QUAN HE GIU'A DUC VA TRUNG QUOC TRONG

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Quan hệ giữa Đức và Trung Hoa Dân Quốc trong lĩnh vực kinh tế, quân sự (1926-1938) (Trang 29 - 58)

LINH VUC KINH TE (1926-1938)

2.1. Thương mai và đầu tư của Dire vào Trung Quốc (1926-1932)

2.1.1. Sự quay lại của các công ty thương mại và đầu tư Đức tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc đã có sự chuyên biến quan trọng với việc đang vươn lên nắm quyền lực của chính quyền Quốc Dan Dang tại Quảng Châu với lục địa Trung Hoa

rộng lớn. Ở đây, chính quyền Quốc Dân Đảng sau năm 1927 còn thi hành các chính

sách đối ngoại với các quốc gia hùng mạnh nhất thé giới là Đức, Liên Xô và Hoa Ki để thành lập các hiệp hội kinh tế nhằm phát triển đất nước sau nhiều năm chìm trong cuộc nội chiến đã tàn phá đất nước. Mặc đù vậy, theo đánh giá của Bộ giao Anh vào năm 1927 thì “Trung Quốc van là một “vũng lay” (Kirby, 1997, tr.443). Với bat cứ sự dau tư của quốc gia nào vào Trung Quốc.

Về quan hệ đối ngoại, theo đánh giá của nhà nghiên cứu Kirby đã cho rằng: “chính quyên Nam Kinh đã bước vào mỗi quan hệ hợp tác đâu tiên của Trung Quốc hiện đại

dựa trên cá nguyên tắc và thực tién. bình đăng và cùng có lợi” (Kirby, 1997, tr.443- 444). Vì lúc nay, Đức đã mat hết các đặc quyền tại Trung Quốc như phan trình bày trên đã khiến cho mối quan hệ giữa đôi bên dựa trên sự bình đăng có vị thé ngang bằng nhau. Do đó, đối với chính phủ Quốc Dân Đảng của nguyên soái Tưởng. Đức cũng là quốc gia có thé thiết lập một mỗi quan hệ ngoại giao giúp ích cho Trung Quốc mà không doi hỏi bat kì lợi ích chính trị nào như các cường quốc phương Tây khác cũng đã tạo cơ hội cho các công ty Đức quay trở lại gắn liên với các lợi ích khác kèm

theo.

Sự khởi đầu cho các công ty Đức quay tro lại Trung Quốc được đánh dấu bằng

việc các có van quân sự người Đức được Tưởng Giới Thạch mời sang dé hỗ trợ cho

các van dé hiện đại hóa quan đội. Bắt dau từ cố van quân sự đầu tiên là Max Bauer đã đến Quảng Châu vào năm 1927, đi theo đó ông còn nhận được việc làm đại lí độc quyền cho Junkers Aircraft và các nhà sản xuất vũ khí Oerlikon dé khảo sat cơ hội đầu tư của hai công ty này tại Trung Quốc (Spence, 1990, tr.398). Không chỉ có hai

công ty vừa nêu có sự quan tâm đặc biệt đến thị trường Trung Quốc mà sự có mặt

24

của Bauer cũng thu hút những công ty khác “quan tâm là Julius Berger Konsortium

dé phát triển đường sắt, trong khi Beier- Ifa Vertrieb quan tâm đến sự phát triển của thông tin liên lạc nói chung ở Trung Quốc ” (Fox, 1970, tr.30).

Khoảng thời gian đại tá Bauer ở tại Trung Quốc cũng giúp thúc đây các chính sách đầu tư của các công ty Đức tại Trung Quốc vi ông dé ra một danh sách cơ bản về sự

phát triển kinh tế của Trung Quốc gồm có “công nghiệp nặng, công nghiệp hóa chất,

thông tin liên lạc, vận tai hàng không” (Fox, 1970, tr.29). Dã tạo ra một thứ thu hút

hệ thông các nhà công nghiệp hàng dau Đức vào Trung Quốc dựa trên danh sách của

ông nên đo đó đã tạo được sự liên hệ giữa các công ty Đức và chính phủ Nam Kinh.

