1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ Đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất Định hôm nay và ngày mai vẫn Được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân

15 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Một Dân Tộc, Một Đảng Và Mỗi Con Người, Ngày Hôm Qua Là Vĩ Đại, Có Sức Hấp Dẫn Lớn, Không Nhất Định Hôm Nay Và Ngày Mai Vẫn Được Mọi Người Yêu Mến Và Ca Ngợi, Nếu Lòng Dạ Không Trong Sáng Nữa, Nếu Sa Vào Chủ Nghĩa Cá Nhân
Tác giả Trần Châu Ánh Minh, Tô Yến Ngân, Phạm Thị Huyền Trang, Trần Thị Minh Thư, Hồ Thanh Ngọc, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Khúc Khánh Ngọc, Triệu Đông Nghi
Người hướng dẫn Lê Thị Sáu
Trường học Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 75,32 KB

Nội dung

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu m

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI TẬP NHÓM

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Sáu Nhóm: 04

Danh sách sinh viên thực hiện:

1 Trần Châu Ánh Minh_72200323

2 Tô Yến Ngân_72200321

3 Phạm Thị Huyền Trang_72200312

4 Trần Thị Minh Thư_72200329

5 Hồ Thanh Ngọc_72200365

6 Nguyễn Thị Thanh Tâm - 72200410

7 Khúc Khánh Ngọc_72200375

8 Triệu Đông Nghi_72200335

TP.HCM, tháng 07 năm 2024

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn vô cùng sâu sắc, Nhóm 07 chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy cô thuộc Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn - Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã tạo điều kiện và hỗ trợ chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đây là môi trường học tập lý tưởng, nơi chúng em được tiếp cận với nền giáo dục hiện đại, được thầy cô tận tình chỉ dẫn và truyền đạt những kiến thức, kỹ năng vô cùng bổ ích

Đặc biệt, Nhóm xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Sáu - giảng viên thỉnh giảng bộ môn Khoa học xã hội, đã dành nhiều thời gian và công sức tận tình truyền đạt kiến thức cho Nhóm trong suốt quá trình thực hiện bài tiểu luận này Với sự tận tâm, tận tình và chuyên môn sâu rộng, cô đã giúp Nhóm tiếp cận và nắm vững được các kiến thức lý thuyết, hướng dẫn Nhóm hoàn thiện bài tiểu luận này

Trong quá trình thực hiện, chúng em đã cố gắng tìm tòi và nghiên cứu ,nhưng với kiến thức

và kinh nghiệm còn ít ỏi, nội dung bài tiểu luận khó tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý, chỉ dẫn từ Quý Thầy cô, để bài viết ngày càng hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh là bậc lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam Người là một chiến sĩ cách mạng xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới Suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã dấn thân vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Bác là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, lối sống giản dị, trong sạch và cống hiến hết mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân Tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh là tài sản vô giá của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam Thế hệ thanh niên ngày nay luôn vận dụng và phát huy những di sản quý báu đó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Với cương vị là một người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, lúc sinh thời Bác luôn coi việc tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa có tính thường xuyên và lâu dài Bác nhận thức sâu sắc rằng để Đảng luôn giữ vững vai trò lãnh đạo, đáp ứng được yêu cầu của cách mạng, đòi hỏi phải có sự đổi mới, chỉnh đốn thường xuyên, liên tục Người đặc biệt nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

từng khẳng định: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng

dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” Bác Hồ luôn nhấn mạnh sự trong sáng,

đạo đức của cán bộ, đảng viên chính là nền tảng, là yếu tố quyết định sự trong sạch, vững mạnh của Đảng Chính vì vậy, việc xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên là nhiệm vụ then chốt, góp phần quan trọng vào việc đổi mới, chỉnh đốn Đảng, đáp ứng yêu cầu của cách mạng

Bằng kiến thức đã học ở môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhóm 07 xin phép được phân tích nhận định trên của Bác Đồng thời với tư cách là sinh viên của trường đại học Tôn Đức Thắng, Nhóm cũng đề xuất các việc làm cần thiết để không sa vào chủ nghĩa cá nhân, đấu tranh chống chủ nghĩa

cá nhân, trở thành những đảng viên, cán bộ tương lai xứng đáng với sự kỳ vọng của Đảng và nhân

Trang 5

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

LỜI CẢM ƠN

LỜI MỞ ĐẦU

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN 1

1.1 Khái niệm Chủ nghĩa cá nhân 1

1.2 Biểu hiện của Chủ nghĩa cá nhân 1

1.3 Sự cần thiết phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân 2

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 4

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC HÀNH ĐỘNG TRƯỚC CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN 7

