Dé tài “Da dang hoá các bài tập nhận thức trong dạy học Địa li 11- THPT` của sinh viên Nguyễn Thị Hạnh đề cập đến sự cần thiết phải đa dạng hoá các BTNT trong day học Địa Lí lớp 11-THPT,
Trang 1—————>>z«}`}Ìke€< OOO
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO oie
TRUONG ĐẠI HỌC SU PHAM TP HO CHÍ MINH
KHOA DIA Li
THIET KE VA SU DUNG HE THONG
BAI TAP NHAN THUC PHUC VU DAY HOC
DIA LÍ LỚP 11 TRUNG HQC PHO THÔNG Ÿ
Người thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Hiền
Người hướng dẫn khoa học: Thạc sĩ Hà Văn Thắng
— THU VIÊN
+
Tp.Hồ Chí Minh, 2014 nt
a? De SKK oc ©C— 7ˆ
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoan thành khóa luận tốt nghiệp đó là cả một quá trình nỗ lực lâu dai vanhờ vảo sự giúp đỡ đóng góp to lớn của các thầy cô, bạn bẻ va gia đình Lời đầu tiên
em xin chan thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Địa lí, toản thể các thay cô đã tao
những điều kiện tốt nhất để chúng em có cơ hội học hỏi, nghiên cửu thuận lợi Tuy
các thay cô không trực tiếp hướng dẫn nhưng với những kiến thức thầy cô truyền đạt
đỏ là hành trang vô cùng cẩn thiết, bỏ ích hỗ trợ đắc lực cho em hoàn thành tốt dé tài
cũng như trong quá trình giảng dạy sau này.
Em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới thầy Hà Văn Thắng
giảng viên khoa Địa lí - người thầy đã nhiệt tình day dỗ và trực tiếp hướng dẫn em làm đẻ tài khóa luận này Thầy chính là người giúp em nhận ra được những bài học,
kinh nghiệm nghiên cứu qui báu và hơn cả đó là những đam mê, nhiệt huyết của nghẻ
thay truyền lại cho chúng em.
Em cũng muốn gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và tập thể lớp 11 chuyên Tin trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã hợp tác và giúp đỡ em rat
nhiều trong quá trình thực tập và làm thực nghiệm tại trường.
Một lin nữa, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, tất cả các bạn sinh viên, anh chị đã động viên và giúp đỡ trong suốt thời gian làm khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn tất cá mọi người !
Tp Hồ Chí Minh, tháng 05, năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Mỹ Hiền
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIET TAT
Bài tập nhận thức Giáo viên
Kinh tê xã hội
Trung học phô thông
Trang 4DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1: Biểu đồ thé hiện mức độ quan tâm của GV về đổi mới thiết kế bài
Hình 1-2; Biếu đỏ thé hiện các cách thức GV áp dụng day NOC 25
Hình 1-3: Biểu 46 thẻ hiện mức độ tích cực của học sinh trong gid học Địa lí 26Hình 1-4: Biểu đỏ thể hiện mức độ sử dụng BTNT 2< s52 27
Hình 2-1: Qui trình thiết kế bài tập nhận thức - 2 - 2° 5< 36Hình 3-1:Biéu để thể hiện mức độ tham gia vào các hoạt động học tập của HS
đt Se eT EEN RoE EO SOFT a CEE Sore ROLE Ee pn SECS ere EEE TATE 53
Hình 3-2: Biểu đồ thé hiện mức độ tiếp thu bài có sử dụng BTNT so với tiết
DANH MUC BANG
Bang 1-1: Các kiểu BINT theo cấu tric ccscssssessssessesssnesesnssnsecssnesneeesnerseseees 14
Bang 1-2: Cấu trúc chương trình Địa lí II THPT 22-25225555 20
Bảng 2-1:Hoat động chủ yếu của GV và HS 2 55 22ccccczsecccx 40
Trang 5MUC LUC DANH MỤC CHỮ VIET TAT i ccccccccccccccesecesseseeseosesseceesecsssecsesncssesseveneaceneevenees ii
DANH MỤC HỈÌNH À 2 CS SN E1 S945 CS 91C C23 1c 42175421 12 x2 iii
oblige để là ác 2c 2626 016002014G2Q06LEGG0E,0G05i004G3t0ãc36 |
5 NHiệm VỤ B§®`INỂH CẤU xacdeagiieetivdcieiitdiaakioabcdo co Guennioeeo: 2
4 Giới hạn nghiên cứu của để tài -. ~ccsescccreeresrcereceoe 3
Gy Hường pháp nghi CỬ xe áesseceeeerooeanedsoeeoeeeeseinreerogeseosi 4
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyễk 2-© 22 ©2tZEC2zZ£C2zt222zeccee 46.2 Phương pháp nghiên cửu thực tiển: 2-56 255 52s 2 ccvvze 4
1.1 Cơ sở lí luận của việc thiết kế và sử dụng hệ thông bai tập nhận thức
phục vụ day học Địa lí lớp 11 trung học phd thông 2 522-556 2255222 6
1.1.1 Quan niệm về đổi mới PPDH Địa lí -5-5c c5 555cc, 6
1.1.2 Quan niệm về bai tập nhận thức 22 -cctrtzcccz2 8
1.1.3 Vai trò của BTNT trong day học Địa Ìi -sS5<<<<5 9 1;1:4.;: Pian loại BINT: ai ittitasdctiiauGia0Gäï04sxangär 13
1.1.5 Ban chất của việc tổ chức cho HS tích cực, độc lập giải các BTNT
Trang 61.2 — Cơ sở thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng hệ thống BTNT phục vụ
day học Địa lí lớp 1! TIHPT, 2- 22222 S19£2S£2E33E31Z72234072172242711210- 19
1.2.1 Chương trình va nội dung môn Địa lí II THPT 19
1.2.2 Đặc điểm chung vẻ tâm sinh lí va trình độ nhận thức của học sinh THOT: 9 t2 rocjajcctvottctiizttoai22162atiaiaezcesieikze 22 1.2.3 Thực trạng day va học Địa li lớp II THPT - 23
Chương2 THIET KE VÀ SỬ DUNG HE THONG BAI TAP NHAN THỨC PHỤC VỤ DAY HOC DIA LÍ LỚP 11 TRUNG HOC PHO THÔNG 29
2.1 Những điều kiện tác động đến việc thiết kế và sử dụng hiệu quả hệ thắng ĐTNT: tá ?Ÿ C00202 G12GtGCGGGGLGi0LGG200086GG6680L06u8 29 ñUI NI NT | a ee 29 2.1.2 Yêu cau vẻ năng lực và kĩ năng của học sinh 31
2.1.3 Điều kiện dạy và học Địa lí 11 ở các trường THPT hiện nay 32
2.1.4 Nội dung chương trình và SGK Địa lí 11 33
2.2 _ Những yêu cầu cơ bản đối với việc thiết kế các BINT trong dạy học ĐO stadt tecnica nackte Sisco aaa Maca a 34 2.2.1 Hệ thống BTNT xây dựng phải xuất phát từ mục tiêu bài học trên nên tảng kiến thức SGK 22-22-52 ++sCEE+£ExZZCEzcEEEtvxrrcCrzerrrrrrrrerrcvee 34 2.2.2 Biên soạn những bài tập nhận thức có tính vừa sức 34
2.2.3 Đa dạng hóa hình thức các bài tập nhận thức 35
2.3 Quy trình thiết kế BTNT trong day học Địa li 11 36
2.3.1 Nghiên cửu nội dung và xác định mục tiêu bài học 36
2.3.2 Hình thành ý tưởng vẻ các hoạt động học tập - 38
2.3.3 Lựa chọn và thiết kế BTNT, - 2-22 ©2csevEvszecCvzzrrrv 4I 2.4 — Tổ chức day học Địa lí lớp 11 THPT bằng BTNT 43
2.4.1 Mục tiêu của việc sử dụng BTNT trong dạy học Địa lí I1 43
2.4.2 Những cách thức sử dụng BTNT trong dạy học Địa lí 11 THPT 43
2.4.3 Một số chủ ý khi sử đụng BTNT trong day -học Dịa lí 11 $0
Chương 3 THỰC NGHIEM SƯ PHẠM - se 51
Trang 73.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm $Ị
3.3 Nguyên tắc tiễn hành thực nghiệm 22: :svcc2vccce 52
HH, | c[r“rknỶ-Ÿnẳnnäẵäẳẵăt=ẳ=rguazaa-ai 52
3.4.1 Chon trường thực nghiệm .-2-552-5522scccvsccces 52
3.4.2 Nội dung thực nghiệm cụ thé ccecccecccseccsctesseccosecsssssnecenneesseconee 52
3.4.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm - 5655552 2 2 ccccce 53
3.5 _ Kết luận vẻ thực nghiệm sư pham csvcssesesssseessnsecsoneessavecsennes 55
3.6 _ Nhận xét về những mặt đã làm được và hạn ché của hệ thong BTNT
TT — a ee 56
5,011: {eerie nt đ§VLÔNGGbii40G(02604/00 646020610138 $6
SGD HHNIGE::;cccccroeiitbiibcoerkbiibaoicoiiitiisedtoiicagsieoaaal 56
KET LUẬN VA KIÊN NGHI 0 cccccssssesscsveesssssesonveneessnecensnsuensenvesennsnveesenneese 57
TAL LIEU THAM KHẢO 2 2622224 112 2223427111 712142111 222262 59
KEM sóc 61
Trang 8PHÀN MỞ ĐÀU
1 Lí do chọn đề tài
Van dé đôi mới phương pháp dạy học đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của
ngành giáo duc hiện nay Điều này đã được xác định rõ trong các văn kiện và
được nhân mạnh trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ươngkhóa XI: “Tiép tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp day vả học theo hướng hiện đại;
phát huy tính tích cực, chủ động sảng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người
học: khắc phục lỗi truyền thụ áp đặt một chiều ghi nhớ máy móc” Mà cụ thé, vai
trò của GV trong việc hướng dẫn, tổ chức các hoạt động học tập của HS được dé
cập sâu rộng hơn bao giờ hết
Thực tiễn đổi mới dạy học Địa lí THPT đã có nhiều chuyển biến tích cực
nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu câu đặt ra Trong những năm qua đã có nhiều
hình thức, PPDH mới được đưa vào áp dụng và mang lại hiệu quả nhưng mức độ áp
dụng chưa thường xuyên và rộng khắp Phé biến van là cách dạy thông báo kiến
thức “doc - chép” hay còn được gọi là truyền thụ một chiều PPDH này dẫn đến sự
tiếp thu kiến thức của HS một cách thụ động ghi nhớ máy móc và HS chưa có khảnăng vận dụng kién thức một cách linh hoạt Từ đó ảnh hưởng đến động cơ học tập
của các em, trong suy nghĩ của nhiều HS, Địa lí là môn học thuộc lòng, các em ít có
sự tham gia tích cực và thiểu sự hứng thú với môn học Câu hỏi đặt ra là làm sao
khơi dậy được hứng thú, thái độ tích cực và phát huy tư duy sang tạo cho HS?
