Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Web xem phim miễn phí - Dưới góc nhìn của pháp luật quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh

115 2 0
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Web xem phim miễn phí - Dưới góc nhìn của pháp luật quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

CONG TRINH DU THI

GIAI THUONG SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC EUREKA LAN THU XX NAM 2018

TEN CONG TRINH:

WEBSITE XEM PHIM MIEN PHÍ - DUOI GOC NHIN CUA PHAP LUẬT QUYEN TÁC GIA DOI VỚI TAC PHAM ĐIỆN ANH

LINH VUC NGHIEN CUU: HANH CHINH PHAP LY CHUYEN NGÀNH: LUẬT DAN SỰ

Mã sô công trình:

Trang 2

B TONG QUAN TAL LIIỆU -.- 2-52 SE SSE‡EE*EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrkeea 9 C MỤC TIỂU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -2- 2 s+se+xerxersd 11 1, IMũø tiều ga I TT a sas an aaa as ane ae tà địa Lãi ce HA i0 T5 381 0 ii RSD ARDEA AS II2 Phương pháp nghién CỨU - - c E201 112311 1135311111 111 1 11111111 1H 1H vn re II D KET QUA- THẢO LUẬN 6 SE SE 1E 1 E11 11E1111111111 1111k 13

CHUONG I: TONG QUAN VE BẢO HỘ QUYEN TÁC GIA DOI VỚI TÁC

PHAM ĐIỆN ANH LIEN QUAN DEN WEBSITE XEM PHIM MIEN PHÍ 13 1.1 Khái quát về tác phẩm điện ảnh và lich sử ra đời của tác phẩm điện anh 13 1.1.1 Khái quát về tác phẩm điện ảnh - 2-52 ©sSE+E‡EE+EEEEEEE+EEEEEEEEEEEErkerkerrkd 13 1.1.1.1 Khái niệm tác pham điện ảnh 2-2 2 s+S£+E+EE2+EEE+EE+E£EEEEEEeEErEerxrrered 13 1.1.1.2 Đặc điểm của tác phẩm điện ảnh ¿- c2 t+E+EE+E£EE£EE+EEEEEEEEEEEErkerkrrered 14 1.1.2 Khái quát về lich sử của điện ảnh - - 2 2+2 2+E+EE+EEEE#EE£EEEEEEErEeEkrkerkrrrred l6 1.2 Khái quát về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh 20 1.2.1 Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh 2 25552 c5+¿ 20 1.2.2 Đặc điểm bảo hộ quyền tác giả đối với tác phâm điện ảnh 5+: 22 1.3 Tổng quan về Website xem phim miễn phí và bảo hộ quyền tác giả liên quan đến Website xem phim miễn phí - ¿2 2 S£SE+E+E£EE+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrees 24 1.3.1 Khái quát về Website xem phim miễn phí - 2 2s + eEk+Ee£EeE++Eerxzxered 24 1.3.1.1 Khái niệm Website xem phim miễn phí - - 2 255 +S+£££2££+EzEzEz£zcxzz 24 1.3.1.2.Đặc điểm của Website xem phim miễn phí 22-2 2 s+S2+E+££zE££+z£zzxd 25 1.3.1.3 Phương thức hoạt động của Website xem phim miễn phí eee 25

1.3.2 Những khía cạnh pháp lý về bảo vệ quyền tác giả liên quan đến Website xem phim miễn phí - - ¿262% SE SE2E9E9E 121212151111 212121111121111111111111111111 111111 13 0 26

1.3.2.1 Trách nhiệm pháp lý của các website xem phim miễn phí 26 1.3.2.2 Trách nhiệm của các tô chức, cá nhân làm tác phẩm phái sinh dựa trên các tác phẩm điện ảnh được lưu trữ, đăng tải trên các website xem phim miễn phí 29

1.3.2.4 Trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả -¿- 5c sec 1115111111211111111111111111111110111111121111 1111111111 111111 1 te 36

Trang 3

PHAM ĐIỆN ẢNH - - - St 1E 1 1011 1211111111111 1111111111 111111111 1111 x0 45 2.1 Pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm điện ảnh 45

2.1.1 Quy định về bảo hộ quyền tac giả đối với tác phẩm điện ảnh trong Công ước TERS sẽ nà nga khan tek Rs hh hh Ac: tu A i 45

2.1.2 Quy định về bảo hộ quyền tác giả đối với tác pham điện anh trong theo các hệ thống pháp luật -¿- + 2 + +E+SE+E9EE9E+E9EE2EEEEEE12191121121111171112111111 11111111 ce 45 2.1.2.1 Hệ thống pháp luật thông luật (Common LawW) - - 2552 +S+S2+E££+2Sz£: 45 2.1.2.2 Hệ thống pháp luật châu Âu lục Gia ececccccccccecsesescsesescsesesesescsescsestsesesuseeeneeceees 49

2.2 Pháp luật Việt Nam trong bảo hộ quyên tác giả đối với các tác phẩm điện 2.2.1.2 Chủ sở hữu quyền tác giả - ¿+ 2s St E2 121511211215112111121111 111111 ty 57 2.2.2 Nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh - 2-22 2 2+s+s2 2£: 57 2.2.2.1 Điều kiện bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh - eeees sees 57 2.2.2.2 Nội dung quyền, thời hạn và các giới hạn quyền tác giả đối với tác phẩm điện "¡0P ẦẦ 59 a ) Nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh 2-5 2 Sx+E+E££zSze: 3g b)Thời han bảo hộ quyền tác giả đối với tác phâm điện ảnh 2-5-5 55¿¿ 61 c ) Giới han quyén tác giả đối với tac pham điện ảnh eseeeeeseeseeeeeees 62 2.2.2.3 Hanh vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh 63 2.2.2.4 Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh 64 5))»)I9i89):1:)90110s 190110077 64

Tes) Hiện ERGY ESTE GE cá sua nit a sh Hà giá Bi hh Skee hh đấy 8ö sanG 65

c) Biện pháp hành chính - - - - c6 132111332111 33311 131911111 111 1 0111180111 E1 vn ry 66

8)J5319i89i1:1981)i1:05 1557 68

Trang 4

PHAM QUYEN TÁC GIA DOI VỚI CAC 69WEBSITE XEM PHIM MIEN PHI ¬— 69 3.1 Quá trình phát triển của Website xem phim miễn phí tại Việt Nam 69 3.2 Khia cạnh tích cực và tiếu cực của các website xem phim miễn JOU sung ngan cao 70 3.2.1.1 Khia cạnh tích cực của website xem phim miễn phí - 2-5-5 52552 70 3.2.1.2 Khia cạnh tiêu cực của các website xem phim miễn phí - - 5: 71 3.3 Thực tiễn xử ly xâm phạm quyền tac giả đối với các Website xem phim miễn phí

tal Y4 [oi 8À) ;soỆNHHdđdddtttdddddiŸŸẢ: 76

CHUONG IV: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUA BẢO HỘ QUYEN

TÁC GIÁ ĐÓI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH LIÊN QUAN ĐÉN WEBSITE XEM PHIM MIEN PHÍ 2-2-5224 SEEEEEE21211211271712112112111111 111121 e6 85

4.1.Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tac phẩm điện

4.1.1 Yêu cầu về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phâm trong Hiệp định đối tác toàn diện và toàn bộ xuyên Thái Bình Duong - 5 2c 3+3 *+E+veEEererererrrrerrrrke S5

4.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh SE ST SE 3E 1 111811111111111111111 1111111111111 11111111 1e 93

4.3 Các giải pháp khác nhằm tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với các website xem phim miễn phí ¿2 + + SE S2 ềEEEEE+E£E#EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrkes 97 4.3.1.Chặn quảng cáo tại các Website xem phim miễn phí - - 52 s5: 97

4.3.2 Sử dụng các biện pháp kỹ thuật công nghệ khác -+++-<<++<x++s 984.3.3 Dinh hướng cho người dùng, sử dụng dịch vu trên Infernet 99 E KET LUẬN- DE NGHỊ, -¿- 2 SESEE 2E 121111211211111111111111 1111 11t 100 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2 2+ +xeEE£EESEE2EEzEErErkerxees 101 PHU 00:00 104 DANH MỤC MOT SO WEBSITE XEM PHIM MIEN PHÍ - 104 PHU LUC ID a 107

PHU LUC HINH ẢNH - - s9 3E EEEEEEE1E115111111111111111 111111111111 re 107

Trang 5

Ky hiéu viét tat Thuật ngữ day du

SHTT Sở hữu trí tuệ

TSTT Tài sản trí tuệ

WIPO World Intellectual Property Organization - Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới

Luật SHTT Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đôi, bô sung năm

Hiệp định TRIPS Hiệp định vê các khía cạnh liên quan tới thương

mại của quyên sở hữu trí tuệ (agreement on trade —related aspects of 1pr — trips)

Công ước BERN Công ước berne về bảo hộ các tác phâm văn học và

Trang 6

SHCN Sở hữu công nghiệp

CPTTP Hiệp Định đối tác toàn điện và toàn bộ xuyên Thái

Bình Dương

ISP Internet Service Provider

TMDT Thuong mai dién tu

CNTT Công nghệ thông tin

DMCA Đạo luật Bản quyên Kỹ thuật sô Thiên niên kỷ

Digital Millennrum Copyright ActECD Electronic Commerce Directive

P2P Peer-To-Peer network ( Mạng đông đăng )

NTD Notice and Takedown

QTG Quyên tác giả

Trang 7

Trong bối cảnh hiện nay, khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghệ 4.0) đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và bùng nỗ trên phạm vi toàn cầu, thế giới đang chuyển mình bước vào giai đoạn phát triển của nền kinh tế tri thức Ở Việt Nam, hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ ra đời và ngày càng được hoàn thiện đánh dấu những bước phát triển mới quan trọng, thé hiện sự đề cao ý nghĩa của tài sản trí tuệ và quyết tâm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Đến nay hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ tuy chưa thực sự hoàn thiện nhưng đã bước đầu tạo được khung hành lang pháp lí và một số cơ sở vững chắc dé khuyên khích các hoạt động sáng tạo và bảo vệ các tài sản, kết quả của hoạt động sáng tạo đây khỏi sự xâm phạm trái pháp luật của các chủ thể khác Tuy nhiên thực trạng hiện nay cho thấy tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra rất phô biến và phức tạp Trong thời gian vừa qua hàng loạt trang Web xem phim lớn trên Internet của Việt Nam và cả trên thế giới bị phát hiện tự ý phát sóng các bộ phim, các buéi hòa nhạc không có bản quyền và không được sự cho phép của chủ sở hữu quyên tác giả, quyên liên quan đến quyền tác giả.

Xuất phát từ thực trạng trên nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Website xem

phim miễn phí-từ góc nhìn sở hữu trí tuệ” nhằm một số mục đích cơ bản sau đây: - Thứ nhất: Nghiên cứu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới; giữa hệ thống pháp luật của Việt Nam với các điều ước quốc tế khác Đề xuất một số kiến nghị cho các nhà hoạch định chính sách và xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam.

-Thứ hai: Phân tích và làm rõ những khía cạnh lý luận, pháp lý, thực tiễn về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả nói riêng.

-Thứ ba: Nghiên cứu thực tiễn mô hình hoạt động, cách thức vận hành và làm rõ hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các website xem phim miễn phí trên Internet Tim ra các giải pháp dé khắc phục, hạn chế tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền của các chủ thé quyền sở hữu trí tuệ.

Năm 2017, theo thống kê của Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ (MPA) tại Việt Nam, hiện có khoảng 200 Website xem phim miễn phí vi phạm bản quyền.

Trước khi bắt tay vào thực hiện đề tài này nhóm nghiên cứu đã có quá trình quan sát và thăm dò tình hình thực tế Đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm sẽ tập trung nghiên cứu sâu và khai thác kĩ các khía cạnh về pháp lý lẫn thực tiễn đời sống với nội dung về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh và phân tích một số vấn đề, cung cấp cho người đọc một góc nhìn toàn cảnh về hoạt đông của các trang website xem phim miễn phí hiện nay.

