1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN KINH tế vĩ mô khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và những bài học kinh nghiệm rút ra từ nó

31 100 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 199,64 KB

Nội dung

Vậy điều gì đã gây ra cuộc đại khủng hoảng này, cuộc đại khủng hoảng đã diễn ra như thế nào mà có thể gây ra những tổn hại khủng khiếp đến thế không chỉcho con người, kinh tế mà ngay cả

Trang 1

BỘ MÔN KINH TẾ VĨ MÔ

-0-0 -HỌ TÊN SINH VIÊN Kiều Hoàng Phi Hùng MSV : 20063069

TIỂU LUẬN

KINH TẾ VĨ MÔTiểu luận kết thúc môn học Kinh tế vĩ mô

Giảng viên: TS Nguyễn Thị Giang.

Trang 2

Mục lục

MỞ ĐẦU 3

1.Lý do chọn đề tài 3

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

3 Phương pháp nghiên cứu 4

NỘI DUNG 5

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 1929 – 1933 5

1 Nguyên nhân dẫn đến Đại khủng hoảng 1929 – 1933 5

1.1 Bối cảnh thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất 5

1.2 Sự khủng hoảng của thị trường chứng khoán 7

1.3 Cuộc khủng hoảng ngân hàng (the great coraction) – trách nhiệm của Cục Dự trữ Liên Bang (FED) 8

1.4 Chính sách tiền tệ và chế độ bản vị vàng 9

1.5 Lý thuyết giảm phát nợ 10

2 Diễn biến và hậu quả của cuộc Đại khủng hoảng kinh tế 11

2.1 Đại khủng hoảng tại Mỹ - Khởi đầu của sự sụp đổ 11

2.2 Đại khủng hoảng lan ra Châu Âu 14

2.3 Đại khủng hoảng tại Châu Á 16

2.4 Hậu quả về mặt chính trị - xã hội mà Đại khủng hoảng 1929 – 1933 gây ra 18

2.5 Các quốc gia vượt qua Đại khủng hoảng 24

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 1929 – 1933 TẠI VIỆT NAM 26

1 Cuộc khủng hoảng tại Pháp 26

2 Những chính sách của Pháp tại Việt Nam 27

3.Việt Nam trong thời kì Đại khủng hoảng 28

3.1 Kinh tế Việt Nam trong thời kì Đại khủng hoảng 28

3.2 Tác động của Đại khủng hoảng đến tình hình chính trị xã hội tại Việt Nam 31

BÀI HỌC TỪ ĐẠI KHỦNG HOẢNG 1929 – 1933 33

LỜI KẾT 36

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 3

Mỹ và đã nhanh chóng lan sang các nước Châu Âu, Châu Á, gây ra những ảnh hưởng

to lớn cả về kinh tế, chính trị - xã hội cũng như các mối quan hệ quốc tế sau đó Lịch

sử thế giới chưa bao giờ ngừng nhắc lại về nó như là một dấu gạch nối của thời kì giữahai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc của nhân loại Đại khủng hoảng 1929 – 1933vừa là hệ quả của chiến tranh thế giới thứ nhất vừa là nguyên nhân của chiến tranh thếgiới thứ hai Vậy điều gì đã gây ra cuộc đại khủng hoảng này, cuộc đại khủng hoảng

đã diễn ra như thế nào mà có thể gây ra những tổn hại khủng khiếp đến thế không chỉcho con người, kinh tế mà ngay cả hệ thống chính trị trên thế giới cũng có sự biếnchuyển ? Liệu ta có thể học hỏi được gì từ những sai lầm cũng như các giải pháp chotương lai ?

Việt Nam ta trở thành thuộc địa của Pháp trong khoảng thời gian Đại khủng hoảng

1929 – 1933 diễn ra, vì vậy cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của nó Các lĩnhvực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam bị ảnh hưởng sâu sắc, nặng nề.Dưới góc độ khoa học, việc tìm hiểu về Việt Nam trong thời kì đại suy thoái bên cạnhcác quốc gia khác sẽ giúp ta có một nhận thức đúng đắn hơn về một giai đoạn ngắnngủi trong lịch sử Việt Nam nhưng vô cùng quan trọng Đặc biệt, trong thời điểm hiệnnay, khi Việt Nam đang tích cực thực hiện công cuộc đổi mới, không ngừng tăngcường đường lối mở cửa, hội nhập với thế giới bên ngoài thì việc nghiên cứu về tácđộng của Đại khủng hoảng 1929 – 1933 đến Việt Nam cũng sẽ có những giá trị thựctiễn nhất định, từ đó góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Trang 4

Với những lý do đó, tôi em xin chọn đề tài “Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 vànhững bài học kinh nghiệm rút ra từ nó” để tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng : đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là cuộc Đại khủng hoảng năm

1929 – 1933 và những tác động cũng như bài học mà nó để lại cho thế giới nói chung

và Việt Nam nói riêng

2.2 Phạm vi nghiên cứu: Bài tiểu luận sẽ nghiên cứu về 4 năm Đại khủng hoảng từ

1929 – 1933 và ảnh hưởng của nó đến các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội,kinh tế, chính trị trên khắp thế giới trong đó có Việt Nam

