TIỂU LUẬN TÁC PHẨM BÁO CHÍ Đề bài Hãy phân tích 5 tác phẩm phóng sự để làm rõ đặc điểm thể loại, thế mạnh, hạn chế và những bài học kinh nghiệm rút ra từ các tác phẩm đó Phần 1 Nguyên văn 5 tác phẩm b[.]
TIỂU LUẬN TÁC PHẨM BÁO CHÍ Đề bài Hãy phân tích 5 tác phẩm phóng sự để làm rõ đặc điểm thể loại, thế mạnh, hạn chế và những bài học kinh nghiệm rút ra từ các tác phẩm đó Phần 1: Nguyên văn 5 tác phẩm báo chí được chọn phân tích Phần 2: Phân tích PHẦN 1 NGUYÊN VĂN 5 TÁC PHẨM BÁO CHÍ ĐƯỢC CHỌN PHÂN TÍCH Sống khốn khổ trong lòng bôxit Tân Rai 12/09/2014 10:44 GMT+7 TT - Bầu không khí xung quanh nhà máy alumin (Tổ hợp bôxit - nhôm Tân Rai, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) đặc quánh mùi trứng thối và nhiều mùi khó chịu khác Bùn đỏ vương vãi lên bề mặt bờ hồ, chỉ cần mưa lớn là bị rửa trôi và chảy tràn ra ngoài - Ảnh: M.Vinh Những mùi khó ngửi càng nồng hơn ở khu vực quanh hồ bùn đỏ số 1 và 2. Hàng trăm người dân ở các tổ 21, 22, 23 và 24 thuộc thị trấn Lộc Thắng (huyện Bảo Lâm) bất đắc dĩ phải sống trong bầu không khí này. Tháo chạy khỏi nhà máy alumin “Hãy đến ở với chúng tôi một giờ rồi biết!” Ông Đinh Tuấn Việt, chủ tịch UBND thị trấn Lộc Thắng (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng), cho biết đại diện người dân sống quanh nhà máy alumin ít nhất đã 10 lần có đơn phản ảnh tình trạng ô nhiễm quanh nhà máy gửi đến UBND thị trấn Lộc Thắng và huyện Bảo Lâm Tại nhiều cuộc họp có sự tham dự của đại diện Công ty Nhôm Lâm Đồng, đại diện các tổ dân phố cũng lên tiếng phản ảnh Bản thân địa phương cũng đã ít nhất 10 lần gửi công văn đến đơn vị quản lý nhà máy alumin yêu cầu phải có biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm nhằm cải thiện môi trường sống của người dân Ông Việt bức xúc: “Phía Công ty Nhôm Lâm Đồng viện dẫn các báo cáo môi trường và những vấn đề kỹ thuật để khẳng định mọi thứ vẫn an toàn Thực tế cuộc sống của người dân vùng xung quanh nhà máy alumin bị xâm hại hằng giờ!” Bà Trần Trung Hiền, cán bộ thị trấn Lộc Thắng, nói: “Dân chúng tôi không tin vào các đánh giá môi trường mà phía bôxit cho là đánh giá độc lập Cơ quan chức năng làm ơn tới ăn, ở với chúng tôi khoảng một giờ rồi hãy kết luận” Hơn nửa năm nay, môi trường sống trong khu vực càng trở nên khắc nghiệt khiến hàng trăm hộ dân ta thán Có hộ dân đã đưa gia đình đi thuê chỗ ở mới và một số hộ khác bắt đầu tính toán “di tản” Anh công nhân Đồng Hoa Khoa hiện đang làm việc tại phân xưởng hóa nghiệm của nhà máy alumin, người đầu tiên trong các hộ dân sống cạnh hồ bùn đỏ, bỏ nhà đi thuê một căn nhà sâu trong rẫy cà phê Con gái anh Khoa mới 15 tháng tuổi, nhưng hết 14 tháng phải liên tục đi khám và điều trị các chứng bệnh hô hấp “Chỉ cần đưa cháu ra chỗ khác sống vài ngày là cháu khỏe hẳn, nhưng về nhà lại bị mắc bệnh” - anh Khoa nói Cha mẹ anh Khoa gần đây mắc chứng ho suốt đêm ngày, nhà anh Khoa cách hồ bùn đỏ số 1 khoảng 20m Mỗi khi nhà máy xả bùn đỏ thì gần như cả nhà phải nín thở Mùi tanh và vô số mùi cay cay, hăng hắc theo gió ùa vào nhà anh Khoa và