Nếu Xuân Diệu cảm nhận thời gian trong từng khoảnh khắc, khát khao giao cảm trọn vẹn với cuộc đời thì Xuân Quỳnh chạm đến tâm tư, tình cảm của độc giả bằng những mẫn cảm giới tính về thờ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN VĂN HOAN
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN DIỆU
VÀ XUÂN QUỲNH TỪ GÓC NHÌN ĐỐI SÁNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Thái Nguyên, năm 2021
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN VĂN HOAN
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN DIỆU
VÀ XUÂN QUỲNH TỪ GÓC NHÌN ĐỐI SÁNH
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Thu Thủy
Thái Nguyên, năm 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung của đề tài này do chính bản thân tôi tự nghiên cứu, tự viết ra, tự trình bày dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Ngô Thu Thủy theo quy cách và thể thức mà Đại học Sư phạm Thái Nguyên và Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã quy định Nếu có sự sao chép, mô phỏng, bắt trước… các tài liệu có trước ngày đề tài này được bảo vệ trước Hội đồng, chúng tôi tự nguyện hủy đề tài hoặc bị Hội đồng hủy theo quy định Chúng tôi xin chịu mọi hình thức kỉ luật của Hội đồng, nhà tường và pháp luật về bản quyền hợp pháp
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2021
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Hoan
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo, hỗ trợ, tạo điều kiện, giúp đỡ nhiệt tình, chân thành, vô tư, quý báu của cô giáo TS Ngô Thu Thủy khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm, trường Đại học Thái Nguyên Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, quý thầy giáo cô giáo trong khoa đã dành nhiều tình cảm, sự quan tâm động viên, chia sẽ những kinh nghiệm, kiến thức, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em yên tâm trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận văn đạt kết quả
Cũng trong dịp này, em xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của các Phòng Ban, thư viện, Trung tâm học liệu đã hỗ trợ cho em việc tìm, mượn tài liệu Xin trân trọng cảm ơn BGH nhà trường THPT Việt Yên số 2 - huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang, tổ chuyên môn Ngữ văn của nhà trường, tập thể cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường đã cổ vũ động viên, tạo điều kiền về mặt tinh thần, thời gian để em tập trung cho việc học tập và nghiên cứu
Để hoàn thành được luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, giúp
đỡ của thầy cô và đồng nghiệp, sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, em còn được
sự tin tưởng chia sẻ lớn lao cả về vật chất và tinh thần từ gia đình
Vì lí do khả năng, thời gian nghiên cứu…, luận văn không tránh khỏi những hạn chế Em rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2021
Tác giả luận văn Nguyễn Văn Hoan
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Cấu trúc của luận văn 9
Chương 1: NHỮNG YẾU TỐ CHI PHỐI TỚI THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN DIỆU, XUÂN QUỲNH 10
1.1 Thời gian nghệ thuật 10
1.1.1 Khái niệm thời gian 10
1.1.2 Khái niệm thời gian nghệ thuật 11
1.1.3 Thời gian nghệ thuật trong thơ ca 14
1.2 Những yếu tố chi phối thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh 19
1.2.1 Xuân Diệu 19
1.2.2 Xuân Quỳnh 23
1.3 Xuân Diệu và khát khao giao cảm với đời 26
1.4 Xuân Quỳnh và khát vọng thường trực về tình yêu, hạnh phúc 27
Tiểu kết chương 1 30
Chương 2: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN DIỆU VÀ XUÂN QUỲNH - NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG 31
2.1 Nhận thức về thời gian trong mối tương quan giữa cuộc đời và con người 31
Trang 62.1.1 Sự vô hạn, trường cửu của trời đất 31
2.1.2 Sự hữu hạn của kiếp người 39
2.2 Nhận thức về thời gian trong mối quan hệ với hiện tại và ngày mai 48
2.2.1 Trân trọng hiện tại 48
2.2.2 Lo lắng về tương lai 56
Tiểu kết chương 2 64
Chương 3: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN DIỆU VÀ XUÂN QUỲNH - NHỮNG NÉT KHÁC BIỆT 65
3.1 Khác biệt về tâm trạng trước sự trôi chảy của thời gian 65
3.1.1 Nỗi cô đơn trong thơ Xuân Diệu 65
3.1.2 Sự khắc khoải, lo âu trong thơ Xuân Quỳnh 72
3.2 Khác biệt trong cách ứng xử của mỗi nhà thơ trước sự trôi chảy của thời gian 80
3.2.1 Khao khát tận hưởng trong thơ Xuân Diệu 80
3.2.2 Khao khát cống hiến, hi sinh trong thơ Xuân Quỳnh 86
Tiểu kết chương 3 95
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Thơ ca là cảm xúc, tình cảm, là tiếng lòng của thi nhân Ở đó, thơ ca,
tự nó chứa đựng những suy nghĩ, nhận thức, quan điểm về cuộc sống và con người, trong đó có cảm nhận về thời gian Mỗi nhà thơ đều thể hiện những cảm nhận rất riêng về thời gian, từ đó bày tỏ quan niệm về thế sự, nhân sinh Nếu phần lớn thơ ca trung đại nhìn số phận con người trong mối quan hệ với thời gian, đó là thời gian tuần hoàn, xoay chuyển thì thơ ca hiện đại xem thời gian như một phương tiện bày tỏ tâm trạng, đó là thời gian xuôi chiều, một đi không trở lại
1.2 Trong dòng chảy thơ ca Việt Nam hiện đại, Xuân Diệu và Xuân
Quỳnh là hai nhà thơ có nhiều điểm tương đồng, khác biệt trong cảm nhận về thời gian và khát khao tình yêu, hạnh phúc Nếu Xuân Diệu cảm nhận thời gian trong từng khoảnh khắc, khát khao giao cảm trọn vẹn với cuộc đời thì Xuân Quỳnh chạm đến tâm tư, tình cảm của độc giả bằng những mẫn cảm giới tính
về thời gian mang màu sắc riêng của chị, bằng những khao khát tình yêu, trân trọng hạnh phúc bình dị đời thường Xuân Diệu đến với chúng ta qua thơ thật mới lạ, thi sĩ mới xuất hiện với hai cái tay chụm lại trên khóe môi mà nói lời
“của ong bướm này đây tuần tháng mật” và “của yến anh này đây khúc tình si” Thi sĩ “loa” lên như kêu gọi, như gọi mời, như gây sự chú ý, khẳng định cái bản ngã của mình Xuân Quỳnh bước ra từ mùa thu, với khát vọng thường trực
về tình yêu, hạnh phúc Rõ ràng, văn phải có vẻ, tức là văn cần có cái vẻ riêng của văn, người nói có giọng điệu riêng của mỗi người Tương tự như vậy, nhà thơ có dấu ấn riêng khi dùng con chữ thể hiện tâm tư, tình cảm… Thơ của Xuân Diệu và Xuân Quỳnh quả là có dấu ấn riêng, cái vẻ riêng, rất riêng ấy
1.3 Cả hai nhà thơ cùng thể hiện nhận thức về thời gian của đời người
Cảm nhận về thời gian trong thơ Xuân Quỳnh gắn liền với sự ngắn ngủi, hữu hạn, với những lo âu, dự cảm trong tình yêu, với khát khao được bao bọc, chở
Trang 8che cho mọi thứ xung quanh mình Cảm nhận về thời gian trong thơ Xuân Diệu gắn liền với sự trôi chảy rất nhanh, một đi không trở lại, với khát vọng sống mãnh liệt, trọn vẹn, đủ đầy từng giây, từng phút Đó là quan niệm về thời gian hết sức đúng đắn, biện chứng; thể hiện sự trân quý của mỗi thi nhân đối với cuộc đời, con người Nhận thức về thời gian của mỗi nhà thơ là cội nguồn, động lực của lối sống, cách ứng xử đầy nhân văn: Xuân Diệu lựa chọn lối sống vội vàng, gấp gáp để dâng hiến và tận hưởng cuộc sống ngay khi nó còn xanh non, biếc rờn, còn Xuân Quỳnh muốn được hi sinh, dâng hiến hết mình cho tình yêu, hạnh phúc
Cả hai nhà thơ đều có vị trí xứng đáng không những trong tiến trình phát triển nền văn học viết Việt Nam mà cả trong chương trình THPT với những tác
phẩm thơ tiêu biểu như: Vội vàng - Xuân Diệu, Sóng - Xuân Quỳnh Hai nhà
thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh cùng với tác phẩm của hai thi sĩ được dạy trong nhà trường, đông đảo giáo viên và học sinh qua các thế hệ yêu thích và tìm đọc,
là phần kiến thức quan trọng để dạy và học đại trà, thi THPT Quốc gia, bồi dưỡng học sinh giỏi Chính điều này đã thôi thúc chúng tôi bắt tay vào nghiên
cứu đề tài “Thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh từ góc nhìn đối sánh” với mong muốn góp thêm góc nhìn về so sánh thời gian nghệ
thuật Từ đó khẳng định giá trị những tác phẩm thơ ca của hai tác giả để vận dụng trong quá trình học tập nghiên cứu trao đổi và đặc biệt là trong công tác giảng dạy
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Những nghiên cứu về thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu
Có rất nhiều nhà nghiên cứu và công trình nghiên cứu về thời gian nghệ thuật của Xuân Diệu và Xuân Quỳnh Có nhiều bài viết về thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh, có thể kể đến một số nhà nghiên cứu cùng với những bài viết,
công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Xuân Diệu từ nhà thơ lãng mạn chủ nghĩa đến nhà thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa” (Hoàng Trung Thông), “Xuân
Trang 9Diệu, nhà thơ mới trữ tình cảm xúc tràn đầy cảm giác và luôn “thức nhọn giác quan” (Nguyễn Quốc Túy), “Xuân Diệu và niềm khát khao giao cảm với đời” (Nguyễn Đăng Mạnh), “Xuân Diệu hoàng tử thi ca Việt Nam hiện đại” (Đoàn Thị Đặng Hương), “Xuân Diệu, nỗi ám ảnh thời gian” (Đỗ Lai Thúy), “Cảm thức thời gian trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945” (Lý Thị Ngọc Oanh), “Cảm thức thời gian và lòng yêu đời, ham sống trong thơ Xuân Diệu” của Nguyễn Thế Cự…
