BAO CAO TONG KET
DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG “SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC”
CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI NAM 2021
TOI GIAO CHO NGUOI KHONG DU DIEU KIEN DIEU KHIEN
PHUONG TIEN THAM GIA GIAO THONG DUONG BO THEO QUY DINH CUA BO LUAT HINH SU NAM 2015
Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội
NAM 2021
Trang 2ji0807 100001 | 1 Tính cấp thiết của dé tài St T1 1111110111111 111 1111111101111 1111 1x te | 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiến phương tiện tham gia giao thông đường bộ, - 2-2 2s s+£zcxzzzzzze: 1 3 Mục tiêu đề tab ccccccccccccsccscsssscsscsecsessesesesscsesstsssessucsesssssssesststsatsssesaesneaneneeess 3 4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vỉ nghiên cứu - - 2 s+s+£++Eezxerxerxered 3 4.1 Đối tượng nghiên €ỨU - ¿2-52 S+S<+ESEE#EE2EEEEE 2E 1217111211111 1111 1ee 3
4.2 Phạm vi nghiÊn CỨu - - - c E2 1333111 312111119 11111 1111 1011 1E vn vn vn +
5 Cách tiếp cận - - 52s S1 E1 1E 12112121121112111111211111 1111111121121 01111 11 gyee +
6 Phương nhấp nghiÊn CỨu : :‹‹.‹«.cc‹:s«:cc: cá 6: 01466 nh Gề th ng nhá ove H011 61 11a ace 14546034416 6 4
KET QUÁ NGHIÊN CỨU VA PHAN TÍCH KET QUẢ 25+ =s+sscse: 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE CHUNG VE TOI GIAO CHO NGƯỜI KHÔNG
DU DIEU KIEN DIEU KHIEN CAC PHUONG TIEN THAM GIA GIAO
THONG DUONG BỘ ch TH T1 111 1101111110111 11111101111 1111111 11c 6
1.1 Khái niệm giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện
tham gia pĩau thống QƯỜN THỂ cac se sca xeon ne ảnh st Hạ nha is a as a 3ö 6
1.2 Khái niệm tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện
tham gia giao thông đường bộ, - - - 1 32112221111 1119111811181 1811 E1 ve 13
1.2.1 Định nghĩa về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương
tiện tham gia giao thông đường DO ng khu 13
1.2.2 Đặc điểm của tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương
tiện tham gia giao thông đường DO Ặ G TT ng tk ng vế, 15
1.2.2.1 Đặc điểm nguy hiểm đáng kể cho xã hội - 5-5 5cccccsecerererre 15 1.2.2.2 Đặc điểm có lỗï - - + + Sst‡T E E1 E11 111211112111111.11110111 11k 16 1.2.2.3 Đặc điểm được quy định trong luật hình sự - 55c ccccccec: 18 1.2.2.4 Đặc điểm do chủ thé có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện 19 1.2.2.5 Đặc điểm phải chịu pÌqtf 5-5 5S E tEEEEEE1E11111121121E1111 11 te 20 1.3 Cơ sở quy định về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương
tiện tham gia giao thông đường bội - . - Sc S221 1 32 119 xxx re 201.3.1 Cơ sở |ý ÏHẬNH - 5S St EEEE 21221221211 211211211111111111.1.111 1e 20
Trang 3giao thông đường bộ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật về giao thông
đường DO ÏLÏLúC G1 HH HH 20
1.3.1.2 Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia
giao thông dường bộ làm suy giảm sự nghiêm minh của pháp luật 22
1.3.1.3 Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là hành vi gây mat trật tự, mat an toàn xã hội 22
1.3.2 Co’ 86 phdip Up NINNớg 23
1.3.2.1 Điều kiện vé độ tổi - + ST E111 1111111111111 1e 23 1.3.2.2 Điều kiện về giấy phép lái X€ - - + St tEEEEEE111121121121211111 11 te 24 1.3.2.3 Điều kiện về tình trạng sức khỏe - 2©c+cs+eeretsrterrrerkerrrrees 25 1.3.3 CO ga ng ốốe 27 TIỂU KET CHƯNG l - 2 2 2S SE9EE£EEEEEEEE2E123123E257171212121121 21.21 re 30
CHƯƠNG 2: TOI GIAO CHO NGƯỜI KHONG DU DIEU KIEN DIEU KHIỂN
CAC PHUONG TIEN THAM GIA GIAO THONG DUONG BO TRONG BO LUAT HINH SỰ VIỆT NAM 2015 0.0 cccccccccsccccsscsessesscsessssscsesecsesessscersassecersesenensevens 31 2.1 Các dấu hiệu pháp lý của tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển
các phương tiện tham gia giao thông đường bộ - 2-5 +5 ++scsssesssses 3l
2.1.1 Khách thể của tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các
phương tiện tham gia giao thông đường DG SG S Set 3l
2.1.2 Mặt khách quan của tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các
phương tiện tham gia giao thông đường Độ . Ă ST, 322.1.2.1 Hành vi kháC Quan 11v kg kp 32Davai: NG AIDA ss sn ex-con nina a8 ss is nah Hi Sân tồn SS iia SH Ain RAR RRA 35
2.1.3 Chủ thé của tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương
tiện tham gia giao thông đường DO SH khu 36
2.1.4 Mặt chủ quan của tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các
phương tiện tham gia giao thông đường Độ SG ST, 38
2.2 Đường lối xử lý - -52- St 1 1 E1 1E112111111211111111 111111121111 11111111111 eerreg 39
VN ( 11) 0N NặậỢẶẠẶ.ớớỤgŨ 39
2.2.2 Tình tiết định kÌÏiuHg c5 c ST EEETE2 1211112111121 1111k 40 ¡0208:$z/0:00/9) 7/0272 .ốŠốŠðẽ a (li 42
Trang 4DIEU KHIEN PHUONG TIEN THAM GIA GIAO THONG DUONG BO
TRONG QUY DINH CUA BLHS VIET NAM VOI PHAP LUAT MOT SO QUOC GIA - ST 18111 1111511111 111111111111 1111 1111111111111 1111111711111 111v 44 3.1 So sánh quy định về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiến
phương tiện tham gia giao thông đường bộ của Việt Nam với pháp luật Nhật Bản44
3.2 So sánh quy định về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiến
phương tiện tham gia giao thông đường bộ của Việt Nam với pháp luật Singapore47
3.3 So sánh quy định về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiến phương tiện tham gia giao thông đường bộ của Việt Nam với pháp luật Hàn Quốc51 TIEU 4069):10/9) 6N a4 54 CHƯƠNG 4 KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT VE
TOI GIAO CHO NGƯỜI KHONG DU DIEU KIEN DIEU KHIỂN PHƯƠNG TIEN THAM GIA GIAO THONG DUONG BO TRONG BLHS NĂM 2015 55
4.1 Hoàn thiện quy định về các tình tiết định khung tai Điều 264 BLHS năm 201555 4.2 Giải thích rõ về chỉ tiết “gây thiệt hại cho người khác” trong Điều 264 BLHS
TA) 58
4.3 Hoan thiện quy định về đối tượng tac động của tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại Điều 264
BLHS năm 2()15 - 2-2 s+SE£EE9EE2E2E12E19717112112112112117171711111111 111111 e6 60
4.4 B6 sung điều kiện về làm việc qua SỨc 2-5-2 xe +E‡EeEEEEEErkrrkerrkd 62 4.5 Hoàn thiện nguồn của luật hình sự 2-2-2 2 +S+EE+EeEEzEerEeEzxerxerred 64 4.6 Sửa đổi khái niệm về tội phạm - - 2 S2 2 9EEE£EE#EE£EEEEEEErEeEkrkerkerrred 64 TIỂU KET CHƯNG 4 2 SE SSE9EE2EEEEEE2EEE12171211211121111111 111.111 y6 65 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, - 2-52 SE SESEE2EE2E12112121712111211211 21.11 T1 xe 67 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2 2 s+SE£EE£EE2EEEEE2EEzEerxerxerxee 69
PHU LUG cocccccccccccssssscssssecscssssescssssvssssssssessssueessssuvesessusesssssevecsssueessssusecsssuesesssnevesesseees 72
Trang 5STT Từ viết tắt Từ đầy đủ
1 BLHS Bộ luật Hình sự
2 CTTP Cấu thành tội phạm
3 TNHH Trach nhiém hitu han4 TNHS Trach nhiém Hinh su
Trang 61 Tính cấp thiết của đề tài
Tai nạn giao thông từ lâu đã là một van đề xã hội nổi com không riêng ở một khu vực, phạm vi nào Mặc dù các quốc gia đã tiến hành nhiều biện pháp, tốn rất nhiều công sức và của cải nhưng tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm Trên phạm vi thế giới, cứ mỗi 20 giây thì có một người tử vong vì tai nạn giao thông, làm thiệt hại 2% tổng GDP (khoảng 1500 tỷ USD)!.
Hiện nay ở Việt Nam tai nạn giao thông đang diễn ra hằng ngày, gây thiệt hại rất lớn về sức khỏe, tính mạng con người và tài sản Theo báo cáo tổng kết của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trong 9 tháng đầu năm 2020 toàn quốc xảy ra 10.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 4.800 người, bị thương hơn 7.600 người.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan như do thời tiết, chất lượng hệ thống cầu đường thì những nguyên nhân chủ yếu trong các vụ tai nạn giao thông xuất phát từ ý thức còn kém của người tham gia giao thông: nhiều người phóng nhanh, vượt âu; sử dụng các chất kích thích như ma túy, rượu bia, khi điều khiển phương tiện giao thông; có người còn giao phương tiện cho người chưa đủ tuổi, chưa có bằng lái điều
khiên,
Nham đây mạnh công tác phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ nói chung cũng như đấu tranh phòng, chống tội phạm giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ nói riêng, cũng như hoàn thiện hơn nữa quy định về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiến phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại Điều 264 BLHS năm 2015 dé thực hiện có hiệu quả hơn trên thực tế, nhóm tác giả đã lựa chọn thực hiện đề tài: “Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015” làm đề tài nghiên cứu khoa học năm 2020 của mình 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
! https://vovgiaothong.vn/thay-gi-phia-sau-nhung-con-so-thong-ke-tngt-hang-nam, truy cập ngày
?
https://mt.gov.vn/vn/tin-tuc/68995/9-thang-dau-nam-2020 toan-quoc-xay-ra-hon-10-000-vu-tnet lam-chet-hon-4-800-nguoi bi-thuong-hon-7-600-nguoi.aspx, truy cập ngày 24/1/2021.
