1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

273 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Đối Với Tri Thức Truyền Thống Tại Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội Nhập Quốc Tế
Tác giả TS. Lờ Thi Bớch Thuy, ThĐ. Phạm Minh Huyền
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Thể loại đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 273
Dung lượng 67,56 MB

Nội dung

Việc chưa chú trọng, quan tâm bảo vệ về mọi mặt, baogồm thiếu cơ sở pháp lý dé bảo vệ lợi ích khai thác của cộng đồng bản địa hoặc khôngđược chia sẻ lợi ích kinh tế công bằng từ các chủ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

BAO HỘ QUYEN SỞ HỮU TRÍ TUỆ DOI VỚI TRI THỨC TRUYEN THONG TẠI VIET NAM TRONG BOI CẢNH

Trang 2

DANH MỤC TU VIET TAT

Bộ luật Dân sự năm 2015

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đồi bổ sung năm 2009

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Tri thức truyền thốngTác phẩm văn học nghệ thuật dân gian

Sở hữu trí tuệ

Sở hữu công nghiệp

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới

Tổ chức Thương mai thé giới

Tổ chức Y tế thế giới

Tô chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quôc

Trang 3

MỤC LUC TONG PHAN THU NHAT - BAO CAO TONG HOP DE TAI PHAN THU HAI - CAC BAO CAO CHUYEN DE

Trang 4

PHAN THỨ NHẤT

BAO CAO TONG HOP DE TÀI

Trang 5

MỤC LUC BAO CAO TONG HỢP DE TÀI

\ 8700105 1

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài - ¿+ + SE+E+ESEE+EEEEEEEzEeEErErkersred |

2 Tình hình nghiên cứu dé tài - ¿- - s5 k£SE+E£EEEEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETErrkrrves 2

3 Mục đích va nhiệm vụ nghiên cứu để tài co tt n1 1 1111111111111 5111k 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cỨu - 2 + t+k+EE+EEEE#EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerrred 6

5 Phương pháp nghién CỨU c6 22+ 3321183511 83911 8911 9 11 3111 vn kg ng net 7

6 Kết cau báo cáo tổng hợp đề tài 5c Set E212 1E1111211211112112111 211112111 c0 8CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VE BAO HO QUYEN SO HUU TRITUE DOI VỚI TRI THUC TRUYEN THNG 2- 252 s2 se s£se=sesses 91.1 Khái niệm, đặc điểm và các hình thức biéu hiện của tri thức truyền thống 91.2 Bao hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thong - +: 24CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT QUOC TE VÀ PHÁP LUẬT MOT SO QUOC GIATREN THE GIỚI VE BAO HỘ QUYEN SỞ HỮU TRÍ TUỆ DOI VỚI TRITHUC TRUYEN THONG s- «<< +se©vs£+eEvst+xeErsetkeetserkserserrssrssrrse 432.1 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thong trong khuôn khổ Tổ chức

Sở hữu trí tuệ thế giới WIEPO -¿- 2 s21 1 1 1E1121111111111111111111.1111111 111111 c0 432.2 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống trong khuôn khổ một số

tổ chức quốc tế và điều ước quốc tế khác -. - - 2 + 2+E+EE2+E£EE+EE+E£EE+EeEEeEszkerxrxee 582.3 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống tại các quốc gia trên thế

3.3 Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền sở hữutrí tuệ đối với tri thức truyền thống tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc

Trang 6

4180 00.007575 ôÔỎ 131TÀI LIEU THAM KHẢO 5° 5- <5£ <2 s£ E2 s£S£Es£EsES£ sEEzEseEsesstsersese 133PHAN THU HAI : CÁC BAO CÁO CHUYEN ĐỀ 5-5- << sssssesesesesesee 136

CHUYEN DE 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE BẢO HỘ QUYEN SỞ HỮUTRÍ TUỆ DOI VỚI TRI THỨC TRUYEN THÓNG . .5- 5s 5< 5s 137

CHUYEN DE 2: BẢO HỘ QUYEN SỞ HỮU TRÍ TUỆ DOI VỚI TRI THỨCTRUYEN THONG TRONG KHUÔN KHO CÁC TO CHỨC QUOC TE 168

CHUYEN DE 3: PHÁP LUAT MOT SO QUOC GIA TREN THE GIỚI VE BAO

HỘ QUYEN SỞ HỮU TRÍ TUE DOI VOI TRI THỨC TRUYEN THONG 189

CHUYEN DE 4: THUC TRANG PHAP LUAT VA THUC TIEN BAO HOQUYEN SO HUU TRI TUE DOI VOI TRI THUC TRUYEN THONG TAI VIETNAM TRONG BOI CANH HỘI NHẬP QUOC TE - 5-5-2 5e s52 218

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Tri thức truyền thống là những yếu tố quan trọng gan liền với bản sắc văn hóadân tộc của mỗi quốc gia Những tri thức đó đóng góp to lớn đến phúc lợi, đến sự pháttriển bền vững va sức sống văn hóa của các cộng đồng dân cư bản địa Thực tiễn đãchứng minh tri thức truyền thống là nhân tố không thẻ thiếu trong việc đảm bảo sự tồntại và phát triển của cộng đồng cư dân qua nhiều thế hệ Tri thức truyền thống là nguồntài nguyên quan trọng cho sự phát triển khoa học và công nghệ hiện đại

Chính vi tầm quan trong của tri thức truyền thống mà Uy ban liên chính phủ về

Sở hữu trí tuệ và nguồn gen, tri thức truyên thống va văn hóa dân gian (IGC) đã phảithừa nhận "hệ thong tri thức truyén thống có ý nghĩa quan trọng đổi với cộng đồngbản dia và có gid trị khoa học tương đương như hệ thông tri thức khác" Song songvới đó, IGC cũng đề nghị các quốc gia “ndng cao nhận thức và sự tôn trọng đối với hệthong tri thức truyền thong, tôn trọng nhân phẩm, di sản văn hoá, giá trị trí tuệ và tinhthân của tri thức truyền thong của các chủ thé (chủ sở hữu, người nắm giữ tri thứctruyền thống) trong việc bảo tôn, phát triển và duy trì các hệ thống này, tôn trọngnhững đóng góp của chủ sở hữu, người nắm giữ tri thức truyền thong trong việc sửdung tri thức truyền thong duy trì sinh kế, đặc trưng ban địa, bảo vệ môi trường và sửdụng bên vững da dạng sinh học, an ninh lương thực, y té cũng như là những đónggóp vào tiến trình phát triển của khoa học và công nghệ" (Uy ban liên chính phủ về Sởhữu trí tuệ và nguồn gen, tri thức truyên thống và văn hoá dân gian - IGC (2016), The

Protection Tradictional Knowledge: Drapt Articles, page 2 WIPO/GRTKF/IC/3 1/4)

Việt Nam là một quốc gia có bề dày lịch sử va nền văn hóa lâu đời Nguồn trithức truyền thống đồ sộ trong mọi lĩnh vực từ y dược học cô truyền, cho đến văn hóanghệ thuật dân gian đều là cơ sở nền tảng cho Việt Nam bước chân vào hội nhập quốc

tế với một nét bản sắc riêng và vô cùng vững chãi

Với điều kiện tự nhiên đặc thù, Việt Nam có một nền thực vật, nguồn tàinguyên sinh vật phát triển vô cùng phong phú, đa dạng với khoảng 12.000 loài thựcvật bậc cao có mạch, 600 loài nam, 800 loài rêu, hơn 2000 các loài tảo lớn Theo kếtquả điều tra và thống kê của Viện Dược liệu, tính đến năm 2015, có 3.948 loài thực vật

và nam lớn có công dụng làm thuốc Những bài thuốc này thường gan liền với tri thức

Trang 8

về hệ sinh thái rừng, biển, nông nghiệp và có mối quan hệ chặt chẽ với sự đa dạng vănhóa, tôn giáo, là nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc Việt Nam Tuy nhiên, không itcác bài thuốc này ngày nay dang dan bi mai một, thất truyền hoặc còn ấn chứa bi mật,chưa được khai thác rộng rãi Việc chưa chú trọng, quan tâm bảo vệ về mọi mặt, baogồm thiếu cơ sở pháp lý dé bảo vệ lợi ích khai thác của cộng đồng bản địa hoặc khôngđược chia sẻ lợi ích kinh tế công bằng từ các chủ thé là một trong những lí do chínhgây ra những hệ quả không tốt cho việc bảo tồn và phát huy các bài thuốc dân giantrong cộng đồng.

Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật dân gian, nhiều thể loại dân ca, điệu múadân gian, nghi lễ, trang phục truyền thống, tác phẩm hội hoạ, điêu khắc, nghệ thuật tạohình, sản phẩm thủ công mĩ nghệ không chi dừng lại ở những sản phẩm hỗ trợ hoạtđộng du lich mà là nguồn sống, là cơ sở kinh tế quan trong góp phan định cư và xóanghèo bền vững cho người dân ban địa, hạn chế việc di dân, 6n định chính trị Phápluật Việt Nam hiện hành vẫn chưa có những cơ sở pháp lý rõ ràng và đặc thù cho việcbảo hộ các giá trị văn học nghệ thuật dân gian của người dân các vùng miền

Từ những nội dung này có thê thấy rằng việc bảo tồn và phát huy những giátrị tri thức truyền thống là việc làm vô cùng cấp thiết cho quá trình xây dựng vàphát triển đất nước, đặc biệt là giữ được vi thế và bản sắc riêng của Việt Nam trongbối cảnh hội nhập Đề có thé tiến hành được những công việc đó thì một trongnhững nhiệm vụ quan trọng đầu tiên chính là tạo ra nền tảng, cơ sở pháp lý cho việcbảo hộ quyền SHTT đối với những đối tượng năm trong phạm vi của nền tri thứctruyền thống Xuất phát từ những ly do đó, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn "Bao hộquyên sở hữu trí tuệ doi với tri thức truyền thong tại Việt Nam trong bối cảnh hộinhập quốc té" làm đề tài nghiên cứu khoa hoc cấp Trường tại Trường Đại học Luật

Hà Nội năm 2021 của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nếu làm một thao tác tìm kiếm trên thanh công cụ tìm kiếm Google với từ khóa

"trị thức truyền thong", kết quả cho ra rất nhiều bài viết, công trình khoa học tìm hiểu

về tri thức truyền thống và bảo hộ giá trị tri thức truyền thong ở các địa phương, vùngmiền của đất nước Việt Nam, nhưng điều đáng nói là những công trình này đều xuấtphát từ góc độ văn hóa học, xã hội học Có thé ké đến một số công trình tiêu biểu như:

Trang 9

- GS Dinh Gia Khánh, "Van hoá dan gian với sự phát triển của xã hội ViệtNam", NXB Chính trị quốc gia năm 1995, là cuốn sách đơn thuần về văn hoá học,không liên quan đến pháp lý tuy nhiên cũng đã góp phần cung cấp một cách có hệthống cái nhìn về những giá trị truyền thống và ảnh hưởng của văn hoá dân gian đồ với

sự phát triển của xã hội trong giai đoạn mới

- Lê Văn Hưng, Nguyễn Thị Thao, "Tri thức truyền thống của người Dao đỏtrong sử dụng va bảo ton nguồn gen cây thuốc tắm gan với bảo vệ và phát triển rừng

tại Xã Tả Phìn, Huyện Sapa, Tĩnh Lào Cai”;

- Hội thảo “Nghiên cứu tri thức địa phương (tri thức ban địa) cua các dan tộc

người thiểu số Đắk Nông và một số vấn dé đặt ra", được tỗ chức và chủ trì bởi SởKhoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông và Khoa Nhân học của Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn, tháng 1/2016.

- Lưu Thị Thanh Nga, “Xây dựng và khai thác cơ sở đữ liệu về y được học cổtruyền dé dam bảo quyên đối với tri thức truyền thống tại Việt Nam", Luận văn thạc sỹ

chuyên ngành Quản lý khoa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại

học Quốc gia Hà Nội, năm 2015

Từ góc độ tìm hiểu về pháp lý va bảo hộ quyên sở hữu trí tuệ đối với tri thứctruyền thống, cho đến nay chỉ có một số rất ít công trình nghiên cứu ở các góc độ riêng

lẻ liên quan có thé kê đến như:

- Trần Văn Hải, Khai thác thương mai đối với tri thức truyền thong - tiếp cận từquyên sở hữu trí tuệ, Tạp chí Hoạt động khoa học số tháng 03/2012 (633), trang 54-59

- Nguyễn Thị Hải Yến, Bảo hộ va chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong phápluật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật Dai học Quốc gia Ha

Nội, 2019.