3 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình tìm hiểu về Đại khủng hoảng 1929 – 1933, những phương pháp chủyếu được sử dụng là phương pháp lịch sử, phân tích, logic để tìm hiểu một cách có hệthống về các khía cạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế, nhằm rút ra những bài học, kếtluận về Đại khủng hoảng

Trang 5

NỘI DUNG

1 Nguyên nhân dẫn đến Đại khủng hoảng 1929 – 1933.

Khủng hoảng kinh tế là một hiện tượng tất yếu trong quá trình phát triển của chủnghĩa tư bản, là sự biểu hiện cao độ của mâu thuẫn giữa nền sản xuất phát triển tự do

và mục tiêu theo đuổi lợi nhuận tối đa của chủ nghĩa tư bản với khả năng tiêu dùng cóhạn của quần chúng lao động Trong lịch sử kinh tế của nhân loại, các cuộc khủnghoảng diễn ra theo chu kì, và các nhà tư bản đều không quá bất ngờ khi nó xảy ra Tuynhiên, lịch sử đã ghi nhận những cuộc khủng hoảng không hề theo một chu kì nhấtđịnh và để lại những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế Đại khủng hoảng 1929 – 1933

là một trong số những cuộc khủng hoảng như thế Đây là một trường hợp đặc biệt màtheo Đại từ điển kinh tế thị trường, đây là cuộc “đại khủng hoảng, đại tiêu điều, mộtcuộc khủng hoảng sản xuất thừa có tính chất thế giới nghiêm trọng nhất, sâu sắc nhất,diện rộng nhất trong lịch sử tư bản chủ nghĩa”

1.1 Bối cảnh thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 diễn ra vào giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

và có mối quan hệ mật thiết với cả hai cuộc chiến tranh thế giới này Tuy nhiên, khixét về nguồn gốc của cuộc Đại khủng hoảng 1929 – 1933 thì chúng ta cần phải hiểuđược bối cảnh thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Khi nhắc đến các cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại Chiến tranhthế giới thứ nhất thường bị che mờ bởi những hậu quả khủng khiếp mà chiến tranh thếgiới thứ hai đem lại, thế nhưng, Đại chiến thế giới lần một vẫn là một cuộc chiến tànkhốc, có ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ nhân loại, có vai trò như nguyên nhân sâu sadẫn đến cuộc Đại suy thoái Trong khi cuộc chiến này chỉ có tác động nhỏ tới Mỹ thì

nó lại gây ra những biến đổi lớn về mọi mặt cho các quốc gia Châu Âu Tất cả cácnước tham chiến dù trực tiếp hay chỉ tham gia một phần đều có những sự thay đổi nhấtđịnh, bàn cờ chính trị trên thế giới có nhiều thay đổi do sự phân chia quyền lợi, thiết

Trang 6

lập trật tự thế giới mới, đây cũng là nguyên nhân sâu sa dẫn đến những mâu thuẫn giữacác nước thắng trận - bại trận từ đó dẫn đến Đại khủng hoảng và chiến tranh thế giớithứ hai.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận như Mỹ, Nhật hưởng nhiều lợithế, có điều kiện thuận lợi để vươn lên phát triển về kinh tế, mở đầu thời kì phát triểnkinh tế, vươn lên dẫn đầu thế giới tư bản, các nước bại trận hay các nước bị chịu tổnthất nặng nề thì gặp khó khăn lớn khi sản xuất và thương mại bị đình đốn Họ phải gấprút khôi phục nền kinh tế và trả chiến phí cho các nước thắng trận, tình hình chính trị,

xã hội cũng rơi vào bất ổn Sau một khoảng thời gian dài khôi phục kinh tế, họ đã từngbước bước vào thời kì ổn định trong những năm 1924 – 1929 Tại Hoa Kỳ, từ năm

1923 - 1929, sản lượng công nghiệp tăng 69% Năm 1929, sản lượng công nghiệp Đứcđạt mức 113% trước chiến tranh, vượt qua Anh, Pháp Sản lượng công nghiệp củaPháp năm 1930 vượt 140% so với năm 1913 Mặc dù quá trình phục hồi của nuớc Anhdiễn ra chậm chạp nhưng đến năm 1929, sản luợng công nghiệp cũng đạt mức năm

1913 Ở các nước tư bản khác, quá trình phục hồi và phát triển kinh tế cũng diễn ratương tự Cho dù đến năm 1924, kinh tế của các nước đã phục hồi nhưng trên thực tế,

sự bất ổn trong nền kinh tế vẫn tiềm tàng thậm chí ngay cả những nước được hưởngnhiều lợi thế như Mỹ

