Thế nhưng, tạo hóa đâu có sinh con người để mãi mãi hưởng thú vui tươi ở chốn trần gian? Đời người có hạn, tuổi xuân ngắn ngủi, mọi thú vui hạnh phúc

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Triết lý "vội vàng" trong sáng tác của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám (Trang 22 - 25)

TU “NOI AM ANH THO! GIAN” ĐẾN TRIẾT LÝ

2.1. NHUNG BIỂU HIỆN CỤ THỂ CUA TRIẾT LÝ “VỘI VÀNG"

2.1.1.2. Thế nhưng, tạo hóa đâu có sinh con người để mãi mãi hưởng thú vui tươi ở chốn trần gian? Đời người có hạn, tuổi xuân ngắn ngủi, mọi thú vui hạnh phúc

ở trần gian sẽ đi vào sự tàn phai chia cách. Bằng cảm nhận của riêng mình, Xuân

Diệu nhận thấy thiên đường ấy không tổn tại vinh viễn ấy cùng với thời gian. Cuộc sõng không thể giữ lại những gi tươi nguyên đẹp dé như lúc mới bắt đầu hình thành

mà nó sẽ nhanh chóng đi vào sự già nua, tần tạ :

Xuân đương tới nghĩa la xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân đã gia

Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.

( Vội vàng )

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”...

Thế giới trước mắt của Xuân Diệu bao giờ cũng đang ở dạng vận động thay—__ —

đổi, thay đổi trong từng giây phút một. Mọi sự vật không hé tổn tại ở một dạng nhất định, khi nó đang hình thành ở trạng thái này thì cũng là lúc nó đang bất đầu chuyển

sang một trạng thái khác. Vì thế, chưa vui vì cảnh đẹp buổi sớm mai, Xuân Diệu đã

vội buồn khi nghĩ đến cảnh chiều tà. Xuân đang tới chưa kịp vui vẻ đón chào, nhà

thơ đã vội nghĩ đến cảnh xuân sẽ ra đi và mùa hè đến. Vì vậy, Xuân Diệu luôn luôn buộc mình "không chờ nắng ha mới hoài xuân", không chờ khi đánh mất mới hoài

niệm tiếc nuối, Xuân Diệu luôn muốn nắm giữ và muốn tận hưởng nó và đồng thời cũng hoài niệm về nó ngay từ khi nó mới bắt đầu hình thành.

Thời gian là kẻ thù đáng sợ nhất của con người. Thời gian cứ vô tình lặng lẽ trôi qua bất chấp mọi trở ngại. Mọi vật ở trên đời cũng quay cùng thời gian. Nhưng

đất trời còn có sự tuần hoàn, ngược lại tuổi trẻ của con người vĩnh viễn một đi

không trở lại.

Mỗi năm xuân đến mỗi lần

Thiêu quang chín chục xoay vẫn chẳng sai

Ngày xuân còn mãi không thôi

Tuổi xuân ai dễ xanh rồi lại xanh

(Vui xuân — Tản Đà)

Xuân Diệu cũng đã nhiều lần nhắc đến thời gian của tuổi trẻ :

Nói làm chỉ rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.

(Vội vàng) Mười chín tuổi! Chẳng hai lẫn hoa nở.

(Đẹp)

Ta đã bất gập một Hồ Xuân Hương ngao ngán thở dài cho duyên phận ham hiu

của mình trước tuổi trẻ dẫn trồi :

Ngán nỗi xuân đi xudin lại lai

Manh tình san sé ti con con,

(Tự tình )

23

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”...

Ta cũng từng chứng kiến một Tản Đà giật mình hốt hoảng khi xuân đã về mà sự nghiệp vẫn long đong :

Xuân xưa Hàng Long cờ bay

Thoi đưa ngày tháng đã đây mười năm

Biết bao ra Bắc vàaNam

Bức thư dé rách đã cam khó lòng

Văn chương chút nghĩa đèo bòng

Thuyên không tay lái vững vàng được sao

Ngày xuân thêm tuổi càng cao

Non xanh nước biếc càng ngao ngán lòng.

(Xuân tứ)

Đến Xuân Diệu, nhà thơ lại bâng khuâng luyến tiếc vì mình chưa kịp hưởng tất cả mọi vẻ đẹp của cuộc sống. Nhà thơ cay đắng nhận ra hiện thực phủ phàng của quy luật cuộc sống :

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trễ của nhân gian

Nói làm chỉ rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lan thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.

(Vội vàng)

Với tâm trang ấy, nhà thơ nhận thấy thiên nhiên cũng nhuốm cảnh “chia ly”

"tiến biệt” khi nhìn thấy cảnh vật phai tan, ly cách :

Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa.

(Vội vàng )

24

Luận văn tốt nghiệp Triết lý “vội vàng”...

Nhưng Xuân Diệu không bằng lòng với việc ngồi chờ năm tháng dần qua, nhà

thơ thấy mình cẩn phải sống với một trạng thái khác : vội vàng, giuc giã, thực hiện

ngay mọi ước muốn của minh để cho kịp với nhịp thời gian ;

Mau với chứ, vội vàng lên với chữ

Em em ơi, tình non đã già rồi

Con chim héng, trái tim nhỏ của tôi

Mau với chủ, thời gian không đứng đợi!

(Giục giã)

Mau đi thôi! Mùa chưa ngã chiêu hôm — (Vội vàng)

Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai... (Giục giã)

Như vậy thái độ vội vàng sống của Xuân Diệu đã bộc lô không chỉ ở tâm lý

tiếc nuối tuổi xuân, tiếc nuối sự sống mà còn ở thái độ chạy đua với thời gian để mà sống với day đủ ý nghĩa của từ này.

Đối với con người lãng mạn, cuộc đời không có gì say mé và thú vị hơn là ái

tình. Với họ, “di tinh là thần tượng của cuộc sống, là nguồn an ui cho cuộc sống, là

những gì thiêng liêng vũ trụ ban tặng cho loài người" (2. T294). Do đó, chúng ta

cũng sẽ chẳng ngạc nhiên khi thấy Xuân Diệu “V6i Vàng” trong cả tình yêu và

hưởng thu.

2.1.2. “Vội Vang” yêu, “Vội Vang” hưởng thụ :

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Triết lý "vội vàng" trong sáng tác của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)