1.CÂU HOI KHAO SÁT - THONG KE
Cáu 7: Cáu 7: Bạn có thể kể tên một vài bài thơ Hồ Xuân Hương mà bạn
2.1 Ở đây, chúng tôi chỉ thống kê trên tình hình khảo sát thực tế ở
tầng lớp sinh viên ( 120 sinh viên, khoa Ngữ Văn, năm IV, trường Đại Học Sư Phạm ), chưa có điều kiện mở rộng khảo sát ở những tầng lớp khác.
Câu _1+2 :Theo thống kê thực tế có 91,7% số người được khảo sát xác định Hồ Xuân Hương vừa là nhà thơ sống vào cuối thế kỉ XVIH đầu thế kỉ XIX, 90% cho rằng Hồ Xuân Hương là nhà thơ trào phúng đả kích,
vừa là nhà thơ trữ tình. Xác định được thời đại mà nhà thơ sống và nắm được khuynh hướng sáng tác của nhà thơ là người đọc đã nắm được hoàn cảnh lịch sử của giai đoạn văn học đó và sơ lược su nghiệp sáng tác của
Hồ Xuân Hương . Đây là bước đầu tiếp cận với thơ văn của nữ sĩ.
Câu 3: Như chúng ta đã biết, thơ Hồ Xuân Hương dé đọc, để nhớ,
dé thuộc. Chúng ta đọc lên, nhận ra ngay cái nghĩa hiển ngôn trong văn
bản, cái nghĩa hiển ngôn ấy tổn tai song song với cái nghĩa ngắm , mà mộ:
xố người khó có thể chấp nhận. Vả lại lời thơ của nữ sĩ gai góc quá, ngang
SVT Phan Thị Phương Thế Ngoc Thang : T7
Luôn Van Tế ghiep. GVHD. 18 Le Thu Yến
tà ng quá, không kiêng nể một ai nên khó có thể chiếm được sư yêu thích tuyệt đối của mọi ngưỡi. Đó là quyển của người tiếp nhận. Song tỉ lệ không thích thơ Hé Xuân Hương rất thấp 1,7%, hơi thích 6,6%,thích chiếm tỉ lệ khá cao 66,7%, 25% rất thích thơ Hồ Xuân Hương, đây không phải là con số nhỏ. Điều này chứng tỏ thơ Hồ Xuân Hương có một sức hút đặc biệt
đối với người đọc. Đối với sinh viên, do tuổi tác và trình độ còn hạn chế ma tỉ lệ thích thơ H6 Xuân Hương như vậy cũng nói lên sự say mê tìm hiểu cặn kẽ, tận tường về thơ Hồ Xuân Hương .
Câu 4: Hỗ Xuân Hương vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình. Người viết tạm chia thơ Hồ Xuân Hương thành nhiều mảng nhỏ.
Nhiều người chỉ thích riêng từng mảng thơ Hồ Xuân Hương . Có người thích sự sống động, mới lạ của những bài thơ tả cảnh, tả vật (10%). Sự tai
quái, tinh nghịch của Xuân Hương trong mảng thơ trào phúng lại thu hút
nhiều người khác (16,7 %). Có người lại yêu mến sự dịu dàng, sâu sắc của
Hồ Xuân Hương trong những bài thơ tả tình(23,3%). Một nửa số người khảo sát yêu thích tất cả các bài thơ của Xuân Hương (50%). Như vậy,
mỗi mang thơ Hồ Xuân Hương có một sức hấp dẫn riêng.
Câu 5 : Người viết đưa ra ba tiêu chí để khảo sát những điểm đặc
biệt khiến người đọc ưa thích thơ Hồ Xuân Hương : a) tư tưởng tiến bộ so với thời đại (8%); b) trong thơ Hổ Xuân Hương có những biểu tượng lấp
lửng thú vị (10%); c) phong cách lạ phá cách (11%). Có 71% chọn cả ba
tiêu chí này. Người đọc có một sự am hiểu nhất định về thơ Hổ Xuân Hương , thiên về sự sáng tạo, mới lạ, phá cách của nữ sĩ.
Cau 6 : Không có người được khảo sát nào không thuộc thơ Hồ Xuân Hương . Người được khảo sát thuộc ít nhất là 3 bài (6,6%). Tỉ lệ thuộc từ 3
đến 10 bài khá cao (68,4%), trên 10 bài (25%), có người chỉ “hơi thích"
thơ Hồ Xuân Hương cũng thuộc trên 10 bài. Thơ Xuân Hương dễ tiếp nhận
và sống lâu trong lòng người đọc.