Cuộc chiến đã làm nền kinh tế thế giới biến động với sự lạm phát trong thời chiếntranh và sự giảm phát trong thời kì hậu chiến Tại Mỹ, nhu cầu cho nông sản trongchiến tranh tăng vọt, người dân vay nợ để mua đất và máy móc, thế nhưng đối với cácnước Châu Âu, đây lại là thời kì vô cùng khó khăn cho nông nghiệp Tuy nhiên, khicác quốc gia Châu Âu đã ổn định lại nền kinh tế thì nhu cầu này lại bị giảm sút mạnhtrong các năm 1920 và 1921 Vì vậy nền nông nghiệp Mỹ luôn trong tình trạng khủnghoảng trầm trọng kéo dài suốt những năm thịnh vượng từ 1923 – 1929

Nước Mỹ cũng vươn lên trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới Vấn đề nợ và trả nợ chiếntranh là một kích thích trực tiếp cho nền kinh tế quốc tế những năm 1920 Mỹ trởthành ngân hàng thế giới, cam kết duy trì cân bằng thương mại, thúc đẩy xuất khẩu củacác nước khác trên thế giới Tuy nhiên, vị thế này về mặt lâu dài lại không phù hợp với

Trang 7

vai trò quốc gia cho vay vì nếu các quốc gia khác có tiền để trả nợ cho Mỹ thì họ phảibán nhiều hơn mua các hàng hóa của Mỹ.

Như vậy, có thể thấy, sau thế chiến thứ nhất, tình hình các nước trên thế giới có nhiềubiến động đặc biệt là kinh tế cả về mặt tiêu cực và tích cực Sau thời kì khôi phục kinh

tế, cho dù các quốc gia dần trở lại vào quỹ đạo của mình thế nhưng vẫn tiềm ẩn nhiềunguy cơ, khó khăn lớn về kinh tế mà các quốc gia chưa thể giải quyết triệt để, chính sựtích tụ của nó trở thành nguyên nhân sâu sa mà dẫn đến sự sụp đổ nền kinh tế trongnhững năm sau thời kì thịnh vượng mà ở đây ngòi nổ chính là cuộc Đại khủng hoảng

1929 – 1933

1.2 Sự khủng hoảng của thị trường chứng khoán.

Một trong những đặc trưng của chủ nghĩa tư bản chính là sự chạy theo lợi nhuận bằngmọi giá Đây chính là một xu hướng mà được coi như dịch bệnh diễn ra vào giữa vàcuối thập kỉ 20 của thế kỉ 20 Nó nổ ra đầu tiên ở Florida - Mỹ với hiện tượng đầu cơbất động sản Thị trường bất động sản Florida biến thành một hiện tượng bong bóngkinh tế cổ điển khổng lồ trong đó giá trị mua bán đã vượt qua rất nhiều lần giá trị thực

tế khiến nó trở nên mong manh, dễ vỡ Những người mua có niềm tin rằng họ sẽ bánđược với giá cao hơn trong vài tuần hoặc một tháng sau đó và như một sự kiện có thể

dự đoán từ trước, bong bóng này đã vỡ vào năm 1926 và nạn đầu cơ tại Florida đã cóảnh hưởng tới phố Wall, trở thành dấu hiệu cho thấy một cuộc khủng hoảng đang nhennhóm tại đây

Thị trường The Great Bull cuối những năm 1920 có khả năng kích thích tín dụng mộtcách dễ dàng bằng hình thức kí quỹ Trong một thị trường tăng nhanh như vậy, cácđòn bẩy tài chính đã tạo ra được một khoản lợi nhuận khổng lồ, dẫn đến nạn đầu cơvào thị trường chứng khoán bùng nổ Vào cuối những năm 1928- 1929, khi cục Dự trữliên bang tìm cách giảm cơn sốt đầu cơ thì cơn sốt này đã ăn sâu vào cuộc sống ngườidân Mỹ Nhà sử học Maury Klein đã tổng hợp tình hình thời điểm này trong cuốn sáchCuối cầu vồng (2001) như sau: “Nói một cách đơn giản, quá nhiều người nắm giữ cổphiếu bằng tiền vay mượn” Bùng nổ về đầu cơ đã khiến hàng triệu người Mỹ đầu tưrất nhiều vào thị trường chứng khoán, một số lượng lớn còn đi vay tiền để mua cổphần Vào tháng 8 năm 1929, các nhà môi giới liên tục cho các nhà đầu tư nhỏ vay

Trang 8

hơn 2/3 giá trị bề mặt của các cổ phiếu mà họ đang mua Hơn 8,5 tỉ đôla là các khoảnvay, và toàn bộ số tiền này và nhiều hơn nữa được lưu hành ở Mỹ Giá cổ phiếu tănglên khiến nhiều người mua hơn, bởi vì người ta hy vọng giá cổ phiếu sẽ cao hơn nữa.Chính sự đầu cơ này đã khiến cho nền kinh tế có dấu hiệu chững lại vào hè năm 1929,tín hiệu khủng hoảng được gửi tới phố Wall, vào ngày 24 tháng 10, 1929 khi chỉ

số Dow Jones vừa mới vượt khỏi đỉnh vào ngày 3 tháng 9 là 381,17 điểm, thị trườngđột ngột chững lại, các lệnh bán ra ồ ạt (bán đổ bán tháo) Có 12 894 650 cổ phiếuđược bán ra trong một ngày, và đây là nguyên nhân làm cho giá cả cổ phiếu trên thịtrường đâm sầm xuống dốc, nhưng có vẻ như các nhà đầu tư đã bỏ qua nó cho dù cũng

