3.1. Sự hỗ trợ của các cố vấn quân sự người Đức tại Trung Quốc (1926-1937) 3.1.1. Huan luyện va đào tạo cho các binh sĩ của quân đội Quốc Dân Đảng
Sau khi trục xuất các cỗ van người Nga vào năm 1927 dé loại bỏ các ảnh hưởng của Liên Xô với chủ nghĩa cộng sản ra khỏi Quốc Dân Đảng. Đại diện của Tưởng Giới Thạch mong muốn rằng chính đích thân vị tướng Lundendorff nỗi tiếng của Đức
sang Trung Quốc hỗ trợ cho việc tô chức lại quân đội Trung Quốc (Fox, 1970, tr.28).
Tuy nhiên, Lundendorff đã từ chối lời mời vì sợ rằng danh tiếng của mình sẽ thu hút sự chú ý không mong muốn. Thay vào đó, tướng Lundendorff đã dé xuất cấp dưới của mình cho phía Quốc Dân Dang là “Đại tá Max Bauer, một sĩ quan pháo bình có tài năng hậu cân khác biệt, từng là thành viên trong ban tham mưu của Tướng Erich Ludendorff trong Thể chiến I” (Bereb, 2005, tr.103).
Với đề xuất của Lundendorff thì vào ngày 15 tháng L1 nam 1927 Bauer đến Hong
Kông đã được một đại điện của Quốc Dan Đảng tiếp đón, và từ đó ông đi đến Quảng
Châu đã bắt đầu hành trình cho sự giúp đỡ về mặt quân sự của Đức dành cho chính quyền Quốc Dân Dang mà khởi dau từ các cố van quân sự người Đức đến Trung Quốc dưới danh nghĩa cá nhân là giúp đỡ Trung Quốc về các mảnh thuộc dan sự.
Nhiệm vụ đầu tiên của Max Bauer được giao ở Trung Quốc bat dau tir tháng 12 năm 1927 là tìm hiểu thực tế vẻ quân đội Trung Quốc cùng các cơ sở công nghiệp dé đưa ra khuyến nghị cho sự phát trién của toàn thé mô hình quân đội Trung Quốc theo tiêu chuẩn hiện đại hóa (Rodriguez, 201 1, tr.32). Ngay sau đó ông đã trở về Đức dé tuyên dụng các sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu đến Trung Quốc dé làm cỗ van cho các van dé quân sự của quân đội Quốc gia Trung Quốc (Rodriguez, 2011, tr.32). Và khi quay về Trung Quốc ông đã mang về "một nhóm Reichswehr không chính thức với số lượng
khoảng 46 người - sự khởi đầu của một hàng dài cỗ vẫn quân sự Đức, những người sẽ chỉ phối việc tái tổ chức Quân đội Quốc Dân Pang” (Liu, 1956, tr.56). Bắt dau đặt nên tảng cho sự huấn luyện và đảo tao cho các binh sĩ trực thuộc quân đội Quốc
gia Trung Quốc dưới sự lãnh đạo thông nhất của Quốc Dân Đảng.
53
Công việc của nhóm cô vấn quân sự người Đức bắt đầu dưới sự chỉ đạo của đại tá Max Bauer bằng việc cải tô lại các hệ thông trường quân đội của Quốc Dân Đảng.
nơi cung cấp cho các quân đoàn những người chỉ huy và tham mưu trong chiến trận.
Lúc bay giờ ở Trung Quốc thì chỉ có trường quân đội Hoàng Phố có chất lượng hàng đầu nhưng theo thời gian thì đã dan dan đã không giữ được vị thé của mình. Do đó, Max Bauer cùng nhóm cố van của minh đã thuyết phục nguyên soái Tưởng về việc nên có một hệ thông giáo dục quân sự mang tính toàn diện hơn được dựa trên các
phương pháp giảng dạy của hệ thong trường quân đội của Đức được chính các giảng
viên quân sự người Đức giảng dạy và có sự tách biệt về mặt chính trị nhằm nâng cao chất lượng đầu ra của các học viên chỉ huy (Liu, 1956, tr.62).
Khuyến nghị tiếp theo được Bauer đưa ra là cho giải ngũ một phần lớn lực lượng quân đội Quốc dân do lúc này qui mô đang lên tới một triệu quân thường trực, một con số khủng lỗ đối với năng lực cung ứng hậu can của chính quyền Nam Kinh khi đó. Việc giải ngũ sẽ giúp cải thiện chất lượng của các sư đoàn được tinh gọn và khiến
cho sự quản lí từ cấp lãnh đạo sẽ trở nên dé dang hơn. Dong thời, việc trang bị vũ khi
hiện đại cho một đội quân nhỏ được huan luyện nhưng chất lượng sẽ hiệu qua hơn một đội quân đông đảo mà thiếu huấn luyện lại còn thiếu cả vũ khí (Rodriguez, 201 1,
tr.39).
Tuy nhiên có một vẫn đề khác xuất hiện khi mà cho giải ngũ một số lượng lớn binh sĩ như vậy sẽ khiến các binh lính xuất ngũ với nhiều trường hợp có thé không được tìm việc làm hoặc cũng có thê tạo ra một áp lực lên hệ thống kinh tế yếu kém của
Trung Quốc đề chu cấp cho các bình sĩ này sau khi gác lại nghé binh nghiệp. Đứng
trước thực trạng của các binh lính, đại tá Max Bauer đã đề xuất rằng: “quản đội xuất ngũ được sử dung trong các công việc liên quan đến tái thiết kinh tế. Họ cũng được tô chức thành dân quân và được sử dung dé duy trì luật pháp và trật tự trên khắp Trung Quoc” (Fox, 1970, tr.39). Phan nao đã giải quyết được bài toán kinh tế cùng việc trị an của một Trung Quốc không ồn định. Còn đối với các đối tượng thuộc diện cho phép tại ngũ thì được tô chức và đưa vào huấn luyện tại các trường quân sự chuyên nghiệp ở Nam Kinh với các vị trí giảng viên quân sự do những cô van Đức
54
đảm nhiệm trong các lĩnh vực cần thiết trong một trận chiến gồm thông tin liên lạc, vũ khí, thiết bị, tô chức, chỉ huy, tham mưu và chỉ huy chiến trường góp phan tăng cường chất lượng cho hàng ngũ quân nhân (Fox, 1970, tr.39).
Trong các trường học quân sự ở Nam Kinh theo bồ trí của Max Bauer thông thường sẽ có từ năm đến bảy giảng viên quân sự người Đức ở một ngôi trường với các chuyên
ngành quân sự khác nhau. Các giáng viên sẽ đứng lớp giảng bai cho các sĩ quan cùng
những học viên qua các phiên dịch viên Trung Quốc về các nội dung trọng tâm hướng vào các chủ dé lý thuyết cùng những phương pháp luận quân sự của nước Đức. Vi
tính hiệu quả của ngôi trường được người Đức giảng dạy nên theo thời gian, các trường học quân sự đã được thành lập vào năm 1933 dành cho bộ bình và pháo bình,
kị binh và xe tăng vào năm 1934 và đến năm 1935 đã có trường đành cho ngành tình báo và kỹ sư quân sự. Trong khoảng thời gian tồn tại của những ngôi trường giảng day quân sự theo mô hình kiêu Đức đã dao tạo được khoảng 6000 sĩ quan và ít nhất
400 sĩ quan đã được đảo tạo lại sau đợt giải ngũ qui mô lớn (Bereb, 2005, tr. I 19).
Không những tao ra các ngôi trường quân sự chuyên nghiệp dé đào tạo sĩ quan và binh lính chất lượng cho quân đội chính quyền Nam Kinh mà đại tá Buaer còn cho cải tổ lại bộ máy quân đội đang cong kènh của Trung Quốc bằng việc đưa bộ máy quân đội kiều Đức áp dụng vào khi đã tao ra các Bộ khác nhau có nhiệm vụ chuyên biệt và có chuyên môn nhất định. khi cần các Bộ sẽ phối hợp nhau dựa trên chuyên môn được định hướng sẵn. Ở đây, các Bộ trong bộ máy quân sự Quốc Dân sau khi cho cai tô lại theo mô hình kiều Đức gồm có:
Bộ Tổng tham mưu, chịu trách nhiệm vẻ chiến lược và chiến thuật, Bộ Chiến tranh chịu trách nhiệm quản lý quân sự, nhóm có vẫn quân sự, bộ phận huấn luyện quân sự, Hội đồng Quốc phòng dé điều phối tat cả các van dé chính trị và quân sự, trụ sở an ninh của thủ đô Nam Kinh vả trụ sở của người đứng đầu lực
lượng vũ trang. (Bereb, 2005, tr. I 19)
Điều tôi quan trọng trong cải tô nằm ở sự thông nhất từ trên xuống. có sự phân định rõ ràng vẻ các nhiệm vụ va cũng có sự tinh gon như ban lãnh đạo quân sự Đức.
55
Tat ca đều phải chịu trách nhiệm đưới một người lãnh đạo tối cao khi đó là Tưởng Giới Thạch dang năm quyền lực Tông thong của Trung Quốc trên danh nghĩa.
Dù vậy, điều khó khăn đối với sự cải tổ bộ máy quân sự trước tiên có thé thấy ở những Bộ vừa mới tái cơ cầu thiếu đi những sĩ quan có kính nghiệm khi hau hết chưa được đảo tạo qua trường lớp hoặc vẫn còn thuộc diện vẫn đang học tập tại các ngôi
trường của các cô vẫn Đức chưa tốt nghiệp nên chưa thể vận hành một bộ máy quân
sự như vậy.
Điều quan ngại nữa khi người ra lệnh và nắm quyên trực tiếp điều hành các Bộ ở duy nhất Tưởng Giới Thạch, von được đánh giá là một con người có tính cách khó đoán và độc tài, vậy nên một khi muốn thực hiện một nhiệm vụ ngoài mặt trận đều phải có sự đông ý của nguyên soái Tưởng mà một khi không được chấp thuận, các sĩ quan ngoài chiến trường sẽ không được thực hiện nhiệm vụ dựa trên tình hình thực tế sẽ có thẻ khiến cho các mệnh lệnh của ông đôi khi lại không phù hợp trong một số tình huống.
Sau khi đại tá Bauer qua đời tại Thượng Hải, môi quan hệ giữa các cô van quân sự Đức kế nhiệm với chính quyền Nam Kinh không thực sự tốt với sự năm quyền tạm thời của Đại tá Quốc xã Kriebel từ năm 1929-1930 ở Trung Quốc đã tạo ra sự xung đột nội bộ trong nhóm có vấn, đồng thời do thái độ làm việc đã khiến Tưởng Giới Thạch công khai chỉ trích và sa thải Kriebel ngay sau đó. Cho đến nhiệm kì của tướng
Wetzell từ năm 1930-1934 với vai trò tông có vấn nhóm quân sự Đức cũng không
làm cải thiện tình hình do ông là một người thiếu tính ngoại giao về các van đề của Trung Quốc và hau hết mọi ý kiến cô van đến từ cấp dưới déu bị Wetzell bác bỏ vì ông cho rằng mọi ý kiến của minh đều đúng khiến cho nhóm cô vẫn có những ý kiến trái chiều về ông đã vô tình làm cho các kế hoạch dao tạo binh sĩ Quốc Dân Đảng bị
tạm đừng trong một khoảng thời gian (Sutton, 1982, tr.387).
Dù cả hai cô vẫn trên đều gần như không có một đóng góp nao về kế hoạch mang tầm vĩ mô của Bauer đề lại cho sự hiện đại hóa quân đội Trung Quốc dựa trên việc
dao tạo binh sĩ cùng các sĩ quan ở các ngôi trường quân đội chuyên nghiệp do các cô
56
vấn quân sự Đức điều hành. Thế nhưng cả hai lại có công lao nhất định về những kế hoạch quân sự được cả hai lập nên dé giúp cho Tưởng Giới Thạch giữ vững các vùng đất chiến lược trước các quân phiệt Trung Quốc khét tiếng trong tình trạng hỗn loạn
vào những năm đầu 1930 sẽ được trình bày tại phần sau.
Công cuộc dao tạo cho bình lính của Nam Kinh được thúc đây trở lại với vị cô vẫn mới tên Hans von Seeckt từ năm 1933 nhận lời mời từ Wetzell đến Trung Quốc để
giúp đỡ cho Tưởng Giới Thạch. Hans von Seeckt đã thực hiện chuyển đi đến Viễn
Đông vào mùa xuân năm 1933 cùng vợ mình và ở lại ba tháng để quan sát tình trạng
quân đội Trung Quốc. Đến năm sau, ông chính thức nhậm chức cé van trưởng của Đức tại Trung Quốc thay thế cho Wetzell, sự hiện điện của ông diễn ra đúng thời điểm Đảng Quốc Xã lên nắm quyền tại Đức với các chính sách tái cơ cấu lại quân đội cùng lúc Trung Quốc đang trong giai đoạn ôn định đã khiến cho công việc huấn luyện binh sĩ tại Nam Kinh diễn ra tương đối thuận lợi khi ông áp dung một phan mô hình
quân đội Đức vào trong quân đội của Tưởng Giới Thạch (Rodriguez, 2011, tr.165).
Khoảng thời gian Seeckt ở lại Trung Quốc dé quan sat tình trạng quân đội thì ông đã soạn thảo ra bản ghi nhớ Denkschrift fuer Marschall về các van dé quân đội Trung Quốc đang gặp phải cũng như cách dé khắc phục. Trong bản ghi nhớ của ông còn đề cập đến việc tăng cường kinh tế và quân sự của Quốc Dân Dang dé gia tăng đáng kể cho sức mạnh của chính quyền Nam Kinh. Bản ghi nhớ đã được trình lên cho người
lãnh dao quan đội Tưởng xem xét vào ngày 30 tháng 6 năm 1933 (Bereb, 2005, tr. 184).
Những điểm trong tâm được dé cập trong bản ghi nhớ của Von Seeckt được người đứng đầu Trung Quốc chú ý vả xem như một bản thiết kế cho một quân đội Trung Quốc hiện đại ma mình luôn mong muốn. Bản ghi nhớ có thé được tóm tắt các phan
như sau:
1. Quân đội là nén tang của quyền lực cam quyên [Regierungsge walt] và là lá chan an ninh quốc gia chong lại sự xâm lược từ bên ngoài.
2. Hiệu quả của quân đội nằm ở sự vượt trội về chat lượng.
57
3. Giá trị của một đội quân phụ thuộc vào giá trị của đội ngũ sĩ quan. (Liu, 1956, tr.93)
Xem xét trên các điểm trọng tâm được tóm tắt, vị tướng người Dức đã đẻ nghị Tưởng Giới Thách cho thành lập nên ngay một lữ đoàn huấn luyện (Lehrbrigade) dé tạo ra một môi trường thích hợp và bắt buộc đối với các sĩ quan từ mọi cấp bậc cho đến các vị tướng lãnh đạo sư đoàn dé mà làm quen với môi trường chiến dau thực tế.
học tập kinh nghiệm từ những lần lãnh đạo lữ đoàn huấn luyện. Không những vậy, nhờ có cơ hội huấn luyện ma các sĩ quan sẽ được nâng cao năng lực chi đạo chiến cuộc trong thực địa, có thẻ thử nghiệm các chiến thuật mới dựa trên quân đội hiện đại
được đào tạo thông quan trường lớp (Liu, 1956, tr.93-94).
Về phần đào tạo các sĩ quan trẻ, Hans von Seeckt cho rằng muốn nâng cao chất lượng đầu ra các viên sĩ quan thì can phải có một vị sĩ quan quản lí đầu ra trên bang
thành tích cùng thai độ của học viên. Ông có lời nhận xét:
Việc tuyên dụng, thăng chức và sa thải các sĩ quan phải được quản lý bởi một sĩ
quan duy nhất theo một nguyên tắc và tiêu chuẩn thống nhất, chỉ có thé nằm
trong tay của tông tư lệnh quân đội. Trong trường hợp này, một sĩ quan nhân sự
(Personalamtes) đặc biệt cần thiết, được thành lập dưới quyên ông ta và giải
quyết các đanh sách [các van đẻ tài liệu nhân sự]. Dựa trên những điều này, phán
quyết có thé xét thành tích của sĩ quan nào trong trường quân sự xem có đủ năng
lực dé thăng tiền lên chức vụ cao hơn hay không. Căn cứ vào năng lực, sĩ quan sẽ được chuẩn bị dé nhận lệnh hoặc được cử vào trường Cao đăng Chiến tranh [
Kriegs- akademie] hoặc được phan công vào bộ tham mưu. (LIU, 1956, tr.94)
Nhờ có các nỗ lực của vị nhóm trưởng có van Dức ma đã giúp định hình nên bộ
mặt của một quân đội Trung Quốc được hiện đại hóa, có kinh nghiệm chiến đấu đến
từ các sĩ quan chỉ huy từ cấp tiêu đội trở lên trong các cuộc chiến. Ngoài ra, ông còn góp phần nâng tâm các sĩ quan trẻ dựa trên đề xuất của ông nên xem xét một cá nhân sĩ quan không dựa vào xuất thân khi tốt nghiệp đầu ra có thể đảm đương ở các Bộ
phan quân đội chuyên trách khác nhau mà phải trên bang thành tích cùng thai độ lúc
còn trên trường học.
58
Trong lúc các cuộc đảo tạo binh lính Trung Quốc đang diễn ra tương đối thuận lợi thi Hans Von Seeckt vào nam 1935, nhiệm ki năm hai của minh đã gặp các vấn đề
sức khỏe khiến ông phải trở về quê nhà vào ngày 5 tháng 3 năm 1935. Trước lúc lên đường, Seeckt đã đề cử người phụ tá thân cận của mình là tướng Alexander von Falkenhausen đứng đầu phái bộ quân sự Đức tại Trung Quốc dé tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ mà ông vẫn còn đang dang dở. Đối với bản thân Seeckt khi về đến Đức sẽ tiếp tục thúc đây mối quan hệ giữa Đức lúc nảy đang do Đảng Quốc Xã nắm quyền
với Trung Quốc ở mọi cấp độ có thé đẻ giúp đỡ nguyên soái Tưởng dưới tư cách một
người bạn (Bereb, 2005, tr. 94).
Vào giai đoạn mà các cố van quân sự Đức giảng day trên các trường quân sự ở Trung Quốc, những sĩ quan trẻ người Trung Quốc có thành tích học tập tốt và tiềm
năng trở thành một nhà lãnh đạo quân sự sẽ được tiễn cử Sang các trường quân sự tại chính nước Đức dé học tập. Noi bật nhất ở số các sĩ quan trẻ được sang học tập tại Đức phải kê đến người con nuôi của Tưởng Giới Thạch là Tưởng Vĩ Quốc đã học tập
tại một ngôi trường quân sự chiến thuật danh giá của quân đội Đức, không những thé
người con nuôi của ông còn tham gia các hoạt động quân sự cùng quân đội Dức, thậm
chí còn được chỉ huy một tiêu đoàn xe tăng Panzer của Đức Quốc xã vào thời kì chính quyền Hitler sáp nhập nước Áo vào trong Đề chế của mình (Knodell, 2014).
Khoảng thời gian tướng Alexander von Falkenhausen nam vai trò đứng đầu nhóm cô vấn quân sự, các công tác đào tạo và huấn luyện binh lính sĩ quan đã bị hoãn do cuộc chiến tranh Trung-Nhật bùng nô vào thời điểm năm 1937 khiến Falkenhausen phải chuyển sang một nhiệm vụ mang tính cấp thiết hơn là hỗ trợ lập các kế hoạch quân sự chống lại Nhật đang trên đà chiến thắng sẽ được trình bay ở phan sau.
Theo sử gia E.F.Liu đánh giá rằng công tác huấn luyện của các cỗ vấn quân sự người Đức thực sự rất tốt và mang tam anh hưởng to lớn đến quân đội Trung Quốc trong cuộc xung đột quân sự với Nhật Bán khi đã nhận xét: “Nếu chiến tranh bị trì hoãn thêm hai năm nữa, Trung Quốc có thể đã có 60 sư đoàn quân đội do Đức huấn luyện dé chong lại quan xâm lược Nhat Ban” (LIU, 1956, tr.162). Dựa trên lời nhận xét của sử gia Liu, có thé khăng định nếu sau hai năm thì Trung Quốc sẽ có thê có tới