); Chấn thương và kỷ ức trong phim của Park Chan-Wook: tiếp cận ký hiệu

học điện ảnh, Hứa Hoàng Mẫn (2022).

2.3 Lịch sử nghiên cứu cải biên

Lịch sử nghiên cứu cải biên có nguồn gốc từ sự phát triển của văn học và

nghệ thuật trong suốt hàng thé kỷ Trong thế ki XIX, các nhà văn như Charles

Dickens và Alexandre Dumas đã thực hiện các phiên bản cải biên của tác phâm của

Trang 13

họ cho sân khâu thường thức dưới dạng một tác phẩm nghệ thuật Tuy nhiên, ở giaiđoạn này việc cải biên chủ yéu sử dụng vào nhu cầu giải trí, chưa có một công trìnhnảo nghiên cứu về lí thuyết cải biên hoặc nghiên cứu sâu hơn về cải biên.

Những năm 1920-1930 - Thời kỳ này chứng kiến sự phát triển của điện ảnhvà truyền hình Các bộ phim đầu tiên được chuyên thé từ tác phẩm văn học xuất

hiện, và việc cải biên trở thành một lĩnh vực quan trọng của nghiên cứu điện ảnh.

Những năm 1960-1970 cùng với sự phát triển của phong trào phê bình văn hóa vàlý thuyết Những nhà nghiên cứu văn học và điện ảnh như André Bazin, RolandBarthes và Sergei Eisenstein đã thảo luận và phân tích về quá trình cải biên và vai

trò của nó trong việc tạo ra nghệ thuật.

Những năm trở lại đây, nghiên cứu cải biên tiếp tục phát triển và mở rộng.Sự phát triển của công nghệ và truyền thông đã mở ra nhiều cơ hội mới cho việc cảibiên, bao gồm việc chuyển thể từ sách thành phim, trò chơi điện tử thành phim, vàngược lại Nghiên cứu cải biên cũng đã mở rộng dé bao gồm các yêu tố văn hóa, xã

hội và lịch sử.

Lịch sử nghiên cứu cải biên liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của văn học,điện ảnh và lý thuyết văn hóa Các nhà nghiên cứu đã đóng góp vào việc hiểu và

phân tích về quá trình cải biên, tầm quan trọng của nó và tác động của nó đến nghệ

thuật và văn hóa Linda Williams là một nhà nghiên cứu phim người Mỹ, chuyên vềphân tích phim và cải biên Cô đã viết nhiều tác phẩm quan trọng, bao gồm Playing

the Race Card: Melodramas of Black and White from Uncle Tom to O.J Simpson

(2001), trong đó cô nghiên cứu về cai biên như một phương tiện dé thé hiện và thảo

luận về vẫn đề chủng tộc; Robert Stam - một nhà nghiên cứu phim và văn hóa ngườiMỹ, chuyên về cải biên và vấn đề đa văn hóa trong nghệ thuật Ông đã viết nhiềutác phẩm quan trọng như Literature Through Film: Realism, Magic, and the Art of

Adaptation (2005), trong đó ông khám pha các khía cạnh van hóa va xã hội của quatrình cải biên; Linda Hutcheon là một nhà nghiên cứu văn học người Canada,

chuyên về cải biên và truyền thống postmodern Cô đã viết nhiều tác phẩm nỗi

tiếng, bao gồm A Theory of Adaptation (2006), trong đó cô nghiên cứu về quá trình

cải biên và nhân mạnh vai trò của người sáng tạo trong quá trình tái tạo tác phâm.

Trang 14

Bên cạnh đó, Thomas Leitch một trong những nhà nghiên cứu điện ảnh

người Mỹ Ong đã viết nhiều tác phẩm như Film Adaptation and Its Discontents:From Gone with the Wind to The Passion of the Christ (2007), trong đó ông đưa racác quan điểm va phân tích về cải biên và tương tác giữa văn ban gốc va phiên banchuyên thê Đề cập tới mối liên hệ giữa cả biên và tính liên văn bản, ông đã chorằng cải biên chính là bản dịch Tuy nhiên, quan điểm này của ông được đúc kết,

phát triển dựa trên nhiều luồng ý kiến trái của các nhà nghiên cứu cải biên và dịch

thuật có tiếng như Walter Benjamin, George Bluestone, Linda Costanzo Cahir,

Theo quan điểm của Roman Jakobson, cải biên được xem là một loại dịchthuật thứ ba, được gọi là "dịch liên kí hiệu” (transliteration) Ông cho rằng cải biênlà quá trình dịch thuật không chi tập trung vào việc chuyên đổi nghĩa, âm thanh

hoặc hình thức ngôn ngữ, ma nó kết hợp các yếu tố của dịch nghĩa, dịch âm và dịch

liên kí hiệu Việc cải biên có thé bao gồm việc chuyên đổi nghĩa, âm thanh và hìnhthức ngôn ngữ từ nguồn sang đích, tùy thuộc vào mục đích và ngữ cảnh sử dụng.

Với quan điểm này, Jakobson nhấn mạnh tính đa dạng và sáng tạo của quá trình

dịch thuật Và cải biên không được coi là một loại dịch thuật riêng biệt, ma nó làmột phương pháp linh hoạt và đa dạng trong quá trình dịch thuật, mà người dịch có

diễn lại theo phong cách và ngôn ngữ của thời đại đó.

Ở thế kỷ XX, việc cải biên trở thành một lĩnh vực nghiên cứu đáng chú ýtrong nghệ thuật và văn học Các nhà nghiên cứu và nhà biên kịch đã tiến hành các

nghiên cứu sâu hơn về quá trình cải biên và ảnh hưởng của nó đôi với tác phâm gôc.

10

Trang 15

Họ xem xét các yếu tố như cấu trúc, ngôn ngữ, thể loại, và tương tác giữa tác giảgốc và người cải biên Ngoài ra, việc cải biên cũng đã mở ra các khía cạnh sáng tạomới Các biên kịch và đạo diễn đã sử dụng phong cách và kỹ thuật hiện đại dé tạo ra

các phiên bản cải biên độc đáo và sáng tạo hơn.

Quá trình tạo ra một tác phẩm nghệ thuật dựa trên các yếu tố được tác phẩm

trước đó cung cấp bằng một phương tiện khác, thường là văn học; cũng là tác phẩmthứ cấp được tạo ra Tác phẩm văn học đã được cải biên dưới nhiều hình thức:

truyện cô tích thành vở ballet, kịch thành opera, tiéu thuyét thành kịch sân khấu(xem kịch), kịch sân khẩu thành tiểu thuyết hoặc truyện ngăn Ké từ đầu thé ky XX,các phương tiện giải trí mới đã khuyến khích cải biên các vở kịch và tiêu thuyếtthành phim hoặc phim truyền hình trên đài phát thanh (và sau này là truyền hình),

và ngược lại, “tiểu thuyết hóa” các kịch bản phim hoặc truyền hình thành sách Sự

khác biệt thường được rút ra giữa các bản cải biên “trung thành”, trong đó các yêutô đặc biệt (nhân vật, bối cảnh, sự kiện cốt truyện, lời thoại) của tác phẩm gốc đượcbảo tồn trong chừng mực mà phương tiện mới cho phép, và các bản cải biên “tự

do”, đôi khi được gọi là “phiên bản” hoặc “các bản diễn giải”, trong đó các yếu tố

quan trọng của tác phâm gốc bị lược bỏ hoặc thay thế bằng tài liệu hoàn toàn mới.

Từ lịch sử nghiên cứu cải biên, chúng ta thấy rằng việc tái hiện và cải biên

các tác pham nghệ thuật đã trở thành một phan quan trọng trong việc duy tri và pháttriển đi sản văn hóa của con người Nghiên cứu cải biên không chỉ giúp chúng tahiểu sự thay đổi và tương tác giữa các tác pham, mà còn đóng góp vao sự sáng taovà phát triển của nghệ thuật Cải biên là sự thê hiện/nhận thức trực quan về chữ viết.

Một bộ phim, chương trình truyền hình hay thậm chí một vở kịch trên sân khấu đều

có thê được cải biên từ truyện hoặc tiểu thuyết.

2.4 Lịch sử nghiên cứu phim cải biên từ các tác phẩm của nhà văn Haruki

Trang 16

Getting To The Pulp Of Haruki Murakami's Norwegian Wood:Translatability and the Role of Popular Culture (2004) của Jacquelyn Zuromski,

University of Central Florida Luận án này nghiên cứu cách kết hợp các tài liệu

tham khảo của cuốn tiểu thuyết với văn hóa đại chúng những năm 1960 để giúpnhân vật chính thiết lập danh tính cho bản thân cũng như vị trí của mình trong cộngđồng toàn cầu Tuy nhiên, dự án khám phá tác động của các vấn đề về khả năngdịch nảy sinh với mỗi bản dịch tiếng Anh của mỗi cuốn tiểu thuyết, những biến thểđược quyết định bởi nhu cầu của những đối tượng khán giả khác nhau.

Bài viết của Barbara Thornbury, Temple University trên tạp chí Journal ofAdaptation in Film & Performance có tiêu đề History, adaptation, Japan: Haruki

Murakami’s ‘Tony Takitani’ and Jun Ichikawa’s Tony Takitani (2011) Trong bai

viết nay, tác giả đề cập tới van đề lịch sử xã hội của Nhật Bản cuối thé ky XX quabộ phim Tony Takitani do Jun Ichikawa đạo diễn được cải biên từ tác phẩm cùng

tên của nhà văn Murakami, khi mà sự bùng nỗ bong bóng kinh tế Nhật Bản diễn ra.Lúc đó người dân Nhật phải đối mặt với nền kinh tế tiêu dùng không bền vững và

sự thiếu kết nối xã hội.

