1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lí luận, lịch sử điện ảnh truyền hình: Phong cách dựng phim của đạo diễn Sergei Eisenstein

96 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phong cách dựng phim của đạo diễn Sergei Eisenstein
Tác giả Trần Minh Ngân
Người hướng dẫn PGS. TS Phan Thị Bích Hà
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lí luận, lịch sử điện ảnh, truyền hình
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 23,49 MB

Nội dung

Điện ảnh Việt Nam hiện nay đã đạt được một số thành công, vớinhững giải thưởng, chất lượng phim được nâng lên, tuy nhiên vẫn còn những tácphẩm chưa thực sự quan tâm nhiều tới công đoạn d

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

TRAN MINH NGAN

LUẬN VĂN THAC SĨChuyên ngành: Lí luận, lịch sử điện ảnh, truyền hình

Hà Nội - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRAN MINH NGÂN

Luan văn Thạc si chuyên ngành: Li luận, lịch sử điện ảnh, truyền hình

Mã số: 8210232.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phan Thị Bích Hà

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Phong cách dựng phim của đạo diễn SergeiEisenstein” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những phân tích và kết quanghiên cứu đề tài đưa ra đều dựa trên thực tế tìm hiểu, nghiên cứu và chưa từngđược ai công bố

Nếu những thông tin tôi cung cấp không chính xác, tôi xin chịu hoàn toan

trách nhiệm trước những cá nhân, tô chức có thâm quyên.

Hà Nội, ngay thang năm 2021

Tác giả

Trần Minh Ngân

Trang 4

LOI CAM ON

Đầu tiên, tôi xin chân thành bay tỏ lòng biết on PGS TS Phan Thị Bích Ha —người đã hướng dẫn tôi nghiên cứu và luôn động viên, khích lệ, đôn đốc tôi để đảmbảo cho luận văn của tôi hoàn thành đúng tiến độ và có chất lượng tốt nhất

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Văn học, Trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn - DHQGHN đã trực tiếp giảng dạy, tao mọi điều

kiện cho việc học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn của tôi.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè đồng nghiệp đãgiúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên

cứu.

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

Học viên

Trần Minh Ngân

Trang 5

MỤC LỤC

3:90 0067100175 3

1 Lý do lựa chọn đề tài ¿s2 2x2 xSE12112112111 21171111171 211 111.111.1111 To 3

2 Lịch sử nghiên cứu vân đê (trong nước và ngoải nước)

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ¿+ + cs 2k 221 21122121121112110111 11 111211 T11 11111 xeree

5 Phuong phap nghién 0u 8n 7

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực ti€n c.cccccccssesssessesssesssessesssessecssessecssessesssessesssessesseeseeeseessees 8

7 Bố cục và nội dung để tỒI, 0c TH 1 T1 1 11111111111111111111111111111111111111111111111111111.1E 51 1xEExerre 8

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIEN

. . LL Co sa - 9

1.1.1 Các khái niệm liên quan đề tài - 25s 9E E9 E2E12E11211111111111111111 1x1 9 1.1.2 Quy trình dựng phim

1.1.3 Dựng phim ở giai đoạn phim câm

1.1.4 Dung phim thời kỳ điện ảnh có âm thanh + 25 2E xSE v n n gnrriry 14

1.2 Cơ sở thực tiễn -. 22+c HH Hưng nung 16

1.2.1 Dựng phim (Montage) là cơ sở hình thành ban chất của nghệ thuật điện ảnh 16 1.2.2 Sự khác biệt trong hình thức thể hiện của điện ảnh so với các loại hình nghệ thuật khác

1.2.3 Dựng phim - một hình thức sáng tạo tác phẩm lần thứ hai 1.3 Sơ lược về các phương pháp và phong cách dựng phim 2-2 5+ ©<+xe+zeerxzzreez

1.3.1 Phương pháp (Method) -.- - «+ + 1 St TH TH Hà HT nh TH Hàn ng 1.3.2 Phong ấv 190i) 000776

Chương 2: PHONG CÁCH DUNG PHIM TRÍ TUỆ CUA ĐẠO DIEN

SERGET EISENSTTTEITN G0 cọ HH TH HC 00000089600 30

2.1 Ảnh hưởng của một số nhà đạo diễn điện ảnh tiên phong Xô Viết tới đạo diễn Sergei

Eisenstein, với những phương cách làm phim tiêu biểu (ở thời kỳ 1920 — 1945) 30

2.1.1 Đạo diễn Lev Kuleshov (1899 - 1770) -¿- Set 1k E11 E111 rke 30

° bi o0 TA / nẽn 33 2.1.3 Đạo diễn Vsevolod Pudovkin ¿- + S6 St k1 k3 1 1118111111111 1111.111 te 35

2.2 Đạo diễn Sergei Eisenstein và quan điểm làm phim của ông 2-2 s¿©c<+cs2 37

2.2.1 Vài nét sơ quát về đạo diễn S Eisenstein (1898 — 1948) -cc sec 37

2.2.2 Quan điểm làm phim của đạo diễn S Eisenstein ảnh hưởng tới phong cách làm phim và

dung phim 0ì:80 111 37

2.2.3 Quan điểm về công tác dựng phim của đạo diễn S Eisenstein . -: : 39 2.3 Các tác phẩm tiêu biểu của đạo diễn S Eisenstein, nghệ thuật và phong cách dựng phim trí

001986011910 0iì-18i;10i1r1-20 11.077 40

2.3.1 Bộ phim "Chiến ham Potemkin" ("Battleship Potemkin”, 1925), và khái quát về phương

pháp dung phim của đạo dién Sergei Eisensfein ¿ ¿-52-222x22xeExerkerkerkerkerkerkrrrrree 40

Trang 6

2.3.2 Bộ phim Dinh công (“Strike”, năm 1 924) - 6 + 3k1 9111 119111 1 11 ngu rườt 44

2.3.3 Bộ phim "Tháng mười" (October, sản xuất năm 1927 Hay “Mười ngày rung chuyên thế

200 47

2.3.4 Bộ phim “Cũ và mới” (Old and New, 1929 Hay “Đường lối chung”) 49

2.3.5 Ivan hung bạo (Tap 1 năm 1944; tập 2 năm 1945) c St *+xkSisrersrreerrrke 50

2.3.6 Nghệ thuật và phong cách dựng phim trí tuệ (Intellectual montage) của đạo diễn Sergei

BE 00001001 50

2.4 Phương cách dựng phim của đạo diễn Sergei Eisenstein và trường phái Montage Xô Viết 52

2.4.1 Trường phái Montage Xô VIiẾC -2 5c <1 2E1921211271121111127121111211 11 1x1 cre 52 2.4.2 Phong cách dựng phim của đạo diễn Sergei Eisenstein có sự kế thừa, tiếp biến từ các

nhà đạo diễn điện ảnh tiên phong Xô Viết và tạo nên một trường phái montage Xô Viết 52 2.5 Diễn trình phát triển của nghệ thuật dựng phim - 2-2 5£ 2 x+2££+£xz+Exerxevrxezxesred 53

Chương 3: ANH HUONG MONTAGE XO VIET VÀ PHONG CÁCH DUNG

PHIM CUA DAO DIEN S EISENSTEIN VOI PHIM TRUYEN VIET NAM 57

3.1 Vài nét sơ phác về Điện anh Xô Viéte cecceeccecsesssessessesssessecssessessseesuessesssessecssessecssessesseeseeens 57

3.1.1 Liên Bang Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) ra đời -: 57 3.1.2 Điện ảnh Xô Viết xuất hiện

3.2 Ảnh hưởng của Điện ảnh Xô Viết với Việt Nam

3.2.1 Điện ảnh Liên Xô đến với khán giả Việt Nam - -c- 2s tt HH ng ng rưy 59 3.2.2 Liên Xô hỗ trợ đào tạo các nhà điện ảnh Việt Nam - - c6 + k+xeEEx+EeEerxeeerx 60 3.2.3 Tình hình sáng tác điện ảnh trong thời gian Cải tô ở Liên Xô và Đổi mới ở Việt Nam 60

3.3 Trường phái montage Xô VIiẾC - 22-212 12221122112211271127112711 2110.11.1101 1e 61

3.3.1 Lý thuyết về “Montage Xô Viết”, được kế thừa trong việc làm phim - 61

3.4 Thực trạng công tác dựng phim của điện ảnh phim truyện Việt NÑam - ‹- 65

3.4.1 Bộ phim truyện Việt Nam "Con chim vành khuyÊñ”” - 5 5+5 + £+sx+*e+exserseess 66

3.4.2 Bộ phim “Cánh đồng hoang” -¿©cscc5+¿

3.4.3 Bộ phim “Trăng nơi đáy giếng”

3.4.4 Bộ phim "Rừng đe€ñn” - St St + 11111151111 11 11 11 11111111111 TH TH TH TT TT nàn ng

3.4.5 Bộ phim "Cánh đồng bat tận"” -:-2s- 222k EEEEEE21127112112711211711211 71.111 cre.

3.4.6 Bộ phim “Song Lang”

3.4.7 BG phim 00yiì0áï (4 74

3.4.8 BO phim "ROM" 1 76

Trang 7

PHAN MỞ DAU

1 Lý do lựa chon dé tài

Nghiên cứu lịch sử điện ảnh thé giới, trong đó có các phương pháp dựng phim,

có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển điện ảnh các nước nói chung và điệnảnh Việt Nam nói riêng Trong dòng chảy đó, có thé nói nền điện ảnh Liên Xô (cũ)

đã để lại dấu ấn sâu sắc, có ý nghĩa đặt nên móng, kiến tạo hệ giá tri và phong cachlàm phim cho các nhà làm phim trẻ trên thế giới

Với nghệ thuật điện ảnh, kỹ thuật dựng phim ở giai đoạn hậu kỳ là công đoạn

rất quan trọng Kỹ thuật và nghệ thuật dựng phim không chỉ góp phần tạo nên linhhon, điện mao cho tác phẩm điện ảnh mà nó còn thể hiện phong cách, thể loại phim

của đạo diễn và rộng hơn là phương cách làm phim của một trường phái, một thời

kỳ hay thậm chí là của một nền điện ảnh Thông qua nghệ thuật và kỹ thuật dựngphim, một lần nữa người đạo diễn được sáng tạo tác phẩm của mình ở phòng dựng

để hoàn chỉnh tác phẩm điện anh theo ý tưởng của tác giả Vì vậy, nghiên cứuphong cách dựng phim là một công việc quan trọng, cần thiết đối với các nhà làmphim Lịch sử điện ảnh thế giới từng ghi nhận có nhiều đạo diễn với phong cáchdựng phim khác nhau, trong đó, Sergei Eisenstein (S Eisenstein) là một trongnhững đạo diễn có tầm ảnh hưởng lớn với phong cách làm phim tiêu biểu ở thời kỳđiện ảnh Xô Viết Các tác phâm điện ảnh của S Eisenstein cho đến nay vẫn là hìnhmẫu cho điện ảnh thế giới, đặc biệt là phong cách dựng phim của ông Những tácphẩm phim câm của ông trở thành biểu tượng, gợi mở nhiều giá trị tiên phong trong

phong cách dựng phim cho điện ảnh sau này.

Từ thế kỷ trước, giáo sư Michael O'pray từng nhận định "Liên bang Xô Viếtcủa những năm 20 là trung tâm phim tiền phong - S Eisenstein trở thành nhânvật hàng đầu về hình ảnh nhà làm phim quốc tế" Nếu đạo diễn D.W Griffith và

những nhà làm phim cùng thời ở Mỹ đã sử dụng các kỹ xảo điện ảnh và biên tập lại

dé tăng thêm cảm xúc cho người xem thì S Eisenstein đã khéo léo chỉnh sửa cácđoạn phim và cắt ghép các đoạn phim ngắn dé thoát khỏi giới hạn của thời gian vàkhông gian nhằm truyền đạt những ý tưởng trừu tượng theo cách mới và hiện đại

Trang 8

hơn Với phong cách làm phim này, S Eisenstein đã trở thành bậc thay cho trường

phái dựng phim mới ở thời kỳ đó.

Ngày nay, với sự hỗ trợ kỹ thuật, thiết bị dựng hiện đại cùng ứng dụng khoahọc, công nghệ vào điện ảnh, thì những đóng góp của đạo diễn S Eisenstein về

phương pháp dựng phim vẫn hiện hữu như "một công cụ cơ bản" cho các nhà làm

phim sau này Có thé nói, dù vô thức hay hữu thức, thì một số tác phẩm điện ảnhhiện đại đều mang sắc thái, phong cách dựng phim của "Ông thầy điện ảnh thế giới"

S Eisenstein Điện ảnh Việt Nam hiện nay đã đạt được một số thành công, vớinhững giải thưởng, chất lượng phim được nâng lên, tuy nhiên vẫn còn những tácphẩm chưa thực sự quan tâm nhiều tới công đoạn dựng phim, sử dụng thành tố nàynhư một phương tiện dé làm ấn tượng hơn về mặt nội dung cũng như nghệ thuật thểhiện của các tác phẩm Vì vậy, nghiên cứu về nghệ thuật và phong cách dựng phimcủa đạo diễn S Eisenstein đề tham khảo, cũng là một nhu cầu cần thiết trong công

tác đào tạo các nhà làm phim trẻ của điện ảnh Việt Nam Nghiên cứu phong cách

dựng phim của S Eisenstein nhằm tạo điều kiện cho các nhà làm phim, các dao

diễn, chuyên gia dựng phim tham khảo, dé nâng cao chuyên môn sáng tác, đặc biệt

là trong thực trạng hiện nay công tác hậu kỳ của điện ảnh Việt Nam chưa được tốt

Điện ảnh Việt Nam hiện đang được đầu tư để nâng cao chất lượng nội dung, hình thức thé hiện cho tác phẩm, thông qua "Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm

2020, tam nhìn đến năm 2030" Việc nghiên cứu nghệ thuật điện anh nói chung vacác phương cách sáng tác, phương pháp dựng phim xuất sắc dé kế thừa, tiếp biến làmột hoạt động can thiết nham đóng góp cho sự phát triển của nền điện ảnh dân tộc.Với ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn như vậy, tôi chọn vấn đề "Phong cách dựngphim của đạo diễn Sergei Eisenstein" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của

`

mình.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề (trong nước và ngoài nước)

Dựng phim (Montage, editing) là một công đoạn rat quan trong trong quytrình sản xuất phim Tuy nhiên, tại Việt Nam, sách viết về vấn đề dựng phim và tài

liệu tham khảo rat it, rải rác trong một sô công trình nghiên cứu khoa học vê nghệ

Trang 9

thuật điện anh và ở một số bài báo chuyên ngành có dé cập đến nhưng phan lớn chỉmang tính chất đề cập một cách khái quát, giới thiệu sơ bộ chứ không đi sâu vàovấn đề kỹ thuật hay nghệ thuật dựng phim Trong các trường đào tạo về điện ảnh

tại Việt Nam có dạy bộ môn dựng phim, tuy nhiên sách vở và tài liệu tham khảo

không có nhiều Trong các bài giảng chủ yếu là đề cập tới một số vấn đề cơ bản về

lý luận và thực tiễn của công tác dựng phim trên thế giới và tại Việt

Nam.

Ở Việt Nam, cuốn sách "Xéc-gây Ây-den-xtanh" ("Cepzeti 23eHiumnelH",Nhà xuất bản Cầu vồng, Mátxcova) được các dịch giả Vương Trí Nhàn và NgânGiang dịch, nhà xuất bản Văn hóa Hà Nội phát hành năm 1987 Hơn 20 nămsau, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội năm 2008 phát hành cuốn sách

"Kỹ thuật dựng phim" ("The Technique of film editing") của các tác gia Karel Reisz

va Gavin Millar, được Viện phim Việt Nam tô chức biên dịch, do Trung tâmNghiên cứu Nghệ thuật và lưu trữ Điện ảnh tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.Năm 2011, trong một Dự án Điện Ảnh tại Hà Nội, tác giả Phạm Mai Phương vớicông trình Bước dau nghiên cứu Montage Xô Viết của Sergei Eisenstein đã gopthêm một góc nhìn về công tác dựng phim hiện vốn còn rat ít tài liệu ở Việt Nam.Ngoài ra, có một số ít những bài báo đề cập tới công đoạn dựng phim như một mắtxích trong quy trình sản xuất phim chứ không đi vào nghiên cứu một cách chuyên

sâu, hệ thống.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu về điện ảnh nói chung và công tác dựngphim nói riêng ở Việt Nam còn ít, đặc biệt, về dựng phim, chủ yếu là một số cuốnsách dịch Cho tới thời điểm này chưa có công trình chuyên sâu nào nghiên cứu vềvan dé dựng phim trong tương quan sáng tác điện ảnh và trong tổng thé quy trìnhsản xuất phim Vì vậy, luận văn mong muốn sẽ đóng góp một số bổ sung về mặt lýluận và thực tiễn trong quy trình sản xuất phim và sáng tác hiện nay của điện ảnhViệt Nam Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu và những thông tin đã có, đề tài đivào nghiên cứu nghệ thuật dựng phim, hay cụ thể hơn, về phong cách dựng phim

Trang 10

của đạo diễn S Eisenstein nhằm mang lại những ý nghĩa thực tiễn cho quá trình

sang tác phim ở Việt Nam.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đề tài sẽ trình bày sơ quát về công tác dựng phim của nghệ thuật điện ảnh nóichung Trên cơ sở đó, luận văn đi vào phân tích những điểm nỗi bật tạo nên phongcách dựng phim mang dang nét riêng của đạo diễn S Eisenstein, thông qua một sốtác phẩm tiêu biểu của nhà điện ảnh Xô Viết tiên phong này (Phim "Đình công":

"Chiến ham Potemkin"; "Thang muoi" ) Đồng thời, luận văn sẽ phân tích vềmontage Xô Viết (Dựng phim Xô Viết) và những ảnh hưởng của trường phái nàytới một số bộ phim truyện Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Khảo sát một số tác phẩm điện ảnh tiêu biểu của S Eisenstein được sáng tác

từ năm 1923 đến 1945 Qua đó nghiên cứu về phong cách dựng phim của nhà Đạodiễn Xô Viết S Eisenstein, người được vinh danh là ông thầy về công tác dựngphim của điện ảnh thế giới Luận văn cũng đề cập tới montage Xô Viết (Dựng phim

Xô Viết), với những tác động tới phương cách sáng tác và công đoạn dựng phimcủa một số bộ phim truyện Việt Nam tiêu biểu

4 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài này, mục đích của luận văn thực hiện

các nhiệm vụ sau:

Công trình sẽ trình bày lý luận chung về công tác dựng phim Đề cập tới cáchthức dựng phim của một số nhà điện ảnh Xô Viết tiên phong tiêu biểu, những nhàđạo diễn có sự tương đồng và nét khác biệt về quan điểm làm phim cũng như phong

cách dựng phim của đạo diễn S Eisenstein.

Trên cơ sở tìm hiểu tổng quan về phong cách và nghệ thuật dựng phim củamột số khuynh hướng thuộc điện ảnh Xô Viết, luận văn đi vào nghiên cứu phong

Trang 11

cách dựng phim của S Eisenstein, một đạo diễn có sự ảnh hưởng nhất định đối vớiđiện ảnh thế giới và đối với điện ảnh Việt Nam.

Luận văn trình bày đặc điểm phong cách dựng phim, rút ra những ý nghĩa và

bài học từ phong cách dựng phim của đạo diễn S Eisenstein Công trình cũng phân

tích những mặt mạnh và những điểm hạn chế của công tác hậu kỳ, công đoạn dựngphim của điện ảnh Việt Nam Đồng thời, đánh giá sự tiếp nhận, kế thừa nhữngphương pháp dựng phim của thế giới (Ở đây, luận văn chủ yếu đi vào phân tíchmontage Xô Viết, một nền điện ảnh có nhiều ảnh hưởng đối với nền điện ảnh ViệtNam) Qua đó nêu lên một số giá tri trong công tác dựng phim, nhằm phát huy hiệu

quả trong quá trình sáng tác phim truyện của điện ảnh Việt Nam.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu:liên ngành, phân tích - tổng hợp, lịch sử, hệ thống cấu trúc, so sánh đối chiếu

- Phương pháp lịch sử: nhằm làm rõ các sự kiện quan trọng diễn ra trong quátrình hình thành phát triển của các đối tượng nghiên cứu dé tìm ra các nguyên nhân

và hệ quả tiếp theo trong mối liên quan giữa các sự kiện Phân tích, đánh giá việchình thành, phát triển của công tác dựng phim trong tiến trình lịch sử hình thànhphát triển của loại hình nghệ thuật điện ảnh

- Phương pháp hệ thống - cấu trúc: xem điện ảnh là một hệ thống lớn với côngtác dựng phim là một thành tố cầu trúc trực thuộc Dat công tác dựng phim vào diễntrình phát triển của nghệ thuật điện ảnh, tác giả luận văn sử dụng phương pháp hệthống dé phân tích các van đề đồng đại và lịch đại của quy trình dựng phim trongtiến trình phát triển của lịch sử điện ảnh

- Phương pháp so sánh: nhằm đối sánh công đoạn dựng phim của các nhà điệnảnh tiên phong Xô Viết, cũng như so sánh với đặc điểm công tác dựng phim ở ViệtNam nhằm hướng tới mục đích thực hiện tốt quá trình sáng tạo tác phẩm điệnảnh.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: luận văn phân tích giá trị, vai trò, đặctrưng, tiến trình phát triển và thực trạng của công tác dựng phim Hai phương pháp

Trang 12

phân tích - tổng hợp là hai mặt của một quá trình hỗ trợ lẫn nhau Trên cơ sở hệthống các phương pháp này, tác giả luận văn đi vào phân tích ngôn ngữ điện ảnhtrong mối tương quan từ nghệ thuật thể hiện đến phong cách dựng phim và ý nghĩacác hình ảnh trong tác phẩm của đạo diễn S Eisenstein Qua phân tích, người đọc /người xem có thể nhận thức rõ sự kết hợp giữa các cảnh quay và các cảnh dựng -với ý đồ rõ rệt khác nhau ở mỗi phân đoạn - trong từng tác phẩm điện ảnh của đạodiễn S Eisenstein.

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

- Ý nghĩa khoa học:

Nghiên cứu về phong cách dựng phim, về công đoạn dựng phim trong quá

trình sáng tác điện ảnh của đạo diễn S Eisenstein có ý nghĩa lý luận khi góp thêm

tài liệu cho việc nghiên cứu và tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, đào tạo vềđiện ảnh Công trình góp phần nêu lên những mặt mạnh và điểm hạn chế của côngđoạn dựng phim trong sáng tác điện ảnh Qua đó nêu lên một số gợi ý nhằm sửdụng một cách hiệu quả hơn thế mạnh của dựng phim - một quá trình sáng tạo đượcxem là cần có nhiều nỗ lực trong công đoạn hậu kỳ của điện ảnh Việt Nam

- Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của dé tài là cơ sở dé các nhà làm phim, đạo diễn, đặc biệt

là các nhà chuyên môn dựng phim của Việt Nam tham khảo, ứng dụng vào quá

trình sáng tạo các tác phẩm điện ảnh Góp thêm tai liệu tham khảo cho công tác đào

tạo sinh viên ngành nghệ thuật điện ảnh, truyền hình, hỗ trợ cho công việc nghiên

cứu và giảng dạy đối với các loại hình nghệ thuật thị giác đang phát triển rất mạnh

mẽ trong thời đại ngày nay.

7 BO cục và nội dung đề tài

Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm có 03 chương, cụ thé được trình bày theo các nội dung như sau:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THUC TIEN

Trang 13

Chương 2: PHONG CÁCH DỰNG PHIM TRÍ TUỆ (INTELLECTUALMONTAGE) CUA ĐẠO DIEN SERGEI EISENSTEIN

Chuong 3: ANH HUONG MONTAGE XO VIET VA PHONG CACHDUNG PHIM CUA DAO DIEN S EISENSTEIN VOI DIEN ANH VIET NAM

Chương 1: CƠ SO LY LUẬN VA CƠ SỞ THUC TIEN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Các khái niệm liên quan đề tài

- Khái niệm Điện ảnh: Điện ảnh là một từ để gọi, bao hàm tất cả những gì liênquan, hoặc gợi đến (hay thể hiện thuộc tính, phâm chất) của loại hình nghệ thuật thứbảy Vốn được manh nha từ nhiều thế kỷ trước, nhưng chỉ đến khi hai anh em nhà

ông Lumière, Auguste Lumière (1862- 1954) và Louis Lumiére (1864-1948) khởi

chiếu những thước phim đầu tiên, xuất hiện hình ảnh con người cử động được trên

tam vải trang tại quán Grand café ở Paris, Pháp năm 1895 - thì điện ảnh mới thực sự chính thức được ra đời Dù ra đời muộn, nhưng nghệ thuật điện ảnh có sức mạnh

phổ biến rộng rãi, và mang tinh đại chúng khá rộng lớn Cho đến nay, nghệ thuậtđiện ảnh đã phát triển với tốc độ mạnh mẽ, trở thành một ngành công nghiệp giải trítoàn cau, mang lại những giá trị lợi nhuận kinh tế rất lớn Cùng với sự tiễn bộ củakhoa học kỹ thuật, sự trỗi dậy của các phương tiện truyền thông đại chúng nhưtruyền hình, internet nghệ thuật điện ảnh hiện đại đã và đang thay đổi về côngnghệ dàn dựng, về công tác lưu trữ, tới các phương thức tiếp cận với khán giả, nhằmgiữ được ngôi vị cao nhất trong thị trường giải trí đang phát triển mạnh mẽ và có sựcạnh tranh ngày càng khốc liệt

- Những tính chất của nghệ thuật điện ảnh: Sau khi điện ảnh ra đời, các nhànghiên cứu loại hình nghệ thuật thứ bảy đã đề ra những điều kiện dé điện ảnh thoát

ra khỏi thể thức “Nhiếp ảnh động”, trở thành một bộ môn nghệ thuật, với những đặctính cơ bản: Phải tạo tác được những hình ảnh phản chiếu sinh động hiện thực trên

một mặt phang; Cần tạo ra được cảm giác các hiện thực đang được “trình diễn” trên

một mặt phang (nhưng) có "chiều sâu" ở trên màn ảnh; Những hình ảnh khi chiếulên màn hình yêu cầu phải được sáng nét, rõ ràng: Cần phải giữ được giới hạn của

khuôn hình và khống chế được khoảng cách quay về mặt tỷ lệ, theo luật viễn - cận;

Trang 14

Phải thể hiện được một không gian, thời gian chuyên động liên tục, không tạo cảmgiác "bi gián doan"- cần tuân thủ trình tự câu chuyện của bộ phim; Bộ phim cần tạo

ấn tượng "thị giác” sống động, dé khán giả có thể cảm nhận được về mặt hình ảnh khi thưởng thức bộ phim Khi điện ảnh có âm thanh xuất hiện, sự kiện quan trọngnày đã làm phong phú thêm cho tính chất nghệ thuật của điện ảnh Những phátminh tìm tòi về khuôn hình, cỡ cảnh đã mang lại cho điện ảnh một sức thé hiệnnhiều quyền năng Những cảnh đặc tả cho phép người xem nhìn thấy từng chỉ tiếtnhỏ của sự vật, sự thay đổi năng động của góc máy, cỡ cảnh cũng mang lại cho điệnảnh những cách thức thê hiện khác biệt và hình thức xử lý tính cách nhân vật rất đadạng Cũng từ đó xuất hiện ngày càng nhiều các thủ pháp thể hiện, có tác dụngtương hỗ, giúp nâng cao hiệu quả cho cách thức biểu hiện đa dạng của nghệ thuậtđiện ảnh.

Dung phim (“Montage” hay “editing”) và tổng quan về công tác dựng

phim: Dựng phim - một thuật ngữ mà giới chuyên môn thường gọi là “Montage”.

Montage là một thuật ngữ gốc tiếng Pháp, chỉ sự lắp ráp, ghép nối , thường hay

được sử dụng trong quá trình dựng phim Đây còn là cách gọi công việc của người

kĩ thuật dựng phim (Editor) ở giai đoạn hậu kỳ “Công việc dựng phim là sức mạnh

sáng tạo của hiện thực phim ảnh, và những gì đã làm trước đó chỉ mang lại các chấtliệu thô phục vụ cho công việc dựng phim Đó chính là mối quan hệ giữa công việc

dựng phim và điện ảnh", quan điểm này của Đạo diễn người Nga Pudovkin - người

được xem là một trong những đạo diễn nổi tiếng nhất thời phim câm - viết năm

1928 trong cuốn "Kỹ thuật điện anh" (tác giả Pudovkin, NXB Newnes, năm 1929,trang 16) Sau khi nghiên cứu những bộ phim được sản xuất trong ba thập niên củathời kỳ phim câm, cũng như căn cứ vào kinh nghiệm nghề nghiệp, đạo diễnPudovkin cho rằng: quá trình biên tập, lựa chọn, sắp xếp các cảnh quay nhất định,

để trở thành một đoạn phim, thì công tác montage là một hoạt động sáng tạo vô

cùng quan trọng trong quy trình sản xuất một bộ phim Sự phát triển trong phươngcách thé hiện của điện ảnh ké từ những thước phim đơn giản đầu tiên của anh em

nhà Lumiére cho tới những cảnh quay phức tạp cuối những năm của thập niên 1920

có thé khang định đó là sự phát triển tương ứng trong kĩ thuật dựng phim Sau này

đạo diễn Pudovkin đã chuyền tải những ý tưởng và cảm xúc ngày càng phức tạp

hơn vào trong tác phâm của mình Trong thực tế, những bộ phim của Pudovkin đã

có sự vượt trội trong nghệ thuật thé hiện, khi đạo diễn tiếp thu cách sử dụng cácphương pháp dựng phim và áp dụng chúng vào tác phẩm của mình Hiệu quả dựngphim phụ thuộc vào việc điều chỉnh thời gian Dù quá trình cắt chuyển từ cảnh nàysang cảnh khác có thé thay đổi đột ngột - như vẫn được biểu hiện trong bất kỳnhững pha cắt hình nào, tuy nhiên vẫn phải tuân thủ cách thể hiện, đó là tính trôichảy Trước đây, đạo diễn S Eisenstein thuong hay ding cách "sắp đặt", nhằm khaithác được mâu thuẫn ấn giấu tại mỗi điểm chuyên tiếp giữa hai cảnh bất kỳ, khác

với xu hướng sử dụng kỹ thuật camera di chuyển nhiều hơn dé cố tình tạo ra tính

10

Trang 15

liên tục nhịp nhàng Sau này, nhờ cách thể hiện mang tính hiện thực cao của dòng

phim có âm thanh mà giải quyêt được vân đê làm sao đê đạt được tính liên tục hài

hòa cho hình ảnh Việc xây dựng tính liên tục nhịp nhàng cho tác phâm điện ảnh đã

thực sự trở thành một trong những van đề nỗi trội, đáng chú ý của những nhà dựng

phim hiện đại Nghệ thuật dựng phim với những thủ pháp, cách dựng nhiều “ quyền

năng”, nên montage được ví có khả năng biến hóa như "một trò ảo thuật" Yếu tố

montage không những sáng tạo ra tiết tấu nhịp điệu giúp cho việc diễn đạt câu

chuyện phim được trôi chảy, mà montage còn thê hiện một cách năng động nhiêu

lớp tầng ý nghĩa, tạo ra sự đa dạng và phong phú cho hình tượng tác phẩm điện

ảnh.

1.1.2 Quy trình dung phim

Khi sản xuất những bộ phim đầu tiên, anh em nhà Lumière đã thực hiện một

quy trình rất đơn giản là chỉ chọn những đề tài hấp dẫn để quay, sau đó đặt máy

quay phim trước đối tượng rồi tiếp tục quay, cho đến khi hết chất liệu phim thì kếtthúc phần quay phim Theo thời gian, bộ phim không chỉ bị hạn chế ở việc ghi lạicác hình ảnh, những sự việc đơn lẻ ngắn ngủi, mà các tác giả đã cố găng kế câuchuyện trong vài cảnh và đã có sự liên kết giữa một vài cảnh quay riêng rẽ lại vớinhau Một chuỗi hình ảnh được trình bày giống như một loạt các tắm hình chiếu lên

đã đạt được hiệu quả - khi các cảnh này được chiếu liên hoàn cùng với nhau, tạonên một câu chuyện cầu kỳ hơn so với thê thức phim quay một cảnh trước đây Cáctác giả bắt đầu quan tâm đến "sự kết nối các hành động từ cảnh quay này sang cảnhquay khác và mối quan hệ thời gian giữa các cảnh quay nối tiếp nhau, thông quaviệc dựng phim”.

Quy trình dựng phim với mở đầu là công việc xử lý dựng, đây là công đoạnvới sự chuẩn bị toàn bộ dụng cụ vật tư cần thiết dé dựng một phiên bản phim hoànchỉnh Sơ dựng, xử lý dựng thô và chuẩn bị cho công đoạn dựng hoàn chỉnh Thôngthường, trong trật tự cảnh, thường xuất hiện nhiều chỉnh sửa nhỏ mà theo đạo diễn

và nhà dựng phim là dé nâng cao thêm tính liên tục Những sửa đối này thườngđược thực hiện trên hiện trường quay và trong phòng dựng phim Những thay đổiquan trọng của tính liên tục đều liên quan đến chất lượng biểu đạt Trong một sốtrường hợp, yếu tố thời gian đã "thổi sức sống mới" cho nghệ thuật dựng phim Tốc

độ của các cảnh diễn ra kế tiếp nhau được thực hiện trong phòng dựng và trở thành

11

Trang 16

nền tang cơ ban cho hiệu quả hình ảnh Thông qua phương pháp diễn đạt và cáchdựng phim có thể thấy hiệu quả đóng góp rất lớn của công tác dựng phim Nhữngmàn dựng chủ đạo như sắp xếp các cảnh thô hay bồ trí máy quay thường được thửnghiệm trước trong phần tiền kỳ Về tính thời gian và việc hoàn thiện sẽ được xử lýtrong phòng dựng phim.

Nhờ ở công đoạn dựng phim mà có thé chuyên từ cảnh quay này sang cảnhquay khác và tạo ra cảm giác trường đoạn phim đang phát triển liên tục Chuyênviên dựng phim ghép các cảnh quay lại với nhau, và kết quả khán giả cảm thấy là

họ đang chứng kiến một câu chuyện / một sự kiện đơn tuyến có diễn tiến liền mạch.Theo cách dựng phim này, có thể diễn tả một sự việc phức tạp và kéo dài mà không

phải dùng cách quay đứt đoạn - mỗi lúc một cảnh như Méliés van làm trước đây.

Công việc dựng phim không chỉ mang lại hiệu quả là tạo ra một sự trôi chảy liềnmạch mà nó còn cho phép người đạo diễn có thể chủ động thao tác - khi chia mộthành động ra thành các đơn vị nhỏ và điều khiển chúng một cách hữu thức

Các công đoạn căn bản của quy trình dựng phim gồm có quá trình sơ lọc, sắpxếp và ráp nối Có thé xem đó là quá trình so sánh, tái cấu trúc, dán từng cắt (cut)phim rời rac, có độ dai ngắn khác nhau trở thành một chuỗi hình ảnh, thuật kể lạicâu chuyện liên tục từ đầu đến cuối một cách mạch lạc, nhất quán Tiếp theo, côngviệc dựng phim còn phải làm các hiệu ứng, kỹ xảo hình, tiếng (gồm tiếng động, âmnhạc, thoại) hoặc thực hiện phụ đề để bộ phim trở thành một tác phẩm nghe nhìn

hoản chỉnh.

Hiện nay, công đoạn montage được sự hỗ trợ băng phương pháp dựng phituyến với các thiết bị điện toán, quy trình việc dựng một bộ phim điện ảnh đã đượcrút ngắn đáng kê về mặt thời gian, đồng thời giảm chi phí so với phương pháp dựngtruyền thống trước đây Tuy nhiên, mọi yếu tố trợ giúp chỉ là phương tiện, còn nghệthuật sắp xếp các hình ảnh nhằm tạo ra hiệu quả và nội dung sống động, lại phụthuộc vào ý đồ sáng tác của người đạo diễn Chính đó là nguồn gốc sức mạnh tồn

tại một cách khách quan của nghệ thuật và kỹ thuật dựng phim.

12

Trang 17

1.1.3 Dung phim ở giai đoạn phim câm

Ở thời kỳ phim câm, kỹ thuật dựng phim đặc biệt có vai trò quan trọng Theotiến trình phát triển, công tác dựng phim tiếp tục khang định thế mạnh của mìnhtrong thời hiện đại - đó chính là sự khởi đầu về tính liên tục của một bộ phim Ýnghĩa của một cảnh quay không nhất thiết phải đứng độc lập, mà được thay đổibằng cách nối các cảnh quay vào với nhau - thông qua phương pháp dựng phim.Khán giả đã được thưởng thức bộ phim theo một chuỗi sự kiện liền mạch Theo

cách dựng phim này đã làm cho một chuỗi hình ảnh không còn bị đứt đoạn, mỗi lúc

một cảnh như trước đây nữa Trước đây, các nhà làm phim thời kỳ đầu thường chọnmột số đề tài mà họ cho là hấp dẫn để quay, đặt máy trước cảnh quay, rồi tiếp tụcthao tác cho đến khi hết chất liệu phim

Với phương pháp dựng phim sau này đã đạt được mức độ thống nhất dé xoayquanh một nhân vật trung tâm, khi các hình ảnh được chiếu cùng với nhau chúngtạo nên một câu chuyện cầu kỳ phức tạp hơn so với cách phim quay một cảnh trướcđây.

Ngoài ra phương pháp dựng phim thời kỳ này đã giúp cho các đạo diễn ghép

một cảnh quay ngoại cảnh với một cảnh quay nội trong phim trường mà không làm

bị đứt đoạn hành động một cách thiếu thuyết phục Một lợi thế khác không kémphần cơ bản trong phương pháp ghép dựng phim là nhà đạo diễn có thể làm chokhán giả cảm nhận được về mặt thời gian Một công việc được thực hiện trongkhoảng thời gian đã được kết nối lại trong một cuốn phim mà rõ ràng không làmcho câu chuyện bị đứt đoạn Đạo diễn chỉ chọn những phần cốt yếu trong câuchuyện và ghép chúng lai dé trở thành một đoạn phim liền mạch, logic và chấp nhậnđược Cảnh quay đơn ghi lại một phần hành động chưa hoàn chỉnh, là một “đơn vi”tạo nên bộ phim và do đó tạo ra nguyên tắc dựng phim cơ bản

Tuy nhiên, các sự kiện trong phim không mang tính chọn lọc vì thời điểm đó

vẫn chưa có cách thức nào dé các nhà đạo diễn có thể thay déi điểm nhấn cho câu

chuyện của mình Muôn "sông động hóa độ sâu của hình ảnh", các nhà làm phim

13

Trang 18

chỉ có thé thông qua "điểm nhắn kịch tính" - qua diễn xuất của diễn viên và các kỹ

thuật thuộc quay phim

Những nguyên tắc cơ bản của công tác dựng phim từng được phát triển trongthời kỳ phim câm, đã trở thành nên tảng chung cho điện ảnh hiện đại Việc sử dụngcác thủ pháp cận cảnh, mờ chồng, cảnh dẫn là việc vẫn thường được thực hiện tạicác trường quay Cách thức sử dụng bat kỳ loại cảnh nao trong số đó chỉ là thay đôi

về chỉ tiết so với thời kỳ phim câm, nhưng tính hữu hiệu của chúng vẫn còn được

giữ nguyên giá trị.

Phát triển phương pháp dé kết nối một loạt những hành động trong phim - đó

là một tiến trình phát triển trên con đường tìm kiếm cách thé hiện một câu chuyệnbằng phương tiện kỹ thuật dựng phim

1.1.4 Dung phim thời kỳ điện ảnh có âm thanh

“Sự phát triển của kĩ thuật điện ảnh Cũng chính là sự phát triển của kỹ thuậtdựng phim" (Tác giả Paul Rotha viết trong phần mở đầu của tạp chí "Điện ảnh thời

nay", Cape, năm 1929) Các đạo diễn gạo cội như Porter, Griffith và S Eisenstein

cùng với nhiều đạo diễn cách tân khác đã phát triển những kỹ thuật dựng phim mới

để đưa nền điện ảnh từ chỗ chỉ là một cách thức đơn giản ghi lại những hình ảnhhiện thực xung quanh, trở thành phương tiện truyền đạt mang đến tính thâm mỹ vàđưa lại những mỹ cảm Diễn trình phát triển của quá trình sản xuất phim, chính làlịch sử của sự nỗ lực nhằm tạo nên sức lôi cuốn cho điện ảnh, thông qua quá trìnhdựng phim được phát triển ngày càng cao hơn Với mong muốn thé hiện đượcnhững đề tài về tâm lý tình cảm hay những chủ đề phức tạp nhất đã thúc đây cácnhà đạo diễn tiễn hành thử nghiệm mô hình mới giàu trí tưởng tượng thông qua tínhliên tục của phim Cho đến giai đoạn cuối của thời kỳ phim câm, các nhà đạo diễn

đã tìm ra được một công thức chung cho dựng phim Sự xuất hiện của âm thanh vàtiếng động trong điện ảnh đã mang lại một sự đảo lộn cho quá trình này Trong khicác nhà lý luận điện ảnh tuyên bố là lời thoại làm giảm đi sự hap dẫn của phim thìmặt khác họ lại cho là âm thanh phải được sử dụng trong tình trạng đối âm Đối âm,chỉ sự đối lập chứ không phải để minh họa cho hình ảnh Khi đề cập đến phim có

14

Trang 19

âm thanh và sự ráp nối với từng đoạn phim vốn chủ yếu dựa vào sức hấp dẫn củangôn từ (lời thoại và ca khúc trong phim), đồng thời sự ghép nối này đã biến hìnhảnh trở thành hình tinh Thời kỳ khi mới xuất hiện điện ảnh có âm thanh, sau khi tạođược những khám phá mới lạ, thì những bộ phim có tiếng / có âm thanh đã chứng tỏcác tác phẩm ấy phần nào thiếu đi sức tưởng tượng.

Cuộc cách mạng âm thanh đã mang lại những thay đổi cho điện ảnh như việcxác định tốc độ phim, mà trước đây trong thời kỳ điện ảnh câm phải phụ thuộc vàovấn đề nhịp độ cắt hình Điện ảnh có âm thanh được trợ giúp thông qua sự kiểmsoát của âm lượng và tính chất nhịp độ đổi thay của thời gian trong phim Sự thayđổi mạnh mẽ về phong cách - dựa theo sự xuất hiện của âm thanh đã dẫn đến nhữngthay đổi quan trọng trong sự phát triển của phương pháp dựng phim Tính chân thực

trong điện ảnh được chú trọng một cách mạnh mẽ trong thực tiễn dàn dựng phim và

trở thành một đặc điểm đáng chú ý của ngành sản xuất phim Các hiệu ứng từng

được sử dụng thường xuyên trước đây trong phim cam - nhưng làm giảm di tinh

chân thực cho điện ảnh, sau này không được sử dụng nhiều vì chúng tạo nên nhữnghiệu ứng hình ảnh giả tạo, thiếu tự nhiên Các phương pháp này sau đó không hữu

dụng vì không phù hợp với đặc trưng của điện ảnh.

Có thé thay công việc dựng phim của thời ky phim câm có những điểm khácbiệt với thời kỳ điện ảnh có âm thanh Ở thời kỳ phim câm, đạo diễn và người dựngphim được làm việc tự do khi yếu tổ duy nhất quyết định đến trật tự cảnh, đó là ýtưởng của đạo diễn mong muốn để đạt được tính liên tục của hiện thực một cáchhoàn hảo nhất Vì vậy thường là một khối lượng lớn các cảnh quay có thê sắp xếp

được theo vi trí phù hợp trong giai đoạn phân cảnh Đạo diễn S Eisenstein trước

đây thường chỉ nghiên cứu kịch bản ở những chỉ tiết lớn, nhưng xét về phạm virộng, ông lại hay phụ thuộc vào giai đoạn phân cảnh để định hình và sắp xếp lại trật

tự từ đữ liệu đã quay Trái với S Eisenstein, các đồng nghiệp của ông lại có khuynhhướng đi sâu vào những kịch bản chặt chẽ, những van dé mang tính khái quát của

sự liên tục - ngay sau khi việc quay phim kết thúc và người chuyên viên dựng phimkhông thé cắt chuyên, hay dựng ngẫu hứng từ hình ảnh nay sang hình ảnh khác

15

Trang 20

Trong dòng phim có âm thanh, việc tự do sắp xếp thử nghiệm lại các cảnhtrong phòng dựng phim sẽ bị hạn chế đáng ké, một phan vi âm thanh đồng bộ, gắnchặt với hình ảnh Do đó hình ảnh đi kèm với âm thanh phải được gan chặt với lờithoại ngay từ thời điểm được quay trên phim trường Trong phim có tiếng động, đạodiễn có thể vận dụng âm thanh và hình ảnh song song hoặc có thê sử dụng cả haiyêu tố trong tình trạng đối âm Việc xác định thời gian thường được dành cho ngườidựng phim Dé dựng một bộ phim có âm thanh, tốn nhiều thời gian sắp xếp mới cóthé đưa vào xử lý trong phòng dung Thời kỳ sơ khai của phim câm và giai đoạn bắtđầu của dòng phim âm thanh, đều bắt nguồn từ trong thời kỳ mò mam của kỹ thuật

hiện mang đậm nét đặc trưng dân tộc, vì vậy bản sắc dân tộc cũng được bộc lộ khá

rõ nét trong các tác phẩm điện ảnh Ngoài ra, điều mà các nhà lý luận điện ảnh đặcbiệt quan tâm không phải là công năng thé hiện của montage, tức mục đích thuật kêthông qua thao tác kết nối các hình anh, mà là hiệu quả biéu hiện montage sẽ manglại Chính tính văn học và chất thơ được thê hiện trong phương pháp dựng phim lànguOn gốc giữ cho giá trị mỹ học của điện ảnh không bi thay đồi

Tuy nhiên, bất kỳ hình thức lý luận nghệ thuật nào cũng mang tính hạn chếtương đối Lý luận montage - dung phim cũng không ngoại lệ Theo tiến trình pháttriển của điện ảnh, cùng với việc tìm ra phương pháp ráp nối các khuôn hình củacông tác dựng phim, montage đã làm cho công năng ghi chép của điện ảnh phan nào

16

Trang 21

bị hạn chế Nói cách khác, đồng thời khi kết nối các loạt hình ảnh, thì tính “giả tạo”

của không gian và thời gian trong câu chuyện phim sẽ gia tăng và tính hiện thực sẽ

giảm thiểu

Montage cũng tạo nên tiết tau, và tiết tau là một trong những yếu tô quan trọnghình thành nên phong cách Tiết tau phim không chỉ thé hiện kết cau không gian củatác phâm điện anh, mà đồng thời còn là một trong những nhân tô quan trọng nhấtđem lại sự sống động cho tác phẩm điện ảnh Điện ảnh có điểm tương đồng với cácloại hình nghệ thuật khác như hội họa, âm nhạc, văn hoc , tiết tau cốt truyện trong

tư duy sáng tạo của người nghệ sĩ cũng giúp cho việc hình thành quy luật nghệ thuật

biểu đạt có sức mạnh truyền cảm tư tưởng và cảm xúc tới cho người xem

Việc ghép nối, dựng phim còn tạo nên mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữamontage song song với phương pháp dựng đan chéo khi kết nối đoạn này với đoạnkhác, từ đó làm nảy sinh sự đối sánh liên tục Ở một ý nghĩa nào đó, dựng phim còntạo ra một hiệu quả đặc biệt, khi thay đổi nguyên tắc giữ đúng tốc độ bình thườngcủa thị giác, để giảm hoặc tăng số lượng hình trong | giây (1s) đồng hồ, nhằm tạo ratiết tấu mới trong khuôn hình hoặc giữa các khuôn hình với nhau, để từ đó hình

thành những ý nghĩa, tạo ra những hiệu quả mới.

1.2.2 Sự khác biệt trong hình thức thể hiện của điện ảnh so với các loạihình nghệ thuật khác

Hình thức biểu hiện nghệ thuật của điện ảnh có nhiều điểm khu biệt so với các loại hình nghệ thuật khác Trong đó montage - kỹ thuật dựng phim đóng một vai trò

chủ đạo tạo nên sự khác biệt ay Dung phim chiếm một vi trí quan trọng trong các

phương pháp thé hiện hình tượng điện ảnh Montage còn tạo nên một đặc tính cơbản nhất trong phạm trù sáng tác điện ảnh, mở ra con đường biểu hiện độc đáo, đầynăng động đối với việc tô chức sắp xếp các chuỗi hình ảnh và âm thanh trong một

bộ phim Nguyên tắc quan trọng trong kỹ thuật dựng phim là tuân thủ các mối quan

hệ hữu cơ nội tại trong quá trình ghép nỗi các khuôn hình này với khuôn hình khác,sao cho phủ hợp với tiến trình hình thành và phát triển của hình tượng tác phâm

17

Trang 22

Dựng phim cũng là một hình thức đặc trưng cơ bản của điện ảnh, đó là sức

mạnh của nghệ thuật điện ảnh Một khuôn hình đơn lẻ dù có ý nghĩa đặc biệt vẫn

chưa thê biểu hiện đầy đủ ý nghĩa của nó trong bộ phim Ý nghĩa đầy đủ của hìnhảnh trong một khuôn hình chỉ được xác định bởi vi trí của khuôn hình ay đối với các

khuôn hình khác thông qua sự độc đáo của nghệ thuật / kỹ thuật dựng phim.

Nghệ thuật dựng phim vẫn được các nhà điện ảnh nhắc đến như một minhchứng cu thé về "quyền năng" của montage, thông qua câu chuyện vẫn được cácnhà làm phim lưu truyền: Ngày trước, một hãng phát hành phim phương tây muốnmua một bộ phim đang rất ăn khách "Chiến ham Potemkin" của đạo diễn S.Eisenstein để phát hành Nhưng bộ phim không qua được khâu kiểm duyệt do ýnghĩa của tác phẩm này Bộ phim được xem là tác phâm đầu tiên dam công khai nồilên hồi kèn xung trận kêu gọi những người bị áp bức đứng lên bẻ gãy xiéng xích nô

lệ dé làm người tự do Bộ phim bị cắm nhập khẩu Người ta nghĩ đến chuyện phải

"tái dựng" lại bộ phim, nhăm lọt qua được khâu kiểm duyệt Và họ thực hiện theocách: để nguyên tên phim cùng toàn bộ hình ảnh của bộ phim Họ chỉ gia công sắpxếp lại thứ tự các hình ảnh, dựng lại theo một bố cục mới Bộ phim được "tai dung"trường đoạn gây khó cho việc kiểm duyệt Nguyên tắc được sắp đặt, cấu trúc lạitheo tuần tự: Các thuỷ thủ nô lệ trên chiến hạm bị chỉ huy ngược đãi Hàng loạt thủythủ bị đưa ra xử bắn Các thủy thủ nồi loạn chống lại Cuộc khởi nghĩa trên chiếnham đã tự phát bùng nổ Quần chúng đồ ra trên đường phó Binh lính xuất hiệnnhưng chống lệnh đàn áp cuộc nổi loạn

Sau những "nhát cắt" lạnh lùng, thứ tự những hình ảnh của bộ phim đã đượcthay đổi cấu trúc: bắt đầu ngay bằng các hình ảnh những thủy thủ tự phát nổi loạn,

không còn cảnh đàn áp thủy thủ như trước đó nữa Binh lính hạm đội thực hiện Các

thủy thủ xếp hàng Các thủy thủ bất mãn đã bị trói và đưa tới đối mặt trước họngsúng Tiếp đó vang lên mệnh lệnh khô khốc: "bắn!" Như vậy nội dung câu chuyện

phim đã bị đảo ngược hoản toàn.

Bản dựng mới được diễn ra: chính cuộc nôi loạn của thủy thủ là nguyên nhân

gây ra vụ đàn áp, và cuộc bạo động tự phát đó đã bị quân lính dập tắt, những kẻ nôi

18

Trang 23

loạn đã bị trừng phạt và kỷ cương được lập lại Và "bộ phim tái dựng mới" ấy đã dễdàng được thông qua kiểm duyệt Kết quả đó chính là nhờ ở công tác dựng phim.Câu chuyện là một chứng dụ cụ thể về hiệu quả mạnh mẽ của nghệ thuật dựngphim "Bộ phim mới" đã dé dang thông qua kiêm duyệt Điều này có thé dé dangthực hiện đối với các tác phẩm điện ảnh, nếu muốn thay đôi nội dung phim, bởi đốivới hình ảnh, nó chỉ có duy nhất một thì hiện tại Điện ảnh không quá bị “trói buộc”

về mặt thời gian, khi sử dụng thế mạnh của dựng phim, điều mà đối với các loạihình khác khó dé thực hiện tương tự, như với một bộ phim Không thể đảo lộn diễntiến câu chuyện ở các loại hình nghệ thuật khác, do bản thân các héi, màn, lớp ởtrong sân khấu hay ngữ nghĩa trong ngôn ngữ viết của văn học đã hàm chứa khảnăng diễn đạt hiện tại, đồng thời với quá khứ cũng như tương lai, đều đã luôn gắnvới diễn biến thời gian của câu chuyện

Nghệ thuật sắp xếp các hình ảnh nhằm tạo ra hiệu quả và nội dung cụ thể,hoàn toàn phụ thuộc vào ý đồ sáng tác của người đạo diễn Có thể xem đó là nguồngốc sức mạnh được tồn tại một cách khách quan của việc dựng phim Nghệ thuậtdựng phim đã trải qua những giai đoạn phát triển, với khả năng tạo dựng kịch tínhthông qua cách sắp xếp thứ tự các cảnh quay, thay đôi các điểm nhắn từ cảnh nàyqua cảnh khác Công tác dựng phim có khả năng qua những câu chuyện đơn thuần,thé hiện các ý nghĩa ngầm, an dụ và biểu tượng, để từ đó rút ra những bai học mangtính triết lý Đó là thế mạnh của nghệ thuật dựng phim Hiệu quả mạnh mẽ, độc đáocủa công đoạn dựng phim là một đặc trưng mang nét trội, đặc sắc, khu biệt của nghệthuật điện ảnh.

1.2.3 Dựng phim - một hình thức sáng tạo tác phẩm lan thứ hai

- Trong một bộ phim, giá trị của mối quan hệ về vị trí sắp xếp các hình ảnhrất cân thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: Khi đưa một sắc màu vào bức vẽhay một nốt nhạc vào trong ca khúc, thì chưa hắn người nghệ sĩ đã nhận được hiệuquả như mong muốn Mà giá trị đặc sắc chỉ có thể nhận được khi sắp xếp liênhoàn chúng lại với nhau hoặc đối sánh bên cạnh những sắc màu, những nốt nhạckhác Nét màu hay nốt nhạc khi bị đặt tách biệt, tự thân nó chưa có hàm nghĩa gi

19

Trang 24

Nhưng một hình ảnh thì lại có ý nghĩa hoàn toàn khác, ngay khi tách biệt độc lậpriêng rẽ, tự thân nội tại nó đã mang một ý nghĩa biểu hiện cụ thé nào đó Chuỗi hìnhảnh khi được kết nối bởi công đoạn dựng phim, nó sẽ mang một ý nghĩa ngầm ẩn.Trên thực tế, có thé thay mỗi hình ảnh riêng rẽ đều có xu hướng làm bật lên những

ý nghĩa nào đó khi chúng được gắn kết với các hình ảnh khác Công đoạn dựngphim được thé hiện dưới hai dang thức: hoặc bắt đầu từ sự kết nối giữa các hình ảnh

dé hình thành một bộ phim, hoặc bắt đầu từ câu chuyện phim để tiến hành sắp xếp,chỉnh lý các hình ảnh Dạng thức thứ nhất sử dụng thuật ghép nối để tạo nên hìnhtượng Dạng thức thứ hai - thông qua hình tượng và thực hiện công đoạn ghép nối.Dạng thứ nhất thường lợi dụng sự dịch chuyên giữa các khuôn hình dé sap xép hinhảnh, còn dang thứ hai, dựa vào su vận động có tính liên tục của hình anh dé tổ chứclại các hình ảnh Nói cách khác, trong dạng thức thứ nhất là sự kết nối của cáckhuôn hình, chi phối cau hình và quá trình cấu thành nội dung hình anh Dạng thứcthứ hai thi montage cấu thành nội dung hình ảnh, chi phối sự sắp xếp trật tự giữacác khuôn hình Một số đạo diễn thường hay sử dụng phương pháp dựng liên tục déđảm bảo tính chân thực của đường dây câu chuyện, đồng thời đảm bảo dòng chảyliên tục của cảm xúc Ngược lại một số đạo diễn khác lại thường sử dụng lối đối lậptrong quá trình phân loại, sắp xếp và tô chức các tư liệu hình ảnh Điều các đạo diễncần quan tâm không chỉ đơn thuần là đảm bảo tính liên tục của đường dây câuchuyện, mà còn cần phải quan tâm đến hàm nghĩa sâu xa và hiệu quả đối ứng nhau

về mặt nội dung cũng như hình thức của câu chuyện Các đạo dién này cho rằngphương pháp đối lập có khả năng khắc họa hiện thực, thậm chí có khả năng sáng tạonên kết cấu của tác phâm điện ảnh

- Dựng phim - công việc sắp xếp hoàn chỉnh dé trở thành một chỉnh thé tácphẩm điện anh: Đề hoàn tất bộ phim, cần đến kỹ thuật dựng phim Montage ráp nốicác hình ảnh riêng biệt, riêng rẽ của bộ phim lại thành một chỉnh thé tác phâm điệnảnh Tiếp theo sự ráp nối các đoạn phim, là công đoạn của các bộ phận nghiệp vụhậu kỳ khác như hòa âm, kỹ xảo hình ảnh, tiếng động, lồng tiếng (nếu cần), lồng

nhạc, thuyết minh, phụ đề phối hợp với các chuyên viên dựng dé hoàn tất một bộ

20

Trang 25

phim Đây là công đoạn quan trọng của việc sản xuất phim Người chuyên viêndựng phim không chỉ làm công việc thao tác kĩ thuật thuần túy, mà còn là mộtngười nghệ sĩ sáng tạo, góp phần làm tăng (hoặc giảm) giá trị nghệ thuật của một bộphim Người dựng phim sé làm công việc thâm định, sửa chữa, "điện ảnh hoá" mộtvăn bản kịch bản, thông qua nghệ thuật dựng phim Ngoài ra, trong quy trình dựng

phim ở giai đoạn hậu kỳ còn có những thủ pháp riêng gọi là kỹ xảo Đó là những

thủ pháp tạo cho yếu tô hình anh và âm thanh những hiệu quả khác thường dé đưavào phim, chủ yếu ở giai đoạn hậu kỳ Kỹ xảo hay còn gọi là hiệu ứng đặc biệt(special effect) thực chat là những thủ pháp riêng biệt, phức tạp, được thực hiệnbang thủ công, đôi khi được thực hiện bởi điều khiển học hoặc điện toán Tuy nhiênnếu có đủ phương tiện kĩ thuật và trình độ tay nghề thì nhiều cảnh phim chiến tranhhoặc giả tưởng sẽ được thực hiện băng kỹ xảo 3D sẽ đạt được hiệu quả hình ảnh,

âm thanh rất cao, tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian so với cách làm kĩ

xảo thu công ở giai đoạn hậu kỳ của dựng phim trước đây, - thời ky mà các nhà điện

ảnh tiên phong đã thực hiện Nếu dựng phim chỉ đơn giản nhằm diễn đạt lại câuchuyện theo một trật tự, với mục đích chỉ dé người xem hiểu được câu chuyện, thìcách dựng đó thiếu đi sự sáng tạo, khó khai thác được hết sức mạnh to lớn và ýnghĩa sâu xa của quá trình liên kết, sắp xếp vị trí các khuôn hình trong một tác

phẩm Các nghệ sĩ điện ảnh luôn nỗ lực dé theo cách dựng phim sáng tạo - qua đó

người xem có thé cảm nhận được những điều mà bản thân các hình ảnh đó chưatrực tiếp biểu hiện Ví dụ một cảnh trong phim "Chiến hạm Potemkin", hình ảnhmột chiếc gọng kính đang treo lủng lăng, đu đưa trên cáp tàu, máy lia xuống phíadưới, một vòng sóng nước còn chưa kip lặng lại, tiếp theo là cảnh sục sôi của những

thủy thủ nô lệ trên con tàu, những hình ảnh đó được dựng song hành, mặc dù khán

giả không chứng kiến một cuộc au đả quyết liệt, không nhìn thấy nạn nhân nhưngnhững dấu vết mà khán giả thay, vẫn đoán biết được cái gì vừa mới xảy ra trongtrên con tàu Cách dựng "gửi phán đoán" như vậy thường mang lại một hiệu quả Ởđây, đạo diễn và nhà thiết kế mỹ thuật cần biết cách gắn kết và phối hợp các ký hiệu

21

Trang 26

học, dù nhỏ nhất, nhằm tạo cơ sở cho người xem phán đoán được chính xác ý nghĩangầm ân mà các tác giả “mã hóa” vào trong chuỗi hình anh.

- Nghé thuật dựng phim gợi tạo nên sự liên trong: Nghệ thuật dựng phim không những có khả năng gợi lên những liên tưởng mà còn có khả năng trình

diễn những liên tưởng ấy, nghĩa là có kha năng biểu đạt những hình ảnh thể hiện nộitâm, tư duy khó thé hiện cụ thé bằng từ ngữ Nghệ thuật dựng phim đòi hỏi đạo diễnphải tuân thủ những nguyên tắc nhất định của kỹ thuật ghép dựng hình ảnh nhằm

giúp người xem phán đoán được những hành động và sự kiện đã bị lược bỏ, đồng

thời cảm nhận đầy đủ ý nghĩa của chủ đề tác phẩm một cách chính xác và ngắn gọn.Chỉ một hình ảnh cũng có thể hàm chứa một ý nghĩa biểu tượng nào đó nhờ vàokhuôn hình Một khuôn hình luôn được gắn kết với các loạt hình khác cạnh nó đểlàm bật lên những biểu tượng đậm chat ân dụ Một hình anh nào đó dù có thé đượcnâng lên cho có ý nghĩa hơn nhờ ở phương pháp dựng liên kết Bằng những năng

lực mang tính đặc thù riêng, montage không chỉ khơi dậy những tâm trạng, những

sắc thái tình cảm, đặc biệt những biểu tượng mang tính ấn dụ, ma còn tạo nênnhững ý niệm có khả năng biéu đạt những tri thức, kết quả, những quan điểm bằngnhững thái độ khác nhau Ví dụ, cách cắt cảnh, dựng xen kẽ trong bộ phim đề cập

về môi liên hệ giữa bệnh tật với môi trường 6 nhiễm Cảnh dòng nước đen với

những rác ban, tiép đến là cảnh các trẻ em dau ốm liên tục với những cảnh được

xây dựng kể liên tiếp như thế lập tức biến thành một ý niệm, rồi khơi gợi một nhận

thức ở người xem Đó là cách "dựng trí tuệ" mà không ít các đạo diễn đã sử dụng

phương thức này, nhằm tạo nên một cách dựng phim riêng Các nhà làm phim cốtình tước bỏ các yếu tố biểu hiện nghệ thuật của diễn xuất, của "tính truyện", tính hưcấu, trong lúc vẫn coi trọng hiệu quả xử lý không gian, thời gian, nhịp điệu, phong

cách thể hiện, âm nhạc và thiết kế mỹ thuật dé có thé truyén dat duy nhat va truc

tiếp đến người xem những ý niệm va tri thức, gợi tạo sự liên tưởng ở người xem Détruyền đạt hiệu quả nội dung câu chuyện, các tác giả không chỉ trực tiếp diễn đạt ýniệm, mà tư duy dé tìm cách tạo nghĩa, gợi tạo các ý tưởng, dé chuyền tải các ý

niệm đên với người xem một cách tự nhiên qua cảm xúc tiêp nhận Dựng phim còn

22

Trang 27

được coi là loại cấu trúc giữa các khuôn hình, cũng như cấu trúc giữa các phân đoạn

và trường đoạn trong phim Dựng phim còn là yếu tố quyết định quan trọng tínhchất nghệ thuật của không gian và thời gian điện ảnh Dựng phim có một giá trị

riêng của nó với sự tồn tại độc lập và mang tính đặc thù, hàm chứa mối quan hệ

gián tiếp, không phải lúc nào yếu tố montage cũng tuyệt đối hợp lí với nội dungphim Nghệ thuật dựng phim có thể biến một cảnh trở nên đặc biệt sống động Nghệthuật sắp xếp các hình ảnh nhằm tạo ra hiệu quả và nội dung cụ thể, phụ thuộc vao ý

đồ sáng tác của đạo diễn Chính đó là nguồn gốc sức mạnh tôn tại một cách khách

quan của việc dựng phim.

1.3 Sơ lược về các phương pháp và phong cách dựng phim

1.3.1 Phương pháp (Method)

Phương pháp theo nghĩa khoa học, là hệ thống những nguyên tắc được rút ra

từ tri thức về các quy luật khách quan dé điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạtđộng thực tiễn nhằm thực hiện một mục đích nhất định Hay phương pháp còn làcách thức, đường lối có tính hệ thống được đưa ra nhằm giải quyết một vấn đề nào

đó.

về phương diện nghệ thuật thé hiện / ké chuyện của điện ảnh, có thể nói,người chuyên viên kỹ thuật dựng phim sẽ làm công việc kết nối những cảnh phimrồi xếp đặt vào cạnh nhau theo những phương pháp nhất định đề tạo thành một cuốnphim, bộ phim Có bốn phương thức dựng phim thường được sử dụng:

- Montage thuật kể : Các động tác của nhân vật, mọi sự chuyền động ở trong phim,cần phải được thé hiện và kết nối một cách liên tục Chính phương thức montagethuật ké đã đảm bảo cho tính liên tục của phim không bị ngắt quãng Phương phápMontage thuật kề còn có tính năng tạo nên nhịp điệu ké chuyện, tường thuật, miêutả từ đó góp phan hình thành nên phương pháp dựng phim thuật kể Trong những

bộ phim có cốt truyện chặt chẽ, đặc biệt là thé loại phim tâm lý xã hội, phương thứcmontage thuật kế đã đóng vai trò then chốt trong việc khắc họa tính cách, số phận

23

Trang 28

nhân vật Đồng thời trợ giúp trong việc tạo hình, làm đậm nét thêm cho hình tượngnhân vật trong các tác pham điện ảnh, thông qua thủ pháp miêu tả, thuật kể

- Montage trữ tình: Phương pháp montage trữ tình khác với phương thức thuật ké ởđiểm nó không chú trọng miêu tả mà tập trung vào việc phân tích Mục tiêu củaphương pháp này nhằm thể hiện tư tưởng - thông qua cách thức diễn đạt ở các cấp

độ tình cảm, với những biểu hiện kịch tính khác nhau.Chức năng chủ yếu củaphương pháp montage trữ tình là thé hiện được tính truyện của bộ phim mang đậmsắc thái tình cảm lãng mạn và trữ tình Đề thực hiện được mục đích đó, các tác giảthường sử dụng hàng loạt cận cảnh với các góc máy khác nhau để chia tách sự kiện

có ý nghĩa quan trọng ra thành nhiều “đơn vị nhỏ”, nhằm tạo điều kiện cho khán giả

“thầm thấu” được các chi tiết có năng lực biểu hiện tình cảm

- Montage tư tưởng: Phương pháp này chủ yếu thể hiện những tư tưởng hàm chứatrong các sự kiện mang tính thời sự xác thực với đời sống Do đó phương thứcmontage tư tưởng thường được vận dụng khi xử lý các tư liệu dé dung phim tài liệu.Thông thường, phan lớn các tư liệu được quay dé làm phim tai liệu là cỡ cảnh toàncảnh Cảnh toàn ở đây nhìn chung chỉ chú trọng vào các nội dung hình ảnh mangtính thông tin, không hàm chứa nhiều yếu tố tình cảm điều đó có thể khiến ngườixem tiếp nhận thông tin từ phim đưa lại một cách khách quan mà không bị cuốn hút

bởi các thủ thuật gây kịch tính Trong các phương pháp montage, phương cách

“dựng phim tư tưởng” yêu cầu người xem có trình độ thưởng thức cao, vì phương

pháp này khá trừu tượng.

- Montage xử lý tính mục tiêu: Phương pháp thê hiện của cách thức montage này làtìm cách xếp đặt hoàn chỉnh một câu chuyện chứ không nhằm dam bảo tính liên tụccủa nó Và phương pháp diễn đạt, phương thức montage này áp dụng là nhằm khaithác tối đa mối quan hệ hỗ tương giữa các cảnh đó chứ không dựa vào đường dâythuật ké của câu chuyện phim

1.3.2 Phong cách dung phim

Phong cách (style, method): Với người nghệ sĩ, “phong cách” (style) là những

đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác

24

Trang 29

của một nghệ sĩ hay trong các sáng tác thuộc cùng một nhóm thé loại nói

chung.

- Phong cách dựng phim với “Điểm nhắn kịch tính”: Bang cách phát trién mộtphương pháp đơn giản nhằm kết nối các hoạt động trong phim lại với nhau, một sốđạo diễn cho thấy cách thé hiện theo phương cách “Điểm nhấn kịch tính” đã manglại khá nhiều hiệu quả Muốn “đa dạng hóa độ sâu” của hình ảnh, phải thông quadiễn xuất của người diễn viên Đây là phong cách được đạo diễn người Mỹ Griffiththường hay thể hiện, bởi ông cho răng một cảnh phim phải được cấu tạo từ các cảnhkhông hoàn chỉnh, và sự lựa chọn hay thứ tự của các cảnh quay đó do sự cần thiếtphải tạo dựng được kịch tính Khi muốn đi vào diễn tả lối suy nghĩ hay cảm xúc củanhân vật, Griffith cho rằng tốt nhất nên đặt máy quay phim ở gần diễn viên và ghilại chi tiết của xúc cảm biểu lộ trên khuôn mặt diễn viên Những phản ứng tình cảmcủa diễn viên là tiêu điểm của cảnh quay Sau đó chỉ việc cắt các cảnh toàn đangthực hiện và chuyền sang cảnh cận Khi muốn có hiệu quả bao quát hơn, người nghệ

sĩ sẽ cắt cảnh dé quay vào cảnh toàn Cách sử dung các cảnh quay cận của đạo diễnGriffith thường được sử dụng, ông cho răng các hành động của nhân vật có théđược giải thích rõ hơn bằng cách cho khán giả thấy được những suy nghĩ hay ký ứcnhất định được “diễn ra trong tâm trí” của nhân vật Trong công việc dựng phim, cóthé nhận cảm được nhiều phong cách khác nhau, vì cuộc cách mạng dựng phim đãdiễn ra với khá nhiều sáng kiến Khi tìm ra phương pháp dựng phim mới, nhà đạodiễn không còn bắt buộc người diễn viên phải xuất hiện trong các cảnh cận mộtcách liên tục nữa Các ảnh hưởng nhịp điệu theo kiểu dựng phim này rất khó giải

mã nếu không trực tiếp phân tích trên văn bản bộ phim Vào thời kỳ đầu, các nhàđiện ảnh quan tâm đến những việc tiết chế, điều khiển nhịp độ và nhịp điệu trongcác câu chuyện phim, đặc biệt là các tác phẩm của đạo diễn Griffith với lối dựngphim quan tâm tới điểm nhấn kịch tính Cách dựng phim theo phong cách điểmnhấn kịch tính được đạo diễn Griffith khai mở, sau đó được các nhà điện ảnh quantâm, trong đó có các nhà làm phim Xô Viết trẻ tiếp thu Phong cách dựng phim này

được phát triên rộng rãi cùng với lôi dựng phim câu trúc.

25

Trang 30

- Lối dựng phim cấu trúc của đạo diễn Xô viết Pudovkin: Khác với lỗi dựngphim điểm nhắn kịch tính của Griffith, khi phải nỗ lực diễn đạt các ý tưởng đượckhái quát hóa bằng hình tượng điện ảnh thì các đạo diễn Xô Viết cho rằng, cần phảiphát triển những phương pháp luận cho việc làm phim hoàn toàn mới, và đây cũngđược xem là nhiệm vụ của những nhà đạo diễn Nga Xô Viết tiên phong thời kỳ đó.

Từ những năm của thập niên 1920, các đạo diễn trẻ người Nga đã bắt đầu tìm ranhững cách mới để diễn đạt ý tưởng trong tác phẩm Để có thể thực hiện các ýtưởng trong bộ phim của mình, họ tiếp tục phát triển những lý thuyết về kỹ thuậtlàm phim, dựng phim Đạo diễn Pudovkin khăng định có thể tạo được những cảnhphim ấn tượng hơn bằng cách chi dựng các chi tiết quan trọng Sự thay đổi quanđiểm này không phải là cách biện hộ cho một phương pháp đi theo hướng khác, vì

nó ảnh hưởng đến cách tiếp cận chủ đề phim của đạo diễn ngay khi tiếp nhận kịchbản Pudovkin lập luận rằng nội dung kê chuyện phim của mình phải giữ được hiệuquả liên tục, mỗi cảnh quay cần phải được tạo ra một điểm mới và cụ thé Ong chorằng nên ké chuyện băng các cảnh quay dài - với hình ảnh diễn viên diễn một man

và chỉ thỉnh thoảng xen giữa các cảnh bằng những cảnh quay các chỉ tiết Pudovkin

rút ra từ những trái nghiệm của chính đạo diễn, của những thử nghiệm từ Kulesov

cho thay quá trình dựng phim không chi là một phương pháp ké một câu chuyệnliên tục, ông nhận thấy rằng bằng phương pháp đối chiếu thích hợp các cảnh quay

có thê có thêm ý nghĩa mà trước đây chưa bao giờ có Pudovkin và Kulesov thườngquay cận cảnh và sử dụng các cảnh dựng, lắp ghép với khả năng tạo hiệu quả bằngcách đối chiếu cảnh quay dé đưa phương pháp này vào khuôn mẫu nhằm tạo nênmột giá trị thầm mỹ Sự khác biệt trong phong cách dựng phim dẫn đến sự khác biệttrong hiệu quả cảm xúc, chủ yếu là do sự phản ánh các ý tưởng sáng tạo điện ảnhkhác nhau của các nhà đạo diễn Trong những tác phâm của đạo diễn Pudovkinthường hay sử dụng mối liên hệ giữa các cảnh quay, chỉ đơn thuần là một ý nghĩ,một cảm xúc đã làm cho các hình ảnh hàm chứa những ý nghĩa, những gợi ý về các

cảnh phim mà đạo diễn Xô Việt nôi tiêng S Eisenstein - người có nhiêu nghiên cứu

26

Trang 31

về montage, về các phương pháp, phong cách dựng phim cũng rất quan tâm và

thường hay sử dụng.

- Đạo diễn Sergei Eisenstein với lối dựng phim trí tuệ: Phương pháp / phongcách “Dựng phim trí tuệ” được S Eisenstein gọi chung là dựng cảnh kiểu trí tuệ vàquan niệm này được miêu tả đầy đủ trong các bài viết nghiên cứu lý luận của ông.Ông đưa ra các định nghĩa riêng cho lý thuyết về phương pháp dựng phim kiểu trí

tuệ, đặc biệt là trong thời kỳ phim cam S Eisenstein phân chia các loại mâu thuẫn

khác nhau - giữa các hình ảnh kề nhau theo bố cục tương phản, yếu tố tượng trưng,quan tâm tới độ sâu của khung cảnh, hình ảnh Điểm mau chốt của hình ảnh, với bất

kỳ hình ảnh nào trong phim của ông cũng có thể bị thay đổi đột ngột ở trong cáccảnh quay kể nhau, nhằm tạo ra được sự mâu thuẫn, xung đột theo ý đồ sáng tạo củatác giả Phong cách dựng phim trí tuệ, với các hình ảnh, bố cục hình mang tínhtương phản, là một cách biéu đạt còn khá khó hiểu đối với công chúng

27

Trang 32

Tiểu kết chương 1Trong quá trình xây dựng tác phẩm điện ảnh, nhà đạo diễn là người chịu tráchnhiệm chính trong mọi công đoạn sản xuất phim, đặc biệt trong đó có công tác dựngphim Người đạo diễn phải thiết kế tính liên tục trong suốt quá trình quay phim vàgiữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất phim cũng

như phụ trách việc dàn dựng và can thiệp vào quá trình dựng phim diễn ra trong

phòng dựng Việc xây dựng thành công một tác phẩm điện anh được thê hiện thôngqua nghệ thuật bố trí và thực hiện các cảnh quay; công tác dựng phim với các thaotác quan trọng trong phòng dựng Việc bồ trí cảnh và sắp xếp ráp nói các hình ảnhtrong tác phẩm điện ảnh chịu sự chỉ đạo của người đạo diễn và công tac montagetrong phong dung phim.

Dién trinh phat trién cua giai đoạn phim câm chính là lịch sử của sự nỗ lựcnhằm tạo nên sức lôi cuốn cho nghệ thuật điện anh thông qua quá trình dựng phim

Theo tiến trình phát triển của nghệ thuật điện ảnh, mối quan hệ giữa sáng tạo điện

ảnh với hiện thực cuộc sống được nhận thức ngày càng sâu sắc và đa diện hơn,phức hợp hơn Đồng thời, cùng với sự phát triển của mỹ học và triết học, các hìnhthái biểu hiện chủ yếu của nghệ thuật điện ảnh được tập trung nhiều hơn vào cácdạng thức như trường phái điện ảnh thơ, điện ảnh tả thực và điện ảnh ấn tượng Đềthoát khỏi hình thức kể chuyện đơn thuần, nghệ thuật điện ảnh đã tìm cách thức

diễn đạt hình ảnh theo các trào lưu nghệ thuật như trường phái tự nhiên, siêu thực,

trừu tượng, chủ nghĩa hiện thực trữ tình và với phương pháp chủ nghĩa hiện thực

xã hội chủ nghĩa trong văn học nghệ thuật Xô Viết Những khuynh hướng từng cómặt trong các loại hình văn học nghệ thuật ra đời trước nghệ thuật điện ảnh.

Những tìm tòi, thể nghiệm về hình thức diễn đạt đã đưa các nhà làm phim tiếpcận với các trào lưu trong văn học nghệ thuật Chính đặc trưng tính tong hop cuađiện ảnh đã đưa tới mối quan hệ mật thiết giữa điện ảnh với các trảo lưu văn họcnghệ thuật của thế giới Điện ảnh đã tiếp thu được khá nhiều yếu tố từ hình thức thểhiện của các trường phái này ở cấp độ nội dung và xu hướng sáng tạo nghệ thuật.Tat cả các xu trào này đạt được hiệu quả đều có sự tham gia, trợ giúp của nghệ thuật

28

Trang 33

dựng phim - một thành tô rat quan trọng đối với nghệ thuật điện ảnh, là một trongnhững phương tiện thé hiện đồng thời cũng là yếu tố tham gia cấu thành ngôn ngữ

điện ảnh.

Trong lĩnh vực dựng phim, trên thế giới có một số đạo diễn đã chuyên tâm đivào nghiên cứu về nghệ thuật và kỹ thuật dựng phim và đã mang lại những hiệu quảlớn cho nghệ thuật điện ảnh Trong số đó, một khuôn mặt đạo diễn bậc thay- S.Eisenstein đã nghiên cứu cũng như sử dụng, sáng tạo những phương pháp dựngphim đặc sắc, tạo nên một phong cách dựng phim độc đáo Ông cũng là một trongnhững đạo diễn xuất sắc tạo nên một trường phái dựng phim “Montage Xô Viết” -mang lại nhiều hiệu quả trong nghệ thuật, kỹ thuật dựng phim mà học viên sẽ phântích cụ thể hơn ở trong chương 2 “Phong cách dựng phim của đạo diễn Sergei

Eisenstein”.

29

Trang 34

Chương 2: PHONG CÁCH DỰNG PHIM TRÍ TUỆ CỦA

ĐẠO DIỄN SERGEI EISENSTEIN

Trước khi đi vào phân tích phong cách dựng phim của đạo diễn S Eisenstein,

theo học viên, cần thiết phải đề cập tới sự ảnh hưởng quan trọng của một số nhà đạodiễn tiên phong Xô Viết, có tác động tới phong cách làm phim của đạo diễn S

Eisenstein.

2.1 Anh hưởng của một số nhà đạo diễn điện ảnh tiên phong Xô Viết tới

đạo diễn Sergei Eisenstein, với những phương cách làm phim tiêu biểu

(ở thời kỳ 1920 — 1945)

2.1.1 Đạo diễn Lev Kuleshov (1899 - 1970)Đạo diễn Lev Kuleshov còn là một nhà lý luận điện ảnh thuộc thế hệ đầu tiêncủa Điện ảnh Nga Ông thường đặt câu hỏi và giải mã cho các vấn đề: Đặc điểmnào làm cho nghệ thuật điện ảnh khu biệt so với các loại hình nghệ thuật khác (khácvới nhiếp ảnh, văn học hay sân khấu ) Theo ông, bất cứ loại hình nghệ thuật nàocũng bao gồm hai yếu tố: ban thân chủ thé và cách thức chủ thé được sắp đặt, tổchức như thé nào Từ cơ sở lập luận này, Kuleshov cho rằng việc t6 chức các cảnhquay đơn lẻ lại với nhau, hay còn gọi là dựng phim, là điều khiến cho bộ phim trởnên khác biệt Ông nỗi tiếng trong nghệ thuật điện ảnh với một thực nghiệm đượcđánh giá cao, khi nghiên cứu của ông đề cập đến bản chất và các nguyên tắc của

công tác dựng phim - montage.

Thực nghiệm của Lev Kuleshov thé hiện ý đồ của đạo diễn: bằng cách làmmột thí nghiệm nhỏ: đặt gương mặt một nhân vật đàn ông cạnh các đối tượng khác

nhau/ trong những bối cảnh, với những đồ vật khác nhau Qua cách sắp đặt đó, đạo

diễn muốn chứng minh rằng: hiệu ứng thị giác đưa lại cho người xem về các sắcthái biểu cảm của người đàn ông đó - ở mỗi nhóm hình ảnh sẽ có sự biến đổi khác

nhau Nghiên cứu nay được gọi là “Hiệu ứng Kuleshov” (“Kuleshov Effect’) Hiệu ứng Lev Kuleshov (trong những năm 1910 -1920) là một khái niệm quan trọng của

30

Trang 35

kỹ thuật dựng phim Đó là cơ sở của cách kế chuyện bằng hình ảnh Điều khiếnkhông gian và thời gian đã trở thành yếu tố khả thi trong kỹ thuật dựng phim Cóthể xem xét để sử dụng không gian và thời gian thông qua hiện tượng này Đâyđược xem là một khía cạnh khá cơ bản thuộc quyền năng của việc dựng phim.Kuleshov tuyên bố việc dựng phim là nguyên tắc cơ bản, yếu tố xác định điện ảnh

là một ngành nghệ thuật riêng biệt.

Với Lev Kuleshov “khả năng tổ chức những mảng miếng, mảnh riêng tách rời,

và ghép lại với nhau thành trường đoạn có ý nghĩa va có nhip điệu, là sang tạo cua

công việc dựng phim, đó cũng là cái dé phan biệt điện anh với các loại hình nghệthuật khác” Nắm được Hiệu ứng Kuleshov, các nhà làm phim có thể kiểm soát âmthanh tốt hơn và tìm được các sắc thái mà họ muốn thê hiện trong các tác phẩm củamình Thông qua việc lựa chọn cách thức tổ chức sắp xếp các cảnh quay, các nhàlàm phim có thé tạo ra sắc thái mới bằng cách đặt những hình ảnh khác nhau liền kềcạnh nhau Với việc kết nối không gian theo nguyên lý “lưu hình trên võng mạc”,nhằm tạo ra một “ảo giác”, điện ảnh có thé tao ra một thé giới mới, kết nối các địađiểm riêng biệt theo lối “đa sở” Luận chứng của Kuleshov là cơ sở vững chắc trongviệc tạo ra kỹ thuật dựng phim, nó là một phần quan trọng của “ma thuật điện ảnh”,

mà sau này với sự tham gia, đóng góp của một số nhà đạo diễn tiên phong, đã tạonên trường phái Montage Xô viet

Cũng giống như Lev Kuleshov, S Eisenstein đánh giá cao tiềm năng trongviệc tạo nghĩa của thao tác đặt cạnh các cảnh quay và kết nối lại với nhau Nhưngkhác với Lev Kuleshov, ông không xem đây là nét đặc thù riêng của nghệ thuật điệnảnh, đạo diễn S Eisenstein khang định, nguyên lý montage có thé được tìm thấy ởmột số loại hình nghệ thuật khác Đề đàm đạo về quan điểm này, vốn từng nghiêncứu về Đông Phương học, đạo diễn S Eisenstein tim thay ở bài thơ Haicu (Haiku)một điều kết nói thú vị:

“Trén cành khô / chim qua đậu / chiều tàn mùa thu.” (Basho, Vĩnh Sính dịch

từ bản tiếng Nhật) S Eisenstein đã viện dẫn bài thơ Haicư với một dạng thức mang

“nguyên lý vê montage” trong việc nêu đê các câu tho ay đứng cạnh nhau, kết nôi

31

Trang 36

và tác động với nhau, đối sánh các câu thơ ấy (tương ứng) với “shot” / cảnh quay,

theo S Eisenstein, sẽ có khả năng làm nảy sinh một ý niệm mới, có khả năng mô tả

- băng việc kết nối hai hình anh lại với nhau - và kết qua đạt đến là sự thé hiện vềmặt hình ảnh mang tính ân dụ Đây chính là cái điện ảnh đang làm: kết hợp cáccảnh quay có thê mô tả, đơn nghĩa, trung lập về nội dung - thành những văn cảnh vàxâu chuỗi mang tính trí tuệ “Trong khi điện ảnh truyền thống hướng đến cam xúc,

dựng cảnh kiểu trí tuệ đưa ra một cơ hội dé (người xem) hướng vào cả toàn bộ qud trình suy nghi” (“Kỹ thuật dựng phim”, Karel Reisz, Gavin Millar, Nxb Văn hóa

Thông tin, HN, 2008, tr 49.) Ông thống nhất quan điểm: bản chất của các loại hìnhnghệ thuật là có thể mang nhiều nội dung hơn so với từng cảnh đơn biệt riêng rẽ,khi đặt hai khái niệm cạnh nhau, sẽ nhận được khai niệm thứ ba.

S Eisenstein cũng chỉ ra quy trình phim được dung từ tiểu thuyết như thé nào;ông đề cập tới khả năng sẽ làm nảy sinh một ý niệm mới băng việc kết nối hai hìnhảnh có năng lực mô tả và đạt đến sự thể hiện về mặt hình ảnh ẩn dụ Đây chính làcông việc mà điện ảnh đang làm: kết hợp các cảnh quay có thé mang tính biểu đạt

lại với nhau, từ hình ảnh đơn nghĩa trở thành những văn cảnh và xâu chuỗi chúng

lại, mang tính trí tuệ.

Thực nghiệm "Hiệu ứng Kuleshov” đã chứng tỏ: khả năng tổ chức mảng,

miếng, những mảnh riêng, những cảnh, hình ảnh tách rời - thành một phân đoạn,

trường đoạn có ý nghĩa Nhịp điệu, cách thức của việc dựng phim là yếu tố riêng

đã khu biệt điện ảnh với các loại hình nghệ thuật khác Các tác phẩm của Kuleshovđược xem là cơ sở của lý thuyết dựng phim Sau thực nghiệm về dựng phim, ông vàcác học trò bắt tay vào nghiên cứu dé tìm hiểu sâu hơn "ban chất của nghệ thuậtđiện ảnh" Nhóm nghiên cứu đi vào phân tích các yêu tố thuộc nghệ thuật điện ảnhqua những bộ phim của thời kỳ này và tìm những nguyên do khiến cho các tácphẩm chưa đạt được giá trị như mong muốn Nhóm nghiên cứu đi tới kết luận: Dotrình độ diễn xuất chưa đạt, do yêu tố bố quang, ánh sáng chưa chuẩn, hoặc đo phầnthiết kế mỹ thuật chưa tốt, mặc dù các bối cảnh đã được trau chuốt, nhưng kết quả

vẫn chưa phủ hợp với bản chất việc sáng tác phim Nhóm nghiên cứu của đạo diễn

32

Trang 37

Lev Kuleshov khăng định “khả năng phi thường” trong các chuỗi cảnh - khi chúngđược ráp dựng lại với nhau, và đó cũng chính là “Bản chất của Montage”.

Nghiên cứu về S Eisenstein, nhưng dé cập đến đạo diễn Lev Kuleshov, vì ôngcòn là một trong những người sáng lập Trường Điện ảnh Liên bang Xô Viết, nơi S

Eisenstein theo học ngành đạo diễn Và người đạo diễn hậu sinh S Eisenstein vừa

có những điểm tương đồng, kế tục những sáng tạo, nhưng vừa có những nét khácbiệt với Lev Kuleshov Cũng như Kulesov, Eisenstein đánh giá cao tiềm năng tạonghĩa của việc sắp đặt các cảnh quay liền kề lại với nhau Nhưng khác với vị tiền

bối, ông không xem đây là đặc trưng riêng có tính đặc thù của điện ảnh Đạo diễn S.

Eisenstein cho rằng giữa các ngành nghệ thuật đều có sự “kết nối” được với nhau.Ong khang định, nguyên lý montage có thé được tìm thấy ở một số loại hình nghệthuật khác, trong đó có những nguyên tắc gan với các “định lý” trong thí nghiệmnổi tiếng mang tên “Hiệu ứng Kuleshov”, thường được sử dụng nhiều trong nghệthuật điện ảnh và nhiếp ảnh

Lev Kuleshov cho răng: việc tô chức các cảnh quay lớn, thông qua công tácdựng phim sẽ mang lại những hiệu ứng nghệ thuật tốt hơn, tạo ra sự liên kết nộidung thú vị Sử dụng Hiệu ứng Kuleshov, nhiều nhà làm phim đã đạt được nhữngthành công nhất định về nội dung và hiệu ứng nghệ thuật Các tình tiết và nhữnghình anh được kết nối, có sự liên kết tinh tế, hài hòa, tao cảm giác hứng thú chongười xem, một phan do các tác pham được dựng theo nguyên lý “Hiệu ứngKuleshov” Trong các tác phẩm tiêu biéu đó, có các tác phâm xuất sắc của đạo diễn

S Eisenstein.

2.1.2 Dao dién Dziga Vertov

Dao dién S Eisenstein va Dziga Vertov là hai khuôn mặt lớn, đại diện tiêu

biểu của nền điện ảnh Xô Viết, một nền điện ảnh có thời kỳ tiên phong phát triển rấtmạnh mẽ Xuất hiện vào những năm thập niên 20 của thế ki 20, họ được đánh gia cónhững đóng góp nỗi bật vào nghệ thuật điện ảnh

Là một trong những người đầu tiên trải nghiệm trong lĩnh vực phim tài liệu,Đạo diễn Dziga Vertov (D Vertov) được biết tới với nguyên lý “Điện ảnh mắt" do

33

Trang 38

ông phát minh Nguyên tắc của nguyên lý “Điện ảnh mắt” là chiếc máy quay phim

phải “bắt chộp” được hiện thực một cách song động, tự nhiên, trung thực như con

mắt người Nguyên lý “điện ảnh mắt” của đạo diễn D Vertov được các nhà điệnảnh tiên phong nhanh chóng đón nhận và kế thừa Với nguyên lý “Điện ảnh mắt”,

D Vertov cũng quan tâm nhiều tới công đoạn dựng phim như Eisenstein Ông đãtiên phong trong lĩnh vực đựng phim day sáng tạo, điều này được thể hiện khá rõ

trong những tác phẩm phim tai liệu của ông.

D Vertov từng được vinh danh với bộ phim tài liệu xuất sắc: “Người đàn ôngvới chiếc máy quay phim” (Làm vào năm 1929) Trong tác phẩm điện ảnh, phéphoán dụ thực sự trở thành tiềm năng tuyệt vời của thé loại phim tải liệu, chiếc máyquay phim có sứ mệnh nhìn nhận hiện thực thay cho đôi mắt con người Quan điểm

của D Vertov: Một bộ phim mang lại cảm hứng cho khán giả chính bởi những cú

dịch chuyên đầy sống động của chiếc máy quay phim, kết hợp với montage - dựngphim dé tạo tac ra ngôn ngữ điện ảnh giàu sức biểu đạt

Đồng nhất với quan điểm của Vertov về công tác dựng phim, đạo diễnEisenstein cho rằng công việc montage không phải chỉ để đảm bảo mô phỏng cho

sự mạch lạc của cốt truyện như các đồng nghiệp của ông đã làm (Công việc giữ

“ngữ pháp” cho bộ phim) Mà nó con là sự tương tác - khi các hình ảnh, các cảnh

được ghép nói, đặt liền kề với nhau Sự ghép nối hình ảnh một cách nghệ thuật, sẽtạo nên những xung đột, hay gắn kết, là những quan hệ biện chứng gồm các yếu tốcộng sinh trong chỉnh thể tác phẩm điện ảnh (như các yếu tố ánh sáng, hình ảnh,diễn xuất, thiết kế mỹ thuật, quay phim, âm thanh hay sự chuyền động ) Các yếu

tố đó cộng sinh trong tác phẩm nghệ thuật điện ảnh, có thể tác động tới tư tưởng,vào tâm hồn người xem, vào thế giới tinh thần của con người

S Eisenstein và D Vertov thống nhất quan điểm về dựng phim: những cảnhquay được ráp nối lại với nhau một cách nghệ thuật sẽ mang lại nhiều ý nghĩa hơnbởi sự tương tác, sẽ tạo nên giá trị sâu sắc hơn là sự tách biệt của những cảnh quay

đơn lẻ, biệt lập Từ đó mang lại sự đa nghĩa hơn cho cảm thụ của khán giả và mang

lại giá trị nghệ thuật sâu sắc hơn cho tác phẩm.

34

Trang 39

Ở một bình diện nào đó, hai đạo diễn D Vertov và S Eisenstein có nhữngđiểm khác nhau trong quan niệm sáng tác, nhưng đồng thời họ cũng có sự nhất trí,song trùng nhau trong quan điểm làm phim và đặc biệt là trong nghệ thuật dựng

phim.

2.1.3 Dao dién Vsevolod PudovkinVsevolod Pudovkin (V Pudovkin) được biết đến với phương pháp đựng phimCấu trúc (Constructive editing) Ong phat triển các yếu tố được dựa trên nhữngnguyên tắc nhất định, mà ông gọi là lối dựng phim cấu trúc Sau đó ông tiếp tục ápdụng nguyên tắc này vào trong quá trình xây dựng một câu chuyện phim Theoquan điểm của Pudovkin: Câu chuyện phim phải giữ được hiệu quả hình ảnhchuyên động liên tục, mỗi cảnh quay cần phải tạo ra được một điểm mới cụ thể vàsông động, thông qua nghệ thuật quay phim và hiệu ứng của kỹ thuật dựng phim

Đạo diễn V Pudovkin không đồng tình với cách làm phim của một số đạodiễn khi kế chuyện bằng các cảnh quay dai, còn hình ảnh diễn viên thì chỉ diễn mộtmàn / cảnh, thỉnh thoảng xen giữa các cảnh cận bằng các cảnh quay chi tiết Quanniệm này của Pudovkin được ảnh hưởng từ những thử nghiệm của đồng nghiệp đànanh Kuleshov Những thử nghiệm của Kuleshov cho thấy quá trình dựng phimkhông chi là phương pháp kế một câu chuyện liên tục bằng hình anh Pudovkin vàKuleshov đã sử dụng khả năng tạo hiệu quả bằng cách đối chiếu cảnh quay để đưaphương cách này vào khuôn mẫu, tạo nên một hệ giá trị về thâm mỹ Các đạo diễnNga Xô Viết nói chung, trong đó đặc biệt là đạo diễn V Pudovkin thường hay sửdụng phương pháp dựng phim mang tính chất gợi mở, gợi tạo sự liên tưởng, cáccảnh phim thường gợi mối liên hệ gắn bó giữa các sự vật với nhau

Phương pháp dựng phim mang tính chất gợi tao sự liên tưởng này của đạodiễn V Pudovkin dựa vào việc sử dụng rất nhiều những cảnh độc lập không liênquan nhiều đến nhau, rồi sau đó sắp xếp chúng lại thành một chuỗi hình ảnh đểchuyên tải những trạng thái tình cảm, các cảm xúc cũng như thể hiện những ý đồtrong kịch bản Những phương pháp và quan điểm dựng phim của S Eisenstein vàđạo diễn V Pudovkin có những điểm khá đồng nhất Đặc biệt về phương pháp

35

Trang 40

dựng liên kết, mà trong đó không nhất thiết phải lưu tâm đến sự thống nhất của thờigian và không gian - sự kết nối giữa những cảnh kế tiếp vẫn có thé sử dụng và pháttriển sâu hơn, đặc biệt là trong dòng phim có âm thanh.

Lịch sử điện ảnh thế giới phi nhận: Da có một số bộ phim thành công,đạt được hiệu quả về mặt thị giác, khi sử dụng phương pháp dựng phim liênkết Đạo diễn V Pudovkin là người thực hiện xuất sắc nguyên tắc này với cáchquay và kết hợp với phương pháp dựng phim đa sở (quay ở nhiều địa điểm) Theo

V Pudovkin, các nhà đạo diễn, các chuyên gia dựng phim phải nắm bắt được nhữngđiều quan trọng mà họ đã đạt được từ trong thời kỳ diễn ra thé thức phim câm, déđạt được hiệu qua hình anh một cách tối ưu Ngay thủ pháp quay của các nhà quayphim hay công việc tiếp theo của đạo diễn, cũng cần phải chuyển giao cho côngđoạn dựng phim Những đoạn phim quay sự chuyên động, ghi lại các hành độngxung đột, cuối cùng được hoàn thiện và sáng tạo thêm lần thứ hai trong phòng

dựng, thông qua quá trình dựng phim Công đoạn dựng phim vẫn luôn được đánh

giá là một công việc đặc thù mang tính chất chuyên biệt khá độc đáo của nghệ thuậtđiện ảnh.

Dé làm rõ hơn sự khác biệt này, S Eisenstein đưa ra khái niệm “sự chuyểnnghĩa montage” V.Pudovkin cũng nhất trí với khái niệm mà S Eisenstein đưa ra dé

so sánh hiệu quả có được từ những chuỗi close-up qua lại và thủ pháp song song với

việc tập hợp các khuôn hình close-up trong một hợp thể thống nhất, nhằm tạo ra sựchuyển nghĩa độc đáo của nghệ thuật điện ảnh Đó cũng là một đặc điểm nồi bật củatrường phái montage Xô Viết, mà trong đó, đạo diễn S Eisenstein và đạo diễn V.Pudovkin là những khuôn mặt xuất sắc tiên phong, tiêu biểu

Trong khi xây dựng lý thuyết về dựng phim, các nhà đạo diễn Xô Viết đã chia

ra hai trường phái riêng Một bên nhất trí theo quan điểm, xu hướng dựng phim củaPudovkin và Kuleshov Lý luận của xu phái này được trình bày ngắn gọn trongcuốn “Kỹ fhuật điện ảnh” của V Pudovkin Nhóm khác đồng tinh với khuynhhướng lý thuyết dựng phim của S Eisenstein Công trình của Pudovkin đã hìnhthành nên một hệ thống lý thuyết về dựng phim, dé các nhà làm phim có thé sử

36

Ngày đăng: 10/06/2024, 00:54

w