những hộ dân liền kề Khi vợ mang thai sắp sinh, anh Khoa quyết định đi thuê nhà để ở dù lương anh chỉ 3 triệu đồng/tháng Anh nói: “Tôi làm trong khu chuyên về hóa chất nên thừa hiểu độ độc hại!” Bà Hoàng Thị Cảnh (tổ 23), sống trước hồ chứa bùn đỏ số 1 và cách khu vực lò nung alumin khoảng 200m, bảo mùi từ hồ bùn đỏ ập vào suốt ngày khiến nhiều khi ăn xong bị nôn thốc nôn tháo Dùng chổi gom một mớ bụi trắng quanh nhà, bà Cảnh chỉ tay về phía lò nung alumin: “Mỗi khi cái lò kia xả khói trắng là bụi bay mịt mù, thứ bụi li ti mịn như bột mì mà rắn như cát bay trắng cả mái nhà, lá cà phê, thức ăn Mấy chú công nhân trong nhà máy nói đó là bụi alumin, nó lọt vô mắt, thốn còn hơn cát!” Nhà bà Trần Thị Hiền, cách cổng nhà máy alumin khoảng 500m Dẫn chúng tôi lên mái nhà đã phủ trắng bụi dù mới xảy ra một trận mưa lớn, bà cho biết bụi trắng không bay ra từ nhà máy theo giờ nhất định, thường đêm ngủ dậy thì thấy bụi theo gió cuốn ào ào vào nhà Bà Hiền than: “Hai năm trở lại đây cả gia đình tôi lần lượt bị viêm mũi kéo dài” Gia đình bà Hiền có năm người, họ đang định bán nhà, dời sâu trong rẫy cà phê ở Nguy hại từ nước thải Ngay cả nước giếng người dân cũng không dám dùng để nấu ăn, họ phải chở can đi xin nước ở cách xa hơn 3km Bà Hiền cho biết nước giếng chỉ dùng để giặt đồ, nhưng vẫn phải lọc qua nhiều lần để hạn chế hư quần áo Bà mở bể lọc, màu đỏ quạch bám khắp thành bể dù bà lau chùi định kỳ 1 tuần/lần Ông Nguyễn Văn Đài, tổ tưởng tổ 23,bức xúc: “Nhiều người ở tổ này sống tại đây trên 20 năm rồi mà chưa bao giờ khó sống như thế này Ở đây thở cũng không dám, uống nước cũng không được thì làm sao mà sống?” Theo tìm hiểu của chúng tôi, xung quanh nhà máy alumin có ít nhất ba cống dẫn nước thải từ nhà máy ra bên ngoài, trong đó cống số 1 dẫn nước thải ra hồ Cai Bảng (hồ chứa nước lớn nhất thị trấn Lộc Thắng) Đây là các cống dẫn nước thải sinh ra từ nhiều hoạt động khác nhau của nhà máy alumin nhưng không chứa bùn đỏ Tại một hồ tự nhiên nối với cống nước thải số 3, mới đây UBND thị trấn Lộc Thắng đã phối hợp với đội cảnh sát môi trường Công an huyện Bảo Lâm lập biên bản ghi nhận về tình trạng cá chết nổi lềnh bềnh trên mặt hồ vào ngày 3-9 Vào thời điểm lập biên bản thì nồng độ pH đo được bằng 7 Hồ cá của anh Hoàng Văn Quang ở cạnh cống xả số 3 cũng có hiện tượng cá chết UBND thị trấn Lộc Thắng đã có công văn đề nghị Công ty Nhôm Lâm Đồng (đơn vị quản lý Tổ hợp bôxit - nhôm Tân Rai) kiểm tra, xử lý các chất gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước Ông Trần Đình Thiện (tổ 23), có nhà và vườn dọc cống xả nước thải số 1 của nhà máy alumin, kể lại những gì đã xảy ra vào buổi chiều 15-8 với giọng lo lắng Mưa to làm nước cống xả dâng cao tràn lên ngập đường sâu khoảng 0,5m, nước đục ngầu, trắng như sữa, không phải màu đỏ của đất đỏ đặc trưng thường thấy Ông kể: “Sáng hôm sau vườn chanh dây bị úa vàng, rụng lá, rụng hết trái non Vườn cà phê cũng bị tình trạng tương tự” Điều ông Thiện sợ nhất là nước dính vào da nóng rát, rất ngứa và nhơn nhớt như xà phòng, vụ việc