Trang 8

Trong thời đại ngày nay khi khoa hoc công nghệ đang ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự bùng nổ của Internet và các mạng truyền thông Kéo theo sự phát triển đó là sự xuất hiện ngày càng tràn lan của các hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thé khác trên không gian mạng Nếu như trước đây người ta chủ yêu xâm phạm quyên và lợi ich hợp pháp của chủ thé khác thông qua việc tác động trực tiếp trong đời sống thực thì ngày nay việc xâm phạm quyền của chủ thể khác lại diễn ra ngày càng phô biến trên Internet trong đó đặc biệt là quyền sở hữu trí tuệ.

Chắc hăn rất nhiều người trong chúng ta đều không còn quá bất ngờ trước những website hay các trang mạng chia sẻ các bộ phim, các chương trình truyền hình, các buổi hòa nhạc, miễn phí và hoàn toàn không xin phép và không trả thù lao cho các chủ thé quyền tác giả như: Bilutv; 123Movie;vungtv; Và chắc han cũng rất nhiều người trong chúng ta đã từng một lần truy cập hoặc sử dụng các website này để phục vụ và thỏa mãn nhu cần của bản thân.

Trong bối cảnh hiện nay, khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghệ 4.0) đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ va bùng nổ trên phạm vi toàn cầu, thé giới dang chuyên mình bước vào giai đoạn phát triển của nền kinh tế tri thức Việt Nam cũng không thể đứng ngoài dòng chảy đó, kinh tế tri thức — nền kinh tế chủ yếu dựa vào các kết quả đầu tư trí tuệ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ ở Việt Nam ngày càng có vai trò, ý nghĩa quan trọng và biểu hiện vô cùng đa dạng, rõ nét.

Ở Việt Nam, hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ ra đời và ngày càng được hoàn thiện đánh dấu những bước phát triển mới quan trọng, kip thời, thể hiện sự đề cao ý nghĩa của tài sản trí tuệ và quyết tâm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Đến nay hệ thong pháp luật về sở hữu trí tuệ tuy chưa thực sự hoàn thiện nhưng đã bước đầu tạo được khung hành lang pháp lí và một số cơ sở vững chắc dé khuyến khích các hoạt động

sáng tạo và bảo vệ các tài sản, kết quả của hoạt động sáng tạo đây khỏi sự xâm phạm

trái pháp luật của các chủ thể khác nhằm cân bằng, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thé có quyền, lợi ích hợp pháp đối với tài sản trí tuệ và lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Từ năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) điều này là minh chứng rõ ràng cho xu thế hội nhập ngày càng sâu

Trang 9

thương mại quốc tế ngày càng mở rộng và đa dạng hơn Sự phát triển của các hoạt động giao lưu thương mại quốc tế ngày càng tạo ra nhiều cơ hội cho thị trường Việt Nam nhưng cũng đặt ra vô vạn thách thức to lớn và một trong những thách thức hàng đầu đó chính là sự cạnh tranh của thị trường và nhiệm vụ nâng cao vi thế, tăng cường năng lực cạnh tranh cho hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam ở thị trường trong nước và trên trường quốc tế.

Tuy nhiên thực trạng hiện nay cho thấy tình trạng xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ đặc biệt là việc xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giảđang diễn ra rất phô biến và phức tạp Van đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chưa thực sự phát huy được hiệu quả và chưa đạt được mục đích đề ra Quyền sở hữu trí tuệ vẫn luôn trong tình trạng rủi ro cao và bị xâm phạm một cách tràn lan pho bién gay anh huong tiéu cực trực tiếp đến quyền, lợi ich của chu thé quyền sở hữu trí tuệ cũng như lợi ich quốc

gia công cộng Trong thời gian vừa qua hàng loạt trang Web xem phim lớn trên

Internet của Việt Nam và cả trên thế giới bị phát hiện tự ý phát sóng các bộ phim, các buổi hòa nhạc không có bản quyền và không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả Việc phát hiện, xử lí các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vốn dĩ đã khó khăn thì nay phát hiện, xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng lại càng là một thách thức lớn đối với chủ thể có quyền và cả cơ quan nhà nước có thâm quyền khi thủ đoạn của các chủ thể vi phạm ngày càng tinh vi, công cụ phương tiện ngày càng hiện đại linh hoạt, thời gian không quan thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng không giới hạn Rất nhiều van đề được đặt ra sau mỗi vụ việc đó chính là cơ chế bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến quyên tác giả; van đề xử lí vi phạm đối với các trang Web phát sóng phim miễn phí không có bản quyên; trách nhiệm đặt ra đối với các tô chức, cá nhân có liên quan như thế nào; biện pháp khắc phục, ngăn chặn tình trạng chiếu phim không có bản quyền trên mạng Internet là gì?

Trang 10

Trước khi bắt tay vào thực hiện dé tài này nhóm nghiên cứu đã có quá trình quan sát và thăm dò tình hình thực tế trong một thời gian dài để đánh giá tình hình thực trạng đang diễn ra hàng ngày trong cuộc sống, từ đó nhóm nhận thấy vẫn đề xâm phạm quyên tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả đặc biệt là van dé bản quyền đối với các tác phẩm phim, các buổi hòa nhạc của các trang web xem phim miễn phí là vô cùng phô biến và rất nghiêm trọng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn thé giới.

Tính đến thời điểm này đề cập đến các van dé về sở hữu trí tuệ, về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả đã có không ít dé tài, hội thảo, toa đàm, luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp như một SỐ công trình nghiên cứu sau:

- Quản Tuấn An, Trường Đại học Luật Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số- Một số van dé lý luận và thực tiễn, Hà Nội, 2009;

- Trần Lan Hương, Trường Đại học Luật Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Luật học, Quyên tác giả đối với loại hình tac phâm nghe nhìn theo quy định của pháp luật Việt

Nam và cộng hòa Pháp, Hà Nội, 2004;

- Nguyễn Thu Hương, Trường Đại học Luật Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Luật học, Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phâm điện ảnh trên Internet theo quy định của Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam, Hà Nội, 2016;

- Nguyễn Hồng Bắc chủ nhiệm đề tài, Trường Đại học Luật Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Công ước Berne năm 1886 về quyền bảo hộ quyền tác giả và van đề thực thi ở Việt Nam trong xu thế hội nhập, Hà Nội, 2006;

- Nguyễn Anh Đức, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Luật học, Bảo hộ quyền tác giả trước những xâm phạm từ Internet trên thế giới và Việt Nam: Phân tích dưới góc độ quyền con người, Hà Nội, 2014;

- Phạm Hồng Hải, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Luật học, Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam, Hà Nội, 2013;

- LLM Nguyễn Thị Lâm Nghi, The role of Internet providers in the enforcement

of copyright in the context of international integration and challenges to Việt Nam;

Trang 11

- LLM Phạm Thị Mai Khanh, Cơ chế trách nhiệm đối với xâm phạm quyền tác giả của các nhà cung cấp dịch vu (ISP) — Yêu cau đặt ra đối với Việt Nam;

- Th.S Phạm Minh Thy Vân, Tính hợp pháp của các tác phẩm sáng tạo bởi người hâm mộ (Fan works) theo quy định tại chương SHTT, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương;

- Th.S, LS Pham Duy Khương, Vai trò của nhà cung cấp dich vụ Internet trong việc bảo vệ quyền tác giả trên môi trường mạng tại Việt Nam trong TPP;

Tuy nhiên, chưa có bất kì một đề tài đề cập và nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề quyền tác giả, quyền liên quan đối với các tác pham phim trong không gian Internet đặt trong tình huống thực tế về các website xem phim miễn phí Đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm sẽ tập trung nghiên cứu sâu và khai thác kĩ các khía cạnh về pháp lý lẫn thực tiễn đời sống với nội dung về quyền tác giả đối với tác phâm điện ảnh và phân tích một số vấn đề, cung cấp cho người đọc một góc nhìn toàn cảnh về hoạt đông

của các trang website xem phim miền phí hiện nay.

Trang 12

C MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Mục tiêu của công trình:

Đề tai tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về Website xem phim miễn phi dưới góc độ quyên tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay và quy định của các Điều ước quốc tế Qua đó, đạt được mục tiêu tông quát là làm sáng tỏ các luận cứ khoa học về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh nói chung và van dé bảo hộ quyên tác giả đối với tác phẩm điện ảnh trong hoạt động của những Website xem phim miễn phí Trên cơ sở đó, xây dựng và kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam.

Bên cạnh mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên, xuất phát từ thực trạng hiện nay cũng như nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong xu thế hội nhập cũng như nhu cầu hoàn thiện các chính sách và hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, việc nghiên cứu đề tài còn nhằm đạt được những mục đích cụ thể sau đây:

- Mang lại cách nhìn tổng quan và cụ thé về các van đề khoa học pháp lý liên quan đến hoạt động bảo hộ quyên tác giả đối với tac phâm điện ảnh;

- Qua việc nghiên cứu, phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn, tìm ra nguyên nhân và cung cấp một cách nhìn nhận khách quan về vai trò và vị trí của việc sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh;

- Nghiên cứu thực tiễn mô hình hoạt động, cách thức vận hành và làm rõ hành vi xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ của các website xem phim miễn phí trên Internet đặt trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư khi “thế giới phẳng” mở ra và vạn vật kết nối Trên cơ sở nghiên cứu đó tìm ra các giải pháp để khắc phục, hạn chế tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

-Nghiên cứu và tìm hiểu pháp luật các quốc gia, khu vực và các hiệp định, điều ước Quốc tế, thông lệ Quốc tế dé từ đó đưa ra những kiến nghị sửa đổi pháp luật trong nước sao cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện dựa trên cơ sở các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tinh huống: Là phương pháp được sử dụng dé nghiên cứu một sô vụ việc điên hình từ đó rút ra những phân tích, luận giải cùng với các đê

Trang 13

xuất, giải pháp Do đặc điểm của dé tài là nghiên cứu về một van dé dang vô cùng cấp bách và có tính thực tiễn cao do đó việc sự dụng phương pháp nghiên cứu tình huống là một phương pháp đặc trưng nồi bật của đề tài.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới day đủ và sâu sắc về đối tượng Day là phương pháp truyền thống trong nghiên cứu khoa học các ngành khoa học xã hội, được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ nội dung của đề tài này.

- Phương pháp nghiên cứu so sánh: Trong phạm vi đề tài này phương pháp nghiên cứu so sánh được sử dụng tương đối nhiều trong các trường hợp cần có sự đối chiếu, so sánh, phân tích, bình luận những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới; giữa hệ thống pháp luật của Việt Nam với các điều ước quốc tế khác Bằng phương pháp nghiên cứu so sánh đề tài đã chỉ ra những bất cập, thiếu sót trong hệ thống pháp luật Việt Nam về van đề sở hữu trí tuệ.

