Xét về giá trị nghệ thuật trong việc vậndụng màu sắc vào phim điện ảnh, các tác phâm của Trương Nghệ Mưu là những tưliệu hữu ích để chúng ta nghiên cứu và học hỏi, từ đó ứng dụng vào việ
Mục đích nghiên cứu của đề tàiTrương Nghệ Mưu được coi là người tiên phong trong việc khám phá các cách sử dụng mau sắc trong phim, biến mau sắc trở thành biểu tượng và phong cách nghệ thuật cho phim của mình Nhờ cách phối màu đặc sắc, các tác phâm của ông không những làm phong phú trải nghiệm thẩm mỹ của khán giả mà còn tạo nên những ảnh hưởng nhất định giới phê bình điện ảnh quốc tế.
Trong những bộ phim của Trương Nghệ Muu, có thé thấy màu sắc là một công cụ hữu dụng trong việc khơi dậy một cách mạnh mẽ cảm xúc của người xem, đồng thời là một phương pháp kể chuyện truyền cảm Do đó, nghiên cứu về nghệ thuật sử dụng màu sắc của Trương Nghệ Mưu là một mục tiêu quan trọng của luận văn này, nhằm tìm hiểu ý đồ sáng tạo của đạo diễn thông qua việc sử dụng màu sắc, từ đó rút ra các bài học tư duy về màu sắc dé áp dụng vào sáng tạo điện ảnh thực té ở nước ta.
5 Phương pháp nghiên cứu Đối với đề tài nghiên cứu về nghệ thuật sử dụng màu sắc trong phim của Trương Nghệ Mưu, luận văn chủ yếu áp dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích - tổng hợp, lịch sử, hệ thống cấu trúc, so sánh đối chiếu
- Phương pháp lich sử: nhằm làm rõ các sự kiện quan trọng diễn ra trong qua trình hình thành phát triển của các đối tượng nghiên cứu dé tìm ra các nguyên nhân và hệ quả tiếp theo trong mối liên quan giữa các sự kiện Phân tích, đánh giá việc hình thành, phát triển của nghệ thuật sử dụng màu sắc trong tiễn trình lịch sử hình thành phát triển của loại hình nghệ thuật điện ảnh.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: quan sát và phân tích những bộ phim của Trương Nghệ Mưu qua việc sử dụng màu sắc để tạo hình nhân vật, bối cảnh, không gian, từ đó có thé bật lên được chủ đề và những ý nghĩa an dụ.
- Phương pháp so sánh: đối chiếu những nội dung quan sát được từ những bộ phim của đạo diễn Trương Nghệ Muu với một vai bộ phim Việt Nam có sử dụng màu sắc dé thể hiện ý tưởng nghệ thuật nhăm rút ra những bài học trong việc sáng tạo nghệ thuật.
- Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu: là phương pháp thu thập các thông tin tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: sách chuyên ngành, tạp chí, và những bài giảng của các giảng viên và từ nhiều nguồn khác để đảm bảo khối lượng thông tin thu thập được chính xác, đáp ứng tốt cho nội dung nghiên cứu.
- Luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như kí hiệu học điện ảnh Trên cơ sở hệ thống các phương pháp này, tác giả luận văn đi vào phân tích ngôn ngữ điện ảnh trong mối tương quan từ nghệ thuật thé hiện đến phong cách của đạo diễn Trương Nghệ Mưu trong nghệ thuật sử dụng màu sắc.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễnLuận văn “Nghệ thuật sử dụng màu sắc trong phim của Trương Nghệ Mưu” nghiên cứu các tác phâm điện ảnh của đạo diễn Trương Nghệ Mưu trong xuyên suốt quá trình là nghệ thuật, nhằm khám pha tác động của màu sắc đối với với việc kế chuyện phim và khơi gợi cảm xúc ở khán giả.
Nghiên cứu này mở ra khả năng mới trong việc ứng dụng nghệ thuật màu sắc trong phim, tìm hiểu cơ chế màu sắc và góp phần phát triển nghệ thuật điện ảnh ở nước ta Bang cách phân tích màu sắc trong các bộ phim của Trương Nghệ Muu, luận văn rút ra giá tri nghệ thuật của mau sắc và làm rõ chức năng kê chuyện băng mau sắc trong các bộ phim, từ đó cung cấp một góc nhìn thâm mỹ mới cho việc đào tạo các nghệ sĩ điện ảnh trẻ ở Việt Nam.
Ngoài ra, việc nghiên cứu mau sắc trong các bộ phim của Truong Nghệ Muu cũng có lợi cho việc giáo dục thâm mỹ các loại hình nghệ thuật khác liên quan đến việc sử dụng màu sắc như thiết kế, hội họa cũng như các loại hình nghệ thuật thị giác khác.
Cau trúc luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồmTRONG PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNHMàu sắc và vai trò màu sắc trong điện ảnh1.2.1 Màu sắc trong đời sống con người 1.2.2 Màu sắc trong điện ảnh
1.2.2.1 Màu sắc là một biểu tượng phim1.2.2.2 Vai trò màu sắc trong phim
Bảng thống kế cảm xúc của 12 màu cơ bản Tiểu kết chương 1Ý NGHĨA MÀU SAC VÀ GIA TRI THAM MỸ TRONG PHIM CUA ĐẠO DIENMau sac duoc str dụng như những ký hiệu nghệ thuật 2.2 Ý nghĩa màu sắc trong phim của Trương Nghệ Mưu2.2.1 Màu đỏ truyền thống trong cái nhìn hiện đại
2.2.2 Màu vàng trong lịch sử và văn hóa
2.2.3 Màu xanh lam và xanh lá — sự đối lập của kiềm hãm và vươn lên2.2.4 Màu den và mau trắng - triết lý âm đương trong nghệ thuật
Chức năng của màu sắc trong phim của Trương Nghệ Mưu 2.4 Đặc trưng màu sắc trong phim của Trương Nghệ MưuDIEN TRƯƠNG NGHỆ MUU VÀO QUA TRÌNH LAM PHIM 3.1 Kỹ thuật sử dung màu sắc của dao diễn Trương Nghệ MuuỨng dụng nghệ thuật sử dụng màu sắc vào quá trình làm phim của đạo diễn3.2.1 Ứng dụng màu sắc vào trang phục 3.2.3 Ứng dụng màu sắc vào bối cảnh
3.2.4 Ứng dụng màu sắc vào đạo cụ
Từ phương cách xử lý mau sắc của Trương Nghệ Mutu, liên hệ tới cách sửdung mau sắc trong phim truyện Việt Nam
3.3.1 Bộ phim Cánh đồng hoang (NSND Hồng Sến, năm 1979) 3.3.2 Phim Mia 6i (NSND Đặng Nhat Minh, 2002)
3.3.3 Phim Song Lang (Đạo diễn Leon Quang Lê, 2018) 3.3.4 Bộ phim Hai Phượng (Đạo diễn Lê Văn Kiệt, 2019) 3.3.3 Bộ phim Tiéc trang máu (Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, 2020) 3.3.6 Bộ phim Rom (Đạo diễn Tran Thanh Huy, 2019)
3.3.7 Phim Mat Biéc (Đạo diễn Victor Vũ, 2019)
KET LUẬNTRONG PHIM TRUYỆN ĐIỆN ANHMàu sắc và vai trò của màu sắc trong phim điện ảnh“Màu sắc là một thuộc tính của vật thê, tồn tại một cách khách quan trong thế giới vật chất mà thị giác con người có thể nhận biết được” (Đào Thản, (1993), Hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc của tiếng Việt trong sự liên hệ với may điều phổ quát Tap chí Ngôn ngữ, số 2, trang 11-15) Đúng vậy, theo từ điển Merriam — Webster, màu sắc là sự phản chiếu của ánh sáng lên một vật thể (chăng hạn như màu đỏ, nâu, hồng hoặc xám), là nhận thức về thị giác giúp con người có thê phân biệt giữa hai vật thể tương đồng Nói một cách đơn giản, màu sắc là tính chất của vật thể; chúng ta nhận biêt được màu sắc nhờ sự phản xạ ánh sáng từ các vật thê khác nhau.
