1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lý luận, Lịch sử và phê bình điện ảnh - truyền hình: Nghệ thuật kể chuyện của Mamma Mia - từ sân khấu đến điện ảnh

114 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

Đầu tiên, xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến TS Đào Lê Na đã hết

lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này.

Xin trân trọng cam on Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn — Đại

học Quốc Gia Hà Nội và Trường Đại học Sân khẩu Điện ảnh TP.HCM đã tạomọi điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học và luận văn.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các

bạn dong nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiễu trong suốt qua trình học tập,

nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2021

Người thực hiện

Cao Tần Lộc

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học nghiên cứu cua tôi, có sự

hỗ trợ từ người hướng dẫn TS Đào Lê Na Các nội dung nghiên cứu và kết

quả trong dé tài là trung thực và chưa từng công bố trong bất cứ công trình

nghiên cứu nào trước đây.

Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2021Người cam đoan

Cao Tân Lộc

Trang 5

Phần mở đầu - -222+222222222222272221171 211072221212021 1 1 ae 31 Lí đo chọn đề tài ¿- 2-52 2 SE 1212111111111 111111111111 1101111 0110111111111 re 3

2 Lịch sử vấn đề 2: 2s 2t 2 122112211221122112211211121112111.111.11.211.11 re 4

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tài liệu: - 2-2 5z zcxezzzrxees 104 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên CỨU - - - 5 - 1xx HH HH giết 115 Cấu trúc luận vănn - - -© S19 SE XE 1EE1E7111211112112111111.11 111111111111 ryeg 11

CHUONG 1 TONG QUAN VE CAI BIEN HỌC VA TÁC PHAM MAMMA MIA 13

1.1 Cải biên hoc và các hướng áp dụng 5 6 SH HH re 13

1.1.1 Về thuật ngữ “cải biên ” - ác 5s SE 21 reo 131.1.2 Lý thuyết cải biên và hướng áp dụng cải biên vào nghiên cứu tác phẩm 141.2 Tự sự học như một phương pháp nghiên cứu cải biên - + 17ẤN: nan ố 17

1.1.2 Các khái niệm trong ẨÂNHH - St t nh HH HH HH rệt 19

1.3 Tác phẩm Mamma Mia sân KWau c ccccccceccecccccssssesesseseessessessessesesessesesesees 251.4 Tác phẩm Mamma Mia điện ảnh: À 5 52-55 SScSs2teEEEEkerkrrrkerkerkrrrrees 27

Tiểu kết chương 1 2-2 2 SS£SE2EE£EE2 E9 1E211211711211211711211111111111 1.1111 33

Chương 2 KHÔNG GIAN, THỜI GIAN VA THE GIỚI NHÂN VAT TRONG TAC

PHẨM MAMMA MIA TU SÂN KHÁU DEN ĐIỆN ẢNH 2- 552555 34

2.1 9g oo ẢÔÃ 34

CN NUCaốẶ HặHẶHẶ,)H Ả 35

2.1.2 Không gian sự KIỆH - - + kh HT HH TH Hàng nh nh HH ng nh 39

21.3 KNONg Bian tan ñn nan 412.2 Thoi gian nghé thuat 1n dd 43

2.2.1 Thời gian nghệ thuật của Mamma Mia là thời gian giãn nở, lam khán giả

quên đi liỆH ẨÏLCC HH Hàng TH TT HT HH HT HH Hệ 432.2.2 Thời gian nghệ thuật của Mamma Mia có những nhịp điệu, sắc độ riêng 45

2.2.3 Thời gian nghệ thuật trong Mamma Mia được dao lộn, dịch chuyển và dan

2.2 48

2.3 Thế giới nhân vậtt - 2-2-2 2E E1 211211111211211211211 11.1111.1111 xe 50

2.3.1 Hệ thống nhân Vật - 5-5 St St EET E1 211121221 1111111 512.3.2 Nghệ thuật xây dựng Nhan VẬ| HH Hàn 61

Trang 6

080 { 10) cểờyg.:.: 69

Chương 3 ĐIỂM NHÌN, NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT VÀ ÂM NHẠC TRONG

TÁC PHAM MAMMA MIA TỪ SÂN KHAU DEN ĐIỆN ẢNH -.5 : 70

ko nCốốỐốốốốốốốốốốốốốốốố.ố.ố 70

3.1.1 Diém nhìn của người trần thuật trong Mamma Mia -5:- 713.1.2 Diém nhìn được thể hiện trong điện ảnhh - 2-55 ScccccEkerterkererreee 72

3.1.3 Điểm nhìn được thé hiện trong kichii c.ccccccccccccccsscsssssssssesessessessessessessessessesseess 75

3.2 Ngôn ngữ nghệ thuật - - G2222 1211111 1111215151 111211111 111112 01 11 Hiệp 76

KEM NGO git KAW n6 76KT A“)58 2n n6 nnốn 6

3.3 Âm nhạcc 2 sSsSEềEEE11211211111211 111 11 11 T1 11 1 11 111g g1 ye 893.3.1 Âm nhạc trong vớ nhạc kịch Mamma Mid 5-5-5 cccxererxcres 903.3.2 Âm nhac trong phim âm nhạc Mamma IMia -©-5:©2s©5s2cscccsccsed 92

Tiểu kết chương 3 -2- 22 2222S22E322211271127112712112112112111111111112111 111.11 ca 96KET LUẬN -:- 2-52 SE E2E12E1211211211211121 1111 T1 1111111101111 111gr 97

TÀI LIEU THAM KHẢO 22-52 SE E2 E2 1211211211111 111111 11111111111 xe 99PHU LUC

Trang 7

Phần mở đầu1 Lí do chọn đề tài

Nghệ thuật Nhạc kịch chào đời ở Ý vào đầu thé kỷ XVII (Thân Văn trongTạp chí Văn hóa nghệ thuật số tháng 12/1998) Công lao khởi xướng thuộc về cáctrí thức Phục hưng Ý: V.Galilei, O.Rinutrini, J.Peri Sau đó các nhà soạn nhạc kịchnoi tiếng cùng thời hoàn chỉnh loại hình nghệ thuật này bằng tên gọi: Opera Seria(Nhạc kịch nghiêm túc) Ké từ khi ra đời đến nay, nhạc kịch cho thay sức sống củamột tác phâm không phải bao giờ cũng chỉ giới hạn trong những hình thức tuyệt tác.Đôi khi chúng tổn tại trong lòng công chúng dưới những hình thức đơn giản nhất.

Đó là lí do thành công của vở nhạc kịch Mamma Mia.

Vo nhạc kịch Mamma Mia ra mắt lần đầu tiên tại London, Anh vào năm

1999 tại nhà hát West End thành công vang dội và sau đó được trình diễn tại hơn

140 thành phố trên khắp nước Mỹ Năm 2008, nghĩ đến khả năng Mamma Mia ởphiên bản điện ảnh có thể mang lại một thành công rực rỡ hơn thế, nhà sản xuất

Judy Craymer bắt đầu tìm người hợp tác và cho ra đời bộ phim ca nhạc như mongđợi Mặc dù sau khi công chiếu, Mamma Mia nhan duoc nhiéu y kién trai chiéu tircác chuyên gia trong giới điện anh, nhưng về mặt thương mại, nó đạt được thànhcông rất lớn với tổng doanh thu là hơn 600 triệu Đô la Mỹ Đây là bộ phim nhạckịch có doanh thu cao nhất mọi thời đại trên toàn thế giới Ngoài ra, Mamma Miacòn được vinh danh băng nhiều giải thưởng và đề cử, đặc biệt là những giải thưởngvà đề cử cho hạng mục âm nhạc, như 2 đề cử cho giải Quả cầu vàng, | đề cử

cho giải Grammy và nhiều giải thưởng khác.

Hiện nay, xem xét, đánh giá, nghiên cứu một tác phẩm nghệ thuật hay cụthể là nghiên cứu sự thành công của một tác phẩm sân khấu, điện ảnh có thể dựatrên nhiều lí thuyết và xu thế khác nhau Một trong những xu thế có nhiều triểnvọng trong lí luận điện ảnh và sân khấu chính là nghiên cứu nghệ thuật kế chuyệnhay nghiên cứu tự sự học trong bản thân một tác phẩm điện ảnh hoặc sân khấu Xu

thê chuyên thê, cải biên sân khâu sang điện ảnh là một trào lưu nôi bật, nhiêu tác

Trang 8

phẩm sân khấu lừng danh, đi vào danh sách tuyệt phâm trên thế giới đã lần lượtđược cải biên thành phim như Chicago, Những người khốn khé, Mamma Miacũng là một minh chứng cho sự thành công đó Dé có cái nhìn khách quan, đánh giáchính xác đặc điểm của xu thế cải biên này, luận văn sẽ khảo sát Mamma Mia ở cảbản sân khấu và điện ảnh Không chỉ vậy, việc nghiên cứu nghệ thuật kê chuyệntrong tác pham Mamma Mia là một hướng tiếp cận góp phần định hình diện mao,phong cách và ghi nhận sự đóng góp của đạo diễn sân khấu Catherine Johnson vànhà sản xuất điện ảnh Judy Craymer cho một nên sân khấu — điện ảnh hiện đại Qualuận văn, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần lý thuyết và kinh nghiệm từ kếtquả nghiên cứu vào triển vọng cải biên chuyên thể các tác phẩm nhạc kịch nỗi tiếng,

thành công của Việt Nam ( vở “Cô Sao” của nhạc sỹ Đỗ Nhuận, vở “Tiên Nga” của

sân khấu Idecaf , ) sang điện anh Đó cũng chính là lí do chúng tôi chọn đề tai“Nghệ thuật kế chuyện ciia Mamma Mia - từ sân khấu đến điện ảnh”.

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Về nghệ thuật kể chuyện

Trong lĩnh vực lý luận và phê bình văn học, vấn đề nghiên cứu nghệ thuật kếchuyện hay tự sự học có nhiều đổi mới, phát triển đáng kể vào những năm cuối théki XX đầu thế ki XXI Nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện ngày nay theo hướngnghiên cứu mở, nghĩa là ngoài những nghiên cứu dựa trên cơ sở kế thừa nhữngthành tựu lý thuyết trước đó, nhà nghiên cứu còn kết hợp với lý thuyết cảm nhận,phản hồi của người đọc, người xem va xem xét một tác pham đi kèm với các yếu tốvăn hoá Các nhà lí luận nghiên cứu nghệ thuật kế chuyện trong quan hệ với ngườixem, với bối cảnh thời đại và với các lĩnh vực liên quan Đặng Phương Thảo trong

luận án Nghệ thuật tu sự trong tiểu thuyết Haruki Murakami đã đưa ra ba hướng

nghiên cứu về nghệ thuật kế chuyện như sau:

Hướng thứ nhất nghiên cứu đặc trưng chung của tác phẩm tự SỰ, bat ké su

khác nhau về phương tiện và thê loại (van học, sân khâu, điện ảnh, truyén hình, báo

chí ).

Trang 9

Hướng thứ hai, từ phân tích cấu trúc tự sự từ phương diện lý thuyết đến phân

tích câu trúc tự sự của tác phâm cụ thê.

Hướng thứ ba, nghiên cứu tự sự học hay nghệ thuật kế chuyện với các chủthể liên quan như: chủ nghĩa nữ quyền hay nghiên cứu giới tính, nghiên cứu văn hóahay nghiên cứu hậu thực dân, nghiên cứu tự sự học tâm lí trong một tác phẩm nghệthuật cụ thê.

