Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM THỊ NHUNG THƠ VIẾT VỀ TRẺ EM CỦA XUÂN QUỲNH VÀ RABINDRANATH TAGORE TỪ GÓC ĐỘ ĐỐI SÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HO
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM THỊ NHUNG
THƠ VIẾT VỀ TRẺ EM CỦA XUÂN QUỲNH VÀ RABINDRANATH TAGORE
TỪ GÓC ĐỘ ĐỐI SÁNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM THỊ NHUNG
THƠ VIẾT VỀ TRẺ EM CỦA XUÂN QUỲNH VÀ RABINDRANATH TAGORE
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi có sự hỗ trợ
từ Giảng viên hướng dẫn là TS Hoàng Thị Thập Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2021
Tác giả luận văn
Phạm Thị Nhung
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin cảm ơn cô giáo:
TS Hoàng Thị Thập đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chu đáo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học - trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa học này
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2021
Tác giả luận văn
Phạm Thị Nhung
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan nghiên cứu về đề tài 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
5 Phương pháp nghiên cứu 11
6 Đóng góp của luận văn 12
7 Cấu trúc của luận văn 12
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 13
1.1 Cơ sở lý luận 13
1.1.1 Khái quát về văn học so sánh 13
1.1.2 Đề tài trẻ em trong các tác phẩm văn học 19
1.2 Cuộc đời, sự nghiệp của hai nhà thơ Xuân Quỳnh và R.Tagore 23
1.2.1 Thời đại, sự nghiệp của hai nhà thơ Xuân Quỳnh và R.Tagore 23
1.2.2 Thời đại, cuộc đời, con người và sự nghiệp của R.Tagore 28
Tiểu kết chương 1 31
Chương 2 NỘI DUNG THƠ VIẾT VỀ TRẺ EM CỦA XUÂN QUỲNH VÀ RABINDRANATH TAGORE 32
2.1 Lòng yêu thương, trân trọng trẻ thơ 33
2.2 Thấu hiểu thế giới tinh thần trẻ thơ 42
2.3 Thể hiện mối tương ái hai chiều giữa cha mẹ và con trẻ 50
2.3.1 Cha mẹ đối với con trẻ 50
Trang 62.3.2 Con trẻ đối với cha mẹ 56
Tiểu kết chương 2 65
Chương 3 NGHỆ THUẬT THƠ VIẾT VỀ TRẺ EM CỦA XUÂN QUỲNH VÀ RABINDRANATH TAGORE 66
3.1 Sử dụng thể thơ hiện đại 66
3.2 Sử dụng hệ thống hình ảnh 73
3.3 Giọng điệu 81
Tiểu kết chương 3 88
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả khảo sát thơ R.Tagore và Xuân Quỳnh theo chủ đề 32
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát thơ viết về trẻ em của Xuân Quỳnh về thể thơ 67
Bảng 3.2 Kết quả khảo sát hình ảnh thơ trong thơ viết về trẻ em của R.Tagore 73
Bảng 3.3 Kết quả khảo sát hình ảnh thơ trong thơ viết về trẻ em của Xuân Quỳnh 73
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Xuân Quỳnh (tên thật Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, 1942 - 1988) là một nhà thơ nữ của văn học hiện đại Việt Nam Bà là một trong những nhà thơ
để lại dấu ấn đặc biệt trong thơ ca hiện đại với các tập thơ “Hoa dọc chiến hào,
Tự hát”, “Lời ru mặt đất”, “Bầu trời trong quả trứng” Với thành tựu của
mình, năm 2017, bà được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh vì những đóng góp cho nền văn học nước nhà Điều này khẳng định vị thế quan trọng và tầm ảnh hưởng rộng rãi của thơ Xuân Quỳnh trong đời sống văn học, đời sống tinh thần người Việt Nam
Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh Những bài thơ khi hạnh phúc đắm say, lúc đau khổ, suy tư của nhà thơ luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ Nhiều bài thơ tình của
Xuân Quỳnh đã trở nên nổi tiếng như “Thuyền và biển”, “Sóng”, “Thơ tình
cuối mùa thu” Không chỉ thơ tình, thơ viết cho trẻ em của bà cũng là mảng
thơ được đánh giá cao Xuân Quỳnh đã dành nhiều tâm sức viết về tình cảm,
thế giới thanh khiết đẹp đẽ của trẻ thơ như tập “Bầu trời trong quả trứng” và nhiều bài in trong các tập thơ khác Qua “thế giới” trẻ thơ, nhà thơ không chỉ
thể hiện tình cảm yêu thương, nâng niu đối tượng nhạy cảm nhất của xã hội mà còn thể hiện những trăn trở, sự chiêm nghiệm về giá trị nhân sinh rộng lớn
Rabindranath Tagore (1861 - 1941) là hiện tượng kiệt xuất của văn học hiện đại Ấn Độ Ông được mệnh danh là ngôi sao sáng, người lính canh vĩ đại
và cũng là linh hồn Ấn Độ Với những đóng góp lớn lao cho văn học Ấn Độ và văn học thế giới, ông đã được trao giải Nobel Văn học năm 1913 Tên tuổi của
Rabindranath Tagore được cả thế giới biết đến với “Thơ Dâng”, “Người làm
vườn”, “Tặng phẩm của người yêu”
Trang 9Suốt cuộc đời cầm bút miệt mài, Rabindranath Tagore đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm nhiều thể loại: thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn lĩnh vực nào ông cũng thành công xuất sắc Riêng thơ, với 52 tập, ông được xem là bậc thầy của thể loại thơ trữ tình thế kỷ XX Thơ ông viết về nhiều đề tài, trong đó ông dành riêng một tập thơ viết về trẻ em Đó là tập thơ mang tên
“Trăng non” (tiếng Bengal: Sisu, tiếng Anh: The Crescent Moon) Ngoài ra, Tagore cũng có một số bài viết về trẻ em được in ở các tập thơ khác Viết về trẻ
em, Tagore thể hiện tấm lòng yêu thương rộng mở Đó là tấm lòng của nhà thơ tinh tế, giàu lòng nhân đạo, là tình yêu của người cha yêu con nhất mực Thơ viết về trẻ em của ông không chỉ được đánh giá cao ở Ấn Độ mà còn lan tỏa rộng khắp thế giới bởi cách ông khắc họa những phẩm chất trong sáng, hồn nhiên, ngộ nghĩnh, giàu tưởng tượng về thế giới trẻ em mà người đọc còn cảm nhận được trên hết đó là sự nồng ấm, chân thành của một người cha trong những trang thơ
1.2 Văn học so sánh là tên gọi một hệ phương pháp luận, không chỉ cho phép người nghiên cứu so sánh các hiện tượng văn học ở các quốc gia khác nhau theo quan hệ giao lưu mà còn có thể so sánh văn học theo quan hệ tương đồng Nghiên cứu văn học từ góc độ văn học so sánh giúp độc giả khám phá giá trị thẩm mỹ ở góc độ khác biệt, nhiều chiều Một tác phẩm văn học đích thực không chỉ mang tính dân tộc, giai cấp mà còn mang nhân loại Khi tồn tại trong hệ thống văn học thế giới, nền văn học mỗi nước vừa mang những nét thống nhất, vừa mang những nét đặc thù Do đó, khi so sánh các sáng tác của các tác gia tiêu biểu ở các nước khác nhau, chúng ta không chỉ có điều kiện hiểu được đầy đủ, sâu sắc giá trị tác phẩm của mỗi người mà qua đó còn có thể rút ra được đầy đủ, sâu sắc giá trị tác phẩm của mỗi người Đồng thời, còn có thể rút ra được những kết luận có giá trị khái quát về bản chất, quy luật phát triển và quy luật sáng tạo của văn học Điều này sẽ rất có ý nghĩa trong quá trình giảng dạy ở trường phổ thông sẽ giúp người giáo viên mở rộng khám phá
Trang 10lĩnh hội tri thức cho chính mình nói chung và khơi gợi sự khám phá lĩnh hội tri thức cho học sinh nói riêng Cái đích của các tác phẩm mà hai nhà thơ đi tới đó chính là tình yêu và lòng nhân ái
Tuy không hoàn toàn trùng khít thời gian sinh trưởng, thời gian sáng tác nhưng Xuân Quỳnh và Rabindranath Tagore đều là nhà thơ hiện đại Đó là cơ sở cho phép tôi nghiên cứu, đối sánh thơ viết về trẻ em của Xuân Quỳnh và Rabindranath Tagore Đặt hai nhà văn này trong thế đối sánh để thêm một cách đọc hiệu quả hơn vẫn là chuyện hết sức mới mẻ, cần thiết trong việc giảng dạy của chính mình cũng như các đồng nghiệp đặc biệt hướng tiếp cận các tác phẩm của học sinh trong chương trình thay sách của Bộ Giáo dục từ năm học này
1.3 Thực tế ở Việt Nam, tác phẩm của Xuân Quỳnh và Rabindranath Tagore, từ lâu đã được đưa vào dạy học trong chương trình Ngữ văn bậc học trung học cơ sở, trung học phổ thông và ở bậc đại học có chuyên ngành Ngữ văn Trong xu thế đổi mới giáo dục và xu hướng toàn cầu hóa, việc mở rộng, giao lưu, hội nhập rất quan trọng Việc dạy - học tác phẩm văn học trong nhà trường ở Việt Nam không chỉ bó hẹp trong phạm vi các tác phẩm đơn lẻ mà cần phải mở rộng, tích hợp để tăng hiệu quả thẩm mĩ, giáo dục Việc chọn nghiên
cứu “Thơ viết về trẻ em của Xuân Quỳnh và R.Tagore từ góc độ đối sánh”
không những giúp việc dạy - học tác phẩm của hai nhà văn này ở Việt Nam một cách hiệu quả hơn mà còn giúp độc giả nói chung một cách đọc hiểu Xuân Quỳnh và R.Tagore ở một góc nhìn khác thú vị hơn
2 Tổng quan nghiên cứu về đề tài
Bước đầu tìm hiểu lịch sử nghiên cứu thơ viết về trẻ em của hai nhà thơ Xuân Quỳnh và R.Tagore, chúng tôi đã thu thập được một số tài liệu của các nhà nghiên cứu khác liên quan đến đề tài luận văn quan tâm Trong đó, có các tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài: về Xuân Quỳnh, chúng tôi đã có các tài liệu về nhà thơ Tagore Chúng tôi sơ lược điểm qua các tài liệu:
Trang 112.1 Tình hình nghiên cứu thơ viết về trẻ em của Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh là nhà thơ gần gũi với độc giả Việt Nam Hiện đã có nhiều
công trình nghiên cứu về thơ của bà như: “Xuân Quỳnh thơ và đời” (Lưu Khánh Thơ), “Thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh” (2001) của Tô Hà Tường Vân, Báo Bình Định trang “Văn hóa nghệ thuật” (năm 2008) tác giả Lê Nhật Ký viết bài “Nhớ Xuân Quỳnh, người viết cho thiếu nhi”, “Phong cách
thơ Xuân Quỳnh” (2009) của Nguyễn Thị Kim, “Xuân Quỳnh, người chưa từng
cũ với thơ tình” Báo “Tin tức” (P.V Thông tấn xã Việt Nam - 2011), Tạp chí Nghiên cứu trao đổi: “Con người và nhà thơ Xuân Quỳnh” (2011) của tác giả
Quỳnh Hương, Nhà thơ Xuân Quỳnh: “Cả trong mơ còn thức” (2012) Lê Khải,
“Biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh” (2013) tác giả Trần Hà
Phương, “Nhà thơ của tình yêu” (thanhnien.vn năm 2013) tác giả Quỳnh An,
“Sáng tác dành cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh” (2014), “Thơ Xuân Quỳnh viết
cho thiếu nhi từ phương diện chủ đề và nghệ thuật” (2015) của tác giả Lê Thị
Huyên, “Xuân Quỳnh - Thơ và tác phẩm trong trường phổ thông” Báo điện tử (2017) của TS Nguyễn Trọng Hoàn, “Cảm hứng “nữ quyền” trong thơ Xuân
Quỳnh” (2017) Viết về Xuân Quỳnh trong bài: “Xuân Quỳnh - một chồi thơ sắc biếc”, nhà phê bình Chu Nga đã đánh giá Xuân Quỳnh là “một chồi thơ khỏe, tràn đầy sức sống và hứa hẹn một cây thơ vững chắc, xanh tươi” Nhiều
tác giả Tạp chí Văn học, số 1 (1973) [19; tr.87]
Trong luận văn tốt nghiệp đại học “Thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi
nhìn từ phương diện chủ đề và nghệ thuật” (2015) của Lê Thị Huyên Tác giả
luận văn phân tích một số vấn đề nội dung, nghệ thuật thơ viết về trẻ của Xuân Quỳnh và đưa ra một số nhận định: “Có thể nói bản năng của người mẹ, những cảm xúc tinh tế và cái tài nhìn sự vật bằng con mắt trẻ thơ đã tạo nên nét đáng yêu, đáng nhớ trong những bài thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh…Thơ của chị nhiều khi như một lời trò chuyện tâm tình, khẽ khàng, nhỏ nhẹ, khiến người nghe phải gần lại mới thấy hết được những gì nhà thơ muốn nói ẩn vào
Trang 12sau mỗi dòng thơ Cuộc đời mồ côi khiến cho Xuân Quỳnh hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, cần thiết và quý giá như thế nào đối với trẻ thơ, nên khi làm mẹ, Xuân Quỳnh dồn tất cả tâm hồn và sức lực cho con” Trong thơ Xuân Quỳnh, tình mẹ con thật thiết tha, sâu đậm Những bài thơ nói về con, viết cho con chiếm số lượng lớn trong thơ Xuân Quỳnh
Trong luận văn tốt nghiệp “Cái hay cái đẹp” trong thơ Xuân Quỳnh viết
cho thiếu nhi của tác giả Phan Thị Vân (2014) Tác giả cho rằng: “Xuân Quỳnh
đã đưa tất cả mọi vật xung quanh cuộc sống vào trong thơ, viết nên những dòng thơ đầy cảm xúc, những sự logic tưởng chừng như phi lí nhưng lại không vô lí chút nào”
Trên Báo điện tử của TS Nguyễn Trọng Hoàn “Xuân Quỳnh - Thơ và tác
phẩm trong trường phổ thông”, quan điểm của ông là: “Xuân Quỳnh đã góp một
tiếng nói, một giọng điệu đặc sắc trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại Thơ chị là nơi tập trung của niềm vui và nỗi buồn, của phấp phỏng lo âu và mang mang dự cảm, khát vọng chở che và nâng niu, nương tựa Đó là kết quả của một quá trình miệt mài sáng tạo - mà trước hết là ý nghĩa của những nhịp đập từ trái tim nhân hậu, đằm thắm yêu thương và thật giàu nữ tính” Nhà nghiên cứu Phan Ngọc từng viết: “Xuân Quỳnh không có gì hết ngoài trái tim biết yêu, nhưng chính trái tim ấy đã nói lên thành thơ và chị trở thành nhà thơ nữ lớn nhất thế kỉ
này của Việt Nam chỉ bằng trái tim chân thành và vô giá ấy” trích “Xuân Quỳnh,
Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy - Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường” (Nxb Giáo dục, 1999) [25; tr.32]
Nhà nghiên cứu văn học Lưu Khánh Thơ nhận định: “Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một tác giả nữ có phong cách và bản sắc riêng khá rõ nét Trải qua năm tháng sống và viết, yêu thương và lao động nghệ thuật hết mình, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di sản văn học thật đáng quý” "Đọc những tác phẩm của Xuân Quỳnh, chúng ta gần như hình dung được chị đã sống ra sao, đã yêu thương day dứt những gì ? Lấy sự chân thực
Trang 13làm điểm tựa cho cảm xúc sáng tạo của mình, các sáng tác của Xuân Quỳnh chính là đời sống của chị, là những tâm trạng thật của chị trong mỗi bước vui
buồn của đời sống" trích “Xuân Quỳnh, người chưa từng cũ với thơ tình” Báo
Tin tức của P.V Thông tấn xã Việt Nam (2011)
“Nhà thơ của tình yêu” Báo Thanhnien.vn (2013), tác giả Quỳnh An có
Viết: “Nhà phê bình Vương Trí Nhàn đến giờ vẫn không thể quên những bản nháp thơ Xuân Quỳnh Đó là những quyển vở đã ghi chi chít những chữ là chữ
Nữ sĩ đã nháp bài thơ ra văn xuôi trước khi hoàn chỉnh nó, cho nó một khuôn mặt cố định trên trang giấy” Những dòng chữ chi chít ấy là minh chứng cho cảm hứng thơ bất chợt, dồi dào “Lúc viết những dòng này, tôi như người phát cuồng Cứ phải ghi bằng hết những ý nghĩ ào ào kéo đến trong đầu không cần vần vèo gì vội Còn sắp xếp lại, đặt vần, tôi làm sau, việc ấy đơn giản hơn”, sau này Xuân Quỳnh tâm sự
Tác giả Khánh Phương có bài viết “Cảm hứng “nữ quyền” trong thơ
Xuân Quỳnh” (2017): “Là nữ thi sĩ, thật tự nhiên, Xuân Quỳnh có một quan
niệm riêng về giá trị cũng như hạnh phúc của người nữ, trong cái nhìn tổng quan của chị về những giá trị sống, giá trị thơ ca, cũng như cuộc đời Không vờ như không biết tới vị thế giới nữ của mình để hướng tới một cảm quan chung chung về con người, một tinh thần nhân loại quan liêu, Xuân Quỳnh thông qua những vui buồn day dứt của một người phụ nữ Việt Nam để khắc họa sâu xa hơn những giá trị mà chị cho là tinh tuý của con người Cá tính cứng cỏi, mạnh
mẽ, trái tim độ lượng vị tha và một thẩm mỹ cổ điển nhưng luôn cởi mở, hướng tới sự khai phóng, đã kết tinh trong thơ Xuân Quỳnh dòng cảm hứng nữ quyền
tự nhiên, vừa gần gũi với những tiêu chí nữ quyền đương đại đồng thời mang
vẻ đẹp riêng tư sâu sắc”
Tác giả Tô Hà Tường Vân trong Luận án “Thế giới nghệ thuật trong thơ
Xuân Quỳnh” (2001) có nhận xét: “Xuân Quỳnh là một nhà thơ tài năng mà
cuộc đời và sự nghiệp của chị là một niềm cảm phục đối với mọi người Tài
Trang 14năng trời phú cho chị thật hào phóng và còn có nhiều tài năng khác kèm theo tài năng viết văn thơ của chị, chị có thể trở thành một diễn viên múa tuyệt vời hoặc trong những suy nghĩ văn học, tất thảy chị đều tỏ rõ thực lực rất vững vàng Chị đã vượt qua biết bao thăng trầm của cuộc sống để sáng tác mà không
hề than vãn, Xuân Quỳnh đã sống hết mình cho thơ nên sự nghiệp là cuộc đời thứ hai của Xuân Quỳnh Thơ của chị là con sóng tâm hồn không hề bình lặng
mà luôn day dứt trăn trở trên con đường khám phá lẽ sống của thơ ca Với một trái tim nhân hậu, nhạy cảm, luôn khắc khoải về nhân sinh, cõi đời mà hạnh phúc và tình yêu là niềm khao khát không nguôi, người nghệ sĩ Xuân Quỳnh đã lặng lẽ đi góp nhặt vẻ đẹp của đời làm nên cái đẹp nghệ thuật Chối từ thứ nghệ thuật "kết lá vùn mây" trong khuôn khổ có sẵn, chị quả cảm đi tìm cái đẹp thơ
ca trong cuộc sống giản dị đời thường, chủ tâm khai thác vẻ đẹp của nhân tâm, nhân bản, của những cư xử, tình cảm, những mối quan hệ tinh tế nhất Cuộc sống, con người trong thơ Xuân Quỳnh vì thế chân thật nhưng không trần trụi Hiện thực và lãng mạn hài hòa tuyệt dịu vô tình tạo nên một thứ vũ khí riêng cho thơ Xuân Quỳnh, góp phần hình thành và kết tinh một thế giới thơ nguyên
xi, trong lành, thơm thảo, tràn đầy những cảm xúc chân thành, cởi mở, day dứt
và lo âu nhưng vẫn hết sức dịu dàng, sâu sắc không như cái ồn ã, bụi bặm của đời thường”
Theo “Trang văn” trường Đại học Duy Tân (2017) có bài viết “Xuân
Quỳnh và quan niệm sáng tác thơ cho thiếu nhi”: “Sáng tác cho trẻ em phải
được "nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ”, phải xuất phát từ cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo, tự nhiên như trẻ thơ mới có thể làm cho các em yêu thích” Mỗi lần sáng
tác cho các em là một lần người viết “được sống lại tuổi thơ của mình và hoà
đồng tâm hồn với tuổi thơ hôm nay, miền xanh thẳm của văn chương và cội nguồn trong trẻo của đời người”[7; tr.16] Chính vì: “tự đặt mình vào vị trí của
các em để nhìn, để cảm nhận, để suy nghĩ và viết mà thế giới trong thơ Xuân Quỳnh hiện lên thật trong trẻo, ngộ nghĩnh, đáng yêu Chị không chỉ viết bằng
Trang 15tấm lòng của một người mẹ mà còn bằng chính tuổi thơ của mình" Chị tâm sự: “Là một người làm thơ cho các em, qua những đau khổ và khao khát thuở nhỏ, qua những lầm lỗi của tôi khi cư xử với các con tôi, tôi luôn tự nhủ:
“Muốn viết cho các em, điều đầu tiên là sự cảm thông với các em chứ không phải là sự áp đặt Đừng bắt các em sống và nghĩ theo cách của mình Nếu muốn giáo dục các em thì phải nhìn bằng con mắt của các em mà nhận xét, đánh giá
mọi việc Cách giải quyết bắt đầu từ đây” [9; tr.15] Có một điều lạ là những
câu thơ được viết ra từ những ẩn ức của một đứa trẻ côi cút, sớm xa cha mất mẹ lại mang đậm chất trữ tình, trong sáng và hết sức ngọt ngào
2.2 Tình hình nghiên cứu thơ viết về trẻ em của R.Tagore
R.Tagore ghé thăm Sài Gòn ba ngày Báo chí Việt Nam đã liên tiếp đăng tin, lời phát biểu của R.Tagore và đăng một số bản dịch luận thuyết, thơ của ông
Từ đó đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về R Tagore và thơ của ông
Các công trình đáng kể như: Luận án Tiến sĩ “Tính trữ tình triết lý trong Thơ
Dâng của R Tagore” (2001), “Đặc điểm thơ trữ tình - tình yêu R.Tagore” qua
hai tập thơ “Người làm vườn và Tặng phẩm của người yêu” (2002), tác giả Nguyễn Thị Bích Thúy, cuốn “Tagore - Văn và Người” (2005) của Đỗ Thu Hà, luận văn thạc sĩ “Hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của
Thạch Lam và R.Tagore” (2018) của Vi Thị Thỏa Về tập thơ “Trăng non”,
chúng tôi thu thập được các tài liệu dưới đây:
Luận văn thạc sĩ “Thế giới trẻ em trong sáng tác văn chương Tagore”
của Nguyễn Phương Liên được bảo vệ thành công năm 2007 Nguyễn Phương Liên đã đi sâu vào nghiên cứu đặc trưng nghệ thuật trong việc xây dựng thế giới trẻ em được thể hiện trong sáng tác văn chương của Tagore ở cả ba thể loại: thơ, văn, kịch
Khóa luận tốt nghiệp “Yếu tố huyền ảo trong tập thơ Trăng non của
R.Tagore” (2012) của Trần Kim Dung được hoàn thiện Trần Kim Dung đã
Trang 16quan tâm đến tác dụng của thủ pháp huyền ảo Công trình nghiên cứu đã cho
thấy thế giới trong “Trăng non” lung linh, huyền diệu và nhiều màu sắc hơn
Khóa luận tốt nghiệp “Nghệ thuật so sánh trong tập thơ Trăng non” của
Trần Thị Hoài Phương được bảo vệ thành công năm 2013 Trần Thị Hoài Phương đã tập trung tìm hiểu nghệ thuật biểu hiện trong tập thơ qua thủ pháp
so sánh để làm nổi bật sự sáng tạo độc đáo của R.Tagore trong việc xây dựng một thế giới trẻ thơ hồn nhiên và kì diệu
R.Tagore” của tác giả Nguyễn An Thụy được bảo vệ thành công (2017) Nguyễn
An Thụy đi sâu vào nghiên cứu nội dung tư tưởng và nghệ thuật khắc họa thế giới
trẻ thơ của Tagore trong tập “Trăng non”
Khóa luận tốt nghiệp “Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Trăng non của
R.Tagore” của Đinh Thị Thu Hà được hoàn thiện (2017) Tác giả đã đi sâu vào
nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong tập thơ “Trăng non”, tập trung thể hiện ở thế giới nhân vật và không gian, thời gian trong tập thơ “Trăng non” và những giá trị
mà tập thơ vốn có: ca ngợi trẻ em - chồi non đất nước
Trăng non của Rabindranath Tagore” của Mai Thị Thúy Vân được bảo vệ
thành công (2014) Mai Thị Thúy Vân đã đi sâu vào nghiên cứu các đặc điểm
nội dung và nghệ thuật tập thơ “Trăng non” và những giá trị mà tập thơ vốn
sẵn có Bằng việc điểm qua các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi đặc biệt lưu tâm đến các ý kiến của Hà Minh Đức, Lê Thị Huyên, Nguyễn Phương Liên, Mai Thị Thúy Vân Tất cả những gì thu lượm được từ quá trình nghiên cứu tổng quan vấn đề, ở mức độ ít nhiều đều là những gợi ý để chúng tôi có cơ sở vững chắc cho hướng triển khai đề tài Những phát hiện khoa học của các nhà
nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra những chủ đề, nghệ thuật trong mảng thơ này
của hai nhà thơ Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu “Thơ viết về trẻ
Trang 17em của Xuân Quỳnh và R.Tagore từ góc độ đối sánh” Đây chính là khoảng
trống để chúng tôi lựa chọn đề tài Các kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước sẽ là những gợi ý được chúng tôi tiếp thu trên tinh thần trao đổi,
mở rộng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng tới:
1 Khám phá giá trị thẩm mĩ của thơ viết về trẻ em của Xuân Quỳnh và R.Tagore từ góc độ văn học đối sánh; khẳng định thêm đóng góp của Xuân Quỳnh ở thể loại thơ trên diễn đàn văn học Việt Nam và trong việc giảng dạy ở nhà trường phổ thông
2 Góp phần khẳng định hệ thống lý thuyết của văn học so sánh bằng một trường hợp so sánh cụ thể về đề tài và phong cách viết về trẻ em của mỗi nhà thơ
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích trên, nhiệm vụ của chúng tôi là:
- Tìm hiểu các vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài; khảo cứu cơ sở lịch
sử xã hội, văn hóa Việt Nam, Ấn Độ trong mối quan hệ với cuộc đời, những sáng tác của Xuân Quỳnh và R.Tagore
- Khảo cứu, đối sánh thơ viết về trẻ em của Xuân Quỳnh và R.Tagore từ phương diện nội dung
- Khảo cứu, so sánh nghệ thuật thơ viết về trẻ em của Xuân Quỳnh và R.Tagore
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã thể hiện: “Thơ viết về trẻ em của Xuân Quỳnh và
R.Tagore từ góc độ đối sánh”, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những bài
thơ viết về trẻ em của Xuân Quỳnh và R.Tagore trong sự so sánh tương đồng
Trang 184.2 Phạm vi nghiên cứu
- Văn học so sánh có hai hướng: so sánh ảnh hưởng và so sánh tương đồng Đề tài của chúng tôi sẽ theo hướng so sánh tương đồng (bao gồm sự giống và khác nhau) Cụ thể, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu so sánh thơ viết về trẻ em của Xuân Quỳnh và R.Tagore ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật
- Thực hiện đề tài, chúng tôi tập trung khảo cứu trên các văn bản:
+ Với Xuân Quỳnh, chúng tôi khảo sát vấn đề trên tập thơ “Bầu trời
trong quả trứng” của Xuân Quỳnh, NXB Kim Đồng, tái bản năm 2005 và các
bài thơ in ở các tập thơ khác
+ Với R.Tagore, chúng tôi khảo sát trên bản dịch tập thơ “Trăng non”,
in trong “Thơ R.Tagore” (nhiều người dịch), NXB Văn học, năm 2009
5 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp so sánh văn học: “đặt hình tượng trẻ em trong thơ Xuân Quỳnh và R.Tagore trong cái nhìn tương quan để tìm ra những nét tương đồng, khác biệt, lý giải sự tương đồng, khác biệt từ các hiểu biết về tiểu sử nhà văn, đặc điểm xã hội, môi trường văn hóa mà hai nhà văn sống”
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Phương pháp này giúp người nghiên cứu giải quyết các yêu cầu của đề tài theo hướng đã được xác định bởi đối tượng nghiên cứu nhằm đánh giá khách quan giá trị của tác phẩm thơ, tránh được những khái quát tư biện
- Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phương pháp này giúp người nghiên cứu xem xét vấn đề trong sự thống nhất các khía cạnh ở “ngoài” và “trong” văn bản tác phẩm một cách khoa học, lịch sử cụ thể Nghiên cứu văn bản tác phẩm, hình thức cũng như nội dung, trong mối quan hệ tương tác với các vấn đề xã hội giúp chúng tôi đánh giá toàn diện hơn giá trị thẩm mĩ trong thơ của Xuân Quỳnh
và R.Tagore
Trang 19- Phương pháp tiểu sử: phương pháp này quan tâm đến cuộc sống và những mối quan hệ riêng tư của nhà văn Nguyên tắc của phương pháp này là dùng các yếu tố tiểu sử của nhà văn để lý giải tác phẩm văn học của nhà văn
Chúng tôi đồng thời sử dụng các thao tác cơ bản trong nghiên cứu: Thống kê - phân loại, phân tích - tổng hợp, so sánh
6 Đóng góp của luận văn
- Luận văn là đề tài đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu trong sự đối sánh thơ viết về trẻ em của Xuân Quỳnh và R.Tagore
- Kết quả của luận văn cung cấp thêm một cách đọc hiểu, một tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, dạy học tác phẩm của hai nhà thơ ở các trường đại học có chuyên ngành Văn học và chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam
7 Cấu trúc của luận văn
Luận văn, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, gồm có ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nội dung thơ viết về trẻ em của Xuân Quỳnh và R.Tagore Chương 3: Nghệ thuật thơ viết về trẻ em của Xuân Quỳnh và R.Tagore
Trang 20Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Thực hiện nghiên cứu văn học bao giờ cũng phải xuất phát từ cơ sở lý thuyết Với đề tài của chúng tôi, những vấn đề như văn học so sánh, đề tài trẻ em là những vấn đề mà chúng tôi quan tâm Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cần làm rõ một số vấn đề về cuộc đời và sự nghiệp của hai nhà thơ Xuân Quỳnh và R.Tagore Đây chính là nội dung của chương 1 mà chúng tôi sẽ trình bày
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái quát về văn học so sánh
Văn học so sánh và so sánh văn học là hai thuật ngữ có nội hàm khác nhau
Đề tài của chúng tôi quan tâm đến thuật ngữ văn học so sánh Thuật ngữ “Văn học
so sánh” sinh ra trên đất Pháp, sau đó lan sang các nước Châu Âu khác, là một
thuật ngữ ít được nhiều người biết đến Sau này khi nhu cầu nghiên cứu sự giao thoa ảnh hưởng giữa các nền văn hóa văn học lớn trên thế giới trở thành bức thiết thì thuật ngữ này mới được nói đến nhiều hơn Sau này phương pháp so sánh cũng được nhiều ngành khoa học áp dụng hơn đặc biệt là ngôn ngữ học so sánh Như vậy, bộ môn Văn học so sánh đã có một cơ sở vững chắc để tồn tại
và khẳng định mình Không có lí do gì để người ta có thể phủ nhận sự tồn tại của nó
Cho đến nay, trên thế giới có hàng trăm định nghĩa về văn học so sánh Dường như mỗi trường phái, mỗi nhà nghiên cứu dù có ít nhiều liên quan đến ngành khoa học mới mẻ này đều định nghĩa về nó Những định nghĩa đó có những nét tương đồng, và tất nhiên, cũng có những dị biệt khi cắt nghĩa khái niệm này
Trường phái văn học so sánh Pháp cho rằng văn học so sánh là một phân ngành của văn học lịch sử Nó nghiên cứu những quan hệ tinh thần mang tính quốc tế, nghiên cứu những mối liên hệ thực tế giữa Bairon và Puskin, nghiên
Trang 21cứu những mối liên hệ thực tế trên các phương diện tác phẩm, linh cảm, thậm chí cả cuộc sống giữa các nhà văn của những nền văn học khác nhau
Đến trường phái Văn học so sánh Mỹ, họ đã mở rộng đối tượng so sánh của khoa học này ra các môn nghệ thuật khác trong sự tương tác lẫn nhau của chúng Ông Henry H.H.Remark đã đưa quan điểm: “Văn học so sánh là sự nghiên cứu văn chương bên ngoài giới hạn của một xứ sở riêng biệt, và là sự nghiên cứu mối liên hệ giữa văn chương một bên với các lĩnh vực tri thức và tín ngưỡng khác, như nghệ thuật (hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc), triết học, lịch sử, các khoa học xã hội (chính trị, xã hội học, kinh tế học), các khoa học, tôn giáo một bên khác Tóm lại đây là sự so sánh một nền văn chương với một hay nhiều nền văn chương khác và sự so sánh văn chương với các lĩnh
vực biểu đạt khác của con người” [4; tr.7]
Trường phái văn học Nga, với sự đóng góp ở sự so sánh về loại hình,
ông Jirmumsky đã định nghĩa như sau: “Văn học so sánh lịch sử là một phân
nhánh của văn học lịch sử, nó nghiên cứu những mối liên hệ và quan hệ quốc
tế, nghiên cứu những chỗ dị đồng trong những hiện tượng văn nghệ của các nước trên thế giới Những chỗ giống nhau trên thực tế văn học, một mặt có thể
là do sự xúc tiếp về văn học giữa các nước, mặt khác có thể do sự tương đồng
về sự phát triển xã hội và văn hóa của dân tộc Tương ứng với chúng có thể phân thành tương đồng loại hình của những quá trình văn học, cùng những mối liên hệ và ảnh hưởng qua lại về văn học; thông thường cả hai thông dụng lẫn nhau, nhưng không nên lẫn lộn” [16, tr.30]
Văn học so sánh ở Việt Nam bắt đầu từ thế kỉ XX, điều này có ý nghĩa rất cho việc khám phá nội dung của tác phẩm Các nhà lý luận đã không ngừng tìm tòi, học hỏi để bổ sung vào hệ thống lý thuyết, đồng thời áp dụng vào thực tiễn để từng bước thấy được những mối liên hệ giữa văn học Việt Nam với văn
học các dân tộc trên thế giới Theo ông Nguyễn Văn Dân, trong cuốn “Lí luận
văn học so sánh”, viết rằng: “Văn học so sánh có thể được định nghĩa như là
Trang 22một bộ môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc” [4, tr.15]
Như vậy, các định nghĩa của các nhà lí luận trên đây có những chỗ không hoàn toàn giống nhau Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng, các nhà nghiên cứu đều cho rằng văn học so sánh là một bộ môn của khoa nghiên cứu văn học, một ngành khoa học độc lập tương đối, có mục đích, đối tượng đặc thù, có phương pháp
Đối tượng cơ bản của văn học so sánh là các hiện tượng văn học thuộc các nền văn học khác nhau của các dân tộc khác nhau, hoặc sớm hoặc muộn hơn là thuộc các sắc tộc, các cộng đồng ngôn ngữ - văn hoá khác nhau Nói chung, Văn học so sánh nghiên cứu sự giao lưu, sự tiếp xúc các mối quan hệ quốc tế, liên dân tộc giữa các nền văn chương
Chúng tôi cũng muốn nói thêm về các trường phái văn học so sánh Buổi đầu của quá trình hình thành và phát triển bộ môn xuất hiện hai trường phái chính, tạm gọi tên là trường phái Pháp, trường phái Mỹ Sở dĩ ta cần nói qua về các trường phái này vì giữa các trường phái có đôi chút khác biệt về đối tượng Trong quá trình phát triển của bộ môn, giữa phương pháp và đối tượng của nó
có mối quan hệ khăng khít và chặt chẽ với nhau song lại chưa thể có sự ổn định
và nhất quán trong quan niệm Trường phái Mỹ không chỉ nghiên cứu đối tượng là những hiện tượng văn chương ngoài biên giới dân tộc mà còn so sánh văn chương với các lĩnh vực tinh thần khác như Mỹ học, Triết học, tôn giáo
Đối tượng của văn học so sánh chỉ nên là các mối quan hệ về văn chương giữa các dân tộc mà thôi, đối tượng so sánh chỉ nên là các hiện tượng văn chương qua các biên giới địa lý và lịch sử của các dân tộc Vấn đề dân tộc cũng cần phải được giải thích rõ vì khái niệm quốc gia và dân tộc không hề đồng nhất Trong biên giới một quốc gia có thể có nhiều dân tộc, cho nên vẫn có thể
có nhiều nền văn học khác nhau Việt Nam có 54 dân tộc, nên không chỉ có văn học của người Kinh Các nhà nghiên cứu vẫn có thể so sánh văn học Ireland với văn học Scotland trong văn chương Anh, so sánh văn học Hindi với văn học Bengali trong văn chương Ấn Độ…
Trang 23Đây là vấn đề cơ bản trong việc xác định đối tượng của Văn học so sánh Vậy cụ thể hơn, mối quan hệ về văn chương giữa các dân tộc là những gì ? Những nhà nghiên cứu đã xếp các mối quan hệ đó vào ba nhóm chính:
* Mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học dân tộc: khi nghiên cứu ở mặt này, các nhà nghiên cứu xác định các luồng giao lưu, ảnh hưởng, nhất là nếu có hiện tượng vay mượn thì phải tìm ra nguồn gốc vay mượn để đánh giá đóng góp của người vay mượn lẫn người cho vay
Ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này là tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du ở Việt Nam và tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh
Tâm Tài Nhân, ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII ở Trung
Hoa Nguyễn Du đã dựa trên “Kim Vân Kiều truyện” mà viết thành thiên truyện bằng thơ dài 3254 câu thơ lục bát với tên “Đoạn trường tân thanh”, hay gọi nôm
na là “Truyện Kiều” Việc so sánh “Truyện Kiều” với “Kim Vân Kiều truyện” cho thấy nguồn gốc của “Truyện Kiều”, nhưng chủ yếu cho thấy “Truyện Kiều”
của Nguyễn Du không phải là bản dịch từ văn xuôi sang văn vần, mà là một sáng tạo của Nguyễn Du cả về mặt hình thức lẫn nội dung tác phẩm
Xét đến sự ảnh hưởng trong văn học thì có rất nhiều kiểu Có thể là ảnh hưởng do nhân cách nhà văn, ảnh hưởng về kỹ thuật viết văn, vay mượn tư liệu
và chủ đề, ảnh hưởng bằng cách đưa ra một khung cảnh nghệ thuật mới…
* Các điểm tương đồng:
Nhà so sánh luận Xô Viết Zhirmunsky nhận định: “Các phong trào văn
học nói chung và các sự kiện văn học nói riêng - với tư cách là những hiện tượng quốc tế - một phần được xây dựng trên cơ sở những sự phát triển lịch sử tương đồng trong cuộc sống xã hội của các dân tộc và một phần dựa trên những sự giao lưu văn hóa và văn học của các dân tộc đó (…) Cần phải phân biệt những điểm tương đồng về loại hình với những sự du nhập văn học hoặc
sự ảnh hưởng, bản thân những cái này cũng lại dự trên những điểm tương đồng trong quá trình tiến hóa xã hội” Nhiều tác giả Tạp chí “Sông Hương”,
Trang 24Phạm Minh Thùy “Nguyên lý văn học so sánh” Và ví dụ điển hình cho văn
học so sánh nghiên cứu các điểm tương đồng là công trình của Đinh Gia
Khánh, Chu Xuân Diên nghiên cứu về kiểu truyện “Tấm Cám”
Việc nghiên cứu các hiện tượng tương đồng có thể được tiến hành theo các vấn đề: đề tài, tư tưởng, tình cảm, thể loại, loại hình, phong cách, hình tượng, nhân vật… Song điển hình nhất và phức tạp nhất vẫn là hiện tượng tương đồng của các trào lưu và trường phái văn học từ trước đến nay Có hai loại hiện tượng tương đồng là tương đồng lịch sử và tương đồng phi lịch sử Tương đồng lịch sử: bao gồm hiện tượng tương đồng cùng thời và tương đồng
kế tiếp Tương đồng lịch sử là tương đồng của những trào lưu thuộc các nền văn học kế cận nhau (như: nền Văn học phục hưng, cổ điển, ánh sáng, lãng mạn, hiện thực ở Châu Âu) Tương đồng phi lịch sử: là sự giống nhau giữa các nền văn học cách xa nhau về không gian, thời gian Nghiên cứu những điểm tương đồng phi lịch sử sẽ giúp cho các nhà lý luận văn học rút ra những kết luận bổ ích và xác đáng về quy luật phát triển chung của văn học, làm sáng
tỏ sự phát sinh, phát triển của một thể lọai, một loại hình văn học cụ thể
* Các điểm khác biệt độc lập:
Trong thực tiễn, có khi nhà nghiên cứu phải so sánh hai hiện tượng văn học khác nhau để chứng minh cho mức độ khác nhau giữa chúng, qua đó khẳng định thêm cho một yêu cầu nào đó của mình Việc này không phải để chứng minh đơn thuần cái này khác cái kia, mà nó nhằm phục vụ những mục tiêu cụ
thể của nhà nghiên cứu Ví dụ: so sánh tiểu thuyết: “Robinson Crusoe” của Daniel Defoe với “Quả dưa đỏ” của Nguyễn Trọng Thuật để thấy: “Quả dưa
đỏ” chưa phải là tiểu thuyết phiêu lưu
Vai trò của văn học so sánh: Văn học so sánh là làm sáng tỏ bản chất của văn học, con đường phát triển và các giá trị của văn học Vì thế mà nó là phương tiện bổ sung đắc lực cho các bộ môn nghiên cứu văn học còn lại là lý luận văn học, lịch sử văn học và phê bình văn học, gắn bó chặt chẽ không tách rời với các bộ môn này
Trang 25Văn học so sánh làm rõ cái đặc thù dân tộc và cái quốc tế, từ vấn đề quan
hệ văn chương để tìm ra tính chất, quy luật phát triển chung của văn chương trên phạm vi dân tộc và phạm vi thế giới cùng với các phạm vi chuyển tiếp, trung gian khác nữa Đó chính là chức năng cơ bản của văn học so sánh
Armand Nivelle cho rằng: “Sứ mệnh của nhà văn học so sánh không chỉ ở sự
thiết lập một hệ thống các mối quan hệ ảnh hưởng và song hành giữa các sự kiện văn chương dân tộc và nước ngòai mà hơn thế, chính là ở chỗ phát hiện các đặc sắc văn chương dân tộc bên trong một tổng thể văn chương quốc tế”
Tạp chí Sông Hương, Phạm Minh Thùy Nguyên lý văn học so sánh
Văn học so sánh bổ sung cho sự nghiên cứu văn chương dân tộc và văn chương thế giới, giúp cho nhận thức của loài người đối với hiện tượng này ngày càng chính xác hơn, phong phú hơn và sâu sắc hơn
Như vậy, văn học so sánh là tên gọi một hệ phương pháp luận, không chỉ cho phép người nghiên cứu so sánh các hiện tượng văn học ở các quốc gia khác nhau theo quan hệ giao lưu mà còn có thể so sánh văn học theo quan hệ tương đồng Ấn Độ và Việt Nam là hai quốc gia Châu Á Dù có rất nhiều khác biệt nhưng cũng có những điểm gần giống nhau Văn học hiện đại của hai nền văn học đều có cơ sở xã hội là những nước thuộc địa của các đế quốc phương Tây Tuy không hoàn toàn trùng khít thời gian sinh trưởng, sáng tác nhưng Xuân Quỳnh và R.Tagore đều sáng tác vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX Với tư cách sáng tạo cá nhân, hai nhà văn này thành công ở thể loại thơ viết
về trẻ em Những điều kiện trên là cơ sở cho phép chúng tôi nghiên cứu, so sánh thơ của Xuân Quỳnh và R.Tagore ở phương diện nội dung và nghệ thuật trong quan hệ tương đồng Thực tế, có thể có những nghiên cứu độc lập về tác phẩm của Xuân Quỳnh và R.Tagore, nhưng đặt hai nhà văn này trong thể đối sánh để thêm một cách đọc hiệu quả hơn vẫn là chuyện hết sức mới mẻ và vô cùng cần thiết
Trang 261.1.2 Đề tài trẻ em trong các tác phẩm văn học
Trong các bộ môn nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng, đề tài là thuật ngữ dùng để chỉ phạm vi các sự kiện tạo nên cơ sở chất liệu đời sống của tác phẩm nghệ thuật Khái quát hơn, đề tài thể hiện phạm vi miêu tả trực tiếp của tác phẩm nghệ thuật Ở phương diện nhất định, khái niệm đề tài gắn với khái niệm chủ đề của tác phẩm Phạm vi miêu tả trực tiếp trong tác phẩm rất đa dạng,
có thể là chuyện con người, thú vật, cây cỏ, chim muông, đồ vật, thần tiên, ma quái, chuyện quá khứ và chuyện viễn tưởng Đề tài của tác phẩm nghệ thuật không chỉ nhằm giới thiệu các hiện tượng cụ thể cá biệt của đời sống hay của tưởng tượng, mà ở phương diện nhất định, bao giờ đề tài cũng xuyên qua một phạm vi miêu tả cụ thể để khái quát lên một phạm vi hiện thực đời sống nhất định có ý nghĩa sâu rộng và đó cũng chính là ý nghĩa của cuộc sống
Trong xã hội, trẻ em là đối tượng yếu đuối nhất vì các em chưa đủ trưởng thành để tự lo cho cuộc sống của mình Đó là lứa tuổi mà bất cứ một xã hội, một thể chế nào cũng quan tâm, nâng niu, chăm sóc Trong đời sống tinh thần, trẻ em là đối tượng nhạy cảm nhất vì các em chưa đủ nhận thức để làm chủ cuộc sống Hơn nữa, đó cũng là lứa tuổi ngây thơ trong sáng, đáng được hưởng sự quan tâm chăm sóc của người lớn Có lẽ vì thế, trẻ em cũng trở thành
đề tài quen thuộc trong các loại hình nghệ thuật, trong đó có văn học
Đề tài về trẻ em nằm trong các sáng tác văn học, đặc biệt là trong thơ ca
là một đề tài được khai thác một cách phong phú, sâu sắc, mang tính đặc thù do đối tượng phục vụ chủ yếu của nó là trẻ em Và chính tính đặc thù đó là những yếu tố cơ bản làm nên sức hấp dẫn của đề tài này Thơ cho trẻ em bao giờ cũng phải vui tươi, ngộ nghĩnh là cách chọn chi tiết thơ để thể hiện cảm xúc Đằng sau những câu thơ phải giấu những nụ cười Vì trên thực tế các em không phải
là những ông cụ non, không chấp nhận những bài thơ khô khan, nghiêm nghị quá mức Vì vậy, mỗi bài thơ không thể là lời giáo huấn sống sượng và lột bỏ hết mọi say đắm, hồn nhiên dí dỏm của đời sống tuổi nhỏ Cách chi phối tư
Trang 27tưởng này đã khẳng định tính chất vui tươi, hồn nhiên, trong sáng của thế giới nghệ thuật thơ trẻ em
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, là hình thức nghệ thuật sử dụng ngôn từ làm chất liệu để tái hiện thế giới Văn học viết về trẻ em phản ánh thế giới khách quan, giúp trẻ thơ hiểu về cuộc sống muôn màu Đó là những tri thức về thế giới loài vật, cây cỏ hoa lá, những tri thức về phong tục tập quán, những nét đẹp truyền thống và hiện đại Những sáng tác mà các nhà thơ viết về trẻ em chứa đựng cái nhìn mới của trẻ thơ về thế giới tràn đầy âm thanh, màu sắc, hình khối, ngôn ngữ Văn học thiếu nhi có vai trò quan trọng đối với sự hình thành
và phát triển toàn diện nhân cách con người ngay từ thuở ấu thơ
Văn học không chỉ góp phần bồi dưỡng tâm hồn, nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp, tiếp thu dần những tri thức cần thiết trong đời sống mà còn giúp cho trẻ phát triển trí tuệ, mở rộng sự hiểu biết và phát triển toàn diện về nhân
cách: “Ở lứa tuổi mầm non, với tâm hồn thơ ngây, trong trắng, chưa có nhiều
những trải nghiệm cá nhân, nhận thức về thế giới xung quanh ở mức cảm tính…, nên việc tiếp xúc với cái đẹp lấp lánh của ngôn từ và trí tưởng tượng phong phú trong tác phẩm văn học viết về trẻ em sẽ là cơ sở để các em rung động và cảm nhận được vẻ đẹp về một thế giới bao la đầy âm thanh, màu sắc
và sự huyền bí” Trong truyện cổ tích, trẻ được gặp ông Bụt, bà Tiên tốt bụng
với những phép biến hóa thần thông, những nàng công chúa xinh đẹp, những chàng hoàng tử thông minh, can đảm… Còn trong truyện thần thoại, các em lại được bắt gặp lối nhân hóa và sự tưởng tượng qua các chi tiết nghệ thuật, ở đó các con vật, cỏ cây, hoa lá hiện lên một cách sinh động thể hiện tình cảm gắn
bó sâu sắc giữa con người với thiên nhiên Trẻ thơ vốn đã sẵn trong đầu trí tưởng tượng phong phú nên khi gặp những yếu tố kì ảo, đẹp đẽ trong các tác phẩm văn học thì trí tưởng tượng ở trẻ càng được thăng hoa, giúp các em phát triển trí tuệ và thưởng thức cái đẹp, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế hơn…
Trang 28Văn học viết về trẻ em có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ Các nhà thơ viết về trẻ em như một nguời bạn đồng hành cùng trẻ thơ, cung cấp cho trẻ thơ một vốn từ ngữ khổng lồ, đặc biệt là những từ ngữ nghệ thuật Khi trẻ thường xuyên tiếp xúc với các tác phẩm văn học viết về trẻ
em, vốn từ ngữ của các em phong phú và sống động hơn Các em tự hình thành cho mình khả năng diễn đạt một vấn đề một cách mạch lạc, giàu hình ảnh và biểu cảm bởi đã được học cách diễn đạt sinh động ấy trong tác phẩm Đối với trẻ mầm non, sự phát triển ngôn ngữ ấy qua hoạt động bắt chước lời nói, việc làm của các nhân vật hoặc những cách diễn đạt trong tác phẩm
Chính quá trình trẻ được nghe, được kể diễn cảm truyện, thơ và được trực tiếp tham gia vào hoạt động đọc, kể lại truyện thơ sẽ giúp trẻ tích lũy và phát triển thêm nhiều từ mới Điều này, giúp giáo viên có thể dễ dàng hơn trong việc rèn luyện khả năng biểu cảm trong ngôn ngữ nói, ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ đối thoại với trẻ
Các tác phẩm viết về thiếu nhi trên thế giới có rất nhiều, đây là một đề tài rộng lớn để các tác giả khai thác, sáng tác Các tác phẩm điển hình có thể kể
đến như: “Hoàng tử bé” (1943) Antoine de Saint - Exupéry, cuốn tiểu thuyết
cổ điển về khoa học viễn tưởng “Hai vạn dặm dưới biển” (1870) của nhà văn Pháp Jules Verne, “Chú Bé Mang Pyjama Sọc” - John Boyne (1960), tiểu thuyết “Không gia đình” (1878) của nhà văn Pháp Hector Malot, “Giết con
chim nhại” được Harper Lee viết năm (1960), “Khu vườn bí mật” - Frances
Hodgson Burnett (1911), Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry (1884),
“Những cuộc phiêu lưu” của Huckle Berry Finn (1876)
“Hoàng tử bé” của tác giả Antoine de Saint - Exupéry được viết ở New
York trong những ngày tác giả sống lưu vong và được xuất bản lần đầu tiên tại New York vào năm 1943, rồi đến năm 1946 mới được xuất bản tại Pháp Không nghi ngờ gì, đây là tác phẩm nổi tiếng nhất, được đọc nhiều nhất và cũng được yêu mến nhất của ông Cuốn sách được bình chọn là tác phẩm hay
Trang 29nhất thế kỉ XX ở Pháp, đồng thời cũng là cuốn sách Pháp được dịch và được đọc nhiều nhất trên thế giới Với 250 ngôn ngữ dịch khác nhau kể cả phương
ngữ cùng hơn 200 triệu bản in trên toàn thế giới, “Hoàng tử bé” được coi là
một trong những tác phẩm bán chạy nhất của nhân loại Câu nói mang tầm ảnh
hưởng suy nghĩ của các thế hệ độc giả trong sách thiếu nhi của “Hoàng tử bé”:
“Những điều đẹp nhất trên thế giới không thể thấy không thể chỉ có thể cảm
nhận bằng trái tim”
“Chú Bé Mang Pyjama Sọc” - John Boyne (Lê Nguyễn Lê dịch): bạn sẽ
cùng được trải qua một hành trình với một cậu bé chín tuổi tên là Bruno Và chẳng sớm thì muộn bạn sẽ cùng Bruno đến một hàng rào Những hàng rào như vậy vẫn tồn tại ở khắp nơi trên thế giới Chúng tôi hy vọng không ai trong chúng ta phải vượt qua một hàng rào như vậy trong đời
Tiểu thuyết “Không gia đình” (tiếng Pháp: Sans famille), có thể được
xem: “là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn Pháp Hector Malot, được xuất bản năm 1878 Tác phẩm đã được giải thưởng của Viện Hàn lâm Văn học
Pháp Từ một trăm năm nay, “Không gia đình” đã trở thành quen thuộc đối với
thiếu nhi Pháp và thế giới Kiệt tác này đã được xuất hiện nhiều lần trên phim ảnh và truyền hình Tác phẩm phác họa nhiều nhân vật, dù quan trọng nhiều hay ít, đã giúp đỡ cậu bé Rémy trên hành trình của cậu cũng như trong cuộc sống của cậu, đặc biệt là đi tìm gia đình thật của cậu”
“Giết con chim nhại” được Harper Lee viết năm (1960) dưới góc nhìn thơ
ngây, trong sáng của một cô bé về những vấn đề mà đến người lớn còn cảm thấy đau đầu như phân biệt chủng tộc, trọng nam khinh nữ… Những bài học giá trị của bố Atticus dạy hai anh em - Jem và Scout về cuộc sống, con người, tình người không chỉ có ích cho trẻ nhỏ và còn gợi nhiều suy nghĩ cho người lớn
“Khu vườn bí mật” - Frances Hodgson Burnett (1911) viết về Cô bé
Mary Lennox ốm yếu, xanh xao, hay cáu gắt và khó ưa, sau biến cố gia đình phải tới sống tại nhà ông bác ở vùng Yorkshire Anh Quốc Một ngày nọ cô bé
Trang 30phát hiện ra trong lâu đài có một khu vườn bí ẩn bị khóa kín 10 năm Cùng với Colin và Dickon, Mary bắt tay trông nom chăm sóc cho khu vườn ấy Và khi mùa xuân về, điều kỳ diệu đã xảy ra thay đổi cuộc đời của những đứa trẻ Cuốn sách thấm đẫm không khí trong lành, thơm ngát của đồng nội, tràn đầy âm thanh ríu rít của chim muông, thích hợp để đọc trong một buổi chiều rảnh rỗi mát mẻ, cùng với một cốc trà nóng bên cạnh, và hòa mình vào những trò chơi con trẻ
Những cuốn sách thấm đậm vị ngọt ngào của tình yêu thương, sự trải nghiệm, ước mơ tươi đẹp, không khí trong lành và cả mùi thơm ngát, bình yên của đồng nội tràn đầy âm thanh ríu rít của chim muông, thích hợp để được thư giãn, suy ngẫm về các mối quan hệ của con người trong xã hội Có những tác phẩm lại ca ngợi lao động, tinh thần tự lập và tự tin của tuổi trẻ, phát huy ý thức chịu đựng gian khổ và tập quán xoay xở tháo vát, đề cao nghệ thuật, khuyến khích xây dựng một tình bạn chân thành
1.2 Cuộc đời, sự nghiệp của hai nhà thơ Xuân Quỳnh và R.Tagore
1.2.1 Thời đại, sự nghiệp của hai nhà thơ Xuân Quỳnh và R.Tagore
Xuân Quỳnh sinh năm 1942, mất năm 1988 Cuộc đời bà chứng kiến, trải qua một giai đoạn nhiều biến động của đất nước Sự nghiệp của bà cũng phản ánh những tâm trạng của con người trước những biến động đó của dân tộc
Cách mạng Tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới trong
lịch sử nước ta, kết thúc 80 năm đô hộ của chủ nghĩa thực dân và hàng nghìn năm áp bức của chế độ phong kiến Ngày 2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc
bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Từ nay,
nhân dân ta thực sự làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình Trong một năm đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, công việc của Viện dần dần ổn định và bắt đầu chuyển biến tốt Nhưng đế quốc, thực dân không để chúng ta yên
Trang 31Ngày 19.12.1946, tiếng súng đại bác của ta từ pháo đài Láng đã nổ vang rền, mở đầu cuộc kháng chiến thần thánh bảo vệ nền độc lập, tự do của tổ quốc Năm 1954, với việc kí kết và thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền, với hai chế độ chính trị khác nhau Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng Ngày 10.10.1954, bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô Ngày 16.5.1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát
Bà Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành, tạo điều kiện cho miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Ở miền Nam, tháng 5-
1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Bắc Mĩ vào thay chân Pháp, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ Xuân Quỳnh đã sống và trải qua quãng thời gian loạn lạc chiến tranh liên miên như vậy, điều này cũng góp phần đem đến cho nhà thơ những trải nghiệm phong phú
Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại xã La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) trong một gia đình công chức Xuân Quỳnh được thừa hưởng nhan sắc, phẩm hạnh của người mẹ và tình yêu văn chương của người cha, nhưng cuộc đời lại sớm chịu thiệt thòi vất vả
Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ rất sớm, cha lấy vợ hai và vào Nam sinh sống nên Xuân Quỳnh ở cùng bà nội và lớn lên cùng chị gái Đông Mai Tuổi thơ của Xuân Quỳnh trôi qua nghèo nàn, cơ cực thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần Cuộc sống vất vả tự lập từ nhỏ khiến Xuân Quỳnh già dặn trước tuổi Tháng 2 năm 1955, khi mới 13 tuổi, Xuân Quỳnh được tuyển chọn vào Đoàn văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo trở thành diễn viên múa chuyên nghiệp theo lối học truyền nghề ngay tại đoàn Vốn có năng khiếu, lại thông minh, xinh đẹp, cô em út của đoàn đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của mọi người và trở thành diễn viên đầy triển vọng Xuân Quỳnh đã đi biểu diễn ở
Trang 32nhiều nước và dự đại hội Thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Viên (Áo) Tập làm thơ từ năm 1959 - 1960, đến năm 1963 - 1964, Xuân Quỳnh học ở trường Bồi dưỡng những nhà viết văn trẻ (khóa I) của Hội nhà văn Ngày 5 tháng 8 năm 1963, sau khi từ đảo Cô Tô trở về, Xuân Quỳnh quyết tâm theo đuổi con đường văn học Từ năm 1964 trở đi, Xuân Quỳnh trở thành biên tập viên báo Văn nghệ, Nhà xuất bản Tác phẩm mới Tại Đại hội các nhà văn Việt Nam lần thứ 3, Xuân Quỳnh được bầu vào Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam Một số tác phẩm thơ của Xuân Quỳnh đã được dịch và in tại Liên Xô (cũ), CHND Đức, Pháp…
Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang
Vũ Trước đó, bà đã kết hôn lần đầu và có một con riêng với chồng cũ công tác tại Đoàn Văn công nhân dân Trung ương Cuối tháng 8 năm 1988, Xuân Quỳnh, chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ (13 tuổi) mất trong một vụ tai nạn giao thông tại thành phố Hải Dương Cuộc hôn nhân của Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ là cái duyên tất yếu của hai tài năng Chị đã có những giây phút thăng hoa trong tình yêu nhưng cũng có những lúc phải đóng vai của một người hạnh phúc Phải chăng đó là một tình yêu, mà người tạo hóa, không
ai tạo ra nổi Với bản chất thông minh, với trí tuệ phát triển Xuân Quỳnh đã ứng xử và giải quyết mọi vấn đề phức tạp mà cuộc sống đặt ra Chị đã định hướng dứt khoát cho con đường sự nghiệp của mình: đó là nghiệp thơ Chị quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân mà chị biết là mình đã lầm Chị quyết định xây dựng tình yêu và hôn nhân với “chú đại bàng non trẻ” Lưu Quang Vũ mà chị biết chắc trong đó có tình yêu và hạnh phúc đích thực Xuân Quỳnh là một tài năng thơ có giọng điệu, gương mặt riêng Trong cuộc sống đời thường, Xuân Quỳnh rất biết trân trọng hiện tại, biết cách tận hưởng hạnh phúc, sống say mê với thời của mình
Điều đau đớn ấy đã gây bàng hoàng, xót xa trong trái tim biết bao người Gia đình chị đã vĩnh biệt chúng ta vào mùa thu Những bông cúc vàng mà chị
Trang 33từng yêu, từng nói đến trong các bài thơ phủ kín đầy khu mộ Thế nhưng chính
sự kết thúc bất ngờ ấy đã khiến cho tình yêu mà Xuân Quỳnh hằng tôn thờ trở thành bất tử, đã làm cho Xuân Quỳnh và thơ bà dường như càng đẹp ngời thêm bởi vừng sáng kì diệu của huyền thoại Và trong di sản thơ của chị chắc chắn có những bài thơ sẽ đi vào vĩnh cửu
Xuân Quỳnh - một nhà thơ nữ nổi lên từ thời kỳ đầu xây dựng hòa bình,
nhưng ta vẫn nhận thấy được sự tươi trẻ, dễ mến qua tập thơ đầu tay “Tơ tằm -
chồi biếc” Thơ Xuân Quỳnh: “mang nặng tình cảm thiết tha, gắn bó với cuộc
đời, luôn kiên cường, vượt qua những khó khăn để có được hạnh phúc chung
Là một nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kì gian khổ”, Xuân Quỳnh cùng thế hệ với những nhà thơ: Trần Đăng Khoa, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị
Mĩ Dạ, Thanh Thảo, Thu Bồn… được coi là dàn đồng ca chung của thời kì lửa cháy Thời kì này, Xuân Quỳnh viết rất sung sức, đều tay và đã cho ra đời hai
tập thơ có giá trị “Hoa dọc chiến hào” và “Gió Lào cát trắng” góp phần làm
phong phú cho thơ kháng chiến, đồng thời cũng khẳng định ý chí về sự phấn đấu của lớp người trẻ tuổi những năm chống Mỹ của đất nước Với sự định hướng rõ ràng, và sự nỗ lực không ngừng của bản thân mà Xuân Quỳnh khá thuận lợi trong con đường thơ ca, thành công của chị không ngừng tăng lên theo thời gian
Ở lĩnh vực thơ trẻ em: “Xuân Quỳnh xuất hiện muộn, sau khi đã thành
danh với những vần thơ mang đậm tinh thần trận mạc, đặc biệt là những vần thơ tràn đầy nỗi khát khao hạnh phúc tình yêu Không nghĩ rằng, Xuân Quỳnh đến với văn học thiếu nhi như một du khách ghé qua vườn trẻ tìm kiếm chút thanh âm trong trẻo, rồi lại trở về, tiếp tục dấn mình vào cuộc sống với đầy rẫy những va đập, những buồn vui được mất” Xuân Quỳnh đến với các em bằng
một tình yêu thực sự, một tâm nguyện được trở thành nhà thơ của các em Chiếc cầu nối Xuân Quỳnh với các em không gì khác hơn chính là các con của Xuân Quỳnh: Tuấn Anh, Minh Vũ, Quỳnh Thơ Những đứa con chính là nguồn
Trang 34cảm hứng không bao giờ vơi cạn của Quỳnh Xa hơn nữa, chính là tuổi thơ của Xuân Quỳnh, một tuổi thơ không nhọc nhằn nhưng thiếu thốn tình cảm Mẹ mất sớm, bố công tác xa nhà, dù được bà hết lòng thương yêu nhưng với một trái tim đầy nhạy cảm, Xuân Quỳnh ý thức được sự thiếu vắng của những giai
âm hạnh phúc mà lẽ ra Xuân Quỳnh được hưởng Sự thiếu thốn tình cảm đã làm nảy sinh những khát khao, về sau sẽ trở thành nguồn cảm hứng mở ra những sáng tạo vô bờ bến
Thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh không nhiều, nhưng phần lớn đều đạt tới tầm đặc sắc, và nó đã đóng góp rất lớn vào nền văn học thiếu nhi Việt Nam Trong tình yêu ta có thể thấy một Xuân Quỳnh thăng hoa, đắm say,
ngây ngất, nồng nàn,… thì những bài thơ viết cho thiếu nhi lại là những lời “tự
hát” của trái tim người mẹ Xuân Quỳnh Ngoài thơ, Xuân Quỳnh còn có những
sáng tác về truyện ngắn dành cho các em nhỏ Những mẩu truyện ngắn gọn và xinh xắn của đời thường hiện tại mà đẹp như cổ tích, đầy những hứng thú và bất ngờ Những mẩu truyện được viết với thứ ngôn ngữ giản dị mà trong sáng,
đó chính là những món quà thơm thảo mà Xuân Quỳnh dành cho các em
Trong nhiều bài thơ viết cho các em của Xuân Quỳnh, cũng như trong thơ tình yêu nói riêng và thơ Xuân Quỳnh nói chung, ta gặp lại tâm thức quen thuộc về hạnh phúc cho và nhận Chính vì vậy mà thơ Xuân Quỳnh khác nào một cuốn nhật ký về cuộc đời đang bỏ ngỏ Số lượng tác phẩm Xuân Quỳnh để lại không nhiều, song những tác phẩm của nữ sĩ luôn chiếm được tình cảm của đông đảo độc giả Bởi nó không chỉ hạn hẹp trong số lượng xuất bản nhà nước
ấn hành, mà còn được sao chép lại vô số trong sổ tay của đông đảo chiến sĩ, thanh niên, học sinh và những người yêu thơ Xuân Quỳnh
Năm 1983, tập thơ “Bầu trời trong quả trứng” đã được tặng Giải A - giải
thưởng văn học hằng năm của Hội Nhà văn Việt Nam Đó là một ghi nhận hoàn toàn xứng đáng vì thành quả lao động nghệ thuật của Xuân Quỳnh Song, món quà lớn nhất dành cho Xuân Quỳnh chính là từ bao năm nay, thơ Xuân Quỳnh vẫn được các em, cả người lớn thuộc và yêu thích Tập thơ gồm 32 bài thơ, được Nxb Kim Đồng tái bản nhiều lần và được các em nhỏ rất yêu thích
Trang 35Những câu thơ ngộ nghĩnh, hồn nhiên như chỉ để dành cho trẻ con nhưng ngụ vào đó triết lý sâu sắc của sự sống, thứ triết lý mà bạn đọc ở mọi lứa tuổi đều
có thể cảm nhận theo cách riêng của mình Với người lớn - đặc biệt là những bà
mẹ trẻ đang dõi theo những bước đi của con mình, có thể tìm thấy ở thơ Xuân Quỳnh một người bạn sẻ chia, tâm sự
1.2.2 Thời đại, cuộc đời, con người và sự nghiệp của R.Tagore
R.Tagore sinh ngày 7 tháng 5 năm 1861 trong một gia đình trí thức giàu sang tại vùng Calcutta, xứ Bengal miền Đông Ấn Độ Gia đình ông thuộc đẳng cấp quý tộc Bà la môn nổi tiếng và được mến phục vì đây là gia đình của những thiên tài, đã có nhiều cống hiến cho công cuộc cải cách xã hội ở Bengal và Ấn
Độ Cha ông, Devendranath, là một lãnh tụ của phong trào cải cách Hindu ở Ấn
Độ cuối thế kỉ XIX, đồng thời là một nhà triết học nổi danh đã dốc hết sinh lực, trí tuệ và tiền của để làm việc thiện và hoạt động văn hóa xã hội
Trong gia đình, R.Tagore là con trai út được yêu quý và chiều chuộng nhất Khi R.Tagore chào đời, cha ông đã xem đó là phúc trời nên đặt tên cho ông là Rabindranath, có nghĩa là mặt trời với mong muốn cậu bé sẽ trở thành nhân tài mang ánh sáng trí tuệ soi rọi sự tăm tối của đất nước Ấn Độ nghèo nàn
và đau khổ lúc bấy giờ
Thuở nhỏ, R.Tagore được sống trong thế giới của các gia nhân Trong
hồi ức sau này, R.Tagore gọi họ là “vương quốc đầy tớ” một cách kính trọng
Là một cậu bé thích tự do, R.Tagore thường lang thang bắt bướm hái hoa ngoài trời và tụ tập với bọn trẻ cùng phố chơi bi, chơi đáo Vì thế, mọi người cai quản cậu rất nghiêm ngặt Những giờ bị phạt trong nhà, cậu thường phóng tầm mắt nhìn ra ngoài cửa sổ ao ước tự do hoặc tìm đến góc nhà ngồi đọc sách Năm 17 tuổi, Tagore đáp tàu sang Anh theo người anh thứ hai của mình Tuy nhiên, ông chỉ lưu lại Anh hơn một năm đã có lệnh của gia đình gọi về vì e ngại một chàng trai trẻ tuổi như Tagore sẽ bị những đóa hoa Anh lôi cuốn Nhà thơ vừa cảm thấy quê hương đang thầm lặng gọi về vừa cảm thấy lưu luyến với nước Anh Vậy là đầu năm 1880, Tagore trở lại quê hương, vẫn còn trẻ tuổi và tay trắng,
chỉ mang về một bi ca mang tên “Trái tim tan vỡ” Ngay sau đó, Tagore sáng
Trang 36tác vở nhạc kịch đầu tay “Thiên tài của Valmiki” dựa trên truyền kỳ về nhà thơ
sử thi Valkimi Với tác phẩm này, ông đã đưa âm nhạc Ấn Độ thoát ra khỏi ngõ cụt của thị hiếu thấp kém bằng những nét nhạc mới mẻ, giàu chất thơ Những năm sau đó, sau khi viếng thăm nước Anh lần hai trở về, Tagore hoàn thành
nhiều tác phẩm lớn như: “Kịch Chitra”, tập thơ “Con thuyền vàng”, “Hiến
dâng” và viết nhiều truyện ngắn xuất sắc
Bước vào tuổi 24, Tagore lập gia đình cùng một người con gái khi ấy mới 10 tuổi, là người cùng bộ tộc và giai cấp với ông Thời gian này, vì lý do sức khỏe, cha ông đã quyết định giao lại việc cai quản toàn bộ nhà cửa, gia sản cho ông Trong suốt những năm sau đó, sẵn điều kiện, Tagore thỏa sức đi
du lịch khắp đất nước Ấn Độ rộng lớn Tác phẩm của ông cũng ngày càng đậm tính xã hội, nhất là ở thể loại văn xuôi Một số tập truyện ngắn Tagore cho xuất bản trong thập niên cuối của thế kỉ XIX đã phản ánh cuộc đấu tranh quyết liệt của người dân Ấn Độ chống lại sự bạo quyền của những tên thực dân da trắng Năm 1901, Tagore mở trường tư thục Santiniketan ngay tại trang ấp của gia đình ở ngoại ô Calcutta Đối tượng học là các nam sinh có tư tưởng tự do, yêu nước
Và cũng như Xuân Quỳnh, những biến cố ngặt nghèo trong cuộc đời của Tagore cũng buộc ông phải đối diện và chấp nhận nó một cách đau đớn đến xót
xa Trong 5 năm (từ 1902 tới 1907), Tagore phải liên tiếp gánh chịu những tổn thất to lớn: “Vợ, con gái, cha, rồi cậu con trai út của ông cứ thế lần lượt bỏ ông
mà về bên kia thế giới Năm 1904, Tagore mất đứa con gái thứ hai; năm 1907 đứa con trai đầu của nhà thơ cũng từ giã cõi đời Cùng với cái chết của người
vợ (1902) và cái chết của người cha (1905), Tagore gần như suy sụp Thế
nhưng, kì diệu thay ông vẫn làm thơ”! Chính ông đã từng nói: “Khi tình cảm tự
tìm cho mình một hình thức để bộc lộ ra ngoài, chúng ta có thơ”
R.Tagore đã làm thơ từ rất sớm: “Năm lên bảy tuổi, Tagore bắt đầu tập tễnh làm thơ Làm được bài nào là nhét vào túi áo bài đó Nhiều người trong vùng rất thích thơ của cậu Từ nhỏ, Tagore đã nổi tiếng là cậu bé thần đồng của
xứ Bengal Mười ba tuổi, Tagore đăng trường ca “Bông hoa rừng” (Benaphul)
Trang 37dài 1600 câu trên tạp chí “Mầm kiến thức” (Gyânanka) Tiếp sau đó, cậu sáng tác hai tập thơ “Tiếng hát buổi sáng” (Prabhat Sangit) và “Tiếng hát buổi
chiều” (Sandya Sangit) Hai tập thơ nhỏ này đã bộc lộ tài năng và lòng yêu đời,
yêu cuộc sống của Tagore”
Sau hơn bảy mươi năm lao động miệt mài, R.Tagore đã để lại cho nhân loại một di sản đồ sộ các tác phẩm văn học nghệ thuật phong phú và đa dạng:
“52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, hơn 2000 ca khúc (trong đó có quốc ca Ấn Độ), 63 tập tiểu luận và gần 3000 nghìn bức tranh Ông được coi là biểu tượng của văn hoá Ấn Độ” Với những thành tựu và đóng góp cho văn học dân tộc, ông đã tạo dựng nên một thời đại Tagore bên cạnh các khái niệm thời đại Vê-đa, thời đại sử thi M.Gandhi tụng xưng ông là Gurudêva - bậc Thánh sư vĩ đại, người dẫn dắt tinh thần và hướng dẫn tâm linh Ấn Độ
Năm 1913, Tagore là người Châu Á đầu tiên được giải thưởng Nobel văn
chương cho tập “Thơ Dâng” (Gitanjali) “Thơ Dâng” là món quà ông thành
kính dâng lên cha mình, mà cũng có thể hiểu đó là món quà ông muốn dâng tặng cho đời Với tập thơ này, ông được xem là một phát hiện của thơ ca thế kỉ,
là kì công thứ hai của tạo hoá sau “Kalidasa” trong văn học Ấn, một biểu
tượng vĩ đại phối hợp trong mình hai nguồn tinh tuý Á - Âu
Và “Trăng non” chính là tiếng thơ được cất lên từ cõi lòng R.Tagore
nhiều đau thương mất mát Tập thơ ra đời năm 1909 và ban đầu có tựa đề là
“Sisu” (Trẻ thơ) Đến năm 1915, nó được Tagore chuyển từ tiếng Bengali sang tiếng Anh và đổi tên là “The Cressent Moon” (Trăng non) gồm 40 bài “Trăng
non” là tập thơ viết về trẻ thơ, là biểu tượng cho tâm hồn bản nguyên, thuần
khiết của các em Với “Trăng non”, Tagore đã: “tái hiện lại một thiên đường
đã mất trong mỗi chúng ta, đó là thiên đường của tuổi ấu thơ tràn ngập tình yêu thương mẫu tử”
Trang 38Tiểu kết chương 1
Văn học so sánh và so sánh văn học rõ ràng là hai thuật ngữ có nội hàm
khác nhau Chúng tôi đã làm rõ khái niệm văn học so sánh Thuật ngữ “Văn học
so sánh” là khi nhu cầu nghiên cứu sự giao thoa ảnh hưởng giữa các nền văn hóa
văn học lớn trên thế giới trở thành bức thiết thì thuật ngữ này mới được nói đến nhiều hơn Sau này phương pháp so sánh cũng được nhiều ngành khoa học áp dụng hơn đặc biệt là ngôn ngữ học so sánh Như vậy, bộ môn Văn học so sánh
đã có một cơ sở vững chắc để tồn tại và khẳng định mình Không có lí do gì để người ta có thể phủ nhận sự tồn tại của nó Từ khái niệm này, chúng tôi sẽ triển khai thực hiện đề tài
Mặc dù ở hai thời đại khác nhau và sinh trưởng ở hai quốc gia có nền văn hóa khác nhau, Xuân Quỳnh và R.Tagore lại có những điểm gặp gỡ nhất định
Họ đều là những nhà thơ để lại dấu ấn đặc biệt trong thơ ca hiện đại Xuân Quỳnh được xếp vào hàng những nhà thơ có giọng điệu trữ tình hay nhất Việt Nam; R.Tagore là thi hào của thơ ca Ấn Độ Hơn thế nữa, cả hai nhà thơ đều có tấm lòng nhân đạo sâu sắc nhất là thái độ của họ đối với đối tượng bị tác động sâu sắc, chịu nhiều bất công là phụ nữ, trẻ em Với tâm hồn nghệ sĩ nhạy bén, luôn sẵn sàng ngân lên trước những rung động của cuộc sống, Xuân Quỳnh và R.Tagore đã miệt mài cống hiến vì cái đẹp vì tình yêu nghệ thuật Qua các tác phẩm thơ, hai tác giả đã tái hiện một cách chân thực, sinh động số phận con người đặc biệt là số phận phụ nữ, trẻ em mà ở đó độc giả cảm nhận được tình yêu thương dành cho trẻ em một cách chân thật và trọn vẹn
Hình ảnh trẻ em trong các bài thơ của Xuân Quỳnh và R.Tagore khắc họa thật đậm nét qua từng chi tiết, nên để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc
Điều đó đã chi phối sâu sắc đến cách lựa chọn nội dung, nghệ thuật trong cách thể hiện cảm xúc của hai nhà thơ Giúp ta hiểu thêm về thiên nhiên, đất nước và con người cũng như những thông điệp mà các tác phẩm đã mang lại Đồng thời, chúng ta sẽ thấy được những giá trị quan trọng của các tập thơ trong đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam, Ấn Độ Mặc khác, việc nghiên cứu
về thơ trong sự đối sánh tương đồng giúp ta đi sâu vào đặc điểm nội dung và nghệ thuật của các tập thơ sâu sắc hơn
Trang 39Chương 2 NỘI DUNG THƠ VIẾT VỀ TRẺ EM CỦA XUÂN QUỲNH VÀ RABINDRANATH TAGORE
Thơ viết về trẻ em của Xuân Quỳnh và R.Tagore có nội dung vô cùng phong phú Cả hai nhà thơ đều có những mối quan tâm đến đối tượng nhạy cảm, yếu đuối này nên thơ viết về trẻ em của họ đề cập đến mọi mặt đời sống
của trẻ em vô cùng sinh động Khảo sát hai tập thơ “Trăng non” (R.Tagore) và
“Bầu trời trong quả trứng” (Xuân Quỳnh), chúng tôi nhận thấy: do sự khác
biệt về tính cách, con người của hai nhà thơ, đặc biệt là khác biệt văn hóa nên tất yếu nội dung thơ ở hai tập thơ có nhiều điểm khác nhau Tuy nhiên, bên cạnh rất nhiều sự khác biệt đó, cả hai tập thơ đều chứa đựng những nội dung rất gần nhau Khảo sát theo chủ đề, chúng tôi sơ bộ có kết quả như sau:
Bảng 2.1 Kết quả khảo sát thơ R.Tagore và Xuân Quỳnh theo chủ đề
2 Mối tương ái hai chiều
3 Lòng yêu thương, trân
hiểu sự gặp gỡ giữa hai tập thơ ở những nội dung hết sức nhân bản Đó là ba vấn đề mà theo chúng tôi là nổi bật nhất đã được hai nhà thơ đã thể hiện một cách tự nhiên: đó là lòng yêu thương, trân trọng trẻ thơ; sự thấu hiểu thế giới tinh thần trẻ thơ; mối tương ái hai chiều giữa cha mẹ và con trẻ
Trang 402.1 Lòng yêu thương, trân trọng trẻ thơ
Con người cá nhân của R.Tagorre và Xuân Quỳnh hoàn toàn khác nhau Tagorre là một triết gia thâm trầm luôn trầm tư suy nghiệm về nhiều vấn đề xã hội, nhân sinh; Xuân Quỳnh là một phụ nữ dịu dàng nhưng tinh nghịch luôn sống với những cảm xúc sôi nổi Con người cá nhân khác nhau, lại sinh ra và trưởng thành ở hai xã hội có nền văn hóa hoàn toàn khác nhau nhưng cả hai nhà thơ đều là những người hết sức nhân ái Yêu thương con người đối với Tagorre
và Xuân Quỳnh không phải là yêu thương chung chung mà hết sức cụ thể Cả hai nhà thơ đều dành rất nhiều sự quan tâm đến phụ nữ và trẻ em, hai đối tượng yếu đuối trong xã hội Đặc biệt, thơ của họ đều thể hiện sự nâng niu, yêu thương, trân trọng trẻ thơ trong từng câu chữ Tấm lòng ấy được thể hiện qua việc thấu hiểu sự trong sáng, hồn nhiên của trẻ thơ và mong muốn bao bọc, bảo
vệ trẻ thơ khỏi những điều xấu xa của thế giới muôn màu muôn vẻ
Trong 37 bài thơ ở tập “Bầu trời trong quả trứng” của Xuân Quỳnh có ít
nhất 8 bài thơ thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng trẻ em Đó là những bài
“Chuyện cổ tích về loài người”, “Cái ngoan của Mí”, “Bầu trời trong quả
trứng”, “Cắt nghĩa”… Cảm xúc ở mỗi bài có những điểm khác nhau nhưng các
bài thơ đó đều ẩn chứa một thái độ yêu thương trân trọng Xuân Quỳnh luôn nhìn trẻ thơ bằng con mắt của một người mẹ dịu dàng và ân cần Đó là ánh mắt của lần đầu tiên được bế bé con trên tay với bao cảm xúc thiêng liêng của tình mẫu
tử, con trẻ chính là cả thế giới của người mẹ Tác giả đã thể hiện cảm xúc ấy qua
bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” Bài thơ nói về cuộc sống trên trái đất khi
mới có loài người, và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến
bộ, ngày một văn minh Tuy nhiên, ẩn sâu trong từng lớp nghĩa là thông điệp sâu sắc: mọi vật sinh ra trên trái đất là vì trẻ em: hãy chăm sóc, thương yêu, dạy dỗ trẻ em và dành cho thế giới tuổi thơ mọi điều tốt đẹp nhất
“Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con Trên trái đất trụi trần Không dáng cây ngọn cỏ.”