1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) hành động cầu khiến trong tiếng việt

118 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hành Động Cầu Khiến Trong Tiếng Việt
Tác giả Bùi Thị Kim Tuyến
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 165,51 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu (3)
  • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (4)
  • 3. Nội dung nghiên cứu (11)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu (11)
  • 5. Cấu trúc của luận văn (12)
    • 1.1 Khái niệm về hành động ngôn từ (13)
    • 1.2 Các hành động ngôn từ (14)
    • 1.3 Điều kiện sử dụng hành động ngôn từ (17)
    • 1.4 Nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn (21)
    • 1.5 Phương thức thể hiện hiệu lực tại lời (23)
    • 2.2. Các loại hành động cầu khiến chủ yếu (36)
    • 2.3. Cầu khiến lịch sự (39)
    • 1.1 Phương thức tỉnh lược chủ ngữ ở ngôi thứ hai (47)
    • 1.2 Phương thức dùng tiểu từ tình thái (55)
    • 1.3 Phương thức dùng vị từ, phụ từ tình thái (68)
    • 1.4 Phương thức dùng vị từ ngôn hành (91)
  • 2. Phương thức thể hiện gián tiếp hành động cầu khiến trong tiếng Việt (97)
    • 2.1 Dùng hình thức câu khăûng định (0)
    • 2.2 Dùng hình thức câu nghi vấn (101)
  • KẾT LUẬN (110)

Nội dung

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong ngữ pháp truyền thống ở châu Âu, vấn đề nghĩa cầu khiến hay mệnh lệnh thường gắn với phạm trù ngữ pháp thức (mood), một phạm trù đặc trưng của động từ trong các ngôn ngữ biến hình: Khái niệm thức được các nhà nghiên cứu ngữ pháp giải thích bằng phạm trù biểu thị quan hệ giữa hành động với thực tế khách quan và với người nói Những thức thường gặp trong các ngôn ngữ là thức tường thuật, thức mệnh lệnh, thức giả định, thức điều kiện Trong đó thức mệnh lệnh (imperative mood) biểu thị nguyện vọng, yêu cầu của người nói đối với việc thực hiện hành động được nêu lên trong câu.

Trong suốt quá trình nghiên cứu tiếng Việt, bản chất của câu cầu khiến luôn gây nhiều tranh luận Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất trong quan điểm của các nhà ngôn ngữ học với các khuynh hướng khác nhau, điển hình là ngữ pháp học truyền thống và ngữ dụng học.

* Quan điểm của ngữ pháp học truyền thống

Tiếng Việt là loại ngôn ngữ không biến hình từ cho nên trong hầu hết các công trình nghiên cứu tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học thường không tuyệt đối hóa về mặt hình thức mà chú ý đến cả hai mặt hình thức lẫn nội dung, thậm chí một số nhà nghiên cứu còn coi mặt nội dung (ý nghĩa của câu) quan trọng hơn mặt hình thức Mối quan hệ giữa hình thức và nội dung không phải trong trường hợp nào cũng đồng nhất Tuy nhiên, trong bất cứ ngôn ngữ nào cũng có hiện tượng từ một hình thức câu nào đó có giá trị biểu đạt tương ứng với một mục đích phát ngôn Và ngược lại một mục đích phát ngôn có thể được thực hiện thông qua những hình thức câu khác nhau Có khi dùng hình thức câu này để biểu hiện mục đích phát ngôn thường được biểu hiện của hình thức câu khác Thế nhưng, khi phân loại các kiểu câu “theo mục đích phát ngôn”, ngữ pháp nhà trường chỉ phân thành bốn kiểu câu câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu nghi vấn và giải thích khái niệm của các loại câu này bằng cách nêu “mục đích phát ngôn” của câu gắn với những phương tiện ngôn ngữ điển hình cấu tạo nên Tuy việc sử dụng thuật ngữ có khác nhau như “Câu phân loại theo mục đích phát ngôn”, “Câu phân loại theo mục đích nói năng”, “Phân loại câu theo mục đích”, “Phân loại câu theo mục đích nói”,…hay cũng có tác giả không sử dụng những thuật ngữ này như Lê Văn Lý (1977), Bùi Đức Tịnh (1995)…nhưng quan điểm của hai ông thì phù hợp với khuynh hướng vừa nêu trên.

Trước hết là quan điểm của Trần Trọng Kim (1940) trong Việt Nam văn phạm Qua khảo sát, tác giả nhận thấy có bốn loại câu: câu xác định, câu phủ định, câu nghi vấn, câu hoài nghi Nhưng sự tách bạch hai loại câu nghi vấn với câu hoài nghi có phần chưa thoả đáng (có thể coi câu hoài nghi thể hiện ý nghĩa tình thái của câu nghi vấn - hỏi nhưng dường như đã biết ít/ nhiều chỉ

“hoài nghi” chứ chưa hẳn không biết hoàn toàn) Mặt khác trong định nghĩa về câu phủ định tác giả nêu: câu phủ định là câu có dùng tới phủ định trạng từ (trạng từ là tiếng dùng phụ thêm nghĩa cho một tiếng động từ; một tiếng tính từ, một tiếng trạng từ khác hay cả một mệnh đề) như không, chưa, chẳng, chớ,…Các từ này thường đặt trước động từ Và tác giả đưa ra thí dụ minh hoạ:

Tác giả cho rằng đừng là phủ định trạng từ, đặt trước động từ, có tác dụng nhận diện loại câu.

Nguyễn Kim Thản (1977) trong Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt cũng chú ý phân biệt loại câu nghi vấn chân chính với các loại câu nghi vấn khác như câu nghi vấn tu từ học, câu nghi vấn khẳng định, câu nghi vấn phủ định, câu nghi vấn cầu khiến Đồng thời tác giả còn nhận diện động từ khi mang ý nghĩa ngữ pháp mệnh lệnh thì biểu thị ý chí, tức lời yêu cầu đề nghị hay mệnh lệnh của người nói (người viết) đối với người nghe(người đọc), đòi hỏi người này phải thực hiện quá trình do động từ biểu thị.

Lê Văn Lý (1968) đã phân loại câu tiếng Việt thành 13 loại, trong đó câu khuyến lịnh được định nghĩa là câu bộc lộ ý muốn của người nói Các phương tiện dùng trong câu khuyến lịnh được chia thành ba nhóm: giọng điệu, tiếng (thành tự) và trật tự (trạng tự) Một số tiếng thuộc nhóm thành tự thường dùng trong câu khuyến lịnh là: đi, hãy, hẵng, đừng, chớ.

Hoàng Trọng Phiến (1980) trong công trình nghiên cứu Ngữ pháp tiếng

– Phân chia câu theo mục đích phát ngôn giúp cho người đọc nhận diện được ý nghĩa của câu và một mặt khác nữa là để xác nhận giá trị của các mô hình cấu trúc câu.

– Phân chia câu theo mục đích phát ngôn cho phép lý giải thoả đáng các mô hình cấu trúc các loại câu: câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến

– Phân chia theo mục đích phát ngôn là mô tả ngữ nghĩa, cú pháp của caâu.

– Phân chia câu theo mục đích phát ngôn có liên quan đến việc phân chia theo thực tại hoá(có quy định bởi bối cảnh và văn cảnh).Đây là một lý thuyết mới do nhà trường Tiệp Khắc Mathesius đề xướng Sự phân chia này gắn liền với trật tự phân bố các yếu tố của câu.

-Phân chia theo mục đích phát ngôn là phân chia theo ngữ pháp- thông báo Ngữ điệu, ý chí, nguyện vọng cùng với sự kích thích của chủ thể làm thành những thông số cần yếu cho việc chia câu.

Tác giả xác định các loại câu: câu kể, câu cầu khiến, câu hỏi và câu than gọi Tác giả cho rằng câu cầu khiến không có những dấu hiệu ngữ pháp đặc biệt gì,ngoài một số phương tiện như hư từ và ngữ điệu Câu cầu khiến có nhu cầu của ý chí làm thành yếu tố thường trực của câu Nó nêu lên ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động Câu cầu khiến gắn liền với ý nghĩa hành động Nội hàm của khái niệm cầu khiến bao gồm sự mời mọc, yêu cầu, mệnh lệnh, cấm đoán và chúc tụng Câu cầu khiến cũng có khẳng định và phủ định.Hai dạng câu này có một số từ chuyên dùng để thể hiện.

Tác giả Diệp Quang Ban (2002) trong Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Câu phân loại theo mục đích nói đã phân thành câu tường thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh, câu cảm thán Quan niệm của tác giả về câu mệnh lệnh

(còn gọi là câu cầu khiến) là dùng để bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc người nghe thực hiện điều được nêu lên trong câu và có những dấu hiệu hình thức nhất định Tác giả lưu ý khi khảo sát câu mệnh lệnh thì ta cần xét xem đó là câu mệnh lệnh đích thực hay câu mệnh lệnh lâm thời.

Câu mệnh lệnh đích thực của tiếng Việt có cấu tạo nhờ những phụ từ tạo ý mệnh lệnh, ngữ điệu mệnh lệnh hoặc đảm bảo điều kiện là chỉ chứa những từ (phụ từ, vị từ) liên quan đến nội dung của lệnh.

Câu mệnh lệnh lâm thời là những câu không phải là câu mệnh lệnh đích thực nhưng mang nội dung mệnh lệnh Muốn xác định được nội dung này, ta cần lưu ý đến những dấu hiệu hình thức như ngữ điệu, phụ từ (dùng đi kèm), hoặc một tình huống nói năng.

Nội dung nghiên cứu

Trong tiếng Việt, cầu khiến là một khái niệm rộng, thể hiện nhiều nét nghĩa khác nhau như thỉnh cầu, ra lệnh, yêu cầu / đề nghị,… Chính vì vậy mà hành động cầu khiến được người Việt sử dụng cũng mang giá trị tại lời khác nhau.

Hành động cầu khiến trong giao tiếp có thể mang sắc thái ra lệnh, thỉnh cầu, yêu cầu đề nghị,… nhằm thể hiện nội dung cụ thể đồng thời bộc lộ nét thái độ của người nói Các ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng sở hữu đa dạng phương thức biểu đạt hành động cầu khiến, phản ánh đặc trưng văn hóa của cộng đồng Dựa trên các lý thuyết ngôn ngữ học về cầu khiến, nghiên cứu này tập trung làm rõ đặc điểm của các phương thức thể hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt.

− Phương thức thể hiện trực tiếp hành động cầu khiến trong tiếng Việt

− Phương thức thể hiện gián tiếp hành động cầu khiến trong tiếng Việt

Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với đặc trưng chuyên ngành như: thu thập ngữ liệu, phân loại, khảo sát, nhận xét Các phương pháp đó bổ sung, hỗ trợ và tác động qua lại lẫn nhau Trong đó, phương pháp chủ yếu được sử dụng là:

! Phương pháp miêu tả: được dùng để khảo sát, miêu tả các loại hành động cầu khiến chủ yếu và phương thức thể hiện chuựng trong tieỏng Vieọt.

! Phương pháp thống kê: để xác định và đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của các loại hành động cầu khiến chủ yếu trong tiếng Việt.

Phương pháp phân tích ngữ nghĩa - ngữ dụng kết hợp với phân tích ngữ nghĩa cú pháp để xác định các loại hành động cầu khiến chủ yếu trong tiếng Việt, thông qua việc nghiên cứu ý nghĩa ngữ nghĩa - ngữ dụng của các biểu thức ngôn ngữ.

Các dữ liệu ngữ liệu được sử dụng trong luận văn chủ yếu được thu thập từ lời ăn tiếng nói thường ngày được tác giả quan sát và một số văn bản viết, đặc biệt là các tác phẩm văn học.

Cấu trúc của luận văn

Khái niệm về hành động ngôn từ

Khi tìm hiểu về lịch sử vấn đề lý thuyết hành động ngôn từ, người ta cho rằng người đặt tiền đề, đi tiên phong cho lý thuyết này là nhà triết học người Áo L.Wittgenstein Ông đồng nhất hoạt động giao tiếp với hoạt động xã hội và việc sử dụng ngôn từ (lời nói) như một hành động Chính vì vậy tất cả đóng góp của ông chỉ dừng lại ở việc tìm ra những quy tắc nhất định khi con người sử dụng lời nói.

Nếu như L Wittgenstein là người đặt tiền đề thì J L Austin lại là người đặt nền móng cho lý thuyết hành động ngôn từ Qua công trình nghiên cứu “How to do thing with words” ông bày tỏ luận điểm “To say is to do something” (nói là làm) Ông cho rằng để biểu hiện, diễn tả một hành động ngôn từ thì cần phải nói ra điều đó và làm - đi vào thực tế, thực tiễn sử dụng ngôn ngữ Từ luận điểm này mà người ta đã xây dựng nên lý thuyết về hành động ngôn từ Như vậy, hành động ngôn từ là nhấn mạnh bản chất của câu nói Khi ta nói một câu nghĩa là ta đã thực hiện một hành động nào đó Chẳng hạn như thông báo, khuyên, chúc mừng, tuyên bố, hứa hẹn,… Đó là những hành động được thực hiện bằng ngôn từ và được gọi là hành động ngôn từ Và J.L.Austin xem hành động ngôn từ là một thể thống nhất những hành động:

− Hành động tạo lời (locutionary act)

− Hành động tại lời (illocutionary act)

− Hành động mượn lời (perlocutionary act)

Các hành động ngôn từ

! Hành động tạo lời : J.L.Austin đặt tên cho hành động này là “nói một điều gì đó” Đây là hành động sử dụng các yếu tố ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp để tạo nên một câu nói

! Hành động tại lời : Hành động tại lời là nói một điều gì đó và thực hiện điều đó như thế nào Và thực hiện hành động ấy phải ngay khi phát ra câu nói.

Ví dụ: – Lớp ồn quá! (Hành động tại lời là nhận xét lớp ồn)

– Không nói chuyện riêng (Hành động tại lời là đề nghị học sinh không nói chuyện riêng trong lớp)

Vì vậy hành động tại lời chính là lực ngôn trung, là đích phát ngôn Nó bị chi phối bởi các quy tắc hình thành tự nhiên theo cộng đồng với những điều kiện sử dụng được thực hiện Cốt lõi của hành động ngôn từ chính là hành động tại lời.

! Hành động mượn lời : Hành động mượn lời là hành động thông qua việc phát ngôn câu nói, người nói tác động đến tư tưởng, tình cảm… của người tiếp nhận Với một hành động mượn lời, người nghe có thể không nhận ra ngay mặc dù hiểu được hành động tại lời Một hành động tại lời có thể có nhiều hành động mượn lời khác nhau.

VD : Một hành động tại lời là người nói không muốn tiếp chuyện với người nghe và đưa ra một lời yêu cầu trực tiếp: Anh về cho em đi ngủ

Hành động mượn lời có thể là một trong những trường hợp sau :

2 Ngày mai em phải đi dạy sớm

3 Anh à ! Mẹ thường nhắc nhở em đi ngủ sớm có lợi cho sức khoẻ,…

J.R Searle với lý thuyết về hành động ngôn từ: J R Searle đặc biệt quan tâm đến người nói và điều được nói Từ những mặt còn hạn chế của Austin, Searle đưa ra khái niệm hành động ngôn từ gián tiếp Qua công trình “Các hành động ngôn từ gián tiếp”,1969, Searle bày tỏ quan điểm: Một hành động ngôn từ gián tiếp là hành động ngôn từ được thực hiện bằng hình thức của một hành động ngôn từ khác Nghĩa là một hành động tại lời được thực hiện gián tiếp phải thông qua một hành động tại lời khác Nó có đặc điểm sau:

− Một hành động ngôn từ gián tiếp được thực hiện thông qua những hành động tại lời khác nhau.

− Cùng một hành động tại lời có thể tạo ra những hành động gián tiếp khác nhau.

VD : Bạn có thể cho tớ mượn cái áo mưa được không? Ở ví dụ trên hành động tại lời là hỏi (hình thức) nhưng mục đích lại là đề ngh:Bạn hãy cho tớ mượn cái áo mưa

J.R Searle phân loại các hành động ngôn từ có sự tiến bộ hơn so với J.L Austin Ông đưa ra 12 tiêu chí để phân loại Trong đó có 3 tiêu chí quan trọng chi phối sự phân loại đó là:

* Mục đích của hành động tại lời (Illocutionary point)

* Hướng thích nghi giữa lời lẽ và hiện thực (Direction of fit)

* Trạng thái tâm lý được biểu hiện.