Trang 7Hiện nay có một sô công trình nghiên cứu về tội giao cho người không đủ điêu
kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được công bố như sau: - Bài viết “Các tội xâm phạm an toàn giao thông theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và một số dé xuất hoàn thiện” của tác giả Cao Thị Oanh trong tạp chí Luật học số 6 năm 2018 Bài viết phân tích, so sánh những quy định của BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 về nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông, trong đó có tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ (quy định tại Điều 264 BLHS năm 2015) và tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ (quy định tại Điều 205 BLHS năm 1999) Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra một số điểm chưa hoàn thiện đồng thời đề xuất một số kiến nghị.
- Luận văn Thạc sĩ Luật học “Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm an
toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: Thực trạng và giải pháp” của
tác giả Quách Ngọc Tuấn năm 2004 Công trình đề cập tới các vẫn đề chung về nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông, trong đó có tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, b6 sung năm 2009) Trong công trình nghiên cứu ngày, tác giả chỉ ra
nguyên nhân của nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ nói chung va
tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ nói riêng; đồng thời đưa ra giải pháp hạn chế tội phạm.
- Bài viết “Đặc điểm định lượng của tình hình các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ” trên số 3 năm 2019 của tạp chí Khoa học Kiểm sát (trang 36-42) Qua việc thu thập số liệu thống kê, tác giả đã tiến hành so sánh tỷ lệ giữa các vụ án xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ với tong số vụ án hình sự xảy ra ở địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung Trên cơ sở đó, tác giả phân tích, nhận xét về tình hình các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và đưa ra dự báo về xu hướng của loại tội phạm
nay trong thời gian tới.
- Tác pham “Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015” của tac giả Dinh Văn Qué Trong quyền “Phẩn thứ hai: Các tội phạm”, tác giả đã phân tích câu thành tội phạm
Trang 8của tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 264 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Như vậy, có thê thay cho đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích cụ thé về cơ sở của việc quy định tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, đồng thời phân tích tội phạm giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ dựa trên quy định mới trong BLHS Việt Nam năm 2015 (sửa đôi bô sung năm 2017) để từ đó, có những so sánh mang tính cập nhật giữa quy định của BLHS về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ với pháp luật hình sự của một số quốc gia trên thế giới.
3 Mục tiêu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của dé tài nhằm làm rõ các van dé chung về hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; nội dung quy định của loại tội phạm này trong BLHS năm 2015, đồng thời đề xuất hướng hoàn thiện BLHS Việt Nam về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ trên cơ sở nghiên cứu so sánh chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa quy định về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo BLHS Việt Nam hiện hành với quy định của luật hình sự một số nước, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu tranh và phòng ngừa loại tội phạm này.
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vỉ nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Thứ nhất, đề tài nghiên cứu về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 264 BLHS Việt Nam năm 2015; quy định về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong luật hình sự một số nước.
Thứ hai, đề tài nghiên cứu những vấn đề liên quan tới tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ: Khái niệm hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao
Trang 9thông đường bộ: cơ sở quy định tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; những bất cập trong quy định về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại Điều 264 Bộ luật Hình sự năm 2015; so sánh quy định về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông với pháp luật một số nước và
từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, nhóm tác giả tiễn hành thu thập và nghiên cứu số liệu thống kê và một vài vụ việc trong những năm gần đây.
Về không gian, đề tài nghiên cứu tổng hợp số liệu trên phạm vi toàn quốc 5 Cách tiếp cận
Đề tài tiếp cận các vẫn đề nghiên cứu từ các góc độ sau:
- Tiếp cận từ góc độ lý luận về khái niệm hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, tội phạm giao cho người không đủ điều kiện điều khiến phương tiện tham gia giao thông đường bộ, cơ sở quy định tội phạm giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia
giao thông đường bộ.
- Tiếp cận từ thực tiễn tình hình tội phạm giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ ở Việt Nam.
- Tiếp cận từ góc độ so sánh luật giữa BLHS Việt Nam với quy định của pháp luật hình sự của một số quốc gia quy định về tội phạm giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tai sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yêu như: hệ thống, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, bình luận, suy luận logic, quy nạp, diễn dịch Tuy nhiên, tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu trong từng chương của đề tài mà các phương pháp
được vận dụng linh hoạt, kết hợp chặt chẽ với nhau dé thực hiện có hiệu quả mục đích
nghiên cứu dé tài Cụ thé:
Trang 10- Phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, bình luận, các phương pháp này được sử dụng để làm rõ các vấn đề chung về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại Chương I bao gồm khái niệm về hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiến phương tiện tham gia giao thông đường bộ và tội phạm giao cho người không đủ điều kiện điều khiển
phương tiện tham gia giao thông đường bộ; cơ sở lý luận, co sở pháp lý và cơ sở thực
tiễn của quy định về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện
tham gia giao thông đường bộ.
- Phương pháp phân tích, bình luận là hai phương pháp được sử dụng chủ yếu tại Chương II dé làm rõ quy định của BLHS Việt Nam năm 2015 về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
- Phương pháp so sánh, liệt kê, tong hop, phan tich, binh luan, suy luan logic, quy nap, diễn dich, trong đó phương pháp so sánh được sử dung chủ yếu trong Chương III nhằm so sánh quy định về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo quy định của BLHS năm 2015 với pháp luật hình sự một số quốc gia khác, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam trong việc phòng, ngừa, dau tranh với loại tội phạm này.
- Phương pháp liệt kê, phân tích, so sánh được sử dụng chủ yêu trong Chương IV nhằm làm rõ những vấn đề cần hoàn thiện đối với quy định về tội phạm giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại Điều 264 BLHS năm 2015, từ đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung.
Trang 11KET QUÁ NGHIÊN CỨU VA PHAN TÍCH KET QUA
CHUONG 1
NHUNG VAN DE CHUNG VE TOI GIAO CHO NGUOI KHONG DU DIEU
KIEN DIEU KHIEN CAC PHUONG TIEN THAM GIA GIAO THONG
DUONG BO
1.1 Khái niệm giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện
tham gia giao thông đường bộ
Theo từ điển tiếng Việt, “giao” là đưa dé nhận và chịu trách nhiệm Định nghĩa này cho thấy đây là hành động xảy ra giữa hai chủ thé, trong đó chủ thé này đưa cho chủ thé kia tài sản dé chủ thé ay nhận lay và chịu trách nhiệm đối với tài sản ấy Theo từ điển Oxford Learner’s Dictionaries, “giao” theo định nghĩa thứ nhất là “hành động đưa cho ai cái gì để nhìn, giữ và sử dụng trong một thời gian”; theo định nghĩa thứ hai là “hành động để ai có được cái gì với tư cách là một món quà”; theo định nghĩa thứ ba
”4 Trong phạm vi đê tài nghiên cứu, nhóm tác giả
là “hành động cung cấp cho ai cái gì
cho rằng “giao” là hành động của chủ thể có quyền đối với tài sản được giao, ngầm trao lại trách nhiệm đối với tài sản đó cho chủ thể còn lại khi thực hiện hành động “giao”, gần với định nghĩa thứ nhất theo từ điển Oxford Learner’s Dictionary và không bao gồm hành động tặng, cho Chủ thé có quyền ở đây có thé là chủ sở hữu tài sản hay người quản lý tài sản Định nghĩa nói trên ngụ ý rằng hành động “giao” bao gồm hai công đoạn nhỏ: chủ thé giao trao tài sản cho chủ thé được giao, chủ thé được giao tiếp nhận và thực hiện các quyền phù hợp với tài san đó tùy theo ý chí của chủ thé giao,
đông thời chịu trách nhiệm đôi với tài sản được g1ao.
“Điêu kiện” là điêu cân phải có đề có thê thực hiện được, đạt được mục đích”.
Theo định nghĩa trong tiếng Anh, “điều kiện” là điều nêu ra như một đòi hỏi trước khi
3 Nguyễn Như Y — chủ biên (1998), Dai tur điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa — Thông tin, Hà Nội, tr 731.
* Oxford Learner’s Dictionaries,
https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/give_1?q=give, truy cap ngay21/01/2021.
5 Nguyễn Như Y — chủ biên (1998), Đại tir điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa — Thông tin, Hà Nội, tr 637.
Trang 12thực hiện một việc nào đó, hay là cái cân phải có đê cho một cái khác có thê có hoặc
có thê xảy ra°.
“Điều khiến” là làm cho hoạt động đúng quy tắc.Š Theo định nghĩa này trong Dai từ điển tiếng Việt, điều khiển có thé bao gồm nhiều loại hành động, và đối tượng của hành động điều khiển cũng được mở ra khá rộng, có thê là đồ vật cũng như con người Tuy nhiên, đưới góc độ của bài nghiên cứu cũng như góc độ thực tế, điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải là hành động của một người trực tiếp kiêm soát, vận hành phương tiện để di chuyển trên đường bộ chứ không bao gồm hành động gián tiếp điều khiển thông qua một người nào khác.
“Phương tiện tham giao thông” là một cách thức hoặc phương thức di chuyên” Theo quy định pháp luật Việt Nam, “đường bộ” gồm đường, cầu đường bộ, ham đường bộ, bến phà đường bộŠ “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng” Xe máy chuyên dùng gồm
xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử
dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ!? Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện
giao thông thô sơ đường bộ!! Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là
xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kế cả xe máy điện) và các
loại xe tương tự!” Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ)
gồm xe đạp (kế cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc
vật kéo và các loại xe tương tự.
Có thê thấy, theo điều khoản giải thích từ ngữ của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện tham gia giao thông đường bộ bao gồm xe ô tô; máy kéo; ro
° Oxford Learner’s Dictionaries,
https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/condition_1?g=condition, truy cậpngày 21/01/2021.
