1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Quan hệ giữa Đức và Trung Hoa Dân Quốc trong lĩnh vực kinh tế, quân sự (1926-1938)

102 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan hệ giữa Đức và Trung Hoa Dân Quốc trong lĩnh vực kinh tế, quân sự (1926-1938)
Tác giả Trần Hậu Toàn
Người hướng dẫn ThS. Trần Thị Ngọc Hõn
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch sử thế giới
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 87,4 MB

Nội dung

Các chính sách của giới công nghiệp và quân đội vừa phân tích ở trên đã tạo điều kiện cho họ quay lại một thị trường mà cả hai đều sẽ không ngờ tới mang tên Trung Quốc khi vào năm 1926 v

Trang 1

KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

QUAN HE GIỮA ĐỨC VÀ TRUNG HOA DAN QUOC TRONG

LINH VUC KINH TE, QUAN SY (1926-1938)

Trang 2

KHOA LICH SỬ

KHOA LUAN TOT NGHIEP

QUAN HE GIỮA ĐỨC VA TRUNG HOA DAN QUOC TRONG

LINH VUC KINH TE, QUAN SY (1926-1938)

Chuyên ngành: Lich sử thé giới

Người hướng dẫn khoa học: ThS Trần Thị Ngọc Hân

Sinh viên thực hiện: Trần Hậu Toàn

Mã số sinh viên: 46.01.602.125

Trang 3

dẫn của giảng viên hướng dẫn: ThS Trần Thị Ngọc Hân Các số liệu cùng tài liệuđược sử dụng trong khóa luận có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng Kết quả nghiên cứu

trong khóa luận là trung thực và khách quan.

Tác giả

Trần Hậu Toàn

Trang 4

khoa thuộc Trường Đại học Sư phạm Thành Pho H6 Chí Minh cùng các thay cô đã

tạo điều kiện cho tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này Đặc biệt, tôi xin bày tỏ

sự kính trọng đôi với các giảng viên trong khoa Lịch sử đã luôn hỗ trợ nhiệt tình và

quan tâm tới tôi trong suốt 4 năm học (2020 - 2024) kẻ cả thời gian dịch bệnh đã gây

ra không ít khó khăn cho việc học hành của mọi sinh viên.

Tiếp theo, tôi xin gửi lời lòng biết ơn chân thành nhất đến với giảng viên Thạc sĩTran Thị Ngọc Hân trong tô Lịch sử thé giới đã đã chỉ bảo, hướng dan tận tình đề tôi

hoàn thành công trình nghiên cứu này.

Kế đến, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân đã luôn ủng hộ, trở thành

hậu phương vững chắc đẻ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này Ngoài ra, còn có

những người bạn ở khoa Lịch sử đã luôn động viên, cho tôi những lời khuyên đúng

lúc khi gặp bề tắc cùng khó khăn trên con đường hoàn thành công trình nghiên cứu

này.

Do thời gian thực hiện nghiên cứu có hạn cùng với hạn chế về khả năng của bảnthân, chắc chan rằng khóa luận tốt nghiệp khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định

Vì vậy, tác giả kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thay cô giáo trong

Hội đồng khoa học đề khóa luận có thể được hoàn thiện hơn nữa

Tác giả

Trần Hậu Toàn

Trang 5

CHUONG 1: CAC YEU TO DAN TOI THIET LAP QUAN HE GIU'A DUC VA TRUNG

QUOC TRONG LĨNH VỰC KINH TE, QUAN SỰ TỪ NAM 1926 DEN NAM 1938 9

1.1 Tình hình kinh tế, quân sự của Đức sau Hòa ước Versailles (1919-1926) 9

CHƯƠNG 2: QUAN HỆ GIỮA ĐỨC VÀ TRUNG QUOC TRONG LĨNH VỰC KINH TE

(12262193 ]gggiiiibioiiiiitiiiiiiiiiitiiiiiiiiiitoiitiiiii31515100011111110313551313103310341016318631555581853551655118651858155558582685135 23

2.1 Thương mai và đầu tư của Dire vào Trung Quốc (1926-1932) -ccccsee 23

2.1.1 Sự quay trở lại của các công ty Đức đẻ trao đổi thương mại và dau tư tại Trung Quốc 23

2.2.2 Gia ting quan hệ trao đổi thương mại với Trung Quốc đề thu về các nguyên liệu thô cần

thiết đành cho việc sản Xuất vũ khí của ĐứỨC ch ng ng tt hưy 38

2.3 Sự chuyển hướng đầu tư của Đức Quốc Xã sang các vùng đất Trung Quốc được Nhật

Bãn chiến đŨHệ:ccciooinoiniiiotiotiiiitt011110116.31361101333641833138863334316511681836153838863333353834383134313363385813 46

TIỂU KẾT CHƯƠNG Ã:.: -::sccccoccc oi cnỈpoiooiiDDniiODiiDnilN01811110101818012013185858632385888 S1

CHƯƠNG 3: QUAN HỆ GIỮA ĐỨC VA TRUNG QUOC TRONG LĨNH VỰC QUAN SỰ

NDZ MDG) vcsccs iascscnccrscssccsseaccecesscrescasaesssecerscsssorsescsascasscevscsacasseacriscsiseisassaaceiacssuersoassasesisoessasseasariesis $2

3.1 Sự hỗ trợ của các cố vấn quân sự người Đức tại Trung Quốc (1926-1937) 52

Trang 6

3.3 Phản ứng của Hội Quốc Liên và cả Weimar về các viện trợ quân sự của Đức cho Trung

¬ NNER AANA cố

3.4 Sự đồ vỡ trong quan hệ giữa Đức và Trung Quốc (1937-1938)

3.4.1 Quan điểm của chính phủ Đức Quốc xã vẻ cuộc chiến tranh Trung ~ Nhật 3.4.2 Đức Quốc xã đóng băng môi quan hệ ngoại giao với Trung Quốc

TIỂU KET CHƯƠNG 3

00/95 ÝỶĂ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

Ngày 28/6/1919, tại Đức, là một quốc gia bại trận trong cuộc chiến tranh thế giới

thứ nhất, và buộc phải kí hàng loạt vào các điều khoản khắc nghiệt do những cường

quốc thắng trận áp đặt lên mình bằng Hòa tước Versailles khắc nghiệt Các điều khoảntrong Hòa ước Versailles đã hạn chế nghiêm ngặt về khả năng kinh tế và quân sự củanước Đức làm cho đất nước này bị chìm trong khủng hoảng vào các thập niên 1920.Không chi vậy, Đức còn bị các quốc gia phương Tây cô lập về nhiều mặt (ngoại giao,

quân sự), điều này làm xuất hiện nhu cầu tìm những đối tác dé thiết lập quan hệ đồng

minh đề thoát khỏi những khủng hoảng về kinh tế cũng như quân sự

Cũng trong khoảng thời gian này (thập niên 1920), tình hình ở Trung Quốc, cũngnhiều bat ồn vì đang xảy ra các cuộc chiến loạn liên miên giữa các thé lực quan phiệt

dé giành quyền lực Vì lẽ đó, chính quyền Quốc Dân Dang đã mời các nhà quân sựngười Đức với lời dé nghị làm có van cho các vấn dé vẻ quốc phòng

Trước lời mời của Trung Hoa Dân Quốc chính phủ Weimar không quan tâm do

lo ngại sẽ vi phạm các điều khoản của Hòa ước Versailles Về van dé cử người Dức

ra bên ngoải đề thực hiện các nhiệm vụ về quân sự Tuy nhiên, những cá nhân từng

thuộc quân đội Đề quốc Đức trước đây nhìn thấy được tiềm năng từ lời mời Nên họ

đã quyết định sang Trung Quốc theo ý nguyện cá nhân Kẻ từ đó, những cô vấn quân

sự người Đức đã trở thành nền tảng cho một mối quan hệ Đức-Trung phát trién về

mặt kinh tế và quân sự không chính thức suốt từ cuối những năm 1920 Sang những

năm 1930, mối quan hệ giữa hai bên ngày càng trở nên bền chặt do các chính sáchđối ngoại của chính quyền Berlin có nhiều sự thay đôi Tưởng rằng môi quan hệ giữa

cả hai có thé xem như một đồng minh không thé tách rời nhưng vào những năm 1936

— 1938 đã xảy ra một loạt sự kiện khiến cho các chính sách của Đức đành cho Trung

Quốc ở vùng Viễn Đông bị thay đôi một cách chóng vánh đã dẫn tới việc mỗi quan

hệ của cả hai bị rơi vào căng thăng và bị đóng băng hoàn toàn vào năm 1938 đã đánh

đầu việc kết thúc hơn 10 năm hợp tác giữa Đức và Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế

và quân sự giữa hai quôc gia.

Trang 8

giữa Đức và Trung Quốc, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế và quân sự, nghiên cứu

này tập trung vào việc phân tích chính sách của hai chính phủ Đức: Chính phủ

Weimar (1926-1933) và Chính phủ Quốc xã (1933-1938) Thông qua đó, bài nghiên cứu này sẽ khám phá mức độ sâu rộng trong sự hợp tác giữa Đức và chính phủ Trung

Hoa Dân Quốc dưới sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch Cuối cùng, dé tải cũng sẽ cô

phân tích việc rằng tác nhân đã dẫn tới sự sụp đô trong mỗi quan hệ giữa cả hai quốc

gia trong khoảng thời gian những năm 1936-1938 khi mà mỗi quan hệ của cả hai

đang tốt đẹp.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đề tài về mỗi quan hệ Đức-Trung trong thời kì giữa hai cuộc thé chiến vốn là mộtchủ dé nghiên cứu ít người quan tâm tới vì xét tới bối cảnh chung khi đó thì nhữngnhà nghiên cứu đều sẽ chọn hướng đi về quyền lực của Đức ở châu Âu và cuộc nội

chiến Trung Quốc dé thực hiện mà bỏ quén một sự thật lịch sử rằng đã có khoảng

thời gian mà Đức đã có những hoạt động ở Trung Quốc Cho nên đã dẫn tới hâu hết

những tác phẩm lich sử nghiên cứu về đè tài này đều khá ít và chủ yếu đến từ các nhà

nghiên cứu ở phương Tây.

Đối với đề tài mà tác giả nghiên cứu, sử dụng tài liệu Tiếng Anh là chủ yếu đểhoàn thành công trình nghiên cứu do sự khan hiếm của các tài liệu Tiếng Việt và

Tiêng Trung về chủ đê này.

Cuốn sách đầu tiên nghiên cứu toàn điện quan hệ Đức-Trung trên lĩnh vực quân

sự có tên A Military History of Modern China 1924-1949 của tác gia F.F.Liu, một

người từng cộng tác trong quân đội Quốc Dân Đảng Cudn sách chuyên khảo đượcxuất bản vào năm 1956 ở đại học Princeton thuộc bang New Jersey của Hoa Kì Với

những trải nghiệm của mình trong quân ngũ cùng thời gian, tác giả đã nêu và phân

tích những ảnh hưởng mà quân đội Quốc Dân Đảng có được từ những cường quốc

quân sự đã từng hợp tác từ thời bay giờ như Liên Xô, Đức và Hoa Ki Trong đó,

F.F.Liu đã đành han 4 chương trong sách dé viết về những đóng góp của các có van

Trang 9

Quyền sách chuyên khảo tiếp theo về quan hệ Đức-Trung thuộc về một nhà nghiêncứu hàng đầu mảnh lịch sử Trung Quốc là William C Kirby, ông đã xuất bản quyền

sách tên Germany and Republican China vào năm 1984 ở đạt hoc Stanford Nội dung

nghiên cứu của tác giả được thé hiện qua § chương, với chủ đề chủ yêu xoay quanh

quan hệ kinh tế của Đức-Trung giữa hai cuộc thé chiến Đặc biệt nhà nghiên cứu

Kirby đã phân tích chỉ tiết về những cách thức mà giới công nghiệp Đức dau tư sang

Trung Quốc từ những năm 1928 đến năm 193§ trước những biến động của kinh tế

thé giới và nhiều xung đột ở Trung Quốc khi đó.