Dựa vào những tiêu chí này mà J.R Searle chia hành động ngôn từ ra thành 5 loại :

* Mục đích của hành động tại lời là người nói chịu trách nhiệm về giá trị chân lý của mệnh đề được biểu đạt.

* Hướng thích nghi là từ hiện thực đến lời lẽ.

* Trạng thái tâm lý là tin tưởng vào tính đúng đắn, giá trị chân lý của điều được nói ra.

(2) Caàu khieỏn (Directive)-Meọnh leọnh

* Mục đích của hành động tại lời: nhằm để người tiếp nhận làm một việc gì đó.

* Hướng thích nghi từ lời lẽ đến hiện thực: Lời lẽ có trước, hiện thực thay đổi theo lời lẽ, do người tiếp nhận thực hiện

* Trạng thái tâm lý: Người nói mong muốn điều cầu khiến sẽ được thực hiện

J.R Searle phân loại hành động cầu khiến như sau:

Hành động cầu khiến bao gồm những hành động như cầu khiến, ra lệnh, van nài, đề nghị, cảnh báo, cho phép, hỏi Riêng với hành động cảnh báo thì J.R Searle khái quát một số ngôn ngữ qua biểu thức:

Khéo kẻo x : Khéo kẻo ngã; khéo kẻo vỡ … Coi chừng x : Coi chừng mất xe; coi chừng móc túi; coi chừng thắng gấp ,…

Hay dùng câu ngôn hành:

Tôi cảnh báo cho anh biết nếu lần sau còn tái phạm tôi sẽ đuổi việc.

* Mục đích của hành động này là người nói tự gán trách nhiệm cho mình là phải thực hiện một hành động nào đó.

* Hướng thích nghi: Từ lời nói đến hiện thực đều do người nói thực hiện

* Trạng thái tâm lý: Khi hứa hẹn trạng thái tâm lý không xác định, phụ thuộc vào từng hành động hứa cụ thể

Hành động hứa hẹn bao gồm: hứa, thề, cam đoan, cho, tặng, biếu… Tuy nhiên hành động cho, tặng, biếu không phải là hành động ngôn từ thuần tuý

Ví dụ: Tôi cam đoan đó là sự thật

Tôi hứa sẽ đúng hẹn

* Mục đích: Bày tỏ một trạng thái tâm lý nào đó.

* Hướng thích nghi: Người nói làm cho lời lẽ thích nghi với hiện thực Và hiện thực xảy ra trước, lời lẽ được làm cho thích nghi.

* Trạng thỏi tõm lý: Khụng xỏc định, phụ thuộc vào hành động ngụn tư ứ.

Hành động bày tỏ bao gồm những hành động như: cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng, hối tiếc, hoan nghênh, phàn nàn, an ủi, chấp nhận,…

Ví dụ: Xin lỗi anh vì tôi đến trễ

Thật buồn (thật hối tiếc) khi không kịp gặp anh

* Mục đích: gây ra một sự thay đổi nào đó bằng lời tuyên bố.

* Hướng thích nghi: Từ lời lẽ đến hiện thực, hiện thực xảy ra ngay sau khi hành động ngôn từ được thực hiện.

* Trạng thái tâm lý: Không xác định được nhưng các yếu tố của thể chế làm cho hành động ngôn từ của người nói có giá trị.

Tuyên bố bao gồm những hành động như: tuyên bố, kết tội, từ chức, khai trừ,…

VD: Tôi tuyên bố buổi lễ bắt đầu

Cuộc họp được tổ chức để khai trừ anh ra khỏi Đảng.

Điều kiện sử dụng hành động ngôn từ

1.3.1 Điều kiện sử dụng hành động ngôn từ

Trong hoạt động giao tiếp, lời nói được xem là một hành động Việc sử dụng lời nói chịu sự chi phối nhất định mà L.Wittgenstein gọi là “ trò chơi ngôn ngữ ” đồng thời J.Austin cũng đưa ra luận điểm “ nói là làm ” nói là một cách sử dụng âm thanh ngôn ngữ để bộc lộ một nội dung thông báo nào đó Và để đạt được hiệu quả trong giao tiếp, người nói cần quan tâm đến các điều kiện sử dụng của các hành động ngôn từ Bởi lẽ để hành động được thực hiện thì mỗi hành động ngôn từ đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định Muốn cho người nghe thực hiện một hành động nào đó như yêu cầu, đề nghị, sai bảo, khuyên răn… mà người nói mong muốn thì phía người nói phải lựa chọn cách nói làm sao để người nghe không chỉ hiểu điều mình nói ở bề mặt ngôn từ mà còn tri nhận đích ngôn trung.

Để một hành động ngôn từ được thực hiện, điều kiện tiên quyết là ngôn ngữ được sử dụng Người nói phải tuân thủ đúng các quy tắc ngữ âm, từ ngữ và ngữ pháp của ngôn ngữ đó Ngược lại, cả người nói và người nghe không bị hạn chế về mặt sinh lý như câm bẩm sinh hay khiếm thính.

Các hành động tại lời cũng đòi hỏi những điều kiện nhất định Các hành động tại lời bị chi phối bởi các quy tắc hình thành tự nhiên theo cộng đồng vì vậy mà mỗi loại hành động tại lời có những điều kiện sử dụng của nó mà

Austin gọi tên chúng là những điệu kiện thuận lợi Về vấn đề này Searle chia làm 3 loại chính như sau:

− Điều kiện thiết yếu (điều kiện căn bản)

VD: Hành động ngôn từ ra lệnh

+ S ra lệnh cho H làm một việc gì đó có lợi cho S còn H bị thiệt (về thời gian, công sức hay tiền của…)

+ S có vị thế giao tiếp (biểu hiện vị thế xã hội) cao hơn hoặc là người bậc trên so với H (trong trường hợp vị thế xã hội không bình đẳng) Hệ quả là tính bắt buộc cao.

+ Ra lệnh là làm một việc gì đó cho tôi, hoặc cho cả anh và cả tôi hoặc không liên quan gì đến anh nhưng anh vẫn phải làm.

+ Khi S ra lệnh cho H làm một hành động C thì đương nhiên là hành động đó chưa được thực hiện hoặc thực hiện rồi mà chưa đạt yêu cầu nên S mới ra lệnh cho H thực hiện hay thực hiện lại mà thôi

Người giao nhiệm vụ cần đảm bảo người nhận lệnh hiểu và có năng lực thực hiện được nhiệm vụ giao phó Yếu tố đó phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người giao và người nhận lệnh, đồng thời cần xem xét ý nguyện, lợi ích và khả năng của người nhận lệnh.

VD : Hành động ngôn từ mời mọc

Khi S mời H (ăn uống hay tham dự một cuộc vui chơi hoặc tham gia vào một công việc kinh doanh…nào đó) thì S phải chân thành phải mời thực chứ không phải mời lơi Mời mọc thường mang lợi cho H gây thiệt cho S Vì vậy một lời mời chân thành không chỉ hiển ngôn đều lợi mà H nhận được mà còn cần phải gia tăng tính ép buộc mà vẫn không làm mất đi tính lịch sự của lời mời Chẳng hạn S dùng câu cầu khiến trực tiếp để mời mọc H Thế nào tối mai H cũng phải tới nhà tôi dùng bữa đấy nhé! H tới nhà S dùng bữa, H được lợi còn S bị thiệt (S phải tốn tiền, mất thời gian chuẩn bị bữa ăn…) và rõ ràng trong lời mời của S, S đã hiển ngôn điều lợi tới dùng bữa và S thể hiện tấm chân tình của mình bằng cách ép buộc thế nào cũng phải tới… Đây chính là điều kiện chân thực của hành động mời mọc Khác hẳn với lời mời gián tiếp bằng hình thức một câu hỏi Tối mai H có tới nhà tôi dùng bữa được không ? S đã đặt H vào tình huống lựa chọn có/không Trong một hoàn cảnh nào đó thì có thể coi đây là lời mời lơi, mời cho có mời.

Điều kiện chân thành được đánh giá chủ yếu qua trạng thái tâm lý của hành động mà người nói thực hiện Khi thông báo một thông tin, người nói phải tin rằng thông tin đó là sự thật Lời ra lệnh không chỉ đơn thuần là sự ép buộc mà phải xuất phát từ mong muốn người nhận tuân thủ Câu hỏi được đặt ra khi người hỏi thực sự chưa biết hoặc muốn tìm hiểu thông tin, không phải chỉ để xã giao hay lấy lệ Tương tự, hành động mời mọc cũng phải xuất phát từ mong muốn người nghe chấp nhận lời mời.

Còn điều kiện thiết yếu (điều kiện căn bản) là nói về trách nhiệm, sự ràng buộc với người nói hoặc người nghe khi hành động đã được thực hiện Đối với hành động ra lệnh thì trách nhiệm ấy thuộc về người nhận lệnh Điều kiện thiết yếu của hành động mời mọc là người nghe sẵn lòng nhận lời mời, của hành động khuyên răn là người nghe nhận thấy được giá trị của lời khuyên và thực hiện lời khuyên ấy hay của hành động yêu cầu đề nghị là người nghe chấp nhận lời yêu cầu, đề nghị…

Ngoài ra lý thuyết hành động ngôn từ của Searle còn có các điều kiện khác như: điều kiện xuất phát và tới đích, điều kiện về nội dung mệnh đề… có tác động không nhỏ vào hiệu quả giao tiếp trong hội thoại. Điều kiện sử dụng hành động tại lời là những điều kiện mà những hành động tại lời phải đáp ứng để nó có thể thích hợp với hoàn cảnh phát ngôn Chúng tôi chỉ nói đến điều kiện sử dụng hành động tại lời chân thực, không phải của hành động ngôn ngữ không chân thực, không phái sinh.

Austin cho rằng điều kiện sử dụng hành động tại lời là những điều kiện “may mắn” nếu chúng được bảo đảm thì hành động mới đó được “ thành công” tức là mang lại hiệu quả trong giao tiếp và ngược lại.

Chẳng hạn như khi ta biết anh B mắc bệnh gan nặng, mời anh đến nhà dùng cơm ta không thể cứ rót rượu bia mời anh uống bởi vì ta biết chắc rằng anh không thể uống theo lời mời được, nó rất nguy hiểm cho tính mạng, làm bệnh tật của anh thêm trầm trọng hơn Austin gọi điều kiện sử dụng hành động tại lời là“điều kiện may mắn” còn Searle thì gọi la“điều kiện thoả mãn” Một hành động tại lời tạo thành một hệ những điều kiện thoả mãn.

Tất cả các điều kiện của hệ là điều kiện đủ còn mỗi một điều kiện là điều kiện cần Searle chia toàn bộ điều kiện ấy thành bốn loại điều kiện.

-Điều kiện nội dung mệnh đề: Chỉ ra bản chất nội dung của hành động Nội dung mệnh đề có thể là một hành động của người nói hay một hành động của người nghe.

VD : Con hứa sẽ chăm chỉ học bài

Hành động của người nói là hứa và lời hứa ấy có nội dung (mệnh đề ấy có nội dung) là chăm chỉ học bài Nội dung của mệnh đề có thể là một hành động của người nói hay một hành động của người nghe.

Nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn

Nghĩa tường minh: Khi đánh giá về nghệ thuật ngôn từ trong các tác phẩm văn chương nói riêng, của phát ngôn trong hoạt động giao tiếp nói chung, người xưa đã nhận diện được nghĩa tường minh được gọi là “ý tại ngôn trung”, ý ở trong lời và nghĩa hàm ẩn “ý tại ngôn ngoại”, ý ở ngoài lời Sau này bộ môn ngữ dụng học ra đời đã nhìn nhận nghĩa của phát ngôn một cách toàn diện hơn Bất kì một phát ngôn nào cũng có ý nghĩa tường minh Một phát ngôn ngoài các ý nghĩa nói ra trực tiếp như các yếu tố ngôn ngữ như âm, từ, kết cấu câu…còn có thể gợi ra nhiều ý nghĩa khác mà người nghe phải dùng đến thao tác suy ý và phải dựa vào các yếu tố ngoài ngôn ngữ, vào văn cảnh, vào các quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển lập luận, điều khiển hội thoại…mới nắm bắt được Như vậy nghĩa tường minh: là ý nghĩa được nói ra trực tiếp nhờ các yếu tố ngôn ngữ như âm, từ, kết cấu câu…ý nghĩa này hiển hiện trên ngôn từ còn gọi là hiển ngôn.

VD : Tiếng gà le te lần lượt từ nhà nọ truyền đến nhà kia Dưới lớp mái lụp xụp của túp lều tranh, chị Dậu và vầng trăng tàn thơ thẩn nhìn nhau, dường như đôi bên đều có riêng một tâm sự

(Ngoâ Taát Toá) Ở ví dụ trên tầng nghĩa thứ nhất hiển hiện trên ngôn từ đó là: Tiếng gà từ các nhà truyền đi, truyền từ nhà nọ sang nhà kia; trong túp lều tranh rách nát chị Dậu và vầng trăng tàn nhìn nhau và dường như đôi bên đều có riêng một nỗi niềm tâm sự Tầng nghĩa này rõ ràng, hiển hiện, chỉ cần căn cứ vào câu chữ là có thể nhận diện được.

Như vậy muốn xác định nghĩa tường minh của phát ngôn phải dựa vào nghĩa của mẫu câu và nghĩa của từ ngữ trong phát ngôn Đối với vấn đề xác định nghĩa của mẫu câu thì theo hai cách phân loại: theo đích ngôn trung (mục đích nói) phân chia thành câu tường thuật, nghi vấn, cầu khiến hay cảm thán; phân loại theo cấu trúc cú pháp với hai loại câu đơn, câu phức (câu phức hay câu ghép)

VD : Ông mua chứ ông có xin nhà mày đâu!

Về mặt mẫu câu đây là câu trần thuật khẳng định ông mua chứ ông không xin với mẫu “A chứ B đâu!”.

Bên cạnh việc dựa vào mẫu câu để xác định nghĩa tường minh thì cũng cần đặt từ ngữ vào mẫu câu để xác định ý nghĩa ấy Như ở ví dụ trên từ “chứ” có nghĩa phủ định hành động B chứ không phải hành động A nghĩa là ông mua là hành động ông thực hiện chứ không có hành động ngược lại là xin Chính vì vậy ông mua thì mày phải đưa nếu như ông xin thì mày đưa hay không thì tuỳ mày tóm lại là phải đưa.

Nghĩa hàm ẩn: Nghĩa hàm ẩn là ý nghĩa không lộ ra trên mẫu câu, từ ngữ Muốn lĩnh hội được ý nghĩa đó, người tiếp nhận phải trải qua một quá trình suy ý từ nghĩa tường minh, căn cứ vào tình huống phát ngôn, cách thức sử dụng mẫu câu, từ ngữ và quy tắc hợp logic Đây chính là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học và ngữ dụng học Người đầu tiên nghiên cứu và đưa ra những cơ sở lý luận về nghĩa hàm ẩn là H.P Grice Ông đối lập giữa ý nghĩa tự nhiên (natural meaning) và ý nghĩa không tự nhiên (non – natural meaning) Grice xác định về ý nghĩa không tự nhiên như sau : Người nói A muốn truyền báo ý nghĩa không tự nhiên bằng phát ngôn U khi và chỉ khi mà

+ A có ý định thông qua phát ngôn U gây ra hiệu quả ở người nghe B.

+ A muốn (có ý định) rằng điều kiện gây hiệu quả ở người nghe B có hiệu lực đơn giản chỉ là nhờ chỗ B nhận ra được ý định mà

Theo quan niệm của Grice, ý nghĩa hàm ẩn không phải là tự nhiên, mà phải nằm trong ý định của người nói và được người nghe nhận biết.

A: (Mẹ nói với con gái) Đã 6 giờ rồi mà con vẫn còn ngủ hả?

B: Hôm nay con được nghỉ dạy mẹ ạ Ở phát ngôn A Ý nghĩa tường minh: Người mẹ hỏi cô con gái đã 6 giờ rồi mà sao vẫn còn ngủ Ý nghĩa hàm ẩn.

