Chuyện tình yêu là chuyện của trái tim, mà đã là của trái tim thì mỗi trái tim có một nhịp đời riêng của nó. Thế giới này tổn tại bao nhiêu sắc màu thì

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Triết lý "vội vàng" trong sáng tác của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám (Trang 25 - 40)

TU “NOI AM ANH THO! GIAN” ĐẾN TRIẾT LÝ

2.1. NHUNG BIỂU HIỆN CỤ THỂ CUA TRIẾT LÝ “VỘI VÀNG"

2.1.2.1. Chuyện tình yêu là chuyện của trái tim, mà đã là của trái tim thì mỗi trái tim có một nhịp đời riêng của nó. Thế giới này tổn tại bao nhiêu sắc màu thì

Theo Xuân Diệu, tình yêu giống như sợi tơ mành mỏng manh, chỉ cẩn một cơn

gió nhẹ thoảng qua hoặc một cử động nhỏ cũng sẽ làm cho sợi tơ ấy cãng đứt. Sợi tơ

mỏng manh thế kia làm sao bén chặt trước thời gian, trước bao gió tấp mưa sa của

cuộc đời. Nhưng tình yêu cũng vốn rất trừu tượng. Có lúc tưởng chừng như bền chat

muôn đời không gi cất đứt nổi tuy rằng có lúc nó mỏng manh dé vỡ như pha lẽ. Ai

biết được nó sẽ vở tan từ lúc nào mặc dù người đời vốn luôn giữ gìn nâng niu, trân

trong! Cũng vì lý do dy, Xuân Diệu muốn ban tang và được ban ting tình yêu ngay

trong giây phút này, giây phút còn được sống, còn được yêu :

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”...

Tiếc nhau chỉ mai mốt đã xa rồi 7

Xa là chết, hãy tặng tinh lic sống ⁄

(Tặng thơ)

Thật ra, không phải đến Xuân Diệu, tư tưởng sống gấp, sống vội trong tình yêu

mới được bộc lộ. Ở phương ngay từ thời Phục Hưng, khi con người buộc phải

giải thoátkhỏi tình trạng sống Kiếc kỉ, khắc duc, từ bỏ mọi lạc thú của cuộc đời của nhà thờ Trung Cổ thì tư tưởng sống gấp sống vội, sống hưởng thụ đã xuất hiện. Các .

nhà thơ thời kỳ này kêu gọi con người hãy sống hết mình vì tình yêu, vì tuổi trẻ.

Tình yêu, theo họ, không có ngày mai, hãy biết tận hưởng tuổi thanh xuân ngay

ngày hôm nay :

Hơi đâu mà đợi ngày mai

Hoa hông hãy hái ngay ngày hôm nay.

(Đoản khúc tặng Hê len - Rông xa) Này cô thiếu nữ xinh tươi

Hoa hồng đang độ. hãy thời hái đi Kéo rỗi sẽ có một khi

Tuổi thanh xuân hết, hoa kia căng tàn,

(Những đóa hồng - Balp)

Chủ nghĩa lãng mạn cũng đi vào khẳng định tình yêu và hạnh phúc của con

người. Tuy nhiên, khác với các nhà thơ phục hưng, nhà thơ lãng mạn khẳng định tình

yêu không nhằm vào mục đích đấu tranh xã hội mà tất cả đều nhầm vào tình cảm

cá nhân của mình, tức ở đây con người muốn khẳng định mình theo quan điểm cá nhân chủ quan : Yêu gấp, yêu nhanh nhằm theo kịp với nhịp thời gian, sống sao cho

thỏa với khát vong của đời người ngắn ngủi.

Lamartin - nhà thơ lãng mạn của Pháp mà Xuân Diệu yêu thích và ít nhiều

chịu ảnh hưởng - cũng đã từng viết lên những vấn thơ kêu gọi yêu đương :

26

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”...

Hãy yêu đi, hãy yêu di năm tháng vội vàng Nhanh lên chứ, vui chơi đi

Đời người không chốn đợi, thời gian không bến bờ

Dang trôi nhanh và chúng ta sẽ di qua.

Sang Việt Nam, đến thời kỳ Thơ mới, đặc biệt là đến Xuân Diệu, chúng ta sẽ

bắt gap nhiều câu thơ thể hiện ý tưởng này. Như vậy, Xuân Diệu chính là nhà thơ

tình Việt Nam đã “phục hưng” lại các tâm lý vội vàng yêu của những Rông xa,

Balp, Lamartin một cách nồng nhiệt và táo bạo.

2.1.2.2. Xuân Diệu tự nhận mình là kẻ đa tình, xem tình yêu là nguồn sống

quan trọng:

Chỉ biết yêu thôi, chẳng biết gì

(Vì sao) Chỉ yêu nhiều là tôi biết mà thôi

(Tặng thở)

Để nhấn mạnh thêm điều này, tác giả không ngần ngại khi nói với mọi người rằng : Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi

Lic chưa sinh, vơ van giữa dòng đời.

(Đa tink)

Yêu rất nhiều nhưng Xuân Diệu không đợi chờ, không mong tưởng đến tình yêu vĩnh cửu, vì ông thấy rằng tình yêu ấy sẻ không hể có. Ông mong ước con

người hãy đến với nhau, hãy yêu nhau đi dù đó chỉ là giây phút ngấn ngủi :

Và hãy yêu tôi một giờ cũng đã

Mội giây cang cam, một chút cũng đành

(Lời thơ vào tập gửi hương ) Mo miệng vàng... và hãy nói yêu tôi

Dầu chỉ là trong một phát mà thôi

(Mời yêu)

27

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng"...

Nói đến tình yêu, người ta thường nghĩ đến tình yêu vĩnh cửu, tình yêu lâu dài,

tình yêu đi đến hôn nhân. Có lẽ khi yêu, Xuân Diệu cũng nghĩ đến diéu đó. Nhưng thực tế nhà thơ hoàn toàn rơi vào trạng thái cô đơn, luôn cảm thấy mình không được

người yêu đáp lại nên mới thốt ra những lời thơ thiết tha đến thế.

Thi sĩ quan niệm tình yêu và tuổi trẻ là "phần ngon nhất của cuộc đời". Với Xuân Diệu, yêu là một hành động sống mãnh liệt, là một cách mang lại niềm vui và _ sự sống đến cho cuộc đời trong lúc cuộc đời vốn “diu hiu như dặm khách" :

Tôi vốn biết cuộc đời thường dam bac

Nên mang theo từng suối rượu ngudn tình

Đem mến yêu làm cho cảnh thêm xinh

Cử phong nhã để cho người bớt tục

Để lây lửa chuyển những lòng giá đúc

Phải ấm lên vì bắt chước tôi nông

Để bừng tia trong những mắt tê đông

Và gon nhịp khiến hôn lười phải thức

ĐỂ giục tiếng chim của niém rao rực ĐỂ thay cánh rụng của nỗi phai tàn Để tươi cười mà âu yếm nhân gian

Tôi có sẵn một mặt trời giữa ngực.

(Chỉ ở lòng ta)

Xuân Diệu không tin tưởng vào tình yêu ngày mai vì tình yêu cũng giống như

bao sư vật khác không tồn tai vĩnh viễn trong cuộc đời. Có để rồi không. còn để rồi mất, gap gỡ dé rồi chia ly. Đây cũng là quan niệm chung của phong trào Thơ mới : Yêu nhau nhưng không mong gì có được hôn nhân, mà có lẻ họ cũng không hé nghĩ

đến hôn nhân. Lưu Trọng Lư đã nói : "Cái tình của các cụ (tức của thí sĩ ngày xa -

TH) thì chỉ là sự hồn nhiên, nhướng đổi với ta thì trăm hình muôn trạng. Cải tình say

ddm, cái tình thoảng qua, cái tình gan gui, cai tình xa xôi, cái tình chân thật, cdi

tinh do mộng. cái tình ngây thơ, cái tình già dặn, cái tình trong giây phát, cái tình

28

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”...

ngàn thu” (2. Tr68). Thơ Xuân Diệu trước cách mang Tháng Tám thường miêu tả

tình chốc lát, tình tình cở, tình thoảng qua, tình giây phút. Nhà thơ quan niệm rằng : Cuộc đời cũng đìu hiu như dặm khách

Mà tình yêu như quán trọ bên đường

Mái tranh tàn đỡ rét một đêm sương

Và nước lã mát xoàng đôi buổi nắng.

(Chỉ ở lòng ta)

Chỉ có duy nhất một bài thơ Xuân Diệu để cập đến “tinh mai sau". Nhưng hóa

ra cái mai sau ấy không phải là tình yêu vĩnh viễn lâu dài mà nó là tình sau

khi chết.

Vì không tin tưởng rằng tình yêu còn mãi nên nhà thơ hối thúc người yêu hãy sống hết mình cho những gì đang có, đáng sống trong ngày hôm nay :

Nắng mọc chưa in, hoa rụng không ngờ Tình yêu đến, tình yêu đi ai biết

Trong gặp gỡ đã có mdm ly biệt

Những vườn xưa nay đoạn tuyệt đấu hài

Gấp di em, anh rất sợ ngày mai

Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn.

(Giụe giã) Cần chỉ biết ngày mai hay bữa trước

Cẩn hôm nay thì yêu dấu là nên...

„ Gặp nhau đây, ai biết tự thời nao;

Xa nhau nữa, ai đoán ngày tái hội!

(Moi yêu)

Cũng chính vì không tin vàosự bén vững của tình yêu, Xuân Diệu cầng rơi vào

trang thái cô đơn, thất vọng. Nhà thơ không tìm được cho mình một tình yêu địch

*

29

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”...

thực, một tình yêu mà ở đó có sự hòa hợp giữa hai tâm hén. Càng cô đơn chấn nản,

Xuân Diệu càng “V6i Vàng" trong hưởng thụ. Đúng là :

“Trước cuộc đời kỳ diệu - nhà thơ (Xuân Diệu - T.H) cuống quýt đón nhận.

Trước thời gian trôi chảy, sự vật đổi thay, nhà tho càng quan lên, giẫy lên hodng

hốt" (20. Tr 170).

2.1.2.3. Trong cách ứng xử với đời, với tình yêu, Xuân Diệu có hướng đi khác

sơ với các nhà thơ đời trước và cùng thời. Trong thơ Việt Nam trung đại, dường như

Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên nâng cái vui nhàn hưởng lạc lên thành một triết

lý. Đối tượng mà Nguyễn Công Trứ hướng tới gần như tất cả : từ thiên nhiên cho đến cẩm, kỳ, thi thu, kể cả việc đánh tổ tôm, hát 4 đào ông cũng không từ chối. Với ông, cuộc đời cũng giống như chiếc bóng, như mây nổi, con người phải biết vui chơi

hưởng lạc, nếu không sẽ bị thua thiệt :

Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi bấy Nếu không chơi thiệt ấy ai bù

(Chơi xuân kẻo hết xuân di)

Xuân Diệu thì khác, ông không thả hén mình vào trong men rượu ngây ngất, củng không mơ tưởng đến khói thuốc phiện đẩy hương thơm quyến rủ, nhà thơ chỉ muốn mở rộng lòng mình ra với đời, muốn thay đổi cùng với sự đổi thay của

nhịp đời :

Lòng cũng quay vời theo bánh xe

Chờ người yểu điệu áo sầu che

Hôm nay, chắc ngựa dừng sau trúc Bên nọ chân trời chuyển gió se

(Gặp gió)

Lẫn với đời quay, tôi cứ di

Người ngoài không thấu giữa lòng sỉ

Căng như xa quá nên ta chỉ

Thấy núi yên như một miếng bìa.

(Núi xa)

30

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”...

Bánh xe cuộc đời quay mãi không dừng, tốc độ quay đôi lúc nhanh đến chóng mặt. Con người dù có muốn nhưng cuối cùng vẫn không theo kịp nhịp quay của dòng đời. Xuân Diệu muốn sống mãi với cuộc đời nhưng thời gian lại là vũ khí giết

đi ý muốn ấy. Do đó, Xuân Diệu muốn tuyên chiến với hóa công khấc nghiệt vô tình, muốn tước đoạt mọi quyển nang của tạo hóa, muốn đi ngược lại quy luật của tự nhiên để được giữ mãi cuộc đời trong vòng tay mình :

Tôi muốn tắt nắng ái

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay ái

(Vội vàng)

Trong khi đó Chế Lan Viên lại có ước muốn được quay về với những gì tốt

đẹp của quá khứ xa xôi :

Ai đâu trở lai mùa thu trước

Nhật lấy hộ tôi những lá vàng

Với của hoa tươi muôn cánh rã

VỆ đây đem chắn nẻo xuân sang.

(Xuân )

Xuân Diệu còn muốn tận hưởng cuộc đời bằng tất cả các giác quan của mình.

Không chỉ có thính giác, thị giác, nhà thơ còn tập trung cả xúc giác, vị giác và khứu

giác. Ông muốn sống bằng "cả tâm”, "cả trí" và “cả hồn” của bản thân mình.

Sống toàn tim, toàn trí, sống toàn hẳn

Sống toàn thân! Và thức nhọn giác quan

(Thanh niên)

Có lẽ trong phong trào Thơ mới, chỉ có hồn thơ Xuân Diệu mới khao khát sống một cách mãnh liệt néng nàn như thế. "Xuân Diệu đã làm cho phong trào Thơ mới trở nên sống động hơn, bởi vì nhà tha đã thổi vào đó một ngọn gió nỗng nàn, tha thiết của một trái tim vêu thương, cuống nhiệt" (29. Tr 23).

3l

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”...

Trong lối sống, lối hưởng thụ của Xuân Diệu, ta thấy có một điểu đáng lưu ý :

Đối tượng để cho nhà thơ tận hưởng là những hình ảnh vượt xa những cái nhỏ bé

của cuộc sống hing ngày, nó là những cái lớn lao, dường như tác giả muốn mình

đang hòa vào vũ tru bao la :

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đâu mơn màn Ta muốn riết mấy đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiễu

Và non nước, và cây và cỏ rạng.

(Vội vàng)

Mây, gió, trăng hoa, cỏ cây sông nước... đó là những sự vật được nói nhiều

trong thơ cổ điển. Nhưng có điều trong thơ cổ, chúng chỉ là đối tượng để cho các thi

nhân “vọng” “khán” “lãm”... Nói một cách khác, giữa chúng và thi nhân còn giữ

một khoảng cách nhất định mặc dù quan niệm chung của họ là thiên nhiên hòa với con người làm một. Đến Xuân Diệu, với hén thơ mănh liệt tràn đẩy sức sống, nhà

thơ đã phá tung đi bức tường vào ngăn cách giữa thiên nhiên với con người. Thiên

nhiên giờ đây cũng trở thành một thực thể không thiếu được cho cuộc sống của con

người. Ta bất gặp trong thơ Huy Thông những lời thơ tương tự : Ta muốn làm con chim để cùng gió

Bay lên cao mon trớn sợi dây hỗng

Muốn uống vào trong buông phổi đến vô cùng Tất cà ánh sáng dưới gdm trời lông lộng

Muốn có đôi cánh tay vô ngdn cao rộng Để ôm ghì cả vũ trụ vào lòng tôi.

(Trên bãi bể)

Tuy giong thơ hào hùng sôi nổi, khất vọng mạnh mẽ hù ng trắng táo bạo, nhưng

Huy Thông vẫn có điểm khác so với Xuân Diệu. Cả hai tuy cùng có ước muốn khát

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”...

vọng được hòa mình, được thâu tóm mọi vẻ đẹp của thiên nhiên trong vòng tay của

mình, nhưng ước muốn của Huy Thông là được hóa thân thành một sự vật khác, ao ước muốn có quyển năng để được thu tóm vũ trụ vào lòng; trong khi đó Xuân Diệu

‘yi muến tõn hưởằz bing chớnh con người that của mỡnh, bền; tất cả cỏc giỏc quan mà mình đang có. Đâu cẩn phải có quyền năng đặc biệt mới thưởng thức được vẻ

dep của thiên nhiên, chỉ cẩn có một trái tim biết yêu cuộc sống, sống hết minh vì

cuộc sống là đã đủ.

2.1.2.4. Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX là một xã hội tù dong, nhạt nhẽo, vô

vị. Con người ý thức được điểu đó nên hầu hết họ muốn thoát ra lối sống đó. Nhưng biết phải làm thế nào khi có một bộ phận đã tách rời với cuộc cách mạng, trong đó

có cả các nhà thơ trong phong trào Thơ mới. Thi nhân muốn tìm cho mình một lối

thoát, họ không an phận chấp nhận xã hội thực tại, nhưng vì chưa nhận thức rõ tương

lai nên họ đành thoát ly thực tai và không chấp nhận sống ở cõi trần gian :

Hoi thượng đế tôi cúi đầu trả lại Linh hồn tôi đà một kiếp đi hoang

Sâu đã chín, xin Người thôi hãy hái

Nhận tôi di, đù địa ngục thiên đàng.

(Trình bày - Huy Cận)

Thậm chí người ta còn đi tìm một thế giới khác để thoát khỏi cảnh khổ đau :

Cho tôi xin một tinh câu giá lạnh Một vi sao tro trọi cuối trời xa

Để nơi ấy tháng ngày tôi lẫn tránh

Những uu phiên, dau khổ với buồn lo

(Chế Lan Viên)

Đến Xuân Diệu, nhà thơ chấp nhận cuộc sống ở trần gian, nhưng để được thoát ra cảnh đau khổ, Xuan Diệu khẳng định rằng con người phải tự tao ra cho mình một

cuộc sống hạnh phúc, dù cuộc sống ấy chỉ kéo dài trong giây phút, còn hơn kéo dài

kiếp sống budn tẻ, nhàm chan, một cuộc sống “buo tram trong bau không khí nhạt

tè. không ánh nắng, chẳng hương người”: một kiếp sống nhạt nhéo vô vị như hai cô

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”...

gái trong Téa nhị Kiểu : “Ho là hai cái cây, ho lại còn thua hai cái cây, bởi cây còn ra hoa ra trái, chứ đời con gái của ho, họ biết làm gì? Không sắc. không duyên, và cũng không tiên, chỉ có hiển lành", Con người sống an phận tẻ nhạt như thế trông

thật tội nghiệp, tôi nghiệp đến khiếp sợ. Xuân Diệu ước mong sao cho họ thay đổi, ngay cả khi sư thay đổi ấy quá đáng có thể dẫn đến sự xa lánh của mọi người :

"Giá họ đàng điếm, hung di, tra trên, ldng lơ, tôi sẽ được vui khi thấy họ có việc (...) tôi ước được gdp họ chài mắng người ở, đánh đập con sen, tôi mong họ ngoa mém lên, lay động hai cặp môi đắp son đỏ choét. Tôi muốn mặt họ bự phấn, tôi câu cho

họ làm bộ làm tịch, lố lăng bao nhiêu cảng được, thà họ làm cho tôi ghét còn hơn

làm cho tôi thương" (4. Tr139). Còn gi đáng sợ hơn khi biết ngay này qua ngày khác người ta chỉ có mỗi một việc “sáng vác 6 đi, tối vác về", một cuộc sống nghèo nàn đơn điệu” “quanh quẩn mãi chỉ vài ba dáng điệu. Tới hay lui chỉ chừng ấy mặt

người" như Huy Cân đã viết. Tế Hanh cũng đã từng thốt lên những lời thơ chán nản trước cuộc sống ao tù :

Quê hương ơi trăm năm như giấc điệp Việc đổi thay không thể nói cho cùng Có vùng vẫy cũng không qua số kiếp

Ta chỉ là phòng nhỏ của buông chung.

Ta hãy cùng lắng nghe Lưu Trọng Lư tâm sự : “Ldn lên, từ thâm tam, tôi ghét cay ghét đắng cuộc sống mòn mỏi cúi đâu trong cái trật tự đương thời. Tôi đã thoát

mình khỏi những lễ giáo và công chức ngấy đến cực độ cái đạo lý Khổng — Mạnh

treo bày trên vách trước thêm nhà tôi, ngấy đến cực độ cái văn chương rỗng tuếch

trong các nhà trường, ngấy đến cực độ cái lốt sống công thức. công chức dang bao

trùm È quanh mình. Nhung rồi thoát đâu được cái vòng lan quẩn" (2. Tr83). Ta lại nhớ đến cuộc sống của những con người nhỏ bé trong phố huyện nghèo nàn ở

"Hai đứa trẻ" của Thạch Lam, đến cuộc sống bể tắc ngột ngạt tà túng làm cho cuộc sống cứ chết mòn đi (Sống mòn - Nam Cao). Họ muốn thay đổi. muốn chứng kiến một chút gì đó mới mẻ như rổi cuối cùng họ vẫn không thoát khỏi cảnh bế tắc.

Xuân Diệu cũng ước mong thay đổi, dẫu sự thay đổi ấy chỉ điển ra trong giây phút

ngắn ngủi :

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Triết lý "vội vàng" trong sáng tác của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám (Trang 25 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)