Năm 1990, The Search for Modern China được công bố, do Jonathan D Spence biên soạn Tác giả đã mô tả cũng như phân tích các yếu tố giúp hình thành nên một Trung Quốc hiện đại từ năm 1600 đến năm 1989 trong dung lượng gồm 5 chương với

và 25 nội dung Tuy nhiên, tác giả chỉ dành ra một mục nhỏ dé giải thích về cách mà nước Đức đã tác động sâu sắc đến như nào đến bộ mặt kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong thập niên 1920 va 1930 ma chưa đi sâu vào phân tích các kết quả mà những ảnh hưởng do Đức mang lại cho Trung Quốc.

Song song với sự tham khảo từ các sách chuyên khảo thì tác giả còn tham khảo

thêm từ các công trình nghiên khác đã được công bô trước đây gôm có

Khóa luận tốt nghệp Germany and The Sino-Japanese conflict 1937-1942 của

chuyên viên nghiên cứu Arthur Doiman được thực hiện tại trường đại hoc Montana

lúc năm 1960 Ở bài nghiên cứu này, tác giả đã trình bày sơ lược vẻ lịch sử quan hệkinh tế và quân sự của Dức tại Trung Quốc ngay trước khi cuộc chiến tranh Trung-

Nhật nỗ ra năm 1937 Tiếp theo đó, tác giả đã phân tích những thành tổ trong tâm nào khiến cho Đức từ một quốc gia trung lập trong giai đoạn đầu xung đột mà phải xoay

trục quan hệ từ Trung Quốc sang Nhật Ban ở giai đoạn cao trào của cuộc chiên.

A f - ` - >)

Luan an tién si The Evolution and Devolution of German Influence on Chinese

Military Affairs, 1919-1938 của tác gia Stefan Berleb bảo vệ tại trường Dai học

Trang 10

Luận án tiền sĩ Journey to the East: The German Military Mission in China,

1927-1938 của nha nghiên cứu Robyn L Rodriguez được bảo vệ tại trường đại hoc Ohio

vao năm 2011 Đối với công trình nghiên cứu này, tác giả chọn hướng nghiên cứu đi

sâu vào phân tích từng giai đoạn cụ thê của từng trưởng nhóm phái bộ có van quân

sự Đức có mặt tại Trung Quốc vào những thời điểm nhất định nhằm tái hiện lại hành

trình hơn một thập ki hợp tác Đức-Trung diễn ra dưới sự điều phối của các cô van

Ngoài ra, dé hoàn thành công trình nghiên cứu, tác giả đã cũng đã thực hiện tham

khảo thêm từ các bài báo khoa học được công bo trên những tạp chí uy tín trước đó,

bao gôm có:

Bài báo với nhan đề Max Bauer: Chiang Kai-shek's first German military advisecua tac gia John P Fox, xuất bản vào năm 1970 trên tap chi Journal of Contemporary

History Bai báo trình bày hành trình của Max Bauer, vị cỗ vẫn đầu tiên đến với Trung

Quốc từ năm 1927 đã góp phan mở đường cho hợp tác kinh tế, quân sự giữa Đức và

Trung Quốc Điều không kém phần quan trọng chính là trọng tâm của bài nghiên cứu

van là liệt kê cùng những phân tích của tác giả dành cho các hành động của vị đại tá

người Đức trong khoảng thời gian hoạt động ngắn ngủi tại Trung Quốc.

Năm 1977, tạp chí Journal of Contemporary History có thêm bài báo nghiên cứu

tên The Nazi Party in the Fast East, 1931-45 thuộc về tác gia Donald M McKale.Trong nghiên cứu của minh, tác giả đã mô ta về cách ma Dang Quốc Xã thâm nhập

vào vùng Viễn Dông gồm Trung Quốc và Nhật Bản ngay trước khi Dang Quốc Xã

chưa thực sự lên nắm quyên lực tại Đức năm 1933 Tác giả còn phân tích thêm nhữngảnh hưởng được các cơ quan Đảng Quốc Xã thực hiện ở Trung Quốc đã tạo một nênmột cầu nói kinh tế giữa các nhà kinh doanh Đức với thị trường Trung Quốc day tiêm

nắng trong thập niên 30.

Trang 11

Influences on Nationalist Military Training and Strategy của nhà nghiên cứu Donald

S Sutton (năm 1982), Trong bài nghiên cứu, tác giả đã phân tích về tam quan trọng

của những cổ van quân sự Đức trong việc lên các kế hoạch quân sự hỗ trợ cho Nam

Kinh khi đánh trả các thé lực khác cùng quân xâm lược Nhật Bản trong chiến tranhTrung-Nhật Ngoài ra Donald S Sutton còn giải thích thêm về cách thức chủ nghĩa

quân phiệt đã đi vào Trung Quốc như nào thông qua các vị cô vẫn quân sự người

Đức.

Bài báo có tựa đề "Tungsten in the Second World War: China, Japan, Germany,

the Allies and Iberia" của tác giá Joan Maria Thomas, đã được công bé trên tạp chí

Comillas Journal of International Relations vào năm 2017 Nội dung bài báo tập trung

vào việc phân tích mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đức cũng như các quốc gia khác

thông qua việc cung cấp nguyên liệu Vonfram Tác phẩm cũng di sâu vào việc đánh

giá sự thay đôi trong mối quan hệ quốc tế của Trung Quốc từ giai đoạn tiền chiến

tranh đến thời kỳ chiến tranh đề hiéu rõ hơn về việc giao dịch Vonfram với các quốc

gia khác theo từng giai đoạn cụ thê.

3 Mục đích nghiên cứu

Với đề tài “Quan hệ giữa Đức và Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế, quân sự

(1926-1938) " là một công trình nghiên cứu về những hoạt động kinh tế và quân sựcủa Đức ở tại Trung Quốc trong giai đoạn 1926-1938 Vì vậy, tác giả sẽ:

- Trình bày những yêu tô dẫn tới thiết lập quan hệ Đức-Trung từ năm 1926 đến

năm 1938,

- Trình bày mối quan hệ kinh tế, quân sự giữa Đức và Trung Quốc trong giai đoạn

giữa hai cuộc thé chiến giai đoạn 1926-1938.

- Đánh giá về những lợi ích mà cả Đức và Trung Quốc có được từ hợp tác kinh tế

và quân sự trong giai đoạn 1926-1938.

Trang 12

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Quan hệ kinh tế, quân sự giữa Đức và Trung Hoa Dan Quốc (từ đây

gọi tat là Trung Quốc) Ngoài ra, còn có các chính sách của Trung Quốc déi với nước

Dức vẻ mặt kinh tế lẫn quân sự

Phạm vi về mặt thời gian: Từ năm 1926, khi các nha quan sự người Đức nhận được lời mời của chính quyền Quốc Dân Đảng, đến năm 1938 khi mà Đức rút hết các cỗ

van quan sự về nước.

Phạm vi về mặt không gian: Công trình nghiên cứu được tập trung chủ yếu trong

phạm vi không gian lục địa Trung Hoa do chính quyền Quốc Dân Đảng kiểm soát.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ cở lý luận của quan điểm Mác —Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong công trình nghiên cứu này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm trình bày các sự liện lịch str theo trình tự thời gian nhằm tái hiện lại quá trình Đức thiết lập mối quan hệ kinh tế, quân sự với Trung Quốc cũng như sự đóng băng quan hệ giữa hai quốc gia trong những năm

1936-1938.

Phương pháp logic nhằm phân tích và đánh giá các hoạt động của phái bộ quân sự

Đức cùng với các chính sách đầu tư về kinh tế của giới công nghiệp Đức ở Trung

Quốc Đồng thời, phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích về nguyên nhân dẫn tới sự đóng băng quan hệ giữa Đức và Trung Quốc vào năm 1938.

6 Nguồn tài liệu

Đề hoàn thành công trình nghiên cứu này, tôi chủ yếu dựa vào tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh như: các đầu sách chuyên khảo tiếng Anh các bài báo bằng tiếng

Trang 13

in China During World war I1) được giải mật vào ngày | thang 3 năm 1946, chính

thức phát hành rộng rãi vào năm 2007 bởi Cục tinh báo trung ương Hoa Ki (CIA)

theo đạo luật 3828 vẻ công bồ tội phạm chiến tranh của Quốc Xã Bên cạnh dé, con

có bài nghiên cứu về những đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc gồm Pháp và Đức củaHoward S Ellis được công bố vào năm 1929 bởi The Institute of Pacific Relations

Honolulu Cả hai văn kiện gốc vừa nêu có tâm quan trọng, góp phần có thêm những

dan chứng thuyết phục cho sự phân tích các van dé có trong bài nghiên cứu

Trong công trình nghiên cứu, tôi còn tham khảo thêm 2 nguồn tư liệu mạng gồm

có: trang web vẻ nghiên cứu Trung Quốc của tờ tiếng Trung nhật báo hàng đầu Lianhe

Zaobao (https://www.thinkchina.sg/) trang web chuyên nghiên các van dé chiến tranh trên toàn cầu từ xưa cho đến nay (https://warisboring.com/?gi=2fe9 1fdfa175)

7 Đóng góp của khóa luận

Công trình “Quan hệ giữa Đức và Trung Hoa Dân Quốc trong lĩnh vực kinh tế,

quân sự (1926-1938)” sẽ góp phan đem lại một góc nhìn cụ thé về quan hệ Trung diễn ra trong bí mật trong khoảng thời gian giữa hai cuộc thế chiến trên lĩnhvực kinh tế, quân sự Ngoài ra, công trình cũng sẽ bỗ sung thêm các chính sách củaĐức tại khu vực Viễn Đông không chỉ với một đồng minh Nhật Bản trong phe Trục

Đức-mà còn với quốc gia Trung Quốc, vốn là một quốc gia đã được Dức lựa chọn hợp táccòn lâu hơn cả Nhật Bản Cuối cùng, công trình nghiên cứu sẽ góp phần làm phongphú thêm cho một nội dung nghiên cứu thuộc mảnh lịch sử thế giới mà ít người quan

tâm cũng như nghiên cứu không chi ở Việt Nam mà cả ở phương Tây và phương

Đông.

§ Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phan mở dau, phan kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phan nội dungchính trong bài nghiên cứu gồm có:

Trang 14

NAM 1926 DEN NAM 1938

CHƯƠNG 2: SỰ PHAT TRIEN QUAN HỆ GIỮA DUC VA TRUNG QUOC

TRONG LINH VUC KINH TE (1926-1938)

CHUONG 3: SỰ GIA TANG QUAN HE GIỮA ĐỨC VA TRUNG QUOC

TRONG LĨNH VUC QUAN SỰ (1926-1938)

Trang 15

1.1 Tinh hinh kinh té, quan sự của Dire sau Hòa ước Versailles (1919-1926)

1.1.1 Kinh té

Hòa ước Versailles đã giáng cho nên kinh tế Đức một đòn nặng nề khi các nướcthắng trận đã định giá cho những bôi thường mà Đức phải chỉ tra tới 5 ti USD trongkhoảng thời gian từ năm 1919 đến 1921 và nếu không thé trả bằng tiền mặt thì có thểnộp bang hiện vật như: than, tàu, gỗ, gia súc dé thay cho số tiền bồi thường không

16 (Shirer, 2018, tr.185).

Nếu xét đến thời hạn tra khoản bồi thường mà các quốc gia thắng trận qui định,với một quốc gia như Đức vừa trải qua cuộc chiến tranh, số tiền bồi thường đề cậpvượt quá khả năng tài chính và kết hợp với sự tàn phá của cuộc chiến đã dẫn đến cạnkiệt tài nguyên quốc gia Điều này góp phan làm cho việc thanh toán các khoản bồithường sau khi một dé quốc thắt bại trong cuộc chiến trở nên khó khăn va không théhoàn toàn thực hiện trong thời gian ngắn như vậy

Vào ngày 31/8/1921, nước Đức đã nộp bồi thường 1 tỉ RM đầu tiên cho các nước

thắng trận và sự kiện nảy cũng chính thức kéo cho một quốc gia từng là dé quốc mộtthời khắp châu Âu rơi vào cơn hoảng loạn tài chính kinh tế von đã kiệt qué từ nhữngnăm sau khi cuộc Đại chiến kết thúc

Tuy nhiên, những có gang của Đức trong việc trả nợ cũng không thuyết phục được

lãnh đạo Pháp rằng sẽ có thé trả hết được số nợ trong thời gian qui định nên khi chính

phủ Đức yêu cầu hoãn trả tiền bồi thường thì nước Pháp đã ra lệnh cho quân Pháp

đánh chiếm vùng công nghiệp Ruhr vào 12/1/1923, nơi được xem như mạch sống của nên kinh tế Đức khi cung ứng tới 4/5 sản lượng than và thép của đất nước, dé bù vào khoảng chiến phí mà Đức không thé chi trả (Shirer, 2018, tr 189).

