1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn tiếng việt Đề tài biện pháp giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện pháp giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Tác giả Nhóm 7
Người hướng dẫn Phạm Anh Tú
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Tiếng Việt
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 88,97 KB

Nội dung

Tuy nhiên, hiện nay, quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ đã tác động không nhỏ đến việc sử dụng tiếng Việt một cách chính xác và chuẩn mực của nhiều thế hệ..  Sử dụng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN:

MÔN TIẾNG VIỆT

Đề tài Biện pháp giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Nhóm thảo luận: Nhóm 7

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Anh Tú

HÀ NỘI, THÁNG 9 NĂM 2024

Trang 2

Lời cảm ơn

Tập thể nhóm 7 xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy vì những kiến thức quý báu mà thầy đã truyền đạt trong suốt khoá học học phần môn Tiếng Việt Nhờ

sự tận tâm, nhiệt huyết của thầy, chúng em không chỉ được mở rộng hiểu biết về ngôn ngữ mà còn hiểu sâu hơn về văn hóa, lịch sử, và giá trị của bộ môn tiếng Việt

Nhóm em xin kính chúc thầy luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và tiếp tục thành công trên con đường sự nghiệp giáo dục

Trang 3

Mục lục

I Phần mở đầu (2-3 phút) ……… ……….…….… 4

1 Giới thiệu chung……… …….……

… 4

2 Mục tiêu đề tài……….……….…

… 4

II Phần khai triển (10 phút) ……….… …… 4

1 Khái niệm sự trong sáng của tiếng Việt……….… ……4

1.1 Định nghĩa……….… … ….4

1.2 Đặc điểm nổi bật……….….… …… 5

2 Thực trạng hiện nay……….………

….6 2.1 Tác động từ ngoại ngữ……… …6

2.1.1 Sự xâm nhập của ngoại ngữ vào tiếng Việt……….……… ….….6

2.1.2 Những ảnh hưởng tiêu cực ……… ……….7

2.1.3 Kết luận……….……….… 7

2.2 Ngôn ngữ không chuẩn mực……… …….……… 7

2.3 Sự khác biệt giữa các thế hệ……… …8

3 Các biện pháp giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt……… ………… …….9

3.1 Nâng cao nhận thức cộng đồng……… …….9

3.2 Kiểm soát việc du nhập từ ngữ ngoại lai……… … 9

3.3 Phát huy vai trò của truyền thông và báo chí……….…………10

Trang 4

3.4 Cải cách giáo dục ngôn ngữ……… …… …….… 10

III Phần kết luận (2-3 phút)……….….11

1.Tóm tắt nội dung chính……… ….…….11

2.Kêu gọi hành động……… ……11

I Phần mở đầu

1 Giới thiệu chung:

“Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” Lời của Bác trong

“Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam” giống như một lời nhắc nhở đến thế hệ con cháu sau này về vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển của quốc gia, dân tộc Tiếng Việt là biểu tượng của lòng tự hào dân tộc, mang trong mình vẻ đẹp của sự giản dị, phản ánh rõ nét tính cách và tâm hồn của con người Việt Nam Tiếng Việt đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự đoàn kết dân tộc và phát triển nền văn hóa quốc gia Tuy nhiên, hiện nay, quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ đã tác động không nhỏ đến việc sử dụng tiếng Việt một cách chính xác

và chuẩn mực của nhiều thế hệ

2.Mục tiêu của đề tài:

Đề tài hướng tới việc nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt trong thời đại ngày nay

II Phần khai triển

1 Khái niệm sự trong sáng của tiếng Việt.

1.1 Định nghĩa

Sự trong sáng của tiếng Việt là sự kết hợp hài hòa và chuẩn mực về mọi mặt ngôn ngữ, đảm bảo tính thống nhất và dễ hiểu cho người dùng

Trang 5

 Sử dụng từ ngữ đúng nghĩa: Từ ngữ trong tiếng Việt cần được sử dụng chính xác với nghĩa gốc, tránh sử dụng các từ ngữ ngoại lai hoặc tiếng lóng không cần thiết, gây khó hiểu cho người sử dụng