Qua khảo cứu, chúng tôi nhận thấy thành tựu nổi bật của các công trình trên khi khẳng định những thành công trong việc đổi mới của tác giả Xuân Diệu về các phương diện nội dung và nghệ thuật Trong đó, các nhà nghiên cứu đi sâu khai thác và tìm hiểu con đường, quá trình Xuân Diệu là nhà thơ lãng mạn chủ nghĩa đi đến và trở thành nhà thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa Ở công trình
“Xuân Diệu từ nhà thơ lãng mạn chủ nghĩa đến nhà thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa”, Hoàng Trung Thông đã tiếp cận vấn đề rất khách quan, khoa học khi
ông nhận thấy một Xuân Diệu không chỉ là biểu hiện của cái tôi trong thơ Đó chỉ là bước đầu tiên là điều kiện quan trọng trong cảm quan của thi sĩ, rồi từ đó, Xuân Diệu đến với hiện thực xã hội chủ nghĩa như là một sự tất yếu Đó là thành quả rất đáng trân trọng mà chúng ta vui mừng đón nhận Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đã phát hiện ra một Xuân Diệu khao khát giao cảm với đời qua nỗi
niềm riêng của “ông hoàng thơ tình” (chữ của Nguyễn Đăng Mạnh) trong thơ Một số công trình khác như: “Xuân Diệu, nỗi ám ảnh thời gian” của Đỗ Lai Thúy, “Cảm thức thời gian trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945” tác giả Lý Thị Ngọc Oanh, “Cảm thức thời gian trong thơ Xuân Diệu” của Thảo Nguyên, “Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu” của Hoàng Minh Thiện hay “Quan niệm về thời gian trong thơ Xuân Diệu” của Đỗ Văn
Ngà đều nhìn nhận, đánh giá, tìm hiểu vấn đề thời gian trong thơ Xuân Diệu từ các góc độ khác nhau Qua tìm hiểu và khảo cứu, chúng tôi nhận thấy các tác giả
đã có hướng đi riêng, bước đầu tiếp cận với vấn đề về thi pháp, trong đó yếu tố
Trang 10thời gian được quan tâm Tác giả Đỗ Lai Thúy đã phát hiện ra “thời gian mang tính lưỡng trị” trong thơ Xuân Diệu, có nghĩa là, thời gian vừa mang tới tình yêu
tuổi trẻ mùa xuân nhưng đồng thời, thời gian cũng mang tới sự héo úa, phôi pha
Và ẩn sâu trong cảm thức thời gian là sự khát thèm sự sống của thi nhân [69]
Với khóa luận “Cảm thức thời gian trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945”, Lý Thị Ngọc Oanh lại có thiên hướng đi sâu nghiên cứu
về sự đa dạng trong sắc điệu cảm thức thời gian trong thơ Xuân Diệu như: thời gian trong cảm thức vui; thời gian trong cảm thức buồn; thời gian trong cảm thức bâng khuâng, lưu luyến; rồi thời gian trong cảm thức được đặt trong nỗi nhớ tiếc, nặng nề và ứng xử của Xuân Diệu đối với thời gian Để làm rõ cho các phương thức nghệ thuật thể hiện cảm thức thời gian trong thơ Xuân Diệu,
đề tài đã đi sâu khám phá các hình ảnh mang tính biểu tượng của thời gian (dòng nước, ngọn gió, con thuyền…), các phương diện ngôn ngữ, vần, nhịp, thanh, một số biện pháp tu từ: trùng điệp, từ láy, ẩn dụ, nhân hóa, kiểu câu thơ cảm thán, kiểu câu thơ nghi vấn… [50]
Trong công trình nghiên cứu “Cảm thức thời gian trong thơ Xuân Diệu”,
tác giả Thảo Nguyên nhận thấy sự ám ảnh trước dòng chảy vô tình của thời gian, mối quan hệ giữa thời gian và tuổi trẻ, triết lí sống vội vàng…[47] Nhà
nghiên cứu Hoàng Minh Thiện trong bài “Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu” thì khẳng định, trong thơ Xuân Diệu, thời gian là tuyến tính một đi
không trở lại Xuân Diệu lấy tuổi trẻ là thước đo của thời gian, cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát, thời gian có mùi vị… [74] Còn trong công trình của mình, Đỗ Văn Ngà khẳng định, Xuân Diệu nhận
ra thời gian một đi không trở lại, thời gian không còn tính theo chiều vĩ mô: một đời, nghìn năm, vạn năm, thiên thu… như trong thơ cổ mà với sự thức tỉnh
ý thức cá nhân sâu sắc Xuân Diệu cảm nhận rõ hơn ai hết sự thật đáng buồn
“tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”, cho dù mùa xuân của đất trời vẫn cứ tuần
hoàn, vũ trụ có thể vĩnh hằng Những luồng tư tưởng phương Tây đưa lại giúp
Trang 11nhà thơ nhận ra cái giới hạn của đời sống cá nhân Đời người thì ngắn ngủi mà khát vọng lại vô cùng Vì vậy phải mau mau chiếm đoạt hương hoa cuộc đời Giới hạn cuộc đời nằm trong vòng tuổi trẻ, giới hạn của tình yêu nằm trong vòng khoảnh khắc Thơ Xuân Diệu ghi lại rất nhiều khoảnh khắc cuộc đời, khoảnh khắc của tình yêu, của tuổi trẻ Trong các nhà thơ thời bấy giờ, có lẽ Xuân Diệu là nhà thơ đã dành nhiều tâm huyết và công sức vào những tác phẩm của mình vào vấn đề thời gian, đồng thời qua đó khái quát lên thành những ý nghĩa về nhân sinh, về cuộc sống [48]
Nói chung, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra cái tình thắm thiết, cái dạ bâng khuâng, lòng yêu đời tha thiết của thi sĩ qua yếu tố thời gian trong chính thơ của ông Đây là phát hiện rất quan trọng trong thơ Xuân Diệu bởi lẽ, Xuân Diệu là nhà thơ tiên phong trong mặt trận cách tân nghệ thuật, bộc lộ cảm quan
cá nhân trong quan sát sáng tạo khi thể hiện khao khát sống mãnh liệt của mình Song, các công trình trên chỉ dừng ở việc khảo cứu về sự ám ảnh thời gian trong thơ, cảm thức thời gian trong thơ của Xuân Diệu chứ chưa có cái nhìn đối sánh về thời gian nghệ thuật trong thơ của ông với thời gian nghệ thuật của thi sĩ khác Bởi vậy, việc so sánh thời gian nghệ thuật trong thơ của Xuân Diệu với nhà thơ khác là cần thiết và sẽ hứa hẹn bổ sung thêm một kĩ năng cần thiết trong quá trình hình thành kiến thức và phương pháp tiếp cận kiến thức trong tình hình mới
2.2 Những nghiên cứu về thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh
Thời gian trong thơ Xuân Quỳnh là một vấn đề không mới và đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, bàn luận, được giáo viên phổ thông, sinh viên lấy làm đối tượng nghiên cứu Trong các bài viết của các nhà nghiên cứu, vấn đề thời gian đã được nhắc đến như một điểm nhấn, một sự khu biệt thơ Xuân
Quỳnh với thơ của các nhà thơ khác cùng thời Có thể kể đến đề tài: “Thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh” của tác giả Nguyễn Thị Hoa; “Cảm nhận về thời gian trong thơ Xuân Quỳnh” của tác giả Phan Thị Phương Thanh
Trang 12Qua tìm hiểu, các công trình trên đã phần nào làm rõ những đặc điểm về thời gian nghệ thuật và cảm nhận bước đầu về thời gian trong thơ của Xuân Quỳnh và Xuân Diệu Cụ thể: ở công trình của tác giả Nguyễn Thị Hoa, tác giả
đã giải quyết vấn đề trên cơ sở làm rõ những biểu hiện nổi bật của thời gian nghệ thuật trong thơ của Xuân Quỳnh ở các phương diện như: thời gian của những hoài niệm, hồi tưởng về quá khứ; thời gian của những trăn trở, day dứt trong hiện tại; thời gian của những dự cảm xót xa về tương lai Bên cạnh đó, tác giả rút ra được ý nghĩa thông qua thời gian nghệ thuật trong thơ của Xuân Quỳnh như: thời gian nghệ thuật góp phần thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình; thời gian nghệ thuật gắn liền với suy nghĩ, triết lí của nhân vật trữ tình về cuộc đời, tình đời; thời gian nghệ thuật góp phần thể hiện khát vọng sống có ý ngĩa của nhà thơ [28]
Tiểu luận của tác giả Phan Thị Phương Thanh đã khẳng định hồn thơ Xuân Quỳnh vốn rất nhạy cảm với thời gian và sự chảy trôi, biến đổi Càng về sau nỗi ám ảnh trong thơ Xuân Quỳnh càng lớn thêm, làm nên “điệu hồn riêng” cho thơ chị Tuy vậy, cảm nhận về thời gian ở Xuân Quỳnh vừa có những nét chung phổ quát vừa có những nét riêng Thời gian trong thơ chị thường gắn với cuộc đời tâm lí và thân phận của người phụ nữ Xuân Quỳnh ý thức sâu sắc sự hữu hạn của cuộc đời, của tuổi trẻ và đặc biệt là nhan sắc của người con gái Tác giả cũng tìm thấy khi Xuân Quỳnh nhận ra tình yêu là điểm tựa cho con người trụ lại trước sự trôi đi của thời gian Trước thời gian, con người ra đi vĩnh viễn trong tiên cảm của Xuân Quỳnh, bởi thế, chị đo đếm thời gian “từng giờ, từng phút” Và khi sự sống của con người không còn nữa, không còn có ích cho hiện tại cho tương lai thì thời gian thành quá khứ, khi ấy thời gian đồng nghĩa với sự vô nghĩa Nhưng Xuân Quỳnh lúc nào cũng chống chọi, níu giữ với sự chảy trôi của thời gian bằng nỗ lực của bản thân Chị luôn trân trọng những phút giây hạnh phúc trong hiện tại [76]
Như vậy, Xuân Quỳnh và tiếng thơ Xuân Quỳnh luôn là ngọn lửa ấm áp
và có sức lan toả Thời gian nghệ thuật trong thơ chị chính là nguồn cảm hứng
Trang 13cho những công trình nghiên cứu khai thác và khám phá Qua đó, các tác giả đã khẳng định không chỉ phong cách nghệ thuật trong thơ chị mà còn nhận ra tình cảm nồng ấm về tình yêu, về gia đình qua biểu hiện thời gian trong thơ chị
2.3 Những nghiên cứu về sự tương đồng và khác về thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh
Nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt trong thơ thực chất là so sánh hay đối sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai đối tượng Tác giả Ngọc
Lương cho rằng so sánh là “nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau khác nhau hoặc hơn kém nhau” [31; 391] Những công trình
nghiên cứu đã có chủ yếu xoay quanh thời gian nghệ thuật hay yếu tố thời gian trong thơ của Xuân Diệu và Xuân Quỳnh riêng lẻ Việc đặt hai nhà thơ và tác phẩm của họ dưới góc độ thời gian để so sánh tìm ra điểm tương đồng và khác biệt một cách toàn diện và hệ thống chưa trở thành đối tượng nghiên cứu của công trình nào Xuân Diệu và Xuân Quỳnh đều là những nhà thơ có cảm thức
về thời gian rất đặc biệt Đã có những bài viết nhắc đến việc so sánh cảm thức
này nhưng mới chỉ dừng lại ở phạm vi so sánh bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
và Sóng của Xuân Quỳnh
Với đề tài “Thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh dưới góc nhìn đối sánh”, chúng tôi hy vọng sẽ làm nổi bật được những vấn đề
có liên quan đến quan niệm về thời gian trong thơ của hai thi sĩ
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu mối tương quan về thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu
và Xuân Quỳnh, chúng tôi muốn tìm hiểu sự đa dạng về thời gian, cách ứng xử
và tâm trạng của nhà thơ trước thời gian, khẳng định sự độc đáo, riêng biệt trong quan niệm, phong cách nghệ thuật của hai nhà thơ nổi tiếng của thơ ca Việt Nam hiện đại, từ đó có cái nhìn đa chiều, hệ thống và mới mẻ về sáng tác của họ Làm
rõ sự giống và khác nhau về thời gian nghệ thuật trong thơ của hai nhà thơ
Trang 143.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lí luận về thời gian nghệ thuật trong văn học
- Khảo sát những biểu hiện tương đồng và khác biệt về thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Xuân Diệu và Xuân Quỳnh
- Khẳng định đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của hai nhà thơ
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những biểu hiện tương đồng và khác biệt của thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số tập thơ tiêu biểu của hai nhà thơ:
- Xuân Diệu:
+ Tập thơ Thơ thơ (1938) gồm 46 bài thơ;
+ Tập thơ Gửi hương cho gió (1945) gồm 50 bài thơ,
+ Tập thơ Riêng chung (1962) gồm 51 bài thơ
Cả ba tập thơ đều thuộc Toàn tập XUÂN DIỆU (TẬP 1) Nhà xuất bản
Văn học xuất bản năm 2001
- Xuân Quỳnh:
+ Tập thơ Hoa dọc chiến hào (Nhà xuất bản Văn học, 1968) gồm 28 bài thơ, + Các tập thơ do Nhà xuất bản Hội nhà văn xuất bản như: Tập thơ Gió Lào cát trắng (1974) gồm 35 bài thơ, tập thơ Tự hát (1984) gồm 35 bài thơ, tập thơ Hoa cỏ may (1989) gồm 20 bài
Tất cả các số liệu khảo sát xuất hiện trong luận văn là kết quả chúng tôi khảo sát từ 3 tập thơ của Xuân Diệu và 4 tập thơ của Xuân Quỳnh (các bảng phần Phụ lục)
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại để khảo sát thống kê những biểu hiện các yếu tố thời gian trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh
Trang 15- Phương pháp phân tích, tổng hợp, bình luận, chứng minh để tìm ra những giá trị trên các phương diện khác nhau và làm nổi bật thơ ca của hai tác giả
- Phương pháp so sánh để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt của đề tài; Từ đó, khẳng định những đóng góp riêng biệt và những sáng tạo của hai nhà thơ sống ở hai thời kì khác nhau nhưng lại có chung cảm thức đặc biệt về thời gian
- Phương pháp hệ thống trong quá trình khảo sát, nghiên cứu các số liệu tập thơ, bài thơ, nhất là các dấu hiệu, tín hiệu có sự lặp lại mang ý đồ nghệ thuật Đây là một trong những phương pháp quan trọng nhằm hệ thống hóa các
số liệu cụ thể thành con số và bảng biểu để dễ nhận ra quy luật, sư thay đổi trong tư duy nghệ thuật của nhà thơ
- Phương pháp liên ngành mang đến sự đa dạng trong cách tiếp cận vấn
đề thời gian từ các góc nhìn: triết học, lịch sử, văn hóa, xã hội…
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có
Trang 16Chương 1 NHỮNG YẾU TỐ CHI PHỐI TỚI THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
THƠ XUÂN DIỆU, XUÂN QUỲNH
1.1 Thời gian nghệ thuật
1.1.1 Khái niệm thời gian
Theo Từ điển tiếng Việt, “thời gian chỉ khoảng năm tháng, quá khứ, hiện tại, tương lai” [18;714] Thời gian còn là “khoảng nhất định với độ dài ngắn, nhanh chậm” Không có sự vật hiện tượng nào tồn tại ngoài nó, chỉ trong thời
gian và không gian thì sự vật mới có tính xác định Từ cách hiểu trên trên chúng ta có thể thấy rằng thời gian là một phạm trù triết học, là hình thức tồn tại của thế giới vật chất, nhờ có thời gian mà thế giới vật chất trở nên xác định Thế giới vật chất vận động, biến đổi không ngừng và được xác định bởi yếu tố thời gian
Như vậy, thời gian là phạm trù triết học, tự nó, trong cuộc sống của con người, chúng ta có thể thấy, có thể cảm nhận, nhìn thấy khi thời gian trú ngụ và gửi gắm, biến hình vào thể khác dạng thức khác Khi thời gian gửi trong đứa trẻ, lúc ấy thời gian là ăn là ngủ, là bi bô học nói, gọi mẹ ơi bố ơi Khi thời gian ẩn vào trời cao, thời gian là mây trắng, là mặt trăng, là mưa là gió Khi thời gian là hạt giống và đất màu, thời gian chuyển thành sự sinh sôi nảy nở Khi thời gian là
sự ích kỉ, tầm thường nhỏ nhen… lúc ấy thời gian là đạo đức là nhân phẩm
Song, tất cả chúng ta cần nhìn nhận rằng, không chỉ có thơ ca mới là nơi gửi gắm, là nơi trú ngụ của thời gian Hãy nhìn vào đất, qua hàng triệu năm, bằng sự kiến tạo của vật chất, nội lực và ngoại lực, mồ hôi và nước mắt của triệu đời nghìn kiếp mới có hòn đất mang hình dáng xứ sở như ngày hôm nay Hãy nhìn vào cây, biết bao thời gian “chảy” qua mạch sống của thớ gỗ mà tạo nên dáng nên hình đặc trưng mà biểu trưng cho giá trị thiêng liêng của mỗi dân tộc Và hãy nhìn vào lịch sử, mỗi trang mỗi sự kiện đều dính máu lớp lớp người của giống nòi con rồng cháu tiên Sâu hơn, gần hơn chúng ta hãy nhìn vào bản
Trang 17thân chúng ta, mỗi cá nhân chúng ta có ai không được mẹ ấp ủ chín tháng mười ngày? Mang nặng đẻ đau, thời gian của mẹ của cha thiêng liêng và trở thành mầm sống mới đang cựa quậy từng giờ Khi ấy, thời gian không chỉ là niềm mong ngóng, thời gian còn là niềm hi vọng, là sự lớn lên về vật chất và tinh thần trong sự nhiệm mầu của tạo hóa và chọn lọc tự nhiên Vậy, từ hòn đất, dáng cây, lịch sử, con người … đã làm nên đất nước Việt Nam với thời gian trong khoảng bốn nghìn năm văn hiến Thời gian hiện hữu khắp nơi, trong cuộc sống, khi ta hít thở, khi ta học tập công tác và yêu nhau… đều có một “nhân chứng” thầm lặng, không nói đó là thời gian
1.1.2 Khái niệm thời gian nghệ thuật
Ở lĩnh vực triết học, người ta xem thời gian là hình thức tồn tại của vật chất
Đó là hình thức tồn tại có tính liên tục, có độ dài, có hướng, có nhịp độ, có ba chiều quá khứ, hiện tại, tương lai và có tính chất không thể đảo ngược Để đo thời gian người ta làm ra các phương tiện như lịch, đồng hồ và định ra các đơn
vị thời gian: giây, phút, ngày, giờ, năm, tháng, thế kỉ…
Không vật chất nào có thể tồn tại ngoài thời gian Mọi dạng tồn tại của vật chất đều có thời gian của riêng mình Ngoài thời gian vật lí, thời gian lịch sử, còn có thời gian sinh lí, thời gian tâm lí Nghệ thuật là một dạng tồn tại đặc thù,
nó cũng có thời gian riêng Tác phẩm nghệ thuật cũng tồn tại trong thời gian vật chất: đọc một bài thơ, một cuốn tiểu thuyết, một bộ phim… chúng ta đều phải mất một lượng thời gian nhất định Không có thời gian vật chất, tác phẩm nghệ thuật không tồn tại được Nhưng thời gian khách quan chưa phải là thời gian nghệ thuật vì qua tác phẩm ta có thể “trải qua” một cuộc đời, số phận, thế
hệ, ngược về quá khứ hay “sống” với tương lai xa xôi…
Từ đó, GS Trần Đình Sử trong cuốn “Dẫn luận thi pháp học” kết luận rằng
“Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều dài và hiện tại, quá khứ và tương lai
Trang 18Thời gian nghệ thuật do nghệ thuật sáng tạo ra nên mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lí Nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế Nó có thể đảo ngược hay vượt thời gian tới tương lai Nó có thể dừng lại Thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức cảm nhận được: hoặc hồi hộp chờ đợi, hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm vào quá khứ” [65;61]
Ta bắt gặp điều đó rất nhiều trong cách thể hiện tư tưởng của những nhà văn trong tác phẩm văn xuôi, nhà thơ qua bài thơ của mình Sau đây là một trong rất nhiều cách thể hiện mà thời gian nghệ thuật thực sự đã hoàn thành nhiệm vụ chuyên chở tình cảm và cảm xúc của thi nhân
“Một ngày biếc thị thành ta rời bỏ
Quay về xem non nước giống dân Hời Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi Những đền xưa đổ nát dưới thời gian, Những sông vắng lê mình trong bóng tối, Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than.”
