1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Bảo vệ quyền của lao động di cư theo pháp luật quốc tế, một số quốc gia dưới góc nhìn so sánh và những kinh nghiệm cho Việt Nam

303 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo Vệ Quyền Của Lao Động Di Cư Theo Pháp Luật Quốc Tế, Một Số Quốc Gia Dưới Góc Nhìn So Sánh Và Những Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Tác giả PGS.TS. Nguyễn Hiền Phương, ThS. Phạm Minh Trang, TS. Lê Thị Anh Đào, ThS. Bùi Thị Minh Trang, TS. Phạm Thị Thủy Nga
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Hiền Phương, ThS. Phạm Minh Trang
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 303
Dung lượng 77,34 MB

Nội dung

Tuy nhiên, nhận thức tam quan trọng về bảo vệ quyền của lao động di cư, Việt Nam đã tham gia cácquan hệ hợp tác quốc tế song phương trong lĩnh vực lao động và ký kết các điều ước quốc tẾ

Trang 1

DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CAP CƠ SỞ

BAO VE QUYEN CUA LAO ĐỘNG DI CƯ THEO PHÁP LUAT QUOC TE, MỘT SO QUOC GIA

DUOI GOC NHIN SO SANH VA

NHUNG KINH NGHIEM CHO VIET NAM

Chủ nhiệm đề tai: PGS.TS Nguyễn Hiền Phương

Thư ký đề tài: ThS Pham Minh Trang

BO GIAO DUC DAO TAO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

| [ [ Ï [

| [ [

|

HÀ NOI - 2022 |

[ [

5 ———————————————————

Trang 2

STT TÊN CHUYEN DE TAC GIA

Tổng quan về bảo vệ quyền của lao động di | - PGS.TS Nguyễn Hién

1 cư Phương

- ThS Pham Minh Trang

Bao vệ quyền của lao động di cư trong pháp | - PGS.TS Nguyễn Hiền

3 luật Đức — nghiên cứu so sánh với Việt | Phương

Nam và những đê xuât, kiên nghị - ThS Phạm Minh

TrangBảo vệ quyên của lao động di cư trong pháp | TS Lê Thi Anh Dao

3 | luật Hoa Ky — nghiên cứu so sánh với Việt

Nam và những đề xuất, kiến nghị

Bảo vệ quyên của lao động di cư trong pháp | ThS Bùi Thị Minh

4 luật một số quốc gia chau A — nghiên cứu | Trang

so sánh với Việt Nam và những đê xuât,

kiến nghị

Bảo vệ quyền của lao động di cư trong pháp | PGS.TS Nguyễn Hiền

5 | luật Úc — nghiên cứu so sánh với Việt Nam | Phương

Trang 3

TT HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ NHIỆM VỤ

wee Truong DH Luat Chủ nhiệm đề tai

1 | PGS TS Nguyên Hiên Phuong oo ¬ ak

Hà Nội Tác giả chuyên đê

Pháp luật

‘rie! Truong DH Luat , oe nee aR

3 TS Lé Thi Anh Dao oo, Tac gia chuyén dé

Ha NộiTruong DH Luat Thu ky dé tai

4 ThS Pham Minh Trang ae ¬ - aff

Hà Nội Tác giả chuyên đê

_ aAE: Trường ĐH Luật S Ăn An GÀ

5 ThS Bùi Thị Minh Trang Tác giả chuyên đê

Hà Nội

Trang 4

STT | Chữ viết tắt Giải nghĩa

| ADA Đạo luật Người Mỹ Khuyết tật năm 1990

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam — Liên minh

2 EVFTA

Chau Au

3 AU Lién minh Chau Phi

4 BCEA Các Điều kiện Cơ bản của Đạo luật Việc làm

5 C105 Công ước số 105 về xóa bỏ Lao động Cưỡng Bức 1957

6 C29 Công ước số 29 về Lao Động Cưỡng Bức 1930

Công ước về chống tra tan và các hình thức đôi xử hoặc

7 CAT trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con

người

8 CDE Trung tâm hỗ trợ lao động giúp việc gia đình

Công ước về xóa bỏ tat cả các hình thức phân biệt đối

9 CEDAW x_

xử với phụ nữCông ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt

10 CERD ae

chủng tộc

11 COIDA | Đạo luật Bồi thường Thuong tat và Bệnh nghề nghiệp

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái

12 CPTPP

Bình Dương

13 CRC Công ước về quyên trẻ em

14 CRPD Công ước Quốc tế về Quyền của Người Khuyết tật

15 DN Doanh nghiệp

16 DNDV Doanh nghiệp dịch vụ

17 DOL Bộ Lao động Mỹ

18 EAD Giấy phép làm việc

19 EEOC Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đắng

20 EFMA Đạo luật về sử dụng lao động nước ngoài năm 1990

Trang 5

22 HƯFFA Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam — Liên minh

Châu Au

23 FAST Hiệp hội hỗ trợ và đào tạo lao động giúp việc gia đình

24 FLSA Đạo luật Tiêu chuẩn lao động công bằng

25 FMLA Đạo luật Nghỉ phép vì ly do y tế và gia đình

26 HDLĐ Hợp đồng lao động

27 ICCPR Công ước về các quyền dân sự và chính trị

28 ICE Cơ quan thực thi Nhập cư và Hải quan

g8 ee Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Van

hóa

30 TCRMW Công ước Quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả người lao

động di cư và thành viên của gia đình ho3l IER Bộ phận Quyền của Người nhập cư và Người lao động

32 IES Co quan Thanh tra và Thực thi

33 ILO Tổ chức lao động quốc tế

34 INA Luat Nhap cu va Quéc tich

35 INS Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ

36 IOM Tổ chức Di cư Quốc tế

37 IRCA Đạo luật Kiểm soát và Cải cách nhập cư năm 1986

38 LRA Luật Lao động Nam Phi

39 MOU Biên bản Ghi nhớ

40 MSPA Mã ae )m- lao động nông nghiệp theo mùa

41 MWC Trung tâm hỗ trợ lao động di cư

42 NDEL Cục đi cư lao động xuyên biên giới quốc tế Nam Phi

43 NLĐ Người lao động

44 NLRA Đạo luật Quan hệ lao động quốc gia

45 NLRB Ủy ban Quan hệ Lao động Quốc gia

46 NMWA Đạo luật tiền lương tối thiêu quốc gia

Trang 6

48 OCAHO _ | Văn phòng Giám đốc Điều hành Hành chính

49 CIIVIWA Đạo luật về bệnh nghề nghiệp trong hầm mỏ và công

trình

50 OECD Tổ chức Hop tác và Phát triển Kinh tế

5] OSC Văn phòng tư van đặc biệt về thực tiễn không công băng

trong lao động và việc làm liên quan đên nhập cư

22 OSHA Đạo luật An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp

53 PRP Người có giấy phép cư trú vĩnh viễn

54 RAW Chương trình Bồ sung lao động nông nghiệp

55 SADC Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi

56 SADC Khung chinh sách và Kế hoạch hành động về Di cư Lao

động Nam Phi

57 SAW Chương trình Lao động Nông nghiệp Đặc biệt

58 | SLĐTB&XH | Sở Lao động - Thuong binh và Xã hội

59 SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ

60 TCSN Tổ chức sự nghiệp

61 UIA Đạo luật Bảo hiểm That nghiệp

62 UN Liên Hợp Quốc

63 USCIS Dịch vụ Nhập tịch và Di trú Hoa Ky

64 USDA Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

65 VEVO Xac minh Quyén loi Thi thuc Truc tuyén

66 WHD Bộ phận Tiền lương và Thời giờ làm việc

67 WHS Đạo luật về Việc làm, Sức Khỏe và An toàn

68 WICA Đạo luật Bồi thường Thương tật trong Công việc 2019

69 XKLĐ Xuất khâu lao động

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHUYEN ĐÈ TRONG DE TÀI 1DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐÈ TÀI 1

PHAN THU NHAT 2

GIOI THIEU CHUNG VE DE TAI NGHIEN CUU 2

1 TINH CAP THIET CUA DE TAI 2

2 TINH HINH NGHIEN CUU DE TAI 5

3 MUC DICH VA MUC TIEU CUA DE TAI 11

4 DOI TƯỢNG VA PHAM VI NGHIÊN CUU CUA ĐÈ TAI 12

5 CACH TIEP CAN, PHUONG PHAP NGHIEN CUU CUA DE TAI 13

6 CAC SAN PHAM CUA DE TAI 14

7 TO CHỨC THUC HIEN DE TÀI 15

8 Ý NGHĨA KHOA HOC VA THUC TIEN CUA DE TÀI 15

PHAN THU HAI 17

BAO CAO TONG QUAN 17CAC KET QUA NGHIÊN CỨU CHÍNH CUA DE TÀI 17CHUONG 1 TONG QUAN VE BAO VE QUYEN CUA LAO DONG DI

CU VA PHAP LUAT QUOC TE VE BAO VE QUYEN CUA 18

LAO DONG DICU 18

1.1 Một số van đề lý luận về bảo vệ quyén của lao động di cư va sựđiều chỉnh của pháp luật 181.2 Pháp luật quốc tế và một số quốc gia về bảo vệ quyền của laođộng di cư 26CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYEN CUA LAO DONG DI

CU THEO PHÁP LUẬT QUOC TE, MOT SO QUOC GIA DƯỚI GÓCNHIN SO SANH VA KINH NGHIEM CHO VIET NAM 67

2.1 Thực trang bảo vệ quyén của lao động di cư trong pháp luật Đứcdưới góc nhìn so sảnh và kinh nghiệm với Việt Nam 67

Trang 8

Ky dưới góc nhìn so sảnh và kinh nghiệm với Việt Nam 712.3 Thực trang bao vệ quyên của lao động di cw trong pháp luật một

số quốc gia châu Á dưới góc nhìn so sánh và kinh nghiệm với ViệtNam 772.4 Thực trang bảo vệ quyền của lao động di cư trong pháp luật Úcdưới góc nhìn so sảnh và kinh nghiệm với Việt Nam 802.5 Thực trang bao vệ quyén của lao động di cư trong pháp luậtNam Phi dưới góc nhìn so sảnh và kinh nghiệm với Việt Nam 89CHUONG 3 DE XUAT HOAN THIEN PHAP LUAT VA NANG CAO

HIEU QUA BAO VE QUYEN CUA LAO DONG DI CU O VIET NAM

3.3 DE XUAT HOAN THIEN CONG TAC THUC THI PHAP LUAT BAO VE QUYEN

CUA LAO DONG DI CƯ Ở VIỆT NAM 103

PHAN THU BA 110BAO CAO TOM TAT 110

CAC KET QUA NGHIÊN CỨU CHÍNH CUA ĐÈ TÀI 110

1 TÍNH CAP THIET CUA DE TÀI 111

2 TÌNH HÌNH THUC HIEN DE TÀI 114

3 KET QUA NGHIÊN CỨU CHÍNH CUA DE TÀI 114

4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIEN CUA DE TÀI 117

4.1 Ý nghĩa mặt khoa học 1174.2 Ý nghĩa thực tiễn 117

PHAN THU TU 119

NOI DUNG CAC CHUYEN DE CUA DE TAI 119

CHUYEN DE 1 120

Trang 9

CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ 120

1 Khái quát về lao động di cư và quyển của lao động di cư 120

2 Pháp luật về bảo vệ quyền của lao động di cư 127

3 Pháp luật quốc té, quốc gia về bảo vệ quyền của lao động dicw 131

4 Cơ sở lý luận nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam và một số quốcgia về bảo vệ quyên của lao động di cw 140

CHUYEN DE 2 147BAO VE QUYEN CUA LAO DONG DI CƯ TRONG PHÁP LUẬT

ĐỨC - NGHIÊN CUU SO SÁNH VOIVIETNAM 147

VA NHUNG DE XUAT, KIEN NGHI 147

1 Khái quát về lao động di cw ở Đức 147

2 Bảo vệ quyén của lao động di cư trong pháp luật Đức 149

3 Thực trạng bảo vệ quyên lao động di cw trong pháp luật Việt Nam vàĐức trong tương quan so sảnh 162

4 Một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệquyên của lao động di cư từ kinh nghiệm của Đức 175

CHUYEN DE 3 181BAO VE QUYEN CUA LAO DONG DI CU TRONG PHAP LUAT

HOA KỲ- NGHIÊN CUU SO SÁNH VOIVIETNAM 181

VÀ NHỮNG ĐÈ XUẤT, KIÊN NGHỊ 181

1 Khái quát về lao động di cư ở Hoa Kỳ 181

2 Hoa Kỳ và việc tham gia các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền của laođộng di cư 183

3 Bảo vệ quyên của lao động di cư trong pháp luật của Hoa Kỳ 184

4 Thực tiễn thực thi pháp luật của Hoa Kỳ về bảo vệ quyền của laođộng di cư 193

5 Thực trạng bảo vệ quyên của lao động di cư theo pháp luật Việt Namtrong tương quan nghiên cứu so sánh với pháp luật Hoa Ky 198

6 Một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiệnpháp luật Việt Nam về bảo vệ quyên của lao động di cư từ kinh nghiệmcủa Hoa Kỳ 203

CHUYEN ĐÈ 4 218

Trang 10

MOT SO QUOC GIA CHAU Á-NGHIÊN CỨUSOSÁNH 218VỚI VIỆT NAM VÀ NHUNG DE XUAT, KIENNGHI 218

1 Khái quát về lao động di cw ở Châu A 218

2 Quy định pháp luật về bảo vệ quyên của lao động di cw ở một sốnước Châu Á 221

3 So sánh pháp luật về bảo vệ quyền của lao động di cw của HanQuốc, Singapore và Việt Nam 235

4 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của lao động

di cw ở Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của một số quốc gia châu A 236

CHUYEN ĐÈ 5 242BẢO VỆ QUYÉN CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TRONG PHÁP LUẬT ÚC

- NGHIÊN CUU SO SANH VỚI VIỆT NAM 242

VÀ NHỮNG ĐÈ XUẤT, KIÊN NGHỊ 242

1 Khai quát về lao động di cư 242

2 Bảo vệ quyén của lao động di cư 243

3 Thực trạng bảo vệ quyền của lao động di cư ở Việt Nam và Úc trongtương quan so sảnh 253

4 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về lao động di cư ở Việt Namtrong twong quan nghiên cứu và kinh nghiệm của Uc 263

CHUYEN DE 6 270BAO VE QUYEN CUA LAO DONG DI CU TRONG PHÁP LUAT 270

NAM PHI- NGHIÊN CUU SO SÁNH VOI VIETNAM 270

VA NHUNG DE XUAT, KIEN NGHI 270

1 Khái quát về lao động di cư ở Nam Phi 270

ze Bảo vệ quyén của lao động di cw ở Nam Phi 271

3 Thực trang bảo vệ quyên lao động di cư trong pháp luật ViệtNam và Nam Phi trong tương quan so sánh 280

4 Một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyềncủa lao động di cw ở Việt Nam từ kinh nghiệm của Nam Phi 290

PHAN THỨ NAM 294BAI BAO KHOA HOC 294

Trang 11

GIOI THIEU CHUNG VE DE TAI NGHIEN CUU

Trang 12

GIOI THIEU CHUNG VE DE TAI NGHIEN CUU

1 TINH CAP THIET CUA DE TAI

Lao động di cư là xu thé tat yếu của bat kì nền kinh tế hay khu vực nàotrên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh nên kinh tế thị trường và hội nhập quốc

tế như hiện nay Mỗi năm, trên toàn thế giới có hàng triệu người lao độngsống và làm việc ngoài đất nước của mình Các lao động di cư đã có đóng gópkhông nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và tại các nước đangphát triển nói riêng Với sự gia tăng số lượng của lao động di cư, Ngân hàngThế giới đã ước tinh rang trong khoảng thời gian từ 2001 đến năm 2025 thìnên kinh tế thé giới sẽ có thêm khoảng 365 tỷ USD mỗi năm

Theo báo cáo mới ước tính toàn cầu về lao động di cư của Tổ chức Laođộng Quốc tế (ILO), năm 2019 ghi nhận số dân nhập cư chiếm gần 5% lựclượng lao động toàn cầu Mặt khác, báo cáo của ILO vừa công bố mới đâycũng cho thấy hơn 2/3 lao động nhập cư quốc tế tập trung ở các nước có thunhập cao, chiếm khoảng 63,3% tổng số Cụ thể, trong số 169 triệu lao động di

cư toàn cầu, có đến 63,8 triệu người, chiếm khoảng 37,7%, đang sống và làm

việc tại khu vực châu Âu và Trung Á Khoảng 43,3 triệu người, tương đương

25,6%, nhập cư tại các nước thuộc châu Mỹ Các quốc gia A Rap và châu A

-Thái Bình Dương mỗi nước có khoảng 24 triệu lao động nhập cư, tương ứngvới 28,5% tổng SỐ Trong khi châu Phi chỉ có khoảng 13,7 triệu người thuộcnhóm này, chiếm 8,1% Lao động nhập cư nam giới chiếm đến 99 triệu người,trong khi nữ giới chiếm khoảng 70 triệu người Ở nhiều khu vực trên thé giới,nhóm người lao động nhập cư chiếm tỷ lệ khá lớn và giữ nhiều vai trò quantrọng Họ được ghi nhận có nhiều đóng góp quan trọng cho xã hội và nền kinh

tế của quốc gia họ đang sống và làm việc, đồng thời giữ các vị trí thiết yếutrong những lĩnh vực quan trọng như chăm sóc sức khỏe, giao thông vận tải,

dịch vụ, nông nghiệp và chế biến thực phẩm Theo báo cáo của ILO, 66,2%

lao động nhập cư làm việc trong lĩnh vực dịch vụ Ngành công nghiệp chiếm26,7% và nông nghiệp là 7,1% Song lại có sự khác biệt đáng kể về giới tinhnhân lực giữa các ngành này Cụ thể, tỷ lệ nữ giới di cư cao hơn nam giới ởcác ngành dich vụ Điều này có thé giải thích một phan do nhu cầu lao động

Trang 13

ngày càng tăng đối với nhân viên chăm sóc, bao gồm cả công việc y tế và

giúp việc gia đình Trong khi nam giới lao động nhập cư chủ yếu tập trungnhiều hơn ở ngành công nghiệp và nông nghiệp, nhóm ngành đòi hỏi thể lực

và chuyên môn cao.

Có thé thay, lao động di cư là kết qua tất yêu và là một yêu cầu của quá

trình toàn cầu hóa về kinh tế và mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế thế giớinói chung, nền kinh tế của từng quốc gia nói riêng cũng như nguồn thu nhập

cho người lao động và gia đình họ Mặt khác, hoạt động này cũng tiềm an

những khó khăn, thách thức, anh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người laođộng di cư như: bị phân biệt chủng tộc, bị bóc lột, cưỡng bức lao động, Thực tế cho thấy giữa lao động di cư và lao động bản địa luôn ton tại khoảng

cách về cơ hội việc làm, cơ hội thăng tiến, thu nhập, điều kiện lao động, an

sinh xã hội cũng như các quyền cá nhân khác Bởi vậy, lao động di cư đượccoi là một trong những nhóm xã hội dé bị ton thương và nhận được sự quantâm của dư luận, họ cần nhận được sự bảo vệ xứng đáng Do đó, mỗi quốcgia, khu vực cần phải có khung pháp lý bảo vệ lao động di cư

Nhằm bảo vệ quyền của nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội này, cácvăn kiện quốc tế đã được ban hành, trong đó, quan trọng nhất là Công ước của

Liên Hợp Quốc (UN) về các quyền của lao động di cư và các thành viên trong

gia đình họ (ICRMW), Công ước số 97 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO)

về di trú vì việc làm (sửa đổi) (Công ước ILO số 97) và Công ước ILO số 143

về lao động di trú (các điều khoản bổ sung) (Công ước ILO số 143) Hiện

nay, Việt Nam đã tham gia nhiều Công ước của UN và ILO nhưng chưa làthành viên chính thức của bất kỳ điều ước quốc tế có nội dung liên quan trực

tiếp đến lao động cư, trong đó có 03 Công ước ké trên Tuy nhiên, nhận thức

tam quan trọng về bảo vệ quyền của lao động di cư, Việt Nam đã tham gia cácquan hệ hợp tác quốc tế song phương trong lĩnh vực lao động và ký kết các

điều ước quốc tẾ, hiệp định, bản ghi nhớ và bản thỏa thuận, chăng hạn, Bản

Ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại HànQuốc theo chương trình việc làm EPS, Bản thỏa thuận về những nguyên tắc

cơ bản khi tuyển chọn nhân lực một cách công băng dé dao tạo trong ngànhđiều dưỡng chăm sóc người già tại CHLB Đức, Bản Ghi nhớ giữa Bộ laođộng, thương binh và xã hội nước CHXHCN Việt Nam va Bộ Nguồn Nhân

lực Các tiểu vương quốc A Rập thống nhất trong lĩnh vực giúp việc gia

Trang 14

đình, Đồng thời, sự ra đời của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ởnước ngoài theo hợp đồng vừa thông qua vào tháng 11 năm 2020, Bộ luật Laođộng sửa đổi năm 2019 và Nghị định hướng dẫn số 152/2020 quy định vềngười lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyên dụng, quản lýngười lao động Việt Nam làm việc cho tô chức, cá nhân nước ngoài tại Việt

Nam càng khang định rõ ràng về sự quan tâm, chú trọng của Đảng và Nha

nước trong vấn đề bảo vệ quyền của lao động di cư

Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế quyền của lao động di cư vẫn chưa đượcđảm bảo cho thấy những hạn chế trong pháp luật Việt Nam về bảo về quyềncủa nhóm đối tượng này, ví dụ như: quy định pháp luật về bảo vệ quyền củalao động di cư trong quy định pháp luật còn có những khoảng trống, chưa phùhợp, chưa đảm bảo công bằng, bình đăng với lao động trong nước, đặc biệtđối với lao động di cư nữ, thành viên gia đình sống phụ thuộc lao động di cư.Rất dễ nhận thấy những quy định về an sinh xã hội, về quyền tự do hiệp hội

hay cơ chế bảo vệ thu nhập cho lao động di cư còn thiếu hoặc chưa đảm bảo,

chưa tương thích với pháp luật quốc tế và các khu vuc, quốc gia có mối quan

hệ hợp tác lao động với Việt Nam Ngoài ra, chưa có quy định và biện phápchế tài đủ mạnh để ngăn chặn hoặc giảm thiểu tình trạng lừa đảo người laođộng, làm ảnh hưởng nghiêm trong tới quyền lợi người lao động và gây matlòng tin trong nhân dân; các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ người lao động của các

tô chức đại diện lao động và các tô chức dân sự chưa thực sự hiệu quả; công

tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền củangười lao động đi làm việc ở nước ngoài còn lỏng lẻo làm ảnh hưởng đến

quyền của nhóm đối tượng này; đưới góc độ của pháp luật lao động, pháp luật

chỉ điều chỉnh đối với các van dé về lao động và giải quyết tranh chấp nếu cótrước khi người lao động ra nước ngoài làm việc và sau khi người lao động vềnước

Trước những thực trạng nêu trên, đồng thời nhận thức rõ tầm quantrọng của việc bảo vệ quyền của lao động di cư ở cấp độ quốc tế và quốc gia,việc nghiên cứu tìm hiểu các quy định về lao động di cư trong pháp luật quốc

tế và một số quốc gia để có những đề xuất hoàn thiện pháp luật trong nước làrat cân thiệt.

Trang 15

2 TINH HÌNH NGHIÊN CỨU DE TÀI

Trong khoa học xã hội và pháp lý từ trước đến nay, nghiên cứu về

người lao động di cư và quyền của người lao động di cư đã thu hút được sựquan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc các chuyên ngành khácnhau, dưới những giác độ khác nhau Từ góc độ pháp luật với cách tiếp cận từgiác độ quyền con người, cũng đã có một số công trình khoa học trong vàngoài nước đề cập tới vấn đề nêu trên

2.1 Trong nước

* Sách, dé tài, báo cáo, kỷ yếu khoa học liên quan đến quyền của ngườilao động di cư:

+ Đặng Nguyên Anh, Xuất khẩu lao động — Một số vấn dé chính sách

va thc tién — Trung tâm nghiên cứu quyền con người, quyền công dân —

Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Lao động — xã hội, 201 1

+ Nguyễn Dang Dung chủ biên; Tuyên chọn: Vũ Công Giao, La Khanh

Tùng, Bao vệ người lao động di tru : Selection of international Asean and Vietnamese essential instruments on the protection and promotion of the rights of migrant workers, Nxb Lao động, 2009;

+ Nguyễn Đăng Dung chủ biên, Bảo vệ các nhóm dé bị tốn thương

trong to tụng hình sự, Sach chuyên khảo, Nxb Dai hoc Quốc gia Hà Nội,2011;

+ Lê Bạch Dương, Đặng nguyên Anh, Khuất Thu Hồng, Lê Hoài Trung

va Robert Leroy Bach, Bao trợ xã hội cho những nhóm thiệt thoi ở Việt Nam,Nhà xuất bản Thế giới, 2005;

+ Nguyễn Hiền Phương & Đào Lệ Thu đồng chủ biên, Chống phân biệtđối xử từ góc độ luật nhân quyên quốc tế và pháp luật quốc gia, Nxb DânHiền, 2020

+ Hoàng Thị Kim Qué, Hoàn thiện pháp luật về bảo dam quyển củacác nhóm xã hội dé bị tốn thương, Đề tài NCKH, Khoa Luật ĐHQG Hà nội,2010.

+ Hội Luật gia Việt Nam, N?ững điều can biết về người lao động difrú, Nxb Hồng Đức, 2008;

+ Liên minh Châu Âu, Tổ chức Di trú Quốc tế và Cục Lãnh sự (BộNgoại giao), Báo cáo “Tổng quan về tình hình di cư của công dân Việt Nam

ra nước ngoài”, 2011;

Trang 16

+ Trung tâm nghiên cứu quyền con người, quyền công dân, Lao động

di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, Khoa luật Đại học Quốc gia HàNội, Nxb Lao động - Xã hội, 2011.

+ Trung tâm nghiên cứu quyền con người, quyền công dân, Ludt guốc

tế về quyên của các nhóm người dé bị tổn thương, Nxb Lao động - Xã hội,2016.

+ Trường DH Luật Hà Nội, Van dé pháp luật đặt ra đối với lao động di

cư — Kinh nghiệm Việt Nam và Trung Quốc, Kỷ yêu hội thảo khoa học quốc

té, 2017;

* Một số bài viết trên các Tap chí chuyên ngành Luật học như:

+ Vũ Ngọc Dương, Bùi Thị Ngọc Lan, “Một số nội dung cơ bản trongtuyên bố CEBU về bảo vệ và thúc day quyén của lao động di trú”, Tap chíNhà nước và pháp luật, s6 5/2014;

+ Nguyễn Thuỳ Dương, “Bảo vệ quyền của người lao động di trú trong

ASEAN hướng tới văn kiện khung ASEAN”, Tap chí luật học, Số đặc biệttháng thanh niên, 2016;

+ Nguyễn Thanh Hoà, “Dua người lao động đi làm việc ở nước ngoàigóp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo và thực hiện an sinh xã hội”,

Cộng sản Số 11/2014

+ Nguyễn Linh Giang, Nguyễn Thu Hương, “Đảm bảo quyền của một

số đối tượng dé bị tổn thương”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/2014;

+ Lê Phú Hà, “Phòng, chống cưỡng bức lao động cho laođộng di trú theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số22/2018;

+ Nguyễn Văn Sinh, “Yêu cầu hoàn thiện hành lang pháp lý về đưa laođộng Việt Nam di làm việc ở nước ngoài”, Tap chí Dan chủ & Pháp luật, 2017.

+ Lê Thị Hoài Thu, “Quyền bình đăng của người lao động di trú tạiViệt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12/2011;

+ Lê Thị Hoài Thu, “Bảo vệ quyền của người lao động di trú khi ViệtNam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”, 7 ap chí Nhà nước

và Pháp luật, số 11/2017;

+ Nguyễn Lê Thu, “Cơ chế hợp tác pháp lý giữa các nước EU về ansinh xã hội cho lao động di trú — Kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí

Trang 17

+ Nguyễn Quang Thành, “Quyền được hỗ trợ để tái hoà nhập xã hộicủa người lao động di trú và một số kiến nghị cho Việt Nam”, Tap chi Nhanước và pháp luật, số 9/2020;

* Một số luận án, luận văn:

+ Tống Văn Băng, “Vấn đề lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ởnước ngoài theo Hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước — Lýluận và thực tiễn”, Luận án tiễn Sỹ Luát học, 2020;

+ Lô Thị Phương Châm, “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luậtViệt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp

đồng”, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội, 2010;

+ Nguyễn Thị Hiền, “Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của ngườilao động Việt Nam di làm việc ở nước ngoài”, Luận văn thạc sỹ Luật học, 2018;

+ Nguyễn Xuân Hưng, “Quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động củaViệt Nam”, Luận án tiễn sỹ Kinh tế, 2015,

+ Lê Thị Tuyết Lan, “Pháp luật Việt Nam về quyền của lao động di cư

ra nước ngoài — Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, Luận văn thạc sỹ luật học, 2020.

+ Đỗ Minh Nghĩa, “Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động dưới

góc độ pháp luật lao động” Luận văn thạc sỹ Luật học, Hà Nội, 2012;

+ Nguyễn Đặng Phước Tâm, “Người lao động Việt Nam đi làm việc ởnước ngoài theo hợp đồng — Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sỹ Luậthọc, Hà Nội, 2014.

Nhìn chung, qua nghiên cứu các công trình khoa học đã công bố trong

nước về nội dung liên quan đến bảo vệ quyền của lao động di cư, pháp luật vềbảo vệ quyền của người lao động di cư trong pháp luật quốc tế và một số quốc

gia, nhóm tác giả nhận thấy:

- Phần lớn các công trình nghiên cứu hiện có chủ yếu nghiên cứu dưới

góc độ nội dung quyên của lao động di cư trong pháp luật Việt Nam, rat it

công trình nghiên cứu quyền và bảo vệ quyền của lao động di cư trong phápluật quốc tế, cụ thể là trong các điều ước quốc tế về lao động di cư một cáchtoàn diện.

- Rất ít công trình có nội dung nghiên cứu, phân tích các quy định về

Trang 18

bảo vệ quyền của lao động di cư trong mối tương quan so sánh giữa pháp luậtquốc tế - pháp luật một số quốc gia trên thế giới — Việt Nam một cách tong

thể Một số công trình có nội dung so sánh nhưng mới chỉ dừng lại ở nhữngnội dung nhỏ lẻ, chưa có sự đánh giá toàn diện.

- Một số đề xuất kiến nghị trong các công trình nghiên cứu mặc dù cógiá trị cao trong quy định và ứng dụng thực tiễn, song hầu hết mới chỉ dừng

lại ở những đề xuất trên cơ sở điều kiện kinh tế xã hội và thực trạng pháp luật

Việt Nam Các kiến nghị còn rải rác, giải quyết được một hoặc một số nội

dung, việc đưa ra những kiến nghị trong mối tương quan với pháp luật quốc

tế, tiếp thu những kinh nghiệm của một số quốc gia còn chưa được nghiên

cứu đầy đủ và toàn diện

- Dé có thé giải quyết được mục đích nghiên cứu của đề tài đặt ra, đề tàicần có sự kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước

đồng thời chủ động với những nội dung nghiên cứu về lý luận về quyền và

bảo vệ quyền của lao động di cư trong pháp luật quốc tế, một số quốc gia tiêu

biểu và thực trạng pháp luật Việt Nam, đề xuất những kiến nghị hoàn thiệnquy định pháp luật Việt Nam.

- “Chameleon brokers: A translocal take on migration industries in the Thai-Swedish wild berry business” (2021) của các tac gia Peter van Eerbeek, Charlotta Hedberg;

- “Climate change, human mobility, and development Get access Arrow” (2021) cua cac tac gia Susan F Martin, Jonas Bergmann, Kanta Kumari Rigaud, Nadege Desiree Yameogo;

- “Contrasting SARS-CoV-2 epidemics in Singapore: Cohort studies in migrant workers and the general population” (2021) của các tác gia Hannah

E Clapham, Wan Ni Chia, Linda Wei Lin Tan, Vishakha Kumar;

- “Debts: Coming to Terms with Migrant Worker Poetry” (2019) cua tac gia Maghiel van Crevel;

Trang 19

- “Ex-migrant worker: an assessment problem (study in the district

tulung agung) ” (2020) của cõc tõc gia Sayekti Suindyah Dwiningwarni;

- “Foundations of International Migration Law” (2012) của cõc tắc giả Brian Opeskin, Richard Perruchoud, Jillyanne Redpath-Cross;

- “Formal and informal support networks as sources of resilience and sources of oppression for temporary foreign workers in Canada” (2022) cua

cõc tac gia Bukola Salami, Mia Tulli, Dominic A Alaazi, Jessica Juen, Nariya Khasanova, Jason Foster, Helen Vallianatos;

- “Foreigner, migrant, or refugee? How laypeople label those who

cross borders” (2022) cua cõc tõc gia Ivana Rapoš Boziđờ, Radka Klvanova,

Bernadette Nadya Jaworsky;

- “Germany's integration politics in practice: Lived realities of Chinese-speaking skilled female family migrants” (2021) cua tac gia Chieh

Hsu;

- “How migration intentions change during periods of political instability and violence: Panel survey evidence from Kenya” (2021) cua tac gia Constantin Ruhe;

- “ILO Global Estimates on International Migrant Workers” (2018) cua

- “Immigrant family legal clinic: A case of integrated student supports

in a community school context” (2021) cua cac tac gia Marco A Murillo, Christine Abagat Liboon, Karen Hunter Quartz;

- “Marital Flourishing on The Husbands of Migrant Worker Who Maintain Their Marriage” (2020) của cõc tac giả Femita Adelina, Nurul Hartini, Suryanto Suryanto;

- “Migrant Worker Well-Being and Its Determinants: The Case of Qatar” (2020) cua cac tac gia Michael C Ewers, Abdoulaye Diop, Kien Trung Le, Lina Bader);

Trang 20

- “Migrant Workers as Cultural Intermediaries” (2019) của các tac giả Muna Madrah, Suharko Suharko;

- “Migration and ‘pull factor’ traps” (2021) của các tác gia Glenda Garelli, Martina Tazzioli;

- “Promoting and Protecting the Rights of Migrant Workers” (2012)

của Diễn dan Chau A — Thái Binh Dương:

- “Protection of the right to social security of the migrant worker in international law” (2021) cua tac gia Kehinde Anifalaje;

- “Renegotiating family: Social media and forced migration” (2021) cua cac tac gia Jay Marlowe, Rachel Bruns;

- “Rights of inter state migrant workers in india: an unfairy tale”

(2022) cua tác giả Karun Sanjaya;

- “Road home: The role of ethnicity in the post-Soviet regional

migration” (2021) của tac giả Youngook Jang;

- “Strengthening Protection of Migrant Workers and their Families

with International Human Rights Treaties” (2006) của Uy ban Di tra Công

- “The International Convention on Migrant Workers and itsCommittee” (2011) của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc;

- “World Migration Report 2020” (2020) của Tô chức Di trú Quốc tế

- VV

Các công trình nghiên cứu nước ngoài này thường được tiếp cận dưới

góc độ quyền con người và hướng tới quyền của lao động di cư, tuy nhiên các

công trình này cũng chưa thé hiện được sự bao quát, toàn diện và chưa thựchiện việc nghiên cứu một cách trực tiếp, đầy đủ và chỉ tiết về quyền của người

lao động di cư trên cơ sở các điều ước quốc tế về quyền của lao động di cư ở

cấp độ toàn cầu và khu vực Đặc biệt các công trình này mới chủ yếu dừng lại

ở viéc cung cấp các kiến thức và thực trạng về lao động di cư, chưa tiếp cận

từ góc độ so sánh và găn với Việt Nam Do vây, đây sẽ là những nguôn tải

Trang 21

liệu tham khảo có giá trị nhằm đưa đến những kết quả nghiên cứu có ý nghĩa

đối với điều chỉnh pháp luật ở Việt Nam

Tom lại, từ sự khái quát điểm hạn ché, thiếu xót trong thực trạng nghiêncứu của các công trình khoa học đã công bố trong nước và nước ngoài về nộidung lao động di cư và bảo vệ quyền của lao động di cư trong tương quan

nghiên cứu so sánh, tập thé tác giả nhận thấy việc tiếp tục nghiên cứu pháp

luật quốc tế, pháp luật quốc gia và hoàn thiện quy định của pháp luật Việt

Nam về quyền của lao động di cư là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu củahoạt động nghiên cứu, học tập, đặc biệt trong bối cảnh đi cư lao động đang làvân đê có tính thời sự hiện nay.

3 MỤC DICH VÀ MỤC TIEU CUA DE TAI

3.1 Muc dich

Đề tài hướng tới mục đích nghiên cứu sau day:

Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ những quy định trong pháp luật quốc

tế và một số quốc gia về bảo vệ quyền của lao động di cư;

Thứ hai, nhận diện những tiêu chuẩn chung trong pháp luật quốc tế về

quyền và bảo vệ quyền của lao động di cư;

Thứ ba, so sánh đối chiếu với pháp luật một số quốc gia tiêu biểu dé chỉ

ra điểm tương đồng và khác biệt, lý giải những điểm tương đồng và khác biệt

đó, đồng thời đưa ra những đề xuất cho Việt Nam trên cơ sở tiếp thu kinh

nghiệm thế giới

3.2 Mục tiêu

Từ mục đích đặt ra, đề tài tập trung vào thực hiện các mục tiêu sau đây:

- Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về lao động di

cư và quyền của lao động di cư, cụ thé là khái niệm lao động di cư, quyền của

lao động di cư, phạm vi nội dung quyền và dam bảo quyên của lao động dicư Những nội dung này được nghiên cứu trên quan điểm của pháp luật

quốc tế và một số quốc gia Những van đề lý luận này tao cơ sở khoa học dé

nhóm tác giả nghiên cứu các nội dung cơ bản tiếp sau của đề tài

- Tìm hiểu, phân tích những quy định trực tiếp dé cập đến bảo vệ quyềncủa lao động di cư trong một số văn bản pháp luật quốc tế và trong pháp luật

một số quốc gia, bao gồm Việt Nam;

- Phân tích được sự tương đồng và khác biệt điển hình trong quy định

Trang 22

pháp luật của một số quốc gia, pháp luật quốc tế và Việt Nam về bảo vệquyền của lao động di cư; đồng thời giải thích được nguyên nhân dẫn tới

những tương đồng và khác biệt đó;

- Từ những van đề nghiên cứu trên, dé tài luận giải và đề xuất những

kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của lao động di cư với từngnội dung, lĩnh vực cụ thé, đảm bảo phù hop với điều kiện thực tiễn và quan

điểm, định hướng bảo vệ quyền cho người lao động di cư ở Việt Nam

4 DOI TUONG VA PHAM VI NGHIÊN CUU CUA DE TÀI

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Quyền của lao động di cư cũng như đảm bảo quyền của lao động di cưluôn là vấn đề được quan tâm và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành

khoa học khác nhau như xã hội học, kinh tế học, luật học Tuy nhiên, trongphạm vi dé tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, nhóm tác giả chỉ tập trungnghiên cứu các quy định pháp luật quốc tế về quyền và bảo vệ quyền của lao

động di cư, pháp luật của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới và thực trang

pháp luật Việt Nam Cụ thé, dé tài nghiên cứu quy định pháp luật về quyền và

bảo vệ quyền của lao động di cư trong các Điều ước quốc tế và văn kiện quốctế; quy định pháp luật về quyền và bảo vệ quyền của lao động di cư trong án

lệ, các đạo luật và văn bản hướng dẫn thi hành của một số quốc gia cu thé

thudc chau Au - A - Phi - My - Uc, trong đó có Việt Nam.

4.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Về phạm vi nguồn luật, ở cấp độ quốc tế, dé tài tập trung nghiên cứunhững quy định về quyền và bảo vệ quyên của lao động di cư trong Công ướcICRMW, Công ước ILO số 97 và Công ước ILO số 143 Ngoài ra, trong

chừng mực nhất định, đề tài cũng đề cập đến các hiệp ước, hiệp định của khuvực và quốc gia dé làm minh hoa cụ thé liên quan đến quyền của lao động di

cư Ở cấp độ quốc gia, dé tài đi sâu tìm hiểu những quy định pháp luật trongphạm vi các quốc gia tiêu biểu đại điện cho các châu lục trên thế giới Đối với

Việt Nam, đề tài tập trung vào Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ởnước ngoài theo hợp đồng năm 2020 (có hiệu lực năm 2022), Bộ luật Laođộng sửa đôi năm 2019 và Nghị định số 152/2020/NĐ-CP hướng dẫn một SỐ

điều của Bộ luật lao động về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt

Nam và tuyển dung, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tô chức,

Trang 23

cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Về phạm vi đối tượng, đề tài hướng tới nghiên cứu nhóm đối tượng làlao động di cư trong nước ra nước ngoài và ngược lại — lao động từ nướcngoài vào trong nước Đông thời, dé tài sẽ chủ yếu nghiên cứu về lao động di

cư hợp pháp, và trong trường hợp cần thiết, ở phạm vi nhất định, chuyên đềnghiên cứu có thé mở rộng tiếp cận với nhóm lao động di cư bat hợp pháp từ

góc độ bảo vệ quyền Đặc biệt, đề tài giới hạn không nghiên cứu tới lao động

di cư nội địa và quyền của lao động di cư nội địa

Về phạm vi nội dung, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu quy định pháp luật

với những nội dung chính như quyên của lao động di cư, quy định pháp luật

về quyền của lao động di cư, các biện pháp pháp lý bảo vệ quyền của lao

động di cư Trong những giới hạn cần thiết cho việc nghiên cứu, các quy định

về xử phạt, tranh chấp và giải quyết tranh chấp về bảo vệ quyền của lao động

di cư sẽ được đề cập tới ở những mức độ nhất định mà không phải là nội dungthuộc phạm vi nghiên cứu chính.

5 CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐÈ TÀI5.1 Cách tiếp cận

Với đề tài “Bảo vệ quyền của lao động di cư theo pháp luật quốc tế,

một số quốc gia dưới góc nhìn so sánh và những kinh nghiệm cho Việt Nam”,

để bảo đảm tính thống nhất xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu và cũngphù hợp với tên đề tài, nhóm tác giả nghiên cứu định hướng theo cách tiếp

cận từ góc độ luật học trong tương quan nghiên cứu so sánh, đặt trong bối

cảnh liên ngành, đa ngành, chủ yếu là các lĩnh vực nhân quyền, kinh tế, laođộng, an sinh xã hội và luật quốc té

5.2 Cac phương pháp nghiên cứu

Đề phục vụ cho quá trình nghiên cứu và đạt được mục đích nghiên cứu,nhóm tác giả tiễn hành chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủnghĩa Mác-Lênin, cụ thể là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm đường lối, chủ trương của Đảng

và Nhà nước Việt Nam cũng là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu dé tài nay

Ngoài ra, nhóm tác giả còn sử dụng một số phương pháp không thểthiếu trong nghiên cứu khoa học pháp lý như: phương pháp phân tích, sosánh, đối chiếu, tông hợp, phương pháp logic, lịch sử Các phương pháp này

Trang 24

được sử dụng đan xen để có thể xem xét một cách toàn diện các vấn đề lý

luận và thực tiễn Trong đó, phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng

xuyên suốt các chuyên đề với mục đích nghiên cứu cụ thê các nội dung pháp

lý về quyền và bảo vệ quyền của lao động di cư trong pháp luật quốc tế vàmột số quốc gia Phương pháp so sánh luật học được sử dụng như là phươngpháp cơ bản trong tất cả các chuyên dé thuộc phan 2 của đề tài Từ cách tiếp

cận đã trình bày ở trên, phương pháp so sánh luật học được thể hiện quanhững nội dung nghiên cứu chính như quy định pháp luật về lao động di cư,

quyền của lao động di cư, các biện pháp bảo vệ quyên của lao động di cư Từ

đó rút ra những điểm tương đồng và khác biệt trong quy định pháp luật cácnước trong mối tương quan với nhau, với Việt Nam và với pháp luật quốc tế.Phương pháp dự đoán cũng là một trong những phương pháp được cácchuyên đề sử dụng khi đề cập tới những dự liệu cho xu hướng của lao động di

cư và điều chỉnh pháp luật đối với lao động di cư ở Việt Nam

6 CAC SAN PHAM CUA DE TÀI

Kết quả nghiên cứu của dé tài bao gồm các sản phẩm như sau:

- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài;

- 06 chuyên đề nghiên cứu bao gồm:

+ Chuyên dé 1: Tổng quan về bảo vệ quyền của lao động di cư

+ Chuyên dé 2: Bảo vệ quyền của lao động di cư trong pháp luật Đức —nghiên cứu so sánh với Việt Nam và những đề xuất, kiến nghị

+ Chuyên đề 3: Bảo vệ quyền của lao động di cư trong pháp luật Mỹ —nghiên cứu so sánh với Việt Nam và những đề xuất, kiến nghị

+ Chuyên đề 4: Bảo vệ quyền của lao động di cư trong pháp luật một sốquốc gia chau A — nghiên cứu so sánh với Việt Nam và những đề xuất, kiếnnghị

+ Chuyên đề 5: Bảo vệ quyền của lao động di cư trong pháp luật Úc —

nghiên cứu so sánh với Việt Nam và những đề xuất, kiến nghị

+ Chuyên dé 6: Bảo vệ quyên của lao động di cư trong pháp luật Nam

Phi — nghiên cứu so sánh với Việt Nam và những đề xuất, kiến nghị

- Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài;

- Bài báo khoa học: “So sánh pháp luật Úc và Việt Nam về bảo vệ

quyền của lao động di cư và một số hàm ý cho Việt Nam” đăng trên Tạp chí

Trang 25

Pháp luật và Phát triển, Số 9-10/2022.

7 TÔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÈ TÀI

- Ngày 28/01/2022: Ký hợp đồng nghiên cứu khoa học về việc thực

hiện đề tài

- Tháng 02/2022: Họp nhóm nghiên cứu triển khai thực hiện đề tài

- Tháng 7/2022: Hoàn thành bài báo khoa học và gửi Tạp chí Pháp luật

và Phát triển

- Từ tháng 02/2022 đến tháng 9/2022: Hoàn thiện các chuyên đề

- Tháng 10/2022: Hoàn thành Báo cáo tông hợp và Báo cáo tóm tắt đềtài

- Cuối tháng 10/2022: Nộp dé tài cho đơn vị tô chức bảo vệ sơ bộ làViện Luật so sánh.

8 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THUC TIEN CUA DE TÀI

8.1 Y nghĩa khoa học

Đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực luật học, sử dụng cách tiếp cận hiện đại

đó là tiếp cận liên ngành về kinh tế, luật học, nhân quyền Bên cạnh đó, đề tài

có phương pháp nghiên cứu đáng tin cậy mang lại nhiều kết quả có giá trịkhoa học như sau:

- Đầu tiên, cung cấp các kiến thức khoa học luật về lao động di cư vonđang có tinh thời sự trong nghiên cứu pháp luật Việt Nam và thé giới hiện naynhư khái niệm, đặc điểm lao động di cư, pháp luật bảo vệ lao động di cư

Trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay, đây thực sự là mối quan tâm của các nhà khoa học chuyên ngành luật kinh tế, lao động, nhân quyền Do vậy,

những kết quả nghiên cứu có ý nghĩa làm sáng tỏ và sâu sắc hơn các van dé lýluận cơ bản trong tương quan nghiên cứu pháp luật quốc tế và quốc gia

- Đề tài đã nghiên cứu khá toàn diện quy định pháp luật quốc tế và các

quốc gia tiêu biểu trong khu vực hoặc có mối quan hệ trong lĩnh vực lao động

di cư với Việt Nam như Đức, Úc, Hoa Kỳ, một số nước châu Á, Nam Phi Kếtquả nghiên cứu này có giá trị cung cấp thông tin pháp luật, so sánh pháp luậtrất hữu ích cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành luật ở ViệtNam.

Trang 26

- Đây là công trình nghiên cứu khoa học dau tiên tiếp cận ở góc độ so

sánh luật học Mỗi chuyên đề không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những điểmtương đồng và khác biệt trong quy định pháp luật mà còn luận giải cơ sở,nguyên nhân của sự khác biệt trong quy định và thực hiện pháp luật ở ViệtNam và một số quốc gia có đặc điểm kinh tế, xã hội, lao động gần gũi vờiViệt Nam và có mối quan hệ lao động với Việt Nam Từ đó rút ra những kinh

nghiệm cho điều chỉnh pháp luật ở Việt Nam

- Cudi cùng, đề tài đã đề xuất được một số kiến nghị hoàn thiện quy định

pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền của lao động di cư Những kiến nghị nàyđược dựa trên kết quả nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới,

đặt trong tương quan về đặc điểm về kinh tế, xã hội, lao động ở Việt Nam,dam bảo tính kha thi.

8.2 Y nghĩa thực tiễn

- Đề tài là một nguồn tài liệu có giá trị cho hoạt động nghiên cứu, giảngdạy chuyên ngành luật kinh tế - lao động, nhân quyền

- Đề tài cung cấp nguồn thông tin pháp luật quốc tế hữu ích, hiện đang

là nhu cầu có tính cấp thiết trong hoạt động học tập, nghiên cứu và giảng dạytại Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Đề tài là nguồn học liệu bổ sung cho trường Đại học Luật Hà Nộitrong hoạt động đào tạo các hệ cử nhân thạc sỹ, nghiên cứu sinh lĩnh vực laođộng, kinh tế và nhân quyền

- Đề tài là nguồn tài liệu đặc biệt có giá tri trong hoạt động nghiên cứu

và giảng dạy cho chuyên ngành luật học so sánh các hệ đại học và sau đại học.

- Cuối cùng, dé tài là nguồn tài liệu tham khảo trong hoạt động xây

dựng pháp luật, thực thi pháp luật về lĩnh vực này

Trang 27

PHAN THỨ HAI BÁO CÁO TỎNG QUAN CAC KET QUÁ NGHIÊN CỨU CHÍNH CUA DE TÀI

Trang 28

PHAN THU HAIBAO CAO TONG QUAN

CAC KET QUA NGHIEN CUU CHINH CUA DE TAI

CHUONG 1 TONG QUAN VE BAO VE QUYEN CUA LAO DONG DI

CU VA PHAP LUAT QUOC TE VE BAO VE QUYEN CUA

triển toàn cầu Hiện nay, có nhiều định nghĩa, cách hiểu và cách tiếp cận khácnhau về khái niệm lao động di cư như:

Trong Công ước số 97 (đã sửa đổi) năm 1949 về người lao động di cưcủa Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, cụ thé tại Khoản 1 Điều 11, lao động di

trú là khái niệm chỉ một người di trú từ một quốc gia này tới một quốc gia

khác vì được tuyên dụng lao động, bao gồm bat kỳ người nào được tuyển

dụng để việc làm Khái niệm này không bao hàm: (1) người lao động ở khuvực biên giới; (2) các nghệ sỹ và thành viên của các nhóm nghề nghiệp tự donhập cảnh hoạt động ngắn hạn; (3) thuyền viên Như vậy, có thé hiểu răng,khái niệm lao động di trú được dé cập trong Công ước bao gồm tất các đối

tượng lao động di cư hợp pháp, đảm bảo tuân thủ day đủ các chuẩn mực pháp

lý quốc tế cũng như các quy định của pháp luật của quốc gia nội địa Các đối

tượng lao động bat hợp pháp không thông qua các con đường chính thống sékhông nằm trong sự điều chỉnh của Công ước Do đó, lao động di cư đượchiểu là một người di trú từ một nước này sang một nước khác nhằm làm thuê

cho người khác!

! Xem: C097 - Migration for Employment Convention (Revised), 1949 (No 97),

<https://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=NORMLEXPUB:12100:0::NO:12100:P12100_I NSTRUMENT_ ID:312242:NO>, cập nhật ngày 13/10/2022

C143 - Migrant Workers (Supplementary Provisions) Convention, 1975 (No 143),

<https://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=NORMLEXPUB:12100:0::NO:12100:P12100_I NSTRUMENT_ID:312288:NO>, cập nhật ngày 13/10/2022

Trang 29

Tuy nhiên, đối tượng áp dụng của Công ước số 143 (các điều khoản bổsung) năm 1975 mở rộng hơn công ước 97 hơn khi phân tách thành haichương với các quy chế pháp lý đặc biệt; trong đó, phần một của Công ước đã

đề cập tới mọi đối tượng lao động di cư, bao gồm lao động di cư hợp pháp vàlao động di cư bất hợp pháp và phần hai của Công ước đã nhân mạnh tới

khung pháp lý áp dụng cho đối tượng lao động di cư hợp pháp

Nhu vậy, có thé thay, Công ước số 97 và Công ước số 143 về người laođộng di cư của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO đã nhắn mạnh tới quan hệ việclàm được hình thành giữa người lao động và người sử dụng lao động ở haiquốc gia khác nhau

Cho đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, Công ước của Liên HợpQuốc về các quyền của người lao động di cư va các thành viên trong gia đình

họ đã ra đời để quy định một khung hành lang pháp lý vững chắc nhằm bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp cua lao động di cư Tại Khoản 1 Điều 2 củaCông ước, lao động di cư được định nghĩa là một người đã, đang và sẽ làmmột công việc có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó không phải là

công dân” Như vậy, tương tự như cách định nghĩa được dẫn chiếu trong Công

ước số 97 (đã sửa đổi) năm 1949 và Công ước số 143 (các điều khoản bổsung) năm 1975 về người lao động di cu của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO,Công ước của Liên Hợp Quốc về các quyền của người lao động di cư và các

thành viên trong gia đình họ năm 1990 đã kết hợp yếu tố quốc tịch và yếu tổviệc làm dé mô tả về đối tượng lao động di cư

Như vậy, có thé thấy, đưới góc nhìn của pháp luật quốc tế, lao động di

cư là đối tượng có tính chất lưu động, dịch chuyên từ lãnh thổ của quốc gianày sang lãnh thổ của các quốc gia khác dựa trên cơ sở của quan hệ việc làm.Các đối tượng lao động nước ngoài không đáp ứng được điều kiện về việclàm hợp pháp và các điều kiện về cư trú khác theo quy định của pháp luật

nước sở tại sẽ được xác định là lao động di cư bất hợp pháp

b Đặc điểm của lao động di cu

Lao động di cu là một đối tượng đặc biệt, vừa mang các đặc điểm của

lao động nội địa, vừa có những đặc điêm đặc thù riêng.

? Xem: International Convention on the Protection of the Rights of All Migrant Workers and Members of their Families,

<https://treaties.un.org/doc/Treaties/1990/12/19901218%2008-12%20AM/Ch IV_13p.pdf>, cập nhật ngày 13/10/2022

Trang 30

Thứ nhất, lao động di cư được hình thành trên cơ sở của quan hệ lao

động hợp pháp Đây là mỗi quan hệ hai chiều được hình thành giữa người lao

động và người sử dụng lao động Trong mối quan hệ này, phần lớn lao động

di cư sẽ được xác định là người lao động, trong khi đó đơn vi tuyển dụng laođộng di cư sẽ được xác định là người sử dụng lao động Lao động di cư sẽphải tự mình thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động và

chịu sự giám sát, quản lý, điều hành của người sử dụng lao động Bên cạnh

đó, tương ứng với sức lao động và sự đóng góp của mình vào doanh nghiệp,

lao động di cư sẽ được trả tiền lương

Thứ hai, lao động di cư sẽ di chuyển từ các quốc gia có điều kiện kinh

tế, xã hội kém phát triển sang các quốc gia có nền tảng kinh tế, xã hội pháttriển hơn Đặc điểm nay của lao động di cư xuất phát từ nhu cau cải thiện chất

lượng cuộc sống của bản thân, sự ưu đãi về phúc lợi xã hội của quốc gia nướcngoài, mức lương hào phóng từ đơn vi sử dụng lao động, môi trường làm việc

lý tưởng Do đó, như một tất yếu, người lao động sẽ tìm tới các quốc gianước ngoài lý tưởng để gửi gắm tương lai, cuộc sống, công việc và thậm chí

là hôn nhân của bản thân mình Không chỉ vậy, quốc gia tiếp nhận lao động sẽlap đầy được khoảng trống thiếu hụt về lao động, giải được bài toán về nguồnnhân lực, góp phần thúc đây sự phát triển của kinh tế, xã hội

Thứ ba, lao động di cư đóng góp vào sự phát triển của quốc gia nước sởtại trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, văn hóa, xã hội, y té, nghéthuật, cơ khi, Bên cạnh những ngành nghề mũi nhọn được các quốc giaquan tâm đầu tư, thu hút nhân tài, tập trung phát triển thì họ cũng cần cácnguồn nhân lực giá rẻ, trình độ trung bình dé phân bổ vào những ngành nghề

thiết yếu, phục vụ cho cuộc sống con người: chăm sóc người già, giúp việc

gia đình, vệ sinh môi trường, xử lý chất thải, khai thác tài nguyên Do đó,không thể phủ nhận được những giá trị tích cực mà lao động di cư đã và đangmang tới cho quốc gia mà họ không có quốc tịch

Tứ tư, lao động di cư bất hợp pháp tiềm ẩn nhiều rủi ro đã và đang trởthành mối quan tâm của nhiều quốc gia trên toàn thế giới Có thê thấy, đaphần lao động di cư bất hợp pháp không phải là lao động lành nghề, có trình

độ chuyên môn, chât lượng cao mà có sự diện diện đông đảo của lao động tự

3 Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Tập 1,

NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr 53

Trang 31

do, có trình độ chuyên môn trung bình Lao động di cư bat hợp pháp khôngthể tới quốc gia nước ngoài theo mong muốn của bản thân theo con đườngchính tắc (không được các đơn vi sử dụng lao động nước ngoài tuyên dụng

hợp pháp) mà phải di chuyên tới các quốc gia này bằng con đường khôngchính thống: vượt biên, ti nạn, du lịch tra hình, kết hôn giả tạo, Lao động di

cư bat hợp pháp đặt ra nhiều van đề nhức nhối, đe doa tới tình hình chính trị,

ồn định khu vực, quan ly dân cư tại quốc gia nước ngoài nơi lao động di cưđặt chân tới và quốc gia nơi họ có quốc tịch; cũng như đặt lao động di cư vàotình trạng bat an, thiếu sự an toàn, không có sự can thiệp day đủ của Nhànước, trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người, bị cưỡng bức lao động nhưng lại không được luật pháp nước sở tại thừa nhận và bảo vệ.

1.1.2 Quyên của lao động di cư theo pháp luật quốc tế

a Khái niệm quyên của lao động đi cưDưới góc độ ngôn ngữ, thuật ngữ “quyền” được hiểu là điều mà pháp

luật và xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi? Dưới góc

độ xã hội, quyền được hiểu là những điều quan trọng, thiết yêu mà ngay kể tự

khi con người sinh ra đã có Việc thực hiện quyền một cách tự đo, theo ý chícủa chủ thé, miễn là không anh hưởng đến việc thực hiện quyền của chủ thékhác trong xã hội.

Dưới góc nhìn của khoa học pháp lý, quyền ở đây có thể được hiểu lànhững điều quan trong gắn với hoạt động của mỗi chủ thể, tuy nhiên, van dénày có sự can thiệp và điều chỉnh của Nhà nước thông qua pháp luật Chủ thể

có thê được thực hiện hóa các quyền này băng những hành vi pháp lý trong

các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như quyền của chủ thê trong lĩnh

vực hình sự, quyền của chủ thé trong lĩnh vực dân sự, quyền của chủ thé trong

lĩnh vực hành chính, quyền của chủ thé trong lĩnh vực lao động, quyền củachủ thê trong lĩnh vực đất dai,

Như vậy có thể thấy, quyền của lao động di cư là một nhánh quyền

trong hệ thống quyền của con người trong lĩnh vực lao động nói chung, bao

phủ cả 2 loại đối tượng, bao gồm quyền của lao động di cư hợp pháp vàquyền của lao động di cư bất hợp pháp Điều này sẽ giúp cho tất cả các đối

tượng lao động ra nước ngoài được bảo vệ một cách triệt dé, không ai bi bo+ Viện Ngôn ngữ học (2003), Tir điển riếng Việt, NXB Đà Nang — Trung tâm Từ điển học,

Hà Nội — Đà Nang, tr 815

Trang 32

lai phia sau, tao nén tang vững chac dé xay dung cac thiét ché pháp luật thực

su vi con người và phục vu con người Quyền này là bất khả xâm phạm, đượctrao cho lao động di cư nhằm giúp họ rút ngắn khoảng cách với lao động nộidia tại quốc gia SỞ tại

Trên cơ sở những phân tích kể trên, có thé đưa ra khái niệm quyền của

lao động di cư như sau: “Quyên của lao động di cư là sự thừa nhận, bảo đảm,bảo vệ của Nha nước doi với các hoạt động gắn liên với cuộc sống hàng ngàycủa lao động di cư, bao gom nhưng không giới hạn: quyén về nhân thân,quyên về tài sản, quyên về bình dang trong lao động, quyén được cung cấpthông tin, quyên được trợ giúp từ nước sở tại, ”

b Nội dung quyên của lao động di cư

Ngoài những quyền cơ bản của một con người nói chung bao gồmnhưng không giới hạn: quyền sống; quyền không bi tra tan hoặc đối xử haytrừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm; quyền được bảo vệ

sự riêng tư; quyền tự do cư trú; quyền được chăm sóc sức khỏe; quyên tự do

ngôn luận; quyền tham gia vào các hoạt động văn hóa, nghệ thuật tại quốc gia

sở tại , thi lao động di cư xuất phát là đối tượng yếu thé trong xã hội cũng

có những quyền riêng được ghi nhận trong các công ước quốc tế như:

Tại Công ước số 97 (đã sửa đổi) năm 1949 về người lao động di cư của

Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, lao động di cư đã được trao các quyền đặc

thù gan liền với hoàn cảnh cá nhân, mục đích di cư, mong muốn an sinh của

họ, cụ thể như sau: quyền được cung cấp miễn phí thông tin và sự trợ giúp

(Điều 2); quyền được thụ hưởng dịch vụ y tế đầy đủ (Điều 5), quyền được đối

xử công bằng giữa các quốc gia trong điều kiện làm việc, trong việc tham giavào liên đoàn lao động, ích lợi từ việc mua bán chung và phúc lợi xã hội(Điều 6), Quyền chuyền tiền và tiết kiệm phải được bảo đảm (Điều 9), Nhu

vậy, Công ước số 97 (đã sửa đổi) năm 1949 về người lao động di cư của Tổchức Lao động Quốc tế ILO đã quy định các quyền cơ bản, nhằm tạo ra sự

bình đăng giữa lao động di cư và lao động nước sở tại, thiết lập một cơ chế sơ

bộ dé bảo đảm các quyên của đối tượng lao động này khi gặp khó khăn trong

các vẫn đề về an sinh xã hội, môi trường làm viéc, tai nước ngoài

Kế thừa từ Công ước số 97, Công ước số 143 (các điều khoản bồ sung)

năm 1975 về người lao động di cư của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO đã quyđịnh quốc gia thành viên phải bảo dam bằng luật pháp trong lãnh thé của ho

Trang 33

sự bình đăng giữa những người lao động di cư hợp pháp và các người lao

động ban địa, dé cho người lao động di cư hợp pháp được bình đăng về cơ hội

và về cách đối xử trong lĩnh vực việc làm và nghề nghiệp, an sinh xã hội,công đoàn, các quyền văn hóa, và các quyền tự do của cá nhân Bên cạnh đó,tuy không đề cập trực tiếp tới quyền của lao động di cư bất hợp pháp nhưngCông ước này đã khăng định các quyền cơ bản của mọi đối tượng lao động di

cư, đồng thời thiết lập các chế định để bảo vệ đối tượng này, phòng chốngviệc di cư bất hợp pháp

Không chỉ vậy, các quyền của lao động di cư còn được đề cập trongCông ước của Liên Hợp Quốc về các quyền của người lao động di cư và các

thành viên trong gia đình họ năm 1990 Đây có thể được coi là “bản tuyênngôn nhân quyên” toàn điện dành cho lao động di cư và các thành viên tronggia đình họ bởi Công ước đã trực tiếp đề cập tới các quyền cơ bản của laođộng di cư hợp pháp và lao động di cư bất hợp pháp Công ước đã đề cập tới

sự công bằng giữa về mức lương, môi trường làm việc, điều kiện làm việc,

chế độ đãi ngộ giữa lao động di cư bat hợp pháp — không đáp ứng được các

điều kiện của pháp luật nước sở tại về cư trú và giấy phép lao động và lao

động nội địa Ngoài ra, Công ước còn đặt nội dung quyền của thành viêntrong gia đình của người lao động di cư thành một van dé trọng tâm, được ưutiên lên hàng dau Bởi gia đình ho được bảo vệ là nền móng vững chắc dé hoyên tâm công tác, ôn định Đây có thé coi là bước tiễn lớn xóa tan rào cản vềquốc tịch, thé hiện tinh thần tôn trọng con người, tôn trọng sức lao động, sự

đóng góp của lao động di cư nói chung cũng như lao động di cư bất hợp phápnói riêng.

