Một thời đại hưng thịnh của Phật giáo đời Trần với sự xuất hiện của những con người đặc biệt: vừa là Thiền sư, thí nhân, vừa là vi Hoàng để anh minh, đã góp phan khắc họa nên điện mạo mộ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HÒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
»®c®&
THẠCH NGỌC DIEM PHÚC
TRONG THO THIEN ĐỜI TRAN
KHOA LUAN TOT NGHIEP CHUYEN NGANH: VAN HOC VIET NAM
Thành phố Hồ Chi Minh, năm 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM TP HO CHÍ MINH
KHOA NGU VAN
%)°CR
Thạch Ngọc Diễm Phúc
46.01.601.112
TRONG THƠ THIÊN ĐỜI TRAN
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
CHUYEN NGANH: VĂN HỌC VIET NAM
Người hướng dẫn khoa học:
TS Nguyễn Thị Hà An
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài “Hinh tượng con người tự do trong thơ Thiền đờiTrần ” là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi
Nội dung và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được
ai công bé trong bat cứ công trình nao khác, hoàn toàn là công trình nghiên cứu của tôi.Mọi kết qua từ các công trình nghiên cứu khác, nếu có, đều đã được chúng tôi tríchnguồn rõ ràng
Chúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với những điều đã cam đoan ở trên.
Thành phố Hồ Chi Minh, ngày 22 tháng 4 năm 2024
Sinh viên thực hiện khóa luận
Thạch Ngọc Diễm Phúc
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đề có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên, em xin gửi lời cảm ơnchân thành đến tat cả quý thay cô trong Khoa Ngữ văn vi thay cô đã day dé và truyềnthụ cho em nhiều kiến thức quý báu ngay từ năm nhất Đại học cho đến tận bây giờ.
Đặc biệt, em xin được gửi lời tri ân sâu sắc đến: TS Nguyễn Thị Hà An Nhờ sựđộng viên, khích lệ và những định hướng, chỉ bảo tận tình từ cô đã giúp em có đủ niềmtin, tâm lực dé hoàn thành khóa luận này Bên cạnh đó, em cũng xin được cảm ơn tất cảthay cô của Thư viện Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ vàtạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian tìm tài liệu nghiên cứu
Dù đã rất nỗ lực, song do khả năng va thời gian hạn chế nên khóa luận không tránhkhỏi những điểm thiếu sót Kính mong nhận được những góp ý từ quý thay cô.
Cuối cùng, em xin kính chúc cô Nguyễn Thị Ha An và tat cả quý thay cô dồi đàosức khỏe, hạnh phúc và tiếp tục có những công hiển tốt nhất cho sự nghiệp khoa học,
giáo duc của nước nha.
Sinh viên thực hiện khóa luận Thạch Ngọc Diễm Phúc
Trang 5MỤC LỤC
00101 — |
1 LY do chọn để tải 5s 5s 592112110211011221122111 111 HH HH Hà HH H1 1001110110130126 lb0 án on ẽ.ẽ.ẽ 2
DIVAN CIC IN MTS N COW sccscsssasacascrscasseassresascctapesseassiasusansscasuserseavsrasavasissassserssanieaisrssasaass 8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên COU ccccecseecsecssecssecssecssesseesseecseessesseeeseeeeneeseeeseees 9
9:iPB0ñ8 0Rá0iñ6BIEH'GÚ:¡cisssaiiiiaiiiatiiiigitst0141013101011113112830531116315818105388681883838555838888 10
7 Cau tric Khba lain cccecccseceeccssessescssscsesecsvesessessesesseareevsnvavercssvevenesneecsneaeecenvereeceneea 10
CHƯƠNG 1 THO THIEN DOI TRAN VA QUAN NIEM VE CON NGUO 131.1 Giới thuyết về thơ Thiền 2-2222 SEE22EEEEEEZEE22222172712711121122122222 e2 13
1.1.1, Khái BiỆP óc c0 St CỤ 002102210121 111 HH sess susnanvansntnsveanseasneareesseessneaveess 13
1.3.1 Sự tiếp nỗi quan niệm về con người trong thơ Thiền đời Lý 33
1.3.2 Sự đa chiều trong quan niệm vẻ con người trong thơ Thiền đời Tran 37
cen Ue ee I ỚẢỚẢỚẢỚGớ.ớ."ẽa ah ca Ca ra ah cv go 4I
CHƯƠNG 2 HANH TRÌNH DEN TỰ ĐO CUA CON NGƯỜI TRONG THƠ
THIEN ĐỜI TRAN: TỰ DO VUALA CỨU CÁNH VỪA LA CON DUONG 422.1 Con người khai mở nhận thức sâu sắc về tương quan giữa bản thân và thế giới
asureasseeveesarestiesvarsatsnsvessarearsesseequreetuensrvearesssesssveesarastsaeveavaresisesissessresvenraresssessrrsureusienieveaeet 42
2.1.1 “Chi quan”: Dừng lại dé quán chiếu thé giới -2 2£ s+2=se+sz+csd 4
Trang 62.1.2 Hữu hạn và vô hạn: Thấu triệt ý nghĩa kiếp người và sự hữu hạn của đời người
2.1.3 “Phan quan tự chiêu”: Tự soi xét, nhìn nhận lại tam mình - 54
2.2 Con người tự phá vỡ bản ngã trong sự tương chiếu với thế giới xung quanh
2.2.1 “Vong nhị kiến”: Phá bỏ cái nhìn phân biệt để nhìn thấu bản chất tương tức của
2.2.2 "Quán vô thường": Tinh tế, man cảm trước sự tồn tại và chuyên biến của vạn
Trang 73.2 Hình tượng con người tự do trong thơ Thiền đời Trần và Đường - Tống: Những
3.2.1 “Tie tâm tức Phật”: Tu đạo là hành trình từng bước phá vỡ cái nhìn “nhi kiến"
SES563455450031505556845433558558851051555556845533345536595E8166556E95834555358487853085913483683556570ã950515889384485658 126
3.2.2 “Niết ban tại tâm": Binh than trước sinh diét của vạn vậit - 1343.2.3 "An trú giữa thiên nhiên”: Trở về với “mái nhà” của Ty tanh vẹn tròn 1383.3 Hình tượng con người ty do trong thơ Thiền đời Trần và Đường - Tống: Những
S100 8N ddAœBH: 146
3.3.1 Con người với hanh trình cầu đạo: Trở về chén thong dong hay tim kiểm trong
3.3.3 Con người trong sự giao thoa giữa đạo - đời - tho: Mang lý Thiền đi vào đờisông hay kiến tạo một cõi thơ đậm tính triết lý - 6-56 22211 2152110252 1x 158Ung), in »¬‹ -›4343435 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO 2222222 22222112211111112212221022110211112 0 22202116 172
Trang 81225 đến năm 1400) được ví như một thời đại lừng lẫy, vừa kế thừa âm hưởng hảo hùng
von có từ đời Lý, vừa nôi bật với sự xuất hiện của những con người mang phẩm chất
cao quý: tự tin, phóng khoáng, nhân ái, khoan dung Dac biệt, họ còn ở vào cương vị
của bậc quốc vương, tướng lĩnh đứng dau, đại diện cho cả quốc gia, dân tộc Sở di cóđược điều nay là bởi sang đời Tran, truyền thong Phật giáo đã ngày càng lớn mạnh Đókhông còn đơn thuần là một Phật giáo được tiếp thu từ Trung Hoa mà đã dan chuyên thành một Phật giáo mang bản sắc đân tộc Việt trong sự kết hợp hài hòa với Nho giáo
và Đạo giáo Trên tinh thần ấy, mỗi tôn giáo đều thực hiện đúng chức nang của minh:
“Phật giáo giải quyết mỗi quan hệ giữa con người với con người, Nho giáo giải quyết
moi quan hệ con người với xã hội, còn Đạo giáo giải quyết moi quan hệ con người với
tự nhiên [ ] Con người thời Tran quả tình, hiểu theo một phương điện nào đó, đã thực
sự “làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình bằng tam giáo " (Nguyễn
Phạm Hùng, 1998, tr.127-128) Nhận định trên đã phan nào khang định đời Tran dich
thực là thời dai của trí tuệ minh triết và trái tim chan chứa tinh thương.
1.2 Trong dòng văn học Lý - Tran, thơ Thiền là một trong những thẻ loại đặc biệt
với khuynh hướng sáng tác và tiếp nhận có phần khác biệt so với những thê loại khác
Vì thể, đây chính là đối tượng nghiên cứu phức tạp, vừa liên quan đến tôn giáo, triết học
vừa chứa đựng những đặc trưng thi pháp của thơ ca trung đại, đặc biệt khi được nhìn
nhận từ phương điện hình tượng Bởi lẽ, việc tiếp cận thơ Thiền thông qua phương điện
hình tượng nghệ thuật chính là "cánh cửa nhiệm mau” mở ra góc nhìn mới mẻ cho quá
trình tìm hiểu va lý giải những tang ý nghĩa sâu xa hàm chứa trong tho Thiên.
1.3 Một thời đại hưng thịnh của Phật giáo đời Trần với sự xuất hiện của những con người đặc biệt: vừa là Thiền sư, thí nhân, vừa là vi Hoàng để anh minh, đã góp phan
khắc họa nên điện mạo một thơ Thiền vô cùng nhập thé, dang chú ý là ở phương diện
hình tượng con người Vì con người chính là trung tâm phản ánh của văn học, dù trong
bat ky thời đại nào Hơn nữa, vào đời Tran, đó lại là những con người có một không hai trong lịch sử Ho đã dũng cảm xông pha trận địa, đã đứng lên gây dựng và phát triển
Trang 9vương triều Ho nắm giữ mọi quyên uy trong tay nhưng chang bao giờ dùng nó như sợiđây trói buộc Cũng do đó mà họ tự tại, “sống một đời sống tích cực, vui vẻ, một đờisong cởi mở và phong phú, rộng rãi, sâu sắc trong tình thân, trong tin tưởng ” (Viện
văn học, 1999, tr.3§-39),
Từ những lí do trên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Hinh tong con người tự
do trong thơ Thiên đời Tran với mong muỗn góp thêm một hướng tiếp cận, lí giải vềnhững tang ý nghĩa sâu xa của thơ Thiên đời Tran từ phương diện hình tượng con người.Qua đó mang đến cho người đọc cái nhìn tương đối bao quát về một giai đoạn lịch sửđặc biệt và những con người vô tiền khoáng hậu
2 Lich sử nghiên cứu vấn dé
Đây là hướng nghiên cứu có kế thừa từ các công trình nghiên cứu đi trước về thơ
văn Lý — Trần nói chung và thơ Thiền Ly — Trần nói riêng, trong đó có dé cập đến phương diện quan niệm về con người và một số đặc trưng vẻ hình tượng con người trong văn học giai đoạn nay, cụ thé:
Thứ nhất, hình tượng con người trong thơ Thiền Lý - Trần là một trong nhữngluận điểm trọng tâm trong các công trình nghiên cứu tông quát về Phật giáo Việt Nam,
van học trung dai Việt Nam.
Năm 1973, Nguyễn Lang trong Viét Nam Phật giáo sử luận đã có những nghiên
cứu giá trị vẻ lịch sử hình thành vả phát triên của Phật giáo Việt Nam qua các thiên phải
như Ti Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thao Đường Bên cạnh đó, đáng chú ý là những
nghiên cứu chi tiết về nền tang của Phật giáo đời Tran và về cuộc đời, những điểm đặcsắc trong quá trình tu học của các thién sư giai đoạn này như Tran Thái Tông, Tuệ TrungThượng sĩ, Tran Nhân Tông và Thiên phái Trúc Lâm, Huyền Quang v.v Đây chính là nên tảng vững chắc, góp phần cung cấp cho người viết cái nhìn tong quát về điện mao
và đặc điểm của Phật giáo Lý - Trần nói chung và đời Trần nói riêng cũng như của cáctác gia được xem là đại điện cho “gương mặt chung” của văn học Phật giáo đời Trân
Năm 1977, Đặng Thai Mai qua bài viết May diéu tâm đắc về một thời đại vanhọc in trong sách Thơ văn Lý — Trần tập 1 đã đề cập đến thai độ tích cực, lac quan trongcác bài thơ Thiền của các nhà thơ là Thiền sư Đồng thời, tác giả đã minh chứng rằng từmột đạo Phật khoan dung cởi mở đã sinh ra những nhà thơ có bản lĩnh, có tâm hồn
Trang 10Trần: con người Phật giáo và con người trần thể không tách rời mà hoà hợp với nhau.
