1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lý luận, Lịch sử và phê bình điện ảnh - truyền hình: Vấn đề quyền lực trong vở kịch Macbeth của Shakespeare và hai bộ phim: Macbeth (2015), The tragedy of Macbeth (2021)

101 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề quyền lực trong vở kịch Macbeth của Shakespeare và hai bộ phim: Macbeth (2015), The tragedy of Macbeth (2021)
Tác giả Nguyen Diep Thuy Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyen Thuy Linh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận, Lịch sử và phê bình điện ảnh - truyền hình
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 27,55 MB

Nội dung

Van đề quyền lực thường có mặt trong các vở kịch của Shakespeare,những câu chuyện của thời đại và hệ thống nhân vật bộc lộ những vấn đề chính trị - xã hội, được thê hiện băng ngôn ngữ nh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN DIỆP THUY ANH

THE TRAGEDY OF MACBETH (2021)

LUAN VAN THAC Si

LI LUAN, LICH SU DIEN ANH, TRUYEN HINH

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN DIỆP THUY ANH

VAN DE QUYEN LUC TRONG VO KICH MACBETH

CUA SHAKESPEARE VA HAI BO PHIM: MACBETH (2015),

THE TRAGEDY OF MACBETH (2021)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LÍ LUẬN, LICH SỬ ĐIỆN ANH, TRUYEN HÌNH

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thùy Linh

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠNTôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giảng viên của Khoa Văn học —Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội đã hết lòng chỉ dạy và nhiệt

tình hỗ trợ tôi cũng như các thành viên của lớp trong 2 năm học vừa qua.

Đặc biệt, tôi xin cảm ơn giảng viên hướng dẫn - TS Nguyễn Thùy Linh,

người đã đồng hành tận tình cùng tôi trong hành trình thực hiện luận văn này.Tôi sẽ luôn nhớ và trân trọng những giờ thảo luận sôi nổi và đầy nhiệt huyếtcủa hai cô trò từ những ngày đầu thực hiện đề tài Tôi xin cảm ơn PGS.TS

Phạm Gia Lâm, vì những gợi ý tham khảo học thuật súc tích và xác đáng cua

thầy đã nhiều lần giúp tôi khỏi lạc lối Tôi cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đếnPGS.TS Hoàng Cẩm Giang và các giảng viên bộ môn Nghệ thuật học Giaiđoạn thực hiện luận văn khiến chúng tôi thêm thấm thía về những kiến thức đãđược tiếp nhận từ các thầy cô và những trao đổi cùng các bạn học trong lớp vanhững người đồng nghiệp, càng thêm cảm phục những người đã dành tình yêu

và sức lực cho bộ môn và con đường học thuật.

Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi cũng có những hoang mang về

năng lực bản thân và suy nghĩ trì hoãn May thay có được sự động viên từ các

thầy, cô, tôi xin được tạm kết lại hành trình nghiên cứu luận van nay tại đây,

dù cho còn nhiều thiếu sót.

2 năm học trôi qua cùng nhiều sự kiện bất ngờ xảy đến với tôi cũng nhưnhững người thân, các thầy, cô và những người bạn học Xin cảm ơn gia đình

và bạn bè cùng những người xung quanh, những ai đã hiểu và thông cảm chotôi có được điều kiện và không gian riêng tư dé thực hiện luận văn này.

Cảm ơn gia đình đã truyền lại cho tôi tình yêu nghệ thuật

Cảm ơn ông nội về chiếc máy ảnh đầu tiên trong đời.

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2023

Nguyễn Diệp Thùy Anh

Trang 4

MỤC LỤC

1 Lý do chọn đề tài s52 SE EEE12121521211 2111112111111 T1 cxee 3

2 Lich sử nghiên cứu vấn đề :- + s+Sx+xeEEeEEEEEEEEEEEErkerkerkerkee 5 2.1 Macbeth và hệ thống các phiên bản thông diễn -s- 5s: 5 2.2 Những nghiên cứu về quyên lực và vấn dé quyên lực trong liên hệ với

MCD 880000nnẺ8Ae 7

2.3 Những nghiên cứu về Macbeth và các mã huyền thoại, lịch su, văn

1.8 PP Ợ 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2-2 ++++£x+zxezxerxersees 10

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU -.- 5 5+ s+*+*£++ss++eexssexss 10

5 Phương pháp nghiÊn CỨU c2 11 E21 vn ng 10

6 Cấu trúc của luận văn 2222+22+c++t221221111111122222211111 tt crrree 11

CHUONG 1: VAN DE QUYEN LUC TRONG TUONG QUAN VOI

ĐẶC TRUNG LICH SU-VAN HOA CUA DOI TƯỢNG NGHIÊN CUU

¬— 12

1.1 Cơ sở lý thuYẾ 2-2-5252 < EE2EE2 1E 1EEEEEEE7171717111 1111 EErcre 12 1.1.1 Tự tưởng huyền thoại và moi quan hệ với liên văn bản 121.1.2 Thông diễn NOC eeseccescsscsssscesssvesssverssesesssesssvesssvsassvssesvseavsvsassvsseeesees 131.1.3 Kí hiệu và hiên kí hiệu dưới góc nhìn cầu trúc luận - 151.2 Thần thoại, truyền thuyết, và người anh hùng trong văn hoá Celts —

01340 T008 16

1.2.1 Than thoại và truyền thuyết trong văn hod Celts — Anglo-saxons 16

1.2.2 Người anh hùng trong văn hod Celts — Anglo-SaXOIS 18

1.3 Shakespeare và van đề quyên lực - + 2+scx+zs+xezxerssrsrxee 20

Trang 5

1.3.1 Shakespeare và sáng tác trong giai đoạn chuyển giao quyên lực 20

1.3.2 Van dé quyên lực và vương quyền ở góc nhìn lịch sử - văn hóa 23

1.3.3 Biểu tượng quyên luc, vuong quyên và người anh hùng 26

CHƯƠNG 2: SỰ HIỆN DIỆN CỦA QUYỀN LỰC TRONG PHIM: MACBETH (2015), THE TRAGEDY OF MACBETH (2021) 35

2.1 Quyên lực trong thiết chế xã hội và các tương tác tượng trưng 35

2.1.1 Hình tượng người anh hùng và cán cân quyển lực - 35

2.1.2 Quyển năng của những mâu thudn trên chiến trường 40

2.1.3 Quyên năng biểu hiện của tương tác trên bàn tiệc - 44

2.2 Hiện diện của quyền lực và quyền năng siêu nhiên 46

2.2.1 Quyên năng của nguyên bản và thé thân -©5c©ccsccsa 46 2.2.2 Sức mạnh của lời sắm truyền ¬ 51

2.2.3 Quyên lực của CONG COOL ÁC - sc- sskESkkskkseekrseeree 53 CHƯƠNG 3: VAN DE QUYEN LUC QUA NHỮNG BIEU ĐẠT NGHỆ THUẬTT 22222+22++222221111111112221212111 1112222000 12.2210 rrree 58 3.1 Quyền năng qua biểu đạt của kết cấu và liên tưởng liên văn bản 58

3.1.1 Kết cầu như là hành trình thé hiện ý niệm về quyên lực 58

3.1.2 Sức mạnh của những liên tưởng liên văn bản -. «<< + 65 3.2 Quyền lực trong hệ thống liên kí hiệu biéu đạt nghệ thuật 72

3.2.1 Quyên lực của những dấu hiệu tự nhiên và siêu nhiên - 72

3.2.2 Quyển năng của tính nghịch di và tính lãng MAN - 79 KET LUẬN - : 2222211112212221221111tttEE2.110 c1 rrree 89 TÀI LIEU THAM KHẢO -++2222222222222E22Etvcvvvrrtrrrrrrrrrre 92

Trang 6

1 Lý do chọn đề tàiWilliam Shakespeare là một nhà viết kịch thiên tài mà cuộc đời và sựnghiệp của ông còn nhiều bí ấn Dù cho sự tồn tại của ông như một nhân vật cóthật còn gây tranh cãi và các học giả cũng nhiều lần lên tiếng, sự thật là nhữngsáng tác gắn với tên tuổi của ông như Hamlet, King Lear, Othello, Romeo &Juliette đã trở nên kinh điển và là nguồn cội sống động cho những sáng tao

ở nhiều loại hình nghệ thuật.

Van đề quyền lực thường có mặt trong các vở kịch của Shakespeare,những câu chuyện của thời đại và hệ thống nhân vật bộc lộ những vấn đề chính trị - xã hội, được thê hiện băng ngôn ngữ nhuém màu lịch sử, mang tính hào hùng, bi tráng và ca hài hước châm biém hay thơ ca, nhưng cũng trong những câu chuyện và ngôn ngữ ấy đã thể hiện những ý tưởng nhân văn về bản chấtcon người, nỗi đau của con người Macbeth là một tác phẩm đậm đặc nhữngyếu tố ké trên, bởi thế vở kịch cho đến nay vẫn được trân trọng và thách thức

những người làm nghệ thuật tái tạo, khai phá nó.

Từ sự xuất hiện đầu tiên vào năm 1606, vở bi kịch Macbeth — cũng thường được biết đến dưới tên Bi kịch Scotland được Shakespeare phóng tác

với sử liệu từ Chronicles of England, Ireland & Scotland của sử gia Raphael

Holinshed [42] - đã chứng kiến hang trăm năm lịch sử thé giới và lịch sử củachính minh Dung lượng trên dưới hai giờ của vở bi kịch Macbeth với hệ thôngnhân vật có sức nặng tâm lý trở nên đặc biệt hấp dẫn và tiềm năng dưới con mắt của những người làm phim bởi văn bản kịch còn chừa nhiều chỗ trống cho tưởng tượng và sáng tạo Cho tới nay đã có ít nhất hàng chục phiên bản chuyênthé Macbeth trong nhiều loại hình loại thé, và cùng với lịch sử phát triển củanghệ thuật điện anh là các bản chuyên thé thành phim từ năm 1909 đến năm

2022 Những đại thụ của nghệ thuật điện ảnh từng thử qua bài toán khó này bao

gồm Orson Welles vào năm 1948 Roman Polanski thực hiện một phiên bannăm 1971, chỉ một thời gian rất ngắn sau vụ sát hại Sharon Tate làm rúng động

Trang 7

nước Mỹ, Akira Kurosawa cũng có trong tay Throne of Blood (1957), một trong những đỉnh cao mà ông được ghi nhận.

Qua việc nhìn nhận văn bản kịch, cũng như các phiên bản chuyền thể, làmột phan của một hệ thống những sáng tạo văn hóa — nghệ thuật có những kết

nối, phương chiếu, những biểu hiện đẳng cầu hay đối lập, chúng tôi lựa chọn hai

bộ phim: Macbeth (2015) của đạo diễn Justin Kurzel và The tragedy of Macbeth

(2021) của dao diễn Joel Coen làm đối tượng khảo sát.

Macbeth (2015) của đạo diễn Justin Kurzel được đón nhận ở liên hoan

phim Cannes với sự tham gia cua hai ngôi sao của dòng phim độc lập nhưng

cũng có trong tay nhiều vai diễn đình đám ở Hollywood: Marion Cortillard của

nước Pháp trong vai Lady Macbeth và Micheal Fassbender, diễn viên người

Đức — Ireland Phim được quay tại vùng dat Scotland với nhiều nét ân tàng củavăn hoa Celtic như có nghiên cứu văn hoá đã chỉ ra yêu tố này trong văn bankịch gốc Yếu tố này lân khuất trong cảnh quan của vùng dat Scotland sẵn cónét huyền bí Kết hợp với câu chuyện về những mắt mát diễn ra liên tiếp, nhữngtranh đấu nội tâm và thao túng của tính dục cùng những ảo ảnh mất trí của

Macbeth, tính bi trong phim mang mỹ cảm nên thơ của cảnh quan Cũng có

nhiều nhận xét cho rằng đây không phải một bản chuyên thé thành công, nhưng

Macbeth của William Shakespeare chưa bao giờ là một thách thức dé dàng

Thách thức này vẫn giữ nguyên độ khó khăn ngay với cả những tác gia

có nhiều năm tuổi nghề và có tên tuổi như Joel Coen Hai anh em nha Coen đã trở thành cái tên quen thuộc ở Hollywood Họ làm phim đa dạng, nhiều lần tiếpcận thể loại phim noir, hài đen và giật gân trong bối cảnh mang không khí miềnviễn Tây The Tragedy of Macbeth (2021) đánh dau lần đầu tiên Joel Coen thực

hiện một bộ phim mà không có em trai Ethan Coen chung tay góp sức Phiên

bản bởi Joel Coen được quay hoàn toàn đen trắng với bối cảnh dựng nhân tạo,mang tính thâm mỹ kiến trúc đối xứng và thiết kế hình khối thị giác mạnh mẽ.Joel tiếp nối trình độ nổi bật trong thâm mỹ hình ảnh như các phim trước từng

Trang 8

làm cùng Ethan, ông tăng thêm nồng độ của những thử nghiệm tuỳ hứng bêncạnh những tính toán rất chi li về dàn cảnh, ánh sáng, âm thanh, diễn xuất hìnhthể thể hiện một tham vọng sáng tạo rõ ràng Phiên bản của Joel Coen dé lạinhững gì sắc gọn và trực tiếp nhất cho Denzel Washington thể hiện mộtMacbeth đầy tham vọng, có sắc thái nam tính bá quyền và Frances Mcdormand,

một Lady Macbeth tự phụ và chuyên quyên Ông chuyền trọng tâm của những

đột phá sang các chỉ tiết tạo bất ngờ như cách thê hiện lời sắm truyền về rừngBirnam, hay diễn tiễn sự điên loan của Macbeth tất cả diễn ra trong nhịp điệuphim nhịp nhàng và cũng dồn dập đầy ám ảnh, đem lại cảm giác giật gân, kinh

SỢ.

Hai bộ phim có hai cặp nhân vật chính đều được thủ vai bởi những diễn viên tài danh, có sự đảo tạo bài bản trong môi trường đào tạo kịch nghệ cô điển;đều là các bản chuyên thé dựa trên văn ban kịch Macbeth được sản xuất trongbối cảnh đầu thế kỷ 21, mang hơi thở của thập kỷ gần gũi với chúng ta của hiệntại Những yếu tố này gợi lên cảm hứng khám phá, đối chiếu, so sánh và giải

mã những tương đồng, khác biệt khi nhìn nhận hai bản phim ở góc độ văn hóahọc và kí hiệu học văn hóa Đó là một số lý do có thể nêu ra, thúc giuc chúngtôi lựa chọn hai phiên ban phim này dé khảo sát

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1 Macbeth và hệ thông các phiên bản thông diễn

William Shakespeare's Macbeth on Film From Interpretation to

Revision của Oana-Celia Gheorghiu đã nghiên cứu về một số ban phim chuyềnthé tác phẩm Macbeth rất khác nhau, bao gồm: The Tragedy of Macbeth (1971,

USA/UK) của Roman Polanski, Macbeth (2006, Australia) cua Geoffrey Wright, Scotland PA (2001, USA) cua Billy Morrissette va Mickey B (2007,

Northern Ireland) của Tom Magill Cuốn sách tập trung vào những khuôn kháiniệm đưa ra bởi những nhà phê bình phân tâm học và nữ quyền, cũng như

Trang 9

những khám phá của các phiên bản điện ảnh trong việc thể hiện mối quan tâmvới các vẫn đề đương đại gây tranh cãi của đầu thế kỷ 21 [38].

Trong cuốn Adapting Macbeth: A cultural history, William C Carroll đãphân tích một loạt các phiên bản chuyên thé va sự phù hop của Macbeth trênnhiều phương tiện truyền thông khác nhau dé tìm hiểu xem điều gì đã khiếnnhững người làm nghệ thuật và giải trí có mong muốn tái trình hiện vở kịch[77] Tác giả cho rằng các bản chuyên thê cố gắng “cải thiện” hoặc “chỉnh sửa”những van đề chính trị hoặc thâm mỹ từng được gan với vở kịch, đồng thời theodõi mức độ nỗi tiếng và khả năng chuyền thé của Macbeth, từ đó rút ra một số đặc điểm như: thé hiện yếu tổ xã hội rõ nét, các yếu tố siêu nhiên, ngụ ngôn về

Sự nguy hiểm của tham vọng, bạo lực, câu chuyện nội tại của một cặp vợ chong.

Nghiên cứu nay chọn hướng phân chia các khả thé chuyên thé theo hai nhóm

dành cho giới tinh hoa và văn hoá đại chúng.

Có nhiều những nghiên cứu, giả thiết hoặc nghi van về việc các tác phẩm

của Shakespeare nói chung va Macbeth nói riêng đã tạo cảm hứng hoặc gây

ảnh hưởng cho những sáng tác văn hoá đại chúng sau này Nồi bật trong số đó

là những sản phẩm đại chúng có được phổ quan tâm rộng rãi, trở thành kiếnthức thường thức và niềm yêu thích của người tiêu thụ những sản phẩm văn hoá đại chúng, từ đó trở thành những mô-típ và “điển tích” được sử dụng trongđời sống hàng ngày để trao đổi, giao lưu, và hiểu về những ngữ cảnh đời sống

có tính chất tương tự như một tình tiết kịch tính hay mô-típ lay cảm hứng từ tácphẩm kinh điền

Don cử như trường hợp của bộ truyền hình Game of Thrones đượcchuyền thé từ bộ tiểu thuyết The Song of Ice and Fire của George R R Martin

Bộ truyền hình ké câu chuyện về cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa cácdòng họ, thành bang, cũng như cuộc chiến chống lại một lực lượng ma quỷ siêu

nhiên được sinh ra bởi chính nỗi sợ và lòng tham của loài người, được nhà

nghiên cứu Jeffrey R Wilson xem xét trong cuốn Shakespeare & Game of

Trang 10

Throne Trong nghiên cứu này ông cũng đề cập đến một loạt những yếu tố kíchthích, thúc đây những sáng tác và thực hành diễn xuất sân khấu thời Elizabeth

So với các sáng tao cho man ảnh của thế ky 21 Nhân vat nữ hoàng Cersei cũng

thường được so sánh với Lady Macbeth [49].

Một trường hợp khác với nhiều nét tương đồng với Macbeth là bộ truyềnhình House of Cards dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Michael Dobbs và loạtmini-series (những bộ truyền hình ngắn tập) cùng tên của BBC năm 1940, với

diễn viên Kevin Spacey và Robin Wright đóng vai một cặp đôi tương trợ nhau

với nhiều mưu mô, thủ đoạn trên con đường chiếm lĩnh quyền lực trong Nhà

Trắng Bộ truyền hình được chèo lái bởi một đạo diễn “auteur” — David Fincher

- cũng tạo ra nhiều ngạc nhiên vào buổi đầu ông đồng ý tham gia vào dự án Trong một khảo sát về những nét tương đồng của bộ truyền hình và vở kịch,Sydney Vollmer đã xem xét đến cả hệ thống nhân vật phụ, phong cách thé hiện

và mô típ hành động của nhân vật Tác giả so sánh các nhân vật trong phim

truyền hình với mẫu nhân vật vua Duncan, Macbeth, Lady Macbeth; xem xétkhía cạnh tham vọng và sự lũng đoạn quyền lực đến biến chất; cũng như nhữngcách thức chơi trò chơi chính trị với mưu đồ đen tối dé đạt được ghế Tổng thốngtrong thời kỳ hiện đại, phương chiếu với âm mưu ám sát đoạt vương vị trongcâu chuyện bối cảnh thời trung đại của Macbeth Nhân vật của Kevin Spacey —chính trị gia Underwood — cũng có những đối thoại trực tiếp mang tính dẫn dắt,thao túng với người xem được ví như cách nhân vật Macbeth được thể hiện

trong văn bản kịch.

2.2 Những nghiên cứu về quyền lực và vấn đề quyền lực trong liên

hệ với Macbeth

Van đề quyền lực đã được nhiều học giả trên thế giới dé tâm nghiên cứu.

Tác gia John C Turner trong bài báo Explaining the Nature of Power: A

Three-Process Theory đưa ra luận thuyết về ba quá trình, theo đó, sự hình thành nhóm

tâm lý tạo ra các ảnh hưởng, các ảnh hưởng đó tạo ra cơ sở cho quyên lực roi

Trang 11

quyên lực đó dẫn đến việc kiểm soát các nguồn lực Trong bai Ba hướng tiếpcận ký hiệu quyển lực, tác giả Sergey V Sannikov bàn về kha năng xây dựngphương pháp luận tiếp cận liên ngành về ký hiệu học biểu hiện quyên lực [71].

Trong The power of discourse and the discourse of power: pursuing peace

through discourse intervention, tac giả Michaek Karlberg phân tích diễn ngôn

quyền lực áp chế, làm rõ những yếu tổ thay thế diễn ngôn quyền lực, với mụcđích tìm kiếm những kha thé cho hoà bình và hoà giải, một trong những động

cơ trái ngược với những gì có thể tìm thấy trong nguồn cơn của vở bị kịchMacbeth [53] Từ góc độ kí hiệu học, trong ấn phẩm xuất bản bởi MIT Press, tác gia Richard J Franke có bài báo tựa đề The Power of the Humanities & a Challenge to Humanists, trong đó nhận định rằng DNA của một nền văn hoá được

mã hoá trong từng nét cọ của người hoạ sĩ, trong từng ý tứ thơ ca và trong mỗi

ngôn từ nói lên ý niệm [34] Nghiên cứu cua Keir Elam, ‘Understand Me by My

Signs’: On Shakespeare's Semiotics xuất ban năm 1985 [32] lập luận rằng kýhiệu học không chỉ được dùng khi nghiên cứu về Shakespeare, mà bản thân nhàsoạn kịch đã thé hiện cảm nhận tinh vi về ý nghĩa của các dấu hiệu — với khẳngđịnh về văn hoá chuyền giao Elizabeth - Jacobean thời ông sống khá ám ảnhvới ban chất và thực hành của ý nghĩa, bang cả lời nói và hình anh Ông cũng gợi ý một số khác biệt giữa cách thức sử dụng các ký hiệu trong các thể loạikhác nhau trong Ký hiệu hoc cua kịch và sân khấu [31]

Nghiên cứu sinh Shevane Sonthar Lingam tìm hiểu về Sy thém khátquyên lực và chất nam tính trong Macbeth cua William Shakespeare, trong đómong muốn làm rõ sự lạm dụng quyền lực giữa các nhân vật trong Macbeth vìkhao khát quyền lực và lý giải những nguyên do khát khao của Lady Macbeth[59]; hay nghiên cứu của Cristina Leon Alfar về Van dé giới của Lady Macbeth[21] Vấn đề giới và tình dục trong Macbeth được William T Liston nghiên cứu

trong "Male and Female Created He Them": Sex and Gender in "Macbeth", trong

đó xem xét, đôi chiêu tan suat xuât hiện của các miêu ta về hai giới cũng như những

Trang 12

diễn ngôn thách thức về mặt tính dục trong quá trình mưu sát đoạt vương vị Nghiêncứu cho rằng những thể hiện trong văn bản có hàm ý xác định con người như những

sinh vật tuân theo khuôn mẫu tính dục một cách tự nhiên, và một khi bước ra khỏi

vai trò giới đã được định hình của mình thì họ cũng mất đi tính người [60] Dựavào lý thuyết diễn ngôn của Foucault, hai nhà nghiên cứu Steffi Mac va PareshJoshi đã viết bài báo khoa học Depiction of Personal Power through Language

in William Shakespeare's Macbeth, phân tích van dé quyền lực và diễn ngônquyền lực trong tác phâm Macbeth [63]

Trong Recent Studies in Elizabethan and Jacobean Drama, Jill L Levenson đã

tổng kết một số nghiên cứu so sánh về văn hoc chuyển giao giữa thời ky

Elizabethan và Jacobean, đặc biệt trong đó có nghiên cứu của Leonard

Tennenhouse, Power on display: The politics of Shakespeare's genres, về van

dé quyén lực biểu hiện ở các sáng tác của Shakespeare trong tương quan ảnh hưởngcủa các văn bản và vấn đề chính trị-xã hội đương thoi [75].

2.3 Những nghiên cứu về Macbeth và các mã huyền thoại, lich sử,

văn hóa

Trong phân tích ngắn Getting A Head In A Warrior Culture:

Shakespeare's Macbeth and the Problem of Identity, Lynne M Robertson da

đối đáp với những nhận định về tính định danh của hình anh người anh hùngtrong Macbeth, và một số vở kịch khác có nhân vật chiến binh trong hệ thống

bi kịch của Shakespeare, trong liên hệ với văn hóa chiến binh các thời đại [61].

Ở một nghiên cứu sâu hơn, Allen Jacoway Gill đã tìm hiểu kĩ về nguồn gốcchiến binh của nhân vat Macbeth, dé làm rõ những hành động va động cơ của

nhân vật trong The Military Figure as Tragic Hero: Understanding the Actions

of Macbeth [39].

Nhà nghiên cứu M Gleeson trong bai nghiên cứu Celtic undertones in

Macbeth đã tập trung tim hiểu những dấu vết của vùng văn hóa Celtic cổ xưa

hiện diện trong văn bản kịch; "Mortal Thoughts" and Magical Thinking in

Trang 13

"Macbeth” của Marina Favila đưa ra nhận định về biểu trưng của những thé giới

khác nhau, những dong thời gian-không gian khác nhau trong Macbeth, dựa trên giải mã ngôn ngữ văn bản kịch [62] David L Kranz đã nghiên cứu những kí hiệu ngôn ngữ siêu nhiên trong The Sounds of Supernatural Soliciting in "Macbeth", làm rõ những thúc giục va động lực thông qua ngôn ngữ va ngữ nghĩa trong van bản kịch [56].

G W Williams nhận định về ảnh hưởng của Vua James trong Macbeth tại

“Macbeth”: King James 's Play [79], trong khi Jane H Jack nghiên cứu mối liên

hệ giữa Vua James, Macbeth và Kinh thánh trong MacBeth, King James, and the Bible [46].

Qua đó, với những nỗ lực tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, chúng tôi chưaphát hiện công trình nào nghiên cứu hệ thống về vấn đề quyền lực trong vănbản kịch Macbeth và hai bản phim chuyền thé đã nêu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứuLuận văn nghiên cứu van đề quyền lực trong văn bản vở kịch Macbethcủa Shakespeare và hai bộ phim chuyên thể.

Trong luận văn này, chúng tôi khảo sát các tác phẩm: vở kịch Macbeth

của Shakespeare, phim Macbeth (2015) - đạo diễn Justin Kurzel và phim Thetragedy of Macbeth (2021) - đạo diễn Joel Coen

4 Muc dich va nhiém vu nghién ciru

Đề tài tim hiểu van dé quyén lực được thé hiện trong văn bản kịch và hai bản phim điện ảnh, bằng phương pháp tiếp cận văn hoá học dé giải mã những giá trị nghệ thuật và nhân văn được thể hiện qua góc nhìn của nghệ thuật điện

ảnh, dựa trên cơ sở ký hiệu học và liên ký hiệu học Thông qua đó so sánh và

làm sáng rõ giá trị của một tác phâm kinh điển — qua phong cách sáng tác va

nghiệp vụ đạo diễn với góc nhìn văn hoá, xã hội và sáng tạo nghệ thuật khácbiệt - được thông diễn từ văn bản kịch sang nghệ thuật điện ảnh

5 Phương pháp nghiên cứu

10

Trang 14

Đề thực hiện luận văn, chúng tôi dựa trên phương pháp tiếp cận văn hóahọc, kí hiệu học, kết hợp với lý thuyết thông diễn học.

Về các thao tác khoa học, chúng tôi vận dụng các thao tác như phân tích,

so sánh, thông kê, phân loại, tổng hợp

6 Cấu trúc của luận vănNgoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được triển khai thành ba

chương:

Chương 1: Van đề quyên lực trong tương quan với đặc trưng văn hóa —lịch sử của đối tượng nghiên cứu

Chương 2: Sự hiện diện của quyên lực trong hai bản phim: Macbeth

(2015), The tragedy of Macbeth (2021)

Chương 3: Van dé quyên lực qua những biéu dat nghệ thuật

11

Trang 15

CHUONG 1: VAN DE QUYEN LUC TRONG TƯƠNG QUAN VỚI

ĐẶC TRUNG LICH SU-VAN HOA CUA DOI TƯỢNG NGHIÊN CUU

1.1 Cơ sở lý thuyết1.1.1 Tw tưởng huyền thoại và mối quan hệ với liên văn bảnKhi tiếp cận với đối tượng nghiên cứu và cô găng truy hồi gốc tích củavăn ban Macbeth, chúng tôi nhận thấy đối tượng nghiên cứu hiện hữu như một

số thành tố của một hệ thong mạng lưới các liên văn ban (inter-textuality) đượccau thành bởi rất nhiều các văn bản ở các thé loại (genre), định dạng và hìnhthức (form) khác nhau Hiện thực này cho thấy sự hiện hữu của tính huyền thoại trong các văn bản khi so sánh chúng với nhau và khi so sánh với một số văn bản ghi chép mang tính chính thống được ghi nhận như sử liệu của Holinshed

[42].

Tính huyền thoại của một hay một số các văn ban trong hệ thống liênvăn bản được thé hiện ở những chi tiết khó kiểm chứng và sự thiếu vắng củachất hiện thực, hoặc xuất hiện ở những yếu tố kì ảo và ở những mã huyền thoạixuất hiện trong văn bản Sự thiếu vắng này biểu hiện ở những chi tiết “khôngđược thuật lại một cách đồng nhất” ở các văn bản khác nhau trong hệ thống liênvăn bản, một yếu tố vừa đặc trưng trong huyền thoại, vừa đặc trưng trong tínhliên văn bản Từ đó, chúng tôi nhận định, việc xem xét và nghiên cứu đối tượngtheo phương pháp nghiên cứu huyền thoại là lựa chọn hợp lý dé bóc tách van

đề thông diễn và giải mã liên kí hiệu.

Trong quá trình tìm hiểu, phương pháp nghiên cứu huyền thoại dựa vào cau trúc luận của Lévi-Strauss [58] khiến chúng tôi chú ý và lựa chọn khai tháccác nguồn sử liệu, tư liệu và phim liệu bởi một số lý do Thứ nhất, phương pháplưu tâm đến tất cả những di bản (variantes) khi phân tích co cau một huyềnthoại Điều này phù hợp với mối quan tâm của chúng tôi trong việc thu thậpcác phiên bản thông diễn, cũng như những biểu dat đa phương tiện và kết cấu;

và vấn đề liên kí hiệu chuyền dịch giữa liên văn bản Thứ hai, phương pháp này

12

Trang 16

giúp chúng tôi “tránh được một khó khăn thường cản trở công cuộc nghiên cứu

huyền thoại: đó là việc tìm ra cho được nguyên bản, chính bản ” [14, tr 124],

từ đó chúng tôi có thêm không gian để khai phá các tiềm năng và giá trị của kíhiệu học văn hóa xuất hiện trong hệ thống liên văn bản, mà có thể bỏ qua bănkhoăn về sự phân cấp giá trị của các nền văn hóa khác nhau, vì những chỉ tiếtxuất hiện nhờ ân tàng văn hóa khác nhau “không làm hỏng cơ cấu huyền thoạiđược phân tích mà trái lại vẫn tham dự vào huyền thoại” [14, tr 124] Việc thuthập càng nhiều các phiên bản (hay thogi — version) của huyền thoại đượckhuyến khích trong phương pháp này Cũng nhờ thế chúng tôi có tò mò tìmhiểu về việc so sánh hệ thong nhan vat va su kién trong cac ban khac nhau, datchồng lên và song song với hệ thống được quy ước của một số kết cấu.

1.1.2 Thông diễn học

Chúng tôi nhận thấy Vấn đề “thông diễn” vốn đã xuất diện những dấuhiệu của nó trong chính những tình huống kịch của Macbeth - từ bản kịch gốccho tới các bản phim chuyền thê Diễn tiễn kịch được phát triển, mở rộng từ sựthông diễn những lời phán của các phù thuỷ, sự thông diễn các đối thoại và diễngiải, phản ứng của các nhân vật với các tình huống Vấn đề thông diễn cũngđược thể hiện qua những lựa chọn của đạo diễn trên khía cạnh phong cách phim,bao gồm việc lựa chọn diễn viên, bối cảnh, xử lý dàn cảnh vv

“Từ ngữ hermeneutics tự nó đã bao gồm khá nhiều ý nghĩa mà chínhngười Hy lap cũng không hoàn toàn nắm vững Theo định nghĩa thông thường,động từ herméneuein thường được hiểu một cách chung như là hành độngchuyền nghĩa (to interpret), trong khi danh từ hermèneia bao gồm sự chuyền ý,

sự thay đổi ý nghĩa hay là sự giải nghĩa (interpretation) Lối hiểu thường thaynày thực ra chưa lột được hết ý nghĩa của hermeneutics.” [15]

Vi tinh đa điện và sâu rộng của lý thuyết Thông diễn, chúng tôi xác địnhtiếp cận Thông diễn học ở khía cạnh khiêm tốn so với định nghĩa phong phúcủa lý thuyết này: dựa vào Vòng théng diễn [15] mà Friedrich Ast (1778-1841)

13

Trang 17

đã khám pha ra, va Lich sử tinh [15] ma Wilhelm Dilthey (1833—1911) đã tổng

hợp.

Như Lévi-Strauss đã nhận định: “ma thuật (được hiểu như những gì đãđược an bài) cũng vẫn biểu hiện một lòng tin nơi một khoa học còn mới phôithai”, và ma thuật cũng “giải quyết được một van đề khó khăn đặt ra cho trí óc con người: đó là van đề hệ thong hóa những dit kiện khả xúc (la systématisation

au niveau des données sensibles) [ 14, tr 97] Nhìn vào mô hình Vòng thông

diễn được phát triển bởi Alvesson và Sköldberg dưới đây, có thê thấy được mối quan hệ không thé tách rời giữa bộ phận và toàn thé trong sự hiểu và thông diễn Trong đó, sự tién-hiéu (pre-understanding) có lẽ gan voi nhan dinh cua Lévi-Strauss về động lực thông diễn va sự hiểu xuất phát một cách có chủ đích

từ tổng hòa của cảm xúc và suy nghĩ Chúng tôi cho răng đây là lý thuyết mẫuchốt cho động lực nghiên cứu và nỗ lực khoanh vùng phạm vi các lý thuyếtnghiên cứu của chúng tôi trong đề tài này: khi tự nhận định năng lực nghiên

cứu có hạn đứng trước một khu vực nghiên cứu quá giàu có và rộng lớn [22, tr.

407].

gs

Pattern of interpretation Sub-interpretation

Mẫu thông dịch Tiềm - thông dịch

Whole

⁄ Toàn thể

Preunder- standing standing

Under-Tién - hiéu Hiéu

\ Part

Text Bộ phận DialogueVăn bản b Hội thoại

Hình 1.1: Vòng thông diễn (Alvesson và Sköldberg, 2009)

14

Trang 18

Về Lịch sử tính, nhà nghiên cứu Trần Văn Đoàn đã nhận định: “Đối với Dilthey,

lich sử tính (Geschichtlichkeit / historicality) mang ba ý nghĩa: Con người nhận

ra mình không phải qua hành vi phản tư về chính mình, nhưng vào lúc ý thứcđược minh trong quá trình ngoại hóa đi vào trong thé giới [ ] Thứ tới, chính

vì con người luôn biến đồi, nên hắn không bao giờ “hoàn tat.” Lối diễn tả conngười như là một cái chỉ cố định, gan vào vách dé mọi người chiêm ngắm, làmột sự hiểu lầm một cách tai hại về bản chất con người Vậy nên, con người làcái mà tự hắn không thê định đoạt Chính lịch sử, chính sự tham dự của hắn vàoquá trình lịch sử, chính sự ý thức về lịch sử của mình khiến con người đã cùng lúc ý thức được vai trò của mình trong việc tạo lịch sử của mình [ | Chấp nhận lịch sử tính của con người, tức là chấp nhận được sự liên kết mật thiết

giữa con người và lich sử.” [15]

1.1.3 Ki hiệu và liên kí hiệu dưới góc nhìn cầu trúc luận

Sự ra đời của ngành nghiên cứu kí hiệu học có liên quan mật thiết vớicấu trúc luận và ngôn ngữ học, với lý thuyết cau trúc luận được sáng lập bởiFerdinand de Saussure Mô hình co bản của kí hiệu như “cái biểu đạt” và “cáiđược biéu dat” đã được nhiều nhà khoa học vận dụng và phát triển cho đến

ngày nay.

Charles Sander Peirce (1839-1914) đưa ra luận điểm: “Chăng có cái gì

là ký hiệu nếu nó không được diễn giải như là ký hiệu.” [12], nhân mạnh vào

chức năng chứa đựng và tái tạo ý nghĩa của kí hiệu Tính xã hội của những kí

hiệu mang nghĩa trong giao tiếp cũng được đề cập trong mối liên hệ với quanniệm “liên chủ thể” của Bakhtin và “liên văn bản” (intertextuality) được xáclập bởi Julia Kristeva trong nghiên cứu của Lê Huy Bắc [12, tr 138] Ong đồng

tình với luận điểm của Peirce khi cho rằng: “Nghĩa của cô mẫu, biểu tượng,

hình tượng, hay của mọi loại ký hiệu khác chính là sự quy chiếu của nó đến

đôi tượng khác ngoài nó.”

15

Trang 19

Nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc cũng nhận định: “phương tiện của giao tiếp

là ký hiệu, mà đã là kí hiệu thì luôn được mã hóa và giải mã.” Ông cũng đề xuất

xu hướng khai thác và giải mã kí hiệu trong tác phâm văn chương như sau:

“Với những trò chơi nghệ thuật ngôn từ nghiêm cân, thì bất cứ một khía cạnhhình thức nào của văn bản cũng đều là một biểu hiện của trò chơi mang quy ước đặc thù, đòi hỏi sự giải mã dé tiếp cận ý nghĩa kí hiệu Từ đó, các khía cạnh

tự sự như người kể, giọng điệu, không gian, thời gian tác phẩm đều được

xem là những ký hiệu trong trò chơi sáng tạo, ” [12, tr 244] Dựa vào đó,

chúng tôi tiếp cận vấn đề nghiên cứu kí hiệu và liên kí hiệu như một trò chơinghệ thuật ngôn từ dé từ đó tìm kiếm những chìa khóa giải mã cho biéu dat

nghệ thuật.

Những cơ sở lí thuyết nêu trên đã dẫn đường cho chúng tôi đến tìm hiểuvan đề liên văn ban và liên văn hóa (interculturality) thông qua nghiên cứu của

A Ja Gurévich, Mikhail Bakhtin, Pierre Bourdieu; tìm hiéu van dé ki hiéu, lién

kí hiệu va biểu tượng qua các nghiên cứu của Jean Chevalie, Alain Gheerbrant,

Ju Lotman va Carl Gustav Jung; tìm hiểu hình tượng người anh hùng và hành

trình của người anh hùng trong các nghiên cứu của Joseph Campbell và Carl

Gustav Jung; tìm hiểu về các mã huyền thoại và văn hóa qua các luận điểm của

Roland Barthes và Ju Lotman

1.2 Thần thoại, truyền thuyết, và người anh hùng trong văn hoá

Celts — Anglo-saxons

1.2.1 Than thoại và truyền thuyết trong van hoá Celts — Anglo-saxonsXuất phát từ những huyền thoại truyền miệng va sau đó là các dang thivăn trong các nền văn hóa khác nhau, những thần thoại và truyền thuyết luôn

là một bộ phận quan trọng phản chiếu những mảng miếng và màu sắc của mộtvùng văn hóa “Celts” là tên mà các học giả đặt cho một vùng văn hóa xuất phát

từ những tộc người từ thế kỷ 13 trước Công Nguyên (TCN) ở trung tâm châu

16

Trang 20

Âu cô đại Vùng văn hóa này trải dai từ biển Den cho tới vùng vịnh của biểnDai Tây Duong, từ thời kỳ đồ đồng, với tục lệ hỏa táng Di chỉ khảo cô hiếmhoi cho thấy kỹ thuật rèn vũ khí bằng sắt điêu luyện, cùng tinh thần chiến binh

và kỹ năng của ky binh từ những năm 700 TCN đã giúp cho người Celts thống

lĩnh khu vực và giao thương với người Hy Lạp Một trong những giai đoạn phat

triển nổi bật của vùng văn hóa này là vào thế ky thứ 5 TCN, ghi dau đặc trưngnghệ thuật tạo hình của họ với những đường cong đặc trưng mang tính thâm

mỹ cao Có thé nhận ra đặc điểm này đã tạo cảm hứng cho phong cách tạo hình của một số bộ phim, trong đó điển hình là bộ phim hoạt hình The secret of Kells (2009), câu chuyện dựa trên cuốn sách Book of Kells, một tac phẩm cho thấy liên kết chặt chẽ của vùng văn hóa này với yếu tô thần thoại và đức tin tôn giáo.

Là một nền văn hóa của những chiến binh mở mang bờ cõi, thậm chí từng làmỗi de doa dé chế người Roman giỏi chỉnh chiến, người Celts cũng coi trọngthơ ca và âm nhạc, cũng mang những đặc điểm trọng nông nghiệp và đề cao vịtrí cũng như sức ảnh hưởng của người phụ nữ Không khó dé bắt gặp nhữnghình tượng phụ nữ ấn tượng trong những truyền thuyết của người Celts bởi họ

là một phần không thể thiếu Họ vốn được hiện diện ở vị trí thần thánh, dướihình ảnh bộ ba quyền lực, là những vi thần có tính cách mạnh mẽ hay nhữngmẫu nhân vật phụ nữ đầy tham vọng hay khao khát, không khác gì những mẫunhân vật nam đối trọng: Medb nữ hoàng chiến binh, nữ thần ngựa Macha haythần chiến tranh khát máu Morrigan Nét văn hóa này phan nao đã phóngchiếu trên nhân vật lady Macbeth, tuy răng một số giá trị đã được thông diễnkhác đi hay trở nên có phân tiêu cực ở một điểm nhìn văn hóa khác, nơi vai trò

của người phụ nữ trong xã hội ít được công nhận hơn.

Trong văn hoa Celts cô xưa, những nhà thơ và người kể chuyện được coitrọng trong buổi đầu của nền văn hoá khi chưa có chữ viết Những giá trị vàtruyền thống nghi lễ tôn giáo, bùa chú hộ mệnh của gia đình, cộng đồng xã hội,những truyền thuyết và trí tuệ tích luỹ được do đó đều phải nhờ vào truyền

17

Trang 21

miệng từ đời này sang đời khác Với đặc điểm của thời đại văn hóa ít tồn tạichữ viết, văn hóa Celts cô đại phần nhiều được ké lại dưới ngòi bút của chính

những kẻ thù của họ: chỉ tới khi có những sự va chạm với người Roman mà

lịch sử của người Celts mới được ghi lại Dẫu cho đế chế Roman khá kiên nhẫntrong việc đồng hóa những nền văn hóa mà dấu chân ngựa của họ đi qua, họ

được cho là đã khá khó khăn trong việc “Roman-hóa” [51] vùng van hóa Celts

ở quần đảo Anh Quốc, để lại cho hậu thế những nét đặc trưng nhưng cũng ít phô biến của văn hóa Celts Trong khi đó, văn hóa Anglo-Saxon thu phục quan đảo Anh Quốc bằng một chuỗi những cuộc đánh chiếm phức tạp và chồng chéo của những tộc người Germanic — bắt đầu từ cuộc đánh chiếm của người Viking,

và kết thúc bằng những người Norman Người Norman đã xây dựng trên quần đảo này một hệ thống xã hội và thể chế chính phủ mới, giao thoa với phản hồicủa văn hóa bản địa, tạo ra sự khởi đầu của những dạng thi văn mới, trở thànhnhững dạng thức mới dé ké lai một số những truyền thuyết, huyền thoại và môtíp trần thuật của bên xâm lược Cứ như vậy, những làn sóng xâm lược liên tiếpđược cho là đã mang đến cho quần đảo Anh Quốc một hệ thong than thoai,truyén thuyét phong phú, khiến nơi đây trở thành “giao lộ” của những vị thần,

những vi vua và các anh hùng [30] Những truyền thuyết và huyền thoại cũng

vì thế mà được tông hợp, biến thiên, và có nhiều dị bản, mang nhiều chức năngkhác nhau, trong đó có chức năng truyền thụ giá trị nhân văn và thực hành văn

hoá.

1.2.2 Người anh hùng trong van hoá Celts — Anglo-saxons

Trong truyền thuyết và huyền thoại được cho là đặc trưng của quần đảoAnh Quốc, những yếu tô của phép thuật, tín ngưỡng cổ xưa và những cuộc giaotranh đã trở thành một phần của cuộc sống thường ngày Vị trí của những chiếnbinh và người anh hùng vì thế được coi trọng trong hệ thống tín ngưỡng củavùng văn hóa này, và những vị thần hiện thân cho chiến tranh và người chiếnbinh được tôn sùng Những nhân vật huyền thoại dé lại dấu vết va sự xuất hiện

18

Trang 22

rộng rãi trong những truyền thuyết va truyện kể Theo thời gian, những hiện

thân này trở thành những kí hiệu văn hóa mà đời sống được nối dài cho đến

ngày nay Một trong những truyền thuyết trở thành nguồn sốc trung tâm của

những sáng tạo phái sinh trong văn hóa đại chúng Âu-Mỹ từ thập niên 1900 và

1950 cho đến nay là hệ thống những truyền thuyết và truyện kể thời Trung cô

về vua Arthur và các hiệp sĩ bàn tròn [67] Trong hệ thống những truyền thuyết

này, nhân vật người anh hùng được minh chứng có sở hữu những đặc tính phức

hợp của văn hóa Celts — Anglo-saxon, mà dấu hiện xa xưa nhất còn tìm về được

từ văn hóa Celts Những đặc tính này, qua thời gian, hiện diện trong các mẫu

nhân vật huyền thoại, vua, người hùng và các chiến binh.

Trong thi văn của văn hóa Celts và Anglo-Saxon đều trình hiện hình ảnh người anh hùng đối diện với những thử thách viễn tưởng, những nhiệm vụkhông tưởng, đồng thời là hình anh “lý tưởng của xã hội” trong văn bản [61].Điểm khác nhau điền hình giữa người anh hùng Celts và người anh hùng Anglo-saxon nằm ở động lực hành động và diễn tiễn nội tại của nhân vật, cụ thê là tùy

thuộc vào việc đó là một nhiệm vụ (quest) hay một thử thách (trial) Trong tư

duy Celtic, một “nhiệm vụ” thường là “trò chơi nguy hiểm”, với một phầnthưởng xứng đáng, rõ ràng va cụ thé, tuy vậy không đòi hỏi người anh hùngphải đánh đổi sinh mệnh hay buộc phải có thay đối về tinh thần hay bản chat.Trong khi đó, một “thử thách” là sự đánh đôi đến cả sinh mạng nếu thua cuộc,

là thứ kiểm thử sức mạnh và sức chịu đựng của người anh hùng, mà phần

thưởng thường vô giá Đây được cho là tư duy mang ảnh hưởng văn hóa

Anglo-saxon Nhiệm vụ du hành ra thé giới bên ngoài với người anh hùng kiểu Celticmang tính khám phá thế giới với động lực tự thân họ muốn gắn bó với hànhtrình, tạo điều kiện cho câu chuyện về tình đồng đội thanh mai trúc mã, nhữngsáng tạo cảnh quan và những chỉ tiết kỳ ảo huyền bi được nảy sinh trong vănbản Trong khi đó, cuộc viễn du ra thé giới với người hùng Anglo-saxon là cuộc

chiến một mất một còn [65].

19

Trang 23

Theo đó, có thé thay trong câu chuyện của Macbeth, an tàng của văn hóaCelts và văn hóa Anglo-saxon đan cài vào nhau: mối quan hệ của Macbeth vàBanquo, giữa họ và vua Duncan cũng như giữa ho và cộng đồng Macbeth vàBanquo mở đầu cuộc hành trình trong văn bản như một đôi bạn, là đồng minhthân cận của vua Duncan, trải qua hành trình nhuém màu ma thuật kỳ bí, đã trởthành những cuộc chiến một mat một còn Những ảnh hưởng văn hóa trong vởkịch nguyên tác đã cho thấy sự phức hợp trong nguồn gốc của văn hoá Liênhiệp Anh Quốc — quê hương của Shakespeare và vở bi kịch Macbeth - mà trong

đó có một phần không nhỏ là văn hoá Scotland với nguồn gốc là văn hoá Celts

cô đại Chúng tôi nhận thấy việc xem xét vấn đề quyền lực trong tương quan văn hoá Celts — Anglo-saxon có thé là một nền tang dé gợi mở cho những tìm tòi trong những phần sau ở phương diện tiếp cận và sáng tạo nghệ thuật, cũngnhư đối chiếu văn hoá: với văn hoá Anh thời Elizabeth — Jacobean: chuyên giaogiữa giai đoạn trị vì của nữ hoàng Elizabeth I và Vua James I-VI như là xuấtphát điểm của văn bản kịch gốc; văn hoá Celts như là cảm hứng cho bối cảnhcủa bản phim 2015; văn hoá Celts-Anglo-saxon như mối liên hệ chặt chẽ từnguồn sốc sử liệu và các mã văn hóa đặc trưng được thể hiện trong hai bản

phim.

1.3 Shakespeare và vấn đề quyền lực1.3.1 Shakespeare và sáng tác trong giai đoạn chuyển giao quyền lựcQuyên lực chuyền giao giữa thời Elizabeth và thời Jacobean mà điểm khởi dau từ sự trị vì của Vua James VI — vốn là con trai của Nữ hoàng Mary xứ Scotland - người đối đầu không đội trời chung với nữ hoàng Elizabeth Mốiquan hệ phức tạp trong gia đình hoảng tộc cũng như mối quan hệ giữa nướcAnh va Scotland vốn đã từ lâu đời, mà một lát cắt hư cấu dựa trên sử liệu đượcthê hiện trong Macbeth

Chủ dé quyên lực trong nhiều vở kịch của Shakespeare xuất hiện như làmột yếu tố cần thiết dé gia tăng xung đột kịch Trong các vở bi kịch có câu

20

Trang 24

chuyện về vương quyền và vấn đề quyền lực trong giai đoạn cuối củaShakespeare như King Lear, Macbeth, va Antony and Cleopatra, van đề quyền

lực là tối cần thiết trong việc bồi dap cét truyén va thé hién quan diém vé viéc

mat kiểm soát quyền lực chế dẫn đến suy thoái của các giá tri va truyền thống

đã được xây dựng Nếu nhìn nhận Macbeth như một diễn ngôn, có thể thấyđược quyền lực chuyên chế được gài cam va hàm chứa trong văn bản, và quyềnlực cá nhân đã được thê hiện thông qua ngôn ngữ kịch của Macbeth.

Cũng có thé xem xét hoàn cảnh ra đời của vở kịch nguyên gốc Macbeth

đã cho thấy tiềm năng nhìn nhận vở kịch này như một diễn ngôn quyền lực Cónhiều giả thiết xoay quanh việc liệu những sáng tác của Shakespeare có đượcdùng dé lay lòng vương quyên thời bay giờ, hay những tranh cãi về anh hưởngcủa thời đại lên những lựa chọn sáng tạo trong kịch của Shakespeare, cụ thé lànhững biến đổi khéo léo dé chiều lòng vua James VI, người khi ấy là nhà tàitrợ của đoàn kịch Shakespeare — được gọi là The Lord Chamberlain’s Men détránh thân phận thấp hèn của diễn viên trong thé chế khi đó - cũng như đại diệncho vương triều mới.

Thời đại Elizabeth có đặc trưng về cấp bậc và trật tự cực đoan, với ýniệm về việc mọi thứ trong thế giới sống đều có vị trí và trật tự nhất định Quan điểm về trật tự của thé giới được thê hiện như những bậc thang nơi Chúa trờiđược đặt trên bậc cao nhất Còn Vua James VI được biết đến như một ngườicoi trọng tri thức và biết cách truyền thụ tư tưởng, đã viết và xuất bản nhiều ghi chép và suy tư về ma thuật, về vương quyền va địa vị người cam quyên Đặcbiệt trong đó có hai tác phẩm liên quan mật thiết đến sự trị vì của vua James VIcũng như sự ra đời một số vở kịch của Shakespeare, trong đó có BasilikonDoron (xuất ban năm 1599, tái bản năm 1603) và Daemonologie (xuất bản năm

1597, tái bản năm 1603) Shakespeare được nhận định như một nhà viết kịchkhông quy lụy trước vương quyền, dựa trên những sáng tác đồ sộ đề cập đếncác chủ đề khác nhau của ông, tuy ảnh hưởng của thời đại Elizabeth, của vua

21

Trang 25

James VI và những tư tưởng của ông vô hình trung vẫn dé lại những dấu vếttrong văn bản kịch gốc.

Không thé không nhắc đến mối quan tâm đặc biệt của vua James về việcthê hiện quan điểm trước những trò phù thủy và ma thuật đen Chiến dịch thanhtrừng phù thủy mà ông là một trong những người khởi xướng tích cực trên đấtScotland, kết hợp với tư tưởng về khuôn mẫu giới, đã để lại vết thương đậm néttrong lịch sử của Liên hiệp Anh Quốc và Scotland: hàng ngàn người đã phảilên giàn hỏa thiêu vì bị kết tội làm phù thủy, mà trong đó đến hơn 80% là phụ

nữ Một trong những minh chứng rõ ràng nhất là văn bản Daemonologie mà vua James đã ban hành về phù thủy và yêu thuật (cùng một số văn bản khác được tái bản như đã nêu ở trên) ngay trước thời gian ông lên cầm quyên Daemonologie mang tính tranh biện, dựa trên cuộc đối thoại của hai nhân vật

giả tưởng Philomathes và Epistemon Văn bản tập trung vào những nghiên cứu

và phân loại của Vua James về ma thuật, tế lễ, các loại ma quỷ cũng như cách

dé nhận diện phù thủy và yêu thuật Một nghiên cứu đã chỉ ra, ở phần thoại đọcthần chú công thức triệu hồi quỷ vương của các my phù thủy trong Macbeth,

có đến bốn thành phần năm trong luật cắm mà vua James ban hành năm 1604

để chống “nạn” phù thủy yêu thuật.

In four of the elements of the brew, however, there is visible

a reflection of James’s law against witchcraft, enacted in

1604, which forbade the taking of “the skin bone or any

other parte of any dead person” to be used in witchcraft.

This, incidentally, was probably due to the fact that Angis

Sampson, implicated in the trial of Dr Fian, confessed that

she had used “the cheefest partes of a dead man, and seuerall

ioynts of his bodie” in raising the storm that nearly troyed James’s ship.” [28]

des-Ngoài ra, trong nguồn gốc sử liệu được chỉ ra cho thấy nhân vật Banquo

không chỉ đóng vai trò một người bạn và sau cùng là một nạn nhân như trong

vở bi kịch Macbeth: sử liệu của Holinshed cho hay, Banquo vốn cũng tiếp taycho Macbeth trong sự việc hạ sát vua Duncan [70] Như vậy, đối chiếu với nhân

vật và sự kiện được trình hiện trong vở bị kịch Macbeth của Shakespeare, cho

22

Trang 26

thấy cách tương tác của tác giả với sử liệu Nguồn cơn của hành động này, theonhiều suy đoán, là bởi vua James mới lên ngôi chính là nhánh hậu duệ của nhânvật Banquo Tuy răng sử liệu cùng góc nhìn văn hóa Scotland thời thế kỷ thứ

10 cũng cho thấy động lực hành động có phần chính đáng của hai nhân vậttrong sự việc này, nhưng có thể thấy được sức ảnh hưởng thứ bậc chuyên chếcủa thời Elizabeth cũng như quyền lực vô hình từ những văn bản tư tưởng củavua James: giết vua, tranh ngôi với người cam quyên là phản nghịch vô đạo;những người phụ nữ suy nghĩ và hành xử quá phận nữ nhi thì đều là xấu xa;người anh hùng hiên ngang đến đâu, có dính líu đến những trò phép thuật ma quỷ thì đều sẽ suy đồi Sự ám ảnh của vua James được cho là sang chan từ cái chết của mẹ ông, nữ hoàng Mary xứ Scotland, và một lần suýt chết vì đi tàu trong bão biên Ông cho rằng những sự kiện này xảy ra bởi trò phù thủy và mathuật den, vì thế cố gắng thuyết phục Quốc hội thông qua Đạo luật chống phù

thủy vào năm 1604.

Một giả thiết thêm vào về động lực ra đời vở bi kịch (được cho là côngdiễn lần đầu vào năm 1606) như một phản hồi mang tính xã hội với sự kiệnkhủng bố gây áp lực của một nhóm cuồng đạo với vua James — Gunpower Plot

- xảy ra vào năm 1605 Một nhóm người đã dọa cho nô tung toà nhà Quốc hội cùng vua James mới lên ngôi bằng những thùng thuốc súng Sự kiện này cũngđược lẫy cảm hứng xây dựng một đại cảnh khó quên và rất quan trọng trongmùa thứ 6 của loạt phim truyền hình Game of thrones.

1.3.2 Van đề quyền lực và vương quyền ở góc nhìn lịch sử - văn hóa Như đã phân tích ở trên về góc nhìn văn hóa với van đề quyén lực và

tranh đoạt vương quyền, trong ví dụ cụ thể là sự kiện hạ sát vua Duncan — sự

kiện được coi như khởi đầu của chuỗi bi kịch trong vở bị kịch Macbeth Nguồncơn của sự kiện này là việc vua Duncan tuyên bố ban tước hiệu Hoang tử củaCumberland cho con trai ca Malcolm, đồng nghĩa với việc là người sẽ tiếp nối

vương quyên tu vua Duncan.

23

Trang 27

Ở góc nhìn sử liệu, sự kiện diễn ra trong thời Trung cô - thế kỷ thứ 10 tạiScotland Bối cảnh xã hội Scotland thời bay giờ không hoàn toàn nhìn nhận việccha truyền con nối đối với vương quyền Xã hội Trung cô với những lãnh địanăm rải rác đồng nghĩa với quyền lực và vương quyên phân tán trong tay cáclãnh chúa, người cầm quyền không đủ năng lực đồng nghĩa với việc nội chiếntranh giành lãnh địa và các nguồn lợi dé dàng xảy ra, trên bề mặt dân trí thấp vàđầy phụ thuộc vào lãnh chúa Vai trò của những hiệp sĩ hay người anh hùng giaiđoạn này vốn là những người bảo vệ lẽ phải và thực hiện các quy ước của hiệp

sĩ, đặc biệt ở những nơi mà vương quyền không thể chạm tới Vậy quyền lực, vương quyên và quy ước của những hiệp sĩ và người anh hùng có mối liên hệ ra sao trong bản chất xã hội giai đoạn này?

“Con người ta cảm thụ tự nhiên như là một bộ phận tích hợp của bản

thân mình chứ không quan hệ với nó như là đối tượng tác động lao động, chiếmhữu hoặc sử dụng.” [7, tr 46] Dù người châu Âu mang tiếng là có tính di độngcao, nhưng ở giai đoạn Trung cô, các cuộc “thiên di” lớn hầu như đã cham dứt.Người nông dân thời kỳ này đã có xu hướng chiếm lĩnh miếng đất như là một động cơ thúc day định cư, nhưng đó không phải khái niệm giống với tư hữu Quyền làm chủ của một người hay một gia đình, đối với điền sản của họ được giữ nguyên ngay cả khi đã chuyển sang tay người khác, họ vẫn có thê lấy lạiđiền sản sau khi trả đủ tiền chuộc Quyền làm chủ này là một biểu tượng xã hội,thường gắn với yếu tổ thị tộc và nguồn gốc, về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, cụ thé hơn là với điền sản họ được sở hữu Thế nhưng tính cảm thụ

tự nhiên của con người với sở hữu đất đai ở giai đoạn nay thé hiện ở chỗ ho rat

mo hồ về đơn vi đo lường Sự phóng chiếu chủ quan của con người Trung côvới điền sản của họ đã làm đau đầu nhiều nhà nghiên cứu thống kê Người taghi nhận việc xác định diện tích đất công một vùng ở Na Uy được thực hiệnbăng việc quăng con dao [7, tr 60] Do lường điền sản nhiều khi được đánh giábang khả năng cho lợi tức sản xuất hoặc công canh tác trên đó Việc khó định

24

Trang 28

hình đo lường về của cải này có liên đới đến quan niệm về quyền lực xã hộicủa giới quý tộc và vương quyên.

Các lãnh chúa ở giai đoạn này thể hiện quyền lực và “độ chịu chơi” trongcác “trò chơi” quyền lực xã hội này băng cách thể hiện năng lực thụ hưởng củacải Bởi như đã nêu ở trên, quyền làm chủ điền sản thường đi với yếu tổ thi tộc

và vai trò xã hội Nhưng các quý tộc thường không bị chỉ trích nếu sự thụ hưởngcủa họ bao gồm việc ban phát cả sự thụ hưởng cho những quý tộc khác vànhững người khác Ngược lại, việc thụ hưởng không được cho là xác đáng nếukhông có sự ban phát hào phóng Sự hào phóng vì thế được nhắn mạnh như làmột đức tính tối thượng của giới quý tộc Trung cô Ý niệm về quyền lực, vươngquyền của con người ở thời Trung cổ nhìn chung, vi thé, có thé được cho là

khác với con người ở thời Phuc hưng, khi bước vào giai đoạn có cơ sở sở hữu

của xã hội phong kiến — khi Shakespear cho ra đời Macbeth

Quan niệm về “vũ trụ vi mô và vũ trụ vĩ mô” [7, tr 44] của các giai đoạnkhác nhau trong lịch sử cũng có sự chênh lệch Trong những truyện ké thờiTrung cổ, khái niệm không gian, thời gian hay vũ trụ nói chung tác động lêncon người theo một cách khác Phải gợi nhắc rằng một tin tức về một sự kiệnphải mat nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần để được truyền đi bởi những người đưa tin Việc di chuyên từ điểm này đến điểm kia ở một khoảng cách xa nhưhai thành bang cũng có thé là một chuyên di hung hiểm, chết người Đó có thé

cũng là lí do vì sao hình ảnh người anh hùng và những hiệp sĩ quả cảm được

gan với những chuyến đi xa mà họ sẽ trải, cũng như trách nhiệm và quyền lực trong vai trò của những người đưa tin trong xã hội Trung cô đối với cục diệncủa một trần thuật là rất quan trọng (hãy nhớ đến cái chết của Romeo và Jullietchỉ vì người đưa tin đến chậm) Trong thế giới trung cô như đã miêu tả ở trên,

ý niệm về cơ hội và và động lực hành động có thể cũng rất khác so với cách

con người ngày nay nhìn nhận Như vậy, việc đưa một đoàn người viễn chinh

thăng trận trở vê có thê được coi là một việc rơi vào khả năng cực kỳ ít ỏi có

25

Trang 29

thé xảy ra, còn viễn du trên một hành trình dài thì gần như năm trong tay cáichết.

Trong bối cảnh những yếu tố ké trên, có thé dần lần ra những yếu tố nàolàm động cơ hối thúc hành động của Macbeth cũng như lady Macbeth trongcâu chuyện gốc ở thời Trung cô, hay ở bối cảnh vở kịch thời Phục hưng: tronghoàn cảnh ấy, đơn giản là những nhân vật này nhìn thấy quá nhiều cơ hội hơn

là nguy cơ trong việc mưu sát Duncan đoạt vương quyền Không còn quá vô lýkhi thấy Lady Macbeth nhanh chóng day lên âm mưu với vua Duncan và cùnglúc than thở về phần thiện lành yếu đuối sót lại của đức ông chồng ngay sau khi nhận được bức thư, báo rằng vua Duncan sẽ di giá tới thăm và ở lại Trong không gian và thời gian của thế giới Trung cổ và Phục hưng, đây là một phước lành ân huệ vua Duncan muốn ban cho Macbeth, và là cơ hội ngản năm có mộtcho ai muốn âm mưu sát hại vị vua này

1.3.3 Biểu tượng quyền lực, vương quyền và người anh hùngNếu nhìn nhận điện ảnh như một đối tượng nghiên cứu gần với ký ức, cóthê thấy những kí hiệu biểu hiện quyền lực ở nhiều khía cạnh tồn tại trong ký

ức tập thé cũng ảnh hưởng đến cách vấn đề quyền lực được biéu hiện trên phimnhư thế nào Những dấu hiệu phô biến của quyền lực và vương quyền được ghinhận ở khía cạnh văn hóa đại chúng có thé được quan sát và kiểm chứng, cũngnhư những ghi nhận ở khía cạnh kí hiệu học văn hóa có thể được xem xét Nhưnhà nghiên cứu Lã Nguyên có lay ví du về một biểu hiện của cơ cấu quyền lực:

“Muốn biết ai được đặt vào vị trí chủ nhân của một xã hội, cứ nhìn vào những panneau, hay tượng đài được xã hội ay dựng nên.” [17, tr 15-16] Dù vậy, ởkhía vận dụng kí hiệu học trong điện ảnh, một “tượng đài” của quyền lực tồntại trong ký ức tập thê không nhất thiết là một “tượng đài” hay những “panneau”

theo nghĩa đen.

Ở thời trung cổ, thời ra đời của sử liệu của Holinshed, nguồn gốc của câuchuyện kịch, sự phân hóa các lĩnh vực xã hội bao gồm triết học, pháp lí, đạo

26

Trang 30

đức còn yếu kém, chưa phát trién Những yếu tô này lồng ghép với nhau, đồngthời tác động lẫn nhau, và phần nhiều mang ảnh hưởng của tôn giáo Việc tậptrung và phân chia quyền lực của các bên khác nhau như vậy đã được hìnhtượng hóa, ví dụ như thuyết về “hai thanh kiếm”: “thanh kiếm nhà thờ và thanhkiếm thế tục, sự cạnh tranh và đấu tranh giữa thần quyền và chính quyền nhànước.” [7, tr 161] Có thé thay rõ những yếu tổ biểu hiện sự tranh chấp nàytrong vai trò chi phối và điều tiết xã hội thông qua sự đối lập của hai biểu tượng

thanh gươm trong tay Duncan và Macbeth Bởi trong giai đoạn nhiễu nhương

nhiều tranh chấp này, ở vào thời điểm được xác định có nội chiến trong phim,

vũ khí mà người cam quyền đang nắm trong tay có thé mang tính biểu tượng quyên lực Liên đới của kí hiệu này với ký ức tập thể gần gũi với hình anh củachiến tranh, của những chiến binh, những người anh hùng và cả những kẻ thủ

ác Trong văn hóa đại chúng, nếu nhân vật có nắm trong tay một vật hay một

vũ khí và họ được đặt trong bối cảnh một câu chuyện chiến tranh hay có sựgiao đấu, vũ khí của họ sẽ luôn mang dáng dấp bản dạng và quyền năng của

họ Trong bối cảnh khác, vật thé bat ly thân đó có thé là điều gắn liền với chứcnăng va tính cách của nhân vật trong câu chuyện, như chiếc ô có thé bay lênkhông trung của cô bảo mẫu Mary Poppins hay chiếc búa của thần sắm Thor Vật thể này được tạo hình đồng dạng đồng sinh với các nhân vật nhất có thé,

dé bản thân nó mang những kí hiệu cụ thé và nhất định của người chủ nhân, débất cứ ai khác khi sở hữu vật thể có những kí hiệu như vậy cũng đồng hóa, và

sống trong một ảo tượng rằng bản thân cũng sở hữu những tính chất, những

quyên năng và ban dạng tương tự với nhân vật ay Day có thé coi là một dangquyền năng đồng hóa bản dạng nhìn nhận ở khía cạnh kí hiệu học văn hóa

Macbeth trong bản phim 2015 ám ảnh đến gần như mất trí khi không rời con dao găm nửa bước từ thời điểm “ma đưa lối, quỷ dẫn đường” hạ sát vuaDuncan, thậm chí còn dùng lưỡi dao găm nhay nhụa máu người cha dé đe doa

Malcolm trong cơn hăng máu cho tới khi cậu ta bỏ chạy Vẻ mặt Macbeth thời

27

Trang 31

điểm đó như nhận ra quyền năng đen tối của thứ mình đang cầm trong tay, cũng

là thời điểm Macbeth rơi vào ám ảnh điên loạn với con dao gam nay Ở nhữngloạt phân cảnh sau đó của phim, có thé thay rõ con dao găm ngắn đen dua, ri sét,đôi khi dính nhớp nhay nhua máu, trông có vẻ ban thiu từ chuôi đến lưỡi Ong tacũng dung con dao b6n cot chọc vào bụng áo vợ mình, một hành vi mang biểutượng tính dục rõ ràng được hồi đáp trong phân cảnh ngay sau đó Không thể làtình cờ khi con dao găm đến cùng mầm mống điên loạn của Macbeth lại có tạohình hoàn toàn trái ngược với hình ảnh một vũ khí duy nhất khác được quay đặctả: thanh gươm trong tay vua Duncan khi ông đã nằm trên linh cữu Thanh gươmnay rõ chuôi nhưng không thấy rõ lưỡi kiếm, phan lưỡi được khéo léo che phủbăng những khóm hoa liệm, thay vì xuất hiện với hình ảnh ban thiu và day de

dọa như lưỡi dao gam trong tay Macbeth Chuôi của thanh guom này được tao

hình thanh thoát, khảm đá trắng ngà với đỉnh vàng và kim loại tròn nằm ngayngắn chính giữa, sáng rõ như một con mắt với con ngươi có thé phản chiếu trong

đôi tay của thi hài vua Duncan.

Dù vậy, cũng có câu “chiếc áo không làm nên thầy tu”, hay một đoạnthoại hài hước của anh thợ rèn Gendry nới với chú bé đầu bếp trong loạt phimtruyền hình Game of Thrones, loạt phim có nhiều liên đới đến Macbeth, cũnglay bối cảnh mô phỏng thời trung cổ: “Cậu không cần phải là hiệp sĩ dé mặc bộgiáp ấy đâu Thằng đần nào cũng mua bộ giáp ấy được hết Tôi bán áo giápmà.” Có vẻ thiếu vững chãi nếu coi việc soi xét tạo hình của hai thanh gươm như đại diện cho bản dạng của hai nhân vật, dù có thé kết luận từ văn hóa củathời đại rằng vũ khí của họ mang hình ảnh đại diện quyền lực của họ, bởi rõràng khó có thể áp đặt ở chiều ngược lại nếu bằng chứng về việc đồng dạngđồng sinh của đạo cu với bản dạng nhân vật được coi là qua mơ hồ Có thểthông diễn từ hình ảnh “có phải kia là con đao găm ta đang nhìn thấy?” từ vănbản kịch sang ban phim 2015 phim với mục đích biểu hiện chỉ tiết đời sống lịch

sử, văn hóa thông thường Có thể hình ảnh của thanh gươm lơ lửng trong không

28

Trang 32

trung trước mắt với chuôi hướng về phía mình trong cơn ám ảnh của Macbethtrong phiên bản 2021 là biểu tượng của tham vọng thúc giục, đôi khi nó chỉmang tính chất phụ trợ bé nghĩa cho ám ảnh động lực hành động chứ khó mangtính biểu tượng quyền lực Nhưng đồng thời cũng đáng suy ngẫm nếu đem ngữnghĩa của những câu nói trên áp vào phân cảnh cuối cùng của The tragedy ofMacbeth: Macbeth hùng hé đã mat mạng đưới tay đôi thủ Macduff chỉ vì cúi

xuống nhặt băng được chiếc vương miện, định đội lại lên đầu Nhưng cùng với

đầu của ông ta, chiếc vương miện văng đi mất, rồi sau đó trở thành hai vật tách rời trên hai bên tay của lãnh chúa Ross xứ Fife Như vậy mới thấy chất hài đen,

mia mai của anh em nhà Coen vẫn được Joel Coen duy trì trong bản phim này

Liệu vương miện có phải là một vật như “chiếc áo thầy tu” hay “bộ giáp hiệp sĩ”? Từ đó chúng tôi cho rằng có thể xem xét cụ thể hình ảnh của vươngmiện/mũ miện được thể hiện trong hai bản phim để làm rõ vai trò của đối tượngnày trong chức năng chỉ dấu trạng thái của nhân vật trong truyện phim và chứcnăng chỉ dau mối quan hệ của các nhân vật với quyền lực quân chủ tập quyền

được hình tượng hóa.

Với ký ức tập thé gắn liền với văn hóa đại chúng, một trong những dauhiệu gần gũi nhất của “vương quyền” và “quyền lực” hay được sử dụng là

“vương miện” hay “mũ miện” — một biểu tượng xuất hiện với đủ mọi hình thức,

chất liệu và tình thế Gần nhất với thời gian luận văn này được thực hiện, vàothang | năm 2023, thư viện của Hạ viện thuộc Quốc hội Anh Quốc xuất bảnmột ấn phẩm mang tên The Crown and the Constitution của tác giả David Torrence Văn bản khá phức tạp diễn giải về lịch sử cũng như các định nghĩa

và giới hạn định nghĩa của “The Crown” trong thé chế chính quyền và các van

đề liên quan đến quyền lực quốc gia Tuy văn bản chỉ tiết nhưng lại khá mơ hồ

về khả năng trích dẫn cho nghiên cứu khoa học nên xin dừng lại ở việc nhắcđến như một tham khảo mang tính thời điểm xã hội — văn hóa Dù không thétrích dẫn, nhưng sự tồn tại của văn bản này cho thấy sự phức hợp trong nhìn

29

Trang 33

nhận về kí hiệu và liên kí hiệu văn hóa Và ở khía cạnh kí hiệu học nghệ thuật,khi xét đến nghĩa được biéu hiện của từ “the crown”, không thé phủ nhận “mũmiện” hay “vương miện” của người cầm quyền là một chỉ dấu quan trọng mangtính bao quát liên văn hóa khi nhắc đến các thể chế quân chủ ở các hình thứckhác nhau; cũng như không thê phủ nhận mối liên hệ của kí hiệu này với hìnhảnh vương quyền và quyên lực, ít nhất trong tiếp nhận của văn hóa đại chúng.

Trong Macbeth (2015), cảnh đầu tiên Macbeth xuất hiện cùng vươngmiện trên đầu trong lễ đăng quang được dựng với flash-back về hồi ức ám sátvua, cũng là lúc Banquo đến hành lễ lần đầu tiên với vị vua mới Chân dung vị vua mới được đặt trong một luồng sáng bất thường khi diễn tả một lễ đăng quang: tương phản mạnh với nửa bên mặt và nửa chiếc vương miện nghiêng lệch chìm trong bóng tối Sắp đặt ánh sáng này duy trì với mọi nhân vật tiếnđến hành lễ với Macbeth Ở ngay phân cảnh tiếp theo của bộ phim ta thấy chiếcvương miện với kết câu cứng cáp, nặng nè, trông như những tâm khiên kết vàonhau được đặt năm dưới đất, khi một Macbeth vốn tinh anh trông đã có vẻ rấtthiếu tinh táo khi lầm bam những câu từ ám anh và cào mũi dao gam trên mặtđất Diễn tiền tiếp theo xuất hiện chiếc vương miệng là khi lady Macbeth tự taynhặt nó lên khỏi mặt đất và đội lên đầu đức ông chồng đang trên bờ mat trí Ởnhững phân cảnh tiếp theo trong phim, chiếc vương miện trông có phần nặng

né của đức vua luôn lệch lạc trên đầu, lần cuối cùng ta còn thấy nó là khi

Macbeth trong bữa tiệc, lên cơn quan trí ám ảnh ngay sau khi sát hại Banquo

Riêng khuôn mặt đội mũ miện của lady Macbeth được giấu dưới một lớp mạngche Tạo hình nhân vật của Marion Cotillard khi đi cùng vòng đội đầu luôn cólớp trang điểm xanh, lớp trang sức cùng chất liệu mang biểu tượng của thanquyên Vòng đội đầu như dấu hiệu quyền lực chuyên chế, trong khi biểu tượngthập giá nằm trong hệ thống những chỉ dau của quyền lực tôn giáo, hiện điệntrong điện thờ cô hay lui tới, trong khi ta không hé thấy cô trong kết cau phụcsức này ở những phân cảnh trong bối cảnh điện thờ Hệ thống kí hiệu của vương

30

Trang 34

miện và những chỉ tiết liên quan cho thấy mối quan hệ phức tạp của quyền lựcgiữa cặp đôi này và thần quyền, với thế giới siêu nhiên Macbeth của JustinKurzel được định hình như một chiến binh, điều mà chúng tôi sẽ nói rõ hơntrong phần khác của luận văn Mối quan hệ giữa ông ta và quyền lực được tíchhop với biéu tượng vương quyền trên chiếc mũ miện không có gì quá gắn bó

và ám ảnh Người được cho là đóng vai trò tạo ra kết nối có phần ép buộc vàthao túng giữa Macbeth và chiếc vương miện là lady Macbeth, trong một diện mạo được võ đoán như nhân danh thần quyền.

Tao hình của vương miện Macbeth trong The tragedy of Macbeth (2021)

có những khác biệt đáng lưu tâm Denzel Washington là một diễn viên có hình

thể bệ vệ, Macbeth của ông có đài từ vang dội, hành động bạo liệt, đối nghịch với tạo hình của chiếc vương miện mỏng dính, trông như một dải kim loại đínhnhững hình đa giác nhỏ và một tạo vật hình tròn ở chính giữa, thít chặt lay vòngđầu Macbeth như một lớp da thứ hai Kết hợp với chiếc áo bào được thiết kếlấp đầy những họa tiết hình sao, đủ tương phản gần như phát sáng trong màuphim đen trắng, hình tròn chính giữa vương miện của Macbeth nhìn như biểutượng trung tâm của mặt trời Và biểu tượng này chỉ một lần nữa được gặp lạitrong hình dạng một đồng tiền được Ross — lãnh chúa xứ Fife đặt vào tay ônggià kì quái dé đối lay Fleance, hau duệ cua Banquo, người ma ông ta được lệnhgiết nhưng đã mang giấu đi và đón về ở cuối phim Không thé không nhắc đếntạo hình kiêu tóc của lady Macbeth trong phiên bản này khi cân nhắc về “vuong miện” như một kí hiệu quyền lực Những kiểu tóc của bà được bới độn thànhviền nhô cao trên đầu, tạo hình phần nhiều bằng chất liệu tóc, dấu hiệu vật lýcủa chiếc vương miện vô cùng mỏng manh trên nền của kiều tóc, nhưng tự thântạo hình tóc của bà đã gợi lên đường nét của một chiếc vương miện, và chiếcvương miện-tóc này dường như cũng trở thành một thể hợp nhất với cơ thểnhân vật Mối quan hệ của cặp đôi nhân vật này với biểu tượng quyền lực khá

rõ ràng: đó là điêu họ muôn giữ chặt không rời.

31

Trang 35

Như đoạn kết nối cuối của hai hình tượng thẩm mỹ mang tính biểu tượngnày, thấy được sự hồi vọng ở hồi kết của Macbeth (2015) Doan quân theoMalcolm bước qua cái xác ngồi của Macbeth, tiến vào Dusinane trong tiếng hô

“Hail, King of Scotland!” — không phải “Hail, Malcolm!”, như trước đó người

ta đã “Hail, Macbeth!” dưới vương quyền Sau đó ta thấy lại đặc tả của mộtthanh gươm có phần chuôi với tạo hình tương tự với chiếc vương miện,Malcolm nhìn chiếc vương miện, nhưng chỉ cầm lấy thanh gươm và ra khỏi căn phòng đặt ngai vua Ta cũng thấy Fleance sau đó rút thanh gươm khỏi mặt đất

bên cạnh xác ngồi cua Macbeth, va tiép tuc chay trốn thục mạng trong màn khói lửa đỏ ngầu Ta không rõ được sỐ phận của chiếc vương miện sau đó, dù

trong phần kết của The tragedy of Macbeth (2021), chiếc vương miện xuất hiện

rõ ràng trên tay lãnh chúa xứ Fife rồi được đội lên mái đầu của Malcolm trongtiếng hô “Hail, King of Scotland!”; có thé nhận ra thủ cấp của Macbeth — nơitrước đó chiếc vương miện vẫn còn đeo chặt, bị cầm theo trên tay không khác

gì một đồ vật vô danh

Tiểu kết

Theo góc nhìn trần thuật thường được biết đến của vở bi kịch củaShakespear, cũng là góc nhìn của phần nhiều những người biết đến vở bi kịch này, Macbeth là một phản đồ giết vua, một người anh hùng bị tham vọng quyền

lực tha hóa mà trở thành bạo chúa Trong sử liệu cũng như trong vở kịch,

Macbcth là một lãnh chúa chư hầu trung thành và là người anh em họ với vua

32

Trang 36

Duncan, nhưng lại giết Duncan chỉ vì vua tuyên bố sẽ truyền ngôi cho con trai

cả của mình Nhưng trong văn hóa của xã hội Celts cô đại và xã hội Trung cổ,Vương quyền là semi-heredity, tức là không mang tinh cha truyền con nối.Quyền lực ở giai đoạn này trong tay “kẻ mạnh”, kẻ có khả năng đoạt vươngquyền hay được suy tôn néu người tại vị không đủ khả năng cai trị Bối cảnhnội chiến ở Scotland lúc bấy giờ đã là một dấu hỏi về năng lực cai tri của vuaDuncan, và về vai về chính trị với vương quyền thi Macbeth và lady Macbeth, theo sử liệu vốn thuộc lớp quý tộc ngang hàng với Duncan, đều đầy đủ danh phận lên năm quyền “Thời Trung cô chăng biết đến luật pháp nào đặc biệt của nhà nước Người cầm quyền phải tôn trọng phong tục tập quán và cai trị phù hợp với phong tục.” [7, tr 176] Khái niệm right — cái đúng đắn, trong các văn bản pháp lý trong tiếng Anh cô được cho là bao gồm cả các khái niệm về “côngbăng”, “tập quán”, “pháp luật”, “pháp quyền” Trong bối cảnh xã hội Scotlandthời Trung cô của sử liệu ghi lại, việc toàn quyền truyền ngôi cho con trai củavua Duncan có thé được coi là not a right (không đúng dan, không đượcphép ) trong khi việc hạ thủ Duncan và đoạt vương quyền của Macbeth lúcbay giờ lại có thể được coi là right (đúng dan) vì nó phù hợp với phong tục vànhu cầu xã hội Trong khi đó, vở bi kịch Macbeth được Shakespear viết ra vào

6 thế kỷ sau đó, trong giai đoạn chuyên giao quyền lực thời Elizabethan —

Jacobean Rõ ràng dưới thời vua James, với những văn bản giáo lý mà đức vua

đã cho xuất bản, quan niệm về việc hạ thủ vua Duncan để đoạt vương quyền được coi là not a right, trong khi bối cảnh về nội chiến Scotland và mối quan

hệ giữa các nhân vật được giữ nguyên Cũng có thể thấy được sức ảnh hưởngcủa tính xã hội đương thời trong tâm lý nhân vật, bởi trần thuật trong vở kịchcho thấy nhân vat Macbeth đã độc thoại nội tâm, đã có những giằng xé tâm canthé nào trước và sau khi sát hại Duncan Cũng có thé thay được sức ảnh hưởngcủa yếu tố tập quán văn hóa trong tâm lý nhân vật, khi ta thấy những khốn khổ

và điên loạn đánh mat mình của nhân vật Macbeth lên đên hôi cao trào sau khi

33

Trang 37

ra tay giết hại Banquo, người bạn đồng hành của mình Những điều này chothấy rào cản tâm lý và rào cản đạo đức của nhân vật trong tương quan với ýniệm xã hội và ý niệm pháp luật về tính đúng dan của hành vi.

Từ những phân tích trên, có thé thấy việc nhận diện và định hình hìnhảnh của quyền lực, vương quyền và người anh hùng mang nhiều ảnh hưởng củacác ý niệm, giới hạn đạo đức và quy tắc xã hội Điển hình như quy ước của các

hiệp sĩ bàn tròn về quy tắc của các hiệp sĩ trong truyền thuyết về Vua Arthur và

các hiệp sĩ bàn tròn, việc định rõ ranh giới của cái right (đúng dan) và not right (không đúng đắn), cũng chính là việc xác lập quyền lực của các giá trị đượcthống nhất, các giới hạn hành vi và định hình cái nhìn của người tiếp nhận vềnhân vật Như trường hợp của Bakhtin khi nghiên cứu về thé giới quan và sáng tác của Rabelais [1] Bakhtin đã tìm thấy một số những đặc điểm tương đồnggiữa thời đại của ông với giai đoạn lịch sử - văn hoá thời Rabelais sống Ôngcũng dựa trên những tìm hiểu về tác giả và các sáng tác của Rabelais dé thay

được những giá tri văn hoá dân gian đã không được khai phá và trân trọng đúng

mức Đây có thê hiểu như quá trình thông diễn các kí hiệu và kí hiệu văn hoá(cụ thé là văn hoá dân gian) trong các tác phẩm của Rabelais dưới lăng kínhthời đại của Bakhtin Như vậy, cái biểu hiện có thé bat biến, nhưng tùy thuộcvào góc nhìn văn hóa có thê đọc ra các lớp nghĩa khác nhau của cái được biểuhiện Việc đọc những kí hiệu được biểu hiện trong tác phẩm Macbeth cũng tùythuộc vào góc nhìn văn hóa dé có thể bóc tách ra các lớp nghĩa khác nhau củacái được biểu hiện, đù đó là góc nhìn văn hóa Trung cổ, văn hóa Phục hưng hayvăn hóa giai đoạn đầu thế kỷ 21 Điều đó khơi gợi lên những khả năng vận dụngcái được biéu hiện trong các tác phẩm kinh điền, cổ điển, để dưới lăng kính củavăn hóa đương đại, bóc tách hoặc cung cấp những lớp nghĩa mới cho hệ thống

liên văn bản của tác phâm.

34

Trang 38

CHUONG 2: SỰ HIỆN DIEN CUA QUYEN LỰC TRONG PHIM:

MACBETH (2015), THE TRAGEDY OF MACBETH (2021)

Chúng tôi nhận thay Van dé Thông diễn đã xuất diện những dấu hiệu của

nó trong chính những tình huống kịch của Macbeth - từ bản kịch gốc cho tớicác bản phim chuyền thể Diễn tiến kịch được phát triển, mở rộng từ sự thôngdiễn những lời phán của các phù thuỷ, sự thông diễn các đối thoại và diễn giải, phản ứng của các nhân vật với các tình huống.

2.1 Quyền lực trong thiết chế xã hội và các tương tác tượng trưng2.1.1 Hình tượng người anh hùng và cán cân quyền lực

Một nét đồng nhất được thuật lại trong điển tích của nhiều nền văn hóa,khi một bạo chúa dìm con dân xuống đáy, lập tức sự vận hành của các lực lượngsiêu nhiên sẽ đem đến một “thiên địch” dé cán cân tương quan sức mạnh trongtruyện ké được hồi dan lại về thé cân bằng “Khi nhân vật kiêu Herodes [ ] đãđưa nhân loại xuống tận đáy suy đồi tinh thần, các lực lượng huyền bí của chu

kỳ sẽ bắt đầu vận hành.” [4, tr 332] Trong các truyện kế có mô tip giản donvới hiếm hoi những diễn biến tâm lý của nhân vật, thường cán cân quyền lực

dễ dàng nhận diện khi chỉ có hai phe: Thiện và Ác Trong những liên văn bảnphức tạp hon, có thé thấy cán cân quyên lực trở nên đa chiều hơn, khó đoánđịnh hơn Người anh hùng không chỉ chọn một phe và chiến đấu với phe cònlại, anh ta còn chiến đấu với số phận, với những lực lượng siêu nhiên và vớichính mình Hình tượng người anh hùng trong một hệ thống liên văn bản như Macbeth và các phiên bản thông diễn vì thé cũng trở nên đa điện và khó đoánđịnh Chúng tôi vì thế sẽ xác định vai trò và chức năng của nhân vật trong điềukiện bối cảnh nhất định của câu chuyện, rồi từ đó xác định khả năng tiềm ấn vềquyên năng và sức anh hưởng của hình tượng đó trong cán cân quyền lực đượcxây dựng trong trần thuật

Sự mơ hô và khó đoán định về vai trò và quyên năng của hệ thông nhân

35

Trang 39

vật nói chung, va hình tượng người anh hùng trong Macbeth nói riêng, đã được

cảnh báo từ phần thoại đầu vở kịch

“Fair is foul, and foul is fair: “Tưởng tốt đẹp lại hóa xấu xa,

Hover through the fog and filthy | Còn xấu xa lại hóa ra tốt đẹp:

air Luon lo xuyén man suong va lan khi

van duc.” [78, tr 858]

Sự xuất hiện của bat cứ thực thé nao trong làn sương hay man khói, lại được chỉ rõ là một thứ gì không thê biết (unknown), không thé định danh, dem lại cảm giác bí an và huyền ảo, nửa hư nửa thực, khó đoán định Điều này đượcthé hiện trong hiện thực văn hóa ở chỗ, trong văn hóa Trung cổ và Phuc hưng,

không gì quan trọng hơn với một người anh hùng như danh tính của anh ta Vì

thế mọi kẻ phản bội vương quyền đều có kết cục bị xử trảm Việc chặt đầu mộtngười trong văn hóa Trung cô và Phục hưng đồng nghĩa với việc tước bỏ đi danhtính cũng như danh dự, đồng nghĩa với việc tước bỏ mọi quyền lực mà anh ta cónhư một quý tộc cũng như một con người “Trong các ví dụ về sự phản bội haythất bại của người anh hùng [ ], chủ đề hiến tế theo nghi thức được sử dụng đặcbiệt như một hình phạt đối với sự kiêu ngạo.” [4, tr 172]

So sánh hình thức xử tử các nhân vật trong hai bản phim ta thấy:

Văn bản kịch Macbeth (2015) The tragedy of

Macbeth Macbeth (2021)

Lãnh chúa Được kể lại: đầu hàng vô điều kiện | Ross dâng kiếm

Cawdor đã chiến dau — được Duncan và cho Macbeth dé

sống mái với | con trai xử tử bang chém đầu Lãnh

“chàng rê của | cung tên, không xử chúa Cawdor Bellona” trảm

36

Trang 40

trước ngực.

trong phim.

Gia đình Bị đồ sát bất | lên giàn hỏa thiêu thị | Bi đồ sát bất ngờ

Macduff ngờ tại nhà chúng tại nhà

Macbeth Bi Macduff La kẻ giết Duncan BỊ Macduff chém

chém đầu và | nhưng không bị đầu và Ross đemđem chiếc đầu | Macduff và Malcolm | chiếc đầu đến diệnđến diện kiến | chặt đầu kiến Malcolm

Malcolm

Siward con | Thua trong Không xuất hiện Thua trong cuộc

dau tay đôi va bi dam chi mang sau lung.

Đặc biệt, với phan cảnh của Siward trẻ tuoi, con trai của một lãnh tướng,

mà sự xuât hiện trong bản kịch gôc biêu trưng cho sự quả cảm của chiên binh

trẻ một mình chống lại bạo chúa Siward cha trong vở kịch khi nghe tin conmình hy sinh, ngay lập tức đã phải xác nhận, và sau đó tự hào khi biết Siwardcon chết với vết thương ở đăng trước (trên cơ thé) Yếu tố này mang tính khá

phô quát trong nhiêu nên văn hóa: một chiên binh được coi là chêt một cách

đầy vinh quang và quả cảm, dũng mãnh khi bị chém, bị thương ở đăng trước.Còn nếu chết với vết thương sau lưng thì bị coi là hèn nhát, yếu đuối vì đã quay

37

Ngày đăng: 08/07/2024, 10:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w