xảy ra tại vườn ông Thiện cũng được UBND thị trấn Lộc Thắng ghi nhận Ngày 9-9, có mặt tại đoạn cống xả chảy ngang qua nhà ông Thiện, chúng tôi tận mắt chứng kiến nước tại khu vực này có màu trắng sữa, giữa trưa bốc mùi hăng hắc Ông Trần Đình Thiện (tổ 23, thị trấn Lộc Thắng) với vườn chanh dây bị hư hại sau một đợt nước thải từ cống thải số 1 nhà máy alumin dâng cao ngập vườn vào giữa tháng 8-2014 - Ảnh: M.Vinh Những nguy cơ Một kỹ sư đang làm việc cho phân xưởng hóa nghiệm nhà máy alumin đề nghị không nêu tên đưa chúng tôi đến các cống thải quanh nhà máy alumin Chỉ trong một đoạn cống thải dài khoảng 30m nhưng có vô số mảng trắng dày nằm sát mặt đất Anh dùng một tấm gỗ vớt mảng trắng lên và khẳng định đây là xút kết tủa khi ra ngoài môi trường Ngăn không cho chúng tôi chạm tay vào, anh khuyến cáo: “Thứ này ăn mòn da rất mạnh” Tại khu vực hồ bùn đỏ số 1 và số 2, chúng tôi chứng kiến màng phủ chống thấm của hồ bị rách nhiều chỗ Chỉ riêng hồ bùn đỏ số 1, chúng tôi đã tính được tám vị trí bị rách, tập trung ở các van xả bùn đỏ Vết rách màng phủ kéo dài từ miệng hồ xuống tận mặt nước Người kỹ sư đi cùng giảng giải: “Lớp phủ chống thấm có tác dụng ngăn các vi chất độc hại thấm xuống đất và rò rỉ ra bên ngoài” Trung tá Nguyễn Văn Trung, đội trưởng đội cảnh sát điều tra tội phạm ma túy và môi trường (Công an huyện Bảo Lâm), cho biết mới đây công an huyện đã có công văn gửi Công ty Nhôm Lâm Đồng yêu cầu gia cố bờ bao khu vực lắng rửa bùn đỏ (bùn đỏ từ đây chảy ra hồ chứa bùn đỏ) và khu vực nhà kho chứa xút Ông Trung nói: “An toàn ở những khu vực liên quan đến chất thải nguy hại và hóa chất chưa đảm bảo Bờ khu lắng rửa bùn đỏ cao khoảng trên dưới 20cm, chỉ cần mưa to dồn dập thì bùn đỏ sẽ tràn và rò rỉ Còn nhà kho chứa xút như hiện nay nhỏ so với hoạt động của nhà máy”. Ông Nguyễn Bá Đông, trưởng Phòng tài nguyên - môi trường huyện Bảo Lâm, cho biết trong quá trình hoạt động của nhà máy alumin có một lần gây tràn xút ra môi trường và gây chết hàng loạt cá của người dân Vụ việc được ghi nhận xảy ra vào năm 2011 làm 3.000m² ao cá và 1.000m² chè của gia đình bà Nguyễn Tất Trân (tổ 23) bị xóa sổ Đến nay diện tích này bị bỏ hoang do vẫn còn ô nhiễm * Ông LÊ HỒNG TRƯỜNG (phó tổng giám đốc Công ty Nhôm Lâm Đồng): Có mùi khó chịu nhưng không đáng kể Trao đổi với PV Tuổi Trẻ, ông Lê Hồng Trường cho biết: - Công ty có hợp đồng với đơn vị quan trắc độc lập là Trung tâm quan trắc tài nguyên - môi trường (Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Lâm Đồng) để quan trắc theo từng quý và kết quả quan trắc mới nhất cho thấy môi trường xung quanh nhà máy vẫn đảm bảo từ nước, tiếng ồn cho đến không khí * Chúng tôi chứng kiến cảnh bụi alumin phủ trắng trên lá cây trồng, mái nhà và nhiều vị trí khác Ông có ý kiến gì về vấn đề này? - Nếu có chuyện ấy thì đơn vị quan trắc độc lập mà chúng tôi thuê đã báo cáo và cũng không qua mắt được cảnh sát môi trường Chúng tôi có hệ thống thu gom bụi, bụi alumin có thể do quá trình vận chuyển của các đối tác bên ngoài gây phát tán, còn chúng tôi