Tại Việt Nam, có bài viết Ván đề cải biên tiểu thuyết Rừng Na Uy thành tác

phẩm điện anh (2014) của Đào Lê Na, Dai học KHXH&NV Hồ Chi Minh, in trên

tạp chí Phát triển KH&CN, bai viết tập trung vào nghiên cứu sự chuyền dịch về yêutố tự sự (cụ thé là nhân vật) và phương diện văn hoá (biểu tượng nước và lửa) từtiểu thuyết đến phim Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích những thách thức khi cảibiên tác phâm của Murakami bởi tinh chất triết học sâu sắc trong Rừng Na Uy.

Merging matter and memory in cinematic adaptations of Murakami HaruRi 'sfiction (2020) của Mare Yamada, Đại hoc Brigham Young, Provo, UT Với dé tàinày, tác giả tập trung nghiên cứu sự chuyên dich, hợp nhất vat chất va kết nối ý thức

cua thời dai thông qua ba bộ phim: Tony Takitani, Rung Na Uy va Burning được

chuyền thé từ tác pham của nhà văn Haruki Murakami.

Ekranisasi novel norwegian wood karya Haruki Murakami menjadi filmnorwegian wood karya Tran Anh Hung (2022) cua Ulfah Dwi Januarti, UniversitasDiponegoro, Indonesia Bai việt tập trung lam rõ nội dung cua tac phâm cải biên

12

Trang 17

thành phim Rừng Na Uy của Trần Anh Hùng so với tiểu thuyết gốc cùng tên của

Murakami Dé nhăm làm rõ những thiếu sót của tác pham phim khi mới chi đáp ứngđược một phần nội dung của truyện, do đó đã không đáp ứng được mong đợi của

khán giả.

Mới đây, có bài viết Drive my car: The Question in the Novel and the

Answer in the Film (2022) của Giáo su Takeshi Usami - Khoa Van, Dai hoc Chuo.

Trong bài viết, ông có lý giải việc cải biên tác pham văn học sang phim có ý nghĩa

gì như thế nào Đồng thời bài viết cũng phân tích, làm rõ cốt truyện, phong cách đạodiễn, thông điệp của phim dé thấy rõ được việc cải biên tác phẩm văn học sangphim có ảnh hướng nhất định tới việc tiếp nhận trực diện nội dung của người xem.

Trên đây là những thống kê của chúng tôi về những công trình nghiên cứuphim cải biên từ những tác phẩm của Murakami Tuy nhiên, sẽ có nhiều tư liệu màchúng tôi chưa có cơ hội tiếp cận, nên chúng tôi xin phép được bổ sung nếu có thêmkết quả khác.

2.5 Lịch sử nghiên cứu về phim Burning và Drive my car

Dựa theo những thông tin mà chúng tôi tìm hiểu được thì hai bộ phim này cókhá nhiều bài viết/công trình nghiên cứu Ở mỗi một bài viết/công trình nghiên cứu

mỗi tác giả đều khai thác ở những khía cạnh khác nhau: từ giới, giai cấp, tính liên

văn bản, diễn ngôn chan thương, phong cách đạo diễn,

Ở phim Burning có thể kể đến các nghiên cứu của Dunmin Shi, ZongweiZhang, Đại học Truyền thông Trung Quốc với tiêu đề A Brief Analysis on the

Artistic Expression Characteristics of Director Chang-dong Lee Taking "The

Burning" as an Example (2019) Bài viết này chủ yếu sử dung bộ phim Burning”làm cơ sở dé phân tích thẩm mỹ điện ảnh của đạo diễn Chang Dong Lee và giá trịxã hội trong các tác pham của ông.

Geopolitical and Sexual Tension in Lee Chang-dong s Burning (2018) Bai

viết này xác định các khía cạnh chính trị xã hội của việc chuyển thé được thé hiệnrõ ràng trong Burning - một tác phẩm hợp tác Hàn - Nhật dựa trên truyện ngắn BarnBurning năm 1983 của Murakami Haruki Trong câu chuyện gốc, Murakami sử

dụng mô tip tinh túy của mình vê sự biên mat của một nhân vật nữ đê khắc họa cam

13

Trang 18

giác mất mát của nhân vật nam chính trong bối cảnh bong bóng kinh tế vật chấtngảy cảng gia tăng cua Nhật Bản vào những năm 1980.

Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Trâm với đề tài Diễn ngôn về chan

thương trong phim Lee Chang Dong (Trường hợp các phim Secret sunshine (2007),

Poetry (2010) và Burning (2018) Bài viết phân tích những diễn ngôn chan thươngthông qua ba bộ phim của Lee Chang Dong, trong đó có phim Burning.

Burning Greenhouses with Miles Davis: Class, Empathy, and ToxicMasculinity (2020), Gilbert Matthew Bai luận này xem xét một cảnh trong bộ phimBurning (2018) của Lee Chang Dong như một phan của cuộc thảo luận lớn hơnxung quanh xung đột giai cấp.

The multifold intertextuality in Lee Chang Dong's burning (2021) của

Boman Bjorn, Đại hoc Stockholm Bài nghiên cứu tập trung dé làm sáng tỏ đượcmối liên hệ giữa văn bản truyện ngắn Barn Burning cùng tên của William Faulknervới Haruki Murakami được thé hiện qua bộ phim Burning của Lee Chang Dong.

Những công trình nghiên cứu về phim Burning được kế trên dù xuất hiệndưới nhiều khía cạnh như so sánh tính liên văn bản; thể hiện tính giai cấp trongphim; hoặc những chấn thương của nhân vật cho ta thấy được sức lan tỏa và ảnh

hưởng của tác pham tới đối tượng nghiên cứu.

Dù xuất hiện sau phim Burning, nhưng phim Drive my car cũng đã có khôngit các bài viết chuyên sâu và một số bài nghiên cứu Bài thứ nhất là của tác giả BaeKi-hyung, (Tập đoàn phát thanh truyền hình Hàn Quốc) va Kim Chi-ho, Đại học

Hanyang với đề tài A Study on the Multi-Layered Intertextuality of Drive my car

được viết vào năm 2022 Trong bài viết này, tác giả xem xét chiến lược tường thuật

trong Drive my car của đạo diễn Ryusuke Hamaguchi với trọng tâm là tính liên văn

bản đa tầng Từ đó để thấy được tính nghệ thuật trong phim, hành trình chữa lànhcủa nhân vật cũng như tính an dụ trong phim Bài thứ hai là Anton Chekhov and

Hamaguchi Ryusuke Focusing on the movie "Drive my car" cũng vào năm 2022

-của Hong Sang Woo Đại học Quốc gia Kyungsang Bài viết này cố gang phân tíchbộ phim Drive my car (2021) của đạo diễn Ryusuke Hamaguchi, tập trung vào sự

giao thoa với vở kịch Uncle Vanya của Anton Chekhov Cu thé, cấu trúc tường

14

Trang 19

thuật của Drive my car dựa trên sự tồn tại song song giữa lời kể của đạo diễnRyusuke Hamaguchi và lời kế của Anton Chekhov.

Trên đây là những công trình nghiên cứu về phim Buring va Drive my car

mà chúng tôi thống kê được qua tìm hiểu tài liệu mà chúng tôi có Tuy nhiên, thựctế sẽ vẫn có những công trình nghiên cứu khác, nhưng vì chúng tôi chưa có cơ hộitiếp cận nên nội dung này chỉ dừng lại ở đây.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu diễn ngôn về chấn thương trong phim cải biên từ tácphẩm của Haruki Murakami, tập trung vào hai bộ phim Burning va Drive my car.Các diễn ngôn về chấn thương được thê hiện trong phim thông qua các yếu tổ nộitại tác phẩm như yếu tố tự sự và ngôn ngữ điện ảnh Bên cạnh việc khảo sát hai bộ

phim Burning va Drive my car, chung tôi cũng khảo sát và so sánh với các văn ban

nguồn của Murakami là các truyện Barn Burning; Drive my car; Kino;

Scheherazade và Tazaki không mau và những năm tháng hành hương.4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được kết qua tốt nhất, chúng tôi kết hợp nhiều hướng tiếp cận vàphương pháp vào nghiên cứu vấn đề trong luận văn.

Về hướng tiếp cận chung, luận văn sử dụng lí thuyết diễn ngôn (discourse), lí

thuyết chan thương (trauma), lí thuyết cải biên, nghiên cứu phong cách tác giả.

Về phương pháp luận, luận văn sử dụng phương pháp trần thuật học điện ảnhkết hợp nhân học văn hóa, xã hội học.

Về các thao tác khoa học, chúng tôi đã vận dụng các thao tác như: phân tích,

so sánh, đối chiếu; thống kê, phân loại; mô hình hóa, khảo sát văn bản

5 Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu

Trong tác phẩm của Murakami, chan thương là một vấn đề được thê hiện sâusắc Khi cải biên tác phẩm của nhà văn Nhật, các đạo diễn ở cùng nền văn hoá và

khác nền văn hoá đã thể hiện van đề chan thương như thé nào, qua đó thé hiện diễn

ngôn gi về con người, xã hội, chính trị, thể chế Luận văn hướng đến mục đíchlàm rõ Diễn ngôn về chấn thương trong phim cải biên từ tác phẩm của Haruki

Murakami (trường hop Burning (2018) của Lee Chang Dong và Drive my car

15

Trang 20

(2021) của Ryusuke Hamaguchi).