7Oxford Learner’s Dictionary,
https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/transport_1?q=transport, truy cập ngày21/01/2021.
8 Khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008.° Khoản 21 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008.'° Khoản 20 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008.
!! Khoản 17 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008.
'2 Khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008.'3 Khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Trang 13moóc hoặc so mi ro moóc được kéo bởi xe 6 tô, may kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô
ba bánh; xe gan máy (kế cả xe máy điện) và các loại xe tương tự; xe đạp (kê ca xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dung cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương
tự; xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử
dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ Tuy luật chỉ nêu ra những định nghĩa mang tính liệt kê về phương tiện tham gia giao thông đường bộ, ta có thể hiểu một cách khái quát về phương tiện giao thông đường bộ là những phương tiện được sử dụng để di chuyên từ nơi này đến nơi khác trên đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
Có thé tạm hiểu, theo định nghĩa thông thường, “giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ” là hành vi của một người đưa cho người khác nắm giữ, chịu trách nhiệm về một phương tiện di chuyên trên đường bộ va chủ yếu nhằm sử dụng dé di lại nhưng người được giao không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của pháp luật.
Ban thân việc người được giao phương tiện sử dụng phương tiện dé tham gia giao thông mà không đáp ứng đủ điều kiện, như: điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thé có chất ma túy!; điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ ma trong máu hoặc hơi thở có nồng độ côn'Š; điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định, điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên ding", lái xe tham gia giao thông khi không đủ độ tuôi, sức khỏe quy định” đã là một hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam Trong trường hợp người được giao phương tiện không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và gây ra hậu qua theo quy định của pháp luật hình sự, người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 BLHS 2015 nếu có đủ năng
lực TNHS theo quy định của pháp luật.
'4 Khoản 7 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008.
'S Khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chốngtác hại của rượu, bia 2019.
'6 Khoản 9 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008.! Khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Trang 14Bên cạnh việc truy cứu TNHS của chính người điều khiển phương tiện gây ra
hậu quả nguy hại cho xã hội, hành vi của người giao phương tiện cho người chưa đủ
điều kiện dé điều khiển tham gia giao thông đường bộ khi biết rõ người này không có đủ điều kiện điều khién phương tiện tham gia giao thông đường bộ cũng đã được hình sự hóa và quy định tại Điều 264 BLHS 2015 trong trường hợp người được giao phương tiện làm chết người, hoặc gây ra thương tích, hoặc gây ton hại cho sức khỏe, hoặc gây thiệt hại về tài sản của người khác Người khác ở đây được hiểu là người không phải người giao phương tiện Khi ấy, hành vi của người giao phương tiện cấu
thành tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam.
Như vậy, qua việc tìm hiểu các định nghĩa khác nhau về hành vi cũng như quy định của BLHS 2015 cùng với các quan điểm khoa học của các nhà nghiên cứu về pháp luật hình sự, nhóm tác giả đưa ra định nghĩa về giao cho người không đủ điều kiện điều khiến phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:
Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là hành vi của một người dua cho người khác nam giữ, chịu trách nhiệm về một phương tiện di chuyển trên đường bộ và chủ yếu nhằm sử dụng để đi lại nhưng người được giao không đáp ứng day du yêu cẩu của pháp luật, là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội hoặc đe dọa gây nguy hiểm cho xã hội và cấu thành tội phạm trong những trường hợp nhất định.
Từ định nghĩa nêu trên có thê rút ra một sô đặc diém cơ ban của giao cho người
không đủ điều kiện điều khién phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau: Thứ nhất, tội giao cho người không đủ điều kiện diéu khiển phương tiện tham
gia giao thông đường bộ là tội thuộc lĩnh vực giao thông, xâm phạm trật tự an toàngiao thông đường bộ, và rộng hơn là xâm phạm trật tự, an toàn công cong.
Vì quá trình giao thông có sự tham gia của rất nhiều các loại phương tiện khác nhau, trật tự giao thông được duy tri thông qua từng đối tượng tham gia giao thông!Š Nhìn từ góc độ rộng hơn, trật tự an toàn giao thông còn là một bộ phận không thể tách
!8 Vũ Thị Thu Hà (2011), “Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, HàNội, tr.58.
Trang 15rời của bảo đảm trật tự, an toàn chung của xã hội!? Do đó, thông qua pháp luật, nhà
nước đã đặt ra những quy định cụ thé, chặt chẽ về điều kiện đối với người điều khiển
phương tiện tham gia giao thông nói chung và phương tiện giao thông đường bộ nói
riêng dé ran đe, phòng ngừa những rủi ro có thé xảy ra nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có đủ khả năng điều khiển phương tiện nhằm đảm bảo an toàn chung cho những người khác Những điều kiện này đều là kết quả của sự nghiên cứu trong thực tế cuộc sống cũng nghiên cứu về đặc điểm tâm, sinh lý ở từng độ tuổi của người Việt Nam.
Ta có thê nhận thấy răng hành vi giao của người giao phương tiện tham gia giao thông đường bộ cho người không đủ điều kiện là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông, nếu không có hành vi của người giao phương tiện thì người không đủ điều kiện sẽ gặp khó khăn hơn hoặc không thể có được phương tiện để tham gia giao thông Sau khi được giao phương tiện, người được giao điều khiển phương tiện tham gia giao thông hoàn toàn có khả năng gây ra hậu quả thiệt hại, ảnh hưởng đến cả bản thân người giao lẫn các chủ thé khác trong xã hội Khi ấy, hành động của người giao cho người không đủ điều kiện điều khiến phương tiện tham gia giao thông đã phan nào ảnh hưởng tới trật tự, an
toàn công cộng.
Thứ hai, giao cho người không đủ diéu kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là hành vi dan đến những vi phạm pháp luật về giao thông
đường bộ khác.
Trước hết, do chủ thé được giao phương tiện không có đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, nên chủ thé này không được phép thực hiện hành vi điều khiển phương tiện để tham gia giao thông Nếu một chủ thê giao phương tiện cho một chủ thể thuộc một trong các trường hợp: có chất ma túy trong cơ thé; có nồng độ côn trong máu hoặc hơi thở; điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định, điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc
'° Quang Minh (2020), “Trật tự an toàn giao thông là một bộ phận không thé tách rời của bảo đảm trậttự, an toàn xã hội”, Cổng TTDT Bộ Công an, http://bocongan.gov.vn/tin-tuc-su-kien/trat-tu-an-toan-
giao-thong-la-mot-bo-phan-khong-the-tach-roi-cua-bao-dam-trat-tu-an-toan-xa-hoi-d17-t29089.html?fbclid=IwAR2HqMZb_taZAW3T7cAtNezeP 1 VpZ4DV6d318jrjgvm-kVIRoG7udvTFi6M, truy cập ngày 26/01/2021.
Trang 16chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng và sau đó chủ thể này sử dụng phương tiện tham gia giao thông; không đủ độ tuổi, sức khỏe quy định khi điều khiến loại xe được giao, thì sẽ xuất hiện hành vi phạm vào điều cam của luật lần lượt tại khoản 7 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019, khoản 9 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, và xuất hiện vi phạm pháp luật theo khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Thậm chí, nếu người không đủ điều kiện nói trên được giao phương tiện và điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe, tài sản theo quy định của BLHS 2015, hành vi này sẽ cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”? và người được giao phương tiện sẽ bị truy cứu TNHS nếu có đủ năng lực TNHS do pháp luật quy định.
Như vậy, có thê thấy, nếu hành vi giao phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiến xảy ra, thì tất yếu sẽ dẫn đến vi phạm pháp luật nếu người được giao phương tiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông, hay thậm chí là cấu thành nên tội phạm nếu người được giao phương tiện gây ra hậu quả nghiêm trọng xâm hại
tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.
Thứ ba, giao cho người không đủ diéu kiện diéu khiển phương tiện phải là hành vi được thực hiện giữa ít nhất hai chủ thé, trong đó một chủ thể là chủ sở hữu
hoặc người quản lý phương tiện.
Đề hành động “giao” của hành vi này có thé diễn ra, phải có ít nhất hai chủ thé tham gia vào thực hiện hành động này, trong đó một chủ thể là người giao phương tiện, chủ thé còn lại là người nhận phương tiện.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai thực hiện đưa phương tiện cho người khác cũng đều được coi là giao phương tiện Vì bản chất từ “giao” ngụ ý về trách nhiệm được trao lại giữa người giao và người được giao đối với phương tiện, nên người giao cần là người vốn có trách nhiệm hoặc quyền năng pháp lý đối với phương tiện đó thì mới có thê giao lại cho người khác Vậy nên ở đây, người giao phải là chủ sở hữu hoặc
người quản lý phương tiện.
20 Điều 260 BLHS 2015.
Trang 17Cùng với đó, định nghĩa của hành vi này không đặt ra giới hạn đối với người được giao phương tiện Người được giao phương tiện có thể không chỉ là người thân, người quen của người giao phương tiện mà còn có thé là người mà người giao phương tiện không quen biết Trường hợp giao phương tiện cho người không quen biết có thé
là chủ phương tiện hoặc người quản lý phương tiện cho người khác thuê, mượn lại
phương tiện Do vậy, dù một chủ thể giao phương tiện cho người thân, quen hay người lạ mà biết rõ người đó không đủ điều kiện để điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thì cũng bị coi là đã thực hiện hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ nói trên.
Thứ tw, đối tượng tác động của hành vi giao cho người không đủ diéu kiện điêu khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ là con người mà cụ thể là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không đủ diéu kiện quy định
theo quy định pháp luật và phương tiện tham gia giao thông đường bộ
Mặc dù quy định của điều luật đã liệt kê đối tượng tác động của hành vi nay bao gồm: người không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nông độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dung chat ma túy, chất kích thích mạnh khác, nhưng cũng nêu rõ ngoài các đối tượng trên, đối tượng tác động của hành vi này cũng có thể là người không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật, mà cụ thé là Luật Giao thông đường bộ và các văn bản pháp luật liên quan Theo đó, khi xác định đối tượng tác động của hành vi này, cần đối chiếu với quy định khác của pháp luật về những điều kiện cần và đủ đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ Những điều kiện này do Luật Giao thông đường bộ quy định rất đầy đủ”!.
Bên cạnh đó, đối tượng bị tác động ở đây có thé là người không có hoặc không có đủ năng lực trách nhiệm hình sự Vấn đề về năng lực trách nhiệm hình sự của đối tượng bị tác động không ảnh hưởng đến việc hành vi của người giao đã cau thành tội phạm hay chưa Ví dụ, A biết rõ B bi mắc bệnh tâm than làm mat khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nhưng van giao cho B điều khiển xe mô tô của mình Hậu quả B gây tai nạn làm chết 01 người thì trong trường hợp này, B được miễn trách nhiệm hình
sự nhưng A thì không.
?! Dinh Văn Qué (2018), Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 — Phan thứ hai: Các tội phạm —Chương XXI — Mục I: Các tội xâm phạm an toàn giao thông, tr 102-103.
Trang 18Ngoài ra, đối tượng tác động của hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là phương tiện tham gia giao thông đường bộ Phương tiện tham gia giao thông đường bộ bao gồm phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và xe máy chuyên
ding’ Đây là các loại đối tượng đặc biệt bởi trừ phương tiện giao thông thô sơ đường bộ ra, hầu hết các đối tượng còn lại là nguồn nguy hiểm cao độ? Với đặc điểm, tính chất như vậy, việc điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ đòi hỏi người điều khiển phải đáp ứng đủ các điều kiện tối thiểu như: có băng lái phù hợp với loại hình phương tiện tham gia giao thông đường bộ: ở độ tuổi tối thiểu phù hợp hay ở trong trạng thái tinh thần minh mẫn, tỉnh táo, Nếu không đáp ứng được các điều kiện luật định, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ rat có khả năng cao gây ra tai nạn giao thông thảm khốc.
1.2 Khái niệm tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiến phương tiện
tham gia giao thông đường bộ
1.2.1 Định nghĩa về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện
tham gia giao thông dường bộ
Vì bản chất gây nguy hiểm và đe dọa gây nguy hiểm cho xã hội, hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ đã được tội phạm hóa và được thừa nhận trong luật hình sự của Việt Nam Các chủ thể thực hiện tội này có thể thực hiện thành vi giao cho người không đáp ứng đầy đủ những điều kiện khác nhau của pháp luật, như: không có giấy phép lái xe; đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định; có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác; không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật Đồng thời, tội phạm chỉ cấu thành nếu người giao phương tiện biết rõ rằng người được giao phương tiện không đáp ứng đủ điều
kiện của pháp luật và người được giao phương tiện đã gây ra hậu quả quy định trong
điều luật.
Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều 264 BLHS 2015 như sau:
22 Khoản 17, 18, 19, 20, 21 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008.23 Khoản I Điêu 601 BLDS năm 2015.
Trang 19“1 Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nông độ côn vượt quá mức quy định, có sử dung chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện
tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đông đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hai cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ ton thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tong tỷ lệ tốn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng 2 Phạm toi thuộc một trong các trường hop sau day, thì bị phat tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tốn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%,
c) Gay thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đông đến dưới 1.500.000.000 đông.
3 Pham tội thuộc một trong các trường hợp sau đáy, thì bị phạt tu từ 02 năm
đến 07 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tốn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gay thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đông trở lên.
4 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng ”
Trang 20Có thể thấy, BLHS đưa ra định nghĩa về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đồng thời cũng quy định những tình tiết định khung và các hình phạt để phục vụ cho việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội này Thông qua Điều 264 BLHS 2015 nêu trên, có thé rút ra định nghĩa về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường
bộ như sau:
“Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là hành vi của người biết rõ người khác không có giấy phép lái xe hoặc dang trong tình trạng có sử dung rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nông độ côn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không du các điều kiện khác theo quy định của pháp luật nhưng van giao cho họ diéu khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng, sức
khỏe hoặc tài sản của người khác ”°.”
Từ định nghĩa của BLHS 2015, có thé thay được 5 dau hiệu chính của tội phạm, đó là: tính nguy hiểm đáng kế cho xã hội; tính có lỗi; tính trái pháp luật hình sự; do chủ thé có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và tính phải chịu phạt Theo đó, tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường
bộ đã thê hiện tat cả các đặc điêm nêu trên của tội phạm nói chung.
1.2.2 Đặc điểm của tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện
tham gia giao thông đường bộ
1.2.2.1 Đặc điểm nguy hiểm đáng kể cho xã hội
Bat kỳ một hành vi vi phạm pháp luật nào cũng đều có tính nguy hiểm cho xã hội, nhưng tội phạm luôn có tính nguy hiểm cho xã hội luôn ở mức độ cao hơn nhiều so với các loại vi phạm pháp luật khác Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính khách quan Đề xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm chúng ta phải cân nhắc, xem xét, đánh giá một cách toàn diện các yếu tố khách quan sau: Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm phạm; Tính chất của hành vi khách quan (phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội); Tính chất, mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra; Tính chất và mức độ lỗi; Động cơ và mục đích phạm
Đinh Văn Qué (2018), Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 — Phan thứ hai: Các tội phạm —Chương XXI — Mục I: Các tội xâm phạm an toàn giao thông, tr 100.
Trang 21tội; Nhân thân người phạm tội; Hoan cảnh chính tri xã hội lúc và nơi hành vi phạm tội
xảy ra; Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Trước hết, tội phạm này trực tiếp xâm phạm đến trật tự, an toàn trong hoạt động
giao thông đường bộ”, hay nói cách khác là trật tự an toàn giao thông đường bộ mà
rộng ra là trật tự đô thị, trật tự công cộng, trật tự an toàn xã hội Có thể nói, hoạt động
giao thông đường diễn ra hành ngày, hàng giờ với sự tham gia của mọi người trong xã
hội Một khi quan hệ trật tự an toàn giao thông đường bộ bị xâm phạm cũng rất dé dẫn tới thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tham gia giao thông, qua đó ảnh
hưởng chung tới sự an toàn của xã hội.
Theo đó, tính chất và mức độ thiệt hại mà tội phạm này gây ra hoặc đe dọa gây ra cũng vô cùng khó lường và tiềm ân những nguy cơ thiệt hại cao, nhất là về tính mạng và sức khỏe con người Hơn nữa, trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, số lượng và tần suất hoạt động của phương tiện tham gia giao thông đường bộ ngày càng tăng thì tỷ lệ, tính chất cũng mức độ thiệt hại mà tội phạm này gây ra cho xã hội cũng
ngày càng nghiêm trọng.
1.2.2.2 Đặc điểm có lỗi
Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi (có tính gây thiệt hại cho xã hội) của mình và đối với hậu quả của hành vi đó, thể hiện đưới dạng cố ý hoặc vô ý25 Người thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu họ có đủ điều kiện dé lựa chọn xử sự khác nhưng vẫn lựa chọn và thực hiện hành vi gây thiệt
hại cho xã hội của mình.
Việc áp dụng hình phạt không chỉ nhằm mục đích trừng trị mà còn nhằm mục
đích giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, phòng ngừa tội phạm xảy ra Hình phạt trong
pháp luật hình sự chỉ thật sự có ý nghĩa nếu nó được áp dụng đối với người có lỗi khi thực hiện hành vi phạm tội Còn đối với người không có lỗi thì hình phạt sẽ không phát huy được tác dụng giáo duc “Có lỗi” là dau hiệu quan trong của tội phạm và là một nguyên tắc được nhắn mạnh trong luật hình sự.
25 PGS.TS Trần Văn Luyện, Bình luật khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ Sung năm
2017) — Phân các tội phạm, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, tr.560.
? Trường Dai học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phân chung, Nxb CAND,Hà Nội, tr.60.
Trang 22Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, người phạm tội giao cho
người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được xác định là lỗi vô ý mà chủ yếu là lỗi vô ý vì quá tự tin, tức là người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thê gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rang hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được?” Người phạm tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ đều nhận thức được rõ người mà mình giao phương tiện cho là người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện đó, có thê là chưa có bằng lái xe, bằng lái xe không phù hợp để điều khiển xe mà mình giao cho, không đủ tuổi điều khiển xe, hay đang trong trạng thái không tỉnh táo do sử dụng các chất rượu, bia, ma tuý, và có kha năng cao sẽ gây ra tai nạn nếu điều khiển phương tiện nhưng van cô tình giao phương tiện cho người đó Hành vi phạm tội này hoàn toàn có lỗi bởi trong điều kiện hoàn cảnh đã nêu trên, người thực hiện hành vi đã lựa chọn và thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội trong khi họ có đủ điều kiện lựa chọn
xử sự khác không gây thiệt hại cho xã hội.
Có thể thấy việc người phạm tội không nhận thức tầm quan trọng và tính nguy hiểm của hành vi giao phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiến phương tiện tham gia giao thông đường bộ là do sự câu thả trong cả suy nghĩ và hành động Câu thả trong suy nghĩ được hiểu là: không suy xét cần thận, suy nghĩ kỹ lưỡng về tính chất công việc trước khi thực hiện, thậm chí không ý thức được việc trước khi thực hiện, thậm chí không ý thức được việc mình làm nên đã dé xay ra những hậu quả đáng tiếc Cau thả trong hành động được hiểu là: vội vàng, qua
loa, đại khái, không có trách nhiệm với bản thân mình và cả những người xung
quanh Việc người phạm tội khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây ra những thiệt hại đáng ké cho xã hội là những khách thé được pháp luật hình sự bảo vệ được xác định với lỗi vô ý vì do cấu thả hoặc do quá tự tin, người phạm tội đã không thấy trước được tính nguy hiểm và khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi hoặc có trường hợp người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng lại cho rằng hậu quả đó sẽ không
xảy ra; nêu có xảy ra thì cũng ngăn ngừa được.