tuân thủ đầy đủ các quy định * Ông có ý kiến gì về việc người dân cho rằng nguồn nước ngầm, không khí bị ô nhiễm bởi hóa chất từ các cống xả thải và hồ bùn đỏ? - Có thể đó là hóa chất nhưng là loại nào khác chảy ra từ nhà máy không liên quan đến hoạt động vận hành của nhà máy Còn khói bốc lên ở các van xả bùn đỏ và hồ bùn đỏ thì chỉ là khí nóng của bùn đó Người dân thấy có mùi khó chịu và cho rằng có hóa chất lưu huỳnh thì cũng đúng, nhưng không đáng kể * Thưa ông, dọc hồ bùn đỏ số 1 và 2 có nhiều vết rách trên màng phủ chống thấm, liệu có gây rò rỉ hóa chất từ bùn đỏ không? - Những vết rách chủ yếu xảy ra ở các điểm có van xả bùn đỏ, do sức nóng của bùn đỏ tác động lâu ngày gây nên Rách vậy nhưng vẫn an toàn, không ảnh hưởng gì cả * Bà TRẦN THỊ THÙY DƯƠNG (giám đốc Trung tâm quan trắc tài nguyên - môi trường Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Lâm Đồng): Kết quả quan trắc chúng tôi thực hiện theo hợp đồng của Công ty Nhôm Lâm Đồng theo từng quý chỉ thể hiện tình hình môi trường trong nhà máy, khu vực sản xuất và không bao gồm môi trường sống của người dân xung quanh Tức không đánh giá được tình trạng môi trường sống của người dân quanh nhà máy alumin Báo cáo này cũng không đánh giá tình trạng môi trường xung quanh khu vực hồ bùn đỏ Chúng tôi quan trắc theo những vị trí mà công ty chỉ định, tức là những vị trí đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường Mai Vinh – Nguyễn Lê Nỗi đau trong "ngôi nhà cười" 11/07/2014 10:27 GMT+7 TT - “Nghe ai nói chuyện lớn tiếng tụi nó rất dễ nổi khùng dù không hiểu người ta nói gì Chú em vào nhà ấy phải tỏ ra thân thiện, cười thật nhiều vô, chả có chuyện gì vui cũng cứ cười, không thì coi chừng tụi nó đánh à nghe!” Vợ chồng ông Tư Minh ăn cơm cùng bốn người con trai bị ảnh hưởng chất độc da cam - Ảnh: Tấn Đức Ông chủ vựa tràm ở đầu kênh Năm Dương (ấp 1, xã Khánh An, huyện U Minh, Cà Mau) dặn dò kỹ lưỡng khi chúng tôi hỏi nhà ông Tư Minh (Nguyễn Văn Minh), một cựu chiến binh có tới năm người con trai bị ảnh hưởng chất độc da cam Năm anh em - một cảnh đời "Sau hàng chục năm vất vả, sức khỏe vợ chồng ông Tư Minh bị vắt kiệt dần, trong khi sức ăn của năm anh con trai lực lưỡng cứ tăng dần Đầu năm 2014, tới lượt ông Tư Minh lên cơn động kinh Qua mấy ngày nóng lạnh, co giật, ông lại rơi vào trạng thái lơ mơ không nhớ nổi tên mình" Nhìn bên ngoài, căn nhà ông Tư Minh khá khang trang Nhà trên (phía trước) lợp tôn, vách tường trông tươm tất Nhưng khi bước vào, khách mới giật mình nhận ra căn nhà trống hoác, ngoài chiếc tủ thờ cũ, trên có bát hương và tấm biển bằng nhựa ghi mấy dòng chữ “nhà tình thương” Phía sau là căn nhà xập xệ, cột kèo nứt toác, tưởng như sắp sập tới nơi (có lẽ là nhà cũ trước khi gia chủ được tặng nhà tình thương) được tận dụng làm căn bếp Nhớ lời dặn của ông chủ vựa tràm, chúng tôi đã cố gọi thật nhỏ nhưng không biết từ đâu, bốn thanh niên lực lưỡng tuổi đời trên dưới 30 đã ùa ra, gương mặt người nào cũng nghềnh nghệch “Bốn anh em nó đứa nào cũng ngây ngây dại dại vậy đó Còn một thằng