Câu 7 : Khi kể tên một số bài thơ Hồ Xuân Hương. người được khảo sát đã kể rất nhiều bài: Mời trầu, Bánh trôi nước, Khóc ông phủ Vĩnh
Tường, chùm Tự tình. Dé dén Sầm Nghi Đống, Cái quat , Qủa mít, Déo Ba Dội, Hang Cac Cớ, Thiếu nữ ngủ ngày... Rõ ràng là người đọc đã nhận
ra những nét thú vị đặc sắc trong những bài thơ tiêu biểu được kể tên, vì chỉ khi cảm nhận được điều đó thì mới có thể thuộc thơ một cách dé dàng.
SVT Dhan Thị Dhœcvg Thế Ngoc _ Thang ;T8.
Luan Van Tốt Nghệp VID, Tổ l2 Thu Yến
Cáu 8 : Hồ Xuân Hương là nhà thơ của ngôn ngữ dân tộc. Nhà thơ
Xuân Diệu mệnh danh cho Xuân Hương là “bà chúa thơ Nôm” vì : a) bà
dùng chữ Nôm một cách thuần thục (5%) ; b) bà tiếp thu vốn ngôn ngữ dân tộc một cách nhudn nhuyễn (6,6%) ; c) bà sáng tạo ra nhiều từ mới lạ (6,6%). 83,8% chon câu d (cả câu a, b và c).Sự sáng tạo của nữ sĩ thể hiện qua cách sử dụng ngôn ngữ dân tộc điêu luyện, và được viết bằng chữ
Nôm dân dã, bình dị, gắn liền với dân tộc chứ không phải bằng chữ Hán
quý phái, vay mượn.
Câu 9 : Câu 9 khảo sát quan niệm của mọi người về vấn dé dâm tục.
Kết quả khảo sát cho thấy : 58,3% cho thơ Nôm Hồ Xuân Hương không dâm tục vì dâm tục được sử dụng như một phương tiện đả kích lễ giáo phong kiến ; 41,7% cho thơ Xuân Hương có đâm tục vì nữ sĩ sử dụng những
biểu tượng có tính hai mặt như là một phương tiên nghệ thuật để làm nên
cái nghĩa ngầm song song tổn tại với cái nghĩa thực trong bài thơ. Những
người được khảo sát có một quan niệm rach ròi đối với vấn để dâm tục.Tuy nhiên, có nhiều người vẫn thiên về cảm tính, cảm nhận ( cho là thơ
Hồ Xuân Hương không dâm tục). Ta thừa nhận rằng thơ Hồ Xuân Hương
có đâm tục nhưng nó xuất phát từ cơ sở văn hoá người Việt, từ tín ngưỡng phén thực cầu mong cho sự sinh sôi nảy nở. Để hiểu rõ hơn, thực chất hơn vấn để này, người đọc phải tìm hiểu ngọn nguồn của hệ thống những biểu tượng của nền văn hoá phén thực. Vấn để dâm tục là điều kiện thôi thúc người đọc tìm hiểu thế giới thơ day những biểu tượng của Hồ Xuân Hương
Câu }0 : Thơ Xuân Hương * dọc ngang nào biết trên đầu có ai”, vì
thế,nó khiến vua chúa phong kiến, tầng lớp nho sĩ cổ hủ căm ghét. Họ
ghét thơ Xuân Hương vì: a) Lời lẽ ngang tàng mạnh bạo (1,7%); b) Phong
cach phóng túng (8., %); c)Thd bà phạm đến những “cấm ky” của lễ giáo phong kiến (11,7 %). Ba lí do trên vạch tran bản chất thật, xấu xa của chúng(78,3%). H6 Xuân Hương đã dũng cảm phát ngôn và một mình chống lai bức tường thành phong kiến.
Cau j] : “Mời tau” là tiếng lòng của Xuân Hương khát khao có được một tình yêu đích thực và là lời nguyện cầu cho duyên tình tròn đầy.
Bài thơ thú vị không chỉ vì sự mới mẻ ở sự tự thể hiện, trước Xuân Hương
chưa ai đám tự xưng tên mình trong thơ vin(10%), mà còn ở cai tài sử
dụng thành ngữ, ca dao khéo léo, tạo nên cái hồn, cái thần của bài tho(3,4%). Thêm vào đó, lời mời trầu cũng là lời mời duyên, lời ngỏ tâm
6VTM Phan Thi Diương Thế Ngoc Trang : 79
tình của người phụ nữ (6,6%). Cả ba yếu tố trên làm nên cái duyên của bài
thơ (80%).
