TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ MARKETING 1 ĐỀ TÀI: CHỌN 1 SẢN PHẨM CỦA 1 DOANH NGHIỆP MÀ ANH/CHỊ BIẾT PHÂN TÍCH CÁC LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN:
QUẢN TRỊ MARKETING 1
ĐỀ TÀI:
CHỌN 1 SẢN PHẨM CỦA 1 DOANH NGHIỆP MÀ ANH/CHỊ BIẾT PHÂN TÍCH CÁC LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH VÀ NHẬN DẠNG/PHÂN TÍCH CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GIÁ TRỊ CHO KHÁCH HÀNG
NHÓM: 1
MÃ HỌC PHẦN: 24104MAGM0411
LỚP: CN19-DLA.DB GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : ĐINH THỦY BÍCH
Hà Nội - Tháng 5, năm 2024
Trang 2MỤC LỤC ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN VÀ ĐIỂM THẢO LUẬN
BIÊN BẢN CUỘC HỌP
LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I.1 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH
I.2 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TIỀM ẨN
I.3 NHÀ CUNG CẤP
I.4 SẢN PHẨM THAY THẾ
I.5 KHÁCH HÀNG
II ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
II.1 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH NGÀNH
II.2 CẠNH TRANH HÌNH THỨC SẢN PHẨM
II.3 CẠNH TRANH NHÃN HIỆU
II.4 CẠNH TRANH CHUNG
III CHUỖI CUNG ỨNG GIÁ TRỊ CHO KHÁCH HÀNG
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH CÁC LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH VÀ NHẬN DIỆN/ PHÂN TÍCH CÁC ĐỔI THỦ CẠNH TRANH CỦA XE Ô TÔ TOYOTA TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GIÁ TRỊ CHO KHÁCH HÀNG
I GIỚI THIỆU VỀ Ô TÔ VÀ DOANH NGHIỆP TOYOTA
I.1 GIỚI THIỆU VỀ Ô TÔ TOYOTA
I.2 DOANH NGHIỆP TOYOTA
II PHÂN TÍCH CÁC LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA Ô TÔ TOYOTA II.1 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH
II.2 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TIỀM ẨN
II.3 NHÀ CUNG CẤP
II.4 SẢN PHẨM THAY THẾ
II.5 KHÁCH HÀNG
III NHẬN DẠNG VÀ PHÂN TÍCH CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GIÁ TRỊ KHÁCH HÀNG
III.1 CẠNH TRANH NHÃN HIỆU
III.2 CẠNH TRANH NGÀNH
III.3 CẠNH TRANH CHUNG
III.4 CẠNH TRANH HÌNH THỨC SẢN PHẨM
IV ƯU/NHƯỢC ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP
Trang 3STT Họ và tên Mã sinh
viên Nội dung nhiệm vụ Đánh Giá Các Thành Viên Điểm
01 Bùi Thị Huyền
Anh 22K680008 -- Thuyết trìnhCơ sở lý thuyết
02 Nguyễn HảiAnh
(Nhóm Trưởng)
22K680007 - Phân tích các lực
lượng cạnh tranh của ô tô Toyota
- Word , chỉnh sửa bài
- Lý thuyết
03 Nguyễn Khương
Anh
22K680005 - Nhược điểm của
Toyota
- Kết luận
04 Nguyễn Phương
Anh
22K680001 - Giới thiệu về xe ô tô
và doanh nghiệp Toyota
05 Nguyễn Thị
Phương Anh
22K680003 - Nhận dạng/phân tích
ĐTCT trong chuỗi cung ứng giá trị cho khách hàng
06 Nguyễn Thị
Phương Anh 22K680006 -- Lời mở đầuƯu điểm
07 Nguyễn Thị Vân
Anh 22K680004 - Phân tích các lực lượng cạnh tranh
của ô tô Toyota
08 Đỗ Nguyễn Châu
Anh 22K680002 - Nếu ra giải pháp chodoanh nghiệp
- Powerpoint
09 Ngô Bảo Châu 22K680009 - Nhận dạng/phân tích
ĐTCT trong chuỗi cung ứng giá trị cho khách hàng
Đánh giá thành viên và điểm thảo luận
Trang 4Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Trường Đại Học Thương Mại
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc Khoa: Quản trị Du lịch – Dịch vụ giải trí
BIÊN BẢN LÀM THẢO LUẬN HỌC PHẦN: NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
NHÓM 1
Mã lớp học phần: 24103EFIN2811 Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Hải Yến 1.Thời gian, địa điểm họp:
Thời gian: Ngày 27/4/2024
Địa điểm: Thư viện trường Đại học Thương Mại
2.Thành phần tham dự:
Qua quá trình thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ, mọi thành viên nhóm 1 đều nghiêm túc cùng nhau hoàn thành đề tài Nhóm 1 đã rút những kinh nghiệm từ bài thảo luận trước, mọi người hoàn thành bài làm khá nhanh chóng và mức độ chính xác hơn, không cần nhóm trưởng phải chỉnh sửa quá nhiều và nhắc nhở trong quá tình làm bài Trong nhóm thảo luận, 1 số bạn
có tinh thần xung
phong nhận đầu mục các công việc, chất lượng và thời gian làm bài của các bạn nhanh chóng Trong suốt quá trình cùng nhau thảo luận, Nhóm 1 chưa xảy ra mẫu thuẫn nhóm, các thành viên đều công bằng và hoàn thành công việc đầy hiệu suất Kết quả cuối cùng của nhóm hoàn thiện tốt và đầy đủ nội dụng và hình thức.
Nhóm Trưởng
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng em xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Thương mại, Viện đào tạo Quốc tế đã tạo điều kiện tốt nhất cho học viên có môi trường học tập và trau dồi thêm kiến thức môn học này.
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn Cô Đinh Thủy Bích , người Cô với tất cả sự nhiệt tình, yêu nghề đã truyền đạt những kiến thức bổ ích và kinh nghiệm quý báu cho lớp cũng như hướng dẫn tận tình và cung cấp giáo trình, tài liệu tham khảo cho chúng em hoàn thành đề tài này.
Tuy chúng em đã cố gắng hết sức nhưng do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu kiến thức còn nhiều bỡ ngỡ nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, em mong nhận được ý kiến đóng góp của Cô và các bạn để bài thảo luận của nhóm em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành kinh tế quan trọng bậc nhất thế giới, với sự tham gia của nhiều tập đoàn lớn mạnh Toyota là một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới, với thị phần rộng khắp trên toàn cầu Thành công của Toyota có thể được quy cho nhiều yếu tố, trong đó có chuỗi cung ứng giá trị hiệu quả, mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý Tuy nhiên, môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, đòi hỏi Toyota phải không ngừng cải thiện và đổi mới để duy trì vị thế dẫn đầu
Do đó, việc phân tích các lực lượng cạnh tranh và nhận dạng/phân tích các đối thủ cạnh tranh của Toyota trong chuỗi cung ứng giá trị cho khách hàng là vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược phù hợp để nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững
Trang 7CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I.1 Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Lực lượng đầu tiên trong năm lực lượng đề cập đến số lượng đối thủ cạnh tranh đang hiện hữu Số lượng đối thủ cạnh tranh càng lớn, mức độ cạnh tranh cao thì sức mạnh của một doanh nghiệp đơn lẻ càng nhỏ Trong thị trường này, nếu các sản phẩm, dịch vụ không có sự khác biệt đáng kể, người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua các sản phẩm, dịch vụ có giá rẻ nhất Từ đó có thể dẫn đến cuộc chiến về giá giữa các doanh nghiệp trong ngành Ngược lại, khi mức độ cạnh tranh thấp, một doanh nghiệp có quyền lực lớn hơn để tính giá cao hơn và đặt ra các điều khoản thỏa thuận để đạt được doanh số và lợi nhuận cao hơn
I.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Vị thế của một doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường Nếu một thị trường (hoặc một ngành) có nhiều cơ hội sinh lời và không có rào cản gia nhập, sự cạnh tranh sẽ sớm gia tăng khi các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn nhận thấy cơ hội từ ngành đó
Các ngành có rào cản gia nhập cao (ví dụ: các ngành yêu cầu chi phí cố định lớn như sản xuất máy bay, ô tô…) thông thường sẽ có mức
độ cạnh tranh thấp Do đó, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng chi phối giá sản phẩm, từ đó đạt được lợi nhuận cao
I.3 Nhà cung cấp
Yếu tố tiếp theo trong mô hình đề cập đến việc các nhà cung cấp có thể dễ dàng tăng chi phí đầu vào (hay khả năng “ép” giá) như thế nào Điều này được quyết định bởi các yếu tố như số lượng nhà cung cấp các yếu tố đầu vào chính (trọng yếu) của hàng hóa hoặc dịch vụ, tính
Trang 8khác biệt của các yếu tố đầu vào này và chi phí chuyển đổi mà doanh nghiệp phải chịu khi chuyển sang nhà cung cấp khác
Số lượng nhà cung cấp càng ít thì các doanh nghiệp càng có ít lựa chọn thay thế Nhà cung cấp càng có nhiều ưu thế trong việc đàm phán chính sách giá Mặt khác, khi có nhiều nhà cung cấp hoặc chi phí chuyển đổi thấp giữa các nhà cung cấp, doanh nghiệp có thể giữ cho chi phí đầu vào thấp hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn
I.4 Sản phẩm thay thế
Lực lượng cuối cùng trong năm lực lượng tập trung vào các sản phẩm thay thế Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ không có (hoặc có ít) sản phẩm thay thế sẽ có nhiều quyền lực hơn để tăng giá và đưa ra các điều kiện bán hàng có lợi cho mình
Ngược lại, khi có nhiều sản phẩm thay thế, khách hàng có nhiều
sự lựa chọn hơn Đặc biệt, những sản phẩm thay thế thường có tính năng, chất lượng tốt hơn với giá thành tương đương hoặc thấp hơn do sản phẩm thay thế là kết quả của những cải tiến về công nghệ Vì vậy
mà sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế sẽ làm giảm lượng hàng bán ra của doanh nghiệp, từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
1.5 Khách hàng
“Lực lượng” này đề cập đến việc khách hàng có khả năng gây áp lực tới giá sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp Khách hàng càng có nhiều lựa chọn thì vị thế của khách hàng càng lớn, càng có nhiều lợi thế trong việc đàm phán chính sách giá
“Lực lượng” này chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: số lượng khách hàng mà doanh nghiệp có, mức độ quan trọng của mỗi khách hàng và chi phí mà doanh nghiệp phải trả để tìm kiếm khách hàng hoặc thị trường mới
Trang 9Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung cấp cùng một loại sản phẩm , dịch vụ
Đối thủ là tất cả các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm cùng cung ứng 1 loại dịch vụ khách hàng( sản phẩm cùng công dụng giải quyết 1 nhu cầu nào đó)
Cạnh tranh nhãn hiệu có thể được định nghĩa là sự cạnh tranh giữa các công ty cung cấp dòng sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự trên cùng một thị trường mục tiêu và cho cùng một đối tượng mục tiêu với mục tiêu chiếm thị phần cao hơn, tăng doanh thu, lợi nhuận khổng lồ và tăng trưởng so với đến nhãn hiệu đương đại trên thị trường
Đối thủ là tất cả các doanh nghiệp vì túi tiền của cùng đối tượng khách hàng Đây là cạnh tranh cấp cao nhất
III Chuỗi cung ứng giá trị cho khách hàng
- Là hệ thống các hoạt động phụ thuộc lẫn nhau nhằm cung ứng giá trị cho khách hàng Sự thành công trong tạo giá trị gia tăng cho khách hàng không chỉ phụ thuộc vào kết quả của từng hoạt động riêng rẽ mà còn phụ thuộc vào kết quả của sự phối hợp hợp lí các hoạt động kinh doanh
- Mạng lưới phân phối giá trị cho khách hàng : Được xây dựng từ chuỗi giá trị của doanh nghiệp và các nhà cung cấp,phân phối và trên hết là khách hàng ; tất cả hợp tác với nhau mang lại giá trị cho khách hàng
Trang 10CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH CÁC LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH VÀ NHẬN DIỆN/ PHÂN TÍCH CÁC ĐỔI THỦ CẠNH TRANH CỦA XE Ô TÔ TOYOTA TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GIÁ TRỊ CHO KHÁCH HÀNG
I Giới thiệu xe ô tô và doanh nghiệp Toyota
I.1 Khái quát về xe ô tô và doanh nghiệp Toyota
Toyota được thành lập vào ngày 28 tháng 8 năm 1937 bởi Kiichiro Toyoda Ban đầu, công ty được gọi là "Toyota Motor Corporation."
Xuất phát từ một công ty dệt may, gia đình Toyoda đã quyết định mở rộng sang ngành công nghiệp ô tô dưới sự lãnh đạo của Kiichiro Toyoda, con trai của người sáng lập
Toyota đã nhanh chóng trở thành một trong những hãng sản xuất ô tô hàng đầu tại Nhật Bản trong những năm 1940 và 1950 Trong giai đoạn này, họ đã phát triển một số mẫu xe thành công như Toyota AA và Toyota Land Cruiser
Một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử của Toyota là khi họ giới thiệu mẫu
xe Corolla vào năm 1966 Corolla đã trở thành một trong những mẫu xe bán chạy nhất trên toàn thế giới và là biểu tượng của sự độ tin cậy và tiết kiệm nhiên liệu
Toyota đã mở rộng hoạt động sản xuất và tiếp thị của mình ra toàn cầu trong những năm 1970 và 1980 Họ đã thiết lập các nhà máy sản xuất ở nhiều quốc gia và trở thành một trong những hãng ô tô lớn nhất trên thế giới
Toyota luôn dẫn đầu trong việc áp dụng công nghệ mới vào sản phẩm của mình Họ là một trong những hãng ô tô hàng đầu về công nghệ hybrid và đã giới thiệu mẫu xe hybrid đầu tiên trên thế giới, Toyota Prius, vào năm 1997
Từ đó cho thấy, lịch sử ra đời của Toyota là một câu chuyện về sự phát triển từ một công ty nhỏ thành một trong những hãng ô tô hàng đầu thế giới Sự cam kết với sáng tạo, chất lượng và tiến bộ công nghệ đã định hình thành công và uy tín của Toyota trong hơn 80 năm qua
I.2 Tầm nhìn và sứ mệnh
- Tầm nhìn (Vision):
Toyota đã công bố tầm nhìn của mình là "Di chuyển người và thế giới một cách tốt đẹp hơn."
Tầm nhìn này tập trung vào việc cung cấp các giải pháp vận tải thông minh, an toàn và bền vững để nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người trên toàn cầu
Trang 11- Sứ mệnh (Mission):
Sứ mệnh của Toyota là "Tạo ra giá trị cho khách hàng, xã hội và cộng đồng thông qua việc sản xuất xe ô tô an toàn và tiết kiệm năng lượng."
Toyota cam kết cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đồng thời đóng góp tích cực vào xã hội và môi trường thông qua các hoạt động kinh doanh và sáng tạo
- Giá trị cốt lõi (Core Values):
Sự đổi mới: Toyota tôn trọng và khuyến khích sự đổi mới trong mọi khía cạnh của công việc và sản phẩm
Sự liên kết: Toyota đề cao tinh thần đồng đội và sự hợp tác trong mọi mối quan hệ, từ nhân viên đến đối tác và cộng đồng
Sự tiên phong: Toyota cam kết luôn đứng đầu trong việc phát triển công nghệ và giải pháp vận tải tiên tiến và bền vững
- Cam kết xã hội và môi trường:
Toyota không chỉ là một doanh nghiệp lợi nhuận mà còn là một đối tác đáng tin cậy của cộng đồng và môi trường
Họ cam kết hành động vì một tương lai bền vững bằng cách tập trung vào giảm khí thải, tiết kiệm năng lượng và tăng cường sử dụng nguyên liệu tái chế
I.3 Nhân lực và cơ sở vật chất
- Nhân lực:
Toyota có một lực lượng lao động rất lớn và đa dạng trên toàn cầu, bao gồm kỹ sư, nhân viên sản xuất, nhân viên kinh doanh, và các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Họ tập trung vào việc thu hút, đào tạo và phát triển nhân tài để đảm bảo sự chuyên nghiệp và đổi mới trong mọi khía cạnh của hoạt động công ty
Toyota cũng chú trọng vào việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động viên sáng tạo từ tất cả nhân viên
- Cơ sở vật chất:
Toyota có một mạng lưới rộng lớn của các nhà máy sản xuất và trung tâm nghiên cứu phát triển trên toàn cầu Các nhà máy này không chỉ sản xuất xe ô tô mà còn là nơi tiên tiến trong việc áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại
Các cơ sở của Toyota được trang bị với các công nghệ sản xuất tiên tiến như robot hóa, tự động hóa và hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ để đảm bảo sự hiệu quả và đồng nhất trong quá trình sản xuất
Ngoài ra, Toyota cũng đầu tư vào cơ sở vật chất hỗ trợ như trung tâm nghiên cứu và phát triển, các cơ sở logictics và hạ tầng để đáp ứng nhu cầu sản xuất và phân phối toàn cầu
Trang 12I.4 : Sản phẩm và dịch vụ.
- Xe Ô tô:
Toyota sản xuất và cung cấp một loạt các dòng xe ô tô, từ xe du lịch, xe bán tải đến xe hơi điện và hybrid
Một số mẫu xe nổi tiếng của Toyota bao gồm Corolla, Camry, Prius, Tacoma, RAV4, Highlander, và Land Cruiser
- Xe Crossover và SUV:
Toyota cung cấp các dòng xe crossover và SUV đa dạng, từ các mẫu nhỏ nhẹ nhàng như C-HR đến các mẫu lớn và sang trọng như Land Cruiser và Sequoia
- Xe Điện và Hybrid:
Toyota là một trong những hãng sản xuất hàng đầu về xe điện và hybrid Mẫu xe hybrid Prius của họ đã trở thành biểu tượng của công nghệ tiết kiệm năng lượng
- Dịch vụ Sửa chữa và Bảo dưỡng:
Toyota cung cấp dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng chuyên nghiệp cho các khách hàng sở hữu xe của họ thông qua mạng lưới các trung tâm dịch vụ trên toàn thế giới
Dịch vụ này bao gồm kiểm tra định kỳ, thay thế linh kiện, sửa chữa
và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo xe luôn hoạt động ổn định và an toàn
- Phụ tùng và Linh kiện:
Toyota cung cấp phụ tùng và linh kiện chính hãng cho các xe của mình thông qua các đại lý và cửa hàng phụ tùng
Đảm bảo sử dụng phụ tùng chính hãng giúp đảm bảo hiệu suất và
độ bền của xe
- Dịch vụ Tài chính và Bảo hiểm:
Toyota cung cấp các gói tài chính và bảo hiểm cho khách hàng muốn mua xe của họ Điều này bao gồm các gói vay vốn, thuê mua,
và bảo hiểm xe ô tô
II Phân tích các lực lượng cạnh tranh của ô tô Toyota
II.1 Đối thủ cạnh tranh trong ngành :
Mối đe dọa của sự cạnh tranh là cao trong ngành này, bởi vì có rất nhiều công ty trong ngành cung cấp nhiều sự lựa chọn cho khách hàng Do đó, mỗi công ty cố gắng hết sức mình để tạo ra sản phẩm ngày càng tốt hơn Cơ sở cạnh tranh quan trọng nhất là giá cả, chất lượng, hiệu quả, quan hệ lao động, các loại xe sản xuất và đổi mới sản phẩm, chẳng hạn như phát triển xe hybrid Lợi nhuận ngành công nghiệp còn thấp so với các ngành khác, do môi trường cạnh tranh và chi phí cố định cao hơn Nhìn chung, ngành sản xuất ô tô đòi hỏi chi phí nguyên vật liệu cao Chi phí cao là nguyên nhân cho lợi nhuận thấp của ngành công nghiệp ngay cả khi nhu cầu và điều kiện kinh tế thuận lợi Các nhà