+ Tiền giả định pp’1: Trong nhà có cô con gái. pp’2: Cô gái ngủ dậy trễ. pp’3: Do đặc trưng công việc mà không thể thức dậy trễ pp’4: Dựa vào sự lợi/ hại cho sức khoẻ thì không nên thức dậy trễ + Hàm ngôn: Tuy hình thức là câu hỏi nhưng đây là lời nhắc nhở của mẹ vì vậy nó có đích ngôn trung là cầu khiến. inp : Hãy dậy đi kẻo trễ giờ đi dạy.

Như vậy mặc dù dưới hình thức một câu hỏi nhưng hàm ý lại là lời nhắc nhở Rõ ràng ý nghĩa hàm ẩn này nằm trong ý định của người nói (người mẹ) và cái ý định đó được người nghe (người con) nhận biết Hiểu được mục đích phát ngôn trong câu nói của mẹ nên cô con gỏi trả lời “ Hụm nay con được nghỉ dạy mẹ a”ù cõu trả lời ấy giải thích lý do mẹ hỏi “Tại sao đã 6 giờ rồi mà vẫn còn ngủ”.

Trong giao tiếp, phát ngôn hàm ẩn thường được sử dụng khi người nói muốn che giấu ý định thực sự của mình, buộc người nghe phải suy nghĩ và nắm bắt ý nghĩa sâu xa hơn để tăng hiệu quả tác động Nguyên nhân lựa chọn phát ngôn hàm ẩn có thể là do sự khiêm tốn, tôn trọng đối phương, mỉa mai hoặc trốn tránh trách nhiệm Việc sử dụng các hành vi ngôn ngữ trực tiếp hay gián tiếp là một phương tiện để truyền tải các ý nghĩa tường minh hoặc hàm ẩn, thể hiện sự đa dạng và linh hoạt trong ngôn ngữ giao tiếp.

Phương thức thể hiện hiệu lực tại lời

Ở phần (I.1) chúng tôi đã trình bày về lý thuyết hành động ngôn từ mà J.

L Austin và J R Searle là người đặt nền móng và từ đó đã đưa ngôn ngữ vào sự phong phú, đa dạng nhưng không kém phần phức tạp của hoạt động ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày Lý thuyết này đã khẳng định giao tiếp cơ bản của ngôn từ là một phát ngôn thực hiện hành động Ở các nước phương Tây, khi

Trang 22 tìm hiểu ngôn từ người ta lưu tâm nhiều đến các yếu tố của tình huống giao tiếp Còn ở Việt Nam, Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán và một số nhà ngôn ngữ khác nghiên cứu tiếng Việt trên lập trường phân tích diễn ngôn Cuối cùng các nhà ngôn ngữ học đưa ra hai kết luận về phương thức thể hiện hiệu lực tại lời với hai phương thức là trực tiếp và gián tiếp.

– Phương thức thể hiện hiệu lực tại lời trực tiếp: Thông qua các yếu tố ngôn từ và các hành động ngôn từ được thực hiện đúng với các điều kiện sử dụng , chẳng hạn đích ở lời là cầu khiến thể hiện trong các phát ngôn sau :

VD: Đừng nói chuyện nữa

Ngược lại phương thức biểu đạt trực tiếp là phương thức biểu đạt gián tiếp Theo lý thuyết hành động ngôn từ, hành động ngôn từ được coi là gián tiếp nếu hành động ngôn trung được hiểu qua dạng cú pháp khác Trong thực tế, có nhiều lý do người nói sử dụng hành động ngôn từ này nhưng nhằm đạt hiệu lực ngôn từ khác.

VD: (Mẹ nói với con gái)Trời mưa rồi phải không con ?

Thay cho cách nói: Trời mưa rồi con cất quần áo đ i

Tóm lại : Việc lựa chọn phương thức thể hiện hành động ngôn từ trực tiếp hay gián tiếp là tuỳ thuộc vào người nói sao cho đạt được hiệu quả trong giao tiếp Dùng phương thức gián tiếp nhưng làm sao để người nghe tri nhận được hiệu lực ở lời , người nghe hiểu được hiệu lực ở lời của nó hoàn toàn không phải là sự lựa chọn giữa một hành động ngôn từ này hay một hành động ngôn từ khác mà là một phản ứng hết sức tự nhiên từ phía người nói Điều này phụ thuộc vào các nhân tố tâm lý xã hội của các nhân vật tham gia giao tiếp cũng như các điều kiện giao tiếp cụ thể Theo Đỗ Hữu Châu thì: “ …có nhiều hiệu lực tại lời gián tiếp đã trở thành quy ước, trở thành một thứ nghi thức phi ngôn ngưõ”mà người Việt sử dụng Như khi hỏi về thời gian giờ giấc người Việt thường dùng câu: Anh có đeo đồng hồ không? ; hỏi mượn tiền thì : Anh (chị) có đem theo tiền không ?…không nhằm để xác định xem người nghe có / không đem theo đồng hồ/ tiền mà đương nhiên người nghe hiểu được đây là lời cầu khiến hãy cho tôi biết bây giờ là mấy giờ? và Hãy cho tôi mượn tiền ! …

Cách thể hiện hiệu lực tại lời

Một hành động ngôn từ có thể được biểu hiện bằng những dạng thức khác nhau về mặt cú đoạn và hệ hình Xét theo sự khác biệt về mặt cú đoạn có thể phân biệt giữa các câu chỉ có mệnh đề chính (Trời đẹp Đi học đi!

Cậu có đem theo phấn màu không?…) với những câu có thêm ít / nhiều các thành phần bổ trợ khác như các thán từ (Chao ôi! Trời đẹp) các từ hô gọi (Con trai ơi! Đi học đi!), đưa lí do (Sáng nay đi dạy vội qua quên cả đem phấn màu, cậu có phấn màu không?)…Xét theo cách biểu hiện đích ngôn trung (sự khác biệt về hệ hình) có thể phân biệt trực tiếp (Con dọn dẹp nhà đi!) với gián tiếp (Nhà cửa bề bộn quá!, Có thấy nhà cửa bề bộn không con?…) Như vậy muốn thể hiện hiệu lực tại lời có thể sử dụng cách trực tiếp hay gián tiếp.

Cách thể hiện hiệu lực tại lời trực tiếp

Trong "Hàm ý hội thoại", H.P Grice phân biệt giữa hành động ngôn từ trực tiếp và gián tiếp Hành động ngôn từ trực tiếp là khi người nói bày tỏ rõ ý định và người nghe có thể hiểu trực tiếp mà không suy diễn Ngữ pháp truyền thống phân loại câu theo mục đích nói dựa vào biểu hiện ngôn hành, chia thành bốn loại: trần thuật, nghi vấn, cầu khiến và cảm thán.

Câu trần thuật: Nguyễn Đình Chiểu là thi sĩ mù yêu nước Câu hỏi : Thầy có phấn màu không?.

Câu cầu khiến: Hãy tươi mãi màu xanh ánh thép!

Câu cảm thán: Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi!

Xét về mặt cấu trúc mỗi loại câu trên có những đặc điểm riêng – Câu hỏi (nghi vấn): được cấu tạo bởi các từ ngữ những từ nghi vấn thường dùng trong câu hỏi là.

Đại từ nghi vấn "ai, gì, nào (như thế nào), sao, bao nhiêu, bao giờ, mấy, bao lâu" có chức năng hình thành các câu hỏi bộ phận, tập trung vào việc tìm kiếm một thông tin cụ thể trong ngữ cảnh Câu trả lời cho loại câu hỏi này được xác định dựa trên vị trí xuất hiện của đại từ nghi vấn trong câu.

VD : - Bao giờ các bạn trở lại đây?

- Sao anh khoâng veà chôi thoân Vó?

+ Quan hệ từ hay với ý lựa chọn: câu hỏi này cho phép người nghe lựa chọn một trong ba cách trả lời.

• Lựa chọn (coù hoặc không)

VD : Em được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà?

(Ca dao Vieọt Nam) + Phụ từ nghi vấn: trong câu hỏi phụ từ nghi vấn thường đi kèm với quan hệ từ hay tạo thành những dạng câu nghi vấn với có…(hay) không, có phải…(hay) không, đã…(hay) chưa, rồi…(hay) chưa,

VD : Có chờ thêm được một ít phút nữa hay không? Bạn đã ăn cơm chưa?

+ TTTT : à, ư, a, hả, hở, chứ, chớ, nhỉ, nhé… đặt ở cuối câu Ở dạng câu hỏi này thì câu trả lời phụ thuộc vào tình huống cụ thể.

VD : Ông mua chứ ông có xin nhà mày đâu Mày tưởng ông quỵt hở?

– Câu cầu khiến trong tiếng Việt được đặc trưng hoá bằng cách dùng các phụ từ: hãy, đừng, chớ…đứng ở đầu câu hoặc trước vị ngữ.

VD: Hãy nhớ lấy lời tôi

Em ơi đừng hát nữa lòng anh đau

Mẹ ơi đừng khóc nữa dạ con sầu…

+ Dùng các TTTT : đi, nào, thôi…mang sắc thái thân mật hoặc suồng sã.

Cho tớ chơi với nhé!

– Câu cảm thán với các phương tiện thường dùng để diễn đạt cảm xúc trong câu cảm thán là.

+ Từ ngữ cảm thán: ôi, chao ôi, trời ơi (ơi), ô hay, úi chà, than ôi, hỡi ôi… Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều

+ TTTT: Thay, nhỉ, quá, lắm, ghê thật…

Thương thay thân phận con rùa Xuống đình đội hạc lên chùa đội bia

(Ca dao Vieọt Nam) Ở đây mát quá!

– Câu trần thuật trong tiếng Việt không có những đặc điểm về cấu trúc (hình thức riêng) như kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán Đây cũng chính là 0 để góp phần nhận diện câu trần thuật

VD : À, ra là một chuyện khác Anh là người đầu tiên được Đào thổ lộ cái tin vui ấy

Xưa có một anh chàng nói láo rất điêu nghệ Bao nhiêu người tuy đã biết anh mà vẫn bị mắc lừa

Theo ngữ pháp, mỗi kiểu câu gồm có trình bày, hỏi, cầu khiến và bày tỏ đều mang chức năng giao tiếp riêng Tuy nhiên, ngữ pháp truyền thống không phân biệt câu trần thuật với câu tuyên bố Xét về mặt dấu hiệu nhận biết, phát ngôn tuyên bố chứa các động từ ngôn hành như yêu cầu, đề nghị, xin, trái ngược với phát ngôn trần thuật Do đó, cần phân loại câu một cách toàn diện hơn Ngữ pháp truyền thống cũng chỉ ra mối quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng Những phát ngôn có mối quan hệ trực tiếp này chính là những phát ngôn có hành động ngôn từ trực tiếp, tức là có hiệu lực tại lời trực tiếp.

Cách thể hiện hiệu lực tại lời gián tiếp

Nếu như một hành động ngôn từ trực tiếp được thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng thì ngược lại một hành động ngôn từ gián tiếp lại là một hành động ngôn từ có quan hệ gián tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng Dựa trên “hàm ý hội thoại” của Grice thì một hành động ngôn từ được coi là gián tiếp nếu người nói che giấu ý định của mình dưới một hình thức ngôn trung khác Để nhận biết được hàm ý đó người nghe phải thực hiện một sự suy luận (phải trải qua một quá trình suy ý)

Các loại hành động cầu khiến chủ yếu

Cho đến nay vấn đề về phân biệt các thuật ngữ “câu”, “câu nói”, “lời nói”,

“phát ngôn” vẫn còn nhiều bất cập Tuy nhiên ta có thể thống nhất rằng khi nói/ viết ra chúng ta đã “phát ngôn”, mỗi lời chúng ta nói ra ứng với các đơn vị được gọi là “câu” được gọi là “phát ngôn” Nhưng nếu như “câu” là đơn vị trừu tượng, không hiện thực thì ngược lại “phát ngôn” là đơn vị hiện thực của ngôn ngữ trong giao tiếp. Khi chúng ta “phát ngôn” là chúng ta đã hành động, đã thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ Những hành động đó có thể là: hỏi, cầu khiến, hứa hẹn, trách móc, khen gợi…Mỗi một hành động ngôn từ mang nhiều đặc điểm ý nghĩa dụng pháp riêng Trong đó cầu khiến là một loại hành động ngôn từ được người nói sử dụng với mục đích để người nghe thực hiện theo chủ ý của mình Những hành động cầu khiến chủ yếu là: ra lệnh, sai bảo, yêu cầu/ đề nghị, nhờ vả, kêu gọi, mời mọc, xin phép, khuyên răn Và khi đặt nó vào mối quan hệ với tính lịch sự thì cầu khiến là loại hành động có mức độ đe doạ thể hiện cao,hành động cầu khiến có thể có những tác động tích cực (làm lợi) hay tiêu cực(gây thiệt) ở mức độ khác nhau cho cả hai phía người nói lẫn người nghe Dựa vào lý thuyết hành động ngôn từ và quan niệm lịch sự (bù đắp những hao tổn thiệt thòi mà hành động cầu khiến gây ra cho người đối thoại) của J L Austin và H P.Grice thì hành động cầu khiến chủ yếu được xét vào hai loại: cầu khiến cạnh tranh và cầu khiến hoà đồng.

Cầu khiến cạnh tranh là kiểu câu diễn đạt mong muốn thực hiện hành động, trong đó lợi ích của việc thực hiện thường hướng về người nói hoặc không thuộc về người nghe Các hành động cầu khiến cạnh tranh phổ biến bao gồm: ra lệnh, thỉnh cầu, nhờ vả, xin phép.

* Xét về vị thế giao tiếp, cầu khiến cạnh tranh có thể được phân làm hai loại sau:

+ Người nói có vị thế giao tiếp cao hơn người nghe (hành động ra lệnh)

+ Người nói có vị thế giao tiếp thấp hơn hoặc ngang bằng với người nghe (hành động thỉnh cầu, nhờ vả, xin phép,…)

Hành động ra lệnh là đưa ra mệnh lệnh, mang tính bắt buộc và nghe thực hiện hành động được nêu lên trong câu.

VD: Nghiêm!Đứng lại, đứng!

Hành động ra lệnh có những đặc điểm sau:

− Được dùng trong trường hợp lợi ích của việc được thực hiện chủ yếu quan hệ đến người nói hoặc chủ yếu không thuộc về người nghe.

− Vị thế giao tiếp và quyền uy của người nói mạnh hơn người nghe.

− Tính bắt buộc ở mức độ cao.

− Xuất hiện trong các kiểu câu nhưng chủ yếu ở kiểu vắng mặt chủ ngữ ở ngôi thứ hai.

− Sự tham gia của các TTTT thường làm giảm sắc thái mệnh lệnh (ngoại trừ TTTT đi)

− Xuất hiện hầu hết trong các loại phong cách nhưng chủ yếu trong phong cách sinh hoạt hằng ngày.

− Thường mang tính chủ quan, phi nghi thức.

− Hành động ra lệnh thường có những tác động tiêu cực (gây thiệt) cho phía người nghe.

2.2.1.2 Hành động thỉnh cầu nhờ vả, xin phép

Hành động thỉnh cầu là một lời yêu cầu người nghe thực hiện một hành động nằm ngoài khả năng của người nói Hành động này phản ánh ước mơ, nguyện vọng của người nói và mong muốn người nghe giúp đỡ hoặc thực hiện hành động đó.

! Hành động xin phép:là hành động xin được sự thoả thuận, cho phép đồng ý của ai, cơ quan, tổ chức nào đó, cho người nói/ viết thực hiện một hành động gì đó.

! Hành động nhờ vả:Hành động nhờ vả được đưa ra để nhờ vào sự giúp đỡ của người khác, làm phiền người khác.

! Dùng trong trường hợp lợi ích của việc được thực hiện chủ yếu quan hệ đến người nói có khi thuộc cả người nghe.

! Vị thế giao tiếp và quyền uy của người nói thấp hơn hoặc ngang bằng người nghe.

! Không mang tính bắt buộc hoặc mang tính bắt buộc ở mức độ thấp.

! Trong mối quan hệ với chủ ngữ ngữ pháp, nó xuất hiện trong hầu hết các kiểu câu nhưng ít ở kiểu vắng mặt chủ ngữ ở ngôi thứ hai.

Đa số lời nói khiêm nhường thường đi kèm với các dấu hiệu lịch sự như chủ ngữ ngữ pháp, từ ngữ thể hiện sự tôn kính (TTTT), từ thể hiện sự van xin ("lạy", "xin"), từ ngữ cầu khẩn ("cắn rơm cắn cỏ", "trăm sự nhờ cậy", ), nhằm gia tăng sức mạnh của lời thỉnh cầu, nhờ vả, xin phép.