Nam 1999, Tran Dinh Sử trong công trình May vấn đề thi pháp văn học trung đại
Vier Nam, ở Chương I/ thuộc Phần thứ hai - Thi pháp văn học trung đạt Kiệt Nam, tác
giả đã đành ra một phân dé dé cap dén Quan niềm VỀ con người trong thơ Trong đó, tácgiả đã đưa ra một số lượng thống kê đáng kế các tác phẩm thơ thiền vào thời Lý (80 tácphẩm thơ thiền trong tông số 136 tác phẩm được chọn) - “chiếm số lượng áp dao ứngvới một thời mà Phật giáo được xem là quốc giáo ” (Trần Dinh Sử, 1999, tr.194) Đặc
biệt, sang đời Trần, số lượng tác phẩm Phật giáo càng gia tăng và còn hình thành những
tác giả, môn phái nôi tiếng
Bên cạnh đó, công trình đã đưa ra những nhận xét có tính tông quát về con ngườitrong thơ thiền Trước hết, đó là “con người siêu nghiệm, đứng ngoài sinh, điệt, đau
khổ” (tr.197?), con người luôn “khao khát được tiêu dao tự tại, giải thoát mọi hitu hạn
tran tục dé đạt được cai tuyệt đổi của thé giới” (Tran Dinh Sứ, 1999, tr.199), hướng đến
sự hòa đồng với tự nhiên tran thé trong tâm thé “di bat biến ứng vạn biến” hay còn gọi
là tinh than “hoa quang dong tran”, “cư tran lạc đạo” nỗi bật trong văn học Thiền đời
Trân.
thi dan Hiệt Nam sơ kỳ trung đại đã dành hắn một chương, cụ thé là Chương 3: Con người nhân văn trong thơ thời Tran với vẻ đẹp man cảm của tâm lĩnh đề đề cập đến những đặc điểm ndi bật của con người giai đoạn này Theo đó, tác giả cho rằng thơ cađời Trần nói chung và bộ phận thơ Thiên nói riêng đã mang đến cho người đọc “một thể
Trang 11giới của thi ca đích thực với phong vị trữ tình và dau ấn của chủ thể trữ tình bàng bạctrong tác phẩm ” (Đoàn Thị Thu Vân, 2006, tr.43) Điều này đã mang đến cho con ngườitrong thơ ca đời Trần những nét đẹp nhân văn rất riêng qua những nội dung sau: Conngười thường xuyên tự phản tỉnh, Con người với tâm hôn khao khát tự do, Sự man cảmđặc biệt trong cảm nhận thiên nhiên, Sự man cảm đặc biệt trong những noi niềm nhân
sinh (tr.44-46) Đặc biệt, những nội dung trên đã được tác giả minh chứng qua một số
tác phâm của các tác giả như Tran Thai Tông, Tran Thánh Tông Trần Nhân Tông TranMinh Tông, Nguyễn Trãi, Huyền Quang, Trần Quang Khai, Tran Quang Triều v.v
Thứ hai, nghiên cứu sâu và phân loại hình tượng con người trong thơ Thiền Lý —Tran qua các công trình nghiên cứu chuyên sâu mảng thơ Thiền Lý — Tran
Năm 1996, trong công trình Khao sát đặc trưng nghệ thuật thơ Thiên Việt Nam
thể kỷ X - thé ky XI, tac gia Doan Thị Thu Vân đã đi sâu phân tích một số đặc trưngnghệ thuật của thơ Thiên Lý - Trần qua các phương diện như ngôn ngữ, hình tượng, thẻthơ, kết cấu, cách miêu tả, thẻ hiện, giọng điệu Đồng thời, từ những đặc trưng nghệthuật đã dé cập, nha nghiên cứu còn nhắn mạnh và đề cao thêm giá trị nội dung chứađựng trong những tác phẩm thơ Thiền được phân tích.
Đáng chú ý, ở phan I - Hình tượng, về Con người, tac gia đã tiễn hành phân loạicon người trong thơ Thiền Lý - Tran thành bốn tiêu loại: Con người tự do với tinh thanpha chap triệt dé, Con người vô ngã Con người vô ý, Con người vô ngôn Đặc biệt, ở
tiêu loại Con người tự do với tinh than phá chấp triệt dé, nhà nghiên cứu còn đưa ra một
số phân tích, lí giải tương đối cụ thé về những nét ndi bật của hình tượng con người này,chăng hạn:
Mục tiêu ở đây là đạt đến cái tâm trong không “ung vô sở trụ” không dé cho
vật gì bám được vào như “gương sáng von không dai”, bụi trần không có chỗ bám
víu, bởi vi nếu mắc vào một cai gi là lập tức sinh ra thiên kiến, sự sáng suốt bị che
lấp, tự mình bị lệ thuộc, trôi buộc mai không thoát ra được, chi “tam khong” mới
có được cái trong sảng của chân nh và sự tự do tự tai.
(Doan Thị Thu Van, 1996, tr.64-65)
Trang 12- tin tưởng đổi với cuộc song trong văn học Thiển tông Ly - Tran, tác già Nguyễn Công
Ly đã phân tích một số bài thơ của các thi nhân - Thiền sư đời Tran như Tuệ TrungThượng si, Tran Thái Tông, Huyền Quang Qua đó đã cho thay một Phật giáo vô cùng nhập thé và góp phần phác họa nên hình tượng những con người vô cùng đặc biệt vào đời Trân.
Năm 2001, qua công trình Van học Phật giáo thời Lý - Trần: Diện mao và đặc
điểm, ở phần 3.1.1 Các tác giả thiển sư, Nguyễn Công Lý cũng đã đưa ra những số liệuthong kê cụ thẻ về số lượng tác giả thiền sư của văn học Phật giáo Lý - Tran (40 tác giảthiền sư trên 50 tác giả văn học Phật giáo Lý - Tran, chiếm tỷ lệ 80%) Bên cạnh đó,sang phan 3.2.3 Kệ và thơ Thiên, tác giả còn đem đến những định nghĩa, cách phân loại
và số liệu thống kê tỷ lệ sử dụng thé loại kệ va thơ Thiền so với các thể loại khác mộtcách chỉ tiết, rõ rằng
Đặc biệt, ở phần 4.4.2 Quan niệm vẻ con người đã được tác giả dành khoảng 21trang dé tông hợp, liệt kê những công trình, tiểu luận của các nhà nghiên cứu đi trước
có dé cập đến con người trong văn học trung dai, trong đó có cả văn học Thiên thời Lý
- Tran Đây chính là bước đệm đề Nguyễn Công Lý đưa ra những nhận xét, tông kết cógiá trị về hai hướng tiếp cận chủ yếu khi nghiên cứu vấn dé con người trong văn họcPhật giáo Từ đó, qua việc phân tích, bình luận ma tác giả đi đến kết luận xác đáng, là
cơ sở vững chắc dé người viết có thé khai thác van dé này từ góc độ hình tượng con
người trong văn học Thiên đời Trần:
Con người ay dù giác ngõ chân lý cao siêu của nhà Phật nhưng vẫn không
thoát ly thể giới cõi trần Tâm là tâm Phật nhưng xác thân van là “phàm than”, vẫn
ăn tông ngơi nghĩ nh con người tran the [ ] Cho nên, da văn học Phat giáo Lý
-Tran đã khắc họa được chân dung những con người tôn giáo nhưng trước hết, can
Trang 13phải nhìn nhận những con người dy van là những con người cá nhân, mang đâu ân
độc đáo nhự đã trình bay.
(N guyén Cong Ly, 2001, tr.435-436)
Năm 2007, tác giả Lê Thị Thanh Tâm trong luận án Tiến si Ngữ van Nghién cứu
so sánh thơ Thiên Lý Tran (Miệt Nam) với thơ Thiên Đường Tổng (Trung Quốc) đã đứngtrên điểm nhìn so sánh dé khái quát những nét tương đồng vả khác biệt về van đề nhân
sinh quan Phật giáo Thiên tông (thé hiện qua hình tượng con người) và van dé bản thẻ
luận Phật giáo Thiên tông (thé hiện qua hình tượng thiên nhiên) Trong đó, ở van đềnhân sinh quan Phật giáo Thiên tông, tác giả đã có những phân tích và lí giải cụ thẻ về
sự khác biệt của hình tượng con người trong thơ Thiền Lý - Trần và Đường - Tống quanhiều cấp độ như con người hành hương con người vui đạo tùy duyên, con người giảithoát, con người mộng huyén Đặc biệt, tác giả đã nhấn mạnh hình tượng con người vuiđạo tùy duyén qua tinh than “hòa quang đồng tran” là một đặc trưng của thơ Thiền đờiTran Diều này giúp người viết có được những căn cứ xác đáng đẻ có thẻ nghiên cứusâu hơn hình tượng con người tự do trong thơ Thiên đời Tran.
Năm 2013, tác giả Vũ Bình Lục trong công trình Hon Thiển trong thơ Ly - Tran:
Tỉnh tuyển, dich thơ và bình giải đã chọn lọc, dich thơ và bình giải khá cụ thé các thi
phẩm thuộc thời đại nhà Lý và nha Tran Trong đó, đáng chú ý là những bình giải sâu
sắc từ tác giả về các bài thơ của một số thi sĩ - Thiền sư đời Tran trong phan /! Tho đời
Trần, điện hình như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông Trần Nhân Tông, Tuệ TrungThượng sĩ và Huyền Quang Những bình giải ay góp phan mang đến cho người đọc cáinhìn vừa bao quát về phong cách sáng tác, đặc điểm văn học của các tác giá; đồng thờikhắc họa nên hình tượng chung trong thi phẩm của các thi nhân - Thiền sư giai đoạnnày, đó là những con người thoát tục, tự do tự tại trong chính cuộc đời tran thế.
Thứ ba, nghiên cứu hình tượng con người cụ thê trong thơ Thiền của những Thiền
sư đanh tiếng
Ở loại nay, da phan là những bai nghiên cứu với tính chất bộ phan, có liên quan nhưng không bao quát toàn bộ thơ Thiên đời Trần nên người viết chỉ xin khái quát nộidung sơ lược của một số công trình tiêu biểu, là cơ sở dé triển khai nội dung chi tiết của
đề tài, cụ thê:
Trang 14Năm 1977, Nguyễn Huệ Chỉ đã có bài viết Trần Từng - Một gương mặt lạ tronglàng thơ Thiên thời Lý — Trần in trong Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3-4 (110-111) ~ năm 2014 đã đưa ra những nhận xét về nét đặc sắc trong thơ văn Tran Tung, vàcho rằng điều này xuất phát từ ý thức về bản ngã, về sự tự do tự tại của một nhà tư tưởng,một nhà duy lý ân nau trong con người Thiền Từ đây đã phan nao khang định ông là
con người vừa Nho, vừa Phật, vừa Lão Trang.
Nam 1986, Mai Quốc Liên qua bài viết Các nhà thơ đời Tran in trong công trình Dưới gốc me vườn Nguyên Huệ đã đề cập đến những điểm cơ bản của mỹ học Thiền: văng lặng, hư tịch, phản ánh chân như của vũ trụ theo quan điểm Phật giáo Qua đó, tácgiả đã chỉ ra những đặc trưng trong thơ Thiền của Trần Nhân Tông và Huyền Quang
Năm 1992, trong công trình Thién học đời Tran, tác giả Thích Thanh Từ đã có
những giới thiệu, phân tích cụ thê các tác phâm của một số Thiền sư — thi nhân đời Trầnnhư Pháp Loa, Huyền Quang, Tuệ Trung, Trần Nhân Tông đề cho thấy sự kết hợp hài hòa giữa tinh thần tu học và tinh thần nhập thé của con người trong thời đại bay giờ.