Câu 12 : Khi nhắc đến mảng thơ trữ tình của Hồ Xuân Hương, * Tự tình ” luôn là chùm thơ tiêu biểu, bởi lẽ nó chứa đựng tâm sự riêng của tác giả (6,6%), sử dụng nhiều động từ mạnh mẽ(3,4%), cách gieo vần mới mẻ từ ngữ hay lạ (3,4%). Phần đông số người khảo sát cho rằng sự thu hút của chùm thơ “ Tự tinh” bao gồm những yếu tố trên (86,6%). Nó là lời bộc bạch của nữ sĩ sau những va chạm với cuộc đời, đã ít nhiều nếm trải vị
đắng của tình người, tình đời.
Câu !3 :Khác với hệ để tài phong kiến, dé tài mà Xuân Hương nói
đến là những sự vật nhỏ nhoi, bình dj trong cuộc sống ( Oc nhồi,Quả mít,
Bánh trôi nước...), Xuân Hương dùng những sự vat đó để nói đến thân phận của người phụ nữ (6,6%), biện pháp tu từ nhân hoá tạo ra biểu tượng nước đôi cho những sự vật đó(5%), để làm bẽ mặt bọn người trên , bọn hiển nhân quân tử(§,4%). Nếu kết hợp cả ba yếu tố trên lại thì những bài thơ tả vật mới có sức hấp dẫn mạnh mẽ (80%).
Cáu 14 : "Tranh tố nữ” là bài thơ để cao cuộc sống tran tục . 70%
số người khảo sát cho rằng sự lôi cuốn của bài thơ thể hiện ở cách xưng hô thân mật, có phan suồng sd (3,4%), ở tâm hồn sảng khoái phóng khoáng.
yêu cuộc sống của tác giả (6,6%), quan trọng hơn là bai thơ nói đến * thú vui" là diéu không ai dám nói (20%). Đó là sự "nổi loạn” của cá nhân trước những khắt khe, ràng buộc của lễ giáo phong kiến.
Câu !$: “Thiếu nữ ngủ ngày” miêu tả một cơ thể đẹp của cô gái
đang trong tư thế “ nằm chơi quá giấc nồng”. 6,3% cho rằng ấn tượng của người đọc về bài thơ này chính là bức tranh hài hòa về vẻ đẹp hình thể
người phụ nư (8.4%), vẻ đẹp này được nói đến một cách công khai bằng
những biểu tượng lấp lửng thú vị: đôi gd Bong đảo, một lạch Đào Nguyên.... (6,6%), để vạch rõ những mặt xấu xa của bọn hiển nhân quân tử (21,7%). Lần đầu tiên trong văn học nước ta có một quan niệm táo bao về
cái đẹp như vậy. Người phụ nữ không chi đẹp ở gương mat, vóc dang, tính
cách, tâm hồn.... mà còn đẹp ở cơ thể của mình. Nó thể hiện một sức sống
mạnh mẽ, mãnh liệt và sự thanh tân , trong trắng của cô gái.
Câu 16: Hỗ Xuân Hương là nhà thơ trào phúng, đả kích. Nữ si hết
sức bất bình đối với việc một số người lợi dụng danh nghĩa nhà chùa làm ô
uế cửa thiển. Trong một số bài thơ “ Kiếp tu hành”, “ Sư hổ mang”, *
SVTH Phan Thị Phuong Thế Ngoc Trang - 80
Luan Văn Tết Nghiệp VD. 18 Le Tu Yến
Chùa Quán Sứ”...người đọc cảm thấy rất thú vị vì cách ding từ của Hồ
Xuân Hương tạo ra những biểu tượng nước đôi ám ảnh (28,3%) nhằm đả
kích những kẻ nip bóng nhà chùa làm điều xằng bậy(71,7%). Nhà thơ không có ác cảm với nhà chùa mà chỉ muốn làm trong sạch, trả lại sự linh thiêng, nghiêm trang vốn có cho cửa thiển.
Câu 17: Đối tượng châm chích của Hồ Xuân Hương là thói mê hoa, hiếu sắc của bọn vua chúa, hiển nhân quân tử(3,4%), sự dốt nát, huénh hoang của đám nho sinh (3.4%), những kẻ bất lương núp bóng nhà Phật, những kẻ sống trái lẽ tự nhiên (5%). Cả ba đối tượng bị châm chích này (88.2%) cho thấy một xã hội mục nát, đạo lí suy đổi.. Nên Hổ Xuân
Hương đã không ngắn ngại mà tất mạnh, tát thẳng để cảnh tỉnh họ.
Câu 18: Thiên nhiên là một mảng đặc sắc của thơ Nôm Hồ Xuân
Hương. Nó không phải là thiên nhiên ước lệ trong thơ cổ mà là cảnh đẹp
hiện hữu thực trong cuộc sống ,gai góc và sắc cạnh(10%), thiên nhiên tràn trể sức sống, cũng có tình ý, cũng rao rực, xuân tình như con người (11/7%),thường làm cái nén,cdi phông để nổi bật lên hình ảnh của con người ngạo nghễ chiếm lĩnh vũ trụ(13,4%).64,9% đã chọn câu d(cả câu a,b
và c) cho thấy sự am tường của người đọc trong việc nhận ra sự khác biệt giữa thiên nhiên trong văn học trung đại của những nhà thơ khác với thiên
nhiên của Hổ Xuân Hương. Thiên nhiên trong thơ Xuân Hương hỗn độn những sự vật, đường nét, hình khối, âm thanh, màu sdc_.tao thành một thế giới chuyển động day sức sống.
Câu 19: Âm thanh trong thơ Hồ Xuân Hương hết sức sống động, nó là tất cả của những âm thanh của cuộc sống hằng ngày (8,3%), là biểu
tượng cho bước đi thời gian (tiếng gà, tiếng trống canh...)(15%). Nó còn là
tiếng cười khúc khích của Xuân Hương ẩn sau những bài thơ châm biếm
(5%). Ba thứ âm thanh này hòa vào nhau tạo ra một không gian thơ
(71,7%) có vui, có buén nhưng trên cả nỗi buồn là những âm thanh này
luôn kéo con người về với thực tại, với cuộc sống, với niềm thiết tha với
cuộc đời.
Câu 20 : Thơ Xuân Hương thường gây tranh cãi, bởi vì những sự vật, hình ảnh trong thơ nữ sĩ ngoài cái nghĩa thực ( nghĩa phô) còn có nghĩa
ngầm ( nghĩa ẩn) luôn song song tổn tại tạo nên biểu tượng thú vị ( 25%)
chúng ta khó có thể tách rời một trong hai nghĩa nước đôi đó (10%), và Xuân Hương dùng nhiều lời ăn, tiếng nói của người bình dân tạo thành cái
SVM Dhan Thị Dhương Thế Ngoc Trang : 81
Luan Van Tết Nehi¢p GVHD. TS LA Thu Yến
tục trong thơ mình (6,6%). Cả ba lý do trên ( 58,4%) gây tranh cãi về cách tiếp cận thơ van của mỗi người mỗi khác, không phải ai cũng dựa trên
quan điểm hợp lý để xem xét, đánh giá thơ Hồ Xuân Hương.
Céu 21: Trong mảng thơ viết về thiên nhiên có 4/9 bài viết về hang
động. Đó là nét sáng tạo độc đáo riêng của Hồ Xuân Hương(I6,8%), là biểu tượng nước đôi mang ý nghĩa tín ngudng phén thực của tôn giáo văn hóa(21,6%), và là sự cố tình vi phạm đến những “ cấm ky” của lễ giáo phong kiến. 50% số người được khảo sát cho rằng ba lý do trên cho thấy rõ sự khác biệt giữa Hổ Xuân Hương với các nhà thơ cùng thời. Cái nhìn của
các tác giả khác thường hướng lên trên, nhìn những sự vật, việc to lớn,
hùng vĩ (núi, sông...), còn H6 Xuân Hương miêu tả những ngóc ngách của những hang động, đèo, kẽm.... đi sâu vào khám phá thế giới bên trong của
những hang, động đó. Sự khác biệt này phụ thuộc vào quan niệm, vào cái
nhìn của Hồ Xuân Hương. Đó là một quan niệm mới mẻ và hấp dẫn.
Câu 22 : Hầu như bài thơ nào của Xuân Hương cũng đều có hai
nghĩa. Vì thế nảy sinh ra vấn để dâm, tục. Nếu tách rời nghĩa nước đôi của
những biểu tượng trong thơ Xuân Hương thì thơ Xuân Hương không có gì
là mới lạ, phá cách(3,4%), nó chỉ đơn thuần tả sự vật với cái vẻ bể ngoài của nó(25%) ,và cũng không lý do gì để mọi người cho rằng thơ Hồ Xuân Hương vi phạm đến những “ cấm ky” của lễ giáo phong kiến (20%). 51,6%
chọn cả ba lý do trên, điểu này cho thấy nghĩa nước đôi của những biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương thực sự là yếu tố quan trọng và quyết định
tạo nên sự đặc sắc, thành công của thơ nữ sĩ. Trước nữ sĩ, chưa ai sắng tạo
ra được một hệ thống những biểu tượng lạ, ám ảnh tràn đẩy sức sống của
sự phồn sinh, phén thực như thế.
Câu 23: Con người cá nhân là một phạm trù mới trong văn học trung
đại. Nó phẳng phat trong “Độc Tiểu Thanh Kí” khi Nguyễn Du xưng tên
chữ Tố Như ( Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như? ). Chỉ khi Hồ Xuân Hương xuất hiện, con người cá nhân mới thực sự có được một chỗ đứng trên thi dan và khởi đầu cho sự trỗi day mạnh mẽ của cái tôi ở các giai đoạn văn học sau. Tiếng nói của ý thức cá nhân trong
thơ Xuân Hương thể hiện ở lời mời gợi chân Gnh, tha thiết của cá nhân ý thức được phẩm chất của mình (8,4%) sự ngạo nghé, khinh bạc trước miếu thờ Sầm Nghi Đống. thái độ bề trên đối với bọn nho sinh dốt nát (5%), bản lĩnh của con người đứng cao hơn hoàn cảnh, con người có một sức sống
SV Dhan Thị ươg Tế NC Trang: 82
luận Van Tết Nghiệp GYD. T8le Thu Yến
mãnh liệt và tình yêu tha thiết cuộc sống(10%). Nhiều người chọn câu d
(cả câu a, b, và c) cho thấy việc đi sâu tìm hiểu con người cá nhân, con
người nội tâm rất hứng thú.
Cdu 24: Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương rất đặc
sắc, nữ sĩ nhào nặn ngôn ngữ bằng đôi tay, bằng tai, bằng mắt, và bằng trái tim mình, 89.8% cho rằng thành công nghệ thuật của Hồ Xuân Hương là cách gieo vần đắc địa(3,4%); cách dùng từ ám ảnh, đặc biệt là từ láy, động
từ cảm giác mạnh (3.4%); cách nói lái, nói lóng, để những chữ tran nghĩa
cạnh nhau(3,4%). Kết hợp những thủ pháp đó tạo ra một thế giới thơ thật sống động, đang nhảy múa hối hả theo nhịp điệu của cuộc sống,
Câu 25: Mỗi người đọc tìm thấy sự hấp dẫn của thơ Nôm Hồ Xuân
Hương ở những phương diện khác nhau: tư tuởng (3,4%), nội dung (5%),
nghệ thuật (3,4%). Song có đến 72,2% xác định sức hấp dẫn của thơ Hồ
Xuân Hương bao trùm cả ba phương diện, sự bao quát này không những
thể hiện giá trị của thơ Hồ Xuân Hương mà còn là sự đánh giá của người
đọc về nó.
2.2.Qua sự phân tích những số liệu đã được thống kê, chúng ta thấy nổi lên sự cuốn hút của thơ Hồ Xuân Hương ở nhiều khía cạnh. Các vấn để
đâm tục, biểu tượng, phong cách... được quan tâm đúng mực. Người đọc
nắm được những thành công đặc sắc của thơ Hồ Xuân Hương về mặt tư tưởng, nội dung và nghệ thuật. Người đọc yêu thích, thuộc nhiều thơ Hồ
Xuân Hương và nhận ra cái hay, cái đẹp, cái lạ trong từng bài thơ cụ thể.
Tuy nhiên, mức độ tìm hiểu thơ Hồ Xuân Hương, nhất là tầng lớp sinh viên được khảo sát, chỉ mới dừng lại ở giá trị hiển hiện trong thi phẩm, chưa có
sự lý giải xác đáng vé sức hấp dẫn của mảng thơ Nôm cũng như điều làm nên cái độc đáo, đặc sắc trong thơ Xuân Hương .