Hậu qua của sự chiếm đóng vùng Ruhr do quân đội Pháp thực hiện đã diễn ra ngay lập tức khi ma ngay trong tháng 1 năm 1923 thì tỉ lệ hoi xuất còn 18.000 RM 'đổi 1

RM: là tên kí hiệu của Reichsmark, đơn vị tiễn tệ của Đức từ năm 1924 đến năm 1948,

Trang 16

USD và đến ngày 1 tháng 7 xuống đến 160.000 RM, đỉnh điểm nhất là thang 8 đã ghi

nhận tới một mức độ khủng khiếp là 4 ti đồng RM chi đôi được | USD, cho đến

những tháng sau đã tăng một cách phi mã mắt kiểu soát lên tới con số hàng nghìn tỉđồng (Shirer, 2018, tr 190)

Trong lúc người dân Đức phải gồng mình trả ng, chính quyền Berlin còn phải nhượng lại các thuộc địa mà họ chiếm đóng được trước chiến tranh cho các quốc gia

trong phe Hiệp ước và ở vùng Viễn Đông, một noi mà các thuộc dia của Đức đa phan

nằm ở Trung Quốc đã chuyền sang lại cho Nhật Bản theo Điều 156 và 159 vẻ việc

chuyển giao bán đảo Sơn Đông đành cho người Nhật như một thành quả thắng trận

tại vùng châu Á-Thái Bình Dương (Bereb, 2005, tr.27).

Từ sự chuyên giao bán đảo Sơn Đông cho Nhật Bản thì lợi ích kinh tế của Đức tại

Trung Quốc đã gần như bị biến mat chính thức đánh dau việc nước Đức mat đi các lợi ích kinh tế nhận được tại Sơn Đông, nơi được xem như tô giới đuy nhất của người

Đức tại Trung Quốc Ngoài ra, Đức còn phải bồi thưởng chiến phí cho Trung Quốc,

một nước cũng thuộc phe thắng trận với các tài sản thuộc sở hữu của mình tại Trung Quốc sẽ được giải quyết “(hỏng qua hệ thong Clearing House được thiết lập theo Điệu 296” (Ellis, 1929, tr 10) Cùng với tuyên bố của Bộ trường Ngoại giao Trung

Quốc Yến Huệ Thanh rằng:

Về việc bôi thường các tốn thất chiến tranh, Đức cam kết trả trước một phần số tiên đó một làn, tương đương với một nửa số tiên thu được tử tài sản được thanh

lý của Đức và một nửa tài sản của Đức bị tịch thu nhưng chưa được thanh lý, số tiền này cuối cùng sẽ được thỏa thuận, bao gồm 4.000.000 USD tiền mặt (Ellis,

1929, tr.10)

Với những khoản chiến phí bồi thường không 16 mà Đức phải trả cho Trung Quốc cùng với những lợi ích kinh tế đặc biệt mà Đức có được tại Sơn Đông cũng phải chuyên nhượng lại cho Nhật Khiến cho chính phủ Đức không còn hưởng những

quyền lợi như các cường quốc khác tại Trung Quốc, cùng lúc với việc mat đi ảnh

hưởng kinh tế cũng làm những công ty Đức phải dan dan rút lui khỏi Trung Quốc vì

thay đã không còn các lợi ích nào đáng kẻ đề tiếp tục ở lại

Trang 17

Bản Hòa ước Versailles quá khắc nghiệt đối với các nước Đức thua trận, được quy

trách nhiệm đã gây ra cuộc Đại chiến thế giới Riêng với bản thân nước Đức thua

trận, Hòa ước Versailles đã lay đi “1⁄9 đất dai, gan 1/12 dân số, 1/3 mỏ sắt, gan 1⁄3

mo than, 2/3 sản lượng gang, gan 1⁄3 sản lượng thép va 1/7 điện tích trong trot”

(Nguyễn Anh Thái 2013, tr.71).

Vào khoảng thời gian sau, khi chế độ cộng hòa Weimar non trẻ dan được ôn định

cũng đã tạm thời khiến cho nước Đức vượt qua cơn khủng hoảng kinh tế nhờ sự giúp

đỡ tài chính của Hoa Ki và Anh đẻ hỗ trợ khắc phục tình trạng hỗn loạn tài chính sau

chiến tranh, góp phan giúp cho công nghiệp được khôi phục và phát trién trở lại vào

năm 1923.

Thẻ chế cộng hòa lan đầu xuất hiện tại Đức đã làm khơi day các cuộc biéu tình

chồng lại bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Ké cả các nhà lãnh đạo

công nghiệp nặng của Đức — Krupp von Bohlen und Halbach, Walther Stinnes, Emil

Kirdorf, và những người khác cũng không có thiện cảm với dân chủ (Kirby, 1984,

tr.l8).

Tuy nhiên, các khoản hỗ trợ của Hoa Ki va Anh cũng không thực sự giúp ích cho nước Đức trong thời gian dài hạn và buộc cho những nhà công nghiệp hàng đầu phải

lim ra một hướng đi mới nhằm giữ vững ôn định bằng việc tăng cường đầu tư cho

các quốc gia ở bên ngoài vùng lãnh thô của mình.

Déi với giới công nghiệp Dức, Liên Xô là nơi thích hợp để đầu tư nên dưới sựhướng dẫn của Hans von Seeckt thì hàng loạt những công ty hàng đầu đã đến vớiquốc gia rộng lớn nhất thế giới đề thực hiện việc đầu tư của mình song song với cáchoạt động bên phía quân đội Trong đó các đầu tư đảnh cho Liên Xô gồm có

Hãng máy bay Junkers nhận được khoản trợ cấp 140 triệu RM dé xây dựng một

nhà máy sản xuất máy bay ở Liên Xô, được phía Liên Xô ngụy trang dưới dạng

"nhượng bộ kỹ thuật" Ngay sau đó, Krupp ký hợp đồng để được “nhượng bộ nông nghiệp” vả các công ty cla Hugo Stinnes va Otto Wolff cũng lam theo (Kirby, 1984, r.20)

Trang 18

Sự đầu tư của giới công nghiệp Đức vào Liên Xô đã tăng lên đáng ké từ cudi năm

1922, khi các doanh nghiệp Đức đang hoạt động tại Nga được sáp nhập vào một công

ty ngâm được chính phủ Đức tài trợ, công ty này cả trụ sở chính ở cả Berlin và

Moscow Tên của công ty là Gesellschaft zur Förderung gewerblicher

Unternehmungen hay gọi tat là "Gefu" Công ty trước khi bị vạch tran là giả mạo vào

năm 1926 thì đã giám sát hoạt động của nhà máy Junkers gần Moscow với sản lượng

hang năm là 600 máy bay va động co; một công ty liên doanh Đức- Liên Xô tên là

Besel, ở Trotsk, Samara, để sản xuất khí độc; và sản xuất 300.000 quả đạn pháo hàng

năm tại các nhà máy ở Leningrad, Tula, Schlusselberg và Slatust (Kirby, 1984, tr.20).

Thị trường của giới công nghiệp Đức không chỉ duy ở Liên Xô mà còn có ở các

quốc gia nhỏ khác nằm 6 châu Âu như là Tây Ban Nha, Nam Tu, Bulgaria, Thô Nhĩ

Kỳ đã tạo ra nguồn lãi Tuy nhiên nhiêu đây vẫn là chưa đủ dé vực dậy nước Đức nên

vẫn còn phải tìm kiểm thêm các thị trường khác Đúng lúc, sự tìm kiếm của TrungQuốc về một quốc gia có thé sẵn sang đầu tư cho mình đã thu hút sự chú ý của giới

công nghiệp Đức đã mở ra một chương mới trong mỗi quan hệ Đức-Trung vốn đã bị

tôn hại từ trước đó

1.1.2 Quân sự

Hòa ước Versailles không chỉ tước đi một nền kinh tế vốn đã bị hủy diệt trong cuộc

Đại chiến thé giới của người Đức mà bản Hòa ước bat bình đăng còn lay đi một thứ

mà Đức vẫn luôn tự hào nhất vì nhờ có thứ này mà giúp cho để quốc Đức một thời

có thê được xếp vào hàng các quốc gia hùng mạnh bậc nhất châu Âu Thử đó chính

là sức mạnh quân đội vượt bậc của họ, thứ đã reo giắc nỗi kinh hoàng cho các quốc

gia khác trong cùng khu vực.

Các quốc gia thắng trận do lo sợ sức mạnh quân đội của Dức sẽ trỗi dậy thêm mộtlần nữa và tái hiện lại một cuộc Đại chiến khác đề trả thù thì tat cả đều áp đặt lênquân đội Đức những điều khoản khắc nghiệt dé xé vụn quân đội Dức nhằm có thê dé

bề kiểm soát Điều khoản của Hòa ước Versailles đã qui định: chỉ được giữ lại

100.000 bộ bình với vũ khí thông thường, không có không quân và trong thực tế không

có hai quân (chỉ có một ham đội nhỏ) ” (Nguyễn Anh Thái, 2013, tr.70).

Trang 19

Việc hạn chế vũ trang ở mức 100.00 binh lính đã khiến cho phần đông các sĩ quan

va binh lính rơi vào tinh cảnh buộc phải giải ngũ dé mà tuân tha theo bản Hòa ước Điều này vô tình khiến cho xã hội và kinh tế Đức phải gánh thêm các khoản chỉ phí

khác nhằm nuôi sống các binh lính vừa mới được giải ngũ đang trong diện thất nghiệp

Tuy nhiên, nền kinh tế Đức trước đây đã rơi vào sự hỗn loạn khi các công việc dan

dan phải sa thải nhân viên cũng đây các binh sĩ phải tìm kiếm một công việc khác bênngoài lãnh thô Đức dé mong có một công ăn việc làm, việc họ thường hay tìm kiếm

nhất được gọi là cô van quân sự cho các quốc gia đang xung đột hoặc những quốc gia

đang phát triên Chính việc này đã tạo cơ sở về sau cho sự khởi đầu của mối quan hệ

Đức-Trung dựa vào các sĩ quan cô van.

Quân đội Đức sau đợt giải ngũ qui mô lớn thì đến năm 1921 đã mang cho mình một cái tên mới là Reichswehr (Quân Phòng vệ Đề chế) có cơ số 100.000 theo hạn chế của Hoà ước, Reichswehr sẽ không có Bộ Tổng tham mưu như các lực lượng

quân đội khác trên thé giới do Hòa ước Versailles cắm thành lập thay vào đó Đức đã

lập ra một cơ quan gọi là Truppendienst (Cơ quan Binh sĩ), người đứng đầu là Hans

von Seeckt được gọi la “Chi huy Ban Lãnh đạo Quan đội” (Shirer, 2018, tr 63).

Không chỉ dừng lại ở sự hạn chế quân sự, Hòa ước còn bắt buộc giới lãnh đạo quân

đội Đức phải phá hủy một số lượng lớn đáng kẻ các nhà máy công nghiệp chẻ tạo vũ

khí dé khiến cho Đức không thê chế tạo các loại vũ khí hủy diệt như hồi còn trong cuộc Đại chiến khiến cho các nước tham chiến phải chịu thương vong nặng nề.

