DANH MỤC BANG BIEUBảng biêu Tên bảng biêu Phân loại một số kênh hình trong dạy học Địa lí Phân loại các dạng Infographic 14 | Ưu và nhược điểm một số phan mem thiệt kê Infographic | 16 |
Trang 1BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HÒ CHÍ MINH
KHOA ĐỊA LÍ
BÙI HÀ CAO TÀI
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
THIET KE VÀ SỬ DUNG INFOGRAPHIC PHUC VU DAY HOC
Chuyên ngành: Lí luận va phương pháp dạy học Dia lí
TP Hồ Chí Minh, năm 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HÒ CHÍ MINH
KHOA ĐỊA LÍ
Người thực hiện: Bùi Hà Cao Tài
Người hướng dẫn khoa học: ThS Dé Thị Thu Hà
TP Hồ Chí Minh, năm 2024
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em muốn bày tỏ lòng biết ơn đến trường Đại học Sư phạm thành pho
Hồ Chi Minh và quý thay cô trong Khoa Địa lí đã cung cấp cho em môi trường học
tập và nghiên cứu tốt nhất Sự hỗ trợ và động viên từ phía Quý thầy cô giúp em có động lực và niềm tin để hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc va lòng biết ơn chân thanh nhất đến ThS Đỗ ThịThu Hà, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và kiến thức chuyên môn dé hướngdẫn và chỉ bảo em trong quá trình thực hiện Khóa luận tốt nghiệp này Cô không chỉgiúp em hoàn thiện khóa luận một cách tốt nhất mà còn truyền đạt cho em nhiều kinh
nghiệm quý báu trong lĩnh vực nghiên cứu.
Em cũng muỗn gửi lời cảm ơn đặc biệt đến gia đình và bạn bè đã luôn ở bên.
động viên, và hỗ trợ em trong suốt quá trình nghiên cứu và viết khóa luận Sự ủng hộ
tỉnh thần từ mọi người đã giúp em vượt qua những khó khăn và thách thức, đồng thời
tạo điều kiện thuận lợi cho em có thé hoản thành khóa luận này.
Cuối cùng, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ThS Vương Văn Hai và tat cả bạnhọc sinh lớp 12.1 và 12.2 trường Trung học Thực hành Dai học Sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh đã hỗ trợ em thực nghiệp sư phạm dé hoàn thành đẻ tài.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hỏ Chi Minh, tháng 04 năm 2024
Sinh viên
Bùi Hà Cao Tài
Trang 4MỤC LỤC
MƠ BẤ uanngaiaeaonnnranontortoinntiiinditteitidiilgnGEIRTG1ETHĐE008H0300H00H10108 0.0 I BER chi agro casscasscasscesscesssesspsasetaxpuastossonscnsscupacusscosscusscasssanssasssessiascesss |
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - 221 22 3221522122211 11x crer 2
2.1 Mục tiêu nghiên cứu - - 5 ch H121 HH HH, 2
2:2.Nhiệm.vụ NgliiÊB €É: :::-:::::::-s::‹cccccccŸciioiiotiotiieniiatii512581251164010538ã.gã8 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ¿- 2221221 2 120 212211221222 x2 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu - 2-22 212 1 SE 5221211211111 21122172222117 112 12c xe 2
3:2.IFBaiT:vIINEBIGD'€ỮU tụcotoniinoiniiiipoioinoigitiiiiiitii411161116511351836818633311862588838 2
4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 2: s22 S2222£Ez2EE x2 22c 3
4.1 Quan điểm nghiên cứu 222222222292222122222222222122722222122T1 1 120.0 0 c0 3
4.2 Phương pháp nghiên €ứu - - s2 kSEkEE xe xxrrkrkkgkrrkerkrerkrrrkrrrke 4
5, Tổng quan nghiên cứu 2-5 S12 22111211 1011 11 11 1112111110201 11g u 5
6 Cấu trúc của để tài -¿ ¿2222222231213 2112212211111111211 21222712112 2112121212 1 e6 §
);000/9)8))0hà:iadaadadđađidaadadđiiiaiẳaaảaA 9
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THUC TIEN VE THIẾT KE VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DAY HỌC DIA LÍ Ở LỚP 12 - 9
1.1 Quan niệm về kênh hình trong dạy học Địa lí ở nhà trường THPT 9
1.2 Quan niệm về Infographic -22222222222222t1222111111111122072 02122411e 0e 12 1.3 Mục tiêu, đặc điểm, nội dung chương trình Địa lí 12 - THPT 18
1.4 Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của HS lớp 12 — THPT 20
1.5 Hiện trạng sw dụng Infographic trong dạy học Địa lí ở nhà trường THPT hiện MAY cuc nh nà Hà Hà HH HH HH ng HT HH ngào 22 CHƯƠNG 2 THIẾT KE VA SỬ DỤNG INEOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC DIA LEO LOR 00äŨtddtdttdtđậẮ 36 2.1 Nguyên tắc và yêu cầu khi thiết kế và sử dung Infographic vào day học 44ã881984381448343ã724581388333ã338148733582188155đ135833831488815848831883151388358888584388318ã888318858888885ì348885828882853333ã863855 36 2.1.1 Nguyên tắc khi thiết kế và sử dụng Infographic vào day học 36
2.1.2 Yêu cầu khi thiết kế và sử dung Infographic vào day học 38
2.2 Quy trình thiết kế Infographic phục vụ day học Địa lí 39
2.3 Quy trình sử dụng Infographic phục vụ dạy học Địa lí 47
2.3.1 Xác định mục tiêu và nội dung on eee ecssecsseesseesecneesseeseeeaeeeaeeeneeeseenseenees 48
2.3.2 Thiết kế Infographic và kế hoạch bài đạy c6ccceccccecoocooesoe 50 2.3.3 Sử dụng trong tiết học -:+2c2222+.22EEEtt.ZE2EEEE.ZEEErrrrrrrrrrrrrerrre 51
Trang 52.3.4 Đánh giá, điều chỉnh sau giờ học -ecereoirreeeresrrre 52
2.4 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Infographic trong dạy học
địa lí lớp 2 - sét TH HT HH H11 111 1111.7111111711111111 11.11 errke 52
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SU PHẠM -. cuc 65
3.1 Mục đích, nguyên tắc thực nghiệm sư phạm 2:22 65
3.2 Phương pháp thực nghiệm - tt 11211 66
3.3 Tô chức thực nghiệm 22222222222 221222152221227227.212211222122EEccrrrrree 67
3.4 Kết quả thực nghi€m o occccccccsssssssssssssssssssssssssssssssssssssosssnssnssssnessasunsseeessnssnseseneee 67
3.4.1 Đánh giá kết quả học tập của HS sau khi sử dụng Infographic trong dạy
Trang 7DANH MỤC BANG BIEU
Bảng biêu Tên bảng biêu
Phân loại một số kênh hình trong dạy học Địa lí
Phân loại các dạng Infographic 14 |
Ưu và nhược điểm một số phan mem thiệt kê Infographic | 16 |
Mức độ thành thạo của GV với các phân mêm
Mức độ kêt hợp Infographic với các phương pháp dạy học tích cực của GV
Mức độ thành thạo với các phân mềm, ứng dụng thiết kê 3 Infographic của HS
Thang đo đánh giá sản phẩm Infographic của HS 5
Diém kiêm tra sau thực nghiệm
Ti lệ điểm kiêm tra sau thực nghiệm
Ti lệ xếp loại kiểm tra đánh giá sau bài thực nghiệm
Bảng kiêm định giả thuyết về kết quả học tập của HS khi sử dụng phương tiện dạy học Infographic
Đánh giá của người học về phương tiện day học Infographic
Trang 8DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình Tên hình Tran
Biêu đô thê hiện cơ câu mức độ sử dụng Infographic vảo trong dạy học Địa lí 12
1.2 Một sô nguồn khai thác Infographic dé phục vụ day học của GV
1.3 Biểu đô thé hiện cơ cau việc tự thiết kế Infographic của GV
1.4 | Một sô ứng dụng, phan mem GV sử dụng đề thiết kế Infographic
1.5 | Những khó khăn GV gặp phải khi thiệt ke Infographic
1.6 Lido GV sử dụng Infographic vào trong dạy học Dia lí
tN) Bi bi tM tN
tN) Đà»sa N
1.7 Hoạt động GV thường sử dung Infographic
1.8 | Mức độ kêt hợp Infographic với các hoạt động học của GV to ¬
to œ
1.9 Những khó khăn GV gặp phải khi sử dụng Infographic vào dạy học
1.10 | Mức độ hướng dan và cho HS thiết kế Infographic của GV
1.11 | Một so khó khăn HS gặp phải khi học tập Địa lí
1.12 | Mức độ được dạy học băng Infographic của HS
113 Mức độ các hoạt động mà HS mong muôn được sử dụng
Infographic
1.14 Mức độ tự thiết kê Infographic của HS
1.15 | Mục đích thiết kê Infographic của HS
1.16 Ung dung, phan mem HS sử dụng dé thiết kê Infographic
1.17 | Một so khó khan HS gặp phải khi thiệt ke Infographic
2.1 Quy trình thiết ke Infographic
2.2 Bo cục Infographic phan khái quát chung vùng Tay Nguyên
2.3 | Infographic vẻ khái quát chung vùng Tây nguyên
2.4 Quy trình thiết kế Infographic animation
2.5 Thêm hiệu ứng động cho đối tượng ở Powtoon
2.6 | Sơ đô quy trình sử dụng Infographic vào trong day học
2.7 | Trò chơi vượt chướng ngại vật
2.8 Ket hợp Infographic với hoạt động khởi động
2.9 | Phiêu học tập dạng Infographic
2.10 Ket hợp Infographic với luyện tập
3.1 Biểu đồ thê hiện kết quả kiếm tra bài thực nghiệm
Trang 9MO DAU
1 Li đo chon đề tài
Sự phát trien không ngừng của CNTT là một trong những động lực thúc day sự
tiến bộ ở nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục Dé thích ứng với những thay đôi của
xã hội hiện đại, giáo dục cần có những đôi mới mang tính đột phá Nhằm đáp ứng yêu cau hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng giáo dục va phát triển toàn diện năng lực, pham chất cho HS Bộ Giáo dục và Đảo tạo đã ban hành Quyết định đôi mới
chương trình giáo dục và đào tạo vào năm 2018 Quyết định nay dé ra những định
hướng chiến lược cho sự phát triển của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn mới, phù hợp với xu hướng tién bộ của khoa học va công nghệ.
Khi chương trình đôi mới, yêu cầu GV cũng cần có những thay đôi về phương pháp phương tiện day học dé thích img, dam bảo phát trién các năng lực, phẩm chất
cho HS Ngày nay, khí lượng thông tin, kiến thức HS cần ghi nhớ và áp dụng vàothực tế là quá lớn, vì vậy GV cần có những phương pháp, phương tiện dạy học mới
dé có thé cụ thé hóa và làm nồi bật thông tin một cách trực quan giúp HS có thê dễ
dang tiếp thu Và Infographic sản phẩm của CNTT là một đề xuất hợp lý dé giải quyết van dé trên Với những nồi trội của mình như khả nang tong hợp thông tin một cách
ngắn gọn, trực quan, dé nhìn, có tính thâm mỹ cao, Infographic sẽ trở thành một
phương tiện hỗ trợ đắc lực cho tất cả các lĩnh vực nói chung vả giáo dục nói riêng.
Ngày nay, rất nhiều GV ở các quốc gia ở trên thế giới đã và đang sử dụng
Infographic vào các bài giảng của mình như một phương tiện dạy học đắc lực Bên
cạnh đó, nhiều bài nghiên cứu chi ra rằng sử dụng Infographic giúp HS có thẻ ghi
nhớ bải học lâu hơn Ở Việt Nam, Infographic cũng đã được biết đến và sử dụng ởnhiều bộ môn như Hóa học, Sinh học, Lịch sử, 6 bộ môn Dia lí, Infographic cũng
đã được sử dụng phô biến tuy nhiên phần lớn GV chi khai thác chúng từ các nguồn
Internet dé phục vụ dạy học Kiến thức của Khoa học Địa lí khá trừu tượng như các quy luật, hiện tượng, các mỗi quan hệ nhân quả không dé dé học, với đặc điểm của
Infographic sẽ giúp những kiến thức trở nên trực quan, ghi nhớ một cách dé dàng
hon, Đặc biệt với Địa lí 12 phần kinh tế xã hội HS sẽ được tiếp cận với các vùng kinh
tế, những van dé về nông nghiệp công nghiệp, dich vụ ở nước ta Với đặc trưng của
kinh tế là những con số, biểu đô thé hiện sự phát triển, cơ cau, tốc độ tăng trưởng,
Infographic là một phương tiện day học phù hợp với các yêu câu trên GV cần trang
bị kĩ năng dé thiết kế và sử dụng Infographic nhằm làm nỗi bật và cô đọng thông tin giúp HS dé dang học tập, ghi nhớ cũng như chiếm lĩnh kiến thức vẻ nén kinh tế Việt Nam.
Xuất phát từ thực tiễn của việc thay đôi mục tiêu giáo dục trong chương trình
Trang 10mới, CNTT không ngừng phát triển và lượng kiến thức cần ghi nhớ là quá lớn Tác giả nhận thấy việc đưa ra quy trình thiết kế va đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng Infographic vào dạy học Địa lí giúp lượng kiến thức trở nên trực quan và HS
dé dang ghi nhớ chúng hơn là cần thiết Với các lí do trên tác giả dé xuất nghiên cứu:
“Thiết kế và sử dụng Infographic phục vụ dạy học Địa lí lớp 12” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp của mình.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tải là xây dựng quy trình thiết kế sản phẩm và biện pháp sử dụng Infographic vào day học Địa lí 12 nhằm nâng cao hứng thú và kết quả
học tập của HS.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp và phân tích các tài liệu vé sử dụng Infographic và sử dụng
Infographic vào day học nhằm rút ra cơ sở lí luận cho dé tải.
- Thực hiện khảo sát về thực trạng sử dụng Infographic vào dạy ở một số trường
phô thông, tìm hiểu đặc điểm tâm lí và nhận thức của HS lớp 12.
- Xây dựng quy trình thiết kế Infographic phục vụ dạy học Địa lí 12.
- Xây dựng quy trình sử dụng Infographic phục vụ đạy học Địa lí 12.
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng Infographic vào
đạy học Địa lí 12.
- Thiết kế KHBD minh họa việc sử dụng Infographic phục vụ day học Dia lí 12
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm, khảo sát và đánh giá nhằm kiêm tra tính kha
thi của dé tải
3 Dối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đôi tượng nghiên cứu của dé tai là quy trình thiết kế và biện pháp sử dung
Infographic vào day học Địa lí 12.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Dé tài tập trung nghiên cứu mạch nội dung Địa lí các vùng kinh tế - Địa lí 12.
Vẻ không gian nghiên cứu: Dé tài tiến hành khảo sát ở một số trường THPT ở
thành phố Hồ Chí Minh và thực nghiệm ở trường Trung học Thực hành Dai học Sưphạm Thanh phố Hồ Chí Minh - Quận 5
Trang 114 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1 Quan điểm nghiên cứu
4.1.1 Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Quan điểm lịch sử viễn cảnh là quan điểm chỉ vẻ yếu tổ thời gian của đối tượng
nghiên cứu cụ thé là Infographic trong day học Địa lí 12 Tác giả sử dụng quan điềm
nay dé thu thập các tài liệu trong và ngoài nước, từ đó đưa ra một cái nhìn tông quan
về qua trình hình thành, phát triển va thay đổi của Infographic trong day trong quá
khứ và hiện tại Rút ra những mặt cải tiền và những mặt còn hạn chế dé có thé xây
dựng những bài học áp dụng Infographic phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo
dục hiện nay.
4.1.2 Quan điểm hệ thống
La một trong những quan điểm cơ bản va cần thiết của hầu hết mọi đề tai Giáo
dục là một hệ thông bao gồm quá trình day và học với các bộ phận như mục đích dạy
hoc, phương tiện dạy hoc, nội dung dạy hoc, phương pháp dạy học, GV - HS, Khi
một bộ phận có sự biến đổi cũng sẽ khiến những thay đổi khác trong hệ thông Tác
gia sử dụng quan điểm nảy vào sự cải tiến của CTGDPT tông thé 2018, việc thay đồi
mục tiêu giáo dục từ tiếp cận nội dung thành tiếp cận năng lực cũng dẫn đến có những
thay đôi mới về phương pháp, phương tiện day học dé có thé đáp ứng đỗi mới này
Dé tài với định hướng sử dụng một phương tiện dạy học mới - Infographic dé có thé tiếp cận bước tiễn mới trong chương trình của giáo dục.
4.1.3 Quan diém thực tiễn
Đề có thé tiếp cận hiện trạng của giáo dục hiện nay, tác giả sử dụng quan điểm
nảy nhằm phát hiện ra những mặt đã làm được và hạn chế trong thực tiễn đẻ nghiêncứu dé xuất giải pháp Ngày nay, khi lượng kiến thức quá nhiều dé HS có thé đảm
bao ghi nhớ và áp dụng vào thực tế, GV cần có những phương pháp, phương tiện day
học mới giúp cô đọng hóa lượng thông tin Từ đó tác giả đề xuất nghiên cứu thiết kế
va sử dụng Infographic vào day học, với phương tiện day học trên giúp kiến thức
được trực quan hóa thông qua kênh hình và chữ giúp HS dễ ghi nhớ Dong thời tác
giả tiến hành thực nghiệm để đánh giá được khả năng ứng dụng, những ưu nhược
điêm của sử dụng Infographic trong dạy học Địa li.
4.1.4 Quan điểm day học lay người học làm trung tâm
Quan điểm Dạy học lấy học người học làm trung tâm là đặt người học vảo vị trí
trung tâm của hoạt động đạy - học, xem cá nhân người học - với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi người - vừa là chủ thé vừa là mục dich của quá trình đó, phan
dau tiến tới cá thê hóa quá trình học tập với sự trợ giúp của các phương tiện thiết bị
hiện đại, dé cho tiềm năng của mỗi HS được phát triển tối ưu Với mục tiêu trên,
Trang 12Infographic chính là một trong những phương tiện dạy học hiện đại có thé giúp HS
nang cao hứng thú học tập đông thời phát huy năng lực, phẩm chất như sáng tạo thông
qua việc lên ý tưởng và thiết kế chúng.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp phân tích, tông hợp tai liệu
Với mục tiêu xây dựng và làm rõ cơ sở lí luận về việc sử dụng Infographic vào
trong day học Địa lí, tac giả sử dụng phương pháp này đề thu thập cũng như tông hợp
và phân tích, chọn lọc các tài liệu về Infographic, việc sử dụng Infographic vào trongđạy học Các tài liệu được tác giá thu thập từ nhiều nguôn khác nhau không chỉ trong
nước mà gồm các tài liệu ngoài nước với nhiều dang khác nhau (Luận văn, luận án,
bai báo, công trình nghiên cứu, sách, tải liệu, ) Dựa trên cơ sở các tài liệu thu thập
được, tác giả xây dựng cơ sở lí luận về Infographic trong day học Địa lí, phân tíchlàm rõ mục tiêu, đặc điểm và cấu trúc của chương trình Địa lí 12, trình độ nhận thứccũng như đặc điểm tâm sinh lí của HS lứa tuổi này dé có thé đề xuất quy trình thiết
kế và biện pháp sử dụng Infographic phù hợp
4.2.2 Phương pháp điều tra, khảo sát
Trong quá trình thực hiện khóa luận, tác giả sử dụng phương pháp điều tra, khảo
sát với các đối tượng là các GV va HS khối lớp 12 - trường phố thông dé có cơ sở
thực tiễn vé việc sử dụng Infographic vào dạy học Địa lí Với bảng khảo sát được thiết kế nhằm thu nhận các thông tin, thực trạng vẻ quá trình sử dụng Infographic
trong đạy học Thông qua kết quả khảo sát, tác giả sẽ thu thập được dữ liệu về thực
trạng sử dung Infographic trong dạy học Địa lí ở trường phô thông, từ đó đưa ra những
định hướng phủ hợp với đề tải
4.2.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Đề có thê kiểm chứng được lí thuyết khoa học và tính thực tiễn của việc sử dụngInfographic vào dạy học Địa lí 12, dé tài cần phải tiễn hành thực nghiệm sư phạm
Đây là phương pháp quan trọng dé có thẻ kiểm chứng được tính khả thi va thực tiễn
của nghiên cứu Tác giả thiết kế 01 KHBD sử dụng phương tiện dạy học Infographic
dé day học Địa lí lớp 12 Trong quá trình thực nghiệm, tác giả thiết kế bảng hỏi va tiền hành khảo sát trước và sau thực nghiệm đối với cả hai nhóm đối tượng tương
đương (nhóm thực nghiệm và nhóm đổi chứng) Kết qua khảo sát được ding dé so
sánh, đánh giá từ đó đưa ra kết quả về khả năng nâng cao hứng thú, kết quả học tập
của HS trước vả sau khi sử dụng phương tiện dạy học Infographic.
4.2.4 Phương pháp thông kê
Từ những kết quả thu được thông qua khảo sát về thực tế cũng như thực nghiệm
sự phạm, tác giả sử đụng phương pháp này để xử lí, phân tích các số liệu làm rõ thực
Trang 13trạng áp dụng Infographie vào dạy học, tính khả thi của đề tài Tác giả ứng dụng phần
mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) đẻ thực hiện các phép kiểm
chứng vé khả năng nâng cao kết quả học tập cũng như đánh giá mức độ hứng thú của
HS khi sử dụng Infographic vào dạy học.
5 Tong quan nghiên cứu 5.1 Trên thế giới
Infographic đã được phô biến ở hau hết các lĩnh vực xã hội, trong đó có cả giáo
dục Không chỉ trong nước và ngoài nước, có nhiều dé tài đã nghiên cứu về phương
tiện trên, có thé ké đến một số tác gid tiêu biểu sau:
Năm 2014, Debbie Abilock và Connie Williams đã công bé nghiên cứu “Công thức cho một Infographic” Nhóm tac giả đã chỉ ra một ma trận để tạo nên một sản phẩm Infographic bao gém 5 bước: (1) câu hỏi thắc mắc; (2) câu hỏi phụ; (3) tổ chức
thông tin; (4) hình ảnh hóa thông tin và (5) thiết kế thông tin (Debbie Abilock, Connie
Williams, 2014) Nghiên cứu chỉ rõ nhiệm vụ của từng bước như sau: cdu hỏi thắc
mắc để làm rõ đối tượng Infographic hướng đến; câu hỏi phụ đề xác định những nộidung can thể hiện; tổ chức thông tin để hệ thong hóa các thông tin sẽ thể hiện; hình
ảnh hóa thông tin để chuyển hóa các thông tin thành hình ảnh tương xứng và thiết kế
thông tin để tạo khung, đưa ra các bố cục, sắp xếp hình ảnh thông tin tạo ra sản phẩm
Infographic cuối cùng Trong công bé tác giả cũng đề cập đến một số công cụ đề thiết
kế Infographic như: Google (drawing tool), PowerPoint, NCES, Chart chooser,
Infogr.am, Easel_y, Piktochart, Dipity Nghiên cứu trên là bước tiền quan trọng đồng thời là cơ sở dé xây dựng, thiết kế Infographic cho các lĩnh vực sử dụng đến chúng,
trong đó có giáo dục.
Hội nghị quốc tế lần thứ 7 ve công nghệ thông tin năm 2015, Waralak
Vongdoiwang Siricharoen va Nattanun Siricharoen trong nghiên cứu “/nfographic
nên được đánh giá nh thé nào ” cũng đã chi ra các bước dé xây dựng Infographicbao gồm: (1) (hư thập dir liệu; (2) xác định mục đích; (3) lập ké hoạch cho đồ họathông tin của bạn (phác thao); (4) bat đầu thiết kế bằng phần mềm hoặc công cụ trựctuyến; (5) đánh giá dữ liệu; (6) tìm phương hướng tốt nhất để trình bày trực quan;
(7) ap dung bang màu và chọn phông chữ; (8) nhận xét, đánh giá và chỉnh sứa
(Waralak Vongdoiwang Siricharoen và nnk, 2015) Nhóm tác giả cũng đã cho rằng
hầu hết mọi người đều đang sử dụng 46 họa thông tin, chăng hạn như các công ty,
nhà giáo duc, tô chức phi lợi nhuận Đó là lí do tại sao chúng ta cần Infographic dé truyền đạt một lượng thông tin theo cách trực quan dé ghi nhớ Nghiên cứu đã chỉ ra
một chu trình dé thiết kế Infographic, là cơ sở dé các GV, các doanh nghiệp xâydựng một đô họa thông tin và ứng dụng chúng vào thực tiễn
Trang 14Vào năm 2016 Taner Cifci trong nghiên cứu “Anh hưởng của Infographic đến
thai độ và thành tích của học sinh đổi với các bài học Địa lí" đã sử dung thang đo
“Solomon four group design” dé đánh giá tác động của Infographic đến thái độ và
thành tích của HS đối với môn Dịa lí Mô hình được thực hiện dựa trên bốn nhóm
khảo sat, trong đó có hai nhóm đối chứng va hai nhóm thực nghiệm Từ kết quả thực nghiệm cho thấy, HS ở lớp thực nghiệm cho rang việc học bằng Infographic giúp nâng cao hứng thú cũng như kết quả học tập của họ Thông qua Nghiên cứu nảy đã
tạo tiền dé cho các GV, các nhà nghiên cứu giáo dục dé ứng dụng Infographic vào
day học nói chung va dạy học địa lí nói riêng.
Trong nghiên cứu “Infographic trong giáo dục: Đánh giá về thiết kế
Infographie ” của Husni Naparin and Aslina Binti Saad được đăng tải vào tháng 12
năm 2017 Tác giả tập trung tông quan tình hình nghiên cứu các công trình liên quan
đến Infographics trong giáo dục và thiết kế Infographics giai đoạn từ năm 2004 đến
2016 dé đưa ra một cái nhìn chung về hiệu quả của Infographic đối với việc dạy học.
Kết quả đã chi ra rằng việc sử dung Infographics sẽ phát triển kĩ năng đọc, viết bằng
các hình ảnh, từ đó giúp HS dé hiểu kiến thức và có cái nhìn trực quan vẻ bai học Bên cạnh đó công trình cũng nhắc đến những sinh viên sử dụng đồ họa thông tin dé
lưu trữ bai học sẽ ghi nhớ lâu hơn những sinh viên sử dụng văn bản thông tin Ngoài
ra nghiên cứu cũng chi ra một Infographic tốt cần tuân theo định dang gồm ba phanđơn giản: giới thiệu, thông điệp chính và kết luận Tác gia đã dé xuất sử dụng nghiêncứu dé làm cơ sở lí luận cho các công trình nghiên cứu khác vẻ việc ứng dụng
Infographic vào day học.
Tháng 9 năm 2017, trong tạp chi Journal of Education and Human
Development, Dr Noura Shabak Alrwele đã công bố nghiên cứu “Tác động củaInfographic với thành tích học tập của học sinh và nhận thức của học sinh về tác
động của Infographic”’ Tác gia đã thực hiện nghiên cứu liệu Infographics có tác động
đến thành tích học tập của một nhóm sinh viên nữ đại học và nhận thức của họ về sự
tác động của Infographics Nghiên cứu được thực hiện với 165 người tham gia được
chia thành 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng Quá trình thực nghiệm bao gồm 9 budi
và mỗi buôi dai 2 tiếng, dữ liệu dé phân tích được thu lại thông qua bài kiêm tra thành
tích và bảng câu hỏi nhận thức của sinh viên Bằng cách xử lí số liệu, đã cho ra kết
quả rằng nhóm thực nghiệm có thành tích cao hơn so với nhóm đối chứng Khoảng
90% người tham gia trong nhóm thực nghiệm có chỉ ra Infographic có tác động tích
cực đến khả năng tiếp thu, kĩ năng sống vả tình cảm (Alrwele và nnk, 2017) Nghiên cứu đã thê hiện được khả nang của Infographic trong day học Từ đó là cơ sở dé giáo
viên ứng dụng đô họa thông tin vào dạy học trong thời kỳ đôi mới hiện nay.
Trang 155.2 Ở Việt Nam
Ở nước ta, Infographic đã được biết đến và trở nên phô biến trong xã hội hiệnnay, nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục Tuy nhiên, ứng dụngvào day học Địa lí vẫn còn chưa rộng rai Trong quá trình tim kiếm nguồn tài liệutham khảo và lên ý tưởng cho đề tai, tác giả đã tìm đọc những công trình nghiên cứu
của các nhóm tác gia khác như:
Luận văn Thạc sĩ “Sứ dung Infographic trong day học lịch sử Việt Nam (thé kỉ
X - XV) ở trường Trung học phổ thông chuyên Hưng Yên” (Ngô Thị Mơ, 2019) tác
giả thông qua phương pháp thực nghiệm đã chứng minh được tính ứng dụng của nghiên cứu: Infographic có thé nâng cao hiệu qua và hứng thú học tập của HS trong
đạy học Lịch sử Bên cạnh đó, tác giả còn đẻ cập đến những bước thực hiện và lưu ý
khi sử dụng Qua nghiên cứu, tác giả đã cho thấy được tính hiệu quả của Infographic
là phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của chương trình mới 2018 Từ đó thúc
đây GV áp dụng đỗ họa thông tin vào KHBD
Khóa luận tốt nghiệp “Xay dựng Infographic sử dụng trong dạy học phan Địa
lí tự nhiên - Địa lí I2 Trung học phổ thông ” (Hoàng Thị Mai Anh, 2020) Trong
nghiên cứu, tác gia đã đánh giá được việc xây dựng va sử dụng Infographic trong dạy
học phan Địa lí tự nhiên - Địa lí lớp 12 là hiệu quả, tích cực va phát triển ở người họcnhững năng lực cần thiết Nghiên cứu đã đánh giá được Infographic là một công cụ
hiệu quả trong day học Địa lí, phù hợp cho GV sử dụng vào giảng day.
Đề tải “Sứ dụng Piktochart thành lap Infographic giảng day Địa fí” (Huỳnh
Pham Dũng Phát, Tran Thị Hoa Lan và Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2016) Trong công
bố, nhóm tác giả đã giới thiệu rd về quá trình sử dụng cũng như các bước thực hiệnthiết kế một Infographic trên ứng dụng Piktochart Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chi
ra rằng Infographic sẽ là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho day học Địa li
Đề tài “Infographic - Phương tiện mới trong dạy học Địa li” (Huỳnh PhamDũng Phát, Phạm Đỗ Văn Trung và Trần Thị Hoa Lan, 2017) nhóm tác giá đã trìnhbảy một nghiên cứu trong đó cung cấp các đặc điểm, một số bố cục các bước xâydựng ý tưởng thiết kế cho Infographic Phân tích cho thay kha năng ứng dụng của
Infographic vào nhiều lĩnh vực trong đó có dạy học Địa lí.
Đề tai “Thiet kế và sứ dụng Infographie trong day học đọc hiểu văn bản thông
tin & trường THCS” (Nguyễn Quỳnh Anh và Vũ Minh Hiên, 2017) Nhóm tác giả đã
kết luận Infographic sử dụng trong giảng dạy sẽ giúp GV tiết kiệm được nhiều thời
gian hơn, GV sử dụng tốt các tư liệu minh họa giúp HS có sự hứng thú hơn trong học
tập Infographic còn giúp GV có thể hướng dẫn HS tiếp cận được một lượng kiến
thức phong phú, sâu rộng một cách sinh động, hap dẫn (Nguyễn Quỳnh Mai và nnk,
Trang 162020) Đề tài đã chỉ ra được những ưu điểm của Infographic trong day học, la một trong những cơ sở dé GV thực hiện ứng đồ họa thông vào những bai day của mình.
Đề tài “Thiết kế và sử dụng Infographic animation vào day học Địa lí 11” (TrầnThúy Duyên, 2017) Trong nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một quy trình cơ bản về thiết
kế Infographic animation, các biện pháp đề sử dụng chúng trong đạy học Địa lí 11
Infographic animation còn là phương tiện dạy học có sự sinh động vô cùng lớn giúp
thu hút cũng như nâng cao hứng thú học tập cho HS Đề tải trên đã đưa ra quy trình
cơ bản dé GV có thé tự minh thiết kế Infographic animation dé phục vu cho các hoạt
động giảng dạy của mình.
Đề tài “Sứ dung Infographic nâng cao hiệu quả dạy học bài “Trung Quốc thời phong kiến cho HS lớp 10 ở trưởng Trung học phổ thông chuyên Bắc Giang” (Nguyễn Mạnh Hưởng va Nguyễn Thị Hương Lan, 2022) Tác giả đã kết luận Infographic có
thé được sử dụng linh hoạt ở tat cả các khâu của quá trình dạy học và góp phan pháttriển các nang lực chung, năng lực đặc thù cho HS Dé tai đã đánh giá được tông quát
về sự linh hoạt cũng như khả nang ứng dụng thực tế của Infographic vào trong dayhọc Đề đáp ứng được mục tiêu của CTGDPT 2018, việc ứng dụng công nghệ vào
giảng dạy là cần thiết, trong đó đỗ họa thông tin được coi là một trong những công
cụ hữu hiệu trong việc nâng cao hiệu quả học tập của HS.
Ké thừa từ các thành tựu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, GV, trong va
ngoài nước, tác giả nhận thay rằng các đề tài trên đã có cái nhìn tổng thé ve vai trò
của Infographic trong việc nâng cao hứng thú va kết quả học tập của HS Tuy nhiên,
vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về việc xây dựng một quy trình thiết kế và biện pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng Infographic vào trong day học Dia lí Đề có thê áp dụng
Infographic vào dạy học Địa lí 12 nhằm nâng cao hứng thú và kết qua học tập cần cónhững thiết kế, biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và thực nghiệm trong thực tế.Đây là cơ sở quan trọng dé tác giả chọn thực hiện dé tải nghiên cứu: “Tiết kế và sử
dụng Infographic phục vu day học Địa lí lớp 12”
6 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở dau, kết luận, phụ lục nội dung chính của đề tài bao gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn vẻ thiết kế và sử dụng Infographic trong
day học Dịa lí ở lớp 12
Chương 2: Thiết kế và sử dụng Infographic trong dạy học Địa lí ở lớp 12
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 17PHẢN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE THIẾT KE VÀ SỬ
DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DAY HOC DIA LÍ Ở LỚP 121.1 Quan niệm về kênh hình trong đạy học Địa lí ở nhà trường THPT1.1.1 Quan niệm về kênh hình
Kênh hình là một trong những phương tiện day học không thê thiếu đối với giáo
dục Có nhiều tác giả đã đưa ra định nghĩa khác nhau về kênh hình như sau:
Kênh hình là một trong những phương tiện day học mang thông tin cần chuyển
tải cho HS dưới dang hình anh (động hoặc tĩnh) theo những cách thức sư phạm phù
hợp với mục tiêu day học Hay nói cách khác kênh hình là hệ thống hình ảnh hình vẽ tranh ảnh, biéu bang, sơ đồ và đồ thị, video clip về các quá trình, hiện tượng tự nhiên mang nội dung của kiến thức cần truyền tải cho HS thông qua các đường thị giác,
thính giác.
Theo quan điểm truyền thông “kênh hình” được hiểu là việc sử dụng “hình” dé
truyền thông tin từ người phát đến người thu Trong đó, “hinh” được hiểu là một loại
phương tiện dé truyền thông, có thé là hình tĩnh (tranh anh, sơ đô, lược đô ) hoặc
hình động (phim, video clip ).
Theo từ điển bách khoa 2: trong triết học, hình anh 1a kết quả của sự phản ảnhkhách thé, đối tượng vào ý thức của con người là cảm giác tri giác khái niệm, phan
đoán, Trong mỹ thuật là sự điển tả hay tái hiện, một vật, một người trong nghệ thuật
tạo hinh.
Kênh hình gồm có: Kênh hình tĩnh: là hình ảnh hai chiều được thé hiện trên
mặt phăng tranh vẽ, đỏ thị, hình anh vật thật được chụp lại hoặc 3 chiều: tác phẩm
điêu khắc, mô hình, hình ảnh 3D,
Đối với day học Địa lí, cũng đã có nhiều tác giá đưa ra các quan niệm về kênh
hình như sau:
Kênh hình động: “Là những hình ảnh chuyển động được ghi lại từ vật thật bằng
các thiết bị điện tử hoặc do con người tạo nên”, nhờ sự hỗ trợ của các phân mềm tin
học như video thí nghiệm, thí nghiệm mô phóng,
Theo Nguyễn Dược: “Kênh hình gam một hệ thông các bản đồ lược do, tranh
ảnh, bảng số liệu thông kê bổ sung cho bài viết Nhiệm vụ chủ yếu của nó không chỉ mình họa cho bài mà còn có giá trị trong đương với kênh chữ, là một nguon thông tin dưới dạng trực quan” (Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, 2007)
Theo Nguyễn Trọng Phúc: “Kênh hình bao gồm hệ thong các bản đồ, lược đồ,
biểu đồ tranh anh, sơ đô bồ sung cho các bài viết Nó không những được coi là
Trang 18phương tiện minh họa cho bài viết mà còn có giá trị tương đương với kênh chit, cũng
là một nguôn thông tin dưới dang trực quan.” (Nguyễn Trọng Phúc, 1998)
Theo Lâm Quang Dốc: “Tat cả những hình vẽ bao gầm các sơ đô, lược dé, bản
đồ, các sản phẩm khoa học của bản đồ, tranh ảnh và các hình vẽ, các bảng biểu (biểu
dé, dé thi) hode bang số liệu gắn với biểu dé, bản dé hoặc được điển giải gan với
một quả trình tự nhiên, kinh tế, xã hội nhất định, gọi chung là bảng biểu, trong SGK
thì được gọi chung là kênh hình ” (Lâm Quang Doc, Nguyễn Quang Lập, 2010)
Ngoài hệ thống kênh hình được biên soạn trong sách giáo khoa, quá trình dạy
học Địa lí còn được sử dụng nhiều loại kênh hình khác, có tác dụng làm phương tiện
trực quan và là nguồn thông tin bô sung trong dạy học Địa lí như: Bản đồ treo tường,
Atlat, băng hình giáo khoa, tranh ảnh (Ngô Thị Hải Yến, 2017)
Như vay, tủy vào đặc điểm của môn học trong nha trường phô thông ma hệ
thống kênh hình được thiết kế cho phù hợp với nội đung nhận thức và đối tượng họctập của bộ môn đó Trong dạy học Dia lí, đối tượng nhận thức có tính lãnh thô, không
gian, vận động và biến đổi theo thời gian, có mối quan hệ với các sự vật, hiện tượng
khác nên thường ding các loại kênh hình đặc trưng đề biéu thị như: bản đồ, lược đô, tranh ảnh, biểu đồ, sơ đô, video clip Bên cạnh đó còn bao gồm Infographic - được
đánh giá là một loại kênh hình mới trong dạy học Infographic không chỉ ở dạng tĩnh
ma còn có ở dang động (Infographic animation) với khả nang trực quan hóa thông tin
nội dung thành các hình ảnh, đồ họa phương tiện day học mới nay đã và đang được
sử dụng phô biến ở trường phô thông
1.1.2 Vai trò của kênh hình
Việc sử dụng kênh hình vao dạy học giúp HS hạn ché việc thụ động tiếp nhận
kiến thức thông qua kênh chữ Khơi gợi hứng thú cho HS cũng như giúp GV kết hợptốt hơn các phương pháp day học Cụ thé kênh hình có vai trò trong day học Địa lí
như sau:
- Tạo hình anh trực quan về các đối tượng Địa lí: Kênh hình dùng trong Địa lí
giúp trực quan hóa minh họa các khát niệm quy luật từ đó HS sẽ có cái nhìn thực
tế và chân thật với các đối tượng Địa lí Xuất phát từ tâm lý học tập ta có thể thấy HStiếp nhận qua nhiêu giác quan sẽ giúp mức độ ghi nhớ và hiểu bai sẽ tăng lên rất
Trang 19trực quan như hình anh, bản dé, sơ đồ, lược đồ, băng hình, chắc chắn HS sẽ hứng
tha hơn so với tiết học thông thường.
- Giúp nâng cao hiệu của sử dung các phương pháp day học cta GV: Neu GV
chỉ sử dụng các phương pháp và không kết hợp cùng với kênh hình, bài học sẽ trở
nên khô khan HS khó trực quan được các đối tượng Dia lí.
Xét về các giai đoạn của quá trình nhận thức Địa lí, kênh hình có vai trò cụ thẻ
như sau:
- Xét trong giai đoạn nhận thức cảm tính: Kênh hình đóng vai trò là hình ảnh
minh hoạ cho đối tượng nhận thức địa lí, đại điện hay thay thé cho các sự vật, hiện tượng địa lí, phản ánh cụ thê các dau hiệu bề ngoài của đối tượng nhận thức Do vay, trong day học Địa lí, HS muốn nhận thức về các sự vật va hiện tượng địa lí, vẻ Trái Pat và môi trường của con người, về thiên nhiên va những hoạt động kinh tế của con
người thì nhất thiết phải có những hình ánh chủ quan ve chúng Đặc biệt, là sự vật và
hiện tượng địa lí có tính không gian và thời gian, ở rất xa và khó có thể quan sát trực
tiếp được Ngoài ra, quá trình nhận thức cảng trực quan, rõ nét bao nhiêu thì việc hình
thành các khái niệm, biéu tượng địa lí càng dé dang va thuận lợi bấy nhiêu Tuy nhiên, mỗi loại kênh hình trong dạy học Địa lí có khả năng tạo ra các hình ảnh trực quan về
đối tượng nhận thức ở các góc độ và khía cạnh khác nhau Vì vậy, đòi hoi GV khi tôchức các hoạt động nhận thức cho HS cân phải biết phát huy tính trực quan của mỗi
loại kênh hình sao cho tạo ra hình ảnh trực quan nhất về đối tượng nhận thức.
- Xét trong giai đoạn nhận thức lí tính: Đây là giai đoạn cao hơn của quá trình
nhận thức cảm tính Ở giai đoạn này, kênh hình không chỉ là hình ảnh minh họa cho
đối tượng nhận thức mà còn chứa một nguôn tri thức rất phong phú Chúng có théchứa đựng hệ thông các khái niệm, các mối quan hệ, các quy luật địa lí Qua đó,
giúp cho HS nhìn nhận được những thuộc tính bên trong của đối tượng địa lí, giải
thích được các hiện tượng, hình thành được khái niệm và khám phá, tìm tòi ra tri thức
mới (Ngô Thị Hai Yến, 2017)
Như vậy, kênh hình đóng vai trò quan trọng trong việc dạy học nói chung vả
dạy học Địa lí nói riêng, chúng giúp tiết học trở nên sinh động hơn, để trực quan hơn, khơi gợi được sự hứng thủ ở HS và giúp GV sử dụng tốt hơn các phương pháp dạy
học của mình.
1.1.3 Phân loại kênh hình trong dạy học Địa lí
Đôi với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật trong dạy học Địa lí, bên cạnh những kênh hình trong SGK, đã xuất hiện thêm nhiều loại kênh hình đo GV
tự ứng dụng CNTT đề thiết kế và phục vụ dạy học Tùy vào mục đích sử dụng của
GV có thé phân loại kênh hình trong day học Địa lí như trong bang 1.1 sau:
Trang 20Bảng 1.1 Phân loại một số kênh hình trong dạy học Địa lí
Loại kênh hình Hiệu quả sử dụng
II x Dùng dé phan anh sự phan bo và các môi quan hệ, thưc
Ban do, lược đô ¬ aks B_ s3 iz
trạng của các đôi tượng Địa lí trong tự nhiên và xã hội
Dùng dé chân thật hóa, điền hình hóa các đôi tượng Dia
Tranh ảnh „
lí
Sơ để Dùng dé thê hiện các thanh phân, vi trí của các thành
ơ đồ ; :
phan trong một chỉnh thê hoặc môi quan hệ Địa lí
Dùng dé cụ thê hóa, trực quan hóa các sô liệu nhăm thê
Biéu đỗ hiện quy mô, cơ cầu, tốc độ tăng trưởng của các đối tượng
Dia lí
Dùng đê diễn giải các đôi tượng Địa lí thông qua dữ liệu
hoặc thông tin dit kiện gắn liền với đối tượng đó
Dùng đề phán ánh sự vật hiện tượng theo hướng vận động
Bảng dữ liệu
Băng hình, video clip ¬
và phát trién
Ngày nay khi công nghệ thông tin không ngừng phat triền, nhiều phương tiện
day học hiện dai đã ra đời và trong đó, Infographic là sự kết hợp giữa những hình
anh, 46 họa trực quan va thông tin cô đọng được đánh giá giúp HS có thé dé dang ghi nhớ kiến thức Như vậy, chúng ta có thé hiéu kênh hình (bản d6, lược đồ, tranh anh,
bảng số liệu thống kê, biểu đồ, ) trong day học Địa lí như là nguồn thông tin địa lí
đưới dạng trực quan nhằm thay thể hay dai diện cho các sự vật hiện tượng địa li, làcông cụ dé GV và HS tac dong vao doi tượng nhận thức.
1.2 Quan niệm về Infographic
1.2.1 Khái niệm về Infographic
Infographic đã xuất hiện từ thời xa xưa khi người Ai Cập cô đại đã có thể sử
dụng hình ảnh điêu khắc dé thay thế, biểu thị cho những thông tin muốn truyền dat
và được xem lả đạng sơ khai của đồ họa thông tin Đến thời ky Phục hưng, các bản
đô và biêu đồ đã trở nên phô biến hơn Các ban đồ được sử dụng dé mô tả các khu
vực địa lý, trong khi các biểu đồ được sử dung dé thé hiện các dit liệu thống kê Và
cho đến khoảng vảo cuối thé kỷ thứ XX, Richar Saul Wurma — người sang lập chương
trình TED Talks - đã dé xuất từ “Infographic” như một thuật ngữ chính thức được sử
dụng nhiều và phô biến trong lĩnh vực báo chí Vào khoảng năm 1970 Infographiclần đầu được sử dụng trong tờ bao The Sunny Times đã thu nhận lại được kha nhiều
phản hôi không tích cực từ người đọc Thời bay giờ, Infographic được cho là khá bình thường và chủ yếu tập trung vào tính giải trí hơn la các nội dung, dữ liệu Và khi xã
Trang 21hội ngày càng phát triển dẫn đến sự bùng nỗ của công nghệ thông tin, Infographicđược thiết kế một cách chin chu và sử dụng phổ biến trong hau hết tat cả lĩnh vực
Infographic (đỗ họa thông tin) là một từ được ghép bởi information (thông tin)
va graphic (đồ họa) Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Infographic như:
Infographic là bản trình bày trực quan của thông tin bằng cách sử dụng yếu tô
thiết kế đồ họa dé hiển thị nội dung (Huỳnh Pham Dũng Phát và tạk, 2017).
Infographic là hình anh đỗ họa thê hiện thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức nhằm
thê hiện thông tin phức tạp một cách nhanh chóng và rõ ràng Chúng giúp cải thiện
khả năng nhận thức bằng cách sử dụng đồ họa đẻ tăng cường khả năng hệ thống thị
giác của con người khi nhìn vào các hình mẫu và xu hướng (Daniel Adams, 201 1)
Theo từ điện Oxford, Infographic là cách thẻ hiện trực quan thông tin hoặc dir liệu như dạng biểu đồ, sơ đỏ.
Thuật ngữ “/nfographic” tức là “đồ họa thông tin”, được hiểu là phương thức
sử dụng hình ảnh đồ họa để mô tả thông tin, kiến thức, dữ liệu Mục tiêu của
infographic là giúp khói dit liệu không lồ trở nên rõ ràng, sống động và hap dẫn hơn
bang cách chọn lọc và diễn giải chúng thành các biêu 46, hình ảnh theo chủ đề
riêng biệt
Theo Husni Naparin và Aslina Binti Saad trong nghiên cứu của minh đã nhận định Infographic là hình ảnh hóa dữ liệu trình bay thông tin phức tạp một cách nhanh
chóng va rõ ràng, bao gồm các dau hiệu, ảnh, bản đô, 46 họa và biểu đô Infographic
là những biéu diễn trực quan tích hợp thông tin thu được từ dữ liệu và đồ họa dé
truyền tải thông điệp Những trực quan hóa này thường được sử dụng đề hỗ trợ giải
thích dữ liệu (Husni Naparin, Aslina Binti Saad, 2017)
Infographic động (Infographic animation) là một Infographic tinh được chèn
thêm những yếu tố chuyển động Người dùng hoàn toàn có thé khiến cho Infographicsinh động hơn bằng cách thêm những thành phần tương tác, chuyển tiếp vào hoặc
phối mau để thu hút sự chú ý của người đọc vào phần thông tin quan trọng (Tran
Thúy Duyên, 2017)
Theo Semih Delil Infographic animation là việc tạo ra các hoạt anh chuyển động
đề trực quan hóa thông tin giúp thu hút, kích thích người xem thông qua các hiệu ứng,
âm thanh và hình ảnh được thêm vào (Semih Delil, 2017)
Như vậy, Infographic được hiểu với các đặc điềm như: chuyên hóa các thông
tin phức tạp, khó nhớ thành các hình ảnh, đồ họa trực quan Giúp các nội dung không
lồ trở nên rõ ràng va sông động Cudi cùng, Infographic giúp người đọc có thé dé
dàng tiếp cận và ghi nhớ các thông tin được hiền thị trên chúng
Trang 22Việc sử dung Infographic vào day học Địa lý lớp 12 có một số vai trò nổi bật
như:
- Sử dụng các hình ảnh trực quan: Infographic thẻ hiện thông tin Địa lí đưới
dạng hình ảnh, mẫu biểu d6, biéu đồ hoặc sơ đô giúp HS dé dang hiểu và ghi nhớ
thông tin một cách đơn giản và rõ rang.
- Kha năng tô chức thông tin: Infographic giúp tô chức thông tin phức tạp thành
các đỏ họa, hình ảnh hap dẫn và dé hiểu hơn Nó có thé liên kết một loạt thông tin
liên quan với nhau, tao ra một cái nhìn tong quan va giúp HS nắm bắt các khái niệm
hay các quy luật, hệ quả.
- Khả năng kích thích sự tương tác: Infographic có thé được sử dụng đề giúp
tăng cường HS tham gia hoạt động tương tác như quan sát, phân tích, so sánh va rút
ra kết luận Từ đó HS có thé hoạt động cá nhân hoặc làm việc nhóm để khám phá
thông tin trên Infographic và đưa ra suy luận dựa trên cái nhìn tông quan.
- Giúp trực quan hóa bai học: Infographic có thé sử dụng dé trực quan hóa dit
liệu Địa lí, điều này giúp HS hiéu rõ hơn về các khái niệm về mô hình Địa lí, phân
bo dân cư, biến đôi khí hậu và tác động của con người đến môi trường.
- Giúp gây hứng thú và nhớ lâu: Infographic là hình thức trực quan hóa nội dung
và khiến chúng trở nên hap dẫn, giúp HS cảm thấy hứng thú và tham gia vào quá trình
học tập Khi sử dụng Infographic, HS sẽ hình thành được các biểu tượng Địa lí thông
qua các hình ảnh, đồ họa được thẻ hiện trên đó, việc học qua các hình ảnh sẽ giúp
người học ghi nhớ lâu hơn khi hoàn thành bai học.
Tóm lại, thông qua các vai trò trên có thẻ thấy việc sử dụng Infographic trongday học Dia lí 12 là một điều cần thiết, khi lượng kiến thức không 16, khó nhớ được
trực quan một cách sinh động giúp các bạn HS có thé dé dàng ghi nhớ cũng như tăng
sự hứng thú, tương tác trong những giờ học.
1.2.3 Phân loại Infographic
Infographic được sử dụng với mục đích trình bày thông tin được kết hợp với
hình ảnh minh hoạ nhằm làm nỗi bật và thu hút được nhiều người đọc Chính vì thé,
tùy vào tinh huỗng, môi trường va mục dich sử dung, Infographic sẽ biến hoá đa dạng
và linh hoạt Infographic thường chia thành hai loại chính là Infographic tĩnh va
Infographic động với các đặc điểm được trình bày trong bảng 1.2 sau:
Bang 1.2 Phân loại các dạng Infographic
Trang 23Infographic khác Vì vay, yếu tô hình anh sẽ
được dùng một cách triệt dé nhằm mô phỏng khái niệm, chủ đẻ đó.
Sử dụng các biéu đô, đô thị, hình ảnh đề trình
bày dữ liệu Dia lí.
Cung cap các hướng dan cho HS việc thực hiện các nhiệm vụ Địa lí.
Sử dụng hình anh và biêu đô dé so sánh các yêu
16 giúp dé dang nhận thấy, phân biệt được sự
Sử dụng nhiêu hình khôi, đường thăng, mũi tên
dé thê hiện các bước trong một quy trình Địa lí logic, dé hiểu.
Sử dụng ban đô, biéu đô, hình ảnh thực tế va
hình ảnh minh họa dé thé hiện các yếu tố dia lý
phân biệt các mục trong danh sách.
La một Infographic tĩnh được chèn thêm những
yếu tô chuyên động Người dùng hoàn toàn có
thé khiến cho Infographic sinh động hơn bằng
cách thêm những thành phần tương tác, chuyển
tiếp vào hoặc phối mau dé thu hút sự chú ý của
Trang 241.2.4 Một số ứng dụng, phan mém thiết kế Infographic
Dé thiết kế một Infographic cần có những công cụ, phần mềm phù hợp Thôngqua nghiên cứu va tìm hiểu, tác giả đề xuất một số công cụ thiết kế Infographic trong
bảng 1.3 như sau:
Bang 1.3 Ưu và nhược điểm một số phan mềm thiết kế Infographic
Tên phan mem
Power Point
Canva
- Dé sử dung, PowerPoint là một
ứng dụng phô biến và rất dễ sửdụng Nhiều người đã quen thuộc
với giao diện của PowerPoint.
- Tích hợp dit liệu, PowerPoint có
thê trực tiếp nhập dữ liệu đề xâydựng các biéu đồ thông qua Excel
giúp tăng tính tương tác vả trực
quan.
- Tự chinh PowerPoint cho phép người dùng
sửa để dàng,
dé đàng chỉnh sửa các yếu t6 thiết
kế, thay đổi màu sắc, kích thước
và vị trí của các đôi tượng.
- Tiết kiệm thời gian, nếu người
dùng quen thuộc với PowerPoint,
sử dụng nó để
VIỆC tạo
gian so với việc học sử dụng các
phân mềm thiết kế đồ họa khác.
- Dễ sử dụng Canva có giao diện
thân thiện và dé sử dụng, làm cho
nó tro thành một công cụ lý tưởng
cho cả người mới bắt đầu và
người dùng không có kinh
nghiệm về thiết kế đồ họa.
- Mẫu thiết kế có sẵn, Canva cungcấp nhiều mẫu thiết kế sẵn có cho
nhiều loại đồ họa, giúp tiết kiệm
Hạn chê sự linh hoạt, khả
năng tùy chỉnh còn hạn chế
so với một số phần memchuyên thiết kế đồ họa khác
và khả năng xử lí dir liệu
Nêu người dùng muôn sử
dụng được nhiều chức năng
hoặc kho mẫu thiết kế hơn
can phải nâng cấp tài khoản
lên ban Canva Pro Hạn chế
sự sáng tạo của người dùng
khi có sẵn mẫu thiết kẻ và
chỉ cần điều chỉnh theo nhu
cầu người ding Và là một
Trang 25Piktochart
thời gian và nỗ lực trong quá trình
tạo ra các Infographic chất lượng.
- Canva tích hợp thư viện hình
ảnh và biểu tượng phong phú,
giúp người dùng dé dang tìm và
người đùng có thé dé dang chia sẻ
các sản phẩm của mình thông qua
đường dẫn hoặc tạo nhóm trên
ứng dụng Canva còn có thê tạo ra
các biêu đồ thông qua việc tích
hợp dữ liệu vào bảng có sẵn.
- Có thê lựa chọn các mẫu thiết kế khác nhau cho các chủ đề day học Địa lí Những mẫu thiết kế có sẵn
piktochart vô cùng phong phú và
đa dạng với hơn 4000 icon.
- Giao điện của công cụ dé sử dung, thao tac tương đối dé dàng.
cô đăng thoát khỏi tài khoản
và khi đăng nhập lại sẽ mắt
hoàn toàn mẫu thiết kế đang
thực hiện Vì vậy, trong quá
tình thiết kế phải thường
xuyên lưu lại.
Trang 26- Những mau thiết kế của
piktochart khi lựa chọn sử dụng
có thé chỉnh sửa dé dang và tạo
nên các sản phâm phù hợp với
chủ đề day học
- Có thê lưu trữ các mẫu thiết kế
hoàn chỉnh tại tài khoản trực
tuyến đã đăng kí, không tạo gánh
nặng vẻ dung lượng lưu trữ.
- Giao diện dé sử dụng với các | Phải nâng cap tài khoản lên
công cụ chỉnh sửa được thẻ hiện | ít nhất là tài khoản lite với
rõ ràng ở bên phải giá là 15 USD/I thang dé có
- Các hiệu ứng động da dạng, sinh | thé tải Infographic động
ñewiosn động thu hat người nein đười dạng MP4 Là một
- Cung cấp hệ thông biều tượng, | phan mềm trực tuyển
phông chữ phong phú Powtoon cũng cần có kết
gian xuất hiện của đối tượng dé dàng.
1.3 Mục tiêu, đặc điêm, nội dung chương trình Dia lí 12 - THPT
1.3.1 Mục tiêu
Mục tiêu CTPT môn Dia lí nam 2018 đề ra như sau:
- Dựa trên nên tảng kiến thức cơ bản và phương pháp giáo dục chú trọng tính
chú động, tích cực va sáng tạo của HS, chương trình môn Địa lí góp phan hình thành
và phát triển năng lực địa lí - một biêu hiện của năng lực khoa học.
- Chương trình còn phối hợp với các môn học va hoạt động giáo đục khác để
bôi dưỡng cho HS các phâm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành trong
giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê hương, dat nước; thái độ ứng xử
đúng đắn với môi trường tự nhiên và xã hội: khả năng định hướng nghề nghiệp Từ
đó, chương trình góp phần hình thành nhân cách công dân, sẵn sang công hiến cho
sự nghiệp xây dựng va bảo vệ Tổ quốc cho HS (Chương trình giáo dục phô thông
-Chương trình tông thé, 2018)
1.3.2 Đặc điểm và nội dung chương trình Địa lí 12
Về đặc điểm, Giáo dục Địa lí được thực hiện ở tat cả các cấp học phô thông O
tiểu học và trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí nằm trong môn Lịch sử và Địa lí: ở trung học phô thông, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội được
Trang 27lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của HS.
Môn Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế - xã hội) vừa thuộc
lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp HS có được những hiểu biết cơ bản
về khoa học Địa lí, các ngành nghẻ có liên quan đến Địa lí, khả năng ứng dụng kiếnthức Địa lí trong đời sống: đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, ki năng
phô thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp HS tiếp tục theo học các ngảnh nghé liên quan.
về nội dung, chương trình Dia lí 12 HS sẽ tập trung học về Địa lí Việt Nam
được chia thành các chú đề gồm:
+ Dia lí tự nhiên (vị trí địa lí, phạm vi lãnh thô của nước ta, đặc điểm thiên nhiên nhiên nhiệt đới âm gió mùa và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống và sản xuất, sự phân hóa đa dang của tự nhiên và van dé sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên va
bảo vệ môi trường)
+ Địa li dan cư (tìm hiểu về các van dé dân cư lao động và việc làm, đô thị hóa
ở nước ta)
+ Địa lí các ngành kinh tế (tim hiểu về van đề Chuyên địch cơ cấu kinh tế, van
dé phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ san, van dé phát triển công nghiệp, van
đề phát triển dịch vụ ở nước ta)
+ Địa lí các vùng kinh tế (tim hiểu về các vẫn đề của từng vùng kinh tế: Khai thác thé mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng
bằng sông Hong, Phát trién nông nghiệp lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ.
Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Khai thác thể mạnh đề phát triên
kinh tế ở Tây Nguyên, Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ Sử dụng hợp lí tựnhiên đẻ phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long, Phát triển các vùng kinh tế
trọng điểm, Phát triển kinh tế và đám bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo quan dao)
+ Thực hành tìm hiểu địa lí địa phương (tim hiểu về địa lí nơi địa phương tai
nơi HS đang sinh sống theo các nội dung vị trí địa lí, phạm vi lãnh thé và sự phân
chia hành chính, tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân cư - xã hội va kinh tế)
Đề giúp HS có một cái nhìn trực quan và dễ ghi nhớ về Địa lí Việt Nam nhất là
phan kinh tế - xã hội với nhiều số liệu cùng với sự thay đổi liên tục việc sử dụng Infographic là một phương tiện dạy học vô cùng hữu ích Với khả năng trực quan hóa
các nội dung thành các đồ họa và làm nỗi bật thông số, Infographic sẽ giúp HS lớp
12 tăng cường hứng thú học tập đồng thời giúp dé ghi nhớ dé nâng cao kết quả học
tập.
Trang 28Theo chương trình GDPT Địa lí, Thời lượng thực hiện chương trình trong mỗi
năm học cho mỗi lớp là 105 tiết (gồm 70 tiết đành cho các kiến thức cốt lõi và 35 tiếtdanh cho các chuyên dé học tập) day trong 35 tuần
Đôi với chương trình Dja lí 12, thời lượng (70 tiết) đành cho mạch nội dung các
kiến thức cốt lõi dự kiến được phân phối theo tỉ lệ %:
Nội dung Chương trình
Bên cạnh những nội dung kiến thức cốt lõi, chương trình Địa lí 12 còn bao gôm
35 tiết dành cho các chuyên đề được phân phối:
Chương trình
10 tiết Thiên tai và biện pháp phòng chong
- Phát triển vùng
- Phát triển làng nghề
Thông qua chương trình Địa lí 12 của chương trình GDPT tổng thê môn Địa lí
2018 nội dung về Địa lí Việt Nam, tác giả nhận thấy đây là khối học chiếm tỷ trọng
kiến thức thi trung học phô thông cao, với các nội dung về tự nhiên, kinh tế xã hội và
các vùng kinh tế của đất nước, GV can có phương pháp day học hiệu quả cũng như
phương tiện day học phù hợp đề giúp nâng cao hứng thú và ghi nhớ nội dung cho HS.
Infographic với những ưu điểm nỗi trội về khả năng trực quan hóa thông tin, giúp người học dé ghi nhớ và hình thành biểu tượng Địa lí thông qua hình anh, đồ
họa là một phương tiện đạy học cần thiết để hỗ trợ GV trong đạy học Vì vậy, tác giảlựa chọn khối lớp 12 dé xây dựng quy trình thiết kế vả biện pháp nâng cao sử dụng
Infographic.
1.4 Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của HS lớp 12 - THPT 1.4.1 Đặc điểm tâm sinh lí
HS lớp 12 ở độ tuôi 18 đây là lửa tuôi có một vị trí đặc biệt quan trọng trong
các thời ki phát triển của HS Có thể nói, hau hết các thanh niên HS đã phát triển kháhoàn thiện về mọi mặt thái độ học tập, động cơ học tap, trí tuệ, đời sống tình cảm
Về tư duy, cảm xúc va trách nhiệm: HS lớp 12 thường đang ở giai đoạn thanh
thiểu niên, nên có sự phát triển về mặt tâm sinh lí, tư duy và cảm xúc Họ có ý thức
Trang 29rõ ràng về việc chuẩn bi cho tương lai và đối điện với áp lực trong việc học tập, kiểmtra và kỳ thi cuối cấp Nhận thức vẻ vai trò và trách nhiệm cá nhân ngày càng mạnh
mẽ, tự chủ và có khả nang quản lý thời gian, đặt mục tiêu va tự điều chỉnh.
Về thái độ học tập: một mat HS có tính tự giác cao hơn, tích cực hơn so với cáclứa tuôi trước, do HS ý thức được tam quan trọng của việc học tập đối với nghề nghiệp
trong tương lai Mặt khác, thái độ học tập của HS đã có sự phân hóa cao Việc học
tập có tính lựa chọn rõ rảng HS tập trung học nhiều hơn đối với các môn học liên
quan tới nghề nghiệp, trường đại học va cao đẳng mà bản than và gia đình mong
muốn Vì vậy việc sử dụng Infographic là một phương tiện day học day sinh động mới mẻ tao cho HS sự hứng tha, nâng cao hiệu quả học tập, giúp ghi nhớ kiến thức
lâu hơn.
Về động cơ học tập có tính hiện thực gắn liền với nhu cầu và xu hướng nghé
nghiệp Đặc điểm về sự phát triển trí tuệ của thanh niên HS là tính chú động, tính tíchcực, tính tự giác, được thê hiện rõ nhất ở các quá trình nhận thức, năng lực tư duy
Tóm lại, đối với lứa tuổi nay HS đã có tâm lí học tập ưu tiên đối với các môn
học liên quan đến khối ngành tương lai, GV cần có những phương pháp cũng như
phương tiện dạy học phù hợp giúp HS có thé nâng cao hứng thú, khả năng học tập va
ghi nhớ kiến thức Vi vậy, Infographic với những ưu điểm trực quan, dé ghi nhớ kiến
thức sẽ là một phương tiện dạy học hiệu quả.
1.4.2 Trình độ nhận thức
Vẻ trình độ nhận thức: HS lớp 12 bước vao giai đoạn quan trọng trong quá trình
phát triển nhận thức và trí tuệ Nhờ sự phát triển hoàn thiện vẻ thé chat, đặc biệt là hệ
than kinh, các em có điều kiện thuận lợi đẻ phát trién các năng lực trí tuệ Cảm giác
và tri giác của HS đã đạt tới mức độ cao như người lớn, giúp cho việc quan sát gắn
liền với tư duy và phát triển ngôn ngữ Tuy nhiên, quá trình quan sát ở giai đoạn này
cũng có một số hạn chế như: để phân tán, mang tính đại khái, phiến diện, vội vàng
đưa ra kết luận mà không có cơ sở thực tế, chưa tập trung cao độ vào một nhiệm vụ
nhất định
Vẻ khả năng tri giác: Ở HS lớp 12 các em có độ nhạy cảm rất cao về trí giác
nhìn và tri giác nghe, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan vận động: mắt
nhìn, tai nghe, tay viết, óc suy nghĩ Tri giác có mục đích đã đạt tới mức phát triển
cao, có khả năng quan sát tốt Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thông va toàn điện
hơn Quá trình quan sát đã chịu sự điều khiên của hệ thông tín hiệu thứ hai nhiều hơn
và không tách khỏi tư duy ngôn ngữ Thanh niên HS có khả năng điều khiển quan sát
của mình theo kế hoạch chung va chú ý tất cả các khâu trong quá trình hoạt động
Tuy vậy cần có sự chỉ đạo của GV, hướng các em vào nhiệm vụ nhất định đẻ quan sát
Trang 30có hiệu quả.
Về trí nhớ: Trí nhớ của HS lớp 12 cũng có sự phát triển rõ rệt Các em đã biếtlựa chọn phương pháp, công cụ phương tiện học tập phủ hợp, sắp xép tài liệu họctập theo trật tự mới và áp dụng phương pháp ghi nhớ kiến thức khoa học Tuy nhiên,vẫn con một số HS ghi nhớ kiến thức một cách chung chung, đại khái, ghi nhớ máy
móc và đánh giá thấp việc học bài, ôn tập bài cũ.
Về khả năng tư duy: Hoạt động tư duy của HS lớp 12 phát triển mạnh mẽ Các
em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn.
Năng lực tông hợp, phân tích, trừu tượng hóa, so sánh phát trién cao giúp HS lĩnh hội mọi kiến thức dù phức tạp và trừu tượng Nhờ sự phát triển của tư duy, một hiện tượng tâm lý mới xuất hiện ở HS giai đoạn nay là tính hoài nghi khoa học Khi đối mặt với một tình huống hoặc van dé, HS thường đặt câu hỏi nghi vẫn hoặc sử dụng lối suy
nghĩ ngược dé giải quyết van đẻ, từ đó nhận thức chân lý một cách sâu sắc nhất,
Với những đặc điểm tâm lý HS lớp 12 nêu trên, có thé thấy ở các em trình độnhận thức và khả năng ghi nhớ đã phát triển ở mức cao nhất, các em đã có ý thức
trong việc lựa chọn phương pháp cũng như hình thức học tập phù hợp với bản thân.
Đặc biệt là ở khả năng tri giác, HS lớp 12 có độ nhạy cảm rất cao, các em đã quan sát
và nghe nhìn một cách có hệ thống và chọn lọc Vì thế GV cần có những phương
pháp cũng như phương tiện đạy học phù hợp đề có thê hướng dẫn các em chiếm lĩnh
tri thức, Và Infographic với khả năng trực quan hóa thông tin, giúp chúng trở nên dé
dang ghi nhớ, sinh động thông qua việc quan sat và nghe nhìn, sẽ là phương tiện day
học hỗ trợ phù hợp cho GV trong việc tăng khả năng hứng thú và kết quả học tập của HS.
1.5 Hiện trạng sử dụng Infographic trong dạy học Địa lí ở nhà trường THPT hiện nay
Đề có cơ sở đánh giá được thực trạng việc sử dụng Infographic vao trong day học Địa lí 12, tác giả đã tiễn hành khảo sát một số GV và HS thuộc các trường phổ
thông trên địa bàn Thành phó Hồ Chi Minh Từ đó, tác giả đánh giá được một số thực
trạng việc sử dụng Infographic vào dạy học Địa lí 12 hiện nay.
1.5.1 Đối với GV
Đối với GV, tác gia tiễn hành khảo sát một số GV ở thành phố Hỗ Chí Minh và
thu được 20 phiếu khảo sát đánh giá về hiện trang sử dụng Infographic vào dạy học
Địa lí 12 như sau:
* Mite độ sử dụng Infographic vào trong dạy học Địa lí
Trang 31E8 Rat thưởng xuyên
Thường xuyên
El Bình thưởng
Không thường xuyên
@ Rat không thường xuyên
Hình 1.1 Biéu dé thể hiện cơ cau mức độ sử dụng Infographic vào trong dạy học
Địa lí 12
Nguồn: Kết qua khảo sát (n=20)
Đối với mức độ sử dụng có thê thấy có hơn 90% GV ở đã sử dụng Infographic
vào trong dạy học Địa lí 12 và chỉ có 5% GV chưa thường xuyên sử dụng Cụ thé, có 40% GV sử dụng Infographic ở mức độ bình thường, 50% GV sử dụng Infographic
với tàn suất thường xuyên và 5% GV sử dụng chúng rất thường xuyên Điều này,
được lí giải bởi phương tiện này giúp kích thích được tư duy ở HS, tăng mức độ tương
tác trong giờ hoc, Infographic còn dang dần được pho biến rộng trong xã hội vớinhiều ngành nghề khác nhau cùng với sự tiến bộ không ngừng của CNTT giúp GVđược tìm hiểu và biết đến phương tiện nảy
* Nguồn khai thác Infographie để phục vu dạy học Dia li của GV
Intemet WY, l6
Cac bai báo có chứa Infographic GAWYYWYyqW yw Wng§ Wns là
Bộ sưu tập Infographic YZYYYY Wyn lì GV
0 2 4 6 § 10 12 l4 l6 18
Hình 1.2 Một số nguon khai thác Inƒographie dé phục vụ day học của GV
Nguồn: Kết quả khảo sát (n=20)
Đôi với các nguồn khai thác Infographic để phục vụ day học Địa lí có tới 80%
Trang 32GV khai thác từ Internet, có 55% GV khai thác từ bộ sưu tập Infographic, 65% GV
khai thác từ các bài báo có chứa Infographie va có 55% GV tự thiết kế các Infographic
dé phục vu việc day học Hiện nay, Infographic đã được đưa vào trong rất nhiều bai
báo cũng như các bài truyền thông, GV có thé khai thác chúng và đưa vào day học
với các nội dung liên quan Với nhiều GV có khả năng CNTT tốt đã tự thiết kế
Infographic dé đưa vào giảng dạy nội dung mà minh mong muốn.
* Kháo sát về việc tự thiết kể Infographic của GV
8Có
Không
Nguồn: Kết quả khảo sát (n=20)Hình 1.3 Biểu dé thé hiện cơ cau việc tự thiết kế Infographic cia GV
Qua kết quả có thé thay phần lớn GV đã tự thiết kế Infographic để phục vụ cho
việc giảng dạy với 60% tương ứng 12 GV đã chọn có Và có 40% GV (tương ứng 8
GV) chưa từng thiết kế Infographic để phục vụ việc giảng đạy Tuy đã có nhiều GV
được tiếp cận với CNTT song yan còn một số GV chưa tiếp cận hoàn toan với CNTT
để sử dung và thiết kế Infographic
Khảo sát về việc thiết kế Infographic đối với các GV tự thiết kế
* Khảo sát về ứng dung, phan mém thiết kế Infographic
Trang 33Nguồn: Kết quả khảo sát (n=12)
Theo như kết quả khảo sát, có 100% GV tự thiết kế Infographic đều sử đựng
ứng dung Canva, có 58.3% GV sử dụng thêm phan mềm PowerPoint va 8.3% GV sử
dụng phần mềm Piktochart dé thiết kế PowerPoint, Đối với Canva, đây là một ứngdụng thiết kế online vô cùng tiện dung, đẹp mắt với kho tài nguyên đa dạng chính là
lý do Canva được sử dung dé thiết kế Infographic một cách phô biến Và hầu hết GV
chỉ thường sử dụng các phần mềm trên.
* Mite độ thành thạo của GV đối với các phan mêm
Bảng 1.4 Mức độ thành thạo của GV với các phần mém
Tên phan Rat thanh | Binh Không | Rat khong
Thanh thạo l ' mềm thạo — thành thạo | thành thạo
PowerPoint 0% 50%
Canva 41.6% 50%
Piktochart 0% 0%
Poi với phần mềm PowerPoint, đây là một phan mềm thân thuộc đối với ngành
giáo dục, chính vì thé có 50% GV đã chọn thành thạo khi sử dung phần mềm này để thiết kế Infographic, 50% GV chọn bình thường với phần mềm nay Có 41,6% GV chọn rất thành thạo va 50% GV chọn thành thạo khí sử dụng ứng dụng Canva đẻ thiết
kế Infographic, day là ứng dụng đang được sử dụng phô biến nhất trong trường phô
thông với kho tài nguyên đa dạng, nhiều hình ảnh, icon cũng như các mẫu thiết kế có
sẵn, dé đảng thao tác khi GV chỉ cần thay thé các nội dung mong muốn vả điều chỉnh
sao cho phù hợp, điều đó lý giải tại sao lại có nhiều GV thông thạo và rất thông thạo
đối với phần mém nay Có 41,6% GV chọn bình thường, 25% GV chọn không thành
thạo và 33,4% GV chon rất không thành thạo đới với phần mềm Piktochart Đây là
một phần mềm không phô biến nhiều dan đến có khá nhiều GV còn cảm thấy mới lạ đối với phần mêm nảy.
* Những khó khăn GV gặp phải khi thiết kế Infographic
Trang 34Ý kien
Khó khin trong trinh bay bó cục #8
Khó tim kiếm các hình ảnh trạc quan minh họa
BÀ học quá khó để thiết kế thàoh infographic pases Mắt thời gian để thiết ké so với các piv#ơng tiện dạy học khác
Khó khăn troeg lựa chọa màn sắc fk Khó khin troeg việc trc qaan bóa các số liêu |;299/29/8/
Gito viền chưa thành theoCNTT fete ov
0 2 4 6 8 lò 12
Hình 1.5 Những khó khăn GV gặp phải khi thiết kế Infographic
Nguồn: Kết quả khảo sát (n=12)
Có thê thay việc tạo ra được một Infographic hoàn chỉnh là một quá trình không
đơn gián Có 83,3% GV cảm thấy khó khăn trong việc trình bày bố cục củaInfographic, nhiều GV cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm các hình ảnh trực quan
(75%) Có 50% GV cảm thấy khó khăn trong việc lựa chon mau sắc dé thiết kế, 41,7%
GV cảm thay khó khăn trong việc trực quan hóa nội dung và chưa thanh thao được
CNTT Và có 50% GV đánh giá rằng việc thiết kế Infographic mat nhiều thời gian
hơn so với các phương tiện truyền thong cũng như bài học quá đề có thé thiết kế Đối
với một số bài học có nhiều thông tin hoặc thông tin khó để trực quan hóa sẽ khiến
GV tốn nhiều thời gian để lựa chọn hình ảnh, thông tin cần thiết nhất dé thiết kẻ.
Khảo sát chung về mức độ hiệu quả, phương pháp và khó khăn khi GV sử
dụng Infographic vào day học Địa li
* Khao sát lí do GV sử dụng Infographic vào dạy học Địa li
Ý kiến
Thu hút học sinh
Nói dung được đơn gián hóa, dé hieu
Giúp hoc sinh phát triển khả năng sáng tạo 2200000000 10 GV
' ~ >
0 b 10 13 20
Hình 1.6 Lí do GV sử dung Infographic vào trong day học Địa lí
Nguồn: Kết quả khảo sát (n=20)Qua kết quả cho thấy, phần lớn GV đều sử dụng Infographie với mục tiêu thu
hút HS cũng như giúp HS tăng khả năng ghi nhớ (85%) Có 75% GV sử dụng
Infographic nhằm đơn giản hóa nội dung khiến chúng trở nên dé hiểu Và có 50% GV
sử Infographic nhằm mục đích giúp HS phát huy kha năng sáng tạo của mình
* Hoạt động học GV thường sử dụng Infographic
Trang 35Hình thành kiến thức mới C&A
Luyện tập
Kiểm tra/đánh giá
Khởi động/mở đầu bai học
Hình 1.7 Hoạt động GV thường siz dung Infographic
Nguồn: Kết quả khảo sat (n=20)
Với khả năng trực quan hóa và nôi bật thông tin, Infographic được phần lớn GVchọn sử dụng chủ yếu vào hoạt động hình thành kiến thức mới với 85% Bên cạnh
đó, cũng có phần lớn GV sử dụng Infographic vào hoạt động luyện tập (60%) dé giúp
HS ôn tập lại kiến thức Có 45% GV chọn sử dụng Infographic vào hoạt động vận dung va 15% GV chọn sử dung Infographic vào hoạt động khởi động bai học và kiêm
tra/đánh giá Đỗi với các hoạt động vận dụng phan lớn GV sẽ cho HS thiết kế
Infographic một phan giúp HS ôn lại các kiến thức thông qua thiết kế chúng, một
phần giúp HS nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo, thiết kế
* Khảo sát việc kết hợp Infographic với các hoạt động học
Y kien
Kết hợp mfographic với Trò choi =
Kết hop infographic với bài kiếm trađánhgiá EEG
Kết hợp infographic với Phiêu học tập cic 8 GV
———— >
0 2 4 6 8 10 12 14 16 OS
Hình 1.8 Mức dé kết hợp Infographic với các hoạt động học của GV
Nguồn: Kết quả khảo sát (n=20)Kết quả khảo sát cho thay, phần lớn GV sẽ kết hợp Infographic với trò chơi đề
tạo nên hoạt động học cho HS (80%), có 65% GV kết hợp Infographic với kiểm
tra/đánh giá và 40% GV kết hợp Infographic với phiếu học tap Điều này được lý giảinhư sau trò chơi là một phương pháp đạy học sôi động thu hút HS, khi kết hợp vớicác thông tin trên Infographic có thẻ tạo ra các trò chơi giải thông tin mà HS có thể
khai thác từ Infographic dé tra lời.
* Kháo sát về mức độ kết hợp Infographic với các phương pháp dạy học tích
Cực
Trang 36Nguon: Két quả khảo sát (n=20)
Qua bảng 1.5 ta có thé thay, phần lớn GV đều kết hợp được Infographic với
nhiều phương pháp day học tích cực nhau Trong đó, nồi bật nhất là hai phương pháp
trò chơi và dạy học nêu vấn đề được thầy cô lựa chọn sử dụng thường xuyên Đặcbiệt với phương pháp trò chơi có 35% GV lựa chon sử dung rất thường xuyên và 40%
GV sử dụng thường xuyên Phương pháp này được GV lựa chọn sử dụng nhiều bởi
ban than trỏ chơi là một phương pháp sôi nồi, kích thích tinh thần học tập ở HS, việckết hợp cùng Infographic sẽ giúp tiết học càng trở nên hap dẫn va hứng thú Đối với
phương pháp dạy học nêu van đẻ có 55% GV lựa chọn sử dụng thường xuyên và 5%
GV chọn sử dụng rất thường xuyên, đây là một phương pháp đạy học giúp khơi gợilên khả năng phân tích cũng như tìm và giải quyết van đề ở HS, điều này lý giải cho
việc GV thường hay kết hợp Infographic với các van dé dé HS tìm tòi thông tin từ phương tiện nay cùng kiến thức đã có dé giải quyết vẫn dé.
* Những khó khăn GV gặp phải khi sư dụng Infographic vào trong day học
Y kiên
Bài học khó dé có thé sử dung infographic pvc 16
Chưa kết hop được infographic với cúc phương 3666400000060
Chua biết cách kết hợp với cúc hoạt động học với 6600000000000 9
Trang 37Nguồn: Kết quả khảo sát (n=20)
Infographic la một phương tiện day học vô cùng hữu ích với khả năng trực quan
hóa thông tin của minh Tuy nhiên không phải bài học nao chúng ta cũng có thé sử
dụng được chúng Theo kết quả khảo sát cho thay, có 80% GV cảm thấy gặp khó khăn
vi bai học khó dé kết hợp Infographic vào dạy hoc, có 45% GV cam thay khó tô chức,
chưa kết hợp được Infographic với các hoạt động học và phương pháp day học và 5%
GV thấy rang việc sử dụng Infographic chưa gây được hứng thú cho HS Đồi với môn
Địa lí, sẽ có những nội dung đặc thù mà GV phải sử dụng các phương pháp giảng giải
dé day học nên việc kết hợp Infographic sẽ không that sự mang lại nhiều hiệu quả
* Khảo sát về mức độ hướng dan và cho HS thiết kế Infographic của GV
@ Rat thường xuyên
© Thường xuyên
Kha thường xuyên
& Không thường xuyên
B8 Rat không thường xuyên
Hình 1.10 Mức độ hướng dẫn và cho HS thiết kế Infographic của GV
Nguồn: Kết quả khảo sat (n=20)Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn GV đã hướng dẫn và cho HS thiết kế
Infographic, với 5% GV chọn rat thường xuyên, 35% GV chọn thường xuyên và 25%
GV chọn khá thường xuyên Hiện nay, Infographic đã dần trở nên phô biến và nhiều
GV đã hướng dẫn HS thiết kế Infographic dé có thé tự tông hợp nội dung kiến thứcnhằm ôn tập nâng cao kết quả hoặc dé HS thiết kế Infographic phục vụ cho các hoạt
động vận dụng Bên cạnh đó, có 35% GV chọn không thường xuyên hướng dẫn HS
thiết kế Infographic, điều này được lí giải bởi một số GV đã quen với cách day truyền
thông chưa áp dụng Infographic vào dạy học chính vì thé GV sẽ không thưởng xuyên
hướng dẫn HS thiết kế phương tiện trên.
Tóm lại, đối với kết quả khảo sát hiện trang sit dụng Infographic vao trong day
học Dịa lí, tác giá rút ra một số kết luận như sau:
Trang 38- Hầu hết các GV ở trường phô thông đã tiếp cận, biết đến và sử dụng Infographic vào trong dạy học Địa li Các Infographic GV đưa vào sử dung dé giảng
dạy đa phần được khai thác từ nguồn như Internet, bộ sưu tập Infographic Đã có khá
nhiều GV tự thiết kế Infographic để dạy học nội dung mình mong muốn, nhưng vẫn
còn một số GV chưa tự thiết kế và sử dụng Infographic từ Internet Đỗi với các GV
đã tự thiết kế Infographic, tùy thuộc vào kha năng ứng đụng CNTT của mình mà GV
sử dung các phân mềm dé thiết kế Infographic khác nhau trong đó Canva là phần
mềm được GV sử dụng nhiều và thông thạo nhất Bên cạnh đó, vẫn có một số khó
khăn GV gặp phải khi thiết kế Infographic như: chưa thành thạo CNTT, khó trực quan hóa nội dung, khó tìm kiểm các hình ảnh phù hợp, ton thời gian
- Phần lớn GV sử dụng Infographic đẻ thu hút, tăng khả năng ghi nhớ, giúp nội dung bai học trở nên được đơn giản hóa Da số GV đều chọn sử dụng Infographic vào
hoạt động hình thành kiến thức mới, có một số GV sử dụng vào phan luyện tập và
vận dụng Và với phần hình thành kiến thức mới hầu hết GV thường xuyên kết hợp
Infographic với phương pháp trò choi và day học nêu vấn dé Có một số GV đã hướng
dan và HS thiết kế Infographic ở phan vận dụng hoặc dé HS tự thiết kế dé tông hợp
các nội dung Và công cụ được GV sử dụng dé đánh giá sản phẩm Infographic của
HS nhiều nhất là phiếu đánh giá theo tiêu chi, thang đo và bang kiểm Bên cạnh đó,
GV cũng gặp một số khó khăn khi sử dụng Infographic vào trong đạy học như khó tô
chức, chưa kết hợp được với các phương pháp dạy học, Nhìn chung, GV đều cảmthấy hải lòng vả đánh gia Infographic là một phương tiện dạy học cần thiết trong
giảng dạy Địa lí Nhưng vẫn còn một số GV chưa tự thiết kế Infographic cũng như
có biện pháp dé giúp nâng cao hiệu quả sử dụng Infographic trong day học Địa lí 12.
1.5.2 Đối với HS
Đề đánh giá được hiện trạng sử dụng Infographic vào day học Địa lí ở trường
phô thông hiện nay, tác giả tiễn hành khảo sát một số HS trường phô thông thu được
80 phiêu và kết quả đánh giá như sau:
* Khảo sát về những khó khăn HS gặp phải khi học tập Dia li
Trang 39Ý kiến
a
Kho ghi nho cac noi dung MAAAHAAAHAIHHIIAAIAIIAIIAAIAAAAAIAAA(/A6 45
Khối lượng kiến thức quá nhiều |200/00/0/00/0000/03/00/00/0/0/00/00/0/09000/01/0006 44
Bai học khô khan, it sinh động AAAAAAU 36
Không hứng thủ ⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄ 20
Ítkênh hình 2⁄4 H
Ý kiến khác | 13 =
0 10 20 30 40 50
Hình 1.11 Một số khó khăn HS gặp phải khi học tập Địa lí
Nguồn: Kết quả khảo sát (n=80)
Qua kết quả khảo sát có thé thay, Có 56.3% HS cảm thấy khó ghi nhớ nội dung
và 55% HS cảm thấy khôi lượng kiến thức là quá nhiều Có 45% HS cảm thấy bài
học khô khan, ít sinh động, 25% HS cảm thay không hứng thú và 17,5% HS cho rằng
khá ít kênh hình Bên cạnh đó, một số HS cũng có các ý kiến khác như: Không có sơ
đô tư duy trực quan bài học, nội dung trừu tượng, Hiện nay, khối lượng kiến thức
các em cần học và ghi nhớ là quá nhiều, tuy nhiên thời lượng cho mỗi môn học lại
khá ngắn Chính vì thé, can có một phương pháp, phương tiện day học giúp giải quyếtvấn đề trên và Infographic một sản phâm của CNTT với ưu thể làm nôi bật thông tin,chuyển hóa thông tin thành các hình ảnh, đồ họa dé nhớ, sẽ là một công cụ hỗ trợ đắclực đối với các tiết học
* Khảo sát về mức độ được day học bằng Infographic của HS
8.8
OR&t thường xuyên
Thưởng xuyên
OKha thueng xuyên
OKh6Gng thưởng xuyên
DRất không thưởng xuyên
Hình 1.12 Mức độ được dạy học bằng Infographic của HS
Nguồn: Kết quả khảo sát (n=80)
Kết quả khảo sát phần lớn cho thấy, có 50% HS được học với Infographic khá
thường xuyên, trong đó §,8%4 HS học với phương tiện này thường xuyên và 3,8% HS
Trang 40w t
học với phương tiện này rất thường xuyên Bên cạnh đó, có đến 32,5% HS khôngthường xuyên được học bằng Infographic, có 5% HS rat không thường xuyên được
học với Infographic Hiện nay, việc sử dung Infographic vào dạy học còn tùy thuộc
vào điều kiện cơ sở vật chất và khả năng ứng dụng CNTT của GV, nhưng nhìn chungphân lớn HS đã được học và tiếp cận với Infographic
* Khảo sát hoạt động học mà HS mong muốn được sử dụng Infograplhie
+ Hoạt đông hình thành kiên thứcmới 1A 56
Hoạt động vận dụng AAAAA(((((((UUUI 38 Hoạt động luyêntập 1AAAAAAAAIUI 3S
Hoạt động mở dawkhoi động (đđŒ 36
Kiem tra/danh gia 2⁄4 23 HS
0 10 20 30 40 50 60.
Hình 1.13 Mức độ các hoạt động mà HS mong muốn được sử dung Infographic
Nguồn: Kết quả khảo sát (n=80)
Phan lớn HS đều có mong muốn được sử dụng Infographic vào trong hoạt động
hình thành kiến thức mới (70%), bởi đây là hoạt động chiếm nhiều thời gian và quantrọng nhất trong một tiết học, HS mong muốn có thé tiếp thu kiến thức một cách trựcquan, sinh động, day hứng thú và dé nhớ Có 47,5% HS muốn sử dụng Infographicvao hoạt động luyện tập và vận dụng Có 45% HS muốn sử dụng Infographic vào
hoạt động mở đầu/khởi động Và có 28,7% HS muốn sử dụng Infographic vào kiểm