nữa “điên” hơn mấy đứa này, nó đánh tôi dữ quá nên đã gửi người cô bên xã Nguyễn Phích (huyện U Minh) nuôi giữ giùm” - bà Nguyễn Thị Nương, vợ ông Tư Minh, nói Trong lúc chúng tôi trò chuyện với vợ chồng ông Tư Minh, bốn thanh niên lực lưỡng cứ vây quanh Anh con đầu Nguyễn Văn Tính (32 tuổi) hết vuốt ve lại nắn tay, nắn chân cậu em Nguyễn Văn Toán (30 tuổi), ú ớ nói chuyện với nhau bằng thứ ngôn ngữ của người điên, rồi phá lên cười khùng khục Một người em của Toán là Nguyễn Văn Nhất (26 tuổi) ngồi mép ngoài, giương ánh mắt tròn vo, hết nhìn chúng tôi lại ngửa mặt lên trần nhà cười hềnh hệch Trong khi cậu em Nguyễn Văn Thật (24 tuổi) sà vào lòng mẹ như đứa trẻ lên ba, đăm đăm nhìn khách lạ “Mấy bữa nay trời mưa, tụi nó cũng hiền, chứ gặp khi trời nóng bức mấy đứa hay điên lắm, hết đập phá ly chén, lu tủ trong nhà lại xé quần áo rồi đi tồng ngồng ngoài đường hoặc ngồi lì cả ngày bên gốc bạch đàn sau nhà, mặc kệ nắng mưa” - bà Nương kể Bà Út Giàu, hàng xóm của ông Tư Minh, thấy có khách lạ thì sang chơi, góp thêm câu chuyện: “Mấy tháng trước bên nhà tôi có khách tới chơi, nói chuyện rôm rả, vậy mà anh em thằng Tính nghe được chạy qua, “chửi” hội đồng om sòm Cũng may không ai hiểu tụi nó nói gì Bận khác, thấy vợ chồng thằng Nuối đi ghe mua tràm giỡn chơi, tụi nó tưởng đánh nhau, nhảy vào đánh lung tung, không ai ngăn được Báo hại vợ chồng nhà kia phải nhảy xuống kênh lội qua bờ bên kia mới yên thân” Miệng cười mà ruột héo hon Ông Tư Minh năm nay 57 tuổi, theo bộ đội vô rừng đánh giặc từ năm 16 tuổi Sau giải phóng, ông tiếp tục công tác trong quân đội, đến năm 1983 thì nghỉ do ảnh hưởng của chất độc hóa học trong chiến tranh Cuộc đời của vợ chồng ông Tư Minh có lẽ sẽ bình lặng như bao gia đình ở vùng đất U Minh Hạ nếu ông bà không bị thôi thúc bởi quan niệm muốn có con trai nối dõi Sau khi sinh hai con đầu là gái (phát triển bình thường, hiện đã lập gia đình, ra ở riêng), tới người thứ ba là con trai, ông bà mừng hết sức, đặt tên là Nguyễn Văn Tính Nhưng người tính không bằng trời tính, chưa tới tuổi thôi nôi, Tính đã thường xuyên bị nóng sốt, hay khóc thét ngằn ngặt Đưa đi khám, người ta nói thằng bé bị động kinh Tính lớn lên với hình hài bình thường nhưng chẳng biết nói năng gì, “biểu một đằng, làm một nẻo” Vợ chồng ông Tư Minh gắng gượng sinh thêm đứa nữa, rồi tới đứa thứ ba, thứ tư, thứ năm Thật trớ trêu cả năm anh em trai mang những cái tên đầy ước vọng: Tính - Toán - Thống - Nhất - Thật đều mắc chứng bệnh giống hệt nhau, tất cả đều “ngây ngây dại dại” Tới đứa thứ sáu là Nguyễn Văn Ngoan thì số phận nghiệt ngã mới buông tha vợ chồng ông Hiện tại Ngoan đã học hết lớp 12, đã lấy vợ, ở chung nhà để phụ cha mẹ lo cho các anh Những đứa con không bình thường được vợ chồng ông Tư Minh chạy chữa khắp nơi, từ Trung tâm Y tế huyện U Minh đến Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Cà Khó để kể hết những quán cà phê độc đáo ở Sài Gòn, và việc một quán vừa được giới thiệu rầm rộ không lâu sau đã tạm ngưng hoặc đóng cửa cũng thường xảy ra Loại hình cà phê