1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Tháng 8 năm 2020, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Đề án thành lập thành phố Thủ Đức

10 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH -0-0 -

DƯƠNG NGUYỄN TƯỜNG VI

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Luật Hành Chính

Giảng viên: TS Nguyễn Thị Minh Hà

Trang 2

Đề số 4: Tháng 8 năm 2020, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Đề

án thành lập thành phố Thủ Đức (tải link Đề án tại:

http://quantri.thuduc.hochiminhcity.gov.vn//Data/UBND/linhtrung/Attachments/2020 _9/2020NewFolder/021-final-da_nen_189202012.pdf) Ngày 09 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh (xem: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-1111-NQ- UBTVQH14-2020-sap-xep-don-vi-hanh-chinh-cap-huyen-cap-xa-Ho-Chi-Minh- 460049.aspx) Qua việc tìm hiểu hai (02) văn bản trên và các văn bản, thông tin liên quan, anh/chị hãy: 1 Xác định địa vị pháp lý của thành phố Thủ Đức (kèm theo căn cứ pháp lý); 2 Vẽ sơ đồ tổ chức cơ quan nhà nước của thành phố Thủ Đức;

3 Theo phương án nhân sự (xem: tp- thu-duc-truc-thuoc-tp-ho-chi-minh-chinh-thuc-hoat-dong-632665/) thành phố Thủ Đức sẽ có một (01) Chủ tịch và bốn (04) Phó Chủ tịch UBND thành phố Anh/Chị cho biết phương án nhân sự trên có hợp pháp không? Tại sao?

https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/chinh-quyen-Bài làm

MỞ ĐẦU

Thành phố Thủ Đức được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập vào cuối năm 2020 trên cơ sở sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức Ngày 1 tháng 1 năm 2021, Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 chính thức có hiệu lực, Thủ Đức trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

Trang 3

1.2 Địa vị pháp lý của TP.Thủ Đức

Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 9/12/2020 đã ra quyết định về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) Thành phố Thủ Đức được thành lập dựa trên cơ sở là diện tích tự nhiên gần 211.56 km2 và dân số của Quận 2, Quận 7 và quận Thủ Đức với hơn 1.013.795 triệu người2

Theo Hiến pháp 2013 có quy định “Thành phố trực thuộc trung ương chia

thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương”; mà đơn vị hành chính

tương đương về căn bản mới chỉ có thành phố trực thuộc thành phố trung ương

“Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc

trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện)” Qua điều nay, có thể nói địa vị pháp

lý của thành phố Thủ Đức với các chủ thể khác theo pháp luật quy định, thành phố Thủ Đức được coi là một đơn vị hành chính cấp huyện và sẽ chịu sự quản lý của TP HCM, đồng thời thực hiện quản lý nhà nước với quyền hạn, nhiệm vụ của mình và là cấp trên trực tiếp của 34 phường

1 Nguồn: Ngân hàng pháp luật ly-la-gi-120621

https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/linh-vuc-khac/dia-vi-phap-2 Đề án thành lập thành phố Thủ Đức

Trang 4

Trong quan hệ pháp luật, Theo điều 51, Luật Tổ chức chính quyền số 22/VBHN-VPQH đã quy định: “Chính quyền địa phương ở thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là cấp chính quyền đại phương gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương Ngoài ra, tại Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM vào ngày 16/11/2020 đã khẳng định chính quyền địa phương ở thành phố thuộc TP.HCM có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND) Do đó, có thể nói chính quyền địa phương tại thành phố Thủ Đức sẽ có HĐND và UBND TP Thủ Đức sẽ có nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương được viện dẫn ở mục 3 chương III Luật tổ chức chính quyền địa phương

Hơn nữa, theo nghị quyết số: 131/2020/QH14 thì thành phố Thủ Đức kể từ ngày 1/7/2021 sẽ chính thức bỏ HĐND quận, phường do vậy nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện cụ thể của “thành phố thuộc thành phố”, UBND thành phố Thủ Đức còn được tăng cường thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn sau Như vậy, thẩm quyền của UBND và Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức đều được bổ sung theo xu hướng tăng cường mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới trong hệ thống hành chính nhà nước, nhằm đảm bảo sự vận hành thống nhất, thông suốt của bộ máy thực thi công vụ ở địa phương

Khi thành phố Thủ Đức được thành lập và đi vào hoạt động thì vấn đề trao quyền cho UBND thành phố Thủ Đức đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của chính quyền địa phương nơi đây bởi UBND là thiết chế hoạt động thường xuyên, liên tục, thực hiện chức năng quản lý theo sự phân cấp Từ đó, trong mối quan hệ tương quan với cơ quan dân cử thì cơ quan hành chính luôn thể hiện tính năng động, kịp thời Với tư duy đó, hoạt động của thành phố Thủ Đức có đạt tính hiệu quả, sáng tạo hay không phải phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của UBND thành phố Thủ Đức Có thể nói, Trao quyền cho chính quyền thành phố Thủ Đức

Trang 5

không chỉ là trao nhiệm vụ và buộc chính quyền thành phố Thủ Đức tuân theo các quy định trong nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn của cấp trên, mà còn phải trao quyền tự do lựa chọn phương pháp, cách thức thực hiện các nhiệm vụ của mình Do vậy, UBND thành phố Thủ Đức cần được trao những quyền hạn cụ thể trên cơ sở phát huy sự chủ động, sáng tạo, xứng tầm với tên gọi thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

Đề án thành lập thành phố Thủ Đức xác định sau khi sáp nhập để hình thành đơn vị hành chính thì thành phố Thủ Đức có tiêu chuẩn quy mô dân số hơn 1.013.795 triệu người, diện tích tự nhiên gần 211.56 km2 Với tiêu chí diện tích tự nhiên thì thành phố Thủ Đức không thể sánh với các đơn vị hành chính cấp tỉnh nhưng so sánh về quy mô dân số thì thành phố Thủ Đức có số dân đông hơn khoảng 20 tỉnh

khác Do vậy, tính cả hai tiêu chí là quy mô dân số và diện tích tự nhiên thì thành

phố Thủ Đức có thể sánh ngang với các đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện tích nhỏ và quy mô dân số không đông Bằng chứng cho thấy rằng, căn cứ theo cách tính

điểm về quy mô dân số và diện tích tự nhiên3, điểm số của thành phố Thủ Đức xấp

xỉ nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh, thậm chí còn cao điểm hơn so với hai tỉnh là tỉnh Hà Nam và tỉnh Ninh Thuận Đồng thời, TP Thủ Đức được xếp vào thành phố đô thị loại I, theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của UBTVQH, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III Căn cứ vào điểm số thì khu vực dự kiến thành lập thành phố Thủ Đức đạt 87,18/ 100 điểm, bảo đảm đạt tiêu chí đô thị loại I

2 Vẽ sơ đồ tổ chức cơ quan nhà nước của thành phố Thủ Đức

Sơ đồ tổ chức cơ quan nhà nước của TP Thủ Đức có HĐND và UBND thành phố; tuy nhiên sẽ không có HĐND cấp quận và phường

3 Nghị quyết số 1211

Trang 6

UBND TP Thủ Đức

UBND 34 phường *

Các đơn vị hành chính trực thuộc

Toà án nhân dân TP.Thủ Đức

T.Hình sự

T.Dân sự

T.Gia đình và người chưa thành

niên T.Kinh

tế

T.Xử lý hành chính

Viện kiểm sát nhân dân TP.Thủ

Đức

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm

Khu thể thao và sức khoẻ

Rạch Thiếc Trung tâm

công nghệ cao Sài Gòn

Khu công nghệ sinh thái Tam

Đa

Trung tâm công nghệ giáo dục (Đại học Quốc gia TP.HCM)

Khu đô thị tương

lai Trường

thọ

Các cơ quan chuyên môn

Phòng Nội

vụ Phòng Tư pháp

Phòng Tài chính – Kế hoạch Phòng Tài

nguyên và Môi trường Phòng Y

tế

Thanh tra Thành

phố

Phòng Kinh tế Phòng

quản lý đô thị

Phòng Lao động – Thương binh và Xã

hội

Phòng Văn hoá và Thông

tin

Phòng Giáo dục và Đào tạo Văn phòng

UBND

Trang 7

UBND 34 phường*: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình Chiểu, Bình Thọ, Bình

Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Hiệp Phú, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tam Bình, Tam Phú, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Tân Phú, Thảo Điền, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm, Trường Thạnh, Trường Thọ.4

3 Theo phương án nhân sự (xem: kien/chinh-quyen-tp-thu-duc-truc-thuoc-tp-ho-chi-minh-chinh-thuc-hoat-dong-632665/) thành phố Thủ Đức sẽ có một (01) Chủ tịch và bốn (04) Phó Chủ tịch UBND thành phố Anh/Chị cho biết phương án nhân sự trên có hợp pháp không? Tại sao?

https://nhandan.vn/tin-tuc-su-Tại Nghị định số 08/2016/NĐ-CP, Nghị định về quy định số lượng phó tỉnh UBND về quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND, ở điểm b khoản 2 điều 7 đã nêu: “Quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại I có không quá 03 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại II, loại III có không quá 02 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân” Nghĩa là thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương Loại I, phó chủ tịch UBND không vượt quá 3 người Xét trên các tiêu chí của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị (trong Nghị Quyết 1210 ), UBND TP HCM cho biết khu vực dự kiến thành lập TP Thủ Đức đạt 87,18/100 điểm, đảm bảo đạt tiêu chí đô thị loại 15 Trong cách phân loại đô thị ở Việt Nam thì đô thị loại 1 là nơi giữ vai trò trung tâm quốc gia hoặc trung tâm vùng lãnh thổ liên tỉnh

4 Nguồn: Invert https://www.invert.vn/danh-sach-34-phuong-cua-thanh-pho-thu-duc-vua-duoc-thanh-lap-ar34415Nguồn: Báo Thanh niên https://thanhnien.vn/thoi-su/khu-vuc-du-kien-thanh-lap-tpthu-duc-dat-chuan-do-thi-loai-1-1303667.html

Trang 8

Bởi TP Thủ Đức là thành phố được xếp vào đô thị loại I và là thành phố thuộc TP Hồ Chí Minh (thành phố trực thuộc trung ương) do vậy số lượng Phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức không được quá 3 người

Dựa trên dự thảo nghị định, cơ cấu tổ chức của UBND Thành phố Thủ Đức sẽ có một số điểm khác biệt, đặc biệt là điểm b, khoản 2, điều 28 dự thảo nghị định, số lượng Phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức không quá 5 người trong nhiệm kỳ 5 năm đầu, và giảm xuống còn 4 Phó chủ tịch cho nhiệm kỳ tiếp theo Tuy nhiên phương án trên chỉ là dự thảo và chưa có văn bản luật nào chính thức

Như vậy, phương án nhân sự thành phố Thủ Đức sẽ có 4 Phó Chủ tịch UBND là không hợp pháp

KẾT LUẬN

Qua đây, qua bài tìm hiểu vừa rồi, ta đã hiểu sâu hơn về việc thành lập TP.Thủ Đức và có thể thấy rằng việc TP Thủ Đức ra đời là điều cần thiết nhưng để đồng bộ với sự ra đời, quyền hạn, cơ thế đặc thù của TP Thủ Đức thì cần thời gian và đồng bộ hơn nữa để giúp TP Thủ Đức có nhiều điều kiện phát triển hơn, đặc biệt là trong Luật tổ chức chính quyền địa phương bởi theo chính sách cho TP Thủ Đức và pháp luật chưa có sự đồng bộ, song hành với nhau

Trang 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 GS.TS Phạm Hồng Thái – TS Nguyễn Thị Minh Hà (Đồng chủ biên) (2017),

Giáo trình Luật hành chính, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

2 Nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh Số: 1111/NQ-UBTVQH14, ngày 9/12/2020

3 Đề án xây dựng thành phố Thủ Đức 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương

5 Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh số: 131/2020/QH14, ngày 16/11/2020

6 Nghị định về quy định số lượng Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành

viên Uỷ ban Nhân dân số 08/2016/NĐ-CP, ngày 25/01/2016

7 Vũ Nguyên (2021), Chính quyền TP Thủ Đức trực thuộc TP Hồ Chí Minh chính thức hoạt động, Báo điện tử Nhân dân https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/chinh-quyen-tp-thu-duc-truc-thuoc-tp-ho-chi-minh-chinh-thuc-hoat-

Trang 10

http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210744 11 Sơ đồ hệ thống chính quyền Thành phố Hà Nội

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:35

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w