Vì thé, Max Bauer đã cho thành lập ủy ban nghiên cứu Nam Kinh đến Đức nhằm

“thăm một số lượng lớn các công ty Đức, bao gồm Krupp, Siemens, Julius Berger

Konsortium và Beier- Ifa Vertrieb” (Kirby, 1984, tr.52). Trong cuộc gặp với các đại

điện của ủy ban nghiên cứu Nam Kinh thi các công ty Đức cũng tỏ rõ việc sẵn sàng

dau tư vào Trung Quoc với việc

Krupp tuyên bé sẵn sàng cung cấp toàn bộ kho vũ khi cho Trung Quốc; Julius

Berger cạnh tranh với Lenz & Compan Vereinigte Stahlwerke, và công ty công

nghiệp Verband der deutschen Wagon vẻ các hợp đồng có thé có về thiết bị và xây dựng đường sắt; Beier- lta quan tâm đến việc phát triển truyền thông.

(Kirby, 1984, tr.Š2)

Do sự quan tâm ngay càng đặc biệt của các công ty Đức đến thị trường Trung Quốc dé tìm kiếm cơ hội đầu tư nên vào “Nam 1928, Tưởng phái ông trở lại Đức, nơi

Bauer thành lập Bộ Thương mại dưới sự bảo trợ của công sứ quán Trung Quốc tại

Berlin” (Spence, 1990, tr.398). Với mục tiêu quan trọng là “tap trung mọi hoạt động

mua vũ khi và vật liệu công nghiệp của chinh phủ Trung Quốc ở châu Au” (Kirby, 1984, tr.56). Dé giúp cho các công ty Đức có thê liên hệ trực tiếp với chính phủ Nam Kinh của Tưởng Giới Thạch trong các hợp đồng thương mai dé giành được quyền

xuất khâu ưu tiên của Đức thông qua các công ty cho Trung Quốc trước nhiều quốc gia khác cùng thời điểm.

25

Đến thời điểm "tháng 9 năm 1928, Bộ Thương mại đã đi vào hoạt động dưới sự chi đạo của Vu Dai Vi, một người Chiết Giang đã nhận bằng Tiến sĩ về triết học tại Harvard (1922) và tiép tục nghiên cứu toán học va quân sự ở Đức ” (Kirby, 1984, tr.56). Da bước đầu xác lập quá trình tham gia sâu rộng của nén kinh tế Đức đổi với nên kinh tế Trung Quốc vẫn còn non yếu thông qua Bộ Thương mại với trọng tâm là ngành công nghiệp nặng của người Dức được tập trung theo hướng dau tư giúp hiện

dai hóa Trung Quoc.

Các hoạt động tiếp xúc giữa các nhà công nghiệp hàng đầu nước Đức với chính phủ Nam Kinh được tiếp tục day mạnh dưới sự trung gian của cỗ quân quân sự người Đức Bauer khi “Vào tháng 3 năm 1929, ông gặp Carl Duisberg, người đứng dau 1.

G, Farben và Chu tịch Reichsverband der deutschen Industrie” (Kirby, 1984, tr61).

Trong chuyến thăm Trung Quốc dựa trên lời mời của dai tá về cơ hội dau tư của các công ty công nghiệp hàng dau của Đức tại Trung Quốc. Trong chuyển thăm ngắn ngủi, Duisberg cũng thông báo cho đại táBauer rang Reichsverband chấp nhận lời

mời của Tôn Khoa vào một năm trước đó về việc cử ra một ủy ban nghiên cứu công

nghiệp đến Trung Quốc dé khảo sat tình hình thực địa và Duisberg cũng gặp người đứng dau Trung Quốc dé cùng nhau thảo luận về những hình thức mà các công ty Đức có thẻ tham gia vào quá trình đầu tư giúp hiện đại hóa Trung Quốc (Kirby, 1984,

tr.61).

Khi các hoạt động của các nhà công nghiệp Dire dang bước đầu quay trở lại thị

trường dưới sự đóng góp của cô van Bauer, ông đã mắc bệnh đậu mùa khi cỗ van

cho Tưởng Giới Thạch tại mặt trận Vũ Hán vào tháng 4 năm 1929 và đã không qua

khỏi tại Thượng Hải vào ngày 6 tháng 5 năm 1929 khiến cho mối liên hệ giữa các

nhà công nghiệp Đức và chính phủ Nam Kinh thông qua sự trung gian ông đã bị gián

đoạn khiến cho các dự tính đầu tư của các các công ty Đức bị ngưng trệ trong một khoảng thời gian ngắn do các cô vấn quân sự được mời tiếp theo đã không thẻ giúp thiết lập được một mỗi liên hệ mật thiết giữa các nhà công nghiệp Đức với giới lãnh đạo Nam Kinh. Mặc dù vậy, không thê phủ nhận rằng Max Bauer là người đã đặt nén

móng cho sự phát triển của các công ty thuộc những nhà công nghiệp hàng đầu quốc

26

gia Đức cùng lúc giúp cho các công ty Đức có được các vị thế đặc quyền tại Trung Quốc. Quan trọng hon, đại tá Bauer cũng đã góp sức cho sự phát trién về mối quan hệ Đức — Trung phát triển trở lại sau Chiến tranh thé giới thế giới thứ nhất.

Sau khi Max Bauer qua đời thì các công ty Đức đã không thê tìm được người nào có mức độ tin tưởng cao như Bauer dé tham van cho mình về các kế hoạch đầu tư tại Trung Quốc do van dé năm ở việc thiểu sự tin tưởng của các công ty đối với tính trung thực của các nhân viên thuộc thâm quyền của Bộ Thương mại Trung Quốc ở

Berlin, đồng thời cũng lo ngại đến nên sự ton tại của chế độ Quốc Dân Đảng được thiết lập ở Nam Kinh do trước những thể lực quân phiệt khác ở Trung Quốc trong cùng thời điểm. Vì thế đã khiến cho những nhà lãnh đạo của các công ty trở nên cần trọng trong việc thực hiện các kế hoạch đầu tư của công ty mình trên mảnh đất Trung Quốc. Không chi có vậy. về phía déi tác Trung Quốc thì cũng có quan điểm về những cô vấn quân sự từ Đức từ sau cái chết của Max Bauer đã không thé chiếm được lòng tin của người lãnh đạo Quốc Dân Đảng trong khoảng thời gian dài, ngoài ra những

nhân viên cô van này chủ yếu chỉ tập trung huấn luyện quân sự mà bỏ quên sự cấp

thiết của việc giúp Trung Quốc hiện đại hóa thông qua các sự đầu tư công ty Đức trong lĩnh vực kinh tế như Bauer đã từng làm cũng làm cho sự liên hệ giữa các công ty và Trung Quốc bị cắt đứt. (Spence, 1990, tr.398)

Tuy nhiên bước đến cuỗi năm 1929 khi cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu lan rộng thì các nhà công nghiệp hàng dau của Đức đã phải tìm kiểm giải pháp dé giải quyết

tình trạng khủng hoảng trong nước và ngay lúc này những nha lãnh đạo của các công

ty công nghiệp hàng dau đã nghĩ ngay đến chính quyền Nam Kinh mà chính Max Bauer đã mat may tháng trước đó giới thiệu cho lãnh đạo của các công ty, những người đứng dau của các công ty cho rằng mi quan hệ thân thiết mà Max Bauer được gây dựng với Nam Kinh sẽ giúp ích cho việc thoát khỏi khủng hoảng bằng cách chuyền trọng tâm xuất khâu sang Trung Quốc sẽ giúp giảm tải phần nào áp lực kinh tế trong nước khi mà nền kinh tế vừa mới phục hồi của Đức đã phải chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế mang lại (Kirby, 1984, tr.63). Vì vậy, đây có thê coi là lý do hợp lý để cho các công ty Đức bắt lại liên lạc với chính quyền Nam Kinh sau

27

cái chết của đại tá Bauer nhằm đẻ gia tăng việc trao đôi thương mai với mục đích dé

giữ cho nên kinh tế Đức, nhất là các công ty không bị sụp đồ hoàn toàn dựa trên mối

quan hệ kính tế với chính quyền Nam Kinh hợp pháp ở Trung Quốc.

Với mục tiêu đặt ra về việc chuyên trọng tâm xuất khẩu sang Trung Quốc của các

công ty Đức thông qua nhận định của Carl Duisberg, chủ tịch của Reichsverband der

deutschen Industrie về thị trưởng Trung Quốc sẽ “Ia guốc gia duy nhất mà ở đó chúng ta vẫn có khả năng có một thị trường tuyệt vời cho hàng xuất khẩu của minh” (Kirby,

1984, tr.63). Cho thay tam nhìn của các công ty về một thị trường tiềm năng cho việc xuất khâu cho các mặt hàng công nghiệp nặng của Đức, vốn là một điểm mạnh của người Đức đã bị giới hạn một phần do hậu quả từ những lệnh trừng phạt đến từ Hòa

ước Versalless.

Một ủy ban nghiên cứu của Đức được thành lập đến Trung Quốc để tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Trung Quốc và đã được đàm phán với đại diện bên phía Tưởng Giới Thạch trước khi lên đường về các dự án mà Đức có thê đầu tư khi sang đến Trung Quốc. Các dự án được đàm phán bao gồm có:

khoán vay của Đức trị giá 30 triệu đô la CH để cai tạo tuyên đường sắt Bắc Kinh- Hán Khâu và Thiên Tân-Phô Khẩu, với các công ty Đức cung cap vật liệu xây dựng; một tuyến đường sắt theo kế hoạch từ Trùng Khánh đến Thanh Đô ở Tứ

Xuyên, được tài trợ bởi Ngân hàng Danat; sự tham gia của Siemens trong việc

hoàn thiện tuyên đường sắt Quảng Đông- Hán Khẩu; tàu hơi nước và thiết bị cho

China Merchants Steamship Navigation Company, do Deutsche Schiff- und

Maschinenbau, Bremen cung cap: và việc xây dựng một dich vụ điện thoại thành pho được dé xuất. (Kirby, 1984, tr.67)

Dù như thé, các dự án này van chưa thé thực hiện khi ủy ban nghiên cứu sang đến

Trung Quốc đã nhận thấy sự lạc hậu của Trung Quốc hơn so với những gì ủy ban

nghiên cứu suy nghĩ cũng như tình hình rối ren trên toàn lục địa Trung Quốc vào thời điểm ủy ban đến khảo sát. Trong báo cáo mà Ủy ban biên soạn và trình bày trước Reichsverband đã ghi rõ về: “tinh trạng bat én chính trị và tài chính hiện tại ở Trung

Quốc, nhưng van lạc quan về sự On định “sdp tới” của chính phú Trung Quốc”

28

(Kirby, 1984, tr.67). Đã nói lên một bức tranh ảm đạm của Trung Quốc trước khi Đức có quyết định đầu tư nhưng giới công nghiệp vẫn có một sự lạc quan nhất định dành cho thị trường Trung Quốc sẽ ôn định trong tương lai gần bởi sự giảm nhiệt bởi các trận chiến tranh giành quyền lực và lãnh thé giữa các quân phiệt với nhau.

Tuy nhiên đôi với quan điểm của chính quyên trung ương ở Berlin lại không thực sự có thái độ ủng hộ về một quan hệ thương mại với Trung Quốc, vì vậy với công ty tham gia trong Reichsverband der deutschen Industrie đơn giản chỉ nhận được khuyến nghị rằng nên thành lập các doanh nghiệp Trung-Đức bỏ qua chính phủ Đức, do đó đã dan tới sự thành lập và phat trién của China Studien Gesellshaft (Hiệp hội Nghiên

cứu Trung Quốc). một cơ quan dai diện cho lợi ích kinh doanh của các công ty Đức

tại Trung Quốc (Doiman, 1960, tr.49).

Đối với cá nhân lãnh đạo những công ty công nghiệp muốn tham gia vào China

Studien Gesellshaft đẻ tiến hành dau tư vào Trung Quốc đều phải trả một mức phí 3000 RM và tính tới thời điểm đầu những năm 1930 đã ghi nhận sự có mặt của 17 công ty công nghiệp lớn và danh tiếng, đồng thời còn có sự đóng góp của 13 ngân hàng lớn nhỏ khác nhau trên khắp nước Đức đẻ giành lay thị phan dau tư tại Trung Quốc (Kirby, 1984, tr.70).

Một trong các lĩnh vực tiên phong trong sự hợp tác kinh tế giữa Đức và Trung Quốc đến từ các liên doanh hàng không liên kết giữa chính phủ Nam Kinh cùng các đối tác nước ngoài. Trong các đối tác hợp tác thì có một liên doanh đến từ Đức có tên

gọi là Eurasian được thành lập vào thang 2 năm 1931 với tư cách là một doanh nghiệp

chung của Bộ Truyền thông Trung Quốc và Deutsche Lufthansa (Brazelton, 2021,

tr. 11).

Sự thành lập của Eurasian đã đánh dấu một bước tiến mới trong hợp tác kinh tế giữa Đức và Trung Quốc khi nó đã đem lại những hợp đồng buôn bán đến các phụ tùng cơ khí, cơ sở vật chất ngành hàng không dân dụng của Đức cho Trung Quốc.

một quốc gia có cơ sở hàng không còn non trẻ. Trong hợp đồng thành lập được kí kết

29

vào tháng 2 năm 1930 đã qui định Deutsche Lufthansa có nghĩa vụ đối với chính phủ

Nam Kinh sẽ

quản lý và giám sát các vấn đề kỹ thuật của các đường bay, bao gồm những van đẻ như thu phát vô tuyến và lắp đặt điện thoại, và Lufthansa sẽ thu xếp dé đào tạo các phi công Trung Quốc có trình độ và cơ khí ở Đức

và Trung Quốc, đồng thời hỗ trợ nghiên cứu và thực hành các tuyến đường vận chuyên hàng không, hoạt động và quản lý nhà máy cũng như sửa chữa

máy bay. (Brazelton, 2021, tr.12)

Sự thành lập một liên doanh hàng không giữa chính phù Nam Kinh va công ty Đức

chi là một trong các dự án nằm trong tính toán mà các công ty Đức có ý định thực hiện lâu dài tại Trung Quốc đề mà bắt đầu một hành trình mới của các công ty Đức tại Trung Quốc. Dù như thể, mức độ đầu tư các giới công nghiệp trong giai đoạn này vẫn chưa thực sự nổi bật hon hắn những cường quốc khác do thiếu sự bảo trợ tới từ chính phủ nên chưa thé có những dự án qui mô tam cỡ dé khai thác nhằm tìm kiếm

lợi nhuận từ các hợp đồng được kí kết giữa mình và chính phủ Nam Kinh.

2.1.3. Sự hợp tác

Trong giai đoạn những năm cuối 1920 và đầu năm 1930 đã chứng kiến sự khủng hoảng kinh tế từ các nước tư bản với khởi đầu từ Hoa Kì đã lan dần ảnh hưởng đến

những nước tư bản khác ở châu Au mà nặng nẻ nhất phải kê đến nước Đức, von mới chỉ được phục hồi chưa lâu trước đó mà giờ đây đã gặp phải cú sốc về kinh tế.

Theo Nguyễn Anh Thái nghiên cứu về tình hình kinh tế nước Đức trong giai đoạn này đã thé hiện các con số không lạc quan khi chi sau 3 năm có đấu hiệu của khủng hoảng kinh tế thì đến năm 1930, mức sản xuất công nghiệp của Đức giảm sút đi 8,4%

so với một năm trước đó. Vẻ tổng thé bức tranh công nghiệp sản xuất của Đức vào năm 1933 mới chỉ có 35,7% công suất và năm 1932 thì tông giá trị xuất khâu của Đức không vượt quá 5,7 ti RM (Nguyễn Anh Thái, 2013, tr. 100).

Khủng hoang kinh tế bùng phát cũng kéo theo sự phá sản hàng loạt các ngân hang

tại Đức, đồng thời còn kéo theo số người thất nghiệp hơn khoảng 6 triệu người đã

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Quan hệ giữa Đức và Trung Hoa Dân Quốc trong lĩnh vực kinh tế, quân sự (1926-1938) (Trang 29 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)