1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015

100 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015
Tác giả Phạm Thị Hoàng Phương
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Mai
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 8,28 MB

Nội dung

Mục đích va nhiệm vụ nghiên cứu.- Lam sáng té thực trạng người chưa thành nién phạm tôi, những bat cập và nguyên nhân của những bắt cép trong các nguyên tắc xử lý đổi với ngườiđưới 18 tu

Trang 1

BOQ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _ BỘ TƯPHÁP.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHAM THỊ HOÀNG PHƯƠNG

NGUYEN TAC XỬ LY DOI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHAM TOI THEO QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM2015

HÀ NỘI, NĂM 2022

Trang 2

BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯPHÁP.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHAM THỊ HOÀNG PHƯƠNG

NGUYEN TAC XỬ LY DOI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHAM TOI THEO QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM2015

Chuyên ngành- Luật hình sự và tô tụng hình sw

Mã số: 8380104

'Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYEN THANH MAI

HÀ NỘI, NĂM 2022

Trang 3

LỜI CAM DOANTôi xin cam đoan luận văn để tai: “Nguyên tắc xử lý đổi với người dưới 18tuổi phạm tội theo quy đính của Bộ luật Hình sự năm 2015” la công tinhnghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, dang tin

cây Những kết luân ở trong luôn án chưa từng được công bé trong bat kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VAN

PHẠM THỊ HOÀNG PHƯƠNG

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS Bộ luật hình sự

HĐTP Hội đông thấm phan

TANDTC Toa an nhân dân tôi cao

TAND Toa án nhân dân.HTND Hồi thẩm nhân dânHĐXX Hội đẳng xét xử

UBND ‘Uy ban nhân dân.

Trang 5

DANH MỤC BANG Tên bảng Trang

Tương quan giữa số bi cáo với tổng số vụ án do người dưới 18

Trang 6

MỤC LỤC

MỠ ĐÀU 1

1 Tính cấp thiết của để tải 1

‘Tinh hình nghiên cửu để tài

3 Muc dich vả nhiệm vụ nghiên cứu.

3.1 Muc đích nghiên cứu,

3.2 Nhiêm vụ nghiên cứu

4 Đổi tương va phạm vi nghiên cứu.

4.1 Đôi tương nghiên cứu.

4.3 Phạm vi nghiên cứu.

5 Phương pháp luên và các phương pháp nghiên cứu,

5.1 Phương pháp luân.

5.2 Các phương pháp nghiên cứu.

6 Ý ngiĩa của luận văn.

7 Co cau cia luan van

CHƯƠNG 1: MOT SỐ VAN ĐÈ CHUNG VE NGUYEN TAC XU LÝ BOL'VỚI NGƯỜI DƯỞI 18 TUÔI PHAM TOI 91.1 Một số van để lý luận chung về nguyên tắc xử lý đối với người đưới 18tuổi phạm tội 91.L1 Nguyên tắc áp dung Bộ luật hình sự để xử if người đưới 18 tudt phạm

đôi 9

1.1.2 Nguyên tắc xứ If người đưới 18 tuỗi phạm tội theo BLHS 2015 101.13 Ý nghĩa của việc quy định nguyên tắc xử iÿ đối với người đưới 18 mdi

phạm tôi 12 1.2 Lich sử lập pháp hình sự Việt Nam tir Sau Cách mang Tháng Tam năm.

1945 đến trước khi ban ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về nguyên tắc xữ lý đối với người đưới 18 tuổi phạm tôi 13

12.1 Giải đoạn từ sau Cách mang tháng Tám năm 1945 đến trước lầu ban

Trang 7

122 Giai đoạn từ năm 1985 din trước Rồi ban hành Bộ luật Hinh sự năm

1909 16

12.3 Giai đoạn từ năm 1999 đồn trước Rit ban hành Bộ luật Hình sự năm

2015 20 1.3 Quy dinh tương tư của pháp luật hình sự quốc tế và mốt sé nước về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội %

1.3.1 Quy dinh tương tự của pháp luật hình sự quốc tê 51.3.2 Quy dinh tương tự của pháp luật hình sự một sé nước 33

CHUONG 2: QUY ĐỊNH CUA BO LUAT HÌNH SU NĂM 2015 VENGUYEN TAC XU LÝ BOI VỚI NGƯỜI DUGI 18 TUỔI PHAM TOI VATHUC TIẾN ÁP DỤNG 403.1 Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về nguyên tắc sử lý đối vớingười đưới 18 tuổi phạm tội 40Thực tiễn áp dụng nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm

tôi 55

2.3 Những kết quả đạt được trong việc áp dụng nguyên tắc xử lý đôi vớingười đưới 18 tuổi phạm tội sp3.4 Những han chế, bất cập và nguyên nhân của han chế trong việc áp dung

nguyên tắc xử lý đối với người đưi 18 tuổi phạm tôi 59

3.4.1 Bắt cập, han chỗ tienhitag quy dinh của Bộ luật hình sự 60

24.2 Những bắt cập từ mô hình của Tòa án và đội ngĩ xát xử các vụ án người dưới 18 tiỗi phạm tôi hiện ney 63

KÉT LUẬN CHƯƠNG 2 65CHUONG 3: HOÀN THIEN PHAP LUAT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP DAMBAO THI HANH CAC NGUYEN TÁC XU LY BOI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18TUOIPHAM TOI TRONG BO LUAT HINH SU NĂM 2015 673.1 Dé xuất hoản thiện quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về nguyên tắc

xử lý đổi với người đưới 18 tuổi phạm tội 67

3.2 Để xuất một số giải pháp vẻ tổ chức thực hiện các quy định của Bồ luật

Hình sự năm 2015 về nguyên tắc xử lý đối với người đưới 18 tuổi phạm tội 68

Trang 8

3.2.1 Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, trách nhiệm, đạo đức của

Thẩm phán, Hội thẫm Nhân dân 68

3.22 Thường xuyên tổng két nit kmh nghiệm đỗ bảo đảm việc áp dung các

ny nhi về nguyên tắc xứ i} đối với người dưới 18 tudt pham tôi được chính xác 70

én, phd biển pháp luật hình sv 70

312.3 Tăng cường yên my

324 Tăng cường hướng dẫn, giã tích pháp uật lên quan đồn nghyền tắc

n

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 74KẾT LUẬN 15DANH MỤC TAILIEU THAM KHẢO

Trang 9

_ MỞBẦU

1 Tinh cấp thiết của đề tài

“Trước đây va hiện nay công tác bao về, chăm sóc va giáo duc trẻ em ỡ

nước ta luôn được coi là sự nghiệp lớn của đất nước va dân tộc, được đúc kết

‘di tư tưởng của Chủ tịch Hé Chi Minh về giáo duc: “Vi lợi ích mười năm

phải trong cây, vi lợi ích trăm năm phải trồng người” Tiếp thu từ tưởng trêncủa Người, Dang va Nha nước ta đã khẳng định: "Chính sách chăm sóc, bảo

vệ tré emtập trung vào thực hiện quyển trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em đượcsống trong môi trường an toàn vả lanh mạnh, phát triển hai hòa vé thể chất, tri

tuệ, tinh thân và dao đức", va trong Cương lĩnh zây dựng đất nước trong thời

kỷ quá đô lên chủ nghĩa xã hồi của Đại hội Dang toàn quốc lẫn thứ XI, Dang

ta cũng khẳng định lai: "Chú trọng cải thiện diéu kiện sông, lao động và học

tập của thanh niên, thiểu niên, giáo dục và bão vệ tré em" Cho nên, chính sách của Đăng va Nha nước ta trong viée chăm sóc va giáo dục tré em la một

Tĩnh vực chính sách đặc biét - đều coi trẻ em - người dưới 18 tuổi La đối tượngbảo vệ, chim sóc và quan tâm đặc biết Với quan điểm nhất quan trong việc

‘bdo vệ tré em, ngay tử khi Công ước quốc tế vẻ quyén tré em năm 1989 được.

Dai hội đông Liên hợp quốc thông qua, Việt Nam là nước thứ hai trên thé giới

vả la nước đầu tiên của Châu A tham gia Trên cơ sở đó, Nhà nước ta đã thúc

đẩy hoàn thiện hệ thông pháp luật bão vệ quyển tré em, trong đó đã danh sựquan tâm đặc biệt cho đối tượng trẻ em vi phạm pháp luật, nhất là những.trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội

“Xuất phát từ chính sảch hình sự được ghi nhân trong Công ước về quyển

trẻ em năm 1989 la: "Trẻ em, do còn non nét vẻ thé chất và trí tuệ cần được

‘bao vệ, chăm sóc đặc biết, ké cả bảo vệ thích hợp về mặt pháp ly trước cũng,

như sau khí ra đời" Bộ luật hình sự hiện hành đã xây dựng một chương riêng

quy định đường lỗi xử lý đổi với người dưới 18 tuỗi phạm tội Quy định nảydua trên cơ sử phân tích về tâm, sinh ly đổi với người dưới 18 tuổi Đây lả đối

Trang 10

tượng chưa phát triển đây đủ về hat cũng như tâm, sinh ly, ho bị han chế.

về trình đô nhân thức cũng như vé kinh nghiêm sống, thiếu những điều kiên

vẻ ban lĩnh, tu lâp, khả năng tự kiêm chế chưa cao nên họ dễ tị kích động, dé

‘i lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mao hiểm Do đó, pháp luật hình sự

Viet Nam đã đất ra những nguyên tắc riếng khi xử lý hảnh vi phạm tôi của người đưới 18 tuổi, đó là những nguyên tắc cơ ban có tính chat chi dao, xuyên

suốt trong quả trình khí xử lý người đưới 18 tuỗi phạm tôi cũng như phân loạimức độ phải chịu trách nhiệm hình sự của từng lửa tuổi Theo đó, người dưới

18 tuổi ngay cả khi trở thành chủ thể của tôi pham thì việc bảo vệ các quyển

và lợi ích của ho cũng được tôn trong và đặt lên hang đâu, lầy muc đích xử lýgiáo dục, phòng ngửa là chính, làm sao để các em có thé quay lại trở thành

công dan có ích

Tuy nhiên, trước tình trang chung hiện nay, tội phạm có zu hướng trẻ

‘hoa, tội phạm do người dưới 18 tuổi ngày cảng điển biển phức tạp và gia tăng

Theo báo cáo của của Cục Cảnh sát Hình sự, hang năm các cơ quan thi hảnh pháp luật bắt giữ, truy tổ hơn 115 nghìn người, trong đó có 16 - 18 nghìn trẻ

vi thành niên, chiếm 15-18%.

Thực tiễn cho thay, một số quy định về nguyên tắc xt lý người đưới 18tuổi phạm tội còn chưa cụ thé

các cơ quan tiến hành tổ tụng chưa thông nhất và triệt

đến việc áp dung các nguyên tắc nay của

như việc áp dung

miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt đổi với người dưới 18 tuổi phạm

tôi, tỉnh trang áp dụng hình phat ti có thời hạn đổi với người chưa thành niền

con phổ biển Do đó, nhằm bảo dim thực hiện triệt để các nguyên tắc xử lyngười dưới 18 tuổi phạm tội, thời gian qua, trên sách bao pháp lý và các côngtrình nghiên cửu đã viết nhiễu về người đưới 18 tuổi phạm tôi, ở việc phân.tích tinh hình tôi phạm do người đưới 18 tuổi phạm tôi và những giai phápđầu tranh, phòng ngừa hoặc ở các khia cạnh khác như trách nhiệm hình sự của

Trang 11

người dưới 18 tuỗi phạm tội, các hình phat và biện pháp tư pháp áp dụng đổi

với người đưới 18 tuổi phạm tội má chưa có một công trình nào di sâu vào nghiên cứu riếng biết, độc lập va dưới góc đô pháp lý hình sự - chuyến để vẻ

các nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tôi trong luật hinh sự Việt Nam.'Vi những lý do trên, tôi quyết định lựa chon để tai "Nguyên tắc xử lý đốivới người dưới 18 tuổi phạm tôi theo quy định của Bộ luật Hình sự năm2015" để làm luận văn thạc đ luật học cia mình

2 Tinh hình nghiên cứu đề tài

"Thời gian qua, ở các mức đô khác nhau đã có một số công trình khoa hoc

đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến dé tài này hoặc xem xét nỏ trong tương

quan là một phân, mục trong các giáo trình, sich chuyên khảo, bình luân hoặc

đề cập chung khi nghiên cứu vẫn để trách nhiém hình sự đối với người dưới

18 tuổi pham tội hay van để quyết định hình phạt hay dưới góc độ tôi phạm

học - phòng ngừa tôi phạm do đối tượng đặc thù nay thực hiện.

"Trước hết, về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công tình sau: 1) PGS.TS Trinh Quốc Toản, "Chương XVII - Những đặc thủ vẻ trách

nhiệm hình sư đối với người chưa thành niên phạm tôi", Giáo trình Luật hình

sự Việt Nam (Phân chung), Nzb Dai học Quốc Gia Hà Nội, (Tập thé tác giả

do GS TSKH Lê Cém chủ biên), 2) TS Hoang Văn Hùng, "Chương XVI Trách nhiệm hình sự đổi với người chưa thanh niền pham tội", Giáo trình luật

-"hình sự Viết Nam, Nab Công an nhân dân, Hà Nội, (tap thể tác giả do GS TSNguyễn Ngoc Hòa chủ biên); 3) PGS.TS Trần Đình Nhã, "Chương XXIV -

Trách nhiệm hình sự đổi với người chưa thanh niên pham tôi", Giáo trình luật

"hình sự Viết Nam, Nab Công an nhân dân, Hà Nội, (tap thể tác giả do GS TS'Võ Khanh Vinh chủ biến), 4) GS TS Nguyễn Xuân Yêm, "Chương 27 -

Phong ngừa các tôi pham do người chưa thảnh niên gây ra", Tôi phạm học hiện đại va phông ngửa tôi phạm, Nzb Công an nhân dân, Ha Nội, 5) ThS.

Trang 12

Trinh Đình Thể, Ap dung chỉnh sách hình sự đổi với người chưa thảnh niên

pham tội, Nab Tw pháp, Hà Nội, 6) TS Vũ Đức Khién, Bui Hữu Hùng, Pham

Xuân Chiến, Đố Văn Han, Trần Phản, Phòng ngừa người chưa thảnh niên pham tôi, Nab Pháp lý, Hà Nội,

Dưới góc 46 khoa học cho thấy mới có một số công trinh ỡ cấp độ luận văn thạc sf luật học nhưng đưới khia cạnh pháp lý hình sự hoc tôi pham hoc hay xem sét nôi dung vấn để trong tương quan với nhiễu nội dung khác như

quyết định hình phạt, trách nhiệm hình sự người đưới 18 tuổi 1) Dao ThịNga, Quyết định hình phạt đôi với người chưa thánh niên phạm tội, Luận văn

thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, 2) Trén Văn Dũng, Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tôi trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội

Các công trình nghiên cứu trên đều lam sáng tỏ đặc điểm của các nguyên.tắc xử lý người đưới 18 tuổi phạm tội, khái miệm hay bản chất, vai trò củanguyên tắc này đổi với đời sông x4 hội, cơ sở khoa học để ban hành các chếđịnh xử ly Trong thực tiễn áp dung chế định nay, các công trình nghiên cứu

đđêu thống nhất đánh giá rằng hoạt động áp dụng pháp luật đã đạt được nhiều thành quả to lớn, góp phân quan trọng vào việc dau tranh phòng, chống tôi phạm Không chỉ thé, các công tình còn để xuất các giải pháp hoàn thiện pháp

luật về nguyên tắc xử lý người đưới 18 tudi pham tội, nâng cao hiệu quả ápdung pháp luật Day có thé coi là những bước hoan thiện cho việc phát triểnuật pháp Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu nêu trên vẫn chưa đi sâu vảlâm rõ những van dé thực trạng người đưới 18 tuổi phạm tội vả nguyên nhân từ

quy đính pháp luật cũng như từ góc đô áp dụng pháp luật trong xử lý tội phạm

chưa thành niên vẫn chưa thực sự hiệu quả Đây là van dé ma Luân văn nảy sẽtiếp tục di sâu để tìm hiểu những thiểu sót va giải pháp khắc phục để có thékhiến các nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội hoàn thiện hơn

Trang 13

3 Mục đích va nhiệm vụ nghiên cứu.

- Lam sáng té thực trạng người chưa thành nién phạm tôi, những bat cập

và nguyên nhân của những bắt cép trong các nguyên tắc xử lý đổi với ngườiđưới 18 tuổi phạm tôi dưới góc độ lý luận vả thực tiễn

- Để xuất những kiến nghị hoản thiện quy định pháp luật hình sự vẻ

nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tôi, cũng như đưa ra các giải phápnhằm đâm bão áp dung đúng các nguyên tắc đó trong thực tiễn

32 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Đổ đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, dé tài có nhiệm vụ nghiên

cứnlà

~ Phan tích thực trang quy định pháp luật hình sự hiện hành vẻ nguyên tắc

xử lý đổi với người dưới 18 tuổi phạm tôi,

~ Phan tích thực trang áp đụng pháp luật hình sự hiện hành về nguyên tắc

xử lý đối với người đưới 18 tuổi phạm tội, qua đó nêu rõ những bat cập, hạn

chế và nguyên nhân của những bắt cập, hạn chế đó.

~ Nghiên cứu và để xuất những kiến nghị hon thiên pháp luật hình sự về

nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cũng như đưa ra nhữnggiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc xử lý đối với ngườiđưới 18 tuổi phạm tôi

4 Đối trong và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối trợng nghiên cứu.

Trang 14

LA các quy đính của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về nguyêntắc xử lý đổi với người đưới 18 tuổi phạm tội vả thực tiễn áp dung các

nguyên tắc này.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

~ Về nội dung, để tai nghiên cứu những van dé cơ bản về các nguyên tắc

xử lý người đưới 18 tuổi pham tội như sau: Một số van đề lý luận chung vềngười đưới 18 tuổi pham tôi, Khái quát lịch sử hình thành vả phát triển củacác nguyên tắc xử lý đối với người đưới 18 tudi phạm tội trong lịch sử pháp

luật hình sự Việt Nam, Nghiên cứu phân tích một sé quy định tương tự cia

pháp luật quốc tế và pháp luật hình sự một số nước trên thé giới; Phân tíchquy định của BLHS 2015 về các nguyên tắc xử lý người dui 18 tuổi phạm

tôi, đánh giá thực tiến áp dung và rút ra những tôn tai, hạn chế, Để xuất một

số kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam cũng như các giễi pháp

đâm bảo thi hành các nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuỗi phạm tôi

~ Vé thời gian, dé tải nghiên cứu việc áp dụng quy đính pháp luật hình sự

‘Viet Nam về nguyên tắc xử lý đổi với người dưới 18 tuổi phạm tôi giai đoạn

2018-2021

-_ Vê không gian, dé tải nghiên cứu thực tiễn ap dụng nguyên tắc xử ly đổivới người đưới 18 tuổi phạm tội va viện dẫn một số vu án hình sự đã giải

quyết trên địa bản cả nước.

5 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu.