Đỗ Thị Diện , Hoàn thiện Luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ tri thức truyền thống kinh nghiệm từ Trung Quốc và An Đó, Tạp chí Pháp luật va thực tiễn, số 40/2019,trang 8 -16 Bài viết trình bày quan điểm bảo hộ tri thức truyền thống theo công ướcquốc tế WIPO, TRIPS, bảo hộ TTTT theo pháp luật của Ấn Độ và Trung Quốc, từ đóđúc kết kinh nghiêm cho Việt Nam

Trang 10

Châu Quốc An, Nhận điện tri thức truyền thống và vai tro của thương maihóa công bằng tri thức truyền thống trong tiến trình hội nhập và phát triển, Tạp chíPhát triển khoa học và công nghệ, tập 20, số Q3, 2017.

Có thé khang định, từ góc độ nghiên cứu lý luận và thực trạng pháp luật về bao

hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống, dé tài nghiên cứu khoa học củanhóm tác giả là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống vềvấn đề này

Ở nước ngoài, nhiều tác giả đã thể hiện sự quan tâm của mình đến việc tiếp cậncũng như bảo hộ nguồn tài nguyên từ tri thức ban địa đưới nhiều hình thức khác nhau,

có thê kê đến một số công trình nghiên cứu như:

- Dutfield, G (2013), Protecting Traditional knowledge and Folklore: ICTSD

and UNCTAD.

- Manuel Ruiz, The International Debate on Traditional Knowledge as Prior

Art in the Patent System: Issues and Options for Developing Countries, Center for International Environment Law, 2012.

- Augustine, S.J Traditional knowledge: Building bridges between generations

and cultures, Making better resource management decisions.

- Berkes, F 1993 Traditional ecological knowledge in perspective In

Traditional Ecological Knowledge: Concepts and Cases, J T Inglis (ed.) Ottawa: International Program on Traditional Ecological Knowledge and International Development Research Centre.

- Brockman, A., B Masuzumi, and S Augustine 1997 When All Peoples Have the Same Story, Humans Will Cease to Exist Protecting and Conserving Traditional Knowledge: A Report to the Biodiversity Convention Office September 1997 Dene Cultural Institute.

- Inglis, J.T (ed.) 1993 Traditional Ecological Knowledge Concepts and Cases Ottawa, International Program on Traditional Ecological Knowledge and International Development Research Institute.

- Wavey, Robert 1993 International workshop on indigenous knowledge and community-based resource management: Keynote address In Traditional Ecological

Trang 11

Knowledge: Concepts and Cases, J T Inglis (ed.) Ottawa: International Program on Traditional Ecological Knowledge and International Development Research Centre.

Có thé thay rằng ở trong nước, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề taicòn tương đối sơ sài và nghèo nàn, tuy nhiên ở nước ngoài, việc tìm hiểu và nghiêncứu về bảo hộ quyền SHTT đối với TTTT không còn là điều mới mẻ Các công trìnhtrong nước thường chỉ dừng lại là những bài viết ngắn gọn, nhỏ lẻ; hoặc tìm hiểu vềmột khía cạnh nhỏ về bảo hộ TTTT, ví dụ như về nhận diện hoặc khai thác, phát huygiá trị thương mại của tri thức truyền thống; hoặc là những công trình nghiên cứu ởmột đối tượng nhỏ năm trong các đối tượng của TTTT như thuốc y học cô truyền, tácphẩm văn học nghệ thuật dân gian Từ những kết quả nghiên cứu này, cũng phan nàocho chúng ta góp nhặt được đôi nét về thực trạng bảo hộ quyền SHTT đôi với TTTTtại Việt Nam, có thê khăng định rằng van dé này chưa thực su được quan tâm ở ViệtNam, chưa được đầu tư đúng mức cần thiết như nhóm tác giả đã trình bày ở trong tínhcấp thiết của đề tài Tuy nhiên từ những kết quả này cũng sẽ giúp cho nhóm tác giả cónhững gợi mở, tham khảo dé tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu, xây dựng và hoàn thiệnmột kết quả nghiên cứu tổng thé và toàn diện và thực trạng pháp luật cũng như thựctiễn bảo hộ quyền SHTT đối với TTTT tại Việt Nam

Đối với nguôn tài liệu ở nước ngoài, trong phạm vi các tổ chức quốc tế cũngnhư của các quốc gia trên thế giới, nhóm tác giả nhận thấy thực sự là một nguồn phongphú và dồi dao dé làm cơ sở tìm hiểu, xây dựng được những van dé lý luận cơ bản vềTTTT và bảo hộ quyền SHTT đối với TTTT, từ đó cũng học tập được những kinhnghiệm, hướng đi phù hợp cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề liên quantrong bối cảnh hội nhập quốc tế

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu dé tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài nhăm hướng đến đạt được những mục đích sau:+ Việc nghiên cứu đề tài góp phần xây dựng những cơ sở lý luận và thực tiễncho các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền SHTT đối với tri thức truyền thống:

+ Việc nghiên cứu của đề tài sẽ khắc họa một bức tranh tổng thể, toàn diện vềnhững khía cạnh pháp lý cơ bản của bảo hộ quyền SHTT đối với tri thức truyền thông nóichung, một số đối tượng cụ thé nói riêng theo quy định của pháp luật SHTT hiện hành;

Trang 12

+ Việc nghiên cứu của dé tài cũng sẽ đưa ra một bức tranh tương đối tổng thé,toàn điện về thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền SHTT đốivới tri thức truyền thống trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội;

+ Việc nghiên cứu đề tài góp phần đề xuất những kiến nghị cụ thể để xây dựng

và hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan đến bảo hộ quyền SHTT đối với trithức truyền thống, đặc biệt trước những yêu cầu và đòi hỏi của bối cảnh hội nhập quốc

tế đang diễn ra mạnh mẽ sâu rộng

+ Việc nghiên cứu dé tài nhằm cung cấp nguồn tài liệu quan trọng phục vụ cho

việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại Trường Đại học Luật Hà Nội và các trường

có dao tạo chuyên ngành luật.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Đề đạt được những mục đích nêu trên, đề tài cần tập trung vào các nhiệm vụ cụthé sau:

Thứ nhất, đề tài tập trung xác định, làm rõ nội hàm khái niệm về tri thức truyềnthống, các yếu tố và hình thức biểu hiện của tri thức truyền thống, các đặc điểm vàkhía cạnh pháp lý bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống

Thứ hai, đề tài tìm hiểu và đánh giá thực trạng quy định của pháp luật Việt Namhiện hành trên cơ sở có tìm hiểu, so sánh đối chiếu với các điều ước quốc tế, pháp luậtmột số quốc gia tiêu biéu về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống

Thứ ba, đề tài đánh giá thực trạng thực thi pháp luật và bảo hộ quyền sở hữu trítuệ đối với tri thức truyền thông và từ đó đưa ra các đề xuất nhăm hoàn thiện quy địnhpháp luật và nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyềnthống tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

- Đề tài tập trung vào nghiên cứu quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật cácquốc gia và pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền SHTT đối với tri thức truyền thống

- Đề tài nghiên cứu quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật các quốc gia vàpháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền SHTT đối với một số đối tượng cụ thê của trithức truyền thông là thuốc y được cô truyền, tác phâm văn học nghệ thuật dân gian va

nguôn øen.

Trang 13

- Đề tài hướng đến tìm hiểu thực trạng bảo hộ quyền SHTT đối với tri thứctruyền thống ở các nước cũng như ở Việt Nam.

Pham vi nghién cứu:

Trong khuôn khổ dé tài nghiên cứu nay, phạm vi nghiên cứu dé tài được giới

hạn như sau:

- Thứ nhất, đề tài tập trung nghiên cứu quy định của các điều ước quốc tế (tậptrung vào các văn bản pháp lý trong khuôn khổ của Tổ chức Sở hữu trí tuệ WIPO),pháp luật một số quốc gia tiêu biểu và quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam vềbảo hộ quyền SHTT đối với tri thức truyền thống

- Thứ hai, đề tài tìm hiểu về thực trạng bảo hộ quyền SHTT và bảo vệ nguồn trithức truyền thống ở Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được triển khai dựa trên việc thực hiện các biện pháp nghiên cứu cơ bản sau:Phương pháp luận Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luân

duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lenin Đây được coi là

kim chỉ nam cho việc định hướng các phương pháp nghiên cứu cụ thê của tác giả trongquá trinh thực hiện đề tài nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu cụ thể Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu

cụ thể như phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương phápnghiên cứu tình huống (case study), phương pháp thống kê, phương pháp so sánh dé

thực hiện các hoạt động nghiên cứu.

Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng xuyên suốt đề tài để phân tíchthực trạng pháp luật về tri thức truyền thống trên thế giới và ở Việt Nam, phân tíchtình hình thực trạng nguồn tri thức truyền thống tại Việt Nam và tình hình sử dụngcũng như bảo vệ giá trị của đối tượng này

Phương pháp nghiên cứu tình huống được sử dụng dé tìm hiểu, nghiên cứu một

số vụ việc cụ thé, điển hình về bảo hộ và phát huy giá tri cua nguồn tri thức truyềnthống tại Việt Nam

Phương pháp so sánh được sử dụng trong đối chiếu, phân tích và luận giảinhững điểm tương tự cũng như khác biệt trong pháp luật Việt Nam so với pháp luật

Trang 14

quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống, từ đó rút ra đượcnhững bài học có thê áp dụng cho Việt Nam.

Phương pháp khảo sát thống kê nhằm lẫy được các số liệu chính xác cụ thể đểphản ánh đầy đủ thực trạng nguồn tri thức truyền thống của Việt Nam cũng như tìnhhình sử dụng cũng như bảo vệ đối tượng này tại Việt Nam

6 Kết cầu báo cáo tông hợp đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo tổng hợp đề

tài được chia thành ba chương như sau:

Chương 1: Một số van dé lý luận về bảo hộ quyên sở hữu trí tuệ đối với tri thứctruyền thông

Chương 2: Pháp luật quốc tế vá pháp luật một số quốc gia trên thé giới vé bảo

hộ quyên sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thong

Chương 3: Thực trạng pháp luật, thực tiên bảo hộ và đề xuất giải pháp hoàn thiệnpháp luật về bảo hộ quyên sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thong tại Việt Nam trong

boi cảnh hội nhập quốc tê

Trang 15

CHƯƠNG 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE BẢO HỘ QUYEN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

DOI VOI TRI THỨC TRUYEN THONG

1.1 Khái niệm, đặc điểm và các hình thức biểu hiện của tri thức truyền thống

Tổ chức sở hữu trí tuệ thé giới (WIPO) đã thực hiện một bộ phim hoạt hìnhngắn thú vị và dé hiểu với tiêu đề “Những cuộc phiêu lưu của Yakuanoi” (TheAdventures of the Yakuanoi) để giới thiệu về Tri thức truyền thống và mối quan hệgiữa tri thức truyền thống với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ Bộ phim diễn ra trong 5 phút

có thê mang đến cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về Tri thức truyền thống!

Bộ phim kề về một câu chuyện của những người thuộc cộng động nhỏ Yakuanoisinh sống sâu trong rừng nhiệt đới Cộng dong này qua nhiêu thé hệ đã phát hiện và gìngiữ những sáng kiến, những khám phá và kinh nghiệm vô giá để sinh tôn và phát triển.Một trong những vốn quý giá đó là hop chất kỳ diệu được lấy từ những mam cây Suryankhỏe mạnh Những mam cây nay chỉ được thu hoạch 1 nam một lan vào cuối của mỗimùa xuân Với kinh nghiệm truyền đời trong thu hoạch, chiết xuất, chăm nom riêng biệtcủa cộng dong Yakuanoi, họ đã tạo ra hợp chất quý giá này có tác dung kỳ diệu với da,chống lão hóa, chữa bỏng, làm lành các vết thương và cả bệnh ngoài da aczema Nóđược coi là một vốn quý giá trong cộng đồng Yakuanoi, được dùng dé trao đổi hàng vớinhau cũng như giao thương với các cộng đông khác gan do

Và qua giao thương và trao đổi, công dụng của dung dịch kỳ diệu này đã vượtrat xa khỏi cộng động Yakuanoi Công dụng này đã gây ấn tượng mạnh mẽ với mộtcông ty mỹ phẩm Công ty này đã dau tư những khoản tiền lớn vào sản phẩm kemdưỡng da chống lão hóa va dua ra thị trường rat thành công Ho cũng đăng kỷ sángchế và đăng ký nhãn hiệu với tên gọi “Yakuanoi” dé bảo vệ sự ưu việt sản phẩm cũng

nh quyền và lợi ích của mình

Một cô gái rời cộng đồng Yakuanoi của mình đến thành pho để học ngành luậtđược vài năm, cô ấy chưa hé có ý niệm gì về tri thức truyén thống Tuy nhiên, côkhông khỏi băn khoăn khi thấy sản phẩm dưỡng da mang tên Yakuanoi được quảng bá

ở khắp thành pho cô dang ở Cô đã tìm hiểu qua WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ thé

! Attps://www.wipo.int/tk/en/tk/yakuanoi.html, truy cập ngày 25/9/2022.

Trang 16

giới) cũng như qua Văn phòng sở hữu trí tuệ quốc gia của mình và đã hiểu về tri thứctruyền thống.

Cô trở lại với cộng đông Yakuanoi của mình, thuyết phục cộng đồng mình cùnggặp gỡ với công ty mỹ phẩm, trao đổi về nguồn gốc dung dịch mà họ dang sử dungtrong sản phẩm chính là tri thức truyền thong của cộng đồng người Yakuanoi

Và sau một loạt những cuộc trao đổi giữa hai bên, công ty mỹ phẩm đã phảidong ý nộp lại don sáng chế và nhãn hiệu “Yakuanoi” dưới tên dong chủ sở hữu làcộng đông người Yakuanoi và công ty mỹ phẩm đó Diéu đó có nghĩa là lợi ích và cơhội việc làm được chia sẻ công bằng với cộng đông người Yakuanoi

Tri thức truyền thống đã mang lại giá trị vật chất cho chỉnh những người dânsống trong cộng đồng Yakuanoi nhờ có sự liên hệ mật thiết với sở hữu trí tuệ Hay nóicách khác, sở hữu trí tuệ cũng góp phân không nhỏ trong việc gìn giữ bảo tôn được trithức truyền thống không bị mai một và biến đổi theo thời gian, đồng thời cũng manglại quyên lợi cho chính cộng đồng sáng tao ra tri thức truyền thống

1.1.1 Sự phát triển và dấu ấn của tri thức truyền thong trong tiễn trình lịch

sw của loài người

Lịch sử tồn tại và phát triển của loài người gan liền với sự sang tao ra, chat loc

và truyền kiến thức từ đời này qua đời khác Tri thức truyền thống đã va dang đónggóp một phần vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của đại đa số người dântrên khắp thế giới, nhất là ở những quốc gia đang phát triển và kém phát triển Tronglĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, ở các quốc gia đang phát triển, 80% người dân phụ thuộcvào thuốc y được cô truyền dé đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của mình? Trongnông nghiệp, tri thức truyền thống của nông dân bản địa liên quan đến trồng trọt cũng

là yếu tổ co ban dé phát triển các giống cây trồng mới va quan trọng nhất là dé dambảo an ninh lương thực trên phạm vi toàn cầu Có đến 85-90% nhu cầu cơ bản chocuộc sống hàng ngày của những người nghèo trên thé giới, được đáp ứng dựa trên việc

sử dụng trực tiếp các nguồn sinh học (và tri thức truyền thống liên quan) về thực

> Krystyna Swiderska, Banishing the Biopirates: A new approach to Protecting Traditional Knowledge,

International Institute for Environment and Development, 2006,

https://pubs.iied.org/sites/default/files/pdfs/migrate/14537IIED.pdf?, truy cập ngày 24/4/2022.

Trang 17

phẩm, thuốc men, giao thông 3 Chính vi vậy mà tri thức truyền thống là yếu tố chủchốt trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người ở các nước đang phát triển, ởnhững nơi mà cuộc sống của con người gắn chặt và phụ thuộc vào thiên nhiên.

Một số trường hợp liên quan đến tri thức truyền thống đã thu hút sự chú ý củaquốc tế Kết quả là, vẫn đề tri thức truyền thống đã được đưa lên hàng đầu trong cáccuộc tranh luận chung xung quanh sở hữu trí tuệ Những trường hợp này liên quan đếncái thường được gọi là “tính dân số sinh học" Các ví dụ về nghệ, neem và ayahuascaminh họa các vấn đề có thê phát sinh khi bảo hộ băng sáng chế được cấp cho các phátminh liên quan đến tri thức truyền thống đã có trong phạm vi công cộng Trong nhữngtrường hợp này, các bằng sáng chế không hợp lệ đã được cấp vì những người thâmđịnh bằng sáng chế không biết về các kiến thức truyền thống liên quan Trong một ví

dụ khác, một băng sảng chế đã được cấp cho một loài thực vật có tên là Hoodia Ởđây, vấn đề không phải là liệu bằng sáng chế nên hay không nên được cấp, mà là liệunhững người dân địa phương được gọi là San, những người đã nuôi dưỡng kiến thứctruyền thong làm nên tảng cho sáng chế, có được hưởng một phan công bang cho bat

kỳ lợi ích phát sinh từ thương mại hóa.

Hay có thể ké đến rat nhiều các loại hình, biéu hiện vô cùng đa dạng phong phúcủa tri thức truyền thống khác ở khắp mọi nơi trên thế giới vẫn hàng ngày hàng giờđược con người sử dụng và phát huy giá trị trong đời sống, sản xuất như”:

- Người Việt từ lâu đời đã lưu truyền các bài ca về tiết mưa trong năm, về dựbáo thời tiết; Dân tộc Mảng có kiến thức về nông lịch theo sự xuất hiện của các loàihoa; các dân tộc làm nương ray có vốn tri thức về phân loại đất, rừng, giống cây détrồng lúa và hoa mau’;

- Theo kết quả nghiên cứu do hàng trăm nhà khoa học thực hiện trong khuônkhổ Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc, những người nông dân bản địa sinhsống tại phía Tay và Đông châu Phi (ví dụ dân tộc Fulbe tai Benin và các bộ tộc tại

3 The Crucible II Group, (2000), Seeding solutions: Policy Options For Genetic Resources - People, Plants And

Patents Revisited, Volume 1, Copublished by International Devolopement Research Centre, International Plant Genetic Resources Institute & Dag Hammarskjéld Foundation, Page 1.

4 WIPO, Intellectual Property and Generic Resources, Tradiotional Knowledge and Traditional Cutural

Expressions, 2020, trang 14,15.

5 PGS.TS Lê Hồng Lý, Truyền dạy các tri thức văn hoa dân gian qua lễ hội, Tap chi di san văn hoá số 7 (2014),

Viện nghiên cứu văn hoá.

Trang 18

Tanzania) đã biết cách kích thích sự phát triển của các tô mối để làm tăng độ phinhiêu, tơi xốp cho đất;

- Bộ tộc người Turkana tại Kenya biết cách chọn thời điểm thích hợp dé gieocấy, trồng trot dựa vào kinh nghiệm quan sát dau hiệu có mưa thông qua các loại ếch

và chim, như chim mỏ sừng, chim cu muỗi;

- Dân tộc người lùn Aka sống tại Trung Phi thường chữa bệnh bằng cách sửdụng các loài thảo mộc cùng với sự màu nhiệm của các nghi lễ thần thánh Nhiều cộngđồng bản địa trên thế giới đã biết cách sử dụng cỏ cây, hoa lá và các bộ phận của độngvật dé bào chế thành các loại thuốc quý; hơn nữa, họ cũng biết lựa chọn thời điểm háilượm dé khi bào chế thành thuốc, dược liệu đó phát huy tối da tác dụng chữa bệnh vàhiệu quả đối với sức khoẻ con người;

- Ở làng Vembur, Tamil Nadu, Ấn Độ, có một người tên là Thiru PalchamyGounder biết cách chữa bệnh cho các động vật từ lúc còn 16 tuổi Bằng phương pháp

sử dụng các vị thuốc được bao chế từ các thực vật địa phương, thầy thuốc thú y côtruyền nay đã nổi danh trong vùng nhờ kha năng chữa các loại bệnh tật khác nhau nhưgãy xương, áp xe, gãy sừng, lưỡi sưng tây, và sưng mặt

- Yawanawa, một cộng đồng ban địa vùng Amazone ở Brazil, có nhiều thế hệtrồng trọt một loại cây gọi là uruku, tạo ra chất nhuộm màu đỏ tự nhiên Hiện nay hãng

mỹ phẩm danh tiếng Estée Lauder dang sử dung chất nhuộm này dé sản xuất các sảnphẩm son môi;

- Bộ lac Kani ở vùng rừng Tây Ghats, thuộc huyện Thiruvananthapuram của

Kerala, vùng tây nam ấn Độ biết cách sử dụng một loại thực vật trong rừng (có tênkhoa học là Trichopus zeylanicus sp.travancoricus) để chống mệt mỏi, tao ra trạng tháithê chất khoẻ mạnh trong mỗi cuộc hành trình du cư đài ngày

Vô vàn những tri thức được kiến tạo theo dọc chiều dài hàng nghìn năm lịch sửloài người Các tri thức truyền thống là yếu tố đã có từ lâu đời, được xem là một yếu tốgiúp phân biệt các cộng đồng dân cư với nhau Đối với vài cộng đồng, tri thức truyềnthống còn tiếp nhận các yếu tố cá nhân và yếu tô tâm linh, đồng thời phản ánh lợi íchcủa cả cộng đồng Nhiều cộng đồng dựa vào vốn tri thức truyền thống này dé tôn tại vàphát triển

Trang 19

Quan trọng là vậy, tuy nhiên, chỉ vài thập niên lại đây, cộng đồng quốc tế mớibắt đầu quan tâm đến việc công nhận và tìm cách bảo vệ, bảo ton tri thức truyền thống

(traditional knowledge - TK) Nam 1981, WIPO và UNESCO đã thông qua luật mẫu

về văn học dân gian Năm 1989, khái niệm Quyền của Nông dân được FAO đưa vàoCam kết Quốc tế về Tài nguyên Di truyền Thực vật và vào năm 1992, Công ước về Đadạng Sinh học (CBD) đã nhắn mạnh sự cần thiết phải thúc đây và bảo tồn kiến thứctruyền thống Bat chấp những nỗ lực đã kéo dài hai thập kỷ này, các giải pháp cuốicùng va được chấp nhận rộng rãi dé bảo vệ và phát huy tri thức truyền thống vẫn chưaxuất hiện.

1.1.2 Khái niệm về tri thức truyền thong

Mặc dù đã được nghiên cứu từ lâu, nhưng cho tới nay khái niệm về tri thứctruyền thống (Traditional Knowledge - TTTT) vẫn chưa được thống nhất Có hàngtrăm những nghiên cứu, những cuộc thảo luận được triển khai bởi các Chính phủ, cácnhà nghiên cứu, các tô chức, các cộng đồng bản địa dé tìm hiểu, trao đôi, chia sẻ vềTTTT tuy nhiên dường như đến nay TTTT vẫn là một dấu hỏi lớn Chưa thực sự cóđược một cái nhìn thống nhất toàn diện về TTTT dé chúng ta biết đích xác rõ rang làchúng ta cần bảo vệ cái gì và tại sao, ngay từ trong việc xác định khái niệm về TTTT.Nói cách khác, TTTT được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào các

lĩnh vực chuyên môn và theo các mục đích sử dụng thuật ngữ khác nhau.

Khái niệm TTTT được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Liên hợp quốc (WIPO) chínhthức đưa vào nghiên cứu từ năm 1978, và khái niệm này ban dau chỉ giới hạn ở mộtloại tri thức truyền thong là “các hình thức thé hiện văn hóa dân gian" (Expressions ofFolklore) Vào năm 1982, "Các quy định mẫu dành cho luật quốc gia về bảo hộ cáchình thức thé hiện văn hóa dân gian chống lại việc khai thác trái phép và những hành

vi xâm phạm khác" đã được WIPO phối hợp với Tổ chức Giáo duc, Khoa học và Vănhóa Liên hợp quốc (UNESCO) soạn thảo và công bố, cũng xây dựng định nghĩa về TK

và cũng chỉ dừng lại ở "các hình thức thể hiện văn hóa dân gian"5 Theo đó thì TK baogồm những đặc trưng của di sản nghệ thuật, văn hoá truyền thống được phát triển vàduy trì bởi một cộng đồng hay cá nhân, phản ánh mong muốn nghệ thuật truyền thống

5 WIPO - UNESCO, Model Provision for Nation Laws on the Protection of Expressions of Folkore against illicit

exploitation and other prejudicial actions, https://www.wipo.int/edocs/lexdocs/laws/en/unesco/unesco001en.pdf, truy cập ngày 20/4/2022.

Trang 20

của cộng đồng Chúng được thé hiện qua những tác phâm truyền miệng (truyện dângian, câu đồ dân gian, dân ca, sử thi ), các tác phẩm thê hiện qua diễn xuất (múa dângian, nghi lễ dân gian ), các tác phẩm hữu hình (tác phẩm thủ công, mỹ nghệ, hìnhthức kiến trúc truyền thống ).

Điều 2 của Các quy định mẫu nói trên định nghĩa “các hình thức thé hiện vănhoá dân gian” là “các tác phẩm chứa những yếu tô đặc trưng của di sản nghệ thuậttruyền thống được một cộng đồng hoặc các cá nhân phát triển và gìn giữ, phản ánhnhững nhu cầu về nghệ thuật truyền thống của cộng đồng này” Tuy nhiên, mặc dùCác quy định mẫu này đã được ban hành, nhưng các văn bản pháp luật quốc tế về cáclĩnh vực khác lại sử dụng ngày càng nhiều những thuật ngữ như “tri thức truyền thống,sáng tạo và kinh nghiệm thực tiễn” [Điều 8(j) Công ước về da dang sinh hoc năm 1992],hoặc “kiến thức bản địa, văn hoá truyền thống và kinh nghiệm thực tiễn” (Dự thảoTuyên bồ của Liên hiệp quốc về quyền của người ban địa), đồng thời mở rộng phạm visang những lĩnh vực khác như nông nghiệp truyền thống, tri thức liên quan đến đa dạngsinh học và thuốc chữa bệnh chứ không chỉ giới hạn ở “các hình thức thê hiện văn hoádân gian” như được nêu trong Các quy định mẫu của WIPO

Sau khi tô chức diễn đàn về Bảo vệ tri thức truyền thống và các hình thức vănhoá bản địa ở các quần đảo Thái Bình Dương, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về trithức truyền thống và các hình thức văn hoá bản địa cho riêng vùng Thái Bình Dương

(UNESCO 1999) như sau:

Tri thức truyền thống và các hình thức văn hoá bản địa là bất kỳ tri thức hay

hình thức nào được sáng tạo, thu nạp và áp dụng chúng vào trong các hoạt động vật

chất và tinh thần của những người dân bản địa Thái Bình Dương Bản chất và việc sửdụng các tri thức đó được chuyển từ đời này qua đời khác, đảm bảo và duy trì đặcđiểm, ứng dụng và quyền của người bản địa Các tri thức này bao gồm các loai hìnhsau (và không chi hạn chế ở những loại hình này): tri thức tinh thần, tôn giáo, đạo đức

và các giá trị tinh thần khác; các thiết chế xã hội (gia tộc chính trị, hương pháp); nhảymúa, nghi lễ và các hình thức biểu diễn tôn giáo; trò chơi và thể thao; âm nhạc; ngônngữ; tên, địa danh, truyền thuyết, bài hát truyền miệng; đất, biển và khí trời; tat cả cáckhía cạnh quan trọng của văn hoá, các tài sản văn hoá không dịch chuyên được và các

tri thức liên quan; các nguon lực môi trường van hoá; việc quan lý nguôn tri thức

Trang 21

truyền thống, trong đó có các biện pháp bảo tồn truyền thống: các loại vật liêu và tàisản văn hoá có thé dich chuyền, các di vật của những người bản địa cổ xưa, gen người;các mẫu trang trí thiết kế; các vật tạm lưu giữ văn hoá bản địa truyền thong dưới moihình thức (báo cáo nghiên cứu khoa học và nhân trắc địa, tài liệu và sách báo, ảnhchụp và các hình ảnh kỹ thuật số, phim và các bản ghi âm thanh).

Nhăm mục đích thong nhất về cách dùng thuật ngữ, trong Báo cáo về các cuộckhảo sát về SHTT và tri thức truyền thống (1998-1999), dưới góc độ SHTT, WIPO đãđịnh nghĩa "tri thức truyền thong" la cac san pham van hoc, nghệ thuật hoặc khoa họcdựa trên truyền thống: sự biểu diễn; các sáng chế; các phát minh khoa học; các kiểudáng; các nhãn hiệu, tên và biểu tượng; các thông tin bí mật; và tất cả các sang kiénhoặc san pham sang tao khác là thành qua của hoạt động trí tuệ dựa trên truyền thống

trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật” Cụm từ "đa trén

truyền thong" được hiéu là các hệ thống tri thức, các sản phẩm sáng tao, sáng kiến vàcác hình thức thé hiện văn hóa được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thườngthuộc về hoặc gan liền với một nhóm người cụ thể hoặc vùng lãnh thô cụ thé nơi nhómngười đó sinh sông, được phát triển thường xuyên dé thích nghi với môi trường biếnđổi Như vậy đến thời điểm này, thuật ngữ "ti /ức truyền thong" không chỉ giới hạn

ở "cdc hình thức thé hiện văn hóa dân gian” mà được mở rộng ra, đặc biệt ở đây đượcnhân mạnh thêm tri thức khoa học gắn liền với môi trường tự nhiên giúp con người tồntại và phát triển Chăng hạn như tri thức về y học cô truyền, tri thức về không giankiến trúc, kỹ thuật canh tác nông nghiệp, địa chất học, sinh thái học, kỹ thuật đi biển

của ngư dân

Tiếp tục với nỗ lực hoàn thiện và thống nhất cách tiếp cận và phát triển công cụpháp lý quốc tế nhằm bảo tồn và phát triển hiệu quả TTTT, giải quyết tranh chấp vềviệc khai thác và chia sẻ lợi ích phát sinh, Uỷ ban liên chính phủ về Sở hữu trí tuệ vànguồn gen, tri thức truyên thống và văn hoá dân gian - IGC đã ban hành Dự thảo quyđịnh về bảo vệ tri thức truyền thống ngày 13/5/2016 Theo đó ICG công nhận "bảnchất của tri thức truyền thống và giá trị của nó bao gồm cả giá trị xã hội, tâm linh, kinh

tế, trí tuệ, khoa học, sinh thái, công nghệ, giáo dục và văn hoá; thừa nhận hệ thống trithức truyền thống này bao gém ca những đổi mới liên tục và những sáng tạo mang tính

7 WIPO (2011), Protection of tradictional knowledge, Geneva, http://www.wipo.int/tk, truy cập ngày 20/4/2022.

Trang 22

đặc trưng có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng bản địa và có giá trị khoa họctương đương như hệ thống tri thức khác"Š.

Tinh thần này được liên tục được ghi nhận và bảo vệ, khẳng định trong kết quảlàm việc của 31 phiên họp do ICG tô chức (tính đến ngày 23/9/2016) Kết quả của rấtnhiều phiên họp đó là WIPO đã đưa ra định nghĩa như sau: "T777 là kiến thức, biquyết, kỹ năng và thực hành được phát triển, duy trì và lưu truyền từ thé hệ này sángthé hệ khác trong một cộng dong, thường tạo thành một phan bản sắc, văn hoá, tinhthân của nó”

Mặc dù rất nỗ lực cố gắng nhưng những gì mà WIPO có được là các tài liệutham khảo, khuyến nghị cho các quốc gia về TTTT và cho đến nay, ở cấp độ quốc tế,vẫn chưa có định nghĩa trọn vẹn thống nhất nào được thừa nhận về TTTT° Nói cáchkhác, TTTT được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào các lĩnh vực

chuyên môn và theo các mục đích sử dụng thuật ngữ khác nhau, tùy thuộc vào từng

cộng đồng khác nhau.!°

Ngoài khái niệm về tri thức truyền thống của WIPO, một số nước cũng có cácquy định riêng về thuật ngữ tri thức truyền thống Điều 7(I) Đạo luật số 2.186-16ngày 23.08.2001 của Brazil định nghĩa “tri thức truyền thong kết hop (AssociatedTraditional Knowledge) là những thông tin hoặc kinh nghiệm thực tiễn của cá nhânhoặc tập thể thuộc một cộng đồng bản địa hoặc địa phương, có giá trị thực tiễn hoặctiêm tàng va gan lién với tài sản nguôn gen”!! Điều 2(b) Luật số 27811 của Peruđịnh nghĩa “tri thức tập thể (Collective Knowledge) là các tri thức được tích luỹ,được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được những nhóm người và cộng đồngbản địa phát triển, liên quan đến các tính chất, việc sử dụng và đặc tính của đa dạng

sinh học”!Z,

Không giống với các quốc gia khác hoặc tài liệu của WIPO định nghĩa TTTT

dựa vào các đặc trưng của nó thì pháp luật của một sô quôc gia lại cô găng tìm cách

8 IGC (2016), The Protection Tradictional Knowledge: Drapt Articles, WIPO/GRTKF/IC/3 1/4, trang 2

? WIPO, 2020, Intellectual Property and Genetic Resources, Traditional Knowledge and Traditional Cutural

Expressions, https://www wipo.int/publications/en/details.jsp?id=4504, truy cập ngày 10/4/2022.

19 http://en.wikipedia.org/wiki/Traditional_ knowledge, truy cập ngày 18/4/2022.

! John Tustin, Traditional Knowledge and Intellectual Property in Brazilian Law,

http://www.tiplj.org/wp-content/uploads/Volumes/v14/v14p131.pdf, truy cập ngày 20/4/2022.

!? Law introducing a Protection regime for the Collective knowledge of Indigenuos people deried from

Biological Resources, https://www.wipo.int/edocs/lexdocs/laws/en/pe/pe01 len.pdf, truy cập ngày 20/4/2022.

Trang 23

liệt kê ra các nhóm đối tượng cụ thể thuộc về TTTT Luật số 20 của Panama quy định

“trị thức truyền thong bao gồm các sáng chế, mẫu hữu ích, các bản vẽ va các kiểudang, các sang tao trong các bức đô hoạ, số liệu, biểu tượng, tranh ảnh mình hoạ, đá

cổ được trạm khắc, và các sản phẩm khác; các yếu tô văn hoá liên quan tới lịch sử, âmnhạc, nghệ thuật và các hình thức thể hiện truyền thống ”3 Hay như Điều 3(1) Luật số118/2002 của Bồ Đào Nha định nghĩa “tri thitc truyền thống là tất cả các yếu tô hữuhình gắn liền với việc sử dụng mang tinh thương mại hoặc công nghiệp các nguôn lựckhác nhau và các vật liệu nội sinh khác của các cộng đồng địa phương, của tập thểhoặc cá nhân, một cách không hệ thong và gan với các truyền thống văn hoá và tỉnhthan cua các cộng đồng này, bao gôm những không giới hạn ở các tri thức liên quantới các phương pháp, các quy trình, các sản phẩm và các danh pháp có khả năng ápdung trong các hoạt động nông nghiệp, thực phẩm và công nghiệp nói chung, bao gômcác sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thương mại và các dịch vụ, liên quan không trực tiếptới việc sử dụng và bảo tôn các nguồn lực khác nhau và vật liệu nội sinh và ngoại sinhkhác thuộc phạm vi diéu chỉnh của luật hiện hành

Nhiều nhà khoa học cũng như các chuyên gia pháp lý cũng cố gang đưa ra cácđịnh nghĩa về thuật ngữ TTTT dưới góc độ, quan điểm khoa học của mình “7777 /àmột tổng thể tích lity của kiến thức và niềm tin, được lưu truyền qua nhiễu thé hệ bằngcách truyén tải văn hóa, về mối quan hệ của các sinh vật (bao gồm cả con người) với

nhau và với môi trường của họ Hơn nữa, TTTT là một thuộc tính của các xã hội có lịch sử tính liên tục trong thực hành sử dụng tài nguyên; nói chung, đây là những xã

hội phi công nghiệp hoặc ít công nghệ tiên tiễn hơn, nhiều người trong số họ là người

ban địa hoặc bộ lạc”!* Tác giả Hiebert and Van Rees đã đưa ra một định nghĩa súc

tích: "TTTT là thông tin mà những người trong một cộng dong nhất định, dựa trên

kinh nghiệm và việc ứng dụng trong văn hoá và môi trường địa phương, đã có được

theo thời gian và van còn tiếp tục phát triển Tri thức này được sử dung dé duy trì

l3 Special system for the Collective Intellectual Property Rights of Indigenous Peoples, Law No.20 Panama,

https://www.fakongjian.com/int_doc/laws/20160602/1317/pa015en20160602131750.pdf, truy cập ngày 20/4/2022.

l4 Berkes, F 1993 Traditional ecological knowledge in perspective In Traditional Ecological Knowledge:

Concepts and Cases, J T Inglis (ed.) Ottawa: International Program on Traditional Ecological Knowledge and International Development Research Centre Pp 1-

Trang 24

cộng đồng và văn hoá của nó, đông thời gin giữ các nguôn gen cân thiết cho sự sốngcủa cộng đồng "1Š.

Trong khi đó tác giả lại cỗ gắng đưa ra một khái niệm bao quát hết các đặcđiểm cũng như các nhóm đối tượng cụ thé của TTTT: “Kiến thức môi trường truyềnthong là tong thể kiến thức và niềm tin được truyền qua truyền khẩu và quan sát trựctiếp Nó bao gồm một hệ thống phân loại, một tập hop các quan sát thực nghiệm vềmôi trường địa phương và một hệ thông tự quản quản lý việc sử dụng tài nguyên Cáckhía cạnh sinh thai gắn chặt với các khia cạnh xã hội và tinh than của hệ thong trithức Số lượng và chất lượng TTTT khác nhau giữa các thành viên trong cộng dong,tùy thuộc vào giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội, khả năng tri tuệ va nghề nghiệp (thợsăn, thủ lĩnh tinh thân, người chữa bệnh, v.v.) Với nguôn gốc vững chắc trong quảkhứ, TTTT vừa tích lũy vừa năng động, dựa trên kinh nghiệm của các thé hệ trước vathích ứng với những thay đổi mới về công nghệ và kinh tế xã hội của hiện tại "15

Từ các tài liệu chỉ dẫn của WIPO và pháp luật của các quốc gia cũng nhưnghiên cứu của các nhà khoa học có thể thấy khái niệm này hiện tại được hiểu ở hai

phạm vi rộng và hẹp khác nhau.

(i) Ở phạm vi rộng, TTTT được hiểu một cách khái quát nhất /à hệ thống tri thức

mà người dân ở một cộng đồng tích lũy và phát triển dựa trên kinh nghiệm, đã đượckiểm nghiệm qua thực tiễn và thường xuyên thay đổi để thích nghỉ với các môi trườngvăn hóa, xã hội TTTT ở đây được hiểu bao gồm là tri thức của cộng đồng được tích luỹ,truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác, không giới hạn các lĩnh vực của đời sống Nó

không chỉ dừng lại ở tri thức trong nông nghiệp, kỹ thuật, khoa học, y học, sinh thai

mà còn cả trong văn học nghệ thuật.

(ii) Ở một phạm vi hẹp, TTTT chi được đề cập đến là các kiến thức thu được từhoạt động trí tuệ trong bối cảnh truyền thống va bao gồm bí quyết, thực hành, kỹ năng

và đôi mới, bao gồm: kiến thức nông nghiệp; kiến thức khoa học; kiến thức công nghệ;kiến thức sinh thái học; kiến thức về y học, bao gồm các loại thuốc và phương thuốcliên quan; và kiến thức liên quan đến đa dạng sinh học, kiến thức về kỹ năng săn bắt

'S Hiebert, D., and K Van Rees 1998 Traditional Knowledge on Forestry Issues within the Prince Albert

Grand Council Draft Prince Albert, SK: Prince Albert Model Forest.

! Dutfield G., 2003, ‘Protecting Traditional Knowledge and Folklore: A review of progress in diplomacy and

policy formulation’.

Trang 25

động vật hoặc đánh bắt cá, kiến thức về quy trình di cư của động vật hoặc quản lýnguồn nước !” Ví dụ cho TTTT ở đây có thể nhắc đến như những người chữa bệnhtruyền thống của Thái Lan sử dụng cây plao-noi đề điều trị vết loét, hệ thống tưới tiêubên vững được duy trì thông qua các hệ thống nước truyền thống ở Oman và Yemen,người Cree và Inuit duy trì kiến thức độc đáo về các mô hình di cư theo mùa của cácloài cụ thé trong vùng Vinh Hudson Hiểu theo nghĩa này thì các hình thức biểu hiệnvăn hoá dân gian, văn học nghệ thuật dân gian sẽ không được bao gồm ở trong thuật

ngữ TTTT.

Một cách khái quát, tri thức truyền thống là toàn bộ hệ thống kiến thức màngười dân ở một cộng đồng tích luỹ và phát triển dựa trên kinh nghiệm, được kiểmnghiệm qua thực tiễn và thường xuyên thay đổi dé thích nghỉ với các đặc điểm văn hoá

và môi trường Tri thức truyền thống là tri thức của bất kỳ nhóm cộng đồng nào ở

nông thôn, thành thị, của người định cư hay người du cư, của người bản địa hay người

nhập cư, và có thé là tri thức của một bộ tộc người thiểu số Trong nhiều tài liệu, trithức truyền thống còn được gọi bằng những tên khác mang bản chất tương tự, như trithức cô truyền, kiến thức bản địa, kiến thức kỹ thuật bản địa

Từ những tìm hiểu pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia và quan điểm của cácnhà khoa học nói trên, nhóm tác giả rút ra một khái niệm về tri thức truyền thống nhưsau: tri thức truyền thong là hệ thong thông tin, kiến thức mà người dân ở một cộngdong tích lity và phát triển dựa trên kinh nghiệm, đã được kiểm nghiệm qua thựctiễn và thường xuyên thay đổi để thích nghỉ với các môi trường văn hóa, xã hội

Ngoài TTTT, còn có một số thuật ngữ khác cũng có những nét tương đồngthường được nhắc đến như "tri thức bản địa" (indigenous knowledge), "tri thức địaphương" (local knowledge) hoặc ở Việt Nam còn có thuật ngữ "gia truyền" Các trithức này đều có đặc điểm của tri thức truyền thống tuy nhiên khác nhau ở chủ thể sángtạo, với sự khác nhau về dân tộc, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của nơi sinh sống Đốivới tri thức bản địa, chủ thể sáng tạo ra tri thức là những tộc ít người thường sống hoàmình, gần gũi với thiên nhiên, sống dựa vào thiên nhiên, chính vì vậy họ có những trithức, thâu hiểu thiên nhiên rất riêng biệt Chủ thé sáng tao tri thức địa phương thi có

' Xem Báo cáo của WIPO về Nhiệm vụ tìm kiếm sự thật về Sở hữu trí tuệ và Tri thức truyền thống

(1998-1999), Nhu câu va Kỳ vọng về Sở hữu Trí tuệ Truyền thông, trang 25.

Trang 26

thé không phải là những tộc ít người, và điểm khác biệt cơ bản ở đây là yêu tô văn hoá,

vị trí địa lý, tự nhiên nơi sinh sống của những chủ thể đó tác động đến sự hình thành vàphát triển tri thức địa phương, tạo nên sự khác biệt hay có những tri thức đặc biệt mà

nơi khác không có được.

Chủ thê của tri thức gia truyền lại thường là cả một gia tộc có quan hệ huyếtthống với nhau, thực tế là một gia tộc có thê rất nhiều người nhưng không phải ngườinào cũng tham gia vào quá trình sáng tạo, do vậy có thể xác định được cụ thể ngườinào năm giữ tri thức, sáng tạo và phát triển tri thức, nhưng cũng không đơn giản đểxác định được chính xác người sáng tạo đầu tiên của tri thức Hơn nữa tri thức giatruyền thường được lưu giữ một cách cân thận, bảo mật, thậm chí có trường hợp chỉ cómột hai người năm được tri thức Do vậy mặc dù có tính chất tập thể trong sáng tạonhưng tri thức gia truyền thường không công khai, phô biến cho mọi thành viên tronggia tộc cũng như cộng đồng Tri thức gia truyền vì thế có thể coi là những bí quyết,hay cũng có thé là những sáng chế (không đăng ký bảo hộ) tuỳ từng trường hợp cụ thẻ

1.1.3 Đặc điểm của tri thức truyền thong

Mặc dù chưa có định nghĩa thống nhất và hoàn chỉnh, tuy nhiên tri thức truyềnthống đều được thừa nhận chung là tri thức có trong mọi lĩnh vực của đời sống và làsản phẩm trí tuệ của con người Trong phạm vi dé tài, tác giả sử dung và bàn đến thuậtngữ TTTT ở phạm vi rộng, đó là các sản phẩm của trí tuệ, tri thức ở trong mọi lĩnh vựccủa đời sống con người được thừa nhận, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ Mộtbài ca, một điệu múa, một kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi, hay cách nhận biết và sử dụngcây thuốc để chữa bệnh được coi là TTTT nếu có những đặc điểm sau:

Thứ nhát, TTTT được hình thành một cách đơn giản trên cơ sở quan sát và trảinghiệm trực tiếp trong quá trình lao động và sinh sống Những tri thức này hoàn toànkhác với tri thức thức hiện đại rằng quá trình phát hiện, tìm tòi ra không được dựa trêncác điều kiện, cơ sở vật chất hỗ trợ trong quá trình thực hiện nghiên cứu và phát triển,

vì thế những tri thức này được hình thành và hoàn thiện một cách thường xuyên vàliên tục Đặc điểm này thé hiện rất nhiều trong các tri thức về khoa học và kỹ thuật ganvới môi trường tự nhiên Chang hạn như ky thuật trồng lúa nước ở vùng cao, trước khi

có tri thức khoa học hiện đại, kỹ thuật canh tác đã được hình thành trên cơ sở kinh

nghiệm trực tiếp của những người dân bản địa Trong suốt quá trình đó, kỹ thuật canh

Trang 27

tác liên tục được phát triển, rút ra những kinh nghiệm, phát huy tối đa điểm ưu và hạnchế những điểm nhược, dần hoàn thiện dé có được hiệu quả cao nhất.

TTTT là những kiến thúc đúc kết một cách tự nhiên trong quá trình sinh sống,lao động, sản xuất và tồn tại của con người vì thế nên nó không giới hạn ở bat kỳ lĩnhvực công nghệ hoặc văn hoá nào Những thành quả trí tuệ tạo này hoặc có thể đượcsáng tạo ra chỉ dé nhăm thoả mãn ý chí của bản thân người sáng tạo, hoặc có thé tượngtrưng cho ước muốn của một thế hệ hoặc tín ngưỡng của một cộng đồng TT TT cũng

có thé là ý thức đáp ứng sự biến đổi của môi trường tự nhiên và xã hội

TTTT thường được lưu truyền là tri thức về lịch sử, tín ngưỡng, thâm mỹ, đạođức và tập quán của một nhóm người cụ thé Hiểu được sự tác động qua lại giữa cáckiến thức thực hành, lịch sử xã hội, nghệ thuật, và niềm tin tín ngưỡng sẽ tạo ra nên tảngphát triển sự hiểu biết của cộng đồng có tri thức cô truyền, tạo cơ sở cho sự bảo tồn, pháttriển và phổ biến tri thức TTTT là nguồn sáng tạo và sáng kiến phong phú và da dạng.Các hệ thống tri thức truyền thống là cơ sở thúc đây sáng tạo trong hầu hết các lĩnhvực công nghệ, từ thuốc cô truyền, nông nghiệp đến âm nhạc, kiểu dang, hội họa Cáckhía cạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ (bản quyền tác giả và sở hữu công nghiệp)thường không tách rời tri thức truyền thống, mặc dù trong nhiều trường hợp, ngườinăm giữ tri thức truyền thống không thể phân biệt “tính nghệ thuật” với “tính hữu ích”của chính những sản phẩm sáng tạo và sáng kiến của họ Do sự phong phú và đa dạngcủa nguồn tri thức truyền thống trên quy mô toàn cầu, ngày nay các TTTT thực sự trởthành một đối tượng tiềm năng cần được xem xét bảo hộ theo hệ thống SHTT

Thứ hai, TTTT được ghi nhận va lưu truyền chủ yếu thông qua con đường truyềnmiệng TTTT được lưu giữ băng trí nhớ của con người và được truyền miệng nhau từ

người này qua người khác, từ làng này qua làng khác, từ đời này qua đời khác Đây là

cơ chế sang tao, truyén ba va tiép nhận của TTTT Vi đặc điểm này mà tri thức truyềnthong vé su vat, hién tượng hay một sang tạo van học nghệ thuật dân gian có thể có nhiềubản ghi khác nhau, do trong quá trình lan truyền có sự sáng tạo, hoàn thiện tri thức vàcũng không có bản ghi nên tri thức có thể không được truyền đạt đầy đủ, chính xác Chính

vi vay, dé có thé lưu giữ được dài lâu ma không bi thất truyền, TTTT cần được thu thập,sưu tầm và ghi lại thành văn bản, hoặc ghi âm, chụp hình

Trang 28

Thứ ba, TTTT thường được sáng tạo và phát triển từ thế hệ này qua thế hệkhác, trong quá trình đó, nó có thể được thay đôi, phát triển liên tục, mỗi cá nhân đều

có quyền cải biên, thay déi theo trí nhớ cũng như nhu cầu sở thích, kinh nghiệm củachính bản thân mình Chăng hạn như một điệu múa có thê được truyền từ đời này quađời khác, trong quá trình đó, người ta cũng có nhiều sáng tạo, thay đổi, phát triển chođiệu múa đó, hoặc hình thành nên một điệu múa khác Hay như tri thức về kỹ thuậtcanh tác cũng có thê được phát triển qua nhiều thế hệ, với sự trải nghiệm từ đời nàyqua đời khác, kinh nghiệm sẽ được đúc kết, tri thức ngày càng được hoàn thiện hơn.Hoặc cách sử dụng một loại cây hay kết hợp nhiều loại cây, lá để tạo nên những bàithuốc chữa bệnh cũng thường được tìm tòi nghiên cứu qua nhiều thế hệ

Thứ tư, TTTT được sáng tạo tập thể, hay nói một cách khác thì chủ thể sang tạoTTTT không phải chỉ là một cá nhân duy nhất Những tri thức này thường được hìnhthành và phát triển trong thời gian dài, từ thế hệ này qua thế hệ khác có quan hệ gắn bóvới nhau Chủ thé tham gia vào quá trình sáng tao bao gồm rất nhiều người Chủ thésang tạo của TTTT vì thế thường khó xác định một cách cụ thể, chính xác Chăng hạntri thức về cây cỏ nhọ nồi, một loại cây có thé dùng làm thuốc chữa bệnh như chúng tabiết bây giờ, rất khó có thể xác định được tác dụng của cây cỏ nhọ nồi là do ai pháthiện ra, phát hiện từ bao giờ, ai sáng tạo ra cách thức sử dụng hiệu quả nhất Vì cây

cỏ nhọ nổi gần như có ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam, và không chỉ thế, nó còn có

ở các nước khác có điều kiện tự nhiên phù hợp Trong các trường hợp đều có thê thấyrang chủ thé cụ thé của tri thức truyền thống đều là những tập thé hay cộng đồng người

có thể xác định được, tuy nhiên khó có thé xác định được đích danh một người sángtạo Vì lí do đó mà TTTT mang tính tập thé, công cộng, thuộc về sở hữu cộng đồng,cộng đồng đó lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thé Vì là thuộc về sở hữucộng đồng nên TTTT thường được phổ biến rộng rãi, công khai trong cộng đồng sángtạo tri thức Những người thuộc cộng đồng đó đều thường được tự do tiếp cận, sử dụng

và hưởng lợi từ tri thức đó, không có sự che giấu hay giữ bí mật mà được lan truyềnrộng rãi Tuy nhiên, trước nguy cơ thường xuyên bị cộng đồng bên ngoài xâm hại vàgây ton thất về văn hoá do sự lạm dụng và sử dung trái phép tri thức truyền thống,cộng đồng bản địa thường tự xác lập quyền sở hữu để định đoạt hệ thống tri thức

truyền thông do chính tạo ra và có các biện pháp bảo vệ tích cực Việc gìn giữ các tri

Trang 29

thức đó được thê hiện bằng các nghĩa vụ bắt buộc theo tục lệ riêng của mỗi cộng đồng,bao gồm các trách nhiệm bảo tôn, trách nhiệm về văn hoá hoặc tin ngưỡng

Thứ năm, các tri thức này được tạo ra dựa trên các giá trị truyền thống Nghia làcác sản phẩm được sáng tạo, quy trình được áp dụng, các hình thức thể hiện văn hoádựa trên tri thức được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thường thuộc về hoặcgan liền với một nhóm người cụ thé hoặc vùng lãnh thé cụ thê nơi sinh sống của nhómngười, được phát triển thường xuyên để thích nghi với môi trường và điều kiện biếnđổi TTTT vì thé cũng thường mang nặng yếu tô dân tộc (tộc người), yếu tố địa lý, tựnhiên, nên có những loại tri thức chỉ có được ở những vùng nhất định, chỉ có thé donhững cộng đồng người nhất định sáng tạo Trong nghệ thuật dân gian, các bản dân cathé hiện rất rõ đặc điểm này Mỗi vùng, mỗi nơi, mỗi dân tộc lại có những bài ca rấtriêng của mình mà không thể lẫn đi đâu được Hoặc những người bản địa thường có trithức riêng của họ về một sự vật, hiện tượng thiên nhiên nào đó

TTTT là tri thức của bất kỳ nhóm cộng đồng nào ở nông thôn, thành thị, củangười định cư hay người du cư, của người bản địa hay người nhập cư, và có thê là trithức của một bộ tộc người thiểu số Trong nhiều tài liệu, tri thức truyền thống cònđược gọi băng những tên khác mang bản chất tương tự, như tri thức cổ truyền, kiếnthức bản địa, kiến thức kỹ thuật bản địa TTTT là yếu tố đã có từ lâu đời, được xem làmột yếu tố giúp phân biệt các cộng đồng dân cư với nhau Đối với vài cộng đồng, trithức truyền thống còn tiếp nhận các yếu tô cá nhân và yếu tô tâm linh, đồng thời phảnánh lợi ích của cả cộng đồng Nhiều cộng đồng dựa vào vốn TTTT này dé tồn tại vàphát triển

TTTT có mối liên hệ mật thiết với cộng đồng tạo ra tri thức tri thức đó Điều đóđược thể hiện ở chỗ tri thức truyền thống thường là một bộ phận trong cơ cau xã hội vàcuộc sông hàng ngày của cộng đồng, chứ không phải là một bộ phận tri thức tách biệtkhỏi văn hoá của cộng đồng Do việc tạo ra, gìn giữ và lưu truyền tri thức truyền thốngdựa trên các truyền thống văn hoá, nên tri thức truyền thống chủ yếu là hướng đến vănhoá hoặc bắt nguồn từ văn hoá, và đại diện cho văn hoá của cộng đồng bản địa Nóichung, tri thức truyền thống không được tao ra một cách hệ thông mà bởi sự giao tiếpgiữa cá nhân hoặc tập thể những người sáng tạo nhằm thích nghỉ với môi trường văn

hoá của họ Hơn nữa, TTTT, với vai trò đại diện cho các giá tri văn hoá, thường thuộc

về tập thể

Trang 30

TTTT mang tính truyền thống do bối cảnh tạo ra, gìn giữ và lưu truyền các trithức đó không thể tách rời với văn hoá và đặc tính của cộng đồng bản địa hoặc cáchthức bảo tồn và lưu truyền giữa các thế hệ Tính “truyền thống” của tri thức được thểhiện ở chỗ việc sáng tạo và sử dụng kiến thức này là một quá trình dựa trên truyền thốngvăn hoá của cộng đồng Tuy nhiên, tính truyền thống đó không có nghĩa kiến thức đó làlạc hậu hay bat biến, mà trái lại đó là loại kiến thức cập nhật hàng ngày, là kết quả củaquá trình kiểm định, thích nghi và sáng tạo, phản ánh sự đáp ứng của các cá nhân hoặccộng đồng với những thay đổi của môi trường xã hội xung quanh Vì vậy, thời điểm trithức truyền thống được sử dụng cũng chỉ mang tính hiện thời, còn sự tích luỹ, đúc rútkinh nghiệm, cải tiến, phát triển kiến thức đó qua nhiều thế hệ mới mang tính truyềnthống Bởi vậy, tri thức truyền thống cũng là một loại tri thức hiện đại.

Có thê thấy rằng những các đặc trưng trên có liên quan chặt chẽ với nhau tạo ranét riêng có của TTTT TTTT không có phải chỉ là những kiến thức có từ lâu đời mà

nó có thể hình thành ngay trong cuộc sống hiện đại, ngay trong giai đoạn hiện nay.Những đặc điểm nói trên là đặc trưng dé phân biệt tri thức truyền thống với tri thứckhoa học hiện dai, cho du tri thức hiện đại cũng có thể có một số đặc điểm vi dụ nhưtính tập thể trong hoạt động sáng tạo Tuy nhiên tập thé sang tao tri thức hiện daithường được xác định rất cụ thé, rõ ràng những thành viên tham gia vào quá trình đó.Tri thức khoa học hiện đại cũng có thê hình thành và phát triển trong thời gian rất dàinhưng chủ thể sáng tạo vẫn có thể xác định được rõ ràng Các hình thức ghi nhận tri

thức đương nhiên cũng là hiện đại vì vậy thông tin được lưu trữ mang tính chính xác,

đúng giá trị, không bị thay đổi lệch lạc so với nguyên gốc ban dau Và quan trong hon

là tri thức khoa học hiện đại được hình thành với sự hỗ trợ rất lớn của các trang thiết bịnghiên cứu và phát triển hiện đại, với nhiều loại thông tin, dit liệu đầu vào có thé đưa

ra những sáng tạo mới Trong nhiều nghiên cứu hiện đại, tri thức truyền thống cũngchính là một loại nguồn thông tin, dữ liệu đầu vào quan trọng và có giá tri

1.1.4 Các loại hình tri thức truyền thông (nhận dạng tri thức truyền thong)

Từ những tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của TTTT, có thể thay rang TTTT

có biểu hiện vô cùng đa dạng và phong phú, không bị giới hạn ở lĩnh vực nào, hìnhthức thê hiện nào Tuy nhiên, trong rất nhiều các hình thức biểu hiện thì có thé thay bahình thức biéu hiện hay còn gọi là yếu tố nồi bật nhất chính là tri thức y học cô truyền,

Trang 31

văn hóa dân gian và nguồn gen Đây chính là những tài sản văn hóa — kinh tế củangười dân bản địa, địa phương nói riêng và của một quốc gia nói chung Ba thành tốnày thường bện chặt vào nhau trong đời sống hàng ngày ở các cộng đồng Ví dụ, mộtbài thuốc chữa trị vết thương truyền thống có thé liên quan đến một cây thuốc được sửdụng theo một công thức lưu truyền qua nhiều thế hệ và dần dần trở thành một phầncủa nghi lễ văn hóa Vậy ta cần tìm hiểu như thé nào là tri thức y học truyền thống,văn hóa dân gian và nguồn gen Việc nhận dạng và phân biệt ba thành tố này là yếu tốquan trọng trong việc hướng đến và tiếp cận các cách thức bảo hộ phù hợp đối với trithức truyền thống nói chung.

(i) Văn học nghệ thuật dân gian

Văn hóa dân gian là một bộ phận không thê tách rời của nên văn hóa và là bảnsắc đặc trưng của cộng đồng bản địa, là biểu hiện của những kỹ năng và tri thức tuyệtvời của người dân ban dia, không những thé nó còn có giá trị lưu truyền và thé hiền

lòng tín ngưỡng của họ.

Văn hóa dân gian bao gồm như:

e Ngôn ngữ (như truyện dân gian);

e Nghệ thuật, biểu tượng, dau hiệu đặc trưng của dân tộc

e Âm nhạc (như các bài hát dân gian, âm nhạc truyền thống, kịch hoặc tuồng);

e Hoặc các dạng hữu hình khác (như các tác phẩm hội hoạ, điêu khắc, nghệthuật tạo hình, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ mây, may vá, vải vóc, thảm, trangphục, dụng cụ âm nhạc và các loại hình kiến trúc khác),

e Và các tài sản văn hóa vật thê khác

(ii) Kiến thức y học cô truyền

Kiến thức y học cô truyền hay còn gọi la tri thức y học truyền thống được thé hiệnrất đa dạng như lương thực và thực phâm, bài thuốc dân gian, bao tồn đa dạng sinh học &môi trường sống, các phương thức giao lưu thương mại và phát triển kinh tế

Trong đó, các bài thuốc y học cổ truyền dân tộc là những “nguồn tri thức cổtruyền” đã chứng tỏ công hiệu cao trong trị bệnh cứu người nhiều thế kỷ qua

(iii) Nguồn gen (Genetic resources):

“Các nguồn gien” được định nghĩa trong điều 2 của Công ước Da dang sinhhọc là “phần tử gien mang lại giá trị thực tế hoặc tiềm năng” Phần tử gien được coi là

Trang 32

bất kỳ loại vật chất nào của cây trồng, động vật, vi khuẩn hoặc từ bất kỳ loại vật thểnào chứa đựng chức năng di truyền.

Theo Luật Đa dạng sinh học ban hành năm 2008 của Chính phủ Việt Nam định

nghĩa răng: Nguồn gen là vật liệu di truyền có giá trị thực tế hay tiềm năng Và tri thứctruyền thống nguồn gen là kiến thức, các sáng kiến và thói quen của cộng đồng địaphương và bản địa kiên quan tới việc sử dụng, sỡ hữu, giá tri và chế biến bất ky nguồngen va tài nguyên sinh học hay bat kỳ bộ phận nao của chúng

1.2 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống

1.2.1 Khái niệm và đặc trưng bảo hộ quyên sở hữu trí tuệ đối với tri thứctruyền thong

Mặc dù mang nhiều điểm đặc trưng khác biệt, thì một điều cần phải khăng địnhđầu tiên rằng TTTT là tri thức của con người, là trí tuệ của con người, tích lũy đúc rútdần thông qua quá trình sinh sống, lao động, cải tạo thiên nhiên phục vụ cho conngười Chỉ có con người là loại động vật tiễn bộ, cao cấp nhất mới có thé tạo ra đượcTTTT như các loại tài sản trí tuệ khác Vì thế bảo hộ TTTT như một loại tài sản củacon người là một yêu cầu chính đáng và tất yếu Việc thiết lập chế độ bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ đối với các tri thức truyền thống là không phải bàn cãi, vẫn đề là sẽ bằng cơchế như thế nào

Trên cơ sở xác định TTTT là một đối tượng cũng cần được thiết lập chế độ bảo hộquyền SHTT như các đối tượng khác như bản quyền, sáng chế, giống cây trồng quyềnSHTT đối với TTTT cũng sẽ được xác định nội hàm như đối với các đối tượng khác

Về khái niệm “bdo hộ”, Hiệp định TRIPS đã đưa ra cách giải thích cho khái nệmnay theo nghĩa rất rộng tại Điều 3 và Điều 4 Hiệp định như sau: “Thudt ngữ bảo hộ phảibao gom cdc van dé anh huong dén kha năng dat được, việc dat được, phạm vi, việc duytri hiệu lực và việc thực thi các quyên SHTT cũng như các van dé ảnh huong đến việc sửdung quyên SHTT được quy định trong Hiệp định” Như vậy có thê thay Hiệp địnhTRIPS đã đưa ra khái niệm “bdo hộ” theo nghĩa rat rộng, không chỉ liên quan đến việcxác lập quyên, duy trì hiệu lực các quyền được bảo hộ mà còn là các biện pháp bảo đảmcho chủ sở hữu thực thi các quyền của mình trên thực tế Với cách hiểu như trên thì Hiệpđịnh TRIPS đã mang đến một sự thay đổi mới về khái niệm bảo hộ quyền SHTT nóichung va bảo hộ sáng chế nói riêng Trước đây, trong các DUQT về SHCN mà tiêu biểu

Trang 33

là Công ước Paris 1883 về Bảo hộ sở hữu công nghiệp, khái nệm “bdo hộ” được hiểutheo nghĩa hẹp hơn nhiều, chỉ bao gồm các vấn đề liên quan đến việc xác định đối tượngđược bảo hộ, các quy định về xác lập quyên, các quyền được cấp cho chủ thé, thời hạnbảo hộ còn hầu như không đề cập đến vấn đề thực thi quyền Hệ thống các biện phápthực thi được Hiệp định TRIPS xây dựng lên xuất phát từ quan điểm cho rằng nếu khôngchú trọng đến mặt thực thi thì việc bảo hộ quyền SHTT sẽ không mang lại hiệu quả nhưmong muốn và thiết lập hệ thong xác lập quyền và thực hiện quyền của các chủ thé cũngkhông may ý nghĩa.

Pháp luật Việt Nam hiện hành đương nhiên chưa có quy định về khái niệm bảo hộquyền SHTT đối với TTTT Luật SHTT quy định về bảo hộ quyên SHTT đối với các đốitượng của quyền SHCN là việc mà Nhà nước Việt Nam thừa nhận quyên SHTT của tôchức cá nhân đối với các đối tượng SHCN đó thông qua việc cấp Van bằng bảo hộ, duytrì và dam bảo duy trì quyên cho các chủ thể quyền trong giới hạn và phạm vi của vănbang bảo hộ đã được cấp và thực thi các quyên đó bằng các biện pháp cụ thé Bên cạnh

đó, đối với nhóm quyên tác giả, pháp luật ghi nhận bảo hộ quyền cho các tác phẩm vanhọc nghệ thuật dân gian cũng là một nhóm đối tượng thuộc TTTT, theo đó Tổ chức, cánhân có tác phâm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phâm vàchủ sở hữu quyền tác giả

Như vậy có thé rút ra rằng “bảo hộ quyên sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyềnthong” (hay nói ngắn gọn là "bảo hộ tri thức truyền thong") chính là việc Nhà nước bằngnhững quy định của pháp luật xác lập và thừa nhận quyền của các chủ thê đối với tri thứctruyền thống thông qua các cơ chế chung hoặc đặc thù, đảm bảo cho những quyền đãđược ghi nhận đó được thực thi trên thực tế

So với hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệđối với các đối tượng nói chung, việc xây dựng và thực thi pháp luật về bảo hộ quyềnSHTT đối với TTTT nói riêng có nhiều điểm đặc trưng khác biệt, điều này được quyđịnh xuất phát từ những đặc trưng của chính TTTT đã được trình bày và phân tích ởnhững nội dung trước Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với TTTT cũng giống nhưviệc bảo hộ các đối tượng của quyền SHTT khác là đều phải dựa trên các quy địnhcủa pháp luật Nhà nước cũng ban hành và cần thiết phải ban hành nhiều văn bản quyphạm pháp luật để điều chỉnh hành vi của con người trong lĩnh vực bảo hộ quyền

Trang 34

SHTT đối với TTTT Bên cạnh đó, việc xây dựng và thực thi pháp luật về bảo hộquyền SHTT đối với TTTT có những điểm đặc trưng nồi bật sau:

(i) Thứ nhất, thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với TTTT mang tính

xã hội rộng rãi hơn so với thực hiện pháp luật về QSHTT đối với các đối tượng khác

Như trên đã phân tích, chủ thể quyền của các đối tượng là TTTT thường mangtính xã hội rất phong phú: từ các thế hệ người dân, cộng đồng xã hội, nghệ nhân dângian, người thực hành đến những người sưu tầm, nghiên cứu

Việc thực hiện pháp luật về bảo hộ quyền SHTT đối với TTTT mang tính xãhội, nên việc bảo vệ quyền SHTT đối với TTTT đòi hỏi ý thức pháp luật của xã hộiphải cao hơn so với việc bảo vệ quyền SHTT đối với các đối tượng khác

(ii) Thứ hai, thực hiện pháp luật bảo hộ quyền SHTT đối với TTTT không

những đòi hỏi ý thức pháp luật của xã hội cao mà còn đòi hỏi tính tự giác và tính đạo

đức xã hội cao.

Trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ đối với TTTT, các xâm phạm rất dễ xảy ra

mà lại rất khó phát hiện được do tính chất vô hình của thứ tài sản đặc biệt này, cộngthêm với hình thức lưu giữ và phát triển loại hình này phần lớn được thông qua truyền

miệng, trí nhớ của con người Đặc biệt, khi có sự trợ giúp của kỹ thuật và công nghệ

hiện đại, tinh vi thì quyền SHTT đối với TTTT càng dễ bị xâm phạm Khi đó, hiệu qua

của việc thực hiện pháp luật bảo hộ quyền SHTT đối với TTTT phụ thuộc rấtnhiều vào công tác tuyên truyền phó biến và giáo dục pháp luật dé thay đôi nhận thức,

ý thức pháp luật của đối tượng, từ đó thay đổi hành vi và thực hiện nghiêm các quyđịnh của pháp luật một cách tự giác Đồng thời, tăng cường công tác bảo hộ của các cơquan nhà nước có thắm quyền đối với TTTT Một người nào đó khi khai thác, sử dungmột tac phâm của một người khác, mặc du biết rõ các quy định cua pháp luật về quyền

và nghĩa vụ của họ khi khai thác, sử dụng vẫn cỏ thê trốn tránh nghĩa vụ của mình đốivới chủ thé nam giữ quyền, nếu họ không tự giác Hơn nữa cũng có thé vi quá trìnhkhai thác, sử dung tác phâm đem lại cho họ nhiều lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế, họ

đã sẵn sàng, bat chap dao ly cố tinh không thực hiện nghĩa vụ cua minh, trở thànhngười thực hiện các hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với TTTT

Trang 35

(iii) Thứ ba, thực hiện pháp luật về quyền SHTT đối với TTTT khác với thựchiện pháp luật về quyền SHTT đối với các đối tượng khác xuất phát từ chính đặc điểmcủa các đối tượng bảo hộ.

Các nhóm đối tượng bảo hộ theo pháp luật về quyền SHTT đối với TTTT rấtnhạy cảm về chính trị, văn hoá, tâm lý xã hội, nên các chủ thể khi tham gia vào quátrình thực hiện pháp luật đòi hỏi phải có sự hiểu biết nhất định về các hình thức biểuhiện của TTTT Ví dụ một nhóm đối tượng của TTTT là các tác phẩm văn học nghệthuật dân gian (TPVHNTDG) rất phong phú về thê loại, rất đậm đặc về tính nguyênhợp, tính tập thé, tinh truyén miéng va tinh di ban nhu: Then cap sắc Tày, Then Thái,các hội thoát hồn như Nang Hai Tay, Nàng Quac Thái, các loại cúng cầu an, chữa bệnh

như Then, Mo, Tao, But (Put) cùa Thái, Tay, Nùng, Mường, Po Jâu Tây Nguyên,

Ajiac Kho Mc Nam Bộ, dién xướng sử thi thuộc nhóm phong tục, tập quan Cac thêloại ca dao, hò, ve, tục ngữ, thành ngữ, truyện kê, ngụ ngôn, truyện thơ, đồng dao,

truyện trạng, truyện cười thuộc nhóm ngữ văn, lý luận văn học nghệ thuật dân gian.

Ca nhac, múa, sân khấu, múa rối, trò diễn, trò chơi thuộc nhóm nghệ thuật biểu diễn;

Tranh, tượng, kién trúc, trang phục, trang trí, nghệ thuật ứng dụng thuộc nhóm nghệ

thuật tạo hình Làng nghề, âm thực dân gian, chữa bệnh bằng thảo dược thuộc nhómtri thức bàn địa Với các loại tác pham nêu trên, rat khó phân biệt đâu là dị bản, đâu làbản góc, ai là chủ sở hữu, phạm vi bảo hộ, hình thức bảo hộ của pháp luật ra sao? Vìvậy các chủ thé pháp luật sẽ gặp nhiều lung túng trong quá trình thực hiện pháp luật vềQSHTT đối với TPVHNTDG Đặc biệt, đối với cơ quan nhà nước, tô chức, cá nhân cóthâm quyền áp dụng pháp luật cần phải rất am hiểu về các loại hình TPVHNTDG mới

có thể tổ chức cho các chủ thê thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tìm đúngquy định pháp luật về quyền SHTT đổi với TPVHNTDG để ra các quyết định áp dụngpháp luật làm phát sinh, cham dứt hay thay đổi những quan hệ pháp luật về QSHTTđối với TPVHNTDG nhất định

Không chỉ có các TPVHNTDG , sự đa dạng, phong phú của các nhóm, loại

thuộc các hình thức biểu hiện như đã chỉ ra ở nội dung trước có thể dẫn đến việc làmcho các cơ quan, tô chức, cá nhân khó phát hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT đối

với TTTT Do đó, cơ quan nhà nước, tô chức hoặc cán bộ, công chức có thâm quyên

Trang 36

không kịp thời ra quyết định áp dụng pháp luật ngăn cắm, hoặc chấm dứt hành vi viphạm pháp luật, yêu cầu khắc phục hậu quả khi xảy ra sai phạm.