(Trên đường về - Chế Lan Viên) Chế Lan Viên là một đại diện tiêu biểu bước ra từ phong trào Thơ mới để
đến với tiếng lòng của bao người vẫn tưởng nhớ đến quá khứ của Chiêm thành
một thuở Cái nguyên cớ của Chế Lan Viên trở về thật đẹp Thời gian hiện hữu khá rõ ràng, đó là thời gian một ngày biếc, thời gian của hiện tại Tác giả đã
ngược thời gian, nhưng quá khứ xa xôi hiện ra ta lại thấy những dấu tích xưa lại
là hiện tại với “đây”, “những” nên những hình ảnh của Chiêm thành tuy hoang
phế rêu phong mà chân thực sinh động Quá khứ hiện tại cứ đan bóng đan cài, tuyệt nhiên, ta rất ít tìm thấy quá khứ xa vời vợi trong đoạn thơ trên Tất cả điều đó có được là nhờ năng lực sáng tạo, kết hợp hài hòa của yếu tố thời gian trong hồn thơ họ Chế
Trang 19Trong văn xuôi, thời gian cũng là chỗ dựa tin cậy và vững chắc để nhà văn
từ thời gian mà phát triển câu chuyện với nhiều chi tiết nghệ thuật xuất sắc,
mẫu mực Trong tác phẩm “Chí Phèo”, nhà văn Nam Cao chưa bao giờ để thời
gian trôi đi uổng phí Thời gian đã ghi dấu lên tất cả cuộc đời của Chí Phèo Thời gian bắt đầu từ cái dáng điệu xiêu vẹo, ngật ngưỡng của thằng say rượu
sau cả một khoảng thời gian Chí Phèo đi tù: “Hắn vừa đi vừa chửi, bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi…” [36;146] Cứ như thế, từ thời gian ấy,
Nam Cao đã khui bằng hết trong ẩn ức sâu thẳm khô hạn như hoang mạc cằn cỗi già nua của Chí Phèo từ những vết tích, những kẽ rỉ sét, bong tróc của năm tháng ngày xưa Đó là thời điểm đánh dấu Chí Phèo ra đời và bị người mẹ đáng thương tội nghiệp vướng vào hoàn cảnh éo le mà phải gạt nước mắt tự biến mình thành người mẹ vô trách nhiệm bỏ lại con đỏ nơi cái lò gạch cũ Đó còn
là thời gian Chí Phèo được dân làng nuôi lớn, đó còn là Chí năm hai mươi tuổi
có mơ ước, có lòng tự trọng khi làm canh điền cho nhà Bá Kiến Đó còn là khoảng thời gian thiêng liêng khi ở với Thị nở năm ngày làm hồi sinh một con
người tên Chí của ngày xưa trở về… Điều đặc biệt của tác phẩm Chí Phèo là
chỉ trong vòng vài chục trang sách, Nam Cao đã tái hiện toàn bộ cuộc đời của Chí Phèo (khoảng hơn 40 năm, từ khi Chí sinh ra đến lúc chết) Nhà văn đã đan cài giữa thời gian quá khứ, hiện tại và cả tương lai… để rồi từ đó, bi kịch của Chí Phèo hiện lên cay đắng, xót xa: sinh ra trong đói nghèo, tủi nhục, lớn lên trong sự ghẻ lạnh, cô độc và chết trong sự cùng quẫn, bế tắc
Nghiên cứu đặc điểm về thời gian nghệ thuật, GS Trần Đình Sử nhấn
mạnh đặc điểm “là một biểu tượng, một tượng trưng, thể hiện một quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người” [63;62]
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”
(Vội vàng - Xuân Diệu)
Trang 20Thời gian nghệ thuật là biểu tượng, là tượng trưng như cách Xuân Diệu
dùng hình ảnh “mùa xuân” như một tín hiệu về thời gian, về mùa nhưng đồng thời “mùa xuân” còn là ẩn dụ cho tình yêu và tuổi trẻ “Mùa xuân” còn là sự lo
lắng cho sự còn và mất của cuộc đời Đó chính là quan niệm về sự sống và cái chết về cuộc đời của con người trong tư duy về thời gian nghệ thuật của thi sĩ
1.1.3 Thời gian nghệ thuật trong thơ ca
Thời gian nghệ thuật luôn có vai trò quan trọng trong thơ ca Thời gian nghệ thuật trước hết là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ Bởi nó có thể tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau, thế nên, bản thân nó xuất hiện và đi vào thơ ca như một sự hiển nhiên, nghiễm nhiên như một lựa chọn hàng đầu Những hiện tượng hàng ngày như mưa nắng, thu qua đông lại… hay tâm trạng con người như buồn vui lo lắng… đã được mã hóa từ số liệu của thời gian Khi những số liệu của thời gian đi vào thơ ca, tự nhiên, nó được làm mềm hóa, không chỉ là con số nữa Mặt khác, thơ là sự va đập của cảm xúc, là khởi phát
từ trong lòng người ta Những biến thái tinh tế, phức tạp nhất của cuộc sống đời thường, nhiều môn nghệ thuật khác không thể chuyển tải đầy đủ thì thơ có thể làm được Có nghĩa là, với thơ, chúng ta có thể như chiêm ngưỡng, cảm thấy, nhận thấy tâm hồn mình, gặp gỡ chính những cảm xúc của ta, là ta trong thơ Vậy nên, muốn hiểu người khác, hãy đọc thơ của chính họ
Điểm qua các giai đoạn của văn học Việt Nam, chúng ta có thể thấy, ở giai đoạn nào đi chăng nữa, dưới góc nhìn của nghệ thuật, thời gian được các thi nhân cảm nhận, phản ánh vào trang thơ phong phú và đa dạng
Ngay buổi bình minh của nhân loại, thời gian nghệ thuật được người xưa cảm nhận khá rõ và được lưu lại trong văn học dân gian Văn học dân gian, thời gian đặc biệt mang ý nghĩa khách quan với đêm, sáng, chiều, tối Nó bao chứa niềm cảm thương và thời điểm của con người trong nỗi nhớ nhung tha thiết Nó
là cái bình chứa mà tác giả dân gian chỉ cần rót đầy thân phận nhỏ bé của bao
kiếp nhân sinh là hiện lên giá trị nhân đạo, mơ ước và khao khát “Hôm qua tát
Trang 21nước đầu đình/Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen” [53;359] Tác giả dân gian
rất sâu sắc khi thể hiện kinh nghiệm về thời gian Bắt đầu, trước hết hãy bắt đầu
về ngày, tháng và sáng, tối: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mười chưa cười đã tối” [53;147] để từ đó, cha ông ta biết rõ hơn về thời gian vì
nó chi phối đến cuộc sống của chính con người; ăn, ngủ, lao động, hò hẹn và yêu thương…Thơ ca là tiếng nói của tình cảm, của tâm hồn con người Từ xa xưa, văn học dân gian đã ghi dấu ấn của thời kì sơ khai với ca dao tục ngữ… Ở thời kì đó, cha ông ta chưa có công cụ hiện đại để đong, đo đếm thời gian như ngày nay Thời gian được nhận ra ban đầu là đêm ngày, là kết quả của quan sát, của quy luật lặp đi lặp lại theo năm tháng mà thành Thế nên, thời gian ở thời kì này còn mang dấu ấn chủ quan được tác động bởi các yếu tố của khách quan Thời gian chưa mang tâm trạng, chưa hề có nội tâm phức tạp trong nhận thức, thời gian chỉ là kinh nghiệm chứ không phải là chiêm nghiệm Thế nên, khi thơ
ca phản chiếu những hiện tượng thiên nhiên và đôi khi là cả trăn trở của một con người hay cả một thời đại, tiếng thơ bao giờ cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thể hiện ý chí và nguyện vọng của cha ông Đó là nỗi nhớ thương của
người con gái khi chiều buông mà ngóng về quê mẹ “Chiều chiều én liệng bờ kênh/Ếch kêu giếng lạnh, thắm tình đôi ta” [53;288] Đó còn là những bài học
về đạo đức làm người, những kinh nghiệm mà các cụ để lại cho con cháu mai
sau “Tháng năm cho chí tháng mười/Năm mười hai tháng, em ngồi em suy/Vụ chiêm em cấy lúa di/Vụ mùa lúa dé, sớm thì ba giăng” [53;243]
Văn học trung đã ghi lại những biến thiên của bốn phương tám hướng, của trầm luân mọi kiếp người trong bể dâu với tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức… Tất cả những biến thiên ấy được thời gian ghi lại, thế nên thời gian mang đặc điểm của thời đại mà nó sinh ra Đa phần là thời gian tuần hoàn, thời gian lặp
lại, sự lặp lại ấy hiện hữu trong thơ Hồ Xuân Hương khá rõ: “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại/Mảnh tình san sẻ tí con con” [36;18] Hay ở tác giả Đặng Trần Côn,
có lẽ Đặng Trần Côn là người đầu tiên cảm thông cho số phận những người phụ
Trang 22nữ đau khổ, cô đơn Chiến tranh phong kiến phi nghĩa không những làm chết người chinh phu nơi chiến trường hòn tên mũi đạn mà còn làm héo mòn đến chết
người chinh phụ nơi phòng khuê lạnh lẽo “Đèn có biết, dường bằng chẳng biết/Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”… [35;86] Đến Nguyễn Du, người đã
thương đến kiếp hồng nhan tài sắc bạc mệnh mà lắm lúc đi ngược với quan niệm
phong kiến, đẩy cô Kiều đang đêm mà dám “Cửa ngoài vội rủ rèm the/Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” [35;115] Nhưng đâu chỉ có vậy, trong mối quan
hệ với thiên nhiên, xã hội hay với chính bản thân mình, con người nhận thức và thể hiện tình cảm cùng với sự gắn bó sâu nặng với đất với người và qua đó gửi
gắm tâm tư sâu lắng “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.” [36;22] Hay: “Xuân khứ bách hoa lạc/Xuân đáo bách hoa khai”
[34;140] Và còn rất nhiều tác giả khác nữa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Tú Xương… đã trải lòng mình với thơ bằng sự cảm nhận sâu sắc về về thiên nhiên, cuộc sống, con người và xã hội Nhưng dù là tác giả nào, viết về đề tài gì, trong thơ trung đại, cha ông ta luôn nhìn số phận con người trong mối quan hệ với thời gian Ở đó, quan niệm thời gian là tuần hoàn, xoay chuyển Bốn mùa trong năm luôn luân phiên lặp đi lặp lại, khi mùa này qua
đi thì mùa kia sẽ đến Và thơ trung đại đón nhận quy luật ấy một cách tự nhiên, tồn tại theo quy luật vốn có của tạo hóa
Chính vì thế, ở thời kì văn học trung đại, cha ông ta định hình rõ hơn vai trò của thời gian trong mối quan hệ với đời sống Con người bị động, không biết hoặc không thể biết chế ngự thời gian Chỉ biết, thời gian đến lại đi, tuần
hoàn, lặp lại tuần tự: “Xuân khứ bách hoa lạc/Xuân đáo bách hoa khai/Sự trục nhãn tiền quá/Lão tòng đầu thượng lai.” [34;140] Thời gian còn được cha ông
ta gửi gắm nỗi niềm tâm sự kín đáo về tâm trạng:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non”
(Tự tình - Bài 2, Hồ Xuân Hương)
Trang 23Tuy nhiên, các nhà Thơ mới như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy
Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên,… quan niệm về thời gian đã hoàn toàn thay đổi Nó không còn là thời gian tuần hoàn được biểu hiện trong thơ trung đại mà
nó là thời gian chảy xuôi một chiều, thời gian qua đi, thời gian sẽ không bao giờ trở lại Trong thơ ca hiện đại, thời gian là hành lang một chiều Trong số các nhà
Thơ mới, Xuân Diệu được xem là nhà thơ luôn có ám ảnh về thời gian Thời gian
trong thơ Xuân Diệu rất đa dạng; có khi thơ ông nói đến thời gian trong một khoảnh khắc, có khi là một buổi, một ngày hoặc có khi là một mùa ở những thì, thời gian khác nhau Nhưng thời gian mà ông thường đề cập nhiều trong thơ của mình là thời gian hiện tại Chính vì vậy, nhà nghiên cứu phê bình Nguyễn Tấn Long từng nhận định: Xuân Diệu là nhà thơ của thuyết hiện sinh Một tấm lòng khát khao, giao cảm mãnh liệt với con người, cuộc đời, nên hồn thơ Xuân Diệu không lúc nào là không thể hiện sự quan tâm về thời gian Thời gian đã trở thành một yếu tố nổi bật trong thơ ông, thể hiện quan niệm của ông về cuộc sống, con người, về tình yêu và tuổi trẻ… Khi đề cập đến thời gian trong thơ của mình, ông luôn thể hiện thái độ, tình cảm của mình với những cung bậc khác nhau; có lúc vui, có lúc buồn, có lúc thấy thời gian đi nhanh, có khi lại thấy thời gian đi chậm, có khi muốn thời gian dừng lại, có khi lại muốn thời gian qua mau… Nhưng trên hết, đó là tâm trạng của một hồn thơ luôn trong tư thế “chạy đua” với thời gian vì theo Xuân Diệu thời gian trôi qua nó sẽ cuốn đi nhiều thứ, trong đó
có tình yêu và tuổi trẻ Mà Xuân Diệu thì lại rất yêu cuộc sống và rất muốn giao cảm với đời Ý thức được điều này nên Xuân Diệu luôn tìm cách giữ lại thời gian để mọi thứ mãi mãi tươi xanh trong mắt nhà thơ
Nếu Xuân Diệu được coi là ông hoàng thơ tình thì có lẽ Xuân Quỳnh phải là bà chúa của thơ tình yêu Nếu Xuân Diệu ám ảnh, nhạy cảm trước thời gian thì Xuân Quỳnh cũng luôn khắc khoải, dự cảm về tương lai, về sự phai tàn, cái chết… Giữa hai thi nhân ấy chắc hẳn có nhiều điểm tương đồng nhưng phải chăng, điều kết nối họ chính là TÌNH YÊU VÀ KHÁT VỌNG GẮN BÓ MÃNH LIỆT VỚI CUỘC ĐỜI
Trang 24Xuân Quỳnh có một vị trí thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ trong văn học giai đoạn kháng chiến chống Mĩ Tìm hiểu về thơ ca giai đoạn này, chúng
ta dễ nhận thấy nhà thơ không phải là người phụ nữ duy nhất làm thơ, Xuân Quỳnh càng không phải là nhà thơ tài hoa có nhiều bài thơ ghi lại chiến trường đến chi tiết như Phạm Tiến Duật Nhưng thơ của Xuân Quỳnh dung dị, gần gũi như tiếng nói của trái tim đến tâm hồn độc giả bằng con đường tình cảm của người phụ nữ Bởi thế, nó chạm đến tâm tư tình cảm của bao người, làm thổn thức đến mức lay động sự đồng cảm và đồng điệu trong tâm thức và ẩn ức của bao người yêu thơ của nữ sĩ Nên có lẽ, ở cùng thời với chị, tên chị, thơ chị được nhắc đến nhiều nhất Khi đọc thơ Xuân Quỳnh chúng ta không chỉ cảm nhận được cái hay cái đẹp của nghệ thuật mà còn có thể thấy được nỗi lòng, bao trăn trở lo âu, rung cảm, khát khao hạnh phúc đời thường mà nhiều người phụ nữ có thể tìm thấy sự đồng điệu Từ một người nghệ sĩ trên sân khấu, Xuân Quỳnh đến với nghệ thuật thi ca bằng tình yêu chân thành dù cho bom đạn ác liệt hay cuộc sống riêng tư nhiều trắc trở Vì đến với thi pháp của thi ca, Xuân Quỳnh như được trải lòng mình với bao nỗi lòng của những số phận khác, nhất
là những người phụ nữ, tìm kiếm tiếng nói của tâm hồn, của bản ngã là tìm thấy chính bản thân mình
Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn thiết tha gắn bó với cuộc đời, với con người, khao khát tình yêu, trân trọng hạnh phúc bình dị đời thường Khát vọng sống và khát vọng yêu mãnh liệt gắn liền với những dự cảm
về sự bất trắc của tình yêu và cuộc đời nên Xuân Quỳnh lấy tình yêu làm mái
ấm chở che, làm cứu cánh khi chị thể hiện sự hi sinh và cống hiến Nhà văn Lê Minh Khuê đã so sánh rất xác đáng và hình ảnh về sự hi sinh, bao dọc của
Xuân Quỳnh như sau: “Chị xòe cánh như một con gà mái che chở và vun vén cho tổ ấm của chị” [32;157] Nét nổi bật của hồn thơ Xuân Quỳnh là sự dung
dị, hồn nhiên, tươi tắn, nồng nhiệt và chân thành, vừa giàu trực cảm vừa lắng sâu suy tư đặt trong mối quan hệ với thời gian mang màu sắc riêng của chị Đó
Trang 25là nhận thức về ngày, đêm, mùa trong năm và cả những kí ức về tuổi thơ hay cuộc sống đời thường của chị
Như vậy, có thể thấy có sự gặp gỡ kì lạ giữa hai thi sĩ khác nhau ở hai giai đoạn khác nhau của văn học Việt Nam Cả hai nhà thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh đều gửi gắm hồn mình, tâm tư mình vào thơ ca và thơ ca của họ đều có mối quan hệ với thời gian
Trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” [10;16], bài tiểu luận “Một thời đại trong thi ca” của tác giả Hoài Thanh và Hoài Chân cũng có nhiều nhận định
mới mẻ về thời gian Hai tác giả này, sau khi khảo cứu khắp một lượt thơ ca những năm 1932 - 1945 đã vui mừng quả quyết rất xác đáng về thời gian trong thơ ca hiện đại Thời gian vận động theo trục hoành, nhưng quan trọng hơn, con người đã có khao khát và đam mê sống thật với bản ngã của ngày hôm nay
Cuộc “cách mạng” văn học theo hướng hiện đại diễn ra từ đầu thế kỉ XX
đã làm thay đổi sâu sắc diện mạo nền văn học nước nhà Từ đó, các nhà văn tân
kì có quan niệm mới mẻ về thời gian:
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non sẽ là xuân sẽ già”
(Vội vàng, Xuân Diệu)
Sau năm 1975, nhất là sau đổi mới, thời gian tiếp tục được thể hiện linh hoạt và sinh động trong văn học Nó là hơi thở của thời đại, là nhãn quan nghệ
thuật, là tâm thức của người nghệ sĩ: “Thời gian đi trên những lối mòn không thể thấy./Thời gian ở trong máu, không lời” (Trương Đăng Dung)
1.2 Những yếu tố chi phối thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh
1.2.1 Xuân Diệu
Cuộc đời Xuân Diệu, hiểu theo nghĩa trần thế, thi sĩ là người cô đơn nhất
làng thơ Việt Nam Ông nổi tiếng từ phong trào “Thơ mới” với tập “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió” Những bài được yêu thích nhất của Xuân Diệu
Trang 26là thơ tình thi sĩ sáng tác trong khoảng 1936 - 1944, thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nhưng lại có một mạch ngầm sức sống mãnh liệt Nhờ đó, ông được mệnh danh là "ông hoàng thơ tình" Với những đóng góp to lớn trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, Xuân Diệu được Hoài Thanh và Hoài
Chân đưa vào cuốn “Thi nhân Việt Nam” (1942) giới thiệu thân thế, sự nghiệp
văn học để khẳng định một nhà thơ, một nhà nghiên cứu lí luận phê bình văn học gặt hái được nhiều thành tựu lớn Sau khi theo Đảng (1945), thơ ông chủ yếu ca ngợi Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh, ông không còn sáng tác thơ tình nhiều như trước Ngoài làm thơ, Xuân Diệu còn là một nhà văn, nhà
báo, nhà bình luận văn học
Xuân Diệu là người cô đơn Một khối “tình trai” tội nghiệp và khát
khao giao cảm với niềm cô đơn bất tận Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với NSND Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung Sau khi ly dị, ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985 Xuân Diệu là người cùng quê Hà Tĩnh với Huy Cận (làng Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh
Hà Tĩnh) nên khi gặp nhau, hai ông đã trở thành đôi bạn thân Vợ của Huy Cận, bà Ngô Thị Xuân Như là em gái của Xuân Diệu Quan hệ thân thiết giữa hai người được một số trang báo lớn đưa tin Huy Cận và Xuân Diệu từng ở
chung một nhà nhiều năm Bài thơ “Tình trai” của Xuân Diệu và “Ngủ chung” của Huy Cận được cho là viết về đề tài đó Theo hồi ký “Cát bụi chân ai” của Tô Hoài, Xuân Diệu từng bị kiểm điểm về việc nhà thơ Xuân Diệu có
mối quan hệ không trong sạch về mặt nhân phẩm đạo đức, về giới tính (theo quan điểm của hoàn cảnh xã hội lúc đó) Tô Hoài đã viết rất xúc động về việc
đó trong “Cát bụi chân ai” như sau: “Ai yêu thơ Xuân Diệu, hiểu được thơ tình não nùng của Xuân Diệu, tình trai và tình gái không không phân biệt trai gái, phải thấu nỗi niềm và duyên nợ của nhà thơ, suốt đời nhớ thương và chờ đợi Không bao giờ sầu não thất vọng, không bao giờ già, mãi mãi ban đầu ” Xuân Diệu cũng từng sáng tác một số các bài thơ khác về nhà thơ Hoàng Cát, ví dụ như bài thơ “Em đi” là để gửi tặng nhà thơ này
Trang 27Thời đại Xuân Diệu sống là cũng là một tiền đề quan trọng để cho những sáng tạo đổi mới, hiện đại hóa nền văn học phát triển Xuân Diệu là một trong những nhà văn tiêu biểu cho hiện đại hóa văn học Thời đại “mưa Âu gió Mĩ”
đã tác động không nhỏ đến nhận thức về thời thế, về tiến trình phát triển của văn học nước nhà trong cảm quan của Xuân Diệu
Sau hai cuộc khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp; lần thứ nhất từ năm
1897 đến năm 1914, lần thứ hai từ năm 1919 đến năm 1929, cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc Một số thành phố công nghiệp ra đời, đô thị, thị trấn mọc lên ở nhiều nơi Những giai cấp, tầng lớp xã hội mới: tư sản, tiểu tư sản (viên chức, học sinh, những người buôn bán hay sản xuất nhỏ,…), công nhân, dân nghèo thành thị,… xuất hiện ngày càng đông đảo Một lớp công chúng có đời sống tinh thần và thị hiếu mới đã hình thành đòi hỏi một thứ văn chương mới Từ đầu thế kỉ XX, văn hóa nước ta dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa, bắt đầu mở rộng tiếp xúc với văn hóa phương Tây
mà chủ yếu là văn hóa Pháp Chính sự tiếp xúc ấy tạo ra một luồng văn hóa mới thông qua tầng lớp trí thức Tây học trong đó có nhà thơ Xuân Diệu
Chính những yếu tố trên của thời đại của hoàn cảnh xã hội khiến nhà thơ
vỡ mộng, cảm thấy bất lực, bế tắc trước cuộc đời Cái tôi trữ tình luôn mang tâm trạng cô đơn, u uất đã tác động đến một hồn thơ dễ rung động như Xuân Diệu Ông lại là một trí thức Tây học, được tiếp thu những tư tưởng lớn trên thế giới, tiếp thu có bài bản chủ nghĩa lãng mạn của văn học Pháp và tinh hoa văn hóa châu Âu Đây là một trong những tiền đề quan trọng hình thành cơ sở lí luận vững chắc cho hồn thơ sau này của thi nhân Khác với văn học giai đoạn trước của nước nhà, đến giai đoạn văn học hiện đại và trong đối sánh với thơ ca trung đại, Xuân Diệu thực sự nâng tầm sự hiện đại của văn học Việt nam trong giai đoạn 1930 - 1945 đặc biệt về cảm quan về thời gian Đây chính là một nội dung lớn, là điều kiện thuận lợi và cũng là thách thức để chúng tôi bắt tay vào tìm hiểu những biểu hiện và các tầng bậc khác nhau về thời gian trong thơ của ông khi đối sánh với thời gian trong thơ của một tác giả khác như nhà thơ Xuân Quỳnh
Trang 28Sau năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước, chính quyền về tay dân ta Từ đây, lịch sử sang trang mới và cách mạng đem lại cho non sông và đặc biệt là con người một sức sống mới Trên “mặt trận” văn học nghệ thuật, khởi đầu từ “Đề cương văn hóa” năm 1943, Đảng ta đã định hướng cho nền văn hóa nói chung một con đường cho phù hợp với tình hình mới của đất nước Trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa năm 1951, Bác
Hồ khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” [38; 24] Những yêu cầu mang tính thời đại như trên đã tác
động mạnh mẽ đến quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của văn nghệ
sĩ nói chung và Xuân Diệu nói riêng Nhiều nhà thơ đã “ra trận” thật sự và đã thấm thía nỗi đau mất mát từ chiến tranh Nhiều nhà thơ đã đi thực tế để cảm thấu nỗi đời cơ cực cũng như nhận ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống
mà cách mạng mang lại Một cô gái giang hồ thật sự được đổi đời trong thơ Tố
Hữu “Răng không cô gái trên sông/Ngày mai cô sẽ từ trong ra ngoài” (Tiếng hát sông Hương) Chính Xuân Diệu, từ khi gắn bó đời mình với cách mạng, với
nhân dân lao động trong bão táp của thời đại, thi sĩ cũng tìm được, hòa nhập
được, cảm nhận được tiếng nói của nhân dân Trong bài “Thanh Niên” ông viết: “Ta ôm bó, cánh tay ta làm rắn/Làm dây da quấn quít cả mình xuân”, hay“Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất.”, “ Ta uống mê vào hơi thở của ngươi”, “Ta bấu răng vào da thịt của đời/Ngoàm sự sống để làm êm đói khát.” “Ta đều ăn, nhắm nhía rất ngon lành/Ngực thở trời, mình hút nắng tươi xanh/Ta góp kết những vòng hoa mới lạ.” [4;175] Phải chăng chính vì lẽ đó,
Xuân Diệu và những nhà thơ cùng thời như ông phải chấp nhận một thực tế,
nhiều khi phải hi sinh bớt hình thức cầu kì, “chất mơ mộng” (Hồ Chí Minh) viển vông để tăng thêm “chất thực của sự sinh hoạt” (Hồ Chí Minh) trong sáng tác của mình “Bọn chúng cười ta làm thơ chính trị/Nếu hình thức có hơi non một tý” [4;393] Nhưng chính sự thay đổi to lớn trong giai đoạn này đã cho ta
thấy một Xuân Diệu hoàn toàn khác trong nhãn quan, cảm nhận, những xúc
Trang 29cảm mới về thời gian của thi sĩ trong tập thơ “Riêng chung” Những so sánh của chính Xuân Diệu từ “đời xưa” tới “đời nay” trong câu thơ “Không phải chuyện đời xưa, mà chuyện đời nay/Chuyện đời nay mới cao dày đến thế”
[4;344] đã giúp thơ ông thật sự đã vượt thoát khỏi cái vòng chật hẹp để đến với
chân trời của cách mạng của tự do Hay những hình ảnh “ngói mới” rồi thời gian đủ đầy no ấm “Có một trời ai cũng thấy xanh/Bốn xuân no ấm mãi hòa bình” [4;347]… mà thơ của Xuân Diệu giai đoan trước không hề có
1.2.2 Xuân Quỳnh
Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942 - 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, Xuân Quỳnh lớn lên trong vòng tay yêu thương của bà nội Xuân Quỳnh được xem là một trong nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều những bài thơ được yêu thích của biết
bao nhiêu thế hệ như: “Thuyền và Biển”, “Sóng”, “Tiếng gà trưa”, “Thơ tình cuối mùa thu”,… Nhà thơ Xuân Quỳnh đã được phong tặng Giải thưởng Nhà
nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về những thành tựu mà chị đã cống hiến cho nền văn học của nước nhà
Xuân Quỳnh luôn khao khát được yêu thương, được chở che, khao khát níu giữ hạnh phúc đời thường và đặc biệt nhạy cảm với tình mẫu tử Có lẽ chính những mất mát rất sớm trong cuộc đời của nhà thơ như làm dày thêm bản lĩnh và ý chí của của một cô gái Xuân Quỳnh nhỏ bé xinh xắn Tuổi thơ đã sớm mất đi tình cảm nồng ấm của người mẹ Trong gia đình, người cha, trụ cột không chỉ trong đời sống mà luôn là nơi dựa vững vàng trong thế giới tinh thần của mỗi đứa con, nhưng, Xuân Quỳnh sống xa cha trong khoảng thời gian xa cách Sớm bị số phận tước đoạt người mẹ, những chuyện nhỏ to, yêu thương bình dị ở đời Xuân Quỳnh không được mẹ chia sẻ tỉ tê Cũng vì thế, những lúc Xuân Quỳnh chông chênh, bơ vơ của tuổi thơ đang rất cần yêu thương vỗ về của mẹ, chị cũng không còn được vỗ về an ủi nữa Khi gặp những khó khăn lớn
Trang 30trong cuộc đời, con người ta thường sẽ hỏi cha Khi lớn lên, người định hướng cho lí tưởng sống là cha, bồi đắp bản lĩnh rồi ý chí ở đời cũng là cha, những lúc
ấy, Xuân Quỳnh cũng phải tự quyết định
Tuổi thơ với những kí ức nhạt nhòa về cha, khuyết thiếu về tình yêu thương từ người mẹ đã như găm vào những bài thơ của chị là khao khát những hạnh phúc đời thường và mẫn cảm với tình mẫu tử
Cuộc đời Xuân Quỳnh trắc trở đa đoan, éo le trong hôn nhân Xuân Quỳnh luôn nâng niu, trân trọng, chi chút hạnh phúc gia đình song cũng luôn lo
âu, khắc khoải, trăn trở về tình yêu, hạnh phúc… Mấy khi, có ai, có cô gái nào ngày theo chồng lại mong một bến khác Lấy chồng, nói như dân gian, đôi khi như chơi một canh bạc tất tay cuộc đời Nếu việc lấy chồng thuận thì hạnh phúc, nếu nghịch thì dang dở cho một đời người con gái Bởi mấy mươi tuổi đời, ai muốn trắc trở trong chuyện tình duyên Thế mà những trắc trở ấy lại vận ngay vào cuộc đời Xuân Quỳnh Tuổi thơ Xuân Quỳnh mồ côi mẹ, xa cha, ở với bà, lớn lên cuộc sống tự lập, lấy chồng rồi chia tay Khi Xuân Quỳnh gắn
bó đời mình với Lưu Quang Vũ, hồn thơ, cuộc đời và số phận chị đã tìm được
sự đồng điệu và tri kỉ Hạnh phúc gia đình tình yêu viên mãn tuy còn nhiều khó khăn, nhưng những khó khăn ấy chẳng là gì bởi Xuân Quỳnh có đủ nghị lực và vốn sống để vượt qua Chị cần một bờ vai vững vàng để làm điểm tựa cho tâm hồn mình Dù mạnh mẽ tới đâu, chị vẫn là phụ nữ dẫu cá tính nhưng mong manh Thế nên Xuân Quỳnh cần được yêu, muốn yêu, muốn chia sẻ và gắn bó Tìm kiếm trong thơ chị, chúng ta thấy một hồn thơ neo đậu thật chắc vào khao khát và đam mê bỏng cháy trong tình yêu và cả sự hi sinh tần tảo của đời chị
Mà cuộc đời tần tảo của chị như hiện hữu ở đôi bàn tay nhỏ bé, ngắn ngủi có phần thô ráp của người đặt chân qua hai chuyến đò lúc chiều muộn Có thể coi tính cách phẩm chất của con người Xuân Quỳnh tập trung nhất ở đôi bàn tay Hình ảnh đôi bàn tay của Xuân Quỳnh hơn một lần xuất hiện trong thơ chị Bàn tay chai sần ấy đã lưu lại biết bao đau thương mất mát trong suốt cuộc đời dài
Trang 31dằng dặc của chị Chính điều đó cho phép chúng ta thấy được phần nào phẩm chất tính cách con người nhà thơ Chính những phẩm chất tính cách ấy là nơi hội tụ của thời gian Nó là nhân chứng sống cho những mất mát đau thương khổ đau và hạnh phúc của chị Tuổi thơ mất mẹ xa cha gắn bó chủ yếu với bà Lớn lên, cũng chính đôi bàn tay ấy tự chăm sóc bản thân, học múa và làm thơ, lấy chồng sinh con và chăm sóc vun đắp hạnh phúc riêng của mình Chính đôi bàn tay ấy chứng kiến sự tan vỡ trong tình yêu với những khao khát còn đang dang dở Rồi đôi bàn tay ấy dành thời gian gặp gỡ hò hẹn với Lưu Quang Vũ… Như thế, con người Xuân Quỳnh yêu thương da diết, đấu tranh mãnh liệt, phấn đấu không ngừng nghỉ để có một Xuân Quỳnh khác trong thơ miên man tìm kiếm thời gian vĩnh cửu trong khắp cõi thời gian trong nhân gian từ xa xưa của trái đất của đời người và trở về “đúng nghĩa trái tim em”
Điều đó, Lưu Quang Vũ có nhưng tiếc rằng hạnh phúc quá nhắn ngủi Sự
ra đi của Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ đã để lại niềm tiếc thương sâu sắc trong lòng độc giả yêu mến họ
Thời đại Xuân Quỳnh là thời đại của những anh hùng trong chiến đấu, học tập, lao động và sản xuất Có nhiều nhà văn chiến sĩ xuất sắc trên “mặt trận” văn nghệ Xuân Quỳnh may mắn khi sinh ra và lớn lên khi được thừa hưởng những tiền đề cần thiết của một nền văn học tiên tiến Đất nước ta đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của dân tộc Chúng ta xây dựng đời sống mới ở miền Bắc vừa đấu tranh thống nhất nước nhà tại mặt trận miền Nam Người cha thân yêu của Xuân Quỳnh cũng lên đường theo tiếng gọi của sông núi Nhiệm vụ của đất nước tác động sâu sắc đến hồn thơ của Xuân Quỳnh Cả dân tộc ta ra trận để đáp lại lời hiệu triệu của Bác Văn nghệ giai đoạn này thật sự là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ, mỗi tấc đất, ngọn rau, xóm làng, cỏ cây đều góp phần vào công cuộc đánh thắng giặc cứu nước Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi thời kì chống Mĩ này đã tác
động mạnh mẽ đến hồn thơ của một số nhà thơ - chiến sĩ “Anh yêu em như anh
Trang 32yêu đất nước” (Nhớ, Nguyễn Đình Thi) và tác động đến Xuân Quỳnh: tình yêu
cá nhân hòa chung trong tình yêu đất nước, sống là dâng hiến, hi sinh… Nó chi phối đến cảm nhận, nhãn quan, tâm thức trong quan niệm thẩm mĩ về thời gian của người cầm bút Ta thường thấy điều này qua các sáng tác của Xuân Quỳnh Khi hành quân qua xóm nhỏ, chợt nghe tiếng gà trưa nhà ai đang nhảy ổ, Xuân Quỳnh nao nao trở về với tuổi thơ bên bà, nhớ lại những kỉ niệm thời thơ ấu…
Rõ ràng, cách sử dụng thời gian trong thơ của Xuân Quỳnh chịu chị phối không
ít từ thời đại chị đang sống
1.3 Xuân Diệu và khát khao giao cảm với đời
Thi sĩ Xuân Diệu được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình”, “nhà thơ mới nhất” theo cách nói của Hoài Thanh Ông là một cây đại thụ của văn học
Việt Nam hiện đại về lĩnh vực thơ ca
Trước Xuân Diệu, hình như chưa một ai dám nói “Tôi không chờ nắng
hạ mới hoài xuân” [37;22] Xuân Diệu như muốn diễn đạt nỗi niềm ấy, hoài
mong ấy, mùa xuân yêu thương, thời gian da diết ấy diễn ra ngay khi thi nhân đang tắm mình trong ngây ngất miên man của mùa xuân mà vẫn nhớ mùa xuân Kiểu nhớ mong của Xuân Diệu đặc biệt quá, có đôi chút khó hiểu, thắc mắc cho đối phương nếu không đồng điệu cùng tâm trạng và cảm xúc của nhà thơ Thời gian cho thi sĩ, tất cả chừng ấy là không đủ để thể hiện tình yêu và nỗi nhớ Vậy giải pháp cho họ là gì, chúng ta hãy bình phương lên, cấp số nhân lên cho yếu tố thời gian cho họ Chỉ khi thế, họ mới nguôi ngoai trong nỗi niềm riêng, hạnh phúc mới thật sự tròn đầy viên mãn khi cảm xúc thăng hoa trong thời khắc thiêng liêng mà chọn lọc tự nhiên đã ban tặng cho họ
Thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu đâu chỉ có vậy, đâu chỉ có khao khát, sự cuồng nhiệt đến vội vàng cuống quýt Nó nên được xem xét như một sinh thể có hồn được ngụy trang kín đáo khéo léo qua cảm xúc của thi nhân để đánh lừa, làm lạc hướng đồng điệu của chúng ta Nó đã được và thật sự được chia tách, phân li một đi không trở lại của chính thi sĩ Xuân Diệu đi với
Trang 33thời gian như đi tìm chính con người bản năng sinh tồn của bản thân mình
Điểm lại trong suốt chặng đường thơ ca của “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” [37;21] (chữ của Hoài Thanh), chúng ta thấy Xuân Diệu như đánh đu
với sợi giây thời gian buông lỏng mà thi sĩ rút lấy để buộc, để cột vào tay cho chắc chắn mà không thể xa rời Nếu bỏ qua yếu tố thời gian nghệ thuật, thơ và người thơ Ngô Xuân Diệu không còn giá trị nữa Thời gian trong thơ ông như muốn tranh luận với hàng nghìn năm thơ ca trung đại với quan niệm cũ kĩ về thời gian Kể cả khi công cuộc hiện đại hóa nền văn học diễn ra ở giai đoạn đầu, Xuân Diệu đã đưa tới thi đàn một luận đề về thời gian nghệ thuật Thời gian là một kiểu biểu hiện cho niềm khao khát giao cảm với đời của thi nhân
1.4 Xuân Quỳnh và khát vọng thường trực về tình yêu, hạnh phúc
Thành công trong sự nghiệp, mỗi con đường chúng ta đi không phải được trải thảm bằng hoa hồng và những lời tung hô chúc tụng Nhiều khi con đường ấy phải thấm bằng mồ hôi và nước mắt thậm chí đổ cả máu của chính mình cùng với hi sinh và mất mát Có nhiều nhà thơ phải bằng trải nghiệm của
cả thời trẻ để kiếm tìm thành công Xuân Quỳnh là một trong nhiều trường hợp như thế
Thơ của Xuân Quỳnh không hề kén người đọc, chỉ cần có tâm, có tình yêu con người là chúng ta có thể là đọc thơ của chị một cách chân thành, đằm thắm
Mà ai đã đọc thơ của một con người chịu nhiều đau khổ trong cộc sống như chị, chắc sẽ không thể không nghe thấy nhìn thấy cuộc đời và số phận cùng với lời tâm tình đầy khao khát Khi thì trong vắt để trở về với tuổi thơ nhảy chân sáo bên nội, khi thì nặng trĩu nỗi niềm riêng khi nhìn về nơi xa xôi Xuân Quỳnh được xem là một trong những người viết thơ tình hay nhất trong nền thơ Việt Nam từ sau 1945 Đó là tình yêu vừa nồng nàn, say đắm, vừa tha thiết dịu dàng, vừa giàu trực cảm, vừa lắng sâu trải nghiệm suy tư Cái tôi của thi sĩ là cái tôi
thành thật “Không sĩ diện đâu nếu tôi yêu được một người/Tôi sẽ yêu anh hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm/Tôi yêu anh dẫu vạn lần cay đắng”….[19;254]
Trang 34Xuân Quỳnh thể hiện trong thơ khát vọng sống, khát vọng yêu và đi liền
với nó là những dự cảm về sự biến thiên, phai bạc: Hôm nay yêu mai có thể xa rồi [19;229] Và những phấp phỏng âu lo: “Mùa thu này sao bão mưa nhiều/Những cửa sổ con tàu chẳng đóng/Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm/Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh/Em lo âu trước xa tắp đường mình/Trái tim đập những điều không thể nói/Trái tim đập cồn cào cơn đói/Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn” [19;140]
Thơ Xuân Quỳnh nổi bật ở vẻ đẹp nữ tính Đó là thiên chức làm vợ, làm mẹ với tâm hồn tinh tế, chăm lo, tạo dựng đời sống bình yên Thơ Xuân Quỳnh cũng
là thơ tự bộc bạch giãi bày, mong được nương tựa, chở che, gắn bó Nhưng không hẳn thế, thơ, ở nơi đó, Xuân Quỳnh gửi gắm các phương diện khác nhau của tâm hồn có khởi nguồn từ cuộc sống của chính chị Từ những năm xa vời vợi nhớ mẹ, cách xa mấy chiến trường nhìn theo cha Cả những đêm trằn trọc thao thức nhớ người yêu, nhớ chồng, nhớ con, nhớ chính mình khi vật lộn với khao khát Đôi khi, sự dũng cảm đâu chỉ có đối mặt với kẻ thù và cái chết, vượt qua những cám dỗ rất thật rất người của chính mình thiên về bản năng sinh tồn của
phần con lại là một nỗi niềm nhức nhối nhất, dũng cảm nhất
Bạn đọc đến với tiếng thơ của Xuân Quỳnh là đến với một giọng thơ có sắc thái rất riêng Nữ tính, đằm thắm, giản dị nên chúng ta thấy chị không cần đao to búa lớn Càng không thể tìm thấy sự lên gân của cá tính ngang tàng nhưng lời nói của con tim yêu Xuân Quỳnh sắc ngọt, lẹm sâu vào nhận thức của người đọc, chạm và làm ngân lên những sợi dây tâm giao đồng điệu Chúng
ta sẽ tìm được chính mình khi đọc thơ chị, nhất là những người phụ nữ có hoàn cảnh như chị
Điều cốt yếu nhất để thơ băng qua mọi khoảng cách của không gian và thời gian để đến với bạn đọc là gì? Ngoài nội dung tư tưởng và nghệ thuật, ta
có thể thấy rõ cá tính của mỗi nhà thơ trong mỗi con chữ Xuân Quỳnh đã sớm định hình được điều đó qua những bài thơ đầu tay Song, yếu tố thời gian
Trang 35nghệ thuật là một thế mạnh làm nên thành công trong thơ chị Khảo cứu thơ chị, chúng ta thấy thời gian nghệ thuật là phương tiện để Xuân Quỳnh bày tỏ con người thứ hai hay con người chị mà hàng đêm ngân lên những khao khát hạnh phúc và tình yêu Ban ngày cũng là thời gian, nhưng đó là thời gian của công chúng, của cộng đồng của cái ta chung trong trách nhiệm làm vợ làm mẹ làm con, thậm chí chị làm cha thay chồng mỗi khi đứng trước những ngã rẽ của cuộc sống Nhưng khi đối với Xuân Quỳnh, con người ấy đã phải sống bằng thời gian của bốn con người (là người vợ, người mẹ, là con, là công dân) khi chị phải đối mặt với nhiều đau thương và mất mát Vậy đâu là thời gian của chị, lúc nào chị sống cho chính mình vì bản thân mình? Sự đồng điệu của người đời qua nhiều thế hệ, mười năm, hai mươi năm, hơn thế, trong mỗi trang sách, trong nhận thức của mỗi chúng ta, thơ Xuân Quỳnh sẽ mãi là tiếng lòng, là khát vọng thường trực về tình yêu, hạnh phúc mà chị đã nói hộ biết bao nhiêu số phận
Trang 36Tiểu kết chương 1
Như vậy, thời gian là một phạm trù của triết học, thời gian luôn hiện hữu trong cuộc sống xung quanh mỗi con người Không một ai hiện hữu ngoài thời gian Từ phạm trù của triết học, thời gian đi vào thơ ca với đặc trưng rất riêng không thể trộn lẫn Khi chạm vào tiếng lòng của thi nhân, thời gian vật lí đã trở thành thời gian nghệ thuật trong thơ ca Theo nhận định của GS Trần Đình Sử,
thời gian nghệ thuật trong thi ca “là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều dài và hiện tại, quá khứ và tương lai” [63;61] Điều đó thể
hiện rất rõ trong thơ ca nói riêng và văn học nói chung
Xuân Diệu và Xuân Quỳnh là hai nhà thơ lớn của dân tộc Cả hai đều chịu chi phối và ảnh hưởng không nhỏ bởi thời đại họ đang sống Họ chịu ảnh hưởng những quan điểm về văn học đương thời để gánh vác những nhiệm vụ chung của văn học và dân tộc
Xuân Diệu là một nhà thơ tình, hồn thơ ông đã hé mở nhiều điều về con người của chính ông trưởng thành trong buổi giao thời Tây tàu nhố nhăng Bản thân Xuân Diệu là một trí thức Tây học mang nhiều mơ ước và hoài bão nhưng thực tại ngột ngạt làm cho thi sĩ vỡ mộng Ông gửi gắm cả vào thơ ca tâm sự và nhiều khao khát và cả nỗi niềm riêng về giới tính mà ít người thấu hiểu Đó chính là khao khát được yêu, yêu đời yêu người được sẻ chia niềm vui và cả những nỗi ưu tư trong cuộc sống
Xuân Quỳnh đến với thơ ca với tâm thế của người yêu thơ và lòng tự trọng của người phụ nữ gặp nhiều trắc trở trong cuộc đời Trong cuộc sống riêng, nhất là tình duyên đầy éo le đa đoan ngang trái đã hun đúc nên một Xuân Quỳnh bản lĩnh, cứng cỏi nhưng cũng rất yếu mềm cả trong đời thực lẫn trong thơ mà chị để lại Tiếng thơ của chị có nhiều khắc khoải day dứt lo âu thế nên cái khắc khoải day dứt, lo âu ấy được chuyển hóa vào thơ ca với ám ảnh thời gian rất rõ nét Điều đó tạo ra sắc riêng trong điệu hồn thơ của chị với mối quan
hệ với thời gian
Trang 37Chương 2 THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN DIỆU
VÀ XUÂN QUỲNH - NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG
2.1 Nhận thức về thời gian trong mối tương quan giữa cuộc đời và con người
Trải qua hàng triệu năm qua, sự sống kì diệu trên trái đất đã hình thành
và phát triển để chúng ta có hành tinh xanh, hạnh phúc như ngày hôm nay Trải qua chín tháng mười ngày, bào thai trong bụng mẹ hình thành, lớn lên, phát triển ra đời với tiếng khóc đầu tiên Mỗi dấu mốc, mỗi sự kiện thiêng liêng ấy, chúng ta đều thấy một điểm chung của sự gặp gỡ thú vị, đó là sự song hành của thời gian, thời gian luôn hiện hữu trong từng nấc thang tiến hóa, vươn lên của
sự sống Nhưng cũng chính thời gian, chính nó, không cho phép bất kì yếu tố nào tồn tại ngoài nó - ngoài thời gian Thế nên, trong cuộc sống, bên cạnh niềm vui vô biên, niềm hạnh phúc trường cửu, chúng ta còn phải chịu đựng, chấp nhận những mất mát, hi sinh đau khổ của kiếp người, của vạn vật Bởi thế, con người - niềm hãnh diện của mỗi chúng ta khi vang lên hai tiếng CON NGƯỜI, mới sinh ra, theo quan niệm của nhà Phật, đã bật lên tiếng khóc như để chuộc lỗi, như để khóc, khóc trước cho cái chết sau này của chính mình Thế nên, sự
vô hạn của thời gian, của trời đất trong mối tương quan với sự hữu hạn nhỏ bé của đời người mang lại cho chúng ta nhiều cũng bậc cảm xúc
2.1.1 Sự vô hạn, trường cửu của trời đất
Trong “Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh viết “trời đất không phải dựng lên cùng một lần với thế hệ chúng ta” [37;101], lời nhận định trên không chỉ đơn thuần nói về một sự thật hiển nhiên Hoài Thanh đang “dọn đường” cho sự
khẳng định chính xác về mối quan hệ giữa con người và đất trời trong thơ Xuân Diệu và con người Xuân Diệu Mối quan hệ như ghi như tạc trong suốt quá trình phát triển của văn học
Từ xa xưa, khi ánh bình minh đầu tiên của thiên tạo rơi xuống kẽ lá con người đã có ý thức khám phá, làm chủ và chi phối đến thiên nhiên Qua đó, con người khẳng định luôn tư thế tầm vóc và làm chủ vũ trụ của chính mình Trong
Trang 38thơ trung đại, Không Lộ thiền sư đã có lần “Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh/Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư” dịch thơ “Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng/Một tiếng kêu vang lạnh cả trời” (Ngôn hoài, Không Lộ thiền sư) Hay Nguyễn Du trong Truyện Kiều viết về Từ Hải “Trông vời trời bể mênh mang”
… Từ đó, chúng ta có thể thấy, con người, trong mọi hoàn cảnh đều khao khát cháy bỏng, hiểu và chinh phục thiên nhiên Trong thơ, các thi nhân xưa nay đều viết ít nhiều về điều này Nhưng dù ít hay nhiều, chúng ta đều nhận thấy niềm tâm sự, cái chí và cả sự thừa nhận đương nhiên của chính họ với diện mạo đa chiều khi họ nhìn thấy chính mình trong mối tương quan ấy
“Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”
(Vội vàng, Xuân Diệu)
Trong mối tương quan ấy, Xuân Diệu, nhà thơ lạ và tân kì, ngay khi vừa đến với thơ đã nhận ra mối quan hệ hai chiều giữa thời gian của người khác xa
với thời gian của đất trời vạn vật hay còn gọi là thời gian thiên nhiên “Còn trời đất” và “chẳng còn tôi mãi” hiện diện trong một câu thơ cho ta thấy một sự thật giữa cái còn và cái mất, cái tồn tại vô hạn vô hồi của “trời đất” (từ “trời đất” xuất hiện ba lần trong ba tập thơ) và cái hữu hạn nhỏ bé của “tôi” Thật
không có sự đồng điệu và tương ứng trong ham muốn và khao khát của cái tôi
cá nhân Nhân vật trữ tình muốn được bất tử với trời đất - ít nhất là bất tử theo
cách hiểu thông thường của thi sĩ muốn “tắt nắng” và “buộc gió” (Vội vàng,
Xuân Diệu) muốn lưu lại chút tình của riêng mình để tận hưởng nhiều nhất có thể tất cả hương vị của cuộc sống này Nhưng đổi lại, còn lại với thời gian chỉ
còn trời đất nhưng chẳng còn “tôi” Trong nỗi niềm mất mát, giữa những hữu
hạn của bản thể ấy còn lại được giá trị, đó là điểm chính giữa của tấm chân tình
trong con người nhà thơ với đời, là nỗi “tiếc” nuối mang giá trị nhân bản Cái
“tiếc” của nhà thơ, đấy là sự luyến “tiếc” của một con người ý thức hơn người
về sự tồn tại của bản thân của bản ngã phi ngã Nhưng đó không phải là bản ngã của duy ngã độc tôn, tính chuyên chế độc tài, tư tưởng độc bá mà là tầm tư tưởng của một nhà văn hóa nhân văn sâu sắc Xuân Diệu ứng xử với thời gian
Trang 39với cuộc đời Không ai là nhân chứng để kể lại, tả lại với thi nhân rằng trời đất được dựng lên như thế nào Cũng chẳng có ai sống cùng trời đất để nhìn thấy, ngửi thấy, hít hà mãi từng hơi thở sâu cho khí trời phả vào lồng ngực, mắt nhìn mãi thấy màu đỏ, tai nghe mãi âm thanh của lời nói yêu Nhưng Xuân Quỳnh
câu hỏi “yêu em nhiều không anh” (Mùa hoa roi, Xuân Quỳnh) hay “khi nào ta yêu nhau” (Sóng, Xuân Quỳnh) Cái cá tính muốn đi đến tận cùng, chạm đến
tận gốc gác của nơi sinh ra tình yêu, vô tình, trên hành trình ấy, Xuân Quỳnh đã chạm vào miền xa, dải đất, cõi nước của những cù lao tâm trạng trong thành
quách kiên cố của tình yêu “Làm sao được tan ra” (Sóng, Xuân Quỳnh), lại
một câu hỏi nữa xoáy vào khao khát của muôn đời trong tim người trẻ Ước
muốn bất tử hóa tình yêu, “ngàn năm” khao khát có phần táo bạo ngông cuồng
nhưng nhẹ nhàng đằm thắm khiến câu thơ như mềm đi, nhẹ hơn mà không cần đao to búa lớn Nó cứ ngọt nhẹ và lẹm sâu vào tâm tư tình cảm, nhận thức của bao tâm trạng thổn thức vì yêu ẩn hiện nơi con tim yêu trong lồng ngực Đó,
thật sự tương đồng với Xuân Diệu với lời cảm thán “còn trời đất” tức là còn cái vô biên trường cửu của thời gian nhiên nhiên vô biên ấy Trong bài thơ
(Biển), Xuân Diệu cũng từng khao khát là biển xanh, em là hóa thân của bờ cát
trắng để: “Như hôn mãi ngàn năm không thoả, Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!”
Khi nhắc đến sự vô hạn của đất trời, đến sự bất tử của thời gian, Xuân Diệu mượn các hình ảnh thiên nhiên như trăng, mây, nắng, mặt trời… còn
Xuân Quỳnh thì viết về sông, sóng, biển, gió… (Bảng 2.1.1 Phần phụ lục)
Trang 40Xuân Diệu và Xuân Quỳnh đều mượn hình ảnh biển, sóng… để nói tới cái vô cùng trong mối tương quan với cái hữu hạn Đứng trước biển, nhân vật trữ tình như nhỏ bé và cô đơn, bởi nhìn ra xa, biển cả vồng lên như ngực non của người thiếu nữ, sóng biển như nhịp đập của trái tim căng, phập phồng thổn thức Biển đón nhận mọi khao khát và bao chứa nhiều bí ẩn của tình yêu Cả Xuân Diệu và Xuân Quỳnh đều gửi gắm và hi vọng biết bao nỗi khao khát cùng biển cả, trời
đất “Em” trong thơ Xuân Quỳnh và “em”, “anh” thơ Xuân Diệu muốn được bất tử, muốn tan ra thành trăm con sóng, tức là “em” muốn trở về với cội
nguồn, gốc rễ của tình yêu, để được yêu được khát vọng Quan trọng hơn, bất
tử với biển là để chứng kiến, nhìn thấy tình yêu muôn thủa trên trái đất này
Nhưng Xuân Diệu nói “Trái đất - ba phần tư nước mắt/Đi như giọt lệ giữa không trung” (Lệ, Xuân Diệu) thì biển đâu chỉ có tình yêu và hạnh phúc, đôi
khi người ta nghĩ, nước mắt của cuộc đời, của muôn đời đã thành dòng lệ lớn
đọng đầy ở biển, tiếng khóc lớn cho cuộc đời dâu bể “ngàn năm” Xuân Quỳnh
chấp nhận và đón nhận, kể cả tình yêu hạnh phúc và mất mát đau khổ với hi sinh trong lòng biển cả của đất mẹ, hi vọng bên ánh sao trời cùng với những đám mây
“Mai kia em lớn
Em làm phi công Bay cao hơn thế Anh ơi biết không”
(Bay cao, Xuân Quỳnh)
Tìm hiểu về thơ và đời Xuân Quỳnh chúng ta có thể thấy, chị đã là người chịu nhiều bất hạnh; dù là tuổi thơ, lớn lên, lấy chồng,… hạnh phúc đến với chị quá ít ỏi và bị động Chỉ khi xuân Quỳnh đắm chìm trong cảm xúc của thơ ca, chị mới được chủ động ở “cuộc đời thứ hai” trong thơ Thế nên cái thôi thúc về
sự chiếm lĩnh ngày càng trở nên rõ nét trong thơ ca chị viết về cuộc chiến Có phải, cái khao khát bất tử hóa cho tình yêu trường tồn cùng trời đất ngày xưa, nay, được chuyển hóa thành tình yêu Tổ quốc trong ý thức chinh phục bầu trời
năm 1964 khi chị viết những vần thơ này Xuân Quỳnh hay dùng từ “mai kia”,