Ở Việt Nam, nghiên cứu nghệ thuật kế chuyện trong một tác phẩm nghệthuật đã có các công trình, bài viết đề cập đến ngôi kế và điểm nhìn, chỉ ra đượcnhững sắc thái giong, trong các tác phẩm Các tác giả nghiên cứu van đề này cóthể kế đến như: Trần Đình Sử, Huỳnh Như Phương, Lã Nguyên, Đỗ Đức Hiểu,

Nguyễn Tri Nguyên, Vương Trí Nhàn, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Thị Bình, Đào

Tiên Thi, có thê kê đên một sô công trình sau:

Về nghiên cứu nghệ thuật ké chuyện trong tác phâm điện ảnh và sân khấu cócông trình An Introduction to Narratology của Monika Fludernik Quyền sách nàycung cấp một cái nhìn tổng quan toàn diện về các khía cạnh của tự sự học Nó làmsáng tỏ những tranh cãi ban đầu và phản ánh những phát triển của lý thuyết nàytrong thời gian gần đây như một công cụ quan trọng để nghiên cứu văn học, điệnảnh, sân khấu và các loại hình khác.

Tháng 11 năm 2003 va 2008 hai Hội thảo liên quan đến van đề Tự sự họcđược tô chức tại Hà Nội đã tập hợp được rất nhiều bài viết của các nhà phê bìnhnghiên cứu trong hai công trình Tw sự học (Một số vấn dé lý luận và lịch sử) tập 1

(2004) và tập 2 (2008) do Tran Dinh Sử chủ biên Hai công trình này đã thê hiệnnhững quan điểm, lý giải chỉ tiết, xác đáng, liên quan trực tiếp đến lĩnh vực tự sựhọc như: lý thuyết điểm nhìn trong văn chương, các vẫn đề về ngôn ngữ kê chuyện

trong văn xuôi, tiểu thuyết,

Trong cuốn Tự sự học tập 1(2004) kể trên, tác giả Lại Nguyên Ân đã đồng

nhất trần thuật học với tự sự học và cho rằng: “Thực chất hoạt động trần thuật là

kể, là thuật; cái được thuật, được kế, trong tác phẩm van học tự sự là chuyện ”

Trang 10

[tr141] với bài viết “Về việc mở ra môn Tran thuật học trong ngành nghiên cứu văn

học ở Việt Nam ”.

Ngoài ra, công trình Nghệ thuật ké chuyện của Pixar của tác giả DeanMovshovitz là cuốn sách đưa người đọc tiếp cận với những quy tắc bất biến trongnghệ thuật kế chuyện Theo tác giả, nguyên tắc đầu tiên chính là việc chọn lọc ýtưởng sao cho có thé phát triển ra vô vàn tiềm năng khai thác tình huống sáng tạo,mới mẻ khác nhau Nguyên tắc tiếp theo trong nghệ thuật kể chuyện của Pixar làxây dựng nhân vật có tính thuyết phục Nguyên tắc thứ ba là tập trung vào việc xâydựng mâu thuẫn và kịch tính Ngoài ra, Dean Movshovitz còn nhắc đến nhữngnguyên tắc khác nữa được áp dụng trong quá trình xây dựng kịch bản phim củaPixar, về việc phân vai, nhân vật phản diện, đoạn kết, chủ đề tất cả đều làm nên

thành công riêng cho kịch ban của Pixar.

Trong công trình Ty sự kiểu Mạc Ngôn (2011) tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thi đãchủ yếu vận dụng lý thuyết tự sự kết hợp các lý thuyết hiện đại khác để nghiên cứu11 cuốn tiểu thuyết của Mạc Ngôn từ người kế chuyện, điểm nhìn, nghệ thuật tổchức thời gian, kết cầu cho đến ngôn ngữ, giọng điệu tự su, Tac gia đã luận giảimột cách khách quan, xác đáng những thành công và giới hạn nhiều tác phâm vănhọc phức tạp của Mạc Ngôn từ các phương diện đan quyện giữa tự sự truyền thống vàtự sự hiện đại đồng thời đưa ra các luận điểm khách quan va thuyết phục về nhữngthành công và hạn chế trong tiêu thuyết của nhà văn này.

Công trình Tự sự học — li thuyết và ứng dụng (2017) của Trần Đình Sử (chủbiên) đã trình bày những quan tâm của tự sự học kinh điển tập trung vào mô hìnhngữ pháp tự sự, diễn ngôn tự sự cùng các vấn đề sự kiện, nhân vật, điểm nhìn, thời

gian trần thuật, không gian trần thuật, văn bản trần thuật và đọc tự sự, Ngoài ra,công trình còn nêu lên các phạm trù làm nồi rõ đặc tính và diện mạo của tự sự họchậu kinh điển là tự sự học nữ quyền, tự sự học tri nhận, tự sự học lịch sử, tự sự họcđa phương tiện, tự sự học theo hướng tân tu từ và kí hiệu học văn hóa, Tác phẩm

đã trình bày cái nhìn sâu hơn vảo thực trạng nghiên cứu tự sự học ở các nước như

Nga, Trung Quốc và Việt Nam.

Trang 11

Luận án Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Haruki Murakami của Đặng

Phương Thảo (2017) đã nghiên cứu nghệ thuật tự sự trên các bình diện cơ bản như:

ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu của người ké chuyện, kiểu nhân vật đặc trưng, không

gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Murakami Không chỉ vậy, dựa trên cácphân tích về người kế chuyện ngôi thứ nhất với sự đi chuyền điểm nhìn; giọng điệukê chuyện; nghệ thuật khắc họa tâm lý, tính cách nhân vật; các kiểu nhân vật tiêubiểu; không gian và thời gian nghệ thuật, tác giả đã chỉ ra giá trị và những đónggóp của tác giả Murakami trong văn học Nhật Bản và thế giới đương đại Luận ántập trung vào 3 tiểu thuyết Rừng Nauy, Biên niên ki chim van dây cot, Kafka bên bờ

biển Đây cũng là 3 tác phẩm tiêu biêu của Murakami thời điểm đó.

Luận án Phương thức tran thuật của truyện ngắn thé sự - đời tư trong vănhọc Việt Nam từ sau 1986 của Tạ Hương Trang (2019) đã phân tích, đánh giá đầyđủ những đặc điểm, thành tựu của truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới qua cácphương thức trần thuật Luận án đã đưa ra quan niệm về truyện ngắn thế sự - đời tư

từ góc nhìn của lí thuyết tự sự học hiện đại; phân tích những đặc điểm của phươngthức trần thuật qua các phương diện như: điểm nhìn trần thuật, cách tô chức tìnhhuống, kết cấu, những đặc điểm của phương thức trần thuật qua ngôn ngữ và giọngđiệu trần thuật.

Ngoài ra còn có rất nhiều những công trình liên quan đến nghệ thuật kểchuyện, tự sự học hoặc các phương diện của Tự sự học như điểm nhìn, thế giớinhân vật, giọng điệu, như Luận văn Nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Việt Namdau thé ki XX (1900 - 1932) của Hoàng Thị Thu Giang, Thé giới nhân vật trongkịch Lưu Quang Vii của Bùi Thùy Linh, Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Dương

Hướng của Trần Thị Thùy Duong

Dù vậy, nhưng các vấn đề người ké chuyện, van đề giọng điệu, điểm nhìn,kết cầu trong một tác phâm nghệ thuật thuộc thé loại như điện anh hay nhạc kịch chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào nhìn nhận theo lý thuyết tự sự học, vấnđề này chưa được tìm hiểu một cách hệ thống, toàn diện.

Trang 12

2.2 Cải biên học

Nghiên cứu Cải biên học ở Việt Nam cho đến nay cũng khá đa dạng, cụ thể

có thê kê đên một sô công trình sau:

Công trình “Điện anh và văn học — dân luận và nghiên cứu” của tác giảTimothy Corrigan được in tại Việt Nam năm 2013 Tác phâm giới thiệu những baiviệt sâu liên quan đên việc nhìn nhận môi quan hệ giữa văn học và điện ảnh, sự thay

đổi của tiêu thuyết khi đi vào phim.

Nguyễn Thị Dương với công trình “Chuyển thể văn học điện anh (Nghiêncứu liên văn bản)” năm 2016 đưa ra các quan điểm về chuyền thể thông qua nềntảng lý luận của liên văn bản Từ cách tiếp cận này, công trình đã cho thấy đượctinh khả dụng việc nghiên cứu liên văn bản trong việc kiến giải hiện tượng chuyểnthé từ Văn hoc sang Điện ảnh - như một mô hình sáng tạo, tái tạo phô biến của nghệ

Công trình “Chân trời của hình ảnh” của Đào Lê Na năm 2017 nghiên cứu

về lý thuyết cải biên, chỉ ra sự chuyển nghĩa của một tác phâm khi đi từ loại hìnhnày sang loại hình khác thông qua cách tiếp nhận của người đọc là những người tái

sáng tạo Từ văn học hoặc các loại hình khác đến điện ảnh đều có thể xem xét quanghiên cứu cải biên trong từng nội dung, vẫn đề cụ thể.

Ngoài ra còn có các công trình, bài viết về vấn để cải biên như: tác giảHuyền Thanh với bài Tác phẩm chuyển thể: những mặt mạnh và yếu (2004), tác giảNguyễn Mai Loan với bai Phim chuyển thể - Những khái niệm (2005) Lê CamLượng với bài Cải biên tác phẩm văn học sang kịch bản điện ảnh (2007), Tuynhiên, hầu như chúng tôi nhận thấy có rất ít công trình nghiên cứu sự cải biên từ tác

phẩm nhạc kịch sang tác phâm điện ảnh.

2.3 Về tác phẩm Mamma Mia

Bộ phim Mamma Mia là một tác phẩm điện ảnh nổi tiếng do Miado Phyllida

Lloyd đạo diễn và được hãng phim Universal Pictures hợp tác cùng Playtone va

Trang 13

Littlestar phát hành năm 2008 Mamma Mia là một sự kết hợp giữa thé loại nhạc

kịch lãng mạn và thể loại phim hài, được cải biên từ tác phẩm nhạc kịch cùng tên

(của nhà soạn kịch Catherine Johnson), được dàn dựng lần đầu bởi Nhà hát WestEnd năm 1999 và sau đó là Nhà hát Broadway vào năm 2011 Cả hai tác phẩm nhạckịch và phim đều gây tiếng vang trên thế giới cùng với những doanh số khủng khiếntác phẩm trở thành kinh điển trong nền nghệ thuật Dù rất thành công trên lĩnh vựcthương mại nhưng cả kịch Mamma Mia và phim Mamma Mia đều có rat it côngtrình nghiên cứu Tác pham này chỉ được viết trong các bài báo đánh giá, quảng

cáo, bình luận.

Trên thế giới, số lượng bài báo viết về doanh thu khủng cũng như những giátrị, giải thưởng của bộ phim và vở kịch Mamma Mia tương đối nhiều, tuy nhiên đisâu vào nghiên cứu và phân tích hai tác phẩm nay thì tương đối ít Cụ thé chỉ có cácbài giới thiệu, khen ngợi, đưa tin về vở kịch và bộ phim này như: Bài Review

Mamma Mia! - The New York Times của New York Times tập trung ca ngợi những

nội dung xuất sắc của bộ phim Bài bình luận Mamma Mia! Review của tranghttps://www.empireonline.com/ cũng có bày tỏ những đánh giá tích cực về nội dungvà âm nhạc của bộ phim Ngoài ra còn có một số trang thống kê về số lượng giải

thưởng, doanh thu của vở nhạc kịch và bộ phim này.

