Prideaux & Cooper 2009 đã giới thiệu về DLĐS trongnhững bối cảnh đa dạng của từng quốc gia, các loại hình du lịch đường thủy phùhợp cho mỗi khu vực và những yếu tổ liên quan, được tổng h
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
»#xRls&s&
ĐÀO VŨ HƯƠNG GIANG
SỨC HAP DẪN CUA LOẠI HÌNH DU LICH
DUONG SÔNG TẠI THÀNH PHO CAN THƠ
Hà Nội, 2023
Trang 2; DAI HOC QUOC GIA HA NOITRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN
DAO VU HUONG GIANG
Luan van Thac si Du lich
Mã số: 8810101.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Hồng Long
Hà Nội, 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Sức hấp dẫn của loại hình du lịch đường sông tại
TP Cần Thơ” là công trình nghiên cứu của tôi Những số liệu trong luận văn đều cónguồn trích dẫn rõ ràng, trung thực Những kết luận, kết quả nghiên cứu chưa được
ai công bố trong bat kỳ một nghiên cứu nào khác
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đông về sự cam đoan này.
Hà Nội ngày tháng năm 2023
Học viên thực hiện
Đào Vũ Hương Giang
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Sức hấp dẫn của loại hình du lịch đường sông tại TP Cần Thơ”
được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quoc gia Hà Nội.
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới quý thầy
cô giảng viên đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu củachuyên ngành Du lịch, đặc biệt là PGS.TS Phạm Hồng Long - Người hướng dẫnkhoa học - đã tận tình giúp đỡ tác giả với những ý kiến đóng góp quý giá, trực tiếp
chỉnh sửa trong suôt quá trình triên khai, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn trân trọng cảm ơn Sở Văn hóa, Thê thao và Du lịch, Trungtâm Phát triển du lịch TP Cần Tho, các đơn vị kinh doanh du lịch đường sông trênđịa bàn TP Cần Thơ và các du khách đã hỗ trợ tác giả trong quá trình khảo sát và
thu thập tài liệu cho luận văn này.
Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng vô cùng biết ơn sự quan tâm, chia sẻ củagia đình, người thân và bạn bẻ cùng cơ quan đã giúp tác giả có thời gian nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
li
Trang 5CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 2-2 ©£+2E£+EEE+EEE£EEE£EEE+EEEtrxerrxerred 7
1.1 Lý do lựa chọn đề tài - :-©s¿+5sSx2EE212211221711211271211211 1112111111111 etrcre 7 1.2 Tổng quan tài liệu trong và ngoài nước + 2 +2 e+Ek£EEt2EESEEEEESEEerkrrrkerkree 8
1.2.1 Các nghiên cứu về du lich đường sông o cccscccsssesssesssessseessecssecssecsseessecsecsseeseeens 8
1.2.2 Các nghiên cứu về sức hấp dẫn du lịch -¿- 2 + ++k+£E£+E++Exerxzrxrree 11 1.3 Mục đích, câu hoi và nhiệm vụ nghiên cứu 2.0.0 ceceeceeseeseeeeeeeeeseeseeeeeeeeseeeeeeeeneeaes 13
1.4 Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu - ¿2 +22 ++£x£+E+£xezxzzrxrred 14
1.4.1 D6i n0 8n 14
1.4.2 Phạm vi nghién CỨU - s11 19111910 11 91011 TH HH ng ng 14
1.5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của để tầi, ch nh TH 1 1111 1111111111111 cktrrei 14 1.6 Cau trúc của TUN VAN 0 14
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA DE TÀI - 2-22 ©2£2££+£EZ££EEtEEEeEEeerkerrkerrs 16
2.1 Một số khái niệm CHUN eecesccecsesssessesssessessecssessesssessessssssessecssessesssessessesssessesaeeeseess 16 2.2 Các điều kiện dé phát triển du lịch đường sông -2- 5 5¿2++cxzxz+zxrzes 25 2.3 Các yếu tố anh hưởng đến sức hap dan du lịch và mô hình nghiên cứu 32
2.3.1 Các yếu tố anh hưởng đến sức hấp dẫn du lịch 2-2 522 s22 s2: 32
2.3.2 Mô hình nghiên cứu sức hấp dẫn của du lịch đường sông - 35 TIỂU KET CHƯNG 2 - ¿+ ©5¿©S£SESE£SEE£EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrrrrrera 38
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 2 2 +: 40
3.1 Phương pháp nghiÊn CỨU - + k9 191 E1 9193 1 vn nh Hàn TH nh 40
3.1.1 Phương pháp tổng hợp tài liệu 2-2-2 s©E2E£+EE£EE£EESEEtEESrkrrkerrerrkees 40
3.1.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 2-22 2 22E£2E2+EE£EE2EEeEEerEerrxeri 40 3.1.3 Phương pháp khảo sát thực Ổ]a c2 331v HH HH ng net 42
3.2 Quy trinh nghién CUU oo eee 43
3.2.1 Nghién cttu kham pha eee 43
3.2.2 Nghiên cứu thử nghigm 5 5G E3 11931811 911 910 1910 911 TH HH ry 43
3.2.3 Điều tra khảo sát trực tiẾp -¿- +: ©5++2x+2E2EEE212231221271211211 2121111 44
Trang 63.2.4 Phân tích và xử lí dit liỆu cece 1S SH SH HH HH HH Hiệp 44
TIEU KET CHUONG 3 2-2: ©2£SE+SE2EESEEEEESEEE2122122171121171211271711 211111 cty 45 CHƯƠNG 4 KET QUA NGHIÊN CỨU 2- 2 E‡SE£EE£EE£EESEEEEESEE2EE2EE2E12E22E22E2xee2 46
4.1 Khái quát về TP Cần Thơ ¿- ¿- ¿+ ¿+ +E£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE2E111 111 xe 46
4.1.1 VỊ trí địa lý và phạm vi lãnh thỒ ỏ.- St E1 1211211211211211211211211211111 11.111 re 46 4.1.2 Đặc điểm tự nhiên ¿22 5+ z+EE£EE2E1EEE211221711211271711211 21211111 41 4.1.3 Đặc điểm kinh tẾ - xã hội 6-5: kSt*EEEkEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrrrkrrveg 47 4.2 Tổng quan về du lịch đường sông tại TP Cần Thơ 2-22 ©s2s+c5s+¿ 48
4.2.1 Tiềm năng phát trién DLDS tại TP Cần Thơ -2- 2 5¿+z+cxczxczzxrrez 48 4.2.2 Thực trạng du lịch đường sông tại TP Can Thơ ¿- 2: ¿+2 s£xz+£ssrez 53 4.3 Kết quả khảo sát khách du lịch đường sông tại TP Cần Thơ - 2: 66
4.3.1 Đặc điểm mẫu khảo sắt - 2-22 22©S222S22EE2EE2EE227EE271E22E 221 2EEEEErrkrrree 66 4.3.2 Thông tin chung về trải nghiệm du lich đường sông của du khách 68
4.3.3 Đánh giá sức hap dẫn của loại hình du lịch đường sông tại TP Cần Thơ 72
4.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của loại hình du lịch đường sông tại
TP Cần THơơ 2-22 £+SEE9EEE9EEEEEEEEEE127112711271127112711271127112111211.11211 11.111 80
TIỂU KET CHUONG 4 ooccccccssscsssssssssssessssssseesssessscssesssecssecsssssussssecsseesseesseesseessecsuesssseseeeseess 91
CHUONG 5 THẢO LUẬN KET QUA NGHIÊN CUU VA KHUYEN NGHỊ 92
5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu ccecceccccsessessesssessessesssessecssessesseessessesssessessesssesseeseaseess 92
5.2 Căn cứ đề xuất giải pháp ¿- 2-52 x+2x2EEEEE2112717112117171121171.211 1121 re 93
5.2.1 t0 0n nh -d 93
5.2.2 Ý kiến khảo sát du khách du lịch đường sông 2-2 ¿+ xz+s++cxze: 94 5.3 MOt 86 0 n 96 5.4 Một số ý kiến đề xuất và kiến nghi ccecccccccccessessesssessecseessecseessessessessseesessesseeseeaseens 99
5.4.1 UBND TP Cần Tho cecccesscsssessssesssesssesssesssesseessesssvsssesssecssesssvessessssssesssesssesssesess 99
5.4.2 Sở Văn hóa, Thé thao và Du lịch TP Cần Thơ - 2: 5222x222: 100 5.4.3 Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành - - 5 5 2< *++++vsesersereeeee 101 5.4.4 Khach du lich c.cccssccsssesssesssesssesssesssesssecssesssesssesssesssesssessssssesssessseessesssesssessseessess 101 5.4.5 Người dân địa phƯƠng c1 1211121119111 11 11111 ng TH ng ng như 102
5.5 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ¿- 22 +¿22++2++2z+vEExvrxxerreerrrerxe 102 TIEU KET CHƯNG 5 - 2: 2£ £SE+E+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrkrree 103
400901702757 — :1L 104
TÀI LIEU THAM KHẢO -¿- -StStSE‡EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEESEEEEEEETEEEEEEEEEEEETEErkrretker 105
PHU LLỤCC 22-522 22E E2 E2E1221211211211211211.211 1111.11.11.11 ere 112
Trang 7DANH MỤC BANG
Trang 8DANH MỤC HINH
Trang 10DANH MỤC TU VIET TAT
CSHT Co so ha tang
CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật
ĐBSCL Đồng băng Sông Cửu Long
DLĐS Du lịch đường sông
GTTB Gia tri trung binh
SPDL San pham du lich
SVHTT&DL Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
TNDL Tai nguyén du lich
TP Thanh phé
TPHCM Thành phé Hồ Chí Minh
| UNWTO United Nations World Tourism Organization =
Tổ chức Du lịch Thể giới thuộc Liên Hợp Quốc
Trang 11CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Du lịch đường sông (DLĐS) đã sớm được khai thác ở nhiều quốc gia trên thếgiới Vì vậy, hướng nghiên cứu này đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoahọc toàn cầu với các góc độ tiếp cận khác nhau, bao gồm các nghiên cứu tông quan
và các đặc điểm của loại hình DLDS (Steinbach, 1995; Prideaux & Cooper, 2009),các tiềm năng, tài nguyên và đặc điểm dòng sông dé phát triển du lịch và giải tri
(Leopold & O’Brien Marchand, 1968; Leopold, 1969; Chubb & Bauman, 1976; Zuhairi et al., 2021; Nasarudin & Bahar; 2013), hoạt động DLDS (Bosnic, 2012;
Amnuay-ngerntra & Hideki, 2013; Van Balen et al, 2014), Hiện nay, loại hình
DLDS đang ngày càng được ưa chuộng va được phat triển mạnh trên thế giới Đặcbiệt tại Châu Au, du lịch trên sông được rất nhiều thành phố lớn khai thác đáng kénhư Paris, London, Venice, Amsterdam Ở châu Á, nhiều thành phố cũng rất
thành công trong phát triển DLĐS như Seoul, Thượng Hải, Quảng Châu, Bangkok,
Singapore, Kuala Lumpur, v.v
Ở Việt Nam, với hệ thống sông ngòi dày đặc và cảnh quan đa dạng theo từngvùng miền, các dòng sông cùng với cảnh quan hai bên bờ sông và đời sống dân cưkhu vực ven sông đã được coi là nguồn tài nguyên quý giá dé phát triển du lịch Vìvậy, DLĐS cũng được nhiều địa phương quan tâm phát triển, ở miền Bắc có cácchương trình DLĐS gắn với sông Hồng, ở miền Trung có các chương trình du lịchgan với sông Hương, sông Han, sông Thu Bồn, ở miền Nam có các tuyến du lịchtrên sông Hậu, sông Tiền Tuy nhiên, nhìn chung DLĐS ở Việt Nam hiện vẫn ởmức độ sơ khai, chưa được đầu tư và khai thác hiệu quả, tương xứng với tiềm năngrất to lớn của loại hình du lịch này
Thành phố Cần Thơ được mệnh danh là “Đô thị miền sông nước” với 2 consông lớn là sông Hậu và sông Cần Thơ cùng với hơn 158 sông, rạch khác tạo thànhmạng lưới sông rach chang chit, tạo tiềm năng to lớn dé phát triển DLĐS Đồngthời, với vị thế là thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại I, trung tâm vungđồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất-kỹthuật (CSVCKT) ngày càng phát triển, TP Cần Thơ đã trở thành trung tâm phân
Trang 12phối nguồn khách của vùng ĐBSCL, tạo tiền đề liên kết với các địa phương trongvùng trong phát triển du lịch nói chung, DLĐS nói riêng Trong những năm qua,ngành du lịch TP Cần Thơ đã có nhiều chuyền biến tích cực và đạt được nhiều kếtquả to lớn Với các điểm đến nồi tiếng như Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng, Chợnoi Phong Điền cùng với nhiều điểm đến mới được khai thác du lịch như cồn Sơn,
cù lao Tân Lộc, , DLDS ở TP Cần Thơ hiện đang trên đà phát triển và có tiềmnăng hình thành và phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch ở Cần Thơ vàĐBSCL Trong tương lai, TP Cần Thơ có thể mở rộng, phát triển thành tuyến duthuyền quốc tế kết nối với các điểm du lịch ở Campuchia, Thái Lan và các nướctrong Tiểu vùng sông Mekong Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 29/12/2021 củaThành ủy Cần Thơ về đây mạnh phát triển du lịch trong tình hình mới đã đề ra địnhhướng: “Phát triển du lịch chuyên nghiệp, trọng tâm, trọng điểm, chú trọng pháttriển theo chiêu sâu, chất lượng cao, khang định thương hiệu và khả năng cạnhtranh; xây dựng môi trường du lịch thực sự là “Điểm đến lý tưởng: An toàn - Thânthiện - Chất lượng”; nơi hội tụ của “Văn mình sông nước Mekong”
Hiện nay, DLĐS và du lịch MICE được xác định là hai loại hình du lịch chủlực của TP Cần Thơ Tuy nhiên, trên thực tế DLĐS ở đây vẫn chưa phát triểntương xứng với tiềm năng Dé phát triển du lich DLĐS tại TP Cần Thơ, việc xácđịnh sức hấp dẫn của loại hình du lịch này là rất quan trọng Đây là cơ sở để tìmhiểu thực trạng và giải pháp thực tiễn để thu hút du khách trải nghiệm loại hìnhDLDS tại TP Cần Thơ, từ đó góp phan phát triển du lịch TP Cần Thơ nói chung
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, đề tài “Sức hấp dẫn của loại hìnhDLĐS tại TP Cần Thơ” là cấp thiết nhằm đánh giá sức hấp dẫn của loại hìnhDLĐS, từ đó phát huy thế mạnh DLĐS của TP Cần Thơ, góp phần đưa du lịch CầnThơ phát triển hiệu quả và bền vững
1.2 Tổng quan tài liệu trong và ngoài nước
1.2.1 Các nghiên cứu về du lịch đường sông
Có thê thấy rằng, DLĐS đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học
trong và ngoài nước với các góc độ tiếp cận khác nhau:
Steinbach (1995) đã đưa ra một cái nhìn tong quan vé cac loai hinh DLDS 6
Chau Au dựa trên các đặc diém cơ ban của cảnh quan sông được xem là các yêu tô
Trang 13hap dẫn chung và đưa ra một loạt các chỉ số dé lập bảng xếp hạng các khu du lịchtrên sông ở Châu Âu Prideaux & Cooper (2009) đã giới thiệu về DLĐS trongnhững bối cảnh đa dạng của từng quốc gia, các loại hình du lịch đường thủy phùhợp cho mỗi khu vực và những yếu tổ liên quan, được tổng hợp thành sách River
người, chưa đánh giá được các giá trị văn hóa — xã hội dọc hai bên bờ sông cho hoạt
động DLDS Chubb & Bauman (1976) đã xây dựng 6 nhóm tiêu chí dé đánh giá consông cho hoạt động giải trí, du lịch: (1) đặc điểm vật lý cơ bản, (2) đặc điểm vật lýđặc biệt, (3) đặc điểm sinh học, (4) chất lượng nguồn nước, (5) vẫn đề sử dụng đất
và (6) giá trị thẩm mỹ của dòng sông Ở New Zealand, Baker & Hughey (2010) đãxây dựng hệ thống quy trình đánh giá tài nguyên DLĐS theo các tiêu chí khácnhau Zuhairi et al (2021) nghiên cứu về sự sẵn sảng và sự tham gia của cộngđồng địa phương đối với phát triển du lịch trên sông ở Sabak Awor, Muar bằngphương pháp tiếp cận định tính
Về hoạt động và sản pham DLDS, tác giả Bosnic (2012) đã phân tích khảnăng, định hướng phát trién DLĐS ở phía Đông Croatia trên sông Sava, sông Drava
và sông Danube phục vụ các hoạt động như du thuyền, chèo thuyền, câu cá kết hợpvới điểm du lịch ven sông; phân tích những đặc điểm thuận lợi, khó khăn và đánhgiá những đoạn sông phù hợp với hoạt động du lịch Trong cuốn “Developing River
Tourism on the Upper Mekong: Challenges and Opportunities”, Amnuay-ngerntra
& Hideki (2013) nghiên cứu về dịch vụ tàu cao tốc giữa Jinghong, Trung Quốc vàChiang Sean, Thái Lan, đã tìm ra những hạn chế và điều kiện thúc đây DLDS ở khuvực này Nasarudin & Bahar (2013) nghiên cứu một số yếu tố trong triển vọngDLĐS, bao gồm nghiên cứu địa mạo, nguồn nước, khảo sát xã hội và sự phù hợpcho khu vực du lịch tự nhiên để xác định tiềm năng của sông Pergau và khu vực
xung quanh cho các hoạt động du lịch trên sông Van Balen et al (2014) đã nghiên
cứu phát triển DLĐS cho hai hoạt động là du lịch trên sông đến các điểm đến ven
Trang 14sông và du lịch sự kiện sông nước trên sông Scheldt, đề xuất phương pháp lâp kếhoạch và đánh giá dé đưa ra quyết định đầu tư phát triển DLDS Công trình MekongRiver — based tourism product development (Phát triển sản phẩm du lịch của sôngMekong) của Tổ chức du lịch Thế giới - World Tourism Organization (2016) đãphân tích những vấn đề lý luận về DLĐS cũng như đặc điểm hiện trạng về sảnphẩm du lịch, thực trạng khai thác và đưa ra định hướng phát triển DLĐS.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về DLDS hiện còn khá mới mẻ, có thể kế đến các
công trình nghiên cứu như sau:
Châu Văn Bình (2015) nghiên cứu tiềm năng, thực trạng khai thác sảnphẩm DLĐS TPHCM, từ đó đánh giá về khả năng phát triển của sản phẩm dulịch này va đề xuất một số giải pháp phát triển sản phẩm DLDS tại TP Hồ ChiMinh nhằm nâng cao đời sống của người dân địa phương, bảo vệ môi trường vàphát triển du lịch bền vững
Dương Thị Hữu Hiền & Nguyễn Trung Hiệp (2016) nghiên cứu thiết kế và
đa dạng hóa sản phẩm DLĐS địa phương bằng việc phân tích bài học kinh nghiệmcủa quốc gia Hàn Quốc trong việc tô chức các sự kiện nhằm khai thác du lịch trênnhững dòng sông điển hình dé đưa ra một số gợi ý dé phát trién DLDS cho TP BiênHòa, Đồng Nai
Ngoài ra còn có nghiên cứu của Võ Thị Thùy Nga (2018), Nguyễn Thị Hồng
& Nguyễn Kim Hồng (2019); Nguyễn Thị Hồng (2020); Nguyễn Thị Hồng và cộng
sự (2022) nghiên cứu về các vấn đề phát triển DLĐS ở TP Đà Nẵng
Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cũng có một số nghiên cứu vềDLĐS như: Trần Thanh Thảo Uyên (2014) đã nghiên cứu loại hình du lịch sôngnước ở Vĩnh Long nhăm tạo tiền đề phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Long Nghiên cứunày đã sử dụng phương pháp định tính, thu thập, phân tích, tổng hợp kết hợp sosánh, đánh giá thông tin về thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sông nước baogồm triển khai các điểm du lịch và những hạn chế đang khai thác, từ đó đề xuất cácgiải pháp phục vụ phát triển du lịch bền vững
Đối với TP Cần Thơ, cũng có các công trình nghiên cứu về DLĐS (hoặc
đường thủy) như: Huỳnh Văn Tùng & Nguyễn Thị Thảo Nguyên (2019) nghiên cứu
về tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch đường thủy tại TP Cần Thơ;
10
Trang 15Lưu Thanh Đức Hải và cộng sự (2019) nghiên cứu đề án “Phát triển du lịch đườngsông thành phố Can Thơ”; nhóm tác giả Lê Thị Tố Quyên, Ly My Tiên và NguyễnThi Mỹ Duyên (2019) nghiên cứu “Gidi pháp phát triển du lịch đường thủy tại TP.Cần Thơ”, Đào Thị Tuyết Linh (2014) nghiên cứu về văn hóa thương hồ và hiệntrạng khai thác du lịch tại thành phố Cần Thơ, v.v Nhìn chung, các kết quảnghiên cứu đã chỉ ra răng TP Cần Thơ có nhiều tiềm năng đề phát triển DLĐS tuycác sản phẩm DLĐS hiện nay van còn đơn điệu và trùng lặp so với các địa phương
khác ở ĐBSCL.