- Phương pháp lịch sử: Là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của đối tượng từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối

- Phương pháp thống kê xã hội học: Là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của hiện tượng kinh tế-xã hội để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và không gian cụ thé

Trang 14

D KET QUA- THẢO LUẬN

CHUONG I: TONG QUAN VE BẢO HỘ QUYEN TÁC GIA DOI VỚI TÁC PHAM ĐIỆN ANH LIEN QUAN DEN WEBSITE XEM PHIM MIEN PHÍ 1.1 Khái quát về tac phẩm điện ảnh và lich sử ra đời của tac phẩm điện ảnh 1.1.1 Khái quát về tác phẩm điện ảnh

1.1.1.1 Khái niệm tác phẩm điện ảnh

Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia, phim là một “chuối các hình anh tĩnh mà khi được chiếu trên man hình sẽ tạo ra ảo giác chuyển động ”! Dinh nghĩa này có vẻ phù hợp với thời kỳ đầu của ngành công nghiệp điện ảnh khi chưa có tiễn bộ vượt bậc về kỹ thuật ghi hình Lúc này, hình ảnh chuyển động được trình chiếu cho khán giả trên thực tế không phải là chuyển động thực tế được ghi lại mà là một loạt các hình ảnh tĩnh của quá trình vận động được chiếu nhanh liền nhau Mắt người có thể lưu giữ hình ảnh trong một khoảng thời gian nhỏ (thường là một phần mấy

giây), gọi là hiệu ứng ‘persistence of vision’ Nhờ có hiệu ứng nay, trong các phim

quang học truyền thống, màn trập xoay tạo ra các khoảng nghỉ tối giữa các khung hình được chiếu, tuy nhiên người xem không chú ý đến sự gián đoạn đó Ảo thị tạo ra băng việc chiếu những hình ảnh liền nhau ở tốc độ nhanh ở trên là một hiệu ứng tâm lý gọi là “hiện tượng phi’ Cách giải thích khái niệm ‘phim’ này có lẽ đúng với những tác phẩm điện anh được thực hiện bằng kỹ thuật quay phim cũ Hiện nay, công nghệ máy tính và kỹ thuật số phát triển, các nhà làm phim đã có thé sử dụng nhiều chất liệu làm phim mới thay thế cho chất liệu nhựa ban đầu (ví dụ như video, kỹ thuật số) Những tác phâm được tạo ra từ các công nghệ mới vì vậy không còn giống như trước, và việc định nghĩa phim như trên có thê không được áp dụng tạo ra một lỗ hồng pháp lý.

Ở Anh, phim (moving pictures) được giới thiệu lần đầu tiên vào khoảng cuối thế ky XIX Lúc dau, các tác phẩm phim chỉ được bảo vệ một cách giản tiếp như là một chuỗi các hình ảnh hoặc như các tác phẩm có tính kịch (dramatic works) O cấp độ quốc tẾ, phim dan dan được xem như là một đối tượng bảo hộ quyền tác giả” Luật pháp Anh đã ghi nhận tác phâm điện ảnh (cinematic films) là một bộ loại đối tượng độc lập trong Đạo luật bản quyền 1956 (1956 Copyright Act), và trao quyền sở hữu

?Công ước Berne năm 1886, Điều 2 quy định về tác phẩm được bảo hộ, trong đó “phim điện ảnh(cinematographic works) trong đó có các tác phâm tương đồng được thê hiện bằng một quy trìnhtương tự quy trình điện ảnh”

Trang 15

đầu tiên cho người tạo ra nó Dưới Đạo luật bản quyền 1988 (1988 Copyright Act), phim được định nghĩa là “bản ghi dưới bat kỳ chất liệu nào mà trong đó hình ảnh động được tạo ra bằng bat kỳ cách thức nào ” Rõ ràng, định nghĩa này rất rộng, bao hàm cả phim quang học, bản ghi video hoặc đĩa (disks), miễn là chúng tạo ra hình ảnh

Ở Mỹ, định nghĩa phim được cung cấp trong US Code, Title 17, Chapter 1, ss101, cụ thé: “phim là tác phẩm nghe nhìn chứa một chuối các hình ảnh liên quan với nhau mà khi chiếu liền nhau tạo ra ấn tượng chuyển động, cùng với âm thanh đi kèm (nếu có) ” Định nghĩa này cho thấy, pháp luật SHTT của Mỹ bảo hộ phim như là một tập hợp con của tác phâm nghe nhìn, mà không quan tâm đến chất liệu hay cách thức tạo ra, miễn chúng là chuỗi hình ảnh liên quan và được trình chiếu bằng máy móc hoặc thiết bị.

Luật SHTT Việt Nam quy định đối tượng bảo hộ quyền tác giả là tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa hoc trong đó bao gồm tác phẩm điện ảnh và tác phẩm tạo ra theo

phương pháp tương tự” Quy định này của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ Công ước

Berne và định nghĩa của Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) Theo WIPO, phim (tác phẩm điện ảnh) có thể không có âm thanh hoặc có âm thanh đi kèm (soundtrack), không quan tâm đến mục đích (chiếu rạp, chiếu trên sóng truyền hinh ), thé loại (phim có kịch bản, phim tài liệu ), độ dài, phương thức sản xuất (phim người đóng, hoạt hình ) hoặc kỹ thuật sản xuất (phim nhựa, video, DVD )*

Như vậy, có thé đưa ra định nghĩa “tác phẩm điện ảnh là chuỗi các chuyển động hình ảnh kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh” Tác phâm điện ảnh ở đây được hiểu với nghĩa rộng, bao gồm cả các tác phâm được sản xuất để chiếu trên màn rộng, tác phâm phát sóng qua các kênh truyền hình vô tuyến, hữu tuyến, các video clip thuộc mọi độ dài và không phụ thuộc vào kỹ thuật dựng phim.

1.1.1.2 Đặc điểm của tác phẩm điện ảnh

Với khái niệm trên, một tác phâm điện ảnh thường có các đặc điêm sau:

3Điểm 2, khoản 1 Điều 14 Luật SHTT Việt Nam 2005, được sửa đồi, bổ sung năm 2009

*Xem WIPO Intellectual Property Handbook, trang 43

Trang 16

*Tac phẩm điện ảnh là sáng tạo chung của nhiều người: Một tác phẩm điện ảnh thường được hình thành qua 5 công đoạn chính: Phát triển kịch bản; Tiền sản xuất; Sản xuất; Hậu kỳ; Phân phối.

Phát triển kịch bản là giai đoạn biến những ý tưởng ban đầu thành một kịch bản có thể thực hiện được Các nhà sản xuất phim sẽ tìm kiếm các cốt truyện thích hợp Những ý tưởng này sẽ được phát triển thành một bản tóm tắt (synopsis) để chuẩn bị cho việc viết kịch bản gốc chứa các chi tiết chính của phim, nhịp điệu, định hình các nhân vật, một phần thoại và các chỉ dẫn cần thiết cho đạo diễn Kịch bản này thường có chứa những phác họa để đạo diễn có thê hình dung được bối cảnh của những đoạn phim quan trọng.

Tiền kỳ: Trong quá trình này, các yếu tố cần thiết dé hiện thực hóa kịch ban được lên kế hoạch và xây dựng Sau khi kịch bản hoàn thành, hãng sản xuất sẽ đưa ra một ngân quỹ nhất định cho nhà sản xuất để xây dựng đội ngũ làm phim và biến kịch bản thành một bộ phim hoàn chỉnh Ngân quỹ và đội ngũ làm phim tùy thuộc vào độ phức tạp của kịch bản và kỳ vọng thương mại của hãng sản xuất, với các bộ phim bom tan của Hollywood, khoản ngân sách này có thé lên tới hàng trăm triệu USD với đội ngũ làm phim hàng nghìn người, còn với những tác pham của những nhà sản xuất độc lập, đội ngũ này có thé co gọn chỉ khoảng 10 người.

Sản xuất: Đây là quá trình trực tiếp quay và tạo ra các cảnh phim Đội ngũ làm phim sẽ có thêm các vi trí mới như giám sát kịch bản, biên tập viên hình ảnh va âmthanh.

Hậu kỳ: Sau khi công đoạn quay hoàn tất, các cảnh quay sẽ được dựng, sắp xếp thành một bộ phim hoàn chỉnh bởi những người dựng phim Đầu tiên các kỹ thuật viên này sẽ lựa chọn các cảnh quay tốt nhất, sau đó cắt và chỉnh sửa sao cho chúng có thé tiếp nối nhau một cách tron tru dé tạo thành bộ phim Việc chỉnh sửa được thực hiện cực kì tỉ mỉ, đôi khi tới từng khuôn hình hoặc từng giây vì nó quyết định chất lượng của bộ phim Bộ phim sẽ được chiếu thử cho đạo diễn và nhà sản xuất kiểm tra, nó được coi là hoàn chỉnh chỉ khi những người này thực sự hai lòng.

Các biên tập viên âm thanh là những người chịu trách nhiệm giai đoạn tiếp theo của quá trình hậu kỳ Âm thanh, bao gồm âm thanh thu ngoài trường quay, các hiệu

5 Wikipedia

Trang 17

ứng âm thanh, âm thanh nền, nhạc phim, thoại sẽ được lồng sao cho khớp với phần hình ảnh.

Phát hành: Đây là công đoạn cuối cùng của quá trình làm phim Các bộ phim sẽ được phát hành dưới dạng các cuộn phim cho rạp chiếu, sau đó sẽ là DVD, VCD hoặc trước đây là băng từ VHS Để quảng bá, các đoạn phim quảng cáo được tung ra trước khi phim hoàn thành nhiều tháng, chúng được chiếu vào đầu các bộ phim ở rạp hoặc hiện nay được đưa lên Internet thông qua các trang web chính thức của phim Gần đến ngày chiếu ra mắt, phim sẽ được quảng cáo trên truyền hình, báo, tạp chí, trên các áp phích phim và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

*Tác phẩm điện ảnh vừa có tính nghệ thuật vừa có tính kinh té:Su ra đời và phát triển của nghệ thuật điện ảnh gắn liền với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của nền công nghiệp Một tác phẩm điện ảnh có tính tổng hợp rất cao Một tác phẩm điện ảnh có thể có nhiều tìm tòi và sảng tạo về nghệ thuật, phản ánh chiều sâu, sự sáng tạo, khả năng bồ trí, khai thác của các tác giả Đó là những tác phẩm vừa có giá trị nghệ thuật, vừa có giá trị xã hội Tuy nhiên, cũng từ việc xây dựng nên

giá trị nghệ thuật cho một tác phẩm, tác giả, nhà sản xuất lại thu được không ít lợi

nhuận từ sự quan tâm của công chúng, khán giả Từ đó, tác phẩm điện ảnh được coi như là một “hàng hóa đặc biệt” trải qua các khâu trung gian và đến với công chúng Hiện nay, trên thế giới, cách gọi phim thương mại (commercial) và phim nghệ thuật (artistic) từ lâu đã rất phô biến.”

* Tác phẩm điện ảnh bao gém nhiều thể loại: phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình, phim khoa học viễn tưởng.

1.1.2 Khái quát về lịch sử của điện ảnh

Cuối thé kỷ XIX, những thước hình chuyền động đầu tiên ra đời, giới thiệu một hình thức nghệ thuật khác hắn những thứ đã ton tại trước đó Năm 1878, Eadweard Muybridge giới thiệu tác phẩm “Sallie Gardner at a Gallop”- được xem là tác phẩm điện ảnh đầu tiên của con người Năm 1892, Leon Bouly của nước Pháp đăng ký sáng chế số 219350 cho máy ghi hình của ông, là cột mốc quan trọng trong những sự kiện khai sinh ngành điện ảnh Điện ảnh nhanh chóng trở thành một thứ giải trí mới lạ và quay chiếu phim trở thành một gian hàng không thể thiếu tại các hội chợ lớn Tại đó

5Theo https://baomoi.com/ve-phim-thuong-mai-va-phim-nghe-thuat/c/2860981.epi

Trang 18

người ta thường trình chiếu các đoạn phim ngắn dưới một phút, mô tả những cảnh sinh hoạt thường nhật hoặc các hoạt động thé thao Mặc du các bộ phim chưa hề được biên tập, chú ý tới các góc quay hay đơn giản là chưa hề có đạo diễn, những bộ phim này vẫn được ưa chuộng và tạo điều kiện dé điện ảnh phát triển mạnh mẽ trong thế kỉ sau đó.