đã có một vài nhà đầu tư lớn rút khỏi thị trường

Sự đổ vỡ thị trường chứng khoán phố Wall hay còn được gọi là cuộc đại đổ vỡ làđiều không thể tránh khỏi và đã đặt dấu chấm hết cho thời kì phát triển thịnh vượng,

mở đầu cuộc Đại khủng hoảng trầm trọng trong lịch sử nhân loại Cuộc khủng hoảngtrong thị trường chứng khoán đã kéo theo sự suy giảm của nền kinh tế, khiến cho sựgiàu có của phần lớn nhà đầu tư biến mất, cùng với đó là tâm lý bi quan về nền kinh tếkhiến họ cẩn trọng hơn khi đầu tư và chi tiêu Chính nó đã dẫn tới sự xói mòn hơn nữatrong những nhu cầu về kinh tế mà từ đó, Đại khủng hoảng nổ ra trên toàn nền kinh tế

1.3 Cuộc khủng hoảng ngân hàng (the great coraction) – trách nhiệm của Cục

Dự trữ Liên Bang (FED).

Theo chủ nghĩa tiền tệ, 2 nhà kinh tế học người Mỹ là Milton Friedman và Anna J.Schwartz đã đưa ra lời giải thích cho cuộc Đại khủng hoảng là do cuộc khủng hoảngngân hàng gây ra Cuộc khủng hoảng ngân hàng này đã khiến 1/3 số ngân hàng biếnmất cùng với đó là tiền tệ thu hẹp 35% dẫn đến giảm phát 33% trong toàn bộ nền kinh

tế Trong tình hình các ngân hàng đang dần sụp đổ, Cục Dự trữ Liên bang đã không cóbất kì động thái nào trong việc hỗ trợ các ngân hàng như hạ lãi suất, tăng cơ sở tiền tệ,bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng, họ đã thụ động theo dõi sự sụp đổ của hệthống ngân hàng mà nói cách khác chính là theo dõi sự chuyển biến từ một cuộc khủnghoảng, suy thoái bình thường thành một cuộc Đại khủng hoảng với quy mô toàn quốcgia Friedman và Schwartz lập luận rằng sự đi xuống của nền kinh tế, bắt đầu bằng sựsụp đổ của thị trường chứng khoán, sẽ chỉ là một cuộc suy thoái bình thường nếu Cục

Trang 9

Dự trữ Liên bang có hành động tích cực Cục Dự trữ Liên bang đã cho phép một sốngân hàng lớn phá sản điển hình như Ngân hàng New York của Hòa Kỳ - điều mà đãgây ra sự hoảng loạn to lớn tại các địa phương và sự rút tiền trên diện rộng Friedman

và Schwartz cho rằng nếu Cục Dự trữ Liên bang cho vay khẩn cấp chỉ cần các ngânhàng chủ chốt này hoặc đơn giản là mua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở đểcung cấp thanh khoản và tăng lượng tiền sau khi các ngân hàng chủ chốt giảm giá thìlượng cung tiền sẽ không giảm một cách nhanh chóng

1.4 Chính sách tiền tệ và chế độ bản vị vàng.

Theo quan điểm của học thuyết tiền tệ, có thể thấy nguồn cung tiền là vô cùng quantrọng và có ảnh hưởng lớn đền nền kinh tế của một quốc gia Nếu nguồn cung khôngđầy đủ, giá cả sẽ bị giảm sút và dẫn đến giảm phát nghiêm trọng, mặt khác, nếu nguồncung tiền quá lớn, vượt ra ngoài phạm vi cần thiết, giá cả sẽ nhanh chóng trở nên lạmphát Vào cuối nhưng năm 1920 đến đầu 1930, ảnh hưởng của nguồn cung tiền có thểđược thấy rõ qua siêu lạm phát nổ ra tại Đức, tỉ giá đồng tiền Đức đã bị mất đi trong 2năm từ 192 mark cho 1 đola lên đến 42 nghìn tỷ mark cho 11ddola Với tỷ lệ lạm phátlên đến hàng tỷ như vậy, đồng tiền Đức trở nên vô giá trị Nó đóng góp vào cuộc Đạisuy thoái diễn ra tại Đức và phá hủy nặng nề nền kinh tế không chỉ của Đức mà cònảnh hưởng đến cẩ những quốc gia Châu Âu khác, nơi mà nền kinh tế sau chiến tranhthế giới thứ nhất vẫn còn nhiều bất ổn