Trong trường hợp này, việc tích cực hóa các hoạt động học tập cho HS là một giải
pháp đôi mới tối ưu.
Mục tiêu và nội dung chương trình Địa lí 11 đòi hỏi PPDH phải đổi mới theo
hướng lay HS làm trung tâm, tăng cường tô chức các hoạt động học tập Đó làmục tiêu hình thành các kiến thức cơ bản gồm khái niệm chung vẻ thé giới hiện đại
khái niệm tập hợp và khái niệm riêng của khu vực vả quốc gia, phát triển các kĩ
năng và có những quan điểm đúng đắn vẻ thế giới hiện đại phải biết liên hệ thựctiễn Vì vậy, dé nang cao hiệu quả day học thi cẩn phải linh hoạt tổ chức cho HS các
hoạt động nhận thức.
Trang 9Dạy học bằng bài tập nhận thức là một tiếp cận quan trọng dé di mới PPDH Địa lí và mang lại hiệu quả về nhiều mặt Day là sự phối hợp thông nhất giữa hoạt
động chỉ dao, điều khiển của thay va hoạt động chủ động, sang tạo của trò trong quá
trinh giải các BTNT Điều đó nhằm mục dich nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức
mới, tăng cường hoạt động nhận thức tích cực, hứng thú của HS; cùng với đó là
phát triển tư duy, năng lực thực hành.
Từ thực tế trên tác gid mạnh dạn đưa ra đẻ tài * THIẾT KE VÀ SỬ DỤNG HE
THONG BÀI TAP NHAN THỨC PHỤC VỤ DAY HOC DIA LÍ LOP 11 TRUNG
HOC PHO THONG” lam dé tài nghiên cứu.
2 Mục tiêu nghiên cứu
~ Mục tiêu khái quát:
Mục tiêu dé tài nghiên cứu là xây dựng tài liệu giảng dạy, tải liệu học tập môn
Địa lí 11 THPT cho HS một cách hệ thông khoa học, chính xác mới mẻ vả hiệu
quả cao.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Thiết kế hệ thong BTNT phục vụ cho GV giảng dạy trên lớp vả nguồn tải liệu
học tập cho HS trong chương trình Địa lí 11, kết hợp với đó là nguồn tải liệu hỗ trợ
các hoạt động day và học ( Đĩa CD hình anh, Video ) với hình thức đa dạng phong
phú, phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS
+ Xác định những cách thức áp dụng các BTNT trong dạy học môn Địa lí II
có hiệu quả.
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cửu cơ sở lí luận của việc thiết kế và sử dụng hệ thống BTNT trong
môn Địa lí 11 THPT.
- Khảo sát thực trạng việc thiết kế và sử dụng hệ thông BTNT trong day học
Địa lí 11 THPT.
- Thiết kế hệ thống BTNT Địa lí 11 THPT va hệ thống tư liệu hỗ trợ.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tỉnh khả thi và tính hiệu quả của hệ
thống BTNT đã thiết kẻ.
Trang 104 Giới hạn nghiên cứu của đề tai.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nội dung chương trỉnh và sách giáo khoa Dia
lí 11 THPT.
- Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Giáo viên và HS các trường THPT trên địabản Tp Hồ Chi Minh
5 Lich sử nghiên cứu của vấn đề
Van dé đổi mới day học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS
bằng BTNT là một van dé đã được dé cập từ lâu Don cử dé tài “ Đổi mới phương
pháp day hoc Địa lí ở trung học phổ thóng", NXB Giáo Dục của PGS.TS Nguyễn
Đức Vũ và Phạm Thị Sen đã dé cập đến việc sử dụng linh hoạt các PPDH địa lí
thông dụng va vận dụng các PPDH mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động học tập của HS Trong đó có nhắn mạnh “BTNT là cơ sở để HS tiến hành cáchoạt động tìm tôi, khám phá, thực hiện hoạt động nhận thức; đồng thời là phươngtiện dé GV tổ chức; chỉ đạo; điều khiển hoạt động học tập của HS” Đây được xem
là nguồn tư liệu tham khảo thiết thực giúp giáo viên thay đổi PPDH theo yêu cầuđôi mới như hiện nay
Hay như đề tài *Hướng dẫn biên soạn và giải bài tập Địa lí !!"' của PGS.TS
Tran Đức Tuấn đã trình bày được vai trò của BTNT trong day học Địa lí, điều kiện
của việc 16 chức cho HS giải BTNT, cụ thé hơn đó là phương pháp biên soạn và
biến hóa BTNT Dé tài “Da dang hoá các bài tập nhận thức trong dạy học Địa li 11- THPT` của sinh viên Nguyễn Thị Hạnh đề cập đến sự cần thiết phải đa dạng
hoá các BTNT trong day học Địa Lí lớp 11-THPT, các yếu tổ anh hưởng và những
các thức biến hóa BTNT Ngoài ra còn có để tài của tác giả Bùi Thị Thanh Thủy
"Xây dung các BTNT thông qua khai thác kênh hình trong dạy học Địa li lớp 12”
đã nghiên cứu cơ sở của bài toán nhận thức, cơ sở của việc sử dụng kênh hình qua
đó xác định được quy trình xây dựng các bài toán nhận thức thông qua khai thác
kênh hình trong dạy học Địa lý lớp 12.
Nhin chung các dé tải đã để cập khả rõ rang đến cơ sở lí luận vẻ biên soạn
BTNT Các đẻ tài đã thiết kế một số BTNT phục vụ đạy học trên lớp nhưng chỉ mới
tập trung ở một số nội dung trong bài học Những đẻ tai néu trên vẫn chưa đẻ cập
Trang 11đến qui trình thiết kế BTNT một cách khoa học rõ rang va chỉ ra được cách thức sử
dụng cụ thé Chính vi thé, đẻ tài mà chúng tôi đưa ra nhằm làm sáng tỏ những van
dé trên Bên cạnh chỉ ra qui trình và cách thức sử dụng rd rang còn có nguồn đữ liệu
bố trợ khoa hoc, đa dang Trên cơ sở đó, hướng đền tiếp cận module trong day học
Địa lí 11.
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu:
Phương pháp này được tác giả vận dụng thường xuyên, linh hoạt vả hiệu quả
nhất trong quá trình tìm kiểm thông tin về BTNT, thu thập và xử lí chúng từ các
nguồn khác nhau như luận văn, luận án sách báo, trang web, để làm tư liệu cho
dé tai
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích chọn lọc, tổng hợp thông tin
từ các tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu dé đưa ra những kết luận có cơ
sở khoa học, khách quan.
- Phương pháp thống kê toán học
Thống kê toán học là phương pháp quan trọng trong việc xử lí số liệu khảo
sắt thực tế và thực nghiệm sư phạm, từ đó hd trợ đắc lực trong việc giải thích và làm
rd mối quan hệ giữa tâm sinh lí và khả năng nhận thức của HS
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra khảo sát
Phương pháp này được sử dụng để điều tra thực trạng công tác giảng đạy và
học tập hiện nay của GV và HS tại các trường THPT nhim phục vụ cho mục dich
thiết kế hệ thống BTNT
- Phương pháp thực nghiệm
Trang 12Sứ dung phương pháp thực nghiệm sư phạm với mục dich kiếm nghiệm tính
khả thi và tính hiệu quả của hệ thong BTNT đã thiết kế Qua đó đánh giá một cách
chính xác, khách quan những giả thuyết mà tác giả đã nêu ra trong đề tài.
- Phương pháp quan sát
Phương pháp nay được sử dụng nhằm thu thập các thông tin định tính
Thông qua việc quan sát tiến trình thực nghiệm tác giả có thẻ rút ra được những kết luận ban dau vẻ khả nang áp dụng BTNT cũng như có những điều chỉnh can thiết,
phù hợp với thực tế đạy học
7 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung khóa luận thé hiện ở 3 chương Cụ thẻ:
Chương |: Cơ sở lí luận và thực tién của việc thiết kế và sử dụng hệ thống
BTNT phục vụ day học Địa lí lớp 11 trung học phổ thông
Chương 2: Thiết kế va sử dụng hệ thống BTNT phục vụ day học Dia lí lớp
11 trung học phổ thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 13PHÀN NỘI DUNG
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỀN CỦA VIỆC
THIET KE VÀ SỬ DUNG HỆ THONG BAI TAP NHAN
THUC PHUC VU DAY HOC DIA Li LOP 11 TRUNG
HOC PHO THONG
1.1 Co sở lí luận của việc thiết kế va sử dụng hệ thong bài tập nhận thức phục vụ dạy học Địa lí lớp 11 trung học phố thông
1.1.1 Quan niệm về đổi mới PPDH Địa lí [8]
a Mục tiêu của dai mới
Mục tiêu trực tiếp của đổi moi PPDH địa lí trước hết được thé hiện ở sự
đổi mới phong cách day của thay và phong cách học của trò Thành công của dayhọc là làm sao để HS hứng thú với môn học, tích cực va chủ động tham gia vào giờ
học Tuy nhiên với phong cach day học lây thay làm trung tâm, thay truyền thụ kiến
thức một chiều còn HS thụ động tiếp nhận kiến thức đã không đáp ứng mục tiêu của
dạy va học Chính vì vậy cần đổi mới phong cách day học mà cụ thé lấy HS làm
trung tâm người thầy sẽ đảm nhận thiết kế các tình huống dé HS tự khai thác, tự
chiếm lĩnh và tích cực tham gia vào các hoạt động, từ đó nâng cao động cơ học tập
Mục tiêu tôi cao của sự đổi mới PPDH là nâng cao chất lượng và hiệu quả
của việc day hoc dia lí ở các trưởng THPT Điều này có nghĩa là sự thay đổi phong
cách dạy học phải dẫn đến kết qua là HS hoàn thành tốt các mục tiêu học tập, hiểu
và tiếp nhận kiến thức tốt hơn Ngoài ra, các kĩ năng thực hành cũng như phát hiệnvan dé phát triển tốt hơn, những phẩm chat, các giá trị quan trong của học sinh đượchình thành, củng cô và phát triển toan diện
b Quan niệm về đi mới
Đổi mới PPDH Địa lí cần được hiểu theo nghĩa rộng là đổi mới tổ chức quá
trình dạy học Vẻ thực chất, đổi mới PPDH Địa lí chính là quá trình hiện đại hóa vàtối ưu hóa việc tổ chức day học Địa lí theo quan điểm lấy HS làm trung tâm, bên
Trang 14cạnh đó tăng cường vả phối hợp các phương pháp kĩ thuật, phương tiện, hình thức
tổ chức dạy học hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
Nếu như sự đối mới chi tác động đến người thầy thì không thé cải biến được tình
trạng dạy học địa lí còn kém hiệu quả như hiện nay Sự đổi mới PPDH Địa li chi
thánh công khi lam cho HS tích cực, tự giác, chủ động trong học tập, phát huy tư
duy sáng tạo ki năng tự học vả niềm say mê Vi vậy, đổi mới PPDH Địa lí vẻ thực
chất là qua trình phát huy mạnh mẽ các hoạt động tích cực tự giác, sáng tạo của học
sinh theo hướng tăng cường các hoạt động độc lập vả các hoạt động tương tác của HS.