Ở Việt Nam, khi bộ phim Mamma Mia được công chiếu, một số trang báocũng có đánh giá về hai tác phẩm này:

Bài viết Cảm hứng Mamma Mia! đăng ngày 16/08/2008 của báo Người laođộng đã có giới thiệu một cách chỉ tiết về nội dung của tác phẩm Mamma Mia, vềdàn diễn viên, các ca khúc và một số thành công của bộ phim cải biên từ tác phẩmkịch này Tuy nhiên bài viết chỉ dừng lại ở mục đích giới thiệu, đánh giá bộ phim,không mang tính chất bình luận, phê bình hay nghiên cứu, so sánh sự giống và khác

nhau ở hai thé loại.

Bài viết Nhạc kịch Mamma Mia sắp hạ màn ở Broadway của trang Thê thaovà Văn hóa năm 2015 có giới thiệu khái quát về nội dung, diễn viên và doanh thu

Trang 14

của vở kịch Mamma Mia Mục đích của bài báo là dé đưa tin vở nhạc kịch sẽ hạmàn tại khu sân khấu Broadway vào tháng 9, sau 14 năm giải khuây khán giả.

Trang báo Đất Việt ngày 20/12/2019 có bài viết 3 vở nhạc kịch nổi tiếngchuyển thể thành công sang phiên bản điện ảnh đưa ra ba tác phẩm điện ảnh đượcchuyền thé từ nhạc kịch nồi tiếng trên thé giới Bài viết chủ yếu giới thiệu và liệt kê,

không di sâu vào phân tích các khía cạnh thành công của bộ phim ca nhạc này.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tài liệu:3.1 Đối tượng:

Luận văn Nghệ thuật kế chuyện của Mamma Mia - từ sân khấu đến điệnảnh chọn đối tượng nghiên cứu là tác phâm sân khẩu Mama Mia và bộ phim điệnảnh cùng tên, dựa trên các phương diện: thế giới nhân vật, các loại nhân vật đặctrưng; điểm nhìn, giọng điệu; không gian, thời gian nghệ thuật; âm nhạc, dàn dựng

Vì Mamma Mia có rất nhiều bản dựng khác nhau nên trong công trình này,

chúng tôi sử dụng kịch ban lời nhạc kịch Mamma Mia do Benny Andersson và

Bjorn Ulvaeus soạn phần nhạc lời nhạc; lời nhạc kịch được viết bởi CatherineJohnson Bản dựng của nhà hát Music Theatre International, New York Tác phẩmkịch được ghi lại bằng máy quay phổ thông hoàn toàn tự nhiên, không có dan dựng,

cắt ghép bằng kỹ thuật dựng phim ở hậu kỳ Đồng thời vở diễn gần như được quayvới cỡ cảnh toàn từ một điểm nhìn xuyên suốt, và từ góc nhìn khán giả (kháchquan) Thêm vào đó, gần đây do tình hình dịch bệnh trên thế giới, khán giả khó xem

trực tiép, các vở diễn có xu hướng được nhiêu nhà sản xuât ghi hình và đưa đên

10

Trang 15

khán giả, dé thích ứng với thời cuộc và tăng lượng khán giả.

4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn hướng tới việc nhận diện, phân tích và so sánh những điểm đặc sắc

của vở nhạc kịch Mamma Mia và bộ phim ca nhạc Mamma Mia trên các bình diện:

sự tiếp nhận và cải biên không gian, thời gian nghệ thuật từ sân khấu đến điện ảnh,sự thay đôi của hệ thong nhân vat trong từng loại hình, sự dịch chuyền điểm nhìn từsân khấu đến điện ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật của sân khấu được tiếp nhận và cải

biên thành ngôn ngữ điện ảnh và đặc biệt là những đặc trưng âm nhạc của từng loạihình.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng cách tiếp cận của cải biên học và tự sự học Cải biên học sẽnghiên cứu cách tiếp nhận tác phẩm sân khấu của nha làm phim và sự dịch chuyểnngôn ngữ sân khấu thành ngôn ngữ điện ảnh Tự sự học sẽ nghiên cứu nghệ thuật kêchuyện của từng loại hình thông qua các vấn đề: nhân vật, cấu trúc tự sự, ngôn ngữnghệ thuật Các thủ pháp thực hiện luận văn bao gồm khảo sát, thống kê, phân tích,tong hợp, đối chiếu.

5 Câu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn nàygồm có 84 trang, chia làm ba chương:

Chương 1 TONG QUAN VE CAI BIEN HỌC VÀ TÁC PHAMMAMMA MIA: gồm có 21 trang, từ trang 13 đến trang 33

Lý thuyết nghiên cứu cải biên học và nghệ thuật kể chuyện khá bao quát, traiđài trên một diện rộng thuộc nhiều lĩnh vực như văn học, báo chí, quảng cáo, sânkhấu, điện ảnh nên luận văn trình bày tóm lược các căn cứ từ những phương diệnmang tính cụ thể hơn như người kế chuyện, điểm nhìn, giọng điệu, nhân vật, khônggian, thời gian nghệ thuật để nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm

11

Trang 16

Mamma Mia từ sân khâu đến điện ảnh.

Chương 2 KHÔNG GIAN, THỜI GIAN VÀ THẺ GIỚI NHÂN VẬTTRONG TÁC PHẨM MAMMA MIA TỪ SÂN KHAU DEN ĐIỆN ANH: : gồmcó 37 trang, từ trang 34 đến trang 70

Trong chương này, chúng tôi tập trung nghiên cứu không gian, thời gian và

thế giới nhân vật từ sân khấu đến điện ảnh qua các phương diện: bối cảnh, khônggian sự kiện, không gian tâm lý, thời gian nghệ thuật, hệ thống nhân vật, nghệ thuật

xây dựng nhân vật trong từng loại hình.

Chương 3 DIEM NHÌN, NGÔN NGỮ NGHỆ THUAT VÀ ÂM NHACTRONG TÁC PHAM MAMMA MIA TỪ SÂN KHAU DEN ĐIỆN ANH : gồmcó 26 trang, từ trang 71 đến trang 96

Trong chương này, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu điểm nhìn, ngôn ngữnghệ thuật và âm nhạc được xử lý như thế nào từ sân khấu đến điện ảnh Tìm hiểuđặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của điện ảnh và kịch không chỉ có ý nghĩa quan trọngtrong việc hiểu tác giả, nhân vật, chủ đề tư tưởng của tác phẩm mà còn góp phầnlàm rõ đặc trưng ngôn ngữ, phong cách nghệ thuật của tác phẩm Dựa vào nhữngđặc điểm này, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích ngôn ngữ điện ảnh trong phim vàtiếp đó so sánh với ngôn ngữ trong sân khấu kịch Bên cạnh đó, vở kịch và bộ phimMamma Mia như chiêu đãi người xem một bữa tiệc thịnh soạn với phần hình ảnh

mãn nhãn và những giai điệu từng vang bóng một thời của nhóm nhạc ABBA.

12

Trang 17

CHƯƠNG 1 TONG QUAN VE CAI BIEN HỌC

VA TAC PHAM MAMMA MIA

1.1 Cải biên hoc va các hướng áp dụng

1.1.1 Về thuật ngữ “cải biên”

Từ trước đến nay, khi nhắc đến một tác phâm điện ảnh sử dụng các chấtliệu có trước, các phương tiện truyền thông hoặc các bài nghiên cứu thường dùngthuật ngữ “chuyên thé” Tuy nhiên, năm 2017, trong công trình nghiên cứu mangtên Chân trời của hình ảnh — Từ văn chương đến điện ảnh qua trường hợp

Kurosawa Akira tác giả Đào Lê Na đã dùng thuật ngữ “cải biên” thay cho thuật ngữ

“chuyền thé” dé lý thuyết cải biên (adaptation studies) được áp dụng rộng rãi hơn.

Theo tác giả, dù nghe không quen tai nhưng đây là thuật ngữ phản ánh chính xác

bản chất tác phẩm vốn dựa vào chất liệu có trước.

Thuật ngữ “adaptation” là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi hiện nay khi

bàn về các tác phẩm điện ảnh được sáng tạo dựa trên chất liệu có trước là tác phẩmvăn học hoặc tác phẩm kịch, hội họa, Trong tiếng Anh, người ta dùng thuật ngữ“adaptation” dé chỉ “một quá trình cụ thể liên quan tới việc chuyền đổi từ một loại

hình nào đó thành loại hình khác: tiêu thuyết thành phim, kịch thành nhạc, kịch hóa

văn xuôi tự sự và văn xuôi tiểu thuyết, hoặc những chuyền động ngược của việc làm

phim thành văn xuôi”, là “một phiên bản chỉnh sửa hoặc biến đổi của một văn bản,

một tác phẩm âm nhạc v.v ” [57] Ở Việt Nam, có rất nhiều cách dịch thuật ngữnày như cải bién/chuyén thé/dich liên ký hiệu Trong giới nghiên cứu hiện nay, kháiniệm “adaptation” tồn tại hai cách hiểu:

+ Cách hiểu thứ nhất coi tác phẩm “adaptation” như một sản phẩm phụthuộc vào tác phẩm gốc, là sự sao chép lại tác phẩm gốc bằng một hình thức nghệthuật khác Cách dịch “chuyển thể” cũng phản ánh một phần nội hàm của khái

Cắt nghĩa tường tận thuật ngữ “chuyền thể” sẽ thấy một sự mặc định khôngđúng: chuyên thé là tác phẩm chỉ chuyên từ thé loại này sang thể loại khác Với sự

13

Trang 18

mặc định này, khán giả và ngay cả người làm phim bắt buộc tác phẩm chuyền thê

phải trung thành với tác phẩm gốc Như vậy, giá trị thực sự của một bộ phim được

thực hiện từ một nội dung thuộc loại hình nghệ thuật khác bị đánh giá sai Chính vì

quan điêm đó, tác phâm “làm lại” nay từng có lúc, có nơi bi coi là “thứ yêu”, “phái

sinh”, “bội tín”, “tâm gửi” của tác phâm gôc, còn tác phâm gôc thì được ví như`

A990 66

“con môi”, “nạn nhân”của tac phẩm “làm lại”.

+ Cách hiểu thứ hai coi tác phẩm này độc lập (tương đối) với tác phẩm gốc

do nó liên quan tới tái diễn giải, tái sáng tạo Trong ý nghĩa này, người ta nói tới

“cái nhìn kép”, “quy trình kép”, “bản chất kép” gắn liền với sự giải mã và sáng tạocái mới của tác phẩm “adaptation”, nghĩa là nó có mối liên hệ với tác phẩm gốc (tácphẩm văn học) nhưng cũng không thé phủ nhận cái riêng của nó “Cái nhìn kép”,“quy trình kép” và “bản chất kép” của tác phâm loại này trong quan hệ kết nối vănbản gốc và với những yếu tố mỗi khi chúng ta nhìn văn bản đó theo những cáchkhác nhau Dé nói được hết “cái nhìn kép”, “quy trình kép”, “bản chất kép” nay củatác phẩm “adaptation”, Linda Hutcheon (2009) đã đề nghị sử dụng một danh xưng

có vẻ như hơi dai nhưng đúng: fác phẩm cải biên như là cải biên [52, tr26]

Từ những điều nói trên, trong luận văn này, chúng tôi đồng ý, thống nhất

chọn sử dụng thuật ngữ “cải biên” theo như tác giả Đào Lê Na.

