Tính lấp lửng của những biểu tượng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Tìm hiểu về sức hấp dẫn của thơ Nôm Hồ Xuân Hương (Trang 20 - 28)

I. LÍ GIẢI VỀ SỨC HAP DAN CUA THO NOM HO XUAN >

2. Tính lấp lửng của những biểu tượng

2.1. Theo Petit Larouse ( 1993 ), biểu tượng là "một dấu hiệu hình ảnh, con vật, hoặc dé vật biểu thị một điều trừu tượng ; nó là hình ảnh cụ

thể của một sự vật hoặc một điều gì đó”. C.G.Jung - nhà phân tâm học

Thuy Si thì cho rằng : "Biểu tượng là một danh từ, một tên gọi hoặc một

đồ vật tuy đã quen thuộc với ta hàng ngày, nhưng còn gợi thêm những ý

nghĩa khác bổ sung vào ý nghĩa ước định, hiển nhiên và trực tiếp của nd”.

Đây là quan niệm theo nghĩa hẹp. Còn theo nghĩa rộng, biểu tượng là một

thứ xác định toàn bộ hiện thực trừu tượng, nằm ngoài tầm với của các giác quan trong hình thức một hình ảnh hoặc một vật thể.

Chẳng hạn, nói đến con cd là người ta nghĩ ngay đến sự lam lũ, vất

vả, cực nhọc kiếm ăn. Người nông dân xưa cũng lam lũ, “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, quanh năm suốt tháng gắn với ruộng đồng, “chân lấm tay bùn”. Giữa hai hình ảnh này có sự tương đồng, đó là nét nghĩa chung : chỉ sự vất vả, dai dầu gió sương để kiếm sống. Do đó, con cò trở thành

biểu tượng cho hình ảnh người nông dân, nhất là sự vất vả, lam lũ của người phụ nữ :“Con cò lặn lội bờ sông.Gánh gạo nuôi chẳng tiếng khóc ni

non”.

Biểu tượng mang hình ảnh tượng trưng cho sự vật được nói đến và

được sử dụng trong văn chương để tạo nên những hình ảnh lấp lánh. ám ảnh. “Con người di qua cả một rừng biểu tượng. Chúng nhìn ta với những

ánh mắt thân quen" ( Baudelaire ) Ê*', mà tâm hồn người nghệ sĩ là nơi thu

hồi và chứa chất các biểu tượng.

2.2. Trong thơ mình, Hổ Xuân Hương sử dụng một hé thống biểu tượng rất đa dạng, sinh động, phong phú. Những biểu tượng đó được lấy từ

ngữ liệu văn học dân gian, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đó là những biểu tượng mang ý nghĩa của tín ngưỡng phốn thực, cho ta thấy được

trạng thái sung mãn của sự sống. Chúng phong phú đến mức ta có thể

phân loại thành nhiều kiểu, chẳng hạn như:

Biểu tượng liên quan đến các bộ phận của cơ quan sinh sản: hang,

động, đèo, kẽm, cửa, giếng, lỗ, kẽ hầm, cái quạt, miệng túi; quả cau, cán cân, rừng, dùi trống, con suốt, đầu sư, cọc, hòn đá...

Biểu tượng của hành vi tính giao: đánh đu, dệt cửi, đánh trống, châm

„ húc, trèo...

SVT Dhan Thị Phucng Thế Ngoc Trang : 17

Luên Van Tết Nghiệp " GVID Tổ le Thu Yến

Biểu tượng liên quan đến thân thể phụ nữ: bánh trôi, quả mít, mặt

trăng... ; những bộ phận khác : bổng đảo, nương long, lạch, suối..; những thay đổi có tính "đột biến”- thời điểm nhân học - trong vòng một đời người: dậy thì, lấy chồng, chửa... hoặc trong thời gian một năm: giao thừa, tết, xuân...

Những biểu tượng này xuất hiện lần đầu tiên trong thơ, là sự sáng tạo độc đáo “có một không hai” của Hồ Xuân Hương. Nhờ hệ thống biểu tượng này mà thơ Hé Xuân Hương trở thành tiếng nói khác lạ và day cá tính trong văn học, Chúng là phương thức nghệ thuật mà nữ sĩ sử dụng để

bộc lộ tâm tình, suy nghĩ cũng như cá tính sáng tạo riêng.

22, Các biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương thường lấp lánh hai

mặt, hai nghĩa: nghĩa phô và nghĩa ngầm. Khó mà tách rời hai tầng nghĩa này( nghĩa nước đôi) vì như vậy thơ Hồ Xuân Hương chỉ là thơ đơn thuần tả sự vật với cái vẻ bể ngoài của nó; không có gì mới la; và cũng không có

lí do gì để mọi người cho rằng thơ Xuân Hương vi phạm đến những “cấm

ky” của lễ giáo phong kiến.

Thơ Hồ Xuân Hương đẩy ám ảnh bởi những biểu tượng hang động:

động Hương Tích, hang Thánh Hoá, hang Cắc Cớ, kẽm Trống, đèo Ba Dội,

(Qua) cửa Đó...

Trời đất sinh ra đá một chòm.

Nứt ra đôi mảnh hém hòm hom,

Kẽ hdm rêu mốc tra toen hoẻn,

Luông gió thông reo vỗ phập phòm.

Giot nước hitu tình rơi lốm bõm.,

Con đường vô ngạn tối om om.

Khen ai đẽo đá tài xuyén tac,

Khéo hd hénh ra lắm kẻ dom.

( Hang Cắc Cớ )

Bài thơ tả hang Các Cớ với đẩy đủ những chi tiết hiện thực : đá một

chòm, nứt ra đôi mảnh, kẽ hẳm ,rêu mốc, con đường vô ngạn.. khiến ta hình dung ra được hình dáng, cảnh vật của hang Cac Cớ. Nhung cũng từ

đấy người đọc liên tưởng đến một cái nghĩa ngẫm song song tổn tại cùng với cái nghĩa phô hiển hiện qua câu chữ. Điều này phải kể đến việc sử

SVM Phan Thi Phuong Thế Ngoc Trang - 18

luôn Van Tốt Nghiệp CVMD Tổ le Thu Yến

dụng từ có dụng ý của nhà thơ và tử vận “om” ( chòm, phòm, hỏm hòm

hom, lõm bõm, om, dom ) ké cận nhau trong văn bản thơ đã dậy lên nghĩa khác, nghĩa ngầm : âm vật.

Biểu tượng này thường xuất hiện trong môtip hang động của thơ Hồ

Xuân Hương. Trước Xuân Hương các nhà thơ ca ngợi cảnh đẹp hùng vĩ của

núi non, trời mây, sông nước. Cùng thời với Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan cũng dừng chân trước một đèo Ngang “ cỏ cây chen đá, lá chen

hoa”... nhưng chưa có ai “ hình thành" được một môtíp hang động như nữ

sĩ. Va chăng, Bà Huyện Thanh Quan nói đến cái cao rộng, bao la của đèo Ngang, còn Hồ Xuân Hương lại “di sâu” vào bên trong hang động, khám

phá ra từng ngõ ngách của những hang, những kẽm, những đèo... Những gì

được Xuân Hương miêu tả rất gắn với thị giác của mình và rất gần với bàn tay mình, có thể nhìn thấy rõ rang và sờ mó được. Này nhé, hang Cắc Cớ thì “Ké hẩm rêu mốc tra toen hoén, Luông gio thông reo vỗ phập phòm”,

hang Thánh Hoá thì “Lun đá cỏ leo sờ rậm rạp, Lách khe nước rỉ mó lam nham °, đèo Ba Dội thì “ Cửa son đỏ loét tim hum nóc. Hòn đá xanh ri lún

phún rêu”... cho đến nỗi “Người quen cối phật chen chân xọc, Kẻ lạ bầu

tiên mỏi mắt dom” ( Động Hương Tích ). Việc “di sâu” vào “ngóc ngách”

này là một điểm mới lạ của Hồ Xuân Hương. Ta thấy có sự đối lập trong tư

duy thơ của Hồ Xuân Hương và các tác giả khác. Dựa vào tư duy liên tưởng ( hình dáng, màu sắc, chức nang...) của hang động, của đèo. của

kẽm, của giếng, của quạt, của ốc nhồi... mà nữ sĩ đã sáng tạo nên mot hệ thống biểu tượng day ám ảnh và có một không hai.

Bên cạnh tư duy liên tưởng, biện pháp nói lái, nói lóng, để những chữ có thể tràn nghĩa ở cạnh nhau... cũng tạo nên sự lấp lửng của những biểu tượng. Sự lấp lửng này gây ra nhiều tranh luận, tranh cãi trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương. Xuất phát từ cái nhìn từ “tin ngưỡng phdn thực”

(theo Đỗ Lai Thúy), Hồ Xuân Hương đã truyền sức sống vào biểu tượng

thơ của mình, tạo ra một sức hút mạnh mẽ đối với người đọc. Và gắn các

biểu tượng trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương vào cuộc sống phồn thực, người

đọc mới thấy sự sinh sôi nảy nở, sư vận động trong bản thân sự vật hiện tượng, nhựa sống trào dâng và lan tràn.

Những biểu tượng phén thực làm nên tiếng cười lưỡng trị trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương. Vì sự có mặt của những biểu tượng nên đã nảy

sinh nhiều tranh cãi về vấn dé đâm và tục. Nhiều người nêu ra đủ mọi lí do

SVML Phan Thị Phuong Thế Ngoc Trang - 19

luân Van Tết Nghiệp _ GVHD, TS Le Thu Yến

cũng như lời giải thích để chứng minh thơ Xuân Hương tục hoặc không tục,

đâm hoặc không dâm. Nói như nhà thơ Xuân Diệu : “Tho Hồ Xuân Hương

tục hay là thanh ? Đố ai bất được : bảo rằng nó hoàn toàn là thanh, thì cái

nghĩa thứ hai của nó có giấu được ai, mà Xuân Hương có muốn giấu đâu.

Mà bảo rằng nó là nhắm nhí, là tục, thì có gì là tục nào 2”? , vì vậy

“Không nên chỉ chăm chăm đi tìm trong thơ Xuân Hương cái mặt “dé tục”.

Đó là một khuynh hướng tầm thường, dung tục, nó không còn ở trong phạm

vi phân tích văn học nữa" ‘**’ . Ta thừa nhận thơ Xuân Hương có tục,

nhưng cái dâm tục đó xuất phát từ tín ngưỡng phén thực từ xa xưa của

người Việt cổ, cái dâm tục đó có nguồn gốc từ lối “dd tục”, từ truyện tiếu lâm... của người bình dân”. Rõ ràng ở đây cần phải áp dụng một thuật ngữ do M.M.Bakhtin đưa ra : "tiếng cười lưỡng trị” — trong đó có sự chửi mắng

và khen ngợi, sự phủ định và khẳng định, sự chết đi và sinh thành đều hoà

nhập vào nhau như hai mặt của một quá trình "tái sinh” thông qua sự cười

nhạo va hạ thấp, thông qua sự “văng vào bộ phận đưới của cơ thể”. Và vả chăng, Xuân Hương sử dụng những biểu tượng có tính hai mặt như một thủ pháp nghệ thuật đả kích lễ giáo phong kiến, vi phạm những "cấm ky” của những chuẩn mực đạo đức đã đến thời xuống cấp. suy đôi lúc bấy giờ.

Hồ Xuân Hương một mình dám chống lại, cất bỏ mọi sợi dây ràng buộc của bức tường thành kiên cố lễ giáo phong kiến ; cất cao mình bay

lên khoảng không - thế giới của sự sáng tạo - thế giới của biểu tượng.

Thơ Hồ Xuân Hương vừa tục vừa thanh, không nên cố ý cắt rời hai chữ này ra, vì như thế sẽ thiên về thuyết giáo đạo lí hoặc ngợi ca thái quá.

Đọc thơ Nôm Hồ Xuân Hương, người ta có thể chau mày, cũng có thể cười mỉm. Điều đó tuỳ thuộc vào sự tiếp nhận, cảm nhận riêng của mỗi người. Con người trong thơ của nữ sĩ như muốn thoát ra cái bức bối, bực

bội của hoàn cảnh, của ràng buộc. Tuy chưa thể gọi là con người tự do theo

đúng với ý nghĩa của nó nhưng có thể coi là con người với mọi sở thích

riêng tư, muốn giải phóng con người bản năng theo hướng tích cực. Việc

này thể hiện qua sự sáng tạo và tâm tình của nhà thơ khi sáng tạo biểu

tượng. “ Viết một cách thông minh, là không nói hết, là để cho người đọc

tự nói với mình những quan hệ, những điều kiện, những giới hạn mà chỉ với những quan hệ, điểu kiện và giới hạn ấy thì một câu nói mới có ý

nghĩa " ( Phơbách ) °*’ . Biểu tượng thật sự có ý nghĩa quan trọng trong việc

tạo nên sức hấp dẫn của thơ Nôm Hồ Xuân Hương.

SVM Phan Thị Dhương Thế Ngọc Trang : 20

luan Van TỐt Nghá¿p GVHD. Tả 1e Thu Yến

Để phân biệt tác giả này với tác giả khác, người ta dựa vào phong cách của họ. Phong cách tác giả cũng là một điểm thu hút sự khám phá

của người đọc. Tiếp cận với thơ văn của một tác giả, từ câu chữ người ta

xác định được phong cách của tác giả cũng như hiểu sâu sắc hơn, rõ ràng hơn con người, tâm hồn tác giả. Phong cách có thể thuần nhất, cũng có thể

là phức hợp. Đối với một nhà thơ đa diện, đa thanh, đa chiều như Hồ Xuân Hương thì sự phức hợp trong phong cách thơ càng là một nỗi ám anh, ám ảnh đến hấp dẫn.

Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã khen ngợi :

Thơ thánh thơ tiên đời vẫn có

Tung hoành thơ qui hiếm hoi thay !

Thơ thánh, thơ tiên là Đỗ Phủ, Lí Bạch - hai nhà thơ nổi tiếng đời Đường, còn thơ quỷ là thơ Hồ Xuân Hương.

Thi sĩ Tản Đà thì cho rằng : “Thơ của bà tuyệt hay nhưng hay đến ghê rợn, thi trung hữu quỷ, trong thơ có ma quỷ”. Thơ Hồ Xuân Hương đẹp, thật hấp dẫn. Trong cái đẹp lại có cái gì đáng sợ mà nếu chiết lọc đi

,bỏ mất đi cái đáng sợ ấy, cái ma quỷ ấy thì cũng mất luôn cái đẹp. Phong cách thơ Hồ Xuân Hương gắn liền với một tính từ mới : “quỷ ”.

Quỷ là sự mới lạ, "phá cách" '?“'. Thơ Nôm của Hé Xuân Hương

hổn hển hơi thở của cuộc sống trần tục, đời thường. Một cuộc sống với diy đủ “hi, nộ, ái, 6” và đầy bản năng. Xuân Hương không ngần ngại đưa những sự vật nhỏ bé, bình thường vào thơ, đưa những tâm sự rất đỗi riêng

tư của chị em phụ nữ về cuộc sống tình duyên, chăn gối và cả cuộc đời trắc trở. truân chuyên của chính mình. “Ban ngã tự khẳng định trong khi tự đối lập. tạo thành bản lĩnh, cá tính và phong cách của nghệ sĩ" ( Hêgel ). Hồ

Xuân Hương là một bản ngã như vậy.

Chất quỷ, sự phá cách đã tạo ra những nét đặc biệt trong cách sử

dụng ngôn từ mà chỉ riêng Hồ Xuân Hương mới có. Chẳng hạn như :

Sử dụng nhiều động từ chỉ hành động : xiên ngang, dam toạc, sương

gieo, gió đập. gió théc, tung hệ, khua tang mít, móc kẽ rêu...

Sử dụng tính từ chỉ phẩm chất ( màu sắc. ánh sáng, hình dáng...) hoặc

trạng từ chỉ mức độ : cửa son đó loét, hòn đá xanh ri, lin phún mọc, le te

lách, câu trắng phau phau, nước trong leo lẻo...

SVT Dhan Thị Dhucvg Thế Ngoc Trang - 21

Luan Van Tốt Nghiệp GVHD. Tổ le Thu Yến

Những từ có vần hiểm hóc mà gợi nghĩa : Van “ênh" ( lênh đênh, nổi nénh, bênh, ghénh, ténh...) gợi ra một cái gì đó không ổn định, dé vỡ ; Van

“om" (mdm, lòm, khom, khòm, dòm...) diễn tả tình trang gò bó, bức bối

hoặc trạng thái “qua” ; Van “eo” ( heo, leo, teo, leo, nghèo...) lại gợi sự hiu hắt buồn.

Cách chơi chữ ( Khóc Tổng Cóc, Bỡn ba lang khóc chồng ) và chiết tự Hán tài tình ( Không chồng mà chửa ). Cách nói lái, nói lóng : déo đá,

lộn lèo, đếm lại đeo, đứng chéo, đá đeo, trái ( chái ) gió...

Những thành ngữ đan cài : Cố đấm ăn xôi, năm thì mười họa, nòng noe đứt đuôi..., Những tiếng chửi rủa : chém cha, thây cha, bá ngọ..; Những

từ lấp lay : hởm hom hom, ( vỗ ) phập phòm, ( tra ) toen hoẻn...

Xuân Hương sử dụng ngôn ngữ một cách tài tình, điêu luyện. Ngôn

ngữ trong thơ Nôm của nhà thơ thoát khỏi hệ thống ước lệ của thơ cổ, phá

vỡ qui luật vốn có của nó. Có thể nói với Xuân Hương, ngôn từ không chỉ

là công cụ để sáng tác mà nó còn là sự nhập thân vào con người, cá tính,

phong cách Xuân Hương. “Néu chỉ biết rap khuôn, chấp nhặt những cái

sáo cũ, thì dù cho câu đẹp, lời hay, vẽ trăng tả gió, nhưng ý tưởng không

kí thác vào được, thì rốt cuộc cũng là bất chước giọng điệu người khác,

chẳng nói lên được tinh tình thực của mình” ( Cao Xuân Duc)”.

Xuân Hương đã thoát ra khỏi khuôn sáo, lễ lối của thơ cũ, nhập thân vào thế giới của sáng tạo, không ngần ngại bộc lộ con người, cá tính của mình. Đọc thơ Hồ Xuân Hương, ta thấy nổi lên “tinh tình thực" của Xuân

Hương hay chính là phong cách “quỷ ” của nhà thơ. Chất quỷ đã tạo cho thơ Nom Hồ Xuân Hương một giọng điệu riêng, lạ, hiếm.

Sự hấp dẫn của phong cách thơ Hồ Xuân Hương còn thể hiện qua

ngôn ngữ thơ. So với ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ của các nhà thơ

khác cùng thời thì ngôn ngữ thơ của nữ sĩ có nhiều khác biệt. Giữa hơi thơ trang trọng, đúng chuẩn, đúng cách của Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiéu, Bà Huyện Thanh Quan..thì ngôn ngữ thơ Xuân Hương

là một sự lệch chuẩn, khác lạ, nó đánh mất sự trang trọng của hình thức, sự cầu kỳ trong diễn đạt. Tuy nhiên, nó lại không bị trộn lẫn vào ngôn ngữ

đời thường. Sự lệch chuẩn này bao hàm nét tinh nghịch trong giọng điêu và

nghĩa lấp lửng, lưỡng trị của biểu tượng trong thơ nữ sĩ.

VTL Phan Thị Dhuong Thế Ngoc Trang : 22

luân Van Tốt Nghiệp GVID. Tô lé Thu Yến

Tho Nôm Hồ Xuân Hương bộc lộ một cái nhìn mới đối với thế giới

và thể hiện cá tính sáng tạo của riêng nhà thơ. Cái nhìn của Hồ Xuân

Hương bộc lộ qua cảm quan của người nghệ sĩ trước thiên nhiên.

Cùng miêu tả đèo, bài thơ “Qua đèo Ngang” ( Bà Huyện Thanh

Quan ) thì lãng đãng một nỗi buồn như sương khói :

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi tiểu vài chư:

Lác đác bên sông chơ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia, Dừng chân đứng lại trời non nước, Một mảnh tình riêng ta với ta.

( Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan ) Cảnh đẹp nhưng gợi lên sự hoang vắng, heo hút. Có hình ảnh con

người nhưng lại được nhìn ngắm từ xa. Có âm thanh nhưng cũng là từ xa

vắng lại. Con người không nấm bất được gi cả, cô đơn giữa thiên nhiên, không tim được sự thanh thản, hòa nhập. đồng vọng giữa "trời non nude",

chi còn lại “một mảnh tình riêng ta với ta". Giọng thơ trang trọng, quý phái.

Thiên nhiên trong “Déo Ba Dội" thì tươi tin, sống động, tràn đầy

sức sống :

Một déo, một đèo, lại một đèo, Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.

Của son đỏ loét tim hum nóc, Hon đá xanh ri lún phún rêu.

Lắc lẻo cành thông cơn gió thốc.

Đâm dia lá liễu giot sương gieo.

Hién nhân quân từ ai là chẳng,

Mới gối chỗn chân vẫn muốn treo.

( Đèo Ba Đội ).

SVT Phan Thị Phuong Thế Ngoc Trang - 23

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Tìm hiểu về sức hấp dẫn của thơ Nôm Hồ Xuân Hương (Trang 20 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)