© Những định hướng cơ bản
- Tao cho HS một vị thé mới và những tiền dé, những điều kiện thuận lợi đểhoạt động Cụ thể là:
+ Người học phải trở thành chủ thẻ hành động, tích ewe, tự giác, chủ động
và sảng tạo trong hoạt động dé kién tạo kiến thức Người học cần phải thực sự hoạtđộng để đạt được không chỉ những tri thức và kĩ năng của bộ môn mà quan trọnghơn là tiếp thu được cách học, cách tự học
+ Tạo ra và duy trì ở HS những động lực học tập mạnh mẽ Đó chính là
động co, hứng thú, niềm lạc quan của HS trong quá trình học tập Những nhân 16này chính là những động lực thúc đấy mạnh mẽ HS tích cực, tự giác, chủ động vasáng tạo trong hoạt động độc lập hoặc hợp tác
+ Phát triển ở HS khả năng tự đánh giá kết quả hoạt động của mình để trên
cơ sở đó bản thân học sinh có thể điều chỉnh các hoạt động cud minh theo các mục
tiêu đã định.
- Xác lập, khẳng định vai trò, chức năng mới của người thay trong quá
trình đạy học Cụ thể là:
Người thay phải là người tô chức, chi đạo, điều khiển các hoạt động học tập
tự giác, chủ động va sáng tạo của HS Người thay sẽ không còn là là nguồn phátthông tin duy nhất, không phải là người hoạt động chủ yếu ở trên lớp như trước đây
ma sẽ là người tổ chức và điều khiển quá trình học tập của HS
Trang 15Với tư cách là người tổ chức, chi dao, điều khiển quá trinh học tập của HS,người thay cần phải đảm nhiệm và thực hiện tốt các chức nang sau đây :
+ Thiết ké tức là lập kế hoạch cho quá trình day học về cả mục đích, nội
dung, phương pháp, phương tiện vả hình thức day học.
+ Uy thác tức là thông qua dat vấn đề nhận thức tao động cơ hứng thú người
thay biến ý đỏ day của minh thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác của trò vả
chuyén giao cho trỏ những tỉnh huống để trò hoạt động va thích nghỉ
+ Điều khiển quá trình hoạt động học tập của học sinh trên cơ sở thực hiện
một hệ thống mệnh lệnh, chỉ dẫn, trợ giúp, đánh giá (bao gồm cả sự động viên)
+ Thẻ chế hoá tức là xác nhận, định vị kiến thức mới trong hệ thong tri thức
đã có, đồng nhất hoá kiến thức riêng lẻ của học sinh thành trí thức khoa học xã hội,hướng dẫn vận dụng và ghi nhớ
1.1.2 Quan niệm về bài tập nhận thức [8]
a BTNT là một bộ phận cơ bản của hệ thong bài tập Địa lí
Trong day học Địa lí, bài tập là một công cụ dạy học quan trọng để phát huytính tích cực độc lập nhận thức của HS Vì vậy, rất cần thiết phải xây dựng một hệthống các bài tập Địa lí bao gồm hai bộ phận chính là các BTNT và các bài tập thực
hành Hai bộ phận cơ bản này có những chức năng và mục đích sử dụng khác nhau.
Nếu như các bài tập thực hảnh được sử dụng với mục đích chủ yếu là hình thành và
phát triển các kĩ năng cho học sinh thi chức năng và mục tiêu hàng đầu của BTNT
là tạo ra những cơ hội, tình huống day học Địa lí dé học sinh phải “động não phải
tư duy, phải lam việc một cách chủ động, tích cực, độc lập hợp tác với các ban
cùng lớp nhăm tiếp thu kiến thức mới củng cố kiến thức đã học, phát triển các thao
tác tư duy và hình thành các nhận thức, tư tưởng thế giới khách quan
b BTNT là hạt nhân của công tác độc lập của học sinh
BTNT là một nhân tố cơ bản trong công tác độc lập của HS, được thực hiệntrong quá trình dạy học được coi là hạt nhân của hệ thống đó BTNT là đối tượng
nhận thức của HS Bắt kì BTNT nao cũng chửa đựng bền trong nỏ một tình hudéng
xung đột, một mâu thuẫn giữa cái đưa ra và cái cần tìm mà việc nhận thức nó là
nguồn gốc của tư duy, BTNT là phương tiện quan trọng giúp HS nắm bắt, tiếp cận
Trang 16tri thức một cách nhanh chóng chủ động lôgic và có hiệu quả Trong day học Địa lí.
các BTNT có một ý nghĩa quan trong, nó làm cho HS có ham muốn tìm tỏi phépgiải băng cách phân tích các điều kiện và huy động những kiến thức vốn có của
mình.
c BTNT là các bài toán nhận thức
BTNT còn được xem là các bài toán nhận thức bởi vi xét vẻ cấu trúc một BINT
thường bao gồm các thành tố cơ bản là cái cho, cái tim và chương trình giải
(algorit), Nó cung cấp cho HS những kiến thức và con đường đẻ giành lấy kiến
thức Ngoài ra nó con mang niém vui cho người tim ra lời giải.
1.1.3 Vai trò của BTNT trong dạy học Địa li [8]
a Tăng cường hoạt động nhận thức tích cực, độc lập của HS
Với những định hướng đổi mới giáo dục như hiện nay thì công tác dạy và học
theo hướng tăng cường hoạt động nhận thức tích cực, độc lập cho HS là một yêu
câu cấp thiết đã và đang đặt ra cho GV và nhà trường THPT Thêm vào đó là thời
đại công nghệ thông tin bùng nỗ mạnh mẽ là điều kiện hỗ trợ giúp cho quả trình đổi
mới day và học thuận lợi Tir đó bản thân GV và nhà trường THPT hoàn thiện quá
trình dạy hoc, dao tạo cho được những con người vừa có kiến thức khoa học, “vira
phát triển năng lực tư duy và hành động biết định hướng cuộc sống một cách đúng
đắn và với niềm tin dựa trên cơ sở khoa học" (Okon).
Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của HS đặc trưng ở khát vọng
học tập, cế gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức Dạy
học phát huy tinh tích cực nhận thức của HS có nghĩa là dạy học trong đó HS là
người chủ động, tích cực tìm kiếm kiến thức, còn thay giáo lả người tỏ chức, hướng
dẫn và giúp đỡ để HS tự mình khám phá kiến thức mới
Thực tế dạy học hiện nay cho thấy GV cũng đã thiết kể một số bài tập hay
những câu hỏi đưa ra dưới dang phiếu học tập, đây là một hình thức day học do GV
tự thiết kế bao gồm những nhiệm vụ học tập được trình bay một cách logic, khoa
học, cụ thể hóa từng hoạt động học tập với thời gian phù hợp và vừa sức với HS để
các em có thé tự làm được, qua đó có thé tự mình chiếm lĩnh kiến thức mới Khi
Trang 17thực hiện các bai tập mà GV đưa ra, HS không chi năm ving tri thức cơ bản mà cầnchú động tìm kiếm những thông tin qua các nguồn tài liệu tham khảo, các phươngtiện kỹ thuật hiện đại, biết phân tích tổng hợp khải quát hoá vả trình bảy vấn đểtheo một cau trúc logic chặt chẽ Như vậy, sử dụng BTNT không chi giúp HS củng
có những tri thức đã học,mả chủ yếu là tạo điều kiện giúp HS tích cực hoạt động va
hình thành các kĩ năng độc lập học tập U-sim-xki, nhà giáo dục Nga nỗi tiếng đã
khang định rang, HS năm vững kiến thức nhờ vao tỉnh độc lập của các em Trong
quá trình nắm ving kiến thức, nếu HS không bộc lộ tinh tích cực, độc lập nhận thứcthì kiến thức ma các em thu nhận chỉ có tính hình thức va chắc chắn anh ta sẽ không
sử dụng được kiến thức này trong cuộc sống Bat cứ ai mong muốn được phát triển
và giáo dục cũng phải phan dau bằng sự hoạt động của bán than, bang sức lực của
chính bản thân.
b Công cụ dé hình thành kiến thức mới và hoàn thiện kiến thức đã có
Các nha Tâm lí học va Giáo dục học cho răng, tính tích cực va độc lập nhận
thức của học sinh là một trong những điều kiện quan trọng nhất để HS nắm vữngkiến thức trong quá trình dạy học Mức độ cao nhất của tính tích cực, độc lập đượcthé hiện ra khi học sinh hoan thành một cách tích cực, chủ dong, tự lực giải các bài
tập nhận thức hay nói một cách khác học sinh tự thực hiện thành công các công tác
độc lập Ở đây, công tác độc lập của HS được hiểu là quá trình học sinh tích cực,chủ động, độc lập giải quyết các bài tập nhận thức trong một thời gian nhất định
Khi hoàn thành các công tác độc lập HS sẽ hiểu rd hơn bản chân của các khái
niệm, vạch ra được mồi liên hệ nhân quả giữa các sự vật, hiện tượng và quá trình,nói chung là năm ving kiến thức cơ bản Thực tiễn đã chứng minh rằng việc vậndụng kiến thức, một bộ phận quan trọng không thẻ thiểu được của quá trình nhậnthức đã được thẻ hiện có hiệu quả trong quá trình HS tích cực, độc lập giải bài tập
nhận thức Vì vậy, có thể xem việc tổ chức cho HS tích cực, độc lập giải BTNT là
con đường quan trọng đẻ hình thành kiến thức mới vả hoàn thiện các kiến thức đã
có.