kịch, với thời điểm cách đây 2-3 năm lên đến chừng 70 quán với nhiều nhóm kịch thành lập, thì con số này hiện nay rơi rụng dần Để tồn tại, những quán này phải chiều khách hơn, trình diễn những vở kịch cho nhiều đối tượng, thành phần chứ không đi riêng một thể loại Anh Trần Ngọc Nguyên Khoa, chủ quán cà phê Ovi (Q.10), mở loại hình kịch cách đây hai năm và duy trì đến nay Mỗi tháng, quán anh diễn kịch hai tối chủ nhật và mời chừng 2-3 nhóm kịch biểu diễn với khách hàng chủ yếu là trung niên Anh nói sự cạnh tranh, nhu cầu của khách tuy thay đổi, khắc nghiệt nhưng loại hình cà phê kịch này sẽ tồn tại lâu dài nếu biết cách xoay chuyển thể loại, cách quảng bá Bá Hưng, trưởng nhóm kịch Up với chừng 10 thành viên, đi diễn đã được hai năm, chứng kiến quán cà phê kịch mở rồi ngưng cũng nhiều Hưng cho rằng chuyện lỗ lã là lý do chính khiến người ta ngán ngại kinh doanh cà phê kịch Nếu quán chấp nhận bù lỗ ban đầu để thu hút khách sẽ trụ được, còn những quán nhỏ vốn ít thường kết thúc không lâu sau đó Chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung, chủ quán Chỗ Cũ (Q.Tân Bình), đã đóng cửa quán cách đây nửa năm vì lượng khách bữa đạt bữa không và giờ kịch diễn cũng thường kết thúc trễ nên khó thu xếp Vì vậy, chuyện phải đa dạng thể loại kịch để chiều lòng khách là chuyện cả nhóm kịch lẫn chủ quán phải chú trọng để tồn tại Lịch diễn ở các quán thường linh động cuối tuần hoặc giữa tuần tùy nhu cầu khách và địa điểm của quán Còn với cà phê Mật ngữ 12 chòm sao hiện cũng tạm ngưng vài tháng và ông chủ cho biết đang tìm địa điểm rộng khoảng 500m 2 ở Q.1 để đủ chỗ phục vụ khách, và tạo chuỗi cà phê mật ngữ vì chuyện tìm hiểu cung hoàng đạo đang là xu hướng của giới trẻ Cà phê Chiêu cũng cố gắng giữ chất riêng của mình nhưng câu chuyện kinh doanh đòi hỏi sự tính toán cân nhắc lợi nhuận, từng điều nhỏ như thể loại nhạc, không gian, phục vụ để có lượng khách ổn định Vì vậy, nếu các mô hình cà phê chỉ chú trọng nét độc đáo mà không bền vững, chuyện sụp đổ là không tránh khỏi, nói chi đến chuyện làm giàu! Chiêu Anh Nguyễn Còn không, sâm Ngọc Linh? 15/06/2014 14:22 GMT+7 TT - Nhắc đến địa danh Ngọc Linh, Mường Hoong, thứ làm người ở xa dễ nhớ nhất là sâm Nơi đây từng được ví như “rốn sâm” Ngọc Linh với công năng thần kỳ được ủ dấu trên độ cao 2.500m, trải qua hàng triệu năm mây mù và những đợt mưa ẩm ướt kéo dài Củ sâm Ngọc Linh thật Hai củ sâm quý này được định giá 3,5 triệu đồng Ảnh: T.B.D Mùa lúa chín vàng, trở lại vùng sâm Ngọc Linh để hỏi về thứ thuốc quý mà người dân địa phương gọi với nhau là “củ dấu”, “củ đắng”, tất cả mọi người chúng tôi bắt gặp đều lắc đầu Qua những người bạn từng quen biết trước ở vùng sâm này, tất cả cùng chung một kết quả: “Làm gì có sâm nữa mà tìm?” Thuốc dấu giữa đại ngàn Bây giờ còn sâm nữa hay không? Câu trả lời là còn, nhưng cũng giống như người nông dân khi vừa canh tác xong một luống khoai, những củ khoai ngon được thu hoạch hết, ruộng khoai nhẵn trắng và bằng phẳng Tưởng chừng như chẳng còn sót lại thứ gì trên đó Thế rồi đến mùa cày ải, người nông dân đem cày ra cải tạo lại miếng đất, khi lật lên thỉnh thoảng lại bắt gặp những củ khoai nhỏ còn sót dưới mặt đất Rồi mảnh ruộng được cày xới, trồng lúa Trên mặt ruộng xanh tốt ấy, khi cây lúa vừa nhú lên thì cũng xuất hiện những mầm khoai mới Cách ví von ấy của một thương lái buôn sâm đã có mặt ở vùng Mường Hoong, Ngọc Linh từ những ngày cây sâm nổi sóng đã khẳng định một điều rằng: sâm Ngọc Linh chưa bị tận diệt, nhưng số lượng cũng không còn nhiều nữa Thương lái này kể rằng có những năm mỗi ngày ông có thể mua được cả tạ sâm, sâm nhiều như khoai lang vào vụ, bày bán khắp các đường ra xã, ra huyện Thế nhưng năm bảy năm trở lại đây, sâm hiếm như vàng “Mà cái thứ đó giờ so sánh với vàng là khập khiễng, mỗi lượng sâm tươi 3-5 triệu đồng, anh có tiền cũng không có mà mua” - người thương lái nói chắc như đinh Người Xê Đăng ở Ngọc Linh không gọi thứ thuốc quý là sâm Ngọc Linh mà gọi là “củ đắng” hoặc “củ dấu” Cái tên gọi “củ đắng” xuất phát từ việc người thợ rừng trong một lần lạc rừng đói lả, thấy chú chim sà xuống ăn thứ hạt cây màu đỏ hồng, người thợ săn đã lấy hạt ăn và phát hiện dưới tán lá những chùm củ mọng nước, có vị đắng như thuốc độc Người thợ đã ăn và ngay lập tức tỉnh táo hẳn, chân tay như được tiếp thêm sức lực Những cư dân của vùng sâm Ngọc Linh đã phát hiện ra vùng sâm từ rất sớm “Nhưng hồi đó chẳng ai biết thứ củ ấy lại có công năng thần diệu như thế, mãi cho tới sau này khi vùng rừng núi có bàn chân của cán bộ người Kinh” - chủ tịch xã Ngọc Linh nói Sống nghèo trên “núi vàng” Đêm Rừng núi lặng yên đến rợn người Làng Lê Ngọc ở xã Ngọc Linh leo lét đèn như đốm lửa tàn giữa đại ngàn mênh mông Những câu chuyện được người già, trai tráng kể cho nhau về những ngày tìm sâm đứt đoạn như những ký ức đầy sự tiếc nuối về một thời huy hoàng nơi rốn sâm Người Lê Ngọc, Đắk Nai, Lê Toan và cả thung lũng Mường Hoong không ai quên được những ngày huy hoàng của sâm Ngọc Linh năm 2006 “Mùa ấy, cả làng mình đang làm nương làm rẫy yên ổn Nghe tin có người phát hiện bãi sâm nên ai cũng đi, trẻ con đi, người lớn đi” Người thương lái buôn bán hàng tạp hóa ở thung lũng Mường Hoong, cũng là người nằm lòng câu chuyện về vùng sâm những ngày sôi sục, đưa ra cho chúng tôi hai củ to và dài không hơn ngón tay cái, hình thù không khác gì củ riềng Ông bảo: “Sâm đấy, chừng này thôi chứ ba bốn triệu là không phải trả nữa” Ông nói rằng thứ chúng tôi đang cầm trên tay được ông ủ suốt từ ngày náo động vùng sâm năm 2006 đến nay như đó là món quà kỷ niệm “Kinh khủng lắm, sâm nhiều vô kể Hồi đó cả chủ tịch xã, cán bộ xã ở đây cũng đi Riêng mình đi hơn buổi gùi về một balô Ngồi bán ở đường chẳng ai mua Tối về ốm li bì, người bạn cùng khổ còn bỏ vô ấm sắc làm nước cho mình uống để lấy lại sức - Đang kể ông bỗng thở dài - Đúng là trời không nương lòng người, phải chi biết sẽ có ngày hôm nay thì ” Người Xê Đăng ở Ngọc Linh, Mường Hoong vẫn còn nhớ như in đợt trúng sâm năm 2006 Câu chuyện được bắt đầu từ hai người đàn ông ở Mường Hoong tên là A Tích và A Biêng trong một ngày đi rừng bẫy thú đã tình cờ đạp lên khu rừng củ đắng bạt ngàn Thuở ấy, sâm dù rẻ nhưng cũng đã được coi là của quý nên hai người giấu bặt không cho ai biết Đều đặn hằng ngày A Biêng cùng A Tích mang gùi lên khu rừng củ dấu hái về đem bán Bán được tiền, A Biêng và A Tích uống rượu say suốt ngày Trong cơn say, khi người làng hỏi thì A Biêng chợt buột miệng rằng “tìm được kho báu củ dấu” Thung lũng Mường Hoong dậy sóng, lớp lớp người lũ lượt kéo nhau lên khu rừng Mọi thứ bị xới tung Thương lái khắp nơi tìm lên Ngọc Linh chọn làm đất đậu Thương lái ngầm thỏa thuận với nhau chê ỏng chê eo Củ dấu được bán với giá thấp nhưng cũng là nguồn tiền dễ kiếm để người dân có thể mở hội no say Chủ tịch xã A Hen nói rằng thời điểm đó dân làng đi ông cũng đi, mỗi lần xuống núi lại mang theo cả gùi về bán dọc đường Chẳng thể ngờ chỉ mấy năm sau, thứ củ đắng đó cạn dần và trở thành một món hàng có giá Người Xê Đăng kể lại về vùng củ đắng của mình trong sự tiếc rẻ Núi Ngọc Linh này do người Xê Đăng chinh phục, thung lũng Mường Hoong này có chỗ nào người Xê Đăng chưa đặt chân tới Cây sâm ở trên đỉnh núi cũng là của người Xê Đăng, củ đắng nằm đó bao đời nay như kho báu được cái lạnh buốt và thần sấm trên đỉnh Ngọc Riêu che chở Vậy mà người Xê Đăng vẫn nghèo Kể cả A Tích và A Biêng đã từng đạp lên cả kho báu nhưng giờ đây vẫn phải từng ngày đi cuốc đất nuôi vợ nuôi con Còn chủ tịch xã Mường Hoong A Ban thì nói rành rọt: “Người Xê Đăng ở đây không quan trọng giàu nghèo, tiền bạc Tìm được sâm hay bất cứ thứ gì họ đều bán rồi lấy tiền ăn mừng, uống rượu say chứ không tính đến chuyện dành dụm” Người Xê Đăng tự hào về cây sâm Ngọc Linh - Ảnh: T.B.D Nguồn gốc cây sâm Ngọc Linh được ghi chép trong nhiều tài liệu như sau: “Chưa có tài liệu nào khẳng định cây sâm có mặt tại vùng núi Ngọc Linh từ bao giờ Năm 1973, đoàn điều tra dược liệu của Ban Dân y Liên khu 5 do dược sĩ Đào Kim Long và Nguyễn Châu Giang dẫn đầu lặn lội vào rừng sâu Ngọc Linh, khi lên đến độ cao từ 1.800-2.000m so với mực nước biển thì phát hiện thứ cây có từng đốt như đốt trúc ngắn, đoàn đã thử công dụng và phát hiện đây là thứ thuốc quý Vùng cây lạ được khoanh thành dãy để khai thác phục vụ cứu chữa, điều trị thương bệnh binh Cho đến giờ sâm Ngọc Linh, củ đắng hay củ dấu còn được gọi bằng một tên khác là sâm khu 5 xuất phát từ lý do trên Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt - Viện Dược liệu, sâm Ngọc Linh có giá trị tương đương sâm ...Đề Hãy phân tích tác phẩm phóng để làm rõ đặc điểm thể loại, mạnh, hạn chế học kinh nghiệm rút từ tác phẩm Phần 1: Nguyên văn tác phẩm báo chí chọn phân tích Phần 2: Phân tích PHẦN NGUN VĂN TÁC... nhập từ trợ cấp, bao khó nhọc dồn vào đôi tay gầy guộc người mẹ bước vào tuổi 60 Để có đủ 4kg gạo ngày cho khơng phải mang bụng đói phá phách lung tung, ngày bà dậy thật sớm vô rừng hái rau muống,... dây bị hư hại sau đợt nước thải từ cống thải số nhà máy alumin dâng cao ngập vườn vào tháng 8-2014 - Ảnh: M.Vinh Những nguy Một kỹ sư làm việc cho phân xưởng hóa nghiệm nhà máy alumin đề nghị không