27 http://hinhsu.luatviet.co/loi-trong-luat-hinh-su/n20161028120821888.html, truy cập ngày 01/2/2021.
Trang 231.2.2.3 Đặc điểm được quy định trong luật hình sự
Nguyên tắc pháp chế là một trong những nguyên tắc chủ đạo, xuyên suốt và cực kỳ quan trọng trong khoa học luật hình sự Nguyên tắc này đòi hỏi bất kỳ một hành vi
nào chi bi coi là tội phạm khi và chỉ khi được quy định trong văn bản pháp luật hình
sự?3 Như vậy, tính được quy định trong luật hình sự là dấu hiệu đòi hỏi phải có ở hành vi bi coi là tội phạm Nguyên tac nay được thừa nhận rộng rãi, và da được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc: “Không ai bị kết án vì một hành vi mà lúc họ thực hiện luật pháp quốc gia hay quốc tế không coi là tội phạm ”?° Việc khang định dấu hiệu này của tội phạm là biểu hiện cụ thé của nguyên
tắc pháp chế.
Đặc điểm này cũng đã được cụ thé hoá tại Điều 2 BLHS năm 2015: “Chi người
nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình
sự” Thậm chí khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015 (sửa đôi, bổ sung năm 2017) lại một lần nữa nhắn mạnh lại nguyên tắc này: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách CO y hoặc vô y, xâm phạm độc lập, chủ quyên, thông nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nên văn hóa, quốc phòng, an ninh, tra tự, an toàn xã hội, quyên lợi ích hợp
pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủnghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phái xứ lý hình sự” Nhu vậy, tính được quy
định trong luật hình sự là dấu hiệu đòi hỏi phải có ở hành vi bị coi là tội phạm Một người thực hiện hành vi dù nguy hiểm cho xã hội đến đâu nhưng hành vi đó chưa được quy định trong BLHS thì không bị coi là tội phạm Nguyên tắc này góp phần đảm bảo công tác phòng chống tội phạm được thống nhất, tránh tùy tiện và cũng là động lực thúc đây các cơ quan lập pháp phải kịp thời bổ sung, sửa đổi pháp luật quốc gia theo sát sự thay đổi của tình hình tội phạm.
Theo đó, tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham
gia giao thông đường bộ cũng không phải một ngoại lệ và đã được quy định rõ ràng,
cụ thê tại Điều 264 BLHS năm 2015 Điều luật này đã liệt kê những hành vi cau thành
28 Đào Trí Uc, Ban chất và vai trò của các nguyên tắc Luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Nha nước vàPháp luật, sô 1/1999, trang 3-14
2# Khoản 2 Điêu 11 Tuyên ngôn toàn thê giới vê nhân quyên của Liên hợp quéc.
Trang 24tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ cùng các hình phạt chính và hình phạt bố sung Từ đó, các cơ quan lập pháp can theo sát tình hình xã hội, những biến đổi phức tạp của đời sống, dé kịp thời bổ sung, sửa đổi BLHS và đưa ra các chính sách, chế tài phù hợp dé điều chỉnh với các
hành vi da dạng và phức tạp của tội phạm nói chung và tội giao cho người không đủ
điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ nói riêng 1.2.2.4 Đặc điểm do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
Đây là dấu hiệu về chủ thé thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Chủ thé thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS), nghĩa là người đó phải đủ tuổi chịu TNHS theo quy định của pháp luật và cũng không thuộc trường hợp mat năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi do mac bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mat khả năng nhận thức hoặc điều khiển
hành vi của mình”° Năng lực TNHS là năng lực pháp lý được nhà nước xác định va
thé hiện chính sách hình sự của nhà nước Š!
Hiện nay, BLHS năm 2015 của Việt Nam không quy định chủ thê của tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là pháp nhân thương mại mà chỉ quy định chủ thé của tội này là cá nhân mà thôi?? Việc quy định về TNHS của các nhân chứ không bao gồm cả pháp nhân thương mại đối với tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong BLHS năm 2015 sửa đổi, b6 sung năm 2017 là hợp lý bởi pháp nhân thương mại là một thực thể pháp ly vô hình, do đó pháp nhân không thé thực hiện hành vi “giao” phương tiện tham gia giao thông đường bộ cho người không đủ điều kiện điều khiển được?”° Hành vi “giao” là hành vi của con người, nhằm cung cấp, đưa một vật bang tay cho một người khác, do đó, chu thể thực hiện tội phạm này chỉ có thê
là cá nhân” Cá nhân đó phải có năng lực TNHS.
30 Điều 21 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bố sung năm 2017).
31 Truong Dai học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phân chung, Nxb CAND,Hà Nội, tr 68.
32 Điều 76 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
33 Đinh Công Thành, Bàn về rách nhiệm hình sự và thủ tục tô tụng đối với pháp nhân thương mại
phạm tội, Tap chí Kiểm sát, sô 11/2016, trang 38-41,48.
3 Nguyễn Ngọc Hoa (2016), “Khái niệm tội phạm và việc quy định TNHS của pháp nhân thương maitrong BLHS Việt Nam năm 2015”, Tap chí luật hoc, số 2/2016, tr 3.
Trang 251.2.2.5 Đặc điểm phải chịu phạt
Tính phải chịu hình phạt của tội phạm có nghĩa là bat cứ hành vi phạm tội nào cũng đều phải chịu biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt Đặc điểm này không được nêu trong khái niệm tội phạm mà nó là một dau hiệu độc lập có tính quy kết kèm theo của tính nguy hiểm cho xã hội và tính được quy định trong luật hình sự Đây vừa là biện pháp dé trừng trị người phạm tội vừa là biện pháp dé giáo dục, ngăn ngừa người phạm tội phạm tội mới Tính chịu phạt được coi là dấu hiệu của
tội phạm vì nó được xác định bởi chính những thuộc tính khách quan bên trong của tộiphạm Chỉ có hành vi phạm tội mới chịu biện pháp trách nhiệm là hình phạt; không cótội phạm thì cũng không có hình phạt.
Đối với tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, BLHS năm 1999 quy định hai loại hình phạt có thể áp dụng cho người phạm tội này, đó là: phạt tù có thời hạn và phạt tiền Bên cạnh một hình phạt chính là hình phạt tù có thời hạn thì cơ quan có thâm quyên có thé áp dụng thêm hình phạt bổ sung là phạt tiền Tuy nhiên, so với BLHS năm 1999 thì BLHS năm 2015 không những quy định thêm một loại hình phạt nữa có thé áp dụng với tội phạm nay (đó là hình phạt cải tạo không giam giữ) mà còn quy định chỉ tiết hơn về các tình tiết dé định khung hình phat Các tình tiết này dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và các tình tiết này là căn cứ khách quan có ý nghĩa cơ bản trong việc quyết định đưa ra quyết định cụ thé nhăm bảo đảm sự tương xứng giữa hình phạt và tội phạm Quyết định hình phạt đúng sẽ góp phần tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa, trật tự và kỷ cương xã hội, khuyến khích người dân tham gia vào cuộc
dau tranh phòng va chống tội phạm.
1.3 Cơ sở quy định về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiến phương
tiện tham gia giao thông đường bộ1.3.1 Cơ sở lý luận
1.3.1.1 Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật về giao thông
dường bộ khúc
Trang 26Nhu đã phân tích bên trên, hành vi giao phương tiện tham gia giao thông đường bộ
được thực hiện bởi chủ thé thực hiện hành vi giao đối với chủ thé không đáp ứng đủ điều kiện về điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định pháp luật Các điều kiện cụ thê đối với người điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật là: đủ độ tudi, sức khỏe quy định tại Điều 60 của Luật Giao thông đường bộ 2008; có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thầm quyền cấp (Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008) Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là hoạt động phức tạp, đòi hỏi người điều khiển phải đáp ứng các điều kiện luật định Do đó hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi không đủ điều kiện của chủ thé được giao phương tiện sẽ cấu thành các hành vi vi phạm pháp luật hành chính tương ứng với các điều kiện mà chủ thể này không đáp ứng, chang hạn như: người không đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thé có chất ma túy, trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; người không có bằng lái bị xử phạt hành chính về hành vi điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định; người không có chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ bị phạt hành chính về hành vi điều khiển xe máy chuyên dùng khi không có bằng hoặc chứng chỉ điều
khiên xe máy chuyên dùng,
Ở mức độ cao hơn, việc một người không đủ điều kiện nói trên được giao phương tiện và điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có rất nhiều khả năng dẫn đến việc gây ra tai nạn giao thông, gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác vì họ không đảm bảo những yêu cầu để đảm bảo cho việc điều khiển phương tiện một cách an toàn Khi đó, hành vi giao phương tiện tham gia giao thông đường bộ cho người không đủ điều kiện điều khiển này đã góp phần dẫn đến tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260
BLHS 2015.
Như vậy, có thể thấy, hành vi giao phương tiện đã tiếp tay cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hành chính, và thậm chí là thực hiện tội phạm nếu người này gây ra hậu quả quy định trong Điều 264 BLHS năm 2015.
Trang 271.3.1.2 Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao
thông đường bộ làm suy giảm sự nghiêm minh của pháp luật
Pháp luật là công cụ quản lý xã hội cao nhất của mỗi nhà nước, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ xã hội Tuy nhiên, nếu những hành vi vi phạm pháp luật không được điều chỉnh và có chế tài xử phạt thích đáng thì sẽ làm giảm đi hiệu quả quản lý xã hội của pháp luật, không đảm bảo vai trò quản lý xã hội của pháp luật Đối với hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, nếu người điều khiến phương tiện gây ra hậu quả nghiêm trọng
nhưng người thực hiện hành vi giao phương tiện không bị phát hiện, ran de va xử lýthích đáng bởi nhà nước thì sẽ không trừng phạt được người có tội và không răn đe
được các chủ thể khác trong xã hội, đồng thời không ngăn cản, hạn chế được những thiệt hại gây ra bởi hành vi tương tự có thê xảy ra trong tương lai.