! Xuất hiện hầu hết trong các loại phong cách nhưng chủ yếu trong phong cách chính luận, văn chương nghệ thuật, sinh hoạt hàng ngày.

! Thường mang tác động tiêu cực (gây thiệt) cho phía người nghe.

2.2.2 Cầu khiến hòa đồng Định nghĩa: Cầu khiến hoà đồng là loại hành động cầu khiến với lợi ích của việc được thực hiện thuộc về người nghe hoặc trung hòa hoặc không thuộc về người nói như khuyên răn, mời mọc.

! Hành động khuyên răn (khuyên nhủ và răn đe): Hành động khuyên răn là hành động đưa ra lời khuyên về mức độ lợi/ thiệt của hành động được nêu lên trong câu, có ý nghĩa dụng pháp ngăn cản hành động xảy ra vì nó có tác động tiêu cực (gây thiệt) cho người nghe.

! Hành động mời mọc: Hành động mời mọc là hành động được nêu lên để tỏ ý mong muốn, yêu cầu người khác thực hiện một hành động gì đó như ăn uống, tham gia (hoạt động kinh doanh, đi du lịch…)

− Dùng trong trường hợp lợi ích của việc được thực hiện chủ yếu quan hệ đến người nghe hoặc không quan hệ đến người nói.

− Lợi ích của hành động được thực hiện chủ yếu thuộc về người nghe.

− Vị thế giao tiếp của người nói thường cao hơn hoặc ngang bằng với người nghe (hành động khuyên nhủ), thấp hơn hoặc ngang bằng người nghe (hành động mời mọc)

− Không mang tính bắt buộc hoặc mang tính bắt buộc ở mức độ thấp.

− Trong mối quan hệ với chủ ngữ ngữ pháp, nó xuất hiện trong các kiểu câu và thường có sự hiện diện của chủ ngữ ngữ pháp.

− Để thực hiện điều kiện chân thành thì trong cấu trúc câu thường đi kèm với dấu hiệu lịch sự (hành động mời mọc)

VD : Cháu mời ông vào xơi cơm ạ

! Xuất hiện trong hầu hết các phong cách nhưng chủ yếu trong phong cách chính luận, văn chương nghệ thuật và sinh hoạt hàng ngày.

! Thường mang tác động tiêu cực (gây thiệt) cho phía người nói (hành động mời mọc)

Cầu khiến lịch sự

2.3.1 Vấn đề về nguyên lí lịch sự và phép lịch sự trong giao tiếp

Nguyên lí lịch sự là một trong những nguyên lí đặc biệt quan trọng trong hội thoại Tính lịch sự tác động đến các hiện tượng, quy luật , cấu trúc của ngôn ngữ và ảnh hưởng tới phát ngôn trong quá trình giao tiếp Đã có nhiều công trình nghiên cứu về phép lịch sự.

! Các nhà văn hoá đề cập tới phép lịch sự dưới góc độ một chuẩn mực xã hội.

! R.Lakoff, Gleech…tiếp cận phép lịch sự dưới góc độ phương châm hội thoại.và cho rằng lịch sự là tôn trọng nhau, phép lịch sự trong giao tiếp chỉ có được khi có sự tương tác giữa các cá nhân Do đó cần thực hiện những quy tắc.

− Để ngỏ sự lựa chọn

− Làm cho người đối toại cảm thấy thoải mái

! P.Brown, S Levinson lại tiếp cận phép lịch sự như một hành động giữ gìn thể diện Quan niệm của Leech dựa trên khái niệm “tổn thất” và “lợi ích” thì lại cho rằng có nhiều hành động tại lời mang bản chất cố hữu là lịch sự như cho, tặng và không lịch sự như ra lệnh là do dựa vào ngôn từ, cấu trúc ngôn ngữ.

VD : – Em kính tặng cô(bó hoa) nhân ngày Nhà giáo Việt

– Cút, xéo! (không lịch sự)

Tuy nhiên trong hoạt động giao tiếp cần xác định biểu hiện của tính lịch sự thông qua hoàn cảnh giap tiếp cụ thể Ví như hành động ra lệnh Nghiêm! Đứng lại, đứng! của một sĩ quan dành cho một binh lính trong quân đội không bị coi là mất lịch sự bởi do đặc trưng lĩnh vực nghề nghiệp hoạt động xã hội Hay, cũng là lời mời của A đối với B trong hai trường hợp sau đây có mức lịch sự hoàn toàn khác nhau.

– Chủ nhật này bạn có tới nhà tôi dùng bữa được không ? (gián tiếp)

– Dù thế nào thì chủ nhật này bạn cũng tới nhà tôi dùng bữa đấy nhé! (trực tiếp)

Lời nói thứ nhất biểu hiện hành động mời mọc dưới hình thức một câu hỏi, S để H lựa chọn câu trả lời có/ không (mà điều lợi lại thuộc về H) vô tình hay hữu ý S đã gây cho H sự ngại ngùng trong việc lựa chọn Còn trong lời mời thứ hai có sự tham gia của 2 yếu tố lịch sự:

+ Yếu tố ràng buộc: dù thế nào đi chăng nữa.

Lời mời này được coi là lịch sự bởi vì S đã hiển ngôn điều lợi của hành động mà H thực hiện, đồng thời S còn thể hiện sự chân thành của mình.

Theo quan niệm của Leech thì phép lịch sự liên quan chặt chẽ tới lợi ích hay tổn thất gây ra cho người nghe và vì vậy mục tiêu đạt tới hành động ngôn ngữ lịch sự trong giao tiếp như đã trở thành nguyên tắc sau.

- Tối thiểu hoá lối nói bất lịch sự.

- Tối đa hoá những lối nói lịch sự.

Từ đó Leech đưa ra những phương châm giao tiếp lịch sự như : khéo, hào hiệp, tán đồng, khiêm tốn, thiện cảm… Với phương châm hào hiệp là cách giảm lợi ích của mình và sẵn sàng tăng thêm tổn thất cho mình.

VD : Di chuyển cái cối đá đó thật khó khăn, chị có sẵn lòng để tôi giúp một tay?

S thấy H thật khó khăn trong việc di chuyển cái cối đá, S tình nguyện giúp H, S tốn công sức còn H được lợi Đây chính là phương châm hào hiệp trong giao tiếp lịch sự của Leech cho nên trường hợp này được coi là lịch sự

* Khái niệm về thể diện

Trong giao tiếp, khái niệm thể diện gắn liền với nguyên tắc lịch sự Theo E.Goffman, thể diện của một người trong giao tiếp liên quan đến lòng tự trọng Do đó, mỗi hành động cần quan tâm đến việc giữ thể diện cho mọi người và chính mình, không xâm phạm "lãnh địa" và sự "tự do" của người khác Tuy nhiên, trong hội thoại thường có hành động xúc phạm tiềm ẩn hoặc công khai đến thể diện và lãnh địa của chính mình hoặc người đối thoại Theo Brown và Levinson, đây được gọi là hành động làm phương hại.

VD: (Mẹ chồng nói với con dâu) Gói chả giò như vậy à? Đâylà câu hỏi nhưng lực ngôn trung là lời chê bai, mỉa mai Câu nói đó đe doạ đến thể diện của người con dâu Người con dâu đã đủ trưởng thành, lấy chồng, trở thành dâu con của nhà khác, trong cuộc sống sự va chạm giữa mọi người trong gia đình, giữa mẹ chồng với nàng dâu là điều khó tránh khỏi Nếu như người mẹ ân cần chỉ bảo cho cô con dâu thay vì hỏi câu hỏi ấy thì sẽ không làm mất thể diện của cô với mẹ chồng và mọi người trong gia đình Trong trường hợp khác mẹ chồng cô lại nói: Ở nhà mà lo chuyện gia đình chứ cứ hở ra là tót sang nhà mẹ đẻ. Ở VD này người mẹ đã vi phạm đến lãnh địa của người con Đích ngôn trung của câu nói là yêu cầu cô con dâu ở nhà chăm sóc gia đình, không sang nhà mẹ đẻ Người mẹ đã can thiệp vào quyền tự do hành động của người con dâu, cho rằng người con trốn tránh công việc sang nhà mẹ đẻ chơi, chưa ý thức rõ được bổn phận của người làm dâu con để tự hành động một cách đúng đắn Theo ý nghĩa này thì câu nói của người mẹ làm phương hại đến thể diện của người con dâu.

Như vậy những hành động như yêu cầu, đề nghị, ra lệnh, cấm đoán, khuyên can, gợi ý ai làm một điều gì đó…Theo Searle là làm phương hại đến lãnh địa của người tiếp nhận vì chúng hạn chế quyền hành động của người đó Từ đó để không làm phương hại đến thể diện của mình hay của người khác cần thực hiện hai chiến thuật trong giao tiếp: lịch sự tích cực và lịch sự tiêu cực

! Lịch sự tích cực là hành động đề cao người khác, quan tâm đến người khác.

! Lịch sự tiêu cực là những hành động tránh làm phương hại tới thể diện lãnh địa của người khác Nếu như không thể tránh được thì làm giảm nhẹ mức độ hành động làm phương hại đó Hay nói cách khác là làm giảm mức độ của phát ngôn không lịch sự và tăng mức độ phát ngôn lịch sự Theo Fraser (1980) thì bằng những cách sau:

− Dùng hệ thống đại từ, các từ xưng hô, tránh nói trống không.

− Dùng các TTTT để làm giảm nhẹ mức độ.

− Dùng cách nói gián tiếp thay cho cách nói trực tiếp.

− Dùng câu hỏi thay cho câu khẳng định.

− Dùng những hành động ngữ dụng thể hiện luật tâm lý để người nghe tìm được cái may trong cái rủi, tìm được cái lợi trong cái bị tổn hại; tìm được cái đề cao thể diện trong cái làm phương hại thể diện.

Khi muốn đề cập đến một vấn đề nhạy cảm, người nói nên áp dụng phương pháp bóng gió, tránh trực tiếp để tránh gây mất lòng hoặc tổn hại đến danh dự của người khác Bằng cách này, người nói có thể truyền tải thông điệp một cách khéo léo, tế nhị, đồng thời giảm thiểu rủi ro bị từ chối hoặc đối mặt với sự khó xử vì không bị mất thể diện như khi nói thẳng.

Phương thức tỉnh lược chủ ngữ ở ngôi thứ hai

Trong quá trình giao tiếp của người Việt, khi tổ chức phát ngôn, để đạt được đích ngôn trung, người nói có thể lựa chọn những yếu tố ngôn ngữ khác nhau Xét về mặt hình thức cấu trúc của phát ngôn đôi khi người nghe lầm tưởng rằng phát ngôn đó thừa (dư, lặp) hay thiếu (tỉnh lược, rút gọn) một phần nào đó Nhưng xét ở bình diện ngữ nghĩa nhất là theo quan điểm của ngữ dụng học thì cái mà người ta cho rằng “thừa” hay “thiếu” đó lại ngầm ẩn một nội dung thông báo khác nhau Đối với hành động cầu khiến cũng vậy, người Việt thường dùng phương thức tỉnh lược Phương thức này khá quen thuộc và trở nên phổ biến, được người Việt tri nhận nó một cách tự nhiên như thể là những quy ước sẵn có vậy. Phương thức tỉnh lược chính là cách thức giảm thiểu tối đa độ dài của thông báo nhưng vẫn đạt hiệu quả cao trong việc chuyển tải nội dung. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tỉnh lược với những định nghĩa có phần khác nhau, như các tác giả Nguyễn Kim Thản, Hoàng Trọng Phiến, Trần Ngọc Thêm, Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban, Phạm Văn Tình,… Song hầu hết họ đều cho rằng:Tỉnh lược là thủ pháp nhằm mục đích giảm thiểu thông báo bằng cách lược bỏ các yếu tố lặp Và muốn xác định được những yếu tố giảm thiểu đó phải bằng phép liên tưởng nhờ ngữ cảnh.

Như vậy trong giao tiếp, tỉnh lược là một biện pháp thường dùng để lược bỏ các yếu tố ngôn ngữ trong những điều kiện cho phép Khi tìm hiểu về cấu trúc của các phát ngôn cầu khiến bị tỉnh lược chủ ngữ ở ngôi thứ hai, chúng tôi nhận thấy nó có cấu tạo không hoàn chỉnh Trên bề mặt của nó chỉ có một thành phần hiện hữu Nói một cách cụ thể là cấu trúc của nó chỉ bao gồm: vị ngữ và bổ ngữ Còn chủ ngữ không hiện hữu (được hiểu ngầm, ẩn trong bối cảnh, bên ngoài văn cảnh)

Căn cứ vào phần bị lược bớt và ngữ cảnh xuất hiện, những phát ngôn cầu khiến bị tỉnh lược chủ ngữ ở ngôi thứ hai có dạng thức sau: hành động cầu khiến với ngôi thứ nhất(ngôi cầu khiến) và vị từ ngôn hành(có ý nghĩa cầu khiến) không xuất hiện ; ngôi thứ hai(ngôi nhận lệnh) bị tỉnh lược và có thể thêm các nhóm phụ từ hoặc vị từ tình thái: hãy, đừng, chớ và cần, phải, nên … vào đầu phát ngôn hoặc các tiểu từ tình thái: đi, nào, nhé … vào cuối phát ngôn.

Ngữ liệu thu thập để khảo sát chủ yếu ở hai loại diễn ngôn (trong phong cách văn chương nghệ thuật và sinh hoạt hàng ngày) và được chúng tôi trình bày như sau :

Bên án một tiếng gà vừa gáy…

(Phan Bội Châu, Bài ca chúc Tết thanh niên) (2) Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội

Xúm vai vào xốc vác cứu giang san. Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan…

(Phan Bội Châu, Bài ca chúc Tết thanh niên)

(3) – Mẹ ơi bố nói đưa cho bố cái kìm

(4) Làm xong bài tập rồi đi đâu thì đi

(5) Cơm cô nấu xong rồi đấy Ăn rồi đi học

(6) Im ngay Câm cái mồm!

(Nam Cao, Nước mắt) (7) Đi chơi Để cho thầy nghỉ Thầy hơi nhức đầu! (Nam Cao,Bài học quét nhà)

(8) Thôi để đấy mà ăn !

(Nam Cao, Bài học quét nhà)

(9) Đứng lại! Xuống ruộng nhổ lúa đi, không có chết cả bây giờ (Nam Cao, Tranh tối tranh sáng)

(10) Xích con chó lại cái cột tít đằng kia.

(Nam Cao, ẹoõi maột) (11) Giảng giùm bài tập

(12) 8h30 sáng mai mời phụ huynh lên gặp tôi

(13) Thế nào, kể tiếp phần cuối! Ngày hôm sau sống chết thế nào cậu cũng phải mò tới cái đội nữ công nhân ấy chứ?

(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)

(14) Tràng vỗ tay xuống cười đon đả.

– Ngồi đây… Ngồi xuống đây tự nhiên…

(15) Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười.

–Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên (Kim

(16) Quân ăn cướp làm mất bò tao (mắng A Sử)

– ẹem suựng ủi laỏy con hoồ veà

(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ) (17) Đứng lại! Đứng !

(18) Giậm chân tại chỗ, giậm !

Qua ngữ liệu thu thập chúng tôi nhận thấy cấu trúc ở dạng này hầu hết chúng là những câu lệnh mang tính chất bắt buộc ở mức độ cao:(3);(6);(7);(9 (10);(12);(16);(17);(18);(19) Trong trường hợp này thì :

Vị thế giao tiếp của người nói cao hơn vị thế giao tiếp của người nghe hoặc người nói là người bậc trên của người nghe.

Lợi ích của việc được thực hiện chủ yếu quan hệ đến người nói hoặc chủ yếu không thuộc về người nghe.

Người nói có vị thế giao tiếp mạnh do vậy có hệ quả là tính bắt buộc cao.

Chẳng hạn : Ở ví dụ(3) Người nói: Người mẹ

Người con không muốn bị gián đoạn dòng suy nghĩ khi đang tập trung vào bài học, nên đã nhờ mẹ lấy kìm cho bố một cách gián tiếp bằng câu nói "Mẹ ơi! Bố bảo" Theo đó, lợi ích của hành động gián tiếp này chỉ có lợi cho người nói, giúp họ tránh bị mất tập trung.

Vì trong tình huống người mẹ đang nói với con (chứ không nói với chồng) cho nên người mẹ có vị thế giao tiếp cao hơn (là người bậc trên). Chính vì vậy người mẹ nói “Đợi một chút”là một câu lệnh, mang tính bắt buộc cao Lúc đó người con có thể sẽ đi lấy cái kìm đưa cho bố hoặc nói lại với bố với nội dung chẳng hạn như: Bố ơi!Bố hãy“Đợi một chút”.Khi mẹ nói với con chỉ cần Đợi một chút,vắng chủ ngữ,nhưng con nói với bố phải có chủ ngữ ở ngôi thứ hai Bố ơi, bố hãy thì mới đảm bảo sự lễ độ. Ở ví dụ(12) Người nói: Cô giáo chủ nhiệm lớp 11A3

Người nghe: Nam (học sinh lớp 11A3)

Mục đích ban đầu của việc mời phụ huynh học sinh lên gặp giáo viên chủ nhiệm là nhằm tác động đến người được nói Với nhiệm vụ giáo dục, dạy dỗ học sinh nhưng lại gặp phải tình trạng học sinh thiếu ý thức tự giác, vi phạm nội quy, giáo viên nhận thấy cần phối hợp chặt chẽ với gia đình Tuy nhiên, về lâu dài, lợi ích của việc này lại nằm ở người được nghe Phụ huynh có cơ hội hiểu rõ hơn về tình hình học tập, hành vi của con em mình, phối hợp với nhà trường để đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp, giúp học sinh phát triển toàn diện.

Trong trường hợp này người nói và người nghe có vị thế xã hội không bình đẳng (thầy và trò) do vậy người nói có vị thế giao tiếp mạnh hơn và hệ quả là có tính bắt buộc cao Ở ví dụ (6) Người nói: Điền

Theo phong tục tập quán, quan niệm của hầu hết các dân tộc Việt và của dân tộc Kinh nói riêng, trong gia đình người chồng là người bậc trên, có quyền uy cao hơn người vợ Chính vì vậy người chồng có thể nói với vợ những dạng câu mệnh lệnh khuyết chủ ngữ, ngược lại thì người vợ không thể Đồng thời do quan niệm “xuất giá tòng phu”, người chồng luôn có thế mạnh trong gia đình cho nên hệ quả là tính bắt buộc của hành động ngôn ngữ ở mức độ cao Mặt khác nghệ thuật giao tiếp của người Việt còn chỉ ra rằng “Chồng nóng thì vợ bớt lời” do vậy một người vợ được đánh giá là khôn khéo thì sau sự “nổi nóng” của người chồng họ đành lẳng lặng mà nghe, thậm chí có trường hợp còn nhẫn nhục chịu đựng cho đến khi người chồng nguôi ngoai thì mới lựa lời khuyên giải.

Khi xem xét lợi ích của lời ra lệnh "Im lặng!", ta thấy hành động ngôn ngữ này chủ yếu liên quan đến người nói Bằng cách ra lệnh im lặng, người nói có thể kiểm soát được tình huống và giảm bớt căng thẳng hay mệt mỏi như Điền trong ví dụ trên Vì vậy, trong một số trường hợp, sự im lặng của người nghe có thể mang lại lợi ích cho chính người nói.

Người nói : Thầy (bố của Hồng)

Vị thế giao tiếp của người nói cao hơn người nghe.

Lợi ích của việc người nghe làm thuộc về người nói: Thầy không muốn Hồng “bám lấy” mình, để cho mình được rảnh rang về thể xác, tinh thần được thư giãn do đang căng thẳng, đầu đang đau nhức.

Trong hành động ngôn ngữ này, người nói sở hữu vị thế giao tiếp cao hơn (là bậc cha mẹ) so với người nghe (con cái), đồng thời chịu tác động của hoàn cảnh giao tiếp căng thẳng (mệt mỏi, khuôn mặt dữ tợn) khiến tính bắt buộc của lời nói được nâng cao.

Ví dụ (16) cho thấy dạng câu cầu khiến lược bỏ chủ ngữ ở ngôi thứ hai thể hiện hành động ra lệnh, khuyên nhủ (1),(2),(4), thỉnh cầu (11),(15), mời mọc (14).

Ngữ liệu đã thu thập được chỉ ra rằng hành động khuyên nhủ xuất hiện trong các câu cầu khiến tỉnh lược chủ ngữ ở ngôi thứ hai có tần số xuất hiện ít hơn, sau hành động ngôn ngữ ra lệnh Bởi trong giao tiếp nó được xem như kém hiệu quả.

Phương thức dùng tiểu từ tình thái

Có nhiều thuật ngữ khác nhau để gọi thay cho TTTT như: tiểu tố tình thái, toán tử logic tình thái; trợ từ; hư từ; tình thái ngữ; khởi ngữ tình thái… Xét thấy thuật ngữ TTTT phù hợp hơn cả nên chúng tôi đã sử dụng thuật ngữ này.

Trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt, đặc biệt là vài thập niên trở lại đây, các nhà ngôn ngữ học đã phải thừa nhận vai trò của các TTTT trong việc hình thành hiệu lực tại lời của các phát ngôn Các nhà ngôn ngữ học cho rằng các TTTT : đi, nhé, đã, thôi , nào … có tác dụng biến câu trần thuật thành câu cầu khiến và ý nghĩa cầu khiến có trường hợp thể hiện trực tiếp và cũng có trường hợp được suy ra một cách gián tiếp từ ý nghĩa chung, khái quát mà tiểu từ này mang lại cho phát ngôn.

Khi tìm hiểu về các TTTT tạo phát ngôn cầu khiến chúng tôi nhận thấy TTTT khá đa dạng, phong phú như: đi (đi thôi), nào (đi nào), nhé (nhá, nha, ha), cái, coi, cho, đã, vào, với, xem, thôi …Song trong khuôn khổ của luận văn chúng tôi chỉ khảo sát, thu thập một số TTTT xuất hiện với tần số cao trong các phát ngôn cầu khiến mà người Việt sử dụng.

Ngữ liệu được thu thập để khảo sát thuộc các loại diễn ngôn trong hầu hết các phong cách nhưng chủ yếu là phong cách sinh hoạt hàng ngày, phong cách nghệ thuật và phong cách chính luận Chúng tôi trình bày như sau:

2.2.1 Dùng TTTT “đi”- Biểu thức “P đi”

(20) Con rửa mặt đi, rồi đi nghỉ không mệt Trời nắng thế này mà con không đi xe ư?

(Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan)

(21) Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé! Ừ em cứ ngủ đi

(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)

(22) Dậy đi, An, tàu đến rồi.

(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)

(23) Thoõi ủi nguỷ ủi chũ.

(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)

(24) Rệp cắn tôi, đỏ cả cổ lên rồi Phải rỗ gông đi (Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

(25) Đứng lại! Xuống ruộng nhổ lúa đi, không có chết cả bây giờ (Nam Cao, Tranh tối tranh sáng)

(Nam Cao, Bài học quét nhà)

(27) Quét đi Bây giờ mày quét đi

(Nam Cao, Bài học quét nhà)

(28) Nào đứng lên đi Cứ vào đây uống nước đã (Nam Cao, Chí Phèo)

(29) Cầm lấy mà cút đi, đi cho rảnh Rồi làm mà ăn chứ cứ bám người ta mãi à? (Nam Cao, Chí Phèo)

(30) Cho bu mượn cái đĩa đi con!

(Nam Cao, Một đám cưới)

(31) Đi nấu nước đi con!

(Nam Cao, Một đám cưới)

(32) Vâng, thế thì ta cứ đọc Mình lấy ra đi! (Nam Cao, Đôi mắt)

(33) Mình đọc hay tôi đọc?

(34) Thôi đi! Tôi thì tôi cho là người ta đã muốn hối hôn rồi Bà đừng beânh con

(Vũ Trọng Phụng, Hạnh phúc một tang gia)

(35) Vậy hứa đi Ta nên lấy danh dự mà thề với nhau đi

(Vũ Trọng Phụng, Một buổi tiếp khách)

(36) A phủ đâu? A Phủ đánh chết nó đi

(Tô Hoài, Vợ chồng Aphủ)

(37) Thị vẫn đứng trước mặt hắn

– Đấy muốn thì ăn đi

(38) Hắn xích lại cười cười.

– Thôi khuya rồi đấy, ngủ đi

(Kim Lân, Vợ nhặt) (39) -Mai nói cho tôi chữ o có móc là chữ chi đi Còn chữ chi đứng sau đó nữa, chữ chi có cái bụng to đó?

(Nguyễn Trung Thành, Rừng Xànu)

(40) Có máy bay à? Để em nghe kỹ xem đã Anh cứ tắt đèn đi

(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)

(41) Cho xe chạy tiếp đi anh, nó còn tiếp tục đánh ngầm đấy (Nguyễn

Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)

(42) Đây là giang sơn của em rồi Anh đi đi, không trời sáng mất (Nguyễn

Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)

(43) Vậy thì em cứ thẳng đường mà đi đi

(Truyện đọc Bảy anh em chú bé mồ côi SGK lớp 5)

(44) Hay là mình hoãn cưới đi

(Thời trang trẻ số ra 9/2003,Chia sẻ)

(45) Anh cứ hút trước đi

(53) Truực Linh ụi! ẹi taộm ủi con

(54) Đã có cháu ngoại lớn thế này rồi cơ à? Bà nghỉ buôn bán, ở nhà mà bế cháu đi

(55) Anh phụ em nấu nướng đi cho nhanh.

(58) Bà xơi thêm chén nữa đi ạ

(59) Đi đường xa mệt rồi Vào nhà rửa chân tay đi cho tỉnh táo.

(60) Uống cho hết đi nào

(62) Tớ nấu nướng xong xuôi rồi đấy Cậu dọn lên ăn đi

(63) Bóc quà sinh nhật ra đi

(64) Cô ơi cuối tuần này cô cho cháu và em đi chơi đi cô

(65) Này, chiều mai đến nhà mình tổ chức ăn nhậu đi

(66) Con gái gì mà chết chương chết nứt lên thế Dậy đi

(67) Đằng trai đã tới rồi Kìa, mình ra đón đi

(68) Tiền giả không tiêu được thì vất đi, bà còn giữ mãi làm gì

(69) Cứ yên tâm về đi, việc này tôi hứa giúp được là được

(70) Cô ơi! Bụng cháu to lắm rồi đây này

– Ừ, thôi thì ăn hết chén cơm đó đi Cháu đừng bỏ dở, con nhà người ta không có mà ăn đâu đấy

Khi xem xét 50 câu cầu khiến có chứa TTTT đi chúng tôi nhận thấy TTTT đi đã đóng một vai trò quan yếu trong việc biểu đạt thái độ của người nói đối với người nghe hoặc đối với vấn đề nào đó đang được đề cập đến Và những phát ngôn ấy thực hiện những hành động ngôn từõ khác nhau như: ra lệnh (34), (29), (36)…; sai bảo(31), (56), (57)…; rủ rê, mời mọc(38), (48), (52)…; nhờ vả(55), (62) khuyên lơn(54), (59), (20)… hay yêu cầu đề nghị (49), (56), (57)…

Trong phát ngôn có chứa từ ngữ thể hiện lời ra lệnh, sai bảo, khuyên lơn, yêu cầu, đề nghị khi kết hợp với từ "đi", người nói sẽ mang vị thế giao tiếp mạnh hơn hoặc ngang bằng so với người nghe Từ "đi" này đóng vai trò tăng cường sắc thái mệnh lệnh, khiến lời nói trở nên dứt khoát, hối thúc, động viên thực hiện hành động nhanh chóng Trong trường hợp hành động cần được thực hiện ngay lập tức, từ "đi" càng nhấn mạnh tính cấp thiết Đối với hành động khuyên lơn, từ "đi" thể hiện sự chân thành và tha thiết.

– Ở hành động ngôn ngữ ra lệnh

So sánh ví dụ(34) : Thôi đi! Tôi thì tôi cho là người ta đã muốn hối hôn rồi Bà đừng bênh con

Với(34’) : Thôi! Tôi thì tôi cho là người ta đã muốn hối hôn rồi Bà đừng bênh con.

Rõ ràng trong câu (34) có chứa TTTT đi đã tăng thêm sắc thái mệnh lệnh so với câu(34’) Lời ra lệnh của cụ ông đối với cụ bà không chỉ”thôi” mà còn im đi, đừng nói lôi thôi, nhiều lời Cụ ông có vai xã hội cao hơn cụ bà và đồng thời cũng có vị thế giao tiếp cao hơn.

So sánh ví dụ(31) Đi nấu nước đi con

Với (31’) Đi nấu nước con

Người nói là người mẹ; người nghe là cô con gái Trong câu (31) có TTTT đi và phần bổ trợ của từ xưng hô con khiến cho lời cầu khiến sai bảo thêm nhẹ nhàng và mềm mỏng hơn Ở ví dụ này mặc dù trong gia đình người nói có quyền uy hơn người nghe (là người bậc trên) nhưng theo sự tác động của đích ngôn trung, lời cầu khiến đó đã gây thiệt cho H Cho nên sự hiện diện của TTTT đi và có thêm phần bổ trợ của từ xưng hô con khiến cho lời sai bảo thêm nhẹ nhàng ,gây thiện cảm hơn đồng thời còn có tác dụng hối thúc, động viên hành động đi nấu nước đi, còn chần chừ gì nữa…

So sánh ví dụ(20) : Con rửa mặt đi, rồi đi nghỉ không mệt Trời nắng thế này mà không đi xe ư?

Với (20’) : Con rửa mặt, rồi đi nghỉ không mệt Trời nắng thế này mà không đi xe ư?.

– Sự có mặt của tiểu từ tình thái đi ở câu (1) rõ ràng đã biến câu trần thuật con rửa mặt thành câu cầu khiến con rửa mặt đi Đồng thời người nói là bà của Thanh; người nghe là Thanh Bà khuyên cháu đi rửa mặt cho mát giữa trời trưa nắng gắt rồi đi nghỉ Sự có mặt của TTTT đi có tác dụng làm cho lời khuyên nhủ có tính thuyết phục cao và lời khuyên ấy thiết thực, ân cần nên hãy thực hiện Mặt khác việc được thực hiện mang lợi lại cho H chứ không phải cho S.

– Đối với hành động yêu cầu đề nghị:

Xem xét thí dụ (57) và so sánh:

Với (57’): Đóng cửa lại Ở hành động yêu cầu, đề nghị người nói có vị thế cao hơn hoặc ngang bằng với người nghe và lời yêu cầu đề nghị luôn gây thiệt cho H Để đạt được hiệu quả trong giao tiếp người nói cần sử dụng những cách thức khác nhau. TTTT đi xuất hiện trong câu mang lại cho phát ngôn những sắc thái ý nghĩa mới; khiến cho lời yêu cầu đề nghị thêm nhẹ nhàng, mềm mỏng, và hệ quả là người nghe sẽ thực hiện yêu cầu đó, thậm chí vui vẻ mà thực hiện cho dù hành động này có thể mang lợi hoặc chẳng có lợi gì cho mình Ngược lại với những hành động ra lệnh, sai bảo… mà người nói có vị thế giao tiếp cao hơn hoặc ngang bằng người nghe thì ở hành động mời mọc, rủ rê hay nhờ vả… người nói lại có vị thế giao tiếp thấp hơn hoặc ngang bằng với người nghe TTTT đi có mặt trong câu có tác dụng tăng thêm sức biểu cảm cho lời mời mọc, rủ rê Lời mời trở nên chân thành, tha thiết Và lời nhờ vả thêm khẩn khoản, cần thiết hơn Chẳng hạn ở hành động mời mọc, rủ rê (38).

Ví dụ (38): Hắn xích lại cười cười

– Thôi khuya rồi đấy, ngủ đi

So sánh với (38’) Hắn xíchlại cười cười

– Thôi khuya rồi đấy, ngủ Ở ví dụ(38’), vắng TTTT đi sẽ khiến người nghe cảm nhận rằng đây là lời ra lệnh , không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp Người nói là Tràng người nghe là vợ Tràng(mới “nhặt” được) Người phụ nữ lần đầu tiên theo Tràng về làm vợ, làm dâu còn rụt rè, bỡ ngỡ Đồng thời với Tràng “nhặt” đựơc vợ là điều thật bất ngờ,anh chưa chuẩn bị gì về mặt tâm lý Tâm trạng của Tràng cũng chẳng khác gì mấy so với vợ Sự có mặt của TTTT đi giúp Tràng thể hiện được sự nhẹ nhàng đằm thắm trong quan hệ vợ chồng.

– Đối với hành động cầu khiến nhờ vả : Xét ví dụ (55) và so sánh:

(55) : Anh phụ em nấu nướng đi cho nhanh với (55’): Anh phụ em nấu nướng cho nhanh.

Người nói là người vợ, người nghe là người chồng Trong trường hợp vị thế xã hội không bình đẳng (trong gia đình) người vợ bị coi là người bậc dưới còn người chồng là người bậc trên Vì vậy người vợ cóvị thế giao tiếp thấp hơn người chồng cho nên có thể coi đây là HĐNN nhờ vả Trong câu (55’) thiếu vắng TTTT đi câu mang sắc thái mệnh lệnh Sẽ kém đem lại hiệu quả hơn mặc dù lợi ích của việc người nghe làm không hoàn toàn thuộc về người nói Trong xã hội ngày nay quan niệm này đã thay đổi, công việc tề gia nội trợ không phải hoàn toàn do người vợ đảm đương Tuy nhiên tục ngữ có câu “nói ngọt lọt đến xương” có thể coi sự có mặt của TTTT đi trong câu (55) là một cách “nói ngọt” khiến cho lời yêu cầu thêm nhẹ nhàng, mềm mỏng Đồng thời trong câu còn có yếu tố chỉ mục đích cho nhanh chính vì vậy mà lời nhờ vả của người vợ tăng thêm sự khẩn khoản và cần thiết hơn.

Tóm lại qua ngữ liệu thu thập được và việc phân tích chúng, chúng tôi nhận thấy các phát ngôn cầu khiến có chứa TTTT đi thể hiện nhữngsắc thái ý nghĩa khác nhau, lực ngôn trung thì thường thuộc nhóm khuyến lệnh Đối với các cấu trúc câu có dùng động từ vị ngữ ở kiến trúc mệnh lệnh, sai bảo, khuyên lơn, yêu cầu, đề nghị…để biểu thị hiển ngôn hành động cầu khiến mà với sự có mặt hoặc không của TTTT đi và có hoặc không các từ xưng hô nhưng phát ngôn vẫn giữ được mức lịch sự cần thiết Còn đối với các phát ngôn cầu khiến biểu thị lời mời mọc, rủ rê, nhờ vả… việc dùng các động từ vị ngữ ở dạng trực tiếp kết hợp với TTTT đi làm cho lời mời trở nên lịch sự hơn, lời nhờ vả thêm khẩn cầu và mang tính thuyết phục hơn Các phát ngôn cầu khiến có chứa TTTT đi biểu thị ý mời mọc, rủ rê, cho phép… thường mang lợi cho H Vì vậy người Việt cho rằng một lời mời có tính chân thành khi người mời hiển ngôn điều lợi mà người nghe nhận được (hay nói một cách khác là phải bộc lộ một đích ngôn trung rõ ràng) để tăng lợi giảm thiệt cho H Do vậy để tăng mức lịch sự cho lời mời người Việt thường là tăng mức áp đặt, giảm mức lựa chọn của phát ngôn Tức là người nói tăng mức trực tiếp và giảm mức gián tiếp ở bình diện biểu hiện Chính vì vậy đây cũng là một trong những phương thức biểu hiện trực tiếp hành động cầu khiến của người Việt mang lại hiệu quả cao trong giao tiếp.

2.2.2 Dùng TTTT “ đa”õ - Biểu thức “P đã”õ

(71) Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù) (72) Vào nhà uống nước đã

(73) Gọi nó dậy, nó thổi cơm cho mà ăn đã (Nam Cao , Nước mắt)

(74) Ấy ông ngồi chơi đã! Đi bây giờ nắng chết Ôâng tha phép… Tôi phải ra tỉnh ngay cho kịp.

(75) Vào đây uống nước đã

(76) Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội.

(77)Khoan đã Anh để em gọi cho anh trong nhà xích con chó lại Con chó to và dữ lắm.

(78) Anh ra xin lấy một lượt danh thiếp đã

(Vũ Trọng Phụng, Một buổi tiếp khách)

(79) Về muộn mấy Hẵng vào nhà chơi cái đã nào (Kim Lân, Vợ nhặt)

(80) Chả hôm ấy thì hôm nay vậy Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã

Thì u hẵng vào ngồi trên giường lên chiếc chĩnh chện cái đã nào

(82) Để em nghĩ kỹ xem đã Anh cứ tắt đèn đi.

(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rưng)

(83) Để nghe ngóng xem sao đã

(84) Này thì yên tôi bảo đã

(85) Ấy ông ngồi chơi đã

(86) Cô phải nghe tôi giải thích đã

(Báo tiếp thị và gia đình số 28, Chuyện tình yêu) (87) Thong thả đã Đi đâu mà vội? Chúng mình đi uống rượu…

(88) Nào đứng lên đi Cứ vào đây uống nước đã

(89) Vâng! Mời bà cứ ngồi chơi thư thả xơi nước xơi trầu đã

(90) Mình thắp đèn to đấy à?

Vâng tôi đổ thêm dầu đã

(Hoa học trò, sô37, Chuyện cô bạn thân)

Cũng như TTTT khác, TTTT đa õ xuất hiện trong 21 câu trên thể hiện sắc thái ý nghĩa riêng, bộc lộ thái độ của người nói đối với hành động đã được nêu. Trong câu xuất hiện TTTT đã bao giờ người nghe cũng nhận thấy có ít nhất hai hành động cần thực hiện Chính vì vậy sự xuất hiện của TTTT này thể hiện tính logic, trình tự của sự việc, hành động Việc mà người nói nêu lên trong câu cần được thực hiện trước Nói một cách khác là nếu trong câu cầu khiến có dùng TTTT đã luôn mang tính ưu tiên cho hành động mà người nói muốn người nghe thực hiện trước một hành động hay một ý định nào đó Điều này có thể khái quát như sau: Trong phát ngôn cầu khiến có chứa TTTT đã , người nói luôn luôn mong muốn người nghe thực hiện một mình hoặc cùng người nói thực hiện hành động yêu cầu, đề nghị, khuyên lơn… p nào đấy trước hành động p’ Trong hoàn cảnh hành động p mang tính cần, thậm chí cấp thiết và cũng là điều kiện tiên quyết để có hành động p’ tiếp theo Vì vậy ta có tiền giả định người nghe đang có ý định thực hiện một hành động nào đó khác với hành động được nêu lên bên trong phát ngôn, chẳng hạn :

(79) Về muộn mấy Hẵng vào nhà chơi cái đã nào TGĐ: Tràng muốn đi thẳng về nhà

Hành động p : vào nhà chơi Hành động p’ : đi về nhà.

Trong trường hợp này người hàng xóm của Tràng muốn mời anh vào nhà chơi rồi hẵng đi về nhà.

Tuy nhiên phát ngôn có chứa TTTT đa õ ở cuối câu không phải trong trường hợp nào cũng mang ý nghĩa là lời cầu khiến đôi khi nó là lời trần thuật.

Ví dụ 1: Em bảo vệ xong luận văn đã (Trong hoàn cảnh phát ngôn người chồng rủ cô về thăm quê nội)

Phương thức dùng vị từ, phụ từ tình thái

Người Việt dùng câu cầu khiến để ra lệnh, bày tỏ ý muốn nhờ vả, yêu cầu người nhận lệnh thực hiện hành động được nêu nên trong câu Để biểu thị ý nghĩa cầu khiến có nhiều phương thức khác nhau Việc dùng phụ từ là một trong những phương thức được sử dụng rộng rãi, phổ biến của người Việt, đặc biệt là trên các đầu báo thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận, trong phong cách ngôn ngữ văn chương nghệ thuật hay trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày…

Bài nghiên cứu thu thập được 143 câu cầu khiến sử dụng phụ từ-vị từ tình thái, trong đó "hãy" (45 câu) là từ được sử dụng nhiều nhất Phụ từ biểu hiện ý nghĩa cầu khiến xuất hiện phổ biến nhất trong cách thể hiện hành động cầu khiến của người Việt, cụ thể là "hãy" (31%), "đừng" (22%), "chớ" (4%), "cần/cân phải" (20%), "phải" (10%), "nên" (8%) và "cứ" (4%).

Thông qua các ngữ liệu thu thập được chúng tôi nhận thấy: Về vị trí : Phụ từ cầu khiến luôn đứng trước động từ vị ngữ (vị từ)

Xét trong mối quan hệ với chủ ngữ ngữ pháp, chúng xuất hiện trong các kiểu câu khác nhau.

+ Câu không có mặt chủ ngữ ngữ pháp (trường hợp này xuất hiện với tần soá cao).

VD : Hãy nhớ lấy lời tôi

(Tố Hữu) Đừng ham chơi, đừng ham mặc, đừng ham ăn

Cần phải có luật hè phố

(Báo Tuổi trẻ Chủ nhật, số 1091)

+ Câu có mặt chủ ngữ ngữ pháp thường xuất hiện trong đoạn hội thoại trực tiếp.

VD : Bọn đàn em thì bàn nhỏ : “Thằng mọt già ấy chết anh em mình nên ăn mừng”

VD : Con cần phải chăm chỉ học hành

VD : Cô ấy nên quan tâm đến việc nội trợ

Các phụ từ thể hiện ý nghĩa cầu khiến thường xuất hiện là : Hãy(hẵng), đừng (có/ có mà), chớ (có/ có mà), cần (có/ phải),phải, nên(không nên), không được, cứ…

Dùng phụ từ tạo ý nghĩa cầu khiến phần lớn trường hợp tạo sắc thái trung hoà, khách quan, thường xuất hiện trong văn bản viết Nếu dùng nhiều quá trong đời sống hàng ngày thì được coi là “dấu hiệu của một sự giả tạo nhất định” (Lê Văn Lý)

Kiến trúc của câu cầu khiến có sự tham gia của vị từ phụ từ tùnh thái trên cơ sở là câu trần thuật Bởi vì trong câu trần thuật nếu như thêm các phụ từ này vào sẽ biến câu trần thuật thành câu cầu khiến.

VD : Thử, giữ, sử dụng ma tuý.(câu trần thuật)

Không thử, không giữ, không sử dụng ma tuý (câu cầu khiến)

Dùng vị từ phụ từ tình thái khác nhau dẫn đến hệ quả là phát ngôn mang sắc thái ý nghĩa khác nhau Nếu như nhóm hãy, đừng, chớ biểu thị ý nghĩa cầu khiến khuyên nhủ, ra lệnh…cho người nhận lệnh thực hiện/ không thực hiện hành động nêu lên trong câu thì nhóm cần, phải, nên biểu thị ý nghĩa cầu khiến cần thực hiện hành động ấy.

Trái ngược với nhóm phụ từ "hãy", "đừng", "chớ" cùng thể hiện lời yêu cầu, khuyên nhủ, cầu xin hay ra lệnh, nhưng khi xét trong cùng một mặt bằng ngôn ngữ, sự xuất hiện của "hãy" lại tạo ra hành động ngôn ngữ đối lập với "đừng", "chớ".

VD : (a) Hãy sống, chiến đấu và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại (a’) Đừng/ chớ sống, chiến đấu…

Câu (a): Khuyên người ta thực hiện theo.

Câu (a’): Khuyên người ta không nên thực hiện theo.

Như vậy, phụ từ hãy biểu thị ý khuyên nhủ, cầu xin, ra lệnh…mang ý nghĩa khẳng định, có sắc thái trung hòa và cần phải thực hiện theo hành động được nêu lên trong câu Còn phụ từ đừng (có/ có mà ); chớ (có/ có mà ) cũng biểu thị ý nghĩa cầu khiến khuyên nhủ, cầu xin, ra lệnh và có sắc thái trung hoà nhưng lại mang ý nghĩa phủ định, biểu thị ý cầu khiến khuyên răn, ngăn cấm, không được thực hiện cái hành động nêu lên trong câu ấy.

Nhúm vị ù từ cần, phải, nờn cựng mang ý nghĩa yờu cầu/ đề nghị thực hiện hành động được nêu lên trong câu, nhưng nếu như phải mang tính áp đặt cao, có nghĩa ép buộc, không cho phép người nghe từ chối thì nên, cần lại là lời khuyên nhủ và do vậy hành động đó được thực hiện hay không thì tuỳ thuộc vào người nghe.

Qua ngữ liệu thu thập về hành động cầu khiến trong tiếng Việt của người Việt, chúng tôi nhận thấy ngữ liệu ấy chủ yếu được diễn đạt trong ba loại phong cách : văn chương nghệ thuật, báo công luận và sinh hoạt hàng ngày

.Các từ này xuất hiện ở hai dạng câu (xét trong mối quan hệ với chủ ngữ ngữ pháp)

+ Trong câu không có mặt chủ ngữ ngữ pháp.

+ Trong câu có mặt chủ ngữ ngữ pháp.

2.2.1 Dạng tỉnh lược chủ ngữ ngôi thứ hai

Câu không có chủ ngữ ngôi thứ hai thường xuất hiện khi có sự tham gia của các vị từ, phụ từ tình thái Thể loại câu này đa phần là câu cầu khiến và phổ biến trong phong cách nghệ thuật, báo chí Trong tổng số 143 câu có sự tham gia của phụ từ, vị từ tình thái mà chúng tôi thu thập được, thì có đến 123 câu thuộc dạng này.

Cấu trúc của nó cho thấy đây là những câu cầu khiến bị tỉnh lược chủ ngữ ở ngôi thứ hai (có cấu tạo không hoàn chỉnh) Trên bề mặt của câu chỉ có một thành phần hiện hữu Nói một cách cụ thể là cấu trúc của nó bao gồm : vị từ, phụ từ tình thái (hãy, đừng, chớ…)đứng ở đầu câu sau đó đến vị từ … còn chủ ngữ không hiện hữu(được hiểu ngầm, ẩn trong bối cảnh,bên ngoài văn cảnh).

Câu cầu khiến ở dạng này được khái quát bằng các biểu thức : hãyP, đừngP, chớP, cần P, phải P, nên P…

Kiến trúc trên cơ sở là cấu trúc của câu trần thuật Trong cách diễn đạt của người Việt, phụ từ hãy thường đứng ở vị trí đầu câu, có thể trình bày như sau :

(120) Các cậu ơ! Hãy chịu khó đợi một chút

(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)

(121) Hãy để cô ta ngồi đấy giữa hàng chồng lốp ô tô

(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)

Hãy nhìn rất xa Vào bốn nghìn năm đất nước…

(Chế Lan Viên, Người đi tìm hình của nước)

(123) Hãy tự chăm lo cho sức khoẻ của bản thân.

(124) Hãy nhớ lấy lời tôi

(125) Hãy ngủ, ngủ cho ngoan

(126) Hãy trả lại vị trí xứng đáng cho người thầy

(127)Chả hôm ấy thì hôm nay vậy

Hãy ngồi xuống ăn miếng giầu đã

(128) Hãy ra nhà sách cùng với tớ.

(129) Hãy đi ngủ và thức dậy sớm.

(130) Hãy giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.

(131) Hãy thực hiện đúng nội quy, nề nếp trường lớp.

(132) Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

(133) Hãy để xa tầm tay của trẻ

(134) Hãy để xe đúng nơi quy định

(135) Hãy ăn thêm chút nữa

(136) Hãy cắt và điền đầy đủ thông tin vào phiếu”trao đổi sách”dưới đây gửi về tòa soạn Mực tím

(Báo Mực tím, số 638, Trao đổi sách, tr 17)

(137) Hãy diễn tả cảm giác tột cùng, phấn khích tột đỉnh do chính bạn chụp hoặc sưu tầm trong sách báo

(138) Hãy thông cảm với nỗi đau khổ của ngư dân

(báo Người lao động, số 3134, tr6)

(139) Hãy khai thác nét đẹp cao quý trong con người bạn qua các môn nghệ thuật

(Báo Tiếp thị và Gia đình, ra 1/1/04, tr 45)

(140) Hãy luôn nghĩ sự đoàn tụ rồi cùng bạn bè, người thân đón một năm mới thật vui

(Báo Tiếp thị và Gia đình, 01/04, tr 45)

(141) Hãy bắt đầu một ngày mới bằng cách tập thể dục (Báo Tuổi treû, 10/10/04)

142) Hãy quên đi quá khứ để sống với tương lai

(Báo Tiếp thị và Gia đình 10/1/04, tr 43 “Ngày mai sẽ ra sao”)

(143) Hãy nâng niu bàn tay bạn

(Báo Phụ nữ Ấp Bắc, số 127 tr 114)

(144) Hãy chịu đựng chứ đừng than thở gì khi không thể thay đổi được

(ẹaộc nhaõn taõm, NXB Thanh nieõn 3/01, tr 2)

(145) Hãy dùng lời nói thay tiền bạc

(ẹaộc nhaõn taõm, NXB Thanh nieõn 3/01, tr 119)

(146) Hãy ký tên “vì công lý”

(147) Hãy giảm cân đừng giảm tuổi thọ

(Tạp chí Tiếp thị và Gia đình, 11/ 03 tr 66, Khoẻ mạnh)

(148) Hãy biết sống và vị tha

(Tạp chí “Đàn ông tri thức và cuộc sống” số 77)

(149) Hãy đến với đêm trăng

(Báo Tuổi trẻ, số 218 tr1)

(150) Hãy yên lòng mẹ ơi!

(Báo Phụ nữ, số 8/04 tr8, “Chút tình gửi gió”) (151) Hãy làm theo sáu tiêu chuẩn gia đình văn hoá

(Chỉ đạo xây dựng khu phố mới ở khu dân cư, cuộc họp lần 5, 11/2/04)

(152) Hãy lắng nghe điều trẻ em hỏi

(Báo Người lao động, số 3042, 7/04 tr 10)

(153) Hãy cứu lấy những trái tim non

(Báo Người lao động, sô3042, 7/04 tr5)

(154) Hãy vì những số phận đáng thương mà ký tên “Vì công lý”để ủng hộ những số phận bất hạnh

(Báo Tuổi trẻ, số 202 “Chất độc da cam”)

(155) Hãy đặt tình người lên cao nhất trong lúc xử lí các tình huống

(156) Hãy góp tay xoa dịu nỗi đau da cam

(157) Hãy buộc những kẻ gây tội ác phải chịu trách nhiệm (Báo Tuổi treû, soá 239 tr1.04)

(158) Hãy cố gắng xây dựng tương lai của mình bằng chính nghị lực của bản thân

(Báo Mỹ thuật số 2/04 “Kết hôn giả” tr 37)

(159) Hãy đảm bảo lượng thức ăn hàng ngày để đáp ứng đjủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

(Tạp chí Thời trang trẻ số 06(233), 2/04 “Đạm chưa hẳn đã tốt)

(160) Hãy để cho sự kỳ diệu của kỹ thuật số làm phong phú thêm cuộc sống của bạn

(Tạp chí Thời trang trẻ, số 6/233, tr 29, “Tiện nghi phòng khách”)

Hãy là từ khẳng định, có sắc thái trung hòa, biểu thị ý cầu khiến khuyên nhủ (17/45 câu), có tần số xuất hiện nhiều nhất.Đó là các câu (123), (125),

(129), (132), (133), (138), (139), (140), (141), (142), (143), (144), (147),(148), (152), (158), (159). Ở hành động ngôn ngữ khuyên nhủ thì lợi ích của việc thực hiện thuộc về người nghe Ví dụ:

Câu(123): Đây là lời khuyên nhủ của bác sĩ dành cho bệnh nhân Việc tự chăm lo sức khoẻ cho bản thân lợi ích thuộc về người nghe Bởi trong cuộc sống sức khoẻ là vô cùng cần thiết, có thể nói có sức khoẻ con người có tất cả : Công việc, tiền tài, hạnh phúc…

Câu(129) cũng là lời khuyên của bác sĩ Hành động đi ngủ và thức dậy sớm có lợi cho sức khoẻ của mọi người (trong đó có người nghe)

Việc quên đi quá khứ là điều cần thiết để sống trọn vẹn ở hiện tại và hướng tới tương lai Chỉ khi không còn dằn vặt, ám ảnh bởi những tội lỗi trong quá khứ, con người mới có thể giải thoát bản thân và phấn đấu cho một cuộc sống tốt đẹp hơn Điều này đặc biệt đúng với những người lầm đường lạc lối, những phạm nhân đã hoàn lương Việc lãng quên quá khứ giúp họ gột rửa tội lỗi, lấy lại sự tự tin và dũng khí để bắt đầu một trang mới trong cuộc đời.

Phương thức dùng vị từ ngôn hành

Câu ngôn hành biểu thị hành động cầu khiến là các câu trong đó có chứa các động từ ngôn hành (ĐTNH) như: yêu cầu, đề nghị, nói, cấm, bảo, xin phép, mời … Trong ngữ liệu thống kê, chúng tôi nhận thấy có 57 câu ngôn hành biểu hiện hành động cầu khiến Chúng tôi trình bày lần lượt và miêu tả, phân tích, nhận xét như sau:

(262) Yêu cầu xuống xe dẫn bộ, xuất trình giấy tờ

(263) Yêu cầu để xe đúng nơi quy định

(264) Yêu cầu anh (chị) xuất trình giấy tờ tuỳ thân, giấy tờ xe

(265) Yêu cầu các tiểu thương có tên sau đây(…) đến ngay ban quản lý chợ

(266) Tôi yêu cầu anh (chị) phải khai báo đúng sự thật (267) Yêu cầu giữ im lặng, trật tư

(268) Cô yêu cầu em phải thực hiện đúng nội quy trường lớp

(269) Cô yêu cầu em phải ăn mặc gọn gàng, đúng quy định khi đến trường.

(270) Cô yêu cầu em đi học đúng giờ giấc quy định

(271) Yêu cầu nộp bài đúng thời hạn

(272) Tôi yêu cầu anh ăn nói đúng mực, lễ độ

(273) Yêu cầu trình bày sạch đẹp, sáng rõ, không sai lỗi chính tả. (274) Cô yêu cầu em học bài, làm bài ở nhà đầy đủ

(275) Tôi yêu cầu các đồng chí tham dự cuộc họp đầy đủ, đúng giờ.

(276) Yêu cầu tổ viên đem theo phiếu dự giờ

(277) Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm nộp sổ chủ nhiệm về hiệu trưởng.

(278) Yêu cầu kiểm tiền và thuốc trước khi rời khỏi quầy (279) Yêu cầu giữ vệ sinh chung nơi công cộng

(280) Yêu cầu thực hiện nếp sống gia đình văn hoá mới (281) Tôi yêu cầu anh phải đến đúng giờ

Qua những ngữ liệu thống ke,â chúng tôi nhận thấy có thể xem những câu như câu (262), (263), (264),(265),(267),(271),… là những câu tường thuật với ý nghĩa từ vựng mời mọc, cầu xin, mong muốn, cấm đoán… song cũng có thể coi đây là những câu thuộc “Kiểu câu mệnh lệnh lâm thời”(Diệp Quang Ban) (câu mệnh lệnh lâm thời là câu có hình thức của kiểu mục đích nói khác nhưng lại được dùng cho mục đích cầu khiến) Muốn nhận biết được điều này ta cần đặt chúng vào tình huống giao tiếp cụ thể Chẳng hạn câu:

Trong bài viết, tình huống mô tả một người đàn ông tên ông Nam lái xe vào cổng Trường Sĩ quan Lục quân II để thăm con trai Tuy nhiên, ông đã không dừng xe mà chạy thẳng vào cổng Do đó, một anh lính gác cổng đã chặn xe lại và yêu cầu ông Nam xuống xe để dẫn bộ và xuất trình giấy tờ.

262b :Tôi yêu cầu bác xuống xe, dẫn bộ, xuất trình giấy tờ Điều này dễ dàng hiểu được nếu ta thêm chủ ngữ thuộc ngôi nhân xưng thứ nhất vào mời anh vào nhà (Tôi mời anh vào nhà ), ta sẽ hiểu được trên đây là những câu ngôn hành biểu thị hành động cầu khiến trực tiếp của người Việt. Câu ngôn hành biểu thị hành động cầu khiến là những câu có đặc điểm sau:

− Chủ ngữ ở ngôi thứ nhất (chủ ngữ trong những câu trên đã bị lược)

− Hành động được thực hiện ở thì hiện tại

_ Đối tượng tiếp nhận động từ ngôn hành ở ngôi thứ hai

(270) Cô yêu cầu em đi đi ra khỏi lớp

(271) Yêu cầu nộp bài ngay

(272) Tôi yêu cầu anh ăn nói đúng mực, lễ độ

- Chủ ngữ ngữ pháp : Tôi (272), (271)-CN ẩn ;cô (270)

- Hành động được thực hiện : đi ra khỏi lớp(270), ngay (271), ăn nói đúng mực, lễ độ(272).

- Đối tượng tiếp nhận hành động : anh (272) ; em(270,271-ẩn)- ở ngôi thứ hai.

Như định nghĩa đã nêu, câu ngôn hành biểu thị hành động cầu khiến là các câu trong đó có chứa các động từ ngôn hành để biểu thị ý cầu xin, mong muốn, cấm đoán, cần thiết… mỗi động từ ngôn hành mang ý một nghĩa từ vựng riêng Yêu cầu thường được dùng để đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi đối tượng tiếp nhận cần phải thực hiện hành động được nêu lên trong phát ngôn Cũng như đề nghị, yêu cầu được dùng để tăng thêm sắc thái mệnh lệnh, lời yêu cầu, đề nghị tăng thêm sự cứng nhắc, mang tính chất nghi thức, biểu hiện những yêu cầu luật lệ khó có thể cưỡng lại được Người ra lệnh luôn có vị thế giao tiếp hay vai xã hội cao hơn hoặc ngang bằng đối với vai nhận lệnh.

(282) Đề nghị các đồng chí im lặng

(283) Đề nghị nhà trường có biện pháp ngăn chặn kịp thời đối với học sinh nghỉ học không phép quá nhiều lần

(284) Đề nghị quý phụ huynh đón học sinh đậu xe trên lề đường (285) Đề nghị xoá nợ cho 27 trường hợp vay vốn bị rủi ro (286) Đề nghịcác đồng chí giơ tay biểu quyết

(287) Văn phòng chính phủ đề nghị “Cần có biện pháp xử lý kiên quyết”. Động từ ngôn hành đề nghị được dùng để nêu lên những yêu cầu, đòi hỏi mang tính cần thiết và thường được dùng trong những tình huống giao tiếp trang trọng, lịch sự, nơi công sở, trong những buổi hội họp hay những cuộc hội thoại mang tính nghi thức xã hội.

(288) Tôi cấm anh bước chân ra khỏi cửa

(289) Bố cấm con sử dụng điện thoại di động

(290) Cấm xả rác trong công viên

(293) Cấm gây, làm ồn Cấm nói tục, chửi thề

(294) Cấm đổ rác Cấm tiểu tiện

(295) Cấm đậu xe Cấm xe vào chợ

(299) Cấm đá bóng trên đường phố

(300) Cấm tụ tập buôn bán trước cổng trường

(301) Cấm ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới

(302) Cấm giao du với bạn bè xấu

Cấm thường được dùng để ngăn cấm thực hiện hành động được nêu lên trong phát ngôn Xét ở phương diện hình thức những câu như (291) Cấm hút thuốc,

Trong bối cảnh giao tiếp cụ thể, mệnh đề "Cấm giao du với bạn bè xấu,…" không còn là câu tường thuật mà trở thành câu ngôn hành thể hiện mệnh lệnh, thúc đẩy người nghe thực hiện hành động theo yêu cầu của người nói.

VD (Cha nói với con trai):

Boá caám con huùt thuoác

Bố cấm con giao du với bạn bè xấu

Người cha đã thực hiện hành động với lực ngôn trung là cấm , sự tình được biểu hiện là cấm và hành động với nội dung cấm ấy được thực hiện bằng chính câu người cha nói Chính vì vậy trên đây là những câu ngôn hành biểu thị hành động cầu khiến trực tiếp.

(303) Xin phép cô cho em xuống phòng y tế

(304) – Bẩm thầy, tên ấy chúng là chủ xướng Xin thầy đi bẩm cho Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong bọn

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

(305) - Mày làm con Tuyết hư hỏng, mày làm xấu mặt tao, bây giờ tao xin nhờ mày

(306) - Chủ tôi có lưu các ông ở lại xơi bữa cơm trưa, xin các ông thuận cho

(Vũ Trọng Phụng, Một buổi tiếp khách)

(307) – Vậy hứa đi Ta nên lấy danh dự mà thề với nhau đi

(Nam Cao , Một đám cưới)

(308) - Xin ông bà cho phép chúng con khám lẫn nhau ù (Nguyễn Cụng Hoan, Mất cỏi vớ)

(309) - Cháu lạy ông, vợ chồng cháu có thất thế điều gì xin ông bỏ qua, ông đừng để bụng

Hôm nay em nhận được lời khen ngợi hết mực của cô vì đã giải được bài toán khó mà cả lớp không ai làm được Thậm chí, cách làm của em còn khiến cô giáo bất ngờ, điều mà cô chưa từng nghĩ đến trước đây.

(311) -Thôi tôi xin bà đừng nói khéo

(Nguyễn Công Hoan, Mất cái ví)

(313) Tôi xin thầy xin cô tha thứ cho cháu lần này

(314) Mẹ xin con đấy(yêu cầu con chăm chỉ học hành đừng chơi bời lêu loồng)

Bản thân xin là một động từ ngôn hành, tuy nhiên hành động xin có thể thực hiện bằng phương tiện phi ngôn ngữ như: (309) Cháu lạy ông, vợ chồng cháu có thất thế điều gì xin ông bỏ qua, ông đừng để bụng

Em đã làm được bài toán rất khó mà cả lớp không ai giải được, khiến cô giáo rất khen ngợi Cách giải của em thậm chí còn khiến cô giáo cũng bất ngờ vì chưa từng nghĩ đến.

(311) - Thôi chị xin em Đừng để cha mẹ ảo tưởng vì em nữa.

(312) Con xin mẹ (mẹ hãy tha thứ cho con).

(313) Tôi xin thầy xin cô(tha thứ lỗi lầm cho học sinh).

(314) Mẹ xin con đấy (mong muốn con chăm chỉ học hành, đừng chơi bời leõu loồng).

Câu có động từ ngôn hành xin thường mang ý nghĩa yêu cầu, mong mỏi người tiếp nhận chuyện tha thứ cho mình (312) hay cho một người khác

(313) hoặc bớt giận (309) hoặc đừng nói dối, nói phét (311) nữa.

Khi xin được dùng như một động từ tình thái với một động từ ngôn hành làm bổ ngữ, nghĩa riêng của nó bị mờ đi (ngay cả nghĩa thỉnh cầu) Chính vì vậy vai trò chủ yếu của nó là báo hiệu một phát ngôn ngôn hành Thông thường đi theo xin còn có từ có lời / xin có lời làm cho động từ đi sau nó có được tính ngôn hành chắc chắn như :

Con xin có lời chính thức hỏi Mai làm vợ

Trong giao tiếp, người Việt dùng xin / xin có lời làm cho câu nói không dùng động từ ngôn hành cũng mang ý nghĩa ngôn hành.

VD : Tôi xin gửi lời thăm gia đình anh

Tôi có lời chia buồn với những mất mát mà anh đang phải gánh chịu. Đối với câu ngôn hành có xin, ngoài giá trị ngôn trung thực sự của nó, còn có giá trị dụng pháp đáng lưu ý là: nó có tác dụng làm giảm bớt ấn tượng nặng nề trong giao tiếp.

(1): Đề nghị các đồng chí giơ tay biểu quyết

Gửi đến bạn lời chúc mừng hạnh phúc

Cảm ơn về sự giúp đỡ của cô giáo chủ nhiệm và các bạn.

(1’): Xin đề nghị các đồng chí giơ tay biểu quyết

Tôi xin gửi đến bạn lời chúc mừng hạnh phúc

Em xin cảm ơn về sự giúp đỡ của cô giáo chủ nhiệm và các bạn.

Các cách nói lần lượt trong trường hợp (1) nhẹ nhàng, thân ái, trang trọng và lịch sự hơn trong trường hợp (1’) Sự hiện diện của động từ ngôn hành xin ở ngôi thứ nhất đã biến tất cả nội dung chính của mệnh đề sau nó trong câu thành một lời xin khiêm tốn, lịch sự, nhã nhặn, thật dễ nghe Và hệ quả là các cách nói này tạo ấn tượng tốt và đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.

Phương thức thể hiện gián tiếp hành động cầu khiến trong tiếng Việt

Dùng hình thức câu nghi vấn

Ngoài cách thể hiện hành động cầu khiến gián tiếp thông qua câu khẳng định, người Việt còn sử dụng câu nghi vấn (câu hỏi) Đây là cách biểu đạt ý muốn hành động khá phổ biến Thường thì câu hỏi được dùng để nêu ra vấn đề chưa biết hoặc còn hoài nghi cần được trả lời, giải thích Tuy nhiên, người nói đôi khi sử dụng câu hỏi với mục đích giao tiếp khác, câu hỏi có giá trị cầu khiến Searle nhận định rằng khi một câu có hình thức hỏi nhưng không yêu cầu cung cấp thông tin nào tương ứng với nội dung câu hỏi thì giá trị giao tiếp của nó thay đổi, trở thành hành động lời nói khác và Searle gọi đó là hành động lời nói gián tiếp.

VD : Cái áo mưa đâu rồi nhỉ?

HY : Yêu cầu tìm và đem áo mưa tới.

Khi xem xét các cấu trúc câu ở dạng trên chúng tôi nhận thấy về mặt hình thức nó là câu hỏi nhưng lại biểu hiện lực ngôn trung cầu khiến Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để biết được ý định của người nói, xác định được lực ngôn trung? Ví như (mẹ hỏi con gái):

_ Ở nhà còn xà bông không?.

Mục đích lời nói thể hiện thái độ bực bội của mẹ, xuất phát từ việc con gái liên tục quên mua xà phòng Dù xà phòng vẫn còn ở nhà, mẹ vẫn tỏ ra khó chịu Điều này cho thấy, ngữ cảnh giao tiếp và sự thương lượng nghĩa đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đích ngôn trung của phát ngôn, bởi yếu tố ngôn ngữ không cung cấp đủ căn cứ để xác định ý định thực sự của người nói.

(334) Chị có khăn giấy không?

(335) Con muốn ăn đòn phải không?

(336) Mày còn nói nữa phải không?

(337) Có ăn nhanh lên không nào?

Các yếu tố ngôn ngữ của câu (334) diễn đạt ý hỏi xác nhận xem có/ không có “khăn giấy”, ở câu (335) hỏi để nắm bắt được quyết định dừng/ không dừng hành động đang diễn ra, câu (336) hỏi xem hành động ấy còn/ không còn tiếp diễn, câu (337) hỏi xem hành động ấy có thực hiện nhanh hơn được không…Rõ ràng các yếu tố ngôn ngữ không đủ điều kiện để nhận diện đích ngôn trung đích thực Người nghe phải trải qua một quá trình suy ý thì mới hiểu được yêu cầu của các câu hỏi vừa nêu trên Họ nhận ra rằng câu hỏi đó không có giá trị hỏi Hỏi chỉ là hình thức bề mặt để thể hiện ý nghĩa tình thái nào đó mà người nghe nhận biết sao cho có hành động đáp ứng phù hợp Vì vậy xét về lực ngôn trung đó là những câu cầu khiến lần lượt với hàm ý như sau:

(335’) Yêu cầu người con ngừng ngay cái hành động đáng bị đánh đòn aáy.

(336’) Yêu cầu đừng nói nữa.

(337’) Yeâu caàu aên nhanh leân…

Thông qua hình thức của câu , chúng tôi nhận thấy người Việt sử dụng hình thức câu nghi vấn để biểu hiện hành động cầu khiến khá đa dạng, phong phú,thường xuất hiện ở các kiểu câu sau :

− Cấu trúc câu với kết thúc bằng các từ : à, ư, ạ, a, nhỉ, nhé, hả, hở, chứ, chớ… đứng ở cuối câu Ví dụ:

(338) Cầm lấy mà cút đi, đi đi cho rảnh Rồi làm mà ăn chứ cứ bám người ta mãi à?

(339) - Chồng mày đâu, con mọi cộng sản kia ?

Mai xốc lại đứa con trên lưng, ngửng đôi mắt rất lớn nhìn thằng Dục –Mày câm à, con chó cái ! Nó quát bọn lính – Đứng ì ra đó à?

(Nguyễn Trung Thành, Rừng Xànu)

(341) Cuốn chả giũ như vậy aứ?

(342) Những thằng này hỗn Chỗ chúng mày ngồi đây à? (Nam Cao, Trẻ con không được ăn thịt chó)

(343) Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp chân thế này thôi ư? (Nam Cao, Chớ Pheứo)

(344) Mẹ ơi! Con ăn cái bánh bông lan ở trong tủ được chứ ạ ? (Nam Cao, Chớ Pheứo)

(345) Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?

(346) Mẹ đồng ý cho con đi chơi rồi mẹ nhỉ?

(347) Gớm cái ngực đầm quá đi mất Làm mối cho tớ nhé ?

(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ) (348) Đi vào nhà nhé?

(350) Meù mua kem cho con aờn nheự?

(352) Cho tôi mượn cái xe chạy ra chợ một chút được chứ ?.

(353) - Gọi nó dậy, nó thổi cơm cho mà ăn đã chứ?

- Thôi không ăn nữa Ăn rồi mới đi thì nắng mất

Xét về mặt hình thức, đây là các câu hỏi có lực ngôn trung là thỉnh cầu: (344),

(345), (346), (347), (350)…Trong hành động ngôn ngữ thỉnh cầu, người nói thường vị thế giao tiếp thấp hơn (con / mẹ) hoặc ngang bằng với người nghe (Thị nở / Chí Phèo), đồng thời lợi ích của việc thực hiện chủ yếu thuộc về người nói hoặc không thuộc về người nghe Bằng hình thức nói gián tiếp (làm giảm mức áp đặt nhưng tăng mức độ lịch sự của lời thỉnh cầu), người nói dùng kiến trúc câu hỏi có tiểu từ à (344) vừa bày tỏ sự lễ phép, khiêm nhường vừa thể hiện niềm mong mỏi yêu cầu của mình được đáp ứng TTTT nhỉ ở câu (345) có thể coi đây là niềm mong mỏi của Thị Nở được cùng Chí Phèo cứ thế này mãi.

Câu (345) được kết thúc bằng nhỉ Thị bày tỏ thái độ hài lòng, thậm chí thích thú với điều đã được thực hiện và còn tỏ mong ước hành động Thị và Chí sống chung với nhau được duy trì Ngoài ra nhỉ còn thể hiện mong muốn có được thái độ đồng tình của người nghe đối với mình Khi căn cứ vào cách thức biểu hiện và nội dung ý nghĩa được nảy sinh từ tình huống giao tiếp, chúng tôi nhận thấy người Việt dùng hành động ngôn ngữ này để nêu lên một vấn đề hoặc một ý kiến nào đó và mong muốn được giải quyết Xét về quan hệ xã hội, vị thế, tuổi tác người nói thường thấp hơn người nghe Ở câu (346) cũng vậy, có thể xem đây là một lời xin phép mẹ cho đi chơi một cách thật khôn khéo của cậu bé Cậu bé đặt ra câu hỏi để xác định xem mẹ đã- rồi hay chưa đồng ý cho con đi chơi nhưng thực ra cậu đã bày tỏ lời thỉnh cầu tha thiết của mình và còn gởi gắm trong đó sự mong muốn mẹ đồng ý và đừng từ chối.

Ngoài ra hình thức câu nghi vấn biểu thị hành động cầu khiến với phương thức dùng TTTT còn biểu hiện hành động yêu cầu / đề nghị: (338), (340), (341), (342)

…Lối nói này đã làm giảm mức độ lịch sự của nó Trong câu (338) có hàm ý chê trách lười biếng, ăn ở thiếu ngăn nắp (340), vụng về (341), hỗn (342).

Còn đối với những câu cầu khiến có hình thức hỏi được kết thúc bằng à, ư, hả (hỉ, ha)… biểu hiện ý nghĩa cầu khiến là hãy ngừng hành động P(đang diễn ra) lại và thực hiện hành động P’.

(338) Làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?

(341) Bóp chân thế này thôi ư?

(351) Cuốn chả giò như vậy à?

Cõu (338) là lời đề nghị của cu ùBỏ, cõu (343) là của vợ ba Bỏ Kiến đối với Chí Phèo, (351) là của người anh đối với người em và câu (340) là của bố đối với con Đặc điểm chung của các câu này là khi phát ngôn người nói không nhằm mục đích tìm kiếm thông tin hay yêu cầu trả lời mà để thể hiện lời yêu cầu đề nghị Câu hỏi được sử dụng nhằm điều khiển người nghe thực hiện theo chủ ý của mình và có tác động tiêu cực đến người nghe, gây thiệt cho H và lợi cho S Trong những trường hợp này, dùng cách nói gián tiếp không thể hiện tính lịch sự của lời cầu khiến mà ngược lại nó mang hàm ý mỉa mai châm biếm câu (343), (341), (351); đe doạ thể diện câu (338), (351)… Ở câu (338) : Làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à ? (hàm ý bảo phải làm mà ăn, đừng ăn bám mãi thế)

Câu (346) : Chán sống rồi hả ? (hàm ý nếu muốn sống thì đừng hung hăng, ngổ ngáo, hống hách như thế)

Câu (343): Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp chân như thế này thôi ư? (hàm ý bóp cả những chỗ khác)

Cõu (340) : Để cặp vở ở đõy a ứ? (hàm ý cất gọn cặp vở đi)

Câu (351): Cuốn chả giò như vậy à? (hàm ý cuốn chả giò gì mà xấu thế, cuốn lại đi)

Những lời cầu khiến trên đây mặc dù có hình thức gián tiếp nhưng lại đe doạ thể diện của người nghe và mang tính xúc phạm cao bởi ngoài hàm ý chính lần lượt như sau.

(340): Bóp cả những chỗ khác

(341): Đừng hung hăng, ngổ ngáo, hống hách

(351): Cuốn chả giò lại nó còn chứa đựng hàm ý phụ tiêu cực.

(338) Đồ ăn bỏm, vụ tớch sưù (chửi, rủa)

(340) Người đâu mà khờ khạo thế (mắng nhiếc)

(341) Còn có thái độ như vậy tao đập chết (đe doạ)

(343) Aên ở thiếu ngăn nắp (chê trách)

(351) Làm ăn vụng về (chê trách)

Trong giao tiếp, câu hỏi có trợ từ nghi vấn (à, ư, hả ) hàm ý cầu khiến Người nói không trực tiếp nêu ý cầu khiến mà để cho người nghe tự suy đoán và quyết định hành động phù hợp Quá trình suy đoán này diễn ra qua hai bước: xác định mục đích ẩn sau câu hỏi và xác định mục đích thực sự Hàm ý cầu khiến trong loại câu này làm giảm tính lịch sự của lời nói.

- Câu có đại từ nghi vấn : gì, nào (như thế nào), sao, bao nhiêu, mấy, bao giờ, bao lâu, đâu…thường đứùng ở đầu câu.

(354) Aên mặc gì mà lôi thôi vậy?

(355) Em ơi buồn làm chi

Anh ủửa em veà beõn kia soõng ẹuoỏng

(Hoàng Cầm) (356) Chúng mày làm gì mà to mồm thế ? Nói khẽ cho thầy ngủ, hôm qua thầy thức khuya

(Nguyễn Công Hoan, Mất cái ví)

(357) Khổ quá mày ơi ! Những thế chuối chăng, kẹo hỏng kia mày còn để đấy làm gì? Cho người ta không lấy thì vứt đi chứ

(Nguyên Hồng, Mợ Du) (358) Anh không ra còn đứng làm gì đấy

(Nam Cao, Xem bói) Đại từ nghi vấn gì, làm gì tham gia kiến tạo câu cầu khiến đã làm giảm tính lịch sự của lời cầu khiến, thể hiện rõ thái độ bực tức của người nói trước hành động to mồm (357), để mãi những đồ ôi thiu không chịu dọn dẹp (358), không đi ra ngoài (359), của người nghe hay là thái độ phê phán (355) Các ví dụ này chứng tỏ gián tiếp không đồng biến với lịch sự mà ngược lại nó đe doạ thể diện của người nghe. Đại từ nghi vấn gì cũng mang dụng ý hãy ngừng hành động P to mồm (357), đứng đấy (359) và thực hiện ngay hành động P’ im miệng lại, ra ngoài… Ngược lại với sắc thái ý nghĩa bực tức, mỉa mai đại từ nghi vấn gì xuất hiện trong câu với lực ngôn trung cầu khiến, biểu hiện lời khuyên nhủ ân tình Em ơi buồn làm chi (356), hỏi buồn làm gì nghĩa là phủ định hành động buồn và khuyên hãy chấm dứt hành động ấy vì nó gây thiệt cho H.

(359) Chết! Lạy ông, con cháu nào dám thế! sao ông lại nghĩ vẩn vơ làm vậy?

(Nguyễn Công Hoan , Mất cái ví) (360) Chết ! sao ông lại làm thế ?

(Nguyễn Công Hoan, Mất cái ví) (361) Vợ chồng cháu có điều gì không phải thì ông là người trên ông cứ mắng chửi, sao ông lại để tâm làm vậy?

(Nguyễn Công Hoan, Mất cái ví)

(362) Sao lại có người điên đến thế? Về giữa lúc trời thì đẹp, phố thì vui thế này?

(363) Sao con lại bốc bằng tay như thế?

(364) Sao anh khoâng veà chôi thoân Vó?

(365) Sao không cài khuy áo lại anh ?

Trời rét đấy hôm nay trời trở rét

(366) Sao giờ này con vẫn ngồi đấy coi Tivi?

(367) – Về bao giờ thế ? Sao không vào nhà chơi ? Đi vào nhà uống nước (Nam Cao ,Chí phèo)

(368) – Sao cô không thể dừng lại ? Quái thật ! Sao cô cứ mãi tiếp tục cái trò hài đó ?

(369) Oám thế sao không nghỉ ở nhà ??

(370) Sao mẹ nói mãi mà con không nghe vậy?

(371) Con không tu chí làm ăn đợi bố mẹ xuống lỗ mới báo hiếu sao?

Những câu trên có hình thức là câu hỏi với sự tham gia kiến tạo của đại từ nghi vấn sao không mang dụng ý hỏi về nguyên nhân tại sao, vì sao lại nghĩ vẩn vơ (359), làm thế (360), điên (362), bốc bằng tay (363), không cài khuy áo lại (365)…mà bộc lộ thái độ ngạc nhiên, sửng sốt của người nói, đồng thời với hàm ý người nghe cần phải nhìn lại hành động của mình. Câu cầu khiến có mặt của đại từ sao thể hiện ý nghĩa dụng pháp đa dạng phong phú Có thể đó là lời thỉnh cầu (359), (360) – đừng nghĩ vẩn vơ, đừng để tâm hay là lời khuyên (363) – đừng bốc bằng tay, cài khuy áo lại bởi trời rét

(365) hay lời mời mọc chân thành tha thiết (367).

(372) Thế bao nhiêu thì chị mới bán cho tôi

(373) Định hãm em trên xe bao nhiêu độ nữa mới cho anh em về đấy mấy bố tài nhà ta?

(Nguyễn ngọc Hiến , Người kiểm tù) (374) Con định để cho ba mẹ chờ đến bao giờ mới chịu sinh cháu?

(375) Thong thả đã! Đi đâu mà vội? Chúng mình đi uống rượu …

(376) Giá như nhà hảo tâm nào cứu vớt cuộc đời em? Đại từ nghi vấn bao nhiêu, bao giờ,…thường được dùng để hỏi về số lượng hạn định, thời gian…nhưng ở các ví dụ trên nó còn tham gia tạo nghĩa cầu khiến Sự xuất hiện ấy tạo ý nghĩa thỉnh cầu (372) hãy bán cho tôi, (373) cho xe chạy hay lời trách móc (374).

(377) Đã nhịn được đến bằng này tuổi thì nhịn hẳn, ai lại đi lấy thằng Chí

(378) Ai lại làm thế bao giờ?

(379) Ai khiến nhà bác chõ mồm vào đây thế?

(380) Ai cho mày chơi với con nhà đó?

Ngày đăng: 24/11/2023, 15:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w