1.1.2 Lý thuyết cải biên và hướng áp dụng cải biên vào nghiên cứu tácphẩm

Như đã phân tích ở trên, đối với các tác phẩm điện ảnh cải biên từ văn học

hay các loại hình nghệ thuật khác, các nhà phê bình thường có những luận giải

không xác đáng Nhà nghiên cứu Vetuni đã từng trăn trở trong các bài viết của

minh: “Phim cải biên theo như lệ thường đã được mô tả và đánh gia trên cơ sở sựtương xứng của nó với văn bản văn chương, theo đó, nó có xu hướng được đánh giá

như là sự giao tiếp không trung thành hoặc bị bóp méo ý do biểu hiện của tác giả”[55, tr.55] Không thé xem những bộ phim cải biên từ tác phẩm trước đó thuộc hànghai, “kí sinh” Tác phâm điện ảnh cải biên và tác phẩm nguồn, ở góc độ nhất định,

can được coi là đông đăng, “cộng sinh” Khi phân tích tác phâm điện ảnh cải biên,

14

Trang 19

người nghiên cứu không nên phán xét tính trung thành hay không trung thành của

nó với tác phâm nguồn, mà nên tập trung nghiên cứu mục đích, phương thức, nhữngsáng tao trong việc chuyển mã văn hóa, chuyển đổi ngôn ngữ nghệ thuật, đối thoạitư tưởng, đặc biệt là hiệu quả nghệ thuật của sự chuyển vị bên trong tác phẩm điệnảnh đối với người đọc, người xem trong các bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa vàthời đại, thời kỳ cụ thể.

Khi nhắc đến cải biên, chúng ta trước hết cần khang định rang, cải biên làmột quá trình đời đôi rất phức tap từ tac phâm “nguồn” đến tác pham “đích” (hayphiên ban dịch - cải biên của nó) Bởi lẽ, đây chính là sự dịch chuyên (mang daytính chủ quan) các yếu tố tự sự từ một hệ thống ký hiệu này sang một hệ thống kýhiệu khác, chăng hạn như, từ văn chương, vở diễn sang âm nhạc, khiêu vũ, phimảnh, hoặc tranh vẽ Mặt khác, như chúng ta đều biết, mỗi hệ thống ký hiệu lại làmột thành tổ riêng biệt thuộc về một cấu trúc biéu đạt nhất định, sự chuyên dịchtương đương các ký hiệu giữa các hệ thống này kéo theo sự xáo trộn, “tháo tung vănbản”, tái cấu trúc lại toàn bộ hệ thống của cdi-biéu-dat (và do đó, cả cái-được-biêu-đạt cũng thay đối theo).

Trong một công trình Adaptation and Intertextuality, or, What isn’t an

Adaptation, and What Does it Matter? (2012), Thomas da dua ra chin quan niém véban chat của “Cải biên” mà chúng tôi nhận thay đây là cơ sở tin cậy dé vận dungvào phân tích, nhìn nhận, đánh giá một tác phẩm thuộc loại này [54, tr.87-104]:

1 Cải biên mang tính điện ảnh, chỉ bao gom phim dựa trên tiểu thuyết, vởdiễn, hay truyện ngắn;

2 Cải biên mang tính liên truyền thông (intermedial), bao gồm việc chuyểndịch những thành t6 tự sự từ một hệ thống truyền thông này sang một hệ thong

truyền thông khác;

3 Cải biên là đối tả (ekphrasis);

4 Cải biên là văn bản mà tình trạng của nó phụ thuộc vào việc chấp nhậncủa khán giả đổi với lời mời đọc nó như là tác phẩm Cải biên;

5 Cải biên là ví du của một dạng xuyên văn bản (transtextuality);

15

Trang 20

6 Cải biên là bản dich;

7 Cải biên là diễn xuất;

8 Cải biên là vi dụ tinh túy của thực hành liên văn bản;

9 Cải biên là một điển hình, nhưng không phải là điển hình trung tâm của

liên văn bản

Từ những vấn đề lý luận bản chất của cải biên học này, người nghiên cứucần vận dụng vao việc ly giải một hiện tượng nghệ thuật nào đó trong một tác phẩm.Không chỉ vậy, yếu tố đặc trưng của từng thé loại hay giá trị và tài năng của tác giảtác phẩm cải biên cũng sẽ được đánh giá chính xác và sâu sắc hơn dưới góc nhìn

của lý thuyết cải biên học.

Vấn đề vận dụng này đã được nhà nghiên cứu người Canada LindaHutcheon đồng tình khi bà đưa ra bản chất của cải biên học trong công trình Atheory of adaptation (Một lý thuyết cải biên) năm 2006 dé chúng ta nhìn nhận rõhơn giá trị của tác phẩm được tái tạo: “Trong nhiều trường hợp, bởi vì các tác phamcải biên hướng tới một phương tiện khác, chúng là các sự tái trung gian, cụ thểnghĩa là, các tác phẩm cải biên trong hình thức của sự chuyền vị liên ký hiệu từ mộthệ thong ký hiệu (ví dụ như ngôn từ) sang một hệ thống ký hiệu khác (ví dụ nhưhình ảnh) Đây là dịch nhưng theo một nghĩa rất cụ thể: như là biến tố hoặc là

chuyền mã, nghĩa là, nhất thiết là một sự tái mã hóa vào một bộ quy tắc cũng như là

ký hiệu mới.” Như vậy khi áp dụng lý thuyết cải biên, với bộ mã và ký hiệu mới, tácphẩm cải biên sẽ được đánh giá, phê bình độc lập và công bang hơn [52, tr.26]

Ngoài ra, để vận dụng hiệu quả lý thuyết cải biên vào nghiên cứu điện ảnh,khi tiến hành xem xét đánh giá một tác phẩm cải biên, chúng ta có thé kết hợpnhững vấn đề này dựa trên các phương diện của lý thuyết tự sự học Lý thuyết tự sự

trong văn hoc được các nhà nghiên cứu ban luận trong khoảng thời gian kha dai với

những vấn đề phức tạp Trong khi đó, điện ảnh mới ra đời hơn 100 năm nên nhữngvan đề về tự sự học điện ảnh vẫn còn khá mới mẻ.

Tuy nhiên, điện ảnh, văn học, sân khẩu déu là nghệ thuật kể chuyện nên lýthuyết tự sự học sẽ được vận dụng để nhìn nhận quá trình dịch chuyền câu chuyện

16

Trang 21

qua các loại hình nghệ thuật khác nhau Khi phân tích một tác phẩm điện ảnh hoặcsân khấu mỗi loại hình đều có những điểm khác biệt được tạo nên bởi chất liệu vàkhông gian nghệ thuật Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài tác động đến hai loại hìnhnghệ thuật này cũng rất khác nhau So với vở kịch ban đầu, tác phẩm điện ảnh đãthay đôi ngôn ngữ kế chuyện của chất liệu mà nó dựa vao Vì vậy, để nhìn nhận giátrị của những tác phẩm cải biên một cách đầy đủ và công bằng nhất, chúng ta phảivận dụng lý thuyết của tự sự ở các phương diện như cốt truyện, không gian, thờigian, nhân vật, trong nghiên cứu vấn đề cải biên tác phẩm văn học hoặc sân khấusang tác phẩm điện ảnh Đồng thời từ đó, người nghiên cứu cũng tim ra bí quyết démột bộ phim cải biên từ tác phẩm sân khấu sang một tác pham điện ảnh có thé

thành công từ góc nhìn cải biên học và tự sự học.

1.2 Tự sự học như một phương pháp nghiên cứu cải biên

1.2.1 Tự sự học

Tự sự, hiểu một cách co bản nhất là kể chuyện, là phương thức truyền đạtthông tin, là quá trình phát ngôn một cách đơn phương trong quá trình giao tiếp.Như vậy, văn bản tự sự là sự tong hợp các thông tin được phat ra theo một phươngthức nào đó dé nguồn thông tin có thé đến với người tiếp nhận một cách hiệu quảnhất Chính vì thế hội họa, điêu khắc, kiến trúc, sân khấu, điện ảnh đều sử dụng

của văn học và nghệ thuật nói chung” [3, tr.361] trong đó có phim truyện điện anh,

bởi phim truyện là câu chuyện được kể bằng hình ảnh Trong cuốn Nghệ thuật điện

anh, nhà điện ảnh học David Bordwell đã dành cả chương ba với tên gọi “Phim tự

sự nhu một hệ thống hình thức tự sự ” Khi nhận xét về cau trúc nội dung của phimtruyện tự sự, tác giả nhận xét: “Hau hết các khái niệm về hình thức tự sự déu được

viết ra từ ly thuyết văn học” và đi đến kết luận: “Một cách tiếp cận với hình thức tự

17

Trang 22

sự là phác họa các nét giống nhau giữa phim truyện và văn học.” [18, tr.140].

Cho đến nay, thuật ngữ Narratologie (tiếng Pháp), narratology (tiếng Anh),trong tiếng Trung được dich bằng hai cách: 7 sự học (BF và Tự thuật hoc Fk

= (từ này tương đương với “trần thuật học” (hay “kê chuyện”) trong tiếng Việt,“tự” đây có nghĩa là “kể”; hai chữ “trần thuật” thường dùng dé dịch chữ tiếng Anh“Statement” và chữ tiếng Pháp “énoncés”) Narratology dịch thành “tự sự học” phùhợp với định nghĩa ban đầu do Todorov (2007) đưa ra Thuật ngữ “tự sự học” baohàm toàn bộ các phương diện của tự sự như: cách kể, hoạt động kể, sự kiện, cốttruyện, tình tiết, nhân vật, người kế chuyện Tự sự học chủ yếu nghiên cứu các hìnhthức tự sự Việc đã dùng thuật ngữ “Tự sự” dé chỉ phương thức xây dựng tác phẩm

phân biệt với trữ tình, kịch không bi ảnh hưởng gi, bởi vi tự sự học là ngành học

nghiên cứu riêng về lĩnh vực tự sự theo nghĩa rộng [16, tr.37].

Các nhà lí luận nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện trong quan hệ với ngườixem, với bối cảnh thời đại và với các lĩnh vực liên quan Theo tác giả Đặng PhươngThảo, tự sự học hay nghiên cứu nghệ thuật kế chuyện ở Việt Nam hôm nay được

chia thành ba hướng nghiên cứu sau [35; tr.27]:

Hướng nghiên cứu thứ nhất: tập trung giới thiệu, dịch thuật lí thuyẾt tự sựcủa các học giả nước ngoài Từ những vẫn đề được dịch thuật và tìm hiểu, nhànghiên cứu chọn lọc và tổng hợp thành hướng đi riêng cho mình Ở hướng nghiêncứu nay, các tác gia còn vận dụng các lý thuyết để xem xét giá trị của tác phẩm tựsự từ văn ban tự sự sang quá trình tiếp nhận; xem xét mối quan hệ qua lại giữa cautrúc văn bản và người đọc; xem xét cau trúc tự sự đồng đại chuyền sang cau trac tu

sự lịch đại; phân tích ngữ cảnh thời dai, xã hội làm thay đổi cấu trúc tự sự,

Hướng thứ hai: nghiên cứu các hệ van dé trong lí thuyết tự sự Nghiên cứucác hệ van đề trong lí thuyết tự sự như người ké chuyện, điểm nhìn, cốt truyện, thờigian và không gian trần thuật, cầu trúc của văn bản trần thuật, ngôn ngữ trần thuật,tình huống trần thuật, điểm nhìn, giọng điệu, ngôi phát ngôn Ở hướng nghiên cứunày, các học giả tập trung nghiên cứu đặc trưng chung của tác phâm tự sự, bất kể sự

khác nhau về phương tiện và thé loại (văn học, truyện tranh, điện ảnh, truyền hình,

18

Trang 23

báo chí ).

