1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử - Kinh nghiệm quốc tế và hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam

217 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Trong Thương Mại Điện Tử - Kinh Nghiệm Quốc Tế Và Hoàn Thiện Pháp Luật Ở Việt Nam
Tác giả TS. Nguyễn Quỳnh Trang, ThS. Ngô Trọng Quân, ThS. Nguyễn Thị Anh Thơ, ThS. Nguyễn Mai Linh, ThS. Trần Phương Anh, ThS. Phạm Minh Huyền
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quỳnh Trang, ThS. Ngô Trọng Quân
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Thể loại đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 217
Dung lượng 61,22 MB

Nội dung

- Nguyễn Bá Bình, Bảo hộ quyền SHTT của doanh nghiệp Việt - hướng tớimột chiến lược tổng thể, Tạp chí Hàng hóa và Thương hiệu, Số đặc biệt 24+25 - Tết Âm- Nguyễn Thanh Tú, Bảo vệ quyên s

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

BAO VỆ QUYEN SỞ HỮU TRÍ TUE TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KINH NGHIỆM QUOC TE VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUAT Ở VIỆT NAM

MA SỐ: LH-2018-25/DHL-HN

Chủ nhiệm dé tài: TS Nguyễn Quynh Trang

Thư ký đề tài: ThS Ngô Trọng Quân

Trang 2

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐÈ TÀI

STT HỌ VÀ TÊN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Báo cáo tổng hợp dé tài

1 TS Nguyên Quynh Trang | Chuyên dé 1 Những van đề lý luận cơ bản về bao

Chủ nhiệm đê tài vệ quyên sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử

(Phân 1)

ThS Ngô Trọng Quân Chuyên đề 3 Thue trang xam pham va phap luat ve

2 Thar ke dé tài bao vệ quyên sở hữu công nghiệp trong thương mai

w ký đề tài điện tử

3 ThS Nguyễn Thị Anh Thơ | Chuyên dé 4 Thực trạng và pháp luật về xử lý cạnh

Thành viên tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền

ThS Nguyễn Mai Linh Chuyên đề 5 Thực trạng xâm phạm và pháp luật về

4 Thanh viê xử lý hành vi quảng cáo xâm phạm quyên sở hữu

ani vien trí tuệ trong thương mại điện tử

ThS Trần Phương Anh Chuyên đề 1 Những vẫn đề lý luận cơ bản về bảo

5 Thanh viê vệ quyên sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử

anh viên (Phần 2)

6 ThS Phạm Minh Huyền Chuyên đề 2 Thực trạng xâm phạm và pháp luật về

Thành viên bảo vệ quyên tác giả trong thương mại điện tử

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT TIENG VIỆT

Từ viết tắt Từ đầy đủQTG Quyền tác gia

TMĐT Thương mại điện tử SHCN Sở hữu công nghiệp SHTT Sở hữu trí tuệ

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT TIENG ANH

CPTPP

Comprehensive and Progressive Trans-Pacific Partnership

Agreement

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến

bộ xuyên Thái Bình Dương ISP Internet Service Provider Nha cung cấp dich vụ Internet

TRIPS

Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual Property

Rights

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đên thương mại của quyên

sở hữu trí tuệ

WIPO World Intellectual Property

Organization Tô chức so hữu tri tuệ thê giớiWTO World Trade Organization Tổ chức thương mai thé giới

Trang 4

MỤC LỤC

PHAN 1: BAO CAO TONG THUẬT DE TAL -5° 5c 5c s©ssessessesssse 1

I NHUNG VAN DE CHUNG CUA VIỆC NGHIÊN CỨU DE TAL 1

1 Tinh cấp thiết của đề tài c.ccccscsscsssssssessssessessssessssessesssesssssssessssessesssessssesees 1

2 Tình hình nghiên cứu của dé tài - 5-2-2 5< s< se sessessessessessesee 2

3 Mục đích nghiên cứu của dé tài -s- s22 s2 se =s=sessessessessesees 6

4 Nội dung TighiÊH GIỀUsuseeoeensebasiitiovekoatoriakiiiinittgkEdieaplSSGEUEA50954948546600856965585E 7

5 Phạm Vi BAW CU caasennananiiidindiniiiiTtddii01985520000354005065656105001/846656984000068 7

6, Pưững PAP MAMIE CUT sesoaiieiiiioii1012121481121612344449014046010320 345 8

II NOI DUNG NGHIÊN CUU CUA DE TÀI 5-5 se <sessessessessese 8

1 Những van đề lý luận co bản về bảo vệ quyền SHTT trong TMĐT 8

1.1 Các khái niệm cơ bản - - ¿<< << + + + + + + +1 +1 11111111111111111111111155555353553335 9

1.2 Xác lập quyền SHTT đối với các đối tượng của quyền trong TMĐT 161.3 Xâm phạm quyền SHTT trong TMĐT 5-5 2 s+E++E££x+EzEerxzxee 191.4 Bảo vệ quyền SHTT trong TMĐT đối với doanh nghiệp 24

2 Pháp luật về bảo vệ quyền SHTT trong TMĐT -5s5 s2 282.1 Pháp luật về bảo vệ quyền tác giả trong TMĐT -2- - sss+xzzxzsez 282.2 Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp trong TMĐT 372.3 Pháp luật về xác định và xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối vớiIiui a 392.4 Pháp luật Việt Nam về xử lý hành vi quảng cáo xâm phạm quyền SHTT

3 Thực trạng xâm phạm quyền SHTT trong TMĐT .5- 483.1 Thực trạng xâm phạm quyền tác giả - 2 2 ©s+E+E+EE+Eerx+Erxersxee 483.2 Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp - eee 523.3 Thực trạng xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên

4 Những giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệquyền SHTT trong TIMEĐTT 5< 5° s2 SsSs£s£Es£ssEsessesEseseesessese 644.1 Về quyền tác giả trong TMĐT - 2 St 2E 2121221211113 11 11 xe 644.2 Về quyền sở hữu công nghiệp trong TMĐT 2-5 5 2 s+s+xz£szse2 694.3 Về cạnh tranh không lành mạnh đối với tên miễn c+cszscszsss 71PHAN 2: CÁC CHUYEN DE NGHIÊN CUU THUOC DE TÀI 75CHUYEN DE 1: NHUNG VAN DE LY LUAN CO BAN VE BAO VE QUYEN SOHỮU TRÍ TUE TRONG THUONG MAI ĐIỆN TỬ - 2 2+s+£++EerzE+ez 75

Trang 5

CHUYEN DE 2: THỰC TRẠNG XÂM PHAM VÀ PHÁP LUẬT VE BAO VỆQUYỀN TÁC GIÁ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - - - ss+czxcs+ 122CHUYEN DE 3: THỰC TRẠNG XÂM PHAM VÀ PHÁP LUẬT VE BẢO VỆQUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRONG THUONG MẠI ĐIỆN TỬ 147CHUYEN DE 4: THỰC TRANG VÀ PHÁP LUẬT VE XỬ LÝ CẠNH TRANHKHÔNG LANH MANH LIEN QUAN DEN TÊN MIEÉN ¿2-5 s+s+5+ 168CHUYEN DE 5: THUC TRẠNG XÂM PHAM VÀ PHÁP LUAT VE XU LYHANH VI QUANG CAO XAM PHAM QUYEN SO HUU TRI TUE TRONGTHƯƠNG MAI ĐIỆN TU oioeececeecccccccccssescssescsesscsesscsvesesacsssvsscstsatsnsensuesvsatsnssssneass 187DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO - -° 5° 5° se <sessessessessese 206

Trang 6

PHAN 1: BAO CAO TONG THUẬT DE TÀINGHIEN CUU KHOA HOC CAP TRUONG

BAO VE QUYEN SO HUU TRI TUE TRONG THUONG MAI DIEN TU KINH NGHIEM QUOC TE VA HOAN THIEN PHAP LUAT O VIET NAM

-I NHUNG VAN DE CHUNG CUA VIEC NGHIEN CUU DE TAI

1 Tinh cấp thiết của dé tài

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, tài sản trí tuệ là tài sản được nhận biết

về giá trị muộn hơn so với những tài sản hữu hình song giá trị của tài sản trí tuệ lại ngàycàng lớn và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhân loại Bảo vệ quyền sởhữu trí tuệ (SHTT) là điều tối quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người và thúc đây

sự sáng tạo, phát triển khoa học kỹ thuật Thực tế cho thấy, trong hơn một thế kỷ thực

hiện bảo vệ quyền SHTT, khái niệm về SHTT, quyền SHTT đã có sự thay đôi nhất địnhtrong sự biến động không ngừng của khoa học công nghệ và sự phát triển của các nềnkinh tế

Trong khi đó, thế giới cũng đã bước vào cuộc cách mạng công nghiệp mới —

“cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” hay còn gọi “cách mạng công nghiệp 4.0”.Đặc trưng của cuộc cách mạng này là trí tuệ nhân tạo, số hoá, thông minh hoá các thiết

bị, sự hội tụ và dung hợp nhiều công nghệ, cũng như sự kết nối, tương tác giữa chúngtrên các lĩnh vực với quy mô rộng lớn, cho phép con người có thể kiêm soát mọi việc từ

xa, không giới hạn về không gian và thời gian Trong xu hướng phát triển chung của thégiới, Nghị quyết XII của Đảng đã xác định: “Phát triển mạnh mẽ khoa học và côngnghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng dau, là động lực quantrọng nhất dé phát triển lực lượng sản xuất hiện dai, kinh tế tri thức, nâng cao năngsuất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nên kinh tế; bảo vệ môi trường, bảođảm quốc phòng, an ninh” và “Xây dung chiến lược phát triển công nghệ của đất nước,chiến lược thu hút công nghệ từ bên ngoài và chuyển giao công nghệ từ các doanhnghiệp FDI dang hoạt động trên đất nước ta.” Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử(TMĐT), một trong những lực vực số hoá, thành tựu của khoa học công nghệ đã pháttriển mạnh mẽ ở Việt Nam với mức độ tăng trưởng nhanh và phạm vi hoạt động rộng.Với số lượng người sử dụng Internet và Smartphone ngày một lớn, TMĐT đang dan trởthành hình thức giao dịch phổ quát và tương lai có thé thay thế hình thức giao dichtruyền thống Riêng tại Việt Nam, quốc gia có 53% dân số sử dụng Internet và hơn 50triệu thuê bao Smartphone, sự bùng nỗ của TMĐT hoàn toàn có thê xảy ra

Tuy nhiên, cuộc cách mạng 4.0 hay sự phát triển lớn mạnh của TMĐT cũngphát sinh nhiều hành vi vi phạm mới trong giao dịch mà việc xử lý những hành vi này

1

Trang 7

gây ra nhiều khó khăn và thách thức cho các bên liên quan và cơ quan có thâm quyên.Tài sản trí tuệ là một trong những đối tượng có khả năng bị xâm hại cao trong TMĐTdưới nhiều hình thức đặc thù, khác biệt với những hình thức xâm phạm quyền SHTTtruyền thống Bảo vệ quyền SHTT trong TMĐT vì vậy gặp nhiều khó khăn và trở thànhthách thức đối với chủ thé quyền và cả hệ thống co quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ.Thứ nhất, việc xâm phạm quyền SHTT trong TMĐT đa dang hơn, dưới nhiều hình thức

và khó phát hiện hơn trong thương mại truyền thong do những đặc thù của TMĐT Thi?hai, khi phát hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT thì việc xử lý vi phạm gặp khó khănhơn trong thương mại truyền thống do các quy định pháp luật về lĩnh vực này chưa hoàn

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

2.1 Tình hình nghiÊn cứu trong nước

Cùng với sự nâng cao nhận thức về quyền con người nói chung, quyền SHTTnhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều cơ sở đào tạo và cả các doanhnghiệp Trong thương mại truyền thống, quyền SHTT không còn là đối tượng nghiêncứu mới mà đã có nhiều công trình được công bó, có thê kể đến:

Truong Dai học Luật Hà Nội, Intellectual Property & Business

-Opportunities and Challenges in the Process of International Intergration (SHTT va

doanh nghiệp - cơ hội va thách thức trong quá trình hội nhập quốc rô), Tài liệu hội thảo,

Hà Nội, 2004.

- GS.TS Lê Hồng Hạnh, Bảo hộ quyên SHTT ở Việt Nam - Những vấn dé

lí luận và thực tiên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005;

- Nguyễn Bá Binh, Phạm Thanh Tùng, Công ước Berne 1886 - Công cụ hữu

hiệu bảo hộ OTG, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006;

- Nguyễn Bá Binh, Nhượng quyển thương mại - một số vấn dé về bản chất

và về moi quan hệ với hoạt động li-xăng, hoạt động chuyển giao công nghệ, Tạp chíNghiên cứu lập pháp, số 2/2006;

- _ Nguyễn Thanh Tâm, Quyên sở hữu công nghiệp dưới góc độ thương mại

— Những vấn dé lý luận và thực tiễn, Luận án tiễn sĩ luật học, Hà Nội, 2006;

- — Vũ Thị Hải Yến, Các quy định của hiệp định TRIPS về bảo hộ chỉ dan địa/í, Tạp chí Luật học, số 11/2006;

Trang 8

- Nguyễn Bá Bình, Bảo hộ quyền SHTT của doanh nghiệp Việt - hướng tớimột chiến lược tổng thể, Tạp chí Hàng hóa và Thương hiệu, Số đặc biệt 24+25 - Tết Âm

- Nguyễn Thanh Tú, Bảo vệ quyên sở hữu trí tuệ: chế độ tài sản và chế độtrách nhiệm dưới góc độ pháp luật cạnh tranh, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số

2/2010;

- Nguyễn Bá Bình và Andrew Terry, Anh hưởng của pháp luật nhượng quyềnthương mại đối với sự phát triển của nhượng quyên thương mại ở Việt Nam, Tap chíNghiên cứu lập pháp, số 11/2013;

- Vũ Thị Hải Yến (Chủ nhiệm), Quyên SHTT trong một số giao dịch thươngmại quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường (Trường Đại học Luật Hà Nội), Hà

Nội, 2013;

Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác tiếp cận đến các vấn

đề bảo hộ từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

Tuy nhiên, trong TMĐT, quyền SHTT vẫn còn là van dé mới mẻ bởi tinh vậnđộng va đa dang của TMĐT Nhiều công trình đã được các tác giả công bố, có thé kếđến:

- Lê Thị Kim Hoa, Hop dong TMDT và các biện pháp han chế rủi ro, Tạp chíLuật học, số 11/2008;

- Nguyễn Thị Hà, Ché độ pháp lý đối với hành vi vi phạm quyên lợi người tiêudung trong TMPT, Tạp chi Dan chủ và Pháp luật, số 7/2015;

- Tào Thị Quyên, Lương Tuấn Nghĩa, Hoàn thiện pháp luật về TMĐT ở Việt

Nam hiện nay, Nxb Tư pháp, 2016;

- Pham Hong Nhật, Hoàn thiện pháp luật về giao kết hop dong TMDT ở ViệtNam, Tạp chí Dần chủ và Pháp luật, số 3/2016

- Lê Văn Thiệp, Chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp kinh doanhthương mại tại toà án — Mot số kiến nghị, Tạp chí Kiểm sát, số 5/2016

Liên quan đến thực thi quyền SHTT trong TMĐT, có thể kế đến:

- Phạm Thi Mai Khanh, Quyên SHTT trong TMPT, Luận án tiên sĩ kinh tế, Hà

3

Trang 9

Nội, 2016;

- Vũ Thị Phương Lan (Chủ nhiệm), Bao hộ QOTG trong môi trường kỹ thuật

số, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường (Trường Đại học Luật Hà Nội), Hà Nội,

2017.

Nhu vậy, có thé thấy các công trình nghiên cứu về van dé bảo hộ quyền SHTT

và vấn đề pháp lý của hoạt động TMĐT nói chung đã được nhiều tác giả trong nướcthực hiện Các công trình nghiên cứu về luật SHTT tập trung vào các biện pháp bảo hộquyền SHTT trong môi trường kinh doanh truyền thống nói chung, không liên quan đếncác giao dịch điện tử Trong khi đó, các công trình nghiên cứu về vấn đề pháp lý củahoạt động TMĐT tập trung vào hợp đồng điện tử hoặc giải quyết tranh chấp liên quanđến các giao dịch này Một số Ít các nghiên cứu, sinh hoạt khoa học bước đầu kết nốivan dé bảo hộ quyền SHTT với hoạt động TMDT Chăng hạn, có thê ké đến một số tọađàm, hội thảo do Bộ Khoa học và Công nghệ tô chức gần đây như Hội thảo “Thực thiquyền SHTT trong thế giới số" ngày 12/3/2018, toạ đàm “Thực thi quyền SHTT trong

môi trường TMDT” ngày 26/4/2017.

Luận án tiến sĩ kinh tế của TS Phạm Thị Mai Khanh là có thê nói là công trìnhnghiên cứu đầu tiên đề cập đến những thách thức đặt ra đối với bảo hộ quyền SHTTtrong bối cảnh hoạt động TMDT tại Việt Nam 77 nhát, luận án đã nghiên cứu cơ sở

lý luận và thực tiễn, chủ yếu từ góc độ kinh tế học, của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,đặc biệt gắn với các hoạt động TMĐT điển hình của doanh nghiệp như tạo lập, quảng

bá website TMĐT Luận án cũng đánh giá ý nghĩa kinh tế của các giải pháp bảo hộquyền SHTT đối với hoạt động TMĐT Ti? hai, luận án chỉ nghiên cứu hai đối tượng

là QTG và nhãn hiệu với tính chất đại diện cho hai nhóm quyền SHTT cơ bản là quyềnvới sản pham sáng tạo và quyền với các chỉ dẫn thương mại

Ngoài ra, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường (Trường Đại học Luật HàNội) do TS Vũ Thi Phương Lan làm chủ nhiệm về van đề “Bao hộ OTG trong môitrường kỹ thuật số” cũng có sự khác biệt nhất định so với van dé bảo vệ quyền SHTTtrong hoạt động thương mại quốc tế Thứ nhất, đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trungvào QTG Thứ hai, phạm vi nghiên cứu của đề tài khá rộng là trong môi trường kỹ thuật

số, tức là bao hàm cả những hoạt động thương mại và phi thương mại

Các công trình nghiên cứu trong nước hiện đang tập trung vào một số đốitượng nhất định của quyền SHTT (như QTG, nhãn hiệu) hoặc nghiên cứu van đề pháp

lý ở môi trường kỹ thuật số nói chung Số lượng các công trình nghiên cứu từ góc độpháp lý van dé thực thi quyền SHTT trong hoạt động TMĐT còn chưa nhiều

2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Ở nước ngoài, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên đến van dé bảo hộ quyềnSHTT nói chung, từ sách, giáo trình đến các bài báo, có thé kê đến:

Trang 10

- Heinemann, Antitrust Law of Intellectual Property in the TRIPs Agreement

of the World Trade Organization, in Beier, Schricker (ed.), From GATT to TRIPs,

- World Intellectual Property Organization (WIPO), Primer on Electronic

Commerce and Intellectual Property Issues, Geneve, 2000,

- Patel M va Saha S., Trademark Issues in Digital Era, Journal of Intellectual

Property Rights, Vol 13, 2008;

- Carlos M Correa, Adbulqawwi A Yusef, Intellectual property and international trade: the TRIPs agreement, Alphen aan den Rijn: Kluwer Law

International, 2008;

- Kurt M Saunders va Gerlinde Berger-Walliser, The Liability of Online Markets for Counterfeit Goods: A Comparative Analysis of Secondary Trademark Infringement in the United States and Europe, Northwestern Journal of International Law & Business, Vol 32, Issue 1, 2011;

- WIPO, IP Infringement Online: The Dark Side of Digital, WIPO Magazine, Issue 2/2011, http://www.wipo.int/wipo_magazine/en/2011/02/article_0007.html;

- Herbert J Hammond, Justin S Cohen, /ntellectual Property Issues in Commerce, Texas Wesleyan Law Review, Vol 8, 2012;

E Nguyễn Bá Binh, Franchising Law and Practice in Vietnam, Scholar’ s Press,

Saarbruken, Germany, 2014;

- Nguyén Ba Binh va Andrew Terry, Meeting the Challenges for Franchising

in Developing Countries: the Vietnamese Experience, Journal of Marketing Channels,

s6 21 (thang 7/2014);

Trang 11

- World Intellectual Property Organization (WIPO), Jntellectual Property

Issues Related to Electronic Commerce, http://www.wipo.int/export/sites/www/sme/en/e_commerce/pdf/ip_ecommerce.pdf;

- Franklin Pierce Law Center, Jntellectual Property in E-Commerce (prepared for WIPO), http://ibrary.law.unh.edu/files/WIPO.pdf.

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã và dang quan tâm nhiều hơn đếnvấn đề bảo hộ quyền SHTT trong môi trường số nói chung và trong các hoạt động TMĐTnói riêng Thứ nhất, nhóm các nghiên cứu của Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) tập trunglàm rõ những thách thức đặt ra đối với việc bảo hộ từng đối tượng của quyền SHTTtrong môi trường TMĐT Trên cơ sở đó, WIPO đưa ra những kiến nghị, giải pháp vĩ môcho các quốc gia và lời khuyên cho doanh nghiệp tham gia TMĐT Thứ hai, một số cácnghiên cứu, chủ yếu được công bố trên các tạp chí chuyên ngành luật ở Âu — Mỹ, ngoài

đề cập đến các vấn đề pháp lý chung, còn đi sâu vào hành vi xâm phạm một hoặc mộtvài đối trong quyền SHTT cụ thể trong môi trường Internet Những nghiên cứu này đều

là nguồn tài liệu học thuật cập nhật cung cấp cả cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tếcho Việt Nam hướng đến hoàn thiện khung pháp lý để thực thi quyền SHTT trong

Thứ tư, xây dựng bộ tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy các môn học liên

quan đến quyền SHTT trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp

Trang 12

(4) Chỉ rõ và có sự so sánh các quy định pháp luật về bảo vệ quyền SHTT

trong TMĐT trong pháp luật của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Singapore;

(5) Chỉ rõ những quy định pháp luật của Việt Nam và những vấn đề thực tiễnbất cập về thực thi quyền SHTT trong TMĐT;

(6) Xác định được giải pháp nâng cao nhận thức đối với chính chủ thể quyềntrong việc tự bảo vệ quyền SHTT trong TMĐT;

(7) Xác định được giải pháp nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ bằng pháp luậtquyền SHTT trong TMĐT;

(8) Đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền SHTT

trong TMDT.

4 Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

- Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ quyền SHTT trong TMĐT;

- Thực trạng xâm phạm quyền SHTT và các đối tượng liên quan đến quyền

SHTT trong TMDT;

- Pháp luật về bao vệ quyền SHTT trong TMDT;

- Những giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền

SHTT trong TMDT.

5 Pham vi nghiên cứu

5.1 Đối trợng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, các quy định pháp luật cũngnhư thực tiễn xử lý hành vi xâm phạm trong TMĐT bao gồm: (1) xâm phạm QTG vàquyền SHCN trong TMĐT; (2) cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền; và(3) quảng cáo xâm phạm quyền SHTT

Đối tượng có thể bị xâm phạm QTG hoặc quyền SHCN trong TMĐT là đốitượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: (1) Phần mềm của website bao gồm: chương trìnhmáy tính, tài liệu hướng dẫn và thông tin số hoá của website; (2) Thiết kế của website;

(3) Sáng chế, tên thương mại, nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hoạt động

trong TMDT;.

Ngoài ra, đề tài tiếp cận nghiên cứu các đối tượng không phải là đối tượng củaquyền SHTT song có thể bị xâm phạm trong TMĐT và có liên quan đến quyền sở hữutrí tuệ: tên miền của website

Liên quan đến các đối tượng trên, đề tài sẽ phân tích thực trạng pháp luật ViệtNam, pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia trên thế giới và các bài học kinh

nghiệm rút ra.

Trang 13

5.2 Pham vi nghién cứu

Trong quan hệ tư pháp quốc tế, khi xảy ra tranh chap, van dé đầu tiên được đặt

ra là áp dụng các quy phạm xung đột dé xác định luật áp dụng Trong phạm vi nghiêncứu, dé tài không nghiên cứu các quy phạm xung đột dé xác định luật áp dụng khi xảy

ra vi phạm quyền SHTT trong TMĐT và không nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền liênquan đến QTG trong TMĐT Đề tài tập trung nghiên cứu các quy phạm thực chất chứađựng các quy định điều chỉnh việc bảo vệ quyền SHTT, bao gồm QTG và quyền SHCN,trong TMĐT Cụ thê:

Tứ nhất, đề tài tập trung nghiên cứu pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệquyền SHTT trong TMĐT ;

Tứ hai, đề tài tập trung nghiên cứu khung pháp luật quốc tế về bảo hộ quyềnSHTT trong khuôn khổ các Điều ước của Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) và các điềuước quốc tế về thương mại như Hiệp định TRIPS của Tổ chức thương mại thế giới(WTO), hiệp định đối tác toàn diện và tiễn bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Thứ ba, nhằm tìm kiếm va học tập những kinh nghiệm quốc tế trong việc bảo

vệ quyền SHTT trong TMĐT, đề tài lựa chọn nghiên cứu pháp luật của một số quốc giađại diện, cụ thể: Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu (EU) với lý do cả ba quốcgia/khu vực được lựa chọn đều là đại điện tiên phong trong việc bảo hộ quyền SHTT

6 Phuong pháp nghiên cứu

6.1 Cách tiếp cận

Đề tài “Bảo vệ quyền SHTT trong hoạt động thương mại quốc tế của doanhnghiệp — Kinh nghiệm quốc tế và hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam” sẽ được tiếp cậntheo cách tiếp cận đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng: tiếp cận từ thực tiễn nhữngbất cập trong pháp luật về bảo vệ quyền SHTT trong TMĐT đến thực tiễn về xử lý viphạm quyền SHTT trong TMĐT, sau đó soi chiếu cách xử lý vi phạm, bảo vệ quyền từpháp luật quốc tế và kinh nghiệm của một số quốc gia Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra cácgiải pháp cho việc bảo vệ quyền SHTT trong TMĐT cho doanh nghiệp Việt Nam

6.2 Các phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và

phương pháp luận duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác — Lê Nin Ngoài ra, các phương

pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, thống kê, hệ thống hoá và dién giải cũng được áp

dụng Các phương pháp đặc biệt như phương pháp so sánh luật học hay phương pháp

case stuty cũng dược áp dụng nhăm chỉ rõ sự khác biệt trong việc bảo vệ quyền SHTTtrong TMĐT tại một số nước điển hình hay rút ra những kinh nghiệm xử lý vi phạm từ

án lệ cụ thê

II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CUA DE TÀI

1 Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ quyền SHTT trong TMĐT

Trang 14

1.1 Các khai niệm cơ bản

1.11 TMĐT

Theo nghĩa hẹp, “TMDT là việc mua ban hàng hoá, dịch vụ thông qua các

phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và internet” Một SỐ nghiêncứu đã tiếp cận khái niệm TMDT theo nghĩa hẹp, cụ thé:

- TMDT là các giao dịch thương mại hang hoá va dich vụ được thực hiện thong

qua các phương tiện điện tử (Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương, 1997);

- TMDT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyên

giao giá trị thông qua mạng viễn thông (EITO, 1997);

- TMĐT là việc hoàn thành bat kỳ một giao dich nào thông qua một mạng máytính làm trung gian mà bao gồm chuyền giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hoá

và dịch vụ (Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000)

Theo cách tiếp cận này, “thương mại” chỉ bao gồm giao dịch thương mại hànghoá và dịch vụ một cách chung chung và “điện tử” cũng chỉ bao gồm mạng viễn thôngvới “may tính” làm vật trung gian kết nối

Theo nghĩa rộng, một số tô chức đã đưa ra cách tiếp cận rộng đối với kháiniệm TMĐT, cụ thể:

- Liên minh Châu Âu (EU): TMĐT bao gồm các giao thương mại thông quacác mạng viễn thông và sử dụng các phương tiện điện tử, bao gồm TMĐT gián tiếp (traođổi sản pham hữu hình) va TMĐT trực tiếp (trao đổi sản pham vô hình);

- Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): TMĐT gồm các giao dịchthương mại liên quan đến các tô chức và cá nhân dựa trên việc xử lý và truyền đi các đữliệu đã được số hoá thông qua mạng mở (như Internet) hoặc các mạng đóng có cổngthông với mạng mở (như AOL); TMDT cũng được hiểu là hoạt động kinh doanh điện

tử, bao gồm: mua ban hàng hoá, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội dung

số hoá, EFT, mua bán cô phiếu điện tử (electronic share trading — viét tat EST), vận đơnđiện tử (electronic bill of lading — viét tat E B/L), đấu giá thương mại (commercial

auction); hợp tác thiết kế và sản xuất; tìm kiếm các nguồn lực trực tuyến; mua sắm trực

tuyến (Online procurement), marketing trực tiếp, dịch vụ khách hàng trực tuyến

- Theo WTO (khái niệm “TMDT” được đưa ra trong khuôn khổ Chương trìnhhội đàm về TMĐT năm 1998 và chỉ nhằm mục đích phục vụ cho Chương trình hội đàm):TMĐT được hiểu là hoạt động sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hoá vàdich vụ bằng các phương tiện điện tử.!

- Theo Uỷ ban Luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL),mặc dù không đề cập trực tiếp đến khái niệm TMĐT, song Luật mẫu về TMĐT của

' Đại hội đồng WTO, “Work Programe on Electronic Commerce”, WT/L/274, 25/09/1998;

https://www.wto.org/english/tratop_e/ecom_e/ecom_e.htm, truy cập ngày 20/08/2019.

9

Trang 15

UNCITRAL - 1996 đã gián tiếp tiếp cận một khái nệm TMĐT có nội hàm khá rộng.Tại Điều 1 — Luật mẫu quy định: “Luật này được áp dung với bat kỳ loại thông tin nào

dưới dạng thông điệp dữ liệu được sử dụng trong ngữ cảnh hoạt động thương mại”.

Theo đó, “thương mại” được khuyến nghị “cần được diễn giải theo nghĩa rộng để baoquát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không

có hợp đồng

- Pháp luật Việt Nam: “Hoạt động TMDT là việc tiễn hành một phần hoặc toàn

bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nỗi với mạngInternet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác” (Khoản 1 — Điều 3 — Nghịđịnh số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013 của Chính phủ về TMĐT)

TMĐT được phát triển trên nền tảng thương mại truyền thống, vì vậy, TMĐTmang nhiều đặc điểm chung của thương mại Tuy nhiên, do phương thức thực hiện hoàntoàn khác biệt nên TMĐT có nhiều điểm đặc trưng dé phân biệt với thương mại truyềnthống Thi nhát, ranh giới giữa giao dich trong nước và giao dịch nước ngoài thường

không rõ ràng trong các giao dịch TMDT, nói cách khác, các giao dịch TMDT thường

mang tính xuyên quốc gia Thi? hai, các ranh giới truyền thống giữa các lĩnh vực kinhdoanh, vốn dựa trên các dạng vật chất khác nhau của hàng hóa và dịch vụ được chàobán và các phương tiện phân phối hữu hình khác nhau của chúng trở không rõ ràng tronggiao dịch TMĐT, nói cách khác, TMĐT mang tính đa lĩnh vực Sự chuyên đổi này đãđem lại những áp lực cạnh tranh mới và buộc các doanh nghiệp phải tái câu trúc bên

trong doanh nghiệp và trong ngành cũng như thích ứng với những thời cơ và thách thức

mà sự chuyên đổi này đem lại Thr ba, trong TMĐT, ngoài các chủ thé tham gia giaodịch giống như trong thương mại truyền thống, đã xuất hiện thêm các bên trung gian làcác nhà cung cấp dịch vụ internet hay những người tạo ra môi trường cho các hoạt độngTMĐT Thir tr, đối với thương mại truyền thống thì mang lưới thông tin chỉ là phươngtiện dé trao đôi dit liệu còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường.?

Trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp, TMĐT có thé đượcứng dụng tại tất cả giai đoạn của chuỗi giá trị

1.1.2 Khải niệm quyên SHTT trong TMĐT

Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tài sản trí tuệ dùng dé chỉ nhữngsáng tạo của trí tuệ, có thé thé hiện đưới nhiều hình thức khác nhau như biểu diễn nghệthuật, dau hiệu, biểu tượng, tên thương mại, kiểu dáng hoặc giải pháp hữu ích Chínhphủ cấp cho người sáng tạo quyền ngăn người khác sử dụng các giải pháp hữu ích, sángchế hoặc bat kỳ sáng tạo nào khác và lay quyền này dé thương lượng về việc thanh toánđổi lay việc sử dụng các sáng tạo đó Đó chính là quyền SHTT Theo đó, đối tượng của

? Phạm Thị Mai Khanh (2016), Quyên SHTT trong TMĐT, Luận an tiến sỹ, Đại học Ngoại thương, Hà Nội (2016).

3 https://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/agrm7_e.htm, truy cập ngày 20/08/2019.

10

Trang 16

quyền SHTT bao gồm các đối tượng từ mục 1 đến mục 7 của phan II — Hiệp định TRIPs:bản quyền va các quyên liên quan, nhãn hiệu hàng hoá, chi dẫn địa lý, kiêu dang côngnghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp và bảo hộ thông tin bí mật (Điều 1 —

Hiệp định TRIPs).

Tổ chức SHTT thé giới tiếp cận khái niệm quyền SHTT dưới góc độ rộng hơn,chỉ tiết hơn, theo đó “Quyền SHTT có nghĩa đó là quyền theo pháp luật đối với các kết

quả từ các hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật.

Công ước thành lập tô chức SHTT thế giới (WIPO) được ký tại Stockholm vào ngày 14tháng 7 năm 1967 (Điều 2 (viii)) quy định rằng “SHTT ” sẽ bao gồm các quyền liênquan tới: Các tác phẩm khoa học, nghệ thuật và văn học; Chương trình biểu diễn củacác nghệ sỹ biéu diễn, các bản ghi âm và chương trình phát thanh, truyền hình; Sáng chếtrong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người; Các phát minh khoa học; Kiểu dáng

công nghiệp; Nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các chỉ dẫn và tên thương mại;

Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh; và tất cả các quyền khác là kết quả của hoạt

động trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học nghệ thuật”!

Theo Pháp luật Việt Nam: “Quyền SHTT là quyền của tô chức, cá nhân đốivới tài sản trí tuệ, bao gồm QTG và quyên liên quan đến QTG, quyền SHCN và quyềnđối với giống cây trồng ” (Khoản 1 — Điều 4 - Luật SHTT 2005, sửa đối, bố sung năm

2009).

Nhìn chung, quyền SHTT có ba nội dung cơ bản: cho phép người sở hữu tài

san trí tuệ ngăn cản người khác sử dụng tai sản trí tuệ của minh, cho phép người sở hữu

tài sản yêu cầu trả thù lao khi người khác sử dụng tài sản và giới hạn không gian cũngnhư thời gian của quyền

Trong TMPT, quyền SHTT đóng vai trò hết sức quan trọng, và ngược lại,TMDT cũng rat quan trọng đối với quyền SHTT 7# nhất, quyền SHTT tạo nên giá trị

sản phẩm, dịch vụ là đối tượng giao dịch trong TMDT Các sản phẩm và dịch vụ này

được sản xuất, xây dựng dựa trên quyền SHTT và giấy phép của việc thực hiện chuyềngiao quyền Thi hai, quyền SHTT có liên quan mật thiết tới việc vận hành TMĐT Các

hệ thống cho phép Internet hoạt động như phần mềm, mạng điện tử, thiết kế, chip, bộđịnh tuyến và chuyển mach, giao diện người dùng đồng thời là tài sản trí tuệ và đượcbảo vệ bằng quyền sở hữu trí tuệ Dé tạo ra một san phâm đòi hỏi nhiều công nghệ khácnhau, các doanh nghiệp thường thuê các công ty khác phát triển một số phần của sảnphẩm, hoặc chia sẻ công nghệ thông qua các thoả thuận cấp phép

Quyền SHTT trong TMĐT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệbao gồm QTG và quyền liên quan và quyền SHCN đối với các sản phâm được mua bán,

4 WIPO Intellectual Property Handbook (2008), tr 3 l ;

http://www wipo.int/edocs/pubdocs/en/intproperty/489/wipo_pub_489.pdf, truy cập lân cuôi ngày 15/8/2019.

11

Trang 17

cung cấp, trao đôi thông qua TMĐT hoặc đối với các sản phâm giúp vận hành hoặc liênquan đến việc vận hành TMĐT Nhóm thứ nhất, là quyền SHTT đối với các sản phẩmđược mua bán, cung cấp, trao đổi thông qua TMĐT như sách/truyện điện tử, bản ghi âm

âm nhac, clip biểu diễn của nghệ sỹ, tranh ảnh, bài giảng, tác phẩm điện ảnh Nhómthứ hai, là quyền SHTT đối với các sản phẩm giúp vận hành hoặc liên quan đến việcvận hành TMĐT, bao gồm nhưng không giới hạn, phần mềm, chương trình máy tínhchứa đựng hệ thống công nghệ mới, công nghệ tra cứu, công cụ kỹ thuật tạo ra chức

năng đặc thu của website, giao diện website, tên thương mai/Logo/nhan hiệu của sanphẩm, dịch vu của doanh nghiệp hoạt động trong TMDT và tên miền có nhiều điểm đặc

thù và tác động trực tiếp đến TMĐT

1.1.3 Các đối tượng của quyên SHTT và đối tượng liên quan đến SHTT trong

TMDT

Đối tượng của QTG

- Phan mém (Software) — Chương trình máy tinh (Computer Programe)Khái niệm “Phan mềm máy tính” va khái niệm “Chương trình máy tính” cónhững phan giao thoa và có nhiều quan điểm khác nhau về sự đồng nhất hai khái niệmnày Luật 10.5.1994 của Pháp định nghĩa: "Phần mềm máy tính là toàn bộ các chươngtrình được tiến hành và các quy tắc, có thể cả tư liệu liên quan đến việc vận hành củamột tong thé di liệu”

Theo pháp luật Việt Nam: “Phần mềm được hiéu là chương trình, tài liệu mô

tả chương trình, tài liệu hỗ trợ, nội dung thông tin số hóa

a) Chương trình là một tập hợp của các lệnh, câu lệnh được mô tả bằng bat kyngôn ngữ, mã hay hệ thong ký hiệu nào và được thé hiện hoặc lưu trữ trong các vậtmang tin (có hoặc không kèm theo các thông tin liên quan), được dùng trực tiếp hoặcdùng gián tiếp sau khi qua một hoặc cả hai khâu sau: Chuyên đổi sang một ngôn ngữ,

mã, hệ thống ký hiệu khác; tái tạo sang một vật mang tin khác; làm cho một dung cụ có

khả năng xử lý thông tin thực hiện một chức năng nào đó;

b) Tài liệu mô tả chương trình và tài liệu hỗ trợ là tài liệu được thể hiện dưới

bat ky dạng nao có nội dung mô ta chương trình, giới thiệu, hướng dẫn cách cài đặt, sử

dụng, nâng cấp, sửa lỗi hoặc các hướng dẫn khác liên quan đến sử dụng và khai thác

chương trình;

c) Nội dung thông tin số hóa bao gồm: Cơ sở dit liệu là tập hợp dữ liệu đượcsắp xếp và lưu trữ dưới dang điện tử số hóa; Sưu tập tác phẩm số hóa là sưu tập tác phẩmđược lưu trữ dưới dạng điện tử số hóa” (Khoản 1 — Điều 2 - Quyết định 128/2000/QD-

TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 20/11/2000).

5 Trần Văn Hải (2013), Bảo hộ Chương trình máy tính như đối tượng độc lập, của Quyền SHTT , Tap chí Nhà nước và Pháp

ludt, số 11 (2953/2012, tr 33-42,

12

Trang 18

Theo pháp luật Việt Nam, chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được

thé hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gan vao

một phương tiện ma máy tinh doc được, có kha năng làm cho máy tính thực hiện được

một công việc hoặc đạt được một kết qua cụ thê (Điều 22 — Luật SHTT 2005, sửa đổi,

bồ sung 2009)

Như vậy, phần mềm máy tính ngoài chương trình máy tính còn bao gồm tàiliệu mô tả chương trình, tài liệu hỗ trợ, nội dung thông tin số hoá

- Giao điện của website (web interface)

Giao diện được hiểu là phần ghép nối giữa hai linh kiện thuộc phan cứng máytính, giúp cho việc trao đôi dữ liệu được thực hiện Giao điện lập trình ứng dụng là hìnhthức thé hiện của chương trình máy tính, theo đó người sử dụng có thé tác động đến

chương trình, giúp cho việc trao đôi thông tin được thực hiện.” Giao diện website là hình

thức thé hiện của website, là phần kết nối giữa người sử dụng website và phần mềm điềuhành website qua đó người sử dụng có thé tac động đến website, giúp cho việc trao đổi

thông tin được thực hiện.

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam: “1 Tác phẩm tạo hình quy địnhtại điểm g khoản | Điều 14 của Luật SHTT là tác phẩm được thê hiện bởi đường nét,màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và cáchình thức thé hiện tương tự, ton tại đưới dạng độc ban ; 2 Tác phẩm mỹ thuật ứngdụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật SHTT là tác phẩm được thé hiệnbởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tinh năng hữu ích, có thé gắn liền với một

đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hìnhthức thé hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang,tạo đáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí” (Điều 13 — Nghị định 22/2018/NĐ-CP

ngày 23/02/2018).

Dưới góc độ pháp luật SHTT, giao diện của website chính là tác phẩm mỹ

thuật ứng dụng.

Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp

- Sáng chế: là giải pháp kỹ thuật dưới dang sản phẩm hoặc quy trình nhằm giảiquyết một van đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên đáp ứng các điều

kiện: Có tính mới; Có trình độ sáng tạo; và Có khả năng áp dụng công nghiệp (Khoản

12 - Điều 4, Khoản 1 - Điều 58 - Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009)

- Tên thương mại: là tên gọi của tô chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinhdoanh dé phân biệt chủ thé kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thé kinh doanh khác

trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này

5 http://tratu.coviet.vn/hoc-tieng-han/tu-dien/lac-viet/V-V/giao+di%e1%bb%87n.html, truy cập ngày 10/07/2019.

13

Trang 19

là khu vực địa lý nơi chủ thê kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng”(Khoản 21 — Điều 4 — Luật SHTT 2005, sửa đổi, bồ sung 2009).

- Nhãn hiệu: là dâu hiệu dùng dé phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức,

cá nhân khác nhau (Khoản 16 — Điều 4 — Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009).Trong TMDT, nhãn hiệu được sử dụng sẽ mang những đặc thù nhất định, thir nhát, nhãnhiệu sử dụng trong TMĐT có thể là hình ảnh ba chiều, hình ảnh động hoặc/và kết hợp

âm thanh; thir hai, nhăn hiệu của doanh nghiệp kinh doanh TMDT có thé chính là tên

website thực hiện hoạt động TMDT, như: xemsach.com.vn, www.saigon-view.com

- Kiểu dáng công nghiệp: là hình đáng bên ngoài của sản phâm được thê hiệnbăng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này (Khoản 13 — Điều4- Luật SHTT 2005, sửa đổi, bé sung 2009)

- Bi mật kinh doanh: “Bi mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động

đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”(Khoản 23 — Điều 4 — Luật SHTT 2005, sửa đổi, bố sung 2009) Doanh nghiệp kinhdoanh TMĐT có thê sở hữu bí mật kinh doanh liên quan đến hàng hoá/dịch vụ là đối

tượng kinh doanh.

Tên miền

Theo Tổ chức lực lượng chuyên trách về kỹ thuật liên mạng (IETF), thuật ngữ

“tên miền” (Domain names, gọi tat Domain) thường được dùng dé diễn tả môt tên cócấu trúc biéu thị bang dấu cham, hay tên miền được tạo thành từ các nhãn (labels) khôngrỗng phân cách nhau bằng dấu cham (.).” Các nhãn này được giới han ở các chữ cáikhông phân biệt chữ hoa từ a đến z, chữ số từ 0 đến 9 va dấu gạch ngang kèm theonhững giới hạn về chiều tên và vị trí dau gạch ngang (-) Dau gạch ngang không đượcđặt ở đầu hoặc cuối nhãn Độ dài của bất kỳ một nhãn nào được giới hạn trong khoảng

từ 1 đến 63 octet Một tên miền day đủ được giới hạn ở 255 octet (bao gồm ca các dau

phân cach).®

Theo Trung tâm Internet Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông), tên miền

là tên được sử dụng dé định danh địa chi Internet của máy chủ gồm các dãy ký tự cáchnhau bang dấu cham “.”, bao gồm: a) Tên miền dùng các kí tự dựa trên co sở bảng mãASCII; b) Tên miền dùng bảng chữ cái dựa trên cơ sở ngôn ngữ truyền thống của từngquốc gia, sau đây gọi là tên miền đa ngữ (IDN).°

Dưới góc độ kỹ thuật, địa chỉ IP là định danh giúp nhận dạng một thiết bị mạngchứ không phải tên miền IP là một dãy số dài khó nhớ, vì vậy, máy chủ DNS có nhiệm

7 Mục 2.1 — Request for Comment (RFC) 1034 — “Khái niệm và ứng dụng tên miễn” - tháng 11/1987 của Tổ chức lực lượng chuyên trách về kỹ thuật liên mang (IETF).

8 Mục 11 — REC 2181 — “Lam rõ về đặc trưng của DNS” - tháng 07/1997 của IETF.

? https://vnnic.vn/tenmien/hotro/kh%C3%A 1i-ni⁄4E1%BB%87m-chung-v%E1%BB%81-t%C3%A An-mi%E1%BB%8 In,

truy cap ngay 10/7/2019

14

Trang 20

vụ ánh xạ địa chỉ IP thành tên miền và ngược lại Dưới góc độ pháp lý, doanh nghiệpkinh doanh TMĐT cũng không nhất thiết phải có tên miền khi đã đảm bảo điều kiệnkhác về việc đăng ký website (Điều 11 — Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018sửa đôi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản

lý nhà nước của Bộ Công Thương).

Việc sử dụng “tên miền” thay cho địa chỉ IP, về bản chất, là cách để doanhnghiệp kinh doanh TMĐT tiếp cận người sử dụng cuối đễ dàng hơn và truyền tải nhữngthông điệp mang tính thương mại của riêng doanh nghiệp Đề thống nhất sự hiện diệntrong thế giới thực và thế giới ảo (Internet), tên miền được chọn thường trùng với nhãnhiệu của công ty Nói cách khác, công ty nên có một tên miền giống với nhãn hiệu hoặctên thương mại dé tăng cường mức độ nhận diện với khách hàng Ngoại trừ chức năng

là định vị địa chỉ công ty trên Internet, tên miền hoạt động như một dấu hiệu dé xác địnhhàng hóa hoặc dịch vụ đang được cung cấp trên không gian mạng

1.1.4 Cạnh tranh không lành mạnh

Tổ chức SHTT thế giới tiếp cận khái niệm này theo nghĩa rộng: cạnh tranh

không lành mạnh là “bất kỳ hành vi hoặc thông lệ nào đi ngược lại thông lệ trung thực,

thiện chí trong công nghiệp hoặc trong thương mại đều là hành vi cạnh tranh không lànhmạnh”!°, “bat kỳ hành vi hay thông lệ nào, trong hoạt động công nghiệp hoặc thươngmại, gây ra hoặc có thê gây ra nhằm lẫn với hành vi hoặc thông lệ của các doanh nghiệpkhác hoặc các hoạt động của các doanh nghiệp này, cụ thể là sản phẩm hoặc dịch vụđược cung ứng bởi các doanh nghiệp này, sẽ cau thành một hành vi cạnh tranh khônglành mạnh”!!: “bất kỳ hành vi hay thông lệ nào, trong hoạt động công nghiệp hoặcthương mại, mà gây ra tôn hại, hoặc có thé gây ra tốn hai tới giá tri (goodwill) và danhtiếng (reputation) của một doanh nghiệp khác sẽ cấu thành một hành vi cạnh tranh khônglành mạnh, bat kê hành vi hay thông lệ đó có gây nhằm lẫn hay không.”

Điều 10 bis (2) của Công ước Paris quy định rõ về “bất kỳ hành vi cạnh tranh”,thì đoạn (1)(a) của Luật mẫu không bao gồm điều kiện đối với hành vi phải là một hành

vi cạnh tranh.

Theo pháp luật Việt Nam, hành vi cạnh tranh không lành mạnh được hiểu là

“hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thươngmại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đếnquyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.”1°

1.1.5 Quang cáo trong TMDT

10 Điều 1, Luật mẫu về bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh của WIPO (Model provisions on protection against unfair

competition).

!! Khoản1, Điều 2 Luật Mẫu về Bao hộ chống cạnh tranh không lành mạnh của WIPO.

2 Khoản1, Điều 3 Luật Mẫu về Bao hộ chống cạnh tranh không lành mạnh của WIPO.

!3 Khoản 6, Điều 3 Luật Cạnh tranh Việt Nam 2018.

15

Trang 21

Luật Quảng cáo Việt Nam 2012 quy định đối tượng của hoạt động quảng cáo

có thể là hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có khả năng mang lại lợi nhuận cho

tô chức, cá nhân hoặc các dịch vụ, thông tin nhằm thực hiện một mục tiêu chính trị, văn

hóa, xã hội nào đó.

Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định quảng cáo thương mại là hoạt động

xúc tiễn thương mại của thương nhân dé giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinhdoanh hàng hoá, dịch vụ của mình (Điều 102) Hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp

là những nỗ lực nhằm tác động đến hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùnghay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục

về sản phẩm hay dịch vụ của người bán nhằm thu được lợi nhuận một cách hiệu quảnhất

Pháp luật về thương mại và quảng cáo ở Hoa Kỳ lại có cách tiếp cận khác vềkhái niệm quảng cáo, khi cho rằng quảng cáo là hành động thu hút sự chú ý của côngchúng, bao gồm tat cả các hình thức thông báo công khai nhằm hỗ trợ trực tiếp hoặcgián tiếp trong việc tiếp tục hoặc ban hành một ý tưởng, hoặc hướng sự chú ý đến một

doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ hoặc giải trí”.

Tóm lại, quảng cáo là một hoạt động mang tính sáng tạo, truyền thông tin một

cách hấp dẫn, thu hút sự chú ý của các đối tượng hướng đến Quảng cáo đã trở thànhmột cuộc đua để tạo ra một cách độc đáo, tiên tiễn và lôi cuốn truyền thông tin liên quanđến khách hang dé tạo điều kiện và ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua hàng củangười tiêu dùng Nội dung của một quảng cáo rất khó tuân thủ nguyên tắc đúng với sựthật, do xu hướng tự nhiên của con người là phóng đại lợi ích của một sản phẩm hoặcdịch vụ vượt ra ngoài bản chất đơn thuần của nó TMĐT hoạt động trên nền tảng Internet

đã tao ra những van đề tiềm ân mới trong hoạt động quảng cáo vì sự dễ dàng và nhanhchóng mà nội dung quảng cáo có thê được sản xuất, thiết kế lại và phát triển trên toànthé giới.!6

1.2 Xác lập quyền SHTT doi với các đối trợng của quyên trong TMĐTBiện pháp bảo vệ quyền SHTT đối với các đối tượng của quyền trong TMĐTchỉ thật sự có hiệu quả khi quyền SHTT được xác lập Các trường hợp xâm phạm dẫntới tranh chấp và yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ phan lớn bắt nguồn từ việc chưaxác lập hoặc xác lập không đầy đủ quyền SHTT đối với các tài sản trí tuệ Vì vậy, nghiên

'4 Khoản | Điều 2 Luật Quang cáo Việt Nam năm 2012: “Quảng cáo là việc sử dung các phương tiện nhằm giới thiệu đến

công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục dich sinh lợi; san phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin ca nhân ”.

1S <https://definitions.uslegal.com/a/advertising/>, truy cập ngày 20/4/2019, “Advertising is the act or practice of attracting

public notice and attention It includes all forms of public announcement that are intended to aid directly or indirectly in the furtherance or promulgation of an idea, or in directing attention to a business, commodity, service or entertainment”.

'6 Lien Verbauwhede, Intellectual Property Issues in Advertising,

https://www.wipo.int/sme/en/documents/ip_ advertising fulltext.html, truy cập ngày 20/4/2019.

16

Trang 22

cứu về việc xác lập quyền SHTT là cần thiết dé làm rõ các van dé trong bảo vệ quyền

SHTT trong TMDT.

1.2.1 Xác lập OTG

Về bản chất, QTG phát sinh tại thời điểm sáng tạo và được thể hiện dưới dạngvật chất nhất định, do đó người sáng tạo không nhất thiết phải đăng ký bảo hộ QTG,doanh nghiệp không bắt buộc phải đăng ký bảo hộ QTG đối với website Tuy nhiên,

việc đăng ký sẽ giúp tác giả loại trừ nghĩa vụ chứng minh QTG trong trường hợp xảy ra

tranh chấp về QTG (Điều 49 — Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009) Quyền nhânthân thuộc QTG được bảo hộ vô thời hạn (trừ quyền công bồ tác phẩm là có một thờihạn nhất định cùng với các quyền tài sản) Thời hạn bảo hộ quyền tài sản có thể khácnhau với các đối tượng khác nhau

Doanh nghiệp kinh doanh TMĐT thường là đơn vị cung cấp, phân phối trunggian, nên QTG đối với các sản phẩm, dịch vụ là đối tượng mua bán, cung cấp, phân phốitrong TMĐT như sách bao, phim ảnh, tác phẩm âm nhạc thường thuộc về một chủthé khác Doanh nghiệp kinh doanh TMĐT, có thé thuê bên độc lập cung cấp dịch vụtạo lập website và doanh nghiệp nắm giữ QTG đối với các sản phẩm Vì vậy, việc xáclập QTG với các đối tượng này là cần thiết dé tránh tranh chấp với bên được thuê cungcấp dịch vụ

- Mã nguồn websife (Code Website) với tư cách là chương trình máy tính!Theo pháp luật quốc tế và pháp luật nhiều quốc gia, chương trình máy tínhphải được bảo hộ như tác phẩm văn học, tức là tác giả sẽ được nắm giữ QTG đối vớichương trình máy tinh dù dưới dạng mã nguồn hay mã máy (Điều 10 — TRIPs, Điều 4

— WCT, Điều 106 — Mục 17 — U.S.C 2000, Điều 22 — Luật SHTT 2005, sửa đổi bồ sung2009 ) Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm văn học là suốt cuộc đời tác giả và 50 nămtiếp theo năm tác giả chết hoặc đồng tác giả cuối cùng chết (Khoản 2 - Điều 27 — LuậtSHTT 2005, sửa đồi, b6 sung 2009)

Việc bảo hộ QTG với chương trình máy tinh là van đề tạo ra nhiều ý kiến khácnhau như chương trình máy tính thường không đảm bảo tính nguyên gốc ban đầu, ngườisáng tạo chương trình máy tính thường xây dựng mã nguồn dựa trên việc phát triển các

mã nguồn mở Theo pháp luật Việt Nam, chương trình máy tính có thể được cấp bằngsáng chế khi đáp ứng một số điều kiện Tuy nhiên, chương trình máy tính vận hànhwebsite khó đủ điều kiện để được cấp bằng sáng chế theo Quy chế thâm định đơn đăng

ký sáng chế của Cục SHTT

- Tài liệu mô tả website, nội dung thông tin số hoá cua website.

17 Xêm thêm Trần Văn Hải (2012), Bảo hộ Chương trình máy tính như đối tượng độc lập của Quyền SHTT , Tạp chi Nhà nước

và Pháp luật, ISSN 0866-7446, so 11 (2953/2012, tr 33-42

17

Trang 23

Tất cả website đều có Code website hay Source Code, nhưng tài liệu mô tảchương trình hay nội dung số hoá, bao gồm cả cơ sở đữ liệu, chỉ có ở một số website.Như đã phân tích, cơ sở dữ liệu (database — một phần của nội dung thông tin sỐ hoá) chỉ

có ở các website động Tương tự phần Code website, doanh nghiệp có thê xác lập quyềncủa mình thông qua việc đăng ký bảo hộ QTG đối với tài liệu mô tả website và nội dungthông tin số hoá của website như đối với tác phâm văn học

- Giao diện website với tư cách là tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng.Theo pháp luật Việt Nam: “QTG đối với tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụngphát sinh kê từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thé hiện dưới một hình thức vật chatnhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đãcông bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký” (Điều 3 Nghị định số

113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013)

Quyền tài sản đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là 75 năm, kể từ khi tácphẩm được công bố lần đầu tiên, đối với tác phẩm chưa được công bố trong vòng 25năm kê từ khi tác pham được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm ké từ khi tácphẩm được định hình (Khoản 2 - Điều 27 — Luật SHTT 2005, sửa đổi, b6 sung 2009)

1.2.2 Xác lập quyên sở hữu công nghiệp

- Tên thương mại: Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xáclập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó (Điểm b — Khoản 3 — Điều 6 — LuậtSHTT 2005, sửa đổi bổ sung 2009) Thời han bảo hộ tên thương mại phụ thuộc vàohiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp kinh doanhTMDT Trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận, tên thương mại sẽ không còn

được bảo hộ.

- Sáng chế, nhãn hiệu, kiêu dang công nghiệp: Quyền sở hữu công nghiệp đốivới sáng chế, nhãn hiệu, kiểu đáng công nghiệp được xác lập trên cơ sở quyết định cấpvăn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thâm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tạiLuật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam là thành viên Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổitiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký (Điểm a—Khoản 3 — Điều 6 — Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung 2019)

Doanh nghiệp kinh doanh TMĐT có thê đăng ký quyền SHTT đối với nhãnhiệu được cấu tạo từ các chữ cái như tên miền Các trường hợp nhãn hiệu bao gồm cụmchữ cái chứa tên miền, tên miền cấp cao đã được cấp văn bản bảo hộ như

xemsach.com.vn, www.phucanh.com.vn

- Bí mật kinh doanh: Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh

được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc

18

Trang 24

bảo mật bi mật kinh doanh đó (Điểm c — Khoản 3 — Điều 6 - Luật SHTT 2005, sửa đổi

bồ sung 2009)

1.3 Xâm phạm quyên SHTT trong TMĐT

1.3.1 Xâm phạm OTG và quyên SHCN

Xâm phạm QTG: liên quan tới TMĐT, hầu hết các các hành vi xâm phạmQTG được quy định tại đây đều có thể xảy ra, song một số hành vi xâm phạm quyềnthường xảy ra hơn trong TMĐT do đặc thù của môi trường internet, cụ thể:

(1) Hành vi mạo danh tac gia;

(1) Hanh vi sao chép ma không được phép của tac gia, chủ sở hữu QTG;

(iii) Hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sởhữu QTG đối với tác phâm được dùng dé làm tác phâm phái sinh;

(iv) Hành vi sử dung tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu QTG,không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác;

(v) Hành vi nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạttác pham đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà

không được phép của chủ sở hữu QTG.

Qua thống kê và nghiên cứu của các chuyên gia, hiện nay, trên thế giới, cáchành vi xâm phạm QTG trên nên tảng TMDT được thể hiện dưới một số dạng như sau:

Thứ nhất, trong hoạt động tao lập website

Các chương trình máy tính được sử dụng dưới dạng mã nguồn hay mã máy dé

tạo lập website của doanh nghiệp kinh doanh TMDT (source code hay web code) thường

được xây dựng và phát triển bởi một bên cung cấp dịch vụ độc lập Tuỳ thuộc vào thoảthuận giữa các bên, các mã nguồn này có thé là mã nguồn đóng thuộc quyền SHTT củadoanh nghiệp hay bên cung cấp dịch vụ, hoặc là mã nguồn mở cho phép các doanhnghiệp khác sao chép và phát triển theo các điều kiện nhất định Trên thực tiễn, hành vixâm phạm thường xảy với mã nguồn mở trong quá trình sử dụng mã nguồn dé xây dựngnhững website mới mà không tuân thủ những điều kiện nhất định mà chủ sở hữu quyền

đã đặt ra.

Thứ hai, trong hoạt động xây dựng nội dung cho website

Thông tin xây dựng nội dung wesbtie TMĐT bán hàng bao gồm các file vănbản, hình ảnh, âm nhạc dưới dạng kỹ thuật số duy nhất (trong đó có các tác phẩm đượcbảo hộ QTG) Trong quá trình mã hoá và chuyên tải thành thông tin mà người sử dụng

có thé nhìn được, bên lập trình sử dụng công nghệ “chuyên gói” (packet switching),trong đó đữ liệu được chia thành những phan nhỏ hơn và các gói này được chuyền dinhư những phan riêng biệt Khi các gói này di qua RAM của mỗi giao điểm máy tínhtrung gian của mạng lưới, các bản sao tác phẩm sẽ được tạo ra Đề tiếp cận các đối tượngcủa QTG trên mạng TMĐT, khi trình duyệt (browsing) hay xem trực tuyến (streaming)

19

Trang 25

một trang web, người sử dụng lại tiếp tục kích hoạt quá trình truyền đưa, đồng thời

không thể tránh khỏi việc tạo ra một bản sao văn bản và hình ảnh cấu thành trang web

này trên màn hình và trong bộ nhớ đệm Internet tại máy tính của mình Hành vi trình

duyệt hoặc xem trực tuyến vì thé luôn gan với khả nang tạo ra ban sao tam thời hoặc côđịnh của tác phẩm được bảo hộ QTG mà chủ sở hữu website đưa tới công chúng So vớithương mại truyền thống, các hành vi này gắn với nhiều phương thức mới dé khai tháctác pham và đặt ra những van dé lớn đối với việc xác định phạm vi của các quyền tài

sản trong QTG.

Thứ ba, trong hoạt động tạo liên kế! website

Về mặt kỹ thuật, công cụ dé tao lap su kết nối trong TMDT chính là các siêuliên hết (hyperlinks) Một siêu liên kết là một địa chỉ điện tử sẵn có dẫn tới một địa điểmweb Hành vi xâm phạm QTG có thê nảy sinh khi các liên kết này dẫn tới những địađiểm có các nội dung xâm phạm QTG Khi tạo liên kết tới một địa điểm trực tuyến cónội dung xâm phạm QTG, nhà điều hành website TMĐT đã góp phần vào việc tạo điềukiện cho công chúng tiếp cận các tài liệu xâm phạm Các liên kết có hai dang cơ bản.Liên kết ngoài (outlink) chỉ cung cấp công cụ cho phép người trình duyệt một trang web

có thê tới một trang khác băng việc nhấp chuột vào đường liên kết Loại liên kết thứ hai

là liên kết trực tiếp/liên kết sâu (inline link) dẫn tới một hình ảnh, đoạn văn hay clip ởtrên một trang web khác và trên thực tế kéo hình ảnh hoặc nội dung đó từ trang webkhác vào nội dung được hiển thị

Thứ tư, trong hoạt động quảng bá website

Ngoài các phương thức quảng cáo thương mại truyền thống, tận dụng ưu điểmcủa Internet, một trong những hình thức quảng bá website phô biến là quảng cáo bannertrên các website khác Đây là công cụ đầu tiên của marketing kỹ thuật số Banner chính

là những ô quảng cáo được đặt trên các trang web, có dạng tĩnh và động, liên kết đếnmột trang web khác chứa các nội dung thông tin của quảng cáo Vấn đề liên quan đến

QTG là khả năng sử dụng các nội dung xâm phạm QTG trong quảng cáo hay việc tạo

điều kiện cho người sử dụng truy cập vào các website cung cấp các nội dung xâm phạm

tác phâm của mình, những người sử dụng sẽ không có động cơ đê trả tiên cho bản sao

20

Trang 26

hợp pháp trong khi bản sao bat hợp pháp có chất lượng giống hệt va được luân chuyền

một cách tự do trên mạng.

Vô hiệu hóa các biện pháp kiểm soát truy cập trong TMĐT là một trong cáchành vi dẫn tới xâm phạm quyền QTG Đối với sản phẩm hữu hình, để tự bảo vệ QTG,chủ thé quyền thường áp dụng các biện pháp in tem chống hàng giả Tuy nhiên quaTMDT có rất nhiều sản phẩm không hữu hình được cung cấp như bai hát, bài giảng, tácphẩm điện ảnh, tác phẩm văn học Chủ thê quyền thường áp dụng các biện pháp kiểmsoát truy cập dé bảo vệ quyền SHTT Việc vô hiệu hoá các biện pháp công nghệ này,

hoặc gián tiếp cung cấp các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ dé vô hiệu hoá các biện pháp

nghệ này để tiếp cận các tác pham được bảo hộ QTG trong khi người tiếp cận không cóquyền tiếp cận sản phẩm

Thứ sáu, trong việc cung cấp môi trường cho hoạt động TMĐT

Trong môi trường TMDT, các san phẩm, dịch vụ trực tuyến rất hiém khi đượctruyền trực tiếp từ người tạo ra chúng tới người sử dụng cuối cùng Mỗi trung gian với

các chức năng khác nhau, đóng vai trò khác nhau trong quá trình này Các trung gian

Internet là các doanh nghiệp hoặc nền tảng Internet tạo điều kiện cho việc tiêu dùng, sửdụng hoặc phô biến các nội dung và các tương tác giữa người sử dụng Internet !Š

Xâm phạm quyền SHCN: là các hành vi xâm phạm quyền SHCN đối vớinhãn hiệu, kiêu dang công nghiệp, bí mật thương mại hay chỉ dẫn địa lý theo quy địnhcủa Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 Hành vi xâm phạm quyền SHTT trongTMĐT hoàn toàn có thể xảy ra đối với sản phẩm, dịch vụ là đối tượng mua ban, cungcấp thông qua TMĐT hoặc đối với sản phẩm giúp vận hành hay liên quan đến vận hànhTMDT Song việc phát hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT trong môi trường Internetquá rộng lớn là một khó khăn đối với việc bảo vệ quyền SHTT trong TMĐT

Hành vi xâm phạm quyền SHCN được thể hiện nhiều ở hành vi đăng ký, sửdụng tên miền trùng hoặc tương tự nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và hoạtđộng quảng cáo xâm phạm quyền trong TMĐT (sẽ được phân tích ở các 1.3.2 và 1.3.3).Bên cạnh đó, hành vi xâm phạm quyền SHCN còn là hành vi sử dụng thẻ mô tả website(meta-tagging) Thẻ meta là mã HTML? không hién thị cho người dùng Internet nhưngđược sử dụng bởi các công cụ tìm kiếm trong việc xác định các website tương ứng với

các từ khóa được nhập bởi người dùng Các doanh nghiệp TMDT thường sử dụng thẻ meta đê mã hóa website với nhãn hiệu riêng của họ, cũng như tạo liên minh và thỏa

'§ Phạm Thị Mai Khanh, “Quyên SHTT trong TMĐT” Luận án tiến sĩ, Hà Nội,2016

19? HTML (Ngôn ngữ đánh dâu siêu văn bản) là một ngôn ngữ đánh dâu được thiệt ké ra dé tạo nên các website với các mẫu

thông tin được trình bày trên World Wide Web.

21

Trang 27

thuận chung với các doanh nghiệp khác dé sử dụng nhãn hiệu nhằm phát triển thị trường

mới.”

Gan thẻ mô tả (meta-tagging) là một kỹ thuật trong đó một từ hoặc cụm từđược chèn vào trường từ khóa của website dé tăng cơ hội của một công cụ tìm kiếm trảlại website, mặc dù website đó có thê không liên quan gì đến từ được chèn Về bản chất,chủ thê xâm phạm nhãn hiệu có thể sử dụng mã HTML này để chuyển hướng lưu lượngtruy cập Internet từ website của đối thủ cạnh tranh của họ Các thẻ meta mang tính "môa" (description) và "từ khóa" (keyword) thường là đối tượng trong các vụ kiện xâmphạm nhãn hiệu trực tuyến

Để thu hút khách hang tới website của minh, các chủ sở hữu các website cóthé sử dụng từ khóa không chính xác trong những megatag ân dé làm tăng lưu lượngtruy cập Thông thường những thẻ này hoàn toàn không liên quan đến phần thông tintìm kiếm, đem lại những kết quả tìm kiếm đánh lạc hướng người dùng Metatag có chứanhãn hiệu đã đăng ký hoặc nhãn hiệu nồi tiếng của người khác cũng được sử dụng délàm lệch hướng thậm chí đánh lừa các khách hàng tiềm năng dé dẫn tới các website củađối thủ cạnh tranh.”!

Về vấn đề hành vi sử dụng các thẻ mô tả này có cấu thành xâm phạm nhãn

hiệu hay không, đặc biệt khi xét tới đặc trưng của kỹ thuật này là việc sử dụng các thẻ

an, người dùng Internet không thé nhìn thay những từ khóa này trên giao diện củawebsite mà họ truy cập, nhiều nước trên thé giới công nhận hành vi meta-tagging là xâmphạm độc quyền sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu hợp pháp

1.3.2 Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miễn

Các hành vi xâm phạm quyền SHTT thông qua tên miền bao gồm hai dạnghành vi Hành vi xâm phạm /j# nhất là “cyberpirates” — đây là hành vi đăng ký tên miền

dé thu hút người tiêu dùng từ trang mang của chủ sở hữu nhãn hiệu sang trang mạng củamình dé thu lợi nhờ danh tiếng của nhãn hiệu.” Hanh vi sử dụng tên miền trong hoạtđộng thương mại, hay nói cách khác, chủ thể thực hiện hành vi này có mục đích sử dụngtên miền nhằm gây nhằm lẫn về xuất xứ và giá trị của hàng hoá để thu hút khách hàng,hoặc nhằm lợi dụng danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đăng kýtên miền giỗng/giống hệt dé tiếp cận người tiêu dùng dé dàng hơn Hành vi xâm phạm

9923

thứ hai đó là “cybersquatting”?3 — chủ thé thực hiện hành vi này đã biết tới nhãn hiệu,

20 Adrienne A Garber, "E-Commerce: A Catalyst for Change in Intellectual Property Law," Duquesne Business Law Journal

6, no 2 (Spring 2004): 157-184, tr 165.

21 Phạm Thị Mai Khanh, Luận án tiến sĩ “Quyền SHTT trong TMĐT”, Trường Dai học Ngoại Thương, 2016, tr 44.

22 Diane Cabell, Domain Names: World Standard Set for Key Internet Disputes, 6 DISP RESOL MAG 12 (2000), available

at http://www.mamatech.com/ pub.htm (last visited Nov 8, 2001).

23 Hiện nay, không có sự thống nhất trong cách định nghĩa thuật ngữ “cybersquatter”, Tổ chứ WIPO đưa ra một định nghĩa,

Nghị viện của Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa khác và Toà án của Hoa Kỳ đưa ra một định nghĩa thứ ba Trong vụ Intermatic, Inc v.Toeppen, 947 F.Supp.1227 (ND.II.1996), Toà án định nghĩa cyber-squatter đó là những cá nhân cô gang kiếm lời từ Internet thông qua việc đăng ký chiếm quyền và sau đó bán lại hoặc chuyển quyền sử đụng tên miên cho các công ty sẽ chi trả hàng triệu đô để phát triển giá trị của thương hiệu.

22

Trang 28

tận dụng nguyên tắc người đăng ký đầu tiên (first come, first serve) đăng ký tên miềndưới tên nhãn hiệu này với ý đồ chuyển nhượng lại quyền sở hữu hoặc chuyên giaoquyền sử dụng tên miền cho chủ thé sở hữu nhãn hiệu.

Theo “Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất” (UniformDomain-name Dispute Resolution Policy - UDRP) do ICANN tiến hành nghiên cứu vaban hành, dé chứng minh hành vi “chiếm dụng tên miền”, UDRP yêu cầu chủ sở hữunhãn hiệu phải chứng minh được ba yêu cầu sau: mot là, sự trùng hoặc tương tự đếnmức gây nhằm lẫn của tên miền với nhãn hiệu; hai /à, chủ thé đăng kí tên miền không

có quyền và lợi ích hợp pháp đối với tên miền va; ba /à, chủ thé này đăng kí tên miềnvới ý đồ xau

Khi đăng ký tên miền gây nhằm lẫn với nhãn hiệu, chi dẫn địa lý hoặc tênthương mại; hoặc với mục đích chuyên nhượng lại cho chủ sở hữu nhãn hiệu có thể: (1)xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, (2) thựchiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh, (3) làm mất uy tín của nhãn hiệu (Dillution)

Theo pháp luật Việt Nam, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực

SHTT được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 130 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi, bôsung 2009 và điểm b khoản 2 Điều 19 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN hướng dẫn Nghịđịnh 99/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữucông nghiệp của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và điểm a khoản 2 Điều 16 Nghịđịnh số 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin

trên mạng.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến đến tên miền: (i) Chủ sởhữu tên miền trùng hoặc tương tự có thé gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mạihoặc chỉ dẫn địa lý không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp liên quan đến nhãn hiệu, tênthương mại hoặc chỉ dẫn dia lý tương ứng: (ii) Tên miền được đăng ký có dãy ký tựtrùng hoặc tương tự có thể gây nhằm lẫn với nhãn hiệu, chi dẫn địa lý, tên thương mại

có uy tín, danh tiếng tại Việt Nam; hodc Tên miền được sử dụng có dãy ký tự trùng hoặctưng tự có thê gây nhằm lẫn với nhãn hiệu, chi dẫn địa lý, tên thương mại đang được

bảo hộ hoặc được sử dụng rộng rãi dé quảng cáo, giới thiệu san phẩm, chào hàng, bánhàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan trên trang thông tin điện tử mà địa

chỉ tên miền đó dẫn tới; (3) Mục đích của việc sử dụng hoặc đăng ký, chiếm giữ quyền

sử dụng tên miền là dé thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh

1.3.3 Quảng cáo xâm phạm quyên SHTT

Điều 8 Luật Quang cáo năm 2012 quy định một trong các hành vi bị cam tronghoạt động quảng cáo là quảng cáo vi phạm pháp luật về SHTT Ngoài ra, Luật Quảng

?4 Jennifer Golinveaux, What’s ina Domain Name: Is “CybersquaHting ”

Trademark Dilution?, University of Sanfrancisco Law Review Volume 33, 1999, p.641- 647.

“hủ

Trang 29

cáo năm 2012 cũng không có các quy định cụ thê hơn về vấn đề này, do đó, quy định

về các hành vi bị coi là vi phạm quyền SHTT trong hoạt động quảng cáo chỉ có thể đượctim thay một cách rải rác trong các văn bản pháp luật về SHTT

Xâm phạm quyên đối với các đối tượng SHCN: (1) Quảng cáo sản pham xâmphạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bồ trí hoặc sản phẩm được sảnxuất từ quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích; (2) Sử dụng dấuhiệu xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dángcông nghiệp trong quảng cáo hoặc thể hiện dấu hiệu đó trên giấy tờ giao dịch kinh doanh,biển hiệu, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, phương tiệnquảng cáo; (3) Bán; chào hàng: vận chuyên, ké cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày dé bánhàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý,kiểu dang công nghiệp (Nghị định số 99/2013/NĐ-CP về Xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp).

Xâm phạm quyền SHTT trong hoạt động quảng cáo: (i) Hành vi sử dụng tàiliệu thuộc quyền SHTT của người khác mà không được phép như clip, video phim và

truyền hình, bản ghi âm, âm nhạc, đồ hoạ, hình ảnh, phần mềm, văn bản vào trong

sản phẩm quảng cáo; (ii) Hành vi sử dụng những nội dung tương tự (“likeness”) của

người khác trong hoạt động quảng cáo như hình ảnh, giọng nói hay phong cách của một

cá nhân nồi tiếng: (iii) Hành vi sử dụng nhãn hiệu của cá nhân, t6 chức khác trong quảngcáo bằng việc dé nhãn hiệu xuất hiện trực tiếp, hoặc thông qua công cụ tìm kiếm như

siêu dt liệu (Metatags), kích hoạt từ khoá (keyword triggering); (iv) Hanh vi so sánh

các sản phẩm, dịch vụ với đối thủ cạnh tranh trong quảng cáo; (v) Hành vi sử dụngquảng cáo từ việc thuê và trả tiền cho một công ty quảng cáo dé tạo ra sản pham quảng

cáo.

Trong nhiều trường hợp, hành vi quảng cáo không phải là hành vi trực tiếpxâm hại quyền SHTT mà là một công cụ trợ giúp cho hành vi xâm phạm quyền SHTT

được diễn ra hoặc diễn ra dễ dàng hơn Cụ thé, người dung Internet, thong qua việc xem

một đoạn video quảng cáo thì sau đó được cấp quyền sử dung sản phẩm, dich vụ trênmạng Internet miễn phí, chăng hạn việc xem phim, xem ca nhạc hay đọc truyện mà việc

sử dụng các sản phẩm này chứa đựng sự xâm phạm quyền SHTT

1.4 Bảo vệ quyền SHTT trong TMĐT đối với doanh nghiệp

1.4.1 Khải niệm bảo vệ quyên SHTT trong TMĐT

Bảo vệ quyền SHTT trong TMĐT là việc các chủ thể quyền SHTT, bằng khảnăng và chi phí của minh và cơ quan nhà nước có thâm quyên, thông qua hệ thống phápluật, áo dung các biện pháp nhằm ngăn chặn, suy giảm va chấm dứt hành vi xâm phạmcác quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu quyền SHTT từ một bên thứ ba trong

hoạt động TMDT.

24

Trang 30

1.4.2 Các biện pháp bảo vệ quyên SHTT trong TMĐT

Điều 4 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT đãquy định về việc áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự để bảo vệ quyền

SHTT như sau:

(1) Biện pháp dân sự được áp dụng dé xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầucủa chủ thé quyền SHTT hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hai do hành vi xâm phạmgây ra, ké cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện

pháp hình sự Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thầm quyên, trình tự, thủ tục

áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

(2) Biện pháp hành chính được áp dụng dé xử lý hành vi xâm phạm thuộc mộttrong các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật SHTT, theo yêu cầu của chủ théquyền SHTT, tô chức, cá nhân bị thiệt hai do hành vi xâm phạm gây ra, tô chức, cá nhânphát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện Hình

thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc

phục hậu quả tuân theo quy định của Luật SHTT và pháp luật về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực QTG và quyền liên quan, quyền SHCN, quyền đối với giống câytrồng

(3) Biện pháp hình sự được áp dung dé xử lý hành vi xâm phạm trong trườnghợp hành vi đó có yếu tố cầu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự Thamquyén, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về

tô tụng hình sự

Biện pháp tự bảo vệ

Biện pháp tự bảo vệ được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và được

cụ thé hóa tại Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung 2009 Theo đó, biện pháp tự bảo

vệ của chủ thể quyền bao gồm:

- Ap dụng biện pháp công nghệ nhăm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền

SHTT: đây là biện pháp này mang tính ngăn ngừa khi hành viên xâm phạm chưa xảy ra.

Trong TMĐT, áp dụng biện pháp công nghệ càng trở nên cần thiết để bảo vệ các đốitượng của quyền như tác phâm âm nhạc, bài viết hay chính phần mềm vận hành website

- Chủ động yêu cau tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT phảichấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại Biệnpháp này bản chất là biện pháp khắc phục, được áp dụng khi hành vi xâm phạm đã xảy

ra Chủ thể quyền có thê đưa ra yêu cầu trên tinh thần thiện chí hoặc là những cảnh báo

về biện pháp khắc phục có thê được áp dụng với người có hành vi xâm phạm Điều kiệntiên quyết của biện pháp này là chủ thể quyền phải có được minh chứng về việc xâmphạm quyền SHTT của người được yêu cầu chấm dứt hành vi hay xin lỗi, cải chính

25

Trang 31

- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thâm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyềnSHTT, theo đó, chủ thé quyền được đưa ra yêu cầu với cơ quan nhà nước có thâm quyền.

- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của

mình.

Biện pháp tự bảo vệ là biện pháp được khuyến khích áp dụng bởi sẽ giảm thiểucác tranh chấp đối đầu giữa các bên Biện pháp này cũng tôn trọng quyền tự định đoạtcủa chủ thể Hơn nữa, mặc dù không có sự can thiệp của các cơ quan nhà nước có thầmquyền nhưng trong chừng mực nhất định, biện pháp này cũng giúp nhanh chóng ngănchặn, chấm dứt hành vi xâm phạm Tuy nhiên, biện pháp chủ động yêu cầu chấm dứthành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại là biện pháp rất khó đạt hiệu quả như kỳ vọng,

tương tự các biện pháp thương lượng khác.

Biện pháp dân sự

Biện pháp dân sự là biện pháp bảo vệ quyền SHTT do Toà án áp dụng, cụ thể:

1 Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm: 2 Buộc xin lỗi, cải chính công khai; 3 Buộc thựchiện nghĩa vụ dân sự; 4 Buộc bồi thường thiệt hại; 5 Buộc tiêu hủy hoặc buộc phânphối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyênliệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu dé sản xuất, kinh doanh hàng hóaxâm phạm quyền SHTT với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thácquyền của chủ thê quyền sở hữu trí tuệ (Điều 202 — Luật SHTT 2005, sửa đôi, bé sung

chính phủ có thâm quyền và được khuyến khích áp dụng nhằm tăng cường hệ thống bảo

vệ quyền SHTT bởi các thoả thuận quốc tế, chăng hạn Hiệp định TRIPs

Các hành vi xâm phạm quyền SHTT có thể bị xử phạt vi phạm hành chính baogồm: xâm phạm quyền SHTT gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặccho xã hội; sản xuất, nhập khâu, vận chuyền, buôn bán hàng hóa giả mạo về SHTT quyđịnh tại Điều 213 (gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý) hoặc

giao cho người khác thực hiện hành vi này; sản xuất, nhập khẩu, vận chuyên, buôn bán,

tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc

26

Trang 32

giao cho người khác thực hiện hành vi này (Điều 211, Luật SHTT năm 2005, sửa đôi

bồ sung năm 2009)

Các hành vi vi xâm phạm quyền SHTT trong TMĐT chưa được tiếp cận mộtcách riêng biệt, ngoài hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu khi đăng kýhoặc sử dụng tên miền

Biện pháp hình sự

“Các thành viên phải quy định việc áp dụng các thủ tục hình sự và các hình

phat dé áp dụng ít nhất đối với các trường hợp cô tình giả mạo nhãn hiệu hàng hóa hoặcxâm phạm bản quyền với quy mô thương mại Các biện pháp chế tài theo quy định phảibao gồm phạt tù hoặc phạt tiền đủ để ngăn ngừa xâm phạm, tương ứng với mức phạt

được áp dụng cho tội phạm có mức độ nghiêm trọng tương đương trong những trường

hợp thích hợp, các biện pháp chế tài cũng phải bao gồm cả việc bắt giữ, tịch thu, tiêuhủy hàng hóa xâm phạm và bắt cứ vật liệu và các phương tiện nào khác được sử dụngchủ yếu đề thực hiện tội phạm Các thành viên có thé quy dinh thu tuc hinh su va cachình phạt áp dụng cho các trường hop khác xâm phạm quyền SHTT , đặc biệt là trườnghợp cố y xâm phạm và xâm phạm với quy mô thương mại” (Điều 61 - Hiệp định TRIPS)

“Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT có yếu tố cau thành tộiphạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự” (Điều

212 Luật SHTT Việt Nam năm 2005, sửa đôi bé sung 2009)

Theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), quy định người naokhông được phép của chủ thé QTG, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong cáchành vi sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình, hoặc phân phối đến công chúngbản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình; tùy từng mức độ thu lợihoặc thiệt hại của chủ thể QTG, quyền liên quan sẽ bị xử lý hình sự (Điều 225) Ngườinào cô ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lýđang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉdẫn địa lý (Điều 226)

Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng có điểm tiến bộ hon

so với các Bộ luật trước đây khi đã đưa pháp nhân thương mại vào pháp luật hình sự với

tư cách là chủ thé của tội phạm Tại Điều 225 về Tội xâm phạm QTG, quyền liên quan

và tại Điều 226 về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, Bộ luật đã có những quy

định như: pháp nhân thương mại thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1

Diéu 225 với quy mô thương mại hoặc thu lợi bat chính từ 200.000.000 dong đến dưới300.000.000 đồng hoặc , pháp nhân thương mai có thể bị cam kinh doanh, cắm hoạtđộng trong mot s6 lĩnh vực nhất định hoặc cắm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm

Van dé xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mai

đã được áp dụng từ lâu tại nhiều quốc gia trên thế giới (Anh: 1915, Mỹ: 1983), tuy nhiên

27

Trang 33

ở Việt Nam, dé phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội và thực tiễn đấu tranh đốivới các loại hành vi vi phạm của các pháp nhân thương mại phát sinh ngày càng nhiềutrong thời gian gần đây trong một số lĩnh vực như: môi trường: bảo hiểm xã hội, quyềnSHTT Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đôi, bố sung năm 2017) đã chính thức ghi nhậntrách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại.

2 Pháp luật về bảo vệ quyền SHTT trong TMĐT

2.1 Pháp luật về bảo vệ quyén tác giả trong TMĐT

2.1.1 Theo các diéu ước quốc tế

Một số điều ước quốc tế quan trọng như: Công ước Berne năm 1886 về bảo

hộ QTG đối với tác phẩm văn học và nghệ thuật, Hiệp định về các khía cạnh liên quanđến thương mại của quyền SHTT năm 1994 (Hiệp định TRIPs), Hiệp ước của WIPO vềQTG năm 1996 (WCT) và đặc biệt mới đây nhất là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến

bộ xuyên Thái Bình Dương năm 2019 (CPTPP) Trong phạm vi chuyên đề, tác giả sẽchỉ tập trung phân tích các quy định về bảo vệ QTG trong TMĐT trong Hiệp định TRIPs,

Hiệp ước WCT và Hiệp định CPTPP.

Hiệp định TRIPs

Hiệp định TRIPs có hiệu lực vào ngày 1/1/1995 cùng với sự hình thành cua

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Với 73 điều, Hiệp định TRIPs quy định các tiêuchuẩn bảo hộ tối thiểu đối với việc bảo hộ quyền SHTT nói chung và bảo hộ QTG nóiriêng Hiệp định TRIPs có hiệu lực tại Việt Nam vào thời điểm Việt Nam là thành viên

của WTO.

Tại phần III, Hiệp định TRIPs dành 21 điều quy định về thực thi QSHTT nói

chung và QTG nói riêng được chia thành 5 mục Tại mục thứ nhất, Hiệp định quy định

các nghĩa vụ chung mà tất cả các thủ tục thực thi phải đáp ứng nhằm đảm bảo rằng các

thủ tục đó được thực hiện một cách có hiệu quả, đúng đắn và công bằng Mục thứ hai

quy định về các thủ tục và các biện pháp chế tài dân sự, hành chính Mục thứ ba quyđịnh về các biện pháp tạm thời Mục thứ tư quy định về các yêu cầu đặc biệt liên quanđến các biện pháp kiểm soát biên giới và mục thứ năm quy định các thủ tục hình sự

Theo đó, mỗi Chính phủ là thành viên của Hiệp định có nghĩa vụ quy định trong luật

quốc gia của mình các thủ tục và các chế tài dé đảm bảo cho các chủ sở hữu QTG vacác cơ quan có thâm quyên thực thi một cách có hiệu quả QTG của mình

Đặc biệt, Điều 41 của Hiệp định TRIPs quy định về nguyên tắc thực thi quyềnSHTT được coi là cơ sở của việc xây dựng cơ chế trách nhiệm của các bên trung gian(chủ yêu dưới dạng các nhà cung cấp dịch vụ Internet - ISP) đối với các hành vi xâmphạm QTG tại các quốc gia thành viên Theo đó, mục đích chính của việc thực thi tại

các quôc gia thành viên là đảm bảo các chủ thê quyên có các công cụ thực thi quyên

28

Trang 34

hiệu quả và đảm bảo rằng các thủ tục thực thi không được áp dụng theo cách thức tạo

ra rào cản đối với hoạt động thương mại hợp pháp và không bi lạm dụng

Bên cạnh đó, Hiệp định TRIPs còn quy định cụ thé về van đề cung cấp chứng

cứ, bảo vệ chứng cứ, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, vẫn đề bồi thường thiệt hại

và cơ chế giải quyết tranh chấp Trên cơ sở quy định của Hiệp định TRIPs, trong trườnghợp chủ thé QTG bị xâm phạm quyền trong TMĐT, họ có quyền yêu cầu cơ quan cóthâm quyền áp dụng biện pháp khan cấp tạm thời dé bảo vệ chứng cứ đang bị xóa bỏ,

có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thé thu thập được và buộc bên vi phạm phảitrả một khoản tiền bồi thường thích đáng dé bù lại thiệt hại mà người đó phải gánh chịu

Ngoài ra, trong trường hợp hành vi xâm phạm được thực hiện với lỗi cỗ ý vàvới quy mô thương mại, cơ quan có thâm quyên có quyền áp dung thủ tục tố tụng hình

sự với các biện pháp chế tài như phạt tiền, tù giam, tịch thu, tiêu hủy hàng hóa, nguyênliệu, phương tiện vi phạm (Điều 61 Hiệp định TRIPs)

Hiệp ước WCT

Hiệp ước của WIPO về QTG (WIPO Copyright Treaty — WCT), được thôngqua năm 1996 và có hiệu lực năm 2000 Tính đến ngày 30/07/2019, Hiệp ước có 102thành viên, trong đó có Liên minh châu Âu.? Việt Nam hiện vẫn chưa tham gia Hiệp

ước.

Điều 1.4 WCT và Tuyên bố liên quan đến Điều 1.4 WCT đã đưa ra hướng dẫn

về việc áp dụng quyền sao chép được quy định tại Điều 9 Công ước Berne trong môitrường kỹ thuật số Theo đó, quyền sao chép tại Điều 9 Công ước Berne và các ngoại lệ

sẽ hoàn toàn áp dụng trong môi trường kỹ thuật số, đặc biệt đối với việc sử dụng các tácphẩm ở dạng kỹ thuật số Điều này được hiểu là việc lưu trữ một tác phẩm được bảo hộdưới dạng kỹ thuật số trong môi trường điện tử tạo thành việc sao chép theo nghĩa củaĐiều 9 Công ước Berne

Điều 8 của WCT đã làm rõ một hành vi hạn chế thuộc độc quyền của chủ thêQTG, đó là hành vi đưa tác phâm đến công chúng (making available to the public) theocách thức mà các thành viên trong xã hội có thể tiếp cận được tác phẩm đó tại địa điểm

và thời gian do chính họ lựa chọn, là một phần của quyền truyền đạt tác phẩm tới côngchúng Quy định mới này được thiết kế để điều chỉnh hành vi đưa một tác phẩm dướidạng kỹ thuật số lên Internet, đã khiến việc tạo nội dung cho website TMĐT cầu thànhhành vi đưa tác phâm tới công chúng Ngoài quy định trên, không có quy định mới nào

cho các hành vi khai thác mới trong môi trường TMDT.

Các quy định trong WCT còn tạo ra khuôn khô cho những động thái pháp luật

quôc gia sau đó trong việc cung câp cơ chê bảo hộ đôi với các biện pháp kỹ thuật nhăm

25 https://www.wipo.int/treaties/en/ShowResults.jsp?lang=en&treaty id=16

29

Trang 35

kiểm soát việc tiếp cận và khai thác tác phẩm trong TMĐT Hiệp ước yêu cầu các quốcgia CÓ co chế bảo hộ phù hợp với hai loại bồ trợ công nghệ cho việc thực thi QTG trênInternet Loại thir nhất là điều khoản “chong vô hiệu hóa ” (anti-circumvention) nhằm

xử lý các van đề “bé khóa” Điều khoản này yêu cầu các nước thành viên đưa ra cácbảo vệ pháp lý hop lý và các biện pháp hiệu quả dé chống lại hành vi pha vỡ các biệnpháp công nghệ, ví dụ như việc mã hóa mà chủ thể quyền sử dung dé bảo vệ quyền lợicủa họ (Điều 11 WCT) Loại thứ hai bảo vệ độ tin cậy và tính toàn ven của thị trườngtrực tuyến bằng việc yêu cầu các quốc gia ngăn cam việc tự do thay đổi hoặc xóa bỏ cácthông tin quản lý quyền điện tử cũng như nhập khẩu, nhập khâu đề phân phối, phát sónghoặc truyền đạt tới công chúng các tác phâm khi biết rằng thông tin quản lý quyền điện

tử đã bị thay đôi hoặc dỡ bỏ khỏi các tác phẩm mà không được phép, khi họ biết hoặc

có lý do đề biết răng bất kỳ hành vi nào trong số đó sẽ xui khiến, tạo điều kiện hoặc cheđậy việc xâm phạm quyền được bảo hộ theo WCT hoặc Công ước Berne

“Thông tin quan lý quyền” là thông tin xác định tác phẩm, tác giả của tácphẩm, chủ sở hữu các quyền đối với tác phẩm, hoặc thông tin về thời hạn và điều kiện

sử dụng tác phẩm, và mọi con số hoặc mã ký hiệu thê hiện thông tin đó, khi các mục

thông tin này được gắn với bản sao tác phẩm hoặc xuất hiện cùng với việc truyền đạttác phẩm tới công chúng (Điều 12 WCT) Hiệp ước yêu cầu các bên ký kết áp dụng cácbiện pháp chế tài phù hợp và hiệu qua dé ngăn chặn việc can thiệp vào các công cụ kỹthuật được sử dụng dé thực thi QTG va ngăn chặn hành vi dỡ bỏ và thay đôi nội dungthông tin quản lý quyền và khai thác các bản sao có thông tin quản lý quyền bị dỡ bỏhoặc thay đôi

Hiệp định CPTPP

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

(Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - CPTPP)

hay còn gọi là TPP-11, là hiệp định thương mại giữa 11 nước thành viên gồm: Australia,

Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore va

Việt Nam Hiệp định CPTPP ra đời nhằm thay thé cho Hiệp định Đối tac xuyên ThaiBinh Dương (TPP) do Hoa Kỳ rút lui vào thang 1 năm 2017 Hiệp định đã được ký kếtngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê và chính thức có hiệu lựcđối với Việt Nam từ ngày 14 tháng 01 năm 2019

Các tiến triển pháp lý nhăm bảo hộ QTG trong môi trường TMĐT được théhiện qua một số điều khoản như Điều 18.59 (xác định rõ phạm vi quyên truyền đạt tácphẩm đến công chúng); Điều 18.69 (trách nhiệm đối với hành vi đỡ bỏ, sửa đổi hoặc tạođiều kiện cho việc đỡ bỏ, sửa đổi thông tin quản lý quyền) và các cam kết liên quan đếnthực thi quyền SHTT được quy định từ Điều 18.71 đến Điều 18.81

30

Trang 36

Hiệp định quy định một cách chi tiết, cụ thé trình tự, thủ tục áp dung biện phápdân sự, hành chính, các biện pháp tạm thời, yêu cầu đặc biệt liên quan đến các biện phápkiểm soát biên giới, thủ tục tô tụng hình sự và các hình phạt và yêu cầu mỗi bên phảixác nhận rằng các trình tự, thủ tục đó phải phù hợp với các hành vi xâm phạm QTGtrong lĩnh vực kỹ thuật số.

Đặc biệt, Hiệp định đã quy định rất chặt chẽ về cơ chế trách nhiệm của các nhàcung cấp dịch vụ Internet (ISP) đối với hành vi xâm phạm QTG của người sử dụng tạimục J chương 18 (Tuy điều khoản nay đang được ân hạn tạm hoãn chưa thi hành đốivới các quốc gia thành viên nhưng nó cũng được xem như bài học để các nhà làm luậttham khảo nhằm nâng cao vai trò của ISP trong việc bảo hộ QTG) Theo đó, CPTPPyêu cầu các thành viên:

- Đảm bảo các chế tài pháp lý dành cho các chủ thé quyền trong việc xử lýhành vi xâm phạm đồng thời thiết lập hoặc duy trì những phạm vi an toàn phù hợp đốivới các dich vụ trực tuyến của các nhà cung cấp dịch vụ Internet Khuôn khổ các chế tàipháp luật và phạm vi an toàn này bao gồm:

+ Những ưu đãi pháp lý cho các nhà cung cấp dich vụ Internet dé phối hợp vớicác chủ thể QTG hoặc có thể tiến hành các hành động khác dé ngăn chặn các hành vi lưutrữ và truyền tải trái phép các nội dung được bảo hộ QTG; và

+ Những hạn chế trong hệ thống luật pháp có tác dụng miễn trừ các hình thứcbồi thường tiền mà các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải chịu đối với những hành vixâm phạm QTG diễn ra trên hệ thống hoặc không gian mạng do họ hoặc người đại diệncủa họ kiểm soát hoặc vận hành, nếu họ không phải là người điều khiển, khởi xướng

hoặc chỉ dao.”

- Mỗi bên phải quy định cụ thé về trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụInternet liên quan tới các hành vi xâm phạm QTG trên Internet, trong đó đặc biệt nhấnmạnh nghĩa vụ của các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải nhanh chóng gỡ bỏ hoặc ngănchặn việc truy cập vào tài liệu trên mạng hoặc hệ thống của họ ngay khi nhận thức đượchành vi xâm phạm hoặc nhận thức được các dữ kiện hoặc tình huống cho thấy sự vi phạm

đó là hiển nhiên như thông qua việc nhận được thông báo từ chủ sở hữu QTG về vi phạm

hoặc một người nào đó được ủy quyên.”Š Bên cạnh đó, nhà cung cap dịch vu Internet sẽ

26 Khoản 2 Điều 18.71 Hiệp định CPTPP.

27 Khoản 1 Điều 18.82 Hiệp định CPTPP: “each Party shall ensure that legal remedies are available for right holders to

address such copyright infringement and shall establish or maintain appropriate safe harbours in respect of online services that are Internet Service Providers This framework of legal remedies and safe harbours shall include: (a) legal incentives for Internet Service Providers to cooperate with copyright owners to deter the unauthorised storage and transmission of copyrighted materials or, in the alternative, to takeother action to deter the unauthorised storage and transmission of copyrighted materials; and (b) limitations in its law that have the effect of precluding monetary relief against Internet Service Providers for copyright infringements that they do not control, initiate or direct, and that take place through systems or networks controlled or operated by them or on their behalf”.

28 Khoản 3 Điều 18.82 Hiệp định CPTPP.

3]

Trang 37

bị phạt tiền nếu không thực hiện nghĩa vụ này, chủ sở hữu quyền thông báo sai lệch hoặcgian lận cho nhà cung cấp cũng sẽ bị phạt tiền.

2.1.2 Quy định về bảo vệ OTG trong TMĐT theo pháp luật của một số quốc

gia

Pháp luật Hoa Kỳ

Hoa Ky bảo vệ QTG bang hệ thống pháp luật “common law” đặc thù với cácquy định trong văn bản pháp luật của Nhà nước, các án lệ và các nguồn luật khác như

tập quán hay thói quen thương mại.

Một trong những đạo luật quan trọng, tao cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ QTG

trong TMĐT là Luật QTG trong kỷ nguyên kỹ thuật số năm 1998 (The DigitalMillennium Copyright Act of 1998 — DMCA) Phần 1 của DMCA quy định về tráchnhiệm hình sự và dân sự đối với việc vô hiệu hóa các công cụ quản lý quyền kỹ thuật

số Mục 1201 của Đạo luật này cắm việc tiếp cận không được phép tới các tác phẩmđược bảo hộ QTG thông qua việc vô hiệu hóa các biện pháp kiểm soát truy cập Bêncạnh đó, đạo luật nghiêm cắm việc sản xuất hoặc đưa ra công chúng các công nghệ, các

sản phẩm, dịch vụ được sử dụng dé vô hiệu hóa các biện pháp công nghệ kiểm soát việc

tiếp cận các tác phẩm được bảo hộ QTG cũng như nghiêm cắm việc sản xuất và phânphối các công nghệ có thé vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật bảo vệ quyền của chủ sở

hữu QTG theo quy định trong Đạo luật QTG của Hoa Ky Theo đó, DCMA quy định

hai loại công nghệ bảo vệ QTG là công nghệ kiểm soát việc tiếp cận (access control) vàcông nghệ kiểm soát việc sao chép (copy control)

Đối với công nghệ kiểm soát việc tiếp cận, Mục 1201 của DCMA ngăn cam(i) việc vô hiệu hóa các biện pháp công nghệ kiểm soát việc tiếp cận (access-control) va(ii) việc sản xuất, nhập khẩu, chào bán cho công chúng, cung cấp hoặc giao dịch theo

cách nào khác bất kỳ công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, thiết bị, bộ phận hoặc một phần của

các đối tượng trên, được thiết kế, sản xuất và thực hiện chủ yếu dé vô hiệu hóa

Đối với trách nhiệm trung gian trực tuyến, DMCA quy định về các “cảng antoàn” tại phần về giới hạn trách nhiệm xâm phạm QTG trực tuyến (Phan 2 của DMCA).Đạo luật đã bố sung Mục 512 vào Chương 5 của Đạo luật QTG Hoa Kỳ, điều chỉnh việcthực thi QTG, van đề trách nhiệm của các ISP khi thực hiện các chức năng liên quan

đến việc truyền thông tạm thời, cất trữ tạm thời, lưu trữ thông tin trên hệ thống hoặc

mạng lưới yêu cầu của người sử dụng và các công cụ định vi thông tin Theo đó, điều

kiện miễn trách nhiệm của trung gian vận hành chức năng lưu trữ theo DMCA là không

có hiểu biết thực tế hoặc hiểu biết suy đoán về những nội dung (thông tin) và hành vibất hợp pháp

a2

Trang 38

Pháp luật Nhật Bản

Bên cạnh các quy định về chế tai dan sự, hình sự đối với bên vi phạm QTG,Luật về giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người cung cấp dịch vụ thông tinđiện tử đặc định và sự công khai thông tin của người truyền tin được ban hành đã xácđịnh rõ giới hạn trách nhiệm của ISP liên quan đến các thiệt hại thông thường trongTMĐT Theo đó, “rường hợp ISP biết việc lưu hành các thông tin mà họ cung cấp dich

vụ trên internet làm cho quyên loi của người khác bị thiệt hai” hoặc “trường hợp họbiết việc lưu hành thông tin và có lý do chính đáng dé xác định rằng họ có thể biết quyênlợi của người khác bị xâm phạm bởi sự lưu thành thông tin đó ” thi du các nhà cung cấpkhông áp dụng các biện pháp để phòng chống việc truyền đi các thông tin gây hại thì họcũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Các biện pháp mà ISP được yêu cầu phải áp dụng đã được Hiệp hội tô chức

và người kinh doanh điện tử hướng dẫn theo từng lĩnh vực riêng biệt Theo Hướng dẫn

về QTG?? Hiệp hội này ban hành, trong trường hợp có đề nghị từ những người có quyềnlợi bị xâm phạm QTG, ISP phải tiến hành xác minh sự việc và có biện pháp hủy bỏ

thông tin gây thiệt hại.

Luật trách nhiệm nhà cung cấp không có sự rõ ràng về phạm vi nghĩa vụ ápdụng biện pháp phòng chống truyền tin của nhà cung cấp Tuy nhiên, trong Bản khuyếnnghị về kiêm chứng Luật trách nhiệm nhà cung cấp do một nhóm nghiên cứu của BộNội vụ thực hiện có nêu “việc quy định trong luật một cach minh thị về trường hop ISP

có nghĩa vụ áp dung hết sức khó khăn, và nếu Hướng dan của các Hiệp hội được vậndụng một cách thích đáng thì cũng không cân thiết phải pháp điển hóa về những trườnghợp ISP có nghĩa vụ áp dụng biện pháp phòng chống.”°1

Pháp luật EU

Năm 2001, Hội đồng châu Âu đã ban hành Chỉ thị 2001/29/EC về hài hòa một

số khía cạnh của QTG trong xã hội thông tin (Chi thị xã hội thông tin — InfoSoc) Chỉthị yêu cầu các thành viên EC tiến hành các điều chỉnh pháp lý liên quan đến bốn quyên:quyền sao chép, quyền truyền thông tới công chúng, quyền phân phối và quyền đượcbảo hộ chống việc phá vỡ hoặc lạm dụng hệ thống bảo vệ và quản lý quyền điện tử Bêncạnh các quy định tương thích với WCT, Chỉ thị InfoSoc đã có bước phat triển khi mởrộng quyền sao chép ở Điều 2 đối với các bản sao “#ực tiếp hoặc gián tiếp” và “tamthời hoặc lâu dai” di kèm với ngoại lệ tự động tại Điều 5(1) cho “hành vi sao chép tamthời” thỏa mãn một số điều kiện Vượt hơn mức yêu cầu của WCT, Chỉ thị InfoSoc

? Khoản 1 Điều 3 Luật trách nhiệm nhà cung cấp.

30 Hội nghị thảo luận hướng dẫn Luật trách nhiệm nhà cung cấp, “Hướng dẫn liên quan đến QTG và Luật trách nhiệm người cũng cấp, Xuất ban thang 5 năm 2003, tai ban tháng 11 năm 2004 Xem tại:

http:/www.telesa.or.Jp/consortium/provider/pdfprovider 031111 1.pdf.

3! Vũ Thị Phương Lan chủ nhiệm đề tài, Bảo hộ OTG trong môi trường kỹ thuật số theo Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2018.

33

Trang 39

không chỉ đơn giản hướng vào chống lại việc vô hiệu hóa các biện pháp công nghệ màcòn điều chỉnh bất kỳ hành vi nào, bao gồm các hành vi mang tính chất chuẩn bị như

sản xuất và phân phối cũng như dịch vụ, tạo điều kiện hoặc cho phép việc vô hiệu hóa

các thiết bị này (Điều 6, Điều 7) Không có quy định cụ thé, Chỉ thị InfoSoc dành chocác quốc gia thành viên quyền tự chủ trong việc đưa ra các ngoại lệ đối với các hành vi

vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo quyền tiếp cận theo những ngoại lệ

đã có Điều chỉnh van dé trách nhiệm đối với xâm phạm QTG của các trung gian trựctuyến, tiến triển luật pháp đáng ké nhất tại EU được phản ánh qua Chỉ thị TMĐT số2000/31/EC (Electronic Commerce Directive -ECD) năm 2000 Điều 12 đến Điều 15của Chỉ thi ECD quy định cơ chế trách nhiệm của “nha cưng cấp dich vụ xã hội thôngtin” (Information Society Service Provider — ISSP) đối với mọi loại nội dung, trừ đánhbạc và bảo vệ quyên riêng tư/dữ liệu

Về cơ bản, điều kiện miễn trách nhiệm của trung gian vận hành chức năng nàytheo Chỉ thị ECD là không có hiểu biết thực tế hoặc hiểu biết suy đoán về những nộidung (thông tin) và hành vi bat hợp pháp Ngoài ra, ISP loại này cũng có thé được miễntrách nhiệm ngay cả khi có sự hiểu biết thực sự hoặc suy đoán về tính bat hợp pháp củanội dung nếu gỡ bỏ hoặc chặn truy cập đối với nội dung một cách kịp thời (theo cơ chếthông báo và gỡ bỏ - Notice and Takedown) (Điều 14)

Điều 15 — ECD quy định, quốc gia thành viên EC sẽ không áp đặt lên các ISP

“nghĩa vụ chung trong việc tích cực tim kiếm các sự kiện và điều kiện xác định tính hợppháp (của thông tin và hành vi)” Các ISP sẽ chỉ được coi là có hiểu biết về thông tin

và hành vi bất hợp pháp khi anh ta có một lý do đặc biệt để nghi ngờ rằng hành độngxâm phạm đang diễn ra Đồng thời, các ISP cũng có quyền yêu cầu các lệnh của tòa án

dé “cham dứt hoặc ngăn chặn việc xâm phạm ` di kèm với nghĩa vụ phải tiết lộ danhtính của người xâm phạm đầu tiên khi nhận được lệnh của tòa án và thực hiện các hành

vi cưỡng chế như chấm dứt tài khoản, chặn truy cập theo lệnh của tòa án (Điều 14, 15

ECD).

2.1.3 Theo Pháp luật Việt Nam

Hình thành từ thập kỷ 2001-2010, cuối năm 2010, TMĐT ở Việt Nam đã cóđược hạ tầng cơ bản và đã lan truyền tới tất cả các tỉnh trên cả nước và có mức tăngtrưởng đáng kế trong những năm gần đây Cơ sở pháp lý cho sự phát triển của TMDT

đã được hoàn thiện đáng kê, đáng chú ý là việc ban hành Luật Giao dịch điện tử năm

2005 và Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về TMĐT (sửađổi, bổ sung bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP) và Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản

lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng Các nội dung liên quanđến xác định phạm vi bảo hộ và bảo vệ QTG nói chung và bảo vệ QTG trong TMĐT đãđược quy định khá chi tiết trong Luật SHTT và các văn bản dưới luật như Nghị định

34

Trang 40

22/2018/NĐ-CP quy định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật SHTT về QTG,quyền liên quan, Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT (đượcsửa đổi, bố sung bởi Nghị định 119/2010/NĐ-CP), Nghị định 131/2013/NĐ-CP quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính về QTG, quyền liên quan (được sửa đôi, b6 sung bởiNghị định 28/2017/NĐ-CP); Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDLngày 19 tháng 6 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin vàTruyền thông quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung giantrong việc bảo hộ QTG và quyên liên quan trên môi trường mang Internet và mạng viễnthông; Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đồi, b6 sung năm 2017 (Điều 225 quy định về tộixâm phạm QTG, quyền liên quan).

Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có quy định nham giải quyết các van đề liênquan đến hành vi khai thác tác phẩm mới trong TMĐT, cụ thé là Khoản 2 Điều 21 Nghịđịnh 22/2018/NĐ-CP quy định quyền sao chép là “quyên của chủ sở hữu OTG độc quyểnthực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bat

kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gém cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điệntir” Bên cạnh đó, quyên truyền đạt tác phâm đến công chúng được hiểu là “quyên củachủ sở hữu QTG độc quyên thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc đưa tácphẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tạiđịa điểm và thời gian do chính họ lựa chon” Đồng thời, Khoản 10,12,13,14 Điều 28

Luật SHTT có quy định hành vi xâm phạm QTG trong TMĐT.

Một số điểm hạn chế: (i) các quy định hiện hành chưa có sự phân biệt giữa cácbản sao điện tử cô định và các bản sao tạm thời trong quá trình truyền đưa, trình duyệtnội dung cũng như chưa có án lệ và hướng dẫn liên quan tới hành vi xem trực tuyến hayliên kết website TMĐT; (1) chưa giới hạn trách nhiệm đối với việc vô hiệu hóa và tạođiều kiện cho việc vô hiệu hóa các công nghệ quản lý bản quyền kỹ thuật số (DRMs)như một dạng trách nhiệm đối với hành vi tạo điều kiện cho việc xâm phạm các độcquyền của chủ sở hữu QTG; và (iii) chưa có quy định về ngoại lệ đối với việc vô hiệuhóa các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo thực thi các hành vi sử dụng hợp lý đượcphép theo quy định của luật và không có quy định về ngoại lệ đối với hành vi cung cấpcác thiết bị có khả năng can thiệp vào các DRMs nhưng có mục đích hợp pháp là chủyếu

Nghị định 131/2013/NĐ-CP đã có nhiều thay đối tạo điều kiện thuận lợi choviệc thực thi QTG trong môi trường TMĐT như đưa ra nguyên tắc xác định mức xửphạt hành chính đối với xâm phạm QTG dựa trên hành vi xâm phạm chứ không phải làgiá trị hàng hóa bị xâm phạm QTG; quy định cá nhân, tô chức thực hiện hành vi xâmphạm còn bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc sửa lại đúng tên tác

35

Ngày đăng: 10/04/2024, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN