1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015

89 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 54,05 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Khái niệm biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội (0)
    • 1.1.1. Định nghĩa các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội (11)
    • 1.1.2. Đặc điểm các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội (12)
    • 1.1.3. Ý nghĩa các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội (12)
  • 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuéi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 2(JÍ5............................- - - - - G Go nH rre 9 1. Cơ sở lý luận của việc quy định các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm (14)

Nội dung

Khái niệm biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội

Định nghĩa các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội

Trong các văn bản quốc tế về tư pháp người chưa thành niên không có thuật ngữ các biện pháp giám sát, giáo dục mà có thuật ngữ biện pháp xử lý không chính thức, xử lý chuyển hướng Theo cuốn thuật ngữ tư pháp người dưới 18 tuổi của Bộ

Tư pháp phối hợp cùng tổ chức UNICEF thì thuật ngữ "biện pháp không chính thức” (Informal Measures) là “biện pháp xử lý vi phạm pháp luật không áp dụng các thủ tục tố tụng hình sự hoặc thủ tục xử lý vi phạm hành chính mà dựa vào cộng đồng dé giáo duc, ran de người có hành vi vi phạm” Ở nhiều quốc gia trên théool giới, những biện pháp xử lý không chính thức đối với người dưới 18 tuôi phạm tội thường được gọi là biện pháp xử lý chuyển hướng 7 Người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật được đưa ra khỏi hệ thống tố tụng chính thức để xử ly tại cộng đồng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người dưới 18 tuổi, phù hợp với hoàn cảnh và tính chat vi phạm, đồng thời thúc day các biện pháp phục hồi, chú trọng cải tạo, giáo dục trẻ em Trong pháp luật hình sự Việt Nam, BLHS 2015 không sử dụng thuật ngữ "biện pháp xử lý chuyển hướng" mà quy định các biện pháp giám sát, giáo dục tại Mục 2

Chương XII - "Các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự", bao gồm ba biện pháp: khiến trách, hòa giải tại cộng đồng và giáo dục tại xã, phường, thị tran.

Các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội là các biện pháp được quy định trong Bộ luật hình sự, do cơ quan tiến hành tổ tụng có thâm quyền áp dụng đối với người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và được miễn TNHS khi đáp ứng những điều kiện nhất định nhằm đưa người dưới 18 tuổi phạm tội ra khỏi vòng tố tụng chính thức để áp dụng các

' Unicef (2009), Thuật ngữ tư pháp người chưa thành niên juvenile justice lexicon, song ngữ Anh — Việt, Hà

? Trần Hồng Nhung (2016), Các biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, tr 6. mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Đặc điểm các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội

Các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn TNHS quy định trong BLHS năm 2015 có một số đặc điểm như sau:

Một là: các biện pháp giám sát, giáo dục được quy định trong Bộ luật hình sự Đối tượng áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục là người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bi coi là tội phạm được miễn TNHS theo các trường hợp quy định riêng đối với người dưới 18 tuổi tại khoản 2 Điều

Hai là: thâm quyền áp dụng biện pháp giám sát, giáo duc là cơ quan tiến hành tố tụng có thâm quyền tương ứng với giai đoạn tố tụng bao gồm: Cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

Ba là: các biện pháp giám sát, giáo dục có tính đa dạng Mục 2 Chương

XII BLHS quy định 03 biện pháp giám sát, giáo dục bao gồm: khiến trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc giáo dục tại xã, phường, thị tran Mỗi biện pháp giám sát, giáo dục được quy định phân hóa theo độ tuổi, loại tội, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Người dudi 18 tuổi phạm tội được miễn TNHS theo quy định tại khoản 2 Điều 91 BLHS phải bị áp dụng một trong ba biện pháp giám sát, giáo dục nêu trên.

Bốn là: Người dưới 18 tuổi được miễn TNHS phải đáp ứng những điều kiện cụ thể để được áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục đồng thời, việc áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục phải có sự đồng ý của người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ Người được áp dụng biện pháp giám sát giáo dục phải tuân thủ những nghĩa vụ nhất định.

Ý nghĩa các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn TNHS có ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận cũng như thực tiễn. năm 1999, khắc phục căn bản những vướng mắc, bất cập đặt ra qua đánh giá thực tiễn, tham khảo, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện cụ thê của Việt Nam Dong thời thé hiện quan điểm của Dang, Nhà nước ta trong bảo vệ, giáo dục trẻ em nói chung và người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng, thé hiện tính nhân đạo, tăng tính hướng thiện trong chính sách xử lý hình sự, thé hiện sự hài hòa giữa các biện pháp cưỡng chế hình sự với các biện pháp tác động xã hội khác, vừa đảm bảo tính giáo dục, chống và phòng ngừa tội phạm, đồng thời là một nỗ lực trong việc làm hài hòa hệ thống pháp luật quốc gia với Công ước quốc tế về Quyên trẻ em.