Hướng thứ ba: Tiếp cận các tác phẩm cụ thể từ góc độ tự sự học hiện đạinhằm cập nhật tình hình sáng tác tác phẩm tự sự đồng thời góp phần luận giải vềnghệ thuật tự sự của các tác phẩm về những phương diện: điểm nhìn, người kế

chuyện, giọng điệu, mô hình tự sự Kết hợp với các lý thuyết về đặc trưng của điệnanh, sân khẩu dé nghiên cứu, đánh giá, so sánh các tác phâm chuyền thé, từ đó rút racác giá trị của nghệ thuật tự sự hay nghệ thuật kế chuyện trong từng thể loại.

1.1.2 Các khái niệm trọng tâm

Lý thuyết nghiên cứu nghệ thuật kê chuyện khá bao quát, trải dai trên mộtdiện rộng thuộc nhiều lĩnh vực như văn học, báo chí, quảng cáo, sân khấu, điện ảnhnên luận văn trình bày tóm lược các căn cứ từ những phương diện mang tính cụ thểhơn như điểm nhìn, giọng điệu, nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật, ngônngữ dé nghiên cứu nghệ thuật kề chuyện trong tác phẩm Mamma Mia.

1.1.2.1 Không gian nghệ thuật

Dé hiểu không gian nghệ thuật trong nghiên cứu chuyên ngành là gì, trướchết chúng ta cần tìm hiểu khái niệm “không gian” trong đời sống.

“Không gian” trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê được lý giải “làkhoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xung quanh đời sống con

người” [30, tr.633].

Trước khi có định nghĩa hoàn chỉnh về không gian như trên, theo tác giảTrần Ngọc Thêm trong Cơ sở văn hóa Việt Nam [35, tr165], trong tư tưởng củangười phương Đông xưa đã quan niệm cấu trúc không gian vũ trụ với mô hình tam

tai và ngũ hành: “Tam tài” là một khái niệm bộ ba, “ba phép”: Thiên — Dia — Nhân.

Nó thé hiện quan niệm của người xưa về cau trúc không gian dưới dạng mô hình bayêu tố Còn “Ngũ hành” là khái niệm dùng để mô phỏng cấu trúc không gian vũ trụbởi năm yếu tố (năm hành) theo thứ tự: Kim — Mộc — Thủy — Hỏa — Thổ.

⁄ 133 66.

Và xét về bản chất của những từ “thế giới”, “vũ trụ” thì đó đều là nhữngkhái niệm dé chỉ tổng thé không gian - thời gian “Thế giới” gồm có thế — đời (thờigian) và giới — cõi (không gian) Như vậy, thế giới được hiểu là cõi đời Nghia là nó

19

Trang 24

bao hàm cả không gian và thời gian.

Khái niệm “không gian nghệ thuật” theo Lại Nguyên Ân trong cuốn Trđiển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình

tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Sự miêu tả, trần thuật trong nghệthuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhấtđịnh, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó:

cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nói, cao, thấp, xa, gan, rộng,dai, tạo thành viên cảnh nghệ thuật Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về

không gian, nên mang tinh chu quan.” [3, tr.162].

Nhu vậy, không gian nghệ thuật là phương tiện cơ ban giúp cho khan giả,

người xem và người đọc xác định được vị trí nhân vật, người kế chuyện trongkhông gian — thời gian, nó còn giúp thé hiện ở phương hướng nhìn Điểm nhìn trongkhông gian được thể hiện qua các phương tiện từ ngữ như các từ chỉ phương hướng,vị trí, từ đó tạo ra trong đầu người đọc, người xem một “viễn cảnh nghệ thuật”.

Tran Dinh Sử lí giải thêm: “không gian nghệ thuật là hình thức ton tại cùngthé giới nghệ thuật” [33, tr.88] Ông con khang định một cách hết sức chắc chắn:

“không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có một nhân vật

nào không có một nền cảnh nào đó”, và “không gian nghệ thuật là sản phẩm sángtạo của nghệ sĩ nhằm biéu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về

cuộc sông” [33, tr.88 — 89].

Không chỉ vậy, người đọc còn khám phá được những quan niệm về thế

gidi, chiều sâu cảm thụ cuộc sống, bối cảnh xã hội của tác giả hay một giai đoạn,thời kì văn học Không gian nghệ thuật trong phim được thể hiện qua từng cảnhquay, từng bối cảnh thực tế của phim Còn không gian kịch là không gian được dàn

dựng trên sân khấu.

1.1.2.2 Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật giữ vai trò quan trọng trong tác phẩm nghệ thuật, nó là

nhân tố thể hiện tư duy của tác giả bằng ngôn từ trong tác pham Theo Tir điển thuật

ngữ văn học, thời gian nghệ thuật là “Hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật

20

Trang 25

thể hiện tính chỉnh thể của nó” (3, tr.345] Nếu như thời gian khách quan hay thờigian hiện thực là loại thời gian được tinh bằng đồng hồ và lịch bang giờ, bằng phút,bằng mùa trong năm, thì thời gian nghệ thuật có tính trừu tượng và linh hoạt hơn Ởthời gian nghệ thuật, nhà văn, nhà sáng tạo nghệ thuật có thể thay đôi nó bằng cácthủ pháp đảo ngược, hồi tưởng, quay về quá khứ; cũng có thể làm nó trôi nhanh,

diễn tả những khung cảnh ở thời gian tương lai xa xôi; hoặc có lúc thời gian nghệ

thuật bị dồn nén trong chốc lát, hoặc có khi kéo dài cái chốc lát thành vô tận.

Trong tác phẩm Thi pháp văn học Nga cổ, Viện si D.X Likhatrốp nhận

xét: “Thời gian với tu cách là sự kiện nghệ thuật Chính việc nghiên cứu thời gian

nghệ thuật có ý nghĩa lớn để hiểu bản chất thẩm mỹ của nghệ thuật ngôn từ” [10,

Trần Dinh Sử viết: “Thoi gian nghệ thuật là hình tượng thời gian đượcSáng tạo nên trong tác phẩm nghệ thuật” [33, tr 39] Chính vì vậy, thời gian nghệthuật mang đặc điểm lớn nhất là mang tính chủ quan, mang tính cảm xúc và ý nghĩa

nhân sinh, quan niệm nhân văn Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm vô cùng đa

dạng, nó gắn liền với chuỗi biến cố của cốt truyện, nhân vật, góp phần xây dựngtrên dòng tâm trạng và ý thức, đôi lúc, trong một số tác phẩm nó lại chủ yếu là thờigian trong quá khứ hoặc tương lai, góp phần thê hiện các diễn biến sinh hoạt, các

vận động của thời đại, lịch sử.

Nghiên cứu thời gian nghệ thuật trong phim và nhạc kịch Mamma Mia giúp

chúng ta khám phá được những điểm đặc sắc của mỗi loại hình tác phẩm.1.1.2.3 Thế giới nhân vật

Nhân vật là một đối tượng rất quan trọng trong nghiên cứu lý luận và phê

bình văn học.

Hơn 2000 năm trước đây, thuật ngữ “nhân vật đã xuất hiện trong tiếng HyLạp cổ, với tên gọi “persona” thuật ngữ này thể hiện ý nghĩa “cái mặt nạ” — mộtdụng cụ biểu diễn của diễn viên Dan dan nó trở thành thuật ngữ dé chỉ nhân vật vănhoc Có lúc, “nhân vật”còn được người ta goi bang các thuật ngữ khác như: “vai”

(actor) và “tính cách” (character) Tuy nhiên, các thuật ngữ này lại có nội hàm hẹp

21

Trang 26

hơn so với “nhân vật” (persona) Thuật ngữ “vai” chủ yếu nhắn mạnh đến tính chat

hành động của cá nhân, thích hợp với loại “nhân vật hành động” Còn thuật ngữ

“tính cách” lại thiên về chỉ những nhân vật có tính cách “Nhân vật” là thuật ngữ cónội hàm phong phú, đủ khả năng khái quát những hiện tượng phổ biến của tác phẩmvăn học ở mọi bình diện và mọi cấp độ Như vậy, thuật ngữ “nhân vật” là đúng đắnva đầy đủ [57;tr67] Đối tượng chính mà các nhân vật trong điện ảnh miêu tả chínhlà con người trong đời sống thực tại “Do tính hiện đại và tính thời sự của mình,kịch thường tập trung trong hình tượng nhân vật trung tâm của mình những điển

hình mang dấu vết của từng thời kỳ lịch sử" [34, tr 67].

Đối với kịch, hành động kịch yếu tố quan trọng nhất trong việc thể hiện

hình tượng nhân vật Hình tượng nhân vật được xây dựng trong lòng người xem

thông qua các hành động và diễn xuất của diễn viên trên sân khấu Trong kịch, vìkhông có các yếu tố như người ké chuyện, hay những đoạn dẫn vào chuyện như vănhọc, nên nhân vật kịch chính là phương tiện tất yếu và quan trọng nhất dé thể hiệntư tưởng trong tác phâm Cũng chính vì vậy, tính cách nhân vật phải được nhà sángtác xây dựng thật tiêu biểu, điển hình (nhưng không có nghĩa là đơn giản, một

chiều) Yêu cầu của việc xây dựng tính cách nhân vật chính là nhân vật phải được

tạo ra bởi mối quan hệ giữa hành động và nhân vật trong mỗi tác phâm Ngoài ra,xung đột kịch cũng là yếu tố quan trọng dé bộc lộ tính cách và hình tượng nhân vật.

Yếu tố quan trọng nhất dé tạo nên sự thành công của một bộ phim chính làtâm huyết, khả năng sáng tạo và tài năng của những người tạo ra nó (biên kịch, đạo

diễn, diễn viên) Chúng có khả năng tác động trực tiếp đến cảm nhận, nhận thức củangười xem về nội dung và nhân vật Người diễn viên là sự thé hiện “vật chất” cụ thécủa hình tượng nhân vật trên màn ảnh Giống như nguyên tắc xây dựng nhân vật

trong kịch hoặc văn học, nhân vật điện ảnh phải có giá trị thầm mỹ cao, có tầm ảnh

hưởng sâu sắc, tác động đến người xem Những nhân vật này phải là hình tượng

nhân vật điển hình, khái quát, đồng thời là đối tượng có tính cách, đời sống tâm lý,

SỐ phận nhất định Một điểm tương đồng nữa của nhân vật văn học và nhân vật điện

ảnh, kịch là nhà sáng tạo có thê chọn các đôi tượng cả con người, con vật hay đô

22

Trang 27

vật, cây cỏ đã được nhân cach hóa (gọi chung là nhân xưng) dé làm nhân vật Nhânvật có vai trò làm cho câu chuyện phát triển theo tính cách và hoạt động của nó Với tính chất trực quan sinh động và chân thực hơn so với các loại hình nghệ thuậtkhác, nhân vật của điện ảnh luôn luôn vận động và thể hiện tính cách từ việc đốimặt với các sự kiện diễn ra trong không gian, thời gian thật Trong bối cảnh thật củađiện ảnh, nhân vật điện ảnh sử dụng những hành vi, cử chỉ, hoạt động trực tiếphướng thang vào người xem và cùng lúc đó, người xem có thé nhanh chóng nắm

được tính cách, vai trò, vị trí của nhân vật trong phim, nhanh hơn là khi đọc các tác

phẩm văn học Dựa vào hành động của mình nhân vật bộc lộ tính cách và diễn biến

tâm lý.

Qua nghiên cứu trường hợp cụ thé ở Mamma Mia kịch và phim, chúng tôi

hy vọng sẽ chỉ ra những nét đặc trưng cơ bản của từng loại hình.