c Bài tập nhận thức - công cụ dé hình thành thé giới quan khoa học cho HS
Trang 18Giải BTNT, với tư cách là một dạng hoạt động nhận thức độc lập của HS,
được coi là một phương tiện quan trọng dé hình thành thé giới quan khoa học cho
HS Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của day học là hình thành thé giới
quan khoa học cho HS, là hình thành ở HS một hệ thống các quan niệm đúng dan vẻ
tự nhiên, xã hội và mỗi quan hệ giữa con người với tự nhiên Không thẻ hình thànhthé giới quan khoa học cho HS bing cách bắt HS phải học thuộc lòng các quanniệm vẻ thé giới quan vả niềm tin Các tư tưởng thế giới quan chỉ được hình thànhkhi HS thiết lập các mỗi quan hệ tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, trong
xã hội và tự bản thân đi đến các kết luận khái quát va chứng minh được rằng những
kết luận khái quát đó là đúng Rð rang, tổ chức cho HS tích cực, độc lập giải BTNT
là con đường có hiệu quả dé hình thành thé giới quan khoa học cho học sinh
d Bài tập nhận thức - công cụ quan trọng dé phái triển tư duy và năng lực thực
hành của học sinh
Phát triển tư duy vừa là điều kiện tất yếu của việc học tập có hiệu quả, vừa là
mục tiêu rất quan trọng của day học nói chung và day học Địa lí nói riêng Tư duy
phát triển sẽ giúp cho HS lĩnh hội kiến thức mới (các khái niệm, các mỗi liên hệnhân qua, ) một cách chắc chắn và nhanh chóng với chi phi sức lực ít hơn Như
vậy, hiệu quả của quá trình đạy học trong một chừng mực lớn phụ thuộc vào trình
độ phát triển tư duy của học sinh
Tư duy tích cực, độc lập là cơ sở cho sự thông hiểu, là điều kiện cơ bản cho
việc năm vững kiến thức, bởi vì nó cho phép HS hiểu và diễn tả đúng bản chất của
sự vật hiện tượng và quá trình Tuy nhiên, tư duy chỉ nảy sinh và phát triển khi học
sinh giải quyết những nhiệm vụ nhận thức, những tỉnh huống có van đẻ
Việc tô chức cho HS tích cực là độc lập giải quyết các BTNT trong các giờ
học Địa lí 1a một trong những cách đẻ phát triển tư duy có hiệu qua, vi dé giải được
các BTNT thì học sinh không chi cần có kiến thức kĩ năng ma còn cần phải nắm
vững một số phương pháp hoạt động trí tuệ nhất định Ví dụ khi dựa vào bản dé để
xác định đặc trưng kinh tế của một lãnh thô (một nước, một vùng ), học sinh cần
phải thực hiện một loạt các hoạt động trí tuệ như phân tích bản đỏ đối chiếu so sánhchúng với nhau, so sánh những đối tượng riêng biệt, xác định các mới liên hệ nhânquả giữa các hiện tượng (tự nhiên và kinh tế - xã hội), rút ra những kết luận khái
Trang 19quát Nhu vậy so sảnh, phan tích, xác định các mỗi liên hệ nhan qua, khái quát
hóa la những thao tác trí tuệ rất có ý nghĩa đối với HS trong quả trình học tập
Địa lí nói chung va giải BTNT nói riêng.
Thanh công của việc tổ chức cho HS giải BTNT không chỉ tạo điều kiện dé
HS phát triển tư duy mả còn tạo điều kiện đẻ hình thành ở HS những phẩm chất trí
tuệ quan trọng, trước hết đó là tính tích cực, tính độc lập nhận thức Đây là hai đặc
trưng cơ bản của người HS trong nhà trường hiện đại Trong thời đại ngày nay, khi
cách mạng khoa học — kĩ thuật phát triển như vũ bão thì kiến thức mà nhà trườngtrang bị cho HS là có hạn và nhanh chóng bị lạc hậu Vi vậy, dé có thẻ tham gia vào
các hoạt động của xã hội hiện dai, con người phải luôn tự hoàn thiện minh và chính
việc tổ chức thành công các quá trình, việc tích cực độc lập giải các BTNT sẽ giúp
cho HS có được những năng lực quý báu này.
Tổ chức cho HS thực hiện các công tác động lập tức là giải các BINT mộtcách tích cực và độc lập không chỉ tạo diéu kiện phát triển các năng lực tư duy mà
còn tạo điều kiện để phát triển các năng lực thực hành ở HS Trong quá trình tích
cực, độc lập giải các BTNT, các kĩ năng cơ bản của HS sé được hiện thực và hoàn
thiện bởi vi không có các kĩ năng cơ bản thi HS không thé khai thác kiến thức từ các nguồn khác nhau (SGK, bản đỗ, sơ 46, biểu đồ, bảng số liệu tài liệu tham
khao, ), và như vậy sẽ không thể hoan thành các nhiệm vụ nhận thức của các baitập nhận thức nêu ra Ở đây, cẳn phải nhắn mạnh rằng, đối với quá trình nhận thức
và tư duy không phải chỉ có câu hỏi là quan trọng cần có tải liệu (sự kiện, biểu
tượng ) dùng dé phân tích đối chiếu, nghĩa là có tai liệu cho tư duy hoạt động.Nếu tai liệu đó thiếu hay không đủ, tư duy sẽ không được kích thích va van dé nảysinh (nhiệm vụ nhận thức) sẽ không được giải quyết
e Bài tập nhận thức - công cụ dạy học với nhiều mục đích khác nhau
Day học với mục tiêu lấy HS lam trung tâm là một quan điểm không còn xa la,
nằm trong định hướng đổi mới giáo duc hiện nay Và việc tổ chức cho học sinh tích
cực độc lập giải các BTNT là một phương pháp dạy học hiện đại phù hợp với quan
điểm trên Dạy học theo kiểu này đã được áp dụng phỏ biến, thường xuyên ở nhiều
môn học khác nhau, trong đó có bộ môn Địa lí ở nhà trường pho thong Một điều
đảng chú ý là BTNT có thể được sử dụng ở tất cả các khâu khác nhau của quá trình
Trang 20day học Địa lí ở trên lớp Ngoài việc sử dụng BTNT vào quá trình cúng cố, đánh gia
thi BTNT can phải sử dụng trong các bài học nhằm hình thành kiến thức, ki nangmới cho học sinh Day là mục dich mà dé tải muốn hướng đến Ngoài ra, nếu là mộtbài tập nghiên cứu hay một bai toán ørixtic (tim toi — phát hiện) thì việc tổ chức cho
học sinh giải BTNT vẻ bản chất sẽ không cỏ nhiều khác biệt lắm so với dạy học
theo kiểu nêu van đẻ va giải quyết van đẻ
Tỏm lại sử dụng BTNT trong day học Dia lí không chỉ hướng người học lĩnh
hội củng cế tri thức,phát triển tư duy và hình thành kĩ nang mới Ma qua đó GV cóthé đánh giá mức độ hiểu biết thái độ hứng thú học tập với môn học và sự thành
thạo các thao tác trí tuệ ở người học dé từ đó có những điều chỉnh sửa đối phù hợp
nhằm hoàn thiện mục tiêu đạy học Như vậy BTNT vừa là phương pháp, vừa làcông cụ đẻ tổ chức quá trình đạy học đạt hiệu quả
1.1.4 Phân loại BTNT
a Nguyên tắc phân loại
+ Nguyên tắc về tinh khách quan
Đây là nguyên tắc cơ bản can chú y khi tiến hành phân loại các BTNT vẻ địa li
KT-XH thể giới Phan loại hệ thống bài tập không đơn giản là sắp xếp các dang, các
loai bai tập bên nhau một cách tùy tiện ma phải sắp xép chúng thành một hệ thống hợp li, toàn vẹn, pha hợp với các quy luật chỉ phối chủng Dé là quy luật về sự
thông nhất của các quá trình tái hiện và sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học
sinh, quy luật vẻ tác động qua lại, biện chứng giữa học sinh ( chủ thể nhận thức) và
BTNT ( đối tượng nhận thức), quy luật về sự thống nhất và tác động qua lại của tư
duy va kiến thức trong hoạt động nhận thức độc lập của HS Sự tồn tại của các quyluật nhận thức này cần được tính đến khi xây dựng hệ thống các BTNT trong đạy
học Địa lí 11 và khi phân loại chúng.
+ Nguyên tắc vẻ tỉnh phụ thuộc lân nhau của các bài tập nhận thức
Các BTNT trong day học Địa lí 11 không tồn tại một cách riêng lẻ, biệt lập mà
có môi quan hệ, phụ thuộc lẫn nhau trong sự tác động qua lại, nhăm tạo nén một hệ
thong thông nhất Hệ thông bai tap đi từ hình thức thấp den hình thức cao, dong thời
vạch rõ tập hợp BTNT nhỏ hơn trong tập hợp BTNT lớn hơn theo dấu hiệu phân
Trang 21loại nào đó Ngoài ra, phương pháp này chi rõ trong quá trình phân loại can phải
bao quát hết các BTNT, đám bảo BTNT có tính liên tục và không bị trùng lập Dam
bảo nguyên tắc trên thì hệ thong BTNT mới được phân loại hợp lí và có hiệu quả.
b Các căn cứ phân loại BTNT
Căn cứ vào nguyên tắc phân loại và dựa trẻn các nguén tài liệu, tác giả tổngkết va đưa ra một sé cách phân loại BTNT như sau:
- Dua vào cau trúc BINT người ta phân loại ra các kiểu BTNT như sau:
Bảng 1-1: Các kiểu BTNT theo cấu trúc
so L ua YC va Alg
DK va YC Alg
Shin | vo — | BENAR
Chủ giải: DK: Điều kiện, YC: Yếu cau, Alg: Chương trình giải
+ Bài tập kiểu chấp hành : Là kiểu BTNT cho trước điều kiện và chương
trình giải, HS phải tự tìm ra yêu cầu của BTNT.
Vi dụ: Dựa vào các đặc điểm cơ cấu dan số theo nhóm tuổi của nước đangphát triển, hãy so sánh đẻ xác định các đặc điểm cơ cấu dân số theo nhóm tuôi củanước phat triển
+ Bài tập kiểu tái lập : Là kiểu BTNT cho trước yêu cầu và chương trình giải HS tự tìm ra điều kiện của BTNT.
Vi dụ: Dựa vào nội dung trong SGK, hãy sơ đồ hóa các nhân tố ảnh hưởng tới sự phan bo dân cư Trung Quốc.
+ Bai tập kiểu biến đổi (còn gọi là bài toán hộp đen) : là kiểu bai tập cho
trước điều kiện và yêu cầu, HS phải tìm ra chương trình giải.
Vi dụ: Hoàn thành sơ d6 sau dé thé hiện mối quan hệ giữa tăng dân số va
biến đổi khí hậu ?
+ Bai tập kiểu xáy dựng : Đây là kiều BTNT cho trước yêu cầu, HS phảitìm điều kiện và chương trình giải
Vi dụ: Dựa vào nội dung SGK và hiểu biết của bản thân, hãy xác định
Trang 22nguyên nhân Tây Nam A và Trung A trở thành điểm nóng của thé giới.
- Dựa vào hình thức BTNT có các dang sau:
+ BTNT dạng truyền thông
Đây là dang bài tập khá quen thuộc được sử dụng trong nhiều giờ học Địa lí
để tiếp thu kiến thức mới hoặc khái quát hoá kiến thức Bai tập đưa ra cỏ thé
là một số câu hỏi riêng lẻ với điều kiện đi kèm (biểu đồ, sơ đồ, số liệu thống kẻ,
bản dé, lược đỏ ).
Yêu cau: câu hỏi rd ràng dé hiểu, chứa đựng van đẻ doi hỏi HS phải
động não suy nghĩ trả lời câu hỏi một cách lôgic.
Vi dụ: Dựa vào hình 5.8, nhận xét vẻ sự chênh lệch giữa lượng dau thô
khai thác và tiêu dùng giữa các khu vực Từ đó đánh giá khả nang dap img nhu
cầu đầu mỏ của Tây Nam A đối với thé giới?
+ Bài tập dạng trắc nghiệmNhững năm gần day bài tập dạng này hay được sử dụng trong kiểm tra,
đánh giá khả năng năm kiến thức của HS và cũng sử dụng để nắm kiến thức
mới, khải quát hoá kiến thức,
Bài tập dạng trắc nghiệm không tốn nhiều thời gian, quá trình giải BTNT và đánh giá kết quả bài làm rất nhanh Tuy nhiên GV tốn nhiều thời
gian soạn thảo, phải lựa chọn câu hỏi có khá năng phát huy tính cực độc lập
của HS.
Bài tập dạng trắc nghiệm có những dạng cơ bản sau:
* Trắc nghiệm Đúng/ Sai: Loại trắc nghiệm này thường có một câu dẫn
(thông thường không phải là một câu hỏi), HS phải xác định câu dẫn đó đúng
hay sai.
Vi dụ: Tỉ lệ dan thanh thị của Mi la tinh chiếm đến 75% dân số chứng tỏ
các nước Mĩ la tỉnh là những nước phát triển:
L] Đúng L] Sai
+ Trắc nghiệm có nhiều sự lựa chọn: Đây lả loại trắc nghiệm thông dungnhất Trong loại này bao gồm một câu hỏi và nhiều câu trả lời, trong đó chỉ cómột câu trả lời đúng yêu cau HS phải tim ra câu trả lời đúng đỏ
Vi dụ: Van dé đang được các quốc gia quan tâm trước xu thé khu vực hóa
Trang 23kinh tế là
a việc tăng cưởng tự do hóa thương mại
b sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia
c van dé tự chú vẻ kinh tế vả quyền lực quốc gia phải hi sinh bớt
d không bảo vệ được ban sắc văn hóa riêng
* Trắc nghiệm ghép đôi: Loại này thường có hai day thông tin, một bên là
các câu din, một bên là các câu đáp học sinh phải tìm ra các cặp câu tương ứng.Các bài tập này có thẻ rẻn luyện khả năng nhận biết hoặc xác định các mỗi liên
Vi dụ: Ghép ý ở cột A phù hợp với cột B
A Vùng — khu vực B Tai biên thiên nhiên thường
xay ra
¡- Đồng bằng tung tâm
2 Ven vịnh Mê-hi-cô b Nạn thiểu nước nghiêm trọng
* Trắc nghiệm điển khuyết: Loại này đòi hỏi phải điền hoặc liệt kẻ ra một
từ hoặc một cụm từ cho một câu hỏi trực tiếp hoặc một nhận định chưa day đủ
Vi dụ: "Trong những thập kí qua, kinh tế Mĩ la tỉnh phát
* Trắc nghiệm sắp xếp theo thir tự : Trong loại này có nhiều sự vật, hiện tượng được đưa ra Nhiệm vụ của HS là phải sắp xếp chúng theo một tiêu chí nhất định mà BTNT đòi hỏi.
Ví dụ: Hãy đánh số thứ tự các tô chức liên kết khu vực trên thể giới theo
số dân từ lớn nhất đến nhỏ nhất: [8]
- Hiép hội các nước Đông Nam A ( ASEAN)
- Liên minh Châu Âu ( EU)
- Diễn dan hợp tác Kinh tế châu A — Thái Bình Dương ( APEC)
- Hiệp hội Tự do Thương mại Bac Mĩ ( NAFTA)
- Thị trường chung Nam Mi ( MERCOSUR)
Trang 24+ Bài tập nhận thức xây dung ( kiến tạo)Đây là loại BTNT được thiết kế nhằm giúp học sinh thiết lập các mối liên hệnhân quả hoặc trình bay khái quát có tính hệ thống kiến thức đã tiếp thu trong một
bai hoặc một chương BTNT này thường được thẻ hiện dưới dang sơ đò khung hoặc
sơ dé tư duy Day là loại bai tập tương đối khó nhưng tiết kiệm thời gian.
Vi dụ: Hãy đánh gia điều kiện tự nhiên của DNA rồi hoàn thành sơ đồ sau:
+ Nhóm các BTNT năm những khái niệm chung
Nhóm bài tập này nhằm thiết lập làm sảng tỏ và liên kết các đấu hiệu ban chất của khái niệm chung, cũng như tạo điều kiện để học sinh vận dung khái niệm.
+ Nhóm các bài tập nhận thức nắm vững khái niệm tập hợp
Đây là nhóm bài tập liên quan đến việc xác lập những đặc tinh cơ bản, nỗi trội,
riêng biệt vẻ các khu vực trên thé giới như Liên Minh châu Âu, châu Phi, châu Mĩ
latinh, Đông Nam Á
+ Nhóm các bài tập nhận thức năm vững khái niệm riêngĐây là dang bai tập tiêu biểu của chương trình Địa lí 11, có rất nhiều dạngBTNT thuộc nhóm nay để hình thành khái niệm riêng của mỗi nước Một loạt khái
niệm riêng vẻ một số quốc gia tiêu biểu trên thé giới cần được hình thành như Hoa
Ki, Liên Bang Nga, Nhật Ban, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a
+ Nhóm các bài tập nhận thức rèn luyện kỹ năng địa ly
Trang 25Mục tiêu dạy học Địa lí II là nhằm cúng có vả tiếp tục phát triển ở HS các ki
nang như tổng hợp quan sát phân tích nhận xét, giải thích sử dụng bản đồ, biểu
dé, đọc số liệu thông kẻ, ki năng vận dụng kiến thức dé giải thích các sự vật, hiện
tượng Địa lí đang diễn ra trên thể giới Chính vì vậy, vai trỏ của các nhóm BTNTnay là rat quan trọng và cần thiết
~ Căn cứ mục đích lí luận dạy học Địa li
+ Tập hợp các BTNT nhằm hinh thành kiến thức mới+ Tap hợp các bai tập nhằm cúng cố kiến thức
+ Tập hợp các BTNT nhằm khái quát hóa và hệ thống hóa kiến thức + Tập hợp các BTNT nhằm kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo
- Căn cứ vào đặc trưng hoạt động trí tuệ của HS — có các loại BTNT
+ Loại BTNT nhằm xác lập các dấu hiệu bản chất của khái niệm chung
+ Loại BTNT nhằm liên kết các dấu hiệu bán chất của khái niệm chung+ Loại BTNT nhằm áp dụng khái niệm vào những tỉnh hudng khác nhau
+ Loại BTNT nhằm phân biệt nhân, quả va thiết lập mdi liên hệ nhân quả
1.1.5 Ban chất của việc tô chức cho HS tích cực, độc lập giải các BTNT
Như tác giả đã nhắn mạnh ở trên, việc sử dụng BTNT là một trong nhữngcon đường có hiệu quả dé đổi mới dạy học Địa lí ở trường THPT, ma cụ thẻ tô chức
cho học sinh tích cực, độc lập giải các BTNT trong các giờ học ở trên lớp Đây
không phải là những cải tiến về mặt thủ thuật và biện pháp đạy học ở trên lớp mả là
sự thay đổi cơ bản về quan điểm và PPDH Đó là: đạy học theo quan điểm kiến tạo
và hoạt động hoá người học Theo chủ nghĩa kiến tạo “Học tập la một quá trình,
trong đó người học xây dựng kiến thức cho mình bằng cách thích nghỉ với môi
trường sinh ra mâu thuẫn, những khó khăn và sự mat cân bảng” Khi nói “ hoạt
động hóa người học người ta hiểu đó là hoạt động tự giác, tích cực chủ động của
người học, thẻ hiện ở chỗ người HS thông qua các hoạt động được hướng đích vảgợi động cơ để biến nhu cầu của xã hội thành nội tại của chính bản than mình” [8]
Cụ thẻ tổ chức cho HS tích cực, độc lập giải các BTNT là nhằm hướng tới :
- Giảm đến mức tối đa sự truyền thụ kiến thức của GV và sự tiếp nhận kiến
thức thụ động của HS Dạy học theo quan điểm này GV không phải là người truyền
Trang 26đạt kiến thức một chiêu vả HS thụ động tiếp nhận kiến thức, GV chỉ là người thiết
kế, tổ chức vả hưởng dẫn
- Tăng cường đến mức tối đa sự chủ động tích cực sáng tạo của HS trong
việc tìm kiểm và giải quyết các van đẻ nhận thức
Như vậy dạy học địa lí bằng giải các BTNT là sự phối hợp thống nhất giữa
hoạt động chỉ đạo, điều khiển của thây va hoạt động tích cực, chủ động sang tạo
của trò trong quá trình giải các BINT nhằm dat được các mục dich đạy học đã định.
Nói một cách đơn giản đây là việc tổ chức day học địa lí theo kiểu: thay thiết kế, trò
thi công
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng hệ thống BTNT
phục vụ đạy học Địa lí lớp 11 THPT
1.2.1 Chương trình và nội dung môn Địa lí II THPT
Chương trình Địa lí lớp 11 là bộ phận quan trọng trong tong thể chương trình
Địa lí phổ thông nói chung và Địa lí THPT nói riêng Chương trình Địa lí 11 tiếp
ni, kế thừa và nâng cao những kiến thức đã có chủ yếu từ THCS va lớp đầu cấp (lớp10) Chương trình trang bị cho HS những kiến thức vẻ địa lí KT-XH thể giới.
tình hình của thé giới trong thời gian gần đây theo cách đi tir những kiến thức khái
quát đến những kiến thức cụ thẻ Và từ những khái niệm, những quy luật chung vẻ
Địa lí KT-XH đến đặc điểm riêng về kinh tế và xã hội của các khu vực, nhóm
nước, và đi vào cụ thé một sé nước tiêu biểu.
a Muc tiêu và cầu trúc chương trình
- Muc tiêu
- Về kiến thức: Hiểu và trình bày được những kiến thức phỏ thông, cơ bản vẻ:
+ Một số đặc điểm của nền kinh tế thé giới đương dai và một số van dé đang
được nhân loại quan tâm.
+ Đặc điểm tự nhiên, dân cư, KT-XH của một số khu vực, quốc gia trên thé
giới.
- Về kỹ năng: Học sinh nắm vững và sử dụng thành thạo các kĩ năng :
ee | THU ViEN
Trang 27Nhận xét, phân tích vả tổng hợp so sánh các sự vật, hiện tượng địa lí
+ Thu thập, tống hợp viết báo cáo và trình bảy các thông tin địa lí vẻ một sốquốc gia các khu vực tiểu biểu trên Thể giới
+ Sử dung va khai thác các bản đỗ biểu đỏ số liệu thống kẻ liên quan đến
KT-XH thể giới.
+ Vận dụng kiến thức để giải thích các sự vat, hiện tượng địa lí đang diễn ratrên thé giới
- Về thải độ, hành vi:
+ Có ý chí vươn lẻn để đóng góp vào sự phát triển KT-XH của đất nước.
+ Hình thành ở HS tình yêu thiên nhién, yêu mến người lao động và các
thành quả của lao động sáng tạo.
+ Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường chống các tệ nạn xã
hội.
+ Tôn trọng các giá trị kinh tế, văn hóa của người đân lao động trên thẻ giới.
- _ Cấu trúc chương trình chia làm hai phan rõ rệt:
Bang 1-2: Cấu trúc chương trình Địa lí 11 THPT
Sự tương phản về trình © Những kiên thức vẻ vị trí
độ phát triển KT - XH của các | địa lí, phạm vi lãnh thỏ, đặc điểmnhóm nước: phát triển, đang | tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,
phát triển, các nước công | đặc điểm dân cư và KT - XH của
nghiệp mới (NIC) Hoa Ki, Liên bang Nga, Nhat
© Các biểu hiện vả hệ quả | Bản, Trung Quốc, Ôxtrâylia vả
Trang 28khu vực Đỏng Nam A,
© Sự hình thành, quy mô, vai
trò của Liên minh Châu Au (EU)trong nên kinh tế Thé giới, và cáckiến thức cơ bản vẻ Hiệp hội cácnước Đông Nam Á
của xu hưởng toàn cau hóa, khu.
vực hóa kinh tế
o Một số van đề mang tính
toàn cầu: dân số, mỗi trường,
hỏa bình
© Tiểm nang và một số van
dé cần giải quyết dé phát triển
KT - XH của các nước ở Châu
Phi, Mi La tinh, khu vực Tay
Nam A va Trung A
b Đặc điểm Sách giáo khoa Địa lí 11
SGK Địa lí 11 được cấu trúc theo 2 phan như nội dung chương trình Trong
đó, cấu trúc của một bải lí thuyết đều được thẻ hiện gồm các mục cơ bản như tên
bài, tiếp theo đó là phân mở bài thé hiện những những mục tiêu cân đạt được của
từng chương và từng bai học bằng phan in chit nhỏ màu xanh Phan nội dung kết hợp giữa kênh chữ và hệ thống kênh hình đa dạng như hệ thống bảng số liệu, bản
đồ, biểu dé, lược đổ, tranh anh , dan xen với nhau là hệ thống câu hỏi tìm hiểugiữa bai và bài tập cuối bài Về cấu trúc của một bai thực hành gồm tên bài thực
hành, đưới đó là các bài tập (2 - 3 bai tập gồm: yêu cầu câu hỏi kèm theo kênh
hình, thông tin Địa li).
c Những thuận lợi của chương trình và SGK với việc thiết kế BINT
Chương trình Địa lý lớp 11 đã có sự thay đổi nhiều vẻ nội dung, dé cập đến
kién thức khái quát nền kinh tế thế giới và đi sâu vào Địa lí khu vực và một số quốc gia cụ thể Những nội dung nảy đều mang tính thời sự, lượng thông tin và kiến thức
phong phú, mới mẻ sinh động và luôn thay đổi Đây được xem là những tư liệu
chat liệu phong phú dé thiết kế các BTNT đa dạng.
Chương trình thực sự là một thé thống nhất trong đó các bộ phận có quan hệ
chặt chẽ với nhau, cụ thé giữa phần A và phan B, từ các van đề chung nhất vẻ đặc
điểm kính tế thé giới, những van đề toàn cầu và tiếp đến là từng quốc gia, khu vực Các kiến thức được đẻ cập một cách ngắn gọn, súc tích, khoa học Điều nay là một
Trang 29thuận lợi để GV có thé thiết kế các bai tập đa dạng vừa liên hệ những kiến thức cũ
đã học với kiến thức mới buộc HS phải lây những nội dung kiến thức đã học đẻ so
sánh, vận dụng vào kiến thức mới.
Nội dung chương trình đã được truyền tải qua hệ thông SGK với một một cầu
trúc va hình thức trình bảy phù hợp, thé hiện được phương pháp mới, động viên sựtiếp thu chủ động, tích cực của học sinh SGK cung cap nguồn thông tin cơ bản, phù
hợp đẻ thiết kế các BTNT Tỉ trọng kênh hình kênh chữ cân bằng đa dạng hóa cách
thể hiện các tiêu đẻ, thé hiện rd những mục tiêu can đạt được trong từng bai bằng phần in chữ nhỏ các đầu bài hay các câu hỏi gợi ý để HS có thé có thể tự học, tự
tìm hiểu nội dung bài học.Trong điều kiện như vậy thì việc thiết ké các BTNT déhọc sinh tự khai thác các nội đung là điều khá thuận lợi
Từ các cơ sở trên ta có thể thiết kế BTNT vào day học Địa lí 11 - THPT ban
cơ bản để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học Nó khôngnhững giúp GV truyền đạt kiến thức dé dang mà còn tạo điều kiện HS rèn luyện các
kỳ năng địa lí và ghi nhớ kiến thức một cách có hệ thống lôgic hơn Tuy nhiên, nội
dung chương trình cử lặp đi lặp lại về điều kiện tự nhiên-xã hội, kinh tế của các
nước nên cũng lả một khó khăn cho GV trong việc đa dang hóa các hình thức và dang BTNT,
1.2.2 Đặc điểm chung vẻ tâm sinh li và trình độ nhận thức của học sinh
THPT
So với học sinh THCS, các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh ở bậc THPT mà
cụ thé học sinh lớp 11 là những em trung bình từ 16 -17 tuổi, đã có những thay đổi
rõ rệt và đần hoàn thiện về mặt thể chất cũng như tâm sinh lí, Đó là sự ổn định hơn
về phát triển của bộ não và chức năng than kinh tạo nên những điều kiện tdi uu cho
sự phát triển các hoạt động nhận thức của các em.
Các em có nhu cau trao đổi, tìm kiếm thông tin và tranh luận dé khang định
quan điểm riêng minh.Cac em không để chấp nhận thông tin một chiều từ GV mà
luôn tiếp thu với óc hoài nghỉ khoa học cao Ở độ tuổi nay nhận thức của các em đã
phát triển sâu sắc hon, các em có ki nang phân tích, tỏng hợp, đánh giá một van dé
vả nhìn nhận van dé ở nhiều góc cạnh khác nhau Vì vậy phương pháp truyền thống
Trang 30không còn phù hợp với lứa tuổi nảy, đây chính là co sở quan trọng ma giao viên can khai thác triệt dé khi tiến hành đổi mới PPDH Địa li.
Hon nữa học sinh THPT thé hiện mạnh mẽ ý thức động cơ học tập tính năng
động tính tích cực, chủ động trong các hoạt động nhận thức Những đặc điểm nay
tạo nên những điều kiện cơ bản thuận lợi cho việc phát huy tính tích cực chủ động
tự giác độc lập sáng tạo của HS trong quá trình lĩnh hội tri thức.Với đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức của các em như vậy việc thiết kế và sử dụng BTNT trong giảng day va học tập Địa lí là điều rit cin thiết Diéu đó góp phần tạo hứng
thú cho HS giúp các em trong việc nam các dấu hiệu bản chat của sự vật hiện
tượng địa li.
1.2.3 Thực trang day và học Địa lí lớp 11 THPT
Dé phục vụ cho quả trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hảnh khảo sắt thực tế
GV và HS tại các trường THPT trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh với số lượng cụ thẻ
Sau:
- Về phía GV:
Khảo sát diéu tra 32 GV tại các trường: THPT chuyên Lê Hồng Phong.
THPT Nguyễn Thái Bình, THPT Gia Định, THPT Hoàng Hoa Thám, TTGDTX
quận Phú Nhuận, THPT Lương Văn Can THPT Nguyễn Hữu Thọ THPT Nguyễn
Văn Tăng, THPT Phạm Văn Sáng, THPT Bùi Thị Xuân.
- Về phía HS:
Khảo sát 108 HS tại các trường THPT bao gồm: THPT chuyên Lẻ Hồng
Phong THPT Nguyễn Thái Bình, THPT Hoàng Hoa Thám, THPT Lương Văn Can,
THTH Đại học Sư Phạm TPHCM.
Sau khi tiến hành thống kê, phân tích số liệu, tác gia xin đưa ra những đặc
điểm chung vẻ thực trạng day va học tại các trường THPT trên địa bản Tp Hồ Chi
Minh hiện nay như sau:
a.Phan lớn GV quan tâm đến đổi mới PPDH, tuy nhiên các hình thức va PPDH
truyền thắng vẫn còn phổ bién
Trong những năm qua, van dé đổi mới vẻ mục tiêu, nội dung chương trình, SGK va đặc biệt là đổi mới PPDH, thiết kế bai học đã được đẻ cập và nhắn mạnh
Trang 31trong nha trường THPT Kết qua khảo sát ở 10 trường THPT trên địa bản thành phd
Hồ Chí Minh cho thấy đại đa sé GV quan tam đến van dé đổi mới thiết kế bai học
thông qua môn Địa lí điều đó thé hiện qua 93.8% số thầy cô “Rất quan tâm” va
“Quan tâm” Tuy nhiên, vẫn còn 6.2% GV chỉ mới * Có dé ý đến” van đẻ đổi mới
thiết kế bài học
Rắt quan tâm Quan tâm Có để đến — Không quan tam
Hình 1-1: Biểu đề thể hiện mức độ quan tâm của GV về đổi mới thiết kế bài học
Nguồn: Khảo sắt
Kết quả khảo sát trên cho thấy nhiều GV dau đã quan tâm đến đổi mới thiết
kế bài học nhưng lại chưa thật sự tích cực trong đổi mới các cách thức lên lớp và
PPDH Trong quá trình giảng dạy hiện nay, PPDH các thầy cô sử dụng thường xuyên nhất đó là giảng giải và dé học sinh ghi bài chiếm tới 87,5% ý kiến GV Tiếp
theo đó là phương pháp sử dụng để cương cũng được 75 % GV áp dụng thườngxuyên Trong khi đó các hình thức sử dụng hệ thông bài tập dé tổ chức các hoạt
động học tập cho HS chỉ mới được 50% GV sử dụng thường xuyên Còn lại hình
thức cho học sinh thuyết trình chỉ chiếm 18,8% Ngoài ra có 6.25 % các thầy cô đưa
ra cách thức khác đó là cho học sinh gạch chân các ý quan trọng trong SGK và bẻ
sung những thông tin quan trọng can thiết vào vỡ
Trang 32Lập đề cương sẵn
Giảng giải, cho HS ghi bai
Hình 1-2: Biểu đề thể hiện các cách thức GV áp dụng dạy học
Nguôn: Khảo sát
Từ các kết quả trên cỏ thé thấy rang, phần lớn GV chi sử dụng phương pháp
giảng giải và lập dé cương, chưa chủ ý và quan tâm đúng mức tới các phương pháp
dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS Điều này cho thấy, kiến
thức Địa lí mà HS thu nhận được chủ yếu thông qua truyền thụ một chiều từ phía
GV HS không có nhiều cơ hội đẻ phát triển khả năng tư duy, sảng tạo và chủ động
chiếm lĩnh kiến thức Day chính là một trong những lý do làm cho các em din cảm
thấy nhàm chán, khó khăn đối với việc học môn Địa li.
b Mức độ tham gia của HS vào các hoạt động trong giờ học Địa li chưa thật
Sự tích cực.
Khảo sát về mức độ tham gia của HS vào các hoạt động trong giờ học Địa lí thi
chỉ có 6.5% HS có mức độ tham gia “Rat tích cực” Số HS tham gia “Tich cực” chi
chiếm 25 %, còn lại có đến 56,5% số HS có thái độ "Bình thường” với tiết học, vả
12% số HS “Không tích cực” tham gia vào các hoạt động trong giờ học Kết quả
trên cho thấy mức độ tích cực tham gia vào các hoạt động trong giờ học Địa lí của
HS chưa cao Câu hỏi được đặt ra phải chăng GV Địa li chưa tô chức được nhữnghoạt động lôi cuốn, gây hứng thú và phát huy tư duy cho HS nên mức độ tham giatích cực của HS trong giờ học còn hạn chế Day là thực trang đáng quan tâm vì với
Trang 33Hình 1-3: Biểu đồ thé hiện mức độ tích cực của học sinh trong giờ học Địa li
Nguôn: Khảo sat
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ tham gia của HS trong tiết học cụ
thé như: nội dung chương trình học còn nặng nẻ, chưa phong phú, PPDH của GV chưa có sự đổi mới, tâm li học sinh còn hời hot, cho rằng môn Địa lí là môn phy, cách thức thiết kể, tổ chức các hoạt động học tập của GV còn chưa lôi cuốn Trong
tất cả các nguyên nhân trên có tới 75% ý kiến GV cho rằng cách thức thiết kế, tổ
chức các hoạt động học tập có ảnh hưởng rắt lớn đến thái độ học tập tích cực ở HS.
Ngoài các yếu tế trên, thì nguồn tai liệu giảng dạy và học tập (hệ thống bài tập.
tranh ảnh, bản dé, video ) mà thầy cô sử dụng dé day học Địa lí 11 hiện nay cũng
ảnh hưởng khá lớn đến hứng thú của HS Các em được hỏi đều mong muốn những
giờ học có thêm những hinh ảnh trực quan sinh động hon, những thông tin mới mẻ
vả thực tiễn thì mức độ tham gia và hứng thủ trong giờ học sẽ cao hơn
c Thực trạng sử dụng BTNT ở trường THPT
Khi được hỏi về mức độ áp dụng hệ thống BTNT tổ chức day học trên lớp cho
học sinh qua môn Địa lí 11 tại trường của các GV thì chỉ có 37,53% GV đã áp dụng
ở mức độ thường xuyên, còn lại 62,5% GV nói rằng hình thức nay chỉ áp dụng ở
mức độ thinh thoảng Và khảo sát cũng cho thay các BTNT được thay cô giao vẻ
nhà cho HS làm việc ở mức độ thường xuyên chỉ 12,5%, thỉnh thoảng là 81,3 %,
Trang 346,3 % thay cô không bao giờ giao bai tập vẻ nhà cho HS Điều đó cho thay việc sử
dụng các BTNT ở các trường THPT còn rất hạn chế Trong khi đó cỏ tới 43,8%
GV nói rằng có nghe về BTNT nhưng chưa hiểu rõ Phải chăng nhiều thay cô vẫn
còn bỡ ngỡ, chưa hiểu sâu rộng vẻ BTNT cũng như hiệu quả mà nó mang lại nênmức độ áp dụng cỏn hạn chế trong công tác giảng dạy Địa lí hiện nay
Thường xuyên ¿ Thỉnh thoảng
37,5%
Hình 1-4: Biểu đồ thê hiện mức độ sử dụng BTNT
Nguôn: Khảo sát
Một tín hiệu đáng mừng là nhiều GV đã sử dụng BTNT và cảm thấy có hiệu quả
trong việc tạo hứng thú học tập cho HS Theo khảo sát, các GV nhận định mức độ
HS “Rất hứng thú" với các hoạt động và bai tập đưa ra là 18,8%, “Hứng thủ" là
50% và còn lại 31.2% HS cảm thấy “Bình thường” Tuy nhiên, kết quả điều tra từ phía HS lại cao hơn thế, các em đều cảm thấy himg thú với hình thức các thay cô tổ
chức các hoạt động học tập kết hợp sử dụng hệ thống bài tập (77.8%) và đều khá
hứng thú, tích cực nếu được tham gia giải các bài tập rèn luyện các kĩ năng cũng
như phát triển tư duy sáng tạo.
Dù kết quả chưa cao nhưng đó cũng là một tín hiệu tốt để GV có thể làm động lực thiết kế và tô chức nhiều hơn nữa các BTNT nhằm làm cho các em hứng thú với
tiết học, từ đó các em tích cực tham gia vào các hoạt động và nâng cao động cơ học
tập cho bản thân.
Từ những khảo sắt trên có thể nhận thấy rằng việc đổi mới PPDH là van dé được
đông đảo thay cô quan tâm Tuy nhiên các thầy cỏ vẫn còn chú trọng với nhữngPPDH truyền thống Thực tế cho thấy, sử dụng BTNT có hiệu quả to lớn trong việc
Trang 35tạo hứng thú học tập ở HS Tuy nhiên, việc thiết kế vả sử dụng BTNT để tỏ chức các hoạt động học tập cho HS chỉ mới được một bộ phận nhỏ các thay cỏ dé ý đến
va sử dụng ở mức thỉnh thoảng là chủ yếu Chính vi vậy, tác giả thấy rằng thiết kế
và sử dụng hệ thống BTNT là một điều cần thiết nhằm tích cực hóa hoạt động của
HS.
Trang 36Chương 2 THIẾT KE VÀ SỬ DUNG HE THONG BÀI
TẬP NHẠN THỨC PHỤC VỤ DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP
11 TRUNG HỌC PHO THONG
2.1 Những điều kiện tác động đến việc thiết kế và sử dụng hiệu
quả hệ thống BTNT
Dé tiến hành thiết kế và sử dụng có hiệu quả hệ thống BTNT trong việc day
học Địa lí 11 THPT thì yêu cau phải đảm bảo những điều kiện sau :
2.1.1 Năng lực của giáo viên
a Trình độ chuyên môn của người GV
Trinh độ chuyên môn của người GV được xem là yếu tổ quyết định đến việc thiết kế và sử dụng BTNT Vi vậy, trước hết GV phải có kiến thức ving vàng về
mặt khoa học địa lí Trình độ kiến thức cảng sâu, càng vững thì sẽ giúp GV dễ xác
định được những kiến thức và kĩ năng cơ bản can tổ chức điều khiên HS nắm vững Hay những kiến thức nào là thứ yếu cẩn hướng dẫn HS tự tìm hiểu, tự đọc thêm
trong bai học Chuyên mon vig vàng sẽ giúp GV đưa ra được những bai tập có nội
dung sâu rộng, đảm bảo kiến thức co bản, phát huy tư duy cho HS
Hơn nữa chương trình Địa lí 11 dé cập nhiều nội dung mang tính thời sự, đơn
cử là sự phát triển mạnh mẻ của khoa học — kĩ thuật.Vi lẽ đó yêu cầu đặt ra cho GV
là phải biết tim tòi, tự nghiên cứu, sưu tam bỏ sung những thông tin cần thiết, nângcao kiến thức để tiết học sinh động, hắp dẫn hơn
Ngoài các kiến thức về Địa lí, GV cần phải tự trang bị cho bản thân những những kiến thức liên quan đến các ngành và môn học khác như Lịch Sử, Văn Học,
Kinh tế học Bởi lề chúng ta đều biết Dia lí là môn học tổng hợp có tinh liên môn,việc nim rõ các kiến thức trên sẽ góp phan làm phong phú và đa dang các loại hình
BTNT, phát huy trí tưởng tượng sáng tạo và hứng thủ học tập ở HS.
Thực tế cho thấy đại đa số GV đã bám sát nội dung SGK truyền tải đầy đủ
những thông tin cơ bản và cần thiết đến HS Tuy nhién nhiều GV còn lệ thuộc
nhiều vào phương pháp truyền thống và quá xem trọng việc truyền tải kiến thức nênlàm cho các tiết day còn căng thang, chưa sinh động Một hạn chế thường gặp ở GV
Trang 37là chưa linh hoạt trong việc lam nổi bật và “an tượng hóa" những kiến thức đã có.
GV chi mới dừng lại ở các câu hỏi gợi ÿ có trong SGK, hoặc những bài tập GV tự
xây dựng dựa trên những tài liệu tham khảo ma chưa thật sự đa dang vẻ nhiều loại
hình.
b Yêu cầu về kĩ năng
Nếu chỉ có trình độ chuyên môn mà không có trình độ nghiệp vụ sư phạm thì
việc thiết kế và tổ chức sử dụng BTNT sẽ không mang lại hiệu quả cao Chính vivậy người GV phải thường xuyên trau dồi và rèn luyện thêm các kĩ năng cơ bản, mà
cụ thê:
Kĩ năng thiết kế các BTNT: Đây là kĩ năng quan trọng nhất trước khi GV tiếnhành thiết kế BTNT Kĩ năng này đòi hỏi GV phải biết lựa chọn các dang, các kiểu
BTNT thích hợp với những nội dung phạm vi kiến thức cần truyền đạt GV phải
biết đưa ra những BTNT phát huy được tư duy, sáng tạo của HS, đa đạng trong từng
thẻ loại, hình thức thẻ hiện Có như vậy thi BTNT mới là phương tiện công cụ hiệu
quả trong việc phát huy tích cực hoạt động va hứng thú ở HS.
KT năng tô chức hoạt động học tập: GV phải là người có kỹ năng tô chức thì cáchoạt động mới được triển khai dé dang và thu hút HS tham gia một cách sôi ndi,
hứng thú Cụ thé, GV phái định hướng cho HS nhận thức vào van dé cần tìm hiểu,
giao nhiệm vụ và điều khiển các hoạt động của HS, từ đó có những chỉnh sửa, uốn
nắn, chuẩn xác kiến thức cẩn thiết Ngoài ra, GV phải nắm bắt được những tâm tư, tinh cảm của HS để có sự trao đổi giữa thầy và trò một cách gan gũi, thân mat.
KT năng sử dụng công nghệ thông tin: Trước hết đó là các kĩ năng cơ bản vềsoạn thảo văn bản, xây dựng bài giảng điện tử, có hiểu biết và biết cách truy cập
Internet, biết cách dùng các công cụ tìm kiểm thông tin thông đụng Ngoải ra, thiết nghĩ GV cũng cân phải tự trang bị cho mình những kĩ năng như cắt, ghép sửa chữa
tư liệu ( video, hình ảnh ) để làm nguồn tải liệu hỗ trợ cho bài tập thêm phong
phủ.
Có thẻ thấy GV hiện nay về cơ bản đã có các kĩ năng vẻ thiết kế bải tập kĩ năng
tổ chức hoạt động trên lớp với số lượng HS khá đông Đặc biệt kĩ năng sử dụng
Trang 38công nghệ đã có bước tién dang kẻ da số GV đều đã ứng dụng CNTT trong day họchiệu quả Tuy nhiên hạn chế của một bộ phận GV lả chưa đưa ra được nhiều kiểu.dang bai tập phong phú và đa dang Vi lẽ đỏ các hoạt động được tỏ chức vẫn còn
khá nặng nẻ, chưa gợi mở và gây được hứng thú cho HS.
2.1.2 Yêu câu về năng lực và kĩ năng cua học sinh
Người GV trước khi thiết kế BTNT phải chú ý đến các điều kiện vẻ trình độ
va nang lực của HS Bởi lẽ nếu HS không đáp ứng được những yêu cau cụ thé vẻ kiến thức, kĩ năng thì việc sử dụng BTNT sẽ gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả.
Vì vậy, điều kiện cần có ở HS đó là :
HS phải có những kiến thức cơ bản vẻ các bộ môn đã được trang bị trong suốt quá trình học tập ở trường cũng như quả trinh tự tìm hiểu Đặc biệt đối với HS
lớp 11 thi đòi hỏi phải cỏ nén tảng kiến thức địa li ở THCS, năm vững các khảiniệm cơ bản Địa lí đại cương vẻ tự nhiên và kinh tế-xã hội lớp 10 Thêm vào đó, HS
phải có những hiểu biết cơ bản vẻ bối cảnh thé giới những sự kiện hiện tượng địa
lí đang diễn ra Day sẽ là tiền để cho việc tiếp thu, học tập Địa lí 11 hiệu quả, để
dang hơn.
HS phải trang bị các kĩ năng cần thiết như làm việc cá nhân; làm việc nhóm;
phân chia nhiệm vụ công việc Cụ thể phải biết tự giác hoàn thành nhiệm vụ một
cách độc lập, biết cam kết và cùng làm việc hiệu quả với những thành viên khác
trong nhóm.
Vẻ kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn dé: HS phải biết bày tỏ ý kiến của bản thân hay nói cách khác là biết cách trình bay van dé (giải quyết van đẻ), biết đặt ra các câu hỏi cùng trao đổi với GV và bạn bè, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
Về kỹ năng tư duy sáng tạo: HS đòi hỏi phải biết phát huy những ý tưởng
mới, sáng tạo vả liên tưởng phong phủ trong quá trình học tập.
Vé kỹ năng tự học: Day là một kỹ nang xuyên suốt trong qua trình học tậpcủa HS, đòi hỏi ở mỗi HS phải biết tự học mọi lúc, mọi nơi dudi mọi hình thức
Ngoài ra, thái độ động cơ học tập cũng ảnh hưởng tới tiến trình tỏ chức các
hoạt động học tập Nếu HS không có hứng thú, tỉnh thần học tập thiếu tích cực thi
sử dụng BTNT sẽ không may ý nghĩa và khó thực hiện
Trang 39HS lớp 11 hiện nay đều đã có nền tang kiến thức Địa lí quốc gia vả nhữngkiến thức cơ sở về Dia li đại cương được học ở chương trình trung học cơ sở và lớp
10 Các em cũng đã có những hiểu biết căn bản vẻ bối cảnh thé giới và vị thế của
những quốc gia tiêu biểu Các kĩ năng về sử dụng ban đỏ, tranh ảnh, vẽ biểu dé da
được trang bị từ các cấp dưới Day là một điều kiện thuận lợi dé GV có thẻ tiếnhành thiết kế BTNT phù hợp với năng lực học tập của các em Tuy nhiên, việc học
tập môn Địa lí ở nhiều em chỉ mang tinh chat bắt buộc va hời hot, đôi khi còn đối
phó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng BTNT
2.1.3 Điều kiện dạy và học Địa lí 11 ở các trường THPT hiện nay
Dạy học Địa lí KT-XH thé giới ở lớp 11 theo quan điểm đổi mới đó chính là
tỏ chức cho học sinh độc lap, tích cực tham gia vào các hoạt động Chính vì vậy, đòi
hỏi điều kiện dạy và học phải phát triển ở mức cao hơn so với những kiểu dạy họcthông thường Do đó điều kiện đặt ra cơ bản của việc thiết kế va tổ chức dạy họcbing BTNT đó là quy mô lớp học trang bị phương tiện thiết bị dạy học hiện đại, hệ
thống nguồn thông tin hỗ trợ cho công tác giảng dạy, nguồn kinh phí tài trợ các hoạt
động học tập khi cần thiết
Vẻ quy mô lớp học, nếu lớp học quá đông ( trên 45 HS) thì việc tổ chức cho
HS giải BTNT thường gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả Nên tỏ chức cho học
sinh giải BTNT trong điều kiện qui mô lớp học dưới 35 HS là thích hợp nhất Sếlượng HS vừa phải sẽ thuận lợi cho công tác té chức, sắp xếp và phân chia các hoạtđộng diễn ra nhanh chóng, dé dàng Không khí lớp học sẽ bớt ồn ào và hạn chế
được phan nào sự chẻnh lệch vẻ trình độ giữa các HS Hơn nữa, mọi thành viên đều
có cơ hội được tương tác cùng cả lớp và được GV hướng dẫn cặn kẽ chứ không thụ
động nghe giảng và ghi chép.
Vẻ nguồn thông tin thì phải đảm bảo cho HS tiếp nhận thêm được nhiều nguồn
thông tin khác nhau, không phải thu nhận từ một nguồn là GV duy nhất Các nguồn
ngoái SGK thi còn có các tải liệu giáo khoa khác như atlat, thuật ngữ sách tra
cửu Thiéu thông tin la nguyên nhắn dẫn đến tổ chức kém hiệu quả Khi nghiên
cứu kĩ nội dung SGK chủng ta có thé thấy những thông tin mà SGK cung cap chưa
thật day đủ và thuận lợi cho việc thiết kế Chính vi vậy bỏ sung thêm thông tin làm
Trang 40dữ liệu khai thác bai tập là điều quan trọng cần làm Nhà trường can có phòng đọc,
phòng tư liệu với số lượng kênh thông tin đa đạng phong phú hơn.
Một yếu tổ ảnh hưởng cũng không nhỏ đến công tác thiết kế va sử dụng BTNT
đó là điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật nhà trường phải có đầy đủ văn phòng phẩm,
đồ dùng day học đồ dùng trực quan hệ thống máy tinh máy chiéu hiện đại.
Ngoài ra, nguồn tai chính của nhà trường dé hỗ trợ in an tài liệu cũng phải được lưu
ỷ.
Hiện nay, nhiều trường đều được trang bị cơ sở thiết bị hiện đại với hàng loạtmáy tinh, máy chiếu ở các phòng học Cơ sở vật chất như ban ghế các thiết bị trong
phòng học được thiết kế, sắp xép linh hoạt phủ hợp dé GV tổ chức các hoạt động.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số trường chưa đáp ứng được điều kiện đặt ra
nhiều trường không có hệ thống bản đỏ, tranh ảnh cơ bản phục vụ giảng day cho
GV Hệ thống máy móc hiện đại cũng chỉ được trang bị một cách khá khiêm tỏn,
chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của GV và HS
2.1.4 Nội dung chương trình và SGK Địa lí I1
BINT được thiết kế đựa trên những mục tiêu và nội dung chương trình đẻ ra
Tuy nhiên, khi thiết kế BTNT cũng can chú ý đến các điều kiện nhất định như:
Chương trình Địa lí 11 phải đa dạng và linh hoạt hơn về các mục tiêu cũng
như nội dung thé hiện Đó là thể hiện những nội dung cơ ban, phỏ thông, cập nhật
vỡi những tiễn bộ của khoa học và công nghệ, những sự kiện KT-XH diễn ra, gần
gũi với đời sống và phù hợp với nhận thức của HS, có tích hợp những kiến thức
mang tính thời sự nhưng không làm cho việc học trở nên nặng né
SGK đòi hỏi thiết kế theo hướng mở, tạo điều kiện thuận lợi cho HS nâng
cao năng lực tự học va giúp GV đổi mới PPDH theo hướng tỏ chức, hướng dẫn HS
chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tìm hiểu tiếp nhận tri thức
Nhìn chung, chương trình và SGK Địa lí 11 đã cung cắp nguồn thông tin cơbản hệ thống kênh hình, kênh chữ đã được tăng cường, thêm vào đó cách thẻ hiện
tiêu dé trong bai học cũng được đa dạng hóa, thé hiện rõ những mục tiêu cần đạt
được của từng bai học hay như những câu hỏi được bỏ sung giữa bai, cuối bai Tắt
cả các điều kiện trên phủ hợp cho việc thiết kế các BTNT đẻ HS có thẻ tự tìm hiểu,
tự học với các nội dung đã có.