Việc quy định biện pháp giám sát, giáo dục nhằm sớm đưa người dưới 18 tuổi phạm tội ra khỏi vòng tô tụng, vụ việc được giải quyết, xử lý nhanh hon, han chế việc người dưới 18 tuổi phạm tội phải tiếp xúc lâu dài với hệ thống tư pháp chính thức, tim ra cách thức phù hợp dé giải quyết việc người dưới 18 tuổi phạm tội trên cơ sở đánh giá từng trường hợp cụ thể, căn cứ tính chất mức độ vi phạm, nhân thân, gia đình, điều kiện hoàn cảnh phạm tội để đưa ra biện pháp và can thiệp phù hợp đối với từng cá nhân người phạm tội, có thé giải quyết nguyên nhân gốc rễ dẫn đến hành vi phạm tội, làm giảm tác động tiêu cực đến sự phát triển, tương lai của người dưới 18 tuổi Tạo điều kiện cho người dưới 18 tuổi phạm tội được sinh sống, lao động, học tập trong môi trường thân thiện hơn, dưới sự giúp đỡ, giám sát của gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương, nham giúp người dudi 18 tuổi nhận thức được lỗi lẫm của minh và rèn luyện, phát triển đúng đắn, trở thành người công dân tốt Qua đó, vừa đảm bảo tăng cường khả năng cải tạo, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội ngoài cộng đồng vừa đảm bảo yêu cầu phòng ngừa tái phạm.

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tạo cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai, áp dụng thống nhất, rộng rãi trên thực tiễn, góp phần làm giảm thiểu số lượng các vụ việc phải giải quyết bằng hệ thống tư pháp chính thức và do đó, giảm khối lượng công việc cho các cơ quan tư pháp, tiết kiệm được chi phí phát sinh từ quá trình tố tụng phạm tội được miễn TNHS góp phan nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Trên thực tế, người dưới 18 tuổi phạm tội một phan do gia đình còn buông lỏng trong việc chăm sóc, giáo dục, sự thiếu quan tâm, vô cảm của những người xung quanh. Các biện pháp giám sát, giáo dục được áp dụng trên thực tế sẽ tác động lớn đến nhận thức, nâng cao trách nhiệm của gia đình, cộng đồng trong việc quan tâm, chăm sóc, giáo dục người dưới 18 tuổi, góp phan hạn chế người dưới 18 tuổi tái phạm, vi phạm pháp luật.

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuéi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 2(JÍ5 - - - - - G Go nH rre 9 1 Cơ sở lý luận của việc quy định các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm

dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 2015

1.2.1 Cơ sở lý luận cua việc quy định các biện pháp giảm sat, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 2015

Một là: quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội trong tình hình mới.

Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta từ trước cho đến nay nhất quán với việc bảo vệ trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em bởi đây là đối tượng dé bị ton thương, tác động nhất Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của

Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới đã chỉ ra một số hạn chế, yếu kém trong hệ thống pháp luật, chính sách về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em chưa hoàn thiện và yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quán triệt và thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm dé tăng cường công tac chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong thời gian tới, trong đó có nội dung yêu cầu "Rà soát, sửa đôi, bố sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em theo hướng mở rộng chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em thuộc gia đình nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiêu sô Đây mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em theo hướng nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư và các tô chức chính trị - xã hội" Xây dung va tô chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, dé án chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em Tổ chức thực hiện tốt Công ước Liên hợp quốc về quyên trẻ em và các công ước, điều ước quốc tế khác có liên quan mà Nhà nước Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Từ sau năm 2000, Nhà nước ta thực hiện chủ trương cải cách tư pháp theo tỉnh thần của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng và các Nghị quyết của Bộ Chính trị như: Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Trong các nghị quyết này Đảng ta chỉ rõ cần phải coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm Khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tẾ, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm Quy định là tội phạm đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế Đồng thời, đề ra nhiệm vụ tô chức thực hiện tốt các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta đã tham gia Té chức các cơ quan tư pháp và các chế định bé trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cau tô chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó xác định Tòa án có vi trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm, đề ra nhiệm vụ “Nghiên cứu thành lập Tòa hôn nhân và gia đình” Bên cạnh đó, văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI cũng chỉ rõ một trong bốn nhiệm vụ, giải pháp để đây mạnh xây dựng nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa là "Đây mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người” Đồng thời xác định: Xây dựng gia đình no ấm, tiễn bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách Chú trọng cải thiện điều kiện song, lao động va học tập của thanh niên, thiếu niên, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Hiến pháp năm 2013 cũng có những quy định mới, tiến bộ về quyền con người, quyền công dân Theo đó, quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật "Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các van đề về trẻ em Nghiêm cam xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em" (khoản 1 Điều 37 Hiến pháp năm 2013) Việc đề cao quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS hiện hành đảm bảo các quyền này của người dân được thực hiện trên thực tế, theo đó, BLHS phải xử lý nghiêm các hành vi xâm hại các quyền con người, quyền cơ bản của công dân, đồng thời cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi việc xử ly người phạm tội theo hướng dé cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện.