1.1.2.4 Diễm nhìn

Khái niệm “điểm nhìn” trong nghiên cứu tự sự tương tự như khái niệmđược sử dụng trong hội hoạ và điện ảnh Điểm nhìn trong tác phẩm văn học, điệnảnh hay hội họa là yếu tố thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm của đối tượngtrong việc tạo ra hình tượng của tác giả Sự nhận thức mới mẻ về các đối tượngtrong cuộc sông, phát hiện ra những điều mà người xem, người đọc chưa từng phát

hiện băng mắt mình chính là giá trị và hiệu quả của điểm nhìn Điểm nhìn thé hiện

vị trí quan sát, góc nhìn, tầm nhận thức dé khám phá sự kiện, sự việc và con ngườicủa người ké chuyện Cái nhìn nghệ thuật của nhà văn về cuộc sống, con người théhiện rõ nhất thông qua điểm nhìn trần thuật Hơn nữa: “Không thể có nghệ thuật

nếu không có điềm nhìn, bởi nó thể hiện sự chú y, quan tâm và đặc điểm của chủthể trong việc tao ra cải nhìn nghệ thuật Giá trị của sang tạo nghệ thuật một phânkhông nhỏ là do dem lại cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc

sống Sự đổi thay của nghệ thuật bắt đâu từ đổi thay điểm nhìn ”[L5, tr 113].

Theo tác giả M.H Abrahams trong công trình Từ điển thuật ngữ văn học A Glossary of Literature terms, khái niệm diém nhin duoc dinh nghia la “nhitng

-cách thức ma một câu chuyện được kể - một hay nhiều phương thức được thiết lập

23

Trang 28

bởi tác gid bằng ý nghĩa mà độc giả được giới thiệu với những cá tính, đối thoại,những hành động, sự sắp đặt và những sự kiện mà trần thuật cấu thành trong mộttác phẩm hư cấu” [42; tr.165].

Khi bàn về thuật ngữ này, tác giả Henry James cũng chỉ rõ: “điểm nhìn đólà mô tả cách thức tôn tại của tác phẩm như một hành vi mang tính ban thể hoặcmột cấu trúc hoàn chỉnh, tự trị đối với cá nhân nhà văn và “điểm nhìn là sự lựa

chọn cự ly trần thuật nào đó loại trừ được sự can thiệp của tác giả bằng các sự kiệnđược miêu tả và cho phép văn xuôi trở nên tự nhiên hơn, phù hợp với cuộc sống

hon’ [26, tr78] Giá trị của điểm nhìn theo bà là yếu té giữ một vị trí khá quan trọngtrong tác phẩm văn học.

Ở Việt Nam, khi bàn về vấn đề điểm nhìn, tác giả Trần Đình Sử cho rằng“Điểm nhìn văn bản là phương thức phát ngôn trình bày, miêu tả phù hợp với cáchnhìn, cách cảm thụ thé giới của tác gia” [25, tr.89].

Theo Tir điển thuật ngữ văn học “Khoảng cách, góc độ của lời kê đối vớicốt truyện tạo thành cái nhìn” [3; tr.247].

1.1.2.5 Ngôn ngữ nghệ thuật

Khi đọc hay nghiên cứu bất cứ một tác phẩm văn học nảo, yếu tố đầu tiênđập vào mắt chúng ta là ngôn từ nghệ thuật Bởi lẽ ngôn ngữ là đối tượng và chất

liệu của văn học.

Khác với văn học, điện ảnh lại dùng một thứ ngôn ngữ khác dé thé hiện nộidung, tư tưởng, giá trị của mình Mặc dù có thé nói ngôn ngữ điện ảnh lợi thé hơnvăn học ở chỗ nó thê hiện bằng cả từ ngữ lẫn hình ảnh, nhưng đôi khi nó bị hạn chế6 tinh ước lệ, chăng hạn, mọi thứ trong phim thé hiện là sự quy ước của khán giả vàđạo diễn Trong văn học, người đọc có thể nghĩ ra một cánh rừng bạt ngàn, thăm

thăm với rất nhiều nguy hiểm rình rập hoặc một con sông dài hàng trăm kilomet;

nhưng trong phim, với sự hạn chế của kinh phí va sự quy định, ước lệ của nhà san

xuất, không gian đó chỉ hiện lên trong phút chốc hoặc bằng vài cảnh nhỏ, đó cũng là

do màn ảnh rạp chiếu không cùng kích thước với trí tưởng tượng và ngôn từ được.Nghĩa là điện ảnh không thé chuyền tải tất cả những gì văn học miêu tả bằng ngôn

24

Trang 29

từ được Nhà sản xuất chỉ có thé chon lựa những chỉ tiết phù hợp Ngôn ngữ điệnảnh của bộ phim truyện được hình thành qua quá trình tham gia của nhiều thànhphan: biên kịch, đạo diễn, diễn viên và ca tập thé đông đảo các nghệ sĩ và chuyêngia Kết hợp với nhiều loại máy móc kỹ thuật thiết bị để tạo nên ngôn ngữ đặctrưng của điện ảnh Vì vậy, “Phim ảnh ton thời gian, tiền của, nhân sự nhiều hơn

nên nó là nghệ thuật quy mô nhất” [11, tr.9]

Vi dụ, dé tái dựng được trận chiến nồi tiếng trong lịch sử như nhà văn miêutả, các tác giả điện ảnh phải có sự hỗ trợ rất nhiều về kinh phí, kỹ thuật để tái hiệnbối cảnh khói lửa chiến tranh, cùng sự tham gia của một tập thê đông đảo hàng ngàndiễn viên binh sĩ cùng các thành phần sản xuất phim Tất cả đã kết hợp làm nên

ngôn ngữ điện ảnh.

Khi bàn về kịch, với loại hình nghệ thuật trực tiếp, diễn viên thê hiện vaidiễn trên sân khấu hướng thang đến khán giả đang ngồi xem bên dưới Kịch khôngcó những kỹ xảo hình ảnh, dàn dựng kỹ thuật như phim Chính vì thế, trong một tácphẩm kịch, ngôn ngữ, giọng điệu của nhân vật lại là yếu tố quan trọng Nhờ ngônngữ của nhân vật mà người xem biết nhân vật đó hiền hay đữ, ác hay tốt, đẹp hayxấu — điều này tất nhiên còn dựa vào ngoại hình Với nhân vật kịch, ngôn ngữ bao

gồm cả lời nói, động tác và ánh mắt Đây chính là bề nồi, là yếu tố khang định, đánhdau sự tổn tại đầu tiên của ngôn ngữ kịch Ngoài ra, những lời dẫn, lời diễn giải củangười dẫn chuyện trong kịch, những chú thích, bối cảnh sân khấu, phục trang sựxuất hiện của dién viên khi diễn xuất trên sân khấu cũng góp phan tạo nên ngônngữ kịch Trong một kịch bản kịch văn học, ngôn từ nghệ thuật được thê hiện bằngtất cả các yếu tố bao quanh hình tượng nhân vật như gia đình, bạn bè, nghề nghiệp,vật dụng hang ngày, Nghĩa là tat cả những gì nhân vật kịch thé hiện trên sân khâu

tạo nên nhân vật chứ không phải qua lời văn miêu tả, trình bày tác giả văn xuôi.

Từ những khác nhau này, nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của tác giả trong

hai “phiên bản” kịch và phim giúp chúng ta nhận ra giá trị của từng thé loại.

1.3 Tác phẩm Mamma Mia sân khấu

Vo nhạc kịch Mamma Mia được kịch gia người Anh - Catherine Johnson

25

Trang 30

tạo ra dựa trên những bài hát khuynh đảo khắp thế giới, đầy tự hào của ban nhạchuyền thoại ABBA từ thập niên 70 Vở nhạc kịch được công diễn lần đầu vào năm1999 tại Nhà hát Prince Edward ở sân khấu West End (Luân Đôn — Anh) Sau thànhcông đó, Mamma Mia tiếp tục gây sự chú ý khi xuất hiện trên sân khấu Broadwaynăm 2001 Từ đó, liên tục trong những năm sau, tác phẩm được trình diễn tại hơn140 thành phố trên khắp nước Mỹ Cùng lúc, vở nhạc kịch Mamma Mia cũng đãcông diễn trên 170 nước bang 8 ngôn ngữ khác nhau.

Thông tin từ các báo uy tín như New York Times, vở nhạc kịch đã đón

được hơn 54 triệu khán giả trên toàn thế giới Năm 2004, vở nhạc kịch được diễnbăng tiếng Hàn qua sự diễn xuất của dàn diễn viên Hàn Quốc Từ đó đến nay, nó đãđược trình diễn ở 21 thành phố xứ kim chi.

Những giai điệu quen thuộc của Dancing Queen, Super Trouper, Lay All

Your Love on Me và đặc biệt là Mamma Mia vang lên ở khắp các nước trên thế giớivà di vào lòng người xem Theo thong kê cua các trang mạng xã hội, vở nhackịch Mamma Mia đến nay đã đạt được doanh thu hơn 4 tỷ USD trên toàn cầu vớihơn 65 triệu khán giả trên khắp thế giới.

Bối cảnh chính trong vở nhạc kịch có doanh thu khủng này là hòn đảo vớikhung cảnh tuyệt vời ở Hy Lạp, vùng biển Địa Trung Hải vào năm 1999 Hiện lên

trong không gian sân khấu là những bãi cát trang, làn nước trong xanh và không

gian thoáng dang Điểm trên nền thiên nhiên tươi mát, biển xanh cát trắng, đầy ap

năng và gió ấy là những người phụ nữ xinh đẹp, khỏe khoắn, tràn sức sống thuộc

hai thé hệ.

Câu chuyện kế về cô con gai Sophia của bà chủ khách sạn Donna, đangtrong quá trình chuẩn bị hôn lễ với anh chàng Sky Trước ngày cưới, cô đã bí mậtvà mạo hiểm gửi ba lá thư cho ba người đàn ông có thể là cha ruột của mình, saukhi đã đọc lén nhật ký của mẹ Lá thư thứ nhất được gửi đến cho Sam Carmichael,

một doanh nhân người Ireland; lá thư thứ hai được gửi đến cho Bill Anderson, một

nhà thám hiểm, đồng thời cũng là một nhà văn người Thụy Điền và lá thư cuối cùngđược gửi đến cho Harry Bright, một nhân viên ngân hàng người Anh Hai mươi

26

Trang 31

năm trước, cả ba đã hẹn hò và đều "xảy ra chuyện" với Donna — mẹ cua Sophia tại

chính hòn đảo xinh đẹp nay, sau đó họ rời di va Sophie được ra đời Một cuộc hạnh

ngộ bat ngờ, ca ba cùng quay trở lại hòn dao đã ghi dấu mối tình say đắm 20 nămtrước Trong sự ngỡ ngàng và xúc động, cuộc hội ngộ của Donna với ba mối tìnhxưa khiến bà chìm trong hoài niệm, oán giận, hạnh phúc và cả những giọt nước mắt.Moi chuyện trở nên rắc rối hơn khi chính Donna cũng không chắc ai mới là cha ruột

của con gái mình và cả ba đều tự nhận mình là cha cô bé, đều có nguyện vọng dắttay con gái tiễn vào lễ đường trong ngày trọng dai.

Mamma Mia đã vẽ nên một câu chuyện 4m áp về tình yêu của hai người

phụ nữ đại diện cho hai thế hệ, một câu chuyện có thể thuyết phục được mọi đối

tượng bat chấp tuôi tác, giới tính Dé mang lại thành công cho tác phẩm, và hoànthành được các cảnh nhảy múa vui vẻ, rộn rang hầu hết diễn viên lẫn nhà biên đạođều phải tham gia các lớp pilates, yoga, uốn dẻo phục vụ cho những động tác vừa

nhảy vừa hát.

1.4 Tác phẩm Mamma Mia điện ảnh

Trong thời đại phát triển như hiện nay, việc vận dụng những thành tựu côngnghệ và kỹ thuật vào đổi mới phim ảnh là bước đi tất yêu Đặc biệt với bước phát

triển của công nghệ phim có âm thanh, cùng với sự sáng tạo từ nhạc kịch sân khấu,

phim ca nhạc — phim nhạc kịch ra đời như một vấn đề tự nhiên Dẫn theo định nghĩa

trên trang mạng của phimtvc.net: phim ca nhạc, phim nhạc kịch (musical film) là

một thể loại phim trong do các bài hát được các nhân vật thể hiện xen lẫn với mạchkế, đôi khi đi kèm với các bài nhảy [62] Trong các bộ phim ca nhạc, đi kèm vớidiễn xuất, lời thoại và cốt truyện của bộ phim, các bài hát và vũ đạo thường đóng

vai trò quan trọng trong việc xây dựng nội dung và hình tượng nhân vật Những ca

khúc trong phim có thể được trình diễn xen kẽ vào lời thoại của nhân vật, cảnh

phim Có lúc được thé hiện ở đoạn nghỉ ngắt quãng trong các cảnh, đây là những

màn biểu diễn âm nhạc công phu, sôi động và hoàn chỉnh Điểm hấp dẫn nhất của

phim nhạc kịch là tham vọng mang lại, gợi lại không khí, khung cảnh giống như

trong sân khấu thực tế Nghĩa là đạo diễn, nhà làm phim và cả các diễn viên trong

27

Trang 32

phim mong muốn biểu diễn các tác phẩm âm nhạc và điệu nhảy giống như trongnhà hát, có khán giả, có người xem và hết mình trình diễn trực tiếp Dù vậy nhưnggiữa phim và nhạc kịch sân khấu cũng có nhiều điểm khác biệt rõ rệt Trong đó, sựkhác biệt lớn nhất là những cảnh quay làm bối cảnh cho phim ở nhiều địa điểmphong phú, thực tế Trong nhà hát, nhạc kịch không thể có được điều này Điểmkhác biệt thứ hai chính là khán giả của phim nhạc kịch dường như là người đối diệntrực tiếp của diễn viên, bởi lẽ diễn viên điện ảnh sẽ nhìn thăng về phía máy quay vàbiểu diễn trước nó và phải diễn nhiều lần cho đến khi đạo diễn ưng ý Còn ở nhạckịch, dù khán giả ngôi trực tiếp trước diễn viên, nhưng đôi khi ánh mắt, cử chỉ thìnhằm mục đích khác và diễn viên phải diễn một lần duy nhất nên luôn có sự tập

trung cao độ.

Mamma Mia là bộ phim ra mat khán giả vào năm 2008, được cải biên từ vở

nhạc kịch Mamma Mia (dàn dựng bởi Nhà hát West End năm 1999 và Nhà hát

Broadway năm 2001) Đây được cho là một bộ phim nhạc kịch lãng mạn, hai hước

và sôi động nhất thời bấy giờ Cảm hứng của toàn bộ bộ phim là từ các bài hátnhạc pop của nhóm nhạc Thụy Điển ABBA vang bóng một thời Tất cả các phan

nhạc của phim được sáng tác bởi thành viên Benny Andersson của nhóm nhạc này.

Bộ phim do đạo diễn Phyllida Lloyd sản xuất và được hãng phim UniversalPictures hợp tác cùng Playtone và Littlestar phát hành năm 2008 Tựa dé phim đượclấy cùng tên với vở kịch trước đó và đây cũng là tên bài hát cùng tên thành công của

nhóm ABBA vào năm 1975.

Bộ phim điện ảnh chuyên thé từ nhạc kịch Mamma Mia này với diễn xuất

của minh tinh gạo cội Meryl Streep vai mẹ và nữ diễn viên trẻ Amanda Seyfried vai

Sophie cùng với các diễn viên Pierce Brosnan (vai Sam Carmichael), Colin Firth

(vai Harry Bright) va Stellan Skarsgard (vai Bill Anderson) trong vai các người cha

cua Sophie đã đạt thành công lớn Theo số liệu thống kê từ các trang báo điện tử,trong ngày đầu ra mắt khán giả, Mamma Mia đã đạt 9.627.000 d6-la Mỹ tiền vé tại

Hoa Kỳ và Canada Tại các phòng vé ở các rạp trên thê giới, trong một tuân đâu tiên,

28

Trang 33

Mamma Mia đã vươn lên vi trí thứ hai sau The Dark Knight với doanh thu

27.605.376 đô-la Mỹ.

Với những đặc trưng và yêu cầu đầy đủ của một bộ phim thuộc thể loạiphim nhạc kịch, Mamma Mia là sự kết hợp của một chuỗi 20 ca khúc với nhữnggiai điệu, màu sắc, âm thanh khác nhau Có những đoạn Mamma Mia vui vẻ, có lúcsôi động, khi lại trầm bồng, du dương, đầy tâm trạng Mỗi ca khúc trong phim lạinhư một lời tự sự, giãi bày Chính vì vậy, có thé nói, sự thành công của việc kểchuyện, thé hiện cảm xúc và trình bày lời thoại của nhân vật chính là nhờ sự gópphan quan trọng của giai điệu và ca từ mỗi bài hát Với những yếu tô hài hước và sựtổng hòa từ nhiều yếu tố như cảnh quay đẹp, diễn viên vừa có ngoại hình đẹp vừadiễn xuất tốt và quan trọng nhất là âm nhạc, Mamma Mia đã tạo nên những thướcphim chứa đựng nhiều hình ảnh làm người xem hài lòng và thú vị Đồng thời, cùng

với những giai điệu từng vang bóng một thời của nhóm nhạc ABBA, bộ phim mời

người xem ngồi trước bữa tiệc tinh thần thịnh soạn Dù cho cốt truyện đơn giản, cólúc hơi trẻ con và phi thực tế nhưng nó tạo nên một sức hút vô cùng lớn, bởi ngườixem tò mò, liệu câu chuyện phi lí này sẽ đi về đâu? Sự kết hợp bởi nhiều yếu tổ nhưdiễn viên, không gian, kỹ thuật dựng cảnh, những ca khúc quen thuộc như được thôimột làn gió mới, đầy sức sống Điều mang lại thành công rực rỡ cho bộ phim chính

là phần trình điễn âm nhạc và vũ đạo của diễn viên Những giọng hát sự mộc mạc,hồn nhiên và cảm xúc của diễn viên dù cho không hoàn hảo, chuyên nghiệp nhưng

cũng đã lại thôi hồn cho những lời ca.

Mamma Mia Here We Go Again — phần hai của Mamma Mia ra mắt khángiả năm 2018 va lai một lần nữa nó mang lại sự chấn động giới nghệ thuật khi thuvề gần 400 triệu USD với diễn xuất của người đẹp nước Anh - Lily James Tuynhiên trong luận văn nay, chúng tôi tập trung vào hai tác pham nhạc kịch năm 1999và bộ phim năm 2008, hai tác phâm được cho là đã đều gây tiếng vang trên thế giớicùng với những doanh số khủng khiến tác phâm trên thành cái tên kinh điển trongnên nghệ thuật.

29

Trang 34

Nội dung phim:

Nội dung của bộ phim được sáng tạo thêm rất nhiều chỉ tiết và phân cảnh,

tạo nên một sản phẩm nghệ thuật thoát khỏi cái bóng của vở kịch “cha đẻ” và đạt

được nhiêu giải thưởng nói trên.

Bối cảnh chính của bộ phim là không gian của một hòn đảo xinh đẹp tại HyLạp tên là Kalokairi Mở đầu bộ phim là cuộc gặp gỡ giữa nhân vật chính tên làSophie Sheridan (Amanda Seyfried) - một cô gái chỉ mới 20 tuổi sắp bước lên xe

hoa cùng với ba người bạn phụ dâu cũng là bạn thân của Sophie, Ali va Lisa.

Sophie đã ké với ba người bạn của mình về một bí mật hết sức bất ngờ Trong nhậtký của mẹ minh, Sophia biết đến ba người đàn ông và ai trong số đó cũng có thé làbố của cô Người đầu tiên là kiến trúc sư người Ireland Sam Carmichael do PierceBrosnan thủ vai Người thứ hai là một nhà thám hiểm kiêm nhà văn người Thụy

Điền Bill Anderson do Stellan Skarsgard thủ vai Và người cuối cùng là một nhân

viên ngân hàng người Anh Harry Bright do Colin Firth thủ vai Vì mong muốnđược bố năm tay dẫn lên lễ đài trong ngày đám cưới và muốn tim lai được cha mình,

Sophie đã bí mật mời ho mà không hề tiết lộ gì với mẹ cô, Donna Sheridan do

Mery] Streep thủ vai.

Trong không khí chuẩn bị cho lễ cưới của Sophie, Donna đã mời những

người bạn cũ trong ban nhạc cũ mang tên “Dynamos” đến hòn đảo của mình Đó làmột nhà văn châm biếm tên Rosie (Julie Walters), một người phụ nữ giàu có vớinhiều lần li hôn chồng là Tanya (Christine Baranski) Trong cảnh gặp mặt với haingười bạn cũ, mẹ cua Sophie đã tâm sự về tình trạng tải chính khó khăn hiện tại củamình trong việc kinh doanh nhà nghỉ du lịch tại hòn đảo cũng như nỗi lo về khátkhao được kết hôn của cô con gái Sophie.

Cùng lúc, ba người đàn ông có thể là bố của Sophie cũng đến Sophie đãsắp xếp chỗ ở cho họ, yêu cầu họ không gặp mẹ mình bởi vì điều cô lo lang nhấtchính là mẹ mình Cô đã nói đối với ba người đàn ông đó về việc chính là người bímật gửi thư mời chứ không phải Donna Bất ngờ gặp lại những người tình cũ một

30

Trang 35

thời, Donna vô cùng thảng thốt Trong cơn tức giận, Donna đã yêu cầu tất cả họ rờikhỏi hòn đảo Donna đã đau khổ kể cho Tanya va Rosie về việc bà không thé biếtchắc ai là cha ruột của Sophie, một bí mật mà có lẽ với bà là điều thầm kín nhất

("Chiquitita") Tanya va Rosie đã an ủi bà và khung cảnh lúc này là cảnh dưới sân

ngôi nha của Donna, tất cả mọi người cùng nhảy bài "Dancing Queen" Ba ngườiđàn ông sau khi bị Donna đuôi khỏi hòn đảo, họ đã thả neo gần Kalokairi ("Our

Last Summer") Trên chiếc du thuyền của Bill, ba người họ ké cho nhau nghe vềDomna lúc còn trẻ và những câu chuyện tình cảm của mình Sau đó, Sophie lẫy hếtcan đảm để nói với Sky (Dominic Cooper) - hôn phu của mình, về mọi chuyệnnhưng hai người đã không thé giữ được bình tĩnh và xảy ra tranh cãi Trong buổi lễđộc thân, đề làm lành với nhau Sky va Sophie cùng hát với nhau bài “Dành trọn tinh

yêu của anh cho em” (Lay All Your Love on Me).

Trong buổi tiệc độc than của Sophie, Donna, Tanya va Rosie trình diễn với

nghệ danh Donna and The Dynamos ("Super Trouper") Sau khi suy nghĩ kỹ,

Sophie nói chuyện riêng với từng người trong ba người dan ông ("Gimme! Gimme!

Gimme! (A Man After Midnight)”) Nhưng sự thật càng làm cô phân vân, sau khi

nói chuyện với họ, cô cảng không biết được ai thật sự là bố của minh Thoạt đầu,khi nói chuyện với Bill, cô nghĩ ông chính là bố cô vì Sophie đoán cô chính làngười trùng tên với cụ có Sofia của Bill - đầu tư tiền vào căn dinh thự này củaDonna Chính vì vậy, cô nhờ ông dắt tay cô vào lễ đường với điều kiện phải giữ bímật, không để mẹ của cô biết cho đến khi lễ cưới diễn ra Sau đó, Sam và Harrycũng đưa ra những bằng chứng họ là bố của Sophie và họ cũng giành nhau dắt cô đi

trên lễ đường ("Voulez-Vous").

Buổi sáng hôm sau, Donna so Sophie muốn dừng lễ cưới lại, bà đã nóichuyện với Sophie về câu chuyện tình của đời mình Sau khi nghe xong mọi việc,Sophie bình tĩnh nói với mẹ mình rằng cô không muốn vướng vào những lỗi lầmmà mẹ mình đã mắc phải, cô muốn mọi thứ thật yên bình Cùng lúc đó Sam cũngbay tỏ với Donna sự lo lắng về việc lay chồng khi còn quá trẻ của Sophie và cả haiđều nhận ra tình cảm của họ dành cho nhau ("SOS") Tại bãi biển, Tanya va Pepper

31

Trang 36

tiếp tục trìu mến nhau trong bài hát "Does Your Mother Know" Sophie sau đó thúnhận với Sky về mong muốn đám cưới và những chuyện xảy ra để nhờ anh ấy giúpđỡ, nhưng Sky đã giận dữ và bỏ đi vì cho rằng cô đã lừa dối mình Sophie đã nhờ

mẹ mình giúp đỡ Trong cảnh Donna và Sophie cùng nhau chọn váy cưới, họ đã

tâm sự với nhau về những hồi tưởng tudi thơ của Sophie và việc cô lớn nhanh thếnào Họ dan hàn gan những hiểu lầm và khoảng cách ("Slipping Through MyFingers") Cuối cùng cô quyết định nhờ mẹ Donna dắt mình đi trên lễ đường Trênđường đến nhà thờ, Sam và Donna gặp nhau Sam cầu xin bà tha thứ và chấp nhận

(I have a dream).

Cuối bộ phim, dé kết thúc một câu chuyện tinh cảm day hài hước nay,nhóm nhạc của Donna và toàn thé dàn diễn viên của phim đã hát lai "DancingQueen” và "Waterloo" Bài "Thank You for the Music" va phan hòa tau của bài

"Does Your Mother Know" cũng được Amanda Seyfried trình diễn.

32

Trang 37

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, chúng tôi đã khái quát một số van dé, như sau:

- Khái quát về “cải biên học” và phân tích các mối quan hệ giữa thuật ngữnày với các hiện tượng trong nghiên cứu tác phâm có hai thể loại Đưa ra những lý

do lựa chọn sử dụng thuật ngữ và nội hàm của “cải biên học” trong nghiên cứu tác

phẩm cải biên.

- Luận văn còn trình bày cụ thể nội dung và các thuật ngữ liên quan đến tự sựhọc như một phương pháp nghiên cứu trong cách tiếp cận cải biên học khi dịchchuyền nghệ thuật kế chuyện từ sân khấu sang điện ảnh

- Ngoài ra, chương 1 cũng đã giới thiệu một số đặc điểm tiêu biểu của vởkịch Mamma Mia và bộ phim ca nhạc cùng tên để bước đầu có cái nhìn tổng quan,

khái quát vê đôi tượng nghiên cứu.

33

Trang 38

Chương 2 KHÔNG GIAN, THỜI GIAN VÀ THE GIỚI NHÂN VAT TRONGTAC PHAM MAMMA MIA TỪ SÂN KHẨU DEN ĐIỆN ANH

2.1 Không gian

Không chỉ riêng tác phẩm nghệ thuật mà trong cả đời sống hằng ngày, mọisự việc đều tồn tai, phát triển, chuyển hoá trong không gian và thời gian Khi nhắcđến không gian, chúng ta đều hiểu là khoảng không vô tận, là dạng vật chất vô hìnhvà hữu hình Không gian trong tác phẩm sân khấu và điện anh là những không gianhữu hạn mang tính ước lệ, được xây dựng từ tính chất “ảo giác” và “tâm lý” của conngười trước những quy luật, tính chất của không gian trong quan niệm, trong sự tìm

hiểu, trong tính biểu trưng Có những tính chất, quy luật khá cơ bản được người

đạo diễn sử dụng trong “tác nghiệp” của mình khi xây dựng hình tượng không gian

trên sân khẩu như:

- Tính mở rộng.- Tính rút gọn.

- Tính biểu cảm.- Tính biểu trưng.

Đạo diễn khi xử lý không gian hoặc thời gian đều đồng thời xử lý cả hai hoặc

dùng không gian để xử lý thời gian hoặc dùng thời gian để xử lý không gian Nhờ

có sự thống nhất giữa không gian và thời gian mà mỗi hình tượng trên sân khẩu tồntại một cách hợp lý và tạo được an tượng trước người xem.

Vấn đề xử lý không gian trong một tác pham nghệ thuật nói chung, tác phẩmnhạc kịch, điện ảnh Mamma Mia ở đây nói riêng đánh dấu tài năng, sức sáng tạocủa người đạo diễn Dé tạo nên hai kiệt tác ở hai thé loại, Mamma Mia không théthiếu sự lắp ghép, đan xen của nhiều mảnh không gian Không gian nghệ thuật trongtác phẩm Mamma Mia là sự tông hòa giữa không gian hiện thực với không gian quá

khứ, không gian bối cảnh với không gian tâm ly, không gian sự kiện Không chỉ thé,

có những đoạn phim, phân cảnh kịch ranh giới giữa các không gian bị phá vỡ, trở

nên mơ hồ, khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, cu6n hút người xem Có thê

34

Trang 39

khẳng định, sự thành công của vở nhạc kịch này đã để lại ấn tượng trong lòng khán

giả về thủ pháp xử lý không gian, thời gian của những người làm sân khấu và điện

2.1.1 Bỗi cảnh

Trong một tác phẩm nghệ thuật như văn học, sân khấu, điện ảnh, bối cảnh

là môi trường hoạt động của nhân vật Không gian trong phim ảnh có lẽ đơn giản va

dễ hình dung, bởi khi thực hiện bộ phim, đạo diễn đã chọn những địa điểm thực tế,bối cảnh phù hợp Đối với vở diễn, ngày xưa, chúng thường diễn ra ngoài đường, lề

đường, công viên, sân đình Ngày nay, các vở diễn đã được thực hiện trong rạp hát

hoặc trên mô hình sân khấu được dựng lên ở một địa điểm nào đó Nhưng dù ở đâu,van đề bối cảnh luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu, bởi lẽ nó chính là cái hồn,

chất xúc tác giúp diễn viên nhập tâm và hoan thành trọn vẹn vai diễn.

Khi bàn về van đề bối cảnh trong một tác phẩm sân khấu hoặc tác phẩmphim, người ta thường xem xét với hai không gian: bối cảnh thiên nhiên và bối cảnh

xã hội.

2.1.1.1 Bối cảnh thiên nhiên

Bối cảnh thiên nhiên thường gắn liền với những điều kiện tự nhiên thực tếnhư có cả trời, đất, gió, mây, sông, núi, cây cỏ, các khung cảnh này tất nhiên cũngthay đôi theo bốn mùa khác nhau Bối cảnh thiên nhiên thường có hai tác dụng Mot

là nó gắn bó với nhân vật và những hoạt động của nhân vật, tạo điều kiện cho nhânvật bộc lộ tâm lý cũng như hành động Hai là nó gan liền với tâm trạng của tác giảvà độc giả, tạo tâm lý hưng phan và hứng thú, sự cuốn hút cho tác phẩm Mỗi bốicảnh thiên nhiên có một giá tri riêng, gửi gắm tâm trạng (cảnh ngụ tình), dự báo sựxuất hiện sự kiện và hành động của nhân vật, từ đó tạo thành chi tiết của tác phẩm.

Trong vở nhạc kịch Mamma Mia của Catherine Johnson, không gian tự nhiên

được xem xét ở hai góc độ, một là không gian thực tế của đạo diễn xây dựng trong

kịch bản Hai là không gian dàn dựng trên sân khấu, là những đạo cụ, cảnh vật được

thiết kế sân khấu tạo nên Tuy nhiên, ở mức độ xem xét giá trị nội dung vở diễn,trong luận văn này, chúng tôi chỉ quan tâm đến không gian thiên nhiên mà tác giả

35

Trang 40

đã sáng tạo, gửi gắm cho nhân vật tồn tại.

Với đặc trưng loại hình sân khấu là tính ước lệ và tượng trưng, cùng với giớihạn trên không gian sân khấu, những bối cảnh, khung cảnh thiên nhiên ở từng cảnhcủa vở diễn cũng chỉ được lột tả băng nghệ thuật thiết kế sân khấu, đạo cụ thôngminh, tài tình của đạo diễn Tuy vậy, điều này không làm hạn chế giá trị của vở

diễn, cũng như thôi thúc trí tưởng tượng và sự cảm nhận của người xem Trong vở

nhạc kịch này, tổng cộng có 14 lần chuyền cảnh, chuyên đôi không gian, trong đó,không gian bối cảnh thiên nhiên chiếm 5 lần xuất hiện Điều này hoàn toàn hợp lý,bởi lẽ như chúng ta đã biết, bối cảnh thiên nhiên chính trong vở nhạc kịch có doanhthu khủng nay là hòn đảo với khung cảnh tuyệt vời ở Hy Lap, vùng biển Dia TrungHải vào năm 1999 Dé xây dựng không gian này, thiết kế sân khấu đã làm hiện lêntrong không gian sân khấu là những bãi cát trắng, làn nước trong xanh và khônggian thoáng đãng Không gian ấy trong trí tưởng tượng của người xem có lẽ sẽ mởra những hình ảnh cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, yên bình Và điểm trên nền thiênnhiên tươi mát, biển xanh cát trang, đầy 4p nắng và gió ấy là những người phụ nữxinh đẹp, khỏe khoăn, tràn sức sống thuộc hai thế hệ Tuy vậy, cũng chính từ khônggian xinh đẹp này, tiếp sau đó diễn ra những xung đột và mâu thuẫn vô cùng trớtrêu, hai hước Khién người xem vừa thú vi, vừa cuốn hút, vừa chiêm nghiệm.

Tần số lặp lại của không gian bãi biển tuyệt đẹp không khiến người xemnhàm chán, mà ngược lại giúp khán giả thú vị và cuốn hút Bởi lẽ mỗi lần xuất hiệncủa không gian này đều được tác giả gắn cho một sự kiện, một tình huống và mộtloạt những nhân vật đặc biệt Ví dụ ở cảnh 1, không gian bãi biển lúc này là nơiSophie đón ban, là Lisa va Ali, cũng là nơi hé lộ nút thắt của câu chuyện: Sophieđọc trộm nhật kí của mẹ và đã mời ba người “có thể là bố đến tiệc cưới” dé mongtìm được cha ruột của mình Hoặc như ở cảnh thứ 5, bãi biển lúc này là nơi Sky và

Sophie bày bỏ tình cảm với nhau, giãi bày những tâm sự trong lòng Sophie cũngnhư sự hờn ghen của Sky với ba người đàn ông lạ Và như vậy, tác giả đã trọn vẹn

và thành công tạo môi trường cho nhân vật, diễn viên thé hiện.

Nêu như trong sự giới hạn của sân khâu nhạc kịch, bôi cảnh thiên nhiên đã

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:00

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w