Tuy nhiên với tinh thần dân tộc cao độ giới quân sự phải tìm kiếm cách dé phục hồi được đất nước, trước tiên phải tìm cách phá vỡ các qui định do Hòa ước đưa ra thì mới có thê khiến nước Đức cường thịnh trở lại bang việc tái vũ trang lại quân đội

đất nước đầu tiên để tạo sức mạnh răn đe với các quốc gia khác Vì vậy trong suốt

những năm 1920, quân đội Đức đã có găng tái vũ trang lại và phá vỡ các hạn ché do

Hòa ước đặt ra trong vòng bí mật Dé làm được điều này, Reichswehr phải tim cách

tìm đến các quốc gia không có tham gia vào việc kí kết bản Hòa ước để không bị xemnhư vi phạm các qui định được đặt ra Và Reichswehr đã tìm được một quốc gia lý

tưởng năm vẻ phía đông châu Âu — Liên Xô, dưới sự chỉ đạo của Hans von Seeckt

Trang 20

thì Reichswehr đã thiết lập một quan hệ quân sự bí mật với Liên Xô với điều kiện có lợi cả hai bên khi bên Liên Xô sẽ cho phép quân đội Đức bí mật sử dụng một số căn

cứ quân sự nằm ngoài phạm vi quản lý của Hội Quốc Liên đẻ thử nghiệm các công

nghệ vũ khí mới và chiến thuật kiều mới Ngược lại, phía Liên Xô sẽ được quan sát

các cuộc thí nghiệm cũng như những cuộc tập trận thử nghiệm chiến thuật của quân đội Đức trên các căn cứ của mình.

Các xung đột nội bộ trong cấu trúc chính trị của đất nước giữa chế độ cộng hòa

cùng với giới công nghiệp và quân sự đã tạo ra một tình hudng thúc day sự kết nồi

giữa các công ty công nghiệp và quân đội vì cả hai đều hướng tới mục tiêu loại bỏchính phủ Cộng hòa Weimar dé thiết lập lại một chế độ nhà nước theo kiểu Phé truyền

thống Không chi dừng lại đó, vào thời điểm Hòa ước Versailles có hiệu lực đã đe doa đến lợi ích của ngành công nghiệp Đức và việc hạn chế vũ khí quân đội đã khiến

cả hai phía phải đoàn kết dé phục hồi đất nước khỏi những hậu quả bat công của hòaước được coi là không công bằng đó dưới góc nhìn của toàn thê nước Đức thời bấy

giờ.

Đề có thé tìm kiếm được thị trường, bên phía quân đội và cá giới công nghiệp đã phối hợp với nhau cho ra một đội ngũ nhân sự gồm có các có van quân sự đã nghỉ

hưu được tuyên dụng vào chức “Sĩ quan kinh tế” tại Văn phòng giới thiệu việc làm

của Đề chế dành cho các sĩ quan (cựu) (Reichsarbeitsnachweis fiir Offiziere) Các cỗ

van quân sự sẽ có nhiệm vụ đi đến các quốc gia đang xung đột hoặc có nhu cầu tô

chức quân đội dé tham van cho chính phủ trung ương Củng với đó, các có van cũng

sẽ tạo ra một mỗi quan hệ giữa các nhà công nghiệp Đức với chính phủ trung ương

thông qua mình (Kirby, 1984, tr.21).

Tông hợp lại tat ca, bản Hòa ước đã khiến cho người Dức đánh mat đi thứ sức

mạnh được xem như niềm tự hào của dân tộc và biến Đức trở thành một quốc gia phải phụ thuộc và không có quân đội dé bảo vệ bản thân trong trường hợp có xảy ra

xung đột Không những vậy, giới công nghiệp và quân đội cũng không ung hộ một

thê chế cộng hòa được thành lập dựa trên sự dân chủ chỉ vì thé ché nay đi ngược lại

những truyền trống xa xưa mà Phô đã đẻ lại Do đó, các chính sách của giới công

Trang 21

nghiệp và quân đội thông thường sẽ tách ra khỏi sự kiểm soát của chính quyền trung ương dé tự mình hành động đã dẫn tới các hoạt động bí mật cả trong lẫn ngoài nước

đề khôi phục sức mạnh cho Đức mà chính phủ không hay biết Các hoạt động bí mật

của cả hai sẽ được trình bày chỉ tiết và rõ rang hơn ở phan sau đây

Các hoạt động phối hợp giữa giới công nghiệp và quân đội đã tỏ ra hiệu quả khi

ngày càng có nhiều quốc gia mời gọi các có vấn để tỏ chức lại quân đội, cũng như

tạo ra một đường dây liên lạc giữa chính phủ và giới công nghiệp Đức mặc cho nước

Đức Lời mời gọi của các quốc gia kém phát triển đã phản ánh nền tang quân sự và

công nghiệp Đức vẫn giữ uy tín cao trong hàng loạt các cường quốc khác cùng thời

điểm vào thời kì hậu chiến dù cho nước Đức là bại quốc.

Các chính sách của giới công nghiệp và quân đội vừa phân tích ở trên đã tạo điều

kiện cho họ quay lại một thị trường mà cả hai đều sẽ không ngờ tới mang tên Trung Quốc khi vào năm 1926 vì đã nghe đến danh tiếng của các nhà quân sự người Đức ở nước ngoài thì đã có một bức thư được gửi từ một chính quyền nhỏ ở tỉnh Quảng Châu nhờ các cô vấn quân sự Đức sang giúp tô chức lại quân đội cũng như hoạch định các kế hoạch phát triển kinh tế trong tương lai gần đã mở ra hơn một thập ki hợp

tác giữa Berlin và Nam Kinh.

1.2 Nhu cầu tìm kiếm đối tác của Trung Hoa Dan Quốc vào đầu những năm 20

của thé ki XX

1.2.1 Tình hình chính trị tai Trung Quốc vào đầu những năm 20 của thế ki XX

Bước vào những năm dau thế ki XX, triều đình Mãn Thanh đã bước vào cơn haphồi thực sự khi đã bị các nước dé quốc phương Tây chèn ép quá nhiều làm cho Trung

Quốc trở thành một thuộc địa rộng lớn mặc cho khai thác triệt đề Dimg trước nguy

cơ dat nước có thé bién thành một quốc gia phải phục thuộc mãi mãi vào những cường

quốc phương Tây cộng thêm thái độ hèn nhát của triều đình đã làm bùng nỗ hàng loạt

các cuộc khởi nghĩa đòi lật đồ chế độ quân chủ đã tồn tại qua nhiều thé kỉ tại Trung Quốc.

Trang 22

Dinh cao nhất là cuộc cách mạng Tân Hợi 1911, do Tôn Trung Sơn lãnh đạo đã buộc các nhà cai trị triều đình Mãn Thanh phải thoái vị nhưng đồng thời cũng đã mở

ra nửa thé kỉ chiến tranh giữa các đảng phái khác nhau hay còn được gọi là các thélực quân phiệt đề tranh giành ảnh hưởng quyền lực tôi cao tại Trung Quốc nhằm làm

chủ ca Trung Hoa rộng lớn (Rodriguez, 2011, tr 1 1).

Với bản thân của Tôn Trung Sơn, ông đã đóng một vai trò to lớn hơn khi giúp hình

thành nên một quốc gia theo thé chế Cộng hòa tại Trung Quốc có tên gọi là Trung

Hoa Dân Quốc được thành lập vào năm 1912, tuy nhiên Trung Hoa Dân Quốc lại

không có quyên lực thực tế do không kiểm soát được phạm vi lãnh thô rộng lớn của

Trung Quốc vì lúc này từng tỉnh thành đều đang bị các lãnh chúa quân phiệt khác

nhau chiếm giữ đã hình thành nên những khu vực tự trị của riêng họ và cũng từ chối

công nhận nước Cộng hòa non trẻ của Tôn (Rodriguez, 2011, tr.11).

Về phan các lãnh chúa quân phiệt tại Trung Quốc thì đã tôn tại từ sau cái chết của

Viên Thế Khải năm 1916 cho đến lúc mà Lê Nguyên Hồng lên làm tổng thống thì

các thé lực quân phiệt ngày càng tỏ ra muốn thâu tóm hết mọi quyền lực vẻ tay mình Điều nay đã dẫn tới sự phân liệt giữa các phe phải tướng lĩnh gồm có phe quân nhân Bắc Dương (đàn em của Viên) là Đoàn Kì Thụy, Phùng Quốc Chương, Tào Côn,

Trương Tác Lâm xưng hùng ở phương Bắc; ở phương Nam thì Đường Kế Nghiêu,

Lục Vinh Đình quật khởi dé gây cuộc tương tranh quân phiệt giữa Nam và Bắc sau

này Các thé lực quân phiệt này dù trên mặt danh nghĩa hợp tác với nhau dé mà chong

lại phe bên kia nhưng ở cùng một địa phương hoặc cùng tinh thành dé mở rộng khu

vực ảnh huong của mình (Nguyễn Hiền Lê, 2006, tr.313).

Mỗi thé lực quân phiệt đều có các liệt cường đứng sau hỗ trợ về mặt tài chính và

vũ khí, chang hạn như Anh, Mỹ ủng hộ phe quân phiệt ở Hà Bắc (phe Trực Hệ : Ngô

Bội Phu), còn Nhật thì ủng hộ phe Hoan Hệ (tinh An Huy): Doan Ky Thụy va phe

Phụng Hệ: Trương tác Lâm (Nguyễn Hiến Lê, 2006, tr.313) Một khi các phe phái

này dành chiến thắng trong cuộc chiến tranh tranh giành quyền lực thì những quốc

gia tài trợ sẽ được hướng những đặc quyền mà không một quốc gia nào có

Trang 23

Bức tranh tông thẻ vẻ Trung Quốc trong những năm dau thế ki XX đến những năm

20 chỉ có thé được miêu tả bằng hai cụm từ là hôn loạn, sự phân chia quyền lực giữa các thé lực cát cứ ở mỗi nơi đã xé vụn Trung Quốc thành từng mảnh nhỏ khác nhau.

Các cuộc chiến liên miên dé tranh giành ánh hưởng cũng đã tạo ra một thị trường

tiềm nang cho việc xuất khâu vũ của các nước phương Tây Tuy nhiên, trong lúc các thế lực quân phiệt đang hỗn chiến với nhau thì chính quyền Trung Quốc của Tôn ở

Quảng Châu đã án binh bất động vì chưa có sự hỗ trợ của bat kì cường quốc nao dé

phát động một cuộc chinh phạt thống nhất toàn bộ Trung Hoa Đứng trước tình hình

cấp bách có thé bị tan công bat cử lúc nào bởi những thé lực quân phiét, Tôn TrungSơn đã quyết định phải tìm kiếm một đồng minh sẵn sàng hỗ trợ mình về mặt quân

sự dé mà giải quyết nạn quân phiệt sẽ được trình bày ngay tại phan sau đây

Trước sự lớn mạnh cũng như uy hiếp ngày càng lớn đối với chính quyền Quốc DânĐảng ở tinh Quảng Đông do các thé lực quân phiét gây nên đã buộc Tôn Trung Son

phải tìm kiểm các quốc gia ủng hộ cho phe cánh của mình Cho nên từ năm 1921 trở

đi, Tôn đã có gắng vận động các quốc gia thuộc hàng cường quốc như Anh, Pháp,

Hoa Kì, Canada, Nhật Bản ủng hộ cho chính quyền non trẻ của ông tại nhưng các

quốc gia đều không dong ý tài trợ cho chính quyền của ông (Bereb, 2005, tr.41) Lý

do được đưa ra bởi các cường quốc vì đảng của Tôn ít người lại không có một quân

đội chính quy, theo lẽ thường tình thì tâm lí của những quốc gia này là thường sẽ giúp

kẻ mà họ cho là mạnh và có khả năng giành chiến thắng cao hơn là những kẻ yếu thế(Nguyễn Hiến Lê, 2006, tr.318)

Khi này, lúc Tôn Trung Sơn còn tại vị chức tông thống, ông đã gửi một số pháiđoàn bí mật đến Đức trong những năm 1920 nhằm tìm kiếm một nhóm cô vấn kỹthuật và quân sự cho chính quyền Quảng Đông Tuy nhiên, bên phía Weimar vẫnchưa thực sự quan tâm đến van dé nay do các chuyên gia mà Tôn đang quan tâm đang

không có sẵn sàng sang vùng Viễn Đông dé công tác Ngoài ra, bên phía Ngoại giao

Đức cũng không muôn giúp vì lo sợ sẽ vi phạm các điều khoản của Hoa ước Versailles

Trang 24

dẫn đến cả phản ứng chính trị không mong muốn trong cả nước và quốc tế nên đã dẫn

tới nhiệm vụ thiết lập với một mối quan hệ của Tôn với Đức bị thất bại hoàn toàn

Ở nước Đức, Tôn Trung Son tim thấy triết lí quản lí nha nước mà mình hướng đến khi đã ngưỡng mộ cách mà Otto von Bismarck dẫn dắt đất nước vượt qua những khó

khăn đề giúp nước Đức vươn lên hàng cường quốc bằng các biện pháp xã hội như sự

thống nhất nước Đức bằng quân sự, tăng cường sự lãnh đạo của chính quyên trung

ương bằng sự tăng trưởng kinh tế qua các cải cách kinh tế và phúc lợi xã hội được

nhà nước bảo trợ tôi đa.

Vào năm 1924, trong nỗ lực cuối cùng trước khi qua đời thì Tôn Trung Sơn đã

phong tiễn sĩ Gustav Amann, một kỹ sư của công ty Siemens ở Quảng Đông làm "đặcmệnh toàn quyền” dưới quyền của ông sẽ sang Đức dé thuê các quân nhân tư nhân

và đàm phán trực tiếp với các công ty Đức đầu tư vào Trung Quốc Ở Berlin, Amann

đã thuê được ba sĩ quan không quân và mười có vẫn bộ binh đến Quang Châu vào

mùa thu năm 1924 và được tuyên dụng vào trường quân sự Hoàng Phố Dù như thẻ.

sự qua đời đột ngột của Tôn vào ngày 12 tháng 3 năm 1925 đã cắt đứt luôn những

mỗi liên hệ với nước Đức khién cho việc liên hệ với Berlin bị tạm dừng một khoảng thời gian ngắn.

Việc không thiết lập được cầu nỗi với Đức đã buộc tông thống Tôn phải tìm đến

một dong minh khác ở gần mình là Liên Xô dé nhờ hỗ trợ về mặt quan sự như đãtrình bày ở phân trên Tuy nhiên, sự giúp đỡ của Liên Xô luôn kèm theo các điều kiệnnhất định dé mở rộng tam ảnh hưởng của mình tại Trung Quốc Điều nay đã dẫn tới

sự thanh trừng của Tưởng Giới Thạch, vốn là một con người mang tính chủ nghĩa

dan tộc nên đã làm cho nội bộ Đảng ra khỏi các ảnh hưởng của nước Nga Xô viết,

bao gồm cả những người thuộc Đảng Cộng sản dé thâu tóm mọi quyền hành ve tay

mình.

Tuy nhiên, do sự từ chối của những quốc gia đã buộc nhà lãnh đạo Trung Quốcphải tìm kiếm một hỗ trợ khác để có thé giúp cho Quốc Dân Dang đứng vững chântrên lục địa Trung Hoa đề từ đó tiến tới thống nhất hoàn toàn Trung Quốc Vào lúc

Trang 25

này, một quốc gia mà tong thống Tôn không ngờ đến đã xuất hiện dé ủng hộ ông trên con đường củng cô và mở rộng tầm ảnh hưởng của minh Tuy nhiên, dé có được sự ủng hộ của quốc gia nảy thì Tôn cũng phải đánh đổi nhiều thứ trong chính nội bộ

Đảng của mình.

Sự hỗ trợ từ quốc gia này bắt nguồn từ Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa mới được được thành lập năm 1922, thông qua sự liên minh giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc thì Tôn Dật Tiên đã nhận được các viện trợ của Liên Xô đề giúp chính quyền ở Quảng Đông có thê chuyên từ thế phòng thủ sang tắn công Việc

Liên Xô hỗ trợ cũng chủ yếu nhằm truyén bá chủ nghĩa Cộng sản ra khắp vùng ViễnĐông và giúp cho Đảng Cộng sản Trung Quốc có một thế đứng chân chính trị vữngchắc trong bộ máy lãnh đạo của tỉnh Quảng Đông khi đó (Rodriguez, 2011, tr 12)

Ngay lập tức khi nhận được viện trợ, tới mùa hè năm 1923, Tông thông lâm thời

đầu tiên của Trung Quốc đã cử một đại tá trẻ tên Tưởng Giới Thạch sang Moscow dé học tập Sau khi học tập 6 tháng bên Liên Xô, vị đại tá trẻ đã về Trung Quốc thành lập nên trường quân đội dau tiên có tên Hoàng Phố ở gần Quang Châu do đích than ông làm hiệu trưởng, công tác giảng dạy tại trưởng được một số chuyên viên Nga đảm nhiệm Không những thế, Liên Xô còn gửi Borodine sang đề tái tô chức lại Quốc

Dân Dáng theo đường lỗi mô hình Đảng của Liên Xô, đồng thời dưới sự hỗ trợ của

Liên Xô, các đảng viên Cộng sản được phép vào Quốc Dân Đảng của Tôn (Nguyễn

Hiến Lê, 2006, tr.319).

Từ những sự giúp sức của Liên Xô quân đội ban đầu của Quốc Dân Đảng được tô chức theo mô hình của Hong quân dưới sự hỗ trợ của các cỗ van Liên Xô vào năm

1923 dựa trên sự liên minh giữa Quốc Dân Đảng vả Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng

nhiều quân phiệt khác nhau (Kirby, 1984, tr.39) Vì vay, quân đội Quốc Dân Dangđược xem như thuộc hàng hiện đại nhờ có sự giúp sức của các cố vấn Liên Xô trướccác thế lực quân phiệt khác Từ nên tảng của quân đội được hiện đại nên vào tháng 7

năm 1926, Quốc Dan Đảng phát động “chiến địch Bắc Phat” với sự hỗ trợ của các cô

van Liên Xô với việc Tưởng Giới Thạch làm tông tư lệnh (Kirby, 1984, tr.40) Do

đó, “Dưới sự lãnh đạo quân sự của Tưởng Giới Thạch, quân đội Quốc Dân Đảng đã

Trang 26

giành hết chiến thắng này đến chiến thắng khác trước các lãnh chia.” (Knodell,

2014, tr.2)

Có thé thay, dưới sự giúp đỡ của Liên Xô, Quốc Dân Đảng từ một thé lực nhỏ bé

ở Quảng Đông đã vươn lên trở thành một trong những thé lực hùng mạnh bậc nhất tại Trung Quốc vào thời điểm đó, nhưng đi đôi với hỗ trợ của quốc gia cộng sản lớn nhất hành tinh thì bên Quốc Dân Dang cũng đã phải nhượng bộ vài thứ như cho các

đảng viên Cộng sản tham gia vào chính đảng của mình, các kế hoạch của mình hầu

hết đều bị Liên Xô nhúng tay vào Từ các nhượng bộ đó đã khiến cho một người trong

Quốc Dân Dang hình thành nên một lòng căm ghét chủ nghĩa Cộng sản đến tột cùngdẫn tới sự tan rã của liên minh Đảng Cộng sản và Quốc Dân Đảng vẻ sau, cũng nhưcham đứt luôn mối quan hệ với nước Nga đề hướng tới một đồng minh khác

Mặc dù được các có vẫn Liên Xô giúp đỡ hết minh trong "chiến dich Bắc phạt`

nhưng “7ởng Giới Thạch đã thanh trừng Quốc Dân Đảng khỏi mọi dẫu vét ảnh

hưởng của Liên Xô và trục xuất tất cả các cỗ vấn quân sự Nga của mình vào năm

1927" (Bereb, 2005, tr.102) Trước khi diễn ra việc trục xuất các cỗ vẫn Liên Xô

khiến cho Quốc Dân Dang mat di nguồn viện trợ của mình, thì người lãnh đạo Quốc Dân Đảng cũng đã tìm đến một phương án thay the và “Mor trong những quốc gia

dau tiên mà Tương chuyển sang nhờ viện trợ như vậy, đặc biệt là trong các vấn đề

quân sự, là Đức, với danh tiếng cao về hiệu quả và sức mạnh quân sự ” (Fox, 1970.

tr.22) Vì vậy phía chính quyền Quốc Dan Đảng đã gửi lời mời đến phía Đức vào

tháng L1 năm 1926, Tiến si Chu Gia Hoa, một chuyên gia chuyên nghiệp được đào

tạo ở Đức, giáo sư tại Đại học Tôn Trung Sơn ở Quảng Châu, đã viết thư cho Giáo

sư Conrad Matschoss, chú tịch của Verein Deutscher Inte nieure, yêu cầu Matschoss

đề cử các chuyên gia để xây dựng kho vũ khí ở Quảng Châu

Việc xoay chiều mdi quan hệ từ Xô sang Đức cũng là điều dé biểu vì đối với một

người theo chủ nghĩa dân tộc như Tưởng Giới Thạch nước Đức như một tắm gương

mà Trung Quốc có thé học hỏi dé mà vươn lên từ những that bại trong quá khứ khi

đã ghi lại sự ngường mộ của mình trong lịch sử chính thức của Đảng Quốc Dân như

sau:

Trang 27

Trong những thể kỷ gần đây, Đức đã đạt được những thành tựu đáng kẻ trong

lĩnh vực khoa học quân sự Mặc dù Đức đã bị đánh bại trong Thế chiến I, nó đã

có thể phục hồi và vượt qua các quốc gia khác trong việc phát triển khoa học cũng như kiến thức quân sự trong vòng vài năm Tỉnh thần của người dân Đức

sẽ là một tắm gương sáng đề chúng tôi noi theo Do đó, chính phủ của chúng tôi

dé xuất để có được một số các chuyên gia quân sự Đức để giúp chúng tôi xây

dựng lực lượng vũ trang của chúng tôi (Rodriguez, 2011, tr.16)

Từ đó, có thé thay sự ngưỡng mộ của người đứng đầu Trung Quốc dành cho hệ

thông chính trị cũng như tinh thân dân tộc cao độ của người dan Dire sẽ là một bàihọc mà Trung Quốc cần noi theo nếu muốn tiến thành thống nhất toàn bộ đại lục.Không những vậy, nguyên soái Tưởng còn bị ấn tượng mạnh mẽ bởi các nhà cằmquyền dé chế khi sử dụng chủ nghĩa quân phiệt một cách khôn khéo dé lãnh dao đất

nước Cộng kèm với đó còn tốc độ công nghiệp và hiện đại hóa của Đức nhanh bậc

nhất thé giới đã giúp dat nước hồi sinh từ sau thất bại của cuộc Đại chiến cũng lả

những nguyên nhân khiến cho người đứng dau Trung Quốc mong muốn đem một mô

hình kiều Đức áp dụng lên đất nước về một xã hội hiện đại được chống lưng bởi một

nên công nghiệp hóa hùng mạnh, bộ mặt quân sự được hiện đại thuộc vào hàng tỉnh

vi mà vẫn có thé duy trì được ý thức cùng văn hóa của một dan tộc không bị xói mòn

bởi các tác động bên ngoài Quan trọng hơn hết, bộ máy lãnh đạo sẽ được thông nhất

từ trên xuống nhờ sự vận động tinh than dân tộc và sử dụng chủ nghĩa quân phiệt như một phương tiện đoàn kết tat cả cùng với nhau nhằm tiến tới một quốc gia Trung

Quốc cường thịnh và hùng mạnh trong tương lai

TIỂU KET CHƯƠNG I

Sau cuộc Đại chiên the giới, nước Đức đã bị tôn hại nghiêm trong cả về mặt kinh

tế và quân sự do các điều khoản khắc nghiệt mà Hòa ước Versailles đặt ra cho đấtnước đã dẫn tới sự hạn chế của giới công nghiệp và quân đội Đức trong việc phát

triển sau thời gian hậu chiến ở trong nước Đứng trước sự phát trién bị hạn chế, ca

giới công nghiệp và quân đội Đức déu tìm cách phá vỡ các hạn chế do Hòa ước ápđặt đã dẫn tới sự tìm kiểm ra các thị trường ra nước ngoài trong bí mật kê cả đối với

chính phủ Weimar dân chủ trong nước nhằm tránh viễn cảnh bị phá sản trong tương

Trang 28

lai Các thị trường mà cả hai tìm được đều nằm trong phạm vi châu Âu nhưng chỉ

thuộc loại chỉ đủ duy trì chứ chưa có lợi nhuận nên đã khiến cho cả giới công nghiệp

và quân đội phải tìm ra một thị trường tiềm năng khác thay thế Đó cũng là lúc maĐức nhìn sang phía đông nhìn thấy Trung Quốc, nơi sẽ xem như đảm bảo sự hồi sinh

của giới công nghiệp và quân sự Đức về sau.

Trung Quốc trong con mắt các quốc gia phương Tây bị xem là một đất nước day cuộc xung đột đầy hỗn loạn giữa thế lực quân phiệt lẫn nhau đã buộc các nhà lãnh đạo Quốc Dân Đảng phải tìm ra một đồng minh sẵn lòng hỗ trợ minh dé dep bỏ nạn

quân phiệt và thông nhất toàn cõi Trung Hoa Quốc gia chấp nhận hợp tác đầu tiên làLiên Xô lại yêu cầu các điều kiện kèm theo nếu muốn nhận được các viện trợ từ nướcnày, đối với những người theo chủ nghĩa dan tộc mà tiêu biểu là Tướng Giới Thạch

thì điều này không thê chấp nhận được nên ngay khi kết thúc cuộc chiến Bắc phạt thì

người học trò của Tôn Trung Sơn đã lập tức loại bỏ những ảnh hưởng của Liên Xô ra

khỏi hệ thông chính trị Cham dứt hợp tác với Liên Xô cũng đồng nghĩa mat đi đồng

minh duy nhất có thé viện trợ cho công cuộc thông nhất của Quốc Dân Đảng Vào

lúc này, Tưởng Giới Thạch lại nhìn về phía Tay, nơi ma sư phụ của ông da cỗ gắng

tạo lập một liên hệ với Đức nhưng không thành công đã thu hút trở lại sự chú ý của

tong thông Tưởng đo thành công vực đậy đất nước nên nhà lãnh đạo của Quốc DânĐảng đã nhờ Đức sang hỗ trợ việc hiện đại hóa quân đội cũng như kinh tế đã khởiđầu cho sự hợp tác hơn một thập ki giữa Đức và Trung Quốc

Trang 29

CHUONG 2: QUAN HE GIU'A DUC VA TRUNG QUOC TRONG

LINH VUC KINH TE (1926-1938)

2.1 Thương mai và đầu tư của Dire vào Trung Quốc (1926-1932)

2.1.1 Sự quay lại của các công ty thương mại và đầu tư Đức tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc đã có sự chuyên biến quan trọng với việc đang vươn lên nắmquyền lực của chính quyền Quốc Dan Dang tại Quảng Châu với lục địa Trung Hoa

rộng lớn Ở đây, chính quyền Quốc Dân Đảng sau năm 1927 còn thi hành các chính

sách đối ngoại với các quốc gia hùng mạnh nhất thé giới là Đức, Liên Xô và Hoa Ki

để thành lập các hiệp hội kinh tế nhằm phát triển đất nước sau nhiều năm chìm trong

cuộc nội chiến đã tàn phá đất nước Mặc đù vậy, theo đánh giá của Bộ giao Anh vào

năm 1927 thì “Trung Quốc van là một “vũng lay” (Kirby, 1997, tr.443) Với bat cứ

sự dau tư của quốc gia nào vào Trung Quốc

Về quan hệ đối ngoại, theo đánh giá của nhà nghiên cứu Kirby đã cho rằng: “chính

quyên Nam Kinh đã bước vào mỗi quan hệ hợp tác đâu tiên của Trung Quốc hiện đại

dựa trên cá nguyên tắc và thực tién bình đăng và cùng có lợi” (Kirby, 1997,

tr.443-444) Vì lúc nay, Đức đã mat hết các đặc quyền tại Trung Quốc như phan trình bày

trên đã khiến cho mối quan hệ giữa đôi bên dựa trên sự bình đăng có vị thé ngang

bằng nhau Do đó, đối với chính phủ Quốc Dân Đảng của nguyên soái Tưởng Đức

cũng là quốc gia có thé thiết lập một mỗi quan hệ ngoại giao giúp ích cho Trung Quốc

mà không doi hỏi bat kì lợi ích chính trị nào như các cường quốc phương Tây khác cũng đã tạo cơ hội cho các công ty Đức quay trở lại gắn liên với các lợi ích khác kèm

theo.

Sự khởi đầu cho các công ty Đức quay tro lại Trung Quốc được đánh dấu bằng

việc các có van quân sự người Đức được Tưởng Giới Thạch mời sang dé hỗ trợ cho

các van dé hiện đại hóa quan đội Bắt dau từ cố van quân sự đầu tiên là Max Bauer

đã đến Quảng Châu vào năm 1927, đi theo đó ông còn nhận được việc làm đại lí độc

quyền cho Junkers Aircraft và các nhà sản xuất vũ khí Oerlikon dé khảo sat cơ hội đầu tư của hai công ty này tại Trung Quốc (Spence, 1990, tr.398) Không chỉ có hai

công ty vừa nêu có sự quan tâm đặc biệt đến thị trường Trung Quốc mà sự có mặt

Trang 30

của Bauer cũng thu hút những công ty khác “quan tâm là Julius Berger Konsortium

dé phát triển đường sắt, trong khi Beier- Ifa Vertrieb quan tâm đến sự phát triển của

thông tin liên lạc nói chung ở Trung Quốc ” (Fox, 1970, tr.30).

Khoảng thời gian đại tá Bauer ở tại Trung Quốc cũng giúp thúc đây các chính sách

đầu tư của các công ty Đức tại Trung Quốc vi ông dé ra một danh sách cơ bản về sự

phát triển kinh tế của Trung Quốc gồm có “công nghiệp nặng, công nghiệp hóa chất,

thông tin liên lạc, vận tai hàng không” (Fox, 1970, tr.29) Dã tạo ra một thứ thu hút

hệ thông các nhà công nghiệp hàng dau Đức vào Trung Quốc dựa trên danh sách của

ông nên đo đó đã tạo được sự liên hệ giữa các công ty Đức và chính phủ Nam Kinh.

Vì thé, Max Bauer đã cho thành lập ủy ban nghiên cứu Nam Kinh đến Đức nhằm

“thăm một số lượng lớn các công ty Đức, bao gồm Krupp, Siemens, Julius Berger

Konsortium và Beier- Ifa Vertrieb” (Kirby, 1984, tr.52) Trong cuộc gặp với các đại

điện của ủy ban nghiên cứu Nam Kinh thi các công ty Đức cũng tỏ rõ việc sẵn sàng

dau tư vào Trung Quoc với việc

Krupp tuyên bé sẵn sàng cung cấp toàn bộ kho vũ khi cho Trung Quốc; Julius

Berger cạnh tranh với Lenz & Compan Vereinigte Stahlwerke, và công ty công

nghiệp Verband der deutschen Wagon vẻ các hợp đồng có thé có về thiết bị và

xây dựng đường sắt; Beier- lta quan tâm đến việc phát triển truyền thông.

(Kirby, 1984, tr.Š2)

Do sự quan tâm ngay càng đặc biệt của các công ty Đức đến thị trường Trung Quốc

dé tìm kiếm cơ hội đầu tư nên vào “Nam 1928, Tưởng phái ông trở lại Đức, nơiBauer thành lập Bộ Thương mại dưới sự bảo trợ của công sứ quán Trung Quốc tại

Berlin” (Spence, 1990, tr.398) Với mục tiêu quan trọng là “tap trung mọi hoạt động

mua vũ khi và vật liệu công nghiệp của chinh phủ Trung Quốc ở châu Au” (Kirby,

1984, tr.56) Dé giúp cho các công ty Đức có thê liên hệ trực tiếp với chính phủ Nam

Kinh của Tưởng Giới Thạch trong các hợp đồng thương mai dé giành được quyền

xuất khâu ưu tiên của Đức thông qua các công ty cho Trung Quốc trước nhiều quốc

gia khác cùng thời điểm.

Trang 31

Đến thời điểm "tháng 9 năm 1928, Bộ Thương mại đã đi vào hoạt động dưới sự

chi đạo của Vu Dai Vi, một người Chiết Giang đã nhận bằng Tiến sĩ về triết học tại

Harvard (1922) và tiép tục nghiên cứu toán học va quân sự ở Đức ” (Kirby, 1984,

tr.56) Da bước đầu xác lập quá trình tham gia sâu rộng của nén kinh tế Đức đổi với

nên kinh tế Trung Quốc vẫn còn non yếu thông qua Bộ Thương mại với trọng tâm là

ngành công nghiệp nặng của người Dức được tập trung theo hướng dau tư giúp hiện

dai hóa Trung Quoc.

Các hoạt động tiếp xúc giữa các nhà công nghiệp hàng đầu nước Đức với chính

phủ Nam Kinh được tiếp tục day mạnh dưới sự trung gian của cỗ quân quân sự người

Đức Bauer khi “Vào tháng 3 năm 1929, ông gặp Carl Duisberg, người đứng dau 1.

G, Farben và Chu tịch Reichsverband der deutschen Industrie” (Kirby, 1984, tr61).

Trong chuyến thăm Trung Quốc dựa trên lời mời của dai tá về cơ hội dau tư của các

công ty công nghiệp hàng dau của Đức tại Trung Quốc Trong chuyển thăm ngắnngủi, Duisberg cũng thông báo cho đại táBauer rang Reichsverband chấp nhận lời

mời của Tôn Khoa vào một năm trước đó về việc cử ra một ủy ban nghiên cứu công

nghiệp đến Trung Quốc dé khảo sat tình hình thực địa và Duisberg cũng gặp ngườiđứng dau Trung Quốc dé cùng nhau thảo luận về những hình thức mà các công tyĐức có thẻ tham gia vào quá trình đầu tư giúp hiện đại hóa Trung Quốc (Kirby, 1984,

tr.61).

Khi các hoạt động của các nhà công nghiệp Dire dang bước đầu quay trở lại thị

trường dưới sự đóng góp của cô van Bauer, ông đã mắc bệnh đậu mùa khi cỗ van

cho Tưởng Giới Thạch tại mặt trận Vũ Hán vào tháng 4 năm 1929 và đã không qua

khỏi tại Thượng Hải vào ngày 6 tháng 5 năm 1929 khiến cho mối liên hệ giữa các

nhà công nghiệp Đức và chính phủ Nam Kinh thông qua sự trung gian ông đã bị gián

đoạn khiến cho các dự tính đầu tư của các các công ty Đức bị ngưng trệ trong mộtkhoảng thời gian ngắn do các cô vấn quân sự được mời tiếp theo đã không thẻ giúp

thiết lập được một mỗi liên hệ mật thiết giữa các nhà công nghiệp Đức với giới lãnh

đạo Nam Kinh Mặc dù vậy, không thê phủ nhận rằng Max Bauer là người đã đặt nén

móng cho sự phát triển của các công ty thuộc những nhà công nghiệp hàng đầu quốc

Trang 32

gia Đức cùng lúc giúp cho các công ty Đức có được các vị thế đặc quyền tại Trung Quốc Quan trọng hon, đại tá Bauer cũng đã góp sức cho sự phát trién về mối quan

hệ Đức — Trung phát triển trở lại sau Chiến tranh thé giới thế giới thứ nhất

Sau khi Max Bauer qua đời thì các công ty Đức đã không thê tìm được người nào

có mức độ tin tưởng cao như Bauer dé tham van cho mình về các kế hoạch đầu tư tại Trung Quốc do van dé năm ở việc thiểu sự tin tưởng của các công ty đối với tính

trung thực của các nhân viên thuộc thâm quyền của Bộ Thương mại Trung Quốc ở

Berlin, đồng thời cũng lo ngại đến nên sự ton tại của chế độ Quốc Dân Đảng được

thiết lập ở Nam Kinh do trước những thể lực quân phiệt khác ở Trung Quốc trong

cùng thời điểm Vì thế đã khiến cho những nhà lãnh đạo của các công ty trở nên cần

trọng trong việc thực hiện các kế hoạch đầu tư của công ty mình trên mảnh đất Trung

Quốc Không chi có vậy về phía déi tác Trung Quốc thì cũng có quan điểm về những

cô vấn quân sự từ Đức từ sau cái chết của Max Bauer đã không thé chiếm được lòngtin của người lãnh đạo Quốc Dân Đảng trong khoảng thời gian dài, ngoài ra những

nhân viên cô van này chủ yếu chỉ tập trung huấn luyện quân sự mà bỏ quên sự cấp

thiết của việc giúp Trung Quốc hiện đại hóa thông qua các sự đầu tư công ty Đức

trong lĩnh vực kinh tế như Bauer đã từng làm cũng làm cho sự liên hệ giữa các công

ty và Trung Quốc bị cắt đứt (Spence, 1990, tr.398)

Tuy nhiên bước đến cuỗi năm 1929 khi cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu lan rộng

thì các nhà công nghiệp hàng dau của Đức đã phải tìm kiểm giải pháp dé giải quyết

tình trạng khủng hoảng trong nước và ngay lúc này những nha lãnh đạo của các công

ty công nghiệp hàng dau đã nghĩ ngay đến chính quyền Nam Kinh mà chính Max

Bauer đã mat may tháng trước đó giới thiệu cho lãnh đạo của các công ty, nhữngngười đứng dau của các công ty cho rằng mi quan hệ thân thiết mà Max Bauer đượcgây dựng với Nam Kinh sẽ giúp ích cho việc thoát khỏi khủng hoảng bằng cáchchuyền trọng tâm xuất khâu sang Trung Quốc sẽ giúp giảm tải phần nào áp lực kinh

tế trong nước khi mà nền kinh tế vừa mới phục hồi của Đức đã phải chịu ảnh hưởng

từ cuộc khủng hoảng kinh tế mang lại (Kirby, 1984, tr.63) Vì vậy, đây có thê coi là

lý do hợp lý để cho các công ty Đức bắt lại liên lạc với chính quyền Nam Kinh sau

Trang 33

cái chết của đại tá Bauer nhằm đẻ gia tăng việc trao đôi thương mai với mục đích dé

giữ cho nên kinh tế Đức, nhất là các công ty không bị sụp đồ hoàn toàn dựa trên mối

quan hệ kính tế với chính quyền Nam Kinh hợp pháp ở Trung Quốc.

Với mục tiêu đặt ra về việc chuyên trọng tâm xuất khẩu sang Trung Quốc của các

công ty Đức thông qua nhận định của Carl Duisberg, chủ tịch của Reichsverband der

deutschen Industrie về thị trưởng Trung Quốc sẽ “Ia guốc gia duy nhất mà ở đó chúng

ta vẫn có khả năng có một thị trường tuyệt vời cho hàng xuất khẩu của minh” (Kirby,

1984, tr.63) Cho thay tam nhìn của các công ty về một thị trường tiềm năng cho việc

xuất khâu cho các mặt hàng công nghiệp nặng của Đức, vốn là một điểm mạnh của

người Đức đã bị giới hạn một phần do hậu quả từ những lệnh trừng phạt đến từ Hòa

ước Versalless.

Một ủy ban nghiên cứu của Đức được thành lập đến Trung Quốc để tìm kiếm cơ

hội đầu tư tại Trung Quốc và đã được đàm phán với đại diện bên phía Tưởng Giới Thạch trước khi lên đường về các dự án mà Đức có thê đầu tư khi sang đến Trung Quốc Các dự án được đàm phán bao gồm có:

khoán vay của Đức trị giá 30 triệu đô la CH để cai tạo tuyên đường sắt Bắc Hán Khâu và Thiên Tân-Phô Khẩu, với các công ty Đức cung cap vật liệu xây

Kinh-dựng; một tuyến đường sắt theo kế hoạch từ Trùng Khánh đến Thanh Đô ở Tứ

Xuyên, được tài trợ bởi Ngân hàng Danat; sự tham gia của Siemens trong việc

hoàn thiện tuyên đường sắt Quảng Đông- Hán Khẩu; tàu hơi nước và thiết bị cho

China Merchants Steamship Navigation Company, do Deutsche Schiff- und

Maschinenbau, Bremen cung cap: và việc xây dựng một dich vụ điện thoại thành

pho được dé xuất (Kirby, 1984, tr.67)

Dù như thé, các dự án này van chưa thé thực hiện khi ủy ban nghiên cứu sang đến

Trung Quốc đã nhận thấy sự lạc hậu của Trung Quốc hơn so với những gì ủy ban

nghiên cứu suy nghĩ cũng như tình hình rối ren trên toàn lục địa Trung Quốc vào thờiđiểm ủy ban đến khảo sát Trong báo cáo mà Ủy ban biên soạn và trình bày trướcReichsverband đã ghi rõ về: “tinh trạng bat én chính trị và tài chính hiện tại ở Trung

Quốc, nhưng van lạc quan về sự On định “sdp tới” của chính phú Trung Quốc”

Trang 34

(Kirby, 1984, tr.67) Đã nói lên một bức tranh ảm đạm của Trung Quốc trước khi Đức

có quyết định đầu tư nhưng giới công nghiệp vẫn có một sự lạc quan nhất định dànhcho thị trường Trung Quốc sẽ ôn định trong tương lai gần bởi sự giảm nhiệt bởi cáctrận chiến tranh giành quyền lực và lãnh thé giữa các quân phiệt với nhau

Tuy nhiên đôi với quan điểm của chính quyên trung ương ở Berlin lại không thực

sự có thái độ ủng hộ về một quan hệ thương mại với Trung Quốc, vì vậy với công ty tham gia trong Reichsverband der deutschen Industrie đơn giản chỉ nhận được khuyến nghị rằng nên thành lập các doanh nghiệp Trung-Đức bỏ qua chính phủ Đức, do đó

đã dan tới sự thành lập và phat trién của China Studien Gesellshaft (Hiệp hội Nghiên

cứu Trung Quốc) một cơ quan dai diện cho lợi ích kinh doanh của các công ty Đức

tại Trung Quốc (Doiman, 1960, tr.49).

Đối với cá nhân lãnh đạo những công ty công nghiệp muốn tham gia vào China

Studien Gesellshaft đẻ tiến hành dau tư vào Trung Quốc đều phải trả một mức phí

3000 RM và tính tới thời điểm đầu những năm 1930 đã ghi nhận sự có mặt của 17

công ty công nghiệp lớn và danh tiếng, đồng thời còn có sự đóng góp của 13 ngân hàng lớn nhỏ khác nhau trên khắp nước Đức đẻ giành lay thị phan dau tư tại Trung Quốc (Kirby, 1984, tr.70).

Một trong các lĩnh vực tiên phong trong sự hợp tác kinh tế giữa Đức và Trung

Quốc đến từ các liên doanh hàng không liên kết giữa chính phủ Nam Kinh cùng cácđối tác nước ngoài Trong các đối tác hợp tác thì có một liên doanh đến từ Đức có tên

gọi là Eurasian được thành lập vào thang 2 năm 1931 với tư cách là một doanh nghiệp

chung của Bộ Truyền thông Trung Quốc và Deutsche Lufthansa (Brazelton, 2021,

tr 11).

Sự thành lập của Eurasian đã đánh dấu một bước tiến mới trong hợp tác kinh tế

giữa Đức và Trung Quốc khi nó đã đem lại những hợp đồng buôn bán đến các phụ tùng cơ khí, cơ sở vật chất ngành hàng không dân dụng của Đức cho Trung Quốc.

một quốc gia có cơ sở hàng không còn non trẻ Trong hợp đồng thành lập được kí kết

Trang 35

vào tháng 2 năm 1930 đã qui định Deutsche Lufthansa có nghĩa vụ đối với chính phủ

Nam Kinh sẽ

quản lý và giám sát các vấn đề kỹ thuật của các đường bay, bao gồm

những van đẻ như thu phát vô tuyến và lắp đặt điện thoại, và Lufthansa sẽ

thu xếp dé đào tạo các phi công Trung Quốc có trình độ và cơ khí ở Đức

và Trung Quốc, đồng thời hỗ trợ nghiên cứu và thực hành các tuyến đường vận chuyên hàng không, hoạt động và quản lý nhà máy cũng như sửa chữa

máy bay (Brazelton, 2021, tr.12)

Sự thành lập một liên doanh hàng không giữa chính phù Nam Kinh va công ty Đức

chi là một trong các dự án nằm trong tính toán mà các công ty Đức có ý định thực

hiện lâu dài tại Trung Quốc đề mà bắt đầu một hành trình mới của các công ty Đức

tại Trung Quốc Dù như thể, mức độ đầu tư các giới công nghiệp trong giai đoạn này

vẫn chưa thực sự nổi bật hon hắn những cường quốc khác do thiếu sự bảo trợ tới từ chính phủ nên chưa thé có những dự án qui mô tam cỡ dé khai thác nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ các hợp đồng được kí kết giữa mình và chính phủ Nam Kinh.

2.1.3 Sự hợp tác

Trong giai đoạn những năm cuối 1920 và đầu năm 1930 đã chứng kiến sự khủng hoảng kinh tế từ các nước tư bản với khởi đầu từ Hoa Kì đã lan dần ảnh hưởng đến những nước tư bản khác ở châu Au mà nặng nẻ nhất phải kê đến nước Đức, von mới

chỉ được phục hồi chưa lâu trước đó mà giờ đây đã gặp phải cú sốc về kinh tế

Theo Nguyễn Anh Thái nghiên cứu về tình hình kinh tế nước Đức trong giai đoạnnày đã thé hiện các con số không lạc quan khi chi sau 3 năm có đấu hiệu của khủnghoảng kinh tế thì đến năm 1930, mức sản xuất công nghiệp của Đức giảm sút đi 8,4%

so với một năm trước đó Vẻ tổng thé bức tranh công nghiệp sản xuất của Đức vào

năm 1933 mới chỉ có 35,7% công suất và năm 1932 thì tông giá trị xuất khâu của

Đức không vượt quá 5,7 ti RM (Nguyễn Anh Thái, 2013, tr 100).

Khủng hoang kinh tế bùng phát cũng kéo theo sự phá sản hàng loạt các ngân hang

tại Đức, đồng thời còn kéo theo số người thất nghiệp hơn khoảng 6 triệu người đã

Trang 36

khiến cho chính quyền Nam Kinh xuất hiện sự lo lắng đối với các dong vốn dau tư đến từ các ngân hàng của Đức cũng làm cho sự hòa hợp Trung-Đức ngày càng lắng xuống (Spence, 1990, tr.398).

Đối với bán thân Trung Quốc trong giai đoạn những năm cuối 1920 và đầu năm

1930 dù ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng sự phân bé ngân sách quốc gia không hợp lí đã làm cho thâm hụt ngân sách ngày càng nới rộng hơn và sự

xâm lược của Nhật Bản vào vùng đất giàu tài nguyên Mãn Châu đã khiến cho giá

đồng tiên của Trung Quốc bị day xuống mức thấp nhất vào đầu năm 1932 (Kirby,

1984, tr.72-73).

Từ việc xem xét tình hình kinh tế đến từ những nghiên cứu của hai quốc gia, đã

chứng minh rang sự không ồn định nội bộ trong nội tại của cả hai có thể gây ra nguy

cơ đe dọa cho nên kinh tế mỗi lúc một cao Mặc dù vậy, Đức trước đó đã được lời

mời đầu tư vào Trung Quốc với vai trò là một trong những người sẽ hỗ trợ và đầu tư

vào thị trường Trung Quốc đã có động thái tăng cường đầu tư của mình vào Trung

Quốc một cách đáng kẻ Hành động này giúp họ tự bảo vệ khỏi những ảnh hướng tiêu cực của suy thoái kinh tế.

Một thành viên thuộc về ủy ban nghiên cứu Đức vẻ Trung Quốc đã nói về thị

trường day tiềm năng Viễn Đông sẽ là nơi có thé cứu sống nền công nghiệp Đức đangtrên vực thăm của khủng hoảng kinh tế khi ông đã nói thang than hơn: “Mér phan

lớn tình trạng thất nghiệp ở Đức có thể được giải quyết ngay lập tức thông qua xuất

khẩu sang Trung Quốc, ngay khi vẫn dé tín dung được giải quyết” (Kirby, 1984,

tr.7l).

Dứng trước sự cứu cánh của thị trường Trung Quốc có thé giúp cho Đức trụ vingtrước cơn bão khủng hoảng kinh tế thì giới công nghiệp của Đức đã tăng mạnh nhập

khẩu các nguyên vật liệu từ Trung Quốc với con số 265,05 triệu RM năm 1927 lên

370,67 triệu RM vào nam 1929, ở chiêu hướng ngược lại về kim ngạch xuất khâu từDire sang Trung Quốc chuyền đổi lên dần ở con số 121,02 triệu RM lên 185,60 triệu

RM trong cùng thời kỳ Dong thời, những công ty có mặt tại Đức đã gia tăng thị phan

Trang 37

ngoại thương tại Trung Quốc từ 3,8% năm 1927 lên gần 7% năm 1929 (Kirby, 1984,

tr.73).

Các dữ liệu kinh tế đã thé hiện quan điểm chiến lược của các doanh nghiệp hang

đầu của Đức vé thị trường Trung Quốc, một thị trường đang chịu sự can thiệp của các

cường quốc phương Tây Mọi đầu tư từ phía các công ty công nghiệp Đức tại Trung

Quốc được xem như một biện pháp cứu cánh cho nên kinh tế quốc gia nói chung và

các doanh nghiệp cá nhân nói riêng trong bồi cảnh khủng hoảng kinh tế đang có dấu

hiệu ngày càng nghiêm trọng Quyết định dau tư của họ có thẻ coi là một động thái

chính xác vào thời điểm đó, bởi vào những thập niên 1920 và 1930, Trung Quốc chưathực sự tích hợp và liên kết sâu rộng với nền kinh tế thế giới nên sẽ không bị ảnhhưởng nhiều bởi các tác động từ cuộc khủng hoảng Do đó, việc đầu tư của người

Đức tại đây có thê tránh khỏi những thiệt hai nặng nề mà khủng hoảng mang lại.

Thách thức ma thương mại Đức-Trung gặp phái trong giai đoạn này gặp đến từ

việc phải cạnh tranh với những cường quốc phương Tây đang có nhiều quyền lợi kinh

tế có lâu tại Trung Quốc mà điền hình là hai cường quốc Anh và Hoa Kì, hai quốc

gia vốn luôn theo đối sát sao các động thái của Đức tại nước ngoài Nhat là các lợi ích kinh tế mà Đức mang đến Trung Quốc có thê khiến cho cán cân kinh tế của hai

cường quốc tại Trung Quốc sẽ bị thay đổi theo hướng tiêu cực cho những khoảng đầu

tư của Anh và Hoa Kì tại Trung Quốc.

Phản ứng đầu tiên đến từ Hoa Kì khi giới tình báo của nước này đã ghi nhận những

hoạt động quân sự của nhóm có vấn người Đức luôn gắn liên với các lợi ích kinh tế

sẽ có thê gây ảnh hưởng tầm anh hướng kinh tế của Hoa Kì ở Viễn Đông như trong một báo cáo thường xuyên gửi về Washington nhắc đến các “hoạt động kinh tế Đức

ở Trung Quốc sẽ phải tiến hành một cuộc điều tra chỉ tiết về tác động kinh tế của Đức đổi với Trung Quốc ” (US War Department Strategic Service Unit , 1946, tr, 109).

Đã thê hiện sự lo lắng của Nhà Trắng về các khoản đầu tư của Đức tại Viễn Dông với

nhiều đặc quyền có thé khiến cho Hoa Ki mat đi một thị trường đông dan vào tay đối

thủ.

Trang 38

Tiếp theo đó là người Anh khi đứng trước các báo cáo tài chính có biêu hiện liên

tục sụt giảm do sự có mặt của Đức khi đã chứng kiến tỉ lệ nhập khâu từ Trung Quốccủa Anh giảm từ 17% năm 1913 xuống còn 9,5% năm 1929 trước sự bước chân củagiới công nghiệp Đức vào Trung Quốc Vì thé, những dau tư của Berlin tại Trung

Quốc đã được London lưu ý một cách đặc biệt vì vị thể ngày càng tăng của giới công

nghiệp Dức tại Trung Quốc có thé dẫn tới sự độc quyền hoàn toàn và day Anh ra khỏithi trường Trung Quốc (Kirby, 1984, tr.74)

Khi đúng trước các hành động theo dõi của hai cường quốc Hoa Kì và Anh thì

động thái của bên phía Trung Quốc trong giai đoạn nay đã cam kết sử dụng rộng rãilời khuyên và von đầu tư nước ngoài mà nhiều nhất là từ nước Đức đang tiền vào conđường hồi phục thông qua sứ mệnh cố van quân sự do Max Bauer bắt đầu cùng những

nỗ lực của Reichsverband der deutschen Industrie đã giúp cho Đức trên đà giành được

một vị thé đáng kinh ngạc và hơn han các cường quốc phương Tây khác tại Nam Kinh cùng thời điểm đó (Kirby, 1984, tr.74-75).

Nhờ có các dòng dau tư nên bat chấp các theo đõi sát sao từ phía Hoa Kì và Anh thì giới công nghiệp Đức vẫn tạo được một vị thé vững chắc tai thị trường Trung Quốc khi trong một báo cáo mà tình báo Hoa Kì gửi từ vùng Viễn Đông đã miéu tả

các đoanh nhân Đức tại Trung Quốc có được một đặc quyền mà khó ai có thê có được

trong đoạn báo cáo đã viết: “Các doanh nhân người Đức đã ở Trung Quốc được vài năm đã trau doi có ảnh hưởng đến mức mà giờ đây họ dường như có quyên miễn trừ

đổi với những hành động chong lại ho” (US War Department Strategic Service Unit,

1946, tr.109) Không dừng lai ở đó, trong hau hết các ngành nghề của Trung Quốc

đều mang hình bóng của các đóng góp của Đức khi trong báo cáo cũng có đoạn viết:

“Chính phủ Đức đã có những nhà khoa học ở tất cả các ngành, y tế, hóa học, kỹthuật, v.v và hiện nay họ có uy tín cao trong giới Trung Quốc ”(US War Department

Strategic Service Unit, 1946, tr.109).

Tuy nhiên, trong giai đoạn những năm cuối 1920 đến đầu những năm 1930 thì các

đầu tư của giới công nghiệp Đức vẫn có thẻ bị xem là hạn chế ở mức độ nào đó do sự

không can thiệp cùng các hoạt động hỗ trợ cho sự phát triển ảnh hưởng kinh tế của

Trang 39

Đức ở Viễn Đông bị xem nhẹ hơn các chính sách ưu tiên khác của chính quyên dân

chủ Weimar khi đặt trong một béi cảnh tông thé chung vào giai đoạn đó Vi vậy, xét

đến các đầu tư trong giai đoạn này thì thấy rằng những đầu tư chỉ mang tính cá nhân

của giới công nghiệp Dức dẫn tới sự đầu tư chi có nhỏ và vừa, không có các khoản vay lên đến con số hàng triệu đô la cho chính quyền Nam Kinh.

Sự kiện đánh dau quan hệ Đức-Trung lên đến đỉnh cao là lúc ma Đảng Quốc Xãlên nắm lấy quyên hành chính thức ở nước Đức năm 1933 với các chính sách tăng

cường mỗi quan hệ với Trung Quốc dé phục vụ cho mục tiêu tái vũ trang của Hitler

đã góp phan định hình lại quan hệ Ditc-Trung dựa trên sự phụ thuộc lan nhau trong

nhiều mảnh vào giữa và cuối thập niên 1930 sẽ được trình bày tại phần sau.

2.2 Tăng cường trao đổi thương mại và đầu tư của Đức đành cho Trung Quốc

(1933-1938)

2.2.1 Các yếu tố khiến cho chính quyền Đức Quốc xã tăng cường mỗi quan hệ vớiTrung Quốc

Vào năm 1933, đã chứng kiến việc lên năm quyền của Đảng Quốc Xã do Hitler

lãnh đạo tại nước Đức sau sự sụp đồ của chính quyên Weimar Việc nắm quyền của

Đảng Quốc Xã tại Đức cơ bản cũng làm thay đổi các chính sách của Đức đối với

Trung Quốc dựa trên các chính sách đối ngoại của người lãnh đạo tối cao tại chínhquyền Quốc Xã khi đó là Hitler khiến cho môi quan hệ giữa hai bên trở nên gan chặt

hơn do các lợi ích kinh tế mà nó mang lại cho cả hai quốc gia Tuy vậy, không chỉ

có đường lỗi đối ngoại dưới thời Hitler thay đôi đến mối quan hệ hai chiều giữa Đức

và Trung mà còn nhiều yếu tổ dan xen vào nhau ở các quyết định của chính quyền

Quốc Xã đối với chính quyền Nam Kinh sẽ được xem xét đưới đây dé mà hình thànhnên một chính sách thân Trung Quốc của giới thượng tầng lãnh đạo ở Berlin vàothời điểm đó

Yếu tô đầu tiên phải xét đến là đường lỗi đối ngoại của chính quyền Quốc Xã mới

là ưu tiên “tdi vit trang lại nước Đức và thoát khỏi những ràng buộc quốc tế để

chuẩn bị cho những hành động xâm lược sau nay” (Nguyễn Anh Thái 2013, tr 170).

ss sa” ta es we ` , > a ˆ ^ 2

Với mục tiêu thực hiện tái vũ trang thì nước Đức cân có những nguyên liệu thô cân

Trang 40

thiết mới có thé thực hiện được, do đó đã dẫn tới “Yêu cầu ngày càng cao cua Đức đổi với thị trưởng xuất khẩu và nguồn nguyên liệu the đã dân đến chính sách ngoại

thương mới giúp vượt qua những trở ngại trước đây đối với dau tư của Đức vàoTrung Quốc ” (Kirby, 1984, tr 103) Đã làm thúc day mối quan hệ Đức — Trung càng

trở nên sâu sắc và giúp tăng cường thêm các lợi ích kinh tế mà Đức sẽ nhận được từ

Trung Quốc trong hoàn cảnh nước Đức vẫn đang chịu đựng các điều khoản bat hợp

li đến từ Hòa ước Versailles từ các quốc gia thang trận khién Đức không thé nhập

khẩu được các nguyên liệu can thiết trên con đường tái vũ trang và khôi phục kinh

tế “Đồng thời, Liên Xô, vốn từng đóng một vai trò quan trọng trong thời kỳ tái vũ

trang bí mat, đã bị giới lãnh đạo chính trị mới của Đức đặt “ngoài giới hạn”"”

(Kirby, 1984, tr.103) Cũng góp phan tạo điều kiện cho sự thay thé mang tên TrungQuốc dé thé chỗ cho Liên Xô trong các chính sách đối ngoại của chính quyền mới

ở Berlin trong nỗ lực tìm kiếm thêm các đồng minh và quốc gia để mở đường chohang hóa xuất khâu ra bên ngoài dat nước nhất là các mặt hàng về công nghiệp quốc

phòng và công nghiệp nặng của các công ty hàng đầu vào lúc bây giờ.

Tiếp theo, phải xét đến cộng đồng người Đức ở Trung Quốc cũng là một phan giúpthúc day quá trình Đức Quốc Xã ban bé các chính sách có lợi với chính quyền NamKinh Cộng đồng người Đức ở Trung Quốc theo một thông kê được ghi nhận của

nhà nghiên cứu Donald M McKale trong bài báo về các hoạt động của Đảng Quốc

Xã ở Viễn Đông thì

Theo ước tính không chính thức vào cuối những năm 1920, khoảng 357.480 người Đức và người góc Đức (Volksdeutschen) sông ở châu Á và các đảo Thái

Bình Dương Năm 1937, các nha thông kê của Đức Quốc xã đếm được 14.020

công dân Đức cư trú ở Viễn Dong (Auslandsdeutschen), trong đó 2.035 (14.51%)

là dang viên (McKale, 1977, tr.291)

Với số lượng lớn người Đức được thống kê ở Trung Quốc như trên thì việc thâm

nhập của Đảng Quốc Xã đến cộng động nay dé truyền bá những tư tưởng của ngườilãnh đạo Dang lúc đó tên Hitler ở Trung Quốc trước cả khi nắm quyền chính thức tại

Đức là một việc làm can thiết dé nang cao số lượng đảng viên cũng như gan kết thêm

Ngày đăng: 01/02/2025, 00:06

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN