1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN đề tài tâm lý người dưới 18 tuổi phạm tội giải pháp để hạn chế tình trạng phạm tội ở lứa tuổi dưới 18

15 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC

MÔN : TÂM LÝ HỌC TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI : Tâm lý người dưới 18 tuổi phạm tội Giải pháp để hạn chế tình trạngphạm tội ở lứa tuổi dưới 18

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU………

NỘI DUNG………

I - Khái quát chung về tâm lý người dưới 18 tuổi phạm tội………

II - Một số thực tiễn và sự tác động đến tâm lý người dưới 18 tuổi phạm tội… 1.Một số

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài : Hành vi phạm tội của những Người dưới 18 tuổi (người chưa thành

niên) là người đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện về thể chất, tâm sinh lý và nhân cách sống là một vấn đề nóng luôn được mọi người chú ý đến, bởi vì nó có thể nói lên được một nền giáo dục thành công hay không, một pháp luật xã hội có đủ an toàn, chính trực hay chưa, còn nói lên được một nền văn minh của quốc gia Bởi vì thế, em chọn đề tài này nhằm mục đích nêu rõ lên được những tâm lí, nội dung, và còn là những điều pháp luật của người phạm tội dưới 18 tuổi còn bên cạnh đó cũng là những vướng mắc trong thực tiễn trong việc áp dụng pháp luật lên người chưa thành niên.

Mọi người đều biết ai phạm tội cũng sẽ bị xử phạt theo pháp luật, ở mọi lứa tuổi, vì làm như vậy cũng như giúp người phạm tội có những hình phạt sau những việc mình làm, vì vậy cũng có thể coi như đây là điều mà pháp luật ban hành để áp dụng lên người phạm tội nhằm để cải thiện môi trường sông cho người dân, tiến bộ nền giáo dục của nước nhà, để nền kinh tế có thể vừng mạnh mà không bị các yếu tố xung quanh ảnh hưởng quá nhiều Ngoài ra đó còn là thước đo nền văn minh của các quốc gia.

Đặc biệt là ở tuổi dưới 18, nó có thể cho mọi người thấy được nền giáo dục của quốc gia đến đâu để có thể hợp tác về chính trị, giáo dục, kinh tế Cũng vì một phần ở đột uổi này đang phát triển về tâm sinh lí, cách suy nghĩ khác nhau, nên từ đó luôn trở thành chủ đề khó trong việc rèn luyện lại các hành vi, không những thế còn là những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật lên người chưa chưa thành niên bởi vì việc đánh giá tâm lý người dưới 18 tuổi của Hội đồng xét xử: Mỗi cá nhân người chưa thành niên có môi trường sống khác nhau nên cách nhìn nhận của họ về cuộc sống, về xã hội cũng khác nhau Do vậy, Hội đồng xét xử mà trước hết là Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải thấu hiểu và có cái nhìn đúng về mỗi cá nhân là người chưa thành niên khi phạm tội, để đánh giá chứng cứ và xác định hình phạt cho chính xác nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật nhưng cũng nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, trở thành công dân có

Trang 3

ích cho xã hội Thứ hai là việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ những người chưa đủ 18 tuổi thuộc trường hợp từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội, còn người chưa chưa đủ 18 tuổi, dưới 14 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự Trong đó: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do BLHS quy định còn người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm (Điều 12 của Bộ luật hình sự năm 1999 và Điều 12 của BLHS năm 2015”) Vì vậy việc rèn luyện và giáo dục trẻ chưa vị thành niên đã phạm tội luôn là vấn đề của mỗi quốc gia bởi vì mỗi trẻ em sinh ra phải được giáo dục từ đầu nếu không sẽ dẫn đến những hành vi ấy và làm ảnh hưởng đến cuộc sống bản thân và của xã hội.

Trang 4

NỘI DUNG

I - Khái quát chung về tâm lý người dưới 18 tuổi phạm tội

Tâm lý người dưới 18 tuổi có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, gồm các hiện tượng tâm lý tích cực và tâm lý tiêu cực Nhưng khi phải đối mặt trước bản án nghiêm khắc hay bị tạm giam thì lúc đấy mới thật sự hoảng loạn, tâm trạng sợ hãi, có xu hướng không điều khiển được hành vi khi phạm tội, thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc.

