HINH TƯỢNG CON NGƯỜI TỰ DO TRONG THO THIEN ĐỜI TRAN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Hình tượng con người tự do trong thơ Thiền đời Trần (Trang 118 - 177)

3.1.1. Lực lượng sáng tác: Từ Thiền sư — Thủ nhân đến Thiền sư — Thi nhân —

Vua chúa

Xuất phat từ tông chi “Bat lập văn nw, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tam,

kiến tanh thành Phật”, thé nên tinh than cốt lõi của Thiên tông là lay việc ngộ dao lam mục tiêu chính, không chú trọng kinh điển hay bat kì văn tự nào khác. Trong công trình Thơ Thiên Đường - Tổng, Đỗ Tùng Bách đã minh chứng: “Giáo môn cho rằng thơ là

“lời noi thêu dệt”, những lời noi đẹp dé này thường thường làm loạn đạo tam chúng ta,

cho nên hàng tăng sĩ thuộc Giáo môn không chủ trương làm thơ, nếu như có sẽ làm giống các bài kệ của Ấn Đó” (Đỗ Tùng Bach, 2000, tr.26). Do đó, như đã dé cap, khi Tô Bỏ Đề Đạt Ma đi thuyén từ An Độ sang Nam Trung Quốc đẻ truyền đạo vào năm 520 cho đến trước thời Lục Tỏ Huệ Nang, các Thiền sư chủ yếu mượn kệ dé thẻ hiện sự

chứng ngộ của mình. Tuy nhiên, kẻ từ thời Lục Tổ Huệ Nang và Than Tú, hai bài kệ chứng ngộ được trình bày đưới hình thức thé thơ ngũ ngôn tuyệt cú đã đánh dau sự hòa hợp giữa Thiên và thơ. Từ đây, thơ Thiền bắt đầu đời sống dich thực của nó trong dòng chảy văn học Phật giáo Trung Hoa. Diéu này cho thấy các Tổ sư Thiền đời Dường (từ

năm 618 đến năm 907) có thé được xem là lực lượng sáng tác chủ chốt va cũng là người

đặt nền móng vững chắc cho sự ra đời của thơ Thiền giai đoạn này. Càng vẻ sau, khi các

văn nhân, thi sĩ Đường - Tổng tham thiền thành phong trảo, nhiều nhà thơ đã đem thiền vào trong thi ca. Qua đây, có thé thay, lực lượng sáng tác thơ Thiên Đường - Tống bao gồm các Thiền sư vả cả thi sĩ. Tuy nhiên, nếu đặt trong sự đối sánh với thơ Thiền đời Tran (Việt Nam) khi tố chất thi sĩ và phâm cách thiền sư cùng hỏa hợp trong một con người, làm nên những tác phẩm đậm ý vị Thiền nhưng vẫn gần gũi đời sống thế tục thì riêng thơ Thiền Đường - Tống, hai yêu tô này có sự tách biệt rõ rệt, cho thay những triết lý Thiên học không chỉ đơn thuần được đưa vào thơ ca như một cách dẫn dắt độc giả tìm về với Tự tanh, Ban thé huyền điệu ma còn là cơ sở hình thành nên lí luận thi ca

đích thực của Trung Hoa.

112

Bàn về sự tách biệt rõ rệt trong lực lượng sáng tác là các Thiên sư và thi nhân, trước hết, ta sẽ xem xét vài điểm đáng chú ý trong sự xuất hiện của từng loại hình tác

giả.

Thứ nhất, với lực lượng sáng tác là Thiên sư, một câu hỏi được đặt ra; Do đâu mà đến tận đời Đường. với sự ra đời của hai thi kệ từ Thần Tú và Huệ Nang, thơ Thiền mới xuất hiện và trở thành một trong những lựa chon của các Thiên sư dé bày tỏ cảnh giới ngộ? Lí giải điều này, tác giả Đỗ Tùng Bách trong “Tho Thiền Đường - Tống” từng cho rằng: “Đương nhiên cũng có hoàn cảnh tác động đến, vì vào đời Đường Thiên tông cực thịnh và đời Đường cũng là thời đại hoàng kim của thi ca Trung Quốc, khi dy các Thiên sư thường mượn văn chương dé tỏ bày cảnh giới ngó của minh” (Đỗ Tùng Bach, 2000, tr.26). Sở di, Thiền tông cực thịnh vào đời Dường (khoảng từ giữa thé kỷ thứ VII đến cuối thé ky thứ VIII), at cũng bởi sự ra đời và lưu truyền của hai phái Thiền, gồm phái Thiền Bắc tông do Thần Tú khai mở, chủ trương tiệm tu - dùng nguyện lực gia công tu

hanh đề trừ bỏ ô ué, và phái Thiền Nam tông do Huệ Năng sang lập, chủ trương đồn ngộ vì cho rằng chính tâm này là Phật, khi đã đạt đến cảnh giới tuyệt đối thì chăng cần tạo tác tu trì dé trừ bỏ nhơ bản. Thời gian dau, dd phạm vi hoạt động của phái Thiền Nam tông chỉ dừng lại ở vùng Lĩnh Nam (Tảo Khê) và sức anh hưởng không bằng phái Thiền Bắc tông khi đó đã vượt ra khỏi núi Song Phong, Hoàng Mai. Song, đến niên hiệu Khai Nguyên. năm thứ 22 đời Đường (năm 734) thi Than Hội - đệ tử của ngài Huệ Nang đã

“tuyên truyền Nam tông, lập riêng phổ hệ Thiên tông, trong cuộc tranh luận đã thẳng Pháp sư Sing Viễn của thiên phái Bac tông, được giai cấp thông trị túng hộ kính trọng.

chủ trì Phật sự, hodng dương pháp thiên Hà Trạch của Ngài, phái thiên Nam tông cuỗi cùng đã có ảnh hưởng tại khu vực phía Bắc "5, Cũng từ đây, Thiền tông chính thức kiến

lập. có ảnh hưởng khắp toàn quốc và có thê được xem lả nên tang cho sự ra đời của các

tông phái khác như Lâm Tế, Tào Động, Qui Ngưỡng, Pháp Nhãn, Vân Môn. Thế nên, hoàn toàn không phải ngẫu nhiên khi cho rằng Thiền tông đã đạt đến mức cực thịnh ở đời Đường. Cùng với đó, đây còn được xem là thời đại phát trién đỉnh cao của thi ca.

Theo Dịch Quân Ta trong Văn học sứ Trung Quốc, điều này là bởi "xã hội Trung Quốc đã trải qua thời kỳ dài dằng đặc như thé, phức tạp đến như thé, tất nhiên đời sống và tư

tưởng của nhân dan can có một cải gì thay đổi. Thể là một thể tài mới của thi phải được

113

xuất hiện để đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của đân ching”. Đồng thời, sự “anh hưởng của cao trào chính trị lúc bấy giờ đã làm nay nở thiên tài của một số lớn thi nhân và cho ra đời một số lớn tác phẩm nổi tiếng”. Đặc biệt, các vị vua nhà Đường như Thái Tông, Huyền Tông đều “rất ưa thích văn học, chú trọng thi ca”. Thậm chi, thi ca đã trở

thành điều kiện không thê thiếu trong việc tuyển chọn nhân tai nơi triều đình (Huỳnh Minh Đức dich, 1992, tr.342-343). Trước bối cảnh lớn ấy, cũng bởi nhận thức được giá trị, sự huyền điệu của thi ca nên các Thiền sư đã gửi gắm triết lý Thiền vào đó. Vì vậy, về sau, các đệ tử đều cho rằng dùng thơ dé biểu hiện Thiên là phương pháp tốt nhất trong

việc trình bày những van đề uyên áo của nhà Phật, có lẽ cũng vì tính hàm súc, van điệu và dé nhớ, dé nghe mà thi ca mang lại. Song, điểm đáng chú ý là nhiều vị Thiền sư suốt đời chỉ làm có một bài hoặc một vài bài như Huệ Năng, Thần Tú với hai thi kệ chứng ngộ đã dé cập hay Thiền sư Hoa Dinh Thuyền tử Đức Thành với vải bài thơ mượn cảnh

dé khai thị pháp yếu, chang hạn:

Phiên âm: Dịch thơ:

“Thiên xích ty luận trực hạ thùy, (Nhợ câu ngàn thước vừa buông xuống.

Nhất ba tài động van ba tùy: Một sóng vừa gợn muôn sóng sanh.

Dạ tĩnh thủy hàn ngư bất thực, Nước lạnh. đêm thanh, câu chăng dính, Mãn thuyén không tải nguyét minh quy.” Day thuyền chỉ chở ánh trăng suông.)

(Đỗ Tùng Bách dịch)

Từ phạm vi nghiên cứu của dé tai, ta có thê đưa ra một số lí giải khái quát cho van dé này. Trước hết, như đã dé cập. với chủ trương “bắt lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền ” thì thơ ca, trong quan niệm của các Thiên sư chỉ là một trong những phương tiện, như “viên đá dan đường” dé dan dắt người học từng bước tiếp cận triết lý Thiên.

Do vậy, “các câu thơ hay các bài thơ đó được các ngài thuận miệng nói ra, thuận tay

chép lại theo thi thuật nhà thiền “nhất hồi niém xuất nhất hoi tan” chẳng bao giờ chit thích xuất xứ ””. Hơn nữa, cảnh giới ngộ và kinh nghiệm Thiên định là những điều ma ngôn ngữ thông thường không thẻ truyền tải hết thay mà phải có được từ sự chứng ngộ trong tự thân mỗi người. Mặt khác, việc ngộ đạo của các vị Tô sư Thiên là tùy duyên

? Vũ Thé Ngọc. (2013). Đường thi: Thẻ nảo là thơ Thiên.

https://tinyurl.convtz8wdaz2.

114

ngộ nhập hay còn gọi là thời tiết nhân duyên - tùy theo duyên phận và tùy theo điều kiện bên ngoài. Thể nên mới xuất hiện trường hợp các Thiền sư suốt đời chỉ làm có một bài

hoặc một vải bài thơ.

Thứ hai, với lực lượng sáng tác là thi nhân, có thé thấy, dù không phải nhừng

môn dé thuộc tông phái Thiên, song họ có sự am hiéu nhất định về Thiền hoc, củng

khuynh hướng “di Thiền luận thi” đã khai sinh nên một khôi lượng đồ sộ những thi pham đậm ý vị Thiên. Ở đây, vi phạm vi nghiên cứu có hạn nên người viết chỉ dé cập đến những tên tuôi nôi bật, cụ thé như thi Phật Vương Duy (701-706) với khoảng hon 400 bài thơ thuộc hai mảng điền viên sơn thủy và thơ Thiên hay Tô Đông Pha (1037- 1101), chỉ xét riêng vẻ thi từ ngụ ý Thiền, ông có khoảng trên 1000 bai và con rất nhiều tác giả nôi tiếng khác. Sự xuất hiện nhiều “cay bút” nồi trội và sự gia tăng không ngừng các thi phẩm Đường - Tống chính là kết quả có được từ thời đại hoàng kim của thi ca.

Đề tồi, khi cánh diều thi ca bắt gặp ngọn gió Thiền thì bên cạnh những sáng tác xoay

quanh đời sống, chứa chan nỗi niềm nhân thé con là các tác phẩm chở day Thiên vị.

Trong công trình Tho Thiên Đường - Tong, Đỗ Tùng Bách đã khái quát ba trường hợp cấu thành thiên vị trong thơ Đường - Tống. Đầu tiên là thién thú thi và thiên thứ thi (thơ có ý vị thiên nhiên va thơ có ý vị Thiên). tức thơ ngụ thiền không có dấu vết, tùy vào căn cơ của mỗi người đề có thẻ hiểu và lãnh hội ý nghĩa. Chang hạn, bài thơ Diéu mink giản, một trong những bài thơ tiêu biéu cho phong cách nghệ thuật đậm chất Thiên của

Vương Duy, tuy chăng trực tiếp dé cập triết lý Thiên nhưng sâu bên trong vẫn toát lên

vẻ đẹp bình dj, hòn nhiên, điềm đạm, ¥ tại ngôn ngoại:

Phiên âm: Dịch nghĩa:

“Nhân nhàn hoa qué lạc, (Người nhàn ngôi trước cảnh hoa qué rụng, Da tinh xuân sơn không. Đêm tĩnh mịch. núi xuân vắng teo;

Nguyệt xuất kinh sơn điều, Trăng moc làm chim núi sợ,

Thời mình xuân giản trung. ” Thinh thoảng kêu trong khe Xuân.)

(Điều minh giản) (Khe chim kêu) Tiếp đến là Kỳ thứ thi và Thiên thi thi (thơ có ¥ vị lạ lùng và thơ có ý vị Thiền), có thé hiểu “the lay ý vị lạ lùng làm tông, trải với lẽ thường hợp cùng đạo lý làm khuynh hướng ”. Điều này được thé hiện qua hai câu thơ của Đỗ Phủ: “Thuy lưu tâm bat canh/

115

Vân tại ý câu tri” (Nước chảy tâm chăng động/ May ngưng ý lặng dừng) hay Trúc Trang

Thi Thoại cũng từng viết: “Trương thuyết mãn đình hoa sắc hao/ Nhất chỉ hông thị nhất chỉ không ” (Đã nói day sân sắc hoa đẹp/ Một cành đỏ rực, một cành tro). Sau cùng là Lý thú thi và Thiên thú thi (thơ ngụ Lý và thơ có ý vị Thiền), trường hợp nay, thi nhân có thé “nói thẳng thiên lý, hoặc nương vào dau dé dé thay ý hoặc dùng thiên ngữ thắng

tắt khiến chúng ta có thé tìm hiểu và khảo sát được ” (Đỗ Tùng Bách, 2000, tr.306-337).

Ta có thê ké đến Ngo do thi, bài thơ được M6 Ni đời Tống sáng tác nên trong giây phút

` ˆ BS ˆ £ ` ` ` ˆ ` `

bừng ngộ dé nhận thay đạo còn là mùa xuân trường cửu:

Phiên âm: Dịch thơ:

“Tận nhựt tâm xuân bat kién xuân, (Tìm Xuân chang thay bóng Xuân sang,

Mang hài đạp phá lãnh dau van. Giày rơm giẫm nát đỉnh mây ngàn.

Ouy lai ngdu ba mai hoa khứu, Trở về chợt ngửi hương mai ngat, Xuân tại chi dau dĩ thập phân. ” Xuân ở đầu cành đã chứa chan.)

(Ngộ đạo thì) (Đỗ Tùng Bách dịch)

Cũng cần nói thêm rằng cách thức của Kỳ zhứ thi bắt đầu từ Thiên nhân với một số công án nồi tiếng như “Dan Ha thiêu Phật g6”, “Hoàng Bá đặt tên” v.V.... về sau các thi nhân đã mượn bộ phận thiền lý dé lam thơ. Còn riêng ¿ý shi thi, dù không phải

bắt đầu từ Thiền sư nhưng người làm thơ ngụ lý thi không ai hơn được Thiên sư. Khi được các nhà thơ tiếp nhận, những sang tác của họ đã tạo nên sự phong phú cho nội dung thơ. Như vậy, các trường hợp trên đã cho thấy phần nào sự khác nhau giữa thơ Thiền của Thiên sư và thi nhân. Vẫn là những tác phẩm chứa đựng nội dung của Thién

thú thi, Kỳ thú thi và thậm chi ca Lý thú thi, tuy nhiên, nếu nội dung thơ ngụ thiền của Thiền sư chủ yếu thiên về Ban thé, Tự tanh, về quá trình tu học hay đề biểu đạt những kiến giải, ý cảnh từ các công án Thiền, mượn “?ời the dé nói ra đây, là nói mà không nói, không nói mà nói” thì nội dung thơ ngụ thiền của thi nhân “phản lớn hay viết về chỗ áo điệu của thiền cảnh, chỗ thích thi về thiển lý. Được sự trợ giúp của thién, nhà

thơ có cdi nhìn sâu rộng về nội dung của thơ, dé cao ý cảnh của thơ, làm tăng thêm phương pháp biểu hiện trong thơ” (Đỗ Tùng Bách, 2000, tr.305-306). Do đó, với lực lượng sáng tác thứ hai là các thi nhân, việc dùng thơ ngụ thiền lại càng khiến Thiên học thêm phần hưng thịnh.

116

Khi đặt trong cái nhìn đối sánh với tho Thiển đời Tran, có thẻ thay, dù lực lượng sáng tác ban đầu cũng xuất phat từ các Thiền sư, chủ yêu mượn thi ca dé bàn về quy luật sinh tử, dé van đáp những van dé về đạo giữa Thiền nhân và môn đồ v.v... Tuy nhiên, ké từ đời Trần, khi khuynh hướng “thi hóa” càng đậm nét cùng với sự xuất hiện của các thi nhân thuộc tầng lớp vua chúa quý tộc, quan lại thì lực lượng sáng tác bat đầu có sự chuyên dịch rõ nét theo hướng kết hợp giữa tô chat thi sĩ, phẩm cách Thiền sư và đặc biệt là nhân cách Hoàng để trong cùng một con người. Điều này trước hết bắt nguồn từ một xã hội thắm đẫm tỉnh thần từ bi bác ái của nhà Phật. Chính xã hội ấy đã sản sinh nên những người đứng dau đất nước với nhân cách cao đẹp và trái tim khoan dung, nỗi bật như Trần Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ hay Huyền Quang. Và tuyệt điệu hơn cả là những con người ấy không chỉ thuộc tầng lớp vua chúa, quan lại với uy lực oai nghiêm ma còn là những Thiền su, cư sĩ đích thực. Day là điểm tạo nên sự khác biệt rõ nét về lực lượng sáng tác của thơ Thiền đời Trần khi đặt trong tương quan với thơ Thiền Đường - Tổng. Trong công trình Xghiên cứu so sánh thơ Thiên Ly ~ Tran (Viét Nam) với thơ Thiền Đường — Tổng (Trung Quoc), tác già Lê Thị Thanh

Tâm đã minh chứng:

Ngay cả vua Đường Minh Hoàng = vị vua hào phỏng với thi phú bậc nhất thời Đường cũng chi dừng lại ở tư cách “Mạnh Thường Quan” về tinh than cho

các trào lieu học thuật đương thời; trong khi đó bản thân Duong Minh Hoàng không

phải là một danh gia nổi tiếng về thơ. Các triều đại tiếp sau Đường Minh Hoàng, cho đến đời Tống, đều xuất hiện rất hiếm hoi các tên tuổi nhà thơ đồng thời là hoàng đẻ.

(Lê Thị Thanh Tâm, 2007, tr.76)

Vi thé, ta có thé cho rằng đời Tran là giai đoạn có một không hai trong lịch sử,

không chi bởi sự xuất hiện của những con người hết sức đặc biệt mà còn do sự hòa hợp tuyệt điệu giữa tô chất thi si, phâm cách Thiền sư va nhân cách hoàng dé. Thêm vào đó, phan lớn lực lượng sáng tác đều là những người đứng đầu một đất nước, cùng với xu hướng lựa chọn Phật giáo làm quốc giáo nên mục đích chính của họ là thông qua những van thơ giàu chat trữ tình, thé hiện cách cảm nhận đời sống, cảnh vật từ điểm nhìn đậm ý vị Thiền dé mang đạo đến gần hơn với đời sông quan chúng. Do vay, những sang tác

117

của các Thiên sư - Thi sĩ - Vua chúa, quan lại luôn chứa đựng sự kết hợp giữa chat đạo và đời, mang đậm xu hướng thé tục hóa, gần gũi với quần chúng nhân dan. Thơ ca càng

dung di, giàu cam xúc thì càng phù hop với nét đặc trưng trong văn hóa của người Việt

là trọng tình. Còn riêng thơ Thiền Đường - Tổng với mục đích chính của lực lượng sáng tác là không chỉ đơn thuần đẻ cập đến cảnh giới huyền điệu của dao, mở rộng phạm vi

ảnh hưởng của Thiên học mà sâu sắc hơn cả còn nhằm đóng góp cho văn chương Trung

Hoa một nên lý luận thi ca với hệ giá trị mỹ học Thiên tông. Như vay, những đặc trưng từ thời đại, mục đích sáng tác đã phần nào lí giải cho sự khác biệt trong loại hình tác giả của thơ Thiền Đường - Tống va thơ Thiền đời Tran: một bên tách biệt giữa kiểu tác giả Thiền sư - Thi nhân và bên còn lại là sự hòa hợp của kiểu tác giả Thiền sư - Thi nhân - Vua chúa trong cùng một con người. Diều này đã mang đến cho thơ Thiền mỗi quốc gia một nét đặc sắc riêng, không thé lan vào đâu!

3.1.2. Đặc trưng thơ ca: Từ tính triết lý đậm vị đạo đến tính thé tục giàu chất

nhân tình

Tho Thiền Đường - Tống và thơ Thiền đời Tran, đúng như tên gọi, đều thé hiện sự kết hợp tuyệt điệu giữa Thiền va thơ. Như đã dé cap, nếu thơ thường được dùng dé bảy tỏ tình cảm, cảm xúc của chủ thê trước một sự vật, hiện tượng nào đó trong đời sống thì Thiền với tông chỉ “Bát lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tanh thành Phat” nhắm đến sự chứng ngộ những giáo ly uyên áo của Phật giáo Thiền tông. Dé rồi, khi cả hai yếu tô cùng hòa hợp đã khiến van thơ Thiền vừa đậm chất triết

lý, vừa giàu tính hảm súc, gợi hình, gợi cảm cao. Cùng với đó, lực lượng sáng tác chủ

yếu và tiên phong của thơ Thiên lại chính là các Thiển sư. Có thé nói, chính xuất phát điểm này đã mang đến cho thơ Thiền Đường - Tống và thơ Thiền đời Trần một số nét

tương đồng cơ bản về đặc trưng thơ ca.

Thứ nhất, những từ ngữ, hình anh mang tính nghịch ngữ, phi logic. Day là một trong những đặc trưng được thê hiện rõ nét qua thơ Thiên Đường - Tống và thơ Thiên đời Tran. Vì tinh thần cốt lõi của Thiền học la lấy việc ngộ đạo làm trung tâm, ngoài ra, moi sự truyền đạt triết lý bằng ngôn ngữ thông thường đều chăng thê điễn đạt được chân lý vô cùng của đạo. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa các Thiền sư hoàn toàn bài

xích ngôn ngữ. Trái lại, với tuệ nhãn tinh thông, họ đã sử dụng ngôn ngữ như một

phương tiện giáo hóa đắc lực cho chúng sinh. Diều này được thê hiện bởi những vần thơ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Hình tượng con người tự do trong thơ Thiền đời Trần (Trang 118 - 177)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)