Các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đôi, bố sung năm 2009 thé hiện nguyên tắc xử ly NCTN phạm tội phải đảm bảo lợi ích tốt nhất của NCTN, chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ich cho xã hội Việc xử lý NCTN phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm Việc buộc NCTN phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình là nhằm mục đích để họ nhận thức sâu sắc rằng hành vi phạm tội của mình đã vi phạm các chuẩn mực và quy tắc của nhà nước, của xã hội Tuy nhiên mọi biện pháp xử lý đối với NCTN được xem xét không chỉ dựa vào tính chất và mức độ nghiêm trọng, hậu quả của hành vi ma còn tính đến hoàn cảnh riêng của các em, bởi vì mục đích của hình phạt, việc áp dụng hình phat và các biện pháp áp dụng khác đối với NCTN không phải chi là dé trừng phạt, mà còn nhằm hỗ trợ người vi phạm phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng Việc xét xử NCTN chỉ đặt ra trong những trường hợp thật cần thiết, trong trường hợp phải áp dụng hình phạt đối với các em thì cũng lấy mục đích giáo dục, cải tạo là chủ yếu, không dé ảnh hưởng quá lớn đên tâm lý, sự phát triên của các em, dê gây ra sự bât mãn, lòng thù hận Bộ luật hình sự cũng quy định NCTN phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tô chức nhận giám sát, giáo dục Bộ luật tô tụng hình sự 2003 và Bộ luật tô tụng hình sự năm 2015 đều dành riêng một chương quy định về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi, trong đó xác định nguyên tắc "Bảo đảm thủ tục tổ tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới

18 tuổi, bao đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuôi ".

Các quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật trẻ em, Luật hôn nhân và gia đình, Luật con nuôi, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật bình đăng giới và Bộ luật dân sự đều có quy định về bảo vệ trẻ em Luật tô chức Tòa án nhân dân quy định về chức năng, nhiệm vụ, tô chức, hoạt động của Tòa án, trong cơ cấu tô chức của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện có Tòa gia đình và người chưa thành niên Luật trẻ em năm

2016, tại khoản 3,4,5 Điều 5 xác định nguyên tắc "Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em; Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi y kiến, nguyện vọng của trẻ em Khi xây dựng chính sách, pháp luật tac động đến trẻ em, phải xem xét ý kiến của trẻ em và của các cơ quan, tô chức có liên quan;bảo đảm lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, ngành và địa phương" Điều 30 quy định về quyền được bảo vệ trong tô tụng và xử lý vi phạm hành chính của trẻ em, trong đó ưu tiên giải quyết nhanh chóng các vụ việc liên quan đến trẻ em dé giảm thiểu tổn hại đến thé chất và tinh thần của trẻ em Điều 71 quy định: "Trẻ em vi phạm pháp luật bi áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính; biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị tran khi được miễn trách nhiệm hình sự; hình phat cải tạo không giam giữ; án treo theo quy định của Bộ luật hình sự; trẻ em đã chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hoặc tù có thời hạn được áp dụng các biện pháp bảo vệ sau đây nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện vi phạm pháp luật, phục hồi, tránh tái phạm".