1.2.2 Vai trò của chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thứctruyền thong

Một trong những đặc trưng của TTTT là tri thức đó là thành quả của hoạt động

sáng tạo qua nhiều thế hệ, mặc dù dựa trên kinh nghiệm, kiểm định nhưng luôn đượcthay đôi dé thích nghi với môi trường bên ngoài nhằm hạn chế moi rủi ro có thể xảy ra.Tuy mục đích của việc tạo ra những TTTT không phải nhằm mục đích kinh doanh màchỉ nhằm phục vụ lợi ích của một nhóm cộng đồng cụ thé, nhưng trên thực tế rất nhiều

TT TT có giá trị thương mại to lớn, chăng hạn như các bài thuốc cô truyền, các sảnphẩm thủ công của các làng nghề truyền thống, các bí quyết gia truyền Chang hạn, ởViệt Nam, chỉ tính riêng trong lĩnh vực y học cô truyền, người ta đã tập hợp được39.381 bài thuốc cỗ truyền của 54 dân tộc trong nước, sản lượng xuất khâu dược liệu

cô truyền khoảng 10.000 tan/nim, đóng góp vào kim ngạch xuất khâu khoảng 10-20triệu USD/năm Tuy nhiên, đến nay có khoảng 80 loài cây thuốc quý hiém đang cónguy cơ bị tuyệt chủng, nhiều loài cây thuốc có giá trị mau chóng trở thành hàng hoá,

bị khai thác dẫn đến cạn kiệt Còn ở trên thế giới, riêng trong lĩnh vực thuốc côtruyền, thị phan thảo dược trên thế giới dựa trên tri thức truyền thống rất khổng 16.Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thuốc cô truyền vẫn còn phé biến ở một số nướcchâu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Pakistan Chắng hạn, ở Trung Quốc, cácthuốc cô truyền (đặc biệt là các chế phâm từ thảo mộc) chiếm 30% đến 50% tong sốthuốc được tiêu thụ Trên bình diện toàn cầu, khoảng 80% dân số dựa vào các hệ thống

y tế cô truyền, và khoảng 85% thuốc cé truyền liên quan đến việc sử dụng các sảnphẩm chiết xuất từ thực vat!® Mặc dù không thé đánh giá một cách đầy đủ và chínhxác giá trị to lớn của các tri thức truyền thống trong các lĩnh vực khác nhau, tuy nhiêntrên thực tế còn rất nhiều loại tri thức cô truyền khác đang ngày càng bị mai một danqua các thế hệ mà chưa được tập hợp lại, chưa được khai thác sử dụng, bảo vệ mộtcách hợp lý Bởi vậy, việc có hay không bảo hộ TTTT theo hệ thống bảo hộ sở hữu trí

'8 Viên Dược liệu năm (2000), Đề tài nghiên cứu khoa học “Bảo vệ tài nguyên di truyền cây thuốc Việt Nam”, trang 3.

9 Kamil Idris - Tông giám doc WIPO (2003), “Sở hữu trí tuệ, một công cụ mạnh đê phát triên kinh tê Tri thức truyền

thông”, Chương 7, EU, trang 77.

Trang 37

tuệ - một hệ thống được coi là công cụ có hiệu quả nhất hiện nay để bảo hộ các thànhquả sáng tạo - là vẫn đề cần được quan tâm nghiên cứu.

Vào tháng 11.1999, WIPO đã tô chức một Hội nghị về sở hữu trí tuệ và tri thứctruyền thống với sự tham dự của nhiều nước Thành viên và các đại biểu của Chính phủcác nước Canada, Guyana, Pe-ru, ấn Độ, Trung Quốc, Brazil, Mehicô, Tuy-ni-di,Indonesia và Hoa Kỳ, Ma-li và Ma-rốc Hầu hết các đại biểu đều khang định vai tròcủa TTTT đối với sự phát triển kinh tế, khoa học và nghệ thuật, và việc bảo hộ SHTTđối với loại hình tri thức cần được coi là một sách lược quan trọng nhăm bảo vệ vàphát triển nguồn lực tri thức tiềm tàng của cộng đồng, đồng thời tạo nền tảng thúc dayhoạt động sáng tạo và bảo ton tinh hoa văn hoá

Hệ thống tri thức cô truyền đang ngày càng được coi là một nguồn thông tinquan trọng và hữu ích dé thu được những bước phát triển mới Việc khai thác nguồnTTTT của địa phương có thé đem lại những lợi ích to lớn về môi trường, văn hoá vathương mại Xét trên bình điện quốc tế, nhiều nước phát triển và đang phát triển quantâm đến việc thi hành những điều ước quốc tế về bảo hộ những đối tượng sở hữu trítuệ hàm chứa tri thức, đặc biệt là Công ước về đa dạng sinh học năm 1992 (CBD) vàHiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ năm

1994 (Hiệp định TRIPS), trong đó có quy định về các tri thức liên quan đến việc sửdụng nguồn gen (truyền thống hoặc không truyền thống) được bảo hộ va phổ biến.Nham thừa nhận tầm quan trọng của TTTT trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững dadạng sinh học, Điều 8(j) Công ước CBD đã tuyên bố: “Môi Bên tham gia bằng mọicách có thé và phù hợp theo quy định của pháp luật quốc gia, phải bảo ton và duy trìtri thức, các sang tạo và kinh nghiệm thực tiễn của các cong dong ban dia va diaphương mang lỗi sống truyền thong theo cách thức phù hợp với việc bảo tôn và sửdụng bên vững da dang sinh học và thúc day việc áp dụng rộng rãi hơn với sự chophép và sự tham gia của những người nhằm giữ tri thức, sáng tạo và các kinh nghiệm

đó đồng thời khuyến khích việc chia sẻ công bằng lợi ích thu được từ việc khai thác trithức, sang tạo và các kinh nghiệm đó” Trong khuôn khô Tô chức Thương mại thé giới(WTO), sau các cuộc đàm phán vòng Uruguay, nhiều nước phát triển và đang pháttriển đã chấp nhận thực hiện những nghĩa vụ theo Hiệp định TRIPS dé thiết lập các

tiêu chuân bảo hộ cao đôi với các quyên sở hữu trí tuệ như là một công cụ phát triên tự

Trang 38

do thương mại Mục tiêu của Hiệp định TRIPS (Điều 7) cũng được hiểu bao hàm cảviệc bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ dựa trên tri thức truyền thống nhằmthúc đây việc cải tiến, chuyên giao và phổ biến công nghệ, góp phần đem lại lợi íchchung cho người tạo ra và người sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích xã hội

và lợi ích kinh tế, và tạo ra sự cân băng giữa quyền và nghĩa vụ Vấn đề hiện đangđược cộng đồng quốc tế quan tâm là đa dạng sinh học, và tri thức truyền thống liênquan đến việc sử dụng và bảo tồn là một trong những lợi thé so sánh của những nướcgiàu nguồn đa dạng sinh học, cho phép các nước đó hội nhập có hiệu quả với thịtrường toàn cầu và từ đó thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu Bởi vậy, việc bảo

hộ các TTTT ở quy mô quốc gia và quốc tế được coi là một công cụ có tiềm năngmạnh mẽ và hữu hiệu dé đây nhanh quá trình hội nhập của các nước, đặc biệt là nướcđang phát triển với nền kinh tế thế giới

Việc bảo hộ TTTT có thê đạt được bằng hai con đường chủ yeu do la: tu bao vébang các biện pháp bảo tồn, lưu truyền có chọn loc giữa các thé hệ trong cộng đồng truyềnthống theo các tục lệ riêng do chính cộng đồng đó đặt ra và bảo hộ theo các nguyên tacbảo hộ sở hữu trí tuệ hiện hành nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cộng đồng

người bản địa.

Trước hết, cần phải khăng định răng trong hầu hết các trường hợp, TTTT được tạo

ra không phải nhằm mục đích thương mại và không nhăm được khai thác thương mại theohình thức truyền thống Thực tế là, cần phải bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với TTTT vì nhữnghành vi khai thác thương mại bất hợp pháp đối với TTTT của các bên khác (những cánhân, cộng đồng không truyền thống khác) hơn là vì mong muốn thương mại hoá các trithức đó một cách tích cực từ phía những người nắm giữ tri thức đó

Sự bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với TTTT, trước hết, nhằm bảo hộ các quyền kinh

tế và quyền tỉnh thần của những người nắm giữ tri thức Cần lưu ý rằng bảo hộ sở hữutrí tuệ đối với TTTT không phải nhằm mục đích chính là thương mại hoá tri thức đó,

mà trong nhiều trường hợp, chỉ để nhằm bảo vệ quyên tinh than - là những quyềnkhông mang bản chất kinh tế - của người nắm giữ tri thức truyền thống (chăng hạn nhưquyền bảo đảm sự toàn vẹn của tác phẩm, quyền cắm người khác xuyên tạc, cắt xén,sửa đổi tác phẩm của minh ), và quyền ngăn cam người khác thương mại hoá tri thứccủa mình Lý do thứ hai của việc áp dụng chế độ bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với tri thức

Trang 39

truyền thống là nhằm tạo ra một hệ thống bảo hộ TTTT một cách rõ ràng, minh bạch,

và hiệu quả, làm tăng sự chắc chắn và ôn định về mặt pháp ly và mang lại lợi ích chokhông chỉ những người nắm giữ tri thức truyền thống, mà còn đối với toàn xã hội, baogồm các hãng, công ty, tập đoàn, các tô chức nghiên cứu là những đối tác tiềm năngnhững người nắm giữ tri thức truyền thống Việc khai thác thương mại các TTTT rõ ràng

là cũng sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho bản thân những người nắm giữ tri thức (thông quacác hợp đồng cho phép bên thứ ba khai thác TTTT và trả phí chuyền giao), và nguồn thunhập mà cộng đồng truyền thống có được việc cấp phép đó được sử dung dé phát triểncác hoạt động phúc lợi của cả cộng đồng Hơn nữa, sự bảo hộ SHTT đối với TTTT chophép các cộng đồng bản địa tham gia một cách hiệu quả hơn vao thị trường toàn cầu vatừng bước thoát khỏi cảnh đói nghèo và lệ thuộc, do đó được coi là một công cụ tiềm tàngtrong việc hội nhập nền kinh tế thế giới của những nước đang phát triển và kém phát triển

Tóm lại, bảo hộ quyền SHTT đối với các loại hình TTTT nhằm các mục đíchchủ yếu sau đây:

- Bảo vệ các cộng đồng bản địa chống lại việc bên thứ ba yêu cầu bảo hộ cácquyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng tri thức truyền thống do chính các cộng đồng đónăm giữ;

- Bảo hộ cho những người nắm giữ tri thức truyền thống chống lại việc bên thứ

ba bộc lộ hoặc khai thác trái phép, qua đó bảo vệ tri thức truyền thống và các sản phẩmthương mại liên quan tới tri thức truyền thống thuộc về người nắm giữ;

- Ngăn chặn các hành vi xâm hại về văn hoá hoặc sử dụng các tri thức truyềnthống của cộng đồng bản địa một cách không thích hợp;

- Cho phép và kiểm soát việc khai thác các hình thức thé hiện văn hoá liên quantới tri thức truyền thông của cộng đồng bản địa;

- Cho phép bên thứ ba sử dụng các sản phẩm thương mại thuộc các đối tượngtri thức truyền thong của cộng đồng bản địa

Tuy nhiên, hệ thống bảo hộ SHTT đối với TTTT, nói cách khác, hệ thống bảo

hộ độc quyền của những người nắm giữ TTTT, có thể làm nảy sinh những ảnh hưởngtiêu cực tới ban thân hệ thống TTTT Đó có thé là những ảnh hưởng tiêu cực chủ yếu

sau đây??:

20 WIPO (2004), Report on the Review of Existing Intellectual Property Protection of Traditional Knowledge,

trang 34.

Trang 40

- Hạn chế sự lưu truyền tri thức truyền thống theo tập quán trong phạm vi cộngđồng; làm giảm đặc tinh chia sẻ và bảo vệ mang tinh tập thể đối với tri thức truyềnthống, thay thế quan hệ chia sẻ cộng đồng bằng hình thức sở hữu cá nhân; phá vỡ các

hệ thống tri thức truyền thống hoặc gây tốn hại đến tinh chất thiêng liêng của tri thứctruyền thông:

- Tạo ra sự xung đột giữa các cộng đồng hoặc những người nắm giữ TTTT sở

hữu những tri thức trùng hoặc tương tự với nhau;

- Không coi trọng những giá trị về phong tục, tập quán, tín ngưỡng của trithức truyền thống; phá huỷ cấu trúc tập quán và xã hội dựa trên hoặc được xâydựngbởi tri thức truyền thống:

- Dẫn đến nguy cơ sử dụng không bên vững các nguồn gen liên quan tới trithức truyền thống: hạn chế bất hợp lý việc tiếp cận và khai thác tri thức truyềnthống hoặc các nguồn sinh học liên quan khiến cho việc bảo tồn tri thức truyền thống

học, văn học hoặc nghệ thuật Sở hữu trí tuệ nói chung được chia thành hai nhánh

chính: sở hữu công nghiệp và quyên tác giả (và các quyền kề cận) Như vậy, Điều 2Công ước này cho thấy, SHTT là một khái niệm rộng, không chỉ bao gồm các loại đốitượng SHTT đang tồn tại, mà mở rộng đến mọi thành quả từ hoạt động trí tuệ trong

các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật.

TTTT và các đối tượng SHTT đều là thành quả sáng tạo của một cá nhân hoặcmột nhóm người cụ thé thuộc một cộng đồng, và nhiều TTTT có giá trị thương mại to

Ngày đăng: 30/03/2024, 16:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w