6 Cau trúc luận văn

Ngoài các phần Mé dau, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội

dung luận văn gồm có 3 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2: Chấn thương, khủng hoảng hiện sinh và hành trình truy tìm bản

ngã trong phim cải biên Burning va Drive my car

Chương 3: Diễn ngôn chấn thương qua phong cách của đạo diễn phim

Burning va Drive my car

16

Trang 21

CHUONG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VA THUC TIEN

1.1 Co sé li luan

1.1.1 Khái lược về diễn ngôn

Khái niệm “diễn ngôn” - “discourse” trong tiếng Anh thường được sử dụngdé chỉ một loại hình giao tiếp hoặc phương thức trình bày thông tin Diễn ngôn cóthể được hiểu như một quá trình truyền đạt ý kiến, thông tin hoặc ý nghĩa thông qua

ngôn ngữ, mà có thể xảy ra trong các tình huống giao tiếp khác nhau như hội thoại,

bài giảng, bài diễn thuyết, Diễn ngôn cũng có thể ám chỉ vào một hệ thống cácquy tắc, nguyên tắc và cách thức truyền đạt ý nghĩa thông qua ngôn ngữ, bao gồmcả cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và văn phong Nó còn liên quan đến việc phân tíchcách mà người ta sử dụng ngôn ngữ dé xây dựng các ý tưởng, quan điểm và quyềnlực xã hội Diễn ngôn có thể phan ánh và xác định các giá tri, quan điểm và các thực

thé xã hội Tuy nhiên, ở mỗi một lĩnh vực, khái niệm nay lại bao gồm các yếu tố nội

hàm khác nhau, thậm chí là trong cùng một lĩnh vực cũng có nhiều định nghĩa về

diễn ngôn.

Trong cuốn Các li thuyết diễn ngôn hiện đại: Phân tích da ngành (2006,

Ekaterenburg), một công trình tong hợp nhất về lí thuyết diễn ngôn của nhiều họcgiả nổi tiếng Bi, Hà Lan, Úc và Nga, theo số liệu tạm tính đến nay đã có đến 22định nghĩa về diễn ngôn Nhưng trong dé tài nghiên cứu nay, chúng tôi chỉ đề cậptới ba nhân vật tiêu biểu với ba hệ tư tưởng, quan điểm lớn hình thành nên ba trung

tâm lý thuyết, khuynh hướng nghiên cứu về diễn ngôn.

Trước nhất, với hướng tiếp cận của ngôn ngữ học do F Saussure làm nềntảng xuất phát, dién ngôn như là cấu trúc của ngôn ngữ - lời nói, là một đối tượng

mới của ngôn ngữ học, là chất liệu dé tìm ra cấu trúc của ngôn ngữ Hướng tiếp cậncủa ngôn ngữ hoc do Ferdinand de Saussure đề xuất là một trong những nên tang

quan trọng trong lĩnh vực ngôn ngữ học hiện đại Theo Saussure, ngôn ngữ là một

hệ thống các dấu hiệu ngôn ngữ, và nó được xây dựng dựa trên hai thành phần

chính: ngôn ngữ và diễn ngôn Ngôn ngữ (langue) là một hệ thống các quy tắc,nguyên tắc và quyền lực ngôn ngữ chung của một cộng đồng ngôn ngữ Nó là mộttập hợp các yếu tô trừu tượng như âm thanh (âm học), hình ảnh (hình học), và ý

17

Trang 22

nghĩa (nghĩa học) mà người ta sử dụng để tạo ra các đơn vị ngôn ngữ như từ, ngữ

cảnh, và câu Ngôn ngữ tồn tại bên trong tâm trí của người sử dụng và tồn tại độclập với bất kỳ cá nhân cụ thể nào Trong khi đó, diễn ngôn (parole) là việc sử dụngngôn ngữ cụ thé trong hoạt động giao tiếp hàng ngày Nó là việc thực hiện ngôn ngữtrong thực tế, bằng cách sử dụng các đơn vị ngôn ngữ dé truyền tải ý nghĩa và tươngtác với người khác Diễn ngôn phụ thuộc vào ngôn ngữ, nhưng nó có thé thay đôi vàbiến đổi theo hoàn cảnh và tình huống giao tiếp cụ thé Quan điểm của Saussure vềdiễn ngôn như là cấu trúc của ngôn ngữ nhắn mạnh răng ngôn ngữ không chỉ là mộttập hợp các từ và ngữ cảnh đơn lẻ, mà là một hệ thống phức tạp của các yếu tổtương tác Ông cho răng ý nghĩa của một từ không phải là đo nó tồn tại độc lập, màlà do mối quan hệ tương đối với các yếu tố khác trong ngôn ngữ Vì vậy, diễn ngôn

được hiểu là việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ dé tạo ra ý nghĩa và thể hiện ý nghĩa

trong quá trình giao tiếp Hướng tiếp cận của Saussure đã có ảnh hưởng sâu sắc đếnnhiều lĩnh vực khác nhau của ngôn ngữ học và nhiều lĩnh vực nghiên cứu liên quankhác, bao gồm cả ngôn ngữ học áp dụng và ngôn ngữ học so sánh.

Ở hướng tiếp cận phong cách hoc, Bakhtin coi dién ngôn như là lời nói - tưtưởng hệ [19] Trong tác pham Van dé các thể loại lời nói của Mikhail Bakhtin, ông

nghiên cứu sâu về các thé loại lời nói và vai trò của chúng trong diễn ngôn và tương

tác xã hội Ông cho rằng các thể loại lời nói không chỉ đơn thuần là các hình thức

ngôn ngữ mà còn phản ánh và tạo ra các mô hình xã hội và văn hóa khác nhau.

Bakhtin định nghĩa các thể loại lời nói là các khung giới hạn xã hội và văn hóa,

trong đó người ta sử dụng ngôn ngữ dé tương tác và truyền đạt ý nghĩa Mỗi thé loại

lời nói có các quy tắc, giá trị, mục đích và ngữ cảnh riêng, và chúng đóng vai tròquan trọng trong việc xác định cách sử dụng ngôn ngữ và hiểu biết của người sửdụng ngôn ngữ Ông nhắn mạnh hai khái niệm quan trọng trong việc nghiên cứu cácthé loại lời nói là "lời nói môn đăng hộ đối" (monologic speech) va "lời nói đa

giọng" (polyphonic speech) Lời nói môn đăng hộ đối là loại lời nói mà chỉ có mộtgiọng điệu, một quan điểm và một quyền lực duy nhất Đây thường là lời nói củacác quyên lực xã hội, như chính phủ, giáo dục, truyền thông chính thống Trong khi

đó, lời nói đa giọng là loại lời nói có sự tương tac và va chạm giữa các quan diém,

18

Trang 23

giọng điệu và quyền lực khác nhau Nó thể hiện sự đa chiều, đa âm và thê hiện sựđa dạng của ý kiến và giá trị trong xã hội Ngoài ra, ông cũng nghiên cứu sự biếnđổi và tương tác giữa các thé loại lời nói Ông cho răng các thé loại lời nói khôngtồn tại độc lập mà luôn ảnh hưởng lẫn nhau và tạo ra sự đa dạng trong diễn ngôn.

Các thê loại lời nói có thé chuyên đổi và mở rộng dé phù hợp với các tình huống vàmục đích giao tiếp cụ thể Tuy "Vấn đề các thể loại lời nói" của Bakhtin được viết

vào những năm 1930 và không được công bố rộng rãi cho đến sau khi ông qua đời,

nhưng nó đã có sự ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực như văn học, ngôn ngữ học,xã hội học và nghiên cứu văn hóa Quan điểm của Bakhtin về các thê loại lời nói đã

giúp mở rộng va làm giàu hiểu biết của chúng ta về diễn ngôn và tương tác xã hội

qua ngôn ngữ.

Theo Sara Mills, dién ngôn trong tư tưởng của Foucault không chỉ đơn thuần

là việc truyền tải thông tin ma còn là một công cu quyền lực và kiểm soát xã hội.

Diễn ngôn là một hệ thống ngôn ngữ và các quy tắc liên quan xung quanh việc sửdụng ngôn ngữ và tạo ra ý nghĩa Các quy tắc này không chỉ xác định cách ngôn

ngữ được sử dụng, mà còn xác định các giá trị, quyền lực và mối quan hệ xã hội Bà

tập trung vào khái niệm diễn ngôn hình thành (discourse formation) của Foucault,

đó là quá trình xã hội hóa và tạo hình diễn ngôn Cô nhấn mạnh rằng diễn ngôn

không chỉ đơn thuần là sản phẩm của quyền lực, mà nó còn tương tác và tạo raquyền lực Diễn ngôn hình thành bao gồm cả việc xác định những quy tắc vànguyên tắc của diễn ngôn và việc kiểm soát, hình thành và thay đổi các biểu đạt

ngôn ngữ và ý nghĩa Vì diễn ngôn trong tư tưởng Foucault quan tâm tới những quy

tắc va cau trúc tạo nên những nhận định, lúc này dién ngôn như là công cụ để kiến

tao tri thức và thực hành quyền lực, vừa là hệ quả và là vật cản của quyền lực[25] Lúc này diễn ngôn không chỉ tồn tại trong các văn bản và tuyên bố chính thức

mà còn hiện diện trong các hoạt động xã hội hàng ngày Foucault cũng đặc biệt

quan tâm tới điều kiện hình thành diễn ngôn với vai trò của tác giả Trong bài viết

Thé nào là tác giả? Foucault đã đề cao sự tồn tại của tác giả luôn gắn với một chức

năng nhất định, có vai trò như một thê thống nhất và là cội nguồn cho những ýnghĩa của diễn ngôn thể hiện sự mạch lạc, nhất quán trong giao tiếp.

19

Trang 24

Thực tế, các tư tưởng về diễn ngôn được nhắc ở trên đều đã đưa ra nhữngnhận định và phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau, giúp chúng tôi có cái nhìn đa

chiều hơn về lí thuyết này Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy tư tưởng của Foucault là

phù hop dé áp dụng nghiên cứu đề tài diễn ngôn về chấn thương trong phim của Lee

Chang Dong và Ryusuke Hamaguchi, coi dién ngôn như một văn bản tạo nghĩa,

nhóm những văn bản có hiệu lực nói chung nhằm kiến tạo tri thức về chan thương.1.1.2 Khái lược về chắn thương

Chấn thương (trauma) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Trong tiếng Hy Lapcổ, từ "trauma" (tpadpa) nghĩa là "vết thương" hoặc "tốn thương" Từ này sau đóđược sử dụng trong y học để chỉ các tổn thương về co thé, đặc biệt là những ton

thương nghiêm trong gây ra bởi sự va cham, tai nạn hoặc tac động vật ly mạnh Qua

thời gian, thuật ngữ "chan thương" đã mở rộng ra dé ám chỉ không chỉ những tônthương về cơ thé mà còn những tốn thương tâm lý và tinh thần Trong ngữ cảnhnày, "chấn thương" thường được sử dụng để mô tả những trạng thái tâm lý đau đớn,căng thắng và khó khăn mà một người có thể trải qua sau một sự kiện bị kịch, nhưtai nạn, thảm họa hay kinh nghiệm chiến tranh Thuật ngữ "chấn thương" trong yhọc và tâm lý học ngày nay không chỉ đề cập đến hệ thống cơ thể mà còn đến tác

động va ảnh hưởng đến tinh thần và tâm tri của con người Nó được sử dung dé môtả những hậu quả tâm lý và tình cảm từ một sự kiện đau đớn và căng thăng Địnhnghĩa này tương đồng với quan điểm của các nhà thần kinh học, tâm thần học cuốithé kỉ XIX.

Theo Freud, các sự kiện chan thương từ quá khứ có thé gây ra những tac

động mạnh mẽ đến tâm lý của chúng ta [17] Ông cho rằng một số trạng thái chấnthương có thể làm cho những trạng thái xấu hơn trong tâm trí của người bị ảnhhưởng Ví dụ, Freud đã nghiên cứu về hiện tượng "trauma trước hiện tượng"

(trauma before phenomenon), trong đó một trạng thái chấn thương từ quá khứ cóthể gây ra một sự phản ứng mạnh mẽ khiến người ta không thê hiện thực hóa hoặcđối mặt với sự kiện hiện tại Ông cũng nghiên cứu về cơ chế phòng thủ của tâm trídé đối phó với chan thương Ong đề xuất rằng tâm trí tự động thực hiện các cơ chếnhư phân tâm (disassociation) và lỗi thời (repression) để giảm bớt căng thắng tâm lý

20

Trang 25

từ sự chấn thương Tuy nhiên, các quan điểm của Freud về chấn thương tâm lý đãgặp nhiều tranh cãi và phê phán trong thời gian sau này Các nhà tâm lý học và nhànghiên cứu đã phát triển nhiều lý thuyết và khám phá thêm về chan thương tâm lý,và hiểu biết của chúng ta về chủ đề này đã tiến xa hơn so với quan điểm ban đầu

trong các tác phâm văn học và điện ảnh Caruth cho rằng chấn thương không chỉ là

một sự kiện xảy ra trong quá khứ, mà còn là một trạng thái tâm lý hiện tại mà con

người không thé hoàn toàn hiểu và xử lý ngay lập tức [17] Theo quan điểm này,chấn thương không đơn giản là một sự kiện đau đớn, mà là một trạng thái tâm lý

phức tạp và mâu thuẫn Bởi các tác phẩm nghệ thuật có thể tạo ra một trạng thái

"chấn thương thứ cấp" (secondary trauma) trong người đọc hoặc người xem Thông

qua việc sử dụng các kĩ thuật như suy ngẫm đa chiều và sự đan xen giữa thời gian

và không gian, các tác phẩm văn học và điện ảnh có thể tái hiện và lan truyền trạngthái chấn thương cho người trải nghiệm Quan điểm của Cathy Caruth đã góp phầnquan trọng trong việc hiéu và nghiên cứu về chan thương trong văn học và điện ảnh.

Bà đã khám phá vai trò của nghệ thuật trong việc tiếp cận và diễn giải chấn thương,và nhấn mạnh tam quan trọng của việc thảo luận về chủ đề này dé tăng cường hiểu

biết và giảm thiểu tác động của chan thương đối với con người.

Trong cuốn sách Unclaimed Experience: Trauma, Narrative, and History(1996), Caruth khám phá cách chan thương ảnh hưởng đến khả năng ké chuyện va

việc xây dựng câu chuyện trong văn học Bà cho rằng chan thương là một trang thái

tâm lý không thé diễn tả hoặc chấp nhận, và nó gây ra một sự phân tách giữa trạngthái thực tế và trạng thái ký ức Chấn thương cản trở khả năng tái hiện sự kiện chấn

thương một cách linh hoạt và toàn diện Caruth cũng nghiên cứu về sự truyền đạt

21

Trang 26

chan thương qua ngôn ngữ va văn ban Bà quan tâm đến cách mà chan thươngkhông thể nằm trong một câu chuyện liền mạch, mà thường xuất hiện dưới dạng

những mảnh vỡ, những mâu chuyện không liên quan, hoặc những khoảnh khắc

không thé diễn tả Hiện tượng chấn thương cũng có thé được truyền đạt qua cácbiểu hiện văn hóa như giấc mơ, hồi ức đột ngột và sự biến dạng của thời gian.

Với quan điểm tương tự như Cathy Caruth, nhưng Ann Cvetkovich nhấn

mạnh tam quan trọng của việc thúc đây sự chia sẻ và thảo luận về chấn thương

trong cộng đồng, qua các hình thức như văn hóa đồng tính, nghệ thuật và diễn đạtcá nhân Trong cuốn sách An Archive of Feelings: Trauma, Sexuality, and LesbianPublic Cultures (2003), cô khám phá sự gắn kết giữa chan thương, tình dục va vanhóa đồng tính nữ Cvetkovich nghiên cứu cách mà những trải nghiệm chắn thương

và bất công xã hội ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm trạng của người đồng tính nữ,cũng như cách mà những trải nghiệm đó được biểu đạt và chia sẻ qua văn hóa và

nghệ thuật Cô dé cao vai trò của việc kê chuyện va viết lách trong việc xác định vàhàn gắn chan thương cá nhân và tạo nên sự đoàn kết xã hội Cô quan tâm đến việcxây dựng và duy trì những kiến trúc cảm xúc này, cũng như vai trò của chúng trongviệc ghi lại và bảo tồn những trải nghiệm chan thương.

Roger Luckhurst một nhà nghiên cứu và giảng viên người Anh, chuyên vềnhiều lĩnh vực, bao gồm cả chấn thương và văn học Ông đã có nhiều đóng gópquan trọng trong việc nghiên cứu và hiểu về chấn thương từ một góc độ văn học,văn hóa và lịch sử Luckhurst đã viết nhiều sách và bài viết về chan thương và tác

động của nó lên con người và xã hội Một trong những công trình nổi tiếng của ông

là cuốn sách The Trauma Question (2008) Trong cuốn sách này, Luckhurst khámphá khái niệm chấn thương từ nhiều góc độ khác nhau, bao gồm tâm lý học, vănhọc, lịch sử và văn hóa Ông tìm hiểu về cách mà chấn thương được biểu hiện và xử

lý thông qua văn học và nghệ thuật, cũng như sự phản ánh của chúng trong xã hội

hiện đại Luckhurst cũng nghiên cứu về chan thương trong ngữ cảnh của văn học kỳ

quái và kinh đị Ông quan tâm đến cách mà văn học và phim ảnh kỳ quái và kinh dị

thé hiện và khám phá các vấn dé về chan thương và sự đau khô Ông đã viết về cáctác phẩm văn học va phim ảnh, như Frankenstein của Mary Shelley và phim Psycho

22

Trang 27

của Alfred Hitchcock, để hiểu sự hiện diện và tác động của chấn thương trongchúng Bên cạnh việc nghiên cứu về chấn thương, Luckhurst cũng quan tâm đến các

khía cạnh khác của văn học va văn hóa, như văn học khoa học viễn tưởng va văn

hóa đại chúng Ông đã viết về nhiều chủ đề khác nhau, như hồi hộp, quái đản, và

văn học Mỹ.

Theo một định nghĩa phổ biến nhất thì chan thương mô tả về một sự trainghiệm đột ngột những sự kiện gây nên những cú sốc tinh thần, cảm xúc và chúngthường xuyên xuất hiện dưới dạng ảo giác và các hiện tượng mang tính chất xâmnhập thường bị trì hoãn và tái diễn một cách mất kiểm soát của thân chủ Do đó,

chan thương là chỉ một trạng đau khổ kéo dai trong đời sống tinh than của nạn nhânsau khi tâm trí họ đối mặt với những cú sốc vượt ngưỡng, dù họ muốn quên cũng

không quên được Sự kiện chấn thương có thể bị chia cắt, mất mát và không thể kếthợp thành một câu chuyện hoàn chỉnh Thay vì hiển thị một dạng bức tranh liền

mạch về sự kiện, chấn thương thường xuất hiện dưới dạng các mảnh vỡ, những hìnhảnh, ký ức, hoặc cảm xúc không liên quan đến nhau Những mảnh vỡ của sự kiện

chan thương cũng xuất hiện trong đời sống vô thức của nạn nhân Điều này có nghĩa

là những tác động tâm lý của chắn thương có thê tồn tại và ảnh hưởng đến nạn nhân

mà không được nhận biết hoặc kiểm soát hoàn toàn trong ý thức Chúng có thé hiện

lên qua giấc mơ, hành vi không rõ ràng, hoặc sự xao lạc trong tư duy hàng ngày Sựlặp đi lặp lại và đứt đoạn cua sự kiện chấn thương trong tâm trí là một cách dé nạnnhân có gắng đối phó với trạng thái khó khăn và không thé hiểu được hoàn toàn Họ

không sao lý giải được tại sao những sự kiện ấy lại diễn ra và dẫn đến những rốiloạn, phản ứng tiêu cực với những sự kiện căng thăng trong cuộc sống tương lai.

1.1.3 Khái lược về cải biên

“Adaptation” (cải biên) đã được các nhà nghiên cứu văn học và điện ảnh đề

cập trong các công trình của mình như: Literature and Film: A guide to theory andpractice of film adaptation cua Robert Stam va Alessandra Raengo (Blackwell

Publishing); The Encyclopedia of Novels into Film của John C Tibbetts và JamesM.Welsh (Facts on File, Inc, 2005); A theory of adaptation cua Linda Hutcheon(Routledge, 2006); The Literature/Film Reader - Issues of adaptation cha James

23

Trang 28

M.Welsh và Peter Lev (The Scarecrow Press, Inc, 2007).

Ở cuén Một li thuyết về cải biên - A Theory of Adaptation (Routledge, 2006)của Linda Hutcheon, đã đề xuất một định nghĩa kép về cải biên như sau: Cải biênnhư quá trình tái diễn tác phẩm: Theo định nghĩa này, cải biên được hiểu là việc tái

diễn lại một tác phẩm nghệ thuật trong một phương tiện truyền thông khác Quátrình này bao gồm việc chuyền đổi từ ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh và các yếu tố

khác của tác phẩm gốc sang ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh của phương tiện truyền

thông mới Cải biên có thể xảy ra từ văn bản thành phim, từ phim thành văn bản, từtiêu thuyết thành kịch bản, và nhiều hình thức khác; Cải biên như quá trình thíchứng và tái sáng tạo: Định nghĩa thứ hai của cải biên nhân mạnh việc thích ứng và táisáng tao tác phâm dé phù hợp với yếu tô đặc thù của phương tiện truyền thông mới.Quá trình cải biên không chi đơn thuần là việc sao chép tác phẩm gốc, mà còn baogồm việc thay đổi, điều chỉnh và tái tạo tác phẩm dé phù hợp với ngôn ngữ, phongcách và các yếu tố đặc thù của phương tiện mới Cải biên có thể đòi hỏi việc cắtgiảm, mở rộng, thay đôi cốt truyện, nhân vật, và các yêu tố khác dé phù hợp với

phương tiện truyền thông mới và khán gia của nó Lí thuyết này nhắn mạnh rằng cải

biên không chỉ là một quá trình đơn giản của việc chuyên đổi từ một phương tiệntruyền thông sang phương tiện khác, mà còn là quá trình thích ứng và tái sáng tạotác pham dé phù hợp với ngữ cảnh và yếu tố đặc thù của phương tiện truyền thông

mới [11, 8]

Trong cuốn Điện ảnh và văn học: Dẫn luận và nghiên cứu, Timothy

Corrigan đã nghiên cứu về cải biên từ góc độ so sánh và tương tác giữa điện ảnh vàvăn học Ông nhấn mạnh rang cải biên không chỉ là quá trình chuyển đổi từ một

phương tiện truyền thông sang phương tiện khác, mà còn là một quy trình sáng tạotrong việc tái hiện lại, thích ứng và tái sáng tạo tác phẩm Corrigan chú trọng vàoviệc nghiên cứu cách mà các tác phẩm được cải biên từ văn bản sang phim vàngược lại Ông nhấn mạnh rằng cải biên không chi đơn thuần là việc "đánh đồng"

hoặc "chuyền thé" tác phẩm, mà còn là quá trình tạo ra một phiên bản mới, có tính

tương đương nhưng cũng mang đến những đặc trưng riêng Theo ông, cải biên là

một quá trình sáng tạo đòi hỏi nhà làm phim hoặc nhà văn phải tìm cách diễn đạt lại

24

Trang 29

ý nghĩa và trải nghiệm của tác phẩm gốc trong ngôn ngữ và hình thức của phương

tiện truyền thông mới Quá trình này có thé bao gồm việc lựa chọn và tùy chỉnh câuchuyện, nhân vật, phong cách diễn đạt, cấu trúc và các yêu tố khác dé phù hợp vớiphương tiện truyền thông mới và khán giả của nó Corrigan cũng nêu rõ rằng cải

biên không chỉ là một quá trình cá nhân của nhà làm phim hoặc nhà văn, mà còn

phụ thuộc vào những yếu tố xã hội, văn hóa và kỹ thuật Quá trình cải biên được

ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong công nghệ, thị trường, và yêu cầu của khán giả.

Cũng cần phải cân nhắc làm sao tác phẩm văn học được chuyền thê và nhận thức đãđịnh hình của công chúng với tác phẩm gốc làm nên cách hiểu của họ về an phâmphim chuyên thé [8, 29]

Trong nhiều cuộc thao luận về sự cải biên tồn tại một thuật ngữ trung tâm là

tính trung thành, một ý niệm đặt câu hỏi xem mức độ cải biên có thật lòng hay

chung thủy với văn bản gốc không Cuộc thảo luận về tính trung thành và cải biêntrong điện ảnh có thể bao gồm những câu hỏi sau để đánh giá mức độ trung thànhcủa phim cải biên theo 5 mục sau: (1) Mức độ trung thành với tác phẩm gốc: Phim

cải biên có trung thành với tác phẩm gốc ở mức độ nào? Liệu nó giữ được cốt

truyện, nhân vật và thông điệp chính của tác phâm gốc hay không? (2) Thay đổi và

tùy biến: Phim cải biên có thay đổi và tùy biến tác phâm gốc ra sao? Có những điểm

khác biệt quan trọng trong cốt truyện, nhân vật hay tình huống so với tác pham gốc

không? (3) Độc lập và sáng tạo: Phim cải biên có độc lập và sáng tạo, tạo ra một tác

phẩm mới có giá trị riêng không? Nó có thê tồn tại và được đánh giá độc lập với tácphẩm gốc hay không? (4) Phương pháp cải biên: Phương pháp cải biên được sử

dụng trong phim là gì? Liệu nó đã tận dụng được những yếu tố đặc trưng của

phương tiện truyền thông mới dé tạo ra một trải nghiệm mới hay không? (5) Phảnhồi từ khán giả và giới phê bình: Phim cải biên nhận được phản hồi như thé nào từkhán giả và giới phê bình? Có sự đánh giá tích cực về tính trung thành và chất

lượng của phim cải biên hay không? Những câu hỏi này giúp định đoạt và thảo luận

về mức độ trung thành của phim cải biên và sự tương quan giữa tác phẩm gốc và

phiên bản cải biên Thực tế mà nói, những câu hỏi này đã được trả lời trong cách mà

tác phâm cải biên muôn nhân mạnh, chăng hạn, qua sự nôi trội của hành động so

25

Trang 30

với đối thoại hay việc kịch bản được giữ nguyên tới mức nào và được thay đổi ở

chỗ nảo.

Bài viết của tác giả Hoàng Cam Giang với tiêu đề Phiên dịch và cải biên: sựchuyển hóa liên ký hiệu (rường hop phim Ran cua đạo diễn Akira Kurosawa)(2016), in trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học Dựa theo quan điểm của WilliamBenjamin, bài viết có đề cập tới mối tương quan giữa phiên dịch và cải biên Khi

nhắc tới phiên dịch, tác giả đã nhắn mạnh: “Dịch thuật chính thức va mặc nhiên an

minh trong bat cứ hành vi giao tiếp nào Dé hiểu ta phải dịch Dé nắm bắt ý nghĩata phải dịch Vì thế những phương tiện và vấn đề cấu trúc và thực hành cơ bản củahoạt động dịch thuật hiển hiện trong hành vi phát ngôn, viết lách, mã hóa thành hìnhảnh ở ngôn ngữ nào đi nữa” Nhận định này đặt chuyên thể (một dạng “mã hóa”

hình ảnh) vào trong biên giới rộng lớn của khái niệm “dịch thuật” Trong khi đó,

“adaptation” (cải bién/chuyén thé) lại được định nghĩa là “một phiên bản chỉnh sửahoặc biến đổi của một văn bản, một tác phẩm âm nhạc v.v ” Với hướng diễn giảinày, có thể xem “dịch liên ký hiệu” là hiện tượng bao trùm lên hiện tượng “cải

bién/chuyén thé” (adaptation), còn cải bién/chuyén thé là một vi dụ điển hình cho