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 tại khoản 4 Điều 2 cũng xác định nguyên tắc

"Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em "

Có thể thấy, quan điểm nhất quán của Đảng, nhà nước ta đối với trẻ em là đề cao việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em Trong đó, quan điểm về việc xử lý NCTN phạm tội cũng luôn được quan tâm, kế thừa, phát triển, cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật Theo đó, việc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cần tiếp tục kế thừa và đề cao hơn nữa tính nhân đạo, khoan hồng được quy định trong BLHS năm

1999, cụ thể là việc xử lý người dưới 18 tuôi phạm tội chỉ đặt ra trong trường hợp cần thiết, chủ yêu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội Bên cạnh việc dé cao tính nhân đạo, hướng thiện trong xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội đặt ra yêu cầu tăng cường các biện pháp giám sát, giáo dục, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm, tái hòa nhập cộng đồng, phát triển lành mạnh, hạn chế tối đa tình trạng người đưới 18 tudi tái phạm, đảm bảo hiệu qua và ý nghĩa tích cực của chính sách nhân đạo trong xử lý người đưới 18 tuổi phạm tội.

Hai là: yêu cẩu của các văn bản pháp lý quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.

Vấn đề bảo vệ trẻ em, NCTN nói chung và bảo vệ trẻ em, NCTN phạm tội nói riêng là van đề được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm Trong thời gian qua, các văn bản quốc tế về quyền con người, quyên trẻ em, NCTN lần lượt được ra đời. Theo đó, các quốc gia trên thế giới cũng rất nỗ lực trong việc bảo đảm hệ thống pháp luật liên quan đến NCTN phạm tội tuân thủ theo đúng luật pháp quốc tế về quyền con người bằng việc đưa những nguyên tắc quốc tế vào các luật và chính sách quốc gia.

Trong xu thế chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham gia nhiều tô chức quốc tế, t6 chức khu vực và đã trở thành thành viên của nhiều điều ước quốc tế đa phương, trong đó có các văn bản pháp lý quốc tế về bảo vệ trẻ em, NCTN phạm tội. Điều này đặt ra yêu cầu phải tiếp tục sửa đổi, b6 sung BLHS dé nội luật hóa các quy định trong các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên liên quan đến lĩnh vực hình sự đối với NCTN nhằm thực hiện day du nghia vu cua quốc gia thành viên, tao cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc chủ động và tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm Theo đó, các quy định của BLHS Việt Nam cần tuân thủ, tương thích với các nguyên tắc, hướng dẫn đối với việc xử lý NCTN phạm tội được thé hiện trong một số văn bản pháp lý quốc tế sau:

Công ước về quyền trẻ em do Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 theo Nghị quyết 44/25, có hiệu lực từ ngày 02/9/1990 Đây là văn kiện pháp lý có số thành viên lớn nhất phê chuẩn so với tất cả các Công ước quốc tế khác đề cập tới một số khía cạnh về tư pháp NCTN, các van dé liên quan đến trẻ em và quyền con người Việt Nam là quốc gia đầu tiên của Châu A và là quốc gia thứ hai trên thé giới phê chuẩn Công ước này vào ngày 20/02/1990 Nội dung Công ước quy định các quyén cơ bản của trẻ em, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em Trong đó, Điều 40 Công ước đưa ra yêu cầu các quốc gia thành viên phải tim cách thúc day hình thành những đạo luật, thủ tục, qui định, các cơ quan và thể chế áp dụng riêng cho các trẻ em bị tố cáo hay bị thừa nhận là đã vi phạm luật hình sự, đặc biệt phải chú ý: Bất kỳ khi nào xem xét thấy thích hợp và nên làm, thì dé ra các biện pháp dé xử lý những trẻ em như thế mà không phải đụng đến những quá trình tố tụng tư pháp, miễn là các quyền con người và những điều kiện bảo vệ hợp pháp được tôn trọng đầy đủ và phải có sẵn nhiều biện pháp khác nhau như chăm sóc, hướng dẫn và lệnh giám sát, tư vấn, tạm tha, chăm nuôi thay thế, các chương trình giáo dục và dạy nghề và những biện pháp thay thế khác ngoài việc chăm sóc tập trung, nhằm đảm bảo cho trẻ em được đối xử một cách phù hợp với phúc lợi của các em và tương xứng cả với hoàn cảnh và tội phạm của các em.

Quy tắc tối thiểu phô biến của Liên hợp quốc về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua 29/11/1985 (Quy tắcBắc Kinh) Nội dung Quy tắc đề ra các tiêu chuẩn tối thiểu, toàn diện về việc áp dụng pháp luật với NCTN Các quy tắc này hướng dẫn các quốc gia thành viên khi xây dựng các hệ thống tư pháp riêng cho NCTN theo nghĩa vụ được quy định tại Điều 40 của Công ước về quyên trẻ em, nhân mạnh việc xây dựng hệ thống các quy định áp dụng đối với người chưa thành niên cần chú trọng đến quyền, lợi ích của người chưa thành niên, đồng thời đảm bảo mọi quyết định xử lý NCTN phải phù hợp với hoàn cảnh và tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà các em đã thực hiện Quy tắc nêu rõ: Tư pháp NCTN là một bộ phận của nền tư pháp quốc gia, bao gồm các quy định pháp luật và việc áp dụng các quy định đó đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật do một hệ thống các cơ quan tài phán và một đội ngũ những người tham gia vào các hoạt động tư pháp thực hiện theo nguyên tắc coi hạnh phúc và sự cải tạo của NCTN là mục tiêu hàng đầu, đồng thời duy trì trật tự công cộng và đạo đức xã hội, đảm bảo việc xử lý NCTN phạm pháp luôn phù hợp, tương xứng với hoan cảnh, động cơ và hành vi vi phạm pháp luật của họ Bất cứ khi nào thích hợp, phải xem xét về việc xử lý NCTN phạm tội mà không phải đưa ra xét xử chính thức bởi các cơ quan có thẩm quyền (Quy tắc 11.1) Theo Bình luận Quy tắc số 11.4 của Quy tắc Bắc Kinh, thì "việc sử dung các biện pháp thay thế trách nhiệm hình sự, thông thường là chuyền giao cho các tổ chức hỗ trợ ở cộng đồng, được áp dụng rộng rãi trên cơ sở chính thức và không chính thức trong nhiều hệ thống pháp luật Việc này nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của các thủ tục tô tụng tiếp theo trong áp dung tư pháp đối với người chưa thành niên (ví dụ người chưa thành niên phạm tội sẽ phải chịu một vết nhơ khi bị buộc tội và tuyên án) Trong nhiều trường hợp, cách giải quyết tốt nhất là không có sự can thiệp của tòa án Vì vậy, việc sử dụng các biện pháp thay thế trách nhiệm hình sự ngay từ đầu và không chuyển giao cho những tô chức (xã hội) khác có thé là cách tối ưu. Đặc biệt trong trường hợp hành vi phạm tội không mang tính chất nghiêm trọng, và gia đình, nhà trường hoặc những tổ chức quản lý xã hội không chính thức khác đã có cách xử lý hoặc có khả năng xử lý theo một hướng phù hợp và mang tính xây dựng".

Hướng dẫn về hành động đối với trẻ em trong hệ thống tư pháp hình sự -Nghị quyết 1997/30 của Liên hợp quốc (Hướng dẫn Viên) Hướng dẫn kêu gọi các quốc gia thành viên "Các nguyên tắc và quy định của Công ước về quyền trẻ em cũng như các quy tắc và tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc về tư pháp người chưa thành niên cần phải được phản ánh đầy đủ trong hệ thống pháp luật và thực tiễn của quốc gia và địa phương, đặc biệt là thông qua việc thiết lập một hệ thống tư pháp người chưa thành niên hướng tới trẻ em, mà có thể bảo đảm các quyền của trẻ em,ngăn chặn sự vi phạm các quyên của trẻ em, thúc đây ý thức về nhân phẩm và giá trị của trẻ em, và tôn trọng day đủ các yếu tô về độ tuổi, giai đoạn phát triển, quyền được tham gia thực sự và sự đóng góp của trẻ em với xã hội" (Điều 11) Đồng thời xác định: "Cần xem xét lai các thủ tục hiện hành, và nếu có thé, cần phát triển biện pháp thay thế hoặc biện pháp tùy chọn khác thay cho hệ thống tư pháp hình sự truyền thống nhằm tránh phải phụ thuộc vào các hệ thống tư pháp hình sự dành cho những thanh niên bị cáo buộc phạm tội Cần xác định các bước đi thích hợp nhằm tạo ra trong cả nước một loạt các biện pháp giáo dục và có tính chất thay thế ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, nhằm ngăn ngừa sự tái phạm và thúc đây khả năng tái hòa nhập xã hội của trẻ em phạm pháp Khi thích hợp, cần sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp không chính thức trong các trường hợp liên quan đến trẻ em phạm pháp, bao gồm việc hòa giải và các hình thức tư pháp phục hồi, đặc biệt các quy trình liên quan đến các nạn nhân Cần huy động sự tham gia của gia đình khi sử dụng các biện pháp khác nhau trong chừng mực sự tham gia đó có lợi cho trẻ em " (Điều 15)

Ngày đăng: 14/04/2024, 14:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w