51 Phương pháp luận

Co sở phương pháp luân của luận văn la hệ théng các quan điểm của chủ

nghĩa Mác - Lénin và tư tưỡng Hỗ Chi Minh vé hình phạt và cãi tạo con

người, Các quan điểm của Đăng Công Sản Việt Nam về pháp luật nói chung,chính sách hình sư nói riêng, đặc biết là các quan điểm về giáo dục, phòngngừa tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện

Trang 15

Các phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn lả- Phương

pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp logic, phương pháp ting

‘hop trong quá trình nghiên cứu, học viên cũng nghiên cứu một số bản án

đã tuyên đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nghiền cửu sé liệu thống Kê về

áp dụng nguyên tắc xử lý đổi với người dưới 18 tuổi phạm tội va tham khảo ýkiến của các chuyên gia lam công tác thực tiễn để đưa ra những kiến nghị

khoa học nhằm nâng cao hiệu quả áp dung nguyên tắc xử lý đối với người

đưới 18 tuổi phạm tôi

6 Ýnghĩa cia luậnyăn

Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thông cả vẻ mắt lý luận và thực tiếncác vin để có liên quan đền nguyên tắc xử lý d6i với người đưới 18 tuổi phạmtội, luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sau:

-_ Thứ nhất, góp phân dim bao sự nhân thức thông nhất giữa các quy định

có liên quan dén nguyên tắc xử lý đôi với người đưới 18 tuổi pham tôi; làm rõ

‘hon những van để lý luận và thực tiễn liên quan đến khải niệm người dưới 18tuổi phạm tội trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật hình sự Việt

‘Nam; lam rõ những đặc điểm cơ bản của người đưới 18 tuổi phạm tội, phân

tích rõ những van để lý luận chung vẻ nguyên tắc xử lý đối với người đưới 18

tuổi phạm tội cũng như quy định của pháp luật hình sự hiện hành về nguyên.tắc xử lý đổi với người dưới 18 tuổi phạm tội

~ _ Thứ hai, phân tích ré các thông số về dién bién của tình hình tội phạm dongười đưới 18 tuổi thực hiện Phân tích những thảnh công đã đạt được cũngnhư vướng mắc còn tồn tại qua việc đánh giá vẻ thực tiễn áp dụng nguyên tắc

xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tôi để đưa ra những giải pháp khắcphục Chỉ ra được những mâu thuẫn, bat cập của các quy định hiện hành vềnguyên tắc xử lý doi với người đưới 18 tuổi pham tội, chỉ ra các sai sót trong

Trang 16

quá trinh ap dụng các quy định đó cũng như đưa ra nguyên nhân để tìm giải

pháp khắc phục.

-_ Thứ ba, luân văn xác đính nguyên nhân dẫn đến các vướng mắc cn tốntại trong thực tiễn áp dung nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạmtội và để xuất các yêu câu, giải pháp cụ thể nhằm hoản thiện các quy định củapháp luật hình sự Việt Nam về nguyên tắc xử lý đối với người đưới 18 tuổi

pham tối, các kién nghị nâng cao năng lực đối ngũ cán bô lam công tac xét xử

người đưới 18 tuổi phạm tội

-_ Thứ tư, ngoài ra, luận văn là tả liệu tham khảo cho những người nghiền

cứu, học tập, những người làm công tác thực tiễn liên quan dén người đưới 18tuổi phạm tôi, cũng như độc giả có quan tâm tới Tinh vực nghiên cứu này

Chương 2 Quy đính của BLHS năm 2015 về nguyên tắc xử lý đổi với

người đưới 18 tuổi phạm tội va thực tiễn áp đụng

Chương 3 Quan điểm, nội dung hoàn thiện và những giải pháp nâng caohiệu quả áp dung nguyên tắc xử lý đổi với người dưới 18 tuổi phạm tội trong

BLHS năm 2015

Trang 17

MOT SO VAN DE CHUNG VE NGUYEN TAC XỬ LÝ ĐỐI VỚI.

NGƯỜI DƯỚI 18 TUÔI PHAM TOIT

111 Một số van đề ly luận chung về nguyên tắc xử lý đối với người dưới.

ý người dưới 18 trôi

18 tuổi phạm tôi, các hình phat và các biện pháp tư pháp cân áp dung đổi vớingười dưới 18 tuổi phạm tôi, các chế định khác liên quan đến van để tráchnhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi pham tôi Sở di phãi có các quy địnhiêng vé trách nhiệm hình sự của người đưới 18 tuổi khí họ phạm tôi vi đây là

đổi tượng cân được bão vé theo Luật chấm sóc va giáo dục trẻ em Bên cạnh

đó đặc điểm tâm sinh ly của lứa tuổi nay cũng rat đặc biệt Các em dang trongquá trình phát triển cã về sinh lí, tâm li vả ý thức Có thể nói, lứa tudi đưới 18tuổi là giai đoạn phát triển về mặt sinh học nhưng lại thiéu cân đổi về mặt trítuệ, đã dẫn đến tinh trạng mắt cân bằng tạm thời trong căm xúc Có không ittrường hop, do xuất phát từ những mâu thuẫn nhõ, nhưng không kiểm chếđược sự nóng giên qua khích mã người dưới 18 tuổi đã pham phải hành độngsei lầm, thêm chi l thực hiên hành vi phạm tội Tim hiểu, khám pha cái mới1ä một trong những nhu cẩu của các em ở lứa tuổi nay Tuy vay, sư tỏ mò vàkhám phá cái mới cũng có thé trở thảnh một trong những nguyên nhân dan tới

‘hanh vi phạm tội của các em , nêu các em thiểu sư hướng dẫn, kiểm tra, giám

sat cia gia định, xã hội, không tư chủ được bản than và không phân biệt được

phải trái, đúng sai Chỉ khi được giã thích, phân tích thi các em mới hiểu rằng

hành vi của mình lá phạm tôi.

Trang 18

quyết van dé trách nhiệm hình sự của người đưới 18 tuổi phạm tôi phải căn cứ

trước hết vào các quy đính của Chương XII Phẩn chung BLHS năm 2015, đẳng thời cũng phải vận dung các quy định khác của BLHS như Cơ sỡ cia TNHS, các nguyên tắc xử lý, những quy định vẻ tội phạm và hình phạt, vẻ các hiên pháp tư pháp, quyết định hình phat, song khi van dụng các quy định đó thì không được trái với những quy định của Chương XII của BLHS,

Khi đã có hành vi vi phạm pháp luật hình sự thì đổi tượng đó bi coi là người phạm tôi nên họ phải bị xử lý vẻ hình sự, cén phải áp dụng những quy

định đối với người pham tôi Tuy nhiên, người dưới 18 tuổi lại là đối tương,

đặc biệt mà theo quy định của Luật chăm sóc và bảo vệ tré em ho phải được

bảo vệ Chính vi vay những quy định tréi với các quy định tai điều 90 dén 107

BLHS sé không được áp dung.

1.1.2 Nguyên tắc xử lý người đưới 18 tuổi phạm tội theo BLHS 2015BLHS 2015 quy định các nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội

tai điều 91

“Điêu 91 Nguyên tắc xứ bj đôi với người dưới 18 tuôi phạm tội

1 Vide xử if người đưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đấm lợi ích tốt nhấtcủa người đưới 18 tuỗi và cimi yếu nhằm mục dich giáo đục, ghip đỡ họ sửa.chữa sai lắm phát triễn lành manh, trở thành công đân có ích cho xã lội

Vite xử i} người dust 18 tudt phạm tôi phải căn cứ vào độ tiỗi, kind

năng nhân thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạmTôi, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm

Trang 19

2 Người dưới 18 tudt phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây

và cô nhiều tinh tiết giảm nhẹ, tự nguyên khắc phục phân lon hậu quả, nễu

*hông thuộc trường hop quy định tại Điều 29 cũa Bộ luật này, thì có thé đượcmẫn trách nhiềm hình sự và áp dung một trong các biên pháp qng dinh tại

Mic 2 Chương này:

a) Người từ dit 16 tudi dén dưới 18 tudt phạm tội it ngiiêm trọng phamTôi nghiêm trong trôi pham quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249,

250, 251 và 252 cũa Bộ luật ney

b) Người từ aii 14 tuỗi đến đưới 16 tuỗi pham tội rat nghiêm trong quyđịnh tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy đình tại các điều

123 184 141 142, 144 150 151, 168, 171, 248, 249, 250 251 và 252 của B6 luật này,

c) Người đưới 18 tudt là người đồng phạm có vai trò không đáng kế

trong vụ dn

3 Vibe tray củ trách nhiệm hình sự người đưới 18 tudi pham tôi chỉtrong trường hợp cần thiét và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thâncủa ho, tỉnh chất nguy hiễm cho xã hội của hành vi pham tôi và yêu cầu của

Việc phòng ngừa tội phạm.

4 Kni xét xử: Tòa án chi áp đụng hình phạt đối với người đưới 18 tudiphạm tội néu xét thấy việc mién trách nhiệm hình sự và áp dung một trong

các biện pháp qn định tại Muc 2 hoặc việc áp ching biên pháp giáo duc tai trường giáo dưỡng quy đinh tại Mục 3 Chương nàp Không bảo aim hiệu quả giáo đúc, phòng ngừa.

5 Không xứ phạt tit chung thân hoặc từ hình đổi với người dưới 18 tuỗi

phạm tôi

Trang 20

6 Téa án chỉ áp chung hình phạt th có thời han đối với người dưới 18tuổi phạm tôt kì xét thấp các hình phạt và biện pháp giáo due khác Rhông có

tác ching răn de phòng ngừa.

“Khi xữphat th cô thời han, Téa án cho người đưới 18 tudi pham tội được

“Tưởng mức dn nhẹ hơn mức dn áp dung đối với người đủ 18 tỗi trở lên phạmTội tương mg và với thời hạn thích hợp ngắn nhất

“Không áp chung hình phat bỗ sung đối với người dưới 18 tudt pham tôi

7 Án đã tuyén đối với người chưa đủ 16 tuỗi phạm tôi thi không tinh

đỗ xác định tái pham hoặc tái phạm nguy iiễm

1.1.3 Ý nghĩa của việc quy định nguyên tắc xứ lý đôi với người dưới

18 tuôi phạm tội

Tir những nghiên cửu về khái niệm các nguyên tắc xử lý người dưới 18

tuổi pham tội và các đặc điểm của nó, có thể nhận thay việc quy định cácnguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội trong luật hình sự Việt Nam cónhững ý nghĩa chính trị, xã hội, đạo đức va thực tiễn rat to lớn:

-_ Việc quy định các nguyên tắc xử lý người đưới 18 tuổi pham tội thể hiện

sự minh chứng rõ rằng pháp luật hình sự Việt Nam được xây đựng trên triết

ý, tư tưởng nhân đạo của dân tộc co sự kế thừa nên ting các từ tưởng pháp lý

tiến bô của nên văn minh nhân loại Nó thể hiền nguyén tắc công bằng, nhânđạo và nhằm mục đích giáo dục phòng ngừa đổi với người dưới 18 tuổi - lànhóm nhân khẩu đặc biệt cân quan tâm, bao vệ

~_ Việc quy định các nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội dua trênnhững cơ sở khoa hoc - thực tiễn khách quan, có căn cứ và dim bao sự thuyếtphục chính là điều kiện chủ yếu va cân thiết ma nêu như thiểu nó thì việc dautranh, phòng ngừa với loại tội pham người đưới 18 tuổi sẽ không thảnh công

Bởi vay nó là kim chỉ nam, là soi chi xuyên suốt cho cơ quan tiến hành tổ

tụng căn cứ vảo đó để có cách giải quyết vụ án có người đưới 18 tuổi phạm

Trang 21

tôi một cách công minh, có căn cứ, đảm bảo việc giáo dục, phòng ngừa đổi

với người dưới 18 tuổi

~_ Xuit phát từ những đôi hõi cắp bách của thực tiễn zã hội nói chung, thựctiễn lập pháp và áp dụng pháp luật hình sự ỡ nước ta Trải qua hơn ba thập kỹ

kế từ khi BLHS đầu tiên của nước việt Nam thống nhất được ban hành(BLHS năm 1985), nha nước ta đã tiến hành pháp điển hoa lẳn hai BLHS vớiviệc hoàn thiện các nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tôi đã đáp ứngđược nhu câu của thực tiễn, phủ hợp với các quan hệ xã hội

Như vậy, những điểm đã nêu trên không chỉ nói lên vai trò quan trongcủa các nguyên tắc xt lý hình sự về người dưới 18 tuổi én phạm tội trong việc

đầu tranh phòng ngừa tôi pham ma còn là luân chứng cho việc nghiên cửu các

nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuỗi pham tội trong giai đoạn xây dựng Nha

nước pháp quyền ở Việt Nam.

1.2 Lich sử lập pháp hình sự Việt Nam từ Sau Cách mạng Tháng Tám.

năm 1945 đến trước khí ban ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuôi phạm tội

1.2.1 Giai đoạn tie san Cách mang thing Tám năm 1945 đến trước khi

ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985

"Từ sau Cách mang tháng Tám thành công đến trước khí ban hành BLHS

năm 1985 ta thời kỹ Nha nước Việt Nam dân chủ công hòa mã sau nảy là Nhà nước Công hòa sã hội chủ nghĩa việt Nam vừa phải tiến hành hai cuộc kháng

chiến trường kỷ nhdm bảo vệ độc lập dân tôc, vita phải tiến hành công cuộc

xây dựng đất nước Trong tỉnh hình ấy, công tác xây dựng pháp luật nói chung, cũng như pháp luật hình sự nói riêng, đặc biệt là quy đính vẻ các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tôi trong luật hình sự côn nhiều

hạn chế Hau hết các quy định vé các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên

pham tôi không được tập hợp một cách có hệ thông, ma nằm rãi rác ở các văn

Trang 22

‘ban pháp luật khác nhau Thâm chí vẫn để các nguyên tắc xử lý người chưa

thành niên phạm tội thường được để cập trong các bảo cáo tổng kết có tinhthưởng dẫn nghiệp vụ chuyên môn ngành tòa án

Các quy định của pháp luật hình sự trong thời kỳ nay có những đặc trưng chủ yéu sau đây:

~_ Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, pháp luật của thời kỳ nảy quy định.người chưa thảnh niên lả chưa đủ 18 tuổi, tuổi chịu trách nhiệm hình sự lả từ

14 tuổi đến 18 tuổi Tại báo cáo tổng kết công tác 4 năm (1965-1968) củaTAND tối cao đã xác định: “Về nguyên tắc, từ đã 14 tudi tron trở lên coi là có

‘rach nhiệm về mặt hình sự Nói chung đối với lửa tuổi từ 14 đến 16 thì chỉ bitruy tổ, xét xử trong những trường hợp phạm các tội nghiêm trọng như giếtngười, cướp của, hiếp dâm, Riêng về hiếp dâm nói chung vẫn chủ yêu lảgiáo đục và cũng chỉ nên truy tô, xét xử trong trường hợp nghiêm trong Đồi.với lửa tuổi từ 16 đến 18 tuổi, nếu hảnh vi phạm pháp có tính chất tương đối

nghiêm trọng, nói chung cần xét xử, nhưng so với người lớn cân xử nhẹ hon.”

Hướng dẫn trên đã xác định tuổi chiu TNHS là 14 tuổi Dưới độ tuổinay, người chưa thảnh niên di thực hiện hành vi nguy hiểm đến mây cũng

không bị coi là người phạm tội

Điểm tién bộ trong luật hình sự thời kỷ may là đã xác định độ tuổi 14 là

độ tuổi bắt đầu chịu TNHS, nhưng không phải moi trường hợp tir đủ 14 tuổi

trở lên thực hiên hành vi bi là tội pham đều bị đưa ra xét xử mả "đổi với lửa

tuổi từ 14 đến 16 thi chỉ bị truy tổ, xét xử trong những trường hợp phạm cáctôi nghiêm trong”! Khi hướng dẫn đường lối xét xử đối với một số tôi phạm.

cụ thể TAND tôi cao đã khẳng định đổi với những người từ đủ 14 tuổi dén 16tuổi, chỉ nên truy tố trong những trường hop phạm tôi nghiêm trọng như giếtngười, cướp của, hiếp dâm, riêng vé hiếp dâm vẫn chủ yêu là giáo duc va

"Tel án nhân dân tối eae (2000), Tập hệ thẳng hoá lust é v hình sự, Hà Nội tr 16

Trang 23

cũng chi truy tố trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng Còn đối với

‘ita tuổi tir 16 tuổi đến 18 tuổi chỉ được xử lý hình sự nêu hành vi phạm pháp

có tinh chất tương đổi nghiêm trong, Có thé thay rang, trong thời kỷ nay pháp.luật đã có sự phân hóa từng giai đoạn độ tuổi chiu TNHS của người chưa

thành niên gắn với mức độ nghiềm trọng của từng loại tôi phạm.

~ Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội được quy định trong

thời kỹ này là TNHS có tính chất giảm nhẹ va có mục đích giao duc là chính.

Điểm tiến bô vượt bậc của luật hình sự thời kỳ nay là việc áp dụng nguyên tắc

xử lý người chưa thành niên phạm tội có tính chất giảm nhe dua trên sư đánh giá về mức độ nhận thức của bản thân người chưa thành niên vẻ tính chất

nguy hiểm cho xã hội của hành vi ma ho thực hiện Đổi với hảnh vi hiếp dâm,chủ thể đang ở độ tuổi day thi, ho không thay hết mức độ nguy hiểm của hanhvvi phạm tôi thì không nhất thiết phải áp dụng hình phạt mà có thé áp dụng

những biện pháp có tinh chất giáo dục.

-_ Việc xử lý người chưa thành niền phạm tôi phải căn cứ vào trình đồ nhận thức, hoàn cảnh phạm tội và nhân thân của các em Trên cơ sỡ cân nhắc sự

phát triển về thể chất, khả năng nhận thức và các yéu tổ tâm sinh lý, TAND.tối cao đã hướng dẫn: “Vide xứ phạt nhiều hay it là tùy thuộc ở trinh độ nhậnThức và trang that tâm sinh I của người chưa thành niễn dén mie độ nàođược thé hiện nói chung qua các lứa tuổi cao thắp khác nhau, ở hoàn cảnh:phạm pháp, ở tính chất nguy hiém nhiều hay it của hành vi phạm tội và củanhiên thân người phạm tội ofing nhe yêu cầu cũa tình hình chug?

Mặc dù còn nhiêu han chế nhưng luật hình sự nói riêng cũng như phápuất hình sự nói chung của thời kỳ nay đã quy định một cách khá cụ thé những,nguyên tắc zử lý người chưa thành niên phạm tôi như vấn dé độ tuổi chịu

TNHS, mục đích xử lý người chưa thành niên pham tội (chủ yếu mang tính

7 Tod án nhân dân thi cao (200), Tập hệ trắng hoá lat lé về ình sự, Hà Nội, tr 8.

Trang 24

giáo dục, phòng ngừa), các nguyên tắc xử lý và giảm nhẹ TNHS đối vớingười chưa thánh niên phạm tội Những quy định nảy la tiễn để cho việc xâyđựng nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội thống nhất, cụ thể cho

‘hai lần pháp điển hóa BLHS

12.2 Giai đoạn từ nitm 1985 dén trước khi ban hành Bộ luật Hình ste

năm 1999

BLHS năm 1985 ra đời trong hoàn cảnh đất nước đã thông nhất, cả nước.

đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Trước tỉnh hình đó, đồi hỗi chúng ta phải có

một BLHS hoàn chỉnh để đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ cach mang mới

là “xây dựng chủ nghĩa xã hội va bao vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ ngiấa” (Léi nói đâu, BLHS năm 1985), Thực tiễn của công tác xây dưng

và áp dụng pháp luật hình sự nói chung, cũng như quy định vẻ các nguyên tắc

xử lý người chưa thành niên pham tôi nói riêng, từ khi Cách mang tháng Tam thành công cho đến trước khi ban hành BLHS năm 1985, cho thấy: Các văn

ân pháp luật hình sự do chính quyển cách mang ban hanh trước đó thường chi là những văn bản riêng lẽ, quy định một nhóm tội hoc trong một lĩnh vực

cụ thể náo đó,

Ngày 27/6/1985, Bộ luật hình sự năm 1985 đã được Quốc hội nước Công hoa zã hội chủ ngiĩa Việt Nam, tại kỳ hop thứ 9 Quốc hội khóa VI chính thức thông qua Dang và Nha nước đã giảnh một sự quan têm lớn cho

công tác chăm sóc thiếu niên nhỉ đẳng, đặc biết là lứa tuổi thanh niên Trên

tinh than đó, BLHS năm 1985 đã giành một chương quy đính về người chưa thành niên phạm tội trong đó có các nguyên tắc xử lý người chưa thành niền

phạm tôi có thé rút ra một số đặc điểm sau đây:

-_ Thứ nhất, lên đâu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự ở nước ta, các quy định về người chưa thành niên phạm tội được quy định đây đủ trong một chương hoàn chỉnh (Chương VID) Đây được coi la một chương đặc thù vi đối

Trang 25

tượng ap dụng các quy định nay lả người chưa thảnh niên phạm tôi Hơn nữa,

BLHS năm 1985 còn thể hiện thống nhất một nguyên tắc chung là: Người

chưa thành niên phạm tôi phải chiu TNHŠ theo những quy đính của chương

nay, đồng thời theo những quy tắc khác của Phan chung Bộ luật không trái

với những quy định của chương này Điễu này có nghĩa khí áp dung các

nguyên tắc sử lý người chưa thành niên phạm tôi, các cơ quan chức năng phảilấy quy định của chương nay dé ưu tiên áp dụng, đồng thời vận dụng các quy

định khác thuộc phan chung nhưng phải không tréi với quy định của chương nay, nêu trải thì không được ap dung

- Thứ hai, tuổi chu TNHS cũng được các nhà lập pháp hình sự thời kỳnay quy định một cách cu thé Điều 58 BLHS năm 1985 đã quy định: "Người

từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chiu TNHS về những tôinghiêm trong do cô ý, và người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chiu TNHS về moi

tôi phạm”, Theo điều 8 khoản 2 BLHS năm 1985 thì: "Tội phạm nghiêm trọng là tôi phạm gây ra nguy hai lớn cho xã hội ma mức cao nhất cia khung hình phat đối với tôi ay la trên 5 năm tù, tù chung thân hoặc tit hình Những tôi pham khác là tôi pham ít nghiêm trong” Như vậy, điều luật quy định phân hóa trách nhiệm hình sự đổi với người chưa thành niên Nêu người chưa thánh

niên phạm tôi là người đã đủ 16 tuổi trở lên thi họ phải chiu TNHS về moithành vi phạm tội ma họ thực hiện Nêu ho 1a người từ đủ 14 đến 16 tuổi thi

chi phải chịu TNHS khi tội ma họ thực hiện là tội nghiêm trong về được thực

hiện với lỗi cổ ý Còn nêu tội đó là tội ít nghiêm trọng, hoặc lả tội nghiêm

trong nhưng người chưa thánh niên lại thực hiện với lỗi vô ý thì không phải chju trách nhiệm hình sự.

- Thứ ba, BLHS năm 1985 đã quy đính cả một hé thông các nguyên tắc xử

ý đối với người chưa thành niên phạm tội Điều 59 BLHS năm 1985 quy đính.

Trang 26

lành manh va trở thành công dân có ích cho zã hội.

Trong mọi trường hợp diéu tra, truy tố, xét xử hanh vi phạm tội của.người chưa thành niên, các cơ quan nha nước có thẩm quyển phải xác địnhkhả năng nhận thức của họ vẻ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi

pham tôi, nguyên nhân và điều kiện xảy ra pham tội.

Nguyên tắc trên thể hiện quan điểm nhân đạo của Dang va Nha nước ta,đổi với người chưa thành niên, mục dich của hình phạt không phải là để trừngtrị họ ma để giáo duc, cải tạo ho thảnh công dân có ích Để đạt được mục đích.nay BLHS năm 1985 yêu cầu trong mọi trường hợp diéu tra, truy tổ, xét xử

‘hanh vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nha nước có thẩmquyển phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho 2hội của hành vi phạm tôi, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội pham để từ đóquyết định có cn áp dụng hình phat hay có thé áp dụng biên pháp giáo duc

khác Khi quyết định vẫn đề nay cân quán triệt nguyên tắc giáo đục là chính

+ Nguyên tắc thú 2: Đỗi với người chưa thành niên phạm tôi, Viênkiểm sát và Toa án chủ yếu áp dung những biện pháp giáo dục, phòng ngừa,

ia đính, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tham gia tích cực vao việc thực hiện những biện pháp ấy.

BLHS năm 1985 đã chỉ rõ Viện kiểm sát va Téa an chủ yếu áp dung biện

pháp giáo dục, phòng ngừa đối với người chưa thành niên, coi mặt công tác nay là chính yêu trong đầu tranh phòng chồng tôi phạm lả người chưa thành

niên Nguyên tắc này cũng xác định trách nhiệm cia cơ quan nha nước, tổ

chức sã hội trong việc tham gia tich cực vào việc thực hiện những biện pháp

Trang 27

có tinh chất giáo dục, phòng ngừa người chưa thành niên phạm tôi Coi việc giúp đổ, giáo dục người chưa thánh niên phạm tội là trách nhiệm của toàn 2 hội chứ không chỉ cỏ các cơ quan tiễn hành tổ tung, bởi có sự chung sức của

toản xã hội sẽ tạo cho trẻ em một môi trường phát triển lành mạnh, giúp các

em nhanh chóng tự hoàn thiên bản thân va tré lại công đồng

+ Nguyên tắc tint ba: Viện kiểm sát có thể quyết định miễn truy cứu

TNHS người chưa thành niên phạm tội nếu người đó pham tôi it nghiêm trong, gây hại không lớn, có nhiêu tình tiết giảm nhe và nên được gia đính và

tỗ chức x4 hội nhận trách nhiệm giám sát, giáo dục

Chi đưa người chưa thành niên pham tội ra sét xử và áp dụng hình phat đổi với ho trong trường hợp cân thiết, căn cử vao tính chất nghiêm trọng của

hành vi phạm tôi, vào những đặc điểm vẻ nhân thân và yêu câu của việc

phòng ngừa

Nguyên tắc nay cho phép viện kiểm sát có quyển miễn truy cứu trách

nhiệm hình sư người chưa thành niên phạm tôi nếu người đó pham tội ít

nghiêm trong, gây hại không lớn, có nhiều tinh tiết giảm nhẹ và néu được giainh hoặc một tổ chức xã hội nhận trách nhiệm giám sát, giáo duc Ngườiphạm tội nói chung cũng có thé được miễn trách nhiệm hình sự nhưng chỉ

trong những trường hop đặc biết Đối với người chưa thánh niên phạm tội,

điều kiện để có thé được mién trách nhiệm hình sự thap hơn so với điều kiện.miễn trách nhiệm hình sự đổi với người pham tội nói chung Với chức năng

vả nhiệm vụ thực hành quyên công tổ va kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong hoạt động tư pháp của viện kiểm sát, việc quy định viện kiểm sat cóquyên quyết định miễn truy cứu TNHS nêu trên vừa dam bảo việc miễn truy

cứu TNHS là đúng pháp luật, vita đầm bảo tính kịp thời ngay cả trong giai đoạn điều tra, trảnh cho việc người chưa thành niên phai tham gia nhiéu hoạt

động tô tụng, anh hưởng đền tâm lý các em

Trang 28

Người chưa thành niên phạm tội chỉ được đưa ra xét xử trong những trường hợp cẩn thiết, đánh giá là cần thiết hay không on thiết phụ thuộc vào

các yếu tổ, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,

những đặc điểm phụ thuộc vé nhân thân của người phạm tôi và yêu cầu của việc phòng ngửa tôi phạm Việc quy đính nay tránh cho người chưa thành niên mặc cảm vé hảnh vi phạm tôi của minh, giúp các em nhanh chóng hoa nhập vả tu cải tạo ban thân, bởi vì một người được coi la có tôi chỉ khi người

đó bị xét xử bằng bản án két tôi có hiệu lực của Toa án, do vậy đổi với trường

hợp không cân thiết và việc giáo dục, cãi tao người chưa thành niên không bi

ảnh hưởng thì không nhất thiết phải đưa họ ra xét xử

+ Nguyén tắc thứ te: Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình người

chưa thành niên phạm tôi Khi phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tôi được hưởng mức án nhe hơn mức án áp dung đối với người chưa thành niên Nguyên tắc này quy định không áp dụng hình phạt tir

hình và tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm tôi Đây là hai hìnhphạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt được quy định trong BLHSthể hiện người pham tội không còn khả năng giáo dục, buộc phải loại bỏ hoặccách ly vĩnh viễn khối zã hội Việc quy định không áp dụng hai hình thức này

đổi với người chưa thành niên phạm tôi, dit họ phạm tôi nghiêm trong thé nao

chang nữa thì mọi trường hợp người chưa thảnh niên phạm tội van có cơ hội

để cãi tao thành người có ích cho xã hội Điều nảy thể hiện nguyên tắc nhân

đao cia pháp luật hình sự hiện dai Đây là một quy định có tính chất tiên bô

niên trong các lan sửa đổi sau nảy, quy định này van được tiếp tục ghi nhận.12.3 Giai đoạn từ nitm 1999 dén trước khi ban hành Bộ luật Hình ste

năm 2015

BLHS 1999 dành riêng một chương (Chương X) quy định về chính sách

xử lý người chưa thành niên phạm tôi, chính sách này được xây dựng dựa trên

Trang 29

đặc điểm đặc thù cia người chưa thành niền là sư hạn chế vẻ nhận thức, do

vây việc xét xử họ chủ yếu nhằm giáo dục, qua đó giúp các em nhận thức được sai kém và tuân thủ quy đính của pháp Những nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 69 BLHS như sau: trong trường hợp điều tra, xét zữ hảnh vi

phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nha nước có thẩm quyềnphải xác định khả năng nhận thức của họ vẻ tính chất nguy hiểm cho xã hộicủa hanh vi pham tôi, nguyên nhân và diéu kiện gây ra tôi phạm Người chưathảnh niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu người đó phạm

tôi không nghiêm trong hoc ít nghiêm trọng, gây hai không lớn, có nhiều

tình tiết giảm nhẹ va được gia đính, cơ quan, tổ chức nhận giám sat giáo duc

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tôi áp dụng hình phạt đối với ho chỉ trong trường hợp cén thiết và phải căn cứ vảo tính

chất của hành vi phạm tội, vào đặc điểm nhân thân vẻ nhân thân va yêu cầucủa việc phòng ngừa tôi phạm Khi xét xử nêu thay không cần thiết ap dunghình phat thi tòa án có thé áp dụng một trong các biện pháp tư pháp thay thé1a giáo duc tai xã phường, thi trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, Đặc biết,

uất hình sự Viết Nam quy định không áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc

từ hình đổi với người chưa thảnh niên phạm tôi, khi xữ phat tù có thời hạn tòa

án cho người chưa thành niên phạm tôi hưởng mức án tù nhe hơn mức án tù

áp dụng đổi người đã thành niên phạm tội tương đương, không áp dụng hình

phat bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tôi, đổi với người tử đũ 14.tuổi đến đưới 16 tuổi không áp dụng hình phạt tiên va án đã tuyên đối vớingười chưa đũ 16 tuổi thi không tinh để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguyhiểm

Bộ luật Hình sự 1999 quy định hai biện pháp tư pháp mang tinh rn đe giáo dục và phòng ngừa là giáo dục tại xã phường, thi trấn hoặc đưa vào trường giáo during Hai biện pháp này áp dụng trong trường hợp người chưa

Trang 30

thánh niên phạm tội it nghiêm trong, tính chất nguy hiểm cho zã hội không

lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ như pham tôi lần đầu, thảnh khẩn khai

‘bao Thực tế xét xử người chưa thành miên phạm tội cũng đã chứng minhsang đây là những biện pháp giao dục có hiệu quả ma không cân áp dụng hìnhphạt Điều 70 BLHS quy đính Téa án có thé áp dụng biên pháp giáo duc tại

xã, phường, thí trấn từ một đến hai năm đổi với người chưa thành niên pham tôi ít nghiêm trong hoặc nghiêm trong, đây không phải là hình phat ma chi là một biên pháp giáo duc thay thé cho biện pháp buộc phải chiu thử thách được quy định trong luật hình sự trước đây Khi thi hành án biện pháp này không bi tach khôi gia định, nhà trường, xã hội, nghĩa vụ của người được giáo duc tai

xã, phường thi trấn phải chấp hành day đủ các nghĩa vu vé học tập, lao đông, tuên thủ các quy đính cia pháp luật dưới sự giám sắt, giáo dục của chính

quyển x4, phường, thị tran vả tổ chức xã hội được Toa án giao trách nhiệm

Biển pháp đưa vao trường giáo dưỡng được áp dụng néu Tòa án thấy tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tôi, do nhân thân và mỗi trường sống cia người phạm tôi không dim bảo cho việc giáo duc tai 2 phường thì việc đưa

hho vào một tổ chức giáo duc chất chế sẽ hiểu quả hơn Thời hạn áp dụng đổi

với hai biển pháp nay la từ một năm đến hai năm Tuy nhiên, nêu người phạm

tôi châp hành tốt va đã thực hiện được 3⁄4 thời hạn thi Tòa án có thể quyết đính.chấm đứt thời han theo để nghị của tổ chức, cơ quan, nha trường được giao

trách nhiêm giám sắt, giao duc.

Bồn loại hình phat được áp dụng đổi với người chưa thành niên pham tội

‘bao gốm: cảnh cáo, phạt tiên, cải tao không giam giữ và tù có thời hạn Trong,

đó cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất, được áp dung đối với người phạm tôi ít

nghiêm trong vả có nhiễu tinh tiết giảm nhẹ chưa đến mức miễn hình phạttheo quy định của pháp luật Phat tiên lan đầu tiên được quy định trong BLHS

năm 1999 va được coi là hình phạt chính đổi với người chưa thành niên phạm.

Trang 31

tội từ đủ 16 tuổi đến đưới 18 tuổi, nếu người đỏ có tải sản hoặc thu nhập

tiếng, mức phạt tién được áp dung đổi với người chưa thành niên pham tội

không qua một phân hai mức tién phat ma điều luật quy định

Cải tạo không giam giữ là hình phạt mang tính nghiêm khắc hơn so với

hình phạt tién, khi áp dụng hình phạt này đổi với người chưa thành nién phạm tôi thi không khẩu trừ thu nhập của họ Thời hạn cãi tạo không giam giữ đối

với người chưa thảnh niên phạm tội không quả một phan hai thời han ma điều

lu quy định

Hình phạt tù có thời han là hình phạt nghiêm khắc nhất trong các hình

phat áp dung đối với người chưa thành niên phạm tôi, hình phat nay buộc người phạm tội phải cách ly khối xã hội trong một thời gian, do vậy luật hình

sư quy định chỉ áp dụng hình phạt nay với người chưa thảnh niên phạm tội

khi that sự cẩn thiết Đối với người tử đủ 16 tuổi đến đưới 18 tuổi khi phạmtôi, nên điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình,

thả mức hình phạt cao nhất được áp dung không quá mười tám năm tù, néu lả

tù có thời hạn thi mức hình phạt cao nhất được áp dung không qua ba phn tư

mức hình phạt tù mã điêu luật quy định Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới

16 tuổi khi pham tội, néu điều luật được áp dụng quy đình hình phat tù chung

thên hoặc tử hình thi nước hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm ti, nếu lả tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phẩn hai mức phat tủ ma điêu luật quy định Như vay, BLHS không áp dụng hình phat tù chung thân và từ hình đôi với người chưa thành niên phạm tội Trong trường hợp người chưa thành niên phạm nhiễu tội, khi

tổng hợp hình phạt nêu tôi năng nhất được thực hiện khi người đó chưa đũ 18tuổi thi hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt tù có thời hạn.cao nhất áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu tôi năng nhất

Trang 32

được thực hiện khi người do đã đủ 18

đôi với người đã thành nién pham tôi.

Chính sách giãm mức hình phat đã tuyên được áp dung cả đổi với người chưa thành niên phạm tôi và người đã thảnh niên pham tội, tuy nhiên đổi với người chưa thành niên phạm tội thi chỉnh sách nảy có nhiễu ưu ái hơn nhằm.

thi hình phạt chung áp đụng như.

đông viên các em thi hành án tốt và tạo điều kiện để các em sớm được trở lạivới cuộc sống bình thường Điền 76 BLHS quy định người chưa thành niên bị

phat cải tạo không giam giữ hoặc phat tù, nếu có nhiễu tiến bô và đã chấp hanh được một phan tư thời han, thi được Toa án xét giảm; riêng đổi với hình

phat tù, mỗi lân có thể giảm đến bón năm nhưng phải bảo dam đã chấp hành it

nhất hai phan năm mức hình phat đã tuyên, trong trường hợp có lập công hoặc

‘bi mắc bệnh hiểm nghèo thì được xét giảm ngay và có thé được xem xét đểmign chấp hành hình phat còn lại Đối với trường hợp bi phạt tiên thi Tòa áncũng có thể giãm hoặc mién chấp hanh phan phạt tién còn lại nếu các em bị

lâm vào hoàn cảnh kinh té đặc biệt khó Khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn,

ôm đau hoặc có lập công lớn.

“Xoá án tích là thủ tục cuỗi cùng của quá trình tổ tung, được áp dung đổi

với những người đã thi hảnh án xong, thời hạn để được xóa án tích được coi

như thời gian thử thách vả người được xéa án tích coi như chưa bị kết án

Thời hạn để được xóa án tích đổi với người chưa thanh niên là một phân hai

thời hạn áp dung đối với người đã thành niên (nữa năm trong trường hợp bi phat cảnh cáo, phạt tiên, cãi tao không giam giữ hoặc phat tù nhưng được hưởng án treo, một năm rưỡi trong trường hop hinh phạt tù đền ba năm, hai năm mudi trong trường hợp hình phạt tù là từ trên ba năm đến mười lãm năm,

ba năm rưỡi trong trường hợp hình phat ti từ trên mười lãm năm) Trong trường hợp áp dụng bién pháp tư pháp giáo duc tại xã, phường, thi tran và đưa

Trang 33

1.3.1 Quy định tương tự của pháp luật hình sự quốc té

Ké tir khi Liên hợp quốc ra đời năm 1945, đặc biệt từ khi B ộ luật quốc tế

vẻ quyền con người (bao gồm Tuyên ngôn thé giới về quyển con người 1948,

Công tước quốc tế về quyền dân sự, chính trị 1966, Công ước quốc tế về các

quyển kinh tế, xã hội và văn hoa 1966), quyển con người đã vượt khôi phạm

‘vi quốc gia trở thanh Luật Quốc tế Bên cạnh đó, ở tat od các quốc gia, từ xưa

đến nay, trẻ em là đổi tượng được quan tâm, chăm sóc đặc biết

pham pháp luật Bởi vậy, Liên hop quắc đã ban hảnh nhiễu văn kiện về tư

cả khi họ vi

pháp người chưa thành niên như Công ước về quyển trễ em năm 1989 cing

với hai Nghỉ định thư không bắt buộc của công ước này (Nghị định thư vẻ "sử dụng tré em trong xung đốt vũ trang”, Nghỉ định thư vé “buôn bán trẻ em ,

mại đâm tré em và văn hoá phẩm khiêu dâm” đều được Việt Nam phê chuẩnngày 20/12/2001), Những quy tắc tối thiểu của Liên hợp quốc vẻ áp dụng

pháp luật đối với người chưa thành niên, được Đại hội đồng Liên hợp quốc

thông qua ngày 29/11/1985, Hướng dẫn của Liên hợp quốc vẻ phòng ngừa tôi

pham ở người chưa thành niên, được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 14/12/1990, Những quy tắc tối thiểu, phổ biển của Liên hợp quốc về bảo

về người chưa thành niên bi tước quyên tự đo, được Liên hợp quốc thông qua ngày 14/12/1900

Đây là những văn kiên tổng hop, đúc kết một cách rông ri kinh nghiệm

của các quốc gia trên lĩnh vực Tư pháp người chưa thảnh niên, nhằm đưa ra

những hướng dẫn va quy tắc tối thiểu trên lĩnh vực này Điều đó có nghĩa,mỗi quốc gia có thể vận dụng trong việc xây dung và thực thi chính sách,

Trang 34

pháp luật mang tinh sảng tao, xây dung và khoan dung hơn theo nguyên tắc

"lợi ích tốt nhất cho trễ em”

Các quy tắc và nguyên tắc nêu trên có chứa đựng điều khoản cho thayrang, các quy tắc vả nguyên tắc đó được thể hiện dựa trên những điều kiệnkinh tế - xã hội va văn hoá hiện có của mỗi quốc gia Các tiêu chuẩn nêu ra rấtlĩnh hoạt, nếu được áp dụng mét cách thiện chi theo cách thức phù hợp nhấtvới hoàn cảnh kinh tế - xã hội va văn hoá của mỗi quốc gia Dưa trên nhữngquy đính của pháp luật quốc tế của người chưa thành niên, các quốc gia trên

thé giới đã đưa ra các quy định vẻ người chưa thành niên nói chung, người chưa thành niên phạm tôi nói riêng, các chế tải xử lý người chưa thành niên

phạm tội phủ hợp với điều kiện cụ th

Mục tiêu và những quy tắc trong các văn kiện trên là:

- Vé mục tiêu: Toản bô hoạt đông của hệ thông tư pháp người chưa thánh

xiên nhằm giảm đi đến mức tối thiểu việc các cơ quan tư pháp phải xử lý đổivới người chưa thành niên Đông thời làm giảm di đến mức thấp nhất ảnhthưởng xấu có thể có khi không thể áp dụng các chế tải pháp luật đổi vớingười chưa thành niên vi phạm pháp luật Do vay thực tiễn luật pháp quốc tế

đã có biện pháp xử lý chuyển hướng đổi với người chưa thành nién — biện

pháp xử lý người chưa thành niên một cách không chính thức nằm ngoài hệ thống tư pháp chính thống nhằm hạn chế thập nhất việc áp dung hình phat đổi với người chưa thành niên Tại điều 40 Công ước quốc tế về quyền trễ em quy

định các quốc gia thành viên “bat cứ khi nao sét thấy phù hợp va nén làm”phải khuyến khích thúc dy việc thiét lập các biên pháp xử lý người chưa

thành niên vi phạm pháp luật ma không cân viên đền các thủ tục tư pháp trong điều kiện bão đảm quyền con người va sư nghiêm minh của pháp luật.

-_ Quy tắc về các chuẩn mực tối thiểu về quản lý tư pháp người chưa thành.niên cũng trực tiếp khuyên khích thúc đẩy sử dụng các biến pháp xử lý

Trang 35

hướng “Bat cử khi nao xét thấy phủ hop, cén xem xét zử lý người

chưa thành niên vi phạm pháp luật theo hướng không viên dn đến hoạt đôngxét xử chính thức của cơ quan thẩm quyén”?

Việc áp dung các biện pháp ngoài tư pháp có thể quyết định trong suốtquá trình giải quyết vụ án Một số hoặc tat cả các cơ quan có thể chiếu theo

những quy tắc và chính sách trong hệ thống tương ứng mà quyết định áp dung

các tiện pháp xử lý chuyển hướng Xử lý chuyển hướng không nhất thiết chỉđược sử dụng trong trường hợp pham tôi nhẹ, do đó các biện pháp nay có théđược khai thác như một chiến lược rất hữu ích để thực hiện mục tiêu của hệthống pháp luật quốc tế về người chưa thanh niên

Bên cạnh đó, Bộ quy tắc nảy cũng quy định điều kiện cần và đủ để thi

hành các biện pháp xữ lý ngoài tư pháp đối với người chưa thành niên vi

phạm pháp luật “Để hỗ trợ các quyết định được đưa ra dựa trên thẩm quyền

tự quyết trong các vụ việc có người chưa thành niên, cẩn có nỗ lực cung cấp

các chương trình tại công đồng như quản lý giám sát ngắn hạn, giáo bun chỉ

Bn, buộc bôi thường thiệt hai, dén bù cho người bi hai”* Quy tắc này khuyến

khích đưa ra một số lựa chon xử lý người chưa thành niên dựa vào công đồng mang tính khả thi Các chương trinh tư pháp phục héi, béi thường thiệt hại và

ngăn ngừa vi phạm thông qua công tác quan lý, giám sát, giáo huấn chỉ dẫn cóthể sẽ đặc biệt phủ hợp và hữu ích trong từng trưởng hợp

Trong khi đó Hing dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa tinh trangphạm tội của người chưa thành niên lại nhân mạnh vai trò của các chương

trình và dich vụ tại công đồng trong ngăn ngừa va xử lý tôi phạm trong giới

ˆ Liên hep quốc (1985), Bản Quy ắc vẻ ede chuẩn mực ithiẫu về quân lý pháp người chưa

"hành niên (Quy tắc Bế: lính, (Được thông qua theo Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc

‘pady 2111), Quy tắc 111.

"Lian hep quốc (1885), Bản Quy tắc v ede chuẩn mực ti hidy vẻ quản ý lơ pháp người chưa,

"hành niên (Quy tắc Bae tín, uve thông qua theo Nghị quyết của Đại hội động Liên hợp quốc ngày 29/1), Quy tắc 11.4

Trang 36

trẻ Hướng dẫn nay quy định rằng “các cơ quan công quyển quan ly xã hội chỉnên vào cuộc khi không côn biện pháp khả di nào khác"”.

Tuy nhiên, việc áp dung biên pháp xử lý người chưa thành niền ngoài tư

pháp như chuyển người chua thánh niên đến các dịch vu công đẳng thích hophoặc các dich vụ khác déu đòi héi phải có sự đổng thuân của người chưathảnh niên hoặc cha me hay người giám hộ của các em và phải chịu sự kiểm.tra của một số cơ quan có thấm quyển Sự đồng thuận của người chưa thànhniên hoặc cha mẹ các em la một điều kiện tiên quyết để áp dụng biện pháp xử

lý ngoài tư pháp Tại quy tắc 11.3 trong Quy tắc về các chuẩn mực tôi thiểu

vẻ quan lý từ pháp người chưa thành niên quy định ring tắt cả các tiến trình

xử lý chuyển hướng tuyển người chưa thành niên ra những dich vụ tại cộng

đẳng phù hợp hoặc các dich vụ khác đều phải được sự đẳng thuân cia người chưa thành niên, cha mẹ hoặc người giám hộ của các em Quy tắc nảy cũng nhắn mạnh rằng cân có sự quan tâm giám sắt phủ hợp dé giảm mức thấp nhất

nguy cơ bắt ép, đe dọa trong tất cả các giai đoạn của quy trình xử lý chuyển

hướng ngay tại phân gii thích: Trãi đầm bão người chuea thành niền khong

bị gây áp lực buộc phải đồng ý thee hiện chương trinh xie lý chuyễn hướngchẳng hạn nine áp lực néu không đồng ý chuyễn hướng thi phải ra trước toa

đã

Quy tắc tổng quát áp dung trong hệ thông tư pháp người chưa thành niên

1a "lợi ích tốt nhất cho trẻ em" Va tôn trong, bảo vệ tất cả các quyển con

người của tré em Quy tắc tổng quát nảy cần được vận dung vảo tat cã các giai

đoan của quá trình tổ tụng, từ bat giữ, khởi tổ, điều tra đền truy tổ, xét xử và cải tạo - giáo duc Không trễ em nao bi tước quyển tự do một cach tuỷ tiên, việc bắt, giam giữ, bỏ tủ t em phải được tiên hảnh theo pháp luật va chỉ được tính đến như biện pháp cuối cùng và trong thời gian ngắn nhất

= Liên hep quốc (1000), Hướng dn vẻ ah nga tình rang phạm tội cia người chưa thành niên.(Được thông qua theo Nghị quyét của Đại dang Lận hợp quốc ngày 14/2), Điễu

Trang 37

Ngay tại lời nói đầu của Công ước qu của Liên hợp quốc về quyên.trẻ em đã "xét rằng trẻ em cẩn được chuẩn bị đây đi dé cuộc sống cá nhântrong xã hội và cần được nuôi nẵng, giáo duc theo tinh thần các IS tưỡngđược nêu ra trong Hiễn Chương Liên hợp quốc, nhất là theo tính tỉ

bình, phẩm giả, khoan ding tự do, bình đẳng và đoàn kết" ®

Ngoài ra tai mục 4 Điều 40 của Công ước nảy đã cụ thể hóa: “Cẩn cósẵn nhiều biên pháp Rhác nhan, nine là sự chăm sóc, các hướng dẫn và lênhgiám sát: tư vẫn, tạm tha; sự chăm nom của cha mẹ nudi, các chương trinhgiáo duc và dạy nghề và những biện pháp thay thé khác bên ngoài sự chămsóc của các cơ quan và tổ chức trong thé chế nhằm bảo đâm cho các trễ emđược đất xi một cách ph hợp với pidic lợi cha các em và tương xứng với tìnhcảm và tội phạm của những em nay.”

Bản Quy tắc vé bao vệ người chưa thảnh niên bi tước đoạt tự do thi quyđính các biên pháp không giam giữ phải được khuyến khích phát triển vagiám sắt chất chế (quy tắc 2.4) Bộ quy tắc này cũng khuyên khích thiết lập dadang các biện pháp xử lý dựa váo công đẳng “Nain tao ra các biện phap xứ.1ý linh hoạt đễ đáp ting với bản chất và mức độ nghiêm trong cũa từng hành

vi vi pham, với nhân thân và hoàn cảnh của người vi pham cling ine với yêu

câu bảo vệ xã hội và tránh áp đụng hình phạt tù Riu chưa cần thiết, hệ thông

tự pháp hình sự cân thiết lập da dang các biện pháp xứ If Rhông giam giittrong các quyết đmh từ trước Riủ vét xử tới san khi đưa ra hình phạt Sốlượng và loại hình các biên pháp không giam gitt nén được quyết đinh ápdung sao cho vẫn có thé dp dung các biện pháp trừng phạt khác" *

Quy tắc về các chuẩn mực tôi thiểu vẻ quan lý tư pháp người chưa thành

niên cũng đã nêu rõ: “Hé thống các cơ quan tài phán đối với người chưa:Liên hợp quốc (1888) Cổng ước quốc tý về quyền trễ em

n hợp au (1980) Céng ước quốc tế quyển rễ em

° Lần hợp quốc (1290), Bản Quy tắc về 630 vệ người chưa thành ni bi tước đoạt tụ đo, Quy tắc 23.

Trang 38

thành niên cần chủ trọng đồn hạnh phúc của người chưa thành niên và đấmbảo rằng bat cit việc xét xử nào đối với người chưa thành niên phạm pháp

»

vi phạm pháp luật" ®

Quy tắc nảy đã dé cập đến hai trong số những mục tiêu quan trọng nhấtcủa hoạt động tài phán đối với người chưa thảnh niên Mục tiêu thứ nhất là.nhằm tăng cường hạnh phúc cho người chưa thánh niên Đây lả điểm chính

in luôn phit hop với hoàn cảnh cũa người pham tôi cfing nine hành vt

của những hệ thống pháp luật mà theo đỏ người chưa thành nién phạm tội được giao cho những tòa án gia dink hay những cơ quan hénh chính đảm

nhiệm nhưng cân chủ trong đến hạnh phúc của người chưa thảnh niên Theo

đó việc xét xử như vay đã góp phan trảnh được việc áp dung những khung hình phạt Mục tiêu thứ hai là "nguyên tắc vẻ tính côn xứng” Nguyên tắc này

có wu việt là hạn chế những khung hình phat, chủ yêu nhân manh đến việc

thưởng phat công bằng khi xét đến động cơ phạm tội

"Một nội dung quan trong trong các văn kiên trên lả những hướng din vàquy tắc vẻ phòng ngừa người chưa thảnh niên vi phạm pháp luật va tái hòa

nhập sã hội đối với người chưa thành niên phạm tôi.

Phong ngừa người chưa thành niên pham pháp, là một bộ phận chit yêu của phòng ngừa tôi phạm 2 hội Phòng ngừa người chưa thành niên phạm

pháp đòi hỏi nỗ lực của toản xã hội và phải dua trên tôn trọng va su phát triển

hải hòa nhân cách của các em ngày từ thời thơ âu, Nhà nước phải tạo môi trường lành manh cho thanh niên, bảo về gia định, giúp đỡ những gia đính có hoàn cảnh khó khăn đó là việc lêm hết sức có hiệu quả đối với phòng ngừa

"người chưa thành niên phạm pháp.

* Liên hợp quốc (1985), Bản Quy de vd các chuẩn mực ỗi thiby về quân lý tự nhập người

"hành niên (Quy tắc Bế: Kin) uve thông qua theo Nghị quyết của Đại hội động Liên hợp quốc ngày 29/11) Quy tắc 5.1

Trang 39

Trong lĩnh vực tư pháp quốc tế về người chưa thảnh niên, "hỏa nhậpcông đồng" là thuật ngữ chi các chương tình vả biện pháp nhằm tạo thuận lợicho sự thích nghi về mat xã hội và tâm lý của người chưa thành niên Bên

canh đó, khái niệm "tái hòa nhập" thường chỉ các biện pháp hòa nhập sã hội được thiết kế đặc biệt 6 trợ người chưa thánh niên trở về công đồng sau

thời gian ở các cơ sở giam giữ như trường giảo dưỡng hoặc trai giam nhằm giúp đỡ họ đương đâu với thách thức này sinh trong quả trình trở về cộng

đông, Việc hỗ tro nay bao gồm giải quyết nhu cầu của người chưa thành miền

‘va nhu cầu quan lý những nguy cơ ma người chưa thảnh niên đó có thé gây ra

đổi với công đồng

Công ước quốc tế quyển tré em quy định ring các Quốc gia thành viêncần công nhận "nh cầu thúc đầy việc tai hỏa nhập trễ em và mong muén đêm

đương một vai trò có ích trong xã hội của tré em"

Bộ quy tắc tiêu chuẩn tôi thiểu về quản ly tư pháp người chưa thảnh niên.nhắn mạnh tam quan trọng của việc tạo ra các tiền để, dich vụ va những hỗtrợ cân thiết khác để dam bão lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên trongsuốt quá trinh phục hồi của họ: "cẩn nổ iực cung cấp cho người chưa thenthành niên, trong tat cả các giai đoạn tổ ting những sự hỗ trợ cần thiết hoặc

hỗ trợ khác hiệu quả và thiết thực để thúc đây quá trình phục hội của họ"?

Từ pháp quốc tế vé người chưa thành niên quy định năm biến pháp tái hòa

nhập đối với người chưa thành niên Đó 1a:

+ _ Biện pháp tái hòa nhập trong cơ sở giam giữ: Ban Quy tắc vé bao

vệ người chưa thành nién bi tước đoạt tu do nhìn nhân việc giáo đục va đào

tạo nghé 1a hai trong số những biện pháp trọng yếu hỗ trợ người chưa thànhniên chuẩn bi để tái hòa nhập thảnh công vảo cộng đông Quy tắc số 38 của

ˆP Liên hợp quắ (085) Bin Guy tắc về cáo chuẫn mục tổ tiễn vễ quản ý pháp người chưa,

hành niên (Quy tÝs Bế: Kin) uve thông qua theo Nghị quyết của Dai hội dong Liên hợp quốc

ngày 29/1).

Trang 40

Bộ quy tắc này quy định tắt cã người chưa thành niên trong độ tuổi di học cóquyền được hưởng địch vụ giáo dục phủ hợp với nhu céu và khả năng của họnhằm giúp họ chuẩn bi hòa nhập trở lại vào công déng Bên canh đó quy tắccũng xác định cụ thể cách thức tổ chức các dịch vụ giáo dục vả dạy nghề

phù hợp

Bộ quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc vé quan ly tư pháp

người chưa thành niên quy đính: "khi bị giam giữ, người chưa thành niên cin

được nhận những chăm sóc, bảo vệ va hỗ trợ phù hợp với nhu cầu riêng của

họ - về xã hội, giáo duc, nghề nghiệp, tôm lý, y tế và thể chất - mà họ cân có

tính đến đô tuổi, giới tính và tính cách của họ" (Quy tắc 13) Cũng theo Bồ,

quy tắc nay, mục tiêu cia công tác đảo tao và chữa trị cho người chưa thành niên trong cơ sở giam giữ lả nhằm mục dich chăm sóc, bảo về, giáo duc, day nghề cho người chưa thành niền nhằm giúp họ thực thi vai trò say dựng và đóng góp của họ trong xã hội

+ _ Biện pháp tri tự do sém khỏi các cơ sở giam giữ: Một trong những,

phương thức hỗ trợ tái hòa nhập cho người chưa thênh niên vi pham pháp luậtsau thời gian chấp hảnh trung các cơ sỡ giam giữ là rút ngắn téi đa thời gianchap hành vả tạo ra các cơ chế để họ được trả vé công đồng sớm ngay sau khi

có dâu hiệu chi ra rằng họ đã có khả năng thực hiện chức năng xã hội của

minh một cách bình thường, Bộ quy tắc tiêu chuẩn tôi thiểu của Liên hop

quốc về quản lý tur pháp người chưa thanh niên quy dink: "biện phap trả tự do

có điểu kiện từ các cơ sở giam giữ cân được các cơ quan có thẩm quyền áp

dụng tới mức tối đa cho phép vả người chưa thành niên cẩn được trả tự do trong thời gian sớm nhất có thể" (Quy tắc 28.1) B6 quy tắc nay cũng nêu rõ:

"Người chưa thành nién được tr tự do có điều kiện từ các cơ sỡ giam giữ can

được cơ quan có thẩm quyên hỗ trợ, giám sát và cần được cộng đẳng hỗ trợ"

(Quy tắc 28.2)

Ngày đăng: 30/03/2024, 23:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w