Thay cho các bộ phim quay cảnh sinh hoạt thông thường mang tính phim tư liệu hoặc phim thời sự, các nhà điện ảnh những nam đầu thế kỉ 20 đã bắt đầu thực hiện các bộ phim điện ảnh với độ dài và kịch bản, quá trình sản xuất hoàn chỉnh Bộ phim của Úc “The Story of the Kelly Gang” phát hành năm 1906 với độ dài tới 80 phút được coi là một trong những bộ phim điện ảnh thực sự đầu tiên Là trung tâm văn hóa của thế giới giai đoạn này, châu Âu cũng nhanh chóng cho ra đời các bộ phim điện ảnh ăn khách như La Reine Elizabeth (Pháp, 1912), Quo Vadis? (Ý, 1913) hay Cabiria (Ý,

Tuy nhiên Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm vị trí thống trị của nền điện ảnh châu Âu suy yếu khi các hầu hết các nước lớn ở lục địa già bị cuỗn vào cuộc chiến Thay thế vào đó, nền điện ảnh Hoa Kỳ bat đầu nổi lên với sự vượt trội cả về chất lượng nghệ thuật và thương mại Năm 1915, đạo diễn D.W Griffith cho ra đời bộ phim điện anh nỗi tiếng The Birth of a Nation, tác phẩm đưa ra những quy tắc cho quá trình làm phim và cũng là bộ phim có nội dung gây tranh cãi đầu tiên về vấn đề phân biệt chủng tộc Cho đến thập niên 1920, mỗi năm các hãng phim Mỹ (phần lớn tập trung ở Hollywood, tiêu bang California) đã cho ra đời chừng 800 bộ phim điện ảnh mỗi năm, chiếm 82% sản lượng phim toàn cầu Những ngôi sao điện ảnh lớn của Mỹ như Charlie Chaplin hay Buster Keaton không chỉ nổi danh ở trong phạm vi nước Mỹ

mà còn được hâm mộ trên khắp các châu lục.

Ở châu Âu, sau chiến tranh các nền điện ảnh cũng từng bước khôi phục vi trí của mình Tại Pháp, một lớp các nhà điện ảnh trẻ đã đưa ra những thử nghiệm mới về hiệu ứng ánh sáng, hình ảnh và thay đổi nhịp điệu phim băng việc biên tập Trào lưu này thường được biết tới như là trào lưu điện ảnh ấn tượng Pháp Điện anh Đức cũng nỗi lên như một đối thủ cạnh tranh của Mỹ với Chủ nghĩa biểu hiện Đức trong các bộ phim kinh di và những đạo diễn nổi tiếng như Fritz Lang hay F W Murnau Còn phải kê tới một nên điện anh mới ra đời, đó là nên điện ảnh Xô việt của Liên Xô với những

Trang 19

bước tiến lớn về biên tập, truyện phim mà tiêu biểu là bộ phim Chiến ham Potyomkin (BpoHenocent «[lorẽMknm», 1925) của đạo diễn Sergei Eisenstein.

Bên cạnh những nền điện ảnh lớn, ở châu A, Dadasaheb Phalke, cha đẻ của nền điện ảnh An Độ đã thực hiện bộ phim đầu tiên Raja Harishchandra vào năm 1913 Tại Nhật Bản thì ngay từ những năm 1910, Onoe Matsunosuke đã trở thành ngôi sao điện ảnh đầu tiên với những bộ phim Jidaigeki, một phim cô trang của Nhật Ở Việt Nam, năm 1924 cũng xuất hiện bộ phim truyện đầu tiên Kim Vân Kiều do người Pháp và người Việt cùng thực hiện.

Thập niên 1950 chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của truyền hình Màn ảnh nhỏ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với điện ảnh trong lĩnh vực giải trí, kết quả là số rạp phim bị đóng cửa ngày một tăng Đề đối phó với tình hình này, các hãng phim Hollywood đã liên tục đưa thêm các đề tài mới lạ vào các bộ phim Từ những bộ phim gợi liên tưởng đến cuộc Chiến tranh lạnh như The War of the Worlds (1953), The Manchurian Candidate (1962) đến các bộ phim lịch sử được xây dựng hoành tráng như The Ten Commandments (1956), Ben-Hur (1959), Spartacus (1960) hay El Cid

(1961) Hang Walt Disney Pictures cũng cho ra đời các bộ phim hoạt hình ăn khách

như Công chúa ngủ trong rừng (Sleeping Beauty, 1959) hay 101 chú chó đốm (One Hundred and One Dalmatians, 1961) Một hướng đi khác của Hollywood giai đoạn

này là các bộ phim ca nhạc dựa trên các vở kịch của Sân khấu Broadway như My Fair

Lady (1964, có sự tham gia của ngôi sao Audrey Hepburn) hay Giai điệu hạnh phúc (The Sound of Music, 1965, một trong những phim ăn khách nhất thập niên 1960) Thể loại phim kinh di của điện ảnh Mỹ cũng được đánh dấu bang hai bộ phim kinh điển của Alfred Hitchcock, Psycho (1960) và The Birds (1963).

Tại châu Âu, thập niên 1950 và 1960 chứng kiến sự ra đời và phát triển của trào lưu Làn sóng mới (Nouvelle Vague) trong điện ảnh Pháp với các đạo diễn nổi tiếng như Francois Truffaut hay Jean-Luc Godard, những người đã đưa ra cách dan dựng cốt truyện mới lạ khác han với các bộ phim Hollywood phổ biến thời đó Tiêu biểu cho xu hướng này là các bộ phim Les quatre cents coups (1959) hay Jules et Jim (1962) Điện ảnh Y thời ki nay nôi bật với các bộ phim cua Federico Fellini, đặc biệt là La dolce vita (1960).

7 https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A1

Trang 20

Nền điện ảnh Liên Xô sau thời gian phục hồi những hậu quả của chiến tranh cũng bắt đầu cho ra đời nhiều tác phẩm đáng chú ý Sở trường của các đạo diễn Liên Xô là các bộ phim chiến tranh, tiêu biểu là Khi đàn séu bay qua (Jlersr 3ypaBm, 1957) đoạt Giải thưởng lớn tại Liên hoan phim Cannes hay Bài ca người lính (banana o coxare, 1959) Nền hoạt hình Liên Xô cũng cho ra đời bộ phim nỗi tiếng Những cuộc phiêu lưu của Buratino (Ilpnkmowdénna Byparúno, 1959) Năm 1968, đạo diễn Sergei Bondarchuk đã thực hiện bộ phim đắt giá nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới Chiến tranh và hòa bình (Boăna u mup, 1968) với giá thành sản xuất tinh theo thời giá hiện nay là khoảng 500 triệu USD.

Thập niên 1960 còn chứng kiến sự ra đời của điện ảnh châu Phi với đạo diễn người Sénégal Ousmane Sembène Điện ảnh An Độ cũng tiếp tục phát triển mạnh về số lượng, từ chỗ chỉ sản xuất vài chục phim một năm, đến giai đoạn này, mỗi năm đã có chừng 200 bộ phim được Bollywood sản xuất Còn tại Nhật Bản, đạo diễn Kurosawa Akira cũng cho ra đời những bộ phim thuộc loại kinh điển của điện ảnh thế

giới như Rashomon (#4 FA, 1950), Bảy võ sĩ đạo (EÀÄ@££, 1954) hay The HiddenFortress (1958).Š

Đến thé kỷ XX, nền điện ảnh thế giới chứng kiến những bước ngoặt quan trong khi kỹ thuật dựng phim liên tiếp có những bước tiến lớn Thập niên 80 của thế kỷ XX được gọi là thời đại của phim bom tan va băng từ Sự phát triển của các bộ phim bom tan cũng là một biện pháp của Hollywood dé chống lại một đối thủ cạnh tranh mới, dịch vụ bán và cho thuê băng từ VCR Thay vì bỏ tiền đến rạp, người xem chỉ việc

mua hoặc thuê các băng từ về xem tại nhà Các nhà phân phối điện ảnh có thêm một

nguồn thu đáng kế nữa nhưng các rạp chiếu phim vì thé mà mất khách, và Hollywood còn phải chịu thêm hiểm họa từ các băng từ vi phạm bản quyén.?

Những năm 90 của thế kỷ XX được gọi là kỷ nguyên của kỹ thuật số và DVD Công nghệ thông tin đã mang lại bước đột phá lớn cho điện ảnh thế giới cả về kỹ xảo và phong cách thực hiện phim Kỹ thuật số mang lại cho các bộ phim bom tan những kỹ xảo mang tính cách mạng như hình ảnh những con khủng long trong Công viên kỷ Jurra (Jurrasic Park, 1993) hay một con tàu không 16 gặp nạn trong Titanic (1997), cả hai bộ phim này đều lần lượt phá kỉ luc về doanh thu trong đó Titanic van dang giữ vi

8 Wikipedia

° https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A1_tr%C3%

Trang 21

trí bộ phim ăn khách nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới với tổng doanh số ước tính khoảng 1,8 tỷ USD Năm 1994, Vua sư tử (The Lion King) trở thành bộ phim hoạt hình truyền thống (vẽ tay) ăn khách cuối cùng của Disney Pictures trước khi Câu chuyện đồ choi (Toy Story, 1995) của hãng Pixar ra đời, đánh dấu giai đoạn thống tri của các bộ phim hoạt hình kĩ thuật số tại Hollywood Chỉ mới nôi lên trong thập niên 1980 nhưng đến giữa thập niên 1990 hình thức băng từ đã nhanh chóng bị thay thế bởi các CD và sau đó là DVD Với chất lượng hình ảnh và âm thanh cao, việc mua và thuê DVD phim đã trở thành một hình thức giải trí mới và các rạp chiếu phim lại tiếp tục gặp phải một đối thủ lớn.!9

Thập niên 2000 mở đầu với sự nỗi lên của dòng phim tài liệu với các bộ phim của đạo diễn Michael Moore như Bowling for Columbine và Fahrenheit 9/11 Sau thành công của những bộ ba phim như Bồ già, Indiana Jones ở các thập niên trước, trào lưu làm các bộ phim có nhiều phần trở nên thịnh hành ở Hollywood như Ma trận, Cướp biên Caribe Trong số đó, một bộ ba phim đã đạt được thắng lợi vang dội về cả doanh thu và nghệ thuật là loạt phim Chúa tế của những chiếc nhẫn (The Lord of The Rings) của đạo diễn Peter Jackson.

Với sự phát triển vượt bậc của Internet và công nghệ thông tin, điện ảnh cũng phải đối mặt với tình trạng vi phạm bản quyền ngày càng nghiêm trọng.

1.2 Khái quát về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh 1.2.1 Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh

Về phương diện khách quan, quyên tác giả nói chung là tổng hợp các quy định pháp luậtvề quyền tác giả nhằm xác nhận và bảo vệ quyền của tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả, xác định các nghĩa vụ của các chủ thể trong việc sáng tạo và sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi có hành vi xâm phạm.

Về phương diện chủ quan, quyền tác giả là quyền dân sự cụ thé (quyền tài sản và quyền nhân thân) của chủ thé với tư cách là tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học và quyền khởi kiện hay không khởi kiện khi quyên của mình bị xâm phạm.

10 https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A1_tr%C3%ACnh_I%C3%A0m_phim

Trang 22

Như vậy, quyền tác giả có thé được hiểu là tong hợp các quyền mà pháp luậtmỗi quốc gia ghi nhận cho chủ thé có quyền mà thông qua các quyền đó, chủ thé có quyền được hưởng những lợi ích vật chất hoặc tinh thần và được pháp luậtbảo đảm các quyền đó Quyên tác giả đối với tác phâm điện ảnh là quyền mà chủ thé được pháp luậtcông nhận được áp dụng liên quan đến đối tượng bảo hộ là tác phẩm điện ảnh.

Quyền tác giả còn được hiểu là quan hệ pháp luậtdân sự Đó là quan hệ xã hội giữa tác giả, giữa chủ sở hữu quyền tác giả với các chủ thé khác trong xã hội thông qua tác pham, dưới sự tác động của quy phạm pháp luật, quan hệ giữa các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả với các chủ thê khác được xác định Quan hệ pháp luậtvề quyền tác giả là quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối với các chủ thê của quyền được xác định gồm ba yếu tố, đó là:

- Chủ thé của quyên tác giả là tác giả và chủ sở hữu quyên tác giả có quyền đối với tác phâm điện ảnh Trên thế giới tồn tại ba hệ thống luật liên quan đến tư cách tác giả Đó là:

e Hệ thống trao tư cách tác giả cho một người duy nhất

Chủ yếu đó là trường hợp của luật Mỹ, quy định tư cách tác giả cho nhà sản xuất Giải pháp này có thuận lợi vì dé biết được ai là nhà sản xuất năm giữ những quyền tác giả Nó được xây dựng trên tính logic của sự đầu tư, hoàn toàn khác so với hệ thống pháp luật của Pháp — trao tư cách tác giả bắt buộc cho những cá nhân sáng tác.

e Hệ thống về quy định số tác giả hạn chế

Hệ thống này tránh việc chỉ trao tư cách tác giả cho một người, nhưng đã loại mọi khả năng không an toàn bằng việc chấp nhận một “danh sách đóng” gồm một vài người được chỉ định chắc chắn là tác giả Bởi vậy, không một người nào khác nữa có thé đòi hỏi tư cách tác giả, Nếu hệ thống này có ưu điểm là tính đơn giản và dé lường trước thì nhược điểm của nó là cứng nhắc và có thé dẫn đến sự bat công trên thực tế (có thể xảy ra trường hợp một vài người chứng minh được phần đóng góp của mình cho tác phẩm có giá trị là sáng tạo nguyên gốc nhưng không được hưởng tư cách tác giả, trong khi những người khác chỉ nhận hờ danh hiệu này) Hiện nay luật quyền tác giả Việt Nam cũng quy định tư cách cho một số lượng hạn chế tác gia từ Điều 37 đến 42 luật SHTT Việt Nam.

e Hệ thông mở vê tac giả dựa trên suy đoán

Trang 23

Quy định mang tính chất suy đoán về hệ thống tác giả của các nhà lập pháp của Pháp là dựa trên hiện tượng thống kê và những khả năng trên thực tế, bởi lẽ chính những người loại người được suy đoán là tác giả này chủ yếu thực hiện hoạt động sáng tác Mặt khác, sự suy đoán còn chỉ ra rằng một vài người khác tham gia thực hiện tác phâm có thé có tư cách tác giả với điều kiện là đưa được bang chứng về sự sáng tao nguyên gốc trong tổng thé một tác phẩm.

- Khách thé là tác pham điện ảnh không phân biệt độ dai, chất liệu, kỹ thuật san xuất, mục đích sản xuất do tác giả sáng tạo ra bằng lao động trí tuệ

- Nội dung quyên tác giả là tông hợp các quyền nhân thân và quyên tai sản của các chủ thé trong quan hệ pháp luật về quyền tác giả liên quan đến tác pham điện anh 1.2.2 Đặc điểm bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh

Quyên tác giả đối với tác phẩm điện ảnh: quyền con người trong lĩnh vực văn hóa Quyền tác giả được biết đến như một quyền về văn hóa của con người ghi nhận tại Điều 27 Tuyên ngôn quốc tế về Quyền con người ngày 10/12/1948, theo đó, “moi người đều có quyên tự do tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng, sáng tác nghệ thuật và tham gia hoạt động khoa học Mỗi người đều có quyên được bảo vệ lợi ích tỉnh thân và lợi ích vật chất có được từ hoạt động khoa học, văn học, nghệ thuật mà mình là tác gid.” Bên cạnh đó, Điều 15 Hiệp ước quốc tế về quyền xã hội, kinh tế và văn hóa ngày 19/12/1966 cũng nhắn mạnh rằng “các quốc gia ký kết phải công nhận cho mỗi người quyên được bảo vệ các lợi ích tinh thần và lợi ích vật chất có được từ hoạt động khoa học, văn học và nghệ thuật mà họ là tác gia.” Từ những quy định trên, có thé thấy được răng quyền tác giả chính là một bộ phận nằm trong nhóm quyền con người được gọi dưới tên chung là “Quyền xã hội — kinh tế và văn hóa” Những quyền này bắt đầu được nhắc đến vào đầu thế kỷ XX, khác với Quyền con người cô điển và buộc Nhà nước phải có những biện pháp tích cực và thích hợp dé bao vệ và phát triển những quyền này.

Như vậy, nói tóm lại, quyên tác giả là một quyền cơ bản, nằm trong nhóm quyền về văn hóa của con người Trách nhiệm công nhận quyền cơ bản này không chỉ liên quan đến quốc gia mà còn liên quan đến các tổ chức quốc tế có thẩm quyên trong việc ban hành các quy định liên quan đến quyền tác giả.

Trang 24

- Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh: Quyền tư Quyền tác giả thuộc về lĩnh vực luật tư, điều chỉnh mối quan hệ chủ yếu giữa các cá nhân và tổ chức với nhau, không điều chỉnh chủ đạo mối quan hệ công quyên Do vậy, không ngạc nhiên khi tại Việt Nam, quyền tác giả được dé cập đến như một quyền tư trong Bộ luật dân sự.

Tuy nhiên, cần phải nói thêm rang, theo luật của Pháp, việc xem toàn bộ quyền tác giả là luật tư có thé chưa chính xác Thực tế, có những trường hop tác giả là công chức nhà nước, chủ sở hữu quyền tác giả là cơ quan công quyên Chính vì vậy, đôi khi có những tranh chấp về quyền tác gia lại liên quan đến tố tụng hành chính và trong trường hợp này, Toà xung đột có thâm quyền thụ lý để giải quyết những tranh chấp này.

- Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh: quyên tài sản Tài sản trí tuệ được xem là một loại tài sản, cụ thé hơn đó là quyền tài sản Pháp luật Việt Nam tại Điều 115 Bộ luật dân sự 2015 đã đưa ra định nghĩa rằng: “Quyển tài sản là quyển trị giá được bằng tiên, bao gom quyên tài sản đối với đối tượng quyên sở hữu trí tuệ, quyên sử dụng đất và các quyên tài sản khác ”.

Bên cạnh đó, có thé tim thấy quy định về bảo vệ quyền tài sản trong Điều 1 Nghị định thư thứ nhất về Công ước châu Âu bảo vệ quyền con người Theo đó, “mdi người đều có quyên được tôn trọng tài sản của ho.” Bộ luật dân sự Việt Nam cũng đã khang định lại điều này khi quy định rằng: “J, Quyên sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo hộ 2 Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyên sở hữu đối với tài sản của minh ” (Điều 169)

Tuy nhiên, cũng phải nhắc thêm rằng quyền tác giả là một loại quyền tài sản khá đặc biệt Điểm đặc biệt nằm ở chỗ bên cạnh quyền tài sản, quyền tác giả còn có yếu tố quyền nhân thân Do vậy, có thé dé dang tìm thấy rất nhiều quy định riêng dành cho quyền tác giả Và tất cả những vấn đề này đã tạo nên một nét rất riêng biệt cho quyền tác giả.

- Quyền tác giả đối với tác phâm điện ảnh: một độc quyền dành cho tác giả Thuật ngữ “độc quyền” được sử dụng trong công ước Berne và luật của Pháp năm 1793 Thuật ngữ này cũng được sử dụng trong Hiến pháp của Hoa Kỳ tại Điều 1, phần 8: “Quốc hội có quyên khuyến khích phát triển khoa hoc và nghệ thuật ứng dung, băng cách đảm bao cho tác giả và các nhà sang chê các độc quyên có thời hạn cho

Trang 25

các tác phẩm và sáng chế của họ” Thuật ngữ “độc quyền” này cũng được luật Việt Nam sử dụng trong Luật SHTT Cụ thé tại Điều 20, khoản 2, Luật SHTT đã viết: “Các quyên quy định tại khoản 1 điều này do các tác giả, chủ sở hữu quyén tác giả độc quyên thực hiện ”

Như vậy, việc công nhận quyền tác giả là một độc quyền có thể được xem như một vũ khí hữu hiệu dé bảo vệ quyền lợi của tác giả Theo đó, tác phẩm chỉ được sử dụng khi không gây ảnh hưởng xấu hay thiệt hại đến quyên lợi của tác giả Tuy nhiên, dưới áp lực của người sử dụng, vi lợi ích cộng đồng, độc quyền của tác giả can được “thay hình đổi dạng” dưới hình thức quyền được nhận tác quyền cho một số trường hợp sử dụng tác phẩm mà không can xin phép chủ sở hữu quyên tác giả, đặc biệt nhằm giải quyết van đề bảo vệ quyên tac giả trên Internet.

1.3 Tổng quan về Website xem phim miễn phí và bảo hộ quyền tác giả liên quan đến Website xem phim miễn phí

1.3.1 Khái quát về Website xem phim miễn phí 1.3.1.1 Khái niệm Website xem phim miễn phí

Website (Tạm dịch là "Trang mang"), là một tập hợp các trang con liên kết với nhau bao gồm: văn bản, hình ảnh, video, flash v.v Trang web thường chỉ nằm trên một tên miễn (domain) hoặc tên miền phụ (sub domain) lưu trữ trên các máy chủ chạy trực tuyến online) trên đường truyền World Wide Web của Internet.

Một website thông thường được chia làm 2 phần: Giao diện người dùng (front-end) và các chương trình được lập trình để website hoạt động (back-(front-end) Giao diện người dùng là định dạng trang web được trình bày trên màn hình của máy tính của người xem (máy khách) được xem bằng các phần mềm trình duyệt web như Internet như (Internet Explorer, Firefox, Google Chrome, Opera, ).

Website xem phim miễn phí là những website động, với hình thức trực tuyến phân phối và kết nối người dùng với các sản phẩm phim ảnh, chương trình, các show

truyền hình thực tế, giải trí hiện nay Đặc biệt, người dùng không cần chi trả bất cứ chi phí nào cho sản phẩm Khi có nhu cầu xem phim, tin tức, cá nhân chỉ cần lựa chọn

hình thức truy cập vào Internet và tìm đến các Website cung cấp các dịch vụ trực

tuyến.

Trang 26

1.3.1.2.Đặc điểm của Website xem phim miễn phí

- Thứ nhất, người xem có thé tiếp cận và theo đõi một cách nhanh chóng các tác

pham dién anh, show truyén hinh thuc té, ;

- Thứ hai, chủ sở hữu của Website xem phim miễn phí có lợi nhuận chủ yếu từ quảng cáo, giới thiệu sản phâm, dịch vụ, phụ phí của người sử dụng

- Thứ ba, người xem không cần chi trả bất cứ chi phí nào cho tác phẩm điện anh, show truyền hình thực tế, (nếu có chỉ phải chi trả cho dịch vụ nâng cao chất lượng hình ảnh, chặn quảng cáo, )

- Thứ tư, phần lớn các tác phẩm được đăng tải trên Website xem phim miễn phí đều không có bản quyên;

- Thứ năm, các Website xem phim miễn phí thường trực tiếp khai thác lỗ hông quản lý của các trình duyệt Internet, sử dụng kho lưu trữ không giới hạn trên Google Drive để tiến hành việc lưu trữ, vượt qua kiểm duyệt của Google, cũng như các trình

duyệt khác.

- Thứ sáu, các Website xem phim miễn phí thường khó xử lý bằng các biện pháp kỹ thuật Bởi các đối tượng điều hành, thiết kế web có thê chuyển sang nước ngoài, lợi dung lỗ hồng quản lý để chuyên từ phương thức này sang phương thức khác.

1.3.1.3 Phương thức hoạt động của Website xem phim miễn phí

Các website phim trực tuyến hiện nay đang áp dụng một số thủ thuật sau cho việc hoạt động, điều hành của Website:

- Về việc lưu trữ các tác phẩm điện ảnh: Khai thác lỗ hồng của Google Drive Lỗ hồng này dựa trên tính năng bảo mật quyền cá nhân của người dùng trên kho lưu trữ của Google Công ty này không thực hiện bất cứ việc quét thông tin, nội dung nào của người dùng khi họ lữu trữ tại Google Drive ĐI kèm với đó là gói lưu trữ không giới hạn dung lượng dành cho sinh viên, học sinh và giáo viên nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các tổ chức giáo dục Cụ thé là những tên miền email có đuôi @edu.vn Gói lưu trữ này được rao bán công khai trên các trang chợ đen với giá chỉ 150.000-300.000 đồng Nội dung rao bán gồm nhiều ưu đãi như bảo hành trọn đời, tự ý chọn tên, lưu trữ được nội dung có bản quyên Việc tải về, nén, đóng logo, tải lên hàng nghìn bộ phim một ngày được thực hiện thông qua một máy chủ ảo (VPS).

- Tạo một trang web và phát sóng phim từ máy chủ Google lên trang đó.

Trang 27

- Đề tránh cơ chế giới hạn lượt truy cập của máy chủ, Google sẽ hủy những liên kết có lượt truy cập tăng đột biến Vì vậy, bằng một số kỹ thuật lách băng thông, những người điều hành Website xem phim miễn phí đã sử dụng một trình phát bên thứ ba dé biến liên kết phát của Google thành của mình Phần mềm này có tên JWplayer với mức giá 1.000 USD/năm.

- Các đối tượng thiết kế Website còn có thé bẻ khóa luôn cả phần mềm bên thứ

ba này, xóa logo, bản quyền, dé có được lợi nhuận tuyệt đối.

- Về nguồn cung cấp các tác phẩm điện ảnh: Đề tránh phải nộp một khoản chỉ phí bản quyền cho các tác phẩm điện ảnh, chủ sở hữu của các Website xem phim miễn phí có thé định dạng một bộ phim thường thành nhiều phiên bản khác nhau bởi nguồn phim gốc của các nhóm có thê sẽ khác nhau Thường thì bản phim đầu tiên sẽ có chất lượng thấp (do chưa có nguồn), và cuối cùng được thay thế bởi các bản phim có chất lượng cao hơn, khi những nguồn phim tốt hơn xuất hiện Thường ban đầu tiên được phát hành trên các Website xem phim miễn phí sẽ là bản CAM: Được thu trực tiếp từ các rạp chiếu phim bằng máy quay kỹ thuật số hoặc điện thoại di động, đôi khi có sử dụng chân cắm mini, vì thế máy quay có thể rung Tùy theo vị trí ngồi mà phim được quay từ các góc độ khác nhau Chất lượng tùy thuộc vào người quay và độ phân giải của máy quay, có thê từ rất tệ đến tương đối tốt.

1.3.2 Những khía cạnh pháp lý về bảo vệ quyên tác giả liên quan đến Website xem phim miễn phí

1.3.2.1 Trách nhiệm pháp lý của các website xem phim miễn phí

Hành vi phát sóng các tác phẩm điện ảnh trên các website xem phim miễn phí không có bản quyền là hành vi xâm phạm quyên tác giả đối với tác phâm điện ảnh.

- Tác pham điện ảnh- Đối tượng của quyền tac giả

Theo quy định tại Điều 14, Luật SHTT và quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 22/2018/NĐ-CP: “Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phan cua tac pham điện anh do.” Như vay, tac pham dién ảnh là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả.

Trang 28

- Hoạt động của Website xem phim miễn phí- hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyên tác giả đối với tác phẩm điện anh

Tác phẩm điện ảnh là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả Điều 19, Điều 20, Luật SHTT quy định rõ về việc Tác giả có quyên tinh thần và quyền kinh tế đối với tác phâm do mình sáng tạo ra.

* Quyên nhân thân bao gầm:

* Quyền đứng tên tác giả trên bản gốc và ban sao tác phẩm * Quyền đặt tên tác phâm

* Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác pham là quyền ngăn cam hoặc cho phép người khác khai thác, sửa chữa tác phẩm của mình Quyền này còn ngăn chặn người khác xuyên tạc, xâm phạm tới uy tín, danh dự của mình.

* Quyên công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm của mình Việc công bố hay chưa công bố tác phẩm tùy thuộc vào quyết định của tác giả.

Trong các quyên trên, quyền đứng tên, quyền đặt tên và quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm là quyền được pháp luật quốc gia và quốc tế bảo hộ vô thời hạn và không được chuyên giao Quyền công bố tác phẩm là quyền có thé dé lại thừa ké, chuyền giao cho tô chức, cá nhân khác.

* Quyên tài sản: là các quyền độc quyền do chủ sở hữu thực hiện hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng hoặc chuyên giao, bao gồm: Quyền làm tác pham phái sinh Quyền sao chép tác phẩm: Quyên sao chép là một trong các quyền quan trọng

của tác giả Việc xuất bản một tác phẩm là một hình thức sao chép tác phẩm, nó là

hình thức sao chép cổ điển nhất Việc sao chép một phan hay toàn bộ tác pham phải được sự đồng ý của tác giả, không phân biệt hình thức, phương tiện được sử dung dé sao chép, ké cả sao chép điện tử Quyền biểu diễn Quyền phân phối, nhập khẩu ban gốc ban sao tác phẩm Quyên truyền dat tác phẩm: Là quyền đưa tác phâm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kì phương tiện kĩ thuật nào dé công chúng có thể tiếp cận được tại bất kì địa điểm và thời gian nào do họ lựa chọn Quyền cho thuê tác phẩm điện ảnh, cụ thé, đối với tác phẩm điện ảnh, căn cứ vào quy định tại Điều 21 Luật SHTT thì quyền tác giả đối với tác pham dién anh, tac pham san khau duoc quy dinh cu thé nhu sau:

Trang 29

Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền sau:

¢ Đặt tên cho tác phẩm.

° Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.

°Bảo vệ sự toàn ven của tac phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc

xuyên tac tác pham dưới bat kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và

Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm sân khấu được hưởng các quyền

¢ Đặt tên cho tác phẩm.

° Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác pham được công bố, sử dụng.

* Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả

- Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện anh, tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu của quyền công bố tác phâm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

Tuy nhiên, một van đề nghiêm trong đang tôn tại là phần lớn các tác phẩm được đăng tải trên Website xem phim miễn phí đều không có bản quyên.

Các tô chức, cá nhân điều hành hoạt động của Website xem phim miễn phí tự ý sao chép tác phẩm điện ảnh, làm thuyết minh, phụ đề tiếng Việt, rồi đăng tải, cho phép người dùng truy cập xem, mà không có sự cho phép của chủ sở hữu quyền, là hành vi xâm phạm quyên tác giả.

Cụ thé, những hành vi xâm phạm quyền tác giả trên các Website xem phim miễn phí là:

-Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

Trang 30

-Công bó, phân phối tác phâm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

-Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT.

-Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT.

-Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phâm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

- Cô ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện dé bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

- Cô ý xóa, thay đôi thông tin quản ly quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

1.3.2.2 Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân làm tác phẩm phái sinh dựa trên các tác phẩm điện ảnh được lưu trữ, đăng tải trên các website xem phim miễn phí.

Fan works là thuật ngữ dùng dé chỉ những tác phẩm nghệ thuật trong đó bao gồm cả các tác phâm điện ảnh được sáng tác bởi người hâm mộ (fan hâm mộ), chủ đề thường liên quan đến lĩnh vực giải trí Trong quá trình sáng tạo các fan works, người hâm mộ thường lẫy một phần trong tác phẩm gốc và cải biên, phóng tác nó theo sở thích của mình Tuy tác giả của các tác phẩm dang này luôn khang định tính chất phi thương mại của việc sáng tạo, họ vẫn có thể đối mặt các cáo buộc về mặt pháp lí liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, vấn đề về bản chất pháp lý của các tác phẩm do người hâm mộ sáng tạo ra càng trở nên phức tạp và nan giải Các nghiên cứu gần đây về nội dung của Chương Sở hữu trí tuệ Hiệp định hợp tác Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) phần nào chứng minh được nguy cơ của hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm gốc liên quan đến các sản phẩm sáng tạo của người hâm mộ.

Các tác phẩm do người hâm mộ sáng tạo ra (từ đây gọi là FWs) được tạo ra bởi một hoặc một nhóm các fan hâm mộ Thông thường FWs được xây dựng va phô biến

Trang 31

nhằm bày tỏ tình cảm ngưỡng mộ đặc biệt của fan đối với thần tượng giải trí, tác phẩm yêu thích của họ Đây cũng được xem là hoạt động chủ yếu trong giao lưu giữa các thành viên của một cộng đồng người hâm mộ Từ tác phẩm gốc được yêu thích, fan sẽ lay một phần hoặc nhiều phan và dùng chúng làm tư liệu dé tạo ra những tác phẩm mới Hiểu theo nghĩa này, FWs có thé được thé hiện dưới dạng: tác phẩm dịch thuật từ tác phâm nguyên gốc tiếng nước ngoài, tác phâm cải biên (hình ảnh từ tác phẩm góc, nội dung và âm nhạc được cải biên), hoặc một đoạn phim có nội dung dựa trên các bài hát đã được đăng kí bản quyền hoặc dựa trên các bộ phim, các tác phẩm điện ảnh khác Các hình thức thé hiện của FW thường là dạng văn viết, mĩ thuật (doujinshi) hoặc hình

họa (video).!!

s Fan video

Theo nghĩa đơn giản nhất, fan video (fanvid) dùng dé chỉ các video được tao ra bởi fan hâm mộ bang cách cắt ghép các đoạn clip có sẵn từ các tác phẩm gốc Có 2

phương thức sản xuất clip cơ bản, phụ thuộc vào cách fan hâm mộ tìm tư liệu gốc cho

tác phẩm của mình Cách đầu tiên là sử dụng các phân cảnh ngắn (footage) từ tác phẩm gốc mà họ yêu thích: cảnh cắt ra từ các bộ phim, video ca nhạc của ca sĩ và thậm chí là một số trích đoạn quảng cáo Trong cách thứ hai, tư liệu được trích lại từ các chương trình thực tế, buổi biểu diễn hoặc cảnh quay bằng máy quay cá nhân thu lại những hoạt động sinh hoạt hằng ngày của thần tượng do fan hâm mộ thực hiện Tuy khác nhau về cách thức tìm kiếm tư liệu, nhưng quá trình sáng tạo ra các fan video là như nhau Fan hâm mộ lên ý tưởng và kịch bản trước cho tác phẩm mà họ dự định thực hiện Sau đó lựa chọn và cắt các phân cảnh phù hợp từ nhiều nguồn Sử dụng một số chương trình phần mềm làm video clip phô biến như WMV hoặc Proshow, fan đặt các trích đoạn vào chuỗi clip phù hợp, chọn hiệu ứng và âm thanh minh họa Đôi khi để phục vụ cho các hoạt động giao lưu và phân tán các tác phẩm dạng này, đội ngũ làm video sẽ thêm các phụ dé dịch nếu thấy cần thiết Việc chèn các logo hoặc tên

đội ngũ sản xuất cũng được xem là bắt buộc đề tạo điều kiện cho việc truyền bá Khâu

cuối cùng là ghép các trích đoạn ngắn thành một đoạn phim dài hoàn chỉnh và tải lên các trang mạng chia sé.

1! Th.S Phạm Minh Thy Vân, Tính hợp pháp của các tác phẩm sáng tạo bởi người hâm mộ (Fan works) theo quyđịnh tại chương SHTT, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương;

Trang 32

Khác với các loại hình FWs khác, làm video clip đòi hỏi sự hiểu biết nhất định về kĩ thuật và phần mềm so với việc ngồi và sáng tác ra giấy Điểm khác biệt thứ hai là về bản chat, tư liệu dé tạo ra các clip chủ yếu được cắt ra từ các bộ phim, các tác phẩm điện anh, clip gốc, vì thế hàm lượng tác pham gốc đựợc sử dụng trong các tác phẩm mới là vô cùng cao Tóm lại, FWs dạng này có thể xem là một sự kết hợp giữa các đoạn phim được trích ra từ nhiều nguồn cùng âm nhạc, hiệu ứng phù hợp nhằm đem lại cảm xúc yêu thích nhất định cho người hâm mộ.

Ngày nay, hầu hết các phần mềm làm video được tích hợp trong bất cứ một máy tính nào khi mua Những phần mềm như IMovie của Apple, WMV của Window có thê cung cấp cho người sử dụng các chỉnh sửa clip dễ dàng và cho ra những thước phim có chất lượng cao Hơn nữa thông qua các website chia sẻ miễn phí như Youtube, Googlevideo hay Dailymotion, hàng ngàn video được tải lên và có thé tiếp cận đến hàng triệu người xem Những yếu tô này dem lại cơ hội cao cho những nha làm phim nghiệp dư tham gia vào quá trình làm video clip và thu hút rất nhiều người xem các tác phẩm của ho.

¢ Fansub

Fansub là cum từ dùng dé chỉ phụ dé tiếng Việt của các tác phẩm điện ảnh hoặc truyền hình Fan sub là một loại hình sáng tác do người hâm mộ tạo ra từ những năm đầu ra đời của các câu lạc bộ anime từ thập kỉ 80 Với sự phát triển của các phần mềm máy tinh giá cả phải chăng và sự phô biến của các công cụ Internet, fansub thực su phát triển từ giữa thập niên 90.

Quá trình làm phụ đề được gol tắt là fansubbing và được thực hiện bởi một hoặc một nhóm những fan hâm mộ Lúc ban đầu phụ đề được tạo ra bằng các phân đoạn của tín hiệu truyền hình analog sau đó được cải tiến băng các công nghệ tân tiến hơn và đỏi hỏi mỗi công đoạn phải được phân nhiệm vụ cho từng người Nhìn chung những cá nhân sau đây sẽ tham gia vào quá trình làm fansub: người cung cấp bản raw chịu trách nhiệm cho việc tìm kiếm bản gốc của các bộ phim từ các DVD, băng VHS hoặc tivi Người dịch sẽ phụ trách việc dịch ngôn ngữ trong film từ tiếng gốc (thường là tiếng Anh, tiếng Nhật Bản, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc và tiếng Thái Lan) sang tiếng mà fan hâm mộ có thé hiểu được Người phụ trách công đoạn thời gian sẽ đánh dâu các đoạn vào và ra của phụ đê sao cho khớp với các hội thoại trong phim gôc Các

Trang 33

đoạn phụ đề được đánh dấu sẽ được gắn vào phim gốc với hiệu ứng (nếu có) băng bước “typerstter” Một vài chương trình có thể được sử dụng để thực hiện công đoạn này nhờ công cụ “aegisub” Cuối cùng, “encoders” là người sẽ kết hợp 2 bản phụ đề và bản raw thành video có phụ đề hoàn chỉnh (bằng công cụ Virtual Dub) và tải lên mạng để chia sẻ Thông thường do dung lượng của các phim bản đẹp và phụ đề chất lượng cao sẽ rất lớn nên việc upload trực tuyến sẽ mất nhiều thời gian và đôi khi không đáp ứng được nhu cầu của fan hâm mộ Vì vậy các web chia sẻ dạng P2P sẽ được ưu tiên hơn: đội ngũ làm sub sẽ tải file lên dưới dạng nén (thay vì clip trực tuyến) và người xem sẽ phải download xuống máy tính của mình, giải nén và xem.

Nhìn chung, các hoạt động chia sẻ trong cộng đồng fan hâm mộ được nhiều học giả và bản thân những thành viên của nó nhìn nhận như là một hoat động chia sẻ sở thích và gánh nặng kinh tế, trên tinh thần tự nguyện và vì lợi ích chung Trong các hoạt động đó, việc tạo ra và trao đôi các tác phẩm nghệ thuật như fanvid, fansub trở nên phổ biến Đặc biệt với sự phát triển của khoa học công nghệ, quá trình sáng tạo và chia sẻ ra những sản phẩm trên đã được nhân rộng với tốc độ chóng mặt Theo thống kê trên trang webite Archive Your Own (trang web chuyên về chia sẻ FWs) hiện có hơn 22.000 nhóm fan hâm mộ đang hoạt động và đóng góp vào quá trình tạo ra các FWs Con số các độc giả quan tâm truy cập hang ngày lên tới 15 triệu Tuy nhiên điều đáng lưu ý là lợi ích khổng 16 từ việc khai thác các tác phâm này trên phương diện kinh tế Trong Phiên chợ truyện tranh (Comics Market) được tô chức tai Tokyo thang 8 năm 2014, quy tụ gần 12 nghìn nhóm fan hâm mộ và tác giả đã thu hút số lượng người tham gia lên tới 550 nghìn người Theo sự phát triển của nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ, hiện tượng bùng nỗ của các FWs đã gióng lên những hồi chuông cảnh báo về sự vi phạm bản quyền đối với các tác phâm gốc Đặc biệt trong khuôn khổ của các hiệp định quốc tế như Hiệp định đối tác toàn diện và toàn bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các van đề về bản quyền được quy định vô cùng chặt chẽ và tiêu chuẩn cao Báo cáo này sẽ phân tích các khía cạnh pháp lý của Chương Sở hữu trí tuệ trong Hiệp định CPTPP và ảnh hưởng của nó trong việc điều chỉnh các hoạt động sáng tạo trong cộng đồng fan hâm mộ giữa các nước thành viên, đặc biệt là với Nhật Bản - nơi các tác phâm gôc bi xâm hại nhiêu nhât.

Trang 34

1.3.2.3 Tinh hợp pháp của các fan works theo quy định của Chương Sở hữu trí

tuệ trong Hiệp định CPTPP.

Hiệp định đồng thời cũng xác lập cơ chế tạo điều kiện cho sự bùng né và phát triển của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí nhoy: âm nhạc, phim ảnh, xuất ban, phan mềm và các chgong trình phần mềm giải trí; trong đó bao gồm quy định về fair use trong mối tương quan với vi phạm sở hữu trí tuệ Tuy nhiên, quan điểm này cũng cần được đánh giá lại vì những lí do sau đây:

Đầu tiên, hiệp định TPP chứa đựng rất nhiều cụm từ ám chỉ đến sự cân băng tuy nhiên các quy phạm cụ thê điều chỉnh về các tiêu chí này lại tương đối mơ hồ Ví dụ, Hiệp định quy định các bên nên tiến tới xác lập sự cân bằng phù hợp trong hệ thống pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan, tuy nhiên lại không yêu cầu các bên áp dụng Fair use hay các nguyên tắc tương tự, cũng như không nhắn mạnh các thành viên

phải nỗ lực đến mức nào dé đạt đơjợc sự cân bang về ban quyén Vi vay viéc thuc thi

các chính sách về bao vệ quyền sở hữu trí tuệ phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của các nhà lập pháp quốc gia Nói cách khác, các nước có quyền áp dụng riêng quyền tài phán của quốc gia mình trong các vụ việc vi phạm về sở hữu trí tuệ.

Kết quả là với các quốc gia đã có sẵn cơ chế pháp lý liên quan đến Fair Use như Canada việc ap dụng luật nhằm đạt được sự cân bang la trong đôi don gian Đối với các quốc gia còn lại, bằng việc gia nhập hiệp định CPTPP, họ buộc phải nâng cấp hệ thong pháp luật nhằm tơiơng thích với tính cân bằng đã được ghi nhận trong CPTPP.

Thứ hai, bởi vì quyền tác giả mang tính lãnh thổ nên luật về quyền tác giả của quốc gia chỉ có thâm quyền tài phán trên lãnh thô của quốc gia đó Trường hợp Nhật Bản - quốc gia nơi các tác phẩm có khả năng bị xâm phạm nhiều nhất, tất nhiên đa số hành vi vi phạm quyền tác giả đều đến từ các nước ngoài lãnh thổ Nhật Bản (người bản địa thường không có nhu cầu sử dụng các tác phẩm dịch thuật) Nếu quốc gia không tôn trọng tinh than các thỏa ước quốc tế mà nó là thành viên và đã cam kết tuân thủ, thì dấu hỏi sẽ đặt ra cho sự xâm phạm về quyền tác giả Còn nếu quốc gia đó chấp nhận thầm quyền tài phán của Nhật Bản đối với các tác phẩm sáng tạo văn học nghệ thuật đến từ quốc gia này, hành vi vi phạm có thể chịu sự điều chỉnh của pháp luật Nhật Bản.

Trang 35

Do các phân tích trên, việc hiểu biết về các thỏa adc quốc tế và pháp luật quốc gia liên quan sẽ là điều kiện quan trọng trojéc khi fan hâm mộ bắt tay vào thực hiện các sản phẩm sáng tạo vay man từ các tác pham góc, dù với lí do thajong mại hay chia sẻ nội bộ trong cộng đồng.

Quy định về Fair Use — Đạo luật quan trọng trong Luật quyền tác giả ở Hoa Kỳ Các sản phẩm sáng tạo văn học nghệ thuật của fan hâm mộ có thé chịu sự điều chỉnh của Quy chế Fair Use, trong đó xác lập cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật SHTT trong lĩnh vực này dựa trên bốn tiêu chí:

-Mục dich và ban chất của việc vay mượn tác phẩm góc: lí do thương mại hay hoạt động giáo dục phi lợi nhuận

Tiêu chí này ghi nhận: nếu việc tao ra các tác phẩm phái sinh trên cơ sở tác pham sốc là nhằm mục đích phi lợi nhuận, hoặc được sáng tạo nhằm đáp ứng các nhu cầu về giáo dục, có thể được xem là Fair Use Do đó phần lớn các vụ việc liên quan đến fair use thường rơi vào trường hợp các Trường học, cơ sở dao tạo giáo duc sử dụng các tac phâm gốc nhằm mục đích sao chép nhiều ban và phổ cập cho đối tượng người học Không phải trường hợp của các nhóm fan hâm mộ như nghiên cứu đề cập Theo đó FW rat khó dé được loại trừ là hành vi vi phạm quyền tác giả với lí do fair use: người hâm mộ sáng tạo ra các sản phẩm này nhằm mục đích chính là thỏa mãn trí tưởng tượng, thé hiện lòng yêu thích đối với thần tượng giải trí chứ không nhằm mục dich giáo dục.

-Ban chat của tác phẩm gốc

Đây là tiêu chí dựa trên lí do tại sao tác phẩm gốc bị vay mượn và loại tác phẩm đó là gì Điều này sẽ loại bỏ việc vi phạm quyên tác giả đối với các sản phâm được xếp vào dạng Bí mật kinh doanh hoặc bí mật quốc gia Hơn nữa, phần lớn các tác phẩm gốc được tạo ra nhằm mục dich giải trí vì vậy các tác phẩm do fan sáng tác cũng

sẽ có mục đích tương tự.

-Tỉ lệ và mức độ tưởng được vay mượn dựa trên tổng thé tác phâm gốc

Hiện không có một tỉ lệ nhất định nào để xem xét một tác phâm có bi coi là sao chép hay không Về mặt lí thuyết, một số tác pham vẫn được xem là phù hợp với fair use ngay cả khi tỉ lệ sao chép gần như hoàn toàn Trong phần lớn trường hợp, việc xác định tỉ lệ sao chép sẽ được ấn định tùy theo từng cơ sở đào tạo Phần lớn các trường

Trang 36

học, học viện đều có những hướng dẫn vô cùng cụ thé về việc trích dẫn và tham khảo, đi đôi với pháp luật về SHTT Đó là các bộ quy tắc ấn định rất rõ trong trường hợp nào sinh viên cần có sự đồng ý của tác giả, trích dẫn nguồn và tỉ lệ sao chép là bao nhiêu phần trăm thì không bị coi là đạo van Ví dụ, một số trường học dựa vào Hướng dẫn của Văn phòng bản quyền Hoa Kỳ để định nghĩa về đạo văn: Khi sinh viên sử dụng

toàn bộ tác phẩm, đặc biệt nếu sự trùng lặp nhiều hơn 2.500 từ Trong một số trqjong

hợp đặc biệt như thơ ca va các tác phẩm văn viết ngắn hon 2.500 từ, quy tắc về xác định đạo văn sẽ áp dụng đối với toàn bộ tác phẩm Thông thường, tỉ lệ chung sao chép cho phép là khoảng 10%, tương đương với độ dài 2 trang giấy Nếu sự trùng lắp là hơn tiêu chuẩn này, tác pham nghỉ van sẽ bị xem là có khả năng sao chép.