1.1.3 Pháp luật về bảo vệ quyền của lao động di cư

Trên cơ sở các văn kiện pháp lý quốc tế, có thê thấy pháp luật quốc tếghi nhận việc tất cả người lao động di cư phải được đối xử một cách bìnhđăng mà không phải chịu bat kì sự kì thị hay đối xử bất bình dang nào dựa

trên các yếu tố về quốc tịch, tôn giáo, sắc tộc, giới tính, trình độ xã hội, điều

này được nhẫn mạnh trong các van đề liên quan đến hành chính, mức lương,thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an sinh xã hội Do đó, pháp luật bảo vệquyền của lao động di cư thé hiện qua nguyên tắc, mối quan hệ hai chiều, quychế bảo vệ các thành viên trong gia đình của lao động di cư và xem xét tôntrọng lao động di cư bat hợp pháp, cụ thé:

Trang 34

Tư nhất, nguyên tắc bat bình đăng và chống phân biệt đối xử này được

áp dụng trong phạm vi những người lao động di cư với nhau, đồng thời điều

này cũng được áp dụng giữa lao động di cư và lao động nội dia trên tinh thần

”°, Tuy nhiên, đây chi là góc nhìn bao

“không được đối xử kém thuận lợi hơn

quát, mang tính chất khuyến nghị đối với các thành viên tham gia Công ước

quốc tế Dé các quy định này bám sát vào thực tiễn cuộc sống, nâng cao vị thécủa đối tượng lao động di cư thì pháp luật của mỗi quốc gia mới là trọng yếu,

quy định một cách rõ ràng các trình tự, thủ tục và cơ chế cụ thể, phù hợp débảo vệ lao động di cu.

Thứ hai, mỗi quan hệ hai chiều trong pháp luật bảo vệ quyền của laođộng di cư, phải đảm bảo sự cân bằng giữa quyền và lợi ích hợp của người lao

động và người sử dụng lao động Quan hệ lao động vốn khó dung hòa và điều

tiết, từ thực tiễn cho thấy, đa phần lao động di cư luôn là đối tượng yếu thế

trong sự đối trọng với đơn vị sử dụng lao động Sinh sống và làm việc ở một

quốc gia mà người lao động không có quốc tịch khiến cho họ gặp khó khăn

trong việc tiếp cận với hệ thống pháp luật nước sở tại, họ không thực sự hiểutinh thần của pháp luật lao động được ghi nhận tại nước đó Do đó, người sửdụng lao động đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết này để nâng cao vị thế của mìnhtrong quan hệ lao động Vì vậy, nội dung pháp luật bảo vệ quyền của lao động

di cư phải bao quát và chú trọng tới vẫn đề này nhăm tạo điều kiện thuận lợicho đối tượng này làm việc và công tác tại nước ngoài

Thứ ba, quy ché pháp lý dé bảo về quyền của các thành viên trong gia

đình của họ Điều này đã từng được đề cập tới trong Công ước của Liên Hợp

Quốc về các quyên của người lao động di cư va các thành viên trong gia đình

họ năm 1990 Trao cho người lao động di cư và các thành viên trong gia đình

họ cơ hội dé tiếp cận với giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cư trú, văn hóa, nghệ

thuật, đang được ghi nhận và có những biến chuyển tích cực Tuy nhiên,tương tự như lý giải ở trên, pháp luật của quốc gia cần phát huy vai trò củamình khi quy định các thiết chế và trường hợp can thiệp dé được bảo vệ thànhviên gia đình của người lao động di cư.

> Xem: Hà Thị Hoa Phượng (2017), “Vấn đề pháp luật đặt ra đối với lao động di cư - Kinh

nghiệm Việt Nam va Trung Quoc”, Kỷ yêu hội thảo khoa học quốc tê về van dé pháp luật đặt ra doi với lao động di cư — Bộ Tư pháp, Hà Nội, tr 34-35

Trang 35

Tứ tư, tôn trọng các đôi tượng lao động di cư bat hợp pháp Tuy đãđược manh nha quy định trong Công ước số 143 (các điều khoản bổ sung)

năm 1975 về người lao động di cư của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO vàCông ước của Liên Hợp Quốc về các quyền của người lao động di cư và các

thành viên trong gia đình họ năm 1990, nhưng dường như lao động di cư vẫn

chưa được nhìn nhận một cách đúng mực, luôn trở thành đối tượng bị tôn

thương, dễ bị xâm hại khi tham gia vào các quan hệ lao động Lợi dụng việctới nước sở tại không thông qua con đường lao động chính tắc của lao động di

cư, người sử dụng ra sức bào mòn và tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ, trả cho

họ mức lương không tương xứng với năng suất lao động mà họ bỏ ra Nhữngtrở ngại về giấy tờ pháp lý như visa, giấy phép lao động đã khiến cho lao

động di cư chấp nhận làm việc cho các đơn vi này Tham chi, trong nhiềutrường hợp, do nhẹ dạ, cả tin, họ còn trở thành nạn nhân của các tội phạmxuyên quốc gia Lúc này, không chỉ pháp luật về lao động, pháp luật về hình

sự cần phát huy ưu điểm về quyền lực Nhà nước dé ngăn chặn và hạn chế tinhtrạng phạm tội.

1.1.4 Các biện pháp pháp lý bảo vệ quyên của lao động di cư

Hiện nay, cơ chế bảo vệ quyền của lao động di cư còn mờ nhạt, chưa

thực sự bảo đảm được quyên và lợi ích hợp pháp của lao động di cư Nhìnchung, cơ chế pháp lý bảo vệ quyền của lao động di cư gồm 03 biện pháp chủđạo:

Thứ nhất, biện pháp hành chính: Tăng cường mức xử phạt và hình thức

xử phạt hành chính đối với các hành vi phạm xâm phạm nghiêm trọng tớinhân thân, sức khoẻ và tin thần của người lao động: phạt tiền, rút giấy phép

kinh doanh, quyết định tạm dừng hoạt động, giải thể doanh nghiép, Cac

hành vi và trường hợp xử phat vi phạm hành chính sẽ được điều chỉnh trongpháp luật của mỗi quốc gia với tinh thần của các Công ước và văn kiện quốc

tế mà nước đó là thành viên

Thứ hai, biện pháp dân sự: Về bản chất, quan hệ lao động là một quan

hệ dân sự, trong đó yếu tố bình đăng, thỏa thuận là nội dung cốt lõi, xuyên

suốt trong quan hệ pháp luật này Các biện pháp dân sự bảo vệ quyền của laođộng di cư được nhiều các quốc gia trên thé giới áp dụng, bao gồm: Buộccham dứt hành vi xâm phạm tới quyền của lao động di cư, buộc bên có lỗicông khai xin lỗi, bồi thường thiệt hại, phat vi pham, các biện pháp nay

Trang 36

mang tính chất tự nguyện, nhằm bảo đảm cho các bên thực hiện đúng các thoảthuận đã cam kết khi tham gia giao dịch lao động.

Thứ ba, biện pháp hình sự: Đây có thê coi là biện pháp mang tính chất

cưỡng chế cao nhất nhăm tiễn hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cáchành vi nguy hiểm cho xã hội, de doe nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợppháp của lao động di cư, xâm phạm nghiêm trọng tới lợi ích công cộng, lợiích cộng đồng, lợi ích Nhà nước Sẽ áp dụng các biện pháp hình sự đối với

hành vi tô chức buôn bán người, tô chức mại dâm, lạm dụng và bóc lột laođộng Biện pháp về hình sự được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau,trong đó, hình phạt tù, thậm chí là tử hình được xác định là các biện pháp cótính chất răn đe và giáo dục nghiêm khắc nhất

Qua các nội dung về quyền và bảo đảm quyền của lao động di cư theo

pháp luật quốc tế luôn tồn tại khoảng cách giữa lao động di cư và lao động

bản địa về cơ hội việc làm, cơ hội thăng tiến, thu nhập, điều kiện lao động, an

sinh xã hội cũng như các quyền cá nhân khác Do đó, các quốc gia trong đó

có Việt Nam cần phải có khung pháp lý bảo vệ lao động di cư và nhận thức rõtâm quan trọng của việc bảo vệ quyên của lao động di cư ở câp độ toàn câu.

1.2 Pháp luật quốc tế và một số quốc gia về bảo vệ quyền của lao động

di cư

1.2.1 Bảo vệ quyền của lao động di cư trong pháp luật Đức

Hiện nay, nước Đức đang đứng trước những thách thức lớn về tìnhtrạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng, không đến từ bên ngoài mà xuất phát

từ chính sự phát triển của xã hội Đức Khoảng cách thu nhập lớn khiến hàngnăm, số người lao động giảm liên tục, có lúc tới 30% Đến nửa cuối năm 2017

con số người cần được chăm sóc y té và tại các trung tâm dưỡng lão là 2,9

triệu người, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, do tỷ lệ tăng dân

số bat hợp ly nói trên Năm 2020, tỷ lệ người dân ở lứa tudi lao động giảm 1,7triệu người so với năm 2004 Tỷ lệ sinh thấp, số người già cần chăm sóc y tế

và số thanh niên chưa đến độ tuổi lao động cao cùng với số người đang ở độtuổi lao động giảm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đáng báo động hiệnnay”, để khắc tình trạng này, Chính phủ Đức đã ban hành nhiều đạo luật,

6 Xem:

hffps:/⁄/baoquocte.vn/luat-nhap-cu-lao-dong-lanh-nghe-cua-duc-bai-toan-thach-thuc-ve-nhan-luc-ky-1- I 105 12.html, truy cập ngày 07/08/2022.

Trang 37

chính sách nhăm thu hút nguồn lao động chat lượng cao tới sinh sống, học tap

và làm việc tại Đức, cụ thê:

a Khuôn khổ pháp ly bảo vệ quyên của lao động di cưVới tư cách là quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, Đức chịu sự

giám sát của các cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc, trong đó có Hội đồng

Nhân quyền Liên Hợp Quốc Bên cạnh đó, Đức là một quốc gia thành viên

quan trọng của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), hợp tác cùng nhau dé thúcđây phúc lợi xã hội và kinh tế băng cách cải thiện điều kiện sống và làm việc

của con người trên toàn thé giới

Hiện nay, Đức đã phê chuẩn 86 Công ước và 02 Nghị định thư, bao

gồm 09 Công ước Cơ bản (Fundamental Convention), 04 Công ước Quản trị(Governance Convention) va 73 Công ước Kỹ thuật (Technical Convention).Trong số 86 Công ước và 2 Nghị định thư được Đức phê chuẩn có 60 Côngước còn hiệu lực, 18 Công ước và 01 Nghị định thu đã bi bãi bỏ Trong đó, cónhiều Công ước liên quan trực tiếp tới vấn đề quyền của lao động di cư tạo ra

cơ chế dé Đức không phân biệt đối xử về quốc tịch, chủng tộc, tôn giáo hoặc

giới tính, đối với người nhập cư hợp pháp trong lãnh thé của mình và đối xửkhông kém thuận lợi hơn so với công dân nước mình Từ những Công ướcquốc tế mà Đức là thành viên, về cơ bản, lao động di cư có một số các quyền

cơ bản như sau:

Một là, quyển việc làm, Khoản 1 Điều 6 ICESCR quy định các quốc giathành viên, trong đó có Đức cần thừa nhận quyền làm việc, bao gồm quyềncủa tất cả mọi người có cơ hội kiếm sống bằng công việc do họ tự do lựa chọnhoặc chấp nhận Bên cạnh đó, vai trò của Nhà nước Đức cần phải được théhiện rõ rang hơn khi triển khai các chương trình dao tao kỹ thuật và hướngnghiệp, các chính sách và biện pháp kỹ thuật nhằm đạt tới sự phát triển vữngchắc về kinh tế, xã hội và văn hoá, tạo công ăn việc làm day đủ và hữu ich với

điều kiện đảm bảo các quyền tự do cơ bản về chính trị và kinh tế của từng cá

nhân (Khoản 2 Điều 6 ICESCR) Xuất hiện tại Điều 2 Công ước số 97 của

ILO, quyền việc làm của người di cư được thể hiện thông qua việc tiếp nhậnthông tin và trợ giúp cho người di cư Tùy thuộc vào năng lực chuyên môn,trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, khả năng ngôn ngữ và một SỐ các yếu

tố đặc thù khác theo yêu cầu nghề nghiệp, lao động di cư sẽ được tham gia

vào thị trường lao động Duc với vi trí việc làm phù hợp.

Trang 38

Hai là, quyên bình đẳng và chống phân biệt đối xử, là một thành viêncủa Công ước, Đức đã cam kết theo đuôi chính sách quốc gia, nhằm thúc đây

sự bình đăng về cơ hội việc làm và về đối xử trong môi trường làm việc dénham huy bo moi su phan biét đối xử nêu trên Bên cạnh đó, dé cao tinh thần

bình đăng và tự do việc làm, Đức cần bãi bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt

buộc, và cam kết không sử dụng bất kỳ hình thức nào của loại lao động đó(Điều 1 Công ước số 105 của ILO) Nỗ lực chung hiện nay của Đức là danghướng vào tăng cường cơ hội cho lao đội di cư, ngăn chặn bóc lột lao động di

cư, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, tuyệt đối nghiêm cắm phân biệt đối xử dướibat kì hình thức nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp

Ba là, quyén được hưởng lương, thù lao, tiễn công, Tiền lương, thù lao,

tiền công là thành quả lao động của người lao động nói chung cũng như laođộng di cư nói riêng sau quá trình lao động cá nhân Đức bằng những biệnpháp thích hợp với các phương pháp hiện hành trong việc ấn định mức trảcông, phải khuyến khích, và trong chừng mực phù hợp với các phương pháp

ấy, bảo đảm việc áp dung cho mọi người lao động nguyên tắc trả công bình

đăng giữa lao động nam và lao động nữ đối với một công việc có giá trị ngangnhau (Điều 2 Công ước số 100 của ILO) Có thé thấy, tương đương với tốc độphát triển kinh tế quốc gia, Đức hoàn toàn có có cơ sở pháp lý (các chuẩn

mực pháp lý quốc tế) dé điều chỉnh và quản tri mức lương, thù lao, tiền công,

góp phần nâng cao chất lượng sống của lao động di cư

Bon là, quyên an sinh xã hội, theo tinh thần của văn kiện pháp lý quốc

tế, Đức phải bảo đảm việc cung cấp những sự trợ giúp cho người được bảo vệkhi tình trạng của họ cần đến sự chăm sóc y tế có tính chất phòng bệnh hoặcchữa bệnh, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp trongtrường hợp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, (Công ước số 102 của

ILO) Người lao động di cư tới Đức có thê tiếp cận hệ thống an sinh xã hội tạiquốc gia sở tại, bao gồm các van đề liên quan đến thai san, 6m đau, thương

tật, già yêu, tử vong, thất nghiệp và trách nhiệm gia đình, và bất kỳ trườnghợp nào khác, theo luật hoặc quy định quốc gia, được bảo hiểm bởi mộtchương trình an sinh xã hội, tuy nhiên, họ sẽ gặp phải một số những hạn chếnhất định (Điều 6 Công ước số 97 của ILO)

Ngoài việc tham gia vào các Công ước quốc tế liên quan đến chuẩnmực tôi thiêu nhăm bảo đảm các quyên cơ bản của lao động di cư Đức cũng

Trang 39

phải tiến hành nội luật hóa các chuẩn mực pháp lý quốc tế trên vào pháp luật

của quốc gia mình theo một lộ trình đã cam kết Tuy nhiên, Đức vẫn chưa trở

thành thành viên của Công ước Quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả người laođộng di cư và thành viên của gia đình họ (“lCRMW”) và Công ước ILO số

143 về lao động di cư (các điều khoản bố sung) ICRMW được coi là một

trong tám Công ước về nhân quyền quốc tế cốt lõi, nhưng Công ước này lạikhông nhận được nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế, ngay cả các quốc gia

là điểm đến lý tưởng và đông đảo của lao động di cư trên thế giới, trong đó có

Đức và các quốc gia nam trong Liên minh châu Âu (EU)7

Nếu như các Đạo luật nội tại của Đức trước đây quy định các điều kiệnnhập cảnh, cư trú và xuất cảnh của những người xin ti nạn trong quá trình xétduyệt thì những Đạo luật kế nhiệm quy định các lợi ích băng tiền và hiện vật

cho các đối tượng này Gói chính sách mới này là sự thỏa hiệp của Chính phủ

Đức với đối tượng lao động di cư, nhằm đáp ứng nhu cầu ôn định dân số dotình trạng già hóa nhân khẩu học và thiếu hụt nghiêm trọng lao động Mộtmặt, các quy định mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập cư của sinh

viên, các nhà nghiên cứu học thuật, tang lớp tri thức, lao động có tay nghé, lao

động chất lượng cao trên toàn cầu Do đó, đối với những người lao động cómong muốn di cư tới Đức, nhưng họ không phải là công dân của các quốc giaLiên minh Châu Âu EU và không có bằng cấp chuyên môn chính thức thì đa

số không thé xin được giấy phép cư trú tạm thời Họ phải hợp thức hóa việc di

cư của mình băng những con đường chính thống như đoàn tụ gia đình hoặckhông chính thống như ti nạnŠ

b Một số chính sách bảo vệ quyên của lao động di cư

Về việc làm, để đáp ứng với những thay đổi gần đây trong cấu trúcviệc làm, một số nước Châu Âu như Italy và Đức đã phát triển hệ thống kháiniệm mới như “gẩn như được trả lương”(quasi-salaried) để miêu tả nhữngngười đang làm việc ngoài cơ cấu truyền thông của quan hệ việc làm nhưngvan thực sự cân có sự bảo vệ Một sô sự bảo vệ mang tính pháp luật đã được

7 Xem: Euan MacDonald and Ryszard Cholewinski, 2009, 15 - The ICRMW and the

European Union, Migration and Human Rights The United Nations Convention on Migrant Workers' Rights, Cambridge University Press, pp.360-392.

8 Xem: Schnabel, R (2020) Migrants’ Access to Social Protection in Germany In:

Lafleur, JM., Vintila, D (eds) Migration and Social Protection in Europe and Beyond (Volume 1), pp.179-193.

Trang 40

mở rộng và áp dụng đối với nhóm những người lao động này (ngày nghỉ, cácchế độ trợ cấp an sinh xã hội) Trong đó, lực lượng lao động di cư tại Đức vẫngặp phải nhiều khó khăn trong quan hệ lao động Điều xuất phát từ sự bảo trợ

và thừa nhận địa vị pháp lý của họ từ Chính phủ Đức trong tương quan với người sử dụng lao động.

Về chăm sóc sức khỏe, tại Đức tham gia bảo hiểm y tế gần như mang

tính chất bắt buộc và tuyệt đối, thậm chí, ngay cả với người nước ngoài có các

kỳ nghỉ, tour du lịch ngắn hạn tại Đức cũng bắt buộc phải có bảo hiểm y tế,nếu không, sẽ bị từ chối cấp thị thực Có hai hình thức bảo hiểmy tế đặc thù ở

quốc gia này là bảo hiểm y té công và bao hiểm y tế tư Mac dù lựa chọn hình

thức bảo hiểm nào thì lao động di cư và cả người sử dụng lao động vẫn phảicùng nhau đóng góp dựa trên cơ sở mức thu nhập của người lao động Sau khi

có thẻ bảo hiểm y tế, toàn bộ chi phí liên quan đến khám chữa bệnh đều sẽ

được thanh toán bởi công ty bảo hiểm Bởi vậy, có thể nói, đây là một trong

những chính sách an sinh nôi bật, thành tựu đáng tự hào của Chính phủ Đức

Về trợ cấp thu nhập tối tiểu và trợ cấp thất nghiệp, theo pháp luật

Đức, công dân của các nước thành viên Liên minh Châu Âu EU, ngay sau khi

đến Đức, sẽ không thé xin trợ cấp thu nhập tối thiểu vi thất nghiệp Mặc dùđược phép tìm kiếm việc làm trong 3 tháng, nhưng đối tượng lao động di cư

này được yêu cau tự chi trả chi phí sinh hoạt bang các nguồn lực riêng và khả

năng tài chính của mình Tuy nhiên, họ vẫn có thể được nhận trợ cấp thu nhậptối thiểu mà nếu có được việc làm chính thức và nhận được mức lương “đángkể” Sau 1 năm làm việc hợp pháp, trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thu nhập tối

thiểu được cấp cho họ giống như đối với công dân quốc gia’

Về hưu trí, nếu cư trú và có hồ sơ lương hưu công cộng tại Đức, laođộng di cư cũng có quyền tham gia bảo hiểm tự nguyện tại Đức Thời gian

tham gia bảo hiểm tối thiểu dé có thé nhận lương hưu khi về già là 5 năm Về

chăm sóc sức khỏe, người sử dụng lao động phải trả lương bình thường cho 6

tuần đầu tiên kế từ thời điểm người lao động lâm vào tình trạng 6m đau Sau 6tuần đó, chính sách bảo hiểm y tế mới phát huy chức năng của mình bằng việcchi trả trợ cấp 6m đau tương đương với khoảng 80% mức lương của người lao

? Xem: Gesetz zur Regelung von Anspriichen ausländischer Personen in der

Grundsicherung ftir Arbeitssuchende nach dem II.Buch SGB und in der Sozialhilfe nach dem XII.Buch SGB, 22.12.2016.

Ngày đăng: 30/03/2024, 15:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN