“Một người đa tình như Xuân Hương mà chịu cảnh sống god bya tất không khỏi bị những đòi hỏi tình dục dày vò” “”, "Để hiểu rõ tính chất của cái đâm , tục trong thơ Hồ Xuân Hương, cần phải
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM TPHCM
KHOA NGU VĂN
LUAN VAN TOT NGHIEP
(1999 — 2003)
CHUYEN NGANH: VAN HOC VIET NAM
Giảng viên hướng dẫn : TS Lê Thu Yến
Sinh viên thực liện : Phan Thị Phương Thế Ngọc
Trang 2LO! CAM ON
Luan oda được hoan thanh didi sự
huténg dan nà giúp dé tan tinh ea
6 Lé Thu Yen eting các giáo vién, ede ban sinh niên nam FO trong khoa Hg oan
Crường Pai Hoe Su’ Dham Thanh Dho Fé Chi Minh.
đam xin chan thanh eam on!
“7u 20ở Chi Minh
Hgay 19 thang (5 ndm 2003
Sinh oféu
Phan Shi Dhitong Fhé Hgoge
Trang 33429Luda Văn Tot Nghisp> C?VIIID TS Le Thu Yến
MUC LUCPhin dẫn nhập
Cương một : VỀ văn ban thơ Nom Hồ Xuân Hưởng.
I Những văn bản thơ Nom Hồ Xuân Hương sớm nhất
I Câu hỏi khảo sát -Thống kê khảo sát Tr72
I Người ta đã viết về tho Nôm Hồ Xuân Hương như the
nào? T44
Phần kết luận Tr110
Trang 4Luan Van Tết Nehiep VII2 Tả Le Thu Yến
PHẦN DẪN NHẬP
cecal
I LÍDO CHON DE TAI
Hồ Xuân Hương - cái tên được phủ lên trên mình một man sương bí ẩn
của huyền thoại Trong lịch sử văn học Việt Nam, khó có một nhà thơ nào
vừa gần gũi, vừa “la mặt "(chữ dùng của Nguyên Sa Trần Bich Lan) như
Hồ Xuân Hương Chúng ta đọc Xuân Hương, viết nhiều về thơ nàng,
ngẫm nhiều về những gì nàng viết Đến tận bây giờ chúng ta vẫn đọc,
vẫn viết, vẫn ngẫm về thơ nàng bằng sự mến yêu và khát khao tìm hiểu,
khám phá cái đẹp cái lung linh ẩn hiện đằng sau những bài thơ Nom của
nàng — một nữ sĩ tài hoa, cá tính.
Không nim trong phạm vi một quốc gia, tên tuổi Hồ Xuân Hương đã
được thế giới biết đến N.I Niculin đã viét:"H6 Xuân Hương là đại biểu
din chủ nhất của văn học Việt Nam( )da thể hiện trong thơ mình những
suy nghĩ về sự lớn lao của con người, những cảm xúc về sức mạnh vĩ đại
của con người,vẻ giá trị của đời sống tình cảm" °” Hồ Xuân Hương chiếm
một vị trí quan trọng bậc nhất trong văn học đân tộc mà theo Niculin,
giống như Rabơle là người đầu tiên đã mở đột phá khẩu choc thủng dinh
luỹ của nén văn học trung cổ châu Âu, Hổ Xuân Hương cũng là người đầu
tiên chọc thủng thành trì của nền văn học trung đại Việt Nam Thi phẩm của nữ sĩ được xuất bản ra nước ngoài bằng tiếng Anh, tiếng Việt và cả
chữ Nôm nguyên bản Thơ Hồ Xuân Hương không chỉ được yêu thích ở
Mi, Nga, Pháp mà còn ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Lan Trong bài giớithiệu cho "Tuyển tập thơ Hồ Xuân Hương”, dịch giả Jean Ristat viết: '* Hồ
Xuân Hương là người cùng thời với chúng ta Nàng là tuyệt đối hiện đại
và cuộc đấu tranh của nàng cũng là của chúng ta (.)Hé Xuân Hương đã
làm đảo lộn nếp cũ, đổi mới tất cả, song vẫn dễ gần gũi với tất cả mọi
người * '”,Sức hấp dẫn của thơ NômHồ Xuân Hương vượt ra ngoài thời
gian và không gian.
Thế thì sức hấp dẫn của thơ Nôm Hồ Xuân Hương là ở đâu? Và lí giải
làm sao về sức hấp dẫn đó? Tìm hiểu thơ Hồ Xuân Hương là góp một tiếng
nói mến yêu đối với nữ thi sĩ tài hoa này.
SVT Dhan Thị Dhuong Thế Ngọc Trang : |
Trang 5II LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
I.Nhìn chung khi tiếp cận thơ Hồ Xuân Hương, các nhà nghiên cứu đều
khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của nữ sĩ trong lịch sử văn học dân
tộc Một gương mặt nhà thơ nữ đa diện , đa chiéu, với giọng điệu đặc biệtchưa từng có trên thi đàn Thơ của nàng như những lời thách đố với những
ai thích tìm tòi, khám phá cái đẹp ẩn đằng sau ngôn ngữ của tác phẩm văn
chương Song, việc tìm hiểu nghiên cứu thơ H6 Xuân Hương gặp không ít
vấn đề khó khăn Hầu hết các vấn đề từ cuộc đời đến su nghiệp sáng tác,
văn bản thơ, phong cách thơ của nữ sĩ chưa có ý kiến thống nhất Có thể nói Hỗ Xuân Hương là tác giả "mơ hổ" nhất, lạ lùng nhất, bí ẩn nhất từ trước đến nay Sức hấp dẫn của thơ Nôm Hồ Xuân Hương chính là xuất
phát từ sự mơ hồ, lạ lùng ,bí ẩn đó
Những bài thơ viết về thiên nhiên của Hồ Xuân Hương thực sự có
một sức hấp dẫn kì lạ.Nó không những được thẩm thấu bằng mắt mà còn
bằng âm thanh,bằng da thịt Nó đưa con người trở về với thế giới xúc cảm
của những giác quan căng đầy hơi thở của cuộc sống, một cuộc sống trầntục, bản năng ( Déo Ba Doi, Hang Thánh Hóa, Kém Trống ) Bằngnhững biểu tượng hang động ám ảnh, thiên nhiên đã mang “tính người”
khiến người đọc liên tưởng đến cái nghĩa ngầm có nguồn gốc từ "tín
.« (À)
ngưỡng phồn thực ”
Thơ Xuân Hương mang trong mình chất nổ của thời đại nó không
ngại ngắn e đè mà manh dan đưa ra một quan niệm mới về cái đẹp: vẻ
đẹp hình thể của người phụ nữ
Đôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm,
Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông.
( Thiếu nữ ngủ ngày)
Cho nên, những bài thơ trào phúng, di kích của Xuân Hương luôn
hướng tới những kẻ từ bỏ, giả vờ từ bỏ, cố tình từ bỏ cái xuân tình, làm nên
"tiếng cười lưỡng trị”, '*'
Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo,
Hỏi thăm sư cụ đảo nơi neo?
( Chùa Quán Sứ )
SVML Dhan Thị Dhương TRE Ngoc Trang ; 2
Trang 6Luân Van Tết Nghiệp GVHD, 78 le Thu Yến
Sự lấp lửng của những biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương khiến
người đọc có nhiều cách đánh giá khác nhau về thơ Xuân Hương và sức
hấp dẫn của thơ nữ sĩ.
2 Đánh giá về thơ Hồ Xuân Hương , nhất là riêng mảng thơ Nôm, có
nhiều cách khác nhau dựa trên quan điểm tiếp cận khác nhau Quan điểm
xã hội học coi dâm và tục trong thơ Xuân Hương là vũ khí đấu tranh chống
lại tầng lớp thống trị Đồng thời qua đó thấy được chế độ phong kiến thờiXuân Hương đã đi vào thối nát suy đổi Nhân dân lao động , đặc biệt langười phụ nữ, đứng lên đòi quyền sống của họ, đòi quyền được hạnh phúc,được yêu, kể cả tình yêu thân xác
Những người theo quan điểm phân tâm học cuả S.Freud cho rằng
tính dục chi phối tất cả trong thơ Hồ Xuân Hương "Xuân Hương mắc bệnhthan kinh do dục tình không được thoả mãn( ) nên nhà thd nhìn cái gì cũng
ra "cái ấy" cả"? “Một người đa tình như Xuân Hương mà chịu cảnh sống
god bya tất không khỏi bị những đòi hỏi tình dục dày vò” “”, "Để hiểu
rõ tính chất của cái đâm , tục trong thơ Hồ Xuân Hương, cần phải nhận
rằng ở thơ Hồ Xuân Hương có cái dâm, tục còn xuất phát từ ý thức tư
tưởng, và từ sự thiếu thốn về tình dục " “°,
Nếu như cách tiếp cận xã hội học dễ sa vào chỗ máy móc, dung tục
và rơi vào sự tự mâu thuẫn với chính mình thì cách tiếp cận phân tâm học
lại xem dục tình là “ cứu cánh” trong thơ Hồ Xuân Hương Họ nhìn Xuân
Hương như một con bệnh và thơ nàng là những triệu chứng bệnh lí dựa
trên tiểu sử trục trặc tình duyên của nàng
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng phức tạp, đa diện, một hiện tượng
tổng thể nên đòi hỏi nhiều cách tiếp cận Tiếp cân từ " nguyên lí hội hoá
trang”, các nhà nghiên cứu đã trả cho Xuân Hương một vị trí xứng đáng
vốn có trong lịch sử văn học dan tộc Theo N.I Niculin , những nhận định
cơ bản có tính chất lí luận và phương pháp luận của Bakhtin ( Lí luận thipháp và tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, 1992 ) có một ý nghĩa rất lớn
giúp chúng ta rút ra một quan niệm mới về qui tắc thẩm mĩ của Hề Xuân Hương, nó vốn bắt nguồn từ nguồn văn hoá cổ của nhân dân Việt Nam với
lối thi vị hoá, lí tưởng hoá độc đáo những nhân tố nhục thể Các ý kiến của
Xuân Diệu, Trần Thanh Mai, Đỗ Đức Hiểu, Hoàng Xuân Hãn , gan đây
là giáo sư Nguyễn Lộc và giáo sư Lê Trí Viễn đã góp phan khẳng định vi
trí của nhà thơ cũng như sức hấp dẫn của thơ nàng “ Hồ Xuân Hương là
Trang 7luan Van Tốt Nghiệp ¬ GVHD Tổ Le Thu Yến
nhà thơ độc đáo, có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc ( ) có
thể nói Hổ Xuân Hương không phải là một nhà thơ lớn với cái nghĩa phát
ngôn cho thời đại của mình ( ) nhưng con người thế nào nền văn chương
thế ấy, Hồ Xuân Hương hết sức độc đáo nên văn chương của bà cũng võ
cùng độc đáo” '? Gần đây nhất,Đào Thái Tôn đã hệ thống lại văn bản thơ
Hồ Xuân Hương,và giải thích nguyên nhân việc khó sàng lọc thơ bà bằng
tiến trình huyền thoại dan gian hóa vế tiểu sử Hồ Xuân Hương Ÿ' ,Bên
cạnh đó, Đỗ Lai Thúy tìm một lối đi riêng trong việc tiếp cận thơ Hồ Xuân
Hương bằng hệ thống phương pháp suy luận: tín ngưỡng phồn thực — thờ
cúng tổ tiên — lễ hội phổn thực - văn hóa dân tộc - thơ Hỗ Xuân Hương
đã lí giải mỏàt cách xác đáng vấn dé dâm tục cũng như những biểu tượng
lấp lửng trong thơ Hồ Xuân Hương ''”
3.Đã có rất nhiều bài viết, ý kiến tìm tòi và những phát hiện quí giá của
những nhà nghiên cứu về thơ Hổ Xuân Hương Hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định thơ Xuân Hương có một sức hấp dẫn lạ kì, sức hấp dẫn
ấy được thể hiện từ trong nội dung, tư tưởng, nghệ thuật đến phong cách
thơ nữ sĩ Bởi lẽ Xuân Hương là một gương mặt thơ lạ và đẩy ám ảnh.
Cái hay, cái đẹp, cái lạ hay chính là sức hấp dẫn của thơ Nôm Hồ
Xuân Hương Cái hay, cái đẹp, cái lạ đó phải xuất phát từ một tư tưởng
tiến bộ, một tinh thần khoẻ khoắn, yêu đời, yêu cuộc sống Sức hấp dẫncủa thơ Nôm Hồ Xuân Hương thể hiện ở sự tiếp thu nhuan nhuyễn ngônngữ dân tộc và sáng tạo nó ở nhiều góc độ khác nhau bằng một phong
cách “ phá cách” Theo Đỗ Đức Hiểu thì : “ Hồ Xuân Hương là một nhà
thơ đầy sáng tạo" “"”, * Thơ Nom Hỗ Xuân Hương rất thơ Nó mang nhiều
chất nổ của thời đại, thời đại của Kinh kỳ, Phố Hiến, của trào lưu văn học
nghệ thuật đòi giải phóng con người, ngợi ca tài năng, cái dep, nhất là của
người phụ nữ Hồ Xuân Hương góp tiếng thơ đẩy nhạc, biểu đạt sức sống
và cái đẹp của cơ thể, của tấm thân và trái tim rất trẻ của người phụ nữ
trong định mệnh đầy cay đắng Hồ Xuân Hương sáng tạo những cấu trúc
ngôn ngữ thơ day tài năng, đến nay, chưa dé ai hiểu hết * '!°',
Rõ rang, lịch sử nghiên cứu về thơ Hồ Xuân Hương rất rộng lớn, để
cập đến nhiều vấn dé Sức hấp dẫn của thơ Nôm chỉ là một trong những
vấn dé đó Với sự hiểu biết và việc tham khảo tài liệu chưa day đủ, người
viết chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu lịch sử vấn dé thông qua những ý kiếncủa các nhà nghiên cứu, phê bình về thơ Nôm Hồ Xuân Hương
&VTH Dhan Thị Dhưcww Thế Ngoc Trang - 4
Trang 8luôn Van TO Nghiệp — = _— Gv 18 le Tu Yen
4 Tóm lại, những nhận xét trên, mặt này hay mặt khác điều khẳng định
giá trị thơ Nôm Hồ Xuân Hương Song sức hấp dẫn của thơ Hồ Xuân
Hương vẫn chưa được đi sâu vào những phương diện cụ thể trên cơ sở khảo
sát thực tế,
II PHAM VỊ NGHIÊN CUU
Luận văn tập trung nghiên cứu về sức hấp dẫn của thơ Nôm truyền tungcủa Hồ Xuân Hương, vì chưa có điều kiện khảo sát tập thơ “Lưu hương
ky”.
1 Trong tình hình thơ văn nữ sĩ đang còn nhiều tranh luận, nhất là gần
đây khi phát hiện được tập "Lưu hương ký”, trong đó có một số bài thơ
Nôm, luận văn chỉ tìm hiểu dựa trên phẩn thơ Nôm truyền tụng Ngay
trong phần thơ này cũng có nhiều ý kiến khác nhau về việc tuyển chọn, vì
vậy luận văn dựa trên quyển “Tho H6 Xuân Hương - NXB Văn hoc Hà
Nội — 1982" do giáo sư Nguyễn Lộc tuyển chon, Văn bản này có 40 bài
thơ ngoài phần phụ lục.
2 Nhằm phục vụ cho để tài, luận văn cũng xin trình bày lại một vài nhận định của các nhà nghiên cứu đi trước về vấn để thời đại, con người,
thơ văn Hồ Xuân Hương
3 Như tên gọi của để tài, luận văn tập trung tìm hiểu sức hấp dẫn của
thơ Nôm Hồ Xuân Hương, mọi ý kiến nhận xét khác điểu nhằm sáng rõ
mục đích nghiên cứu trên.
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục đích của dé tài là khảo sát toàn diện về hệ thống thơ Nôm truyềntụng của Hồ Xuân Hương nhằm tìm hiểu về sức hấp dẫn trong thơ Nôm
của nữ si, Vì vậy, ngoài phương pháp lịch sử, luận văn còn sử dụng các
phương pháp : phân tích, tổng hợp Đồng thời vận dung các thao tác : thống
kê, so sánh đối chiếu, tập hợp các chỉ tiết, yếu tố.
V.ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
1 Hệ thống lại văn bản thơ Hồ Xuân Hương.
SVT Phan Thị Dhueng Thế Noo - —
Trang 9Luan Van Tốt Nghiệp GVIID 78 le Thu Yến
2 Tìm hiểu sâu hơn về thơ Nôm Hồ Xuân Hương để từ đó có thể lí giải được sức hấp dẫn của thơ Hồ Xuân Hương trên nhiều phương diện.
3 Hệ thống lại những nhận định của các nhà nghiên cứu,phê bình trong
và ngoài nước về thơ Hồ Xuân Hương.
4 Khảo sát sức hấp dẫn của thơ Nôm Hồ Xuân Hương dựa trên hệ thống câu hỏi và thống kê thực tế.
5 Sưu tim một số bài thơ là tiếng nói tri âm của người đọc đối với thơ
Ill Phạm vi nghiên cứu.
IV Phương pháp nghiên cứu.
V Đóng góp của để tài
VI, Bố cục luận văn,
Phần nội dung.
Chương một : Về văn ban thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
I Những văn bản thơ Nôm Hồ Xuân Hương sớm nhất
Il Nhận xét về văn bản thơ Nôm Hồ Xuân Hương
II Vài nét về việc nghiên cứu thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
Chương hai : Tìm hiểu về sức hấp dẫn của thơ Nom Hồ Xuân Hương.
I Lí giải về sức hấp dẫn của thơ Nôm Hồ Xuân Hương
II Sức hấp dẫn hay là cái duyên của thơ Nôm Hồ Xuân
Hương.
Chương ba :Khao sát về sức hấp dẫn của thơ Nom Hồ Xuân Hương.
1, Câu hỏi khảo sát - Thống kê khảo sát
II Người ta đã viết về thơ Nom Hồ Xuân Hương như thế nào?
Phần kết luận.
SVM Phan Thị Phuong Thế Ngoc Trang - 6
Trang 10Luan Van Tốt Nghiệp CGVHM Tề lé Thu Yến
PHẦN NỘI DUNG
cece sos
Cung mot Vi VAN BAN THO NOM HO XUAN HƯƠNG
I NHUNG VAN THO NOM HO XUAN H M NHAT
Văn bản thơ Nôm Hồ Xuân Hương do đặc trưng của phương thức lưu
truyền văn học Trung đại nên phần chỉ là chép tay hoặc chép tay quaphương thức truyền miệng
1, Những văn bản chép tay sớm nhất
Chúng ta khó thể biết được chính xác số văn bản chép tay thơ chữ
Nôm được coi là thơ của Hồ Xuân Hương, vì có thể còn nhiều văn bản
trong tủ sách tư nhân trong cả nước chưa được tìm thấy Hiện nay, người ta tìm thấy trong kho sách của Viện nghiên cứu Hán Nôm có một số văn bản
chép thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
Âm ca tập; VNv 289
Bách liêu thi văn tập:A 553.
Bảo hán châu liên; VHv 2450.
Đào nương thi hiếu ca ; AB 164.
Đăng khoa lục sưu giảng; A224.
Kỳ quan thi ; VHv267.
Liệt truyện thi ngâm; AB 147.
Lĩnh nam quần hiển văn thí diễn âm tập; AB 398
Nam âm thảo ;VHv 2381.
I0 Quốc âm thi tuyển: AC 649.
11 Quốc van tùng kí ; AB 383.
12 Song thất lục bát quốc âm ca ;VHv226,
13 Thi ca đối liễn tạp lục ;VHv79.
14 Thi ca quốc âm tạp lục ; VHv266.
oS Soe QI Re`e
SVT Dhan Thị Phuong Thế Ngoc Thang - 7
Trang 11luôn Van Tết Nghiệp GVHD Tô lê Thu Yến
15 Thi từ ca đối sách ;VHv 155.
16, Liên Hương thi sao; AB 620.
17 Việt tuý tham khảo ; AB 386.
18 Quế Sơn Tam nguyên thi tập ;A 3160.
2 Các văn bản khắc ván chữ Nôm
1 Quốc âm thi tuyển, khắc in vào mùa xuân năm Kỷ Dâu (1909)
và khắc năm Giáp Dan ( 1914); AB 649, có tổng số 27 bài.
2 Xuân Hương thi tập, khắc năm Tân Dậu(1921); Vnb 21”
3 Xuân Hương thi tập, khắc năm Nhâm Tuất (1922); Vnb 21 °
Các văn bản in sớm nhất
1 Văn bản Landes - 1893: Văn bản này do một viên quan cai trị,giám đốc trường thông ngôn ở Sài Gòn, rồi năm 1982 ra làm việc ở Hà
Nội, thuê Lê Quý sưu tầm, chép vào giấy lệnh ( thứ giấy dó tốt, dày và
rộng, xén rồi mà còn cỡ khổ 24x30 phân; một mặt viết 9 hàng mỗi hàng
13 hay 15 chữ, để lề bốn bên rất rộng), gồm 62 bài
2 Xuân Hương di cdo — 1909 (AB 649) có 71 bài.
3 Thơ Hồ Xuân Hương -NXB Xuân Lan- 1913-1914; Q8 ° 119.
Là những bản in khổ nhỏ, loại sách bỏ túi, ở bìa có để “ Hồ Xuân Hương thi tập” “Trancrit en Quốc ngữ et publié par Xuân Lan” (phiên âm ra quốc
ngữ và ấn hành bởi nhà xuất bản Xuân Lan); gồm 63 bài
4 Thơ Hồ Xuân Hương ( khắc ván), khắc năm Tân Dau(1921);
VN 21°, Phúc văn Đường khắc
5 Bản khắc ván của Quan văn đường, 1922; Vn" 21°; có 35 bài.
6 Văn đàn bảo giám của Trần Trung Viên — 1934, có 52 bài
7 Thơ Hồ Xuân Hương - Nguyễn Lộc ( tuyển chọn )- NXB Văn
học Hà Nội - 1982, gdm 40 bài ngoài phần phụ lục
ILNHAN XÉT VỀ VĂN BẢN THƠ NOM HO XUAN HƯƠNG
Văn bản thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương qua mỗi lần in lại
được sủa chữa, thêm thắt vào Lúc đầu “Van bản Landes” chỉ có 62 bài,đến "Xuân Hương di cdo” là 71 bài, đến “Tho Hồ Xuân Hương” (NXB
SVT Phan Thi Phuong Thế Nace Trang: 8`
Trang 12Luan Van Tốt Nghiệp GWIID T8 Le Tha Yến `
Xuân Lan,1913-1914 ) là 104 bai Khi “Văn đàn bảo giám” được in thì số
lượng thơ của Hồ Xuân Hương lên đến 139 bài
Rõ ràng số lượng thơ của nữ sĩ cứ được tăng dan lên sau mỗi lan
xuất bản Nhưng toàn bộ 139 bài thơ đó chỉ được xem là thơ truyền tụng,
chúng không hề có một nguồn xuất xứ chắc chắn nào, một cơ sở xác địnhnào và đứng bên nhau với những mâu thuẫn nổi bật từ phong cách đến
trình độ nghệ thuật Bởi lẽ có những bài thơ lời lẽ tục tu, trơ trên, đơn
điệu, dễ dãi.
Vì vậy mới nảy sinh ra nhiều vấn để tranh cãi Có thực 139 bài thơtruyền tụng đó là hoàn toàn của Hồ Xuân Hương ? Các nhà nghiên cứu đã
làm công việc khảo sát lại thơ của nữ sĩ trên nhiều tiêu chí khác nhau để
loại bớt những bài thơ mà họ cho là không phải, không đúng, không giống
phong cách và tư tưởng cũng như bút pháp nghệ thuật của Hồ Xuân Hương.
Mặc khác, do đặc điểm sáng tác và phương thức lưu truyền của văn học
trung đại Việt Nam, đặc biệt là phương thức lưu truyền của thơ Hồ Xuân
Hương ( chủ yếu là truyền miệng hoặc chép tay qua truyền miệng ), thì
việc van bản thơ bị thêm thất, sửa chữa là diéu khó tránh khỏi Có nhiều
bài thơ của người khác được gán cho Hồ Xuân Hương, có nhiều người bắt
chước phong cách Hổ Xuân Hương, bat chước kiểu làm thơ của nữ sĩ, mànhững người được Landes thuê để sưu tầm thơ của Hồ Xuân Hương lúc đầu
do trình độ nghệ thuật còn thấp hoặc do thù lao nên đã không sàng lọc cẩn
thận.
Trong giới hạn của luận văn, người viết chỉ điểm qua một vài néttiêu biểu Chẳng hạn : Những bai “Thing m6”, “Thing bù nhìn"”,"Đánh
đu”, "Chơi dén Khán Xuân” đã tìm ra được bài thơ gốc ký tên Thiên Nam
Động Chủ (bút hiệu của vua Lê Thánh Tôn) ; Bài "Đánh cờ người”, “Tu
tình "(thể song thất lục bát 44 cầu do ông Bùi Hạnh Cẩn chép) rõ ràng là giong điệu của một người đàn ông và về thể thơ lại là một bài Thơ Mới, sử dung van liền hoàn toàn khác biệt các loại thơ cổ điển, thơ Đường mà Hồ
Xuân Hương thường sử dụng "Chúng ta biết thơ Xuân Hương thường viết
về những dé tài có hai nghĩa, một nghĩa phô ra nói trực tiếp về đối tượng
miêu tả và một nghĩa ngắm thong có ý nghĩa ám chỉ những bộ phận kín
đáo của con người hay chuyện trong buồng kín của vợ chồng.Bài “Đánh cờ
người” có cái đặc điểm ấy Nhưng ở thơ của Xuân Hương ngay cái nghĩa
ngầm mà người đọc không khó khăn gì vẫn có thể nhận ra ấy, vẫn có cái
SVT Dhan Thị Dhucng ThE Ngoc Trang - 9
Trang 13Luân Van Tết Nghứ, Pp CWVII2 T8 lé Thu Yến
tính hóm hỉnh, cười cợt, chứ không nhằm khêu gợi thú tính thấp hèn củacon người Còn bái "Đánh cờ người” thì trái lại, nhằm gây moat cảm giác
nhdy nhụa, bẩn thỉu, có tính cách kích thích không lành mạnh." ‘'”
Do đó ta có thế bác bỏ một số bài thơ biểu lộ trình độ học vấn kém
coi, chữ nghĩa tối tăm, dùng chữ rườm rà, từ sáo moon thô thiển, non nới,
thơ trật cú pháp niêm luật; những bài không thành thật, không xuất phat tự
mối tình mà chủ tâm kích dục, bôi nhọ vô căn cứ, đi ngược lại lễ nghĩa
đương thời Hồ Xuân Hương bởi vì theo Nhất Uyên Phạm Trọng Chánh thì
"Hồ Xuân Hương không có lí do gì để viết những lời ác khẩu như thế,và
hoàn toàn ngược lại với phong cách, với tiểu sử Xuân Hương trong các bài
thơ chữ Hán ''® l
Để thống nhất vé mat văn bản cho tiện việc viết luận văn, người viết
dựa vào văn bản : “Tho Hồ Xuân Hương NXB Văn học Ha Nội
-1982” do giáo sự Nguyễn Lộc tuyển chọn
III.VÀI NÉT VỀ VIỆC NGHIÊN CỨU THƠ NOM HO XUAN
HƯƠNG
Nghệ thuật ngôn từ là một cơ thể sống phức hợp, vận động, nhiều âm
thanh, nhiều màu sắc Thơ là một loại hình nghệ thuật mang màu sắc chủ
quan của người nghệ sĩ Ở đó, mọi tâm tư, tình cảm, mọi cung bậc, sắc thái
déu được thể hiện một cách tỉnh tế và độc đáo Ở đó, tất củ các giác quan
của con người căng lên đón nhận cuộc sống và trái tim con người đập
những nhịp đập phức tạp mà chỉ những kẻ "có tình” với nhau mới có thể
nhìn thấy được Giữa người nghệ sĩ, thơ, và người đọc có một mối quan hệ
hữu cơ, gấn bó Người nghệ sĩ gửi vào thơ những niềm vui, nỗi buồn vàcảm nhận về cuộc sống Người đọc hiểu được, cảm được, tìm thấy được sự
đồng vọng nơi người nghệ sĩ thông qua văn bản Như vậy, văn bản là một
nhân tố cơ bản để thiết lập nên qui luật tiếp nhận tác phẩm văn chương
Đối với một tác giả mà nhiều vấn dé về tiểu sử, sự nghiệp văn bản thơ,
phong cách thơ còn nhiều tranh luận, hoài nghi như Hồ Xuân Hương thi
việc nghiên cứu về thơ văn của nữ sĩ gặp rất nhiều khó khăn Tho Nom Hỗ
Xuân Hương là lĩnh vực đã được các nhà nghiên cứu, phê bình khai phá và
đã để lại những dấu ấn đậm nét, những công trình lớn Qua những bài viết,
SVM Phan Thị Phuong Thế Ngọc Trang 10
Trang 14luân Yên TR Nghệp — _— ¬ —_ CWID 18 lẻ Thu Yến
ý kiến đó, chân dung của người nữ nghệ sĩ tài hoa, cá tính dan được khắc
hoa đậm nét.
Nhìn chung, viêc nghiên cứu thơ Nôm Hồ Xuân Hương trải qua hai giai
đoan.
1.Giai đoạn 1 : Từ 1916 đến 1954.
Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, cho đến đầu thế kỷ XX, chủ yếu được lưu
truyền trong đân gian, tổn tại trong trí nhớ mọi người Một tác giả của nền
văn học viết mà phương thức lưu truyền tác phẩm lại là phương thức của
nền văn học dân gian Mặc khác, lan đầu tiên trên thi đàn, xuất hiện một
giong thơ nữ đẩy cá tính Thơ Hồ Xuân Hương khác hẳn với thơ truyền
thống trước đó, nó không đi theo một qui luật, qui tắc nào Hình ảnh trong thơ nữ sĩ là những sự vật quen thuộc của cuộc sống hàng ngày, cuộc sống
lao động, là những biểu tượng lấp lửng hai mặt ẩn một nghĩa ngầm thú vị,táo bạo Hơn nữa, tiểu sử của Hề Xuân Hương lại mơ mơ hồ hồ, người ta
chủ yếu dựa vào phần thơ truyền tung của nữ sĩ mà “vẽ " ra chân dung nàng Do những đặc điểm trên, cho nên ở giai đoạn đầu, việc nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương còn đơn giản, có nhiều biểu hiện của sự tuỳ tiện, cảm
tính, duy ý chí Các tác giả chủ yếu dựa vào chủ quan cá nhân mà xem xét,
đánh giá thơ Nôm của nàng.
Nguyễn Văn Hanh cho rằng Xuân Hương va nói tuc.“Ngu@i ưa nói
“tuc” là người thiếu thốn về vật dục Tâm trí Xuân Hương bị tình dục
chiếm hết Con mắt nàng trông cái gì cũng có hình ảnh tính dục hết cd” ''®
Trương Tửu thì quả quyết rằng : “Xuân Hương mắc bệnh thần kinh do
dục tình không được thoả mãn ( ) nên nhà thơ nhìn cái gì cũng ra “cái
ấy" ca", 6)
Ngoài ra có thể kể đến một vài bài viết của Hoa Bằng Hoàng Thúc
Trâm, Lê Tâm, Dương Quảng Hàm
2 Giai đoạn 2 : Từ 1954 đến nay
Các nhà nghiên cứu, phê bình đứng ở nhiều góc độ khác nhau xem xét
về thơ Nôm Hồ Xuân Hương Công tác phê bình, nghiên cứu văn học được
đổi mới cả về phương pháp, thế giới quan, nhân sinh quan, cho nên việc
nghiên cứu thơ Nom Hồ Xuân Hương có những đổi mới tích cực Các nhà
phê bình đã trả lại cho Hồ Xuân Hương một vị trí, một chỗ đứng xứng dingtrong lịch sử văn học din tộc.
@VTH Phan Thị Phuong Thế Ngoc Trang : 11
Trang 15luan Van Tốt Nghiệp — — GVHD Tổ le Thụ Yến
Vận dụng quan điểm duy vật lịch sử, Hồ Tuấn Niêm ( Bàn góp về
nguồn gốc giai cấp của Hồ Xuân Hương Tạp chí nghiên cứu lịch sử Số152.1973 ) và Văn Tân ( Hồ Xuân Hương với các giới phụ nữ văn học và
gia đình - NXB Văn Sử Địa Hà Nội - 1957 ) đã đặt Xuân Hương vào
trong một bối cảnh xã hội cụ thể, phân tích về “tính giai cấp”, “tinh nhân
dan” trong thơ nữ sĩ cùng với những mặt đóng góp tích cực của nàng vào
trong văn hoc dan tộc.
Ở cuối thập kỉ 50, Xuân Diệu với “ Hồ Xuân Hương - Bà chúa thơ
Nôm" (Các nhà thơ cổ điển Việt Nam - NXB Văn học - 1982) đã bằngvào sự cảm thụ tỉnh tế, vốn hiểu biết sâu sắc về xã hội, văn hoá cũng nhưvăn học, đã khơi dậy một cách sinh động tim tư tưởng, tính độc đáo sựhấp dẫn và bản lĩnh của một trong “ba thi hào dân tộc", ưu ái mệnh danh
cho Hồ Xuân Hương là “Ba chúa thơ Nom” t!”'
Bước sang thập ki 60, cùng với sự phát hiện tập thơ chữ Hán “Luuhương ky” của ông Trần Thanh Mai (Tạp chí Văn học và Tập san Nghiên
cứu văn học) bài viết của Tảo Trang, Trần Văn Giáp, Cao Huy Du ( Tuần
báo Văn nghệ) đã đặt ra một câu hỏi lớn : Li giải sao về mặt phong cách
của Hồ Xuân Hương trước mảng thơ Nôm trữ tình không kém phần táo bạo
song lại rất đầm thấm, thiết tha, mang nặng nỗi lòng chân thật, tấm tình
chân thành, những lời thơ già dặn về bút pháp, uyển chuyển về ngôn từ, có
việc có người trong “Lưu hươngký ” với mảng thơ Nôm truyền tung lâu nay
- mà bên cạnh phần táo bạo, giàu cá tính sáng tạo lại đã xen vào cái
nghĩa tục tu nhiều khi đến tro wén, thô tục, và bên cạnh phần phá cách,
sáng tạo còn lắm cái dễ dai, đơn điệu?
Nguyễn ĐứcBính (Người Cổ Nguyệt, chuyện Xuân Hương - Tạp chí
Văn nghệ - Số 10/ 1962) cho rằng Hồ Xuân Hương là * nha thơ tuyệt vời
và người đàn bà tuyệt vời ( ) Thơ H6 Xuân Hương đặt người thơ - và cả
người đọc nữa nếu người đọc thông cảm ~ vào tình trạng những rung cảm
nguyên thuỷ của buổi gặp gỡ thứ nhất ở chốn rừng sâu” Vấn dé thơ Hồ
Xuân Hương được bình luận sôi nổi trong giới nghiên cứu văn học khi ấy
Sang thập niên 70, vấn dé Hồ Xuân Hương lại được khơi dậy qua việc
trao đổi về tiểu của nữ sĩ giữa Hồ Tuấn Niêm ''*’ và Đào Thái Tôn ''” '
trên tạp chí Văn học và Tạp chí Lịch sử
-Đến thập kỉ 80, bằng những kinh nghiệm của mình và bằng vào chính
sử, giáo sư Hoàng Xuân Han đã giúp chúng ta soi sáng thêm một đoạn đời
VIM Dhan Thị Phuong Thế Ngoc Trang : 12
Trang 16luân Van TR Nghiệp GVHD Tổ le Thu Yến
của Hồ Xuân Hương cùng những mối liên hệ bên trong của các bài thơ, soi
» (20)
sáng thêm một số nhân vật liên quan đến tập thơ “Lưu hương ký :
Vấn để nổi bật trong việc nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương ở giai đoạn này là mảng thơ Nôm trữ tình trong “Lưu hương ký” và mảng thơ Nôm
truyền tụng có phải của cùng một Hồ Xuân Hương hay không Mặc dù
giáo sư Hoàng Xuân Hãn với những tư liệu vừa tìm được đã chỉ ra như là
bằng chứng của sự gắn bó hữu cơ giữa một Hồ Xuân Hương — nhà thơ chữ
Hán với một Hồ Xuân Hương của các bài thơ truyền tụng nhưng vẫn còn một vài chỉ tiết cụ thể về tiểu sử cũng như về văn bản một số bài thơ cần
được xem xét lại.
Thực tiễn nghiên cứu cho thấy vấn để Hồ Xuân Hương là một thách
thức lớn đối với những ai muốn tìm ra những câu trả lời thật rõ ràng, minh
bạch về tiểu sử con người cũng như văn bản thơ cuả nữ sĩ.
cecal som
SVM Dhan Thị Phuong Thế Ngoc Thang : 13
Trang 17luan Van Tốt Nghiệp VII2 Tổ le Thu Yến
Chumg hai TÌM HIỂU VE SỨC HAP DẪN CUA
THO HO XUAN HUONG
cud tác giả " "Đối thoại” là một phương thức để tìm ra cái hay, cái lạ của
tác phẩm cũng như cái hay, cái lạ của chính người nghệ sĩ “ Đọc là đối
thoại với chính mình ” (Huygô), từ đối thoại với tác giả, người đọc chuyển
sang đối thoại với chính mình Đó là quá trình thức nhận để lắng nghe
được sự biến đổi của chính suy nghĩ, tình cảm, tâm linh mình Để có được quá trình thức nhận này, trước đó, người đọc đã để trái tim mình rung
động, đồng cảm với những gì tác giả gởi gấm trong tác phẩm, và phải thực
sự bị cuốn hút mãnh liệt khi tự mình khám phá ra cái mới trong cuộc sống
và trong nghệ thuật ẩn chứa trong tác phẩm văn học Chúng ta gọi đó là sự
hấp dẫn của tác phẩm văn chương,
Muốn thâm nhập vào chiều sâu của tác phẩm văn chương, người đọc
phải lí giải được điểu gì tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm Nói như
Pôtépnhia ; "Chúng ta có thể hiểu được tác phẩm thi ca chừng nào chúng
ta tham gia vào việc sáng tạo nó", °°”
Đối với một tác giả tài hoa, cá tính như Hồ Xuân Hương thì những bài
thơ của nữ sĩ hầu như đều mang dáng dấp, cá tính của chính mình Cá tínhsáng tạo là yếu tố quan trong nhất tạo nên sức hấp dẫn cho thơ văn
1 Tinh đân gian trong thơ Nom Hồ Xuân Hương
Như đã nói ở phần trước, van bản thơ Nôm Hồ Xuân Hương qua từng
giai đoạn luôn là vấn dé thời su và luôn biến động Một mặt thơ Nom Hỗ
Xuân Hương gần gũi với văn học đân gian, Mặt khác, trong quá trình lưu
truyền, những bài thơ Nôm của nữ sĩ được phủ lên một màn sương mờ ảo
của huyền thoại và giai thoại Mỗi bài thơ hấu hết đều gắn liền với một
giai thoại của cuộc đời người kỳ nữ này, Điều này tạo nên một sức hút đốivới những ai say mê thơ Hề Xuân Hương tim tòi, nghiên cứu
SVT Phan Thị [hucvwg Thế Ngoc Trang : 14
Trang 18Đọc thơ Hồ Xuân Hương, rất nhiều người nhầm tưởng một số bài thơ
là những câu ca dao, Lời lẽ thơ giản dị, dan đã, như lời nói, lời tâm tình
của người lao động bình dân Tính dân gian vốn có sẵn trong câu chữ của
Hồ Xuân Hương : Rok v06 dren
Thân em vừa trắng phênrZñh tron,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
như tấm lua đào", “Thân em như giếng giữa dang” thì quả là có nhiều
điểm tương đồng Chẳng như bài thơ * Mời trầu”, nếu nữ sĩ không hạ câu
* Này của Xuân Hương mới quét rồi ” thì người đọc dé nhầm lẫn đó là một
bài ca dao mời duyên.
Sức sống lâu bén của một tác phẩm văn học, trước hết là tác phẩm đó
phải dùng thứ tiếng nói của dân tộc, bắt rễ sâu vào cuộc sống của dân tộc
để phản ánh cuộc sống của con người một cách có nghệ thuật Dòng chảy
của ngôn ngữ Hồ Xuân Hương có nguồn mach từ ngôn ngữ dân gian Hầu hết các bài thơ Nôm của nữ sĩ đều vận dụng ngôn ngữ dân gian một cách
tỉnh tế
Chẳng hạn, khi đọc bài “Tranh tố nữ”, ta liên tưởng đến dé tài hội họa
dân gian trong ca dao:
Em nhit thiếu nữ trong tranh
Anh như ngòi bút chấm cành hoa mai
Tiếc thay mắt phượng mày ngàiHồng nhan thế vậy nỡ hoài tấm thân
SVT Phan Thị Phuong Thế Ngọc Trang - 15
Trang 19luán Van TỐt Mgớp GVHD Tế La Thu Y4n
Hay đọc bài “Hang Céc Cđ", người đọc liên tưởng đến dé tài lễ hội
dan gian trong ca dao:
Hội chùa Thây có hang Cắc Cớ
Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thây
Qua khảo sát, người ta thấy trên 70% số bài thơ của Hồ Xuân Hương
có vận dụng ngôn ngữ dân gian Việc vận dụng này không đồng đều, có
bài sử dụng ngôn ngữ dân gian với mật độ cao ( Quan thị, Mời trầu, Làm
lẽ, Qua sông phụ sóng ), lại có bài chỉ một câu có sử dụng,có ảnh hưởng
của ngôn ngữ dân gian ( Dé người đàn bà khóc chồng, Giếng nước, Quả
mít, Mang học trò đốt ) Một trong những bài thơ cho thấy sự “dam đặc”
của việc vận dụng ngôn ngữ dân gian là bài “Mời trầu” Câu | được vận
dụng từ “Miếng trdu là đâu câu chuyện", "Miếng trâu nên dâu nhà người Câu 3 được vận dụng từ “Hợp duyên thì gắn như keo.Trái duyên khấp
khểnh như kèo đục vénh”, “Phdi duyên phải lứa càng nhau.Dẫu mà áo vải
com rau cũng mang” Câu 4 được vận dụng từ thành ngữ “Xanh như lá, bạc
như vôi”.
Đặt thơ Hổ Xuân Hương vào trong mối quan hệ với nghệ thuật dân
gian, sinh hoạt văn hoá dân gian ta sẽ phát hiện ra được nhiều điều lí thú.
Tìm mối quan hệ giữa thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian, ta càng
hiểu thêm thơ Hồ Xuân Hương và học được nhiều kinh nghiệm tiếp thụ
văn học dan gian của nữ sĩ Chất dân gian mượt mà, dé say lòng người nhưnhững đêm trăng rằm trai gái ngồi bên nhau hò hẹn, như những giai điệu
ngân nga mãi trong lòng người Tính dân gian trong thơ Nôm Hồ Xuân
Hương tạo cho người đọc có cảm giác gần gũi, quen thuộc, như một lời ru
tình dẫn đắt người đọc vào thế giới kỳ ảo của ngôn ngữ văn chương nói
chung, của thơ Nôm Hồ Xuân Hương nói riêng
Hơn nữa, trong khi lưu truyền, văn bản thơ Nôm H6 Xuân Hương
không tránh khỏi tình trạng bị thêm thắt, sửa chữa Bởi lẽ thơ của nữ sĩ gần
gũi với lời ăn tiếng nói của người lao động nên dé dang bị "bắt chước ”,bi
“dan gian hoá” Ta vẫn bắt gặp đây đó nhiều dj bản của thơ Hồ Xuân
Hương Thêm vào đó là hiện tượng “Xuân Hương hod” Một số người giả thơ Xuân Hương, bắt chước lối làm thơ của nữ sĩ khiến văn bản thơ Nôm
của nhà thơ bi lẫn lộn Đó cũng phan nào lí giải được sức hấp dẫn của
mảng thơ Nôm Hồ Xuân Hương
SVT Dhan Thị Phuong Thế Ngoc Trang : 16
Trang 20Luan Van Tết Nghiệp GVHD T le Thu Yến
2 Tính lấp lửng của những biểu tượng
2.1 Theo Petit Larouse ( 1993 ), biểu tượng là "một dấu hiệu hình ảnh, con vật, hoặc dé vật biểu thị một điều trừu tượng ; nó là hình ảnh cụ
thể của một sự vật hoặc một điều gì đó” C.G.Jung - nhà phân tâm học
Thuy Si thì cho rằng : "Biểu tượng là một danh từ, một tên gọi hoặc một
đồ vật tuy đã quen thuộc với ta hàng ngày, nhưng còn gợi thêm những ý
nghĩa khác bổ sung vào ý nghĩa ước định, hiển nhiên và trực tiếp của nd”.
Đây là quan niệm theo nghĩa hẹp Còn theo nghĩa rộng, biểu tượng là một
thứ xác định toàn bộ hiện thực trừu tượng, nằm ngoài tầm với của các giác
quan trong hình thức một hình ảnh hoặc một vật thể.
Chẳng hạn, nói đến con cd là người ta nghĩ ngay đến sự lam lũ, vất
vả, cực nhọc kiếm ăn Người nông dân xưa cũng lam lũ, “bán mặt cho đất
bán lưng cho trời”, quanh năm suốt tháng gắn với ruộng đồng, “chân lấmtay bùn” Giữa hai hình ảnh này có sự tương đồng, đó là nét nghĩa chung :chỉ sự vất vả, dai dầu gió sương để kiếm sống Do đó, con cò trở thành
biểu tượng cho hình ảnh người nông dân, nhất là sự vất vả, lam lũ của người phụ nữ :“Con cò lặn lội bờ sông.Gánh gạo nuôi chẳng tiếng khóc ni
non”.
Biểu tượng mang hình ảnh tượng trưng cho sự vật được nói đến và
được sử dụng trong văn chương để tạo nên những hình ảnh lấp lánh ám
ảnh “Con người di qua cả một rừng biểu tượng Chúng nhìn ta với những
ánh mắt thân quen" ( Baudelaire ) Ê*', mà tâm hồn người nghệ sĩ là nơi thu
hồi và chứa chất các biểu tượng.
2.2 Trong thơ mình, Hổ Xuân Hương sử dụng một hé thống biểu
tượng rất đa dạng, sinh động, phong phú Những biểu tượng đó được lấy từ
ngữ liệu văn học dân gian, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày Đó là
những biểu tượng mang ý nghĩa của tín ngưỡng phốn thực, cho ta thấy được
trạng thái sung mãn của sự sống Chúng phong phú đến mức ta có thể
phân loại thành nhiều kiểu, chẳng hạn như:
Biểu tượng liên quan đến các bộ phận của cơ quan sinh sản: hang,
động, đèo, kẽm, cửa, giếng, lỗ, kẽ hầm, cái quạt, miệng túi; quả cau, cán
cân, rừng, dùi trống, con suốt, đầu sư, cọc, hòn đá
Biểu tượng của hành vi tính giao: đánh đu, dệt cửi, đánh trống, châm
„ húc, trèo
Trang 21Luên Van Tết Nghiệp " GVID Tổ le Thu Yến
Biểu tượng liên quan đến thân thể phụ nữ: bánh trôi, quả mít, mặt
trăng ; những bộ phận khác : bổng đảo, nương long, lạch, suối ; nhữngthay đổi có tính "đột biến”- thời điểm nhân học - trong vòng một đời
người: dậy thì, lấy chồng, chửa hoặc trong thời gian một năm: giao thừa,
tết, xuân
Những biểu tượng này xuất hiện lần đầu tiên trong thơ, là sự sáng
tạo độc đáo “có một không hai” của Hồ Xuân Hương Nhờ hệ thống biểutượng này mà thơ Hé Xuân Hương trở thành tiếng nói khác lạ và day cá
tính trong văn học, Chúng là phương thức nghệ thuật mà nữ sĩ sử dụng để
bộc lộ tâm tình, suy nghĩ cũng như cá tính sáng tạo riêng.
22, Các biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương thường lấp lánh hai
mặt, hai nghĩa: nghĩa phô và nghĩa ngầm Khó mà tách rời hai tầng nghĩa
này( nghĩa nước đôi) vì như vậy thơ Hồ Xuân Hương chỉ là thơ đơn thuần
tả sự vật với cái vẻ bể ngoài của nó; không có gì mới la; và cũng không có
lí do gì để mọi người cho rằng thơ Xuân Hương vi phạm đến những “cấm
ky” của lễ giáo phong kiến
Thơ Hồ Xuân Hương đẩy ám ảnh bởi những biểu tượng hang động:
động Hương Tích, hang Thánh Hoá, hang Cắc Cớ, kẽm Trống, đèo Ba Dội,
(Qua) cửa Đó
Trời đất sinh ra đá một chòm.
Nứt ra đôi mảnh hém hòm hom,
Kẽ hdm rêu mốc tra toen hoẻn,
Luông gió thông reo vỗ phập phòm
Giot nước hitu tình rơi lốm bõm.,
Con đường vô ngạn tối om om.
Khen ai đẽo đá tài xuyén tac,
Khéo hd hénh ra lắm kẻ dom.
( Hang Cắc Cớ )
Bài thơ tả hang Các Cớ với đẩy đủ những chi tiết hiện thực : đá một
chòm, nứt ra đôi mảnh, kẽ hẳm ,rêu mốc, con đường vô ngạn khiến ta
hình dung ra được hình dáng, cảnh vật của hang Cac Cớ Nhung cũng từ
đấy người đọc liên tưởng đến một cái nghĩa ngẫm song song tổn tại cùng
với cái nghĩa phô hiển hiện qua câu chữ Điều này phải kể đến việc sử
SVM Phan Thi Phuong Thế Ngoc Trang - 18
Trang 22luôn Van Tốt Nghiệp CVMD Tổ le Thu Yến
dụng từ có dụng ý của nhà thơ và tử vận “om” ( chòm, phòm, hỏm hòmhom, lõm bõm, om, dom ) ké cận nhau trong văn bản thơ đã dậy lên nghĩakhác, nghĩa ngầm : âm vật
Biểu tượng này thường xuất hiện trong môtip hang động của thơ Hồ
Xuân Hương Trước Xuân Hương các nhà thơ ca ngợi cảnh đẹp hùng vĩ của
núi non, trời mây, sông nước Cùng thời với Xuân Hương, Bà Huyện Thanh
Quan cũng dừng chân trước một đèo Ngang “ cỏ cây chen đá, lá chen
hoa” nhưng chưa có ai “ hình thành" được một môtíp hang động như nữ
sĩ Va chăng, Bà Huyện Thanh Quan nói đến cái cao rộng, bao la của đèo
Ngang, còn Hồ Xuân Hương lại “di sâu” vào bên trong hang động, khám
phá ra từng ngõ ngách của những hang, những kẽm, những đèo Những gì
được Xuân Hương miêu tả rất gắn với thị giác của mình và rất gần với bàntay mình, có thể nhìn thấy rõ rang và sờ mó được Này nhé, hang Cắc Cớ
thì “Ké hẩm rêu mốc tra toen hoén, Luông gio thông reo vỗ phập phòm”,
hang Thánh Hoá thì “Lun đá cỏ leo sờ rậm rạp, Lách khe nước rỉ mó lam
nham °, đèo Ba Dội thì “ Cửa son đỏ loét tim hum nóc Hòn đá xanh ri lún
phún rêu” cho đến nỗi “Người quen cối phật chen chân xọc, Kẻ lạ bầu
tiên mỏi mắt dom” ( Động Hương Tích ) Việc “di sâu” vào “ngóc ngách”
này là một điểm mới lạ của Hồ Xuân Hương Ta thấy có sự đối lập trong tư
duy thơ của Hồ Xuân Hương và các tác giả khác Dựa vào tư duy liên
tưởng ( hình dáng, màu sắc, chức nang ) của hang động, của đèo của
kẽm, của giếng, của quạt, của ốc nhồi mà nữ sĩ đã sáng tạo nên mot hệ thống biểu tượng day ám ảnh và có một không hai.
Bên cạnh tư duy liên tưởng, biện pháp nói lái, nói lóng, để những
chữ có thể tràn nghĩa ở cạnh nhau cũng tạo nên sự lấp lửng của những
biểu tượng Sự lấp lửng này gây ra nhiều tranh luận, tranh cãi trong thơ
Nôm của Hồ Xuân Hương Xuất phát từ cái nhìn từ “tin ngưỡng phdn thực”
(theo Đỗ Lai Thúy), Hồ Xuân Hương đã truyền sức sống vào biểu tượng
thơ của mình, tạo ra một sức hút mạnh mẽ đối với người đọc Và gắn các
biểu tượng trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương vào cuộc sống phồn thực, người
đọc mới thấy sự sinh sôi nảy nở, sư vận động trong bản thân sự vật hiện tượng, nhựa sống trào dâng và lan tràn.
Những biểu tượng phén thực làm nên tiếng cười lưỡng trị trong thơ
Nôm của Hồ Xuân Hương Vì sự có mặt của những biểu tượng nên đã nảy
sinh nhiều tranh cãi về vấn dé đâm và tục Nhiều người nêu ra đủ mọi lí do
Trang 23luân Van Tết Nghiệp _ GVHD, TS Le Thu Yến
cũng như lời giải thích để chứng minh thơ Xuân Hương tục hoặc không tục,
đâm hoặc không dâm Nói như nhà thơ Xuân Diệu : “Tho Hồ Xuân Hương
tục hay là thanh ? Đố ai bất được : bảo rằng nó hoàn toàn là thanh, thì cái
nghĩa thứ hai của nó có giấu được ai, mà Xuân Hương có muốn giấu đâu.
Mà bảo rằng nó là nhắm nhí, là tục, thì có gì là tục nào 2”? , vì vậy
“Không nên chỉ chăm chăm đi tìm trong thơ Xuân Hương cái mặt “dé tục”.
Đó là một khuynh hướng tầm thường, dung tục, nó không còn ở trong phạm
vi phân tích văn học nữa" ‘**’ Ta thừa nhận thơ Xuân Hương có tục,
nhưng cái dâm tục đó xuất phát từ tín ngưỡng phén thực từ xa xưa của
người Việt cổ, cái dâm tục đó có nguồn gốc từ lối “dd tục”, từ truyện tiếu
lâm của người bình dân” Rõ ràng ở đây cần phải áp dụng một thuật ngữ
do M.M.Bakhtin đưa ra : "tiếng cười lưỡng trị” — trong đó có sự chửi mắng
và khen ngợi, sự phủ định và khẳng định, sự chết đi và sinh thành đều hoà
nhập vào nhau như hai mặt của một quá trình "tái sinh” thông qua sự cười
nhạo va hạ thấp, thông qua sự “văng vào bộ phận đưới của cơ thể” Và vả
chăng, Xuân Hương sử dụng những biểu tượng có tính hai mặt như một thủ
pháp nghệ thuật đả kích lễ giáo phong kiến, vi phạm những "cấm ky” củanhững chuẩn mực đạo đức đã đến thời xuống cấp suy đôi lúc bấy giờ
Hồ Xuân Hương một mình dám chống lại, cất bỏ mọi sợi dây ràngbuộc của bức tường thành kiên cố lễ giáo phong kiến ; cất cao mình bay
lên khoảng không - thế giới của sự sáng tạo - thế giới của biểu tượng.
Thơ Hồ Xuân Hương vừa tục vừa thanh, không nên cố ý cắt rời hai chữ này
ra, vì như thế sẽ thiên về thuyết giáo đạo lí hoặc ngợi ca thái quá
Đọc thơ Nôm Hồ Xuân Hương, người ta có thể chau mày, cũng có
thể cười mỉm Điều đó tuỳ thuộc vào sự tiếp nhận, cảm nhận riêng của mỗi
người Con người trong thơ của nữ sĩ như muốn thoát ra cái bức bối, bực
bội của hoàn cảnh, của ràng buộc Tuy chưa thể gọi là con người tự do theo
đúng với ý nghĩa của nó nhưng có thể coi là con người với mọi sở thích
riêng tư, muốn giải phóng con người bản năng theo hướng tích cực Việc
này thể hiện qua sự sáng tạo và tâm tình của nhà thơ khi sáng tạo biểu
tượng “ Viết một cách thông minh, là không nói hết, là để cho người đọc
tự nói với mình những quan hệ, những điều kiện, những giới hạn mà chỉ
với những quan hệ, điểu kiện và giới hạn ấy thì một câu nói mới có ý
nghĩa " ( Phơbách ) °*’ Biểu tượng thật sự có ý nghĩa quan trọng trong việc
tạo nên sức hấp dẫn của thơ Nôm Hồ Xuân Hương
SVM Phan Thị Dhương Thế Ngọc Trang : 20
Trang 24luan Van TỐt Nghá¿p GVHD Tả 1e Thu Yến
Để phân biệt tác giả này với tác giả khác, người ta dựa vào phong
cách của họ Phong cách tác giả cũng là một điểm thu hút sự khám phá
của người đọc Tiếp cận với thơ văn của một tác giả, từ câu chữ người ta
xác định được phong cách của tác giả cũng như hiểu sâu sắc hơn, rõ ràng
hơn con người, tâm hồn tác giả Phong cách có thể thuần nhất, cũng có thể
là phức hợp Đối với một nhà thơ đa diện, đa thanh, đa chiều như Hồ Xuân
Hương thì sự phức hợp trong phong cách thơ càng là một nỗi ám anh, ám
ảnh đến hấp dẫn.
Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã khen ngợi :
Thơ thánh thơ tiên đời vẫn có
Tung hoành thơ qui hiếm hoi thay !
Thơ thánh, thơ tiên là Đỗ Phủ, Lí Bạch - hai nhà thơ nổi tiếng đời
Đường, còn thơ quỷ là thơ Hồ Xuân Hương
Thi sĩ Tản Đà thì cho rằng : “Thơ của bà tuyệt hay nhưng hay đếnghê rợn, thi trung hữu quỷ, trong thơ có ma quỷ” Thơ Hồ Xuân Hươngđẹp, thật hấp dẫn Trong cái đẹp lại có cái gì đáng sợ mà nếu chiết lọc đi
,bỏ mất đi cái đáng sợ ấy, cái ma quỷ ấy thì cũng mất luôn cái đẹp Phong
cách thơ Hồ Xuân Hương gắn liền với một tính từ mới : “quỷ ”
Quỷ là sự mới lạ, "phá cách" '?“' Thơ Nôm của Hé Xuân Hương hổn hển hơi thở của cuộc sống trần tục, đời thường Một cuộc sống với diy
đủ “hi, nộ, ái, 6” và đầy bản năng Xuân Hương không ngần ngại đưa
những sự vật nhỏ bé, bình thường vào thơ, đưa những tâm sự rất đỗi riêng
tư của chị em phụ nữ về cuộc sống tình duyên, chăn gối và cả cuộc đời trắctrở truân chuyên của chính mình “Ban ngã tự khẳng định trong khi tự đối
lập tạo thành bản lĩnh, cá tính và phong cách của nghệ sĩ" ( Hêgel ) Hồ
Xuân Hương là một bản ngã như vậy.
Chất quỷ, sự phá cách đã tạo ra những nét đặc biệt trong cách sử
dụng ngôn từ mà chỉ riêng Hồ Xuân Hương mới có Chẳng hạn như :
Sử dụng nhiều động từ chỉ hành động : xiên ngang, dam toạc, sương
gieo, gió đập gió théc, tung hệ, khua tang mít, móc kẽ rêu
Trang 25Luan Van Tốt Nghiệp GVHD Tổ le Thu Yến
Những từ có vần hiểm hóc mà gợi nghĩa : Van “ênh" ( lênh đênh, nổi nénh, bênh, ghénh, ténh ) gợi ra một cái gì đó không ổn định, dé vỡ ; Van
“om" (mdm, lòm, khom, khòm, dòm ) diễn tả tình trang gò bó, bức bối
hoặc trạng thái “qua” ; Van “eo” ( heo, leo, teo, leo, nghèo ) lại gợi sự hiu
hắt buồn
Cách chơi chữ ( Khóc Tổng Cóc, Bỡn ba lang khóc chồng ) và chiết
tự Hán tài tình ( Không chồng mà chửa ) Cách nói lái, nói lóng : déo đá,
lộn lèo, đếm lại đeo, đứng chéo, đá đeo, trái ( chái ) gió
Những thành ngữ đan cài : Cố đấm ăn xôi, năm thì mười họa, nòng
noe đứt đuôi , Những tiếng chửi rủa : chém cha, thây cha, bá ngọ ; Những
từ lấp lay : hởm hom hom, ( vỗ ) phập phòm, ( tra ) toen hoẻn
Xuân Hương sử dụng ngôn ngữ một cách tài tình, điêu luyện Ngôn
ngữ trong thơ Nôm của nhà thơ thoát khỏi hệ thống ước lệ của thơ cổ, phá
vỡ qui luật vốn có của nó Có thể nói với Xuân Hương, ngôn từ không chỉ
là công cụ để sáng tác mà nó còn là sự nhập thân vào con người, cá tính,
phong cách Xuân Hương “Néu chỉ biết rap khuôn, chấp nhặt những cái
sáo cũ, thì dù cho câu đẹp, lời hay, vẽ trăng tả gió, nhưng ý tưởng không
kí thác vào được, thì rốt cuộc cũng là bất chước giọng điệu người khác,
chẳng nói lên được tinh tình thực của mình” ( Cao Xuân Duc)”.
Xuân Hương đã thoát ra khỏi khuôn sáo, lễ lối của thơ cũ, nhập thân
vào thế giới của sáng tạo, không ngần ngại bộc lộ con người, cá tính của
mình Đọc thơ Hồ Xuân Hương, ta thấy nổi lên “tinh tình thực" của Xuân
Hương hay chính là phong cách “quỷ ” của nhà thơ Chất quỷ đã tạo cho
thơ Nom Hồ Xuân Hương một giọng điệu riêng, lạ, hiếm
Sự hấp dẫn của phong cách thơ Hồ Xuân Hương còn thể hiện qua
ngôn ngữ thơ So với ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ của các nhà thơ
khác cùng thời thì ngôn ngữ thơ của nữ sĩ có nhiều khác biệt Giữa hơi thơ
trang trọng, đúng chuẩn, đúng cách của Nguyễn Du, Đặng Trần Côn,Nguyễn Gia Thiéu, Bà Huyện Thanh Quan thì ngôn ngữ thơ Xuân Hương
là một sự lệch chuẩn, khác lạ, nó đánh mất sự trang trọng của hình thức, sự
cầu kỳ trong diễn đạt Tuy nhiên, nó lại không bị trộn lẫn vào ngôn ngữ
đời thường Sự lệch chuẩn này bao hàm nét tinh nghịch trong giọng điêu và
nghĩa lấp lửng, lưỡng trị của biểu tượng trong thơ nữ sĩ
VTL Phan Thị Dhuong Thế Ngoc Trang : 22
Trang 26luân Van Tốt Nghiệp GVID Tô lé Thu Yến
Tho Nôm Hồ Xuân Hương bộc lộ một cái nhìn mới đối với thế giới
và thể hiện cá tính sáng tạo của riêng nhà thơ Cái nhìn của Hồ Xuân
Hương bộc lộ qua cảm quan của người nghệ sĩ trước thiên nhiên.
Cùng miêu tả đèo, bài thơ “Qua đèo Ngang” ( Bà Huyện Thanh
Quan ) thì lãng đãng một nỗi buồn như sương khói :
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiểu vài chư:
Lác đác bên sông chơ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia, Dừng chân đứng lại trời non nước, Một mảnh tình riêng ta với ta.
( Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan )Cảnh đẹp nhưng gợi lên sự hoang vắng, heo hút Có hình ảnh con
người nhưng lại được nhìn ngắm từ xa Có âm thanh nhưng cũng là từ xa
vắng lại Con người không nấm bất được gi cả, cô đơn giữa thiên nhiên,không tim được sự thanh thản, hòa nhập đồng vọng giữa "trời non nude",
chi còn lại “một mảnh tình riêng ta với ta" Giọng thơ trang trọng, quý
Lắc lẻo cành thông cơn gió thốc.
Đâm dia lá liễu giot sương gieo
Hién nhân quân từ ai là chẳng,
Mới gối chỗn chân vẫn muốn treo
( Đèo Ba Đội ).
SVT Phan Thị Phuong Thế Ngoc Trang - 23
Trang 27luân Van TỐt Nghiệp GVHD Tô L2 Thu Yến
Cảnh hùng vĩ, đẹp hoang sơ, con người cảm nhận rõ màu sắc, đường
nét, cái hồn của cảnh : “đỏ loét”, “tim hum", “xanh ri”, “lún phún” và bàntay như dang sờ mó “cửa son", “hòn đá” để khám phá bí mật của thiênnhiên Con người không cô đơn, lạc long trước cảnh vật mà khoan khoáicái cảm giác chiếm lĩnh, chỉnh phục thiên nhiên Nguyễn Du từng viết :
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sâu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
( Truyện Kiều - Nguyễn Du ).
Nhưng cảnh trong thơ Xuân Hương chẳng những “không đeo sầu”
mà còn bộc lộ niềm vui sống, yêu đời của tác giả Diéu này quả thật mới
mẻ trong văn học đương đại.
Trong cái nhìn của Xuân Hương, mọi vật đều có tình với nhau, và
đều có xuân tình Thế giới thơ Nôm Hổ Xuân Hương đầy màu sắc, âm
thanh, ánh sáng, hình dạng Cảnh vật, sự vật vô tri được nữ sĩ liền tưởng như con người :
Khéo léo bày trò tạo hoá công,
Ông chồng đã vậy lại bà chéng.
Tầng trên tuyết điểm pho đầu
Gan nghĩa dai ra cùng nhật nguyệt bạc.
Thớt dưới sương pha đượm má hồng,
Khối tình cọ mãi với non sông.
Đá kia còn biết xuân già dặn,
Chả trách người ta lúc trẻ trung.
( Đá ông chồng bà chồng )
Nhìn hai hòn đá vô tri vô giác thành ra có xuân tình, cũng biết quấn
quýt, ân ái nhau quả chỉ có “đôi mắt thơ” của Hồ Xuân Hương mới thấy
được Từ đôi mắt ấy, mọi vật đều tràn căng sức sống, tran lan như nhựa
sống mùa xuân,
Thơ Nôm Hồ Xuân Hương ngơi ca sự sống, ít có những đau buồn, kể
cả khi tưởng chừng tuyệt vọng nhất, mà nếu có đi chăng nữa thì cũng được
nhà thơ nói đến bằng cái giọng điệu “phớt đời”, bằng nụ cười tinh nghịch.
Sư đau buồn chỉ là tam thời, còn bản thân cuộc sống là vĩnh hằng, trường
cửu như tình yêu, như nước non, như vũ tru, Cũng như cá tính của nhà thơ,
SVM Phan Thị Phuong Thế Ngoc Thang : 24
Trang 28luân Van Tốt Nghiệp GVHD 78 lé Tha Yến
khơng chịu khuất phục trước số phận, luơn vươn lên để khẳng định minh
Cá tính ấy được đưa vào thơ, trở nên một phong cách độc đáo, đầy sáng
tạo.
Lần đầu tiên trên thi đàn, xuất hiện một nhà thơ nữ với cá tính độc
đáo, với những bài thơ “phá cách”, những biểu tượng lấp lửng bằng một
phong cách “cà khia” ( chữ dùng của Đỗ Lai Thuý ), khác hẳn với vẻ
nghiêm trang, kín đáo vốn cĩ và bắt buộc cĩ ở những giọng thơ đương thời Những cái lạ, cái mới bao giờ cũng khiến người ta như gặp phải một sức
hút từ một lực từ trường rất mạnh Để lí giải cho sức hút đĩ, ta cĩ thể dựa
trên phương thức lưu truyền, những biểu tượng nước đơi và phong cách thơ của Hồ Xuân Hương Đây là những điểm nổi bật mà người viết đang khảo
Nĩi như Nguyên Sa, Hồ Xuân Huong là :
"Một người đàn bà chất chứa nơi nội tâm ít nhiều dục vọng chưa
được mãn khai vì nhan sắc mong manh, tình duyên dang đở hay thi phẩm
của bà là dấu hiệu của một tâm hồn lành mạnh thích đùa bỡn khơi hài ?
Kẻ thơng minh đã lĩnh hội được cái hồn cảnh lịch sử của thời phong
kiến suy vi, lễ giáo lung lay, vua bĩc lột dân, nam đàn áp nữ nên đã bộc lộ
được cái nguyện vọng đấu tranh của mình qua những van thơ rất đặc biệt
hay chi là người đàn bà giàu tình cảm, tài hoa, lãng mạn ?
Nhà thơ cách mạng hay phản động, cấp tiến hay thối hố, lành
mạnh hay là nạn nhân của căn bệnh quái đản ?"'**!
Những câu hỏi, những băn khoăn của Nguyên Sa một thời là nỗi băn
khộn chung của một thế hệ các nhà nghiên cứu, phê bình khi tìm hiểu và
đánh giá thơ Hồ Xuân Hương Cĩ nhiều ý nghĩa khác nhau mà chúng tơi
ðVTII Phan Thị Phuong Thế Ngoc Trang : 25
Trang 29luân Van Tết Nghiệp GVHD Tế le Thu Yến
đã giới thiệu sơ lược trong phần lịch sử vấn để Tuy nhiên, qua bao thăngtrầm “ba chìm bảy nổi", chúng ta đã trả lại cho Hồ Xuân Hương một vi trí
xứng đáng trên thi đàn Và hiện nay, đứng ở góc độ dân tộc học, văn hoáhọc, nhân văn học, thơ Hồ Xuân Hương được soi sáng ở những khía cạnh
tri kỷ Có như vậy, cách nhìn, cách đánh giá của chúng ta mới không lệch
lạc, nhất là đối với một nhà thơ tài hoa như Hồ Xuân Hương
Người viết khảo sát sức hấp dẫn của thơ Nôm Hồ Xuân Hương qua
ba bình điện : tư tưởng, nội dung, và nghệ thuật.
LVé mat tư tưởng.
"Viết để làm gì ? Viết cái gì ? Viết như thế nào ?"~ Ba vấn dé lớn
nảy sinh khi ta tiếp cận với thơ văn của một tác giả Tư tưởng là yếu tố đầu
tiên để người đọc xác định sự cấp tiến, tính cách mạng của nhà văn, nhà
thơ Từ tư tưởng chỉ phối đến thơ văn Tư tưởng hiện đại, tiến bộ thì thơ
văn lành mạnh, tích cực So với các tác giả đương thời, tiếng nói của nhà
văn, nhà thơ đó có gì khác lạ hơn, mới mẻ hơn, thu hút hơn mà tác phẩm
của họ khiến nhiều người tò mò tìm hiểu đến vay * Khi ta đọc hoặc quansát một tác phẩm nghệ thuật của một tác giả mới, thì câu hỏi chủ yếu nảy
ra trong lòng chúng ta bao giờ cũng là như sau : Nao, anh ta là con người
như thế nào đây nhỉ ? Anh ta có cái gì khác với tất cả những người mà tôi
đã biết, và anh ta có thể nói cho tôi thêm một điều gì mới mẻ về việc cần
phải nhìn cuộc sống chúng ta như thế nào” ( Lep Tônxtôi ).
Thơ Nôm Hồ Xuân Hương buộc chúng ta phải nhìn thấy, nghĩ đến
những gì mà nữ sĩ gửi gấm qua từng thi phẩm Thơ Xuân Hương mang những nét mới lạ khác hẳn với thơ ca truyền thống, nhà thơ nhìn cuộc sống
dưới nhiều góc độ của một lăng kính đa mau, đa chiều Những phát ngôn
của Hồ Xuân Hương đã làm choáng váng đến một ting lớp trên cao đangđến hồi lung lay, tan rã Bởi lẽ nữ sĩ nhìn thấy những cái mà các nhà thơ
đương thời chưa nhìn thấy, hoặc giả có nhìn thấy, họ cũng vì một lí do nào
đó không dám nói ra Riêng Xuân Hương, nữ sĩ mạnh dạn công khai, “bóc
SVTIL Phan Thị Phuong Thế Ngọc Trong : 26
Trang 30luân Van Tốt Nghiẹp GVHD, Tê Le Thu Yến
trần” nó trước đôi mắt của người đời Vì lẽ đó, Hoa Bằng đã gọi nữ sĩ là
“Hồ Xuân Hương — nhà thơ cách mạng” °®
Nhận xét về tình hình nước ta giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửađầu thế kỷ XIX, có người cho rằng : “Chưa bao giờ chế độ phong kiến Việt
Nam, giai cấp phong kiến Việt Nam lại bộc lộ bản chất tàn bạo, phản động
một cách trắng trợn, sâu sắc, toàn điện như ở giai đoạn nay” TM : Tất cả những thay đổi, chuyển biến về kinh tế, chính trị, văn hoá giai đoạn này tạo nên những chuyển biến lớn lao trong văn học.
Đi ngược đòng lịch sử , trở lại giai đoạn lịch sử cuối thế kỉ XVIII đầuthế ki XIX, một thời đại đầy những biến cố và ba động của đất nước Thời
kì hoàng kim của nhà Lê không còn nữa, các tập đoàn phong kiến Trịnh
-Nguyễn xâu xé quyền lợi, -Nguyễn Huệ vụt sáng như ngôi sao mai cứu dân
tộc một lần nữa thoát khỏi gót giày quân xâm lược, tiếc thay ông lại qua
đời sớm, Nguyễn Ánh cướp ngôi , dan biến triểu đình phong kiến vốn đã
sâu mot, càng ud nên mục rữa, thối nát hơn, chế độ phong kiến nước ta
khủng hoảng trầm trọng, cần phải có một chế độ mới tiên tiến hơn, văn
minh hơn, nhân đạo hơn thay thế, Cần nhưng chưa có, cả một ting lớp trí thức lao đao với chuyện đời, chuyện mình Không thực hiện được giấc mộng công danh, các nho sĩ trở thành những người bất đắc chí Có người
ẩn nơi thâm sơn cùng cốc, không màng danh lợi, có người về lại làng quê,
vui thú điển viên Có người mượn cả hơi men để tìm quên Một số nhà thơ
tìm nguồn cảm hứng mới, họ quay sang với nỗi đau, nỗi khổ của thân phận
con ngudi trong xã hội, tạo nên một trào lưu nhân đạo lớn của giai đoạn văn học này Hoà chung với tiếng lòng khắc khoải đợi chờ, với khát vọng
hạnh phúc của người chỉnh phụ (Chinh phụ ngâm khúc - Đăng Trần Côn ), tiếng kêu phản kháng đòi quyển sống của Kiểu (Truyện Kiểu -Nguyễn Du) tiếng nói uất ức oán hờn của người cung nữ ( Cung oán ngâm khúc -
Nguyễn Gia Thiéu ) , Hồ Xuân Hương góp thêm tiếng nói bênh vực, bảo
vệ con người - người phụ nữ bình dân Kể từ đó, người phụ nữ bình dân trở
thành hình tượng trung tâm của tác phẩm nghệ thuật, đem một sức sống mới, một làn gió mới, một sự biểu hiện mới vào văn học trung đại.
1.1.Néu như những tác giả đương thời quan tâm nhiều đến quyển
sống, quyển hạnh phúc của con người trên khía cạnh tinh thần là chủ yếu,
Hồ Xuân Hương khác lạ hơn, nàng lên tiếng bênh vực, đòi giải phóng, đòihạnh phúc - hạnh phúc rất đỗi bản năng, vật chất trần thế cho họ Vì
SVT Phan Thị Dhương Thế Ngọc Thang : 27
Trang 31luôn Van Tốt Nghiệp GVMD 18 le Thu Yến
vậy, nữ sĩ đã cởi bỏ những thắt buộc mà xã hội đè nặng lên vai người phụ
nữ Xã hội phong kiến với bao nhiêu luật lệ hà khắc giết chết bao thân phận con người, làm con người chết dần chết mòn trong nỗi đau, trong nỗi
chán chường, tuyệt vọng Người phụ nữ trong xã hội cũ chỉ đượcquẩn
quanh nơi buồng the, xó bếp, với những “ tam tong”, "tứ đức” Thân phậnthì yếu mềm nhỏ bé Có người vì duyên số long đong, có người vì gia
cảnh nghèo hèn, có người vì gia đình mà bỏ lỡ tuổi xuân Đến khi nhìn lại
minh đã quá lứa lỡ thì, đành nhắm mắt đưa chân chấp nhận làm lẽ, những
mong sẽ tim được nơi nương tựa, cõi lòng được chút ấm áp, vỗ về, khoảng
đời còn lại có người bầu bạn, chia ngọt xẻ bùi Thế nhưng phận làm lẽ
không khác nào một kẻ làm mướn, mà lại làm mướn không công mới thật
xót Xa :
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười họa hay chăng chớ,
Một tháng đôi lân có cũng không
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hdm,
Câm bằng làm mướn, mướn không công
Thân này ví biết dường này nhỉ?
Thà trước thôi đành ở vậy không.
( Làm lẽ )
Chi trong câu thơ đầu mà nhà thơ đã phác hoạ được tình cảnh của
người phụ nữ trong thân phận làm lẽ Giữa sự đối lập “kẻ đắp chăn bông"
và “kẻ lạnh làng” là biết bao nỗi oán hờn, nỗi dau dày vò tinh thần và bao
nhiêu câu hỏi “chướng căn ấy bởi vì đâu?" Xuân Hương buột miệng thốt
lên tiếng chửi "chém cha” Tiếng chửi ấy như một sự phỉ nhổ vào giữa mặt
xã hội phong kiến, là sự phản kháng có ý thức của người phụ nữ Hai cụm
từ chỉ số lượng, thời gian đi với nhau (năm thì mười họa, một tháng đôi lần)
càng gợi lên sự ham hiu, xót xa, tội nghiệp cho những người lỡ mang phải
kiếp chồng chung Ca dao xưa cũng nói lên sự cảm thông sâu sắc này :
Tối tối chị giữ mất buéng
Chi cho manh chiếu nằm suông chuông bò
Mong chồng, chồng chẳng xuống choĐến khi chỗng xuống gà 0 0 gáy don
(Ca đao)
Trang 32luân Van Tết Nghiệp CWVHD) Tế Le Thu Yến
Giữa vợ chồng mà việc yêu đương thảm hại đến thế thì đúng là có
cũng bằng không Tình ái thành ra việc bố thí, xin xỏ Đời sống lẽ mon
chẳng có chút tình nghĩa nào, chẳng qua cũng là chuyện “cố đấm ăn xôi”
hoặc “cam bằng làm mướn”
Tác giả thở than, chán chường “Thân này ví biết dường này nhỉ ?"
nhưng không bi lụy, tiêu cực Cố nhiên ta không thể đòi hỏi một sự phản kháng tích cực , mà tích cực ở đây có nghĩa là thay đổi chế độ chính trị, giải phóng người phụ nữ khỏi chế độ đa thê, nhưng cái cách trình bày vấn
để thấu suốt đến bản chất của nó, cùng với thái độ căm phẫn đối với chế
độ đa thê của tác giả có thể xem là một sự phản kháng triệt để muốn cởi
bỏ những thắt buộc của xã hội đối với người phụ nữ Điều này phải dựa
trên quan điểm bình đẳng nam nữ trong tình yêu, hạnh phúc.
Chưa có nhà thơ nào chú ý đến những khía cạnh nhỏ nhặt nhất củacon người như Hồ Xuân Hương Qua bài thơ, nữ sĩ đã khái quát lên những
thân phận con người “sống mòn” trong kiếp làm lẽ Một để tài mới, một
cách thể hiện mới tạo nên sự hấp dẫn cho mọi người.
Xuân Hương lên tiếng bênh vực những lỡ lầm của người phụ nữ.
Nhưng ngay cả những lỡ lầm đó cũng có nguyên nhân từ sự “cả nể” mà
nên.
Cả nể cho nên mới đờ dang,Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng?
Duyên thiên chưa thấy nhô đâu dọc,
Phận liễu sao đà nảy nét ngang
Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chùa ?
Manh tình một khối thiếp xin mang.
Quản bao miệng thế lời chênh lệch,
Không có, nhưng mà có mới ngoan.
(Không chồng mà chửa)
Lễ giáo phong kiến không chấp nhận tình yêu, chỉ chấp nhận hôn nhân Có những đôi trai gái yêu nhau không thành vợ thành chồng, có
những đôi vợ chồng không yêu nhau tạo ra biết bao cảnh đời ngàng trái.
Thì đối với việc một cô gái không chồng mà chửa lại còn bị khinh bỉ, xa
lánh, ghét bỏ đến chừng nào Xuân Hương thông cẩm cho cảnh ngộ của cô
Trang 33luân Van Tốt Nghiệp CVHD Tiễ Lé Thu Yến
gái đó Ắt hẳn cô không phải là loại người lắng lơ, di thỏa, trong bộc trên
dâu, mà là một cô gái tha thiết với tình yêu của mình Bản thân từ "cả nể”
đã tự nó nói lên nguyên nhân cũng như sự hối han sâu sắc của cô gái trong
sự dé dang đó Tình yêu cần sự giữ gìn cho nhau, như lời của Kiểu nói với
Kim Trọng :
Gieo thoi trước chẳng giữ giàng
Dé sau nên then cùng chàng bởi ai,
Vội chỉ liễu ép hoa nài
Còn thân dt cũng đền bồi có khi.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Tiếc thay người yêu của cô gái không được như Kim Trọng Điều
đáng buồn hơn là anh ta đã bỏ rơi cô vì sợ dư luận, pháp luật của xã hội,
mặc cô với bao tiếng đời thị phi, với đứa con còn nằm trong bụng mẹ “Mỗi
niềm chàng có biết chăng chàng ?" — Hỏi mà chi khi chính cô đã biết câutrả lời Nhưng cô gái đã độ lượng, vị tha, sắn sàng nhận lấy hậu quả mà
mình gây ra Vì “cái nghĩa”, "mảnh tình”, thiếp “xin mang” lấy vậy
Cái tội của cô gái trong bài thơ là tội yêu lầm người Và nếu như xãhội phong kiến đừng quá khắt khe với những lỗi lầm, cho con người được
tự do luyến ái, tự do hôn nhân thì làm gì có su dé dang ấy Điều đáng lên
án không phải là cô gái, hay chàng trai, mà chính là cái xã hội kia Nhà
thơ đã đi sâu vào trong bản chất của hiện tượng, phá vỡ hình thức bên
ngoài của đạo đức phong kiến và nêu lên một quan niệm mới phù hợp với
nhân sinh, nhân bản.
Không có, nhưng mà có mới ngoan.
Thế thì việc gì phải cúi đầu như một kẻ phạm tội Cô phải dũng cảm,kiên cường lên mà sống, vì trong cô có một mầm sống đang cựa quậy, trỗi
đạp Tấm lòng cô gái - lòng người tình, người vợ, người mẹ thật bao dung.
Không những muốn cởi bỏ, giải phóng người phụ nữ khỏi phận làm lẽtrong chuyện tình yêu, hôn nhân, Hồ Xuân Hương còn muốn cởi bỏ cả
những quan niệm coi thường phụ nữ, “ nam tôn nữ ti", đưa người phụ nữlên địa vị ngang bằng với nam giới Bằng vào thái độ của nhà thơ trướcmiếu thờ tên tướng giặc bại trận, Xuân Hương đã không ngần ngại bày tỏ
suy nghĩ, ý muốn của chính minh:
SVT Phan Thị Dhucng Thế Ngọc Thang : 30
Trang 34luân Van Tết Nghiệp GVHD TS Lé Thu Yến
Ghé mắt trông ngang thấy bằng treo,Kia dén thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được,
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.
( Dé đền Sầm Nghỉ Đống )
Câu thơ đẩy giọng khinh thị.“ Trồng ngang”, "ghé mắt", “kia”, “cheo
leo” là thái đô khinh bỉ, hạ bệ tên thái thú kia "Đây là bài thơ “trông ngang “ Trông lên thì chiêm ngưỡng, trông xuống thì che chở Trường hợp
này chỉ đáng “trông ngang" bằng nửa con mắt”, ®
Đã thế, Xuân Hương còn coi thường cái gọi là * sự anh hàng" của hắn,
đòi “đổi phận làm trai", nghĩa là nếu xã hội công nhận thì người phụ nữ
cũng làm được sự nghiệp anh hùng cao quí, để tiếng thơm cho đời, chẳng
thua kém gì đàn ông Ở đây, Hổ Xuân Hương đã sổ tot vào tư tưởng "*
nam tôn nữ ti” của phong kiến và Nho giáo, tuyên bố sự bình đẳng nam nữ,
bởi lẽ người phụ nữ cũng là một con người, một cá nhân có đầy đủ giá trị,phẩm chất và ý thức Đây là một tư tưởng đi trước thời đại
Bênh vực cho lỡ lầm, khái quát lên thân phận kiếp chồng chung, kiếp
làm lẽ của người phụ nữ, mong muốn có một sự bình đẳng nam nữ là Hồ Xuân Hương đã hiểu thấu tận cùng những nỗi đau, những bất hạnh trong
cuộc sống của người phụ nữ, Nói lên được những điều đó là Xuân Hương mong muốn giải phóng người phụ nữ khỏi mọi khổ đau, bất hạnh, mong
muốn cởi bỏ những lễ giáo ràng buộc cuộc đời họ, khao khát tìm một vùng
trời bình yên và hạnh phúc cho họ.
1.2 Thơ Nôm Hồ Xuân Hương thể hiện một cái nhìn táo bạo, mới mẻ
vé người phụ nữ, đó là quan niệm mới về cái đẹp của Hồ Xuân Hương
Cùng viết về người phụ nữ, nhưng người phụ nữ trong thơ Nôm của
Hồ Xuân Hương không thuộc tầng lớp quí tộc mà thuộc tầng lớp lao động.
Cái đẹp của họ không được nhà thơ miêu tả kỹ lưỡng trên gương mặt, ding
đi, tiếng nói mà vẻ đẹp của họ gắn liền với những sự vật bình thường và
sinh hoạt của người bình dân (gud mít, bánh trôi, cái giếng ), hoặc là
những hình ảnh biểu tượng sức sống phồn thực ( đôi gò Bong Dao, một lạch
Đào Nguyên ) Nữ sĩ ca ngợi họ bằng sự ví von rất đỗi lạ lùng mà chânthật, gần với những câu ca dao, dân ca mà chính họ hay hát vào những lúcnghỉ tay khi làm việc, những đêm trăng sáng, những tối hội hè
Trang 35Thân em như quả mít trên cây,
Vỏ nó xù xì, múi nó dày.
Quân từ có thương thì đóng cọc, Xin đừng man mó nhita ra tay.
( Quả mít )
Cái quí, cái hấp dẫn của quả mít là độ thơm ngon, mật ngọt của nó.
Dù rằng * vở nó xù xì” nhưng bên trong nó là một thứ quả * hết mình” cho
người thưởng thức Từ quả mít luận ra cuộc đời Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, không cẩn che đậy cái xấu xí, cái vụng dại bên ngoài, thực chất bên trong
là cái chân, cái thực, cái nồng nàn say đắm trước sau như một của một tâm
hồn nặng ân tình
Thân em thì trắng phận em tròn,Bảy nổi ba chìm với nước non
Rdn nát mặc dâu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước) Bài thơ miêu tả từ hình đáng, cấu tạo và cách làm bánh trôi Bánh làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn, bọc lấy
nhân làm bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi
lên Nhà thơ mượn lời "tự giới thiệu "của cái bánh trôi để nói lên thân phận
và tấm lòng người phụ nữ Chữ “thán" và “phận” gợi lên hình bóng của
người con gái xinh đẹp, phúc hậu “Trắng son là cái đẹp của thân thể vàtâm hồn, vừa thanh thoát vừa son sắt, đầy sức sống và thiết tha với cuộc
sống (22)
Hai sự vật — hai cách giới thiệu - hai cách thể hiện khác nhau
nhưng tụ trung lại, Xuân Hương gửi vào đó lời tự hào kín đáo của người
phụ nữ về vẻ đẹp của chính mình: Em “ xà xì” nhưng thơm ngọt, phẩmhạnh em trong trắng Khi nói đến người phụ nữ, người ta ví với “ dod tràmỉ”, “ hai đường", “ trăng ram”, “tiểu” Hồ Xuân Hương lại lấy những sư
vật nhỏ nhoi, bình dị nhất, tưởng chừng như nữ sĩ không nói đến thì người
ta cũng dé dang quên mất: gud mit, bánh trôi, giếng nước, ốc nhôi, cái
quạt Quan niệm về cái đẹp của Hồ Xuân Hương khác biệt với các nhàthơ khác đương thời Hồ Xuân Hương không dừng lại ở cái đẹp bên ngoài
mà đi sâu vào cái đẹp bên trong của con người.
SVIM Dhan Thị Dhương Thế Ngọc Trang : 32
Trang 36luan Van Tốt Nghiệp GVHD T6 Le Thu Yến
Thời phong kiến, các bậc vua chúa, chính nhân quân tử vẫn xem
thân thể phụ nữ là điều cấm ky Họ tránh nói tới điều đó, cho đó là “
dim”, phải tránh xa diéu đó mới có thể tu dưỡng đạo đức, rèn chí, luyện tài Cái nhìn của họ lệch lạc, thiển cận, phủ định * chất người” và hạnh phúc vật chất của con người Con người — nếu theo quan điểm lúc bấy giờ
~ chỉ có thể là những nhà tu hành, Thực chất, những kẻ vẫn lớn tiếngria xả “ đâm” ấy ,kể cả những nhà tu vẫn cố tình phạm đến những điều
cấm ky Hồ Xuân Hương không xem thân thể phụ nữ là điểu cấm ky, mà
đó là vẻ đẹp của nghệ thuật, của cuộc sống, của nước non, của vũ trụ
Con người đẹp, không chỉ ở vóc dáng, gương mặt mà còn ở hình thể.
Đó là cái vốn dĩ mà thượng đế đã ban tặng cho con người Thân thể phụ nữ
không phải là điều xấu, chỉ có những kẻ thèm muốn vụng trộm mới là xấu
xa Hơn nữa, cái đẹp của thân thể người phụ nữ là biểu tượng của một sức
sống tràn trể, của sự sinh tổn, sự sống Trên thế giới, không hiếm những
bức tượng, bức tranh về thân thể của người phụ nữ, mà con người vẫn tấm
tắc khen đẹp “ Sự sùng bái khoả thân của Hi Lạp có ý nghĩa hoàn thiện
con người, có cạnh khía đạo lí chứ không chỉ là thân xác Đó là ý thức sâusắc về những gì tiém ẩn trong vẻ đẹp thân thể của con người tạo nên cảm
xúc và thẩm mĩ." °""? Một nhà thơ nữ phóng khoáng như Hổ Xuân Hương
"sáng mồng một lỏng then tạo hoá, mở toang ra cho thiếu nữ đón xuânvàø”, thì cái nhìn của nhà thơ cũng rộng mở hơn Cảm xúc và thẩm mi
trước cái đẹp của thân thể người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã vẽ nên bức
tranh bằng ngôn ngữ.
Mùa hè hây hãy gió ném đông,Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nông
Lược trúc biếng cài trên mái tóc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
(Thiếu nữ ngủ ngày) Trưa hè - không gian làm bối cảnh nghệ thuật cho bức tranh thiếu
nữ, thêm vào đó là cơn gió " hay hẩy” mơn man trên da thịt, xua di không
khí nóng của trưa hè khiến cho người “nằm chơi” thiêm thiếp lúc nào
không biết “Nằm chơi” chứ không phải là “nằm ngủ”, bởi ngủ say dé trởnên thô kéch, Bức tranh chỉ là một sự vô tình, ngẫu nhiên chứ không phải
là hớ hênh, cố ý mà đôi mắt nhà thơ vô tình bắt gặp.
Trang 37luân Van Tốt Nghiệp CVHD Tổ le Thu Yến.
Gần với cách nhìn, cách cảm, cách thưởng thức vẻ đẹp con ngườicủa quần chúng nhân dân, Hồ Xuân Hương miêu tả mái tóc trước tiên, nó
tượng trưng cho tuổi xuân mon mởn của người thiếu nữ Nữ si đã chọn cái than trên mái tóc đó là “luge trúc” — vật trang điểm nhằm làm tôn thêm vẻ
mượt mà, ống ả của mái tóc tuổi xuân
Vận dụng cách định danh sự vật khá kín đáo trong câu tục ngữ :
"Nương long mỗi ngày mỗi cao, má đào mỗi ngày mỗi đỏ”, nên Hỗ Xuân
Hương mới miêu tả “ Yếm đào trễ xuống dưới nương long” Một hình ảnh
rất đẹp và đầy nữ tính.
Yếm đào là vật gắn liền với thân thể người phụ nữ, nó gợi ra vẻ đẹp
hấp dẫn va day huyền bí Thấy yếm đào của người phụ nữ ngày xưa vừa là
một diéu cấm ky, vừa là một điều cuốn hút, Miéu tả cái yếm đào, tác giả
nhằm tôn thêm vẻ đẹp nở nang, đầy đặn của nương long, tượng trưng cho
tuổi xuân tràn đầy sinh lực của thiếu nữ, gợi được những nét đẹp trên cơ
thể con người dang trong tư thế “ gud giấc nồng" Ca dao có những câu rất
hay nói về chiếc yếm đào :
Udc gì sông rộng một gang
Bắc câu dải yếm cho chàng sang chơi
(Ca dao )
Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím
Em có chồng rồi gởi yếm lại anh.
( Ca dao )
Để lộ yếm đào thôi mà người đọc đã thấy Xuân Hương phóng túng
lắm rồi, bạo dạn lắm rồi Cụ Nguyễn Du khi miêu tả Kiểu tắm cũng phải
nhờ một chiếc màn the,
Ñã rang trong ngọc trắng ngà
Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên.
(Truyện Kiểu - Nguyễn Du)
“Trong ngọc", "trắng ngà" vẫn chỉ là biện pháp ước lệ Diéu khácbiệt giữa Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương là quan niệm về con người.Nguyễn Du dù yêu thương, trân trọng con người đến thế nào, vẫn chưa
Trang 38luan Van TOL Nghiệp GVHD T9 lé Tha Yến
thoát khỏi định kiến của giai cấp mình, ông quan niệm về “con người ding bậc" °®, Kim Trọng là “van nhân”, Kiểu thì "làn thu thuỷ”, “nét xuân
son”, Vân thì "khuôn trăng”, “nét nga” Hồ Xuân Hương đứng gan với giới bình dân hơn, hiểu ho hơn, nữ sĩ nhìn con người đưới một cái nhìn thực tế
của một triết lí phổn thực Thân thể con người gắn liền với biểu tượng của
sự phồn sinh, của sự sinh sôi phát triển cho nên, chưa dừng ở mức độ "dưới
nương long”, đôi mất của nhà nghệ sĩ - hoa si Xuân Hương không ngừng
khám phá nét đẹp trên thân thể người thiếu nữ :
Đôi gò Béng Đảo sương còn ngậm,
Một lạch Đào Nguyên suối chữa thông.
Nhà thơ dùng hai điển cố văn học vốn là những địa danh ước lê gợi
hình ảnh những xứ sở thân tiên trong thần thoại Trung Quốc để làm định
ngữ cho danh từ trung tâm (“Đôi gò Bong Đảo”, "Một lach Đào Nguyên "),
cùng với những hình ảnh ẩn dụ (“sương còn ngậm”, “suối chửa thông”)
miêu tả hai bộ phận kín đáo trên cơ thể con người Tất cả đều rất nguyên
SƠ, “ con ong chưa tỏ đường đi lối về” Sự tương đồng giữa “gd” - “sương”,
"lạch" ~ "suối" gợi lên cảm xúc thẩm mi chân thật vẻ đẹp hình thể con
người.
Bằng sự kết hợp bút pháp tả thực và ước lệ, trong bốn câu thực và
luận, Hổ Xuân Hương đã miêu tả một cách sống động, tài tình vẻ đẹp tự
nhiên đầy hấp dẫn trên cơ thể của người thiếu nữ Bức tranh đẹp qua, hấp
dẫn quá, huyền diệu quá khiến cho :
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Di thì cũng dd, ở không xong.
Có thể nói, bí mật của toàn bộ bức tranh này nằm ở từ “qué”, nghĩa
là từ chỉ sự chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, nhưng chưa xong hẳn mà còn đang nấn ná ở đường biên Những câu thơ trên, mỗi câu đều
có những từ để chỉ sự "quá độ * này : biếng (lược trúc biếng cdi), trễ (yếm
đào trễ xuống), còn (sương còn ngậm), chửa (suối chửa thông), dùng ding,
chẳng (Quân từ dùng dang đi chẳng dứt), dở, không xong (Di thì căng dd, d
không xong) Do vậy, bức tranh tĩnh mà không tĩnh vì trong sự nằm yên đó
ngầm chứa sự vận động từ thức sang “gud giấc nồng”, từ trật tự sang vô
tình buông tha Vẻ đẹp thanh tân của người thiếu nữ đã đến độ chín, độ
nồng khiến người ta “ngắm càng say” Sự có mặt của "người quân tử” ở
Trang 39luận Van TO Nghiệp V2 Tö lé Thu Yến
đây với tư cách là người thưởng thức, đánh giá làm tôn thêm vẻ đẹp sống
đông của bức tranh “người thực” này Cái vô tình của người thiếu nữ trở
thành cái hữu ý của người quân tử.
Hình ảnh người quân tử thường xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hương
với tần số khá cao : “Hiển nhân quân tử ai là chẳng Mỏi gối chén chân vẫn
muốn treo” (Đèo Ba Dội ), “Qudn tử có thương thì đóng coc ” ( Quả mít ),
"Quân từ có thương thì bóc yếm” ( Ốc nhỏi ), “Mát mặt anh hùng khi tắt
gió Che đâu quân tử lúc sa mua” (Cái quạt) Điều này không phải ngẫu
nhiên mà là dụng ý nghệ thuật của nữ sĩ Nữ sĩ đặt người quân tử trong thế
đối lập giữa cái tục và cái thiêng ( thân thể con người và lễ giáo phong
kiến ) để đả kích cái thiêng giả tạo Hình thể người phụ nữ được đánh giá
từ đôi mắt chiêm ngưỡng của người đàn ông chứ không phải là của aikhác Điều này đánh dấu một cách nhìn tưởng như rất trần tục mà sắc
nhon,tung ra giữa xã hội phong kiến giả tạo kia một chuỗi cười sảng khoái
và như một nghịch lí, dùng những hình thức trào lộng nhất để phát biểu
những vấn để nghiêm túc nhất của một giới tính bị cột chặt ngay từ trong
nhịp thở bởi những " lễ giáo”, “cương thường”, dùng thơ ca như một thủ
pháp nghệ thuật để “ hạ bệ”, "giải thiêng” những gì là cao quí trong xã
hội đương thời bằng những hình ảnh, ngôn ngữ trần tục
Với Hồ Xuân Hương, thân thể phụ nữ không còn là điều cấm ky,
giới nghiêm nữa Cơ thể những thiếu nữ “hổng hồng má phấn duyên vi
cậy” đang trong độ tuổi “mười bảy hay là mười tám đây" là nét đẹp thanh
tân, thánh thiện “như in tờ giấy trắng" Nữ sĩ đã đưa một quan niệm mới về
con người vào văn học Con người không chỉ đẹp vì sắc vì tài, vì tính cách
mà còn đẹp ở tâm hồn,táo bạo hơn, cái đẹp còn thể hiện nơi cơ thể căngday sức sống Cũng với quan niệm mới mẻ này, nhà thơ đã phủ nhận “su
chay tinh” của những hiển nhân quân tử, vạch tran thói đạo đức gid của
một lớp người trên.
1.3 Hạnh phúc trong cuộc sống chăn gối thường được nhắc đến trong
thơ Nom Hồ Xuân Hương * Ái An” là môt điều cấm ky, vi phạm đến cái
thiêng trong xã hội xưa, mỗi khi nhắc đến ai cũng cúi mat xấu hổ, thế mà
Hồ Xuân Hương lại * ưng hé” lên, đạp đổ cái thiêng, đưa con người trở về
với cội nguồn sự sống - tín ngưỡng phổn thực Đó là một nhu cầu thuộc
bản năng của con người, là nhu cầu thiết yếu trong đời sống vợ chồng Nóthuộc về vấn dé nhân sinh, nhân bản, vậy thì có gì phải e ngại, phải che
SVT Phan Thị Phuong ThE Ngọc Trang : 36
Trang 40lun Van Tốt Nghiệp GVHD 18 le Thu Yến
giấu, lấp liếm đi Cho nên, nhà thơ ngang tàng đòi hạnh phúc cho người
phụ nữ, kể cả cái hạnh phúc trần thế nhất của bản năng :
Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình,
Chị cũng xinh mà em cũng xinh.
Đôi lứa như in tờ giấy trắng,
Ngàn năm còn mãi cái xuân xanh.
Xiếu mai chỉ dám tinh trăng gió,
Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh
Còn thú vui kia sao chẳng vẽ,
Trách người thợ vẽ khéo vô tình.
( Tranh tố nữ )
Xuân Hương tạo nên một bức tranh tố nữ tuyệt đẹp Mở đầu là cách
xưng hô thân mật, chân tình có phần suồng sã : “cd minh” Đó là cái cách
mà người ta vẫn thường hay xưng hô trong ca dao Ca dao hay nói về thân phận người phụ nữ, một mặt khẳng định nội dung, một mặt than thở cho số kiếp hẩm hiu của họ : “ Em như cây quế giữa rừng Thom cay ai biết, ngắt lừng ai hay” ( Ca dao ) Ở bài thơ này, nữ sĩ không than thân trách phận
dùm mà bằng đôi mắt của người nghệ sĩ, ca ngợi cái đẹp hài hòa giữa tâm
hồn và thể chất, giữa hình thức và nội dung của họ
“To giấy trắng” là giấy chưa hin một yết mực nào, còn trắng tinh ,
trình nguyên “ Cái xưân xanh" là tuổi xuân, là nhan sắc, cũng là nét đẹp
tâm hồn Cái đẹp ở đây tinh khiết, trong sáng, có thể gọi là vĩnh cửu
-“ngàn năm còn mãi” Vì thế, cái xinh tươi, cái trinh trắng, cái xuân xanh
mà bị bất biến thì đáng tiếc, đáng buồn, đáng giân thay Khép nép rut rè,
cam phan “ bồ liéu” sẽ đánh mất tuổi xuân, sức trẻ và tình yêu Cho nên,
thi sĩ trách hoa sĩ * vô tình ”.
Sự vô tình củu hoạ sĩ khiến bức tranh thiếu hẳn đi sức sống Thêm sựxuất hiện của người quân tử, bức tranh sẽ có ý, có hồn, có tình hơn Hạ câu
thơ “ Con th vui kia sao chẳng vẽ?” là Xuân Hương đã độp vào mặt xã hội đương thời những cái đau điếng Người phụ nữ không còn là một công
cụ một phương tiện để mua vui, để hành hạ mà là một cá nhân có đẩy đủ
ý nghĩa của hai tiếng “ con người”.*Vào thời diểm đó, ngay cả ở một xã
hội văn minh, hạ một ý tưởng như vậy là Xuân Hương đã bước qua một thế
kỷ ! Với xã hội phong kiến Việt Nam nghẹt thở, khô cứng trong cốt tuỷ