Chế độ bản vị vàng đã được nghiên cứu một cách chặt chẽ bởi các nhà kinh tế trongthập niên 90 của thế kỉ 20 với tư cách như là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới Đại khủnghoảng Chế độ bản vị vàng vào thời giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới là một chế độ tỉgiá đối hoài cố định, đồng tiền của các quốc gia trên thê giới được giữ tỉ giá với mộtmức vàng nhất định Những người ủng hộ chế độ này cho rằng nó có thể ngăn chặnđược sự bành trướng của tín dụng và nợ nần bởi đồng tiền được đảm bảo bằng vàng sẽkhông cho phép các chính phủ tùy tiện in tiền giấy cho lưu thông và sẽ giúp ngăn lạmphát, loại bỏ sự bất ổn trong hệ thống tiền tệ, đảm bảo sự tín nhiệm của tổ chức pháthành tiền tệ và khuyến khích hoạt động cho vay Trong chiến tranh thế giới thứ nhất,chế độ bản vị vàng bị hủy bỏ nhưng lại được khôi phục sau đó Do sự gián đoạn củachiến tranh, tỷ giá hối đoái đã được thả nổi từ năm 1919 tới đầu những năm 1920 và

Trang 10

dẫn tới tình trạng bảo hộ để chống lại, một số quốc gia đã cam kết quay lại thực hiệntiêu chuẩn vàng với tỉ giá cố định nhanh nhất có thể Nước Anh đã thực hiện vào năm

1925, Pháp tiếp theo năm 1928 Tới năm 1929, 45 quốc gia đã thực hiện tiêu chuẩnvàng Cho đến năm 1929, khi cuộc Đại khủng hoảng sắp nổ ra, hầu hết vàng trên thếgiới nằm trong tay Mỹ và Pháp Những nỗ lực nhằm giữ đồng tiền bằng với thời kìtrước chiến tranh của các quốc gia khác dẫn đến những chính sách giảm phát, cố gắnggiảm hàng hóa trên thị trường thế giới nhằm thu hồi vàng để giữ giá trị đồng tiền của

họ Nó khiến cho tình trạng giảm phát ngày càng trở nên trầm trọng và góp phần vàoĐại khủng hoảng Ngoài ra, chế độ bản vị vàng cũng là 1 lý do cản trở Cục dự trữ Liênbang đưa ra những chính sách giải quyết khủng hoảng của mình Vào thời điểm đó,Cục dự trữ Liên bang gần như đã đạt đến giới hạn tín dụng cho phép có thể được hỗtrợ bằng vàng mà họ sở hữu Khoản tín dụng này dưới dạng giấy báo yêu cầu của Cục

dự trữ Liên bang, trong thời kì khủng hoảng ngân hàng, một phần giấy báo yêu cầu đóđược dùng để đổi lấy vàng của Cục dự trữ Liên bang, mà với mỗi số vàng mất đi trongkho đều đi kèm với việc giảm tín dụng nhiều hơn Nó khiến cho khủng hoảng ngàycàng mất kiểm soát

mô lớn Các khoản nợ tồn đọng trở nên nặng nề hơn, vì giá cả và thu nhập giảm từ 20– 50%, nhưng các khoản nợ vẫn duy trì với con số cũ Nó khiến hàng trăm ngân hàngsụp đổ, còn các ngân hàng còn tồn đọng lại trở nên thận trọng hơn trong việc cho vay,làm tăng áp lực giảm phát Một vòng luẩn quẩn phát triển và vòng xoáy đi xuống tăngtốc Việc thanh lý nợ không theo kịp tốc độ giảm mà nó gây ra Hiệu ứng hàng loạt của

vụ giẫm đạp để thanh lý làm tăng số nợ lên cao mà giá trị tài sản nắm giữ lại giảm Như vậy, chính nỗ lực của cá nhân để giảm bớt gánh nặng nợ nần của họ đã làm nợngày càng tăng Quá trình này làm cho cuộc khủng hoảng suy thoái 1929 trầm trọng

Trang 11

hơn và trở thành Đại khủng hoảng Lý thuyết giảm phát nợ của Fisher ban đầu không

có ảnh hưởng chủ đạo vì có lập luận phản bác rằng giảm phát nợ đại diện cho sự phân

bổ lại từ một nhóm (con nợ) sang nhóm khác (chủ nợ) Việc tái phân phối thuần túy sẽkhông có tác động kinh tế vĩ mô đáng kể Thế nhưng theo Ben Bernanke, một sự sụtgiảm nhỏ trong mức giá chỉ đơn giản là tái phân bổ của cải từ con nợ sang chủ nợ màkhông gây thiệt hại cho nền kinh tế Nhưng khi giảm phát trầm trọng, giá tài sản cùngvới việc con nợ phá sản dẫn đến giá trị danh nghĩa của tài sản trên bảng cân đối kếtoán của ngân hàng giảm, các ngân hàng sẽ thắt chặt các điều kiện tín dụng của họ, gâynên khủng hoảng tín dụng, có ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế Khủng hoảng tín dụnglàm giảm đầu tư và tiêu dùng, dẫn đến giảm tổng cầu và góp phần thêm vào vòng xoáygiảm phát