Trong những bộ phim xuất sắc của thế giới, màu sắc đóng vai trò như một chủ đề của phim Từ tông màu chủ đạo của toàn bộ phim đến màu sắc của từng phân cảnh nhỏ; mọi sự lựa chọn, sàng lọc, kết hợp và cầu thành của màu sắc đều có ý nghĩa quan trọng Màu sắc không chỉ là điều cần thiết để tạo nên một tác phâm điện ảnh mà còn là ngôn ngữ ké chuyện chính của phim Mau sắc không chỉ thu hút và khiến khán giả tò mò, nó còn tạo cho người xem mong muốn tìm hiểu và khám phá mã văn hóa trong phim dé thấu hiểu tâm lý nhân vật, có thêm góc nhìn về bối cảnh câu chuyện và từ đó có một cái nhìn tổng thể về nền văn hóa mà người sáng tạo nghệ thuật muốn nói đến Trong mỹ học nghệ thuật, tiêu chuẩn thâm mỹ của môi quôc gia là khác nhau Tuy nhiên ngôn ngữ mỹ học mau sac trong điện ảnh nêu
13 được sử dụng nhuan nhuyễn và hài hòa, có khả năng là cầu nối nghệ thuật đến mọi quôc gia, chủng tộc và tôn giáo bat kê sự khác biệt vê ngôn ngữ hay niêm tin.
Vai trò của màu sắc trong cuộc sống rất mạnh mẽ, màu sắc không chỉ thé hiện chân thực thế giới khách quan mà là một dạng ngôn ngữ tình cảm giúp thé hiện được trạng thái cảm xúc con người Việc nghiên cứu màu sắc liên quan đến nhiều lĩnh vực như quang học, sinh lý học, tâm lý học, mỹ học và nghệ thuật học Bởi vì màu sắc không chỉ ảnh hưởng đến cảm giác, xúc giác mà còn tác động đến suy nghĩ của con người Những màu sắc khác nhau có thé tạo nên những cảm xúc khác nhau và là biêu tượng cho nhiêu ý niệm khác nhau.
1.2.1 Màu sắc trong đời sống con người
Từ lâu, con người đã biết vận dụng các quy luật, quy tắc của màu sắc phục
VỤ Cuộc sông của mình Màu sắc có vai trò quan trọng và có mối quan hệ mật thiết tới tập quán, truyền thống, văn hóa con người Shutterstock trong cuốn Biểu tượng của màu sắc và ý nghĩa của nó trên thế giới [81] đã viết như sau: “Màu sắc đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, chúng có thể nhắc về địa điểm, kỷ niệm, thời gian hoặc truyền thống và có thé chỉ phối cách con người cảm nhận các sự vật, hiện tượng theo màu sắc của sự vật, hiện tượng ấy Những màu sắc khác nhau thường được dùng để làm biểu tượng, hay ám chỉ một điều gì đó trong các nên văn hóa và đương nhiên, y nghĩa cua chung cũng sẽ khác nhau” [81, tr 8]
Cảm nhận vê màu sắc cũng mang tính cá nhân Việc nhận thức và hiêu ý nghĩa của nó phụ thuộc nhiêu vào quá khứ, kinh nghiệm, hiệu biệt hoặc văn hóa của cá nhân.
Chang hạn như màu đỏ, màu đỏ là màu phổ biến nhất đối với ý nghĩa tập quán, truyền thống văn hóa của nhiều dân tộc, quốc gia trên thé giới Mau đỏ là màu của máu, là biểu tượng của sự mạnh mẽ, của chiến thắng, thành công của một cá nhân hoặc một dân tộc; là biểu tượng của những điều thiêng liêng trong cuộc sống.
Nhưng màu đỏ cũng là quy ước chung của thế giới để cảnh báo về sự nguy hiểm.
Trong văn hóa truyền thông Trung Quoc, mau đỏ là màu của sự may mắn, niêm vui,
14 và cũng tượng trưng cho sức mạnh, cho sự đấu tranh Văn hóa Việt chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, vì thế đối với người Việt, màu đỏ cũng mang nhiều ý nghĩa giống như đối với người Trung Quốc Màu đỏ tại Việt Nam cũng được sử dụng trong các dịp lễ hội, đám cưới Màu đỏ cũng là màu của quốc kì Việt Nam, mau của các biéu ngữ mang tính kêu gọi, thúc giục hành động Và trong tâm thé hòa nhập với thế giới, màu đỏ đồng thời cũng được sử dụng trong các biển cảnh báo, biển cam, Hay màu vàng, màu vàng là màu của ấm no Trong văn hóa phương Đông, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc, màu vàng là màu của hoàng gia, chỉ dành cho vua chúa Hay màu xanh lá, màu xanh lá là màu của cỏ cây, tươi mát và êm diu Đó là lý do tại sao nó thường được dùng làm biểu hiện hay tượng trưng cho thiên nhiên, cho sự thanh bình Với văn hóa phương Đông, màu xanh lá cây biểu hiện cho thiên nhiên, khả năng sinh nở, tái sinh, tiền bạc, may mắn và sự sinh sôi nảy nở Hay màu trắng, màu trắng là màu của thất bại, nghèo đói, chết chóc, tang tóc cũng như bat hạnh trong văn hóa Việt Nam Nhưng nó cũng là màu của sự thuần khiết, tinh khôi Hay màu đen, màu đen trong văn hóa Trung Quốc là màu của sức trẻ và sự thịnh vượng Nhưng tại Việt Nam, dưới ảnh hưởng của văn hóa phương
Tây, mau đen đôi khi là biểu tượng của bóng tối, tang tóc và đôi khi là biểu tượng của sự trang trọng, tỉnh tế
Tóm lại, từ khi con người tìm ra màu sắc và vận dụng màu sắc trong cuộc song, màu sắc đã có một vai trò vô cùng quan trọng Tùy theo quan niệm, tập quán, văn hóa của mỗi dân tộc trên thế giới, mỗi màu sắc sẽ là biểu tượng cho một ý nghĩa Nếu một nhà làm phim hiểu và vận dụng được tính biểu tượng của màu sắc trong từng thước phim, thì màu sắc sẽ trở thành một công cụ giúp họ truyền tải thông điệp của bộ phim đến khán giả.
1.2.2 Màu sắc trong phim điện ảnh 1.2.2.1 Màu sắc là một biểu tượng phim
Thuật ngữ “biểu tượng” ra đời từ thời Hy Lạp cùng với bộ môn Logic học gắn liền với tên tuổi nhà hiền triết Aristotle Từ đó cho đến nay, thuật ngữ biểu
15 tượng xuất hiện trong các lĩnh vực khác nhau như triết học, toán học, văn hóa học, ngôn ngữ học, tâm lý học, và mỗi lĩnh vực đó lại định nghĩa thuật ngữ “biểu tượng” một cách khác nhau Tuy nhiên, trong giới hạn của luận văn nảy, người nghiên cứu chỉ sử dụng khái niệm “biểu tượng” trong lĩnh vực văn học — lĩnh vực có môi liên hệ tương đôi gân với phim.
Biểu tượng “chính là hình thức dùng hình ảnh này để tỏ nghĩa nọ hay nói khác đi là mượn một cái gì đó dé tượng trưng cho một cái gì khác Trong lĩnh vực văn học-nghệ thuật, biểu tượng được coi là một thủ pháp sáng tạo nhằm phản ánh và nhận thức thé giới Nhờ có các biểu tượng như vậy, các van đề lý luận trừu tượng biến thành những hình tượng cụ thé và sinh động tác động vào chiều sâu vô thức của tâm hồn, giúp cho việc cảm nhận các vấn đề trừu tượng được dễ dàng.” (Mai Văn Hai, 2002, Biểu tượng và văn hóa biểu tượng trong tư duy xã hội học Xã hội học tr 11) Và theo giáo sư ngôn ngữ Sobur, biểu tượng là một phương thức đánh dau một cái gì đó khác với hiện thân của chính hình thức biểu tượng đó.
Các biểu tượng thường bắt cặp với vật tượng trưng vì chúng có cách hiểu giống nhau hoặc có liên kết mật thiết với nhau Theo giáo sư các ngôn ngữ học Pickering và Hoeper, dựa vào mối liên kết giữa biểu tượng và ý nghĩa, các biểu tượng được phân thành 3 loại chính bao gồm: biểu tượng truyền thống, biểu tượng gốc và biểu tượng cá nhân Trong đó, biểu tượng truyền thống là những loại biểu tượng phô quát, có sự liên kết chung được một xã hội hoặc nền văn hóa cùng công nhận va sử dụng rộng rãi Biéu tượng gốc là biểu tượng có sự liên tưởng gián tiếp của truyền thống có ý nghĩa nhất định Đối với mỗi người, mỗi vật thể, mỗi sự kiện đều mang một ý nghĩa nhất định và biểu tượng cá nhân chính là biểu tượng riêng được xây dựng bởi mỗi cá nhân Khả năng truyền đạt ý nghĩa của biéu tượng riêng hạn chế hơn rất nhiều so với biểu tượng truyền thống hay biểu tượng gốc Biểu tượng cá nhân cũng chính là phương thức được một số nhà văn, nhà làm phim sử dụng để tạo nên phong cách cá nhân Các nhà nghệ thuật thường tạo ra một tác phẩm bằng cách sử một hệ thống biểu tượng nhất định được xây dựng từ chính trí tưởng tượng, kiến thức và trải nghiệm của chính họ trong cuộc sống Như vậy, ba
16 loại biểu tượng do Pickering và Hoeper trình bày có sự khác biệt về mặt tính chất.
Nếu ý nghĩa của các biểu tượng truyền thống có tính phổ quát, biểu tượng gốc có tính liên tưởng gián tiếp thì ý nghĩa các biểu tượng riêng chủ yếu dựa trên các giả định cá nhân của chính tác giả Các biểu tượng cá nhân thường chỉ có một số người nhất định mới có thé hiéu được, tức tác giả hoặc nhà phê bình.
Chúng ta có thé tìm thấy biểu tượng cá nhân trong một số bộ phim điện ảnh.
Vi dụ như biéu tượng con tàu trong phim Tir dia Skyfall (Skyfall, 2012) Trong cảnh đầu phim, nhân vật chính James Bond đang ngồi, nhìn bức tranh vẽ một con tàu cũ sắp bi dở bỏ, tình trạng của con tàu này biéu tượng cho tình trạng James Bond hiện đang ở: trì trệ, hư hỏng và đang tự hủy hoại bản thân Tuy nhiên, trong cảnh gần cuối phim, sau khi James Bond có những hành động đấu tranh và đòi lại công bằng cho cuộc đời và sự nghiệp của mình, thì lại có một bức tranh khác trong cảnh phim và con tàu này được trang bị đầy đủ vũ khí và đang giương cánh buồm chuẩn bị ra khơi, trong tư thế sẵn sàng chiến đấu Như vậy, xuyên suốt bộ phim, con tàu chính là biểu tượng của cuộc đời nhân vật Biểu tượng này do đạo diễn Sam Mendes quy định dựa trên những trải nghiệm cuộc sông của chính ông.
Bảng thống kế cảm xúc của 12 màu cơ bảnTrong quá trình tiến hóa lâu dài của con người, màu sắc đã để lại những ấn tượng khác nhau và không thể xóa nhòa trong tiềm thức của những người khác nhau, và hình thành nên những cung bậc cảm xúc tương ứng Về mặt khách quan, màu sắc là một phản ứng và kích thích đối với con người, nhưng về mặt chủ quan, nó là một biêu tượng và hành vi Màu sắc có thê mang lại cảm xúc của con người.
Tương tự, bản thân màu sắc cũng có cảm xúc Các nhà khoa học đã thu thập cảm xúc của con người đôi với các màu sắc và thông kê thành bảng sau Việc ứng dụng lý thuyết này vào phim sẽ mang lại những hiệu quả vô cùng tốt.
STT | Màu sắc | Cảm xúc thê hiện tức giận, đam mê, thịnh nộ, ham muốn, phần khích, năng lượng,
1 DO tốc độ, sức mạnh, quyền lực, nhiệt, tình yêu, sự gây han, nguy hiém, lửa, máu, chiên tranh, bao lực. tình yêu, ngây thơ, sự khỏe mạnh, hạnh phúc, sự bằng lòng, 2_ |HỎNG : ơ ru QÁ lãng mạn, quyên rũ, vui tươi, mêm mai, tinh tê, nữ tính trí tuệ, kiến thức, sự thư giãn, vui mừng, hạnh phúc, lạc quan, lý
` tưởng, óc tưởng tượng, hy vọng, ánh nắng mặt trời, mùa hè, sự
3 VÀNG - re thiêu trung thực, hèn nhát, phản bội, ghen ti, tham lam, lừa dôi, bệnh tật, rủi ro hài hước, năng lượng, sự cân bằng, ấm áp, nhiệt tình, sôi động,
4 CAM rộng rãi, rực rỡ sự chữa lành, xoa dịu, kiên trì, bên bỉ, tự nhận thức, tự hào, bản
XANH_ | chất không thay đổi, môi trường, khỏe mạnh, may mắn, đổi
LA mới, tuôi trẻ, sức sông, mùa xuân, hào phóng, sự sinh sôi, ghen tị, thiếu kinh nghiệm, đồ ky đức tin, tâm lĩnh, sự hài lòng, trung thành, hòa bình, yên bình,
XANH _ | bình tĩnh, ôn định, hài hòa, thống nhất, tin tưởng, sự thật, tự tin,
6 \ LAM bảo thủ, an toàn, sạch sẽ, trật tự, bâu trời, nước, lạnh, công nghệ, tram cảm
7 TÍM tình ái, hoàng gia, quý tộc, tâm linh, lễ kỷ niệm, bí ân, biến đối, trí tuệ, giác ngộ, độc ác, kiêu ngạo, tang tóc, quyên lực, nhạy
K sự rs aK ` x: ` : R 2° Ze vat chat, cảm giác, trai dat, nha, ngoài trời, sự tin cậy, thoải mái,
8_ |NÂU m bên bỉ, ôn định, đơn giản hư không, quyên lực, tình dục, tinh vi, hình thức, sang trọng,
9 ĐEN giàu có, bí an, so hai, nac danh, bat hanh, chiéu sau, phong cách, xau xa, buôn bã, hối hận, tức giận hiện hữu, bảo vệ, yêu thương, tôn kính, tinh khiết, đơn giản, sạch sẽ, hòa bình, khiêm tốn, chính xác, ngây thơ, tuổi trẻ, sự
10 | TRANG | sinh sôi, mùa đông, tuyết, tốt đẹp sự can cỗi/vô ích/vô trùng, hôn nhân (văn hóa phương Tây), cái chết (văn hóa phương Đông), lạnh, lâm sàng.
11 BAC giàu có, quyền rũ, nồi bật, trần tục, tự nhiên, bóng mượt, thanh lịch, công nghệ cao
12 quý giá, giàu sang, xa hoa, âm áp, giàu có, thịnh vượng, hùng vĩ
Trên cơ sở bảng màu cơ bản, các tác phâm của đạo diễn Trương Nghệ Mưu sử dụng màu sắc đê thê hiện những tính cách khác nhau và gợi cho người xem những cảm xúc sống động và đa dạng Gần như là nguyên tắc: Màu đỏ - thể hiên cho sự sôi nôi, náo nhiệt; màu trang - tượng trưng cho sự tinh khiết, xanh da trời tao sự yên bình, cam và xanh lá non - thê hiện cho sức sông Tuy nhiên, sự cảm nhận của môi cá thê không hoàn toàn giông nhau do sự khu biệt vê quan niệm, sở thích, bị chi phối bởi điều kiện xã hội, do thói quen, yếu tố dân tộc tính, đồng thời, sự cảm nhận của con người vê mau sắc cũng có thê thay đôi do sự khác biệt về thời dai, hoàn cảnh, tâm tư tình cảm, trình độ cảm thụ, trạng thái tâm lý Đó cũng là những yêu tô mà các nhà làm phim cân tiên liệu.
Tiểu kết chương 1 Mau sắc có mối quan hệ mật thiết đến cuộc sống của con người, nên đã từ lâu, con người đã biết sử dụng chúng, phục vụ cho cuộc sống của mình Màu sắc gan liền với tập quán, truyền thống, văn hóa của con người Trong quan niệm của xã hội nói chung, của các dân tộc cụ thé nói riêng, màu sắc là những biểu tượng hay mang những ý nghĩa ngay cả trong lĩnh vực tâm linh, tôn giáo Tuy có những ý nghĩa chung đối với nhiều dân tộc, cũng lại có những ý nghĩa riêng, khác nhau, nhiều khi là trái ngược nhau ở chính các dân tộc ấy, nhưng có thể nhận thấy màu sắc luôn gắn bó với cuộc sống của con người Các nghiên cứu của tâm lý học cho thấy ánh sáng và màu sắc có ảnh hưởng đến cảm xúc của con người Tuy nhiên, cảm nhận và phản ứng với ánh sáng và màu sắc của mỗi cá nhân là khác nhau, phụ thuộc vào các yêu tô cá nhân, văn hóa và tình huông.
Nhiếp ảnh gia nỗi tiếng Situolaluo từng nói: “Màu sắc là một phần của hình ảnh Chúng tôi sử dụng màu sắc để diễn đạt các cảm xúc và tình cảm khác nhau, cũng giống như việc sử dụng xung đột ánh sáng và bóng tối làm biểu tượng của sự sống va cái chết vậy” Thật vậy, kể từ khi những thước phim màu dau tiên được phát minh, các nhà làm phim đã nhận ra màu sắc chính là một công cụ hữu hiệu giúp họ sáng tạo nghệ thuật Sự xuất hiện của màu sắc trong các thước phim không chỉ giúp khung hình trở nên bắt mắt, sống động hơn mà còn giúp nâng cao tính biểu cảm của truyện phim và nhân vật.
Mau sắc được sử dụng làm công cụ kế truyện, giúp nâng tầm tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bộ phim Màu sắc không chỉ giúp thu hút sự chú ý của người xem mà còn tạo không khí cho cảnh và gợi ra những cảm xúc mà người làm phim mong muốn Tham gia đắc lực và có hiệu quả trong phản ánh hiện thực bằng xây dựng hình tượng nhân vật Màu sắc vừa tham gia vào hình thức, vừa tham gia vào nội dung và đặc biệt, có kha năng thể hiện, mô tả chi tiết truyện phim, biểu cảm trạng thái của nhân vật hay câu truyện, tạo cảm xúc cho người xem, chuyên tải chủ đề, thông điệp của tác phẩm điện ảnh Các nhà làm phim sử dụng màu sắc như là ngôn
25 ngữ dé thé hiện nội dung cũng như tạo ra những hiệu quả nghệ thuật trong ké chuyện.
Màu sắc với vai trò là một trong những biểu tượng chính của phim, là ngôn ngữ hình ảnh quan trọng trong phim, nó có thể tạo ra tác động thị giác mạnh mẽ, thu hút sự chú ý của khán giả chỉ trong khung hình đầu tiên Màu sắc trong phim mang đến cho khán giả những cảm xúc tâm lý khác nhau, chang hạn, các mau ấm thường thể hiện của niềm vui, màu lạnh cho thấy sự sợ hãi và buồn bã, Chính màu sắc đã góp phần thúc day cảm xúc và kích thích trí tưởng tượng của khán giả thông qua con đường thị giác Nếu có thé tận dụng triệt dé các chức năng của màu sắc, các nhà làm phim không những có thê tạo thêm chiều sâu cho chuyện phim mà còn có thé nâng cao tính biéu cảm và tao sức hap dẫn tiềm ấn của một bộ phim Nhiều đạo diễn thậm chí còn phóng đại và “bóp méo” mau sắc một cách tài tình dé củng cô chủ dé.
Trong tay của những đạo diễn này, màu sắc trở thành một biểu tượng có vai trò tạo dựng môi trường, thé hiện chủ đề và định hình hình ảnh nhân vật.
Ý NGHĨA MÀU SAC VÀ GIA TRI THAM MỸ TRONG PHIM CUA2.1 Mau sắc được sử dung như những ký hiệu nghệ thuật:
Ký hiệu nghệ thuật là một hệ thống dấu hiệu biểu đạt mang tính đặc trưng, hình thành nên hình tượng tác phẩm, có khả năng truyền đạt, giao cảm với người thưởng thức.
Vi vậy, nghiên cứu, tim hiểu về ký hiệu của nghệ thuật là một hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến khuynh hướng sáng tác, nâng cao chất lượng sáng tác cũng như tác động tới quá trình thưởng thức tác phẩm nghệ thuật điện anh.
Ký hiệu học nghệ thuật là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các ký hiệu và chuỗi ký hiệu, những biểu hiện, sự giống nhau, tương tự như phép an dụ, biểu tượng, tượng trưng, ý nghĩa, và các thông tin, cùng sự tương tác, gợi tạo nên sự liên tưởng N éu xem tác phẩm điện ảnh là một văn bản với hệ thống các ky hiệu của thị giác va thính giác, đó chính là quan điểm của kí hiệu học nghệ thuật, một môn khoa học nghiên cứu hoạt động biểu nghĩa, tức quá trình gợi tạo sự liên tưởng, truyền tải và giải thích các tầng ý nghĩa Mọi ý nghĩa nghệ thuật đều được biểu đạt thông qua kí hiệu học nghệ thuật và nếu trong tác phẩm không sử dụng các kí hiệu thì sẽ không có những biểu nghĩa đa chiều.
Trong nghệ thuật điện ảnh, cùng với các thành tố, yếu tố màu sắc đóng một vai trò quan trọng, nó được xem là một yếu tố cần thiết trong quá trình sáng tạo nghệ thuật thị giác của các các nhà làm phim Với các đạo diễn yếu tố màu sắc được xem như một thủ pháp giàu sức biểu cảm, kết hợp cùng với các yếu tố như bố cục hình, ánh sáng, cách xử lý ống kính máy quay, khuôn hình để tạo nên đặc trưng của ngôn ngữ hình ảnh.
Trong lịch sử phát triển của điện ảnh thế giới, có khá nhiều khuôn mẫu về sử dụng màu sắc và xử lý ánh sáng mang sự liên kết mật thiết giữa việc hòa sắc và khả năng biểu đạt đặc điểm tâm lý của con người Trong số các tác giả đặc biệt quan tâm tới yếu tố màu sắc, hòa sắc trong phim, Trương Nghệ Mưu được xem là đạo diễn bậc thầy của điện ảnh Trung Quốc trong cách xử lý màu sắc Trong phim của ông, hình ảnh và nội dung được
27 thê hiện dưới góc nhìn đa chiều nhưng vẫn hòa quyện nhịp nhàng và số phận các nhân vật được tái hiện chân thật trên màn ảnh thông qua mau sắc được xử lý một cách nghệ thuật, day tỉnh tế.
Phương cách xử lý màu sắc độc đáo đã tạo nên những tác phẩm xuất sắc của dao diễn Trương Nghệ Mưu Mỗi bộ phim của ông có thể xem là một thế giới màu sắc khác nhau, tạo nên những nét riêng biệt, gây ấn tượng mạnh cho khán giả Màu sắc trong các phim của ông được xử lý thông qua nhiều yếu tố như bối cảnh, phục trang nhân vật, đạo cụ, va luôn mang tinh chat ấn du, tuong trung
2.2 Ý nghĩa mau sắc trong phim của Trương Nghệ Muu
Trong nghệ thuật điện anh, màu sắc, cùng với ánh sáng, bố cục và chuyền động, được coi là bốn yếu tố chính Cho dù là nghệ thuật hội họa hay phim, nhiều nghệ sĩ sử dụng các hiệu ứng thẩm mỹ màu sắc thích hợp để nâng tầm cho các tác phẩm nghệ thuật của mình Trương Nghệ Muu là đại diện tiêu biểu cho nghệ thuật màu sắc và cho kha năng kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật và điện ảnh Đúng như Trương Nghệ Mưu đã nói:
“Tôi hy vọng rằng ngôn ngữ hình ảnh sẽ là một phần chặt chẽ của phim, chứ không phải chỉ là vẻ bề ngoài Tôi luôn năm bắt thật kỹ những điều này và tìm một “trục bản lề” trước khi tạo ra một bộ phim”.
Trương Nghệ Mưu là người có thiên phú về nhiếp ảnh Ông rất nhạy cảm với màu sắc Óc sáng tạo của ông trong việc viết phim cũng như tư duy về màu sắc của ông cũng rất đặc biệt Quan trọng hơn hết, ông là một nghệ nhân có tâm huyết với nghệ thuật, thái độ kiên định và dám thay đổi Trương Nghệ Mưu tin rằng màu sắc sẽ đánh thức cảm xúc của con người, và màu sắc chắc chắn là một phương tiện quan trọng trong việc dựng phim Trong các bộ phim của Trương Nghệ Mưu, việc sử dụng màu sắc không phải là sự tái tạo đơn giản mà là một cách thể hiện nghệ thuật độc đáo Màu sắc giúp khung hình thêm rực rỡ và lộng lẫy, giúp tạo hiệu ứng cường điệu, giúp hành động của nhân vật thêm mạnh mẽ, dứt khoát và có hồn Tuy nhiên, bên cạnh ánh sáng rực rỡ của màu sắc, Trương
Nghệ Muu luôn tao ra mang bóng tối cần thiết cho một khoảng ngưng, tạo nên không khí
28 nghệ thuật cho phim và khơi dậy cảm xúc từ khán giả Tóm lại, Trương Nghệ Mưu sử dụng màu sắc dé làm điểm nhấn, dé tạo hình nhân vật và dé thé hiện cảm xúc Mau sắc chính là một yếu tố quan trọng hỗ trợ việc kê chuyện và mở ra một không gian cảm xúc mới mẻ và rộng lớn hơn cho người xem.
Tông màu phim chính là xu hướng màu chung của những hình ảnh trong phim, và mỗi tác phâm điện ảnh sẽ có tông màu tương ứng với chủ đề Một tông màu có thé bao phủ một phần hoặc toàn bộ bộ phim Tùy theo ý đồ của người làm phim mà các màu sắc có thể phối hài hòa với nhau tạo thành những bộ màu và hiển thị xuyên suốt bộ phim, hoặc chuyên đối theo từng phan của bộ phim, hoặc kết hợp dé tạo ra điểm nhấn nào đó.
Theo khảo sát từ những bộ phim của Trương Nghệ Mưu, chúng tôi thấy rằng ông thường sử dụng năm tông màu đỏ, vàng, xanh, đen và trăng trong phim của mình Và trong giới hạn của luận văn, chúng tôi sẽ nghiên cứu và chỉ ra cách Trương Nghệ Mưu sử dụng năm tông màu trên trong các bộ phim: Vùng dat vàng (1984), Cao lương đỏ (1987), Cúc Đậu (1990), Đèn lông đỏ treo cao (1991), Đường về nhà (1999), Anh hùng (2002), Thập diện mai phục (2004),Hoàng Kim Giáp (2006), Chuyện tình cây táo gai (2010), Vô anh (2018).
2.2.1 Mau đỏ truyền thống trong cái nhìn hiện đại
Trương Nghệ Mưu được mệnh danh là đạo diễn màu đỏ và chính bản thân ông cũng từng thừa nhận màu đỏ là màu ông thích nhất Màu đỏ là màu hấp dẫn nhất, màu của máu, sức sống của quyền lực và sự khát khao Màu đỏ xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm của Trương Nghệ Muu, như Cao lương đỏ, Đèn lông đỏ treo cao, Cúc đậu, Vùng đất vàng và Đường về nhà Trong các bộ phim của Trương Nghệ Mưu; biểu tượng của sự sống, quyên lực, tình yêu đều tràn ngập các sắc độ của màu sắc rực rỡ này Lý do Trương Nghệ Mưu thường chọn màu đỏ chủ đạo cho phim của mình thường liên quan mật thiết đến chủ đề phim và gu thâm mỹ của ông.
Cao lương đỏ — bộ phim đầu tay của ông, cũng là bộ phim có màu đỏ là màu sắc chủ đạo Cao lương do nói về miền quê Cao Mật ở Trung Quốc vào thập niên 20 - 30 của
CUA ĐẠO DIỄN TRƯƠNG NGHỆ MUU VÀO QUÁ TRÌNH LAM PHIM 3.1 Kỹ thuật sử dùng màu sắc của Trương Nghệ MưuỨng dụng màu sắc vào đạo cụNgay từ trong tên gọi của phim Đèn lồng đỏ treo cao, việc sử dung tông mau đỏ trong một số cảnh quay đã được các nhà làm phim nâng lên thành thủ pháp nghệ thuật cho tổng thé bộ phim Trong văn hóa Trung Hoa, màu đỏ thường được xem như màu của sự may mắn và hạnh phúc, nhưng ở bộ phim này, màu đỏ đó đi ngược lại so với các giá trị biểu cảm vốn có của nó Trong tác phẩm, màu đỏ luôn được sử dụng xuyên suốt bộ phim thông qua hình ảnh của những chiếc đèn lồng, tắm khăn trải bàn, chiếc rèm cửa, bộ trang phục cưới.v.v tạo nên một không gian nóng bức, ngột ngạt, ám ảnh, như chực muốn bùng cháy lên ngọn lửa dữ dội Đó là gam màu tượng trưng cho những bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ Ở đó, những định kiến, hủ tục cũ kỹ đã tước đoạt đi những khát khao và mong muốn bình thường nhất của họ Trương Nghệ Mưu sử dụng gam đỏ như là tông màu tượng trưng cho những bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ, ở đó họ tồn tại với những khao khát và mong muốn bình thường nhất của con người.
Những giây phút đèn lồng được treo lên gợi những cảm xúc mãnh liệt, những khao khát ấn giấu bên trong người phụ nữ yếu đuối luôn muốn được che chở và thương yêu.
Thời khắc cuối, khi Bà tư quyết liệt đốt hết tất cả những chiếc đèn lồng của cô hầu, đã rừng rực bốc cháy lên ngọn lửa đỏ của lòng căm phan đã bị kìm nén lâu nay, thé hiện cho sự mong muốn nồi loạn Hay những chiếc đèn được thắp sáng lên, vàng vọt, như vừa đủ dé an ủi linh hồn Tam phu nhân, vừa đủ dé thiêu rụi những sự thật dối tra chất chứa trong căn biệt phủ của Trần Gia Trái ngược với niềm hạnh phúc khi được treo cao ngọn đèn đỏ, là nỗi cô đơn, bị ghẻ lạnh được day lên tột độ, hay không gian tăm tối, khi những chiếc đèn lồng bị tắt đi và bọc kín trong lớp vải đen sì, cũ kỹ với lệnh phong đăng khắc nghiệt Qua những chỉ tiết đó có thé thay ý nghĩa mà đạo diễn muốn mang đến thông qua chỉ số màu sắc và ông cũng dùng màu sắc dé làm bật tâm trạng của người phụ nữ cũng như cấu trúc tình hình nội tại của xã hội phong kiến thời đó.
Bên cạnh chỉ tiết chiếc lồng đèn, bộ phim còn nhiều hình ảnh khác được hình tượng hóa trở thành biểu tượng cho đời sống thông qua màu sắc và ánh sáng sử dụng trong phim Ông đã thiết kế nó như tư duy của một nhà kiến trúc, sử dụng góc máy từ
59 trên xuống top shot toàn cảnh cho thấy những mái ngói nhà, những ô vuông kiểm soát nhau tạo nên cảm giác tù túng, bỏ buộc không lối thoát Những cảnh toan từ trên xuống những mái nhà chiếm khá nhiều trong phim và đạo diễn cũng áp dụng thủ thuật nhảy thời gian để cho thấy các mùa diễn ra thông qua màu sắc của thiên nhiên Ông đã sử dụng khéo léo các động tác máy, quan tâm tới mặt tạo hình, kết hợp với các sắc mau ứng với từng trường đoạn trong phim, cùng với lỗi diễn xuất tài tình của các dién viên dé thể hiện một cách sinh động hiện thực đời song.
Bồ cục hình trong phim là bố cục cân đối, mọi khuôn hình trở nên đối xứng, hoàn mỹ từ bộ bàn ghế tới những chiếc lồng đèn đặt đúng theo từng vị trí trong các căn phòng, những bờ tường tạo thành khối hình vuông, hình chữ nhật khép kín như những song sắt vô hình không lối thoát Bộ phim là một tác phâm điện ảnh xuất sắc, một sự kết hợp hoàn hảo từ các yếu tố màu sắc, ánh sáng, đạo cụ, phục trang, tất cả được kết nói trong các khuôn hình ráp liền nhau, dé cùng kiến tạo nên một bộ phim vừa mang sắc màu nôi bật của màu đỏ Trung Hoa, vừa mang sắc thái, hơi hướng một không gian cô độc, lạnh lẽo, hà khắc và ám ảnh của một thời kỳ phong kiến.
Trong phim Đường về nhà, đạo diễn Trương Nghệ Muu thé hiện câu chuyện phim bang cách: sử dụng màu sắc cùng những khuôn hình đẹp dé tạo cho người xem nhiều cảm xúc sống động về tâm trạng đang yêu của nữ nhân vật Đạo diễn đã khéo léo dẫn cảm xúc của người xem đi theo mạch phim qua từng chỉ tiết tỉnh tế: Cảnh chiếc khung cửi đỏ tươi được dệt từng sợi, từng sợi vải một cách công phu, những hình ảnh mờ chồng được xử lý nối tiếp nhau với hình ảnh cô gái mặc chiếc áo màu áo đỏ tươi đi tìm chiếc cặp tóc - kỷ vật của người yêu trong rừng cây và trên con đường quanh co, uốn lượn.
Không có chỉ tiết thừa trong phim, mỗi chi tiết đều mang tải một ý nghĩa nhất định.
Chi tiết chiếc bát sứ được đạo diễn tập trung khai thác và thé hiện khá trau chuốt, kỹ lưỡng Vi trong phim, cái bát được cô gái dùng dé biểu hiện tình yêu sâu lắng, dịu dang của mình Đó không phải chỉ là một cái bát dé dùng thông thường, nó không phải là đồ
60 vật vô tri mà nó là một đạo cụ được tác giả xử lý như một “ký hiệu” chứa đựng tình cảm của nhân vật Những hình ảnh cô gái mang đồ ăn đến cho thầy giáo, chiếc bát luôn được đặt ở vị trí đầu bàn Ánh sang được tập trung chiếu vào chiếc bát, làm nổi bật, với một sắc độ không nhằm lẫn với những chiếc bát dé bên cạnh Tác giả không chú tâm vào việc thé hiện người thay giáo chọn đúng chiếc bát ấy hay không, mà ông tập trung đặc tả cái bát, khi lần lượt những chén cơm bên cạnh được lay di, riéng vat dung ay lần nào cũng được dừng lại đặc tả đúng ở điểm gây chú ý nhất trong khuôn hình
Sự cần trọng trong từng góc máy, từng cảnh quay, với cách chiếu sáng và xử lý mau sắc của đạo diễn được tiên liệu và thể hiện một cách khéo léo Chiếc bát đã trở nên ấn tượng hơn khi có ánh sáng chiếu vào, những hoa văn họa tiết trên vật dụng này được máy quay ghi lại một cách cần trọng Lúc này đạo cụ - chiếc bát được truyền cảm xúc và mang trong nó tình cảm của cô gái, được thê hiện, nâng lên thành một hình ảnh đẹp mang ý nghĩa tượng trưng.
Từ phương cách xử lý màu sắc của Trương Nghệ Mưu, liên hệ tới cách sử dụng màu sắc trong phim truyện Việt Nam3.3.1 Bộ phim Cánh đồng hoang ( NSND Hồng Sến, năm 1979)
Bộ phim đen - trắng Cánh đồng hoang của NSND Hồng Sến được triển khai trong một cấu trúc mở, đơn tuyến, không đặt trên hệ thống xung đột như thường thấy, mà chủ yếu dựa vào nhân vật, sự kiện cũng như tình huống chọn lọc dé tạo động lực thúc đây câu chuyện phát triển Bằng cách đó, hệ thống sự kiện và tình huống được diễn đạt không tuân theo trình tự không gian và thời gian, câu chuyện được thé hiện với tông màu den trang phù hợp với hoàn cảnh, với câu chuyện diễn ra trên vùng sông nước trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt
Quy mô bối cảnh của bộ phim khá đơn sơ Bóng chiếc trực thăng nhiều lần xuất hiện, quần thảo trên cánh đồng hoang Song, ấn tượng và hiệu quả tâm lý mà bộ phim đưa lại, là hết sức lớn lao, sâu sắc Trong phim, thói quen sinh hoạt, cung cách hành động
61 của các nhân vật vẽ nên bức tranh sống động về con người, phong cảnh của đồng nước Nam Bộ Bản sắc ấy của đời sống đã trở thành nét chủ đạo, chi phối mạnh mẽ sự khốc liệt đầy hiểm nguy của cuộc chiến Không gian nghệ thuật được mở ra, được tác giả biến thành hoàn cảnh điển hình, nhằm tạo nguyên cớ tập trung khắc họa đậm nét tính cách các nhân vật Vì vậy, bộ phim mang một phong cách đa sắc: xen lẫn tâm lý, chính luận, và nét trữ tình.
Trong một số trường đoạn này, tác giả đã khéo đan bện vào nhau hai trạng thái đối nghịch, giữa căng thăng với yên bình, giữa hoàn cảnh với tâm lý; khiến xung đột tình huống chuyền nhanh sang xung đột tâm lý, với không gian tranh tối tranh sáng, với màu sắc trắng - đen đầy ấn tượng Khắc họa hàm súc trong những tình huống đặc trưng, làm nổi bật nét độc đáo trong khung cảnh chiến tranh Bối cảnh phim đẹp với nét dân dã, hoang sơ, chỉ một cái chòi nhỏ trên cánh đồng hoang, nằm lọt đưới lùm cây, và chiếc xuông lao đi qua cỏ lau, lướt nhanh trên mặt nước bình yên nhưng ẩn giấu những mối hiểm nguy của chiến tranh Trong trường hợp này, tác giả chọn màu den trăng dé thé hiện cho phim là một ý tưởng khá tinh tế và phù hợp, mang lại hiệu quả nghệ thuật cho tác pham.
3.3.2 Phim Maa 6i (NSND Đặng Nhật Minh, 2002)
Bộ phim là một câu chuyện có thật được chuyên thé theo truyện ngắn Ngôi Nhà
Xa của chính tac giả Dang Nhật Minh Phim được xoay quanh câu chuyện một người đàn ông trung niên nhưng có một tâm hồn của đứa trẻ tên Hòa Trong một lần trèo cây ôi trong vườn nhà mà ông bị rơi xuống đất Tất cả những ký ức của ông Hòa chỉ xoay quanh khuôn viên ngôi nhà và cây ôi mà năm xưa cả gia đình cùng sống bên nhau Nhung bây giờ thì nó đã được chuyền cho cơ quan nhà nước và qua nhiều đời chủ Tâm hồn trẻ thơ đó đã làm cho người ta nghi ngờ anh là người xấu, người ta đã bắt anh, tiêm cho anh những mũi thuốc an thần liều cao Khi tỉnh dậy thì ký ức về ngôi nhà xưa cũng như cây ôi đã bi xóa nhòa.
Trong phim được quay với chất liệu phim màu, đã tạo ra những hình ảnh chân thật.
Thông qua ánh nhìn của nhân vật, màu sắc đã được xử lý “cũ đi”, khiến cho người xem hình dung lại một thời bình di của Hà Nội xưa Đó là điều không thể thiếu, nếu không xử ly màu sắc theo hướng sự trôi đi của thời gian thì linh hồn của bộ phim sẽ giảm thiểu sức ảnh hưởng rất nhiều Với ý tưởng về hình ảnh và màu sắc của phim được xử lý cũ, ngả
“màu ký ức”, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã làm cho bộ phim xuất sắc hơn, tạo cho khán giả xem phim luôn nhìn nhận mọi sự việc một cách chi tiết, sinh động nhất thông qua hình ảnh và màu sắc của bộ phim Điều này thê hiện sự tài tình trong cách dàn dựng của đạo diễn Đặng Nhật Minh, ngôn ngữ điện ảnh được khai thác triệt dé trong viéc khắc hoa sự phức tap trong diễn biến câu chuyện và tâm lý của nhân vật.
Qua bộ phim, thấy rõ sự cần thiết của màu sắc được sử dụng trong phim Màu sắc có tác dụng cho người xem biết thêm về không gian và thời gian trong phim cũng như tạo được những cảm xúc của nhân vật va làm cho người xem thấu hiểu được những hoàn cảnh của nhân vật đó Thông qua phim Mia di, màu sắc được sử dụng trong phim đúng không gian, phù hợp hoàn cảnh, đúng thời gian thì hiệu ứng của tác phâm điện ảnh được nâng lên rất nhiều, giúp cho khán giả phần nào hiểu được, có sự cộng cảm với cảm xúc của nhân vật Hòa trong phim Màu ký ức, màu thời gian đã trôi đi mất được xử lý hợp tình hợp cảnh, phù hợp với câu chuyện đã làm cho người xem thấu cảm được nỗi đau riêng của mỗi nhân vật và cảm thông với họ Với phim Mùa ổi, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã đưa lại cho điện ảnh Việt Nam một cách xử lý khá mới mẻ và độc đáo.
3.3.3.Phim Song Lang (Đạo diễn Leon Quang Lê, 2018)
Bộ phim Song Lang lay bối cảnh Sai Gòn những năm 1980, khi nghệ thuật cải lương ở thời hưng thịnh Truyện phim chạm đến trái tim người xem bằng tình cảm man mác của những người nghệ sĩ trân quí nhau, nó không phải tình yêu, không phải tình bạn mà là trái tim đồng điệu của hai chàng trai cùng yêu nghệ thuật cải lương, nhưng có hai sô phận khác nhau, với sự tự tôn của người nghệ sĩ Mượn hình ảnh của một nhạc cụ g1ữ
63 nhịp trong nghệ thuật cải lương là “ nhịp Song Lang” (hay còn gọi là Song Loan) - để làm tên phim (còn có thé hiểu là “ Hai người đàn ông”).
Những khu chung cư cũ kỹ ám màu thời gian, rạp hát cải lương rất đông khán giả với những tam áp phich được vẽ tay, những con hẻm 6n ào tiếng người qua lại, những món đồ chơi điện tử, và còn nhiều đồ vật sinh hoạt nhỏ khác thuộc quá khứ, được hiện lên trong ánh sáng tranh tối tranh sáng mờ ảo Trong phim nhiều đạo cụ, từ cái ly, bộ chén tách đến quyền sách cũ ố màu thời gian, từng chiếc áo sơ mi cũ kỹ, từng chiếc cặp da xin màu đều thé hiện sự kĩ lưỡng về việc xử ly mau sắc, tạo duoc không gian chân thực của đạo diễn và ekip làm phim Song Lang Với trang phục đặc thù của nghề cải lương, những bộ áo cánh sân khấu màu sắc lấp lánh đã được các tác giả khắc họa một cách đầy đủ và chân thực.
Màu sắc của phim được cân chỉnh rất kĩ lưỡng để mang đến cảm giác chân thực nhất về thời kì Sài Gòn những năm thập niên 1980 Màu sắc phim tạo cảm giác cho khán giả như đây là bộ phim được quay từ mấy thập niên trước Nhưng cũng chính cách chọn góc quay và bối cảnh sáng lóa đó lại biến khung hình trở nên phẳng, thiếu chiều sâu, tựa như trên sân khấu kịch, mà trên đó những nhân vật là những diễn viên, họ đang “diễn vai diễn cuộc đời” chứ không hè sống thật là con người của họ.
Có những cảnh quay với ánh sáng chiếu vào một nửa khuôn mặt nhân vật, trong không gian buổi hoàng hôn Nha làm phim đã sử dụng kĩ thuật slow motion với góc quay: quay chính diện nhân vật, quay từ góc nhìn của nhân vật Chính kĩ thuật này đã giúp cho không gian và thời gian dường như lắng đọng và nhân vật đã đắm chìm hoàn toàn vào một khung cảnh đẹp Về khung hình, góc máy và màu sắc của phim, chúng ta có thể cảm nhận được nỗ lực của các tác giả dé đưa lại hơi hướng Sài Gòn xưa trong từng thước phim của Song Lang.
Song Lang là một bộ phim đẹp, các tác gia cua phim đã có những hình ảnh va mau sắc sáng tạo Khuôn hình, góc máy và màu sắc của phim, bối cảnh, phục trang cũng là những yếu tố sáng tạo mang lại thành công cho bộ phim.
3.3.4 Bộ phim Hai Phượng (Đạo diễn Lê Văn Kiệt, 2019)
Bộ phim Hai Phượng có phần hình ảnh và va màu sắc rat ấn tượng Với nhiều góc máy linh hoạt đã đem đến hàng loạt khung hình rực rỡ, đa sắc màu, giúp thể hiện rõ đặc trưng của bối cảnh.
Các tác giả khi thể hiện bối cảnh miền Tây sông nước hiện lên thanh bình, với những sắc độ của nhiều màu sắc tươi sáng, thì khi miêu tả vùng đất Sài Gòn lại phức tạp, nhiều cạm bay, được miêu tả thông qua những con hẻm chat chội, bức bối, với hiệu ứng ánh sáng là những gam màu tương phản mạnh - trong cùng một khuôn hình, giúp tạo ra cảm giác căng thăng, gay can, ngột ngạt cho cả nhân vật và người xem. Để đem lại thành công cho yếu tổ tạo hình, nhờ sự nỗ lực của đội ngũ quay phim, thiết kế mỹ thuật Quay phim tạo hiệu ứng cho từng hình ảnh, tạo nên không khí khẩn trương, quyết liệt, sống động cho hình ảnh Những hành động được các góc máy ghi lại, trong những cung bậc của sắc màu với sự trợ giúp của công đoạn dựng phim và kỹ xảo đã tạo nên những cảnh hành động đặc sắc trong những khuôn hình được diễn tả bằng màu sắc Kỹ thuật quay phim tốc độ chậm Slow motion, đã tạo nên những khoảnh khắc ấn tượng, tạo cảm giác thú vị cho người xem bởi hiệu quả của các yếu tổ màu sắc và ánh sáng.
3.3.5.Bộ phim Tiệc trang máu (Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, 2020)
Bộ phim Tiéc trăng máu là phiên bản Việt hóa của tác phẩm Perfect Strangers.
TÀI LIEU THAM KHAONguyễn Khắc Viện (2007), Tir điển tâm ly, Nhà xuất bản Thế Giới Hà Nội27 Ngô Phương Lan, (2005), Tinh hiện đại và tính dân tộc trong điện ảnh Việt
Nam, NXB Văn hóa Thông tin , Hà Nội
28 Nhiều tác giả (1995), Dao diễn điện ảnh thé giới, Viện Nghệ thuật và Lưu trữ Điện ảnh Việt Nam, Hà Nội.
29 Nhiều tác giả (2000), Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, NXB Văn hóa
30 Nhiều tác giả (2001), Nghệ thuật như là thủ pháp, (Đỗ Lai Thúy biên soạn),
NXB Hội Nha văn, Hà Nội.
Nhiều tác giả (1994), Điện ảnh và bản sắc văn hóa dân tộc, NXB Văn hóa32 Nhiều tác giả (1998), Đạo diễn phim truyện Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật và Lưu trữ Điện ảnh Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
33 Nhiều tác giả (2003), Lịch sử điện ảnh Việt Nam, tập 1, Cục Điện ảnh Việt
34 Phan Bich Hà (2007), Van học nghệ thuật truyền thống với phim truyện Việt
Nam, NXB Văn hóa Thông tin.
35 Tề Thổ Long, (2004) Nghiên cứu tâm lý diễn xuất điện ảnh (Nguyễn Lệ Chi dịch), Viện Phim Việt Nam & NXB Văn hóa Thông tin.
36 Timothy Corrigan (2013), Điện ảnh và Văn học, Nhà xuất bản Thế
37 Trần Luân Kim (1984), Chất lượng phim truyện nhìn từ một số khía cạnh nghệ thuật thể hiện; Phim truyện Việt Nam, suy nghĩ và thực tién, NXB Văn hóa Thông tin, Hà
38 Trần Luân Kim (2011), Nhận thức điện ảnh, (Hội Điện ảnh Việt Nam xuất bản).
Vương Hoàng Lực (2001), Nguyên lý hội họa đen trắng (Võ Mai Lý dịch),41 Warren Buckland (2011), Nghiên cứu phữn, Nhà xuất bản Tri thức Hà Nội.
42 Wendy Beckett (1996), Lịch sử hội họa (Lê Thanh Lộc dịch), NXB Văn hóa Thông tin.