1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Triết lý "vội vàng" trong sáng tác của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám

71 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Triết lý 'Vội Vàng' Trong Sáng Tác Của Xuân Diệu Trước Cách Mạng Tháng Tám
Tác giả Lê Thị Thanh Hồng
Người hướng dẫn Thầy Nguyễn Thành Thi
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2001
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 21,35 MB

Nội dung

Luận văn này không chỉ dừng lại ở đó mà sẽ đi vào tìm hiểu ý nghĩa của triết lý sống "Vội Vang”trước cách mạng Tháng Tám trong sự chuyển biến tư tưởng thơ Xuân Diệu sau cáchmạng Tháng Tá

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN

—>-_—

LUANYAN TỐT tt}

TRIẾT LÝ “VỘI VÀNG” TRONG

SÁNG TÁC CỦA XUÂN DIỆU

GVHD : THAY NGUYEN THÀNH THI

SVTH : LÊ THỊ THANH HONG

Thành phố Hồ Chí Minh 2001

Trang 2

4ð? 212 ON

Em xin ẩn hong cim om đuờy

Nguyin àmÁ Thi, người dai lin tinh

hudting dén em hean thanh ludn tồn nay.

Din chin thanh cảm on That Vién

đường Bai Hoc Fut Pham, các lhiy cé hong

Khoa Ng Vin va ban đò dit gitip dé cho (¿

hong gud tinh đực hién luin ean.

Aguii (ực hign

_—

6 z LY 6X“

Trang 3

MỤC LỤC

PhẳnH NỘI DUNG.

Chương I Quan niệm của Xuân Diệu về thời gian, thế giới và con người.

1.1 Quan niệm của Xuân Diệu về thế giới và con người .« 9

1.2 Nỗi ám ảnh thời gian -««s<ss<<sesese 19990000/010/60795000360)556 ~Ö14

Chương II Từ “nỗi ám ảnh thời gian " đến triết lý “vội vàng” trong thơ

Xuân Điệu trước cách mạng Tháng Tám.

2.1 Những biểu hiện cụ thể của triết lý “vội vàng ” —— 21 2.2 Những tìm tdi trong phương thức thé hiện triết lý “vội vàng” 43

Chương IIL Triết lý “vội vàng * và sự chuyển biến trong tư tưởng thơ

Xuân Diệu.

3.1 Ý nghĩa của triết lý “vội vàng " trong sự chuyển biến tư tưởng

(hd Xuân DIỆU: cnccscceeeeeneeesiseoeeneerseosooeeseeee ee 58

3.2 Ý nghĩa của triết ly “vội vang” đối với cuộc sống hiện nay 64

Phan II KẾT LUẬN a 1002.610 31A) ene 34x42 /G2ïG „ 67

PETES MỤC THANN KH tác 1C0220262CcG6EGGGL006L26GG640/60s8000/6 E62 70

Trang 4

Luận văn tốt nghiệ Triết lý “vội vàng”

Dan 2⁄44

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn, với tư cách là một thành viên, Xuân Diệu đã

có những đóng góp đáng kể về lĩnh vực thơ ca cả về số lượng lẫn chất lượng Trong

cùng thời gian Tự Lực Văn Đoàn hình thành (1932), phong trào Thơ mới ra đời và

dẫn dẫn giành quyển thắng lợi trên lĩnh vực văn học, tên tuổi của Xuân Diệu càng

trở nên rực rỡ Ông được xem là cây bút tiêu biểu cho phong trào Thơ mới, là “nhà

thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới", là đại biểu đại diện cho hàng triệu trái tim

thanh niên Việt Nam bày tỏ tình yêu của mình đối với cuộc sống, đối với con người

và với cả tình yêu đôi lứa.

Yêu và được yêu - đó là khát khao, là nhu cầu cẩn thiết nhất trong trái tim của

Xuân Diệu trước cách mạng Tháng Tám Tâm hén của nhà thơ luôn rộng mở, trái tim của nhà thơ luôn sôi nổi, mãnh liệt, trào dang Dù ở bất cứ lúc nào, nơi đâu,

Xuân Diệu cũng luôn ý thức về thời gian và sự ngấn ngủi của kiếp người, vì thế,

nhà thơ nhận thấy mình phải tận dụng thời gian để tăng cường độ sống, phải sống nhanh, sống gấp, sống giục giã vội vàng để không hoài phí tuổi thanh xuân Triết lý

sống đó của Xuân Diệu đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí chúng tôi — thế hệ thanh niên đang sống trong thời đại công nghiệp, thời đại của nhịp sống vội vàng,

từng giờ từng phút luôn chạy cùng thời gian-và chúng tôi thấy rằng việc tìm hiểu,

khám phá một cách đẩy đủ nguyên nhân cũng như những biểu hiện cụ thể của triết

lý sống "Vội Vang” trong sáng tác của Xuân Diệu trước cách mạng Tháng Tám, tìm

ra ý nghĩa tích cực của triết lý sống ấy đối với thế hệ trẻ như chúng tôi ngày nay làmột việc làm đáng quan tâm và hết sức cần thiết

Mặt khác, trong nhà trường, Xuân Diệu là một trong những nhà thơ được giảng

dạy nhiều tiết nhất Trong số các tác phẩm được giảng dạy ở lớp 11, “Vội Vàng" là

một bài thơ hay thể hiện rõ nét nhất triết lý “Vội Vàng" trong quan niệm sống của

Xuân Diệu trước cách mạng Tháng Tám Chúng tôi thấy rằng nếu như chúng ta tìm

hiểu một cách có hệ thống và đẩy đủ triết lý sống “Vội Vang" trong sáng tác của

Xuân Diệu thì việc giảng dạy tác phẩm "Vội Vàng” sẽ dé dang và sẽ có hiệu quả

hơn trong việc giáo dục tình yêu cuộc sống cho học sinh.

Trang 5

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

Chính những suy nghĩ trên đã thôi thúc chúng tôi lựa chọn và đi vào thực hiện

để tài : Triết lý “Vội Vàng” trong sáng tác của Xuân Diệu trước cáng mạng

Tháng Tám.

II GIỚI HAN ĐỀ TÀI VÀ PHAM VI NGHIÊN CUU :

- Trước cách mạng Tháng Tám, ngoài lĩnh vực thơ, Xuân Diệu còn viết văn

xuôi khá thành công; và triết lý “Vội Vàng" đã được ông thể hiện ở cả hai mảng thơ

và văn xuôi Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng triết lý này thể hiện rõ nét nhất qua thể loại thơ, hơn nữa do điều kiện thời gian và nguồn tư liệu không cho phép

chúng tôi khảo sát triết lý 'Vội Vang” của Xuân Diệu trong cả hai lĩnh vực cho nênchúng tôi chỉ xin được đi sâu vào khảo sát triết lý “Vội Vàng” của Xuân Diệu trước

cách mạng Tháng Tám ở lĩnh vực thơ, cụ thể là qua hai tập "Thơ Thơ” và “Gởi

hương cho gió”.

- Do điểu kiện khách quan, nguồn tư liệu dùng để trích dẫn chủ yếu của chúng

tôi là hai tập “Tho Tho” và “Gởi hương cho gió” do Nhà xuất bản Hội nhà văn - Hội

nghiên cứu và giảng day văn học thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1992 Các

nguồn tư liệu khác chúng tôi dùng để tham khảo đối chiếu so sánh trong quá trình

trích dẫn nhằm hạn chế sự sai sót

111 ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CUA LUẬN VĂN :

Đối tượng của luận văn là “Triết lý “VOi Vang" trong sáng tác của Xuân Diệu

trước cách mạng Tháng Tám”, chủ yếu là thể hiện trong thơ Mục đích của luận văn

là sẽ khảo sát một cách có hệ thống toàn bộ triết lý “Vội Vang” trong thơ Xuân Diệu, cụ thể là chúng tôi sẽ thông qua quan niệm nhìn nhận về thế giới, thời gian và

con người của Xuân Diệu để đi vào những nguyên nhân cụ thể dẫn đến triết lý “VOi

Vang” cũng như nêu lên những biểu hiện cụ thé của triết lý ấy Luận văn này

không chỉ dừng lại ở đó mà sẽ đi vào tìm hiểu ý nghĩa của triết lý sống "Vội Vang”trước cách mạng Tháng Tám trong sự chuyển biến tư tưởng thơ Xuân Diệu sau cáchmạng Tháng Tám, đồng thời cũng nêu một số nhận xét của người viết về triết lý

sống này của nhà thơ Xuân Diệu với mong muốn được góp một phan nhỏ tiếng nói

của mình vào việc Om hiểu toàn bộ nội dung thơ Xuân Diệu trước cách mạng Tháng

Tám nói chung và một số bài thơ được giảng dạy ở chương trình PTTH nói riêng,

nhất là việc giảng dạy tác phẩm “Vội Vang” ở chương trình văn học lớp 11.

Trang 6

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

IV LỊCH SỬ VẤN ĐỀ :

Xuân Diệu là một trong những nhà thơ hiện đại được các nhà nghiền cứu chú ý

từ rất s6m và có bài nghiên cứu nhiều nhất Với để tài triết lý “Vội Vàng" trong thơ

Xuân Diệu trước cách mạng Tháng Tám, theo sự hiểu biết hạn hẹp của mình, chúng tôi nhận thấy rằng các nhà nghiên cứu chỉ mới để cập đến một hoặc vài khía cạnh

của vấn để mà thôi Cụ thể như Hoài Thanh đã có nhận xét "Xuân Diệu say đắm

tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời

ngắn ngủi" (23 Tr 106) Vũ Ngọc Phan trong “Nhà văn hiện đại” cũng viết :

“Thơ Xuân Diệu đầm thắm nông nàn nhất trong các nhà Thơ mới" (19.Tr7) Nguyễn

Đăng Mạnh lại cho rằng thơ Xuân Diệu là “niểm khát khao giam cảm với đời”.

Vài năm gần đây, một số công trình nghiên cứu của Lê Tiến Dũng, Lý Hoài

Thu cùng có nhận định tuy cách diễn đạt mỗi người khác nhau

Cũng liên quan đến để tài này, một số nhà nghiên cứu đi vào tìm hiểu thời

gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu, đáng chú ý là bài “Xuân Diệu ~ nỗi ám ảnh

thời gian ” của Đỗ Lai Thúy và "Cảm thức thời gian trong thơ Xuân Diệu trước

cách mạng Tháng Tám ” của Nguyễn Trọng Khánh Đỗ Lai Thúy cho rằng thời

gian đã trở thành “nỗi ám ảnh” trong thơ Xuân Diệu Vì thời gian trôi qua nhanhnên Xuân Diệu phải sống “gấp gáp" “Vội Vàng" cho phù hợp với nhịp thời gian

Nguyễn Trọng Khánh thì nhận xét “để chống lại sự tàn tạ của thời gian, theo thi sĩ

cẩn phải mau lên, phải vội vàng ( ), mô tip giục gid vội vàng gấp gdp xuất hiện

và trở đi trở lại nhiều lần trong thơ Xuân Diệu" (14 Tr14) Một số công trình khác

của Nguyễn Thị Hồng Nam, Lê Quang Hưng cũng cùng chung quan niệm.

Có thể thấy rằng triết lý “V6i Vàng" trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng

Tháng Tám đã được các nhà nghiên cứu chú ý nhắc đến từ rất sớm với nhiều khía

cạnh khác nhau Hau hết, các nhà nghiên cứu này đều cho ring đây là một triết lý

sống tích cực trong xã hội đương thời tuy có nhấc đến một số nhược điểm như ổn ào

trong lối sống tầm thường hóa cuộc sống Tuy nhiên, do việc nghiên cứu của các

công trình vừa kể trên có mục đích khác, lại cũng có thể do khuôn khổ bài viết quá

hep (tạp chí) nên triết lý "Vội Vang” chỉ mới được để cập đến như một nội dung bắt buộc cẩn phải có khi nói về thơ Xuân Diệu trước cách mạng Tháng Tám chứ chưa

trở thành một chuyên luận có hệ thống hoàn chỉnh Trên cơ sở tham khảo ý kiến của

các nhà nghiên cứu, luân văn sẻ cố gắng đưa ra một hướng giải đáp đẩy đủ hơn.

Trang 7

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

toàn điện hơn về triết lý “Vội Vàng” trong thơ Xuân Diệu trước cách mang

Tháng Tám.

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

Triết lý “Vội Vàng” trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng Tháng Tám sẽ được

chúng tôi nghiên cứu theo quan điểm nghiên cứu tổng hợp Cụ thể là chúng tôi sẽ

vận dụng nghiên cứu theo một số phương pháp chính sau đây :

- Phương pháp so sánh :

Nhằm giúp người đọc thấy rõ sự giống và khác nhau vé quan điểm, nhận thức của các thi nhân trước đó (so sánh lịch đại) và các nhà thơ cùng thời (so sánh đồng

đại) với quan niệm của Xuân Diệu để người đọc hiểu rõ hơn về tác giả mà chúng

tôi đang nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê :

Giúp người đọc thấy được sự quan trọng và cẩn thiết của một số lớp từ trong

việc lý giải nhận định.

- Phương pháp hệ thống - miêu tả :

Giúp người đọc thấy được tính logich của vấn để đang được đặt ra trong luân văn.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như phân tích, tổng

hợp trong quá trình nghiên cứu nhằm làm rõ vấn để đặt ra trong luận văn.

VI CẤU TRÚC LUẬN VĂN : Phần I DẪN NHẬP.

1 Lý do chọn để tài

II Giới han để tài và phạm vi nghiên cứu

II Đối tượng và nhiệm vụ

IV Lịch sử vấn để.

V Phương pháp nghiên cứu.

VI Cấu trúc luận văn.

Trang 8

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

Phần II NỘI DƯNG

Chương I Quan niệm của Xuân Diệu về thời gian, thế giới và con người.

1.1 Quan niệm của Xuân Diệu về thế giới và con người

1.2 Nỗi ám ảnh thời gian

Chương II Từ “nỗi ám ảnh thời gian" đến triết lý “Vội Vàng” trong thơ Xuân

Diệu trước cách mạng Tháng Tám.

2.1 Những biểu hiện cụ thể của triết lý “V6i Vàng"

2.1.1 “VOi Vang” sống.

2.1.2 “Vội Vàng” yêu - “Vội Vàng” hưởng thụ.

2.1.3 Những giải pháp cụ thể để khắc phục thời gian.

2.2 Những tìm tdi trong phương thức thể hiện triết ly “Vội Vàng”

2.2.1 Hình ảnh thơ - liên tưởng thơ.

2.2.2 Ngôn ngữ thơ.

2.2.3 Thể - nhịp - vẫn và thanh điệu

2.2.4 Câu thơ.

Chương I] Triết ly “Vội Vang” và sự chuyển biến trong tư tưởng thơ Xuân Diệu

3.1 Ý nghĩa của triết lý “Vội Vàng” trong sự chuyển biến tư tưởng thơ

Xuân Diệu.

3.2 Ý nghĩa của triết lý “Vội Vàng" đối với cuộc sống hiện nay

Phần Ul KẾT LUẬN.

Trang 9

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

CHUONG I:

QUAN NIEM Của XUAN DIEU VE THO! GIAN,

THẾ GIỚI VA CON NGƯỜI

1.1 QUAN NIEM CUA XUAN DIEU VỀ THẾ GIỚI VÀ CON NGƯỜI :

Không phải đến Xuân Diệu hay các nhà thơ giai đoạn 1930 - 1945, thế giới và con người mới trở thành đối tượng để các thi nhân xem xét, đánh giá, nhìn nhận.

Nhưng có điều, các thi nhân trước đó do bị chỉ phối bởi dấu ấn của văn học trung

đại nên cách nhìn nhận của họ có điểm khác so với các nhà văn hiện đại.

Về thế giới, các thi nhân trước đó (cả Trung Quốc lẫn Việt Nam) đều nhìnnhận thế giới có sự vận động đổi thay, nhưng lại đổi thay trong sự tổn tại vĩnh hằngcủa nó, nghĩa là thế giới vận động theo quy luật khách quan, tuần hoàn Hết xuân

sang hạ, thu tan đông sang, cỏ cây đất trời cùng tuần hoàn theo chu kỳ :

Sen tàn cúc lại nở hoa

Sâu dài ngày ngắn đông đà sang xuân

(Truyện Kiểu - Nguyễn Du)

Thế giới của họ là thế giới của nghìn năm, thiên thu, muôn thuở Đám mây

trắng nghìn năm vẫn bay lơ lng trên bau trời, hoa đào mỗi năm lại trổ hoa như cũ.

Thậm chí có đôi lúc thi nhân cảm thấy thiên nhiên như ngừng chuyển động mặc dù

thời gian trôi qua.

Trước sau nào thấy bóng người Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)Thế giới đối với họ bao la, vô cùng vô tận, do đó con người cảm thấy mình bénhỏ, bơ vơ Đôi lúc họ ngậm ngùi, nuối tiếc và thấy buồn thương cho thế sự :

Trang 10

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

Tiền bất kiến cổ nhân

Hậu bất kiến lai giả

Niệm thiên địa chi du du

Độc thương nhiên nhỉ thế ha“?

(Đăng U Châu đài ca - Trần Từ Ngang)

Thế nhưng, diéu đáng lưu ý là tuy thi nhân ngày xưa có ngậm ngùi, nuối tiếc, buồn thương, nhưng họ vẫn giữ được cho mình cái phong cách ung dung, trầm tĩnh.

Đến Thơ mới, không phải cái nhìn này lập tức bị thay đổi Sự thật thì tất cả

những gì thay đổi bên ngoài đều có tác động đến tâm hén và cách nhìn nhận của

con người, khiến cho con người có cách nhìn khác đi về thế giới Xã hội Việt Namđầu thế kỷ XX chứng kiến nhiều cuộc biến đổi sâu sắc về cả kinh tế, chính trị, tư

tưởng lẫn thị hiếu thẩm mỹ dưới sự tác động của văn hóa phương Tây Trong bài

diễn thuyết tại học hội Quy Nhơn năm 1934, Lưu Trọng Lư đã nhận định : “Các cự

ta thích cái bóng trăng vàng vọt trên mặt nước, ta lại chỉ thích cái ánh mặt trời buổi

sáng lấp lánh, vui về đầu ngọn tre xanh Các cụ ta chỉ ưa màu đỏ choét, ta lại ua

những màu xanh nhạt Một dòng máu chảy làm cho các cụ rùng mình thì một quan

tài phát giấy đỏ, lừng thitng di giữa bóng mật trời trưa lại làm cho ta rởn óc Các cụ

bang khudng vì tiếng trùng đêm khuya, ta lại nao nao vì tiếng gà gáy đúng ngo ”

(2 Tr 68) Theo Lưu Trọng Lư, có sự khác nhau như thế bởi vì "Các cụ xưa sống

trong một cuộc đời giản dj, êm dém, sinh hoạt dễ dàng, tiếp xúc tt di cho nên tâm

hồn của các cụ cũng đơn sơ nghèo nàn, phẳng lặng, khô khan như cái cuộc đời của

các cụ" (2 Tr 65 - 66) Lối giải thích nầy tuy có phần gay gất, cực đoan nhưng cũng

phản ánh một phan nào về con người hiện đại Do ảnh hưởng của lối sống phươngTây, tiếp nhận bao nhiêu điểu mới lạ từ cuộc sống nên nhà văn hiện đại không

bằng lòng với những gì mà họ đã được biết được nghe trước đây của ông cha ta

Quan niệm về thế giới đến Xuân Diệu nói riêng và Thơ mới nói chung đã có

nhiều thay đổi Nhưng như đã nói, nó không phải nhanh chóng diễn ra trong một

sớm một chiều, hơn nữa, quan niệm của người xưa về thế giới vận động theo quy

⁄*' Dịch te Ai gui trước đã qua?

Ai người sau ehu 687

Nght troi dit vớ cúng

Mộ! mine HON giọt = (VO (ém Sơn đchJ

10

Trang 11

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

luật tuần hoàn là hoàn toàn đúng Vũ Đình Liên - một nhà Thơ mới ~ cũng đã từng

nhìn nhận thế giới vận động theo quy luật tuần hoàn.

Mỗi năm hoa đào nd

„ Ndm nay hoa đào nở

(Ông Đồ)

Chính Xuân Diệu cũng từng nhìn nhận ánh trăng kia tổn tại với muôn đời :

Trăng vú mộng của muôn đời thi sĩ

(Ca tụng)

Nhưng nhìn một cách tổng thể, Xuân Diệu nhìn nhận thế giới thiên về sự đổi

thay và thế giới ấy gắn lién với sự sống, tình yêu và hạnh phúc của con người Thế giới đổi thay, con người cũng là một thực thể sinh sống trong thế giới nền con người

cũng đổi thay :

Thuyền qua mà nước cũng trôi

Lại thêm mây bạc trên trời cũng bay

Tôi đi trên chiếc thuyén nàyDòng mơ tơ tưởng cũng thay khác rồi.

Cai bay không đợi cái trôi

Từ tôi phút ấy sang tôi phút này.

(Đi thuyền )

Có thể nói đây là bài thơ tiêu biểu thể hiện quan niệm vé thế giới của Xuân

Diệu Lê Tiến Dũng đã tỉnh tế khi nhận ra hai thế giới cùng hiện lên qua bài thơ

này : một thế giới khách thể - thiên nhiên “thuyển, nước, may” và một thế giới

thuộc vẻ chủ thể — con người “dong mơ tơ tưởng” “tôi phút trước” “tôi phút này” Cả

hai thế giới ấy có liên quan chặt chẽ với nhau, Diéu đó cho thấy rằng đến Xuân

Diệu, tác giả không còn đứng bên lẻ của thế giới, tách mình ra khỏi thế giới để nhìn nhận thế giới mà tác giả đã bị cuốn vào vòng quay của sự thay đổi Trong nhiều bài

thơ khác Xuân Diệu đã cay đắng nhận ra sự đổi thay của tuổi trẻ :

= ———

Trang 12

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

Tóc ngời mai mối không còn nữa

Tuổi trẻ khô đi mặt xấu rồi.

(Hư vô)

của tình yêu :

Tình yêu đến, tình yêu đi ai biết

Trong gặp g@ đã có mam ly biệt.

(Giục giã)

của lòng người :

Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn

„ Ai nói trước lòng anh không phản trắc

Mà lòng em sao lại chắc trơ trơ?

(Giục giã)

Trong quan niệm truyền thống, thi nhân tuy nhận ra sự đổi thay của thiên

nhiên, của lòng người, nhưng dường như cái tâm của họ là tâm hướng vào cảnh vật,

vào thiên nhiên, họ nhìn nhận tâm trạng của mình qua thiên nhiên nên chúng ta khó

im thấy ở họ những vẫn thơ viết về sự đổi thay của con người, của tuổi trẻ Nói như

thế không có nghĩa là thơ xưa không nói đến chuyện đổi thay của lòng người Ca dao có câu “Dd sông dd biển dé dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người", Nguyễn

Bỉnh Khiêm cũng có bài “Thói đời" viết về thói đen bạc của lòng người Cần lưu ý

là các bài thơ, câu ca dao vừa nêu ấy lại hướng theo mục đích khác (phê phán thói

đen bạc của cuộc đời), ngược lại quan niệm vé thế giới đổi thay mà chúng tôi đang

để cập, đang khảo sát là sự đổi thay theo quy luật của tự nhiên, quy luật của tạo

hóa, nó không phải do con người tạo ra.

Xuân Diệu, với tâm trạng của một con người hiện đại, một con người sống

trong cuộc sống sôi động, náo nhiệt; đồng thời với cái nhìn, nhãn quan tỉnh vi sâu

sắc, với trang thái thiết tha sôi nổi, Xuân Diệu không dừng lại ở việc nhìn nhận

bước đi đều đặn vô tình của thời gian để rồi buồn thương nhớ tiếc mà nhà thơ còn day dứt bing khuâng đi Om nguyên nhân của sự thay đổi ấy : “U nhỉ? Sao hoa lại

phải rơt"?

12

Trang 13

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

Quan niệm về thế giới thay đổi thì quan niệm vé con người, cuộc sống con

người cũng thay đổi Cái an nhiên bình tĩnh không còn, Xuân Diệu thấy rằng để

sống, con người cẩn phải tự khẳng định mình, phải nhận thức được vị trí và vai trò

của mình trước thế giới ấy :

Ta là một, là riêng, là thứ nhất

Không có chỉ bạn bè nổi cùng ta.

(Hy Mã Lạp Sơn)

Xuân Diệu luôn sống trong phấp phỏm lo âu, hốt hoảng, vội vàng :

Mau ái thôi! Maa chưa ngà chiều hôm.

(Vội vàng)

Quả thật, “thi nhân cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước Chữ

Ta với họ rộng quá Tâm hồn của họ chỉ vừa thu trong khuôn khổ chữ Tôi Đừng tìm

Ở họ cái khí phách ngang tàng của một thi nhân đời xưa như Lý Thái Bach, trong

trời đất chỉ biết có thơ Đến chút lòng tự trọng cần để khinh cảnh cơ hàn, họ cũngkhông có nữa "Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt Cơm áo không đùa với khách thơ”

“Không biết trong khi rên rinhu thế, Xuân Diệu có nghĩ đến Nguyễn Công Trit, một người đông quận chẳng những đã đùa cảnh nghèo mà còn lấy cảnh nghèo làm vui”

(23 Tr 46).

Thế giới luôn thay đổi, nhưng cuộc sống thì tù đọng, tẻ nhạt, “ai lai không

nghe, ít ra là một lần, nỗi đìu hiu của cái Ao Đời bằng phẳng Chúng ta nhảy múa,

gao khóc quay cuông để cho có việc, nếu không, ta sẽ thấy một sự vắng vẻ vô cùng

thê lương” (4 Tr 140) Con người phải biết vượt ra khỏi cái “Ao Đời bằng phẳng”

đó:

Long rộng quá không chịu khung nào hết

Chân tự do đạp phăng cả hàng rào

Ta mong hồn treo lên nhitng đình cao

Để hóng gió của ngàn phương thổi tới.

(Mênh mông)

13

Trang 14

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

Chẳng những thế, con người cần phải sống hết mình vì thực tại, dù thực tại có

mong manh :

Nhung nghĩ lại sống vẫn là hơn chếtGần hơn xa yêu mến: ngọt ngào thay!

(Lời thơ vào tập gửi hương )

Mà đã sống thì phải yêu, phải giao hòa giao cảm với đời, phải sống hết mình

vì cuộc đời :

Làm sao sống được mà không yêu

Không nhớ không thương một kẻ nào.

Nhưng càng khao khát, càng hăm hở, càng muốn giao cảm với đời thì Xuân

Diệu lại càng bị ám ảnh trước bước đi của thời gian.

1.2 NỖI ÁM ẢNH THỜI GIAN :

Cũng không phải đến Thơ mới, các thi nhân mới thang thốt giật mình trước

bước đi của thời gian "Với thơ, thời gian nghệ thuật gắn liên với nguồn cảm hứng

sáng tạo của thi nhân bởi hình tượng thơ là hình tượng của thời gian Sự cảm thụ

thời gian trong thơ chính là mối rung động của nhà thơ trước sự tổn tại của mỗi cuộc

đời và ý nghĩa chung của đời sống nhân sinh Cái tâm của nhà thơ càng nặng nỗi

dau đời thì sự khắc khodi thời gian càng lớn" (26 Tr 86) Thời gian là một đại lượng

vô hình, tổn tại khách quan ngoài ý thức của con người, thời gian dim đạp lên tất

cả mọi uy quyển, bất chấp sau lưng nó bao tiếng hờn than, trách móc Trong nhậnthức của con người, thời gian gấn liền với sự nghiệp và tuổi trẻ :

Thoi đưa ngày tháng ruổi mau

Người đời thấm thoát qua màu xuân xanh

(Chỉnh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm dịch)

Thời gian cũng góp phan làm nên sự đổi thay của thế giới và con người Đâu

có gì tổn tại mãi với thời gian! Hạ Tri Chương xa qué nhà đã bao năm, khi ra đi tóc

hãy còn xanh, ngày trở về râu hạc trắng Đứng trước quê nhà, thi nhân cay đắng

nhận ra số phận bi thương của mình : quê hương vẫn còn đó, giọng nói vẫn còn đây,nhưng mình giờ đây đã trở thành kẻ xa lạ ngay trên mảnh đất yêu thương :

14

Trang 15

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

Thiếu tiểu li gia lão đại hỗi

Hương âm vô cải mấn mao tôi

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiếu vấn: “ khách tòng hà xứ lai”?

(Hồi hương ngẫu thư) '®

Vì thời gian đối lập với công danh, với tuổi trẻ con người nên đôi lúc thi nhân

xưa muốn níu kéo thời gian quay trở lại, hoặc có đôi lúc họ cảm nhận thời gian theochiều dài của nỗi nhớ.

Khắc chờ đằng đẳng như niên

Mối sâu dằng dặc tựa miễn biển xưa

(Chỉnh phụ ngâm)

Tuy nhiên, “trong thơ cổ, dit budn vui hay đau đớn thì con người trữ tình vẫn

giữ cách biểu hiện trầm tĩnh, ung dung và thường lặng lẽ, những tâm trạng mang

tính “phi thời gian” của con người đã hòa nhập vào cái tôi vô tận của vũ trụ và vĩnh

hằng của thời gian" (1 Tr 79).

Thơ mới cũng còn mang quan niệm này Nhưng điểu khác biệt cẩn nhìn nhận

là thi nhân hiện đại tách minh ra khỏi thế giới tự nhiên Diéu này có nghĩa là họbuộc phải nhìn nhận thời gian không hể phụ thuộc vào mình, thời gian có nhịp sống

riêng của nó mà không ai có thể đảo ngược hoặc kéo dài thời gian ra được

Trong đội ngũ các nhà Thơ mới, có lẽ Xuân Diệu là người duy nhất dành một

bộ phận không nhỏ sáng tác của mình để bàn về thời gian Sự cảm nhận thời gian

trong thơ Xuân Diệu bất nguồn từ nét đặc sắc trong quan niệm và tư tưởng nghệ

thuật độc đáo của ông Thời gian trong thơ Xuân Diệu không phải chỉ được nhìn

nhận một cách chung chung mà nó đã được ông nâng lên và trở thành một tư tưởng

mang ý nghĩa triết học Đối với Xuân Diệu, thời gian đã trở thành “ndi ám ảnh" (Đỗ

Lai Thúy) ''!à kẻ thù đáng gờm nhất" (Nguyễn Đăng Mạnh) là nỗi đau luôn đằng xé

trong tâm hồn nhà thơ trong thời kỳ trước cách mạng Tháng Tám

** Oleh thơ Gib mới ví faa ~ bá khắp no

Giesg quê chẳng đổi lộc mại chui

Trẻ com g© sắp không que bit

Cười hội “WW 43s khích đếa chor

(NgyỄn Hà dich)

Trang 16

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

Xuân Diệu quan niệm thời gian giống như một thực thể hoạt động đêm ngày,

chuyển động liên tiếp với một tốc độ khá nhanh :

Nước trôi vô tri

Vô tình thuyền di (Thời gian)

Hoặc thời gian cũng giống như ngọn gió không ngớt thổi giữa đêm ngày :

Ngọn gió thời gian không ngớt thổi

Giờ tàn như những cánh hoa rơi.

Thời gian, một mặt là đại lượng tổn tại khách quan tổn tại vĩnh viễn cùng với

sự vĩnh hing của đất trời Nhưng mặt khác, nó lại gắn lién với sự sống của đời

người Thời gian trôi qua một phút thì sự sống của đời người cũng một phút mất đi.

Ý thức vé sự ngắn ngủi của kiếp người trước thời gian được Xuân Diệu miêu tả hết

sức độc đáo :

Thời gian rót từng giọt buôn tê tái

Sự sống đi như hương bả hoa chiêu.

Có lẽ trong nhận thức của Xuân Diệu, thời gian cũng mang đến cho mình, cho

đời niém vui, tình yêu và tuổi trẻ.Xuân Diệu đã bày tỏ tâm trạng của mình trong

trường ca : “Voi lòng tôi, trời đâu chỉ có hai mùa ; Xuân với Thu hai maa đặc biệt ý

nhị, hai mùa có bình mink” (1 Tr 80) Ít ra, theo Xuân Diệu, chính sự tuần hoàn củathời gian, sư trở lại của hai mùa Xuân và Thu, đã mang đến cho người đời tình yêu

l6

Trang 17

Luận văn tốt nghiệp Triết ly “vội vàng”

và tuổi trẻ Nhưng thời gian cũng làm cho tình yêu, thiên nhiên, sự sống dẫn đi vào

sự chia ly, khô héo.

Những chút hẳn buôn trong lá rụng

Bị nhầu ai tưởng dưới trăm chân

Bông hoa rứt cánh, rơi không tiếng

Chẳng hái mà hoa cũng hết dẫn

„ Ở nhỉ? Sao hoa lại phải rơi

Đã xa, sao lại cứ yêu hoài Thực là dj quá Mà tôi nữa!

Sao nghĩ làm chỉ chuyện nhạt phai.

(Ý thu)

Đọc các câu thơ trên cùng với bài "Tiếng gió” “Giờ tàn" chúng ta thấy bao

trùm cả một quan niệm vẻ thời gian của Xuân Diệu Không phải ngẫu nhiên mà nhà

thơ nói đến các hàng cây rụng lá bên đường, những bông hoa khô héo rụng rời khi

có làn gió thổi đến Và sâu sắc hơn khi Xuân Diệu nhận ra sự đổi thay của đất trời

khi thời tiết bất đầu đi vào thời giao chuyển :

Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh

Những luéng run rẩy rung rinh lá Đôi nhánh khô gây xương mỏng manh.

(Đây mùa thu tới)

Chỉ có một thái độ quan sát tỉnh tế, một năng lực giao cảm tuyệt vời trước

bước đi của thời gian mới thấy được sự đổi thay từng chút một của màu sắc, mới

thấy được cái rùng mình của lá trước con gió se lạnh buổi đầu thu Có thể thấy Xuân Diệu đã cảm nhận sự vận hành của thời gian qua hình ảnh của mùa thu hết

sức độc đáo.

Nhưng nỗi đau đớn nhất của Xuân Diệu trước quy luật thời gian là nỗi đau về

sự sống của con người Xuân Diệu có một cách nhìn khá tích cực về cách ứng phó

17

Trang 18

Luận văn tốt nghiệp Triết lý "vội vàng”

của con người trước quy luật thời gian Do bất bình với xã hội đương thời, các nhà

Thơ mới thường quay vé với quá khứ tươi đẹp ngày xưa Diéu đó có nghĩa là thời

gian trong thơ của họ là thời gian hoài niệm, thời gian trong tâm tưởng, thời gian phi

thực tế Ta có thể thấy rõ điểu đó qua những vần thơ của Nguyễn Nhược Pháp, Vũ

Đình Liên, Chế Lan Viên đến Xuân Diệu, thời gian của ông là thời gian thực tại

Thời gian thực tại trong cảm nhận của Xuân Diệu là thời gian của sự chia ly,

đổi thay, tan vỡ Ái tình, sắc đẹp, tuổi trẻ, lòng yêu cuộc sống cũng sẽ trôi qua theo

thời gian :

Tình gió thổi màu yêu lên phấp phới

Nhưng đôi ngày tình mới đã thành xưa.

(Giục giã)

Xuân đến rồi đi theo quy luật tuần hoàn Nhưng đã ai dám chắc xuân năm nay

vẫn y nguyên như xuân năm ngoái? Hết đêm rồi lại đến ngày, nhưng trong cái nhìn

của người hiện đại, ngày hôm nay phải có cái g) đó khác đi so với ngày hôm qua, và

ngày mai cũng sẽ khác đi so với ngày hôm nay mặc di chưa biết ngày mai mưanắng thế nào chăng nữa.

Bởi thời gian không ngừng lưu chuyển, con người không thể thay đổi hoặcquay ngược được thời gian nên ta thấy Xuân Diệu đếm thời gian dẫn trôi qua trong

từng giây phút :

Giờ biệt ly cứ đến dẫn từng phút

Chúng tôi thấy đã xa nhau một chút.

(Biệt ly êm ái)

Xuân Diệu không chờ cái đã qua, đã mất, đã bị hủy hoại mới hoài niệm về nó

mà ông hoài niệm nuối tiếc ngay cả khi mình đang có trong tẩm tay Xuân Diệu

cũng không chờ mong vào kiếp sống ngày mai bởi lẽ theo ông, mọi vật đều là một

cá thể duy nhất không có sự tuần hoàn, không lập lại, không có kiếp sống của

ngày mai :

Trang 19

Hoa nở để mà tàn

Trăng tròn để mà khuyết Bèo hợp để chia tan

Người gắn để ly biệt

(Hoa nd để mà tan)

Có thé thấy rằng “tới Xuân Diệu, thời gian là một lực đẩy cực mạnh tạo nên

những luôn rung động đặc biệt trong cảm hứng sáng tạo, thôi thác ông viết nên

nhiều câu thơ vừa có sức khái quát vừa sinh động gợi cảm” (26 Tr 92) So với các

nhà thơ khác trong phong trào Thơ mới, “chỉ có ông là người đã mở ra một khuynh

hướng tìm tòi về thời gian với tư cách là một phạm trù triết học Từ đó tạo ra một

quan hệ nhân quả biện chứng về thời gian - Đời người - Nhịp sống rất hiện dai”

(26 Tr 92 ~ 93).

Đến Xuân Diệu, thuyết luân hồi, sống an nhiên đợi chờ quy luật của cuộc sống

không thể trở thành phương châm cứu cánh Một khi con người đã ý thức được một

cách sâu sắc quy luật tất yếu nhưng vô cùng nghiệt ngã của thời gian cùng với cái

hữu hạn của kiếp người trước sự vĩnh hằng của thế giới thì con người buộc phải lựa

chọn cho mình một phương thức để sống và tổn tại ngay trong ngày hôm nay và trên

cỗi đời này.

THƯ- VIÊN

Thu ương Pasi Hoc Su Pham

VO Ce che nateee

19

Trang 20

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

CHƯƠNG H

TU “NOI AM ANH THO! GIAN” ĐẾN TRIẾT LÝ

"VỘI VÀNG” TRONG THO XuâN DIEU TRưỚC

CáCH MANG THANG TAM

Xuân Diệu - một hồn thơ néng nàn manh liệt, một hồn thơ chan chứa tinh đời,một trái tim đẩy niểm yêu thương cuộc sống - đứng trước quy luật của cuộc sống,

trước dòng chảy của thời gian cũng phải lựa chọn cho một phương thức sống, một

triết lý để hành động Và, triết lý sống của nhà thơ là triết lý “Vội Vàng".

Triết lý được bất đầu bằng sự nhận thức, nhưng nhận thức ấy phải trở thành

một hệ thống mang tính chất lý luận triết học, tức là nó phải phản ánh được quy luật

chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy Sở di quan niệm “V6i Vàng” của Xuân

Diệu được nâng lên thành một triết lý sống bởi quan niệm ấy được xây dựng trên sự nhận thức mang tính chất triết học vé con người, thời gian và thế giới : Con người

không ai tránh được quy luật sinh — lão - bệnh - tử cũng như “Không ai có thể tắm

hai lần trên một dòng sông", “ay “Tuổi trẻ chẳng hai lẫn thắm lại" Dựa vào quy luật triết học ấy, Xuân Diệu đã để ra cho mình một triết lý sống là phải “V6i

Vàng”

“V6i Vàng" có nghĩa là gấp rút, là cần kíp, đây là trạng thái đòi hỏi cần phải

hành động ngay lập tức, nếu không thì sẽ bị trể ndi, sẽ bỏ lỡ mất cơ hội để thực

hiện Triết lý “Vội Vàng" của Xuân Diệu đã khẳng định con người ở đây giành

quyển chủ động của mình trước quy luật của cuộc sống, nó không chấp nhận những

gì bị áp đặt, không chấp nhận kiểu an phận chờ thời Điểu đáng lưu ý trong triết lý

sống vôi vàng của Xuân Diệu là tác giả không chỉ có “Vội Vàng” trong nhận thức

mà tác giả đã còn “V6i Vàng" trong cả hành động, tức là Xuân Diệu ở đâu và bao

giờ củng "Vội Vàng” sống, "Vội Vàng” yêu và "Vội Vàng” cả trong hưởng thụ

Xuân Diệu đã thể hiện điều đó qua sáng tác của mình trước cách mạng Tháng Tám

20

Trang 21

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

2.1 NHUNG BIỂU HIỆN CỤ THỂ CUA TRIẾT LÝ “VỘI VÀNG":

Ham sống, khao khát sống là ước muốn lớn nhất của tâm hồn Xuân Diệu.

Đứng trước dòng chảy của thời gian, Xuân Diệu thấy rằng muốn được hưởng hết

những gì mà cuộc đời đang có thì chỉ có một con đường duy nhất, đó là sống

"Vội Vàng".

2.1.1 “Vội Vang” sống :

2.1.1.1 Sống đây là sống nơi trần thế Trước thé giới đổi thay, trước thời giantrôi chảy, trong khi đa số các nhà thơ cùng thời mdi mê lẩn tránh vào mông mơ tiên

cảnh hoặc tìm về với quá khứ xa xưa thì Xuân Diệu lại lấy “thanh sắc trần gian"

làm điểm tựa cho mình Với Xuân Diệu, cuộc đời dẫu có diễn ra bao cuộc bể đâu

biến đổi, kiếp sống của con người dẫu có hữu han theo quy luật sinh lão bệnh

-tử của tự nhiên thì ông vẫn không lẩn trốn cuộc đời Dẫu cuộc đời này không cónghĩa "đời có nghĩa gì đâu” nhưng Xuân Diệu vẫn quyết g4n mình vào cuộc sống

nơi trần thế :

Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn

Làm dây đa quấn quýt cả mình xuân

Không muốn di mãi mãi ở vườn trầnChân hóa rễ để hút màa dưới đất

(Thanh niên )

"Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người, lâu thơ của ông

xây dựng trên đất của một tấm lòng tran gian" (14 Tr1?) Khi Thế Lit “còn nuôi

giấc mộng lên tiên", thì Xuân Diệu lại "đốt cảnh Bong Lai và xua ai nấy về hạ giới”

(23 Tr30) Theo Xuân Diệu, chỉ có cuộc sống ở trẩn gian mới thật sự có ý nghĩa.

Cũng có lúc Xuân Diệu mơ về cõi xưa nhưng chính cái cõi xưa ấy vẫn không làm

cho ông thỏa mãn Cuối cùng, nhà thơ quay về với hạ giới, trở về nơi ông sinh ra và

lớn lên, nơi đã để lại cho ông nhiều niềm vui nổi buồn, nơi đã gắn chat trái tim ông

với trái tim của nhân loại Xuân Diệu muốn “hdu rể", muốn tận hưởng mật ngọt của

trần gian.

Ai bảo rằng trời chỉ có ở tận trên cao, với Xuân Diệu, có cả sự tổn tại của "trời

dưới đất" (Dan than mai để kiếm trời dưới đất - Đại khờ).

2!

Trang 22

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

Dẫu biết rằng đó là hành động “dai khờ", một hành động tưởng chừng như vớvan, nhưng cái vớ van ấy lại được bắt nguồn từ hiện thực ; một con người muốn đi

tìm cái đẹp, tim chân lý sống giữa trần gian này Điều đó há không đáng trân trọng

hay sao?

Hon nữa, trong mắt của Xuân Diệu, cuộc sống này cũng đâu kém phần thi vi.

Nó giống như một thiên đường, chỉ có điều thiên đường ấy được hình thành ngay

trên mat đất Này đây hoa thơm trái ngọt của mùa xuân, này đây khúc hát của niềm

vui tuổi trẻ:

Của ong bưm này đây tuân tháng mậtNày đây hoa cảa đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình sỉ

Và này đây ánh sáng chớp hàng mỉ

Mỗi sáng sớm thẩm vui hằng gõ citaTháng giêng ngon như một cặp môi gắn

(Vội vàng)

Qua lăng kính chủ quan của nhà tho, ong bướm có “tuần tháng mật", hoa đồng

nội "xanh rì" tran đẩy sức sống, và cành tơ cũng “phd phất” “reo vui” Hoa cỏ thiên

nhiên dường như cũng có ái ân, có tình yêu, có lứa đôi hạnh phúc.

2.1.1.2 Thế nhưng, tạo hóa đâu có sinh con người để mãi mãi hưởng thú vui

tươi ở chốn trần gian? Đời người có hạn, tuổi xuân ngắn ngủi, mọi thú vui hạnh phúc

ở trần gian sẽ đi vào sự tàn phai chia cách Bằng cảm nhận của riêng mình, Xuân

Diệu nhận thấy thiên đường ấy không tổn tại vinh viễn ấy cùng với thời gian Cuộc sõng không thể giữ lại những gi tươi nguyên đẹp dé như lúc mới bắt đầu hình thành

mà nó sẽ nhanh chóng đi vào sự già nua, tần tạ :

Xuân đương tới nghĩa la xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân đã gia

Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.

( Vội vàng )

Trang 23

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

Thế giới trước mắt của Xuân Diệu bao giờ cũng đang ở dạng vận động thay— —

đổi, thay đổi trong từng giây phút một Mọi sự vật không hé tổn tại ở một dạng nhất

định, khi nó đang hình thành ở trạng thái này thì cũng là lúc nó đang bất đầu chuyển

sang một trạng thái khác Vì thế, chưa vui vì cảnh đẹp buổi sớm mai, Xuân Diệu đã

vội buồn khi nghĩ đến cảnh chiều tà Xuân đang tới chưa kịp vui vẻ đón chào, nhà

thơ đã vội nghĩ đến cảnh xuân sẽ ra đi và mùa hè đến Vì vậy, Xuân Diệu luôn luôn

buộc mình "không chờ nắng ha mới hoài xuân", không chờ khi đánh mất mới hoài

niệm tiếc nuối, Xuân Diệu luôn muốn nắm giữ và muốn tận hưởng nó và đồng thờicũng hoài niệm về nó ngay từ khi nó mới bắt đầu hình thành

Thời gian là kẻ thù đáng sợ nhất của con người Thời gian cứ vô tình lặng lẽ trôi qua bất chấp mọi trở ngại Mọi vật ở trên đời cũng quay cùng thời gian Nhưng

đất trời còn có sự tuần hoàn, ngược lại tuổi trẻ của con người vĩnh viễn một đi

không trở lại.

Mỗi năm xuân đến mỗi lần

Thiêu quang chín chục xoay vẫn chẳng sai

Ngày xuân còn mãi không thôi

Tuổi xuân ai dễ xanh rồi lại xanh

(Vui xuân — Tản Đà)

Xuân Diệu cũng đã nhiều lần nhắc đến thời gian của tuổi trẻ :

Nói làm chỉ rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.

(Vội vàng)

Mười chín tuổi! Chẳng hai lẫn hoa nở

(Đẹp)

Ta đã bất gập một Hồ Xuân Hương ngao ngán thở dài cho duyên phận ham hiu

của mình trước tuổi trẻ dẫn trồi :

Ngán nỗi xuân đi xudin lại lai

Manh tình san sé ti con con,

(Tự tình )

23

Trang 24

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

Ta cũng từng chứng kiến một Tản Đà giật mình hốt hoảng khi xuân đã về mà

sự nghiệp vẫn long đong :

Xuân xưa Hàng Long cờ bay

Thoi đưa ngày tháng đã đây mười năm

Biết bao ra Bắc vàaNam

Bức thư dé rách đã cam khó lòng

Văn chương chút nghĩa đèo bòng

Thuyên không tay lái vững vàng được sao

Ngày xuân thêm tuổi càng cao

Non xanh nước biếc càng ngao ngán lòng.

(Xuân tứ)

Đến Xuân Diệu, nhà thơ lại bâng khuâng luyến tiếc vì mình chưa kịp hưởng tất

cả mọi vẻ đẹp của cuộc sống Nhà thơ cay đắng nhận ra hiện thực phủ phàng của

quy luật cuộc sống :

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trễ của nhân gian

Nói làm chỉ rằng xuân vẫn tuần hoànNếu tuổi trẻ chẳng hai lan thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.

(Vội vàng)

Với tâm trang ấy, nhà thơ nhận thấy thiên nhiên cũng nhuốm cảnh “chia ly”

"tiến biệt” khi nhìn thấy cảnh vật phai tan, ly cách :

Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa.

(Vội vàng )

24

Trang 25

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

Nhưng Xuân Diệu không bằng lòng với việc ngồi chờ năm tháng dần qua, nhà

thơ thấy mình cẩn phải sống với một trạng thái khác : vội vàng, giuc giã, thực hiện

ngay mọi ước muốn của minh để cho kịp với nhịp thời gian ;

Mau với chứ, vội vàng lên với chữ

Em em ơi, tình non đã già rồiCon chim héng, trái tim nhỏ của tôi

Mau với chủ, thời gian không đứng đợi!

(Giục giã)

Mau đi thôi! Mùa chưa ngã chiêu hôm — (Vội vàng)

Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai (Giục giã)

Như vậy thái độ vội vàng sống của Xuân Diệu đã bộc lô không chỉ ở tâm lý

tiếc nuối tuổi xuân, tiếc nuối sự sống mà còn ở thái độ chạy đua với thời gian để mà

sống với day đủ ý nghĩa của từ này

Đối với con người lãng mạn, cuộc đời không có gì say mé và thú vị hơn là ái

tình Với họ, “di tinh là thần tượng của cuộc sống, là nguồn an ui cho cuộc sống, là

những gì thiêng liêng vũ trụ ban tặng cho loài người" (2 T294) Do đó, chúng ta

cũng sẽ chẳng ngạc nhiên khi thấy Xuân Diệu “V6i Vàng” trong cả tình yêu và

hưởng thu.

2.1.2 “Vội Vang” yêu, “Vội Vang” hưởng thụ :

2.1.2.1 Chuyện tình yêu là chuyện của trái tim, mà đã là của trái tim thì mỗi

trái tim có một nhịp đời riêng của nó Thế giới này tổn tại bao nhiêu sắc màu thìtình yêu của con người cũng tồn tại bấy nhiều màu sắc

Theo Xuân Diệu, tình yêu giống như sợi tơ mành mỏng manh, chỉ cẩn một cơn

gió nhẹ thoảng qua hoặc một cử động nhỏ cũng sẽ làm cho sợi tơ ấy cãng đứt Sợi tơ

mỏng manh thế kia làm sao bén chặt trước thời gian, trước bao gió tấp mưa sa của

cuộc đời Nhưng tình yêu cũng vốn rất trừu tượng Có lúc tưởng chừng như bền chat

muôn đời không gi cất đứt nổi tuy rằng có lúc nó mỏng manh dé vỡ như pha lẽ Ai

biết được nó sẽ vở tan từ lúc nào mặc dù người đời vốn luôn giữ gìn nâng niu, trân

trong! Cũng vì lý do dy, Xuân Diệu muốn ban tang và được ban ting tình yêu ngay

trong giây phút này, giây phút còn được sống, còn được yêu :

Trang 26

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

Tiếc nhau chỉ mai mốt đã xa rồi 7

Xa là chết, hãy tặng tinh lic sống ⁄

(Tặng thơ)

Thật ra, không phải đến Xuân Diệu, tư tưởng sống gấp, sống vội trong tình yêu

mới được bộc lộ Ở phương ngay từ thời Phục Hưng, khi con người buộc phải

giải thoátkhỏi tình trạng sống Kiếc kỉ, khắc duc, từ bỏ mọi lạc thú của cuộc đời của

nhà thờ Trung Cổ thì tư tưởng sống gấp sống vội, sống hưởng thụ đã xuất hiện Các

nhà thơ thời kỳ này kêu gọi con người hãy sống hết mình vì tình yêu, vì tuổi trẻ.

Tình yêu, theo họ, không có ngày mai, hãy biết tận hưởng tuổi thanh xuân ngay

ngày hôm nay :

Hơi đâu mà đợi ngày mai

Hoa hông hãy hái ngay ngày hôm nay.

(Đoản khúc tặng Hê len - Rông xa)

Này cô thiếu nữ xinh tươi

Hoa hồng đang độ hãy thời hái đi

Kéo rỗi sẽ có một khi

Tuổi thanh xuân hết, hoa kia căng tàn,

(Những đóa hồng - Balp)

Chủ nghĩa lãng mạn cũng đi vào khẳng định tình yêu và hạnh phúc của con

người Tuy nhiên, khác với các nhà thơ phục hưng, nhà thơ lãng mạn khẳng định tình

yêu không nhằm vào mục đích đấu tranh xã hội mà tất cả đều nhầm vào tình cảm

cá nhân của mình, tức ở đây con người muốn khẳng định mình theo quan điểm cá

nhân chủ quan : Yêu gấp, yêu nhanh nhằm theo kịp với nhịp thời gian, sống sao cho

thỏa với khát vong của đời người ngắn ngủi

Lamartin - nhà thơ lãng mạn của Pháp mà Xuân Diệu yêu thích và ít nhiều

chịu ảnh hưởng - cũng đã từng viết lên những vấn thơ kêu gọi yêu đương :

26

Trang 27

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

Hãy yêu đi, hãy yêu di năm tháng vội vàng

Nhanh lên chứ, vui chơi đi

Đời người không chốn đợi, thời gian không bến bờ

Dang trôi nhanh và chúng ta sẽ di qua.

Sang Việt Nam, đến thời kỳ Thơ mới, đặc biệt là đến Xuân Diệu, chúng ta sẽ

bắt gap nhiều câu thơ thể hiện ý tưởng này Như vậy, Xuân Diệu chính là nhà thơ

tình Việt Nam đã “phục hưng” lại các tâm lý vội vàng yêu của những Rông xa,

Balp, Lamartin một cách nồng nhiệt và táo bạo.

2.1.2.2 Xuân Diệu tự nhận mình là kẻ đa tình, xem tình yêu là nguồn sống

Để nhấn mạnh thêm điều này, tác giả không ngần ngại khi nói với mọi người rằng :

Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổiLic chưa sinh, vơ van giữa dòng đời

(Đa tink)

Yêu rất nhiều nhưng Xuân Diệu không đợi chờ, không mong tưởng đến tình

yêu vĩnh cửu, vì ông thấy rằng tình yêu ấy sẻ không hể có Ông mong ước con

người hãy đến với nhau, hãy yêu nhau đi dù đó chỉ là giây phút ngấn ngủi :

Và hãy yêu tôi một giờ cũng đã

Mội giây cang cam, một chút cũng đành

(Lời thơ vào tập gửi hương )

Mo miệng vàng và hãy nói yêu tôi

Dầu chỉ là trong một phát mà thôi

(Mời yêu)

27

Trang 28

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng"

Nói đến tình yêu, người ta thường nghĩ đến tình yêu vĩnh cửu, tình yêu lâu dài,

tình yêu đi đến hôn nhân Có lẽ khi yêu, Xuân Diệu cũng nghĩ đến diéu đó Nhưng

thực tế nhà thơ hoàn toàn rơi vào trạng thái cô đơn, luôn cảm thấy mình không được

người yêu đáp lại nên mới thốt ra những lời thơ thiết tha đến thế

Thi sĩ quan niệm tình yêu và tuổi trẻ là "phần ngon nhất của cuộc đời" VớiXuân Diệu, yêu là một hành động sống mãnh liệt, là một cách mang lại niềm vui và

_ sự sống đến cho cuộc đời trong lúc cuộc đời vốn “diu hiu như dặm khách" :

Tôi vốn biết cuộc đời thường dam bac

Nên mang theo từng suối rượu ngudn tình

Đem mến yêu làm cho cảnh thêm xinh

Cử phong nhã để cho người bớt tục

Để lây lửa chuyển những lòng giá đúc

Phải ấm lên vì bắt chước tôi nông

Để bừng tia trong những mắt tê đông

Và gon nhịp khiến hôn lười phải thức

ĐỂ giục tiếng chim của niém rao rực

ĐỂ thay cánh rụng của nỗi phai tàn

Để tươi cười mà âu yếm nhân gian

Tôi có sẵn một mặt trời giữa ngực.

(Chỉ ở lòng ta)

Xuân Diệu không tin tưởng vào tình yêu ngày mai vì tình yêu cũng giống như

bao sư vật khác không tồn tai vĩnh viễn trong cuộc đời Có để rồi không còn để rồi

mất, gap gỡ dé rồi chia ly Đây cũng là quan niệm chung của phong trào Thơ mới : Yêu nhau nhưng không mong gì có được hôn nhân, mà có lẻ họ cũng không hé nghĩ

đến hôn nhân Lưu Trọng Lư đã nói : "Cái tình của các cụ (tức của thí sĩ ngày xa

-TH) thì chỉ là sự hồn nhiên, nhướng đổi với ta thì trăm hình muôn trạng Cải tình say

ddm, cái tình thoảng qua, cái tình gan gui, cai tình xa xôi, cái tình chân thật, cdi

tinh do mộng cái tình ngây thơ, cái tình già dặn, cái tình trong giây phát, cái tình

28

Trang 29

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

ngàn thu” (2 Tr68) Thơ Xuân Diệu trước cách mang Tháng Tám thường miêu tả

tình chốc lát, tình tình cở, tình thoảng qua, tình giây phút Nhà thơ quan niệm rằng :

Cuộc đời cũng đìu hiu như dặm khách

Mà tình yêu như quán trọ bên đường

Mái tranh tàn đỡ rét một đêm sương

Và nước lã mát xoàng đôi buổi nắng.

(Chỉ ở lòng ta)

Chỉ có duy nhất một bài thơ Xuân Diệu để cập đến “tinh mai sau" Nhưng hóa

ra cái mai sau ấy không phải là tình yêu vĩnh viễn lâu dài mà nó là tình sau

khi chết.

Vì không tin tưởng rằng tình yêu còn mãi nên nhà thơ hối thúc người yêu hãy

sống hết mình cho những gì đang có, đáng sống trong ngày hôm nay :

Nắng mọc chưa in, hoa rụng không ngờ

Tình yêu đến, tình yêu đi ai biết

Trong gặp gỡ đã có mdm ly biệt

Những vườn xưa nay đoạn tuyệt đấu hài

Gấp di em, anh rất sợ ngày mai Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn.

(Giụe giã)

Cần chỉ biết ngày mai hay bữa trước Cẩn hôm nay thì yêu dấu là nên

„ Gặp nhau đây, ai biết tự thời nao;

Xa nhau nữa, ai đoán ngày tái hội!

(Moi yêu)

Cũng chính vì không tin vàosự bén vững của tình yêu, Xuân Diệu cầng rơi vào

trang thái cô đơn, thất vọng Nhà thơ không tìm được cho mình một tình yêu địch

*

29

Trang 30

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

thực, một tình yêu mà ở đó có sự hòa hợp giữa hai tâm hén Càng cô đơn chấn nản,

Xuân Diệu càng “V6i Vàng" trong hưởng thụ Đúng là :

“Trước cuộc đời kỳ diệu - nhà thơ (Xuân Diệu - T.H) cuống quýt đón nhận.

Trước thời gian trôi chảy, sự vật đổi thay, nhà tho càng quan lên, giẫy lên hodng

hốt" (20 Tr 170).

2.1.2.3 Trong cách ứng xử với đời, với tình yêu, Xuân Diệu có hướng đi khác

sơ với các nhà thơ đời trước và cùng thời Trong thơ Việt Nam trung đại, dường như

Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên nâng cái vui nhàn hưởng lạc lên thành một triết

lý Đối tượng mà Nguyễn Công Trứ hướng tới gần như tất cả : từ thiên nhiên chođến cẩm, kỳ, thi thu, kể cả việc đánh tổ tôm, hát 4 đào ông cũng không từ chối Với

ông, cuộc đời cũng giống như chiếc bóng, như mây nổi, con người phải biết vui chơi

hưởng lạc, nếu không sẽ bị thua thiệt :

Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi bấy

Nếu không chơi thiệt ấy ai bù

(Chơi xuân kẻo hết xuân di)

Xuân Diệu thì khác, ông không thả hén mình vào trong men rượu ngây ngất, củng không mơ tưởng đến khói thuốc phiện đẩy hương thơm quyến rủ, nhà thơchỉ muốn mở rộng lòng mình ra với đời, muốn thay đổi cùng với sự đổi thay của

nhịp đời :

Lòng cũng quay vời theo bánh xe

Chờ người yểu điệu áo sầu che

Hôm nay, chắc ngựa dừng sau trúc Bên nọ chân trời chuyển gió se

(Gặp gió)

Lẫn với đời quay, tôi cứ di

Người ngoài không thấu giữa lòng sỉ Căng như xa quá nên ta chỉ

Thấy núi yên như một miếng bìa.

(Núi xa)

30

Trang 31

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

Bánh xe cuộc đời quay mãi không dừng, tốc độ quay đôi lúc nhanh đến chóngmặt Con người dù có muốn nhưng cuối cùng vẫn không theo kịp nhịp quay của

dòng đời Xuân Diệu muốn sống mãi với cuộc đời nhưng thời gian lại là vũ khí giết

đi ý muốn ấy Do đó, Xuân Diệu muốn tuyên chiến với hóa công khấc nghiệt vôtình, muốn tước đoạt mọi quyển nang của tạo hóa, muốn đi ngược lại quy luật của

tự nhiên để được giữ mãi cuộc đời trong vòng tay mình :

Tôi muốn tắt nắng ái Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay ái

(Vội vàng)

Trong khi đó Chế Lan Viên lại có ước muốn được quay về với những gì tốt

đẹp của quá khứ xa xôi :

Ai đâu trở lai mùa thu trước

Nhật lấy hộ tôi những lá vàng

Với của hoa tươi muôn cánh rã

VỆ đây đem chắn nẻo xuân sang.

(Xuân )

Xuân Diệu còn muốn tận hưởng cuộc đời bằng tất cả các giác quan của mình.

Không chỉ có thính giác, thị giác, nhà thơ còn tập trung cả xúc giác, vị giác và khứu

giác Ông muốn sống bằng "cả tâm”, "cả trí" và “cả hồn” của bản thân mình.

Sống toàn tim, toàn trí, sống toàn hẳn

Sống toàn thân! Và thức nhọn giác quan

(Thanh niên)

Có lẽ trong phong trào Thơ mới, chỉ có hồn thơ Xuân Diệu mới khao khát sốngmột cách mãnh liệt néng nàn như thế "Xuân Diệu đã làm cho phong trào Thơ mới

trở nên sống động hơn, bởi vì nhà tha đã thổi vào đó một ngọn gió nỗng nàn, tha

thiết của một trái tim vêu thương, cuống nhiệt" (29 Tr 23)

3l

Trang 32

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

Trong lối sống, lối hưởng thụ của Xuân Diệu, ta thấy có một điểu đáng lưu ý :

Đối tượng để cho nhà thơ tận hưởng là những hình ảnh vượt xa những cái nhỏ bé

của cuộc sống hing ngày, nó là những cái lớn lao, dường như tác giả muốn mình

đang hòa vào vũ tru bao la :

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đâu mơn màn

Ta muốn riết mấy đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiễu

Và non nước, và cây và cỏ rạng.

(Vội vàng)

Mây, gió, trăng hoa, cỏ cây sông nước đó là những sự vật được nói nhiều

trong thơ cổ điển Nhưng có điều trong thơ cổ, chúng chỉ là đối tượng để cho các thi

nhân “vọng” “khán” “lãm” Nói một cách khác, giữa chúng và thi nhân còn giữ

một khoảng cách nhất định mặc dù quan niệm chung của họ là thiên nhiên hòa với

con người làm một Đến Xuân Diệu, với hén thơ mănh liệt tràn đẩy sức sống, nhà

thơ đã phá tung đi bức tường vào ngăn cách giữa thiên nhiên với con người Thiên

nhiên giờ đây cũng trở thành một thực thể không thiếu được cho cuộc sống của con

người Ta bất gặp trong thơ Huy Thông những lời thơ tương tự :

Ta muốn làm con chim để cùng gió Bay lên cao mon trớn sợi dây hỗng

Muốn uống vào trong buông phổi đến vô cùng

Tất cà ánh sáng dưới gdm trời lông lộng Muốn có đôi cánh tay vô ngdn cao rộng

Để ôm ghì cả vũ trụ vào lòng tôi.

(Trên bãi bể)

Tuy giong thơ hào hùng sôi nổi, khất vọng mạnh mẽ hù ng trắng táo bạo, nhưng

Huy Thông vẫn có điểm khác so với Xuân Diệu Cả hai tuy cùng có ước muốn khát

Trang 33

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

vọng được hòa mình, được thâu tóm mọi vẻ đẹp của thiên nhiên trong vòng tay của

mình, nhưng ước muốn của Huy Thông là được hóa thân thành một sự vật khác, ao

ước muốn có quyển năng để được thu tóm vũ trụ vào lòng; trong khi đó Xuân Diệu

‘yi muến tân hưở»z bing chính con người that của mình, bền; tất cả các giác quan

mà mình đang có Đâu cẩn phải có quyền năng đặc biệt mới thưởng thức được vẻ

dep của thiên nhiên, chỉ cẩn có một trái tim biết yêu cuộc sống, sống hết minh vì

cuộc sống là đã đủ.

2.1.2.4 Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX là một xã hội tù dong, nhạt nhẽo, vô

vị Con người ý thức được điểu đó nên hầu hết họ muốn thoát ra lối sống đó Nhưng

biết phải làm thế nào khi có một bộ phận đã tách rời với cuộc cách mạng, trong đó

có cả các nhà thơ trong phong trào Thơ mới Thi nhân muốn tìm cho mình một lối

thoát, họ không an phận chấp nhận xã hội thực tại, nhưng vì chưa nhận thức rõ tương

lai nên họ đành thoát ly thực tai và không chấp nhận sống ở cõi trần gian :

Hoi thượng đế tôi cúi đầu trả lạiLinh hồn tôi đà một kiếp đi hoang

Sâu đã chín, xin Người thôi hãy hái

Nhận tôi di, đù địa ngục thiên đàng.

(Trình bày - Huy Cận)

Thậm chí người ta còn đi tìm một thế giới khác để thoát khỏi cảnh khổ đau :

Cho tôi xin một tinh câu giá lạnhMột vi sao tro trọi cuối trời xa

Để nơi ấy tháng ngày tôi lẫn tránh

Những uu phiên, dau khổ với buồn lo

(Chế Lan Viên)

Đến Xuân Diệu, nhà thơ chấp nhận cuộc sống ở trần gian, nhưng để được thoát

ra cảnh đau khổ, Xuan Diệu khẳng định rằng con người phải tự tao ra cho mình một

cuộc sống hạnh phúc, dù cuộc sống ấy chỉ kéo dài trong giây phút, còn hơn kéo dài

kiếp sống budn tẻ, nhàm chan, một cuộc sống “buo tram trong bau không khí nhạt

tè không ánh nắng, chẳng hương người”: một kiếp sống nhạt nhéo vô vị như hai cô

Trang 34

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

gái trong Téa nhị Kiểu : “Ho là hai cái cây, ho lại còn thua hai cái cây, bởi cây còn

ra hoa ra trái, chứ đời con gái của ho, họ biết làm gì? Không sắc không duyên, vàcũng không tiên, chỉ có hiển lành", Con người sống an phận tẻ nhạt như thế trông

thật tội nghiệp, tôi nghiệp đến khiếp sợ Xuân Diệu ước mong sao cho họ thay đổi,

ngay cả khi sư thay đổi ấy quá đáng có thể dẫn đến sự xa lánh của mọi người :

"Giá họ đàng điếm, hung di, tra trên, ldng lơ, tôi sẽ được vui khi thấy họ có việc ( )tôi ước được gdp họ chài mắng người ở, đánh đập con sen, tôi mong họ ngoa mémlên, lay động hai cặp môi đắp son đỏ choét Tôi muốn mặt họ bự phấn, tôi câu cho

họ làm bộ làm tịch, lố lăng bao nhiêu cảng được, thà họ làm cho tôi ghét còn hơn

làm cho tôi thương" (4 Tr139) Còn gi đáng sợ hơn khi biết ngay này qua ngày khácngười ta chỉ có mỗi một việc “sáng vác 6 đi, tối vác về", một cuộc sống nghèo nànđơn điệu” “quanh quẩn mãi chỉ vài ba dáng điệu Tới hay lui chỉ chừng ấy mặt

người" như Huy Cân đã viết Tế Hanh cũng đã từng thốt lên những lời thơ chán nản trước cuộc sống ao tù :

Quê hương ơi trăm năm như giấc điệp Việc đổi thay không thể nói cho cùng

Có vùng vẫy cũng không qua số kiếp

Ta chỉ là phòng nhỏ của buông chung.

Ta hãy cùng lắng nghe Lưu Trọng Lư tâm sự : “Ldn lên, từ thâm tam, tôi ghét

cay ghét đắng cuộc sống mòn mỏi cúi đâu trong cái trật tự đương thời Tôi đã thoát

mình khỏi những lễ giáo và công chức ngấy đến cực độ cái đạo lý Khổng — Mạnh

treo bày trên vách trước thêm nhà tôi, ngấy đến cực độ cái văn chương rỗng tuếch

trong các nhà trường, ngấy đến cực độ cái lốt sống công thức công chức dang bao

trùm È quanh mình Nhung rồi thoát đâu được cái vòng lan quẩn" (2 Tr83) Ta lại

nhớ đến cuộc sống của những con người nhỏ bé trong phố huyện nghèo nàn ở

"Hai đứa trẻ" của Thạch Lam, đến cuộc sống bể tắc ngột ngạt tà túng làm cho cuộc

sống cứ chết mòn đi (Sống mòn - Nam Cao) Họ muốn thay đổi muốn chứng kiến

một chút gì đó mới mẻ như rổi cuối cùng họ vẫn không thoát khỏi cảnh bế tắc.

Xuân Diệu cũng ước mong thay đổi, dẫu sự thay đổi ấy chỉ điển ra trong giây phút

ngắn ngủi :

Trang 35

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”

Hái một mùa hoa lá thud măng tơ

Đốt muôn nến sánh mặt trời chói lái

Thà một phút hay hoàng rồi chợt tối

Còn hơn buần le Idi suốt trăm năm.

(Giục gia)

Thật ra tư tưởng này cũng không phải hoàn toàn mới Oantơscốt (1771 — 1832),

nha vin Anh nổi tiếng, đã từng tuyên bố : “Một giờ sống tràn ngập vinh quang đáng

giá bằng một năm sống âm thắm không tên tuổi" (28 T53) Dù rằng ở nhà văn nổi tiếng thế giới này khát vọng vinh quang về đường công danh là mục đích hướng tới,

nó khác với "phút huy hoàng” của Xuân Diệu nhầm vào sự hưởng thụ tình yêu

-cuộc sống, nhưng nhìn chung cả hai đều có một khát vọng chung : khát vọng được

hạnh phúc, được tận hưởng niềm vui, được khẳng định mình trước thế giới và cuộc

đời Cùng chung quan điểm này, G Landơn tuyên bố: “Tdi thà là một ngôi sao băng

rực rd còn hơn là một hành tinh vĩnh cầu nhưng mờ nhạt, và tôi cũng muốn mỗi

nguyên td của tôi bốc cháy trong ánh sáng chói lợi" (28 Trl 37) Xuân Diệu cũng đã

có một lin mơ ước :

Vào đêm tối tôi sẽ làm đuốc sang

Roi u mình 16 rạng ánh hồn sâu

(Đa tình )

Đã sinh ra ở cõi đời, ai lai chẳng muốn tự mình khẳng định Nhưng khẳng định

bing cách nào mới là vấn để quan trong Chỉ biết rằng, giữa không khí tẻ nhạt vô vị

của thời kỳ trước cách mạng Tháng Tám, câu thơ của Xuân Diệu “vang lên như một

sự giải thoát", nó *thổi bùng lên khát vọng sống, khát vọng hưàng thụ trong mỗi con

người bấy giờ bi vai đập bởi những khuôn thước, luân lý xuaTM (26 Tr25) Lời thơ

không còn là lời khuyên nhủ mà nó trở thành lời kêu gọi, lời khẳng định, là một

hành động đột phá Nếu bảo ring những câu thơ như thé nầy nặng nể tư tưởng

hưởng thụ thì e rằng chưa phản ánh đúng khát vọng của Xuân Diệu Xuân Diệu có

nói đến lung thụ nhưng cũng cẩn phải tìm hiểu xem Xuân Điệu muốn hưởng thu điều gì và tư tưởng hưởng thu có phải là tất cả trong hệ thong quan niệm và triết lý

sống của ông hay không? Xin hãy đọc lại một lần nữa tác phẩm “Téa nhị Kiểu",

ta sẽ thấy rõ ý nghĩa tích cực của các câu thơ trên!

35

Ngày đăng: 04/02/2025, 14:41

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w