3.1 Sinh viên Tôn Đức Thắng hành động tránh sa vào Chủ nghĩa cá nhân 7

3.2 Sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng đấu tranh chống Chủ nghĩa cá nhân 8

LỜI KẾT LUẬN 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 6

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

1.1 Khái niệm Chủ nghĩa cá nhân

Chủ nghĩa cá nhân hay còn gọi là cá nhân chủ nghĩa, chủ nghĩa cá thể là một thuật ngữ được

sử dụng để mô tả một cách nhìn nhận trên phương diện xã hội, chính trị hoặc đạo đức trong đó nhấn mạnh đến lợi ích của mỗi cá nhân, sự độc lập của con người và tầm quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân

Những người theo chủ nghĩa cá nhân chủ trương không hạn chế mục đích và ham muốn cá nhân Họ phản đối sự can thiệp từ bên ngoài lên sự lựa chọn của cá nhân - cho dù sự can thiệp đó là của xã hội, nhà nước, hoặc bất kỳ một nhóm hay một thể chế nào khác

Chủ nghĩa cá nhân là hệ thống quan điểm, thái độ, hành vi của chủ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu lợi ích của chủ thể ấy trên cơ sở tuyệt đối hóa vai trò và lợi ích cá nhân, tách rời và đối lập, làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng, xã hội

1.2 Biểu hiện của Chủ nghĩa cá nhân

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi “chủ nghĩa cá nhân là một loại giá trị và nguyên tắc đạo đức, là

hệ thống lý luận chính trị, kinh tế và đạo đức của giai cấp tư sản” Chủ nghĩa cá nhân là sản phẩm

của xã hội người bóc lột người, dựa trên chế độ tư hữu; là sự đối lập giữa lợi ích cá nhân với lợi ích

xã hội, đặt quyền lợi của cá nhân lên trên quyền lợi tập thể Tổng hợp các quan điểm của Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã được nêu trong nhiều tác phẩm, bài phát biểu; biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân có thể được khái quát qua mười “căn bệnh” dưới đây:

Bệnh quan liêu: Người này chỉ xem trọng hình thức, thủ tục cứng nhắc và cầu kỳ trong công

việc mà không xem xét vấn đề ở khía cạnh khách quan, không đi sâu vào phân tích và giải quyết triệt để vấn đề phù hợp với tình hình thực tiễn

Bệnh tham lam: Sự say đắm, ham muốn và đam mê của con người vào một điều gì đó Tham

thường sẽ đi liền với những hành động không tốt Bởi người tham lam có xu hướng làm mọi việc

để đạt được những thứ mà mình muốn, khi đó, họ sẵn sàng làm những điều ác, thậm chí là trái pháp luật để thỏa mãn nhu cầu của bản thân

Bệnh lười biếng: Người mang bệnh này lười suy nghĩ, ngại làm việc, không chịu học tập,

nâng cao kiến thức của bản thân, thiếu đổi mới, sáng tạo, thậm chí có xu hướng dựa dẫm vào người khác

Bệnh kiêu ngạo: Sự tự tin thái quá vào bản thân, luôn cho rằng bản thân là nhất như “ếch

ngồi đáy giếng” mà không nhận ra được những thiếu sót của mình, thiếu lắng nghe, coi thường người khác và không tiếp thu sai lầm và chú ý sửa lỗi

Trang 7

Bệnh hiếu danh: Người hiếu danh ham mê danh lợi, vật chất, ưa chức cao, được người đời

kính nể, song, không chú trọng tu dưỡng phẩm chất, đạo đức và năng lực bản thân, không quan tâm chất lượng, tới công tác thực tiễn

Bệnh “hữu danh vô thực”: Danh phải xứng với thực, chỉ có như vậy danh thơm mới được

truyền mãi muôn đời Loại bệnh này biểu hiện kẻ có “tai to mặt lớn”, tiếng tăm lẫy lừng, địa vị cao nhưng thực chất năng lực không có, không đảm đương được trách nhiệm của vị trí ấy, như một chiếc vỏ rỗng khoác lên mình trang phục xa hoa

Bệnh cận thị: Chỉ để ý đến cái nhỏ, vụn vặt, không thấy cái lớn, cái quan trọng, mà chỉ chăm

chăm bắt lỗi, chăm chút những cái vặt vãnh, chủ quan, thiếu tầm nhìn bao quát, khách quan

Bệnh tị nạnh: Luôn so sánh lợi ích, thiệt hơn với người khác, đòi hỏi sự bình đẳng nhưng

không hiểu được chân lý làm ít được ít, làm nhiều được nhiều, trách nhiệm cũng nhiều

Bệnh xu nịnh: Những kẻ này quen thói dẻo miệng, luôn nịnh bợ kẻ khác để chuộc lợi về

mình, không có chính kiến, cũng không có khí khái, năng lực, chỉ ưa xu nịnh kẻ khác để ăn theo

Bệnh a dua và kéo bè kéo cánh: Không phân trái phải mà chỉ chăm chăm làm theo, ủng hộ

kẻ mạnh, thiếu cả năng lực lẫn phẩm chất Họ ưa sống thành bầy đàn, kết bè đảng xu nịnh lẫn nhau, chống lại kẻ yếu, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ tổ chức

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thứ bệnh trên đều do một thứ “vi trùng độc” là chủ nghĩa cá

nhân sinh ra Vì vậy, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là nhiệm vụ cấp thiết và lâu dài của mỗi người và cả xã hội

1.3 Sự cần thiết phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân

Trong quá trình xây dựng và phát triển xã hội, việc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết Trước hết, cần hiểu rằng chủ nghĩa cá nhân đề cao quyền lợi

và lợi ích cá nhân lên trên mọi khía cạnh khác Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển cá nhân và sáng tạo, nhưng đồng thời cũng gây ra sự thiếu quan tâm đến lợi ích chung và cộng đồng Chủ nghĩa cá nhân thường dẫn đến sự phân hóa xã hội, tạo ra khoảng cách lớn giữa các tầng lớp và nhóm người, làm suy giảm sự đoàn kết và hợp tác trong cộng đồng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

nhấn mạnh rằng “Chủ nghĩa cá nhân là một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển và tiến bộ của đất nước”

Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân giúp xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ và đoàn kết, nơi mọi người hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh, chia sẻ và hợp tác để đạt được các mục tiêu chung Một cộng đồng đoàn kết sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mọi người, từ việc cải thiện chất lượng cuộc sống đến việc tạo ra môi trường sống an toàn và thân thiện hơn Bên cạnh đó, giảm thiểu chủ nghĩa này cũng đồng nghĩa với việc giảm thiểu sự phân hóa, tạo ra một xã hội công bằng hơn

2

Trang 8

Hơn nữa, việc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân còn thúc đẩy sự phát triển bền vững Theo

Hồ Chí Minh, sự phát triển bền vững của đất nước không chỉ nằm ở sự phát triển kinh tế mà còn bao gồm cả phát triển văn hóa, xã hội và con người Việc này giúp xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và bền vững, nơi mà mỗi người đều có cơ hội phát triển và đóng góp cho cộng đồng Bởi trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc đề cao tinh thần cộng đồng và trách nhiệm xã hội trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

Ngoài ra, việc khuyến khích sự hợp tác và tăng cường vai trò của gia đình cũng là những bước quan trọng trong quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân Tạo ra các cơ hội và môi trường thúc đẩy sự hợp tác giữa các cá nhân và nhóm thông qua các dự án cộng đồng, hoạt động tình nguyện và các sự kiện xã hội có thể giúp tăng cường tinh thần đoàn kết Gia đình, nền tảng của

xã hội, cần khuyến khích sự chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau và lòng nhân ái trong mỗi thành viên Đặc biệt hơn khi giáo dục là phương tiện quan trọng và rèn luyện tư tưởng để đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh Bằng cách giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái và trách nhiệm xã hội, chúng ta có thể tạo ra những công dân có đạo đức, có trách nhiệm và luôn sẵn sàng đóng góp cho sự phát triển của xã hội Trong một xã hội mà mọi người đều có trách nhiệm với nhau và với thế hệ tương lai, sự bền vững sẽ được đảm bảo hơn Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi tư tưởng và hành vi của con người, giúp tăng cường

ý thức về cộng đồng và sự hợp tác

Trang 9

CHƯƠNG 2:

PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

"Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân" Những câu nói trên chính là lời dạy quý báu của Chủ tịch

Hồ Chí Minh diễn ra vào ngày 18 tháng 6 năm 1968 trong bối cảnh miền Bắc đang thực hiện thành công công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và miền Nam đang tiến hành cuộc kháng chiến chống

Mỹ cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập một số cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương để bàn về việc thực hiện đề nghị của Người với Ban Bí thư Trung ương Đảng, đó là xuất bản loại sách

"Người tốt, việc tốt".

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, việc xuất bản loại sách này không chỉ nhằm tuyên truyền, giáo dục, mà còn góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc xây dựng con người mới, phát huy những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng để tạo nên sức mạnh toàn diện, góp phần thực hiện thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng lưu ý những khó khăn, thách thức mới đang đặt ra trong bối cảnh hiện tại, đòi hỏi cán bộ, Đảng viên và nhân dân càng phải kiên cường, sáng tạo, đoàn kết hơn nữa để vượt qua Bài học quý giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn động viên tinh thần, cổ vũ mạnh mẽ cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, đạt được thắng lợi mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Quá khứ là nền tảng, là một tài sản quý báu cho hiện tại và tương lai, nhưng không phải là yếu

tố quyết định thành công hay thắng bại sau này Những thành tựu, những chiến công vang dội, lịch

sử hào hùng của dân tộc sẽ là niềm tự hào và động lực vững chắc cho các thế hệ sau tiếp tục phát triển Quá khứ có thể tạo nên sự khởi đầu vĩ đại, nhưng chính những hành động, phẩm chất và tinh thần phục vụ nhân dân trong hiện tại sẽ quyết định tương lai Không phải mọi người vĩ đại trong quá khứ đều nhất định được yêu mến, ca ngợi mãi mãi Điều quan trọng là phải không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng, luôn giữ vững bản chất trong sáng của mình Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu vĩ đại và quan trọng trong

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Điều này thể hiện rõ qua hơn 30 năm đổi mới, trong đó lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn là kim chỉ nam, tư tưởng chỉ đạo và bài học thực tiễn sâu sắc, giúp toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, thực hiện mục tiêu xây dựng một Việt Nam phát triển, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.Trong tình hình lúc bấy giờ, bên cạnh việc khích lệ và đánh giá cao truyền thống hào hùng của dân tộc, thành tích vang dội của Đảng và mỗi con người trong sự nghiệp kiến quốc và đấu tranh giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhắc nhở các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ

quan của Nhà nước, Chính phủ phải triệt để đấu tranh khắc phục tư tưởng “ngủ quên trên chiến thắng", sống thỏa mãn trong hào quang của ngày hôm qua, phải luôn tiến về phía trước, và đặc biệt

4

Trang 10

là phải đấu tranh loại trừ ra khỏi hàng ngũ của Đảng, bộ máy Nhà nước những người “sa vào chủ nghĩa cá nhân” không còn đủ tư cách, tha hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống,

quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân

Chủ nghĩa cá nhân là một biểu hiện của sự tối thượng hóa lợi ích cá nhân, coi thường lợi ích chung của tập thể, cộng đồng và xã hội Người theo chủ nghĩa cá nhân sẵn sàng đặt lợi ích riêng của cá nhân, gia đình lên trên lợi ích chung của quốc gia và dân tộc Chủ nghĩa cá nhân đề cập đến tình trạng ưu tiên lợi ích cá nhân trên lợi ích chung của cách mạng và nhân dân Những người mắc phải chủ nghĩa cá nhân thường tham danh lợi, tự cao tự đại, thiếu tinh thần trách nhiệm Họ ưu tiên nghĩ đến mình trước, thay vì lo lắng cho mọi người Do chủ nghĩa cá nhân, họ hay lười biếng, tham

ô, lãng phí và xa rời thực tế Người cho rằng: “Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó, những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho

cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội Người cách mạng phải tiêu diệt nó.”

Những biểu hiện này ẩn nấp trong mỗi con người, như một "virus độc hại" như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi tên Chủ nghĩa cá nhân ảnh hưởng sâu sắc đến công tác lãnh đạo, tổ chức và quản lý; đến việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng; đến sự ứng xử với đồng chí, đồng nghiệp và quần chúng nhân dân Nó dẫn đến các tệ nạn như quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí Chủ nghĩa cá nhân trói buộc, bịt mắt những người bị nó chi phối, khiến họ chỉ vì danh lợi, địa vị cá nhân mà không nghĩ đến lợi ích của giai cấp và nhân dân Từ những biểu hiện ấy, ta có thể thấy rằng chủ nghĩa cá nhân ngăn cản sự tu dưỡng, phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và dân tộc; thúc đẩy sự tự do toan tính, thiếu tổ chức, kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong công việc; và góp phần làm giảm sức chiến đấu, chia rẽ khối đoàn kết, thống nhất trong Đảng

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi chủ nghĩa cá nhân là một trong những mối nguy hiểm lớn

nhất của cách mạng Người khẳng định rằng chủ nghĩa cá nhân là "kẻ thù của cách mạng" và là

nguồn gốc của những biểu hiện suy thoái, làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, đảng viên, cũng như làm tha hóa Đảng Người nhấn mạnh rằng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời khỏi thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa cá nhân không chỉ là nguy cơ đối với sự trong sạch của Đảng, mà còn đe dọa trực tiếp đến việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Chính vì vậy, Người yêu cầu mỗi người trong Đảng, từ cán bộ đến đảng viên, phải luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc và Tổ quốc lên hàng đầu Họ phải là tấm gương soi sáng cho nhân dân thực hành đạo đức cách mạng, không bị lợi ích cá nhân chi phối, làm suy yếu ý chí cách mạng và sự đoàn kết của Đảng

Đạo đức và phẩm chất là nền tảng vững chắc, quyết định sự tồn vong, phát triển của mỗi dân tộc Mỗi dân tộc đều có những giá trị đạo đức và văn hóa truyền thống độc đáo, là tinh hoa của lịch

sử và là nguồn cội của sự tự hào Việc bảo tồn và phát huy những giá trị này không chỉ góp phần

Ngày đăng: 19/12/2024, 14:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w