Hon nữa, nếu người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện gây ra hậu quả nhưng người giao phương tiện không phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình sẽ có thể dẫn đến tâm lý chủ quan, vô trách nhiệm của mọi người khi giao phương tiện tham gia giao thông đường bộ cho người khác Đồng thời, việc một hành vi thiếu trách nhiệm và góp phần gây ra hậu quả nghiêm trọng như vậy lại không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ khiến cho người dân mat lòng tin vào lẽ phải, lẽ công bằng, sự tôn
nghiêm của pháp luật.
1.3.1.3 Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là hành vi gây mat trật tự, mat an toàn xã hội
Trong đời sống xã hội, các hoạt động của các chủ thể khác nhau luôn diễn ra
cùng với sự vận hành của các mối quan hệ xã hội, một trong sỐ những hoạt động đó là
hoạt động giao thông đường bộ Thực tế cho thấy răng nếu trong các hoạt động chung đó phát sinh hành vi không đúng của một cá nhân, tất yếu có thể đe dọa gây ra những hậu qua đáng kể cho nhiều người khác Vi dụ như hoạt động giao thông, thỏa mãn nhu cầu đi lại của con người, nhưng chính trong hoạt động giao thông, tai nạn chết người, thương tích cũng như thiệt hại về tài sản có thé xảy ra°Š Nếu như giao phương tiện tham gia giao thông cho một người chưa biết cách điều khiển phương tiện đó một cách
3' Trường Dai học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam Phần các tội phạm, Quyền2, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, tr 221.
Trang 28kĩ càng, chính xác; hay cho một người mà đang trong tình trạng có sử dụng trái phép
các chất ma túy, trạng thái tâm thần không ổn định tham gia giao thông có thé gây
ra tai nạn Đặc biệt là khi có sự tham gia của phương tiện giao thông vận tai cơ giới
được coi là một trong những nguồn nguy hiểm cao độ thi hậu quả sẽ càng có khả năng
trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh mối liên quan mật thiết với trật tự, an toàn xã hội, hoạt động giao thông đường bộ còn có tác động tới nền vấn đề kinh tế và tính mạng con người Hệ thống giao thông đường bộ ngày càng phát triển một cách đa dạng phù hợp với điều kiện riêng của mỗi quốc gia, nhưng cái chung nhất mà quốc gia nào cũng phải quan tâm là bảo đảm trật tự an toàn giao thông Trật tự an toàn giao thông càng tốt sẽ hạn chế được thiệt hại về người và kinh tế”.
Qua đó, có thể thấy rằng hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ ngoài gây mắt an toàn trong hoạt động giao thông đường bộ còn góp phần gây mat an toàn xã hội và có tác động tiêu cực tới nền kinh tế quốc gia.
1.3.2 Cơ sở pháp ly
Có thé khang định, hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển
phương tiện tham gia giao thông đường bộ hoàn toàn trái với quy định của pháp
luật về các điều kiện đối với chủ thể điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Cụ thể, những đòi hỏi của pháp luật đối với chủ thé điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nói trên bao gồm ba điều kiện chính.
1.3.2.1 Điều kiện về độ tuổi
Mỗi cá nhân từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành đều phải trải qua các giai đoạn phát triển và biến đổi sinh lý khác nhau, khoa học đã chứng minh các giai đoạn nay gan liền với độ tuổi nhất định Nhận thức được rằng độ tuổi có ảnh hưởng rất quan trọng đến khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi, pháp luật giao thông Việt Nam đã quy định độ tuổi tối thiêu đối và tối đa với mỗi cá nhân dé có thé điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
6 Khoản 1 Điều 601 BLDS 2015 ¬
37 PGS, PTS Nguyên Xuân Yêm (1998), M6t số van dé quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự
an toàn xã hội, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, tr.373.
Trang 29Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008, độ tuôi tối thiểu và tôi đa đối với người lái xe được quy định như sau:
“q) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh đưới 50 cm3; b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai banh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cầu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3 500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngôi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg
trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngôi;
lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mỉ rơ moóc (FC);
ä) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngôi; lái xe
hạng D kéo ro moóc (FD);
e) Tuổi toi da của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngôi là 50 tuổi đổi với nữ và 55 tuổi đối với nam.”
1.3.2.2 Điều kiện về giấy phép lái xe
Quy định về giấy phép lái xe ở các quốc gia tuy có sự khác nhau tùy vào đặc thù pháp luật của mỗi nước nhưng nhìn chung để nhận được giấy phép lái xe, người xin cấp giấy phép lái xe cần trải qua nhiều thủ tục pháp lý như nộp đơn xin cấp, phải trải qua một bài kiểm tra lái xe hoặc những kỳ thi sát hạch về lái xe nghiêm ngặt (tùy yêu cầu của từng loại phương tiện) và các thủ tục khác Sau khi được cấp Giấy phép lái xe, người đó mới có quyền (về mặt pháp ly) dé tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông đường bộ Ý nghĩa của giấy phép là xe vô cùng quan trọng, nó là một hình thức giay chứng nhận người sở hữu đã có hiểu biết về pháp luật giao thông va đã đủ kĩ năng cần thiết dé có thé điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Hành vi điều khiến xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định và giao xe cơ giới cho người không đủ điều kiện để điều khiến xe tham gia giao thông đường
bộ là các hành vi bị nghiêm câm.°Š
38 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008
Trang 30Quy định về các loại giấy phép lái xe tương ứng với loại phương tiện cơ giới đường bộ và quy định về quá trình đào tạo lái xe, sát hạch dé cấp giấy phép lái xe được quy định rõ trong Điều 59, 61 Luật giao thông đường bộ năm 2008.
Ngoài ra, quy định chi tiết về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ được quy định cụ thể trong Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định về dao tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và Thông tư s638/2019/TT-BGTVT quy định về việc sửa đổi, b6 sung một số điều Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về dao tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Cùng liên quan đến quy định về quá trình cấp giấy phép lái xe còn có các văn bản như: Thông tư 93/2016/TT-BQP quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe quân sự hay Thông tư 29/2015/TT-BGTVT Quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe
quôc tê,
Số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quy định cấp giấy phép lái xe ở Việt Nam là những cơ sở pháp lý vững chắc trong việc bảo vệ và áp dụng pháp luật Bên cạnh đó, việc này cũng đã thể hiện những hành động quyết liệt của Chính phủ trong việc đấu tranh phòng chống loại tội phạm giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
1.3.2.3 Điều kiện về tinh trạng sức khỏe
Theo Tổ chức ý tế Thế giới (WTO), sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thé chất, tinh thần và không bao gồm tình trạng có bệnh hay thương tật Có rất nhiều yếu tổ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe thé chất cũng như sức khỏe tinh thần
như: các chất ma túy, đồ uống có côn, chế độ ăn uống, tập luyện Hoạt động điều
khiển phương tiện tham gia giao thông có tính chất là một hoạt động phức tap, đòi hỏi sự kết hợp nhiều thao tác cùng một lúc và sự tỉnh táo của người điều khiển nên theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ Việt Nam thì hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà cơ thé trong tình trạng không 6n định do sử dụng các chất kích thích mạnh cũng như hành vi giao cho người không đủ điều kiện sức khỏe để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ là các hành vi bị nghiêm cam.*°
Chủ trương này cũng được nhắc lại trong các văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2019; Luật phòng, chống ma túy năm
3 https://www.who.int/bulletin/archives/80(12)981.pdf, truy cập ngày 4/2/2021.40 Điêu 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008.
Trang 312000 và Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy năm 2008, Theo đó, hành vi điều khiến phương tiện giao thông mà đang trong tình trang máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc trong tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy là các hành vi bị nghiêm cam*! Ngoài ra, nhằm đảm bảo tính thống nhất va chặt chẽ trong
việc áp dụng và bảo vệ pháp luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2018/NĐ-CP
quy định các danh mục ma túy và tiền chất, trong đó quy định danh mục cụ thể hơn 600 chất ma túy và tiền chất.
Ngoài các văn bản luật, còn có những văn bản dưới luật của cơ quan có thâm quyền quy định cụ thê các điều kiện về tình trạng sức khỏe người lái xe phải đáp ứng nếu muốn điều khiến phương tiện tham gia giao thông đường bộ Ví dụ như Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ban hành ngày 21/08/2015 của Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ của người lái xe, việc khám sức khoẻ định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ cho
người lái xe.
Tóm lại, với tình hình tội phạm giao cho người không đủ điều kiện điều khiến phương tiện tham gia giao thông đường bộ, Việt Nam đã làm rất tốt công tác xây dựng cho mình cơ sở pháp lý vững chắc để đối phó với loại tội phạm này Sự sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật qua từng thời kỳ đã thê hiện nỗ lực của Việt Nam trong dau tranh phòng chống tội phạm giao cho người không đủ điều kiện điều khiển
phương tiện tham gia giao thông đường bộ Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật
đã kế trên, không thể không nhắc đến vai trò của BLHS Việt Nam trong công tác phòng chống và xử lý loại tội phạm này Với chức năng chống, phòng ngừa tội phạm, việc quy định tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia
giao thông đường bộ trong BLHS Việt Nam sẽ tạo cơ sở cho việc nhận diện sớm các
hành vi phạm tội nhằm ngăn ngừa không dé tội phạm xảy ra đồng thời cũng tạo cơ sở dé xác định hành vi phạm tội Thêm vào đó, thông qua các quy định về hình phạt, mức phạt nghiêm khắc trong BLHS sẽ tạo tính răn đe không chỉ đối với người phạm tội mà
cả những người khác, từ đó giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, tránh việc thực hiệncác hành vi phạm tội.
“! Điều 5 Luật phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2019 và Điều 3 Luật phòng, chống ma túy năm
2000.