 Duy trì sự thuần Việt: Tránh việc sử dụng quá nhiều từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài một cách không cần thiết, làm mất đi bản sắc của tiếng Việt Tuy nhiên, vẫn cần phải linh hoạt khi tiếp nhận những yếu tố mới để phát triển ngôn ngữ trong thời đại hiện đại hóa

 Giữ gìn văn phong lịch sự, tinh tế: Tiếng Việt phải biểu hiện sự tao nhã, lịch sự trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong văn bản

1.2 Đặc điểm nổi bật của Tiếng Việt.

a Tính hệ thống

Tính hệ thống của tiếng Việt được thể hiện qua cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, và ngữ âm chặt chẽ, có sự tổ chức nhất định:

 Ngữ âm: Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm, mỗi âm tiết có nghĩa riêng hoặc là thành phần của từ ghép Cấu trúc âm thanh của tiếng Việt được xác định rõ với các thành phần âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và dấu thanh, tạo nên hệ thống phát âm thống nhất

 Từ vựng: Hệ thống từ vựng tiếng Việt có tính phân loại rõ ràng, bao gồm từ đơn, từ ghép, từ láy, và từ ngữ chuyên môn, giúp tạo nên sự đa dạng và phong phú trong cách diễn đạt

Nhờ tính hệ thống này, tiếng Việt đảm bảo sự nhất quán trong cách sử dụng, giúp người nói và người nghe hiểu được nội dung một cách hiệu quả

b Tính linh hoạt

Tính linh hoạt của tiếng Việt thể hiện qua khả năng thích ứng và thay đổi theo thời gian, không gian và hoàn cảnh giao tiếp:

Trang 6

 Biến đổi từ ngữ: Tiếng Việt có khả năng sáng tạo và tiếp thu các từ ngữ mới, nhất là

từ các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc Tuy nhiên, quá trình tiếp thu này thường đi kèm với việc Việt hóa, để từ ngữ ngoại lai hòa nhập vào hệ thống tiếng Việt một cách tự nhiên

 Sự đa dạng trong cách diễn đạt: Tính linh hoạt của tiếng Việt còn thể hiện ở cách diễn đạt một ý tưởng qua nhiều cách nói khác nhau, từ trang trọng đến bình dân, từ khẩu ngữ đến văn bản

c Tính phản ánh bản sắc dân tộc

Tiếng Việt là ngôn ngữ mang đậm bản sắc văn hóa, tâm hồn và tư duy của người Việt Nam:

 Phản ánh lịch sử, văn hóa: Tiếng Việt là công cụ ghi lại lịch sử và truyền tải các giá trị văn hóa của dân tộc Các từ ngữ, câu ca dao, tục ngữ đều chứa đựng những nét đặc trưng của văn hóa và tư tưởng Việt Nam, từ lối sống, cách nghĩ đến tập tục, lễ nghi

 Tính biểu cảm: Tiếng Việt có khả năng biểu đạt tinh tế những cảm xúc và tâm tư của người Việt Sự giàu có về từ láy, từ ghép, và các biện pháp tu từ giúp ngôn ngữ này trở nên đa dạng và sâu sắc trong việc thể hiện tình cảm, trạng thái tâm lý

2 Thực trạng hiện nay

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, việc tiếp xúc với các ngôn ngữ khác, đặc biệt

là tiếng Anh, là điều không thể tránh khỏi Điều này dẫn đến hiện tượng xâm nhập ngoại ngữ vào tiếng Việt, làm thay đổi đáng kể cách chúng ta giao tiếp hàng ngày Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, việc lạm dụng các từ ngữ, cấu trúc từ các ngôn ngữ khác cũng gây ra nhiều hệ lụy đáng lo ngại

2.1 Tác động từ ngoại ngữ

2.1.1 Sự Xâm Nhập Của Ngoại Ngữ Vào Tiếng Việt:

Nguyên nhân của sự xâm nhập ngoại ngữ

Trang 7

 Toàn cầu hóa: Sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông, và kinh tế toàn cầu hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các ngôn ngữ khác

 Xu hướng chạy theo mốt: Nhiều người trẻ muốn thể hiện sự sành điệu, hiện đại bằng cách sử dụng các từ ngữ ngoại ngữ, dù chưa hiểu rõ ý nghĩa

2.1.2 Những ảnh hưởng tiêu cực

 Mất đi sự trong sáng của tiếng Việt: Việc lạm dụng ngoại ngữ làm giảm sự phong phú và đa dạng của vốn từ tiếng Việt, đồng thời làm mất đi những nét đặc trưng của ngôn ngữ dân tộc

 Ảnh hưởng đến suy nghĩ: Việc sử dụng quá nhiều từ ngữ ngoại ngữ có thể làm hạn chế khả năng tư duy độc lập và sáng tạo bằng tiếng mẹ đẻ

2.1.3 Kết luận

Việc xâm nhập của ngoại ngữ vào tiếng Việt là một hiện tượng xã hội phức tạp, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội để giải quyết Mỗi người dân cần có ý thức bảo vệ và phát huy giá trị của tiếng Việt, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại

2.2 Ngôn ngữ không chuẩn mực

Trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng hiện nay, sự trong sáng của tiếng Việt đang bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có những hiện tượng lệch chuẩn ngôn ngữ dẫn tới không

ít hệ lụy đáng phải lưu tâm

Sự lệch chuẩn trong sử dụng tiếng Việt:

 Trên mạng xã hội: Ngôn ngữ biến tướng trên mạng xã hội, cách sử dụng từ ngữ và câu cú không đúng quy tắc ngữ pháp

 Xu hướng của giới trẻ: Thích sử dụng ngôn ngữ tự chế, thay đổi câu chữ một cách tuỳ tiện

Ví dụ điển hình:

Trang 8

Cố tình viết tắt hoặc sai chính tả: K seo (không sao), 10k (10.000 đồng), bít rùi (biết rồi),

2 e! (chào em!),

Sử dụng kí tự thay chữ cái: Wé (quá), ngèy maj (ngày mai), ja trj nh4^n v4(n (giá trị nhân văn),

 Tiếng Việt bị biến tướng bởi một bộ phận người dân trong xã hội có thói quen nói

từ lóng, nói tục, viết bậy

 Tình trạng tác giả giật tít bằng những ngôn từ thiếu tinh tế thường xuyên diễn ra trên các phương tiện truyền thông

Việc sử dụng ngôn ngữ như thế không chỉ ảnh hưởng trước mắt mà còn lâu dài Nếu tình trạng này vẫn còn tiếp tục diễn ra thì sẽ làm tiếng Việt trở nên nghèo nàn về vốn từ, bị đảo lộn về chuẩn mực, quy tắc Nguy hại hơn, nó tạo kẽ hở cho các ngôn ngữ khác có ưu thế lấn át tiếng Việt

2.3 Sự khác biệt giữa các thế hệ

Cùng với xu thế phát triển hội nhập, giao lưu văn hoá hiện nay thì ngôn ngữ cũng có sự biến đổi, sáng tạo không ngừng qua các giai đoạn, các thế hệ khác nhau, đặc biệt là ở giới trẻ

 Thế hệ trẻ: những người có lối sống phong phú đang mang đến cho xã hội cái nhìn mới mẻ trong cách sử dụng ngôn từ mới lạ, độc đáo, đặc biệt phải kể đến là thế hệ Gen Z

 Ngôn ngữ thế hệ Gen Z chuyển đổi tiếng Việt bằng việc sử dụng những từ ngữ thay thế như từ lóng, từ nói lái, hay các từ viết tắt,

Một số ví dụ điển hình:

Da dẻ: Cách nói hài hước của từ "ra vẻ" Khẩu ngữ mang hàm ý không làm được nhưng

thích khoe khoang, tỏ ra bản thân là giỏi, hoàn hảo

Trang 9

Khum: Là cách từ chối theo kiểu Gen Z nhưng mức độ nhẹ hơn từ "không", thường được

sử dụng trong những cuộc trò chuyện thân mật

Ô dề: Là phiên bản nâng cấp của từ "làm lố", làm quá đến mức không giống ai "Ô dề"

được sử dụng phổ biến để trêu chọc bạn bè

 Tiếng lóng giúp cuộc trò chuyện trở nên hấp dẫn, thú vị hơn, làm cho giao tiếp giữa người với người thêm gần gũi, thân quen

 Tuy nhiên, sử dụng tiếng lóng nhiều quá khiến các bạn trẻ quên mất định nghĩa ban đầu từ ngữ đó Trong một số văn bản, văn phong, cuộc trò chuyện nghiêm túc, những người lớn tuổi sẽ không hiểu được những nội dung đó Từ đó, gây ra sự khó hiểu trong việc giao tiếp giữa các thế hệ với nhau

 Việc sử dụng tiếng lóng không xấu nhưng chúng ta cần biết sử dụng đúng lúc, đúng hoàn cảnh

3 Các biện pháp giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

3.1 Nâng cao nhận thức cộng đồng

 Mỗi cá nhân cần nhận thức được giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chính là bảo

vệ hệ giá trị văn hóa, giá trị con người Việt Nam, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng chính là giữ gìn và bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc

 Tổ chức các chương trình giáo dục, các khóa học bổ sung về ngôn ngữ, văn hoá Việt Nam để nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và nhận thức văn hóa

 Phát triển các câu lạc bộ, nhóm nghiên cứu hoặc tổ chức văn hóa để chia sẻ và học hỏi từ những người có cùng quan tâm, góp phần nâng cao nhận thức về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong cộng đồng

3.2 Kiểm soát việc du nhập từ ngữ ngoại lai

Trang 10

 Những từ ngoại lai được Việt hoá là điều không mới, và có thể nói nói nó đã giúp tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ cực kì phong phú và đa dạng Nhiều từ tiếng Pháp, ví dụ “ghi đông”, “gác ba ga”, “com plê”, “bia”… đã được sử dụng trong tiếng Việt hàng trăm năm qua

 Trong quá trình hội nhập phát triển nói chung, làm giàu tiếng Việt nói riêng, việc tiếp thu những thành tựu của văn minh nhân loại hay mượn tiếng nước ngoài để làm giàu thêm tiếng Việt là một yếu tố khách quan Tuy nhiên, sự tiếp thu phải có chọn lọc và không đánh mất bản sắc

 Cần xây dựng các quy định rõ ràng về việc sử dụng từ ngữ ngoại lai, nhất là trong lĩnh vực báo chí và quảng cáo, nhằm hạn chế việc sử dụng không hợp lý từ nước ngoài, tránh làm mất đi bản sắc tiếng Việt

 Bên cạnh đó, việc cải cách chương trình giáo dục để tích hợp kiến thức ngôn ngữ

và văn hóa từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông là rất quan trọng, giúp học sinh nhận thức rõ giá trị của tiếng Việt

3.3 Phát huy vai trò của truyền thông và báo chí

Để gìn giữ sự trong sáng và giàu có của tiếng Việt, việc khuyến khích các cơ quan báo chí

và truyền thông đóng vai trò tích cực trong việc lan tỏa tiếng Việt chuẩn là điều cần thiết Đây không chỉ là phương tiện truyền tải thông tin, mà còn là công cụ để xây dựng và bảo tồn văn hóa ngôn ngữ quốc gia

 Thiết lập các cơ chế khuyến khích và khen thưởng, hợp tác với các cơ quan, tổ chức liên quan, cũng như tận dụng công nghệ thông tin sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi để các cơ quan báo chí và truyền thông phát huy tối đa vai trò của mình

 Ngoài ra, việc xây dựng các chính sách kiểm soát ngôn ngữ trong báo chí, đặc biệt

là xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy chuẩn ngôn ngữ, là cần thiết để đảm bảo việc sử dụng tiếng Việt chuẩn xác

=> Qua đó, chúng ta không chỉ gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt mà còn góp phần xây dựng một xã hội có văn hóa ngôn ngữ cao

Trang 11

3.4 Cải cách giáo dục ngôn ngữ

 Giáo viên cần được đào tạo chuyên sâu về phương pháp giảng dạy tiếng Việt, với

sự nhấn mạnh vào việc sử dụng ngôn ngữ chuẩn và khuyến khích học sinh thực hành giao tiếp Tổ chức các hoạt động ngoại khóa như cuộc thi hùng biện, viết văn hay diễn thuyết cũng sẽ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên và tự tin

 Khuyến khích học sinh đạt thành tích học tập và phát triển tình yêu và sự trân trọng với tiếng Việt Những cải cách này không chỉ giúp học sinh sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mà còn góp phần bảo tồn và phát triển ngôn ngữ trong cộng đồng

III Phần kết luận

1 Tóm tắt nội dung chính

Sự trong sáng của tiếng Việt là yếu tố quan trọng giúp bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện qua sự kết hợp hài hòa và chuẩn mực về ngôn ngữ Tuy nhiên, hiện nay, ngôn ngữ biến tướng trên mạng xã hội và sự lạm dụng từ ngoại lai đang làm mất đi tính thuần Việt, tạo ra sự khác biệt trong giao tiếp giữa các thế hệ, đặc biệt là giới trẻ và với xu hướng sử dụng tiếng lóng Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta cần nâng cao nhận thức cộng đồng, kiểm soát việc vay mượn từ nước ngoài và cải cách giáo dục ngôn ngữ, giúp thế hệ trẻ trân trọng và sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách chuẩn mực Qua đó, tiếng Việt không chỉ được giữ gìn mà còn tiếp tục phát triển trong thời đại mới

2 Kêu gọi hành động

Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không chỉ là trách nhiệm riêng của riêng ai mà

là nhiệm vụ chung của cả cộng đồng

 Đối với mỗi cá nhân, chúng ta hãy bắt đầu từ việc sử dụng tiếng Việt đúng chính

tả, ngữ pháp trong cuộc sống hằng ngày và hạn chế lạm dụng từ ngữ ngoại lai Mỗi chúng ta có thể góp phần bảo vệ tiếng Việt bằng cách đọc sách, tham gia các hoạt động văn hóa để trau dồi vốn ngôn ngữ

Trang 12

 Đối với cộng đồng, hãy cùng xây dựng môi trường giao tiếp trong sáng và chuẩn mực, đặc biệt là trên mạng xã hội, nơi ngôn ngữ dễ bị lai tạp Tổ chức các hoạt động như cuộc thi viết, hùng biện cũng là cách để giúp lan tỏa và nâng cao ý thức giữ gìn tiếng Việt

 Nhà trường cần cải thiện chất lượng giảng dạy môn tiếng Việt, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa liên quan đến ngôn ngữ, văn học

 Chính quyền và các cơ quan chức năng cần ban hành những chính sách hỗ trợ và bảo vệ tiếng Việt, giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông

 Truyền thông cần kiểm duyệt ngôn ngữ sử dụng trong các chương trình và tạo ra nhiều nội dung giáo dục, giúp cộng đồng hiểu hơn về giá trị của tiếng Việt

Chúng ta hãy cùng chung tay hành động để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, bảo tồn nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc cho thế hệ sau

Nguồn tham khảo:

https://www.qdnd.vn/ho-so-su-kien/loi-bac-day-nam-xua/tieng-noi-la-thu-cua-cai-vo-cung-lau-doi-va-vo-cung-quy-bau-cua-dan-toc-548932

https://www.voatiengviet.com/a/dac-diem-cua-tieng-viet-12-27-2010-112510794/891346.html

*Dân chí: https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/vi-sao-khong-nen-lam-dung-chem-ngoai-ngu-vao-tieng-viet-20211015171035307.htm

*Tạp chí của Việt: https://m.tapchicuaviet.vn/van-hoa-thoi-dai/hien-tuong-lam-dung-ngon-ngu-ngoai-lai-trong-giao-tiep-cua-gioi-tre-hien-nay-11272.html

https://ct.qdnd.vn/van-hoa-xa-hoi/lech-chuan-ngon-ngu-va-nhung-he-luy-528333

https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/tieng-long-gen-z-ranh-gioi-giua-su-sang-tao-va-lech-chuan-ngon-ngu-20221014231038107.htm

Ngày đăng: 09/11/2024, 10:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w