Tuy nhiên, hiện cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu có tính hệthống và chuyên sâu về sức hấp dẫn của loại hình DLĐS, từ đó đề xuất giải phápphát huy các yếu tố hấp dẫn nhằm tao ra sự da dạng và khác biệt cho du lịch ở
hap dẫn du lich là: các đặc điểm tự nhiên, xã hội, lịch sử, giải trí và cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, các nhân tố và các thuộc tính chưa có tính bao quát; hoạt động thể thao,giải trí, mua săm, lưu trú, ăn uống chỉ được xem xét ở góc độ cơ sở vật chất màchưa đề cập đến các tính chất khác
Một số công trình nghiên cứu kế thừa kết quả của Gearing và cộng sự (1974)
đã có sự điều chỉnh, bổ sung và phát triển các nhân tố Những thuộc tính hấp dẫntrong các nghiên cứu sau này đã được mở rộng thành bảy thành tố với việc bổ sung
mức giá va sự hài lòng của du khách (Ritchie & Zins, 1978) Hu & Ritchie (1993)
cũng đã xác định được 16 thuộc tính du lịch bắt nguồn từ các nghiên cứu về sức hấpdẫn của điểm đến trước đó do Gearing và cộng sự (1974) và Ritchie & Zins (1978)như: khí hậu, tính sẵn có/chất lượng của chỗ ở, cơ hội thé thao/giải trí, phong cảnh,thức ăn, giải trí, nét độc đáo trong cuộc sống của người dân địa phương, điểm thamquan lich sử, bảo tang/diém tham quan văn hóa, khó khăn trong giao tiếp do rào cản
11
Trang 16ngôn ngữ, lễ hội/sự kiện đặc biệt, khả năng tiếp cận, mua sắm, thái độ đối với khách
du lịch, tính sẵn có/chất lượng của phương tiện giao thông địa phương và mức giá
Bên cạnh xu hướng tiếp cận nghiên cứu sức hấp dẫn du lịch theo các thành tốnhư trên, còn có xu hướng tiếp cận từ phía “cầu” (Blazeska et al., 2015; Hu &
Ritchie, 1993; Morachat, 2003; Pompurová & Šimošková, 2014; Reitsamer et al.,
2016; Vengesayi et al., 2009); từ phía “cung” (Kaur, 1981) và phương pháp kết hợp(Castro et al., 2015; Edward & George, 2008; Formica & Uysal, 2006) Tuy nhiên,
phương pháp tiếp cận từ phía “cầu” được coi là phương pháp hiệu quả va được sửdụng nhiều nhất dé đánh giá chất lượng của sự hap dẫn (Blazeska et al., 2015)
Quá trình tổng quan tài liệu cho thấy, các nghiên cứu liên quan đến sự hấpdẫn du lịch có thể tạm chia thành các nhóm chính như sau:
- Nhóm thứ nhất, nghiên cứu giới hạn trong việc phân tích một điểm đến dulịch cụ thể, nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn du lịch của điểmđến đó, ví dụ như nghiên cứu sức hấp dẫn điểm đến nói chung (Crouch & Ritchie,2005); nghiên cứu các thuộc tính xác định sức hấp dẫn của du lịch và ảnh hưởngđến sự hài lòng của du khách (Akong & Esu, 2021) dựa trên phương pháp phân tíchhồi quy tuyến tinh đơn giản dé xác định mối quan hệ nhân quả giữa sức hap dẫn của
du lịch dựa vào thiên nhiên và sự hai lòng của du khách Dé kiểm tra sự đóng góptương đối của từng thuộc tính vào sức hấp dẫn du lịch trong các bối cảnh điểm đến
khác nhau, phương pháp phân tích thứ bậc (analytical hierarchy process - AHP) đã
được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về sức hấp dẫn của điểm đến du lịchcam trại (Lee, 2020)
- Nhóm thứ hai bao gồm các nghiên cứu đánh giá sức hấp dẫn của một tàinguyên du lịch cụ thể như các địa điểm khảo cổ (Polyzos et al., 2007), rừng (DeMeo et al., 2015), các nguồn năng lượng tái tạo (Beer et al., 2018), v.v
- Nhom thứ ba nghiên cứu sức hấp dẫn của các loại hình du lịch cụ thể, như dulịch đường sắt (Lee & Chen, 2017); du lịch dựa vào thiên nhiên (Deng et al., 2002;
Lee và cộng sự, 2010); du lịch đạp xe (Lee & Huang, 2014), du lịch công nghiệp
nói chung và tham quan nhà máy nói riêng (Lee, 2016), du lịch tham quan đô thị (Nekooee et al., 2011).
12
Trang 17Tại Việt Nam, có thé kế đến những nghiên cứu chính vỀ sức hấp dẫn du lịch
như sau:
Tran Đức Thanh & Nguyễn Thị Hải (2002) đã đưa ra khái niệm về lực hap dantrong du lịch, đề cập đến các yếu tô ảnh hưởng đến lực hap dẫn và đưa ra cách xác địnhlực hap dẫn của điểm du lịch của một số điểm du lịch đối với khách du lịch Hà Nội
Bùi Thị Tám & Mai Thị Quyên (2012) đã tổng lược tài liệu và đưa ra cácthuộc tính của một điểm đến thu hút khách du lịch theo mô hình kế thừa từ các
nghiên cứu của Gearing và cộng sự.
Đa phần các nghiên cứu về sức hấp dẫn du lịch ở Việt Nam tập trung vàonghiên cứu sức hấp dẫn của một điểm đến du lịch cụ thể như Huế ( Bùi Thị Tám &Mai Thị Quyên, 2012), Phú Quốc (Trương Trí Thông & Tô Diễm Phụng, 2021), Hà
Nội (Nguyễn Thị Hải, 2003).
Các nghiên cứu vỀ sức hấp dẫn của loại hình du lịch cụ thể vẫn còn ít được
đề cập, có thể kế đến nghiên cứu của về du lịch chữa bệnh (Trần Thị Chúc, 2019).Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về sức hấp dẫn của loại hình DLĐSnói chung và DLĐS tại TP Cần Thơ nói riêng
1.3 Mục đích, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu sức hấp dẫn của loại hình DLĐS tại TP.Cần Thơ nhằm đánh giá tiềm năng DLĐS, từ đó đề xuất một số định hướng và giảipháp khai thác tiềm năng, thế mạnh DLĐS ở TP Cần Thơ, góp phần xây dựngthương hiệu du lịch cho TP Cần Thơ — “Đô thị miền sông nước”
Câu hỏi nghiên cứu:
- DLDS tại TP Cần Thơ có sức hap dẫn như thé nào?
- Cac yếu tô nào ảnh hưởng đến sức hap dẫn của loại hình DLDS tại TP Cần
Thơ?
- Thue trạng khai thác DLĐS TP Cần Thơ như thế nào?
- Giải pháp nào để khai thác tiềm năng và nâng cao sức hấp dẫn DLĐS TP
Cần Thơ xứng đáng với thương hiệu Đô thị miền sông nước?
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- _ Tổng quan các van dé lý luận và thực tiễn về sức hap dẫn du lịch và loại hình
DLĐS dé vận dụng vào địa bàn nghiên cứu
13
Trang 18- _ Xây dựng tiêu chí đánh giá sức hấp dẫn của DLDS tại TP Cần Thơ và phân
tích thực trạng sức hấp dẫn của DLĐS tại TP Cần Thơ
- Dé xuất định hướng và các giải pháp khai thác tiềm năng dé nâng cao sức
hấp dẫn của loại hình DLĐS tại TP Cần Thơ1.4 Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu là sức hấp dẫn của loại hình DLĐS tại TP Cần Thơ Kháchthé nghiên cứu (đối tượng khảo sát) là du khách tại các điểm du lịch trên các tuyếnDLDS tại TP Cần Thơ
Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian 10 năm gần nhất từ 2012-2022
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở lý thuyết vềnghiên cứu về DLĐS, đánh giá thực trạng sức hấp dẫn của loại hình DLĐS tại TP.Cần Thơ và bước đầu xây dựng được mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến sứchấp dẫn của loại hình DLĐS
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài xác định mức độ hấp dẫn của loại hình DLĐS tại
TP Cần Thơ, từ đó đề xuất các định hướng và hàm ý quản trị nhằm khai thác hiệuquả tiềm năng DLĐS và nâng cao sức hấp dẫn của loại hình DLĐS tại TP Cần Thơ.Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho sinhviên, học viên và độc giả quan tâm đến vấn đề nghiên cứu
1.6 Cau trúc của luận văn
Ngoài phan kết luận, tài liệu tham khảo, các danh mục thì kết cau bài nghiêncứu bào gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứuChương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Quy trình và phương pháp nghiên cứu
14
Trang 19Chương 4: Kết quả nghiên cứuChương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị
TIEU KET CHƯƠNG 1Chương 1 giới thiệu, trình bày khái quát về dé tài nghiên cứu bao gồm ly do
chọn dé tai, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, bố cục của bài nghiên cứu Nội dungchương | thể hiện cái nhìn tông thé về nghiên cứu và đưa ra định hướng cho toàn bộbài nghiên cứu, là cơ sở dé triển khai nghiên cứu trong những chương tiếp theo
15
Trang 20CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÈ TÀI
2.1 Một số khái niệm chung
e Du lịch
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc (UNWTO, 1994): Du
lịch là các hoạt động của những người đi du lịch ở những nơi ngoài môi trường bình
thường của họ ít hơn một năm cho bất kỳ mục đích chính (giải trí, kinh doanh hoặc
mục đích cá nhân) khác với một cư dân cư trú tại quốc gia hoặc nơi đến thăm
Theo Luật Du Lịch (2017): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đếnchuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá
01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu,khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”
Theo Trần Đức Thanh và cộng sự (2022): “Du lịch là hoạt động kinh tẾ, xãhội, đào tạo và nghiên cứu liên quan đến sự đi chuyên và lưu trú tạm thời của conngười vào thời gian rảnh rỗi ở ngoài nơi ở thường xuyên của họ nhằm mục đíchnâng cao sức khỏe thé chất và tinh thần, nâng cao nhận thức về thế giới xung
quanh”.
Nhìn chung có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch, tuy nhiên để phảnánh mối quan hệ bản chất bên trong làm cơ sở cho việc nghiên cứu, có thé hiểu mộtcách khái quát nhất: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của conngười ngoài nơi cư trú thường xuyên trong một thời gian nhất định vì mục đíchtham quan, nghỉ ngơi, giải trí, v.v mà không phải mục đích kiếm tiền
e Khách du lịch
Theo tác giả Trần Đức Thanh, khách du lịch là “những hành khách đi lại, ởlại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạtcao cấp mà không theo đuôi mục đích kinh tế” (Trần Đức Thanh, 2005)
Luật Du Lịch (2017) quy định: "Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kếthợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến" Theo
đó, khách du lịch được phân thành khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài “Khách du lịch nội địa là công dân Việt
Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thô Việt Nam.Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư
ở nước ngoàải vào Việt Nam du lịch Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt
Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài”.
16
Trang 21Từ những định nghĩa trên, có thể hiểu khách du lịch là những người đi đếnmột địa điểm nào đó vì mục đích du lịch như nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí và sử
dụng các dịch vụ du lịch Luận văn này tập trung vào khách DLĐS, nghĩa là khách
du lịch sử dụng các dịch vụ DLDS nhằm mục đích tham quan, giải trí
e Tài nguyên du lịch
Trong khai thác du lịch, tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng đề hình thànhcác điểm, tuyến du lịch cũng như các vấn đề liên quan đến tổ chức lãnh thổ du lịch,xây dựng sản phẩm du lịch Tài nguyên du lịch càng phong phú và có giá trị thìsức hấp dẫn du lịch càng cao
Hiện nay, có nhiều quan điểm nghiên cứu khác nhau về tài nguyên du lịch.Theo L.I Pirojnik (1985): "Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, lịch sử -
văn hóa và những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi, phát triển thể lực,
tỉnh lực, khả năng lao động và sức khỏe con người mà chúng được sử dụng trực tiếphoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu ở thời điểm hiện tại haytương lai và trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép" (dẫn theo Nguyễn Minh
Tuệ & Vũ Đình Hòa, 2017).
Tác giả Nguyễn Minh Tuệ & Vũ Đình Hòa (2017) nhận định: "Tài nguyên
du lịch là tong thé tự nhiên, lịch sử - văn hóa cùng các thành phần của chúng có sứchấp dẫn với du khách đã, đang và sẽ khai thác, cũng như bảo vệ nhằm đáp ứng nhucầu của du lịch một cách hiệu quả, bền vững"
Luật Du lịch Việt Nam (2017) định nghĩa: “Tai nguyên du lịch là cảnh quan
thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa là cơ sở để hình thành sản pham
du lịch, khu du lịch, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịchbao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa"
Như vậy, các định nghĩa đều thể hiện được đặc điểm của tài nguyên du lịch
là giá trị hap dẫn của tong thể các thành phan của tự nhiên và văn hóa tạo điều kiệnthuận lợi cho việc khai thác du lịch hiệu quả Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm cảnh
quan thiên nhiên, địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự
nhiên khác Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, đi tíchcách mạng, khảo cô, kiến trúc, giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân
gian, các giá trị văn hóa khác cũng như các công trình lao động sáng tạo của con người cho mục đích du lịch Tài nguyên DLĐS là tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa được khai thác phục vụ DLĐS.
17
Trang 22e Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là thành phần quan trọng phục vụ khách du lịch, thể hiệnmức độ hiệu quả trong khai thác du lịch Tác giả Trần Đức Thanh (2005) trong giáotrình Nhập môn Du lịch định nghĩa "Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vu
và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho
khách du lịch một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”.
Luật Du lịch Việt Nam (2017) cũng quy định “Sản phẩm du lịch là tập hợpcác dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch dé thỏa mãn nhu cau của
khách du lich".
Như vậy, sản phẩm du lịch là tập hợp dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách
du lịch dựa trên sự kết hợp của tải nguyên du lịch và các phương tiện Sản pham dulich rat da dang và được ton tại ở nhiều dạng khác nhau Sản phẩm du lịch chỉ đượctạo thành khi có dịch vụ du lịch cụ thé và phải có sự phối hợp của nhiều yếu tô khác
nhau tạo nên.
Theo Nguyễn Minh Tuệ & Vũ Đình Hòa (2017), điểm du lịch “là nơi tập
trung một loại tai nguyên nao đó (tự nhiên, van hóa - lịch sử hoặc kinh tẾ — xã hội)hoặc một loại công trình riêng phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ”
Theo Luật Du lịch (2017), “Điểm du lich là nơi có tai nguyên du lịch đượcđầu tư, khai thác, phục vụ khách du lịch”
Bên cạnh đó, trong nghiên cứu về điểm du lịch của Tổ chức Du lịch Thế giới
có sự phân biệt giữa điểm đến du lịch và điểm tham quan Điểm đến du lịch(Tourism destination) “là không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm,
bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút
khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xácđịnh khả năng trên thị trường"; Điểm tham quan (Tourist attraction) “là một điểmthu hút khách du lịch, nơi khách du lịch tham quan, thường có các giá trị vốn có của
nó, hoặc trưng bày các giá trị văn hóa, ý nghĩa lịch sử hoặc được xây dựng, cung
18
Trang 23cấp các dịch vụ về vui chơi giải trí hoặc mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm những
điều mới lạ” (Nguyễn Minh Tuệ & Vũ Đình Hòa, 2017).
Như vậy, điểm du lịch là khái niệm cơ bản trong du lịch Điểm du lịch phảigồm những yếu tố sơ cấp đặc thù làm nền tảng thu hút du khách như tài nguyên dulịch (môi trường tự nhiên, sinh thái, truyền thống, văn hóa, v.v ) và những yếu tốthứ cấp được hình thành sau đó như cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, trung tâm vui chơi giảitrí được đầu tư hoàn chỉnh Trong luận văn này, điểm DLĐS là các điểm du lịch cóthé tiếp cận bằng đường sông và có những giá trị hap dẫn du khách
Như vậy có thé xem tuyến du lich là sự kết hợp 3 nhóm thành tố cơ bản, gồmđiểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và mạng lưới giao thông Tuyến du lịch
là cơ sở quan trọng dé xây dựng các tour du lịch Tuyến DLĐS có thé được hiểu là
lộ trình du lịch kết nối các diém DLDS theo đường sông bằng các phương tiện giaothông đường thủy, hoặc kết hợp phương tiện giao thông đường thủy và đường bộ détiếp cận các tài nguyên DLĐS
e Loại hình du lịch
Theo tác giả Trần Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2008): “Loại hình du
lịch là một tập hợp các sản phẩm có những đặc điểm giống nhau hoặc vì chúng thỏa
mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự hoặc được bản cho một nhóm khách
hàng hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tô chức như nhau hoặcđược xếp chung theo một mức giá nào đó" Còn theo Trần Đức Thanh và cộng sự(2022), loại hình du lịch là “các hoạt động du lịch có chung một đặc điểm nhất
định”.
Việc phân loại loại hình du lịch có nhiều cách khác nhau:
19
Trang 24- Theo nhu cau du lịch: tham quan, giải tri, thé thao không chuyên, khám pha,
nghỉ dưỡng, tôn giáo, học tập nghiên cứu, thé thao kết hợp, công vụ, chữa
bệnh, thăm thân
- Theo đặc điểm địa lý: biển, sông, núi, đô thị, đồng qué
- Theo tài nguyên du lịch: du lịch tự nhiên, du lịch van hóa,
- Theo thời gian cuộc hành trình: ngắn ngày và dài ngày
- Theo việc sử dụng các phương tiện giao thông: xe đạp, ô tô, máy bay, tàu
hỏa, tàu thủy, du thuyền
- Theo hình thức tổ chức: Tổ chức theo đoàn, theo cá nhân và gia dinh
- Theo phạm vi lãnh thé: nội dia, inbound, outbound
Luận văn này tập trung nghiên cứu về loại hình DLĐS, đây là khái niệm sẽđược tập trung làm rõ ở các phần tiếp theo
e Du lịch đường sông
Thuật ngữ DLĐS còn gọi là du lịch đường thủy hoặc du lịch sông nước,
trong tiếng Anh là river tourism hay river-based tourism hoặc river-oriented tourism,được hiểu một cách khái quát là các hoạt động du lịch gắn với các điểm đến trênsông và ven sông Ở mỗi góc độ tiếp cận, các công trình nghiên cứu đã đưa ra địnhnghĩa khác nhau về DLĐS như sau:
Bảng 2-1 Bảng tổng hợp các khái niệm và định nghĩa về du lịch đường sông
tham quan, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, sự kiện được diễn ra trên và
hai bên các dòng chảy.
Prideaux | “Hoạt động du lịch theo đường sông (River oriented - tourism) là loại
20
Trang 25Tác giả Định nghĩa
&
Cooper
(2009)
hình du lịch dựa trên dòng chảy (đường thủy) cũng như các cơ hội du
lịch được đưa đến bởi cảnh quan xung quanh bao gém cả tự nhiên vànhân tạo ”.
Bosnic
(2012)
"DLĐS là các hoạt động du lịch trên các con sông và khu vực doc bờ
sông, các hoạt động riêng hoặc thuyén khác cho sự giải trí, nghỉ dưỡng,thé thao trong khi các tàu nhồ neo hay di lại trên sông"
Van
Balen et
al (2014)
“DLĐS là loại hình du lịch gắn liên với sự di chuyển trên sông, kết hợp
với khai thác tài nguyên hoặc khai thác giá trị tài nguyên vùng phụ cận
doc hai bên bờ sông nhằm thỏa mãn cho nhu cau giải trí, nghỉ dưỡng vàthể thao"
UNWTO
(2016)
DLĐS là loại hình du lịch mà trong đó chủ thê khách du lịch có nhữnghoạt động du lịch đa dạng bao gồm du ngoạn, thể thao giải trí dướinước, tham quan, tìm hiểu đời sống, môi trường sống và văn hóa lịch
sử Những hoạt động này được tạo thành một cách trực tiếp và gián tiếpthông qua của môi trường sinh thái, cảnh quan và các khách thể khác
kênh, con rạch nhỏ; thưởng thức những phong cảnh đẹp trên sông, gặp
gỡ những người dân sống ở đây, trò chuyện với họ để có thể cảm nhậnđược cuộc sống của ho; tim hiểu nên kinh tế xã hội của những quốc gia
và những van dé về môi trường sinh thai mà hằng ngày vẫn liên quan
đên cuộc sông của người dân địa phương ”.
Dương
Thị Hữu
Hiên
DLDS là một hình thức của loại hình du lịch đường thủy được khai thác
và tổ chức dựa trên nguồn tài nguyên các dòng chảy nước ngọt tự nhiên
(sông ngòi, kênh rạch), có thể phát triển ở vùng nông thôn lẫn đô thị.
21
Trang 26Tác giả Định nghĩa
hop với cảnh sắc van hóa va bao gôm các hoạt động du thuyên, tham quan, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, sự kiện được diễn ra trên và hai bên
nhóm tác giả nhận định du lịch đường sông là loại hình du lịch đặc biệttrong đời sống hiện đại với chức năng chăm sóc sức khỏe và hồi phụctinh thân của con người.
Nguồn : Tác giả tong hợp, 2023Các định nghĩa trên đã đưa ra những cách tiếp cận khác nhau về DLĐSnhưng nội dung đều phản ánh DLĐS là hoạt động du lịch gắn liền với sự di chuyểntrên sông, kết hợp với khai thác tài nguyên và các giá trị vùng phụ cận dọc hai bên
bờ sông phục vụ cho sự giải trí, nghỉ dưỡng và thể thao, nhằm đáp ứng nhu cầu củakhách du lịch thông qua các dịch vụ tham quan cảnh quan, tìm hiểu đời sống văn
hoá của cư dân các địa phương ven sông cùng với các hoạt động du lịch khác.
Theo Eslamian (2014), có thé chia DLDS thành:
- Du lịch doc theo dong sông : Tài nguyên du lịch được khai thác là khung
cảnh ven sông Dòng sông chỉ được sử dụng gián tiêp, vê các khía cạnh như
hình dạng vật lý của con sông, cảnh quan đẹp, lịch sử dòng sông, hoạt độngthương mại trên sông, v.v Du khách tao ra nhiều hiệu quả kinh tế mà lại íttác động trực tiếp đến tính chất dòng chảy
- Du lịch trên sông : có các hoạt động chính dựa trên dòng sông bao gồm chèo
thuyên và vượt thác, lướt sóng, vận chuyên, dùng nước sinh hoạt,
v.v Khách du lịch và sông tương tác trực tiếp và qua lại với nhau
Trong luận văn này, DLĐS không đơn thuần là các hoạt động trên sông mả còn là
các hoạt động du lịch hai bên bờ sông, gắn với các điểm du lịch liên quan để tạothành các sản phẩm DLĐS
22
Trang 27e_ Sức hấp dẫn du lịch
Khái niệm “độ hấp dẫn” trong du lịch đã được nhiều nhà nghiên cứu địa lý
và du lịch trong và ngoải nước đề cập đến gia tri tự thân của tài nguyên du lịch haycủa điểm du lich (Tran Đức Thanh & Nguyễn Thị Hải, 2002) Độ hap dẫn là yếu tố
mô tả các thuộc tính, đặc điểm của điểm đến hoặc sản phẩm du lịch thu hút dukhách hoặc dẫn họ lựa chọn sử dụng sản phẩm du lịch (Boivin & Tanguay, 2019).Những hợp phan của tài nguyên du lịch như phong cảnh ngoạn mục, khí hậu phù
hợp với một loại hình du lịch ưa thích, các di tích, lễ hội, phong tục tập quán, hàng
lưu niệm v.v là những nhân tố tạo nên độ hấp dẫn tự thân của điểm du lịch
“Lực hấp dẫn” là lực hút giữa điểm du lịch và điểm cấp khách, khác với độhấp dẫn là yếu tố khách quan có sẵn của điểm du lịch (Tran Đức Thanh, 2002) Nhưvậy, yếu tô quan trọng dé tạo nên lực hấp dẫn chính là phan ứng của du khách vìkhông phải tất cả mọi tập khách đều nhìn nhận và bị hấp dẫn như nhau đối với một
loại tai nguyên.
Sức hấp dẫn du lịch có thể mô phỏng bằng mô hình lực hấp dẫn, trong đó lựccung và cầu quyết định quy mô của nó Nói cách khác, sức hấp dẫn du lịch có thêđược xem xét trong bối cảnh của cách tiếp cận “đây và kéo” (Bùi Thị Tám & Lê ThịQuyên, 2012) Mọi người có mong muốn bên trong để đi du lịch dựa trên động lựcthúc đây của họ nhưng cần tác động kéo dé đưa họ đến bat kỳ điểm đến cụ thé nào(Kim và Lee, 2002) Những công trình đầu tiên về các điểm tham quan đã khang định
không có điểm tham quan thì không có khách du lịch (Gunn, 1972; trích bởi Ngwira
& Kankhuni, 2018) Sự hap dẫn của các điểm đến, điểm tham quan là lý do dé khách
du lịch đến du lịch tại một điểm đến cụ thể, sức hấp dẫn càng mạnh thì khả năng thuhút khách du lịch đến điểm đó càng cao (Christie & Morrison, 1985; McIntosh,Goeldner and Ritchie, 1990; trích bởi Zhou, 2005) và day là cơ chế dé kéo va thúcđây du khách đi du lịch (Benur & Bramwell, 2015) Sự hấp dẫn của điểm đến du lịchkhuyến khích khách du lịch tới tham quan và lưu trú tại điểm đến Vì thế, giá trị chủyếu của sức hấp dẫn điểm đến chính là sức cuốn hút khách du lịch (Nguyễn AnhTuấn, 2010)
23
Trang 28Các nghiên cứu vê sức hap dân của điêm dén tập trung vào nhu câu của
khách du lịch và điều gì thu hút họ đến các điểm đến khác nhau khi quyết định du
lịch (Hu & Ritchie, 1993).
Bảng 2-2 Bảng tổng hợp các khái niệm và định nghĩa về sức hấp dẫn
Sức hấp dẫn của một điểm đến du lich phản ánh ý kiến của du khách về
khả năng cảm nhận của điểm đến để đáp ứng nhu cầu hoặc mục tiêucủa họ, là “cđm giác, niềm tin và ý kiến mà một cá nhân có về khảnăng nhận thức của điểm đến trong việc cung cấp sự hài lòng liênquan đến nhu cầu nghỉ dưỡng đặc biệt của họ” Về mặt logic, một cánhân càng tin rằng một khu vực du lịch sẽ thỏa mãn nhu cầu nghỉdưỡng của họ, thì khu vực đó càng hấp dẫn và càng có nhiều khả năngđược lựa chọn là một điểm đến du lịch tiềm năng
Kresic
(2008)
Sức hấp dẫn bao gồm “những thuộc tính của một điểm đến du lịch mà
với những đặc điểm cụ thể của chúng, thu hút hoặc thúc đẩy khách dulịch đến thăm ”
Nguôn : Tác giả luận văn tự tong hop, 2023
Ngày cảng có nhiêu người quan tâm đên khái niệm vê sức hap dan cua điêm dén và cách đo lường sức hap dan của điêm đên một cách hiệu quả trong
các tài liệu du lịch Việc tìm ra những thuộc tính quan trọng nhất mà khách dulịch đang tìm kiếm ở một điểm đến là một phần quan trọng trong việc đo lường
mức độ hap dan của diém đên bởi vi nó xác định các thuộc tính hình ảnh nôi bat
24
Trang 29của người trả lời và những thuộc tính này rất có thể đóng vai trò là các yếu tốquyết định hành vi (Hu & Ritchie, 1993).
Từ tổng quan các nghiên cứu, có thé khái niệm hóa “strc hấp dẫn” trong dulịch là giá trị cảm nhận của các thuộc tính điểm đến liên quan đến việc đáp ứng nhucầu và mục tiêu của khách du lịch Trong luận văn này, sức hấp dẫn của loại hìnhDLĐS được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết về sức hấp dẫn của điểm đến dulịch nói chung và được đánh giá dựa trên cảm nhận của du khách về các yếu tố ảnhhưởng đến nhu cầu và sự hài lòng khi tham gia DLĐS và các điểm đến DLĐS
2.2 Các điều kiện để phát triển du lịch đường sông
2.2.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường
Có thê thấy rằng DLĐS trước hết phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên và môitrường của dòng sông với các yếu tố như sau :
Vị trí địa lý của con sông là yêu tô tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăntrong việc thu hút khách du lịch Vị trí địa lý của sông dễ tiếp cận cảng tạo điều kiệnthuận lợi cho khai thác DLĐS Bên cạnh đó, vi tri của sông năm ở gần trung tâm dulịch có nhiều thuận lợi trong thu hút khách du lịch hơn so với những sông nằm xa
trung tâm.
Đặc điểm tự nhiên: Đặc điểm địa lý tự nhiên của con sông như chiều dài,chiều rộng, chế độ thủy văn là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế sảnphẩm và tổ chức các tuyến điểm DLDS Dòng sông có chế độ thủy văn ổn định,lượng nước điều hòa quanh năm, nguồn nước sạch sẽ là điều kiện thuận lợi cho phát
triển DLĐS Ngược lại, dòng sông có chế độ thủy văn phức tạp, sự chênh lệch tổng
lượng dòng chảy năm lớn sẽ gây khó khăn, thậm chí sẽ có nhiều hậu quả tiêu cựccho việc phát triển DLĐS Các yếu tố tự nhiên dé xác định liệu con sông có đảmbảo đủ điều kiện khai thác DLĐS bao gồm độ sâu, độ rộng, triều cường, cường độ
và tốc độ dòng chảy, Một con sông quá hẹp hoặc quá nông thì khó có thể manglại trải nghiệm về một không gian thoáng đãng, nhẹ nhàng của DLĐS cho du khách.Sông quá hẹp cũng khiến cho việc lưu thông của các chuyến tàu, thuyền du ngoạntrở nên khó khăn hơn khi số lượng thuyền tăng đột biến (Nguyễn Thị Hồng Diệu &
Vũ Diệu Ngân, 2014).
25
Trang 30Môi trường nước : Nguồn nước sông dé khai thác du lịch phải sạch, không
bị ô nhiễm, không bốc mùi hôi thối, không có rác thải gây tắc nghẽn giao thôngđường thủy Tuyến sông khai thác phải đảm bảo cho các loại phương tiện giao
thông phục vụ DLĐS có thé hoạt động; độ sâu của mực nước phải đảm bảo đủ dé
loại tau có bánh lái thấp vẫn có thé hoạt động được; cường độ dòng chảy phải tươngđối ôn định, ít có các dòng xoáy nước nguy hiểm Chế độ thủy văn với các mùanước ngập và nước cạn làm cảnh quan thay đổi vào các thời điểm khác nhau trongnăm, tạo ra yêu tố mùa vụ trong DLĐS Ở một sé nơi, mua nước ngập tạo ra cảnhsắc trù phú với thảm thực vật phát triển và nhiều sản vật, nhưng vào mùa nước cạnthì tàu bè đi chuyển cũng bị hạn chế hoặc không thé di chuyền dé tham quan (vi dụnhư trong các kênh rạch ở ĐBSCL); còn ở một số nơi ở miền Trung, lũ lụt gây ranhiều khó khăn và nguy cơ tai nạn trong hoạt động du lịch vào mùa mưa thì khai
thác DLĐS sẽ thuận lợi hơn vào mùa khô.
Khí hậu và thời tiết : Khí hậu là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng vàchế độ nước sông vì vậy, ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác các hoạt động
DLĐS Lượng mưa phong phú thì lượng nước sông sẽ lớn, ngược lại khu vực có
lượng mưa nghèo nàn thì lượng nước sông cũng giảm ổi, nơi nào có lượng mưa
điều hòa thì chế độ nước sông cũng điều hòa Vào thời gian mùa hè hoặc ở nhữngkhu vực khí hậu nóng thì con sông chính là điểm nhấn thu hút khách du lịch vì sôngngòi tạo nên không khi mát mẻ, dễ chịu, mà theo Saeid E (2014), thì đặc điểmchính của du lịch sông là gắn liền với nguồn nước mang đặc tính điều hòa khôngkhí và là một trong những môi trường tự nhiên phố biến nhất dé nghỉ dưỡng và giảitrí Cũng như các loại hình du lịch sinh thái khác, DLĐS giúp cho du khách gần gũi
với thiên nhiên khi xuôi theo dòng nước cùng với sóng, gió và cảnh quan tự nhiên.
Các yếu tố khác như sự bốc hơi làm giảm chế độ nước sông, nhiệt độ không khí làmgiảm độ âm tương đối và tăng quá trình bốc hơi của con sông, do đó ảnh hưởng đếnDLĐS Các yếu tố khí hậu nguy hiểm như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán ảnhhưởng đến con sông và hoạt động DLĐS Bão lũ, mưa quá nhiều, năng quá nóng sẽảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động vận chuyên hành khách trên sông Hạn hánlàm cạn kiệt nguồn nước, suy thoái đa dạng sinh học và cản trở tàu thuyền lưu
26
Trang 31thông Biến đổi khí hậu gây ra các ảnh hưởng xấu đến phát trién DLĐS như việc giatăng các hiện tượng thời tiết cực đoan làm ảnh hưởng đến sự an toàn và sức khỏecủa du khách, gây thiên tai làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy; nướcbiển dâng gây ngập lụt và xâm nhập mặn, từ đó làm giảm chất lượng nguồn nước,mat đa dạng sinh học và giảm thâm mỹ cảnh quan Đây là những yếu tố tác độngđến môi trường sông nước — một trong những nhân tổ chính trong phát triển DLDS.
2.2.2 Tài nguyên du lịch đường sông
Tài nguyên du lịch là cơ sở đề hình thành hoạt động du lịch, từ đó tạo ra cácsản phẩm du lịch Mỗi con sông chảy qua những khu vực cảnh quan khác nhau, vìvậy DLĐS khai thác đa dang các nguồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa, như dong
chảy sông ngòi, cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan văn hóa, các giá trị lịch sử - văn
hóa độc đáo của cộng đồng địa phương Do đó, phát triển DLĐS phải gắn liền vớiviệc tối đa hóa sử dụng tai nguyên du lich ven sông (Fachrudin & Lubis, 2016)
DLĐS kết hợp nhiều nguồn lực khác nhau từ nguồn nước, cảnh quan thiênnhiên cho tới các giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo của cộng đồng địa phương hay
thậm chí là những hoạt động nghệ thuật hiện dai (Rahman et al, 2020), do đó tài
nguyên DLĐS cũng được hiểu là tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa ở cả trênsông ven sông hoặc vùng phụ cận sông mà có khả năng khai thác trực tiếp hoặc giántiếp cho các hoạt động DLDS dé hình thành sản phẩm DLDS Tài nguyên DLĐS tự
nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, địa chất, địa mạo, hệ sinh thái ven sông và
các yếu tô tự nhiên khác Tài nguyên DLĐS văn hóa bao gồm cảnh quan văn hóaven sông, di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng, khảo cô, kiến trúc, giá trị văn hóatruyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian, giá trị văn hóa, công trình lao động sáng tạo
của con người cho mục đích du lịch.
Một số tài nguyên DLDS chính có thé kế đến như : cảnh quan, hệ sinh thái,các điểm đến sinh thái, các điểm đến lịch sử-văn hóa, các yếu tố văn hóa bản địa,
Trong đó, cảnh quan bao gồm cảnh quan trên sông (sinh hoạt của cư dânvùng sông nước, những công trình nổi trên sông như bè cá, cù lao, chợ nổi, nhữngvườn trái cây trên c6n, ) và cảnh quan ven sông (các công trình tôn tạo cảnh quanhai bên bờ sông, công trình kiến trúc độc đáo, đặc sắc; các điểm du lich/khu du lịch
27
Trang 32ven bờ sông; các làng nghề thủ công truyền thống: vườn trái cây, ) chính là nhữngnét thu hút của tuyến DLĐS.
Hệ thống sông ngòi tạo ra các vùng đất ngập trù phú, hệ sinh thái đa dạng.Một số hệ thống sông rất giàu di sản thiên nhiên, đặc biệt là di cư của chim, chimcánh cụt và nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp khác nhau Sinh thái ven sông
cũng là mối quan tâm đặc biệt đối với các nhà du lịch sinh thái và du lịch địa lý.
Vào các mùa khác nhau, vùng đất ngập nước ngập dọc theo nhiều con sông cóphong cảnh đẹp và hệ động thực vật quý hiếm
Do tập tục sống của người dân Việt Nam từ xưa thích ở gần bờ sông thuậntiện đi lại nên có nhiều làng nghề thủ công truyền thốngtập trung ven các con sông.Các làng nghề truyền thống này là yếu tố tài nguyên du lịch văn hóa quan trọng cauthành nên sản pham DLĐS và là một trong những điểm tham quan vô cùng hap danđối với khách du lịch quốc tế Yếu tố địa văn hoá như sông ngòi, kênh rạch nội đôđóng vai trò quan trọng trong lịch sử, gắn bó với đời sống văn hoá của người dân,đặc biệt là các vùng dân cư có truyền thống lâu đời làm nghề nông, tiêu thủ công,chăn nuôi, đánh bắt thủy sản, trồng rừng , đây là nơi du khách có thé tham gia cáchoạt động gắn với đời sống sông nước dé có thêm nhiều trải nghiệm văn hóa Cáccon sông cung cấp nguồn sản vật đồi dào trực tiếp như cá và nguồn thực phẩm kháchoặc gián tiếp thông qua nông nghiệp, vừa là nguồn thực phâm, lương thực cho conngười, vừa mang phong vi đặc trưng cho mỗi con sông, tạo nên đa dạng về 4m thực
và sinh thái nông nghiệp phục vụ cho du lịch, và là tài nguyên du lịch văn hóa hấpdẫn trong mắt khách du lịch trong và ngoài nước Ngoài ra, những không gian kiếntrúc xưa như nhà cổ dọc bến sông, những cây cầu cổ, các bến tàu, di tích, v.v có théđược chuyên chức năng và gan kết chúng với sản phẩm du lịch Các lễ hội truyềnthống hoặc các hoạt động festival trên sông, giao lưu văn hóa và trình diễn nghệthuật cũng có rất nhiều tiềm năng thu hút du khách đến tìm hiểu Day là những nhân
tố cần được chú ý dé có thể khai thác được hiệu quả các tài nguyên văn hoá vat thé
và phi vật thể Ví dụ, nhiều cộng đồng dân cư ven sông và một số nền văn hóa cócác lễ hội độc đáo gắn với những dòng sông, có tiềm năng dé thu hút khách du lịchnhư lễ Tống gió (Tống phong) ở Nam Bộ, lễ hội đua ghe ngo của người Khmer ở
28
Trang 33Sóc Trăng, lễ hội sông nước Cửa Lò ở Nghệ An, lễ hội Bà Thu Bồn ở Quảng Nam,
lễ hội sông Hương ở Hué, lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc, lễ hội thả đèn hoa đăngLoy Krathong trên sông Mae Nam và sông Chao Phraya hay lễ hội đua thuyền
Phichit và lễ Lanna trên sông Nan (Thai Lan),
2.2.3 Cơ sở hạ tang và cơ sở vật chất-kỹ thuật
Các yếu tố CSHT và CSVCKT tạo điều kiện để biến những tiềm năng của tainguyên du lịch trở thành sản phẩm DLĐS trong đó tàu thuyền và bến tàu dựa trên
bờ sông và CSVCKT liên quan là yêu cầu đặc biệt cho hình thức DLĐS phát triểnDLĐS phụ thuộc rất lớn vào hệ thống CSHT và CSVCKT Bởi vì khác với các hoạt
động trên bờ, DLĐS phải có các phương tiện kỹ thuật đảm bảo an toàn và thoải máicho du khách Nhìn chung, DLĐS cần có: Hệ thong điện, nước, thông tin liên lạc
phục vụ du lịch;
- Cac cơ sở phục vụ ăn uống và lưu trú;
- Cac cơ sở thé thao, y tế, nhà vệ sinh, các cơ sở dich vu bố sung khác,
- Mang lưới van tải đường sông;
- _ Hệ thống bến tàu du lịch;
- _ Các phương tiện vận chuyên đường sông phục vụ du lịch bao gồm nhiều loại
hình tàu, thuyền khác nhau phục vụ cho nhiều loại nhu cầu của du khách
= Các phương tiện cao cấp có giá dịch vụ cao như tàu du lịch (tàu nhà
hang hay tàu khách sạn) hoặc du thuyền, thuyền cánh buồm cao cấp, ;
“Các loại thuyền nhỏ cho những lộ trình ngắn như bè, thuyền kayak,
ca-nô hay mô-tô nước, ;
= Các phương tiện vận chuyên đường thủy công cộng khác như pha du
lịch, tàu cánh ngầm, tàu cao tốc hay buýt sông (Waterbus hoặc Boatbus), để phục vụ mục đích di chuyên cơ bản của du khách với giáthành thấp
Sự đảm bảo về an toàn trên tàu và tại các điểm DLĐS là yếu tố quan trọngcho việc khai thác DLĐS Tùy theo đặc điểm của từng dòng sông và từng loại hình
29
Trang 34du lịch mà lựa chọn kiểu phương tiện vận chuyên phù hợp hoặc kết hợp luân phiêngiữa những chặng đi bằng thuyền ở những đoạn có độ sâu nước phù hợp và nhữngchặng đi bang xe 6 tô, xe may trên đường bộ tai những đoạn nước cạn không thuậntiện cho đi thuyền.
2.2.4 Yếu tố văn hóa xã hội
Hành trình DLĐS thường kéo dài và đi qua nhiều cảnh đẹp đặc trưng vớinhững đặc điểm về cảnh quan thiên nhiên, cuộc sống hoang đã, đời sống của cư dândọc theo dòng sông và những công trình kiến trúc, công trình văn hóa đặc sắc xuấthiện trong lộ trình Sông ngòi cung cấp nguồn nước bên vững và là trung tâm diễn
ra các hoạt động sinh hoạt cộng đồng của con người được xem là “các tuyến giaothông, nguồn thực phẩm và nhiều thời điểm là các địa điểm để tham quan và vui
chơi" (Prideaux & Cooper, 2009) Do đó, dọc lưu vực sông thường có khu dân cư
đông đúc với nhiều giá trị văn hóa, hoạt động giải trí gắn liền với sông nước
Theo Inskeep (1991), DLĐS cũng có thể được sử dụng như là “một giải pháp
dé phát triển du lịch ở những vùng xa xôi, vùng không phát triển", hay “mang đếnkhả năng mở ra cơ hội phát triển du lịch cho các khu vực xa xôi với sức lôi cuén déthám hiểm và thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt của du khách” Đồng thời, DLĐScũng trao cơ hội bảo ton các giá trị tự nhiên, văn hóa - lịch sử đặc trưng dọc con
sông.
Sự tham gia của cộng đồng địa phương là một nhân tố quan trọng đối vớiphát triển du lịch Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017) “Cộng đồng dân cư có tráchnhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn an ninh, trật
tự, an toan xã hội, bảo vệ môi trường" Như vậy có thể thấy cộng đồng dân cư dọctheo dòng sông và các giá trị văn hóa của họ là nguồn tài nguyên cho DLĐS, đồngthời ho cũng là lực lượng lao động trực tiếp cho việc phát triển DLDS Do đó, phattriển DLĐS không thé tách rời với sự phát trién của cộng đồng dân cư sinh sống ven
sông.
Việc khuyến khích và đào tạo cho người dân địa phương tham gia trảinghiệm cùng du khách dé tăng cảm xúc và bé sung những thông tin thực tế, mới labên cạnh những thông tin chính thống Hơn hết, việc chia sẻ lợi ích với cộng đồngđịa phương từ hoạt động DLDS sẽ góp phan hạn chế đáng ké sức ép của cộng đồng
30
Trang 35lên tài nguyên DLĐS, bảo vệ tài nguyên DLĐS, giữ gìn bản sắc văn hóa địaphương, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường và góp phan nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần của người dân địa phương.
31
Trang 362.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn du lịch và mô hình nghiên cứu
2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn du lịch
Sức hấp dẫn du lịch phụ thuộc vào các thuộc tính của một điểm đến, tức lànhững thành phần tạo nên một điểm đến, "bao gồm tất cả các yếu tố của một địađiểm “không phải nơi sinh sống” thu hút khách du lịch tùy ý rời khỏi nơi sinh sốngcủa họ" (Lew, 1987) và có thé được xem như là "yêu tố kéo" khiến một cá nhân lựachọn điểm đến này đến điểm đến khác (Dann, 1977)
Theo các kết quả nghiên cứu những nhân tố hấp dẫn du khách đối với điểmđến bao gồm các điểm tham quan, các hoạt động và trải nghiệm (Lew, 1987), tài
nguyên du lịch, khí hậu, văn hóa, ầm thực, giá trị lịch sử, CSHT, CSVCKT, dịch vụ,
sự an ninh (Kozak & Rimmington, 1998), giá ca, dịch vụ và giải trí (Swarbrooke &
Page, 2012), sự ồn định về chính trị, sự an toàn và thuận tiện, vệ sinh, nơi mua sắmhợp lý, 4m thực (Hui & Wan, 2003), cảnh quan, văn hóa và lịch sử, hoạt động giảitrí, dịch vụ, khả năng tiếp cận, thái độ của người dân địa phương, sự an toàn, thư
giãn, khí hậu, gia ca (Zhou, 2005), vệ sinh và không có tinh trạng thách giá, giá cả,
vui chơi giải trí, con người, tai nguyên du lich, co sở lưu trú, cơ sở ăn uống và bếntàu du lịch, đường sá và phương tiện vận chuyền, quảng bá và xúc tiễn, an toàn và
an ninh (Trương Trí Thông & Tô Diễm Phụng, 2021).
Gearing et al (1974) đã nhóm các thuộc tính điểm đến thành năm nhómchính: yếu tố tự nhiên, yếu tố đặc biệt, yếu tố lich sử, phương tiện giải trí và muasăm, cơ sở hạ tầng, thực phẩm và nơi ở McIntosh et al (1995) cũng phân loại cácthuộc tính đánh giá sức hấp dẫn thành năm nhóm chính là văn hóa, tự nhiên, sự kiện,
vui chơi va giải tri.
Decrop (2006) đã đề xuất phân loại các thuộc tính điểm đến dự trên bốn yếu
tố “Con người” bao gồm mọi thứ liên quan đến người dân địa phương (ví dụ: sựthân thiện, thói quen, ngôn ngữ) hoặc những khách du lịch khác (ví dụ: số lượng,loại hình) “Địa lý” đề cập đến các đặc điểm địa lý tự nhiên (ví dụ: khí hậu, khônggian, tự nhiên, địa phương hóa) hoặc địa lý nhân văn (ví dụ: tình hình kinh tế xã hội
và chính trị, nhà ở và hoàn cảnh sống) của điểm đến “Văn hóa” là bất kỳ thuộc tínhnào liên quan đến tập hợp các biểu hiện xã hội, nghệ thuật, tôn giáo hoặc trí tuệ xácđịnh xã hội địa phương “Kỳ nghỉ” liên quan đến các thuộc tính liên quan đến việc
32
Trang 37trải nghiệm điểm đến như các điểm tham quan cụ thể, mức độ thoải mái, thức ăn, cơ
sở hạ tầng du lịch, sự sạch sẽ, an toàn, các chuyến thăm, bầu không khí, sự sốngđộng, sự thay đôi của khung cảnh Ba nhóm đầu tiên liên quan nhiều hơn đến cácđặc điểm chung của điểm đến, trong khi nhóm cuối cùng liên quan đến lợi ích củaviệc sử dụng điểm đến cho kỳ nghỉ Bốn phạm trù này có quan hệ với nhau và phụ
thuộc lẫn nhau.
Laws (1995) gợi ý rằng các thuộc tính điểm đến nên được nhóm thành hailoại Loại chính bao gồm các đặc điểm sẵn có (bam sinh) như khí hậu, sinh thái, tàinguyên thiên nhiên, văn hóa và kiến trúc lịch sử - nhăm thúc day khách du lịch đếnthăm một điểm đến cụ thé Các đặc điểm phụ là những yếu tố phát triển giúp khách
du lịch có thể lưu lại ở đó như khách sạn, ăn uống, vận chuyền, hoạt động và giải trí
— nhằm hai hòa và nâng cao bản chat bam sinh của điểm đến, góp phần vào chatlượng của điểm đến
Tương tự, Van Raaij (1986) đã định nghĩa một điểm đến du lịch là một tậphợp các thuộc tính mà một phan là “sẵn có” và một phan là “nhân tạo” Trong phần
“sẵn có”, có một số đặc điểm tự nhiên của một điểm đến du lịch, chăng hạn như khíhậu, phong cảnh, bãi biến, núi non, các công trình lịch sử - văn hóa, v.v Trong phần
“nhân tạo”, có các đặc điểm như khách sạn và phương tiện vận chuyền, tour du lịch
trọn gói, và các phương tiện thể thao và giải tri, có thể được điều chỉnh theo sở thích
của khách hàng, tùy thuộc vào giới hạn ngân sách.
Hu & Ritchie (1993) cũng đã xác định được 16 thuộc tính bắt nguồn từ cácnghiên cứu về sức hấp dẫn của điểm đến trong các nghiên cứu trước đó như khí hậu,tính sẵn có/chất lượng của chỗ ở, cơ hội thé thao/giải trí, phong cảnh, thức ăn, giảitrí, nét độc đáo trong cuộc sống của người dân địa phương, điểm tham quan lịch sử,bảo tang/diém tham quan văn hóa, khó khăn trong giao tiếp do rào cản ngôn ngữ, lễhội/sự kiện đặc biệt, khả năng tiếp cận, mua sắm, thái độ đối với khách du lịch, tínhsẵn có/chất lượng của phương tiện giao thông địa phương và mức giá
Bùi Thị Tám & Mai Lệ Quyên (2012) đánh giá 17 thuộc tính của điểm đến là
an toàn và an ninh; phong cảnh; mức giá; các điểm tham quan văn hóa; thái độ đốivới khách du lịch; nét độc đáo trong cuộc sống của người dân địa phương; đồ ăn;tính sẵn có/chất lượng của giao thông vận tải địa phương; danh lam thắng cảnh lịch
33
Trang 38sử; hoạt động vui chơi giải trí; lễ hội sự kiện đặc biệt; khó khăn trong giao tiếp; sựsan có/chất lượng của chỗ ở; thời tiết và khí hậu; mua sắm; khả năng tiếp cận; vàcác cơ hội thê thao/giải trí Tầm quan trọng của các thuộc tính này giúp mọi ngườiđánh giá mức độ hấp dẫn của một điểm đến va đưa ra lựa chọn điểm đến.
Rõ ràng rằng một điểm đến - giống như bat kỳ hàng hóa và dịch vụ nào khác
- bao gồm một số thuộc tính kết hợp dé xác định sức hấp dẫn của nó đối với mộtkhách du lịch cụ thê trong một tình huống du lịch nhất định, là một gÓI các cơ sở vàdịch vụ du lịch (Kim, 1998) Theo logic, một điểm đến càng đáp ứng được nhiềunhu cầu của du khách thì càng được coi là hấp dẫn và càng có nhiều khả năng đượcchọn là điểm đến cuối cùng
Tuy có nhiều thuộc tính gắn liền với một điểm đến cụ thể, song một sé thuộctính được xem 1a quan trọng hơn các thuộc tính khác trong việc xác định sức hấpdan của du lịch Số lượng và sự da dang của các yếu tố liên quan đến sức hấp dẫn
du lịch khiến việc xác định nó một cách chính xác trở nên khó khăn (Calvo de Mora
Schmidt et al., 2011; Bui Thị Tám & Mai Lệ Quyên, 2012) Ví dụ, "cảnh quan va
phong cảnh rừng", "đường sắt" và "hiện tượng khí hậu" là những đặc điểm độc đáoxác định sức hấp dan của các điểm đến nghỉ dưỡng trong rừng (Lee et al., 2010) ;còn "khí hậu thoải mái”, "cơ sở vật chất dành riêng cho xe đạp" và "mặt đường vàvỉa hè" lại là những yếu tố quan trọng nhất quyết định sức hấp dẫn của các điểm đến
du lịch xe đạp (Lee & Huang, 2014).
Dưới đây là bảng tổng hợp thang đo sức hấp dẫn của điểm đến từ một số
nghiên cứu:
Bảng 2-3 Bảng tổng hợp thang đo từ các nghiên cứu về sức hấp dẫn du lịch
TT Thang đo Nguồn
1 | Tai nguyên du lịch | Lew (1987); Gearing và cộng sự (1974); Buhalis
(2000); Goeldner, Ritchie và McIntosh (2000);
Decrop (2006); Laws (1995); Van Raaij (1986);
Cooper va cộng sự (1993); Hu va Ritchie (1993);
Bui Thi Tam, & Mai Lé Quyén (2012), Kozak and Rimmington (1998), Zhou (2005); Truong Tri
Thông, & Tô Diễm Phung (2021).
2 | Khả năng tiếp cận Buhalis (2000) ; Cooper và cộng sự (1993); Hu và
Ritchie (1993); Bùi Thị Tam, & Mai Lệ Quyên.
34
Trang 39TT Thang đo Nguồn
(2012); Zhou (2005); Trương Trí Thông, & Tô
(1993); Hu va Ritchie (1993); Bui Thi Tam, & Mai
Lé Quyén (2012); Kozak and Rimmington (1998),
Trương Tri Thông, & Tô Diễm Phung (2021).
4 |Dịch vụ và giải trí Gearing và cộng sự (1974); Buhalis (2000);
Goeldner, Ritchie va McIntosh (2000); Laws (1995); Van Raaij (1986); Cooper va cộng sự (1993); Hu va Ritchie (1993); Bùi Thi Tam, & Mail
Lé Quyén (2012); Kozak and Rimmington (1998);
Swarbooke (1999); Hui and Wan (2003), Zhou
(2005); Truong Tri Thong, & T6 Diém Phung.
(2021).
5 |Su kiện Goeldner, Ritchie va McIntosh (2000); Hu và
Ritchie (1993); Bui Thi Tam, & Mai Lé Quyén.
(2012).
6 | Nhân lực Decrop (2006) ; Hu và Ritchie (1993) ; Bùi Thị
Tám, & Mai Lệ Quyên (2012); Zhou (2005);
Trương Trí Thông (2019)
7 |An toàn và an ninh Decrop (2006) ; Tam (2012) ; Kozak and
Rimmington (1998), Zhou (2005); Trương Trí
Thông, & Tô Diễm Phụng (2021).
8 | Vệ sinh Decrop (2006) ; Hui and Wan (2003), Trương Trí
Thông, & Tô Diễm Phụng (2021).
9 | Giá cả Hu và Ritchie (1993) ; Tam (2012) ; Swarbooke
(1999); Zhou (2005); Trương Trí Thông, & Tô
trung vào các hoạt động du lịch găn với dòng sông, các điêm đên trên sông hoặc
ven sông, và mạng lưới đường sông Dựa trên tông quan nghiên cứu vê sức hap dan
của điểm đến du lịch, có thé nhận định rằng, những thuộc tính của điểm đến được
35
Trang 40kết hợp dé hình thành trải nghiệm DLĐS va mang lại sự hài lòng cho khách du lịch
có khả năng tạo nên sức hấp dẫn đối với một điểm đến DLĐS, và việc xác định các
thuộc tính này đặc biệt quan trọng trong việc thu hút khách du lịch tham gia vào các
hoạt động của loại hình DLĐS Việc nghiên cứu sức hap dẫn của loại hình du lịch
Vì vậy, tác giả đã tham khảo các thuộc tính tạo nên sức hấp dẫn của điểmđến du lịch trong các nghiên cứu trước, từ đó chỉnh sửa và bổ sung cho phù hợp vớithực tế tại địa bàn khảo sát để áp dụng vào nghiên cứu sức hấp dẫn của loại hìnhDLĐS tại TP Cần Thơ Dựa trên lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫncủa điểm đến du lịch và có sự điều chỉnh cho phù hợp với nghiên cứu về loại hìnhDLDS, tác giả tạm rút ra các tiêu chí chính có khả năng ảnh hưởng đến sức hap dan
của loại hình DLĐS như sau:
e Tài nguyên du lịch là tiêu chí quan trọng hang đầu trong việc hình thànhtuyến du lịch và sản phẩm DLĐS, tạo nên sức hap dan cho loai hinh DLDS Cac tainguyên du lich chủ yếu được khai thác vào DLDS bao gồm: khí hậu, cảnh quan vensông, các điểm và khu du lịch trên sông và ven sông, văn hóa sông nước và văn hóa
“thương hd”, các lễ hội và sự kiện trên song,
e Hoạt động du lịch và hệ thống dich vu là nhóm yếu tô cần thé dé hoàn thiệnhoạt động du lịch tạo thành sản phâm du lịch Dịch vụ du lịch bao gồm các dịch vụ
ăn uống, lưu trú, vui chơi, giải trí, mua săm, trải nghiệm là những yếu tố ảnh
hưởng đến sức hấp dẫn của sản phẩm DLĐS Các hoạt động giải trí được khai thácvào DLDS có thể kể đến: tham quan các điểm du lịch trên sông và ven sông (chợnổi, vườn trái cây, kênh rạch nhỏ, nhà bè nuôi cá, làng nghé, ); trải nghiệm duthuyền (cruise trip); du lịch thể thao (tàu cao tốc, chèo thuyền, chèo sup, câu
cả );
© Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tang là yêu tố hoàn thiện, nâng cao chất
lượng sản phẩm du lịch Cơ sở hạ tang phục vụ DLĐS bao gồm hệ thống giao
36