Thiên nhiên trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương còn được cảm thụ bằng xúc giác, Điều này chưa từng thấy trong mảng thơ thiên nhiên của

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Tìm hiểu về sức hấp dẫn của thơ Nôm Hồ Xuân Hương (Trang 47 - 53)

1.2 Thơ Nôm Hồ Xuân Hương thể hiện một cái nhìn táo bạo, mới mẻ

2.1.3. Thiên nhiên trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương còn được cảm thụ bằng xúc giác, Điều này chưa từng thấy trong mảng thơ thiên nhiên của

Kiểu” đổ sộ cũng chưa hể “so”, “ md", " ro” để cảm nhận thiên nhiên.

Nguyễn Khuyến, nhà thơ của làng quê Việt Nam, dù có một cái nhìn rất tinh tế, bình dị với thiên nhiên song cũng chưa làm được điều mà Xuân Hương đã làm, Đó là khám phá thiên nhiên bằng chính sự căng tràn của

da thịt. Phải chờ đến hai thế kỉ sau ông hoàng thơ tình Xuân Diệu mới thổ

lộ : “Tôi muốn ôm. Cả sự sống đã bắt đầu mon mởn. Tôi muốn riết mây đưa và gió lượn. Tôi muốn say cánh bướm với tình yêu. Tôi muốn thâu trong một

cái hôn nhiễu..." (Vội vàng — Xuân Diệu) và mới dám để : *.. da tay ý dịu

tràn. Gửi vào cây cỏ chút mon man. Chân trần sung sướng nghe da đất. Tôi

nhận xa xôi của dim ngàn” (Đi đạo = Xuân Diệu).

Nhưng nếu như Xuân Diệu, qua xúc giác của mình nhận thấy “xa với của dam ngàn”, và mới chỉ “muốn” ôm, riết.. thì trước đó, Hồ Xuân Hương đã cảm nhận bằng xúc giác cảnh vật thiên nhiên một cách rất cụ

thể và trực tiếp.

Lườn đá cỏ leo sờ rậm rạp

Lach khe nưác ri mó lam nham.

(Hang Thánh Hoá)

Ta có cảm giác bàn tay của nhà thơ đang từ từ khám phá cảnh vật.

“Ram rạp” vốn được nhìn từ thị giác, nhưng thêm động từ “sờ” càng làm

VIM Dhan Thi Dhương Thế Ngoc Trang : 44

luan Van Tốt Nghiệp GVHD. T5 Lê Thu Yến

nổi bật sự cảm nhận trực tiếp của xúc giác. Nước rỉ trên đá “lam nham”,

được bàn tay “mó” vào. Chỉ có Xuân Hương mới đám “sờ”, “md”, khám

phá một cách tận tường như thế. Nhờ sự có mặt của những biểu tượng phổn thực “fườn da”, “lách khe”..mà cảnh vật có thêm sức sống. có sự cọ xát

qua lại giữa thiên nhiên và con người.

Xúc giác không chỉ được sự cảm nhận bằng đôi bàn tay, mà còn

bằng một cơn gió mơn man trên da thịt.

Mùa hè hây hãy gió nom đông

Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng.

(Thiếu nữ ngủ ngày)

“Mùa hè” làm nền cho không gian thơ. Trong bầu không khí ấm, nóng và khô ấy, sự xuất hiện của gió làm xua đi cái oi bức của buổi trưa

hè. Gió không phải là gió “hiu hia” như chúng ta thường thấy. “Hiu hiu” là gió nhẹ. “Hay hẩy" vừa nhẹ, lại đượm thêm chút gì đó êm dịu, vỗ về, mon

man lên da thịt con người mới khiến cho thiếu nữ chỉ nằm chơi mà “quá giấc nồng” như vậy.

2.1.4.Thiên nhiên không chỉ được cảm thụ bằng thị giác, thính giác, xúc giác mà lắm khi nó được cảm thụ bằng những giác quan trên cộng lại.

Nhà thơ không chỉ nhìn được màu sắc, nghe được sự trở mình, trỗi dậy của sức sống tiém tàng ẩn chứa trong sự vật, mà còn “sở”, “md” được những sự

vật cụ thể, hữu tình, Chỉ có sự nhập thân vào cảnh mới khám phá ra được cái than, cái hồn của sự vật trong từng cử động mong manh.

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám, Đâm toạc chân mây đá mấy hòn,

(Tự tình 2)

Cửa son đỏ loét tim hum nác, Hòn đá xanh rì lún phún rêu.

(Đèo Ba Dội)

Cỏ gà lún phún leo quanh mép

(Giếng nước) Kẽ hẳm rêu mốc tro toen hoén

(Hang Cắc Cớ)

SVL Phan Thị Phuong Thế Ngoc Trang : 45

luôn Van Tốt Nghiệp CWID 78 Le Thu Yến

Cỏ, rêu là những sự vật rất đổi nhỏ bé, mong manh, thế mà nhà thơ nhìn thấy sự vận động của sự sống, của sức sống bên trong những sự vật

mong manh, nhỏ bé đó. Réu “xiên ngang từng đám”, "trợ toen hoẻn”, "xanh

ri”, cỏ “hin phún” = mỗi trạng thái thể hiện một sự vận đông khác nhau bên trong sự vật. “Tro toen hoén" : rêu mốc không sắc màu, trơ đất đá.

"Xanh rì" : độ sung mãn của sự sống. "Xiên ngang” :sự bừng dậy mạnh mẽ của một sức sống mãnh liệt, căng đây.

Độc đáo nhất là sự tổng hợp của những cảm giác:

Một trái trăng thu chín mỗm mom,

Nảy vừng quế đỏ, đỏ lòm lom.

(Hỏi trăng I)

Trái trăng thu đã lạ, mà lại “chin”, chín đến độ “mdm mdm". Màu

đỏ của trái trăng thu chín đạt đến cực điểm “đỏ lòm lom” . Độ chín và màu đỏ không chỉ được cảm thụ bằng thị giác mà người đọc nghe như có cả mùi

vị của một thứ trái cây đặc biệt : trái trăng thu. Sự cảm nhận thiên nhiên

không dừng lại ở một giác quan nữa mà là tổng hoà của các giác quan.

Được cảm thụ bằng tri giác, cái đẹp của thiên nhiên trong thơ Hồ

Xuân Hương không phải dịu mát, nhẹ nhàng, lãng mạn như thiên nhiên

trong thơ văn Trung Đại. Người xưa yêu sự hài hòa, các bậc thi nhân vẫn thường cố gắng tìm ra những đường nét cân đối, hài hòa, nhẹ nhàng của cảnh vật như một sự vỗ về tâm hồn trước những ba động của cuộc đời. Văn học trung đại có rất nhiều bức tranh thiên nhiên đẹp.

Cỏ non xanh rợn chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,

Nguyệt lỗng hoa, hoa thắm từng bông.

(Chinh phụ ngâm khúc - Đặng Tran Côn)

Thiên nhiên trong thơ Xuân Hương, trái lại, nó gồổ ghé, sắc cạnh. gai góc và rất hiện thực. Nó phải đạt được giới hạn cao nhất về chất và trạng thái vận động. Cầu thì "trắng phau pha”, nước thì “trong leo lẻo”,trăng

chín phải “chin mém mom", đỏ thì “dé lòm lom”, xanh phải “xanh ri" ; xiên

thì không xiên thing mà “xiên ngang”, đâm không đâm thủng mà “đâm

ðVTI Dhan Thị Phuong Thế Ngoc Trang : 46-

luân Van Tốt Nghiệp ____ ŒVND Tổ Le Thu Yến

toạc ", cây thì “Ide léo”, đứng thì trong tư thế "cheo leo", sương gieo thì

"đầm dia”, hình cây lại “uốn éo”... Cảnh luôn cựa quay, cử động. Đó là đặc điểm của thiên nhiên trong sáng tác của Xuân Hương. “Trước thiên

nhiên bao la rộng lớn, nhà thơ thấy lòng mình hể hả như chắp cánh bay

lên. Cảm hứng trữ tình trong những bài thơ viết về thiên nhiên của Xuân

Hương là một xúc cảm hết sức tươi sáng ". "9

2.1.5 Thơ Nôm Hồ Xuân Hương đẩy ám ảnh bởi những hang động.

đèo, kẽm , đổi núi.. Những bài thơ về thiên nhiên miêu tả hang động rất lạ, rất đậm nét (4/9 bài). Mỗi cái hang, động... mang những đặc điểm khác nhau và để lại ấn tượng rõ nét trong mảng thơ viết về thiên nhiên của Hồ

Xuân Hương .

Hang động vốn là hình ảnh không gian ba chiều, bao gồm chiều

rộng, chiều cao, chiều sâu. Điều đặc biệt là miêu tả như thế nào để người đọc có thể hình dung cả ba chiều của không gian hang động.

Trời đất sinh ra đá một chòm,

Nút ra đôi mảnh hỏm hòm hom.

( Hang Cac Cé)

Điệp âm ba “ hởm hòm hom” làm hiện lên sờ sờ cái hang Cấc Cớ tròn, sâu mà nhỏ, kích thích trí tò mò của người đọc. Nó gợi lên cảm giác

như người đọc đang đứng trước một cái hang thật. Cảm giác đó có được là nhờ vào cách sử dụng từ độc đáo: “ một chòm”, “hỏm hòm hom”.

Miêu tả không gian ba chiều Huy Cận đã có hai câu thơ * để đời”:

Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót, Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

(Tràng giang -Huy Cận)

Không gian ba chiéu được Huy Cận xác định cụ thể bằng những tính

từ "sđw”, “dai”, “rộng”, nó gợi lên cái không gian bao la, bát ngát, mênh

mông của một buổi chiều. Còn hai câu thơ của Hồ Xuân Hương không có một từ gợi khoảng cách nào nhưng ta vẫn có cảm giác rất thật về một cái

hang nhỏ, tròn, sâu hun hút.

Đi sâu vào trong hang, càng thấy được sự hun hút của không gian

hang động:

GVTI Phan Thị Phuong Thế Ngoc Trang : 47

luận Van Tốt Nghiệp GVHD. 78 lé Thu Yến

Kẽ hâm rêu mốc tra toen hoẻn,

Luông gió thông reo vỗ phập phòm.

Giọt nước hitu tình rơi lõm bém,

Con đường vô ngạn tối om om.

(Hang Cắc Cớ)

Hang sâu, tối, ẩm, rêu không phát triển được . Rêu mốc không sắc màu, trợ đất đá, mà Xuân Hương nói đến cạn cùng của ngôn ngữ là “tra toen hoẻn ". Rêu ở hang Cac Cé khác rêu ở đèo Ba Dội, có ánh nắng mặt trời nên “xanh ri”, Tiếng gió thoảng, tiếng thông reo dội vào hang động tạo ra hiện tượng cộng hưởng thành những âm thanh khuếch đại . Thạch

nhũ nhỏ từng giọt, từng giọt “im bom” . Hang càng vô sâu càng tối, “tdi

om ứm”. Nha thơ rất thành cụng trong việc sử dụng từ vừa miờu tả trực tiếp được đối tượng, vừa tạo được cảm giác khi tiếp cận với đối tượng .

“Hỏm hòm hom", “tra toen hoén", "phập phim”, “lãm bõm”, “tối om om”...

đều là đo cảm thụ trực tiếp của nhà thơ trước cảnh .

Từ cách cảm thụ trực tiếp này, cùng với những câu kết lơ lửng, có dụng ý khiến người đọc liên tưởng đến hình ảnh khác . Đó là sự đồng sáng tạo liên tưởng của người đọc . Cái hấp dẫn của những bài thơ hang động là

ở chỗ tác giả đã để cho người đọc đồng sáng tạo liên tưởng trước những điều mà cả nhà thơ và độc giả cùng cảm giác được, cảm thụ được .

Những bài thơ hang động làm cho Hồ Xuân Hương khác với các tác giả khác của văn học trung đại. Khi viết về thiên nhiên người ta thường chú ý đến chiểu dài, chiểu rộng của tạo vật, và luôn cảm thấy choáng ngợp trứơc cảnh vật. Con người ngắm cảnh bằng cái nhìn từ xa - viễn

cảnh. Người ta hướng đến núi cao, trời rộng, sông dài... những sự vật có

tâm vóc, kích thước trong vũ trụ. Thiên nhiên là nơi mà con người luôn

hướng vọng, tìm về mỗi khi gặp trắc trở trên đường đời.Ít có tác giả nào đi sâu vào lòng sự vật để khám phá những gì bí ẩn trong lòng nó. Hồ Xuân

Hương đi ngược lại với những quan niệm về thiên nhiên của văn học Trung Đại. Thiên nhiên không đơn thuần chỉ là thiên nhiên mà nó luôn gắn bó với con người. Thiên nhiên và con người hòa lẫn vào nhau, thiên nhiên là

con người và ngược lại.

Hồ Xuân Hương miêu tả những hang, động, đèo, kẽm bằng một cái

nhìn cận cảnh, Đôi mắt của nhà thơ quan sát thật tỉnh tường, kĩ lưỡng từ

SVT Phan Thị Phuong Thế Ngoc Trang - 48

luôn Van TẾ Nhẹp CMHOTGI/TuRếN

hình dáng bên ngoài ( một chòm, đôi mảnh, hai bên, giữa... ), từ của son,

hòn đá, kẽ hầm... đến tận cùng những ngóc ngách bên trong (giọt nước hữu

tình, con đường vô ngạn, lườn đá, lách khe... ). Người đọc như hình dung ra

Xuân Hương đang đi thật sâu vào hang, động để cảm nhận được tận cùng

sức sống của thiên nhiên, dẫu chỉ trong từng ngọn cỏ, cọng rêu nhỏ bé.

Hang, động.. là những biểu tượng ám ảnh trong thế giới thơ Hồ

Xuân Hương .Người xưa quan niệm trời là cha, đất là mẹ. Con người, cũng như muôn loài, được sinh ra từ lòng đất mẹ, từ hang, động ,đèo, kẽm...

Người ta coi hang, động, đèo, kẽm... như là con người từ bụng mẹ chui ra.

Hang đông cũng là nơi người nguyên thủy cư trú và chở che họ khỏi gió

rét, nắng mưa, thú dữ.. Hang động là cội nguồn của sự sống . Đôi mắt thơ của Hồ Xuân Hương đã quan sát tinh tường cội nguồn của sự sống .

Do vậy, thiên nhiên trong thơ Hỗ Xuân Hương trần trễ sự sống, sức

sống . Nó có sự vận động vươn lên chứ không còn ở trạng thái tinh như

trong thơ cổ nữa . Sự vận động của thiên nhiên hướng về cội nguồn của sự

xống .

Khéo khéo bày trò tạo hóa công,

Ông chẳng đã vậy lại bà chẳng .

Tang trên tuyết điểm pha đầu bạc.

Thớt dưới sương pha đượm má hông .

Gan nghĩa đãi ra càng nhật nguyệt,

Khối tình cọ mãi với non sông . Đá kia còn biết xuân già dan,

Chả trách người ta lúc trẻ trang.

(Đá ông chồng bà chồng )

Ngay từ đầu bài tho, con người bộc lộ sự ngạc nhiên thú vị của mình trước sự xếp đặt của “tạo hóa”: "Khéo khéo bày trò..”. Cả cái tên nghe cũng rất lạ, tại sao không phải là ông chồng bà vợ ? Đá trở nên mềm mại,

uyển chuyển, có sắc màu, khang khít néng nàn , Có sự đối lập giữa * pho

đâu bac" ở “ting trên” với “đượm má hồng” ở “thớt dưới”, giữa không gian “non sông” với thời gian "tuế nguyệt”, giữa “gid đặn" và "trẻ trưng”

để làm nổi bật tình ý, xuân tình của thiên nhiên . Đặc sắc nhất là sự liên tưởng. “ Má hồng” là để nhận diện phái đẹp chứ cũng đã “sương pha” rỗi.

Dùng vẻ đẹp của con người để miêu tả vẻ đẹp của đá, nhà thơ như đã

SVML Phan Thị Phuong Thế Ngoc Trang - 49

luôn Van Tết Nghiệp CVHD Tả le Thu Yến

truyền cho đá tình cảm thiết tha gắn bó của con người. Không còn đâu là đá nữa,trứợc mắt người đọc là cảnh ái ân lạ lùng, bởi lẽ con người có tình

nên đá cũng có tình. Với Xuân Hương, cái vô tinh đã thành cái hữu tinh,

cái vô sắc đã biến thành cái hữu sắc, cái nh tuyệt đối đã trở thành cái động tuyệt đối .* Gan nghĩa” của cả hai đều “ đãi ra cùng tuế nguyệt ", hoà cùng với sương gió thời gian. Chỉ một từ “ co” thôi đã thấy được sức sống sôi nổi và tình yêu mãnh liệt của đá hay của chính con người. “ Khối tinh”

đá hay là “khối tình” người .Con người truyền tình cảm vào thiên nhiên rồi lấy điều đó để thông cảm cho con người : “Đá kia còn biết xuân già đặn .

Chả trách người ta lác trẻ trung". Hình như bài học tình yêu, thiên nhiên và con người đã hòa làm một.

Đá núi cũng là biểu tượng của sự sống trong thơ Hồ Xuân Hương, nó là biểu tượng ca ngợi sự sống tự nhiên, trần tục, vĩnh cửu . Tính chat phon thực đã mang lại sự sống cho đá, làm cho đá trở lại thành người ,

Thật là thiếu sót khi nói đến mảng thơ thiên nhiên của Hồ Xuân Hương mà lại bỏ quên một yếu tố quan trọng làm nên cội nguồn của sự sống : đó là mau sắc .Màu sắc đã làm cho thiên nhiên của Hồ Xuân Hương khác hẳn với thiên nhiên của các nhà thơ đương thời . Không phải là màu

sắc nhẹ nhàng, hài hòa của tranh thủy mặc, mà là những gam màu nóng,

màu nổi, và cả những mau rất lạ lùng mà chỉ Xuân Hương mới có (đỏ (oét,

xanh ri, đỏ lòm lom..) . Màu sắc phải đạt đến độ tuyệt đối :trắng phau phau, trong leo lẻo, tối om om ..Màu sắc đóng một vai trò quan trọng trong

việc chuyển tải nghĩa nước đôi của sự vật đến với người đọc .Màu sắc không đơn thuần là những gam màu của hội họa mà là yếu tố làm nổi bật

những biểu tượng phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương ,

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Tìm hiểu về sức hấp dẫn của thơ Nôm Hồ Xuân Hương (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)