“dịch liên ký hiệu” Nhìn chung, sự tương đồng giữa một bản dịch và một tác phẩm

chuyển thé/cai biên được thê hiện rõ rệt nhất ở ba điểm: Thứ nhất, đó là quan hệ “vô

hình” mà khăng khít giữa văn bản nguồn với văn bản đích, khi sự tồn tại của vănbản đích vừa độc lập, vừa phụ thuộc vào văn bản nguồn và luôn là sự gợi nhắc âmthầm mà dai dang tới văn bản nguồn Thứ hai, dich và chuyên thê đều là những quátrình chuyển dịch ký hiệu từ một hệ thong nay sang mot hé thong khác Thứ ba (nhưlà hệ quả của hai điểm trên), ở ban dịch và tác phâm chuyên thé luôn có sự giốngnhau nhất định giữa văn bản nguồn va văn ban đích dưới nhiều cấp độ và hình thức

khác nhau [9, 55-66]

Cải biên cũng được hiểu là khi một tác phẩm được công khai với một hoặcnhiều tác phẩm khác sẽ được coi là một tác pham cải biên dựa trên những dẫnchứng cụ thê của chỉ tiết giống nhau hoặc tương đồng giữa chúng Ngay cả các tácgiả cải biên, họ cũng thừa nhận mối quan hệ này qua cụm từ “based on the” TheoHutcheon, tác phẩm cải biên không phải chỉ đơn thuần là việc sao chép hoặc chuyên

26

Trang 31

thé tác pham gốc sang một phương tiện truyền thông khác, mà là một hình thứcsáng tạo và tạo mới Hutcheon nhân mạnh răng tác phâm cải biên là kết qua của sựtương tác giữa tác phẩm gốc và người tạo ra tác phẩm mới, và nó mang tính độc đáovà cá nhân của người tạo ra Hutcheon đề xuất rằng tác phẩm cải biên là một sự pháisinh, có nghĩa là nó được tạo ra từ tác phâm gốc nhưng không chỉ đơn thuần là mộtban sao hay một bản chuyên thé Tác pham cải biên có mặt riêng, không chỉ là mộtphiên bản kém hơn của tác phẩm gốc, mà là một tác phâm độc lập và có giá trịriêng Đây là lý do vì sao các nghiên cứu về tác phâm cải biên thường là các nghiên

cứu so sánh Tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng độc giả dé dàng nhận ra tính độclập, bản sắc riêng của tác phẩm cải biên.

Trong cuốn A theory of adaptation Linda Hutcheon cũng đưa một số ví dụ về

trường hợp cải biên: “Khi Neil Jordan và Angela Carter cải biên truyện ngắn The

company of wolves của Carter vào năm 1984, họ thêm vào các chỉ tiết từ hai câuchuyện khác có liên quan trong cuốn The bloody chamber (1979) của Carter: Thewerewolf và Wolf Alice” Bà dẫn chứng riêng về lĩnh vực điện ảnh, thậm chí theo sốliệu thống kê năm 1992, có đến 85% các phim chuyền thé từ Phim hay nhất đoạtgiải Oscar Phim chuyên thể chiếm 95% tổng số phim truyền hình ngắn tập và 70%tong số phim truyền hình trong tuần đoạt giải Emmy [11, 4] Trong đó nguồn tư liệuđược chọn để cải biên là những tác pham văn học kinh điển Phương tây như: Kiêuhãnh và định kiến của Jane Austen, Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoy; Cuốntheo chiều gió của Margaret Mitchell

Quá trình cải biên thực chất là quá trình diễn giải đầy sáng tạo của tác giả cảibiên Quá trình sáng tạo khiến cho tác phẩm văn chương thực sự được thổi hồn,được sống lại trong đời sống của một loại hình khác Sáng tạo ở đây không phải làtùy tiện mà là nham tái cấu trúc những điều tinh túy của tác phâm văn chương trongđặc trưng của loại hình mới Trong hội họa và điêu khắc luôn luôn có những tácphẩm cải biên từ văn học Thế nhưng khi giải mã chúng, các nhà phê bình dẫu có so

sánh với các tác phẩm được cho là nguồn cảm hứng ban đầu, họ không đặt nặng vấn

đề trung thành hay không trung thành mà chỉ giải mã bản thân tác phẩm cải biên,

những chi tiệt đặc sắc làm nên sự độc đáo của tác phâm cải biên ay Với ngôn ngữ

27

Trang 32

riêng của mình, các tác phẩm văn học có ưu thé khi miêu tả diễn biến tâm trạngnhân vật, trong khi điện anh lại có phát huy được ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh dé

không chỉ xây dựng nội dung, cảm xúc ma còn là sự ấn tượng cho người xem.

Trong các tác phẩm văn học, ngôn ngữ, cảm xúc của nhân vật có thể được dùng cảvai trang dé mô ta, tam ly nhân vat được miêu ta cả chương hoặc nối từ chương này

sang chương khác Tuy nhiên, khi câu chuyện được cải biên sang tác phẩm điện ảnhthì khán giả sẽ cảm nhận tính cách thông qua động tác, hành vi và các biểu hiện của

nhân vật, cách thể hiện có khi đơn giản, có lúc lại cầu kỳ nhưng mục đích cuối cùngvẫn phải là xây dựng hình tượng nhân vật dé từ đó khai thác hiệu quả câu chuyện.Không hiếm trường hợp, tác phẩm cải biên đạt đến sự thành công vang dội như

chính tác phẩm văn học làm cảm hứng cho nó Bộ phim Bá Già với kịch bản được

dựa trên cốt truyện gốc cùng tên best seller, với dàn diễn viên vô cùng tài năng đã

nhanh chóng tạo được hiệu ứng đặc biệt với khán giả và đem về nhiều giải thưởngđiện ảnh danh giá Tuy nhiên, dé có thé đạt đến sự thành công như vậy, đạo diễn đãcó rất nhiều sự sáng tạo riêng mang tính kinh điển như cảnh dựng song song lễ rửa

tội cho đứa bé và thanh trừng các băng đảng đối lập, những hình ảnh đó không thé

nào được thê hiện trong văn học trọn vẹn thì lại được sáng tạo hiệu quả băng ngônngữ trên màn ảnh rộng Điều đó đã giúp bộ phim này trở thành một trong những bộphim hay được cải biên từ những tác phâm văn học kinh điển đạt được thành công.

Vì vậy, đòi hỏi nhà làm phim phải có sự sáng tạo tuyệt đối trong quá trìnhcải biên tác phẩm văn học sang phim Bởi các tác pham điện ảnh sẽ mang phong

cách và thé hiện ý đồ riêng của đạo diễn Dé tiếp thu những tinh hoa của văn hóa

nhân loại, người làm nghệ thuật không chỉ dừng lại ở việc sáng tác ra các câu

chuyện mới ma họ còn cải biên các tác phẩm kinh điền Cải biên là một quá trìnhbiến những chat liệu trở thành của mình Sự mới mẻ nam ở việc tác giả cải biên làmgi với sản phẩm của mình Đối với độc giả, khán giả hay thính giả, cải biên khôngthé tránh khỏi một loại liên văn bản nếu như người tiếp nhận đã biết đến nguyên tác.Do đó, khi xem xét một tác phẩm cải biên, chúng ta không dừng lại việc nghiên cứunó như là chỉ một loại hình nghệ thuật mà bắt buộc phải có sự liên ngành trong

nghiên cứu Trong phạm vi đê tai, chúng tôi xin được sử dụng khái niệm

28

Trang 33

“adaptation” thành “cải biên” nói chung để xem xét được nhiều khía cạnh của vấndé cải biên.

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Phim cải biên từ tác phẩm của Haruki Murakami

Haruki Murakami được biết tới là tiêu thuyết gia nổi tiếng hang dau thé giới,ông đã viết hàng chục tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó nhiều tác phẩm thuộc

hang "best seller" (bán chạy nhất) tại Nhật Ban và khắp thé giới.

Những câu chuyện của Murakami có xu hướng tập trung vào những nhân vậtnam chính đơn độc, yêu thích văn hóa phương Tây đặc biệt là âm nhạc cô điển vàthường bị cuốn vào những bí ân kỳ quái Bên cạnh các tiêu thuyết, truyện ngắn củaHaruki Murakami cũng truyền cảm hứng cho rất nhiều bộ phim điện ảnh Trong đó,theo số liệu chúng tôi thống kê được thì có tới 10 bộ phim đã được cải biên từ tác

phẩm của Haruki Murakami, thứ tự theo bảng và nội dung dưới đây:

Stt Tên phim Đạo diễn Năm phát hành

1 | Hear the Wind Sing Kabuki Omori 19812 | Attack on a Bakery Naoto Yamakawa 19823 | A Girl, she is 100% Naoto Yamakawa 19834 | Tony Takitani Jun Ichikawa 20045 | All God's Children Can Dance | Robert Logevall 2008

6 | Norwegian Wood Tran Anh Hùng 2010

7 | Hanalei Bay Daishi Matsunaga 20188 | Burning Lee Chang Dong 20189 | Drive my car Ryusuke Hamaguchi 202110 | Blind Willow, Sleeping Woman | Pierre Féldes 2022

Hear the Wind Sing (1981)

Murakami từng thừa nhận cuốn tiêu thuyết đầu tay Hear the Wind Sing năm1979 là "tác phẩm từ thời kỳ non nớt", nhưng đạo diễn Kazuki Omori đã xuất sắc

cải biên Hear the Wind Sing thành một bộ phim hap dan, đồng thời truyền tải được

29

Trang 34

thông điệp và thế giới quan của tác giả.

Trong phim, câu chuyện được thuật lại bởi một người đàn ông giấu tên.Người này hồi tưởng về mùa hè năm 1970, khi anh ta trở về nhà ở Kobe và gặp lạivới người bạn của mình, Rat Mùa hè đó, đôi bạn dành nhiều thời gian để say sưa ởquán bar địa phương Tuy nhiên, kế hoạch ban đầu về một kỳ nghỉ vô tư, êm đềmcủa nhân vật chính đã không diễn ra như mong đợi Giấu mình trong suốt bộ phim,

nhân vật "tôi" luôn ám ảnh về người bạn gái cũ đã tự sát, kể cả khi bat đầu mối tình

chóng vánh với một cô gái trong quán bar.Attack on a Bakery (1982)

Bộ phim kế về câu chuyện hai người công nhân vi rơi vào cảnh túng quannên lên kế hoạch đi cướp ở một tiệm bánh mì Tuy nhiên, lúc chuẩn bị thực hiện thìhọ bắt đầu suy nghĩ, tính toán những điều được mất trước khi đi đến quyết định cuối

cùng của phi vụ này Phim được thực hiện bởi đạo diễn Naoto Yamakawa.

A Girl, she is 100% (1983)

Shimamoto vô tinh gặp lại người bạn cũ ma anh gọi là "100%", sau đó hai

người gặp nhau thường xuyên hơn, tiếp xúc với nhau nhiều hơn, họ như thê bị kết

nối bởi một sợi day vô hình nào đó Ké từ đó Shimamoto dường như bi ám ảnh bởi

người bạn cũ nảy Phim được dựa trên truyện truyện ngắn cùng tên của Haruki

Murakami là On See the 100% Perfect Girl One Beautiful April Morning.Tony Takitani (2004)

Dao dién Jun Ichikawa da bién truyén ngan về sự cô đơn và ám anh cùng tênthành một câu chuyện tình yêu lãng mạn, phần lớn nhờ vào màn kết hợp diễn xuấttuyệt vời của các diễn viên Issey Ogata va Rie Miyazawa Truyện ngắn củaMurakami, được viết vào năm 1990, xuất hiện lần đầu trên tờ The New Yorker trướckhi được đưa vào tuyên tập Blind Willow, Sleeping Woman năm 2006.

Nam chính trong Tony Takitani là một nhân vật điển hình của Murakami:tuổi trung niên, thành đạt, lãng mạn nhưng sống một mình Anh gặp gỡ và kết hôn

với một cô gái trẻ trung, xinh đẹp và có sở thích đam mê với việc mua sắm, nhưng

hạnh phúc của họ rất ngăn ngủi Tony quay về cuộc sống cô độc, với căn nhà đầy

những món đô mà người vợ dé lại Bộ phim đã khắc họa một cách hoàn hảo

30

Trang 35

những khám phá của Murakami về tình yêu và sự gắn bó, lòng hiếu thảo và chủ

nghĩa vật chất.

All God's Children Can Dance (2008)

Câu chuyện kề về Kengo sống ở Korea Town, me anh ta luôn nhắc nhở rằnganh là con của chúa, nhưng anh chưa tin vào điều đó Bỗng một ngày, anh ta pháthiện một người đàn ông cụt tay và nghĩ ông ta có thể là bố của mình Cho nên anh

ta quyết tâm đi theo ông khắp tới khắp nơi Tác phẩm do Robert Logevall đạo diễn

cô gái xinh đẹp, hoạt bat là Midori Âm nhạc và góc máy day tinh tế trong những

"cảnh nóng" cũng góp phần tạo nên sức hút cho bộ phim.

Hanalei Bay (2018)

Được quay tai Hawaii, Hanalei Bay cải biên từ truyện ngắn năm 2005 cuaMurakami (cũng được xuất ban trong tuyên tập Blind Willow, Sleeping Woman).

Phim xoay quanh góa phụ Sachi tìm đến nơi con trai mình đã thiệt mạng khi đi lướt

sóng vì bị cá mập tấn công Sachi nhận được một cuộc điện thoại thông báo rằngcon trai cô đã chết ở Hawaii do bị cá mập tan công Người phụ nữ đến Vinh Hanaleidé làm thủ tục và lay tro của con trai mình Tuy nhiên, Sachi vẫn tiếp tục quay lại

Vinh Hanalei hang năm

Dao dién Daishi Matsunaga da khắc hoa bi kịch của góa phụ Sachi với bảnnăng của người mẹ và cảm xúc phức tạp khi nhớ về con trai mình Diễn xuất của YoYoshida cũng dé lại ấn tượng sâu đậm, khi cô hóa thân thành công vào nhân vật nữ

31

Trang 36

hiếm hoi trong truyện của Murakami.

Burning (2018)

Đạo diễn Hàn Quốc Lee Chang-dong cải biên truyện ngắn Barn Burning(1983) của Murakami thành một bộ phim mô tả xã hội đầy bất ôn Câu chuyện tìnhcảm phức tạp giữa chàng trai đầy bất mãn Jong-su với cô bạn học cũ Hae Mi và bạn

trai giàu có của cô là Ben.

Gắn kết bằng mối quan hệ hời hợt và đầy hoài nghi, bộ ba nảy sinh mâu thuẫn

dẫn đến những kết cục bi thảm Bộ phim tràn ngập những cảnh quay khiến ngườixem bức bối và ngột ngạt, lên tới đỉnh điểm là hành động đốt phá và bạo lực của các

nhân vật chính.

Drive my car (2021)

Nhân vật nam chính là một giám đốc nha hát nổi tiếng ở Tokyo, dau buồnsau cái chết của người vợ không chung thủy Anh tới thành phố Hiroshima dé tổchức một sự kiện nghệ thuật, tình cờ gặp một nữ tài xế Watari Kafuku nhanh chóngthân thiết với cô gái trẻ - người không bận tâm về thân phận của anh và giúp anh

dần tha thứ và hòa giải những mâu thuẫn trong nội tâm của mình.

Blind Willow, Sleeping Woman (2022)

Được sản xuất bởi hãng phim Pháp Cinéma Defacto và Miyu Productions,

Blind Willow, Sleeping Woman sử dụng sự kết hợp giữa hoạt hình kỹ thuật số thamchiếu trực tiếp, mô hình 3D và phông nền được kết xuất theo kiểu truyền thống cải

biên từ truyện ngắn của Murakami Đó là một con mẻo lạc, một con cóc không lồ

tài giỏi và một cơn sóng thần giúp một người bán hàng không có tham vọng, ngườivợ thất vọng của anh ta và một kế toán viên tâm thần phân liệt cứu Tokyo khỏi mộttrận động dat và tìm thấy ý nghĩa cuộc sống của họ.

1.2.2 Khái quát về phim Burning và Drive my car

1.2.2.1 Truyện ngắn Barn Burning của Murakami và phim Burning và đạo diễnLee Chang Dong

Lee Chang Dong sinh ngày 4 tháng 7 năm 1954 tại Daegu Ông đã trải quamột tuôi thơ đầy khó khăn vì là con trai của một người theo chủ nghĩa lý tưởng cánhta Ông từng trải qua một cuộc khủng hoảng danh tinh và không thé tìm thay cảm

32

Trang 37

hứng để viết, ông đã mất đam mê với việc viết Vì vậy ông muốn làm việc gì đó

như lao động chân tay nặng nhọc, và ông chọn làm trợ lý đạo diễn Không có mụctiêu rõ ràng, ông nghĩ đến việc đi Paris để học phim, nhưng Park Kwang Soo đã

khuyên ông rằng ông có thê đến đó học sau khi trải nghiệm nhiều hơn trong bốicảnh phim tại Hàn Quốc Và Lee Chang Dong đã bước chân vào điện ảnh qua lời đề

nghị của đạo diễn Park Kwang Soo - người mở đầu cho Làn sóng mới điện ảnh Hànvới việc sửa chữa kịch bản phim To the Starry Island năm 1993 và đồng thời với

vai trò Trợ lý đạo diễn Ông viết thêm một kịch bản phim nữa cho Park Kwang Soolà A Single Spark năm 1995 Bộ phim sau đó đã giành giải Phim hay nhất tại Giảithưởng phim Rồng xanh năm 1995 Bộ phim đầu tiên của ông ở vị trí đạo diễn làGreen Fish (1997), tiếp đó là Peppermint Candy (2000), Oasis (2002) Sau đó mộtthời gian, ông bị tây chay một thời gian do mâu thuẫn chính trị Tuy nhiên, ông vẫntiếp tục cho ra đời các phim bộ mang ông tới các liên hoan phim lớn hơn.

Lee Chang Dong bắt đầu làm phim với sự ngây thơ mà ông có trong lĩnh vựcnày Chính vì vậy, phim của Lee Chang Dong mang đến cảm giác vô cùng chân

thực, nó cuốn hút người xem và buộc họ suy ngẫm bởi bản chất câu chuyện chứ

không đến từ kỹ thuật thé hiện câu chuyện lên man ảnh Ông ké chuyện phim theo

cách riêng của mình, phá vỡ những quy tắc và chuẩn mực về thê loại, mang đếnnhững thông điệp suy ngẫm riêng.

Lee Chang Dong là một nhà làm phim tích cực tham gia vào hoạt động chính

trị và quan tâm về lịch sử xã hội, nhưng phim của ông it xuất hiện các vấn đề đó màluôn lây con người là trọng tâm Chủ dé quan trọng xuyên suốt của ông trong cáctác phẩm cả điện ảnh và văn học là chan thương tâm ly và ký ức Có thé kế đến các

bộ phim Secret Sunshine năm 2007, Poetry năm 2010, Burning năm 2018 Phim của

ông hầu hết là những câu chuyện mang tính chất bi kịch, sự mất mát, đau thương,những bi kịch bắt đầu hoặc kết thúc bằng cái chết Nhân vật của ông thường rơi vàonhững hoan cảnh éo le, họ đắm chìm vào những đau khô khiến họ phải tìm kiếm về

ý nghĩa của sự ton tại đó Điều đó khiến những bộ phim của ông phản ánh một bau

không khí chính tri, xã hội Hàn Quốc đàn áp, bé tắc.

Năm 2018, bộ phim Burning của Lee Chang Dong ra đời, ông lay cảm hứng

33

Trang 38

từ một truyện ngăn của Haruki Murakami là tác phẩm Barn Burning, nằm trong tậptruyện ngắn Con voi biến mat được Haruki Murakami sáng tác năm 1983 và đượcxuất bản tại Việt Nam năm 2015, với bản dịch của Phạm Vũ Thịnh Nội dung viếtvề một câu chuyện mà trong đó, người tình của nhân vật nữ chính luôn khao khát

đốt được cái nhà kho và hành động của những người biết về việc ấy Trong truyện

Barn Burning - Dot nhà kho, nhân vật chính là một người đàn ông trẻ tudi sống ở

Tokyo Anh ta ké lại câu chuyện về một mối tình đặc biệt với một người phụ nữ,

người mà anh ta gọi là "người tình" Người tình của nhân vật nữ chính có một khaokhát kỳ lạ - đốt cháy một căn nhà kho Dù không có lý do rõ ràng, cô ấy khôngngừng ám ảnh về việc này và cảm thấy hạnh phúc khi nghĩ về việc đốt cháy căn nhàkho đó Nhân vật nữ chính không chỉ giữ khao khát này cho riêng mình, mà cô ấy

còn chia sẻ với nhiều người khác trong cuộc sống của mình Những người biết về

khao khát của cô ấy có những phản ứng khác nhau: có người cảm thấy tò mò, cóngười lo lắng về tâm lý của cô ấy, và cũng có người không quá quan tâm Tuynhiên, câu chuyện không di sâu vào việc diễn tả hành động thực tế của việc đốt nhà

kho Thay vào đó, nó tập trung vào sự tò mò va sự hiểu biết của nhân vật chính về

người tình của mình Dù không hiểu được vì sao cô ấy có khao khát đó, nhân vậtchính vẫn cảm thấy cuốn hút và hấp dẫn bởi tính cách độc đáo của người phụ nữnày Barn burning là một trong những truyện ngắn đặc biệt và bí ẩn của Haruki

Murakami, nơi ông khám phá những khía cạnh tâm lý phức tap và những khao khátkỳ lạ của con người.

Phim được đánh giá cao về việc xây dựng nhân vật phong phú và tạo ra một

không khí kỳ lạ và ám ảnh Tác phẩm này đem lại nhiều sự suy ngẫm và hoài nghỉ

cho khán giả, được rất nhiều các nhà phê bình đánh giá cao và nhận được nhiều giảithưởng ở các liên hoan phim lớn Ngoài ra, phim còn được đánh giá cao về các yêutố kỹ thuật, âm nhạc, và thê hiện chân thực về cuộc sống ở Hàn Quốc hiện đại Tuy

nhiên, việc cải biên câu chuyện Nhật Bản của sang câu chuyện Hàn Quốc là mộtviệc không dé dàng nhưng Lee Chang Dong đã làm được Phan sau của phim do

Lee Chang Dong tự phát triển thêm, và trong suốt bộ phim, ông cũng thêm khánhiều chi tiết không có trong cốt truyện gốc thông qua góc nhìn từ người trẻ nhăm

34

Trang 39

hoàn thiện bức tranh hiện thực tàn khốc mà ông nhìn thấy ở nước mình Thế nhưngnhững chi tiết được thêm đó lại "rất Murakami", bởi vậy mà phim vẫn đảm bảo sựnhất quán va đem đến thành công.

1.2.2.2 Truyện ngắn Drive my car, các truyện ngắn cải biên thành phim Drivemy car và đạo diễn Ryusuke Hamaguchi

Ryusuke Hamaguchi sinh ngày 16 tháng 12 năm 1978 là một đạo diễn và

biên kịch phim người Nhật Ông bị ảnh hưởng một phần phong cách làm phim củaKiyoshi Kurosawa Năm 2011, ông trình làng bộ phim đầu tay của mình, The

Depths Tuy nhiên, sự nghiệp của Hamaguchi không thực sự được công chúng chú

ý cho đến khi ông ra mắt bộ phim Happy Hour năm 2015 Sau thành công củaHappy Hour, Hamaguchi tiếp tục đạo diễn các bộ phim như Asako I & II (2018) va

Drive my car (2021), cả hai đều được đánh giá rất cao bởi giới phê bình phim vàgiành nhiều giải thưởng tại các liên hoan phim quốc tế Hamaguchi được xem là

một trong những đạo diễn đáng chú ý nhất của điện ảnh Nhật Bản hiện nay Ông nồitiếng với các bộ phim đa chiều và chất lượng cao, đặc biệt là các tác phẩm đượcchọn để tham gia các liên hoan phim quốc tế Phim của ông hướng người xem tớinhững cảm xúc chân thật, từ thoại của nhân vật cho đến cách các nhân vật trong

phim tương tác với nhau Ngoài ra, thời lượng các bộ phim của ông thường rất dài

như Happy Hour dài hơn 5 tiếng hay Drive my car, gần 3 tiếng.

Ông cũng nổi tiếng với kĩ thuật chỉ đạo độc đáo, đòi hỏi các diễn viên phảilột bỏ kĩ năng diễn xuất và phát huy sức mạnh của ngôn từ trong kịch bản.

Hamaguchi đã áp dụng phương pháp của Jean Renoir (đạo diễn có nhiều dấu ấn rấtlớn trong lịch sử điện ảnh Pháp) trong các tác phẩm của mình kể từ Happy Hour.Đối với Happy Hour, ông đã áp dụng một phương pháp gọi là đọc sách tiếng Y như

một phương pháp dạy diễn xuất cho những người biểu diễn có ít hoặc không cókinh nghiệm diễn xuất Phương pháp này cũng được mô tả trong Drive my car nhưmột vở kịch trong một vở kịch, khi nhân vật chính, một đạo diễn sân khấu, áp dụng

nó vào thực tế.

Vào thang 7, bộ phim Drive my car dựa trên truyện ngắn của HarukiMurakami đã được gửi đến hạng mục tranh giải của Liên hoan phim Cannes lần thứ

35

Trang 40

74, trở thành bộ phim Nhật Ban đầu tiên trong lịch sử được chọn cùng vớiTakamasa Oe đoạt giải kịch ban.

Drive my car là bộ phim cải biên từ tác phẩm cùng tên trong tuyến tập truyệnngắn Những người đàn ông không có đàn bà của nhà văn Haruki Murakami Đượcbiết bộ phim chủ yếu dựa trên tác phẩm đó nhưng cũng lấy cảm hứng từ các tácphẩm Drive my car, Kino va Scheherazade trong tập truyện Những Người Dan OngKhông Có Đàn Ba (Men Without Women), va Tazaki không mau va những năm

tháng hành hương cua Murakami.

Trong tuyên tập Những người đàn ông không có đàn bà của Murakami Ởtruyện ngắn Drive my car là câu chuyện ké về cuộc sống của một đạo diễn sân khấutên là Kafuku và mối quan hệ phức tạp giữa anh ta và vợ Kafuku đã mất vợ mình

do bệnh ung thư, dé lại một khoảnh khắc đau đớn va tủi nhục trong tâm hồn anh.

Sau cái chết của vợ, anh bắt đầu thuê một người lái xe tên là Misaki dé đưa anh đikhắp nơi Misaki ban đầu chỉ là một người lái xe chuyên nghiệp, nhưng qua thờigian, anh và Kafuku trở thành bạn thân và bắt đầu chia sẻ những câu chuyện cá

nhân với nhau Qua việc điều khiển xe cùng Misaki va ké chuyén, Kafuku dan dan

thấu hiểu và chap nhận sự thật về cuộc sống va tình yêu Câu chuyện mang đến sự

suy tư về ý nghĩa của thời gian, mat mát và kha năng chấp nhận sự thay đổi Ở

Scheherazade, là câu chuyện về Habara, một anh chàng suốt ngày chỉ ru ra trongnhà, không ai rõ công việc của anh ta là gì Và một bà nội trợ 35 tuổi làm công việckiểu dạng giúp việc theo để kiếm thêm thu nhập Cô ta có thói quen sẽ kế một câuchuyện sau mỗi lần làm tình với Habara Ban đầu mối quan hệ giữa hai người chỉ

với mục đích giải quyết nhu cầu sinh lý, nhưng lâu dần Habara như bị “trói buộc”

với Scheherazade Anh ta bị cuốn theo câu chuyện cô gái có kiếp trước là cá mút đá

và có thói quen lén vào nhà người khác Mỗi khi nghe câu chuyện của bà nội trợ,

cuộc sống của anh ta như thêm phần thú vị, không còn nhàm chán một mình như

trước đây Thế nhưng, câu chuyện đã không được bà nội trợ ké hết, và cô ta cũng

biến mat khiến cho Habara hụt hãng, anh ta dường như lại trở về với sự cô đơn,thiếu kết nối với chính mình Truyện ngắn Kino, là Kino - khi phát hiện vợ đangtrần truồng năm trên người đồng nghiệp rất thân của mình ở công ty giày thé thao,

36

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:14

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w