Trang 321.3.3 Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn đã chứng minh việc đảm bảo các điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông là vô cùng cần thiết, nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc đã xảy ra chỉ vì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm các quy định của pháp luật về điều kiện bắt buộc khi điều khiển phương tiện Hiện nay, tình trạng phạm tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ diễn biến hết sức phức tạp, có chiều hướng gia tăng nhanh ở các thành phố lớn Biểu hiện của tội phạm này đa dang, bao gồm nhiều hành vi khác nhau, chắng hạn như điều khiển xe mô tô phân khối lớn trong khi người điều khiển chưa đủ tuổi, chưa được trang bị kiến thức, kỹ năng Nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra xuất phát từ nguyên nhân này, làm cho cả người điều khiển phương tiện và người giao vướng vào vòng lao lý Ví dụ như vào ngày 7/7/2019, tại phiên xét xử sơ thâm vụ án hình sự thụ lý số 78/2019/TLST-HS, TAND thị xã T tỉnh Bình Dương tuyên bố bị cáo Hồ Văn A phạm tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ” và xử phạt bị cáo Hồ Văn A 09 tháng tù Theo cáo trạng, Hồ Văn A (sinh năm 1982) là cha ruột Hồ Nhựt L (sinh năm 2002) Khoảng tháng 3/2017, L đến xã H, thị xã T tỉnh Bình Dương để làm công nhân Khoảng tháng 3/2018, A mua xe mô tô biển số 67D1-216.84 và đứng tên đăng ký chủ sở hữu Do không có phương tiện di lại nên L gọi điện thoại xin A gửi xe mô tô biên số 67D1-216.84 lên Binh Dương cho L sử dụng Biết rõ L là người chưa đủ tuổi điều khiển xe mô tô và chưa có giấy phép lái xe hạng AI theo quy định nhưng A vẫn đồng ý giao xe cho L dé sử dụng Khoảng 19 giờ 30 phút ngày 27/5/2018, L điều khiển xe mô tô biển số 67D1-216.84 lưu thông trên đường DT747A theo hướng đi từ Ngã tư lô 349 về hướng Công an xã H Khi lưu thông đến đoạn đường thuộc ấp 1, xã H, thị xã T, tỉnh Bình Dương, L điều khiển xe mô tô biển số 67D1-216.84 chuyển hướng ré trái sang phần đường ngược chiều Do L điều khiển xe mô tô không chú ý quan sát và không nhường đường cho các phương tiện lưu thông trên phần đường ngược chiều nên va chạm với xe mô tô biển số 68E1-072.59 do ông Danh Th điều khiển chở
Châu Thanh V Hậu quả làm hai xe mô tô hư hỏng nặng, L bị thương tích nhẹ còn
ông Th và V bị thương tích nặng được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương cấp cứu và tử vong vào ngày 28/5/2018 Vụ án trên là bài học cảnh tỉnh về tầm
Trang 33quan trọng của việc tuân thủ đúng Luật giao thông đường bộ, không giao xe mô tô
cho người chưa đủ độ tuôi tối thiêu theo luật định điều khiến.
Ngoài ra, một biểu hiện phổ biến khác của tội giao cho người khác điều khiến phương tiện tham gia giao thông đường bộ là hành vi giao cho người khác điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà người đó chưa có bang lái phù hợp với loại phương tiện Hành vi nay cũng vô cùng nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông Ví dụ như vào ngày 16/9/2020, Công an huyện Hàm Tân (Bình Thuận) cho biết đã ra quyết định khởi tổ bị can về hành vi "Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ" đối với tài xế đã giao xe cho phụ lái gây tai nạn thảm khốc làm 8 người chết xảy ra trên Quốc lộ 1 vào cuối tháng 7 năm 2020 Theo điều tra ban dau, tài xế Nguyễn Thanh Tiệp (31 tuổi, ngụ huyện Cát Tiên, tinh Lâm Đồng) có bang lái xe hạng E là người được nhà xe Anh Trinh đăng ký điều khiển xe khách loại 16 chỗ biển số 86B - 010.87 Tuy nhiên, khi vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng làm 8 người chết xảy ra tại khu vực cầu Suối Giêng, địa bàn thôn 2, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, thì người cầm lái, chết trên vô lăng xe lại là anh Lê Thanh Trúc (48 tuổi, quê
Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) Kết quả điều tra cho thấy
anh Trúc là phụ lái cho Tiệp, và chỉ có giấy phép lái xe hạng C, không đủ điều kiện điều khiển xe 16 chỗ Tuy nhiên, Tiệp vẫn giao xe khách loại 16 chỗ biển số 86B -010.87 cho anh Trúc điều khiến lúc tai nạn xảy ra Căn cứ kết quả điều tra, công an huyện Hàm Tân đã ra quyết định khởi tố bị can về hành vi "Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ" đối với tài xế Nguyễn Thanh Tiệp và cam đi khỏi nơi cư trú để phục vụ điều tra Trước đó, vào lúc 1 giờ 10 phút ngày 21-7, xe khách 16 chỗ của nhà xe Anh Trinh, biển kiểm soát 86B-010.87 do anh Lê Thanh Trúc cầm lái, lưu thông hướng Phan Thiết đi TP HCM, khi đến Km 1767 Quốc lộ 1, đoạn gan cầu Suối Giêng, địa bàn thôn 2, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân (Bình Thuận) với tốc độ nhanh đã tông trực diện với xe
tải biển kiểm soát 79N — 0315 do anh Phan Thanh Tùng (29 tuổi, ngụ tại TP Cam
Ranh, Khánh Hòa) điều khiển lưu thông chiều ngược lại Vụ tai nạn kinh hoàng trong đêm khuya làm 6 người chết tại chỗ, 2 người tử vong tại bệnh viện và 7 người bị thương cấp cứu Tại hiện trường, xe khách 16 chỗ biến dạng hoàn toàn, đầu xe
tải hư hỏng nặng.
Trang 34Hoặc một trường hợp khác là vào ngày 9-10/2020, Công an tỉnh Quảng Bình
cho biết vừa khởi tố bị can va áp dụng biện pháp ngăn chặn cắm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Hoàng Thanh Hà (sinh năm 1974, ngụ phường Nam Lý, TP Đồng Hới), Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Thanh Hoài về tội "Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ" gây tai nạn thảm khốc khiến 15 người tử vong ở Vườn Quốc gia Phong Nha — Kẻ Bàng Theo đó, lúc 9 giờ 53 ngày 26-7, một chiếc ô tô khách loại 45 chỗ, biển số 73B-009.25 do Hoàng Trung Toán (sinh năm 1993, ngụ thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) điều khiển đã bị lật trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây (đoạn qua cầu Trạ Ang - VQG Phong Nha - Kẻ Bàng) thuộc địa phận xã Tân Trạch, huyện Bồ Trạch Vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 15 người chết, 22 người bị thương, trong đó có Hoàng Trung Toán Tài xế Toán sau đó được xác định mới chỉ có bằng BI chưa đủ điều kiện điều khiển 6
tô khách 45 chỗ.
Bên cạnh đó, trên thực tế nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm đã xảy ra xuất phát từ hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà người điều khiển dang ở trong tình trạng có sử dụng chất ma túy Gần đây nhất, vào khoảng 14h ngày 21/1/2019 trên tuyến QL5 đoạn qua thôn Cổ Phục, xã Kim
Lương, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đường
bộ đặc biệt nghiêm trọng: một chiếcxe ô tô tải loại 3,4 tấn, biển kiểm soát 29C -719.53 của Công ty Cổ phần sơn ALO Việt Nam (P.Kiến Hưng, Q.Hà Đông, TP Hà Nội), do Lương Văn Tâm (28 tuổi, trú thị tran Tĩnh Tuc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) điều khiến, đã tông trực diện vào đoàn đại biểu dự Đại hội Ủy ban MTTQ xã Kim Lương khi đoàn đại biểu đang đi dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ xã Kim Lương Thời điểm gây tai nạn, trên xe chở 4 tấn bột bả sơn, chạy từ hướng Hà Nội về Hải Phòng Trên xe có phụ xe là Tạ Văn Tú (29 tuổi, trú xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội) và thợ kỹ thuật sơn Lê Mạnh Tuan (28 tuổi, trú xã
Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) Hậu quả vụ tai nạn đặc biệt nghiêm
trọng này khiến 8 người chết, 8 người bị thương, trong đó 7 người chết tại hiện trường, 1 người chết trên đường đi cấp cứu.
Công an tỉnh Hải Dương cũng cho biết sau khi gây ra tai nạn, khoảng 16h cùng ngày, Lê Mạnh Tuấn là thợ sơn đi cùng trên xe ôtô gây tai nạn đã đến Công an huyện Kim Thành để làm việc Sau nhiều giờ vận động, đến 19 giờ cùng ngày,
Trang 35cả phụ xe là Tạ Văn Tú và tài xế chính là Lương Văn Tâm đã đến trình diện tại cơ quan công an Ngay sau đó, Công an huyện Kim Thành đã đưa cả 3 người đến Trung tâm y tế huyện Kim Thanh dé xét nghiệm nồng độ côn, ma túy hoặc các chất kích thích khác Kết quả thử nước tiểu cho thấy tài xế Lương Văn Tâm dương tính với ma túy loại Methaphetamin (ma túy đá), còn Lê Mạnh Tuấn và Tạ Văn Tú âm
tính với ma túy.
Tóm lại, từ những vụ việc trên, có thể thấy rằng việc đảm bảo các điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông là vô cùng cần thiết Nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc đã xảy ra chỉ vì người giao phương tiện tham gia giao thông đường bộ đã chủ quan bỏ qua các điều kiện bắt buộc của người điều khiến, từ đó gián tiếp gây ra thiệt hai đáng kể cho tính mang, sức khỏe và tài sản của người khác Khi đó, không những chỉ người điều khiển khi không đủ điều kiện
mà chính những người giao phương tiện tham gia giao thông đường bộ cũng vướngvào vòng lao lý.
TIỂU KET CHUONG 1
Qua việc phân tích về định nghĩa va đặc điểm hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; định nghĩa và đặc điểm tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao
thông đường bộ; cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của quy định tội giao
cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, có thê nhận thấy:
Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là hành vi của một người đưa cho người khác năm giữ, chịu trách nhiệm về một phương tiện di chuyên trên đường bộ dé người đó sử dụng vào mục đích cụ thé nhưng người được giao không đáp ứng day đủ yêu cau, điều kiện của pháp luật Hành
vi nay xâm phạm trật tư xã hội nói chung và trật tự an toàn giao thông nói riêng Ngoài
ra, hành vi này hoàn toàn có thể chuyển hóa thành tội phạm khi gây ra hậu quả thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe và tài sản người khác do đó cần thiết phải có quy định pháp luật điều chỉnh.
Trang 36CHƯƠNG 2
TOI GIAO CHO NGƯỜI KHONG DU DIEU KIEN DIEU KHIỂN CÁC PHƯƠNG TIEN THAM GIA GIAO THONG DUONG BO TRONG BO LUAT
HINH SU VIET NAM 2015
2.1 Các dấu hiệu pháp lý của tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiến
các phương tiện tham gia giao thông đường bộ
2.1.1 Khách thể của tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương
tiện tham gia giao thông dường bộ
Theo pháp luật hình sự Việt Nam, tội phạm này xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự công cộng; ngoài ra còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham
gia giao thông đường bộ được quy định trong chương XXI “Các tội xâm phạm an toàncông cộng, trật tự công cộng” của BLHS năm 2015 bởi nhìn nhận một cách khái quát
nhất, hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ làm ảnh hưởng đến sự an toàn, trật tự của xã hội, gây ra hậu quả thiệt hại cho cộng đồng.
Đối tượng tác động của tội phạm này là con người mà cụ thê là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không đủ điều kiện theo quy định Luật Giao thông đường bộ năm 2008 như: không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nông độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma tuý, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các t2 Ngoài ra đối tượng tác động của tội này điều kiện khác theo quy định của pháp luậ
còn là phương tiện tham gia giao thông đường bộ Trên thực tế tội phạm này đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở các thành phố lớn trong nước bởi nhiều lý do như mật độ dân số đông, nhu cầu sử dụng phương tiện tham gia giao thông cao trong khi ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa tốt
4 Đinh Van Qué, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 (Phần thứ hai - Các tội phạm),
Chương XXI Mục ] Các tội xâm phạm an toàn giao thông (Bình luận chuyên sâu), Nxb Thông tin vàtruyền thông, tr 102
Trang 372.1.2 Mặt khách quan của tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các
phương tiện tham gia giao thông đường bộ2.1.2.1 Hành vi khách quan
Người phạm tội này là người thực hiện hành vi “giao” cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Ở đây cần phân biệt hành vi “giao” với hành vi “điều động” Hành vi “điều động” là hành vi giao nhiệm vụ cho người không đủ điều kiện điều khiển Hành vi này được thực hiện bởi chủ thê đặc biệt, đó là người có trách nhiệm điều động trực tiếp phương tiện tham gia giao thông đường như thủ trưởng cơ quan, tô chức, người đứng đầu doanh nghiệp Trong khi đó, hành vi “giao” là hành vi cung cấp, đưa phương tiện tham gia giao thông đường bộ cho người không đủ điều kiện điều khiến Hành vi nay được thực hiện bởi chủ thé thường, theo
đó giữa người giao và người được giao không có quan hệ phục tùng.
Mặt khách quan của tội phạm này là hành vi của chủ sở hữu, quan lý giao cho
người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ Đây là hành vi của một người đưa cho người khác năm giữ, chịu trách nhiệm về một phương tiện di chuyển trên đường bộ và chủ yêu nhằm sử dụng dé đi lại nhưng người được giao không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của pháp luật đối với người điều khiến
phương tiện tham gia giao thông.
Ngoài những hành vi khách quan, các nhà làm luật cũng quy định một số dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm như điều kiện đối với người khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được quy định cụ thé tại Luật giao thông đường bộ Căn cứ theo Điều 264 BLHS năm 2015, hành vi của tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được thê hiện qua 03 nhóm hành vi cụ thé, bao gom:
- Hành vi giao cho người không có giấy phép giấy xe.
- Hành vi giao cho người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong
máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma tuý hoặc các chất kích thích mạnh khác.
- Hành vi giao cho người không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp
luật.
Trang 38a) Hanh vi thứ nhất: Hành vi giao cho người không có giấy phép lái xe Người không có giấy phép lái xe mà điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là người là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau: không có giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với loại phương tiện đang điều khiển mà theo quy định của pháp luật, khi điều khiển loại phương tiện đó phải có giấy phép lái xe phù hợp; điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong khi hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe do cơ quan có thâm quyền cấp đối với loại phương tiện đang điều khiển mà theo quy định của pháp luật, khi điều khiển loại phương tiện đó phải có giấy phép lái xe phù hợp; điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong thời hạn bị cơ quan có thâm
quyên câm điêu khiên phương tiện đó.
Thời hạn sử dụng của giấy phép lái xe do co quan có thầm quyền cấp được tính từ ngày cấp phép đến khi hết hạn ghi trên giấy phép đó (hoặc theo quy định của pháp luật về thời hạn của giấy phép đó).
Trong trường hợp người điều khién phương tiện tham gia giao thông đã bị cơ quan có thâm quyên tạm giữ giấy phép lái xe mà cần điều khiển phương tiện nốt hành trình còn lại thì trên hành trình đó không bị coi là không có giấy phép lái xe theo quy
b) Hanh vi thứ hai: Hanh vi giao cho người dang trong tình trạng có sử dụng
rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nông độ côn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma tuý hoặc các chất kích thích mạnh khác.
Đây là một mô tả khách quan khá rộng, bao gồm tất cả những dấu hiệu có liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích gây ảnh hưởng đến khả năng điều khiến hành vi của con người Thực tế cho thấy việc điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đòi hỏi người điều khiến phải trong tình trạng tỉnh táo, tập trung, đặc biệt là trong bối cảnh ngày nay: xã hội ngày càng phát triển thì đường sá đông đúc, mật độ dân cư
dày đặc hơn, các phương tiện da dạng, phức tạp hơn, Việc lái xe trong tinh trạng
khả năng nhận thức không minh man tiêm an nhiều mối nguy hiểm cho những người
tham gia giao thông đường bộ khác.
Trang 39Ở hành vi thứ nhất, người phạm tội là người giao cho người chưa có đủ điều kiện về giấy phép lái xe còn ở nhóm hành vi này, người phạm tội có thé biết được người mình giao phương tiện tham gia giao thông đã có đầy đủ điều kiện về giấy phép tuy nhiên lại biết rõ khi đó người được giao lại đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma tuý hoặc các chất kích thích mạnh khác mà vẫn cé ý giao phương tiện.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định là người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, phương tiện thô sơ đường bộ và xe gắn máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có cồn Trước đây theo quy định của khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định các hành vi sau đây bị nghiêm cam: “Điều khiển xe 6 tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nông độ côn Diéu khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nông độ côn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/l lít khí thở” Tuy nhiên, Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2019 đã sửa đôi, b6 sung quy định này thành: “Diéu khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hoi thở có nông độ côn”®, hay trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng quy định vi phạm quy tắc giao thông đường bộ có bao gồm hành vi điều khiển xe ô tô, xem mô tô, xe gan máy (kế cả xe máy điện), máy kéo, xe máy chuyên dùng, xe đạp, xe dap máy (kế cả xe đạp điện) và các loại xe tương tự trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn“ Có thé thay Việt Nam đã thắt chặt và nghiêm khắc hơn trong việc xử phạt đối với việc sử dụng các chất kích thích khi điều khiển phương tiện tham gia giao
thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng.
c) Hành vi thứ ba: Hành vi giao cho người không đủ các điều kiện khác theo
quy định của pháp luật.
Căn cứ vào Luật Giao thông đường bộ năm 2008, có thể thay dén nay, bén canh các điều kiện đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được nhắc đến tại Điều 264 BLHS năm 2015 như: có băng lái xe phù hợp với phương tiện tham gia giao thông đường bộ tương ứng, tình trạng sức khỏe đối với người lái xe tham gia giao thông (Điều 58, 60) thì còn tồn tại các điều kiện khác như: độ tuôi của
* Khoản 1 Điều 35 Luật phòng chống tác hại của rượu bia.
# Mục 1 Chương II Nghị định 100/2019 ban hành ngày 30/12/2019.
Trang 40người lái xe (Điều 60); sức khỏe phù hợp với ngành nghề lao động va có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông (Điều 62) và điều kiện về sức khỏe, về hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ đối với người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông (Điều 63).
Việc quy định tình tiết “hoặc không đủ các diéu kiện khác theo quy định của pháp luật diéu khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ” tại Điều 264 BLHS
năm 2015 là hợp lý vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, đảm bảo được tiêu chí ngắn gọn, súc tích trong kỹ thuật lập pháp Thay vì liệt kê hết các điều kiện cụ thé của pháp luật điều khién phương tiện tham gia giao thông đường bộ, nhà làm luật đã gói gọn lại trong cụm từ “các diéu kiện khác”.
Thứ hai, đảm bảo được tính dự đoán của điều luật Điều luật càng chỉ tiết bao nhiêu thì tính dự đoán càng it di, do vay, dé thuận tiện trong quá trình áp dụng và bảo vệ pháp luật trong tương lại, việc khái quát hóa các điều kiện là cần thiết.
2.1.2.2 Hậu quả
Hậu quả của tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này Nếu hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao
thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm
trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cau thành tội phạm Đề xác định hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ đã cấu thành tội phạm hay chưa cần chứng minh giữa hành vi vi phạm và hậu quả thiệt hại đã xảy ra có quan hệ nhân quả với nhau*> Chang hạn như A biết rõ B không có bang lái xe mô tô nhưng van giao cho B xe mô tô dé điều khiển Khi B đang điều khiến xe đi trên đường, bất ngờ một chiếc ô tô đi cùng chiều từ dang sau
đâm tới làm ca xe mô tô và B văng lên hè va va vào C, B chỉ bị thương nhẹ con C tử
vong Kết quả khám nghiệm hiện trường cho thay B điều khién xe mô tô đi đúng làn đường, đúng tốc độ cho phép, nguyên nhân tử vong của C là do xe ô tô đi cùng chiều
45 Về van đề QHNQ, tham khảo: Nguyễn Ngọc Hoà, Tội phạm và cau thành tội phạm, Nxb Tư pháp,Hà Nội, 2015, tr.101 và các trang tiêp theo