Một số đặc điểm tâm lý người phạm tội dưới 18 tuổi:

- Về nhận thức: là lưới tuổi chưa đủ nhận thức để phân biệt đúng sai và các văn hóa phẩm

không lành mạnh, có trình độ văn hóa thấp, mặt tinh thần còn non nớt dễ bị cuốn vào các cách nói chuyện kém văn minh Là lưới tuổi ưa va chạm, bộ não và tư duy chưa phát triển đầy đủ còn nhiều khiếm khuyết về khả năng nhận thức, điều khiển hành vi và ứng xử trong cuộc sống Đang trong giai đoạn chưa sàng lọc được các thông tin nào là tích cực hay tiêu cực, có hành vi bắt chước các chương trình trên internet không phù hợp với lứa tuổi dưới 18

tuổi - Về tính cách:

Đối với bản thân: thường tỏ ra nhu nhược, kém kỹ năng giao tiếp, thụ động, thiếu tự tin

và ý chí hoàn thiện bản thân chưa cao, không có tự trọng cao hay sĩ diện bản thân Có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn Bị ảnh hưởng bởi những thói quen xấu, thiếu đạo đức và dễ bị kích động trong các trường hợp như các cuộc cãi vả, mâu thuẫn cá nhân, … dẫn đến bộc phát Không có tinh thần vượt khó trong cuộc sống thường là gánh nặng đối với gia đình.

Đối với xã hội và mọi người xung quanh: có thái độ thờ ơ với môi trường sống, không

tham gia các phong trào hay cuộc thi được nhà trường và xã hội tổ chức Xem thường pháp luật mặt khác thực hiện hành vi phạm tội chỉ để thỏa mãn nhu cầu, hứng thú không đúng đắn của cá nhân, không quan tâm đến hậu quả nguy hiểm cho xã hội Ít thể hiện tình cảm đối với các hoàn cảnh khó khăn, không có sự cảm thông sâu sắc giữa người với người, ít rung động với những tấm gương sáng trong lao động và học tập, việc làm chủ cuộc sống của người phạm tội dưới 18 tuổi còn rất thấp, nhiều trường hợp còn dựa dẫm vào người lớn.

Đối với lao động: xem thường các ngành nghề lao động chân tay, không tôn trọng giá

trị lao động của cá nhân khác Đối với các đối tượng đầu tư tài sản cá nhân vào cá độ, cờ

bạc có thể dẫn đến hành vi trộm cắp, cướp giật tài sản không do bản thân làm ra - Về tình cảm:

Người phạm tội dưới 18 tuổi có vài đặc trưng cơ bản như sau: tình cảm thiếu bền

vững nhưng rất mãnh liệt, dễ xúc động, dễ bị kích động, vui buồn chuyển hóa dễ dàng nhưng rất mãnh liệt trong tình cảm Vì vậy dễ bị thách thức dẫn đến bộc phát và sau đấy vi phạm pháp luật.

Trang 5

Đối với bạn bè, có tầm ảnh hưởng rất lớn trong giai đoạn này nhưng người phạm tội

dưới 18 tuổi lại kết bạn với các đối tượng ‘xấu’, có tinh thần a dua hay tạo thành băng nhóm cùng nhau thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Đối với gia đình, thiếu hụt tình cảm cha mẹ, bị ảnh hưởng trong một số trường hợp

bạo lực gia đình, hôn nhân gia đình, ít mở lòng và được lắng nghe bởi các thành viên trong gia đình, thiếu sự quan tâm, chăm sóc, các em thường bị bỏ rơi, buông lỏng quản lý hay kiểm soát của bậc làm cha làm mẹ Dẫn đến xa lánh, ít tiếp xúc với thế giới bên

ngoài, suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến tư duy sau này - Về mặt nhu cầu độc lập, hứng thú khám phá cái mới:

Những người dưới 18 tuổi dễ bị lôi cuốn vào nhiều việc mà không tự chủ được bản thân, có sự tò mò, hiếu kì, ham hiểu biết về một vấn đề nào đó mà cá nhân yêu thích muốn tự tay mình tìm hiểu, thử nghiệm và đội khi muốn chứng tỏ mình là người lớn hay muốn thể hiện bản lĩnh v.v… Đây là lí do dẫn người dưới 18 tuổi có những hành vi, xử sự thiếu suy nghĩ Mặt khác lại rất nhanh nhạy trong việc tiếp xúc, tìm hiểu những vấn đề gọi là mới.