Năm 2010, Lâm Ngọc Ny trong luận văn Thạc sĩ Thơ Thiên thời Trần trong dòngchảy văn hóa Việt Nam đã tiễn hành phân tích các tác phẩm thơ Thiền của một số Thiền
sư nôi tiếng đời Tran như Tran Thái Tong, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông TuệTrung, Huyền Quang từ bình điện văn hóa Việt Nam Dây chính là cơ sở để tác giả cóthé đưa ra kết luận mang tinh khái quát cao, thé hiện được diện mạo của con người đời
Tran, ở đó “con người của đạo không xa rời con người thé tục, không tách rời truyền
thông của dan tộc Dé là những con người biết gắn đạo với đời, vừa tham gia đánh giặccứu nước, vừa tham Thiền học dao” (Lâm Ngọc Ny, 2010, tr.80)
Năm 2012, Pham Tú Châu trong bài viết Thơ Thién của Tran Nhân tông qua cảinhìn so sánh với thơ Thién của các thiên sư Trung Hoa in trong Tạp chỉ Nghiên cứuTrung Quốc, số Í (125) ~ năm 2012 đã phân tích một số tác phẩm nồi bật của Tran Nhân Tông trong cái nhìn đối sánh với thơ Thiền của các thiền sư Trung Hoa Qua đó, tác giả nhân mạnh sự hòa hợp giữa tính triết lý và trữ tình cùng tinh thần “cu tran lạc dao” trong
thơ ca của Tran Nhân Tông nói riêng va cúa các tác giá cũng là vị Thiên sư lỗi lạc ở đời
Trần nói chung.
Năm 2016, Nguyễn Thay Thom trong bài viết Tu trởng Phật giáo trong đường
lôi trị nước của các vua Tran in trong Tap chí Khoa hoc Xã hội Kiệt Nam, so I - năm
Trang 152016 đã đưa ra những minh chứng xác đáng vé đường lỗi trị nước của các vị vua từ lịch
sử dan tộc Qua đó, tác giả đã khang định tính ưu thế và siêu việt trong tử tưởng va tinhthần nhập thế của những con người đứng đầu đất nước giai đoạn nảy
Qua các công trình đã dé cập, có thé nhận thấy một số điểm đáng chú ý sau:
Một là, trong các công trình nói trên, rõ rang đã có một sự chú ý đến hình tượngcon người trong thơ Thiên Lý - Trần, vì con người là một trong những quan tâm cốt yếu nhất của Thiên.
Hai là, tác giả thơ Thiền, đồng thời cũng chính là những con người tu Thiên, vìthế, có thể nói thơ Thiền cũng phản ánh hành trình đến tự đo tuyệt đối của người tu
Thiên dac đạo.
Ba là, các nhà nghiên cứu đã có sự phân loại hình tượng con người cụ thé (gồm
4 loại) từ nhiều góc độ và có sự tham cứu từ góc độ khái quát đến hình tượng cụ thê
trong thơ của các tác gia cụ thé (Trần Thái Tông, Tran Thánh Tông, Tran Nhân Tông,
Tuệ Trung, Huyền Quang v.v ); song để nhận thay mục dich tôi hậu của tu Thiền là
giúp con người đạt đến sự tự do tuyệt đối Vì con người vỏ úy, vũ trụ, vô ngã đều là
những bước chân trên con đường đạt đến tự do nên hình tượng con người tự do vừa như
là một hình tượng con người lý tưởng tôi hậu, vừa bao hàm trong đó con người vô úy,
vũ trụ, vô ngã, vô ngôn Hay ta có thé nói cách khác: Tự do vừa là cứu cánh (mục dichtôi hậu) vừa là con đường (con người vô úy, vũ trụ vô ngã vô ngôn đều đạt được những
tự do nhất định trên con đường đến tự do tuyệt đối).
3 Mục đích nghiên cứu
Qua các công trình nghiên cứu đã đề cập từ trước, có thẻ thấy, thơ Thiên Lý Trần nói chung và thơ Thiền đời Trần nói riêng đã trở thành đối tượng đáng quan tâmcủa nhiều nhà nghiên cứu từ phương diện nội dung đến phương diện nghệ thuật quanhững phân tích, lí giải từ khái quát đến cụ thé Do đó, khóa luận sẽ đi vào nghiên cứu
-về hình tượng con người tự do trong thơ Thiền đời Trần đề tìm hiểu hình tượng này bắtnguồn từ đâu; bao gồm những đặc trưng nao; nó giúp ta hiểu thêm điều gì về thời dai,con người Đại Việt và Phật giáo Thiền tông đời Tran
Đồng thời, cũng trong khóa luận nay, người viết sẽ tiền hành đối sánh hình tượng con người tự do trong thơ Thiền Đường - Tống va thơ Thiền đời Tran nhằm nêu bậtnhững điểm tương đồng và khác biệt từ đó góp phan lí giải một số nguyên nhân cơ bản
Trang 16về boi cảnh xã hội, thời đại dẫn đến những tương đồng và khác biệt trên Qua đây, khóaluận mong muốn dem lại cho người đọc cái nhìn cụ thé về một số đặc trưng của hìnhtượng con người tự đo trong thơ Thiền của hai quốc gia, hai thời đại khác nhau Đâycũng là cơ sở nhằm nhắn mạnh sự độc đáo của hình tượng con người tự do trong thơThiền đời Trần - đối tượng nghiên cứu chinh của đẻ tài
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứuNgay tên đề tài đã cho thấy đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là thơThiền đời Trần với nội dung nghiên cứu là hình tượng con người tự do Bên cạnh đó,
khóa luận cũng mo rộng phạm vi nghiên cứu qua việc đặt hình tượng con người tự do
trong thơ Thiền đời Tran trong thế đối sánh với thơ Thiền Dường - Tổng Nội dung này
có sự kế thừa những nhà nghiên cứu đi trước về hình tượng con người trong thơ Thiền
Lý - Tran và thơ Thiên Đường - Tổng Đây chính là nên tảng vững chắc để hướng đến
triển khai nội dung nghiên cứu đã dé cập, góp phan mang lại cái nhìn cụ thé, sâu sắc hơn
về van dé hình tượng con người - yếu tô trung tâm trong thé giới nghệ thuật của các tác phẩm thơ ca nói chung va thơ Thiền nói riêng Qua đó, không chi thé hiện những quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới của các tác giả đặc biệt trong thơ Thiền đờiTran mà còn cho thấy những điểm tương đồng và khác biệt về hình tượng con người tự
do trong thơ Thiền của cả hai quốc gia, hai thời đại Thế nên, ở một mức độ nhất định,thơ Thiền Đường - Tống cũng nằm trong đối tượng nghiên cứu của khóa luận
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Thứ nhất, với thơ Thiên đời Trần, khóa luận tập trung khảo sát các sáng tác của năm tác giả và cũng là Thiền su, được xem như gương mặt đại điện của Thiền học đời Tran như Tran Thái Tông Tran Thánh Tông, Tuệ Trung Thượng si, Trần Nhân Tông va
Huyền Quang (khoảng 80 bài thơ) trong quyền Tho văn Lý: Tran, tập 2 quyền thượng,
xuất bản năm 1988 do Nguyễn Huệ Chi chủ biên
Thứ hai, với thơ Thiền Đường — Tong, khóa luận tap trung khảo sát các sáng táccủa những tác giả là Thiên sư va thi nhân (khoảng 30 bài thơ) trong quyên Tho ThiénĐường - Tong xuất ban năm 2000 do Đỗ Tùng Bách chủ biên.
Do phạm vi của khóa luận va số lượng lớn của thơ Thiên Đường - Tống nên ởđây chúng tôi chủ yếu khảo sát thơ Thiên Đường — Tống trong công trình nay Song,
Trang 17nhận thay việc khảo sát toàn bộ thơ Thiền Đường - Tong là cần thiết nên chúng tôi hivọng sẽ được tiếp tục dé tài này trong một công trình nghiên cứu dai hơi hơn
5 Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài này, người viết sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích - tông hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê
Trong các phương pháp nghiên cứu trên, chúng tôi tập trung sử dụng phương
pháp phân tích - tông hợp và phương pháp so sánh nhằm mang đến cái nhìn bao quát về một số nét đặc trưng của hình tượng con người tự do trong thơ Thiền đời Tran Từ đó,
khi đặt trong cái nhìn đối sánh với thơ Thiền Đường - Tống sẽ thấy được những điểm
tương đồng và khác biệt về hình tượng con người tự do trong thơ Thiên của cả hai quốc
gia, hai thời đại.
6 Đóng góp của đề tài
Chúng tôi mong muốn khóa luận có thé đóng góp được cho thơ Thiền đời Tranthêm một dé tài cũng không kém phan mới lạ và hap dẫn Song song với những đề tàikhác, hình tượng con người tự do góp phan vào hệ thống những dé tài về thơ Thiền đờiTrần, tạo điều kiện đẻ có thể xác định rõ nét hơn những giá trị đặc sắc trong quan niệm
nghệ thuật về con người va thé giới qua hình tượng con người tự do
Vi thế, dé kế thừa thành tựu nghiên cứu từ thế hệ đi trước, chúng tôi mong muốn
có thé mở rộng hơn nữa phạm ví nghiên cứu về các tác giả tiêu biéu của thơ Thiền đờiTran, họ cũng là những con người vô cùng đặc biệt giai đoạn này như Tran Thái Tông.Tran Thánh Tông, Tuệ Trung, Tran Nhân Tông và Huyền Quang qua khía cạnh hìnhtượng Bởi lẽ, những con người ấy tuy được sinh ra trong dòng chảy lịch sử nhưng đã vượt lên cả lịch sử để khang định tầm vóc dân tộc, để sống bằng tat cá trí tuệ, từ bi vàsông trong trái tim của bao thé hệ tiếp nói, muôn đời
7 Cấu trúc khóa luận
Khóa luận bao gồm 3 phần chính: Mở đầu, Nội dung và Kết luận
Trang 18Phan Mo dau bao gồm các nội dung: Lý do chon đẻ tai, Lich sử nghiên cứu van
dé, Mục dich nghiên cứu, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu,Đóng góp của đề tài và Cau trúc khóa luận
Phần Noi dung gồm có 3 chương:
Chương 1 Thơ Thiền đời Trần và quan niệm về con người
Ở chương này, người viết tiến hành giới thuyết về thơ Thiền nói chung và thơ
Thiền đời Trần nói riêng Đông thời, chương này cũng đẻ cập đến quan niệm về conngười trong thơ Thiên đời Tran Qua đó giúp người đọc hình dung rõ hơn một số đặctrưng và cũng la điểm khác biệt trong quan niệm vẻ con người ở thơ Thiền giai đoạnnày so với đời Lý Đây chính là cơ sở cho việc tìm hiểu hình tượng con người tự do
` zx
Chương 2 Hành trình đến tự do của con người trong thơ Thiền đời Trần: Tự do
vừa là cứu cánh vừa là con đường
Ở chương nay, người viết tiến hành khảo sát và phân tích hành trình đến tự docủa con người trong thơ Thiền đời Trần qua lần lượt ba giai đoạn chuyên hóa từ nhậnthức, tư tưởng đến hành động Giai đoạn thứ nhất, con người khai mở nhận thức sâu sắc
về tương quan giữa bản thân và thế giới Giai đoạn thứ hai, con người tự phá vỡ bản ngãtrong sự tương chiếu với thế giới xung quanh Giai đoạn cuối cùng, cũng là đỉnh cao củacảnh giới chứng ngộ con người thong dong qua lại giữa lỗi đạo và đường đời với sự tự
do tuyệt đối Qua đó, người viết đưa ra những lí giải về một số đặc trưng của hình tượng
con người tự do trong thơ Thiền đời Tran nhằm làm nôi bật nét độc đáo trong phẩm chat
của con người giai đoạn này vì tự do, đối với ho, vừa là cứu cánh vừa là con đường.
Mục dich tối hậu của tu Thiền là giúp con người đạt đến sự tự do tuyệt đối Bởi con người vô úy, vũ trụ, vô ngã đều là những bước chân trên con đường đạt đến tự do nên
hình tượng con người tự do vừa như là một hình tượng con người lý tưởng tối hậu, vừa bao hảm trong nó con người vô úy, vũ trụ, vô ngã, vô ngôn.
Chương 3 Hình tượng con người tự do trong thơ Thiền đời Trần và thơ ThiềnĐường — Tống: Tương đồng và khác biệt
Từ một số lí thuyết chung đã triên khai ở chương 1! và việc khảo sát, phân tích hành trình đến tự đo của con người trong thơ Thiền đời Trần ở chương 2, dé sang đếnchương 3, người viết mở rộng phạm vi nghiên cứu hướng đến sự đối sánh về hình tượng
Trang 20CHUONG 1 THƠ THIEN ĐỜI TRAN VA QUAN NIEM VE CON NGƯỜI
1.1 Giới thuyết về thơ Thiền
1.1.1 Khái niệm
Về khái niệm thơ Thiên, hàng thập ky qua, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tiếpcận và định nghĩa Trong đó, ta có thẻ kẻ đến một số khái niệm đáng chú ý sau:
Tác giả Nguyễn Phạm Hùng trong công trình Vận dựng quan điểm thể loại vào
việc nghiên cứu van học Viet Nam thời Lý — Tran đã khái quát bốn quan niệm chủ yếu
về thơ Thiền như sau:
Thứ nhất, thơ Thiền là các bài kệ nhằm nêu lên một triết lí Thiền, một quan niệmThiền hay một bai học Thiên nao đó
Thứ hai, thơ Thiền là thơ nằm giữa kệ và thơ, vừa ảnh hưởng tư tưởng Thiên, vừamang những rung động thơ ca có tính tran thé.
Thứ ba, thơ Thiền là thơ bao gồm cả kệ và các bai thơ “tire cảnh sinh tinh” của
các nha sư, nhằm nêu lên một triết lý, một quan niệm Thiên
Thứ tư, thơ Thiền là thơ của các nhà sư và của cả những người không tu hànhnhưng am hiểu và yêu thích Phật giáo, nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp nêu lên một triết lí,
một bài hoc, một trạng thái cảm xúc, tâm lí Thiền (Nguyễn Phạm Hùng, 1995, tr.36)
Sang đến tác giả Doan Thị Thu Vân, trong công trình Khảo sát một số đặc trưngnghệ thuật của thơ Thiên Việt Nam thé ky X - XIV đã cho rằng thơ Thiền là “những bàithơ của các tác giả là thiên sư hoặc không phải là thiên sư nhưng hâm mộ Thiên, có
nghiên cứu và hiểu biết về Thiên ” Theo đó, tác giá cũng đưa ra ba nội dung sáng tác
chủ yếu gồm:
Thứ nhát, thơ triết học: trực tiếp thuyết giảng vẻ yếu chỉ Thiền tông.
Thứ hai, thơ vừa mang tính chất triết học vừa mang cả tính trữ tình - triết học: gián tiếp thuyết giảng về yếu chỉ Thiền tông (bằng hình ảnh trong thiên nhiên và cuộcsông hàng ngày với cách nói an dụ, nghịch ngit, )
Thứ ba, thơ trữ tình - triết học: bày tỏ cảm xúc mang ý vị Thiền trước cái đẹp của
thiên nhiên, con người, cuộc sông; hoặc bảy tỏ trạng thái tâm tư đã giác ngộ chân lý,miêu tả cái đẹp vi điệu của thé giới bên trong con người (Đoàn Thị Thu Vân, 1996,
tr.33-34)
Trang 21Riêng tác gia Tran Đình Sử trong công trình May uấn đề thi pháp văn học trungđại Việt Nam đã định nghĩa thơ Thiền qua ba tính chất sau:
Thứ nhất, truyền đạt được cách cảm nhận thế giới của thiền hoc, sự thức nhận về
huyén ảo và chân như, có thé nó mới là thiền.
Thứ hai bộc lộ được vẻ đẹp của thế giới và tâm hồn như thế nó mới lả thơ Đồngthời, tác giả cũng đưa ra sự đôi sánh, rằng những tác phẩm nặng về tinh chat một thi ítchat thơ, những tác phẩm nặng về tính chat hai thì làm thành nét độc đáo của thơ Thiên
Thứ ba, thơ Thiền là thơ của tầng lớp tăng lữ cấp cao, tầng lớp trí thức đặc biệt,không giống với tình cảm Phật giáo đân gian (Trần Đình Sử, 1999, tr.197)
Qua đây đã cho thấy các nhà nghiên cứu giai đoạn này đều có chung mỗi quantâm đến thơ Thiền và có gắng giới thuyết nó một cách rõ ràng nhất có thể Trong đó, họ
đã đưa ra khá nhiều cách tiếp cận và định nghĩa thơ Thiền từ góc độ nội dung sáng táchay góc độ tính chất v.v Điều này càng minh chứng thơ Thiền là một thuật ngữ manghảm nghĩa tương đôi rộng vả có tính chất mở Vì thể, những định nghĩa từ các nhà nghiên
cứu đi trước chính là tiền dé dé chúng tôi có thé tiếp thu, tong hợp va đưa ra cách định
nghĩa thơ Thiền dựa trên một sé tiêu chí sau:
Thứ nhất, về tác gid, họ có thé là các Thiền sư hoặc không phải Thiền su, song
có sự am hiểu nhất định về Thiền học cũng như các triết lý Phật giáo.
Thứ hai, về nội dung sáng tác, những tac phẩm thường trực tiếp thuyết giảng về
giáo lý Thiên tông: hoặc gián tiếp thuyết giảng về yếu chỉ Thiền tông thông qua những
hình ánh có tính ân dụ, gợi mở cao hay bảy tỏ những cảm xúc, trạng thái tâm tư mang đậm ý vị Thiền của người đã giác ngộ chân lý trước thiên nhiên vũ trụ, con người và đờisông
Thứ ba, về tính chất triết J, đó là những tác pham tho truyén đạt được sự thứcnhận về quy luật vận động của thiên nhiên vũ trụ, tính vô thường của đời sống và cách con người xác lập thái độ sống của mình giữa vũ trụ và thé gian Từ đó, cho thay cách cảm nhận thé giới qua lăng kính Thiền học của tác giả vừa mang tính triết lý sâu sắcnhưng cũng vừa thé hiện được vẻ đẹp của tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước vạn vật
Như vậy, ta có thê hiểu, thơ Thiên là sự kết hợp giữa Thiên va thơ Nếu thơ thường được đùng đề bày tỏ tình cảm, cảm xúc của chủ thé trước một sự vật, hiện tượng nào đó
Trang 22trong đời sông thì Thiền nhắm đến sự chứng ngộ những triết lý uyên áo của Phat giáoThiền tông Cả hai tưởng chừng đối lập, nhưng thực chất lại đung hòa lẫn nhau Nhữngtriết lý sâu sắc của Thiên học nhờ thơ ca truyền tải mả thêm phần gần gũi, mang tínhbiểu cảm cao, Và những vẫn thơ trác tuyệt khi chuyên chở triết lý Thiền cũng khiến triết
lý ấy thêm hàm súc cô đọng mà vẫn đảm bảo tính vần điệu, nhịp nhàng của câu thơ.Điều này đã làm nên sự kết hợp tuyệt diệu của kiểu tác giả Thiên sư và kiểu tác giả thinhân trong cùng một con người, đặc biệt vào đời Tran, đúng như Nguyên Hiểu Van khitra lời cho Tuan thư ký về Thi học từng nhận định: “7ho la chiếc áo thêu hoa của thiềnkhách, Thiên là chiếc dao gọt ngọc cia thi gia” (Đỗ Tùng Bách, 2000, tr.337)
1.1.2 Nguén gốc thơ ThiềnNhư đã dé cập, vì thơ Thiên là một thuật ngữ mang hàm nghĩa tương đối rộng, cótinh chat mở nên việc xem xét nguồn gốc thơ Thiền thông qua cách phân loại từ các nhanghiên cứu đi trước là việc hết sức quan trọng và cần thiết Có thẻ thấy, trong công trình Phật giáo với văn học Việt Nam, Nguyễn Duy Hinh đã chia thơ Thiền thành ba loại:
Thứ nhất, các thê loại kệ, tụng cô là những hình thức “binh giảng về lý thuyết Phật giáo ”, “thuần túy bàn về giáo lí và tu hành ”, “đó là những tác phẩm thuộc phạm
trù kinh và luận của Phat giao”.
Thứ hai, những ang văn chương chịu ảnh hưởng Phật giáo, nội dung bàn về sinh,
tử, hữu, vô, tâm, Phật, đã thoát khỏi kệ, mang những rung động thơ ca, nhưng đứng giữa thơ và kệ.
Thứ ba, những tác phẩm ít nhiều có sử dụng từ ngữ Phật giáo, song tuyệt nhiên
không mang nội dung Phật giáo (Nguyễn Duy Hinh, 1992, tr.4-6)
Còn tác giả Nguyễn Phạm Hùng với công trình Van dung quan điểm thể loại vàoviệc nghiên cứu văn học Viet Nam thời Lý - Tran thi chia thơ Thiền thành hai loại:
Thứ nhát, thơ Thiền thiên về triết lí: Nòng cốt là kệ (tán, tụng, ngộ giải) và cảnhững bài thơ trực tiếp phát biểu về các triết lí và quan niệm Thiên
Thứ hai, thơ Thiền thiên vẻ trữ tình: Những bài thơ thuộc loại này mang yếu tổ
Thiền ve tư tưởng, cảm xúc, tâm trang, tâm lý (Nguyễn Phạm Hùng, 1995, tr.46-47)
Trang 23Nhìn chung, các tác giả đã xem kệ là một bộ phận thuộc thơ Thiên, với nội dungchủ yếu là các lý thuyết Phật giáo, hay giáo lí, cách tu hành và những quan niệm Thiền
tông.
Đến với công trình Ván học Phật giáo thời Lý — Trần: Diện mạo và đặc điểm, tác
giả Nguyễn Công Ly đã tạm chia kệ và thơ Thiền thành bốn loại:
Thứ nhất, kệ (kệ tán, kệ tụng, kệ ngộ giải): trực tiếp trình bày giáo lí, tư tưởngnha Phật bang hình thức thơ ngắn gọn, cô đúc, chuyền tải những nội dung súc tích, tưtưởng uyên áo của Thiền hoc, Phật hoc
Thứ hai, kệ được thi vị hóa: có thé xem đây là thơ triết lý vì về hình thức có sử dụng thê thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn với ngôn ngữ lung linh, hình ảnh đẹp, gợi cảm,giàu chất thơ Tuy nhiên đằng sau cái vỏ hình thức ngôn ngữ ấy an tàng triết lí nhiệm
màu của nhà Phật.
Thứ ba, thơ mang cảm hứng Thiền học: những bài thơ cảm xúc trữ tình nhưng
nội dung có dé cập đến tâm, Phật, sinh, tử, Niét ban, Chân như, Sắc không, Hư vô v.v
Thứ tur, thơ tức cảnh sinh tình mang cảm quan Thiền đạo: những bài thơ bộc lộ
cảm xúc, tâm trang cua các tác giả trước cái lung linh, mỹ lệ của ngoại cảnh được cảm
nhận thông qua cam quan Thiên học (Nguyễn Công Lý 2016, tr.124-130)
Ở đây, nhà nghiên cứu đã ding thuật ngữ kệ song song với thơ Thiền và sự phân
loại theo chiều hướng tách bạch rõ rang, ban dau 1a kệ va về sau, những bài kệ càngmang đậm xu hướng “thi hóa” rồi trở thành những bài thơ đích thực.
Qua đó, một điều dễ đảng nhận thay, trong cach dinh nghia hay phan loai, cacnha nghiên cứu đều xếp kệ ở vi trí đầu tiên và tiếp đến là những tác phẩm tho dich thực
Vậy kệ là gì va do đâu thường giữ vị trí đầu tiên trong các định nghĩa, phân loại? Trước
hết, qua Tir điền thuật ngữ văn hoc, các tác gia đã định nghĩa kệ là “Thể loại văn họcPhật giáo, thường là thơ, tom tắt tư tưởng của bài thuyết pháp dé day đệ tử, còn gọi là thi kệ” (Lê Ba Han - Tran Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, 2004, tr.156) Tác giả Kenneth
Kraft qua Công án và thi kệ trong làng Thiền còn khái quát cả nguồn gốc của kệ qua
những lí giải sau: “Kệ (chi), một từ Trung Quốc xuất phát từ chữ gãthã của tiếng
Sanskrit (An Đội Trong các bản kinh văn Phật giáo, gatha ám chỉ một thé thơ được viết
ra để ca tung Đức Phat hoặc để tóm lược đại + cua một đoạn kink văn ” (Kenneth Kral,
2006, tr.92) Thêm vào đó tác giả Nguyễn Duy Hinh, khi phân loại thơ Thiền còn cho
Trang 24rằng kệ là hình thức “bình giảng về lý thuyết Phật giáo ", “thuần túy bàn về giáo lí và
tu hành ”, “đó là những tác phẩm thuộc phạm trù kinh và luận của Phật giáo ” (NguyễnDuy Hinh, 1992, tr4) Hay nhà nghiên cứu Tran Đình Sử cũng quan niệm: “Ké tiếng
Phan là "gà thà” có nghĩa là tụng, ngợi ca, tán, dùng để khăng định giáo by, kinh
nghiệm, truyền tâm pháp cho đệ tứ Kệ có hình thức văn van, hình ảnh, giống thơ nhưng
không phải thơ ” (Trần Đình Sử, 1999, tr.196) Từ các khái niệm trên, có thê thấy, với
hình thức văn vần ngắn gọn, cô đúc, kệ trực tiếp trình bày giáo lý, tư tưởng nhà Phậtbằng ngôn ngữ khái niệm, và khi ngôn ngữ này chuyên thành ngôn ngữ hình tượng thì
kệ trở thành thơ Thiền với nội dung truyền tải không chi những triết lý nhà Phật mà còn
là những cảm nhận về đời sống hết sức tinh tế, đậm ý vị Thiền của chính tác giả Như vậy, cách định nghĩa va phân loại của các nhà nghiên cứu là cơ sở cho thay tho Thiên có nguôn gốc từ những bài kệ.
Ngay từ khởi thủy, một hình thức sinh hoạt tôn giáo chủ yếu của nhà chùa chính
là “nói kệ” Một minh chứng rõ nét cho hình thức này là những bài kệ vô cùng giản dị
mà sâu sắc trong Kinh Pháp cú, được xem là một trong những bộ kinh đầu tiên của Phật
giáo nguyên thủy, ghi chép lại lời Đức Phật day khi Ngai còn tại thé từ hơn 2500 nămtrước và được ngài Phật Âm (Buddhaghosa) luận giải vào khoảng thé ky thứ V trước
Công nguyên Chang hạn, bài kệ trong Pham song yếu viết rằng:
“Ý dan dau các pháp,
ý làm chi, Ý tạo.
Nếu với ý 6 nhiễm,
nói lên hay hành động,
khổ não bước theo sau,
nhĩ xe, chan vật kéo ”.
(Thích Thiện Siêu và Thich Minh Châu dịch, 2014, tr.19)
Với sự kiện Tô Bồ Đề Đạt Ma, lúc ay là Tô thứ 28 của Thiền tông, đi thuyền tir
Án Dộ sang Nam Trung Quốc đề truyền đạo vào năm 520 đã đánh đấu sự truyền bá và
phát triển của Phật giáo Thiền tông tại nơi đây Vào thời điểm này, các Thiên sư thườngmượn kệ đề thé hiện sự chứng ngộ của mình, bởi họ cho rằng “tho là lời nói thêu đệt
va những lời nói đẹp dé này có thể khiến tâm ta xáo động Vì thế, hàng tăng sĩ nói chung
Trang 25không chủ trương làm tho ma lựa chọn hình thức giống những bài kệ của An Độ và gọi
là các sáng tác ấy là kệ Phải đến thời Lục Tô Huệ Năng thì Thiền tông mới bắt đầu dingthơ dé biéu hiện Thiên Trong giai thoại Pháp Bảo Đàn Kinh nồi tiếng, được tìm thấy ở
bộ Pháp Bảo Dan Kinh đã ghi lại việc Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn bao chúng môn 46, trong
đó có Than Tú và Huệ Nang, mỗi người làm một bài kệ dé biéu thị sở đắc của mình về
Phật pháp và lấy đó làm chỗ y cứ nhằm pho thác vị trí Tô đời thứ sáu của Thiên tông.
Than Tú đã làm ra bai kệ như sau:
Phiên âm: Dịch thơ:
“Thân thị Bô-đê thọ, (Thân là cây BO-dé
Tâm như mình cảnh dai Tâm như đải gương sáng
Thời thời cân phat thức, Luôn luôn chăm lau chùi
Mạc khién hữu trần ai.” Chớ dé bụi bam bam.)
(Đỗ Tùng Bach dich)
Ngay sau đó, Huệ Năng cũng ứng khẩu ngay bai kệ rang:
Phiên âm: Dịch thơ:
“Bo-dé bon phi thọ (B6-dé vốn không cây,
Minh cảnh diệc phi dai Guong sang chang phai dai,
Bon lai vó nhứt vật, Tự tánh không một vật,
Hà giả phất tran ai.” Bui bam bam vao dau.)
(Ké Kién Tanh) (Kệ Kiến Tanh - Đỗ Tùng Bách dich)
Cả hai bài kệ đều có điểm giống nhau về mức độ thâm sâu của triết lý Thiềnnhưng lại khác nhau về cảnh giới cao thấp Và vì bài kệ của ngài Huệ Năng đã sáng rõBon Tánh, cho thay mức độ giác ngộ triết lý sâu sắc nên được Ngũ Tê truyền y bát Đâyđược xem là hai bài thơ khởi đầu cho Thiền tông dùng thơ ngụ đạo dé biêu đạt kiến giải
và cũng là mốc đánh dau cho giai đoạn phát triển thịnh vượng nhất của thơ Thiên trongvăn học Trung Hoa vao thé kỷ thứ VII sau Công nguyên Có được điều nay là bởi Đường
~ Tống vừa là thời đại hoàng kim của thơ ca, cũng vừa là thời kỳ truyền bá rộng rãi của
Thiền tông Từ đây, Thiên và thơ cùng hợp thành một thẻ, vì vậy tác giả Đỗ Tùng Báchtrong quyền Tho Thién Đường — Tổng từng nhận định: “Thi nhân và thiền sư ngôi chung
Trang 26chiếu, mắt thấy cơ cảnh, tai nghe chuyên ngữ, khi ấy đem thiên vào thơ, thơ với thiển
vốn chăng cùng cành chung nhánh, tợ hỗ băng tuyết với than hông, không thé chung lo.
Sau khi dụng hợp thì trở thành một thể khác của thơ” (Đỗ Tung Bach, 2000, tr [ L).
Sang đến Việt Nam, vào những thé kỷ đầu khi Thiền tông Trung Hoa du nhập vào
nước ta, những sáng tác của các Thiên sư cũng chi nằm trong giới hạn kệ tụng thuần túy, chủ yếu được ding đẻ truyền đạo pháp cho các môn đồ trước khi quy tịch và dé các đệ
tử có thé trình bảy kiến giải của minh sau quá trình tham công án hoặc đắc pháp Ở trường hợp thứ nhất, ta có thé kê đến trường hợp bài kệ Thi tich của Dai sư Khuông Việt
— vị Tăng Thống đầu tiên của Phật giáo Việt Nam Đây cũng la bài kệ được Dai sư ứng khâu trước khi trút bỏ sắc thân nhằm day đệ tử nôi pháp là Da Bảo vao năm Thuận Thiên
thứ hai (1011) thuộc triều Lý:
Phiên âm: Dịch thơ:
“Moe trung nguyên hữu hoa (Lửa sẵn có trong cây,
Nguyén hỏa phục hoàn sinh Vơi đi, chốc lại đây.
Xhược vị mộc và hoa Ví cây không sẵn lửa,
Toản toại hà do manh? ” Xát lửa, sao bùng ngay?)
(Thị tịch) (Dặn trước khi mit - Huệ Chi dịch)
Hay bài kệ Thi dé nr cũng được Thiền sư Vạn Hạnh truyền lại cho tăng chúng
trước lúc quy tịch:
Phiên âm: Dịch thơ:
“Than như điện ảnh hữu hoàn vô, (Thân như bóng chớp, có rồi không,
Van mộc xuân vinh thu hựu kho Cây côi xuân tươi, thu não nùng.
Nhậm vận thịnh suy v6 bố úy, Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi,
Thịnh suy như lộ thảo dau pho.” Kia kia ngọn cỏ giọt sương đông.)
(Thị đệ tir) (Dan học trò - Ngô Tat Tổ dich)
Không chỉ trực tiếp bàn về quy luật sinh tử vốn có của đời sông, các Thiên sư nôi
tiếng khác thuộc đời Lý như Chan Không, Mãn Giác và Giác Hải đã dan cho thay xu
hướng “thi hóa” của kệ khi tinh tế mượn cánh xuân đề ngam an du cho quy luật sinh —
tử của đời người và thức tinh quan chúng khỏi những mé lầm, đau khô do mãi chạy theo
Trang 27cái “nga” to lớn Chang han, sự thé hiện quan niệm cuộc đời là huyén ảo qua trường hợp
bai kệ xuân của Thiên sư Giác Hải:
Phiên âm: Dịch thơ:
“Xuân lai hoa điệp thiện tri thì, (Xuân sang hoa bướm khéo quen thi,
Hoa điệp ứng tu công ứng kỳ Bướm lượn hoa cười vẫn đúng kỳ.
Hoa điệp bản lai giai thị huyện, Nên biết bướm hoa đều huyền ảo,
Mac tu hoa điệp hướng tâm tri.” Thấy hoa mặc bướm, dé lòng chi.)
(Thị tật) (Dạy khi có bệnh - Ngô Tất Tố dịch)
Từ đây, xu hướng “thi hóa" đã hiển hiện rõ nét qua sáng tác của các Thiên sư, từnhững bai kệ trực tiếp truyền giảng giáo lý Thiền tông đến những bai kệ gián tiếp théhiện triết lý ấy qua những hình tượng day màu sắc sinh động như xuân, hoa, bướm v.V nhưng vẫn truyền tải được ý nghĩa triết lý sâu sắc
Với trường hợp thứ hai, các đệ tử thường mượn kệ dé trình bày kiến giải của minh
sau quá trình tham công án hoặc khi đắc pháp, ta có thẻ ké đến Thiền sư Không Lộ vabài kệ kiến giải mà một đệ tử từng trình đến ngài Theo Thiền uyén tập anh, sau khiThiền sư về ban quận đựng chùa trụ tri, một hôm người hầu đến thưa với sư rằng: “Dé
tử từ khi đến day chưa được hòa thương chỉ giáo tam yêu Nay có bai kệ xin trình hoa
thượng:
Phiên âm: Dịch thơ:
“Đoàn luyện hâm tâm thủy đắc thanh (Rèn luyện thân tâm thảy sạch trong,
Sum sum trực cán đổi hi đình Thông xanh sừng sững trước sân không
Hữu nhân lai vẫn Không vương pháp Có người tới hỏi không vương pháp,
Thân tọa bình biên ảnh tập hình ” Thân tựa bình phong chiếc bóng lỏng.)
(Trình sư) (Trinh thay - Đỗ Van Hy dich)
Đó là những kiến giải sâu sắc từ đệ tử về ý nghĩa đích thực của sắc than và cái tâm sáng
trong không vương van tạp niệm Kiến giải ấy vừa mang hình thức kệ nhưng cũng giàu
sức gợi hình - một trong những đặc trưng không thẻ thiếu của thơ ca nói chung Còn vẻ
phía người thây, tùy thuộc vào mức độ thấu triệt chân lý của đệ tử mả ngài sẽ làm mộtbài kệ tương ứng, và giai thoại về cuộc trò chuyện giữa Thiên su Minh Trí với vị tăng
Trang 28- Không nói không lặng chang phải la ngươi sao?
Vi tăng dy nhận là phải Sư hỏi:
- Sao không hiện pháp thân thông?
Sau đó sư liên đọc bài kệ:
Phiên âm: Dịch nghĩa:
“Giáo ngoại khả biệt truyền (Giáo ngoại khá riêng truyền
Hy di To, Phật uyén Phật, Tổ đạo uyên nguyên
Nhược nhân dục biện đích Nếu mong thấy rõ đích
Dương điệm mịch cầu yên ” Hãy tìm mây khói lúc nắng xuân lên!)
Có thẻ thấy, đây vừa lả kệ và cũng vừa mang “đáng đấp” của một bài thơ Thiền
vì chứa đựng tinh thần cốt lõi của Thiền học: giáo ngoại chỉ có thé được truyền theo cách riêng qua trực cảm tâm linh, nếu hanh giả dùng tư duy lý tính dé phân tích mọi sựtrong thé giới hiện tượng thì chăng khác nao đang tìm tia khói trong bóng nắng Và hìnhảnh “diém mich cầu yên ” là một hình anh mang day sức gợi, góp phan phá vỡ trí kiếnhạn hẹp của môn đô cũng như định hướng nẻo tu đạo chân chính cho hành giả Như vậy,
Trang 29trước hết, kệ là một lựa chọn thường được các Thiền sư ưu tiên vào đời Ly Điều nàycũng bởi với nội dung chủ yếu là những giáo lý nhà Phật hay những chứng ngộ của bảnthân trước dòng đời biến ảo thì kệ, qua những đặc trưng được đề cập từ khái niệm đãcho thay sự phù hợp, vả là một hình thức “vira vặn” với nội dung truyền tải bên trong.Cảng về sau, chính xu hướng “thi hóa" đã khiến những bài kệ dan trở thanh bài thơ đích
thực.
Qua đó xu hướng “thi hoa” đã được thé hiện rõ nét qua những cuộc van đáp giữaThiền nhân và môn dé Đó cũng là truyền thống của Phật giáo Thiền tông, vì Thiền học quý ở đốn ngộ nên thay cho lời giảng giải trực tiếp, người thay thường chỉ day cho đệ tir thông qua van đáp, va trong khi van đáp, thường sử dụng rất nhiều lời thơ Thién uyéntập anh còn ghi lại cuộc vấn đáp giữa Thiền sư Viên Chiếu và vị tăng theo học, trong đó
(Cúc trùng dương dưới giậu
Oanh xuân ấm đầu cảnh.)
- Nhật nguyệt lệ thiên ham ức sát
Thùy trí văn vụ lạc sơn hà.
(Nhật nguyệt sang soi ức triệu cõi
Trang 30Ai hay mua móc gội non sông!)
(Ngô Đức Thọ dịch, 1990, tr.88)
Lời day của người thay, vì thế không còn gói gọn trong hình thức kệ tụng thuần
túy ma đã mang hơi hướng những dòng tho ham súc và day tính gợi mở Điều nay khiếncâu trả lời của Thiền nhân không mang mau sắc chủ quan hay rơi vào tình trạng dem sựchứng ngộ của minh áp đặt cho môn đồ Trái lại, còn kích thích mãnh liệt trí tò mò và
óc liên tưởng cao độ, từ đó khơi dậy năng lực lĩnh hội đặc biệt trong sâu thăm tâm hồn,trí tuệ của đối phương Càng về sau, đặc biệt vào đời Tran, với những đôi mới trong bútpháp sáng tác của Tran Thái Tông thơ Thiền lại càng tiến gan hơn đến hình thức thơ cadich thực để thé hiện những cảm xúc, tâm tư đậm ý vị Thiền của tác giả trước thiênnhiên, con người trong sự hòa nhập tuyệt điệu với đời sông tran thé
Qua những minh chứng trên, ta có thé tiến đến nhận xét rằng cội nguồn của thơThién chính là kệ và sự xuất hiện của thơ Thiên cũng xuất phat từ chính quá trình truyền
bá rộng rãi của Thiền tông cùng sự phát triển đến đỉnh cao của thi ca thời Đường - Tống.
Do đó, giữa kệ và thơ Thiên tôn tại moi liên hệ mật thiết qua các đặc điểm sau:
Thứ nhất, kiều tac giả thường là các Thiền sư hoặc thậm chí là những người không
tu hành nhưng có sự am hiéu nhất định về Thiền tông Nhìn chung, đó déu là những bậc
đã giác ngộ triết lý Phật giáo, nhìn thấy được sự vô thường, hư ảo của đời người Thôngqua kệ và gần hơn là thơ Thiền, các tác giả đã gửi gắm những giáo lý Thiên tông đếngan hơn với quan chúng như một hồi chuông thức tỉnh, giúp mọi người thức nhận đượcbản chất thực sự của đời sông Sự xuất hiện của kiểu tác giả này cũng làm phong phúthêm hệ thống tác giả cô điển trong văn học trung đại của các nước phương Đông, đặc
biệt là Việt Nam.
Thứ hai, nội dung truyền tải thường là những giáo lý Thiên; cảm hứng giải thoát
qua quá trình tu học, giác ngộ vả vẻ đẹp của người tu Thiền giữa đời sông trần thé
Thứ ba, cách thức thê hiện thường là cách nói nghịch ngôn, phi logic, những hình
ảnh vi von mượn từ hệ thông Kinh luận Phat giáo hay thậm chí là các điện có, điển tích Phật giáo nôi tiếng v.v Điều này đã khiến thơ Thiền mang một kiêu thi pháp hết sức đặc biệt mà ta không thường bắt gặp trong các loại hình thơ ca khác.
Trang 31Như vậy, kệ đích thực là cội nguồn của thơ Thiên và sẽ thật phiến điện khi chorằng kệ và thơ Thiên là hai thé loại hoàn toàn khác biệt, không có mỗi liên hệ với nhaubởi nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong công trình Lược sử văn học Việt Nam đã khăngđịnh: “Những bài kệ được viết bằng thơ, thể hiện tư tướng Thiên tông nên còn được gọi
là thơ Thiên Nội dung những bài thơ Thiền này, trước hết là tuyên truyền giải thích triết
lí đạo Phát” (Trần Đình Sử, 2020, tr.76) Do đó, việc phân loại thơ Thiên, trong đó có
kệ là một bộ phận đã cho thấy mỗi liên hệ mật thiết giữa kệ và thơ Thiền và nói như tácgiả Lê Thị Thanh Tam trong công trình Nghiên cứu so sánh thơ Thiên Lý ~ Tran (Hiệt Nam) với thơ Thiên Đường — Tong (Trung Quốc) thì “Kệ là thao tác gắn bó tôn giáo va
ngôn ngữ (hay thơ ca) một cách tự nhiên ” (Lê Thi Thanh Tam, 2007, tr.29).
1.1.3 Khái quát chung về thơ Thiền Lý — TranNgay từ những nắc thang đầu tiên của nên văn học viết trung đại, sự xuất hiện
của bài thơ Đáp Quốc vương quốc tộ chi vấn cùng tác gia Đỗ Pháp Thuận - nhà sư danh
tiếng thời Tiên Lê, được xếp đầu tiên trong công trình Tho van Lý — Tran đã đặt nềnmóng vững chắc cho dòng văn học Thiền tông sau đó Bài thơ không chỉ là lời đối đápđầy âm hưởng hào hùng và niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước mà còn là bảntuyên ngôn độc lập, tuyên ngôn trị quốc đầu tiên thấm nhuan tinh thần của cả Nho, Phật
va Đạo khi gắn liền cảm thức “vd vi” với “vận nước ” At hắn, đây cũng là cơ sở cho sự phát trién đình cao của văn học Phật giáo nói chung và thơ Thiền nói riêng vào thời dai
Lý - Tran Dé có thé đạt được những thành tựu rực rỡ, đặc biệt ở mang thơ Thiên, taphải kê đến những tiên dé về lịch sử - xã hội, tiền đề tư tưởng, văn hóa và tiền đề vănhọc giai đoạn này Vì mỗi tiên đề đều chứa đựng vô vàn nội dung tương ứng với cả thờiđại Lý — Trần mà ta khó có thé khái quát toàn bộ nên ở công trình này, chúng tôi chi đềcập đến một sé khia cạnh nồi bật, là cơ sở đề tiếp cận và phân tích đối tượng nghiên cứu
chính của dé tài.
Thứ nhất tiền đề lịch sử - xã hội Đây là thời kỳ mang day tinh thần chiến daukhông khuất phục và những chiến thắng vẻ vang quân xâm lược, trong đó đáng phải kẻđến như chiến thắng Bach Đăng (năm 938 và năm 981), chiến thắng quân Mông -Nguyên (năm 1258, năm 1285 và năm 1288) Điều này đã góp phần đưa Đại Việt lên một tầm cao mới, làm nên hào khí thời đại Thăng Long đời Lý và thời đại Đông A đời
Tran Một điều đáng chú ý là tầng lớp giữ vai trò, địa vị quan trọng trong xã hội không
Trang 32kỳ nay vẫn thường truyền nhau câu thành ngữ: “Dat vua, chùa làng, phong cảnh but”.
Thứ hai, tiền đề tư tưởng, văn hóa Niềm tự hao dân tộc từ những cuộc kháng chiến vẻ vang đã mang đến cho văn hóa Đại Việt một luéng sinh khi moi Bén canh suphát triển rõ nét về kinh tế, giáo duc thi những nét đẹp trong đời sống van hóa dân tộccũng được thê hiện qua các lễ hội dâng hương tưởng nhớ anh hùng dân tộc, lễ hội vănhóa dan gian v.v Dac biệt, nhiều công trình kiến trúc nỗi tiếng, đậm tinh than dân tộc
vả thời đại đã ra đời, chăng hạn, vào đời Lý có chùa Một Cột với lối kiến trúc độc đáo:một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất hay đời Tran có bốn công trình nôi tiếng được
mệnh danh là “An Nam tử đại khí” của thời đại là tháp Báo Thiên, tượng Phật chùa
Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền và định (vac) chia Phố Minh Có thê thấy, hầu hết các
công trình kiến trúc xuất hiện trong giai đoạn này phần lớn là những ngôi chùa, đèn đàimang đậm màu sắc Phật giáo Điều này thật khiến ta không khó dé nhận ra sự lan tỏamạnh mẽ của tinh thần Phật giáo khắp cả nước Sở di như vậy là bởi trong những nămBắc thuộc Nho giáo đã trở thành công cụ thông trị của ngoại bang va những người Nhohọc có thé tham gia vào bộ máy thống trị của người Hán Vì thể, Nho học tir đời Hán,khi kết hợp cùng tư tưởng Pháp gia đã trở nên khá tan bạo Trong khi đó, sự xuất hiệncủa Phật giáo như một công cụ chống lại bạo lực, bất công và cũng là con đường giảithoát cho những kiếp người đang chim dim trong lầm than, đau khổ Hơn nữa, từ các
đời Dinh, Tiền Lê vốn đều rất sùng chuộng đạo Phật và sự xuất hiện của đông đảo tầng
lớp tăng lữ với vai trò quan trọng trong xã hội lại càng góp phần củng cô niềm tin của nhân dân vào Phật giáo Tat ca li do trên đã phan nao li giải cho khuynh hướng lựa chọn Phật giáo làm quốc giáo, đặc biệt ở đời Lý Càng vẻ sau, vì nhu cầu xây dựng quốc giađộc lap ma Nho giáo ngày cảng được trọng dụng, điều nảy đã tạo nên sự kết hợp hai hoagiữa Nho ~ Phat và cả Lão Trang Tuy nhiên, Phat giáo không vi thé mà phai nhòa mausắc, ngược lại cảng đánh dau bước phát triển lớn của Phật giáo Việt Nam trong sự hội
tụ với Nho giáo và Đạo giáo qua sự xuất hiện của Thiền phái Trúc Lâm với tư tưởng
“hòa quang đồng tran” nôi bật cho sự giao thoa giữa đạo và đời.
Trang 33Thứ ba, tiền đề văn học Bên cạnh khuynh hướng văn học yêu nước mang hàokhí của thời kì độc lập, tự cường dan tộc kết hợp cùng khí thế mạnh mẽ và những ki tích
trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước, văn học Phật giáo cũng là khuynh hướng văn học
lớn, có vị trí quan trọng trong văn học đời Lý, được tiếp nối ở văn học đời Trần Lựclượng sang tác chủ yêu của khuynh hướng văn học nay lả các tăng lữ và cả những ngườikhông thuộc nhà chùa nhưng sing chuộng và có những hiểu biết nhất định vẻ Phat giáo.Theo một thông kê về các loại hình tác gia từ bộ tuyên Tho van Lý — Tran (3 tập) do nhànghiên cứu Đỗ Thu Hien thực hiện trong công trình Van học Việt Nam thé kỳ: X đến thé
kỷ XIX — Những van dé lý luận và lịch sử đã cho thay riêng đời Lý có đến 39 tác giả(chiếm 65%) là nhà sư (Tran Ngoc Vuong, 2014, tr.408) Trong đó, Thién su Van Hanhvới bai kệ Thị dé ne có thé được xem là tác giả mở dau cho dong thơ Thiền đời Lý bởitên tuổi ông đứng đầu đội ngũ Thiền sư khi xem xét từ công trình Tho văn Lý — Tran (tập 1) và Tổng tập văn học Việt Nam (tập 1) Đồng thời, ông không chỉ là người gópphân khai sáng nên triều Lý mà còn là người có công khai mở thơ Đường luật giai đoạnnày Sang đời Tran, số lượng tác giả là nhà sư đã giảm đáng kế chỉ còn 2 tác giả (chiếm 6%), song văn học Phật giáo vẫn chứa đựng nét đặc sắc riêng vì lực lượng tham gia sáng tác lĩnh vực này không chỉ là các Thiền sư mà còn có cả các tác giả thuộc tầng lớp quỷ tộc, vua chúa với 13 tác giả (chiếm 38%) (Tran Ngọc Vương, 2014, tr.40§) Qua đó, cóthé thay, thời Lý — Tran với lực lượng sang tác đông dao, phong phú đã mang đến một
số lượng lớn tác phẩm đậm chat triết lý cùng tinh thần nhập thế tích cực cho dong vănhọc Phật giáo nói chung va thơ Thiên nói riêng.
Những tiền dé nêu trên vừa cho thấy vị trí quan trọng của các Thiền sư và quýtộc, quan lại trong lĩnh vực chính trị lẫn văn học, vừa khăng định sự phát triển đỉnh cao
của dòng văn học Phật giáo, đặc biệt là thơ Thiền Ly - Tran Chính bởi chiếm số lượng
tác phẩm lớn cùng lực lượng sáng tác khá đặc biệt nên thơ Thiền Lý — Trần nỗi bật với
các đặc trưng lớn sau:
Đầu tiên, thơ Thiền gắn với kiểu te duy trực cam tam linh
Nha nghiên cứu Hoàng Phê, trong Tir điển Tiéng Viet đã chú thích rằng “truecảm ” là “sự nhận thức trực tiếp bằng cam giác ” (Hoàng Phê, 2003, tr.1055), còn “tamlinh” là yêu tô thuộc thé giới “tâm hôn, tỉnh than” của mỗi người (Hoàng Phê, 2003,
tr.897), đây cũng là biéu hiện cho cái thiêng liêng cao cả trong cuộc song đời thường,
Trang 34góp phan thé hiện niềm tin của con người nơi đời sống tín ngưỡng và tôn giáo Như vay,
“trực cam tam link” là sự nhận thức trực tiếp bằng tâm linh, mang tính chất cảm tính,trực giác và không có sự can thiệp của tư duy suy luận Cũng vi thé ma kiểu tư duy này gắn liền với tư tưởng Thiên học, chú trọng đến cái Tâm đồn ngộ trong quá trình tu học.
Hơn nữa đối với Phật giáo Thiền tông, ngôn ngữ chỉ có thé phản ánh van vật trong một thời điểm nhất định, như một lát cắt của thực tại Do vậy, vô ngôn là một thủpháp dé con người nhận thức thé giới một cách trọn vẹn, thấu triệt nhất Với tinh chatnày, khi Thiền tông kết hợp cùng thi ca thì kiểu tư duy trực cảm tâm linh tựa như một phương tiện đắc lực đối với quá trình sáng tác của tác giả va cá quá trình tiếp nhận của độc giả Ở góc độ là phương tiện sảng tác, kiều tư duy này thê hiện qua việc nhà thơ cóthể ghi lại “phút giây bừng ngộ” chân lý vĩnh hang bằng cách phát biểu trực tiếp nhữngtriết lý Thiền tông hoặc gián tiếp thé hiện qua những hình ảnh bình di của thiên nhiên,những khoảnh khắc trong tréo, tự tại của đời sông Ở góc độ là một công cụ tiếp nhận,kiêu tư duy này tựa hỗ “chìa khóa vạn năng” giúp độc giả tiền tới giải mã được tang lớp
ý nghĩa đậm triết lý Thiền an chứa trong tác phẩm Bởi lẽ, đối với thơ Thiền, không hè
tồn tại một nguyên tắc giải mã chung nào cho toàn bộ tác phẩm Điều này đòi hỏi ở độcgiả trong quá trình tiếp nhận không nên bị phụ thuộc vào kiểu tư duy suy lí, logic từcách phân tích thơ ca thông thường mà cần phá vỡ mọi giới hạn của cái nhìn nhị nguyên
dé tiễn tới sự hòa hợp tuyệt đối với thé giới siêu thoát, tự do, thậm chí phi logic trongtừng vần thơ của các tác giả
Bên cạnh đó, thơ Thiền còn chứa đựng sự kết hợp hai hòa giữa triết lý nhà Phạt
với tinh than nhap thé tich cuc.
Nội dung chủ yếu của thơ Thiền là những triết lý Phật giáo căn bản và sâu sắcnhư van dé bản thé luận; con đường cầu đạo: vẻ đẹp của người tu Thiền qua cảm hứnggiải thoát và vẻ đẹp của người tu Thiền trong sự hòa nhập tuyệt điệu giữa đạo và đời.Tuy nhiên, đó không chỉ đơn thuần là những tác phẩm gửi gắm triết lý tư tưởng caosiêu, khó nắm bat mà còn là mảnh đất màu mỡ dé tác giả bày tỏ những cảm xúc, tâmtrang mang đậm ý vị Thiên trước vạn vật Day chính là điểm nôi bật của thơ Thiên, vi
những cảm xúc, tâm trạng mà nha thơ thê hiện trong tác phâm không phải là kiều cảm
xúc thám đẫm màu sắc bi ai với nỗi niềm nhớ thương, sầu muộn da diét Cũng vi thé,
bức tranh thiên nhiên xuất hiện trong thơ Thiên không tự nhiên lộng lẫy vô cùng rồi chợt
Trang 35lui tàn, héo ta trước xúc cảm do chủ thé gián vào - “Cảnh nào cảnh chăng đeo sdu/Người buon cảnh có vui đâu bao giờ” (Truyện Kiều — Nguyễn Du) Trái lai, khônggian trước mắt thi nhân luôn chứa đựng một vẻ tĩnh lặng, bởi lẽ tat cả đều được nhìnnhận qua lăng kính của con người đã ngộ đạo và nhìn thấu bản chất thực sự của các sựvat, hiện tượng trong đời sống Do đó, từng van thơ Thiên, dù vẫn bảy tỏ cảm xúc, tâm
trạng của Thiền sư trước thiên nhiên, đời sông nhưng mọi sự vật, hiện tượng trong đó
đều hiện hình như nó vốn có và toát lên vẻ đẹp của sự an lạc, tĩnh tại từ chính cái Tâmsáng trong của người tu Thiên Có thé thấy, đặc trưng này đã khiến thơ Thiền trở nênhoàn toàn khác biệt với các loại hình thơ ca khác Nếu thi phẩm của nhà Nho chủ yếu mượn đời sống sinh hoạt, thé giới tự nhiên làm chất liệu dé gửi gắm những cảm xúc,rung động rat tran thé trước sự biến đôi không ngừng của dòng đời thì với các Thiên sư,thế giới tự nhiên ấy lại là ngôi nhà đích thực, là sự trở về với bản thé chân như còn đờisông sinh hoạt là chất xúc tác giúp Thiền giả có thêm những chiêm nghiệm sâu sắc hơn
về quy luật vô thường và ý nghĩa của kiếp người Họ sống giữa đời với thé nghiệm sâusắc về mỗi liên kết tương tức nhất như giữa con người với thé gian và thiên nhiên vũ
trụ.
Những đặc trưng trên đã thé hiện rõ nét điểm đặc sắc của thơ Thiền Lý — Trantrong dòng chảy văn học Phật giáo Thơ Thiền Lý — Tran, qua điểm nhìn khái quát một
số điểm nôi bật từ các tiền dé lịch sử - xã hội, tiền dé tư tưởng, văn hóa và tiền đề văn
học đã phản ánh chân thực sự xuất hiện cũng như quá trình phát triển đến đỉnh cao của
các tác phẩm thi ca giai đoạn nảy, đặc biệt ở đời Tran
1.2 Đôi nét về thơ Thiền đời Trần
1.2.1 Về lực lượng sáng tác
Trong công trình Van học Phát giáo thời Ly — Tran: Dién mao va dac diém, một
thong kê đã được tác giả Nguyễn Công Lý thực hiện, căn cứ vào bộ hợp tuyển Tho văn
Ly — Tran (3 tập) cho thấy riêng bộ phận văn học Phật giáo vào đời Tran có 23 tác gia
có tên (chiếm 27%), trong đó chỉ có 1 tác giá khuyết danh Trong điểm nhìn đối sánhvới số lượng tác giả đời Lý gồm trên 60 tác giả có tên (chiếm §3%) và 13 tác giả khuyếtdanh (Nguyễn Công Lý, 2016, tr.179-180), có thé thay, lực lượng sáng tác đời Trantương đối ít Tuy nhiên, điều đáng chú ý là số lượng tác phẩm giai đoạn này lại chiếmnhiều hơn cả Cũng theo một khảo sat từ nha nghiên cứu Nguyễn Công Lý chi dé cập
Trang 36khảo sát chính, không chỉ bởi đây là giai đoạn đánh dau bước phát triển tron vẹn của
Thiên học cũng như thơ ca mà còn vì sự xuất hiện lần kết hợp đặc biệt giữa các loại hình
tác gia bay giờ.
Như đã dé cập, vào đời Tran, lực lượng sáng tác thuộc dòng văn học Phật giáo nói chung và thơ Thiền nói riêng không chi là các Thién sư mà còn cô cà các tác giáthuộc tang lớp vua chúa quy tộc, quan lạt, Diều nay đã thé hiện sự chuyển địch rõ nét
từ loại hình tác giả là Thiền sư ở đời Lý sang sự kết hợp giữa hai loại hình tác giả là
Thiền su và vua chúa quý tộc ở đời Trần Một điều không thé phủ nhận rằng ngay từ đời
Ly, với khí thế hao hùng, ý thức độc lập tự cường của dân tộc vả giáo lý từ bi thâm dam
tỉnh thần nhân văn của nhà Phật, giai đoạn này đã sản sinh ra những con người với nhân
cách cao đẹp, trái tim khoan dung, rộng mở như Lý Thai Tông — vị hoảng đề thứ hai củatriều đại nhà Lý ngài không chỉ tha tội cho cha con Nùng Trí Cao làm phản mà cònphong chức tước cho nhằm thu phục Cao, khiến y đem hết tài sức góp phan tran giữvùng biên thủy của Tô quốc Thậm chi còn có vị tướng tài ba như Lý Thường Kiệt,
không mang công danh, phú quý và sẵn sàng nhường ngôi tế tướng cho chính đôi thủ
từng bị mình đánh bại Phải chăng, sự xuất hiện của những con người đặc biệt này đãphan nào du báo cho sự hưng thịnh của một thời đại thâm đẫm tỉnh thần nhân văn!
Sang đời Trần, các vị vua chúa, quý tộc chăng những nỗi bật với phẩm chất sángngời, hơn hết, họ còn là những thiên sư, cư sĩ hoặc có liên hệ mật thiết với Thiền đạo.
Đó là trường hợp của vị vua Tran Thái Tông có thé dé dang “tit bỏ ngai vàng như trút
bỏ chiếc giày rach” như nhà sử học Ngô Thi Sĩ từng nhận xét (Ngô Thi Si, 1991, tr.72).Khi vẻ già, ngài nhường ngôi cho con và trở vẻ núi Yên Tử nhằm tiếp tục con đường tuhọc Hay trường hợp của Tran Nhân Tông — người chính thức khai sáng Thiền phái TrúcLâm Yên Tử, một phái Thiền đậm chất Việt Nam và khi về gia cũng nhường ngôi chocon roi bắt đầu cuộc hành trình truyền bá giáo lý từ bi của Đức Phật trong nhân dan và
kêu gọi xóa bỏ những tập tuc lạc hậu, mê tin dị đoan v.v Đặc biệt, với ho, thi ca như
một phương tiện đắc lực trong việc gửi gắm những giáo lý nhà Phật đến hau hết quan
Trang 37chúng Do đó, chi ở đời Tran, ta mới có thé tim thay sự kết hợp hài hòa giữa hai loạihình tác giả là Thiền sư — Vua chúa quý tộc trong cùng một con người, tạo nên bức chândung văn học Thiên tông Việt Nam chưa từng có trong lich sử Tác giả Lê Thị ThanhTâm trong công trình Nghién cứu so sánh thơ Thiên Lý — Tran (Việt Nam) với thơ ThiênĐường — Tong (Trung Quoc) khi khái quát một số tinh chat loại hình tác gia Thiền giagiai đoạn nay đã cho sự kết hợp nêu trên vào tính chat Nhà thơ — Thiên gia với nhâncách Hoàng dé và nhận định: “Loại hình nhân cách nay chứa đựng rõ nét tinh than “tamgido” thời trung đại, dong thời cũng cho thấy soi day hợp nhất vỏ hình về quyền lợiquốc gia dân tộc và tư tưởng Phật giáo của người Việt Nam” (Lê Thị Thanh Tâm, 2007,tr.75) Qua đó, có thê thấy, từ các loại hình tác giả trên, với sự kết hợp hải hòa giữa tâm,tài, trí đã góp phan đưa thơ Thiền giai đoạn nay phát triển đến đỉnh cao và trở thành nềntáng cho những quan niệm về con người trong thơ Thiên đời Trần.
Thứ nhát, đề tài trình bày triết lý Thiền Phật giáo.
Nội dung phản ánh của mảng dé tai nay là những lý thuyết Phật giáo mang tinh
trừu tượng, khái quát cao Từ quá trình tu chứng và giác ngộ của minh, các Thiền sư có
thê trình bày trực tiếp triết lý ấy hoặc gửi gắm gián tiếp qua những hình ảnh giảu giá trị,mang đậm tinh than Phật giáo Thiền tông: qua cách nói nghịch ngôn, phi logic và qua những điện có, điển tích Phật giáo v.v Riêng ở thơ Thiền đời Tran, đây là mang đẻ tàithường được bắt gặp trong bài kệ Khóa hư luc, Thứ thời vô thường kệ của Trần TháiTông hay các bài thơ Kiến giải, Mé ngộ bất dị, Thị hoe v.v của Tuệ Trung Thượng sĩ.
Thứ hai, đề tài về thiên nhiên
Thiên nhiên, từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng bat tận trong sáng tác thi ca thời
trung đại cũng bởi trong quan niệm của người phương Đông, thiên nhiên va con người
là đồng nhất thé - “Thién nhân hợp nhất” Với tinh than đó, trong thơ Thiên đời Tran, thiên nhiên thường biện lên với tat cả vẻ đẹp tươi mát, hap dẫn và chứa đựng vô vàncảm xúc trữ tinh của thi nhân Day là điểm khác biệt so với dé tài về thiên nhiên trong
Trang 38thơ Thiên đời Lý Hình ảnh thiên nhiên giai đoạn này hầu hết đều mang tính biểu tượng,thậm chí là siêu phóng qua những an dụ day ngụ ý, từ đó tác giá đi đến trình bày nhữngvan dé thuộc lĩnh vực tư tưởng triết học, mang chiều sâu tâm linh, đòi hỏi độc giả phải
có một mức độ thấu triệt nhất định về Phật giáo Thiển tông mới có thể giải mã được ýnghĩa Trong khi đó, thiên nhiên qua thơ Thiền đời Tran đã trở thành một đối tượng
khách quan, tao cảm hứng cho thi nhân chiêm nghiệm va phản ánh thông qua cảm quan
Thiên đạo Đề có thẻ mang đến hình dung rõ nét hơn về sự chuyên biến đặc biệt này,
nhà nghiên cứu Nguyễn Công Lý qua công trình Van học Phật giáo thời Lý — Tran: Diện mạo và đặc điểm đã thực hiện thông kê sau: Ở đời Lý, có đến 139/148 đơn vị tác phẩm (chiếm 94%) với hình ảnh thiên nhiên mang tính ân dụ cao và đậm chất triết lý Riêngđời Tran, hình ảnh trên chỉ ở mức 182/257 đơn vị tác phẩm (chiếm 70%) Còn khi xétđến những hình ảnh thiên nhiên mang tính hiện thực và dat dao cảm xúc trữ tinh thi đời
Lý chỉ có 9/148 đơn vị tác phẩm (chiếm 6%), sang đời Tran, con số này có sự thay đôi
đáng kê, đạt đến 75/257 đơn vị tác phẩm (chiếm 30%) (Nguyễn Công Lý, 2016, tr.439)
Từ thông kê trên, một điều không thé phủ nhận là trong các sáng tác vẻ dé tài thiên nhiên
ở đời Tran thì tính triết lý vẫn còn giữ vị trí cốt lõi, song với sự gia tăng đáng ké của những tác pham ma hình ảnh thiên nhiên hiện lên như nó von có và mang đậm tâm tu,cảm xúc từ chính thi nhân cũng phan nào khang định rằng dé tài về thiên nhiên trongthơ Thiền giai đoạn nảy gần gũi hơn với độc giả và là minh chứng cho tỉnh thần nhậpthé tích cực của các Thiên sư - thi sĩ.
Thứ ba, đề tài về con người.
Mang đề tài này thường phản ánh một số hình ảnh về con người được nhìn nhận
từ quan niệm của các tác giả, chăng hạn: con người hòa hợp với vũ trụ bao la; con người chứng ngộ qua tinh thần vô ủy, vô ngôn; con người đạt dao qua lỗi sống ung dung, tự
tại và đặc biệt là con người phóng nhiệm, vượt thoát mọi giới hạn thông thường của đời
song tran thé va đời sông tu học, tiêu biéu la trường hợp thơ Tuệ Trung Thượng si màchúng tôi sẽ có dịp phân tích cụ thê hơn ở các phan sau
Thứ tr, dé tài về cuộc sống thé tục.
Đây là mảng đề tài xuất hiện rất ít trong thơ Thiền đời Trần bởi nội dung phản ánh là những cảm xúc, nỗi lòng hay suy tư của chính tác giả trước những hình ảnh bắtgặp trong cuộc sóng tran thé Tuy nhiên, những cảm xúc, suy tư này không hề phang
Trang 39Cung viên xuân nhật ức cựu của Tran Thánh Tông và Khuê oán, Tây chỉnh đạo trung
của Trần Nhân Tông.
Việc phân loại tách bạch các dé tài nêu trên chi mang tính chất tương đối bởi trênthực tế, mỗi đơn vị tác phẩm đều sẽ chứa đựng sự giao thoa giữa các mang dé tài vớinhau Đồng thời, sự đa dạng đan xen của các mảng đẻ tài chính là cơ sở vững chắc choquá trình khai thác các giá trị đặc sắc của thơ Thiên đời Trần khi đặt trong mỗi tươngquan với các quan niệm về con người, với hình ảnh thiên thiên va cuộc sông tran thé
1.2.3 Vé ngôn ngữ
Ảnh hưởng từ ngàn năm Bắc thuộc đưới sự áp đặt và bảo trợ của giai cấp thông
trị Hán tộc đã dẫn đến sự thay thế từ những kí hiệu chữ cô do tô tiên ta sáng tạo nên sang
sự vay mượn chữ Hán làm ngôn ngữ chính thống trong bộ máy hành chính, trong học hành thi cử, cả trong các sáng tác giai đoạn đó Vì thé, đa số những tác phẩm hiện cònlại thuộc dong văn học Phật giáo nói chung và thơ Thiền nói riêng đều là chữ Hán Song,
bên cạnh bộ phận văn học chữ Hán, không chỉ riêng văn học Phật giáo mà toàn bộ văn
học trung đại thời kì này còn có sự xuất hiện của bộ phận văn học chữ Nom Do đó, sự
ra đời của chữ Nôm là cột mốc đánh dau sự phát trién của ý thức độc lập tự cường dantộc và thể hiện nhu cau tự thân của ngôn ngữ, đúng như Nguyễn Tài Can từng nhận định:
“Sự xuất hiện của chữ Nôm dang được coi như là một cái mốc lớn trên con đường tiền
lên của lịch su Va kho tang văn ban Nom cũng nhic bản thân chữ Nom được coi nhí là mot gia tài văn hỏa quy bau của dan tốc ta” (Viện sử học, 1981, tr.Š16).
Thuở ban dau, người Việt sáng tao ra chữ Nôm trước hết dé ghi lại tên người,địa danh hay những sự vật không có trong chữ Hán và sau đó là dé sử dụng trong sáng
tạo văn hóa lần sáng tác văn học Dặc biệt, qua công trình Văn học Phật giáo thời Lý —
Trân: Diện mạo và đặc điểm, tac gia Nguyễn Công Lý đã đưa ra kết luận việc ghi lại tênngười, địa danh thực chất xuất phát từ chính các sinh hoạt tôn giáo trong nhà chùa vì:
Trang 40Nhà chùa là nơi đầu tiên chế tác ra chữ Nôm và cũng là nơi sử dungchữ Nom nhiều hơn cả qua việc ghỉ chép tên người, tên đất trên sé điệp trongnghỉ lỄ cúng tế Những cái tên thuan Liệt này trong hệ thong ngôn ngữ Hankhông có nên các nhà sư buộc phải mượn chữ Hán dé tạo ra chữ Nom.
(Nguyễn Công Lý, 2016, tr.274)
Đồng thời, tác giả cũng minh chứng thêm rằng vào thé ky thứ III, V, các nha Phậthọc nước ta đã mượn chữ Hán dé ghi âm tiếng Việt theo hình thức tá 4m, được thé hiện
qua Lue độ tập kinh của Khương Tăng Hội; Tá dm và Tá dm tự của Đạo Cao hay qua
những dau tích tên người, tên đất được khắc trên các cột kinh bang đá (Nguyễn Công
Lý, 2016, tr.274) Đây chính là nén tang vững chắc cho sự phát triển của chữ Nôm ở giai
đoạn sau và cũng góp phân lí giải cho sự xuất hiện của tác phẩm văn học chữ Nôm đầu
tiên lại là tác phẩm thuộc dòng văn học Phật giáo.
Như đã dé cập, đời Trần nỗi bật với sự ra đời của các tác phẩm văn học băng chữNôm và tác giả đầu tiên sử dụng chữ Nôm dé sáng tác là Điều Ngự Giác Hoàng Trần
Nhân Tông với Đắc thú lâm tuyên thành đạo ca và Cư tran lạc đạo phú Sau đó, xuất
hiện thêm bai pha của Huyền Quang, mang tên Vinh Van Yên tự phú Có thê thay, nhimg
tác phẩm trên, bang chat liệu sáng tác mới là chữ Nom không chi thé hiện được hét thay
vẻ đẹp thanh thoát của thiên nhiên hữu tinh mà còn chứa đựng trọn vẹn ý vị Thiền Vivậy, sự xuất hiện của những tác phâm trên vừa là lời khang định cho tinh thần tự cường,hao khí dan tộc, vừa cho thay sự linh hoạt, không ngừng phát triển của văn học nói chung và bộ phận văn học Phật giáo nói riêng dé phù hợp với xu hướng phát triển chung của đất nước.
1.3 Quan niệm về con người trong thơ Thiền đời Trần
1.3.1 Sự tiếp nỗi quan niệm về con người trong thơ Thiền đời Lý
Con người là đối tượng trung tâm mà văn học phản ánh, vì thé van đề quan niệm
về con người trong văn học qua từng giai đoạn lịch sử luôn là câu hỏi lớn, được đặt ra cho giới nghiên cứu đù ở thời đại nào Đặc biệt, các quan niệm về con người trong thơThiền trung đại đã trở thành van dé thu hút sự quan tâm đáng ké từ các nha nghiên cứubởi một số đặc trưng mà ta chỉ có thé bắt gặp ở bộ phận thơ ca này.
Những tiền đề lịch sử - xã hội: tư tưởng, văn hóa và văn học thời Ly — Tran đã
góp phan minh chứng cho sự xuất hiện của những con người tự tin, hao hùng, phóng