2 Diễn biến và hậu quả của cuộc Đại khủng hoảng kinh tế.

2.1 Đại khủng hoảng tại Mỹ - Khởi đầu của sự sụp đổ.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, hầu hết các quốc gia tham chiến đều gặp khó khăn

về kinh tế, trừ Anh và Mỹ thì hầu hết nền kinh tế các quốc gia đều lâm vào lạm phát,tại Đức là siêu lạm phát, nền kinh tế Liên Xô cũng gặp khó khăn và bị gián đoạn liêntục Sau các kế hoạch 5 năm tại Liên Xô cùng với đó là sự hỗ trợ kinh tế các nướcChâu Âu bởi các tổ chức kinh tế, nền kinh tế các quốc gia dần phục hồi và phát triểntrở lại nhưng sâu bên trong vẫn ẩn chứa nhiều mâu thuẫn chưa thể giải quyết không chỉ

về mặt kinh tế mà còn về chính trị - xã hội Một số nhà chính trị đã dự đoán và cảnhbáo về sự sụp đổ nhưng không ai lắng nghe

Sự sụp đổ đã diễn ra đúng như dự đoán, nó khởi đầu ở Mỹ, đất nước có những nămtháng thịnh vượng sau chiến tranh và hầu như không chịu tổn thất lớn từ cuộc chiến,thế nhưng nó vẫn xảy ra và lưu giữ trong lịch sử là nơi khởi nguồn của Đại khủnghoảng Nó bắt đầu từ cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán tại phố Wall, vào 2ngày mà lịch sử gọi là “ngày thứ năm đen tối” – ngày 24-10-1929 và “ngày thứ ba đentối” – ngày 29-10-1929 Vào ngày mùng 3 tháng 9 năm 1929, chỉ số Dow Jones(Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones hay Dow Jones Index được cấu thành từ 30

cổ phiếu được yết trên NYSE (Sàn giao dịch chứng khoán New York) và NASDAQ

Trang 12

do công ty Dow Jones quản lý, vai trò như một thước đo cho toàn bộ thị trường tàichính của Mỹ Bởi vì nó bao gồm 3 chỉ số thuộc 3 nhóm ngành khác nhau đó là: Côngnghiệp , Vận tải DJTA và Dịch vụ DJUA) đạt đỉnh cao nhất 381,2 Vào cuối phiên thứ

5 ngày 24 tháng 10, thị trường giảm 21% so với mức cao nhất còn 299,5 điểm Vàohôm đó, thị trường giảm 33 điểm – mức giảm 9% tương đương lớn gấp 3 lần so vớimức trung bình hàng ngày trong 9 tháng đầu năm Nó dẫn tới tình trạng hoảng loạnbán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Ngày 13 tháng 11 năm 1929, thị trườnggiảm còn 199 điểm Theo một tính toán, tính đến thời điểm năm 1932 – thời điểm cuộcsuy thoái chấm dứt, thì thị trường chứng khoán đã mất đi 90% giá trị của chúng

Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán là khởi đầu cho sự sụp đổ kinh tế tại Mỹ vốn

đã không ổn định từ lâu Sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán đã kéo theo sự đổ vỡtrong niềm tin của người dân Người giàu dùng ít đồ xa xỉ hơn, đầu tư ít hơn, tầng lớptrung lưu và người nghèo cũng dừng việc mua hàng trả sau do sợ mất việc và không cókhả năng trả lãi Kết quả, sản xuất công nghiệp giảm 9% từ khi thị trường chứngkhoán sụp đổ, người dân mất việc hàng loạt, nhiều người nợ nần, ô tô, radio mua trảsau bị trả lại, kho hàng trở nên tồn ứ, và sự suy giảm cả 2 sản phẩm ô tô và radio kéotheo một hiệu ứng dây chuyền khi không còn ô tô thì không còn ai mua xăng và lốp

xe, không còn radio thì người Mỹ dùng ít điện hơn Và đây chỉ là 2 trong số nhiềuphản ứng dây chuyền đã xảy ra tại nền kinh tế Mỹ

Về mặt quốc tế, người giàu dừng việc cho nước ngoài vay tiền, Mỹ ban hành hàngrào thuế quan Smooth – Hawley năm 1930, đây là 1 đạo luật thực thi các chính sáchthương mại bảo hộ, tăng thuế quan của Hoa Kỳ với hơn 20000 hàng hóa nhập khẩu vàcác mức thuế theo đạo luật này là mức cao thứ 2 tại Hoa Kỳ trong 100 năm qua Cácnhà kinh tế và sử gia kinh tế đều đồng thuận với nhau rằng "Đoạn văn của TarootSmley Hawley Tariff làm trầm trọng thêm cuộc Đại suy thoái" Mức thuế suất tại Hoa

Kỳ đã vượt quá 50% chỉ sau 4 năm khiến cho cuộc cạnh tranh thuế quan toàn cầu đượcthúc đẩy Đây được cho là nguyên nhân của việc mở rộng suy thoái ở Hoa Kỳ cũngnhư việc khủng hoảng lan sang các nước Châu Âu Với hàng rào thuế quan Smooth –Hawley, xuất nhập khẩu của Mỹ suy giảm nhanh chóng, người nước ngoài không còn

sử dụng hàng hóa của Mỹ, nhiều cửa hàng đóng cửa, công việc giảm sút, nạn thất

Trang 13

nghiệp gia tăng lên đến 5 triệu người vào năm 1930 và 13 triệu người năm 1932 Nước

Mỹ rơi vào khủng hoảng trầm trọng

Nối tiếp sự khủng hoảng và sụp đổ của thị trường chứng khoán là sự sụp đổ của hệthống ngân hàng Ngân hàng lớn đầu tiên sụp đổ sau khủng hoảng 1929 bắt đầu với 1chi nhánh nhỏ được xây dựng năm 1921 ở góc Tây Nam thành phố Freeman và đại lộphía Nam ở nhánh Morrisania của Bronx Đây chính là mốc đánh dấu sự khởi đầu của

sự sụp đổ của nghành tài chính nước Mỹ Từ thời điểm này, các ngân hàng Mỹ nối tiếpnhau đóng cửa như những quân domino, gây hoang mang cho người dân và đảo lộnhoàn toàn thị trường tài chính Hoa Kỳ Các ngân hàng suy giảm mạnh trong nhữngnăm khủng hoảng, từ tháng 1-1929 đến giai đoạn gần tháng 11-1929, số lượng ngânhàng tạm thời hay vĩnh viễn đóng cửa vẫn còn đang duy trì ở mức thấp nhưng từ tháng11-1929 trở đi, tỷ lệ ngân hàng tạm thời hay vĩnh viễn đóng cửa nhảy lên cao chưatừng thấy Năm 1929, ở Mỹ có 659 ngân hàng giữ khoảng 200 triệu USD đóng cửa,đến năm sau, con số này đã gấp đôi và năm sau nữa lại tiếp tục gấp đôi, người gửi tiềnmất tới 2,5 tỷ USD Sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng khiến cho nguồn cung tiềngiảm sút nghiêm trọng, theo các tính toán, tổng nguồn cung tiền đã giảm 1/3 từ năm

1930 đến năm 1933, đồng nghĩa với sự suy giảm buôn bán, trao đổi hay nói cách khácchính sự gia tăng của lạm phát trên toàn bộ nền kinh tế

Vào thời điểm đó, sự sụp đổ diễn ra trên một quy mô rộng lớn với một tốc độ chóngmặt gây ra những tàn phá và hậu quả khủng khiếp cho nền kinh tế Hoa Kỳ GDP của

Mỹ đã giảm 25% chỉ trong vòng 3 năm từ 1929-1933 GDP của Mỹ đã giảm tới mứcthấp nhất trong những năm 1932, 1933 và đến tận năm 1940 vẫn chưa thể khôi phụclại Năm 1929, người Mỹ đầu tư 16,2 tỷ USD thì đến năm 1932 chỉ còn 0,3 tỷ USD.Chỉ số giá cả tiêu dùng giảm 25% trong 3 năm từ 1929 tới 1933, chỉ số tống giá cả là32% Thu nhập nông nghiệp giảm từ 12 tỷ USD xuống còn 5 tỷ USD trong vòng 4năm Theo như tính toán vào thời điểm này, vào năm 1932, 25% lực lượng lao độngcủa Mỹ bị thất nghiệp (một số người cho rằng con số này thậm chí còn cao hơn), 1/3thì bị cắt giảm lương hoặc giờ làm, hoặc cả hai Từ đó tới cuối thập kỷ, tỷ lệ thấtnghiệp gần 20% và không bao giờ giảm xuống dưới 15%

Năm 1932 là năm đỉnh cao của khủng hoảng tại Hoa Kỳ Tổng sản phẩm công nghiệpchỉ đạt 53,8% năm 1929, sản xuất than bị đẩy lùi lại mức năm 1904, gang mức năm

Trang 14

1896 và thép mức năm 1901 Công nghiệp đúc thép chỉ sử dụng được 16% năng suất,

115000 xí nghiệp công thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản, 10 vạn ngânhàng đóng cửa Nông nghiệp vốn đã đang trong khủng hoảng sau chiến tranh thế giớithứ nhất thì ngày càng trầm trọng hơn, từ 1929-1933 có tới 75% dân trại bị phá sản,diện tích gieo trồng miền Nam bị thu hẹp Tình hình ngoại thương, nội thương giảmsút nghiêm trọng, giá trị hàng xuất khẩu giảm từ 5 tỷ 241 triệu USD thành 2,4 tỷ USD,nhập khẩu từ 4 tỷ 399 triệu còn 1 tỷ 322 triệu Thu nhập quốc dân giảm một nửa, thấtnghiệp lên tới 12 triệu người năm 1932

Chỉ trong vòng 3 năm từ 1929-1933, cuộc Đại khủng hoảng đã khiến cho Hoa Kỳ trởnên chao đảo, toàn bộ nền kinh tế tiêu điều sơ xác, gây ra những ảnh hưởng lớn chotoàn bộ xã hội và cũng chính là khởi nguồn cho Đại khủng hoảng trên toàn thế giới

2.2 Đại khủng hoảng lan ra Châu Âu

Thế giới hiện đại chưa bao giờ trải qua một cuộc khủng hoảng nào trầm trọng nhưkhủng hoảng 1929 – 1933, trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng phát triển và

sư lệ thuộc vào nhau giữa các cường quốc ngày càng to lớn thì cuộc khủng hoảng 1929– 1933 lan truyền như một căn bệnh từ Hoa Kỳ sang các nước Châu Âu tạo thành mộtcuộc Đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu Trong hoàn cảnh sau chiến tranh thế giới thứnhất, kinh tế các nước dù đã có một khoảng thời gian phục hồi nhưng vẫn quá mỏngmanh để có thể chịu được sự tấn công của một cuộc Đại khủng hoảng quy mô lớn.Những vấn đề sau chiến tranh như thiệt hại về người và của, tổn thất kinh tế, giá hànghóa sản phẩm tại Châu Âu cao hơn Mỹ, những khoản nợ chiến tranh,, đều có nhữngảnh hưởng nhất định đến các nước Châu Âu trong thời kì Đại suy thoái Đại suy thoái

là từ ngữ được dùng ở cả 2 phía Đại Tây Dương để miêu tả cuộc suy thoái chưa từng

có trong lịch sử kinh tế này

Dù là quốc gia tồn tại ở chế độ nào cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng củaĐại khủng hoảng Trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thì Ba Lan, Đức

và Áo là những quốc gia phải gánh chịu nạn thất nghiệp nặng nề với 1/5 dân số thấtnghiệp, sản lượng công nghiệp suy giảm 40% và thương nghiệp suy giảm trầm trọng.Riêng tại Đức, hơn 70000 xí nghiệp bị vỡ nỡ, hàng chục nghìn cơ sở kinh tế buộc phải

Trang 15

chuyển nhượng và bị các nhà tư bản độc quyền, các chủ ngân hàng lớn thôn tính Tổnggiá trị xuất khẩu của Đức năm 1932 chỉ vào khoảng 5,7 tỷ Mác so với 13,5 tỷ Mácnăm 1929.

Vào năm 1932, giá trị thương mại toàn Châu Âu đã suy giảm bằng 1/3 với năm 1929,

hệ thống ngân hàng và tiền tệ đứng trên bờ vực sụp đổ Đại suy thoái đã kéo theonhiều hệ lụy cho xã hội đặc biệt là tình trạng thất nghiệp và nghèo đói ngày càng giatăng, nền chính trị các quốc gia ngày càng trở nên hỗn loạn, quan hệ giữa các quốc giatrở nên phức tạp Trong thời kì khó khăn như vậy, các quốc gia đều đặt lợi ích củamình lên hàng đầu Vì vậy, vào tháng 11 năm 1932, hầu hết các quốc gia đều nâng caohàng rào thuế quan, giảm hạn nghạch để giảm hàng hóa nhập khẩu vào nước mình đểđảm bảo nền nông nghiệp và công nghiệp của nước mình không bị phá hủy Thế giớichia thành các khối kinh tế khác nhau cạnh tranh nhau, ảnh hưởng tới hòa bình thếgiới Việc các nước giảm hàng hóa nhập khẩu và hàng rào thuế quan vô hình chung đãkhiến cho thương mại quốc tế trở nên điêu đứng, đình trệ mà hậu quả là hàng hóa dưthừa ngày càng chất đống do không có nên để tiêu thụ, thế giới ngày càng lâm vàokhủng hoảng trầm trọng khi hàng hóa thì trở nên thừa thãi mà người dân vẫn đói khổ

Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán phố Wall vào ngày 24 tháng 10 năm 1929 đãđánh dấu mốc quan trọng trong sự suy giảm kinh tế của các nước Châu Âu Từ đầunăm 1928, khu vực Trung và Đông Âu đã bắt đầu có những dấu hiệu nhất định của sựtrượt dốc trong nông nghiệp, công nghiệp và nghành xây dựng, báo hiệu cho viễn cảnh

ảm đạm của nền kinh tế Châu Âu Vào năm 1929, sự sụp đổ của thị trường chứngkhoán phố Wall đã tạo ra một làn sóng bán tống cổ phiếu của Mỹ lan truyền ra cácquốc gia khác và tạo ra một cuộc khủng hoảng chưa từng có Các ngân hàng tại Mỹ tinrằng tình trạng của thị trường chứng khoán sẽ nhanh chóng ổn thỏa vì vậy trong nhữngnăm 1929-1930, họ đã tuân theo những logic của chế độ bản vị vàng, tăng tỷ giá lãisuất Chính hành động này đã khiến dòng tiền chảy cho vay của Mỹ tới Đức và phầncòn lại của Trung và Đông Âu nhanh chóng cạn kiệt và hậu quả thật khôn lường bởisau thế chiến thứ nhất, sự phục hồi, phát triển kinh tế trở lại của các quốc gia Châu Ậuphụ thuộc rất nhiều vào nguồn viện trợ từ các cường quốc lớn đặc biệt là Mỹ Tại Anh, cũng giống như Mỹ, Anh phải đối đầu với những khó khăn to lớn về kinh tếtrong thời kì khủng hoảng Hầu hết các nghành kinh tế của Anh từ công nghiệp, ngoại

Ngày đăng: 15/01/2022, 20:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w