Đặc biệt, hai bộphim này có sự khác nhau rõ rệt về nội dung và cách dựng phim của đạo diễn Lê ta có thêm cái nhìn về xu hướng hội nhập hiện thực xã hội chủ nghĩa của điện ảnh Việt Nam sa
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRAN HONG PHÚC
NGHIA SAU 1975 TRUONG HOP DAO DIEN LE HOANG HOA
LUẬN VĂN THAC SĨChuyên ngành: Ly luận, Lịch sử và Phê bình Điện ảnh — Truyền hình
Hà Nội-2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ly luận, Lich sử và Phê bình Điện anh —
Truyền hình
Mã số: 8210232.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAM XUAN THACH
Hà Nội — 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sựhướng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Xuân Thạch, có kế thừa một số kết quảnghiên cứu liên quan đã được công bố Những tài liệu sử dụng trong luận văn có
xuât xứ cụ thê, rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chiu trách nhiệm trước Hội đông Khoa học về luận văn của mình.
Hà Nội,ngày tháng năm 2023
Học viên
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Xuân Thạch, giảng viên trực
tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này Thầy luôn khuyến khích, động viên,truyền cảm hứng, cung cấp hỗ trợ tài liệu, kiên nhẫn hướng dẫn giúp tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn quý thầy cô khoa Văn học, cùng nhiều thầy cô các
phòng chức năng của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Sân Khấu Điện Ảnh TP.HCM đã tạo điều kiệntốt nhất đề tôi hoàn thành chương trình học Xin được cám ơn gia đình đã là điểmtựa dé tôi vượt lên những khó khăn, hoàn thành tâm nguyện của mình
Kính chúc thầy cô sức khoẻ, luôn thành công trong sự nghiệp giáo dục cao quý
Hà N6i, ngày tháng năm 2023
Học viên
Trang 5MỤC LỤC
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn dé nghién CPU - 2222 ©cs©cs£cs£s£tsersrrerrersersrrsrrerrerrree 2
3 Mục tiêu, nhiệm vụ NQNIEN CIỨU - << << << 4 1n gv 5
4 Đối tượng, phạm vi nghién CPU -2- sec se Sscee+eexeersereereereersecee 6
5 Phương Phap NQhien CÍU o5 < SH Họ cm 6
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của dé tài se ©ssccecssereersscescrs 7
7 BO cục của luậH VĂN -o- + ©c<©c<SeeSeeSteEtEkeEkeEkeEreerrererrrrrerrerreerkee 7CHƯƠNG 1 NHŨNG VAN ĐỀ CHŨNG -ccces<ccccceserrrccee 8
1.1 Xu hướng hội nhập hiện thực xã hội chủ nghĩa sau năm 1975 8
1.1.1 Tổng quan về xu hướng hội nhập hiện thực xã hội chủ nghĩa 8
1.1.2 Xu hướng hội nhập hiện thực xã hội chu nghĩa của điện ảnh Việt Nam 9
1.2 Cuộc đời đạo diễn Lê Hoàng Hoa và tác phẩm điện ảnh 11
1.2.1 Cuộc đời Lê Hoàng Hoa - 5 25 31+ **E*ksikserrkrrsee 11
1.2.2 Sự nghiệp làm phim của Lê Hoàng Hoa - -‹+ <+<<<2 12
CHUONG 2: HỘI NHAP ĐIỆN ANH HIỆN THỤC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
- NHÌN TỪ NỘI DŨNG 2-2 2© s£s£s£EeEseEseEeerereererrserereerree 15
2.1 Đề cao tập thé quần chúng 2° <2 s22 s<ese£ssessessessesse 15
2.1.1 Qua để tài phim -¿- 52-56 E‡EE‡EESEESEEEEEEEEEEEEEEEE1 11211 cte 152.1.2 Qua chủ đểỀ phim 2-5 E+SE‡EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrrree 16
2.1.3 Qua cảm hứng chủ ỔạO c1 31 1119 11111111111 1 ng re 19
2.2 Tính hiện thực và tính lich S Ử o- œ5 55 S5 5 5595554 559 9599522
2.2.1 Qua các sự kiện và chỉ tiết trong phim - - «+ ssx++sexsseeres 22
Trang 62.2.2 Qua các nhân vật trong phim - - - ¿5+ ++s£++e++e+sersereserrees 26
2.2.3 Qua sự tái hiện bức tranh đời sống ¬ 29 2.2.4 Qua nền tảng chuyện phim 2¿© 2 +2 £+£++£xzxerxezreerxeee 33 2.3 Đề cao Đảng và những con người giác ngộ lý tưởng xã hội chủ nghĩa
— Ả ÔỎ 35
2.3.1 Đề cao Dang và Dang viên - 5c tt rtrrrrrrrree 35 2.3.3 Niềm tin vào tương lai cách mạng - + + sz+s+x+xzxzxe+ 44 '757.0000nnnnnẽẽaa4g Ả Ỏ 49
CHUONG 3 HỘI NHẬP ĐIỆN ANH HIỆN THUC XÃ HOI CHỦ NGHĨA -NHIN TỪ NGHỆ THUAT LAM PHIM - 2-2 s2 s2 s2 s2 s2 sssss51
3.1 Sự chuyển hướng trong cách tạo hình nhân vật và điểm nhìn chuyện
0) 0 Ố.ỐốỐốỐốỐ Ầ e 51
3.1.1 Sự chuyền hướng trong cách xây dựng thế giới nhân vật 51
3.1.2 Sự chuyền hướng trong góc nhìn chuyện phim - 53
3.2 Sự chuyển hướng trong cấu trúc nhịp điệu hình ảnh 57
3.2.1 Sự chuyền hướng trong cách tạo dựng bồi cảnh (Sequence) 57
3.2.2 Sự chuyển hướng trong phương thức xây dựng nhịp điệu khung hình (Scene Rhythm) s1 1S HH Họ HH HH, 62 3.3 Sự chuyển hướng trong cấu trúc trình hiện câu chuyện 67
3.3.1 Sự chuyền hướng trong cách thức xây dựng câu chuyện phim (Story) ¬- 67
3.3.2 Sự chuyền hướng trong phương thức xây dựng động lực phát triển của câu chuyện phim (PÏOfS) - - - << 1E 111393119 1119 1119 1n key 71 TiGU 77m 77
Trang 7TÀI LIEU THAM KHẢO 5° 6S SE EEESEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrrkerkee
Trang 8MỞ ĐÀU
1 Lý do chọn đề tài
Điện ảnh Việt Nam trước 1975 chịu ảnh hưởng lớn từ bối cảnh lịch sử xãhội và có giá trị nhất định của nó Tiếc là những tư liệu về một thời hưng thịnhcủa điện ảnh Việt Nam trước năm 1975 (với gần 30 năm phát triển) đã bị thấtlạc khá nhiều
Sau khi thống nhất đất nước, chúng ta đã có chính sách giữ gìn kho tư liệuđiện ảnh nước nhà, cụ thể là việc thành lập Trung tâm nghiên cứu và Lưu trữđiện ảnh (trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh) Tuy nhiên, những ngày đầu tiênsau giải phóng, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên các bộ phim ở miền Nam, đặcbiệt là những bộ phim được tiếp quản từ kho phim của chế độ Sài Gòn cũ chỉ
được bảo quản một cách đơn sơ Sau năm 2000, ta mới có kho lưu trữ phim
chuyên dụng đáp ứng yêu cầu lưu trữ phim Tính đến nay, chúng ta có khoảng
"40.000 cuốn phim nhựa và gan 8000 băng dia các loại" [2], trong đó, phần lớn
là phim ảnh sau năm 1975.
Vi vậy, việc nghiên cứu các tác phâm điện ảnh trước và sau năm 1975 van còn nhiêu khó khăn và bat cập Bên cạnh đó, việc tìm kiêm thông tin về các doan
làm phim, các hãng phim nỗi bật thời kì này cũng còn nhiều khó khăn
Được biết, trong thời gian qua, nhiều học giả và tổ chức đã bắt tay vào xâydựng chương trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam trước và sau 1975 dé có thêmcái nhìn về miền văn hóa — nghệ thuật đặc biệt này Chương trình này bắt đầuvới các nghiên cứu về những đạo diễn tên tuổi như: Hải Ninh, Nguyễn Hồng Sén,
Lê Dân, Lê Hoàng Hoa và những người hoạt động sôi nỗi trong lĩnh vực điệnảnh thời bấy giờ Trong đó, đạo diễn Lê Hoàng Hoa là một trong những cái tên
nôi bật với nhiêu tác phâm điện ảnh đê lại dâu ân sâu đậm trong lòng khán giả.
Trang 9Nói đến Lê Hoang Hoa là nói đến những tác phẩm tiêu biểu trước và sau
1975 như: Gác chuông nhà thờ, Điệu ru nước mắt, Vết thù trên lưng ngựa hoang,Con ma nhà họ Hứa (trước 1975); Ván bài lật ngửa, Tây Sơn hiệp khách, Dangsau một số phận, Vĩnh biệt Cali, Vĩnh biệt mùa hè, Tình nhỏ làm sao quên, Lệnh
truy nã, (sau năm 1975) Trong đó, Con ma nhà ho Hứa (1973) và Van bài lật
ngửa (1982 — 1987) là hai bộ phim tạo được tiếng vang lớn Đặc biệt, hai bộphim này có sự khác nhau rõ rệt về nội dung và cách dựng phim của đạo diễn Lê
ta có thêm cái nhìn về xu hướng hội nhập hiện thực xã hội chủ nghĩa của điện
ảnh Việt Nam sau 1975.
Đặc biệt, đối với trường hợp đạo diễn Lê Hoàng Hoa, chúng ta có thể thấy
rõ sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại cũng như sự vận động từ cái riêngsang cái chung; từ cá nhân thành tập thé Ở một chừng mực nào đó, nó cho thaybiéu hiện của một nền điện ảnh đang trên đà phát triển, đôi thay và tất nhiên, nền
điện ảnh đó cũng phải trải qua những bước ngoặc quan trọng cùng thời đại.
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào
xu hướng hội nhập điện ảnh hiện thực xã hội chủ nghĩa sau năm 1975 Tuy nhiên,
ở một chừng mực nào đó, chúng ta có thể kế đến các bài nghiên cứu có liên quan
ít nhiêu đên đê tài này.
Trang 10+ Trước tiên có thể ké đến bài báo Van bài lật ngửa - một đỉnh cao của điệnảnh Việt Nam được đăng trên báo Tuổi tré năm 2010 Trong bài báo nay, tác giả
đã nhắc đến những nét đặc trưng của bộ phim này như: kịch bản đặc sắc, tínhhiện thực trong việc phản ánh hình ảnh Sài Gòn và chính trường thời bấy giờ,lời thoại trong phim đầy ấn tượng, khuôn hình đẹp và nhạc nền đặc trưng (những
bài nhạc thịnh hành thời ay) Dac biét, tac gia bai bao nhấn mạnh tinh hiện thực
xã hội chủ nghĩa của bộ phim này: "Chu nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng
hiện rõ trong thông điệp của bộ phim" [3] Tuy nhiên, bài viết này cũng chỉ đừnglại ở các nhận định khái quát, chưa đi sâu vào những biểu hiện cụ thể cho tính
hiện thực xã hội chủ nghĩa của nó.
Kế đến là bài báo Những phim kinh điển về giải phóng đất nước nhất định
phải xem dip 30/4 được đăng trên báo Vinh Long (năm 2018) Trong bai báo nay,
tác giả đã liệt kê những bộ phim sau 1975 nói về chủ đề giải phóng như: Cánhđồng hoang (1979), Biệt động Sai Gòn (1986), Noi gió (1966) va Van bài lậtngửa (1982-1987) Đặc biệt, bài viết đưa ra đánh giá về giá trị nội dung và nghệthuật của một số bộ phim, đồng thời phân tích phong cách làm phim của các đạodiễn Đặc biệt, khi nói về bộ phim Ván bài lật ngửa, tác giả đánh giá bộ phimnày rang: nó đã "tdi hiện một xã hội day biến động của Sài Gon lúc bay giờ, nộidung mạch lạc, diễn xuất ăn nhập " Tuy nhiên, bài viết cũng chỉ dừng lại ởnhận xét khái quát, chưa đi sâu vào dau ấn hiện thực xã hội chủ nghĩa của bộ
phim này [4].
Tiếp theo có thé kê đến bài báo Điện ảnh miễn Nam sau ngày giải phóng:Những bộ phim để đời được đăng trên báo Người lao động (năm 2019) Trongbài báo này, tác giả giới thiệu 5 bộ phim kinh điển của điện ảnh miền Nam saunăm 1975 là Moi tình dau (1971), Tội lỗi cuối cùng (1978), Ván bài lật ngửa(1982 - 1987), Biệt động Sài Gòn (1984 - 1986) và Cánh đồng hoang (1980)
Trang 11Đồng thời, bài viết cũng đưa ra những đánh giá chung về giá trị của các bộ phim
nảy Tuy nhiên, những đánh giá này chỉ dừng lại ở mức độ khái quát nội dung,
chưa đi sâu vào đặc trưng của từng bộ phim và cũng chưa đề cập đến xu hướnghội nhập điện ảnh hiện thực xã hội chủ nghĩa - xu hướng nồi bật của điện anhViệt Nam sau 1975 [5] Bên cạnh đó, còn có thể ké đến bài báo Điện ảnh Việt
và những tác phẩm “kinh điển” về ngày Giải phóng được đăng trên Báo dânsinh năm 2019 Trong bài viết này, tác giả phân tích những bộ phim kinh điển
về giải phóng như Biệt động Sài Gòn (1986), Ván bài lật ngửa (1982 - 1987),Noi gió (1966) và Cánh đông hoang (1978) Day là bài viết mang tinh học thuậtcao khi tác gia đã chỉ ra tính nghệ thuật trong phim thông qua các biểu hiện như:cảnh phim, tình tiết phim, tính thời sự của phim, tính hiện thực của phim và thủpháp đối lập trong ngôn ngữ điện ảnh Đặc biệt, tác giả còn đưa ra những nhậnđịnh cơ bản về bộ phim Ván bài lật ngửa của đạo diễn Lê Hoàng Hoa như: "Bộ
phim mô phỏng một cách sinh động quãng đời hoạt động của các nhân vật tình
báo được cài cắm trong lòng dich trong kháng chiến chống Mỹ, cuộc đấu trícăng thang với những giây phút nguy hiểm kê cận sống - chết " [6]
Như vậy, có thể thấy tính hiện thực và tinh thần cách mạng của bộ phimVán bài lật ngửa là không thê phủ nhận Điều này giúp chúng tôi có thêm cáinhìn về khuynh hướng điện ảnh hiện thực xã hội chủ nghĩa của điện ảnh Việt
Nam sau 1975 (qua trường hợp đạo diễn Lê Hoàng Hoa).
Nhìn chung, cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có nhiều nghiên cứu tầm cỡ
và chuyên sâu về điện ảnh Việt Nam vì sự phát triển của lĩnh vực nghệ thuật này
đa phan được định hướng theo kiểu tập trung sản xuất chứ không phải kết hợpsản xuất và nghiên cứu Vì vậy, lĩnh vực này chưa có sự cân đối giữa hệ thống líluận phê bình và thực tiễn Có thể dễ dàng thấy điều này khi các tài liệu chuyên
Trang 12ngành về điện ảnh (cũng như các tai liệu vê công tác đạo diễn trong điện anh
đang lưu hành trong nước ) chủ yếu theo hướng thực hành
Điều này tạo nên những khó khăn nhất định trong việc nghiên cứu điện ảnhViệt Nam trước và sau 1975 Rõ ràng, đây là một “vùng đất lạ” và đầy rủi ro,
bởi vi chúng ta không có nhiêu nên tảng lý luận vê điện ảnh.
Tương tự như vậy, cho đến nay, vẫn chưa có ai nghiên cứu sâu về các tácpham điện anh của dao diễn Lê Hoàng Hoa, đặc biệt là so sánh sự giống và khácnhau (cũng như những thay đổi trong cách làm phim của Lê Hoàng Hoa) trước
và sau năm 1975.
Vì vậy, với đề tài này, chúng tôi chỉ có thể tham khảo một số bài báo cóliên quan đến Lê Hoàng Hoa, những lý luận cơ bản về điện ảnh bên cạnh tư liệu
chính là hai bộ phim của ông: Con ma nhà họ Hứa (trước 1975) và Ván bài lật
ngửa (sau 1975) Nói cách khác, góc nhìn của luận văn này chủ yếu dựa vào việckhai thác hai bộ phim đã kể trên ở hai mảng: khía cạnh nội dung (đề tài, số phậnnhân vật, dấu an thâm mỹ ) và khía cạnh nghệ thuật (nghệ thuật trình hiện, tư
duy góc may, âm thanh, hành động, lời thoại nhân vật ).
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Với luận văn này, mục tiêu của chúng tôi là:
Thấy được những biểu hiện của sự hội nhập hiện thực xã hội chủ nghĩa
(trong bộ phim Ván bài lật ngửa của đạo diễn Lê Hoàng Hoa).
Thấy được tác động của hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội đối với xu
hướng hội nhập điện ảnh hiện thực xã hội chủ nghĩa sau năm 1975 và những
biểu hiện của nó
Thấy được sự thay đổi trong nhận thức và tư duy làm phim của đạo diễn LêHoàng Hoa - gương mặt tiêu biểu của điện ảnh Việt Nam sau 1975
Trang 134 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Với luận văn này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là điện ảnh Việt Namsau năm 1975 (với trường hợp cụ thê là bộ phim Ván bài lật ngửa của đạo diễn
Lê Hoàng Hoa) Tuy nhiên, để thấy rõ hơn tính hội nhập hiện thực xã hội chủnghĩa thì chúng tôi cần xem xét thêm một bộ phim khác của Lê Hoàng Hoa trước
1975 (phim Con ma nhà họ Hứa).
Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm hiểu chung về điện ảnh Việt Nam trước và saunăm 1975, dé thấy được dòng chảy của nó, cụ thể là xu hướng hội nhập điện ảnh
hiện thực xã hội chủ nghĩa.
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề hoàn thành luận văn này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
Phương pháp so sánh - đối chiếu: Đây là phương pháp chủ đạo, được sửdụng dé làm rõ sự thay đổi trong tư duy làm phim của đạo diễn Lê Hoàng Hoa
trước và sau năm 1975.
Phương pháp phân tích — tổng hợp: Chúng tôi sử dụng phương pháp này
dé làm rõ những đặc điểm về nội dung phim và cách làm phim của đạo diễn Lê
Hoàng Hoa (ở từng bộ phim- Con ma nhà họ Hứa và Ván bài lật ngửa) ở phương
diện dé tai, chủ đề, cảm hứng, tính hiện thực, tính lịch sử Phương pháp này
vừa làm cơ sở cho phương pháp so sánh, vừa giúp người đọc có được cái nhìn
từ chi tiêt đên tông quan về van đê nghiên cứu.
Phương pháp liệt kê: Chúng tôi sử dụng phương pháp này dé liệt kê nhữngtác phâm cùng thời, cùng dé tài hoặc cùng góc nhìn thâm mỹ ; liệt kê các biểuhiện của tinh thần hiện thực xã hội chủ nghĩa (ở từng cấp độ) dé tạo nên trường
liên tưởng - so sánh, dé có cái nhìn rộng hơn; giúp mở rộng hướng tiêp cận cho
Trang 14đề tài nghiên cứu trong phim như: đề tài, chủ đề, cảm hứng, tính hiện thực, tínhlịch sử, đề cao tính đảng
Phương pháp hệ thống: Chúng tôi đặt hai bộ phim của đạo diễn Lê HoàngHoa vào hệ thống điện ảnh Việt Nam trước và sau 1975 đề thấy biểu hiện cụ thể
trong dòng chảy điện ảnh Việt Nam.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Với đề tài này, chúng tôi mong muốn có thể góp thêm chút sức vào việcnghiên cứu điện ảnh nước nhà, đặc biệt là chỉ ra được dấu ấn hội nhập hiện thực
xã hội chủ nghĩa của điện ảnh Việt Nam sau năm 1975.
Bên cạnh đó, luận văn còn giúp những người yêu thích đạo diễn Lê Hoàng
Hoa có thêm cái nhìn về các bộ phim của ông (cũng sự thay đổi trong tư duy làm
phim của Lê Hoàng Hoa theo thời gian).
7 Bố cục của luận văn
Không kê phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo thì luận văn củachúng tôi được triển khai thành 3 chương
Chương 1 Những van đề chung
Chương này giới thiệu chung về cuộc đời và sự nghiệp của đạo diễn LêHoàng Hoa cũng như những vấn đề chung liên quan đến tinh thần hội nhập điện
ảnh hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Chương 2 Hội nhập điện ảnh hiện thực xã hội chủ nghĩa - nhìn từ nội dung
Chương này chỉ ra những biểu hiện của sự hội nhập hiện thực xã hội chủnghĩa - về mặt nội dung, thông qua bộ phim Ván bài lật ngửa
Chương 3 Hội nhập điện ảnh hiện thực xã hội chủ nghĩa - nhìn từ nghệ
thuật làm phim
Trang 15Chương này chỉ ra những biểu hiện của sự hội nhập hiện thực xã hội chủnghĩa - về mặt nghệ thuật làm phim, thông qua bộ phim Ván bài lật ngửa.
CHƯƠNG 1 NHỮNG VAN DE CHUNG
1.1 Xu hướng hội nhập hiện thực xã hội chủ nghĩa sau năm 1975
1.1.1 Tổng quan VỀ xu hướng hội nhập hiện thực xã hội chủ nghĩa
Không khó dé thay rằng các lĩnh vực nghệ thuật trên thé giới đều trải quanhững giai đoạn giống nhau, từ cổ điển đến lãng mạn, hiện thực và siêu thực.Nhìn chung, chủ nghĩa hiện thực trên thế giới chính thức ra đời vào những năm
30 của thế kỷ thứ XIX Sau đó, dòng chảy nghệ thuật này phát triển qua nhiềuthời kì và chịu ảnh hưởng nhất định từ những biến động lịch sử - xã hội Trong
đó, có 3 khuynh hướng lớn mà chủ nghĩa hiện thực thể hiện nhiều tính xã hộinhất, đó là:
« Khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực phê phán thé kỷ thứ 19 với những tacphẩm đại tự sự lớn, đấu tranh và phê phán sự tha hóa của con người
« Khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực mới xuất hiện ở Italia vào khoảng cuốithập niên 40 đến đầu thập niên 50 của thế kỷ XIX, được lan truyền rộng rãi vàoTây Âu, Mỹ với những tác phẩm viết về hiện thực khó khăn sau chiến tranh
thê giới và sự đâu tranh của con người đòi công băng xã hội.
» Khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực cách mang (hay chu nghĩa hiện thực
xã hội chủ nghĩa) gan liền với xu hướng hoà nhập xã hội chủ nghĩa, mô tả góc
nhìn hiện thực thông qua sự vận động của đời sống [1].
Ở Việt Nam, khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa xuất hiện vào thé
kỷ XX Sau Cách Mạng Tháng Tám, niềm tự hào chiến thắng trở thành nguồn
cảm hứng lớn nên xu hướng hòa nhập hiện thực xã hội chủ nghĩa lại càng trở
nên mạnh mẽ hơn Đây cũng là giai đoạn có sự định hình rõ nét những đặc điểm
Trang 16của xu hướng hội nhập hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, dé sau này, khiđất nước thống nhất, một lần nữa, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa lại tiếptục phát triển và gặt hái nhiều thành tựu.
1.1.2 Xu hướng hội nhập hiện thực xã hội chủ nghĩa của điện ảnh Việt Nam
Xu hướng hội nhập hiện thực xã hội chủ nghĩa của điện ảnh Việt Nam được
hình thành khi Khu 8 và Khu 7 (hoạt động về lĩnh vực điện ảnh) được thành lậpvào năm 1947 (ở Nam Bộ) và Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnhViệt Nam được thành lập vào năm 1953 (ở miền Bắc)
Ké từ đó, sức sáng tạo và làm việc của đội ngũ đạo diễn cũng được khơinguồn, với những tác phẩm có giá trị đầu tiên là phim tai liệu về chiến trường(như ?rận Mộc Hoa (năm 1948), Chiến dịch Bến Tre, Chiến dịch Trà Vinh,Chiến dịch La Ban - Cau Kè (1950) )
Có thé thấy, sự ra đời lần lượt của những tác phẩm điện ảnh ké trên đã đánh
dấu cho xu hướng hội nhập hiện thực xã hội chủ nghĩa
Đặc biệt, sau khi đất nước thống nhất, lực lượng điện ảnh Việt Nam tiếpnhận thêm đội ngũ văn nghệ sĩ tự do, tạo thêm động lực phát triển cho xu hướnghội nhập xã hội chủ nghĩa Việc chuyên hướng sang những đề tài mới cùng sựđầu tư trang thiết bị, mở rộng đội ngũ nhân lực đã tạo điều kiện nhiều hơn chocác đạo diễn, giúp họ tạo ra nhiều tác phẩm điện ảnh chất lượng hơn cho nên
điện ảnh nước nhà.
Cụ thé, theo thông kê trong giai đoạn nay, cả nước ta có gần 350 rạp chiếuphim và gần 1400 đội chiếu bóng lưu động Từ đó, những tác phẩm điện ảnhchất lượng như: Cô Nhíp, Ngày lễ thánh, Sao tháng tám (1916); Mối tình đầu(1977), Mùa gió chướng (1978); Mẹ vắng nhà (1979) hay những tác phẩmmang đậm dấu ấn kháng chiến ở Nam Bộ như Cánh dong hoang (1979) liên
Trang 17tiếp ra đời Thành quả này đã giúp thế giới điện ảnh tiếp cận sâu hơn vào quầnchúng và đánh dấu thêm nhiều thành công lớn của lực lượng đạo diễn nước nhà.
Nói cách khác, sự thành công của những tác phẩm điện ảnh giai đoạn nàycũng là tín hiệu đầy tích cực cho thấy sự phục hồi và phát triển của điện ảnh Việt
Nam sau năm 1975.
Tuy nhiên, khi bước vao thập miên 80, những hạn chế của công cuộc cảicách xã hội giai đoạn đầu dần bộc lộ rõ hơn và nó cũng tác động lớn đến sự pháttriển chung của kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực điện ảnh Vì thế, những sảnphẩm điện ảnh “mi ăn liền” cũng được xem như một xu hướng dé xoay sở trongđiều kiện khó khăn đó
Mặc dù vậy, trong giai đoạn này, điện ảnh Việt Nam vẫn có những tác phẩmđiện ảnh chất lượng như Thi xã trong tam tay (1982), Bao giờ cho đến tháng
Mười (1984), Cô gái trên sông (1986) và đặc biệt là Van bai lật ngửa (1982 1987)
-Đến năm 1994, Giải thưởng dau tiên của Hội Điện anh trao cho các tácphẩm phim điện ảnh, truyền hình và các công trình nghiên cứu, lý luận, phê bìnhcủa hội viên trong năm ra đời Giải này là tiền thân của giải Cánh điều vànghiện nay Từ đó, điện ảnh Việt Nam từng bước phát triển vũng chắc trên conđường riêng và ngày càng đậm nét đặc trưng hiện thực xã hội chủ nghĩa Đồngthời, nó cũng phân hóa thành những biểu hiện đa dạng, đi sâu vào nhiều khía
cạnh khác nhau của hiện thực [7].
Nhìn chung, ở Việt Nam, có thê kế đến một số biểu hiện thường thấy củatinh thần hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học, hội họa, âm nhạc và điện ảnh
như:
+ Tính hiện thực cao, phản ánh bức tranh đời sống "giống như thật"
10
Trang 18¢ Mang tính chính trị - cách mang - lịch sử cao.
- Đề cao Đảng và những người giác ngộ lý tưởng xã hội chủ nghĩa
+ Đề cao quan chúng lao động và tinh thần đấu tranh vì tự do, dân chủ
« Hướng tới tinh thần lạc quan, tích cực [8]
1.2 Cuộc đời đạo diễn Lê Hoàng Hoa và tác phẩm điện ảnh
1.2.1 Cuộc đời Lê Hoàng Hoa
Đạo diễn Lê Hoàng Hoa (tên thật là Đoàn Lê Hoa) sinh năm 1933 tại Huế
(có tư liệu ghi ông sinh ở Nha Trang) Trong thời gian làm đạo diễn, Lê Hoàng
Hoa đã lay nhiều nghệ danh khác nhau, trong đó, Lê Hoang Hoa và Khôi Nguyên
là hai nghệ danh quen thuộc, găn liên với các bộ phim nôi tiêng của ông.
Thuở nhỏ, Lê Hoàng Hoa được cho đi học tại trường Saint Pierre Sau đó,
ông tiếp tục học cao lên ở trường Khải Định — Huế Nhờ học giỏi mà Lê HoàngHoa thi đậu học bổng của International Cooperation Administration (ICA) Vìvậy, ông đã được sang Mỹ và học về điện ảnh Trong quá trình học tập, Lê Hoàng
Hoa nhờ năng lực của mình nên đã được ICA hợp tac, giao cho ông nhiệm vu
làm đạo diễn phim thời sự và phim tài liệu.
Đến năm 25 tuổi, Lê Hoang hoa trở về nước và làm biên tập viên cho TudnBáo Điện Ảnh (thuộc Trung tâm Điện Ảnh, Sài Gòn) Giai đoạn này, ông gặpđược nhiều người nôi trội trong lĩnh vực điện ảnh Việt Nam đương thời nhưThân Trọng Kỳ, Lưu Bạch Đàn, Nguyễn Văn Tường Các mối quan hệ này đãtác động đến ông, để rồi, sau đó, ông bắt đầu từng bước làm đạo diễn tại Việt
Nam.
Năm 1975, đất nước thống nhất nhưng Lê Hoàng Hoa quyết định vượt biên
và bi bat giam vào năm 1979 tại Bên Tre Sau đó, ông may măn được nha van
11
Trang 19Tran Bạch Dang gợi ý làm phim Ván bài lật ngửa (chuyên thể từ tiêu thuyết củaTran Bạch Dang).
Nam 1995, Lé Hoang Hoa va gia dinh sang Ba Lan dinh cu Thinh thoang,
ông cũng trở về thăm qué hương với tư cách của một đứa con xa quê Đến năm
2012, ông qua đời [9].
1.2.2 Sự nghiệp lam phim của Lê Hoàng Hoa
Đạo diễn Lê Hoàng Hoa là cái tên lớn trong làn điện ảnh Việt Nam, với
khoảng 100 bộ phim, trong đó có những bộ phim dé lại dấu ấn sâu đậm tronglòng khán giả như: Gác chuông nhà thờ (1971), Vết thù trên lưng ngựa hoang
(1971), Con ma nhà họ Hứa (1973), Ván bài lật ngửa (1982 - 1987), Vĩnh biệt
mùa hè (1992)
Đặc biệt, nhờ sự thành công của bộ phim Ván bài lật ngửa (1982 - 1987)
diễn Lê Hoang Hoa trở nên nỗi tiếng hơn han, giúp ông khang định tên tuổi của
mình trong giới điện ảnh Việt Nam sau 1975 Bên cạnh bộ phim này thì bộ
phim Con ma nhà họ Hứa (trước 1975) cũng là tác phẩm khá nổi tiếng
Đối với bộ phim Con ma nhà họ Hứa (dài hơn 1 tiếng) thi đây là bộ phimđiện ảnh thé hiện rõ nét sự giao thoa giữa góc nhìn thâm mỹ phương Tây vàphương Đông của đạo diễn Lê Hoàng Hoa Tác phẩm khai thác cốt truyện từ giaithoại Oan hồn Hứa Thị ở chợ Lớn và vở kịch sân khẩu Con tỉnh xuất hiện giữathủ đô, kê về nhân vật nữ chính bi phụ tình và mặc bệnh phong cùi Điểm đặctrưng của bộ phim này là diễn biến tâm lí nhân vật kết hợp yếu tổ kinh dị, kỳquái Tuy nội dung của phim lay từ cảm hứng văn học — nghệ thuật phương Đông
nhưng đạo diễn Lê Hoàng Hoa lại chọn xây dựng tạo hình nhân vật và nhịp độ
kế chuyện đậm chat lãng mạn của Tây Âu, khi ông xây dựng hình tượng các
12
Trang 20nhân vật trong sự du nhập của văn hóa — nghệ thuật phương Tây (qua bối cảnhsinh hoạt, một phần tư duy của những nhân vật trong phim ).
Với bộ phim Ván bài lật ngửa thì đây là tác phâm điện ảnh được chuyênthê từ tiêu thuyết Giữa biển giáo rừng gươm của nhà văn Trần Bạch Đằng Phimđược sản xuất từ năm 1982 - 1987 Có thé thấy, việc cải biên lại nội dung từ tiểuthuyết ban đầu là một trong những quyết định khá táo bạo của đạo diễn Lê Hoàng
Hoa, nhưng cũng nhờ đó mà bộ phim Ván bai lật ngửa lại mang lại thành công
lớn, ngay lập tức nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ đông dao công chúng và
giới báo chí Năm 1983, bộ phim Ván bai lật ngửa được giải đặc biệt Liên hoan
phim Việt Nam lần thứ sáu Đến năm 1985, bộ phim này tiếp tục được giải Bôngsen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ bảy Nhờ sự thành công vang dộinày mà nhà văn Trần Bạch Đằng đã quyết định dùng lại nhan đề này đặt tên cho
tác phâm Gitta biên giáo rừng gươm của ông.
Về mặt nội dung, Ván bài lật ngửa là bộ phim nhựa trắng nói về đề tài giánđiệp - tình báo với dung lượng 8 tập (mỗi tập có độ dài khoảng 1 tiếng rưỡi) Bộphim lấy bối cảnh trải dài từ những năm 1955 - 1963, mô phỏng lại quá trình
hoạt động của các nhân vật gián điệp có thật ngoài đời của Đảng Lao Động Việt
Nam, trong đó, nổi bật nhất là nhân vật Nguyễn Thanh Luân do diễn viên Nguyễn
Chánh Tín thủ vai (nguyên mẫu của nhân vật này là Đại tá Phạm Ngọc Thảo
-anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân) Ngoàải ra còn có các nhân vật khác cũng
tạo được sự chú ý đối với khán giả như ông có van Ngô Dinh Nhu (do diễn viênLâm Bình Chu thủ vai), Thiếu tá Vọng (do diễn viên Thương Tín thủ vai)
13
Trang 21liệu chính cho luận văn này, đó là bộ phim Con ma nha họ Hứa (trước năm 1975)
và phim Ván bài lật ngứa (sau năm 1975).
14
Trang 22CHƯƠNG 2
HỘI NHẬP ĐIỆN ẢNH HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA - NHÌN TỪ
NỘI DUNG
2.1 Đề cao tập thể quần chúng
2.1.1 Qua dé tài phim
Sau ngày đất nước thống nhất, điện ảnh Việt Nam có nhiều thay đổi đáng
ghi nhận trên cả bình diện nội dung lẫn nghệ thuật Ngay cả ở bản thân đạo diễn
và những người hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, chúng ta cũng có thê thấy sự
“thay da đôi thịt” của họ thông qua định hướng nội dung và tư duy thầm mỹ khi
làm phim.
Xem xét các bộ phim của đạo diễn Lê Hoang Hoa sau 1975, ta có thé thay
rõ sự chuyên hướng đề tài (từ tính cá nhân sang tính tập thể) Đây là biểu hiệnđầu tiên (và cũng là dé thay nhất) của sự hội nhập điện ảnh hiện thực xã hội chủ
nghĩa.
Xem xét trường hợp bộ phim Con ma nhà họ Hứa (trước 1975), ta thấy đềtài của bộ phim này là số phận cá nhân, cụ thé là số phận của cô gái tên ThủyHồng, con gái út của một gia đình giàu có họ Hứa Cô yêu một chàng trai tên
Hoàng nhưng sau đó bị phụ tình, bị tai nạn giao thông và bị bệnh phong cùi, sau
đó giả chết dé trốn trong ngôi mộ giả mà cha cô xây cho Cuối cùng, căn bệnhquái ác vẫn hành hạ Thủy Hồng đến chết Rõ ràng, bộ phim này là câu chuyện
về cuộc đời riêng của một con người Nó mang tinh cá nhân và ít phô biến Điềunay cũng thé hiện qua tên bộ phim: "Con ma nha họ Hứa" chính là ân dụ chonhân vật Thủy Hồng
Sau ngày đất nước thống nhất, tâm thế khai thác đề tài của các đạo diéncũng thay đổi Cuộc sống hiện ra từ nhiều góc nhìn xã hội nên tư duy làm phim
15
Trang 23của đạo diễn Lê Hoang Hoa cũng thay đổi Thay vì chọn những nội dung về con
người cá nhân, ông chọn nội dung hướng về tập thê cộng đông.
Cu thé, bộ phim Van bài lật ngửa là bức chân dung cach mạng Việt Nam,
nói rộng hơn là bức chân dung xã hội Việt Nam giai đoạn 1955 - 1965, từ sau
hiệp định Genève đến ngày chế độ Ngô Đình Diệm sup đồ
Vì vậy, với dé tài này, bộ phim toát lên tinh thần dân tộc trong mỗi conngười Tinh thần này đã được đạo diễn Lê Hoàng Hoa xây dựng trong một phạm
vi phản ánh rộng lớn, nhiều lĩnh vực Bộ phim không chỉ xoay quanh trung tâmSài Gòn mà còn quay cảnh ở các tỉnh khác của miền Nam, ở Huế, Campuchia,Lào, Thái Lan Phim không chỉ xoay quanh vấn đề chính trị mà còn liên kết với
các van dé xã hội, tôn giáo, tinh cam
Như vậy, có thể thấy sau năm 1975, đề tài phim của Lê Hoàng Hoa đã có
sự thay đôi rõ rệt, từ tính cá nhân sang tính tập thé, cu thé là hướng về số phậntập thé quần chúng, thông qua bộ phim đặc thù về dé tài tình báo cách mạng làVán bài lật ngửa Sự thay đôi này hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh xã hội ViệtNam lúc đó, khi các tác phẩm về đề tài cách mạng được ưu tiên và cái nhìn củacộng đồng về chính trị cũng thay đổi Và không chỉ điện ảnh mà các lĩnh vực
khác như văn học, âm nhạc, hội họa sau 1975 cũng vận động theo hướng này: hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Trang 24Trước 1975, phim của Lê Hoang Hoa chủ yêu xoay quanh chủ dé bi kịch
cá nhân, nỗi buồn hoặc những góc khuất nội tâm của của một số hình mẫu conngười nhất định trong xã hội Chủ đề này tuy giúp ông tạo được ấn tượng thâm
mỹ sâu sắc, "di bi vi mỹ", chạm đến trái tim người xem nhưng nó cũng có hanchế là không có được cái nhìn toàn cảnh, không thé hiện được sự vận động xã
hội trong tác phâm điện ảnh của mình.
Cụ thé, bộ phim Con ma nhà họ Hứa phan ảnh cuộc đời nhân vật ThuyHồng với nhiều bi kịch liên tiếp Bi kịch đầu tiên là bi kịch về tình yêu Mở đầuphim, nhân vật Thủy Hồng bị vướng vào cuộc tình chóng vánh với nhân vậtHoàng, một chàng sinh viên ngành y Sau đó, cô bị phản bội và nỗi đau khổ đókhiến cô mắt kiểm soát nên bị tai nạn giao thông Sự cố này cũng dẫn đến những
bi kịch tiếp theo của cuộc đời cô, khi sau vụ tai nạn giao thông, tuy không gặpnguy hiểm tính mạng nhưng cô lại phát hiện mình mắc căn bệnh phong củi quái
ác Đối với gia đình của Thủy Hồng thì điều này là một bi kịch, có thé dẫn đếntai tiếng lớn, còn đối với riêng Thủy Hong thì căn bệnh này giống như một sức
ép, dồn cuộc đời cô vào bước đường cùng Vì vậy, cô quyết định giả chết vàsong tăm tôi khổ sở trong ngôi mộ giả, với những ngày tháng giả thần giả quỷ,sông không bang chết; dé rồi cuối cùng, căn bệnh phong cùi cũng hành hạ cô tớichết
Nhu vậy, chủ đề phim Con ma nhà họ Hứa chi nói về bi kịch cá nhân, rộng
hon một chút là bi kịch của gia đình họ Hứa.
Có thê thấy, với xuất phát điểm là một du học sinh Mỹ, được tiếp nhậnchuyên môn điện ảnh ở thành phố Clarkesville nên ngay từ những tác phẩm đầutay, định hướng nội dung phim của đạo diễn Lê Hoàng Hoa sớm đã mang dấu
ấn của tư duy thâm mỹ phương Tây Các tác phẩm của ông trước năm 1975 nhưGác chuông nhà tho (1971), Điệu ru nước mat (1971), Vết thù trên lung ngựa
17
Trang 25hoang (1971), Con ma nhà họ Hứa (1973) đều nói về bi kịch của con người
cá nhân.
Còn với bộ phim Ván bài lật ngửa, một bộ phim được quay sau 1975 thì
chủ dé của nó lại là con đường cách mạng đấu tranh day gian khổ của một cộngđồng Con đường đó đầy khó khăn, có nguy hiểm, có hy sinh nhưng không baogiờ lùi bước Đó là con đường day hy vọng về một ngày mai thống nhất nước
nhà.
Ở bộ phim nay, yeu tố nội dé được đạo diễn Lê Hoàng Hoa mở rộng rathành những vấn đề của tập thể Bộ phim cho thấy tinh thần dân tộc của cả mộtcộng đồng người, gắn liền với thời kì lịch sử đặc biệt, đầy biến có chính trị Từtinh thần đó, đạo dién Lê Hoang Hoa xây dựng phim với nhiều khía cạnh nhưchính tri, xã hội, tình cảm xoay quanh trục nội dung cốt lõi
Nói cách khác, nhân vật Nguyễn Thành Luân mặc dù là vai chính trong bộ
phim nhưng sau khi xem bộ phim này, người xem lại thay được tinh thần của cảmột cộng đồng người Nguyễn Thành Luân mang vai trò trung tâm dé các nhânvật phụ hướng về, bởi vì trong bộ phim này, không chỉ một mình Nguyễn ThànhLuân hoạt động tình báo và đấu tranh mà rất nhiều đồng chí khác của nhân vậtnày cũng đấu tranh, rất nhiều đồng bao cũng dang đấu tranh, sẵn sàng hy sinh vi
cách mạng Không phải chỉ có mình Nguyễn Thành Luân làm tình báo cho Đảng
ta mà đồng chí Quyến (giữ chức trung úy Lê Ngân cho chính quyền Ngô Đình
Diệm) cũng làm tình báo cho Đảng Đó không phải là "một con người" ma là
"những con người": là đồng chí Sa - giả làm hòa thượng đi khất thực đề truyềntin cho Nguyễn Thanh Luân, là đồng chí đồng chí Ngọc, chon cái chết vì lý tưởngcủa Đảng: là đồng chí Thùy Dung, sẵn sàng rời Hà Nội vào Nam, đóng vai ngườiyêu của Nguyễn Thành Luân đề hỗ trợ Nguyễn Thành Luân trong mọi hoàn cảnh
18
Trang 26Trong một cảnh phim, cô Thùy Dung nói "Em nhớ Hà Nội qua" O đây, khátvọng thống nhất đất nước đã cao hơn tình cảm riêng tư.
Đó còn là Phúc - một thanh niên bình thường nhưng dám bắn những ngườiphản quốc và dám ám sát tổng thống, sau này cũng tham gia vào cách mạng Đócòn là Bay Cầu Muối, một trùm giang hồ nhưng lai san sàng hỗ trợ cách mạng;
là cô ca sĩ Lệ Thúy sẵn sàng giúp đỡ cô Thùy Dung và Nguyễn Thành Luân, là
cậu học sinh Lê Trọng Thường ném lựu đạn vào Nguyễn Thành Luân vì nghĩ
Nguyễn Thành Luân là tay sai của chính quyền Ngô Đình Diệm; là thầy giáo
Dương Van Tâm tham gia ném lựu đạn vao tay sai và vận động học sinh tham
gia biểu tình; là bà Hai Sac sẵn sàng chửi bới những kẻ theo Mỹ, con và chồng
của bà cũng tham gia cách mạng và rât nhiêu nhân vật khác.
Như vậy, với bộ phim Ván bài lật ngứa, Lê Hoàng Hoa đã phản ánh sự
tham gia của tập thé quần chúng Tư duy làm phim của đạo diễn Lê Hoàng Hoa
đã thay đổi: từ chủ đề bi kịch cá nhân sang chủ đề hành trình cách mạng - conđường thống nhất đất nước (đầy khó khăn nhưng cũng day hy vọng) của mộtcộng đồng
Có thê thấy, sau ngày đất nước thống nhất, xu hướng hòa nhập hiện thực xãhội chủ nghĩa trở thành xu hướng phổ biến và tất yêu Các đạo diễn đã thay đôi
tư duy làm phim, từ đặc tả hiện thực cá thé sang liên kết các giá trị của hiện thựccủa tập thé, của cộng đồng rộng lớn Sự thay đổi này làm gia tăng khả năngtruyền tải giá trị hiện thực của những tác phẩm điện ảnh sau năm 1975
2.1.3 Qua cảm hứng chủ đạo
Xem xét bộ phim Con ma nhà họ Hứa va Ván bài lật ngửa, ta thấy cảmhứng chủ đạo trong phim của đạo dién Lê Hoàng Hoa có sự thay đổi rõ rệt: từ bikịch đến chính kịch
19
Trang 27Ở Con ma nhà họ Hứa, cảm hứng chủ đạo là bi kịch cá nhân Nhân vậtThủy Hồng bị phụ tình, bị xe tông rồi phát hiện mình bị phong cùi Thậm chí,bản nhạc Fiir Elise của Beethoven mang giai điệu bi thương, buồn tẻ, ai oán cũngvang lên nhiều lần trong bộ phim, khiến cho người xem cảm nhận sâu sắc hơn
sự buôn bã, đau khô và tiếc nuối của nhân vật Thủy Hồng - một cô gái còn rấttrẻ nhưng lại bị tước đoạt quyền được sống chỉ vì căn bệnh quái ác mang tên
phong cùi.
Còn ở Ván bài lật ngửa, cảm hứng chủ đạo là hào hùng Sự hào hùng đó có được là nhờ hành trình thực thi trách nhiệm lịch sử của những con người vì lý
tưởng xã hội chủ nghĩa (như Nguyễn Thành Luân, cô Thùy Dung, đồng chí
Quyén ) Mỗi bước chân của họ đều hòa nhịp cùng vận mệnh dân tộc - đầy cảm
hứng sử thi và lãng mạn, hào hùng Đây là hai sắc thái khác biệt cả về góc nhìnlẫn lối tư duy của đạo diễn Lê Hoàng Hoa Một bên là tập trung vào những biểuhiện đơn cực của nguồn cảm hứng cá thể, một bên là tổng hòa các mặt, các cực
trị trong xã hội đương thời.
Và nêu ở bộ phim Con ma nhà họ Hứa, cảm hứng số phận cá nhân đã vôtình gắn chặt hiện thực vào góc khuất của số phận nhân vật chính (nhân vật ThủyHồng) thì ở tác phẩm Van bài lật ngửa, cảm hứng làm phim được đưa vào nhữngthang bậc vai nghĩa cụ thể, thực hiện chức năng liên kết tạo thành mảng hiệnthực rộng lớn mang tính cộng đồng
Có thể thấy, sau năm 1975, cảm hứng thời đại đã mở ra một định hướng
phát triển mới: gắn liền sự phát triển của văn hóa — nghệ thuật với quá trình đấu
tranh cách mạng Trong đó, các lĩnh vực như hội họa, âm nhạc, văn học, điện
ảnh đêu tập trung vào cảm hứng con người găn liên với thời cuộc.
20
Trang 28Với bộ phim Ván bài lật ngửa, ta thấy cảm hứng thời đại đã được đưa đếnmột mức độ bao quát hơn rất nhiều so với nguồn cảm hứng con người cá nhân
trong bộ phim Con ma nhà họ Hứa (trước 1975).
Ở day, cần nói rằng cảm hứng bi kịch trong phim Con ma nhà ho Hứakhông phải là sai, bởi vì nhiều tác phẩm ni tiếng trên thế giới đều nói về bi kịchcủa con người, dé thông qua đó, người ta hướng đến một cái gì đó lớn lao hơn
Nó giống như cách nói của diễn viên Bạch Tuyết (người đóng vai Thủy Hồngtrong phim Con ma nhà họ Hứa), khi được hỏi về việc nếu cô là đạo diễn, cô cómuốn viết một cái kết khác cho nhân vật Thủy Hồng không, cô đã trả lời như
Vì vậy, cảm hứng chuyện phim không có đúng - sai, chỉ là ở mỗi sắc thái
khác nhau, nó sẽ tác động đên người xem và tạo ra những cảm xúc khác nhau.
Như vậy, sau 1975, các sắc thái cảm hứng về hiện thực (trong những bộ
phim) của đạo diễn Lê Hoàng Hoa càng định hình rõ hơn Bước vào thời kì hòa
nhập xã hội chủ nghĩa, các tác phâm điện ảnh đã thay đổi dan: từ việc khắc họa
những bi kịch cá nhân đã mở rộng thành những khía cạnh lớn của thời đại Nguồn
cảm hứng mang tính thời đại đã góp phần đưa sức sống của điện ảnh bám sát sự
21
Trang 29vận động chung của xã hội lúc bấy giờ Và cũng từ đó, những tác phẩm này cóđược sự đồng tình từ nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng khán giả hơn, bởi nội dungtruyền tải của nó được nhân rộng hơn trước.
2.2 Tính hiện thực và tính lịch sử
2.2.1 Qua các sự kiện và chỉ tiết trong phim
Xem xét phim của Lê Hoàng Hoa trước và sau năm 1975, chúng ta có théthấy ro sự tang dan tính hiện thực của nó Dan dan, phim của ông bám sát đờisống hơn, phản ánh các vấn đề của cuộc sống một cách chân thực hơn, lay thực
tế làm điểm nhân (chứ không phải lấy các yếu tố kỳ dị, ma quái làm điểm nhấnnhư một số bộ phim trước năm 1975)
Cụ thé, xem xét bộ phim Con ma nhà họ Hứa (một bộ phim khá nỗi tiếngcủa Lê Hoàng Hoa trước 1975) thì đây là bộ phim về đời tư của một thiếu nữ vànguồn gốc của nó là truyền miệng dân gian Các sự kiện trong phim là những sựkiện được ké lại như: cô Thủy Hong bị phụ tinh, cô Thuy Hồng bị xe tông, côThủy Hồng nhập viện và phát hiện minh bị phong cùi, cô Thủy Hồng giả ma quỷ
dé không bi mọi người quấy ray, cô Thủy Hồng bị phát hiện là ma giả và côThủy Hồng qua đời
Đặc biệt, chúng ta cần xem xét cách đạo diễn tạo tình huống phim Khi theodõi bộ phim Con ma nhà họ Hứa, khan giả chi biết Thủy Hồng chết mà khôngbiết cô chết giả Vì thế, khi thấy cảnh những con quỷ hiện hình bắt những người
tò mò đến phá ngôi mộ, cảnh u ám ma quái của những pho tượng "Thần giữacủa" trong ngôi mộ truyền thống của người Hoa, cảnh nắp quan tài tự mở ,người xem sẽ rất hồi hộp và bị cuốn vào bộ phim đó (vì nghĩ là có ma quý thật).Đến gần cuối bộ phim, người xem mới biết chính Thủy Hồng và bà vú em đã giaquỷ dé hu dọa những người đào mộ trộm vàng Như vậy, cái mà Lê Hoàng Hoa
22
Trang 30tập trung xây dựng là yếu tố ma quái đề thông qua đó thu hút khán giả Điều này
ngược hoàn toàn với bộ phim Ván bài lật ngửa (sau 1975), bộ phim mà Lê Hoàng
Hoa lay tư liệu từ hiện thực dé xây dựng Ông tập trung thu hút khán giả bangnhững nhân vật và sự kiện lich sử Hướng về hiện thực, lột tả hiện thực là biểuhiện thường gặp của các tác phẩm văn hóa nghệ thuật sau 1975, bởi vì giai đoạnnay, cảm hứng hiện thực trở thành cảm hứng nỗi trội Đó có thể là đề tài cáchmạng, cũng có thé là đời sống hàng ngày, với những van dé mang tính phố biến
trong cộng đồng
Cụ thê, với trường hợp bộ phim Ván bài lật ngửa thì các sự kiện trong phim
là những sự kiện lịch sử xã hội, có tầm ảnh hưởng đến cả một cộng đồng người.Chăng hạn như cuộc tấn công Bình Xuyên năm 1955, sự kiện sòng bạc Đại ThếGiới bị Ngô Đình Diệm xóa số tạm thời vào năm 1955: sự kiện thiếu tướng TrịnhMinh Thế bị ám sát năm 1955 [10]: sự kiện công điện số 5159 cắm treo cờ tôn
giáo của Ngô Đình Diệm; sự kiện hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu (năm
1963) dé phản đối chính sách đàn áp và thiên vị tôn giáo của chính quyền NgôĐình Diệm [11]; sự kiện đàn áp Phat giáo va tấn công chùa Xá Lợi vao năm1963; sự kiện lật đồ chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963 - Ngô Đình Diệm
và Ngô Đình Nhu bị giết [12] Đây đều là những sự kiện lịch sử có thật, làmthay đổi ý thức chính tri và số phận của cả một cộng đồng người
Không chỉ các sự kiện lớn mà nhiều chi tiết nhỏ trong phim Ván bài lật
ngửa cũng mang tính hiện thực cao Những người hâm mộ nhà tình báo Phạm
Ngọc Thảo đều biết rằng trong thời gian giữ chức tỉnh trưởng ở Bến Tre, ông đãthả tù binh, giúp nhiều đồng chí của ta có cơ hội hoạt động trở lại Chi tiết nay
cũng được Lê Hoang Hoa chọn đưa vào phim [13].
Hay như cố vấn Ngô Đình Nhu - một con người đa mưu túc trí nhưng cũngkhông kém phần quỷ quyệt đã được Lê Hoàng Hoa lột tả chân thực qua nhiều
23
Trang 31chỉ tiết trong bộ phim, nhất là những màn đối thoại đầy kịch tính giữa Ngô ĐìnhNhu và Nguyễn Thành Luân, giữa Ngô Đình Nhu và bác sĩ Trần Kim Tuyến Đặc biệt, bộ phim còn phản ánh cả chuyện Ngô Đình Nhu buôn thuốc phiện(những ai có tìm hiểu về Ngô Đình Nhu đều biết rằng ông là người chỉ rất nhiềutiền vào hoạt động tình báo và số tiền đó có được là nhờ hoạt động bảo kê thuốcphiện (mặc dù trước đó, chính quyền Ngô Đình Diệm đã cho đóng cửa Đại ThếGiới và cắm thuốc phiện, nhưng sau đó, mọi thứ lại tiếp tục) Thậm chí sau năm
1958, Ngô Dinh Nhu còn tổ chức các chuyên vận chuyền thuốc phiện về Sài Gòn
để tiêu thụ [14]
Hay như trong phim, chỉ tiết năm 1963, khi quân đội tạo phản, làm cuộcđảo chánh lật đồ chính quyền Ngô Đình Diệm (ám sát Ngô Đình Diệm và NgôĐình Nhu) thì bà Trần Lệ Xuân dang đi diễn thuyết ở nước ngoài nên còn sông.Chi tiết nảy trong phim cũng khớp với sự thật lịch sử Đặc biệt, lời thoại củanhân vật Trần Lệ Xuân khi nói về sự kiện Hòa Thượng Thích Trí Quang tự thiêu(“Nếu họ thiếu xăng và diém quet, chính phủ sẽ sẵn sàng cung cấp cho”) cũnggần khớp với lời nói của bà Trần Lệ Xuân năm ấy: “Để cho họ cháy và chúngtôi sẽ vo tay” “Những lãnh dao Phật giáo đã hành động như thé nào? Thứ duynhất họ làm, họ đã nướng một trong những vị sư cua họ, người mà họ đã gây
mê, người họ đã lạm dụng niềm tin, và ngay cả việc nướng người đó đã đượcthực hiện không phải một cach tự túc vi họ dùng xăng ngoại nhập ” “Tôi sẽ võtay khi thay một budi trình diễn thịt nướng nhà sư khác” và “nếu ai thiếu xăngdau, tôi sẽ cho” [15] [16]
Ngoài các chi tiết trên thi còn nhiều chi tiết khác cũng mang tính hiện thựccao, chang hạn như gần cuối phim, ta thay bác sĩ Trần Kim Tuyến (người thâncận với Ngô Đình Nhu) ngỏ ý muốn cùng Nguyễn Thành Luân làm cuộc đảochánh chính quyền Ngô Đình Diệm (vì giai đoạn này, chính quyền Ngô Đình
24
Trang 32Diệm đã mất lòng dân và bắt đầu lung lay, đặc biệt là sau sự kiện hòa thượngThích Quảng Đức tự thiêu) Chi tiết này cũng mang tính hiện thực cao Theo tưliệu lịch sử thì tháng 9 năm 1963, bác sĩ Trần Kim Tuyến và ông Phạm NgọcThảo (trong phim là nhân vật Nguyễn Thanh Luân) đã bí mật hợp tác dé làmcuộc đảo chính Tuy nhiên, mục đích này đã bị lộ và bác sĩ Trần Kim Tuyến bị
cử đi Ai Cập Vì vậy, họ không thể thực hiện cuộc đảo chính này Tuy nhiên,
cuộc đảo chính vẫn diễn ra bởi các lực lượng quân đội khác Ngô Đình Diệm và
Ngô Đình Nhu bị ám sát, kết thúc chế độ Ngô Đình Diệm[ 17]
Bên cạnh đó, theo dõi lời thoại trong phim, ta còn bắt gặp những lời nhậnxét với độ chân thực cao về tình hình chính trị - xã hội miền Nam Việt Nam lúc
đó Chăng hạn, ở những tập đầu của bộ phim, nhân vật ông có van Lại Hữu Tàinói với Nguyễn Thành Luân: "Ong nên nhớ, các giáo phải dang lam chủ tìnhhình" (giai đoạn đó, đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo đều là những lực lượngquân sự có sức ảnh hưởng lớn).
Hay như ở giữa bộ phim, Nguyễn Thành Luân nhớ lại lời dặn của nhân vật
bí ân (có lẽ là của A07) Lời đặn này cũng đánh giá đúng tình hình miền NamViệt Nam đưới thời Ngô Đình Diệm: "Công việc của anh rất nguy hiểm đấy Nội
bộ của địch dang rồi Phe phải mâu thuẫn lung tung, cần khai thác làm cho địchrồi thêm dé hỗ trợ cho phong trào cách mang quan chúng Phải kiên trì, phải
nhìn xa Đó, tôi dan anh máy điêu Dang tin cậy anh".
Ở đây, Lê Hoàng Hoa đã miêu tả hiện thực chiến đấu của cả một cộng đồng
trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt Như vậy, so với bộ phim Con ma nhà họ
Hứa (các chỉ tiết đều không mang tính lịch sử) thì bộ phim Ván bài lật ngửa lại
có nhiều chỉ tiết và sự kiện trong mang tính lịch sử cao, giúp bộ phim này giàutính hiện thực hơn và gần với quần chúng hơn Và sau năm 1975, không chỉ bộphim Ván bài lật ngửa mà nhiều bộ phim khác cũng mang tính hiện thực và tính
25
Trang 33lịch sử cao, chăng hạn như phim Cánh đồng hoang của đạo diễn Nguyễn HồngSến, với những thước phim kinh điển về vùng Đồng Tháp Mười - một trongnhững chiến khu quan trọng nhất - trong những ngày diễn ra cuộc đấu tranh giảiphóng miền Nam Việt Nam.
2.2.2 Qua các nhân vật trong phim
Có thé dé dàng thấy sự khác nhau của các nhân vật trong phim Con ma nhà
họ Hứa và phim Ván bai lật ngửa Ở bộ phim Con ma nhà họ Hứa, các nhan vatđều là những con người bình thường, không được ghi chép trong sách vở hay tưliệu lịch sử Hơn nữa, bộ phim này được lay cảm hứng từ những giai thoại dângian và kịch phẩm dân gian, vì vậy, tính xã hội của nó có thể cao nhưng tính lịch
sử của nó lại rât yêu.
Trong khi đó, ở bộ phim Van bài lật ngửa, ta thay nhiều nhân vật trongphim là mô phỏng lại những nhân vật lịch sử nỗi tiếng thời đó như: ông NgôĐình Diệm (Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa); ông cô van Ngô Đình Nhu (emtrai của Ngô Đình Diệm), vợ ông Ngô Đình Nhu - bà Trần Lệ Xuân, bác sĩ TrầnKim Tuyến - người thân tín của Ngô Đình Nhu (cũng là người chỉ huy hệ thống
an ninh mật vụ của nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam), Giám mục Ngô DinhThục (anh của Ngô Đình Diệm), tổng thống Mỹ Kennedy, Quốc vương Cam-
pu-chia Xi-ha-núc, các điệp viên của Hoa Nam tình báo cục, Bảy Viễn - lực
lượng Bình Xuyên, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc (giáo chủ giáo phái Cao Đài
- chủ tịch Mặt trận Thống nhất Toàn lực quốc gia, được thành lập dưới sự liênkết của Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo và lực lượng Bình Xuyên), thiếu tướngTrịnh Minh Thế (Thiếu tướng trong Quân đội Cao Đài), thiếu tướng Tôn Thất
Đính (cựu tướng lĩnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa) Riêng với nhân vật
Nguyễn Thành Luân thì đạo diễn đã dùng tên này thay cho tên Phạm Ngọc Thảo
26
Trang 34(cán bộ tình báo của Quân đội nhân dân Việt Nam), nhằm mục đích bảo vệ vợcon ông Phạm Ngọc Thảo đang sống ở Mỹ.
Hiển nhiên, bộ phim Ván bài lật ngửa không tái hiện chính xác 100 % cácnhân vật và hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc đó Chăng hạn như nhân vật giám mục
Ngô Đình Thục trong phim có vẻ nhân từ và ít tham gia chính trị hơn Ngô Đình Thục ở ngoài đời (Ngô Đình Thục là anh trai của Ngô Đình Diệm) Hay như
nhân vật bác sĩ Trần Kim Tuyến trong bộ phim cũng ít được khắc họa vai tròchính trị so với Trần Kim Tuyến ngoài đời thực Tuy nhiên, bộ phim Van bai lậtngửa vẫn cho chúng ta cái nhìn an tuong vé những nhân vật chính, đặc biệt lànhân vật Nguyễn Thành Luân và Ngô Đình Nhu, ấn tượng đến mức nhiều người
xem còn đánh dong họ với nguyên mau ngoài đời thực.
Thậm chí, ngay cả khi Lê Hoàng Hoa đã đổi tên ông Phạm Ngọc Thảo thành
tên Nguyễn Thành Luân thì người xem phim vẫn nhận ra đó là hình tượng của
ông Phạm Ngọc Thảo (dựa vào các nhân vật liên đới, hoàn cảnh lịch sử và các
chỉ tiết, sự kiện được phản ánh trong phim)
Có thê thấy, bộ phim Ván bài lật ngửa đã bám sát các nhân vật lịch sử, làmcho bộ phim này mang tính hiện thực và tư liệu sâu sắc Thông qua bộ phim,khán giả đễ dàng tiếp cận với lịch sử Việt Nam giai đoạn này hơn
Mặt khác, ở bộ phim Con ma nhà họ Hứa, giá trị nhần vật được dé hiện quacách khai thác sự tương phản giữa hiện thực bên ngoài và những phẩm chất tốtđẹp bên trong của nhân vật Thủy Hồng Vì vậy, có thể nói các sự kiện, khi đượcđưa vào hành trình của số phận nhân vật Thủy Hồng, mặc dù có sự tăng tiến theoquy luật kịch tính của tác pham nhưng về tong thé, các yếu tố sự kiện đó không
mở rộng thêm được giá trị của hành trình nhân vật Thay vào đó, đạo diễn chỉ là
khai thác sâu hơn, đưa ra được nhiêu hon sự ân ức trong cuộc đời cô.
27
Trang 35Chăng hạn, đạo diễn Lê Hoàng Hoa tô chức một loạt các chi tiết về nhữnglời bàn tán, những người muốn trộm tài sản bên trong ngôi nhà mồ của ThủyHong là để xoáy sâu hơn vào ấn ức bi kịch của cô (giữa bối cảnh hiện thựcđó) Vì vậy, quá trình tăng tiến - khi các sự kiện ấy tiếp cận gần hơn với chântướng cuối cùng - cũng chi là quá trình vận động dé tiến gần hơn với nỗi an ứcsâu kín nhất trong số phận riêng của Thủy Hồng Vì vậy, nhìn chung, mối quan
hệ giữa tính sự kiện và hành trình nhân vật ở tác phẩm nay là mối quan hệ đồnghiện thuần chất, chưa có nhiều dấu ấn của hiện thực và lịch sử (mà chủ yếu làdau ấn tâm lý)
Đến tác phẩm điện ảnh Ván bài lật ngửa, yếu tố hiện thực được khai tháchiệu quả hơn nhiều Bằng cốt truyện mang tính hành trình, từng nhân vật đượcđưa vào tác phẩm với những hành trình riêng của mình (như hành trình của các
nhân vật tình báo, hành trình của các giáo phái tôn giáo, hành trình của chính
quyền Ngô Đình Diệm ), tắt cả đồng hành cùng hành trình của nhân vật trungtâm là kỹ sư Nguyễn Thành Luân Điều này tạo ra một trường liên tưởng đốichiếu, làm tăng giá trị hiện thực cho mỗi nhân vật Khi con người được đặt giữatập thể, con người ay tự nhiên trở nên chan thực hon!
Kh ông chỉ thế, các nhân vật phụ trong bộ phim Ván bài lật ngửa cũngmang vai nghĩa hiện thực cao Điều này tạo nên sức hút rất lớn vì nó tạo được sựliên tưởng về những cái tên riêng, lẫn những sự kiện riêng thông qua sự hiệndiện của các nhân vật trong phim Vì vậy, dù đạo diễn đã đổi tên một số nhân
vật nhưng người xem phim vẫn đoán ra được đó là ai Ví dụ, người xem phim
có thê nhận ra nhân vật Nguyễn Thành Luân chính là hình tượng của ông PhạmNgọc Thảo, nhân vật A07 chính là hình tượng của Lê Duan
28
Trang 362.2.3 Qua sự tái hiện bức tranh đời sống
Bộ phim Ván bài lật ngửa còn mang tính hiện thực cao khi tái hiện thành
công một phần khung cảnh sinh hoạt của miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955
-1963.
Thông qua bộ phim, ta có thê thấy được cảnh náo nhiệt của đô thị Sài GònVỚI Xe CỘ, phố xá và các cửa tiệm, với cảnh ăn chơi của sòng bạc Đại Thế Giớinổi tiếng thời bấy giờ Ngoài ra, bộ phim còn tái hiện chân thực cảnh Cúng TứThời và cảnh cầu cơ Đức Chí Tôn tại Tòa Thánh Tây Ninh; cảnh nhân dân xemcải lương - hình thức văn nghệ thu hút đông đảo khán giả thời bấy giờ
29
Trang 37A = & ek
Hinh 2: Vo cai luong (trong tap 2)
Đặc biệt, ngay từ đầu bộ phim, khán giả còn được nghe tiếng hò trên sông
- hình thức diễn xướng văn nghệ đặc trưng của người dân Nam Bộ thời bấy giờ.Phần lời của điệu hò này đã phản ánh chính xác tình trạng nước ta sau hiệp địnhGenève, sau ngày tập kết ra Bắc Đất nước chia làm hai nửa, chờ ngày thốngnhất:
Trang 38Bắc - Nam hai đứa "
(tiếng hò của hai thiếu phụ trên sông)
Không chỉ thế, ở tập 2 của bộ phim, ta còn nghe được tiếng ngâm sắmgiảng của Đức Thầy Phật Giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Số - một hình thức diễn
xướng văn nghệ cũng rất phô biến tại Nam Bộ thời bấy giờ:
"“Chừng ấy nồi dậy phong ba,
Có con Nghiệt thú nuốt mà người hung
Đến chừng thú ấy phục tùng
Ba gia mới biết người Khùng là ai”
(tiếng ngâm sắm giảng vang lại từ xa)
Không chỉ thế, bộ phim Ván bài lật ngửa còn tái hiện bối cảnh văn hóa Nam
Bộ thời bấy giờ, với cách xưng hô và phương ngữ đặc trưng trong một quán nướcbên đường "chú trong mới dia phải hông?", với trang phục áo ba ba khan ran,
áo dai chit eo va nón lá (của những người nông dân, những người cộng san); với
bộ đồ quân phục đặc trưng (của những người làm việc cho Việt Nam Cộng Hòa)
Ngoài ra, bộ phim Van bai lật ngửa còn tái hiện nét đẹp Tây Nguyên trong
mùa lễ hội, trong cảnh sinh hoạt buôn làng và tiếng nhạc công chiéng, với nhữngchú voi xuống rừng, lên rừng và những bộ trang phục đặc trưng Phim còn táihiện khung cảnh Huế mộng và thơ bên sông Hương và lăng Tự Đức, khi cô gáitên Tâm mặc áo dài trang, đội non lá, tro chuyện với anh trai minh bang giongHuế đặc trưng: "Anh có thé cho em biết lý do tại rang không?"
Không chỉ thế, bộ phim còn tái hiện một phần khung cảnh văn hóa Lào khiNguyễn Thành Luân nhận lệnh của Ngô Đình Nhu điều tra vụ thuốc phiện bị
cướp và khung cảnh văn hóa Campuchia, khi nhân vật Nguyễn Thành Luân nhận
31
Trang 39lệnh của Ngô Đình Nhu sang Campuchia tranh thủ kết giao với quốc vương Xi
ha núc.
Đặc biệt, bộ phim còn tái hiện cảnh cuộc sống thường ngày của quần chúngnhân dân thời chiến tranh, với cảnh bom đạn máy bay, cảnh quân lính nhiễunhương, hạch sách nhân dân, cảnh biểu tình, họp báo, họp hội, đảo chánh, tấn
công
Có thé nói, bộ phim Ván bài lật ngửa đã tái hiện thành công bức tranh đờisong thời bay giờ: đầy ngột ngạt, đầy biến động nhưng cũng day động lực Độnglực đó được tạo thành từ tinh thần đấu tranh của những người cộng sản, từ khátkhao tự do dân chủ và hòa bình của toàn thể nhân dân
Ở đây, đạo diễn Lê Hoàng Hoa đã miêu tả "giống như thật" bức tranh xãhội miền Nam nói riêng và cả nước nói chung Đây cũng là nguyên tắc sáng tác
theo khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa của văn nghệ sĩ nước ta sau 1975.
Hiển nhiên, bộ phim Van bài lật ngửa cũng có yếu tô lang mạn, vi dụ như nhữngthước phim lãng mạn cho thấy tình cảm riêng tư giữa cô Dung với Nguyễn ThànhLuân, hay những đoạn đậm chất trữ tình khi cô Dung nhớ về Hà Nội Tuy nhiên,
cảm hứng chủ đạo của bộ phim vẫn là cảm hứng hiện thực, với không khí sôi
suc, căng thăng và bất 6n của xã hội miền Nam lúc đó Nói cách khác, yếu tôlãng mạn trong phim vẫn có, nhưng nó được gắn với cảm hứng anh hùng, sẵnsàng dau tranh vì mục tiêu thống nhất đất nước, vì lý tưởng của Đảng
Như vậy, sau 1975, phim của Lê Hoàng Hoa đã có sự thay đổi rõ rệt theohướng bám sát hiện thực đời sống hàng ngày, bám sát hiện thực trong nhữngngày chiến dau và đây cũng là biểu hiện cho sự hội nhập hiện thực xã hội chủnghĩa Và không chỉ phim của Lê Hoàng Hoa mà phim của nhiều đạo diễn khác
(như phim của Nguyễn Hong Sến) cũng vậy, cũng bám sát hiện thực chiến dau.
Có lẽ nhiều người vẫn còn nhớ khung cảnh đối lập đầy ấn tượng trong phim
32
Trang 40Cánh dong hoang: trên là trực thăng, dưới là mặt nước Nó khiến người xem gầnnhư nghẹt thở trong những lần thực thăng rà soát, oanh tạc, hai vợ chồng bồngcon lội nước giữa cánh đồng hoang vu - đặc trưng của chiến khu Tháp Mười.
Hội đồng nhận xét tác giả thường xuyên nhắn mạnh điện ảnh Việt Nam sau
1975 có sự hội nhập vào hiện thực xã hội chủ nghĩa Day là một nhận định không
chính xác, cân phải chỉnh sửa-> Học viên đã chỉnh sửa và cắt bỏ.
2.2.4 Qua nên tảng chuyện phim
Điện ảnh Việt Nam có nhiều tác phẩm chất lượng với nền tảng chuyện phimlây cảm hứng từ những lĩnh vực văn hóa — nghệ thuật khác
Tiêu biểu như bộ phim Con ma nhà họ Hứa của đạo diễn Lê Hoang Hoa, laycảm hứng từ những giai thoại ở Chợ Lớn và cảm hứng bi từ vở kịch phẩm Continh xuất hiện giữa thủ đô (năm 1963) của soạn giả Năm Châu Phim này mangđậm dấu ấn văn hóa phương Đông qua chủ đề tình cảm lứa đôi, tình cảm giađình cũng như mối quan hệ giữa những người bà con họ hàng, lối xóm Mặt khác,
phim cũng phản ánh sự du nhập của văn hóa phương Tây khi quay cảnh một
ngôi nha có lối trang trí sinh hoạt tân thời, đồng thời, các nhân vật cũng được
xây dựng với sở thích và tình yêu dành cho nghệ thuật phương Tây, ví dụ như
nhân vật Thủy Hồng, cô rất thích nhạc của Beethoven, đặc biệt là nhạc pham
Fiir Elise Nhac pham nay da tro thanh nền nhac chủ đạo cho cảm xúc cô doncủa nhân vật Thủy Hong (bản nhac này xuất hiện nhiều lần, ở phần mở đầu phimgiới thiệu về cuộc đời Thủy Hồng [02:59]; lúc Thủy Hồng bị nhân vật Hoàngphụ tình [19:35]; lúc không gian cô đơn và u uất của căn nhà mồ làm cho ThủyHồng gần như hoàn toàn kiệt qué tinh than [01:01:25] và lúc Thủy Hồng chết(cuối bộ phim))
33