1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Công cuộc cải tổ ở Liên Xô ( từ năm 1985 đến năm 1991)

110 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Cuộc Cải Tổ Ở Liên Xô (Từ Năm 1985 Đến Năm 1991)
Tác giả Lê Long Biên
Người hướng dẫn TS. Lê Phụng Hoàng
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch Sử
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2006 - 2010
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 40,85 MB

Nội dung

Về thể chế kinh tế, từ thể chế xơ cứng, quản lý nhiều mặt, bắt đầu chuyển sang thể chế mới, đầy sức sống và năng động, thích ứng với với đòi hỏi phát triển có kế hoạch nền kinh tế hàng h

Trang 1

BO GIAO DUC VA ĐÀO TẠO TRUONG DAI HOC SU’ PHAM THANH PHO HO CHi MINH

KHOA LICH SU’

Trang 2

Họ tên: Lé Long Biên Khóa luận tốt nghiệp

Mục lục

Phần một: 0G i te eisai ia cee acacia G022 (G010ã6ã302ã660as6â0 3

1:19 dö chọn để Basse sere pee 3

U;:MWøaEn ni SN cuoi iriirrdurir i_“=ss 4

lil Đối tượng và phương pháp nghiên cửu . - 5s s<s<s<ssz 5

IK1;:ØIWNG 8Q đi CN ái ccbicciciuccosuu 5

IIt⁄2 Phương pháp TMG CO aii cassaseisiiicasennvivississsdcosssonsnssosecwa ss tsaniesvonecnsbive 6

OY PUBITT VE QUIEN CƯ ác tssoccaeeopiesesesoscecoaGeesecesssseeseeoseeeocosercc 6

ee | | RA“ 890000008: 8

Phần hai: Nội dung chính - 5 sa sreerrrrsrrsserei 10

Chương I: Bồi cảnh quốc tế và trong nước của công cuộc cải t6 ở Liên

WO co an Han Ho r0 0200002006016122622G1121626/020K260110724821 Q20 10

I.1 Sự phát triển mạnh mẽ của phương Tây và Nhật Bản 10

1.2 Những thành tựu cải cách của Trung Quốc 121.3 Tình hình một số nước Đông Âu -222 222 E2222222211- 13

l TH NRWNEITDNG TH 1c 06c ccc6646G 606cc 14

II-1 Những vấn đề Jề Ki Sean nen eee 14

ee hit 00 Mf, oc ce re 28

I8: Gái nam ni 1 ussssi=iie<-i-se=-.=<—=—<— 30

Chương II: Quá trình cải tổ ở Liên Xô ( từ 1985 đến năm 1991 ) 33

I Gorbachev và vắn đề cải tổ ở Liên Xô o5 555cc xsrsreree 33

1.1 Sơ lược những tư tưởng cải cách ở Liên Xô trước Gorbachev 33

I.2 Gorbachev lên nắm quyền va van đề cải tổ ở Liên Xô 36

II Qua trình cải tổ ở Liên Xô (từ năm 1985 đến năm 1991) 37

1.1 Giai đoạn 1: bắt đầu từ Hội nghị Trung ương thang 4.1984 đến

Đại hội XXVII đảng Cộng sản Liên Xô (6.1986) 222 38

II.2 Giai đoạn 2: Bắt đầu từ Hội nghị toàn thé UBTƯ thang 6.1987 đến

trước Hội nghị toàn quốc lần thử XIX đảng Cộng sản Liên Xô 50 1.3 Giai đoạn ba từ Hội nghị toàn quốc An thứ XIX đảng Cộng san

Liên Xô (26.6 — 1.7.1988) đến Đại hội XXVIII ( 7.1990) 64

Trang 3

Họ tên: Lê Long Biên Khóa luận tốt nghiệp

II.4 - Giai đoạn bón: bắt đầu từ Đại hội XXVIII (7.1990) đến cuộc đảo

chínhHăêng GT {S266 C0060CGQ 000000020 6266 74

II.5.- Giai đoạn năm: Bắt đầu tư cuộc đảo chính thng 8.1991 đến khiLiARXO/26/1AĐ ttvitcvsitaic ti i6ciccccs20G10300)16400026006003đ §0

Chương III: Kết quả và nguyên nhân that bại của công cuộc cải tỏ 86

1 KAt quả của công cuậc cải OB .cnsecccessciccocssoseoovessvesecssiscoscssnecsvonsvaseesass 86

IkNÑöuy ni nhà HÀ ĐÑ Giai eskeieieeidoieeisdesodies=su 86

II.1 Cải cách chưa nắm chắc van đề kinh té 86

Trang 4

Họ tên: Lê Long Biên Khóa luận tốt nghiệp

Phần một: Mở đầu

l Lý do chọn đề tài.

Năm 1917, thế giới sững sốt khi cách Mạng tháng Mười Nga thành công

~ nhà nước XHCN đầu tiên trên thé giới ra đời Đây là một chắn động lịch sử

lớn Nó làm cho lý luận của Mác về hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa thành

hiện thực Điều đó cũng có nghĩa là những dự báo về sự cáo chung củaCNTB cũng sắp đến

Thé giới tư bản đứng đầu là các nước Anh — Pháp - Mỹ - Nhật Bản xúm nhau lại tiêu diệt nước Nga — Xô viết dang còn trứng nước Nhưng nước Nga

~ Xô viết non trẻ có một sức sống thật mãnh liệt - nó đã đứng vững trước

họng súng của chủ nghĩa đề quốc.

Sau khi bảo vệ được chính quyền, nước Nga — Xô viết ( sau này là Liên

Xô ) tiến lên CNXH, xây dựng cho mình một xã hội riêng khác hẳn với chủnghĩa tư bản Liên Xô đã xây dựng được cho mình một nền kinh tế vữngmạnh, thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 — 1933 Trong vongmột thời gian ngắn, Liên Xô đã xây dựng cho mình một tiềm lực kinh tế - quân

sự vững mạnh đủ sức đánh tan phát xít Đức trong thế chiến Il, nước Nga mộtlần nữa cứu nhân loại thoát khỏi hiểm họa Liên Xô đã chứng minh được sự

ưu việt của CNXH đối với CNTB

Ra khỏi chiến tranh với bao hậu quả nghiêm trọng, CNXH lại chứng minh

được tính ưu việt của mình Các nước phương Tây ước tính Liên Xô mắt 50năm mới khắc phục được hậu quả của chiến tranh Thé mà chỉ đến năm 1953

về cơ bản hậu quả chiến tranh đã được Liên Xô khắc phục Thành tích này

khiến cả thế giới phương Tây ngỡ ngàng

Liên Xô trước thé chiến II, chưa có vai trò gì lớn trên trường quốc tế Thế

mà sau thế chiến đã trở thành một cường quốc mạnh, đủ đọ sức với Mỹ Là "

người anh cả" trong đại gia đỉnh hệ thống xã hội chủ nghĩa

Đến lúc, khi mà người ta không còn nghĩ đến việc tiêu diệt chủ nghĩa xã

hội ở Liên Xô nữa thì nó lại tự tan rã Chỉ sau một đêm, một Liên Xô hùng

cường không còn Mọi thứ cham dứt, Liên Bang Xô viết tan rã thay vào đỏ là

nước Nga tư bản chủ nghĩa Người buồn, người vui, người thì bảng hoàng.

— Trang 3

Trang 5

Họ tên: Lê Long Biến Khóa luận tốt nghiệp

Phương tây gọi đây là * cuộc cach mạng nhung lụa” Liên Xô tự sụp đồ chứ

không bị một lực lượng nao bên ngoai tác động tới.

Vay, sức mạnh nay đã làm nên điều đó? Đỏ là một quá trình biện chứng hợp logic, một sự tất yếu hay không tất yếu của lịch sử? Những nhà lãnh đạo

Liên Xô đã làm gi? Người dân Xô viết đã phản ứng ra sao? Thế giới hậu Xôviết đã cỏ những biến đổi gi?

Lich sử luôn để lại những điều bi ẩn!

Sự kiện Liên Xô và các nước XHCN Đông Au từ bỏ con đường CNXH làmột sự kiện lớn của lịch sử thế giới thế kỷ XX

Tại sao lại như vậy?

Đây là một câu hỏi lớn đã tốn rát nhiều giấy bút của các nhà nghiên cứutrên thế giới CNXH ở Liên Xô có lúc đã khiến mọi người say đắm, ngưỡng

mộ nó, bởi ánh hào quang của nó, nhất là thời kỷ huy hoàng chống chủ nghĩaphat xít Đức trong thế chiến II Nhưng đột nhiên nó khiến người ta ngỡ ngàng,

chỉ sau một đêm nó tiêu tan như một cơn giông bão.

Mọi thứ đã qua nhưng không phải mọi bi an của nd đã được khám pha

hết, còn nhiều điều lý thú sau tắm màn của lich sử Cac nhà nghiên cứu tiếp

tục say mê nó.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự kiện trọng đại này Công trình

này cũng mong đóng góp vảo kho tàng của nhân loại những điều lý thú —mang tính khoa học cao.

Lý do chọn đề tài này không chỉ vì đây là một sự kiện trọng đại của lịch

sử mà chưa có dịp nghiên cứu hết mà còn là một niềm đam mê của bản thân

Tinh hap dẫn lôi cuốn của van đề khiến tôi chọn van đề này để nghiên cứu

ll Mục đích nghiên cứu.

Vi đây là một công trình mang tính khoa học nên mục đích nghiên cứu

cũng rð ràng và bao gồm những van đề sau:

Mục đích khoa học: Tính khoa học là yêu cầu và cũng là mục đích caonhất của công trình này Như đã nói, đã có rất nhiều học giả, nhiều nhà sửhọc nổi tiếng nghiên cứu về nó Nhung do xuất phát từ nhiều hoàn cảnh khácnhau, về tiếp cận nhiều nguồn tư liệu khác nhau, nên đã có nhiều nhận định

“Trang 4

Trang 6

Họ tên: Lê Long Biên Khóa luận tốt nghiệp

khác nhau, như: Gorbachev cỏ phản bội Đảng Cộng sản và nhân dân Xô viếthay không; con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của Lê nin dung hay củaGorbachev đúng? Sự kiện này mang bản chat gì? Nghiên cứu so sánh với

công cuộc cải cách với các nước XHCN khác như Trung Quốc, Việt Nam để

thấy được ai đúng — ai sai vv Việc cỏ nhiều ý kiến nhận định, đánh giá khác

nhau là điều tắt nhiên trong nghiên cứu khoa học Khoa học lịch sử không có

chân lý tuyệt đối mà chỉ có chân lý tương đối mà thôi.

Vì vậy, công trình này cũng mong đóng góp một ý kiến nhỏ vào kho tàng

tri thức phong phú đó Không giám bình luận, đánh giá những nhận định của

các nhà nghiên cứu trước, chỉ dám đưa ra những nhận xét nhỏ dè dặt mà

thôi.

Tuy có tham khảo các công trình của các nhà nghiên cứu trước nhưng

đây không phải là một sự tập hợp đơn thuần, mà những y kiến trích dẫn có

Là một sinh viên khoa lịch sử, tương lai là một giáo viên dạy lịch sử ở

trường phổ thông Việc nghiên cứu sự kiện cải tổ và sụp dé của CNXH ở Liên

Xô là một điều cần thiết.Vì Liên Xô là một nước có quan hệ gần gũi với nước

ta, có những mối quan hệ kinh tế - chính trị mật thiết với nước ta Và sự sụp

đổ của chế độ CNXH ở Liên Xô cũng tác động rat lớn đến các nước XHCN

còn lại trong đó có Việt Nam Nên việc giải thích nó sao cho phù hợp — mang

tính khoa học — không phiến diện, phù hợp với lợi ích dân tộc là một điều cần

thiết

Ill Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.

111.1 Đối tượng nghiên cứu.

Như đã trình bày rõ tên đề tài và mục đích nghiên cứu là nghiên cứu cuộc

cải tổ ( perestroka ) ở Liên Xô Đối tượng của dé tài này là công cuộc cải tổ ở

Trang 7

Họ tên: Lê Long Biên " Khóa luận tốt nghiệp

Liên Xô tử 1985 đến 1991 Tuy vậy, vì nó liên quan đến nhiều vấn đề như

hoan cảnh quốc té nên đối tượng cũng được mở rộng ra một số nước khác

III.2 Phương pháp nghiên cứu.

Để đảm bảo tinh khoa hoc, cũng như tiếp cận gần đến chan lý lịch sử nên

phương pháp nhiên cứu chính trong đề tài nảy là phương pháp luận Mác xít,

phương pháp lịch sử và phương pháp logic, ngoài ra còn sử dụng phương

pháp so sánh vả các phương pháp lịch sử liên ngành khác nữa.

IV Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Bao gồm lịch sử Liên Xô và một số nước phương Tây,

Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước Đông Au, trong dé lich sử Liên Xô là

chính.

Về thời gian: Đề tài này nghiên cứu giai đoạn tử 1985 đến 1991 của lịch

sử Liên Xô, tức là khi công cuộc perestroika của Gorbachev được tiến hành

cho đến khi Liên Xô tan rã.

V Lich sử nghiên cứu van dé.

Liên Xô tan rã là một sự kiện lớn của lịch sử thế giới hiện đại Nhữngnăm sau dưới chế độ Liên bang Nga khi mà những kho tư liệu về chế độ cũ

được công bó dù chỉ là một phần cũng gây sự chú ý lớn trong giới nghiên cứu

sử học Các nhà sử học rằm rộ chạy đua nghiên cứu mô tả lại chế độ Xô viết,

cũng như quá trình cải cách đi đến tan rã của Liên Xô Tuy vậy, thời gian chưa

đủ độ lùi xa để chủng ta nhìn nhận một cách khách quan và hiều hết được mọigóc cạnh của van đề Mọi thứ đều cần phải có thời gian để chiêm nghiệm vàkiểm chứng

Trong những công trình nghiên cứu về công cuộc cải tỗ ở Liên Xô do

Gorbachev tiến hành, công trình đầu tiên có ý nghĩa là của tác giả Du Thúy

xuất bản năm 1995 với nhan dé “Mua đông và mùa xuân ở Moskva Cham dứtmột thời đại", do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội An hành Đây là

một công trình tương đối lớn, mô tả khá chi tiết quá trình cải tổ ở Liên Xô tử

năm 1985 cho đến ngày Liên Xô tan rã Ở công trình này tác giả Du Thúy đã

trình bày sâu sắc bối cảnh trong nước của công cuộc cải tổ ở Liên Xô Những

Trang 6

Trang 8

Họ tên: Lê Long Biên Khóa luận tốt nghiệp

bước di va nội dung cải tế của Gorbachev Tác giả cũng giải thích nguyên

nhân tan ra của Liên Xô, va nguyên nhân that bại của công cuộc cải tổ Quan điểm của tác giả cho rằng, nguyên nhân that bai của công cuộc cải tổ là ở bản thân công cuộc cải tổ, những sai lầm của nó Và sự sụp đỗ của Liên Xô là một

tốn thất vô cùng tư lớn của phong trào công nhân và cộng sản quốc tế Quan

điểm của tác giả cũng giếng quan điểm của đại đa số các nhà sử học Việt

Nam và Trung Quốc lúc bay giờ

Công trình thứ hai xuất bản năm 1999 của Nhà xuất bản Chính trị quốcgia "Hồ sơ cá nhân Thế ky XX trước con mắt của nhân chứng KGB’, tác giả

là Griuchocop nguyên là cán bộ cao cắp của KGB trong giai đoạn của công

cuộc cải tổ Là một người sống trong những ngày tháng nóng bỏng đó ông đã

có cơ hội quan sát trực tiếp cuộc sống của người dân Xô viết Ông cũng là

cán bộ cao cắp trong lãnh đạo Liên Xô nên cũng có điều kiện tiếp xúc được

với những tài liệu liên quan , về cải tổ và những tác gia của cải tổ Đây là một

tư liệu đáng tin cậy cho những nhà nghiên cứu Về công trình thứ ba đồng quan điểm với tac giả là * Sự ngắc ngoai của chủ nghĩa cộng sản và cội nguồn

của cách mạng nhung lụa” trong sự phản bội của Gorbachev, do Nhà xuất ban

Công an nhân dân Ấn hành năm 1999

Công trình đáng chú ÿ nhát là cuốn "Hệ thống xã hội chủ nghĩa”, của tác

giả nghiên cứu người Hungaria Kornai Janos, xuất bản nam 1993.

Kornai Janos là người đã từng sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa Ông là một nhà nghiên cứu kinh tế chính trị học phê phán Ông không nghiên cứu cụ

thể về một nước xã hội chủ nghĩa nào mà là mô tả cả hệ thống xã hội chủ

nghĩa Sự mô tả hệ thống chủ nghĩa xã hộ của ông bao gồm một hệ thống trước cải cách (tác giả gọi là hệ thống cổ điển) và hệ thống cải cách Tác giả

đã mô tả một cách chân thực những thành tựu và những khuyết điểm của chủ

nghĩa xã hội Đây là một công trình được nhiều học giả quốc tế đánh giá cao

trong những công trình nghiên cứu hệ chủ nghĩa xã hội thé giới

Anders Aslund , Giám đốc Viện kinh tế học Xô viết và Đông Âu,

Stockholm, đánh giá " Đây là một phân tích toàn diện nhát về kinh tế xã hội

chủ nghĩa tử trước đến nay Sách viết sảng sủa và có cấu trúc cân đối, làmcho nó thành một cuốn sách giáo khoa lí tưởng cho một dải rộng sinh viên hoc

Trang 7

Trang 9

Họ tên: Lê Long Biên " _ Khóa luận tốt nghiệp

hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa Đây cỏ thé là công trình cuối củng về kinh

tế xã hội chủ nghĩa Nha nghiên cứu lớn nhất của kinh té học xã hội chủ nghĩa

đã tạo ra một công trinh vĩ đại của mình”,

Padama Desai, Giáo sư kinh tế của Dai học Columbia, cho rằng “ Cuốn

sách của học giả hảng đầu về các hệ thống kinh tế so sánh là công trình bậc

thầy Nó mở mang sự hiểu biết của chúng ta về hệ thống cộng sản chủ nghĩađang lùi xa, những hiểu biết có ý nghĩa cốt yếu cho sự thành công của các nổ

lực cải cách".

Stanley Fischer, Giáo sư kinh tế của Massachusetts Institute ofTechology, nguyên Kinh tế gia trưởng của ngân hàng thế giới, nhận định “

Phân tích của Kornai Janos về kinh tế chính trị học xã hội chủ nghĩa xã hội là

một quyển sách thích hợp, tại thời điểm thịch hợp, của tác giả thích hợp — mộtphân tích mang tính học thuật, thực tế và sâu sắc về cả những công trình ban

đầu và sự tan rã dần dàn của hệ thống xã hội chủ nghĩa”

Lawrence H Summers, Phó chủ tịch, và Kinh tế gia trưởng của Ngân

hàng thé giới, cho rằng * Kornai Janos đã từ lâu là nhà phân tích về phê phán

chủ nghĩa cộng sản có con mắt sắc sảo nhất thế giới Những biến chuyểnquan trọng của vài năm qua gây ra nhiều căng thẳng Quyển sách này, chắcchắn sẽ trở thành kinh điển, soi roi thấu đáo chủ nghĩa cộng sản - vì sao nó

tồn tại, và cuối cùng vì sao nó thắt bại, nó phải và sẽ biến chuyển ra sao”

Và rất nhiều, rất nhiều những nhận định và đánh giá của các học giả

khác nữa Tóm lại, đây là tư liệu tham khảo đáng tin cậy cho những ai muốn

nghiên cứu và tìm hiểu về chủ nghĩa xã hội thé giới.

VI Cấu trúc của đề tài.

Đề tài này bao gồm các phần sau:

Phan một: mở đầu Phần hai: Nọi dung chính gồm 3 chương.

Chương |: Bối cảnh trong nước và quốc tế của công cuộc cải tố ở

Liên Xô.

Chương II: Quá trình cải tổ ở Liên Xô ( từ 1985 — 1991 )

Trang 10

Họ tên: LéLongBién — — Khóaluậntôtnghiệp

Chương lil: Kết quả và nguyên nhân that bại của công cuộc cải tố

ở Liên Xô.

Phần ba: Kết luận

Phan bến: Tài liệu tham khảo

Trang 11

Họ tên: Lê Long Biên "Khóa luận tốt nghiệp

Phan hai: Nội dung chính.

Chương |: Bối cảnh quốc tế và trong nước

của công cuộc cải tổ ở Liên Xô.

I Bối cảnh quốc tế.

Năm 1985, Liên Xô tiến hành cải tổ sâu rộng dat nước Công cuộc cải tổnày chịu tác động sâu sắc của những vắn đề quốc tế Bối cảnh quốc tế tác

động vào tình hình Liên Xô gồm những van đề sau:

I.1 Sự phát triển mạnh mẽ của phương Tây và Nhật Bản.

Thập niên 60 — 70 của thé kỷ XX, các nước Tây Âu và Nhật Bản có bước

phát triển to lớn về kinh tế và chính trị Với sự phát triển này địa vị siêu cường

của Liên Xô bị thách thức một cách nghiệm trọng Cuối thập niên 70 tình hình

ngảy càng rõ hơn, Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập niên 50,tốc độ tăng trưởng của Liên Xô khoảng 10%, từ 1946 đến 1950 tốc độ tăngtrưởng hàng năm của tống sản phẩm xã hội là 14,2 %, từ năm 1951 đến 1960

là 10%, từ thập niên 1960 tốc độ tăng trưởng bắt đầu giảm, nhưng theo thống

kê chính thức của Liên Xô, phần lớn chỉ tiêu kinh tế vẫn tăng nhanh hơn Mỹ,

mặc dù thống kê này về sau được chứng minh là không chính xác Cũng nhưthu nhập quốc dân, trong thập kỷ 60, tỷ lệ tăng trưởng của Liên Xô cao hơn

Mỹ là 2%, Đến năm 1975, thu nhập quốc dân của Liên Xô đạt 67% của Mỹ,

nhưng trên thực thế chỉ bằng một nửa của MY’ Nhung tỷ lệ tăng trưởng của

thu nhập quốc dân của Liên Xô có xu hướng giảm, trong những năm 1966

-1970, nghĩa là trong kế hoạch 5 năm lần thứ 8 tăng 7,1%, lần thir 9 là 5,1%;

lần thứ 10 là 3,9%, đến năm 1982 khi Breijhnev qua đời, giảm xuống 2,6%,

đạt mức thắp nhất thời kỷ sau chiến tranh Vị trí của Liên Xô với tư cách là

cường quốc kinh tế thế giới đã bị Nhật Bản thách thức nghiêm trọng Theo

k Duy Thúy Du Thúy ( 1995 }: Mùa đông và mùa xuấn ứ Moskva Chấm dứt một thời đại NXb Chỉnh trị

quốc gia Ha Nội Trang 10

Trang 10

Trang 12

Họ tên: Lê Long Biên Khóa luận tốt nghiệp

thống kê của Liên X6 công bố, tử năm 1960 — 1965 thu nhập quốc dan của

Nhật ban tang 5,4 %, giá trị tổng sản lượng công nghiệp tang 6,5 lần, năng

suất lao động công nghiệp tang 4.3 lần củng thời chỉ tiêu tăng trưởng tương

ứng của Liên Xô là 3,9%; 4,8 lan; 3 lần Đến năm 1986, tổng giá trị sản phẩm

xã hội của Mỹ là 3 900 tỉ USD, Liên Xô là 1 800 tỉ USD, Nhật bản là 1700 ti

USD Vị trí của Liên Xô bị thách thức nghiêm trọng Đầu năm 1988, quan

chức Nhật Bản tuyên bố, Nhật Bản đã vượt Liên Xô và trở thành cường quốc

kinh tế thứ hai trên thé giới.

Thực lực kinh tế của các nước lớn phương Tây tăng lên chủ yếu dựa vào

khoa học kỹ thuật mới Đứng trước cuộc cách mạng khoa học — kỹ thuật mới

của thế giới Liên Xô sẽ đi về đâu? Liên Xô vốn có tiềm lực khoa học — kỹthuật rất lớn Đã có lúc Liên Xô dẫn đầu về xây dựng trạm phát điện nguyên

tử và kỹ thuật vũ trụ Can bộ khoa học — kỹ thuật của Liên Xô chiếm % thông

số cán bộ khoa học — kỹ thuật thế giới, đông nhất thế giới Phát minh kỹ thuật

hang năm chiếm 1/3 tổng số thế giới, đứng thứ hai chỉ sau Nhật Bản Nhưng

chủ yếu do thé chế quản lý kinh tế, chỉ cỏ 1⁄4 thành quả kỹ thuật mới được ứng

dụng trong nền kinh tế quốc dân, và thời gian từ khi nghiên cứu đến ứng dụng

một hạng mục kỹ thuật kéo dài từ 10 đến 12 năm” Có hiện tượng kỳ quai đã

xAy ra là phát minh khoa học kỹ thuật của Liên Xô lại không được ứng dụng ở

Liên Xô, mà bí mật chuyển ra nước ngoài sau đó vài năm mới quay trở lại

Liên Xô Trong khoa học kỹ thuật Liên Xô vẫn còn tình trạng mát cân đối, công nghiệp quân sự tương đối phát triển, công nghiệp dân dụng tương đối lạc hậu Một số ngành công nghiệp truyền thống của Liên Xô vẫn có sản lượng đứng

đầu thế giới, như gang thép, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên, xi măng, nhưng

khoa học kỹ thuật mới như vi điện tử, năng lượng mới, kỹ thuật vi sinh vật lại

tụt hậu so với phương Tây Theo thống kê, giữa thập ky 80, trình độ khoa hoc

kỹ thuật của Liên Xô lạc hậu hơn so với các nước phương Tây là 15 năm”.

Trong thời kỳ này số người lao động chân tay của Liên Xô khoảng 50 triệu

người, công nhân lao động chân tay trong các ngành công nghiệp chiếm

Trang 13

Họ tên: Lê Long Biên Khóa luận tốt nghiệp

khoảng 1/3, ngành công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 1⁄4, trong nông nghiệp

là 3⁄4" Gorbachev thửa nhận rằng “phát triển theo chiều rộng về cơ bản đã làmhao mon tiềm lực" " căn bản không còn con đường nào khác”, ngoài day

nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật.

I.2 Những thành tựu cải cách cùa Trung Quốc.

Tử năm 1978, Trung Quốc tiến hành cải cách và mở cửa, xây dựng chủnghĩa mang màu sắc Trung Quốc và dành được nhiều thành tựu to lớn

Đường lối, phương châm và chính sách đúng đắc của Trung Quốc đã thuđược những thành tựu to lớn Về kinh tế đã có bước chuyển biến có ý nghĩalịch sử sâu sắc

Về chiến lược phát triển kinh tế và xã hội, từ chd chỉ theo đuổi công

nghiệp nặng, đặc biệt là việc tăng sản lượng công nghiệp nặng đã bắt đầu

chuyển trọng tâm sang nâng cao hiệu quả kinh tế, chú ý phát triển hài hòa giữa nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng, chú ý phát triển

toàn diện kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hóa giáo dục

Về thể chế kinh tế, từ thể chế xơ cứng, quản lý nhiều mặt, bắt đầu chuyển sang thể chế mới, đầy sức sống và năng động, thích ứng với với đòi

hỏi phát triển có kế hoạch nền kinh tế hàng hóa trên cơ sở chế độ công hữu.Trong cải cách thé chế kinh tế, trước tiên thực hiện đột phá ở nông thôn thựchiện toàn diện ché độ khoán sản phẩm, gắn sản phẩm với hộ gia đình và thực

hiện một số biện pháp cải cách khác, giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất

ở nông thôn, làm cho kinh tế nông thôn bắt đầu chuyển hướng theo công

nghiệp hóa, hàng hóa hóa và hiện đại hóa Cải cách thành thị đã bám chặt

vào khâu trung tâm làm sống động các xí nghiệp, tiến hành cải cách với mức

độ khác nhau về kế hoạch, ngân sách, thuế giá cả, tiền tệ, thương nghiệp về

kinh tế đối ngoại từ khép kin và nữa khép kin bắt đầu chuyển sang nền kinh té

mở, tích cực lợi dụng trao đổi kinh tế Đã phá bỏ sự ràng buộc tư tưởng " tả"

va quan niệm kinh tế tự cung tự cap, khắc phục tư tưởng sai lầm đối lập giữa

tự lực cánh sinh với mở cửa bên ngoài, đã dành được kết quả nỗi bật trongvận dụng nguồn vến trong và ngoai nước, khai thác thị trường trong va ngoài

Trang 14

Họ tên: Lê Long Biên Khóa luận tốt nghiệp _

nước, học tập được bản lĩnh xây dựng tổ chức trong nước va và phát huy kinh

tế đối ngoại

1.3 Tình hình một số nước Đông Âu.

Một số nước Đông Âu, đặc biệt là Nam Tư va Hunggari, đã tiến hành cảicách trong thời gian tương đối lâu, đã thực hiện được một số thành quả,đương nhiên cũng tổn tại một số van dé tram trọng Dù đó là thành tựu hayvấn đề cũng ảnh hưởng trực tiếp đến Liên Xô, thành viên chủ yếu của "đại gia

đình”.

Tháng 7 - 1948, Đại hội đại biểu lần thứ 5 Liên đoàn những người Cộng

sản Nam Tư đã chỉ ra rằng không thể rập khuôn theo mô hình của Liên Xô,

bởi vì trong chủ nghĩa xã hội cũng tồn tại quy luật giá trị, do đó cân lợi dụng

đòn bẩy kinh tế trong quản lý kinh tế và khắc phục những tác hại của chủ

nghĩa quan liêu Từ thập niên 40 đến thập niên 50 ở Nam Tư đã thực hiện một

số cải cách quan trọng như lập Hội đồng công nhân, bỏ một số bộ chủ quanliêu liên bang và mở rộng quyền tự chủ cho xi nghiệp, giao tư liệu lao độngcho tập thế điều hành Thập kỷ 60 lại mở rộng phạm ví tự quản, từ công nhân

tự quản đến xã hội tự quản Ngoài ra Nam tư còn mở rộng hơn nữa quyền tự

chủ kinh doanh ngoại thương của xí nghiệp, tiến hành cải cách giá cả, tiếnhành thu hút vốn nước ngoài, lập các xí nghiệp hin vốn Thập kỷ 70, thực lực

tự phát của kinh tế thị trường đã gây ra tình trạng trì trệ trong sản xuất và

nhiều hiện tượng hỗn loạn trong nền kinh tế Do đó, Nam Tư đã tiến hành cảicách kinh tế theo nguyên tắc liên kết lao động trên cơ sở tự chủ của công

nhân Sau khi xuất hiện khủng hoảng kinh tế, năm 1983, Nam Tư đề ra *

chường trình én định và phát triển kinh tế” năm 1986, Đại hội đại biếu lần thứ

3 Liên đoàn những người Cộng sản Nam Tư nhắn mạnh hơn nữa sự can thiếtphải quán triệt chương trình, thực hiện cải cách sâu sắc hơn nữa chế độ kinh

tế, chính sách kinh tế và chính sách phát triển nhằm phát triển quan hệ tự

quản và dân chủ XHCN, xây dựng thị trường thống nhất, khắc phục lạm pháttiền tệ và giải quyết nạn thắt nghiệp Nhưng tình hình kinh té Nam Tư rất gay

gắt, cần giải quyết những van đề tăng cường quản lý vĩ mô

Sự kiện Hunggari năm 1956, Hunggari bắt tay vào điều chỉnh cơ cấu kinh

tế quốc dân, cải cách thé ché quản lý kinh tế Đặc biệt kịp thời điều chỉnh quan

Trang l3

Trang 15

Họ tên: Lê Long Biên _ Khóa luận tốt nghiệp _

hệ tỉ lệ giữa nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng, loại bỏ kế

hoạch phát triển công nghiệp nang, đặt phát triển nông nghiệp lên hang dau,đồng thời coi trọng phát triển công nghiệp nhẹ làm cho nền kinh tế bat đầu

chuyển biến tốt Thập kỷ 60, Hunggari bắt đầu đi sâu vào thực hiện cải cách

thể chế quản lý công nghiệp, kết hợp hữu cơ quản lý tập trung có kế hoạch

của nền kinh tế quốc dân với tác dụng tích cực của thị trường, phân định rõ

quyền quyết sách giữa nhà nước và xí nghiệp, quản lý kinh tế chủ yếu bằng

phương pháp kinh tế, dùng kế hoạch hướng dẫn thay thế cho kế hoạch pháp

lệnh Thời gian đầu thập kỷ 60, công cuộc cải cách ở Hunggari đã bắt đầu

xuất hiện “thời đại hoàng kim” Những năm từ 1968, sau khi thực hiện thé chế

mới đã xuất hiện hiện tượng thị trường không dn định do không khống chếđược đầu tư và xi nghiệp nâng cao vật giá Từ năm 1979, Hunggari bắt đầu

thực hiện cải cách mới, loại bỏ các torot, khuyến khích cạnh tranh giữa các xí

nghiệp, phát huy dân chủ trong nội bộ xi nghiệp, cải cách gia cả, hoàn thiện

ché độ tiền lương; trong các ngảnh công thương nghiệp thực hiện chế độ

khoản cả nhân, khuyến khích phát triển kinh tế cá thể

Tóm lại, nhiều nước Đông Âu trong cải cách đều tăng cường khống chế

ở tầm vĩ mô và mở rộng quyền tự chủ của xí nghiệp, kết hợp cải cách thé chếkinh tế và phát triển lực lượng sản xuất, tiến hành cải cách thé chế kinh tế vàcải cách thể chế chính trị, chú ý tăng cường nghiên cứu lý luận

Các làm và tình hình các nước Đông Âu đã thúc day giới lãnh đạo Liên

Xô nên làm như thế nảo.

ll Tình hình trong nước.

II.1 Những vấn đề về kinh té.

Hoàn cảnh quốc tế có tác động không nhỏ đến tình hình Liên Xô, nhưng

đây không phải là nguyên nhân chính thúc day Liên Xô đi đến cải tổ, mà chỉ làmột chat "xúc tác" Nguyên nhân chính thúc day Liên Xô đi đến cải tổ là tình

hình trong nước và những vắn đề nghiêm trọng của nó.

Thập niên cuối 70 đầu 80 nền kinh tế Liên Xô có bước Phát triển nhưng

cũng ton tại nhiều van đề

Trang 16

Họ tên: Lê Long Biên _ Khỏa luận tốt nghiệp

Sản lượng công nghiệp tăng nhanh chóng Từ khoảng 1965 đến 1975,sản lượng điện hàng năm từ 507 tỉ kw tăng lên 1038 tỉ kw; sản lượng dầu mỏ

từ 240 triệu tán tăng lên 400 triệu tắn: sản lượng thép từ 91 triệu tắn lên 141 triệu tấn; sản lượng xe hơi hang năm từ 6100 chiếc lên 1,9 triệu chiếc Sản

lượng thuộc sản phẩm nông nghiệp vả chăn nuôi cũng từng bước được nângcao Từ 1961 đến 1965 sản lượng các loại ngủ cốc bình quân hàng năm là

130 triệu tắn, các loại thịt 9,3 triệu tan Trong thời gian kế hoạch 5 năm lần thứ

9 ( 1971 — 1976), sản lượng hàng năm của các loại ngủ cốc là 180 triệu tấn,

các loại thịt là 14 triệu tắn”.

Sự phát triển về công nông nghiệp làm cho khoảng cách giữa Liên Xô và

Mỹ được rút ngắn lại Theo sự thống kê của nha nước Liên Xô thi năm 1950,

thu nhập quốc dân của Liên Xô chỉ bang 31 % của Mỹ, năm 1975 con số nàytăng lên 67%; sản xuất công nghiệp từ 30% tăng lên 80 %, sản xuất nôngnghiệp từ 55% tăng lên 85% Theo thống kê của chính phủ Mỹ, tổng giá trị sảnxuất quốc dân của Liên Xô năm 1950 bằng 33% của Mỹ; năm 1975 bằng 53%

của Mỹ.” Tỷ lệ phần trăm hai nước đưa ra không giếng nhau, nhưng đều phản

ánh khoảng cách giữa Mỹ và Liên Xô có xu hướng rút ngắn dan

Tuy có những tăng trưởng ngoại mục trong thời kỳ của Breijhnev, nhưng

nền kinh tế Liên Xô cũng tồn tài nhiều vắn đề nghiêm trọng.

II.1.a Nền kinh tế theo chiều rộng.

Cho đến nữa đầu thập niên 1980, nền kinh tế của Liên Xô vẫn là nền kinh

tế được phát triển theo chiều rộng, tức chủ yếu vẫn dựa vào đầu tư nhiều, mở

rộng công xưởng nhiều, đưa nhân lực vào nhiều, sử dụng tài nhuyên thiênnhiên nhiều để gia tăng sản lượng Sau khi tiến vào thập niên 70, nhân tố bềrộng suy giảm dan Do Liên Xô và Mỹ chạy đua vũ trang một cách quyết liệt,

nên việc mở rộng đầu tư sản xuất hạn chế dan hồi thập niên 50, đầu tư cơ

bản của Liên Xô bình quân tăng mỗi năm 13,6%, nhưng từ 1971 đến 1975 thì tụt xuống 8,3% Về tháp tuổi của dân số đã lão hóa, sức lao động khiếm

khuyết ngày cảng trầm trọng Về mặt tai nguyên do bộ phận Châu Au của Liên

* Lê Phụng Hoảng Sđd Trang 37

` Lê Phung Hoàng Sdd Trang 38.

* Lê Phụng Hoang, Sdd Trang 40

Trang 17

Họ tên: Lê Long Biên Khóa luận tốt nghiệp

Xô là nơi dễ dang khai thác nên đã cạn kiệt Các tài nguyên dan dan được

chuyên sang hướng đông va chuyển lên hướng bắc với điều kiện khai thắc

khó khăn hơn, chỉ phí khai thác cao hơn.

Kết cấu kinh tế của Liên Xô không thích ứng với yêu cầu hiện đại hóa.

Theo đà triển khai của khoa học kỹ thuật méi sản nghiệp thứ 3 của các nước

đã phát triển nhanh chóng Sự giao lưu tin tức đã trở thành nhân tố quan trọng

trong việc phát triển sản xuất Thế nhưng, sản nghiệp thứ 3 của Liên Xô có

một tỷ lệ nhỏ bé, năm 1960 chiếm 29%, năm 1970 chiếm 37% Việc phục vụ

đời sống rất lạc hậu, mọi người phải tốn thời gian quá nhiều cho lao động

trong gia đình Theo sự thống kê của Liên Xô, hàng năm số giờ tốn vào làm

việc trong gia đình lên đến 180 tỉ giờ, so với thời gian làm việc của công nhân

viên chức chỉ kém hơn 10 tỉ giờ” Ké đó, tinh chất của nền kinh tế Liên Xô cơ

bản là khép kín, sự giao lưu kinh tế, trao đổi tin tức với bên ngoài tương đốiyếu tình hình đó gây những trở ngại nghiêm trọng cho sự phát triển kỹ thuật

của Liên Xô.

Trong công nghiệp, ngoai những ngành công nghiệp nặng như công

nghiệp quân sự, công nghiệp khai thác dầu hỏa còn phát triển tương đối

nhanh, còn các ngành công nghiệp khác vẫn đứng yên tại chỗ không thể cắtlên Việc sản xuất lương thực thì những năm thất mùa nhiều hơn những nămtring mùa, sản lượng thịt gần như không tăng trưởng

Thủ phạm chính của tình trạng kém hiệu quả của nền kinh tế Xô viếtkhông chỉ là bộ máy quan liêu, mà còn là sự bắt cập trong công tác nhân lực

và trình đồ chuyên nghiệp không cao của người lao động

II.1.b Cơ cdu kinh tế mắt cân đối.

Thời kỳ cầm quyền của Breijhnev nền kinh tế Liên Xô ở trong tình trạng

mắt cân đối đến đỉnh điểm Trong nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và côngnghiệp, quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng.

Tỷ lệ giữa công nghiệp nặng vả công nghiệp nhẹ mắt cân đối vì ưu tiênphát trién công nghiệp nặng là chính sách bắt biến trong nền kinh tế Liên Xõ

Đã có nhiều né lực thay đổi tỷ lệ giữa công nghiệp nhẹ và công nghiệp nang,

day nhanh phát triển tốc độ của công nghiệp nhóm B Nhưng hiện tượng mắt

Trang 18

Họ tên: Lé LongBin - Khóa luận tốt nghiệp

cân đối giữa công nghiệp nặng va công nghiệp nhẹ vẫn không được cải thiện.

Tỷ lệ đầu tư của các kế hoạch 5 năm cho thấy, hạn ngạch đầu tư cho côngnghiệp nhỏm A gắp khoảng 7 lần hạn ngạch đầu tư cho công nghiệp nhóm B,

ty trọng giá trị sản lượng, năm 1985 công nghiệp nhóm A chiếm 74,8%, công

nghiệp nhóm B chiếm 7,53% So với Mỹ sự phát triển mat cân đối này còn rỏ

hơn ( trong công nghiệp Mỹ công nghiệp nhóm A chiếm khoảng 2/3, công

nghiệp nhóm B chiếm khoảng 1/3) Trong công nghiệp nặng, những ngànhliên quan đến công nghiệp quốc phòng thi tốc độ tăng trưởng rất nhanh Đểduy trì công nghiệp nang, các nhà lãnh đạo Liên Xô đều nhắn mạnh can đảm

bảo tăng trưởng ổn định công nghiệp nặng và ngành chế tạo máy

Sự mắt cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp, mà nông nghiệp từ

trước đến nay vẫn là một khâu yếu Tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp bao

giờ cũng tụt xa so với công nghiệp Năm 1976 so với năm 1940, giá trị sản

lượng công nghiệp tang 18 lằn, nhưng nông nghiệp chi tăng 2,1 lần Năm

1975 so với năm 1960, giá trị sản lượng công nghiệp tăng 2,3 lần, nhưng

nông nghiệp chi tăng 0,4 lần Thời ky Breijhev cầm quyền, đầu tư cho nôngnghiệp chiếm tỷ trọng trong đầu tư kinh tế quốc dân từ 22% tăng lên 27%; vốn

sản xuất nông nghiệp tăng 4 lần Sản lượng lương thực hàng năm bình quânđầu người từ 570 kg tăng len 800 kg, thịt từ 44 kg tăng lên 59 kh, Nhưng hiệuquả đầu tư không cao, khả năng chống thiên tai yếu, thường chỉ biết “dựa vào

trời", thức ăn cho gia súc thường xuyên thiếu thốn

Việc mắt cân đếi giữa tích lũy và tiêu dùng là kết quả của việc thực hiện

chính sách tích lũy cao, đầu tư cao Theo tài liệu chính thức của Liên Xô từ

1960 đến 1985, tỷ trọng của tích lũy của Liên Xô trong thu nhập quốc dân luônchiếm từ 22 — 28%, trong đó năm 1970 đạt 29,5%, nhưng trên thực tế tích lũyđành cho hạn ngạch đầu tư cho xây dựng cơ bản cỏn lớn hon con số ay

Nhưng tử năm 1976 đến năm 1980, hàng năm hạn ngạch đầu tư cho nền kinh

tế quốc dân trên thực tế cao hơn 30% thu nhập quốc dân cùng năm Chinh

sách đầu tư cao không chỉ làm cho mức sống nhân dân tăng chậm mà còngây khỏ khăn về sức người và sức của Quy mô xây dựng cơ bản lớn hơnsức người, sức của thiếu cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự

phat triển kinh tế của Liên Xô.

Trang 19

Họ tên: Lê Long Biên Khóa luận tot nghệp

II.1.c Lạc hậu vẻ khoa học - kỹ thuật

Khoa học kỹ thuật được chú ý đầu tư đúng mức, nhờ vậy đã đạt được

nhiều thành tựu lớn lao, đặc biệt là trong các ngành: toán, hang không vũ trụ

và hạt nhân Nhưng đại bộ phận dành cho phức hợp công nghiệp - quan sự.

Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu khoa học bị chi phối giữa nghiên cứu cơ

bản ( do các viện hàn lâm đặt ở Moskva và 15 nước cộng hỏa) và nghiên cứu

ung dụng ( do các bộ chịu trách nhiệm).

Các điều kiện không thuận lợi trén đã giải thích cho khoảng cách không

hẹp về công nghiệp giữa Liên Xô và các nước công nghiệp phát triển công

nghiệp hóa hàng đầu trong mọi ngảnh sản xuất công nghiệp, đặc biệt là trong

hoạt động chế tạo trang thiết bị dùng cho việc sản xuất và vận chuyển năng

lượng, công nghiệp hóa chat, cơ khí và tắt nhiên, các ngành công nghiệp mui

nhọn như điện tử và thông tin ( đầu thập niên 80, số lượng máy tính của Liên

Xô ước tính khoảng 8000, so với 24 triệu của Hoa Kỳ) "° Đến 1⁄2 đầu thập kỷ

80, trình độ khoa học kỹ thuật của Liên Xô còn lạc hậu hơn phương tây từ 10

đến 15 năm

Để khắc phục sự chậm trể trên, trong thập niên 70 Liên Xô đã tăngcường mua máy móc và trang thiết bị của phương Tây theo ché độ “chia khóa

trao tay", nhưng hóa ra đây là một giải pháp tốn kém và không thực sự hiệu

quả khi mả COCOM không cho phép xuất sang Liên Xô những công nghệ

dùng vào mực đích quân sự.

II.1.d Lực lượng lao động phân bố không đều.

Số dân hoạt động của Liên Xô tăng 32,5 triệu trong khoảng thời gian từ

năm 1965 đến năm 1982, nhờ sức lao động của phụ nữ được sử dụng tốt hơn, nhưng lại được phân phối rat mat cân đối: các xí nghiệp ở miền Đông

thiếu nhân lực, trong lúc phần lãnh thổ châu Âu lại dư thừa Chính quyền Xô

viết đã thực hiện nhiều biện pháp như các chế độ ưu đãi về lương; thời gian

làm việc trong ngày lương hưu dành cho những người chịu rởi phần lãnh

thổ châu Âu để đến làm việc ở Sibir, Viễn Đông, Trung A Tham chí những xi

nghiệp nào sa thải bớt lực lượng lao động dư thừa sẽ được tiền thưởng Tuy

'® Lê Phụng Hoảng, Sdd, Trang 39

Trang l8

Trang 20

Họ tên: Lê Long Biên Khóa luận tốt nghiệp _

nhiên, số người bị sa thải đều có thé được tái thu nhận ở các nha máy kề bên Hơn nữa, quyết định sa thải xem ra khó phủ hợp với Hiến pháp Xô viết vốn

đảm bảo quyền lao động của mọi công dân

Người lao động Xô viết thiếu động cơ phan đấu Xu hướng bình quân

của bảng lương, chế độ khen thưởng không công bang, tinh trạng khan hiếm

hàng hoa tiêu dùng đã triệt tiêu động cơ lao động của người dân Xô viết.

Hiện trạng được quan sát thay qua các biểu hiện sau: trốn việc, nghiện rượu

và thay đổi nơi làm việc

Theo tờ /zvestia, tệ trốn việc đã làm mắt 125 ti ngày công trong năm

1982, nghĩa là tương đương 2 ngày làm việc trong năm của 60 triệu công

nhân viên, tức gần nửa tổng số dân hoạt động Theo tạp chí Công nghiệp xãhội chủ nghĩa, chỉ cần giải quyết tệ uống rượu ở nơi làm việc, chỉ số sản xuat

công nghiệp sẽ tăng 10% Có đến 20% dân số hoạt động thay đổi nơi làm

việc mỗi năm và khoảng thời gian lao động bình quân của một công nhân ở

một xi nghiệp thường không quá 3 nam."

II.1.e Tình trạng lạc hậu của nông nghiệp.

Trong thởi kì Khruschhev lãnh đạo, nông nghiệp đã có sự phát triển

nhất định, nhưng nông nghiệp vẫn là một bộ phận lạc hậu trong nén kinh tếcủa Liên Xô Tháng 3.1965, Ủy ban trung ương đảng Cộng sản Liên Xô đã mở

phiên họp toàn thể L Brejhnev đã đọc bản báo cáo "Biện pháp tiến lên một

bước dé phát triển nông nghiệp là việc không thé chân chư" Trong ban báo

cáo này, ông thừa nhận cuộc hội nghị toàn thể BCHTƯ hồi tháng 9.1953 "có

một ý nghĩa quan trọng", "Nó đã soạn thảo phương châm chính xác vê mặtnông nghiệp", việc khai khan dat hoang "có ý nghĩa quan trọng đối với việc gia

tăng sản xuắt các loại ngũ cóc" Đồng thời, lại nói rõ trong may năm gan đây

tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp đã chậm lại, kế hoạch phát triển nôngnghiệp không được hoàn thành "Tắt cả những diéu đó đã tạo ra khó khănnhắt định cho sự phát triển của nên kinh tế quốc gia" Nguyên nhân cơ bản tạo

ra sự lạc hậu về nông nghiệp là do "pha hoại nguyên tắc quyên lợi vật chat đối

với trang viên của các tập thế nông trang và công nhân của các nông trường

quốc doanh trong việc dé cao kinh tế công hữu, cũng như phá hoại nguyên

THU VIỆN

_TP_HO-CHI-MINE

!! Lê Phung Hoang Sdd Trang 42

Trang 21

Họ tên: LéLongBién Khóa luận tốtnghiệp

tắc kết hợp quyên lợi xã hội và quyên lợi cá nhân một cách chính xác" Dé uỗn

nan sai lam trong công tác lãnh đạo nông nghiệp, đảng và chinh phủ trung

ương đã nhiều lần mở những phiên họp dé thảo luận áp dụng mọi biện pháp

để thúc day cho sự phát triển nông nghiệp Biện pháp chủ yếu có may mặt

như sau:

Thứ nhất, có định chỉ tiêu thu mua, nâng cao giá thu mua sản phẩm

nông nghiệp và chăn nuôi Trước kia, chỉ tiêu thu mua của quốc gia mỗi năm

quy định một lần Thông thường phải trải qua một thời gian dài mới xuống đến

nông trang và trong quá trình thu mua còn liên tục thay đổi kế hoạch, đặt thêmnhiệm vụ Chế độ thu mua đó chẳng những làm cho nông trang khó xây dựng

kế hoạch sản xuất một cách chính xác, mà còn ảnh hưởng đến tính tích cựccủa các nông trang viên Họ lo ngại phát triển sản xuất sẽ dẫn đến bị gánthêm nhiệm vụ bán sản phẩm Dưới chế độ đó, kế hoạch thu mua của quốcgia thường không được hoan thành Trong khoảng thời gian từ 1955 đến

1964, chỉ có các năm 1956, 1958 và 1964 là hoàn thành kế hoạch thu mua

ngũ cốc Do vậy, chính phủ quyết định kế hoạch thu mua ngũ cốc năm 1965 là

4 ty fut, hạ thắp xuống còn 3 tỷ 400.000 fut (khoảng chừng 55.690.000 tán),

đồng thời kéo dài năm năm không thay đổi Năm 1970, điều chỉnh chỉ tiêu thu

mua ngũ cốc trong khoảng thời gian kế hoạch 5 năm lần thứ IX (1971-1975) là

60.000.000 tắn Chính phủ còn quyết định đối với số ngũ cốc bán ngoài kế

hoạch sẽ được thêm tiền thưởng, tức giá cả so với thu mua chính thức cao

hơn 50%".

Trong thời kì Khruschhev đã nâng cao giá thu mua sản phẩm nôngnghiệp và chăn nuôi, nhưng đến thập niên 60 giá các loại hàng công nghiệp

như nông cơ, phân bón hoá học đều tăng cao Nhằm cân bang tỉ giá san

phẩm công nông nghiệp để kích thích nông dân sản xuất, sau khi L Brejhnev

lên chắp chính lại tiếp tục nâng cao giá thu mua nông sản Chỉ riêng năm 1965

và năm 1963, giả nông sản đã được nâng cao hai lần khoảng 75%

Thứ hai, mở rộng việc đầu tư vao nông nghiệp, cải tiến kỹ thuật trang bị

ở nông thôn , xúc tiến nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên nghiệp hoá

va thâm canh hoá Năm 1953, quốc gia đầu tư vào nông nghiệp chiếm 7,7%

= Là Phụng Hoang, Sdd Trang 43.

Trang 22

Họ tên: Lê LongBiên _ Khóa luận tốt nghiệp

tổng số đầu tư Trong thời kì Khruschhev chap chinh, số tiền đầu tư 38 ty rúp,chiếm 15.4% tống kim ngạch dau tư Sau khi L Brejhnev lên chap chính, việc

đầu tư vào nông nghiệp tiếp tục tăng cao Trong kế hoạch 5 nam lần VIII

(1966-1970), số tiền đầu tư là 59 ti 900 triệu rúp; trong kế hoạch 5 năm lần IX(1971-1975), đã tăng lên đến 77 tỉ 600 triệu rúp, chiếm tổng kim ngạch đầu tư

khoảng 20% Theo đà mở rộng việc đầu tư vào nông nghiệp, các loại nông cơ

ở nông thôn cũng nhanh chóng gia tăng nhiều hơn Giai đoạn từ 1964 đến

1978, máy kéo từ 1.500.400 cỗ đã tăng lên đến 2.500.200 cỗ: máy liên hợp

gặt đập từ 510.00 chiếc tăng lên 700.000 chiếc; các loại xe tải nặng từ

950.000 chiếc tăng lên 1.200.000 chiếc Lượng tiêu thụ điện ở nông thôn từ

18 tỷ 400 triệu KW vào năm 1964 đã tăng lên 95 tỉ 600 triệu KW vào năm

1978 Diện tịch tự do có hệ thống tưới tiêu năm 1964 là 9.800.000ha năm

1964, đã tăng lên 16.600.000 ha vào năm 1978 Nông nghiệp đã tiến lên một

bước về thâm canh hoá.

Thứ ba, đối với nông trang viên thực hành chế độ đảm bảo tiền lương

lao động Trước kia, nông trang đến cuối năm mới dựa vào số ngay lao động

của từng người để trả thù lao Năm 1956, thực hiện chế độ trả thù lao theo

từng tháng Nông trang dựa vào dự toán hàng năm, mỗi tháng chỉ thù laobằng một số tiền mặt nhất định cho các nông trang viên Đến cuối năm, dựavào tình hình sản xuất trong năm đó để tiến hành kết toán Bắt đầu từ ngày

1.7.1966, thực hành chế độ tiền lương lao động có đảm bảo, nông trang viên

được lãnh tiền lương hàng tháng theo tiêu chuẩn của các nhân viên nông

trường quốc doanh tại địa phương, còn hiện vật thì chờ thu hoạch xong mới

nhận Năm 1970, hội đồng bộ trưởng đã phê chuẩn "biện pháp thành lập và

Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hộ Mỗi người nông trang viên khi bị mat năng lực

lao động, sinh đẻ, an táng, trị bệnh và nghỉ dưỡng bệnh đều có thế nhận được

một số tiền bảo hiểm nhất định.

Thứ tư, nởi lỏng việc hạn chế nghề phụ của tư nhân, khuyến khích tưnhân làm kinh tế Quốc gia cho rằng nghề phụ của tư nhân là một nguồn bổ

sung quan trọng đối với kinh tế xã hội chủ nghĩa, nên đã ủng hộ bằng nhiều

cách Theo thống kê năm 1978, trong cả nước có số ruộng của tư nhân giữ lại

!? Lé Phụng Hoang, Sdd Trang 43

Trang 2!

Trang 23

Họ tên: Lê Long Biên _ Khóa luận tốt nghiệp

-để canh tác riêng là 6 180 000 ha, chiếm 2, 73% toàn diện tích đất canh tác

của Liên Xô Số bỏ sữa do tư nhân nuôi tống cộng là 13.300.00 con, chiếm

30,9% tống số bò sữa trên toàn quốc Sản lượng khoai tây do tư nhân sản

xuất chiếm tổng sản phẩm trong cả nước 61%, rau cải chiếm 295, các loại thịt

chiếm 29%, trứng chiếm 34%

Thứ năm, xây dựng hình thức liên kết Loại tổ chức này trước tiên xuất

hiện ở Moldavia, đến cuối thập niên 60 bắt đầu có một số lượng nhiều và đến

năm 1987 trên cả nước có tắt cả hơn 8.000 tổ chức Việc liên kết trong nông

nghiệp nói chung là do nông trang, nông trường sản xuất ra sản phẩm cùngliên kết với những xí nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Giữa những đơn

vị này hoặc được xây dựng trên nền tảng hợp đồng, hoặc củng liên hợp tiềnvốn với nhau lại để kinh doanh chung Hình thức liên hợp có tính chuyên

nghiệp hoá tương đối lớn này, về mặt hiệu suất trong sản xuất lao động nói

chung đều cao hơn những nông trang thông thường, hiệu quả kinh tế của ndcũng tốt hơn

Thứ sáu, soạn thảo chương trình mới về việc xây dựng nông trang tập

thế kiểu mẫu, tiến lên một bước hoàn thiện và củng cố chế độ nông trang

Chương trình xây dựng nông trang tập thé mẫu được soạn ra hồi năm 1935,sau mấy chục năm vẫn không gì thay đổi lớn Tháng 11.1969, cuộc đại hội đại

biểu lần thứ ba của toàn thể nông trang viên được triệu tập Tại Đại hội này đã

thảo luận và thông qua chương trình mới về nông trang kiểu mẫu Nó thừa

nhận nông trang đã trải qua sự kiểm nghiệm của lịch sử và là hình thức quá

độ sang chủ nghĩa cộng sản Chương trình mới chú trọng nhiều đến quyền lợi

và nghĩa vụ của nông trang viên, quy định mỗi nông trang đều đảm bảo đượchưởng một sé tiền lương thù lao Nông trang viên ngoải tiến hanh lao động tập

thể, còn có thể kinh doanh nghề phụ Mỗi hộ có được nửa hecta đất thổ cư và

sản xuất Trên miếng đắt đó, mỗi nông trang viên có thế nuôi được một con bỏ

sữa, một con heo nai, v Về mặt phân phối, chương trinh mới nay quy địnhmỗi nông trang viên dựa trên số tổng thu nhập trước hết đóng thuế, rồi giữ lại

một số tiền đủ đề làm vốn cố định và vốn lưu động, để gây quỹ sinh họat văn

iLê Phụng Hoàng Sdd Trang 44

Trang 22

Trang 24

Họ tên: Lê Long Biên Kha luận tốt nghiệp

hóa, bảo hiểm xã hội và quỹ giúp đỡ vật chất, cuối củng số còn lại sẽ đem ra

phân phối cho mỗi cá nhân.

Ngoài những biện pháp nói trên, chính phủ Liên Xô vào năm 1965 còn

tuyên bố xoá bỏ tất cả nợ của các nông trang còn thiếu nhà nước với số tiềnhơn 2 tỷ rúp, thực hiện chế độ ngân hàng trực tiếp cho nông trang vay tiền,

V.V

Bắt chấp những biện pháp mang tinh cải cách nói trên, nền nông nghiệp

của Liên Xô vẫn không đủ sức khắc phục những khé khăn triền miên, do vậy

không thế không thoát khỏi tình trạng lạc hậu hau đuổi kịp nền nông nghiệp

Âu-MI.

Khó khăn đầu tiên là di sản nặng né của thời Stalin Chính sách tập thé

hoá của những năm 1930 đã không để ý đến sự gắn bó lâu đời của nông dân

đối với quyền tư hữu ruộng dat, không làm phát sinh ở họ niềm hứng thú đốivới hoạt động sản xuất ở nông trang và nông trường, do vậy dẫn đến sự sút

giảm nghiêm trọng của sản lượng nông nghiệp Các cải cách của Khruschhev

và cả L Brejhnev đều cố đưa ra những biện pháp nhắm đến mục tiêu giảm

nhẹ gánh nặng của nông dân, nhưng đều né tránh nguyên nhân sâu xa là chế

độ tập thể hóa đã làm người nông dân không còn cảm tháy họ là chủ nhân

dng đối với ruộng đắt.

Khó khăn thứ hai là tính chuyên nghiệp không cao của lao động nông

nghiệp Mỗi năm Liên Xô dao tạo từ 30 vạn đến 40 van kĩ sư cơ khi nôngnghiệp, nhưng chỉ một phần ba là thực sự làm việc ở nông thôn Thực trạng

này đã làm cho khối lượng máy móc đồ sộ đưa về nông thôn vừa không được

sử dụng hết công suất, vừa không được bảo quản tốt Bên cạnh đó, lực lượng

lao động ở nông thôn đa số là người lớn tuổi và phụ nữ, trong lúc lớp trai

tráng đều tìm cách bỏ ra thành thị

Khỏ khăn thir ba gắn liền với những van đề liên quan đến việc cung

ứng vật tư cần thiết cho nông nghiệp Vùng dat đen ở phía đông dat nước, nơi

chế độ độc canh làm dat bị bạc mau nhanh chóng đã không được bón phân

đầy đủ, trong lúc đó kho nông cụ thiếu những loại may phủ hợp (máy kéo qua

nặng đã làm đất bị nén chặt lại), hoặc không đủ loại máy chuyên dụng (máy

thu hoạch bông, máy vắt sữa), hoặc thiếu phụ tùng thay thé Nguồn cung ứng

_Trang 23

Trang 25

Họ tên: Lê Long Biên _ ¬ Khóa luận tốt nghiệp

cỏ khô cho chăn nuôi cũng không đủ, do vậy người ta phải thay bằng các loại

ngũ cốc dùng làm lương thực cho người, do vậy vừa lãng phí, vừa cho năng

xuất không cao Dù đã là một vấn dé nan giải lâu nay, bảo quản và vận

chuyển nông sản vẫn không được chú ý đúng mức Một phần nhỏ nông sảnthu hoạch được trên vùng dat đen đã dé bị thối rữa trên đồng vì thiếu phươngtiện vận chuyển Một phần khác bị hỏng trong lúc vận chuyển vì phương tiện

it, đường sa xấu, nơi nhận hàng ở cách xa nơi giao hàng Tinh ra từ 20 đến

25% sản lượng ngũ cốc thu hàng nam, một phan tư củ cải đường và một phần

ba khoai tây bị hao hụt.

Tinh trang lạc hậu của nông nghiệp Liên Xô được nhận thay rõ hơn khi

so với nông nghiệp Tây Âu hay Bắc Mĩ Nông nghiệp Liên Xô sử dụng 20%lực lượng lao động (so với 8% của CEE và 4% của Mi), sản lượng ngũ cốc và

sữa thu hoạch trên cùng một diện tích kém Mĩ và CEE từ 2 đến 3 lần'” Do

vậy, hàng năm Liên Xô phải nậhp một khối lượng lương thực không nhỏ từnước ngoài.

II.1.f Những van dé của năng lượng

Nếu các nguồn năng lượng cho phép Liên Xô tự đảm bảo các nhu cầu của minh và thậm chí có đủ dé xuất khẩu, thì tốc độ tăng trưởng chậm lại của

ngành này từ giữa thập niên 1970 (1961-1970: 9%/năm, 1971-1975: 6,8%/năm; 1976-1980: 4%/năm) lại gây ra không ít quan ngại Do các chỉ tiêu,

ngoại trừ khí đốt, của kế hoạch X (1976-1980) đều không đạt, các nhà lãnh

đạo Liên Xô đã phải thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng Công tácphát triển và sử dụng năng lượng vắp phải hai loại trở ngại sau:

+ Địa li, cụ thể là khí hậu và bề rộng bao la của đắt nước Việc sản xuất

năng lượng di chuyển dan về phía đông, về những miền đất thưa dân, có khihậu mua đông dài và khắc nghiệt (Sibir), hoặc về những miền sa mạc nóng vảkhô can (Trung A) Cỏ đến 80% nguồn dự trữ nằm ở phần lãnh thé phia đông,

trong lúc đến 80% nhu cầu tiêu thụ lại tập trung ở phần lãnh thổ phia tây và ở

các nước châu Âu mua năng lượng của Liên Xô Quãng cách quá xa - lên

đến nhiều ngàn km — giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ đòi hỏi một khoản đầu

tu rat lớn

* Lê Phụng Hoang Sdd Trang 45

— Trang 24

Trang 26

HE EU ĐM, sac Khóa luận lốtnghiệp _

+ Sự lạc hậu về kỹ thuật hạn chế khả năng thăm do vả do vậy hạn chếkhả nang phát hiện những mỏ mới va phát triển việc khai thác ngoài biển khơi

Do hệ thống ống dẫn (cả khi lẫn dầu) đều kém phát triển, có đến 40% dau

phải vận chuyển bằng đường sắt với chi phí cao) Liên Xô buộc phải dựa vào

công nghệ phương Tây: các hợp đồng về khí đốt kí với CEE đều gom hai loại

điều khoản — một liên quan đến việc Liên Xô giao hàng, một liên quan đếnviệc phương Tây cung cắp vật liệu dùng để xây các đường ống vận chuyển

khi (chẳng hạn các công ty phương Tây đã xây dựng đường ống dài 4500km

nối Urengoi đến các nước Tây Âu)

Sự lạc hậu về kỹ thuật còn tác động xấu đến năng lượng hạt nhân: một

số tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra ở Kychtym năm 1975, Beloyarsk năm 1978,

trước khi xảy ra thảm hoạ Chernoby! (4.1986).

II.1.g Một nền kinh tế khan hiếm

Khan hiếm hàng tiêu dùng (kể cả những mặt hàng thiết yếu nhất cho

sinh họat hàng ngày) là một nhược điểm của nền kinh tế quốc dân mà giới

lãnh đạo xô viết qua các đời tổng bi thư đều không sao khắc phục nổi Đến

thập niên 1970 và thập niên 1980, vào lúc các nước phương Tây đã bước vàothời kì tiêu dùng từ lâu, và mức sống của người dân xô viết đã được nâng lênđáng kẻ, thi tình trang khan hiếm hàng trở thành một van đề cực kì nghiêmtrọng của xã hội xô viết và do vậy, tác động rất tiêu cực lên nếp sinh họat của

người dân.

Tình trạng khan hiếm liên quan trước hết đến các loại thực phẩm mà

người dân xô viết phải khổ công tìm kiếm trong các cửa hàng mậu dịch quốc

doanh hay phải bắm bụng mua với giá rat cao trên thị trường tự do ("chợ nông

trang") Quả thực là nếu căn cứ vào khẩu phần hàng ngày được tính theo

lượng calori thì người dân xô viết được cung cắp không kém dân Bắc Mĩ hay

Tây Âu va thức ăn của họ cũng đa dạng, nhưng lượng tiêu thụ rau quả tươi và

đạm động vật thì kém hơn.

Tinh trạng khan hiếm được thấy rõ hơn trong lĩnh vực hàng tiêu dùng

công nghiệp Chúng vừa hiếm, viva đắt va viva khó với tới Đầu thập niên

1980, một bộ phận tràng kỉ (sofa) rẻ nhất cũng gần bằng một tháng lương

Trang 25

Trang 27

Họ tên: Lê Long Biên Khéa luận tốt nghiệp _

trung binh (94%)!'?'; những mặt hang điện gia dụng cao không kém: máy hút

bụi bằng 34% (riêng loại cỏ công suat cao lên đến 350%), truyền hình đen

trang — 185%, tủ lạnh 229%, truyền hình màu - 5430%, xe ôtô trung bình (kiểu

Fiat 124) tương đương 36 tháng lương trung bình Nam 1982, 33 người dan

xõ viết mới có một ôtô riêng (ở Mi, tỉ lệ này là 2/1)”.

Hậu quả đầu tiên của tình trạng khan hiếm lả người dân xô viết buộcphải đế dành tiền, vi họ không biết phải tiêu vào chuyện gì và do vậy cắt giữ

những khoản tiền rất lớn: tiền tiết kiệm tinh theo đầu người đến năm 1982 là

1143 rip, tương đương 6 lần lương bình quân bằng tiền mặt.

Hậu quả thứ hai là kinh tế song hành Một số công nhân viên đã tìm

cách làm thêm ngày thứ bảy Các công việc duy tu và sửa chữa bằng các vậtliệu đánh cắp của nhà nước Chiếm đến 1/4 tổng sản phẩm nội địa của Liên

Xô và tôn tại song hành với nén kinh tế chính thức nền kinh tế bị cắm này tạo

ra một tang lớp cỏ biệt danh là "tolkachi” ("Kẻ chạy vay") có thu nhập cao hơn

nhiều so với mức bình quân của xã hội

II.1.h Sản xuất tách rời khỏi tiêu dùng.

Nền kinh tế Liên xô không những mang day khuyết tật va yếu kém, mà

còn nảy sinh nhiều vấn đề khác nữa hau như sản xuất không để phục vụ tiêu

dùng, người sản xuất cưởng ép người tiêu dùng, nói cách khác sản xuất tách

rời khỏi tiêu dùng Điều này được minh họa như sau:

*Ngày hôm nay đã có thễ khẳng định được rằng nhu cầu của con người ởnước ta có được đáp ứng hay không? Tắt nhiên là chưa sản xuất tách rờitiêu dùng, dường như nó phát triển cho riêng mình tách rời những nhu cầucủa con người, tách rời mục đích chính chúng ta sản xuắt máy kéo gắp 4,5

lần Mỹ nhưng đề làm gi? Trong khi khói lượng của ngành trông trọt ở nước ta

kém 1,5 lần Mỹ Bên cạnh đó nêu tính trên một máy kéo, chúng ta sản xuấtcác công cụ sản xuất đi kèm ít hơn hai lan so với các nước khác đúng vay,trong nhiêu ngảnh sản xuất đến % sản phẩm không cần thiết năm 1986,

Mỹ luyện được 75 triệu tắn thép, cỏn chúng ta luyện được 101 triệu tắn

Nhung trong khi đó Mỹ sản xuắt ra sản phắm cuối cùng ( máy móc và các

!” Lê Phụng Hoang, Sdd Trang 46

Trang 28

Ho tên: bệ Long Biện Khóa luận tot nghiệp_

công cụ) gdp chúng ta đến 1,5 đến 2 lân năm ngoái chúng ta làm được 801

triệu đôi giày Tiệp Khắc là cường quốc nỗi tiếng vê giày hàng năm chỉ sản xuắt theo đâu nguời là 1,7 đôi còn chúng ta là 2 doi".

Sản xuất tách rời khỏi tiêu dùng diễn ra trong tat cả các nganh mà chỉ

chạy theo tổng số lượng làm cho nền kinh tế Liên X6 vừa thiếu lại vừa thừa,

hiệu quả sản xuất kẻm,

II.1.i Nền kinh tế chịu gánh nặng của chi phi quốc phòng

Nền kinh tế Liên Xô luôn chịu tác động mạnh của chinh sách quốc phòng.Những chỉ phí khổng lồ về quân sự làm cạn kiệt nguồn lực của quốc gia và

thu hẹp vốn đầu tư cho các ngành.

Theo số liệu nghiên cứu chiến lược Luôn Đôn của Anh phỏng đoán, chỉphí quốc phòng của Liên Xô năm 1955 là 32,4 ti USD; năm 1960 lại tăng lên

gấp đôi, tức là 53,9 tỉ USD; và năm 1979 con số này lại tăng lên gấp đôi nữa

tức là cao đến 148 tỉ USD” Được đặt cho biệt danh là * quần đảo trang”,

phức hợp công nghiệp quân sự của Liên Xô thu hút một lượng lớn vốn đầu tư

và tăng không ngừng, một nhả bào Pháp đã nhận xét:

"Đúng là các cường quốc phương Tây có một phức hợp quân

sự-công nghiệp, nhưng Liên Xô lại là một phức hợp quân sự-sự-côngnghiệp Toàn bộ lôgích của hệ thống kinh tế xô viết phải tuân theo

quyết lộnh vũ trang, điều này có nghĩa là các khu vực sản xuắt quốc

phòng được ưu tiên nhận những nguồn nhân lực vật lực có giá trị

nhát' (G Duchène, Le Monde, 23.11.1982)”.

Từ năm 1965 đến năm 1982, chi tiêu dành cho quốc phòng tăng nhanh

hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, do vậy đầu tư cho lĩnh vực dân

sự bị ảnh hưởng xấu Đến đầu thập niên 80, quân đội sử dụng đến một phan

ba nền công nghiệp dat nước

Trên đây là những miêu tả quan trọng về nền kinh tế Liên X6 bước vàocải cách Đây là những thách thức lớn cho chiến lược cải tổ của Liên Xô

* Viện kinh tế thé giới ( 1988) Cái tổ ở Liên Xô: Thông tin chuyên dé: Tải liệu lưu hanh nội bộ NXB Viện

kinh tế thế giới

'* Lé Phụng Hoang, Sdd Trang 38

* Lẻ Phụng Hoang Sdd Trang 39

Trang 29

Họ tên: Lê Long Biên Khia luận tết nghiệp

II.2 Những van đề về dân tộc.

Liên Xô là nước XHCN đầu tiên, nhìn chung đã thận trọng trong việc xử

lý các van dé dân tộc Bảy mươi năm tồn tại không ngừng nảy sinh những van

dé dân tộc, có lúc gay gắt nhưng vẫn đảm bảo cục diện đoàn kết dân tộc và

ổn định Mặt khác trong van đề dân tộc cũng tén tại nhiều van đề

Liên Xô có 120 dân tộc lớn nhỏ, những ngữ hệ và tin ngưỡng tôn giáo

khác nhau Dưới thời Nga Hoang trình độ phát triển kinh tế van hỏa rat chênh

lệch, sau này nguyên nhân và điều kiện gia nhạp Liên Xô cũng không giống

nhau, do đó tình hình rất phức tạp Đến năm 1985 dân số Liên Xô đã là 276triệu người Theo con sé thống kê năm 1979, dân tộc Xlavơ chiếm khoảng

52,4% Cac dân tộc không phải Xlavo chủ yếu phân bồ ở vùng biên giới, ven

biển và các vùng kinh tế quan trọng, chiếm khoảng 63.9% diện tích Liên Xô

Trong lịch sử của minh Liên Xô đã giải quyết van đề dân tộc vừa có bai

học vừa có kinh nghiệm Tuy vậy trong từng thời kỳ khi giải quyết vắn đề dân

tộc ở Liên Xô tồn tại một số van dé, và sai làm nghiêm trọng như:

Thời kỷ Xtlin: mười năm dau trong thời kỳ Xtalin cam quyền về cơ bản

chấp hành chính sách cơ bản của Lê nin, nhưng đến những năm 30 trong quátrình định cư dân du mục và tập thế hóa nông nghiệp, đã thực hiện biện pháp

cưỡng ché thô bạo, áp dụng một số biện pháp quá khích đối với cán bộ dân

tộc it người có tinh than dân tộc Trong thời kỳ thanh trừng các đối thủ chống

đối đã đã kích và làm tổn that một loạt cán bộ dân tộc ít người Trong thời gian

chiến tranh vĩ nước vĩ đại đã cưỡng ép cán bộ, không phân biệt dân tộc ít

người như Tretreno - Ingusettia, Tacta ở Crum, và Giecmanh bên bở sông

Volga đến vùng Trung Á và Xibiri, làm tổn hại tình cảm dân tộc Ba nước vùng

Bantich còn cho rằng họ bị sát nhập vào Liên Xô là do " Điều ước Molotop

-Ribentrop" ( Hiệp ước không xâm phạm Xô — Đức năm 1938) và biên bản bi mật kèm theo.

Thời ky Khuschchev, trong khi giải quyết vắn đề dân tộc đã thực hiện

một số biện pháp tích cực, nhưng việc đột ngột phê phán Xtalin đã gây ảnh

hưởng tiêu cực, thiếu cân nhắc day đủ đối với nước cộng hòa Grudia, sử

dụng biện pháp đàn áp quá mạnh Lúc ấy Liên Xô còn tăng cường khống chế,

di dân nhiều va không thỏa đáng đến những vùng dân tộc Ít người, thay đổi

Trang 28

Trang 30

Họ tên: Lẻ LongBiển _ Kha Tin tt nghigp

một số cán bộ dân tộc it người, áp chế hoạt động tôn giáo, làm cho quan hệ

giữa các dân tộc vô cùng căng thẳng

Thời ky Brejhnev tuy cũng chú ý van dé dân tộc, nhưng khống chế qua

chặt, tiến hành đàn áp những vụ gây rồi ở các dân tộc it người, thay đổi bí thư

thứ nhát của nước cộng hòa Ucraina và Grudia Trong nhiều năm thực hiện di

dân các dân tộc, thực hiện tạp cư dân tộc nên trong vắn đề dân tộc tồn tại vànảy sinh một số van dé mới

Gorbachev lên cằm quyến trong bối cảnh tình hình dân tộc như trên.Nên nói rằng khi giải quyết van đề dân tộc còn đang đứng trước những van đề

mới bao gồm:

- Nhận thức như thế nào về tính chất lâu dài, phức tạp của ván đề dântộc, nghiên cứu lý luận dân tộc phải phủ hợp với tình hình thực tế nước minh

Một trong những nguyên nhân quan trọng trong việc Liên Xô mắc sai lam về

vấn đề dân tộc là luôn bị “ta” trong lý luận về dân tộc Điều này có liên quan

đến nhận thức của Liên Xô về giai đoạn phát trién của xã hội Như cương lĩnhđại hội XXII, ĐCS Liên Xô nêu "triển khai toàn diện xây dựng chủ nghĩa cộng

sản, có nghĩa là giai đoạn mới trong phát triển quan hệ dân tộc ở Liên Xô, đặc

trưng trong giai đoạn này là các dân tộc tiếp cận hơn nữa và dật đến sự nhất

trí hoàn toàn" Brejhnev tuyên bố đồng thời với việc xây dựng CNXH phát

triển, từ góc độ quan hệ dân tộc nhắn mạnh "hình thành cộng đồng có tính lịch

sử mới của con người, nhân dân Xô viết” Tóm lại, tuyên truyền quá sớm sự

tiếp cận và hòa hợp dân tộc, thậm chi đẩy mạnh đồng hóa dân tộc theo ý

muốn con người, đó là một nguyên nhân quan trọng làm sâu sắc thêm mâu

thuẫn và cách ly dân tộc

Như đã trình bay, sự di dân các dân tộc không thõa đáng cũng đem lại

một số hậu quả tiêu cực Chủ yếu là dân tộc Nga di dân đến vùng dân tộc ít

người qua nhiều, làm cho tỷ lệ dân tộc tại chỗ giảm xuống quá mức, nên trên

một số mặt nào đó làm thiệt hại đến quyền lợi của dân tộc nơi ấy

Việc cưỡng chế di dân một số dân tộc, coi như là hình phạt, đã gây hậu

quả nghiêm trọng Trong thời kỳ chiến tranh chống phát xít, lấy co một số

người trong dân tộc ít người “đầu hang dich, phản bội lại đất nước", dời toàn

bộ dân cư của họ đến nơi có điều kiện sống khó khăn trong đỏ có một số dân

Trang 29

Trang 31

Họ tên: Lê Long Biên Khỏa luận tốt nghiệp

tộc trong thoi kỷ Khrushhev đã được phục hồi danh dự, trở về quê hương

khôi phục tự trị Con có ba dân tộc khác, sau day cũng được khôi phục danh

dự, nhưng chưa được trở về quê cũ, khôi phục tự trị, còn để lại mam méng

gây rối.

Vắn đề kinh tế các dân tộc phát triển không cân đối Liên Xô cố áp dụng

chính sách cố tim sự phát triển cân đối về kinh tế giữa các nước cộng hòa, ưu

đãi về kinh té văn hóa đối với các dân tộc Ít người lạc hậu Qua may chục năm đầu tư trọng điểm, thực hiện ưu đãi, đã rút ngắn khoảng cách về kinh tế - văn

hỏa giữa các khu vực; tốc độ phát triển công nông nghiệp của một số dân tộc

it người đã vượt trội dân tộc Nga Điều đó có tác dụng tích cực, thúc day sự

phát triển của các vùng này Trên thực tế đã thực hiện nguyên tắc bình đẳng,

làm dịu mâu thuần dân tộc, tăng sức tu họp bên trong của các dân tộc Đồng thời sự phát triển của các dân tộc ít người cũng đóng góp vào việc tăng thực

lực cau nhà nước Liên Xô, thé hiện chính sách bổ sung cho nhau trong phát

triển kinh tế các dân tộc Nhưng xem xét tử góc độ phát triển kinh tế và hiệu

quả kinh tế nỏi chung của nhả nước, chính sách ưu đãi này củng này sinh một

số vấn đề ở một số khia cạnh khác Nghĩa là, việc dựa dam lâu dài vào sự giúp đở của chính quyền trung ương và các khu vực phát triển hơn làm này

sinh tư tưởng ÿ lại, còn dân tộc Nga nảy sinh tư tưởng ân huệ và đòi hỏi đặc

quyền của mình đối với các dân tộc các nước cộng hòa

Từ lâu nay nhắn mạnh một cách không cần thiết chống chủ nghĩa dântộc, trên thực tế chỉ chú trọng chống chủ nghĩa dân tộc địa phương, mà không

chống lại chủ nghĩa sô vanh đại Nga là bài học sâu sắc đối với Liên Xô”.

Đồng thời cùng với sự phát triển kinh tế, ý thức dân tộc sẽ được tăng cường,

giải quyết như thé nao một số dân tộc ít người đòi hỏi giải quyết van dé do lich

sử để lại, muốn có quyền lợi hơn về chính trị, lợi ích kinh tế và điều kiện phát

triển của minh, cũng là một van đề quan trong không cho phép coi thường

11.3 Chủ nghĩa quan liêu.

Lê nin gọi chủ nghĩa quan liêu là “ung nhọt” trong cơ cấu nhà nước, là

"kẻ địch tdi tệ nhất trong nội bộ”, cần phải đấu tranh hiệu qủa chống lại nó

** Du Thủy, Sdd Trang 29

Trang 32

Họ tên: Lê LongBin Kha luận tốtnghiệp

Nhưng may mươi năm sau khi Lê nin mắt, chủ nghĩa quan liêu ngay cảng ănsâu Những nhà lãnh đạo Liên Xô và những học giã đương đại khi tống kết

các bai học lịch sử đều cho rang chủ nghĩa quan liêu là con đẻ tệ hại của cơ

chế gây cản trở, tức là mô hình Liên Xô, có học giả còn gọi là tập đoàn quan

liêu, kinh tế chợ đen, tệ nghiện rượu là "ba kẻ thủ lớn” trên con đường cải tổcủa Liên Xô Chủ nghĩa quan liêu quả thật đã trở thành trở ngại nặng nề cản

trở việc đắy nhanh phát triển kinh tế - xã hội và tiền hành cải tổ toàn diện, căn bản Vi vậy, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu với toan bộ tiến trình

cải tổ, chiều sâu của cuộc dau tranh này ở mức độ rất lớn là mốc quan trọng

của bước tiền cải tổ.

Sau khi Gorbachev lên làm tống bi thư, lãnh đạo Liên Xô, giới lý luận và

báo chí ngay từ đầu đã kết hợp với cải tổ, tuyên truyền liên tục tính tắt yếu vàtính quan trọng của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu, đó là nguyên

nhân lịch sử.

Liên Xô đã có lịch sử lâu năm chống chủ nghĩa quan liêu Thừa nhận

chủ nghĩa quan liệu và tính chất nguy hại của nó không khó, nhưng nhận ranguồn gốc căn bản sản sinh ra chủ nghĩa quan liêu là một van đề không dễ:

Lê nin lúc ấy đã căn cứ vào thực tién thời kỷ đầu xây dựng CNXH đã liên tục

vạch ra tính chất nguy hại của chủ nghĩa quan liêu và nhắn mạnh, từ một chế

độ quản lý này chuyển sang một chế độ quản lý khác, thì cuộc đấu tranh

chống chủ nghĩa quan liêu là rất quan trọng Đặc biệt là sau khi Xtalin lãnh

đạo, chủ nghĩa quan liêu phát triển lan tràn đến mức lãnh đạo cũng nêu lên

việc chống chủ nghĩa quan liêu Như bản thân Xtalin đã nêu, chủ nghĩa quan

liêu trong cơ chế quản lý là nguồn gốc gây khó khăn trong công tác tổ chức,

nên cần phải tống cổ ra khỏi cơ quan quản lý các phần tử chủ nghĩa quan liêu

Nhưng vì không tìm được nguyên nhân thực sự, không nhận thức day đủ tính

chat nguy hại của nó, cho nên không tiệt được nguồn gốc và sự lây lan của

nó Khrushhev, chủ tri Đại hội XX BCS Liên Xô, chống tệ sting bái cá nhân,đồng thời triển khai cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu, nhưng ông

không kết hợp cuộc đấu tranh với cải cách thể chế chính trị, không nhin thấythé chế tập quyền cao, thiếu dân chủ hinh thanh trong những năm 20 và ngày

càng trở nên xơ cứng có mối liên hệ sâu sắc bên trong, là nguồn gốc sinh ra

Trang 31

Trang 33

Họ tên: Lé Long Biên Kiba tudin tot nghiép

chủ nghĩa quan liêu Ngược lại, ông đã phé phan những ngưởi Nam Tư va

những người lúc Ay vạch ra van đề nguy hiếm nay Cho nên chống chủ nghĩa

quan liêu của ông cũng không tiến hành một cách triệt để, ngược lại bản thân

ông cũng bị ngăn cản trong cuộc dau tranh đó và bị lật đổ Trong thời gian

cằm quyền của Brejhnev, nói chung chủ nghĩa quan liêu ngày càng tram trong

và bộc lộ rõ hơn trong quản lý kinh tế và quản lý chính trị

Toàn bộ chương | đã miêu tả - phân tích chi tiết cụ thể những nét cơ

bản về tình hình quốc tế và trong nước tác động đến cải tổ của Liên Xô Trong

những thách thức đó, tình hinh trong nước đặc biệt là những van đề kinh tế là

thách thức quan trọng nhất Cải cách Liên Xô sé đi về đâu, chương II chúng ta

sẽ tìm hiều

Trang 34

Họ tên: Lê Long Biến Khóa luận tốt nghiệp

Chương II: Quá trình cải tổ ở Liên Xô ( từ

1985 đến năm 1991 )

| Gorbachev và van dé cải tổ ở Liên Xô.

1.1 Sơ lược những tư tưởng cải cách ở Liên Xô trước Gorbachev.

Sau khi công cuộc chống thủ trong giặc ngoài kết thúc, năm 1924 Lê nin

đưa ra Chính sách kinh tế mới, nhằm mục đích xây dựng kinh tế - cơ sở vật

chat cho CNXH

Chính sách kinh tế mới có một số nét cơ bản như sau:

- Ban hành thuế lương thực, thay cho trưng thu lương thực, nông dânsau khi nộp đủ thuế cho nhà nước thì phần dư thừa được quyền tùy ý sử

dung, có thé đem bán được

- Trong công nghiệp: Cho phép thư nhân thuê hoặc xây dựng xí nghiệp.

- Thương nghiệp: Được tự do buôn bán, tự do trao đổi.

Như vậy, Về cơ bản Chính sách kinh tế mới đả tôn trọng các quy luậtkinh tế cơ bản, cũng như tôn trọng các hình thức sở hữu và các thành phần

kinh tế khác nhau cùng tén tại.

Sau khi lên cầm quyền thay Lê nin Xtalin đã thực hiện một cuộc cải

cách sâu rộng quy mô nén kinh tế Xô viết Cuộc cải cách của Xtalin hoàn toan

khác với cuộc cải cách của Lê nin Công nghiệp hóa và tập thể hóa nông

nghiệp là xương sống của chính sách kinh tế thời Xtalin Chính sách công

nghiệp hóa được xác định tử Đại hội XIV ( 12/1925) và chính sách tap thể hóa

nông nghiệp được xác định từ Đại hội XV ( 1927 ) Hai chính sách kinh tế này

được tiền hành ð ạt trong kế hoạch 5 năm lầm thứ nhat ( 1928 — 1932 )

Về cơ bản chinh sách kinh tế của Xtalin đã triệt tiêu sở hửu tư nhân,

xóa bỏ thành phan kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước và kinh tế tap thé trở

thành chủ thé duy nhất Nền kinh tế chuyén sang mệnh lệnh — hành chính,quan liêu bao cap

Trong suốt thời kỳ Xtalin cằm quyền nền kinh tế Liên Xô đã đạt đượcnhững thành tựu đáng nể, Đời sống của người dân Xô viết được nâng cao

_ Trang 33

Trang 35

Họ tên: Lê Long Biển Khóa luận tốt nghiệp

Chỉ trong một thời gian ngắn mà Liên Xô đã xây dựng được một tiềm lực kinh

tế quân sự hùng hậu đế đánh bại được chủ nghĩa phát xit Đức Sau khi chiếntranh thé giới hai kết thúc, các nước Phương Tây ước tính Liên Xô phải mắt

50 năm mới khắc phục được hậu quả của chiến tranh, những chỉ trong

khoảng 1945 đến 1953, về cơ bản hậu quả của chiến tranh đã được khắc

phục.

Xtalin là người đặt nền móng quyết định cho việc xây dựng CNXH ở

Liên Xô Tuy vậy, sau khi ông qua đời thì nền kinh tế của Liên Xô cũng bộc lộ

nhiều dau hiệu khủng hoảng

Sau khi thay Xtalin, trở thành người đứng đầu nhà nước Xô viết,

Khrushev đã tiến hành công cuộc cải cách nhằm tiếp tục đưa nền kinh tế Liên

Xô tăng trưởng để đọ sức với Mỹ

Về nông nghiệp: tăng vốn đầu tư, tăng giá thu mua, mở rộng diện tíchcanh tác Công cuộc cải cách nông nghiệp của ông trong thời gian đầu cũngmang lại mốt số kết quả đáng ghi nhận Nhưng về sau, sự tăng trưởng của

nông nghiệp lại giảm sút.

Về công nghiệp: phi tập trung về mặt quản lý công nghiệp Chuyển giao

quyền quản lý xí nghiệp từ các bộ hoạt động theo ngành của Liên bang và cácnước cộng hòa về cho 105 Hội đồng kinh tế quốc dân chịu trách nhiệm quản

lý trên một vùng lãnh thổ nhất định

Công cuộc cải cách cũng không mang lại hiệu quả bao nhiêu Đó là lý

do mà ông bị lật đổ năm 1964 Người lên thay là L.Brejhnev

Công cuộc cải cách mới của Brejhnev bao gồm: xóa bỏ các ủy ban kinh

tế quốc dân, lập lại các bộ công nghiệp TW, giảm thiểu các chỉ tiêu kinh tế,

tăng cường biện pháp kích thích kinh tế Lợi dụng các biện pháp quản lý kinh

tế như, giá cả, lợi nhuận, tiền lương, công nhân, tiền cho vay

Lúc đầu, những biện pháp của Brejhnev đã mang lại hiệu quả, nhưng

đến cuối thời kỳ cằm quyền của ông " Chủ nghĩa xã hội phát triển” của

Brejhnev lâm vao tinh trang tri trệ và như * một người khống lồ đứng trên đôi

chân bằng đắt sét"??

= Lê Phung Hoảng Sdd, Trang 38

Trang 36

Họ tên: Lê Long Biến _ Khóa luận tốt nghiệp

Xuắt phát từ * phương châm chiến lược", Andropov lam một số việc như

sau:

Thực hiện phương châm nâng cao nang suất lao động va phát triển sản xuất theo chiều sâu Andropov luôn nhắn mạnh phát triển sản xuất theo

chiều sâu là "con đường chủ yếu" dé Liên Xô biến đổi về chat, là "tiền đề" để

giải quyết nhiệm vụ sản xuất và nhiệm vụ xã hội rộng rãi

Tăng cường mối liên hệ giữa khoa học kỹ thuật mới với sản xuất, biến

khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp Năm 1983, quyết định tăng chỉ

phi cấp cho khoa học ~ kỹ thuật lên 6,2% trong khi mức tăng trưởng của thu

nhập quốc dân là 3,3%”.

Hoàn thiện quan hệ sản xuất và cơ chế kinh tế Một số biện pháp được nêu ra và thực hiện: nới rộng một số hạn chế đối với lao động cá thé; mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của địa phương và xí nghiệp; hoàn thiện tổ chức

quản lý và tổ chức lao động, thu hút quần chúng lao động tham gia quản lý

sản xuất

Điều tiết cơ cấu nền kinh tế quốc dân, nắm những khâu yếu: coi trọng

nông nghiệp, trong công nghiệp loại bỏ một số ngành quản lý, tinh giản nhân

viên quản lý, nâng cao sản xuất tiêu dùng, giải quyết van dé giao thông vận

tai.

Cải tiến công tác cán bộ là một trong những khâu chủ yếu dé giải quyết

van đề kinh tế Cán bộ phải đặt lợi ich cả nước, toàn dân lên hàng đầu, kiên

quyết chống lại chủ nghĩa bản vị và chủ nghĩa địa phương

Chỉnh đến kỷ luật, tăng cường pháp lý Chỉnh đốn các khâu trong nền

kinh tế quốc dân, tăng cường kỷ luật kế hoạch, kỷ luật lao động va kỷ luật nha

nước.

Những cải cách của Andropov mang tinh chat tiền bộ rõ rệt Nhưng nó

chưa tiến hành được bao lâu thì phải dừng do cải chết đột ngột của ông

Người lên thay là Chernenko bỏ đường lối này và quay về với đường lối thời

kỳ Brejhnev.

Qua các thời ky cải cách của các nha lãnh đạo Liên Xô, nền kinh tế Liên

Xô đã duy trì được sự phát triển trong một thời gian tương đối dải Nhưng

TM Du Thủy Sdd Trang 42

Trang 37

Họ tên: Lệ Long Biến _ _ Khóa luận tốt nghiệp _

nhìn chung, những cải cách nay van tiến hanh trong những khuôn khổ CNXHcủa Xtalin nên không thé nao khắc phục được những yếu kém trong nền kinh

tế Liên Xô.

I.2 Gorbachev lên nắm quyền và van dé cải tổ ở Liên Xô.

Năm 1982, L Brejhnev cam quyền từ năm 1964 ở Liên Xô qua đời Từ

nam 1982 đến năm 1985 trải qua một gia đoạn chuyển tiếp cầm quyền từ Andropov đến Chernenko.

Yury Andropov, từng cam đầu KGB tử năm 1967 đến tháng 8 — 1982

Đến tháng 6 — 1983 trở thành Chủ tịch Xô viết tối cao và Chủ tịch Hội đồngquốc phòng — mọi quyền lực tử tay Brejhnev đã chuyến qua tay ông Tuy làngười lãnh đạo KGB suốt 15 năm và từng là đại sứ ở Hunggari vào thời điểm

né ra cuộc nỏi dậy năm 1956, Andropov lại được biết đến như một người theo

xu hướng tự do Biết rõ thực trạng của đắt nước, Andropov sớm nhận thức rõ nhu cầu của một cuộc cải cách sâu rộng, nhất là trong lĩnh vực kinh té.

Cuộc cải cách chưa được thực hiện bao nhiêu thì thì đột ngột bị dừng

lại với cái chết của ông ( 9 — 2 — 1984), sau một thời gian dài lâm bệnh nặng

Sau khi Andropov qua đời người lên thay là K Chernenko ( 72 tuổi ),

củng là một người già nua và có van đề về sức khỏe, không những thế còn là

một người bảo thủ, ông đã không tiến hành cải cách ma còn quay về vớ " nếp

cai trị đã bám rễ vững chắc trong thời Brejhnev"?“ ông qua đời ngày 10 - 3 —

1985.

Như vậy trong 3 năm có 2 vị lãnh đạo tối cao của Liên Xô qua đời

Nước Liên Xô cần một vị lãnh đạo trẻ hơn đầy sức sống và đưa đắt nước

thoát khỏi tình trạng trì trệ.

Ngày 11 - 3 — 1985, M Gorbachev thành viên trẻ nhất ( 54 tuổi ) của Bộ

chính trị được bau lên làm Tổng bi thư tại Hội nghị bắt thường TW BCS Liên

Xô.

Sinh năm 1931 trong một làng gần Stavropol, bac Caucasus Vào Dang

năm 1952, trong lúc theo học Khoa Luật đại học Lemonosov 91953) Sau khi

tốt nghiệp kĩ sư nông nghiệp (1955), đã quay về công tác Đoàn ở Stavropol và

trở thanh bi thư thứ nhất đảng ủy Stavropol từ năm 1970 Được sự đỡ đầu

** Lệ Phụng Hoàng Sdd Trang 49

Trang 38

Họ tên: Lê Long Biên Khóa luận tốt nghiệp

của Yu Andropov vốn củng qué Stavropol, Gorbachev trở thảnh bi thư

UBTƯ đảng Cộng sản Liên Xô phụ trách nông nghiệp tử tháng 12 1978, ủy

viên dy khuyết BCT từ tháng 11.1979, ủy viên chính thức BCT kiêm bi thư

UBTƯ tử 10 1980 Ong Ia thánh viên trẻ nhất trong BCT va được Andropov

đặc biệt tin dùng, khi ông này trở thành tổng bí thư Do Andropov không được

khoẻ, các hội nghị của Ban bí thư trung ương đảng thường đo Gorbachev chủ

trì Vai trò nay của Gorbachev vẫn được duy trì dưới thời Chernenko Trong

khoảng thời gian chuyền tiếp của hai đời tổng bi thư Andropov va Chernenko,

Gorbachev được nhin nhận như là người phát ngôn của xu hướng cải cách.

Trong bai diễn văn đọc ngày 10.12.1984, Gorbachev đã nói đến sự cầnthiết thực hiện "những chuyễn đổi sâu sắc trong nên kinh tế và toàn bộ hệthống các quan hệ xã hội", hoàn thành chính sách "perestroika" (cấu trúc lạiviệc quản lý kinh tế), "dân chủ hoá dời sóng xã hội và kinh tế" và "glasnosf"

(công khai) Ông nhắn mạnh đến nhu cầu của một ché độ công bằng hơn về

xã hội, vai trò quan trọng hơn cho các xô viết địa phương và người lao động

tham gia nhiều hơn vào công việc quản lý ở nơi làm việc Mục tiêu của ông là

khởi động một cuộc cách mạng được kiểm soát từ trên Ông không dự tínhphá hủy chế độ xô viết, ma chỉ muốn làm nó có hiệu quả hơn Vai trò lãnh đạo

của đảng và sự chỉ đạo nền kinh tế từ trung ương vẫn được giữ nguyên Lúc

Andropov còn cầm quyền, Gorbachev có dự một cuộc hội thảo do các học giả

Tatiana Zaslavskaya và Abel Aganbegyan thực hiện Ong tán thành luận diémchinh của Zaslavskaya là "chế độ mệnh lệnh-

Trở thành nhà lãnh dao hang đầu trẻ nhất của đất nước Xô Viết sau một

loạt các lãnh đạo già nua lứa tuổi 80, Gorbachev dự tính theo đuổi đường

hướng cải cách đã được Andropov khởi xướng nhằm hiện đại hóa nền kinh

tế, va không phải từ bỏ ý thức hệ Mác xít — Lê nin nit

II Quá trình cải tổ ở Liên Xô (từ năm 1985 đến năm 1991).

Được bắt đầu từ tháng 4.1985, công cuộc perestroika”® có thể được

phân thành nam giai đoạn :

** Từ “perestrofka" có nghĩa là cầu trúc lại, sắp xếp lại Một sế học giá dịch là cái tổ, một số dịch là cải cách

Trang 39

Họ tên: Lê Long Biên Khóa luận tốt nghiệp

II.1 Giai đoạn 1: bắt đầu từ Hội nghị Trung ương tháng 4.1984 đến

Đại hội XXVII đảng Cộng sản Liên X6 (6.1986).

Đây là giai đoạn Gorbachev và những người ủng hộ ông hình thành sơ

bộ những tư tưởng về cải cách.

Tại Hội nghị TƯ tháng 4/1985, lần đầu tiên Gorbachev đặt vấn đề cảicách Ông nói “ cuộc sống, sự biến động của cuộc sống đòi hỏi phải có nhữngcải tạo và thay đối tiếp tục, phải dat được trạng thái mới vê chát của xã hội”

Kế đó, ông xác định những lĩnh vực của cải cách, “ trước hết là đổi mới vẻ

khoa học ~ kỹ thuật và sản xuất đạt được trình độ cao nhát thé giới vé năng

suất lao động đó là hoàn thiện quan hệ xã hội, trước hốt là quan hệ trong kinh

tế Đó là những thay đỗi sâu sắc trong lĩnh vực lao động, những điêu kiện sinhhoạt vật chát và tinh thần con người Đó là tang cường toàn bộ hệ thống các

cơ quan chính trị và xã hội, củng cố dân chủ XHCN va sự tự quản của nhândan”.

II.1.a Thí điểm cải cách quản lý nông nghiệp.

Nông nghiệp Liên Xô từ trước đến nay là một khâu yếu Người Liên Xô

đã thấy cải cách của Trung Quốc bắt đầu từ nông nghiệp đã thu được những

thành tựu to lớn Tình hình nông nghiệp Liên Xô khác với nông nghiệp Trung

Quốc ( tỉ lệ dân sé, diện tích đất đai bình quân đầu người, trình độ cơ giới hóa,

biện pháp quản lý) Suy nghĩ ban đầu của ban lãnh đạo Liên Xô về cải cách

kinh tế cũng nghĩ đến van đề nông nghiệp Tháng 11/1985, Ủy ban trung

ương Đảng cộng sản Liên Xô và Hội đồng bộ trưởng Liên Xô thông qua nghị

quyết * Hoàn thiện hơn nữa quản lý tổ hợp công nông nghiệp"

Nghị quyết này chủ yếu chú trọng điều chỉnh cơ cấu, tăng cường quản lý.Quyết định giải thể sáu bộ và ủy ban như, Bộ nông nghiệp Liên Xô, Bộ rau

quả Liên Xô, Bộ công nghiệp thịt và sữa Liên Xô, Bộ công nghiệp thực phẩm

Liên Xô, Bộ xây dựng nông thôn vả ủy ban cung ứng kỹ thuật sản xuất nôngnghiệp Liên Xô, và trên cơ sở Ay lập Ủy ban nông công nghiệp nhà nước Liên

Xô.

Từ lâu nay nông nghiệp Liên Xô không thống nhất và hài hòa về kế hoạch

và quản lý với ngành co liên quan Đó là một trong những nguyên nhân quan

trọng làm cho nông nghiệp Liên Xô lạc hậu, cung cắp thực phẩm và nguyên

Trang 40

Họ tên: Lê Long Biển — — Khóa luận tốt nghiệp _

liệu nông nghiệp cho nha nước gặp nhiều khó khăn Trước đây, dưới sự lãnh

đạo của Đảng cộng sản Liên Xô và Hội đồng bộ trưởng Liên Xô, ngành chủ

quản một số bộ phụ trách quản lý nông nghiệp, chủ yếu là bộ nông nghiệp

Liên Xô; ngoài ra còn cỏ Bộ cải tạo dat và thủy lợi Liên Xô, Bộ xây dựng nông

thôn, ủy ban cung ứng vật tư kỹ thuật nhả nước, Bộ thu mua, độc lập lãnh đạo

các ngảnh và xí nghiệp trực thuộc Số ngành liên quan tới Bộ nông nghiệp

ngày càng tăng thêm, có hơn 80 ngành sử dụng nông sản phẩm, có hơn 90

ngành cung cấp nguyên liệu sản xuất cho nông nghiệp Nhiều ngành vì hoạt

động độc lập riêng rẽ nên nảy sinh nhiều khuyết điểm; phá hoại nguyên tắcbình đẳng vừa có lợi vừa có tỉnh thần trách nhiệm giữa các đơn vị; xuất phát

từ lợi ích của đơn vị mình không có sự thống nhất cách giải quyết những van

đề chung của nông nghiệp và những van đề phát triển đồng bộ với các ngành

có liên quan; sự phát triển giữa các ngành là không cân đối, gây tốn thất lớn

trong quá trình vận chuyển, cất giữ, gia công và tiêu thụ nông sản phẩm;không quan triệt thực hiện triệt dé các biện pháp có lợi cho nha nước vả các xi

nghiệp nông nghiệp; có đơn vị còn muốn đứng trên xí nghiệp nông nghiệp, ép

họ tiếp nhận điều kiện của mình

Thời kỷ Brejnhev cũng đã thí nghiệm thay đổi tình trạng hỗn loạn ấy trong

quản lý nông nghiệp, như năm 1981 đặt ra 'Những phương hướng cơ bản

phát triển kinh tế - xã hội Liên Xô, lần đầu tiên đặt nông nghiệp và các ngành

có liên quan trong một tổng thể để đặt kế hoạch, 'phát triển nông nghiệp' biến

thành ' phát triển tổ hợp công nông nghiệp' Thang 5 năm 1982, Hội nghị toàn

thể Ủy ban trung ương Đảng cộng sản Liên Xô quyết định thực hiện 4 cấp

quản lý đối với nông nghiệp và các ngành có liên quan, đặt nông nghiệp và các ngành có liên quan trong một tổng thé thống nhất để tiền hành công tác kế

hoạch và quản lý Nhưng các bộ và ủy ban đều có hệ thống riêng nên trênthực tế chưa giải quyết được van dé Gorbachev trong Hội nghị toàn thé ủy

ban trung ương Đảng cộng sản Liên Xô tháng 4 năm 1985 nhắn mạnh: 'cầnphải thực hiện những biện pháp cho phép quản lý, lập kế kế hoạch va cap

phát tài chinh cho tổ hợp nông công nghiệp với tư cách là một chỉnh thé

thống nhất ở mọi cap’ Lan nảy, giải thé sáu Bộ va ủy ban, lập Ủy ban nông

công nghiệp nha nước Liên Xô, nhằm mục địch thông qua những cơ cấu tổ

“Trang 39

Ngày đăng: 15/01/2025, 01:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w