Những nhu cầu độc lập không chỉ thể hiện ở mặt tích cực mà còn thế hiện rõ nét ở mặt tiêu cực được thể hiện ra bên ngoài dưới dạng các hành vi ngang bướng, cố chấp, dễ tự ái, gây gỗ, phô trương Đấy đều là các hành vi lạc chuẩn, dễ dẫn đến các vi phạm tội Thường có thái độ tiêu cực trong học tập dẫn đến đối lập mình với tập thể và nhà trường không có chỗ đứng trong mắt bạn bè và thầy cô Sự đối lập khiến họ có xu hướng tìm đến các hội, nhóm tự phát bên ngoài xã hội có cùng sở thích, quan điểm để tham gia hoạt động Giao lưu với các phần tử dân anh/chị bên ngoài xã hội, dễ bị dụ dỗ sử dụng các chất kích thích, các chất gây nghiện.

Các bạn trẻ trong độ tuổi dưới 18 có thói quen thức khuya không bình thường về giờ giấc làm cho bộ máy sinh học của bản thân bị rối loạn, thường lêu lỏng, đua đòi vui chơi vô tội vạ Bắt đầu khám phá các sách báo, phim ảnh đồi trụy không lành mạnh dẫn đến sai lệch trong nhận thức Có nhu cầu hứng thú đặc biệt trong việc khám phá, nghiên cứu cái mới không phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội Các em thường bắt chước các hành động, lời nói những hiện tượng lạ trên mạng internet không quan tâm đến thái độ, ý kiến đông đảo mọi người xung quanh.

II-Một số thực tiễn và sự tác động đến tâm lý người dưới 18 tuổi phạm tội a) Một số thực tiễn -Về trạng thái xúc cảm:

Người chưa thành niên là người đang trong quá trình phát triển cả về sinh lí lẫn tâm lí, ý thức Đây là giai đoạn phát triển cơ thể mất cân bằng nên đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng tạm thời trong cảm xúc của người chưa thành niên Và sự mất cần bằng tạm thời về trạng thái xúc cảm của người chưa thành niên là một trong những nhân tố có thể dẫn tới hành vi phạm tội khi các em không làm chủ được bản

Trang 6

thân và khi nó được kết hợp với một số yếu tố tâm lí có tính tiêu cực khác Sự mất cân bằng tạm thời trong cảm xúc của người chưa thành niên phạm tội còn được biểu hiện rõ khi họ chấp hành hình phạt tại trại giam Phần lớn đều có tâm lý nặng nề như mặc cảm, tự ti, bi quan, chán nản thậm chí là tuyệt vọng và đôi khi là thờ ơ, bất cần và liều lĩnh.

-Về nhu cầu độc lập:

Nhu cầu độc lập là mong muốn tự hành động, tự đưa ra quyết định theo cách phù hợp với nhận thức của bản thân hơn là để thoả mãn đòi hỏi của xã hội, môi trường hay của người khác Sự hình thành và phát triển nhu cầu độc lập ở lứa tuổi chưa thành niên là sự phát triển tâm lí có tính chất tất yếu của trẻ Các em muốn tự khẳng định những phát triển của mình về nhân cách trên con đường trở thành người lớn.

Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên thể hiện trước hết trong hoạt động học tập, trong giao tiếp với bạn bè và người lớn ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội, trong ăn mặc, trong quan hệ bạn bè, trong thưởng thức nghệ thuật hay thể thao… Có thể nói nhu cầu độc lập là sự phát triển tất yếu và rất cần thiết của các em ở lứa tuổi chưa thành niên Đây là cơ sở quan trọng giúp các em trở thành người lớn sau này Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý rằng, nhu cầu độc lập không chỉ có mặt tích cực mà còn có mặt tiêu cực nếu một khi nó phát triển theo hướng thái quá thì những hành vi này của người chưa thành niên sẽ mang tính chất của hành vi lệch chuẩn, dễ dẫn tới các hành vi phạm tội.

Phần lớn người chưa thành niên phạm tội đều có nhu cầu độc lập quá mức kèm theo tính tự chủ kém Họ thường cho rằng mình đã là người lớn đã đủ chín chắn để có thể làm mọi việc mà mình thích.Thêm vào đó là sự thiếu quan tâm giáo dục từ gia đình và nhà trường đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc đối với con em họ sau này.

-Thái độ đối với học tập:

Đối với người chưa thành niên phạm tội thì hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo, nó giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển tâm lý, nhân cách Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, một trong những đặc điểm nổi bật của người chưa thành niên phạm tội là học vấn của họ rất thấp, sức học rất kém và động cơ học tập bị suy giảm nghiêm trọng Nhiều em có biểu hiện tiêu cực đối với học tập, dễ sa ngã và thiêm nhiễm những thói hư tật xấu từ chính môi trường học đường từ đó dẫn đến những hành vi phạm pháp.

-Về nhận thức pháp luật:

Những người chưa thành niên còn rất non nớt về kiến thức xã hội và ý thức pháp luật Nhận thức và quan niệm về pháp luật chưa hình thành đầy đủ hoặc bị

Trang 7

lệch lạc theo cách hiểu chủ quan của họ Vì thế, nhiều em thường thờ ơ, lãnh đạm đối với các quy định của pháp luật Một biểu hiện khác của sự nhận thức về pháp luật chưa đúng đắn là không ít em cho rằng, những yêu cầu và những đòi hỏi của các chuẩn mực luật pháp chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật và hoàn toàn mang tính hình thức còn hành động thì phải căn cứ vào nhu cầu cụ thể của cá nhân mới thể hiện được cuộc sống tự do Hay nói cách khác nhận thức pháp luật của phần lớn người chưa thành niên phạm tội biểu hiện ở mức độ thấp

Nhận thức pháp luật giúp các em phát triển nhân cách một cách đúng đắn và trở thành công dân tốt cho xã hội.Ý thức pháp luật là nhân tố rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của người chưa thành niên Song, khi các em không có được ý thức pháp luật đúng đắn thì nguy cơ dẫn tới hành vi phạm tội là rất cao.

-Về nhu cầu khám phá cái mới

Tìm hiểu, khám phá cái mới là một trong những nhu cầu của các em ở lứa tuổi chưa thành niên Trong bối cảnh các phương tiện thông tin đại chúng phát triển mạnh mẽ và hiện đại như ngày nay thì khao khát hiểu biết của các em không chỉ trong phạm vi của cuộc sống quanh mình, phạm vi của đất nước mình mà còn khám phá cuộc sống của các quốc gia khác Khám phá cuộc sống giúp các em nâng cao nhận thức, hiểu biết của mình Đây là điều quan trọng đối với việc phát triển nhân cách của người chưa thành niên Điều đáng lưu ý là các em không chỉ có nhu cầu khám phá cái mới mà còn tìm tòi, thử nghiệm cái mới, trong đó có cả những cái thiếu lành mạnh, trái với các chuẩn mực xã hội và một khi sự tò mò và khám phá cái mới ấy thiếu đi sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của gia đình, xã hội thêm vào đó là sự không tự chủ được bản thân thì sẽ dẫn đến những hành vi phạm tội.

Ví dụ: Ngày 26/5/2020 Tòa án nhân dân A xét xử sơ thẩm vụ án Lê Văn H, sinh ngày 31/01/2004 về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 2 Điều 134 Bộ Luật hình sự Tại phiên tòa, người bào chữa cho bị cáo H xuất trình giấy chứng sinh do Bệnh viện đa khoa tỉnh T cấp ngày 01/02/2005 trong đó chứng nhận H sinh vào ngày 31/01/2005 Vì muốn cho con đi học sớm nên gia đình đã khai thêm cho H một tuổi Vì vậy, người bào chữa đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo H không phạm tội vì chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Qua ví dụ trên cho thấy khi các cơ quan điều tra, viện kiểm sát thu thập lý lịch bị can H từ sổ hộ khẩu, giấy khai sinh vẫn chưa bảo đảm tính chính xác tuyệt đối bởi vì còn liên quan đến giấy chứng sinh Trên thực tế việc thu thập giấy chứng sinh của bị can dưới 18 tuổi rất khó khăn vì liên quan đến thời gian và việc lưu trữ.

Khi tiến hành xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội gặp không ít khó khăn khi xác định tuổi của họ, đó là có trường hợp một người chưa thành niên phạm tội

Trang 8

nhưng trong giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh xác định độ tuổi khác nhau nhưng không còn giấy chứng sinh thì căn cứ vào giấy tờ nào?

Trong trường hợp này, giấy khai sinh là văn bản có đủ cơ sở pháp lý nhất để xác định tuổi của họ, bởi vì tuổi của cá nhân được ghi trong giấy khai sinh căn cứ vào tuổi được ghi ở giấy chứng sinh, tuổi được ghi trong sổ hộ khẩu và giấy chứng minh nhân dân đều căn cứ vào giấy khai sinh, còn việc tuổi trong sổ hộ khẩu và giấy chứng minh nhân dân không đúng theo giấy khai sinh là do người có thẩm

quyền khi cấp các văn bản này làm sai Nhưng nếu thấy còn nghi ngờ về giấy khai sinh thì nên trưng cầu giám định pháp y để xác định lại tuổi của họ, đây là biện pháp cuối cùng để xác định chính xác tuổi của người dưới 18 tuổi phạm tội, biện pháp này liên quan đến việc phải trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung Do đó, Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa phải tập trung nghiên cứu chặt chẽ hồ sơ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, kiểm tra chứng cứ một cách toàn diện và đầy đủ Việc xác định chính xác tuổi của người dưới 18 tuổi tránh được tình trạng xử oan hoặc bỏ lọt tội phạm.

b) Sự tác động từ gia đình, bạn bè, xã hội

Gia đình bao giờ cũng là môi trường ảnh hưởng đầu tiên và xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển nhân cách của người chưa thành niên, luôn chịu tác động bởi không khí thương yêu, hòa thuận, đùm bọc trong gia đình Người chưa thành niên cũng chịu sự ảnh hưởng cực lớn từ cách thức xử sự và mối quan hệ của cha mẹ họ với nhau, với các thành viên ruột thịt khác Cha mẹ họ luôn là hình ảnh mẫu mực về người lớn, người chịu trách nhiệm đối với gia đình và xã hội nên người chưa thành niên có chiều hướng giống các đức tính của cha mẹ mình nhiều hơn Nhiều khi, cha mẹ chỉ than phiền về gánh nặng tài chính đối với đứa con, về giá cả sinh hoạt đắt đỏ, về sự leo thang của giá thực phẩm, áo quần, học phí, giải trí cũng khiến người chưa thành niên cảm thấy mặc cảm tội lỗi và tự nghĩ vì mình là kẻ vô tích sự, là gánh nặng của cha mẹ, là người không giúp đỡ được gia đình Mặc cảm này dễ kèm theo các phản ứng tiêu cực Nhiều người chưa thành niên bắt đầu nghỉ học thất thường để hy vọng tìm kiếm việc làm thêm và làm thêm; ban đầu là với mong muốn chia sẻ gánh nặng gia đình, nhưng lâu thì quen dần với việc bỏ học, bị bạn bè, thầy cô than phiền, xa lánh… và sau đó, có thể là sẽ bỏ học, theo rủ rê của bạn bè xấu để vi phạm pháp luật Hành vi ban đầu trong những tình thế đó thường là trộm cắp vặt, hành động du côn, “xin đểu”, dựa vào kẻ xấu mới quen để

Trang 9

“trả thù” những bạn cùng lớp trường đã chế giễu, coi thường họ trước đây Điều kiện vật chất khá giả của gia đình và sự quản lý lỏng lẻo cũng thường khiến họ nhanh chóng sa đà vào những thú vui hưởng thụ vật chất tầm thường (games bạo lực, đua xe cảm giác mạnh, ăn nhậu, quậy phá, nghiện hút…) đến những hành vi phạm pháp.

Quan hệ tình cảm giữa cha mẹ với nhau ảnh hưởng lớn đến tình cảm của người vị thành niên về bản thân và về người khác Nếu cha mẹ thương yêu và chăm sóc lẫn nhau thì người chưa thành niên cũng học được cách suy nghĩ và ứng xử như vậy Nếu cha mẹ thường xuyên ẩu đả, cãi vã thì người chưa thành niên cũng học được cách ứng xử đó, vì họ vốn ngây thơ, khi hằng ngày phải chứng kiến cảnh bạo lực, họ sẽ quen dần và dễ nhận thức một cách tự nhiên rằng, bạo lực là cách giải quyết vấn đề trong gia đình và xã hội.

Trước khi trưởng thành, người chưa thành niên đều ít nhiều có kiến thức về tự nhiên, xã hội và các nhận thức về đạo đức ứng xử Điều này giải thích vì sao cùng một hoàn cảnh gia đình, cùng môi trường trường học và cùng độ tuổi tương tự, nhưng cách thức, tính chất, mức độ tần suất vi phạm pháp luật của người chưa thành niên ở vùng nông thôn khác vùng thành thị, vùng thành thị nhỏ khác vùng đô thị lớn; vùng công nghệ thông tin phát triển khác vùng lao động cơ khí, thủ công… Đó là vì môi trường xã hội khác nhau Ví dụ, ở TP Hồ Chí Minh những năm trước đây, khi chưa phát triển giao thông ở địa bàn huyện Cần Giờ, huyện này hầu như không xảy ra hành vi trộm cắp xe gắn máy, cướp, cướp giật…, vì khi có tin báo tội phạm, công an chỉ cần chốt chặn bến đò về thành phố là kẻ phạm pháp không thể mang tang vật đào thoát được Có một số yếu tố cơ bản trong môi trường xã hội thường tác động mạnh hơn cả đến nội tâm, định hướng từ bên trong và chuyển hóa ra bên ngoài bằng những thái độ hành xử của người chưa thành niên, đó là:

- Không hòa đồng được tính cách cá nhân của mình với các quy tắc và quy định của xã hội; ví dụ: Người chưa thành niên thấy khó chịu khi người lớn buộc họ phải đứng chờ đèn đỏ, không được la hét trong giờ nghỉ trưa… Khi đến một thời điểm “bùng nổ” cảm xúc, họ sẽ vượt đèn đỏ, sẽ hò reo, ném vỡ đèn đường… Khi được hỏi, những người chưa thành niên này trả lời họ biết như thế là không vâng lời người lớn, nhưng không biết đó là vi phạm pháp luật Trong suy nghĩ của

Trang 10

người chưa thành niên, các khái niệm “công dân”, “luật lệ giao thông” “pháp luật” “trật tự công cộng” không hề liên quan đến họ.

- Không thể kiềm chế được mình, ví dụ thấy đồ chơi đẹp, món ăn ngon của bạn khác, họ cũng muốn có bằng mọi giá Đối với các em có hoàn cảnh gia đình khá giả thì luôn muốn “chơi trội”, “chơi nổi” hơn để bạn thán phục; hoặc chỉ để thể hiện “cái tôi” mà đôi khi họ có những hành động liều lĩnh, gây nguy hiểm cho bản thân và cho người xung quanh.

- Thường lúng túng khi xử lý các phản ứng tự nhiên của mình như khi bị hụt hẫng, bị hố trước mọi người; hoặc có cảm giác bị gạt bỏ sang bên lề cuộc chơi, bị tẩy chay… Hầu hết đây là những trường hợp NCTN bị phân biệt đối xử, họ tự ti về hoàn cảnh thua kém của mình hoặc bị người chung quanh coi thường về kiến thức, về vật chất, về gia cảnh, họ sẽ dễ dàng chống đối lại cảm xúc đó bằng cách trở nên hung hãn và phạm pháp; họ muốn đòi lại vị thế ngang bằng theo cách của họ.

III – Giải pháp để hạn chế tình trạng phạm tội ở lứa tuổi dưới 18.

CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ,PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG PHẠM TỘI Ở LỨA TUỔI DƯỚI 18

1 Đối với xã hội:

- Các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các đoàn thể và các nhà trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt đối với người chưa thành niên Cần coi trọng giáo dục để người chưa thành niên hiểu rõ một số luật cơ bản liên quan tới quyền, nghĩa vụ của mình mà người chưa thành niên hay phạm phải như: Luật giao thông, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật hình sự và Tố tụng hình sự…

- Tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho người chưa thành niên có các sân chơi, bãi tập, các hình thức sinh hoạt bổ ích, lành mạnh nhằm thu hút học sinh và người chưa thành niên tham gia học tập, rèn luyện, sử dụng thời gian nhàn rỗi có ích và thiết thực.

- Giáo dục ở nhà trường, ngoài việc dạy chữ, truyền đạt những kiến thức cơ bản cần hết sức quan tâm và giành nhiều thời lượng dạy cho người chưa thành niên về kỹ năng sống, kỹ năng làm người thông qua việc giáo dục về đạo đức truyền thống, lịch sử, pháp luật, giao tiếp trong gia đình và xã hội Nhà trường cần tổ chức các biện pháp quản lý khoa học, chặt chẽ đối với học sinh Làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho các em chấp hành kỷ luật với ý thức từ thấp đến cao, tạo thành ý thức tự giác cho các em ngay từ khi còn nhỏ, giúp các em hình thành thói quen, chấp hành nghiêm nội quy của nhà trường Bên cạnh đó, cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của các thầy, cô giáo trong việc

Ngày đăng: 16/05/2022, 09:03

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w