Dựa trên tiêu chí này, hầu hết các tác phẩm dạng fanscanlation và fan sub sẽ đối mặt với cáo buộc về tính sao chép Trong quá trình sáng tạo FWs dạng này, fan hâm mộ chỉ đơn thuần xóa bỏ, chỉnh sửa những điểm ám màu trong tác phẩm góc va dịch lại toàn bộ tác phẩm sang ngôn ngữ mong muốn Việc chỉnh sửa về bản chất, nội dung tác phẩm cũng như ghi nhận, trích dẫn tác giả của tác phẩm gốc đôi khi không được chú ý Trường hợp fan vid có thể xem là ngoại lệ, vì với việc cắt các trích đoạn ngắn khác nhau, kết hợp và chỉnh sửa lại theo một nội dung hoàn toàn mới có thể gọi là một quá trình sáng tạo tích cực cho ra kết quả thay đổi hoàn toàn về ban chất của tác phẩm gốc Trong trường hợp này, tính sáng tạo có thê xem là yếu tố quyết định và được chấp nhận.

-Ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng khai thác kinh tế và giá trị của tác phẩm gốc Đây là câu trả lời quyết định khả năng gây thiệt hại đến tác phẩm gốc trên phương diện kinh tế Nếu số lượng phát hành của tác phẩm sáng tạo do fan tạo ra là ít thì ảnh hưởng tiêu cực là không đáng kể Tuy nhiên nếu con số này là hăng trăm, thì thị trường tiềm năng của tác phẩm gốc chắc chan sẽ bị ảnh hưởng Nói cách khác, người hâm mộ phải hướng đến việc phát tán các sản phẩm của minh theo cách mà nó sẽ không gây bat cứ một mối đe dọa nào đến khả năng tiêu thụ của tác phẩm gốc trên thị trojong quốc tế, quy chế Fair use mới có thé được áp dụng.

Tuy nhiên, trong phần lớn các vụ việc liên quan đến cộng đồng người hâm mộ, tiêu chí này là một van dé lớn Các trang web chia sẻ trực tuyến hoặc cộng đồng trực tuyên là những kênh ưa thích của người hâm mộ nhăm tiêp cận nguôn tư liệu và triên

Trang 37

khai những ý tưởng sáng tạo của minh Bang cách này, cơ hội dé các fan chia sẻ và tải miễn phí các ấn phẩm, video clip là không giới han và không biên giới Người yêu thích giải trí sẽ không bỏ tiền để mua tác phẩm gốc vì họ có thể hưởng thụ các tác phẩm được phụ dé sang ngôn ngữ của quốc gia mình sinh sống, với hiệu ứng và chất lượng cao hơn.

Trên cơ sở pháp luật về bản quyền của tác giả mang tính chất địa lý và nhằm mục đích ngăn cản bên thứ hai khỏi việc chiếm dụng các quyên tài sản của tác giả, cả bốn tiêu chí Fair Use trên đều không được đáp ứng trong trường hợp của FW.!2

1.3.2.4 Trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vu Internet đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả

* Khái niệm nhà cung cấp dịch vụ Internet

Hiểu một cách chung nhất, nhà cung cấp dịch vụ Internet ( Internet service provider -ISP) là tất cả các chủ thể cung cấp cho người sử dụng khả năng kết nối và truy cập Internet Các loại hình dịch vụ Internet rất đa dạng, như thư điện tử (email), cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số (hosting service), lưu trữ tạm thời thông tin số (caching), dịch vụ tìm kiếm trực tuyến (searching), Ngoài ra, trong thời gian gần

đây, một loại hình dịch vụ mới xuất hiện, đó là mạng xã hội trực tuyến (social

network) Vai trò của họ hết sức quan trọng trong việc vận hành hệ thống Internet toàn cầu, nếu không có các ISP, sẽ không ai có thể kết nối và thưởng thức những tiện ích của Internet Không chỉ cung cấp phương tiện kỹ thuật, các ISP còn xây dựng nhiều loại hình dịch vụ trực tuyến tiện ích phục vụ cộng đồng, như các ững ứng dụng nghe nhạc trực tuyến, xem video Theo Nghị định Số: 72/2013/NĐ-CP Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) là doanh nghiệp thuộc mọi thành phan kinh tế được thành lập theo pháp luật Việt Nam dé cung cấp dịch vụ Internet cho công cộng Các loại hình dịch vụ được liệt kê trong văn bản này gồm có:

- Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy nhập đến Internet;

12 Th.S Phạm Minh Thy Vân, Tính hợp pháp của các tác phẩm sáng tạo bởi người hâm mộ (Fan works) theo quyđịnh tại chương SHTT, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương;

Trang 38

- Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho các t6 chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau dé chuyên tải lưu lượng Internet trong nước giữa các tổ chức, doanh nghiệp đó;

-Dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông là dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng được cung cấp cho người sử dụng thông qua mạng lưới thiết bị Internet.

Một số quan niệm chuyên môn đã có sự phân biệt giữa các ISP — nhà cung cấp dịch vụ Internet, những người chủ yếu xử lý các vấn đề kỹ thuật, với các OSP (online service provider — nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến — là những người cung cấp các dich vụ thuộc về nội dung) Trong pháp luật Việt Nam, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 07, khái niệm “ nhà cung cấp dịch vụ Internet” được phân biệt với các nha cung cấp dịch vụ tìm kiếm thông tin số và nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến Tuy nhiên, do tat cả các chủ thé này đều cùng phải chịu một dạng trách nhiệm như nhau theo quy định của Thông tư, cũng như theo quy định của các văn bản pháp luật nỗi tiếng điều chỉnh van đề trách nhiệm của các chủ thể trung gian đối với hành vi xâm phạm bản quyền trực tuyến trên thế giới, trong công trình nghiên cứu này, khái niệm “nhà cung cấp dịch vụ Internet” sẽ được hiểu theo nghĩa rộng, là “các tô chức, cá nhân cung cấp những dịch vụ kỹ thuật và nội dung trên môi trường Internet cho cộng đồng” Ví dụ về các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật là các công ty như FPT, MegaVNN, Viettel, về các nhà cung cấp dịch vụ chủ yếu thuộc về nội dung, có thé kế đến các tên tuổi nôi tiếng như EBay, Youtube, MySpace

*Trach nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.

Trách nhiệm pháp lý, trong khoa học lý luận Nhà nước và pháp luật, được hiểu là hệ quả bat lợi mà chủ thé pháp luật phải gánh chịu do pháp luật quy định vì hành vi vi phạm pháp luật của mình (hoặc của người mà mình bảo lãnh hoặc giám hộ) Tráchnhiệm pháp lý được áp dung chỉ khi có sự vi phạm pháp luật xảy ra Nhu vậy, khi nói đến “trách nhiệm pháp lý của các ISP đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường Internet”, thì phải xác định được hành vi vi phạm pháp luật của ISP đối với các quy định về bảo hộ quyên tác giả, quyền liên quan 03 yếu tố cau thành một vi phạm pháp luật gồm:

Trang 39

- Hành vi của con người và trái với quy định của pháp luật Đối với việc xác định trách nhiệm của ISP trong bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, hành vi của ISP sẽ được hiểu là trái với quy định của các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề bảo hộ quyền bản quyên và quyền liên quan, ngoài ra, các quy định này còn được tìm thấy cả trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành điều chỉnh hoạt động của các chủ thê trong môi trường Internet Ví dụ, ISP chủ động tiến hành các hoạt động thuộc các trường hợp tại Điều 28 — Hanh vi xâm phạm quyên tác giả trong Luật SHTT như “công bố, phân phối tác pham mà không được phép của tác giả”, “Sửa chữa,cắt xén hoặc xuyên tac tác pham dưới bat kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả” Khoản 3 Điều 19 Luật CNTT quy định “Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ngừng cung cấp cho tô chức, cá nhân khác công cụ tìm kiếm đến các nguồn thông tin số trong trường hợp tự mình phát hiện hoặc được cơ quan nha nước có thẩm quyền thông báo cho biết thông tin đó là trái pháp luật”, vậy có nghĩa là trong trường hợp đã được thông báo cho biết nguồn thông tin số được tìm kiếm là trái pháp luật, mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm thông tin số không hành động hoặc hành động không đúng với yêu cầu của điều luật này, thì hành vi của họ đã được coi là trái pháp luật và được coi là một cơ sở dé xác định vi phạm pháp luật.

- Hành vi đó chứa đựng yếu tổ lỗi của chủ thé Lỗi này có thé là lỗi có ý hoặc lỗi vô ý Lỗi cô ý là trường hợp các ISP hoàn toàn có ý thức khi chọn lựa hành vi trái với các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan; lỗi vô ý là khi các ISP không ý thức được, nhưng có day đủ các điều kiện dé ý thức được hành vi trái với các quy định của các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.

- Hành vi này đo chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

Trong đề tài này, nhóm tác giả thống nhất đưa ra khái niệm “trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet trong việc bảo hộ quyền tác giả” như sau: Là hậu quả pháp lý bất lợi mà các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải gánh chịu, do pháp luật quy định va phát sinh khi một hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gắn liền với hoạt động của họ diễn ra.”

Do quan hệ pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan là một quan hệ pháp luật dân sự thuần túy, trên thế giới trách nhiệm của các ISP đối với hành vi xâm phạm

Trang 40

quyền tác giả, quyền liên quan phổ biến là trách nhiệm dân sự, có nội dung chủ yếu là nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gây

Dé đối phó với việc gia tăng xâm phạm quyên tác giả (QTG) trong môi trường internet, cơ chế trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ internet - những trung gian trong việc lưu trữ và truyền đưa các tài liệu được bảo vệ bởi QTG, đối với hành vi xâm phạm QTG bởi người sử dụng internet đã được xây dựng và áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới Cam kết về các ISP tại Mục J, chương 18 của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - Hiệp định CPTPP, là cam kết quốc tế đầu tiên của Việt Nam tiếp cận vấn đề này, đã đặt yêu cầu điều chỉnh cơ chế trách nhiệm ISP hiện hành.

Trong bối cảnh xâm phạm QTG gia tăng ngoài tầm kiểm soát và bản thân các ISP không có động cơ kiểm soát và thậm chí có thé thu lợi từ hoạt động xâm phạm QTG, nỗ lực của các chủ thê QTG trong việc áp đặt trách nhiệm lên các ISP, với mong muốn các ISP là những người gác công hiệu quả, đóng vai trò làm sạch internet, cu thể là giúp lọc internet khỏi các nội dung xâm phạm QTG, là hoan toàn có cơ sở (Edwards2011, tr 4).

Với vai trò như người gác công, ISP như một trung gian chỉ có thé chịu trách nhiệm đối với xâm phạm QTG của bên thứ ba trong những điều kiện nhất định (Edwards, 2011, tr 4) Việc thiếu những nỗ lực nhằm đảm bảo cân bằng quyền lợi và trách nhiệm của các bên có thê dẫn tới hệ quả: (ï) có các cơ chế rất khác nhau về trách nhiệm của các ISP được áp dụng theo từng bối cảnh tại các hệ thống pháp luật khác nhau; (ii) không có cơ chế trách nhiệm thoả đáng nhằm ngăn chặn các ISP xây dựng mô hình kinh doanh TMDT dựa trên xâm phạm QTG; hoặc (iii) có các cơ chế trách nhiệm gây gánh nặng không cần thiết, đe dọa tới hoạt động của nhiều ISP (Hollaar 2008).!3 Xét tới vai trò quan trọng của các ISP trong việc thúc đây sự phát triển của mạng kỹ thuật số và internet cũng như các hoạt động dựa trên nền tảng này, cần có một cơ chế trách nhiệm phù hợp với thực tẾ, thống nhất, thỏa đáng, vừa hỗ trợ các chủ thê QTG trong việc thực thi, vừa bảo vệ những lợi ích hợp pháp của các ISP cũng như nhu cầu của người tiêu dùng và công dân Cũng cần lưu ý rằng vị trí đặc biệt của các ISP cùng với vai trò vê mặt công nghệ, kinh tê-xã hội của các trung gian này khiên cho

13 LLM Phạm Thị Mai Khanh, Cơ chế trách nhiệm đối với xâm phạm quyền tác giả của các nhà cung cấp dịch vụ(ISP) — Yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam;

Ngày đăng: 31/03/2024, 12:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan