Đặt hệ quy chiếu vàohoàn cảnh lịch sử mỗi quốc gia, có thể thấy nền chính trị và kinh tế đa phần đềuphải trải qua giai đoạn khủng hoảng trì trệ nghiêm trọng, kéo dài; song bằng cácbiện p
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lịch sử thực tiễn đã chứng minh, chính trị và kinh tế là hai đại diện cơ bảncho sự tồn tại và phát triển xã hội của một chế độ nhà nước nhất định Trong đó,mỗi một chế độ chính trị tương ứng với đó là một nền kinh tế duy trì, vận động
và không ngừng tiến lên Bao hàm trong chính trị và kinh tế là mối quan hệ cơhữu giữa chúng, quy định mọi mối quan hệ trong từng mặt của đời sống xã hộinói chung
Cần đặc biệt nhấn mạnh đến mối quan hệ biện chứng giữa chính trị và
kinh tế Trong đó các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam hayLiên Xô trước đây cũng không nằm ngoài quy luật trên Đặt hệ quy chiếu vàohoàn cảnh lịch sử mỗi quốc gia, có thể thấy nền chính trị và kinh tế đa phần đềuphải trải qua giai đoạn khủng hoảng trì trệ nghiêm trọng, kéo dài; song bằng cácbiện pháp cải tổ, cải cách, đổi mới mà các quốc gia đã định hướng, vạch rađường lối đúng đắn để tiến bước đà đi lên chủ nghĩa xã hội, trong đó kiên định
nguyên tắc: đổi mới nền kinh tế luôn song hành, gắn liền với đổi mới nền chính trị Thời đại mới, xu hướng vận động mới, đặc biệt là những tác động không nhỏ
của dịch bệnh Covid-19 càng đặt ra cho nền chính trị và kinh tế đòi hỏi phảikhông ngừng chủ động đổi mới, sáng tạo, ứng biến linh hoạt để thích ứng vàphát triển
Do đó, việc đưa ra vấn đề “Từ quan hệ giữa chính trị và kinh tế, phân tích bài học kinh nghiệm thông qua công cuộc cải tổ ở Liên Xô, Trung Quốc và đổi mới ở Việt Nam” là hết sức hợp lí và cần thiết, vừa mang ý nghĩa lý luận cũng
như mang tính định hướng thực tiễn
2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Bài tiểu luận “Từ quan hệ giữa chính trị và kinh tế, phân tích bài học kinh nghiệm thông qua công cuộc cải tổ ở Liên Xô, Trung Quốc và đổi mới ở Việt
Trang 2Nam” sẽ tập trung làm rõ lý luận chung về mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế;
thông qua những nhận định, phân tích để làm rõ đường lối cải tổ, cải cách, đổimới chính trị cũng như kinh tế của một số nước xã hội chủ nghĩa tiêu biểu nhưLiên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, mục đích cuối cùng là nhằm chỉ ra nhữngthành tựu đạt được cũng như những sai lầm nghiêm trọng còn mắc phải, từ đórút ra bài học kinh nghiệm trong định hướng đổi mới đất nước trên các mặt đờisống xã hội
Để đạt được hiệu quả mục đích đề ra, bài tiểu luận đã chủ yếu tìm hiểucác quan điểm lý luận để luận giải về mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế, bámsát vào căn nguyên lịch sử để làm rõ vai trò của chúng đối với cơ chế, chínhsách, đường lối cải tổ, đổi mới của các quốc gia nêu trên Ngoài ra để đánh giá,nhìn nhận, rút ra bài học kinh nghiệm cũng cần thiết có cái nhìn sâu rộng, đachiều và thấu đáo
3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế 3.2 Phạm vi nghiên cứu:
3.2.1 Phạm vi nội dung: Mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế và tác
động của các yếu tố lên quá trình công cuộc cải tổ, cải cách, đổi mới của mỗiquốc gia nêu trên
3.2.2 Phạm vi không gian: Liên Xô, Trung Quốc Việt Nam.
3.2.3 Phạm vi thời gian: Giai đoạn cải tổ, cải cách, đổi mới.
3.3 Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên cơ sở những quan điểm cơ bản
của chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm, đường lối của mỗi Đảng Cộng sản vềđổi mới chính trị, kinh tế; từ đó phân tích, tổng hợp, đánh giá và giải quyết mỗivấn đề đặt ra
4 KẾT CẤU TIỂU LUẬN
Trang 3Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luậnđược kết cấu thành 2 chương dưới đây:
Chương 1: Lý luận chung về mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
1.1 Quan niệm về chính trị và kinh tế
1.2 Mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế
Chương 2: Công cuộc cải tổ ở Liên Xô, Trung Quốc và đổi mới ở Việt Nam – những thành tựu, sai lầm và bài học kinh nghiệm
2.1 Vài nét về công cuộc cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội
2.2 Công cuộc cải tổ ở Liên Xô, Trung Quốc và đổi mới ở Việt Nam 2.3 Những thành tựu, sai lầm trong cải tổ, đổi mới và rút ra bài học kinh
nghiệm
Trang 4PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ THEO QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC -
LÊNIN 1.1 QUAN NIỆM VỀ CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ
1.1.1 Quan niệm về kinh tế:
Theo nghĩa gốc từ tiếng Hy Lạp, kinh tế là sự tiết kiệm, sự lựa chọn nhằm
đem lại lợi nhuận nhất định và hiệu quả tối ưu
Theo các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin, kinh tế là tổng hoà các
quan hệ sản xuất dựa trên một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, tạothành cơ sở kinh tế của một chế độ xã hội nhất định Nền tảng kinh tế của mộtchế độ xã hội nhất định Nền tảng kinh tế được tạo bởi các quan hệ sở hữu về tưliệu sản xuất, quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ phân phối Mọi biếnđổi xã hội, đảo lộn chính trị là kết quả tất yếu của mọi sự phát triển kinh tế Kinh
tế trong mỗi chế độ xã hội còn được hiểu là nền kinh tế quốc dân với đầy đủ nộidung của nó Đồng thời, kinh tế còn là lợi ích kinh tế, hiệu quả kinh tế và sự pháttriển lực lượng sản xuất gắn liền với mỗi thành viên tham gia trong quá trình sảnxuất và tái sản xuất, cũng như lợi ích kinh tế của mỗi tập đoàn, giai cấp và cácnhóm xã hội
Như vậy, nói tóm lại, "kinh tế là toàn bộ phương thức sản xuất và trao đổi của một chế độ xã hội, là nguồn gốc của mọi biến đổi xã hội và những đảo lộn chính trị" (1)
1.1.2 Quan niệm về chính trị:
Theo nghĩa gốc từ tiếng Hy Lạp, chính trị là "công việc nhà nước" Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, chính trị ở đây được hiểu là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến mối quan hệ giữa các giai cấp, dân
Trang 5quyền lực chính trị, mà cơ bản nhất là quyền lực nhà nước; là xác định hình
thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước Bất cứ vấn đề chínhtrị nào cũng liên quan đến quyền lợi của giai cấp, nhà nước
Cũng cần nhìn nhận rằng, thực chất của chính trị là quan hệ về lợi ích,
trước hết là lợi ích kinh tế.
1.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ
1.2.1 Nội dung mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế:
Có thể nói, mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế là quan hệ giữa quyền lực chính trị với kinh tế Nói cách khác, đó là mối quan hệ giữa quyền lực nhà
nước với kinh tế hướng đến sự phát triển kinh tế, nhằm bảo vệ chế độ chính trị
và lợi ích của giai cấp cầm quyền Giải quyết quan hệ chính trị với kinh tế trựctiếp quyết định tới mục tiêu của sự phát triển xã hội cũng như phát triển kinh tế.Xét từ góc độ quan hệ với kinh tế, vấn đề chính trị thực chất là vấn đề địnhhướng, tạo động lực để phát triển kinh tế
Tác động của chính trị đến kinh tế thể hiện tập trung ở sự tác động của quyền lực chính trị (biểu hiện tập trung quyền lực nhà nước) đối với kinh tế Bởi
lẽ trong xã hội có giai cấp, một khi giai cấp, nhóm xã hội nào nắm được quyềnlưc chính trị tức là nắm được công cụ cơ bản, trọng yếu để giải quyết quan hệ lợiích với giai cấp, nhóm xã hội khác theo hướng có lợi cho giai cấp mình, nhóm
mình Sự tác động đó về cơ bản được thể hiện thông qua ba phương diện: 1 Cương lĩnh, đường lối chính trị với chính sách kinh tế; 2 Tổ chức, thiết chế chính trị với kinh tế; 3 Con người, chủ thể chính trị với kinh tế.
Trên cơ sở quan niệm duy vật về lịch sử, C Mác và Ph Ăngghen coi
quan hệ giữa kinh tế và chính trị là biểu hiện tập trung nhất của quan hệ giữa cơ
sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Trong đó, cơ sở hạ tầng – kinh tế giữ vai trò
quyết định, đồng thời kiến trúc thượng tầng – chính trị cũng có tính độc lậptương đối, tác động trở lại cơ sở hạ tầng
Trang 61.2.2 Bản chất mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế:
Từ việc phát triển quan điểm của C Mác và Ph Ăngghen về mối quan hệ
chính trị với kinh tế, nhất quán quan điểm cho rằng kinh tế là nhân tố quyết định toàn bộ lịch sử chính trị, từ lịch sử hình thành giai cấp, đấu tranh giai cấp đến tiêu vong nhà nước và giai cấp, V.I Lênin đã khái quát bản chất mối quan hệ
giữa chính trị và kinh tế như sau: 1 Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh
tế(1), chính trị là kinh tế cô đọng lại(2); 2 Chính trị không thể không chiếm vị
trí hàng đầu so với kinh tế(3)
1.2.2.1 Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, chính trị là kinh tế
cô đọng lại:
Theo Lênin, chính trị, xét trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức,
là một trong những hình thức biểu hiện của kinh tế, nhưng là hình thức biểu hiện tập trung nhất, cô đọng nhất.
Nội dung quyết định hình thức nên kinh tế, và cũng suy cho cùng là nhân
tố quyết định chính trị Ở đây nghĩa là, kinh tế làm nảy sinh chính trị, công cụ, phương tiện để thoả mãn nhu cầu, mục đích chính trị Tương ứng với một trình
độ phát triển nhất định về kinh tế là một trình độ phát triển nhất định về chínhtrị Cơ sở kinh tế như thế nào thì cơ cấu thể chế chính trị tương ứng như thế ấy
Sự biến đổi, phát triển kinh tế là nguồn gốc sâu xa của mọi biến đổi về xã hội vàđảo lộn về chính trị Do đó, khi giải thích mọi sự biến đổi về chính trị, trước hếtphải xuất phát từ căn nguyên kinh tế
Ngược lại, chính trị không ngoài mục đích là hướng vào sự phát triển của kinh tế Kinh tế là gốc của chính trị, là thước đo tính hợp lý của chính trị.
Kinh tế phát triển thì chính trị tiến bộ Ngược lại, kinh tế khủng hoảng, chính trịcũng sẽ ảnh hưởng, thậm chí có thể bị khủng hoảng theo Do đó, ở bất kỳ thờiđại nào, chính trị nếu không hướng vào việc giải quyết thoả đáng các quan hệ lợiích nhằm phát triển kinh tế thì sẽ không có cơ sở để tồn tại, và sớm muộn cũng
Trang 7phải thay thế bởi một chính trị mới tiến bộ hơn, phù hợp hơn "Chính trị là việc xây dựng nhà nước về kinh tế" (4).
Trong đường lối, chính sách của đảng cầm quyền tác động vào quá trình
phát triển kinh tế - xã hội thì tính đúng đắn của đường lối, chính sách kinh tế giữ vai trò quyết định Cụ thể, với Đảng Cộng sản Việt Nam đã bắt đầu sự nghiệp
đổi mới dựa trên cơ sở đó, đổi mới tư duy lý luận về kinh tế, lấy đổi mới làmtrọng tâm, từng bước đổi mới chính trị phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế
1.2.2.2 Chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế:
Chủ nghĩa Mác – Lênin không phủ nhận vai trò quyết định suy đến cùngcủa kinh tế, song cũng không có nghĩa là chỉ kinh tế là nguyên nhân duy nhất
chủ động, còn các yếu tố xã hội khác đóng vai trò thụ động: "hoàn toàn không phải điều kiện kinh tế là nguyên nhân duy nhất chủ động, còn mọi thứ khác chỉ
có tác động thụ động" (1).
Trong tất cả sự tác động trở lại của các nhân tố xã hội khác đối với kinh tế
thì sự tác động trở lại của chính trị giữ vai trò quan trọng hàng đầu, thể hiện cụ thể như sau: Một là, thắng lợi của cách mạng chính trị là tiền đề, điều kiện tiên quyết cho những biến đổi về chất và phát triển kinh tế diễn ra tiếp theo Điều
này hoàn toàn rõ ràng đối với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, khi giai cấpcông nhân và nhân dân lao động muốn giải phóng mình khỏi sự bóc lột và thahoá bởi quan hệ tư sản và tiền tư sản trước hết phải giành được quyền lực chínhtrị - quyền lực nhà nước Nhờ đó, họ mới có tiền đề để tiến đến cải tạo quan hệkinh tế - biến mình thành chủ sở hữu các tư liệu sản xuất cơ bản Có chăng, sẽkhông có sự biến đổi và phát triển nào của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nếu nhưgiai cấp vô sản chưa giành được chính quyền nhà nước – điều kiện tiên quyết đểthành lập nền tảng kinh tế mới dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuấtchủ yếu
Hai là, với tính độc lập tương đối, chính trị tác động trở lại kinh tế theo nhiều hướng khác nhau, thúc đẩy hoặc kìm hãm, hoặc vừa thúc đẩy vừa kìm
Trang 8hãm Tác động ngược lại của quyền lực nhà nước đối với sự phát triển kinh tế có
thể có ba loại: 1 Có thể tác động ngược lại sự phát triển kinh tế; 2 Có thể cản trở sự phát triển kinh tế; 3 Thúc đẩy sự phát triển ở chiều hướng khác Do vậy,
muốn kinh tế phát triển đồng thuận với sự tác động của chính trị thì phải quan
tâm tới ba phương diện: 1 Cương lĩnh, đường lối chính trị với kinh tế; 2 Tổ chức, thiết chế chính trị với kinh tế; 3 Con người, chủ thể chính trị với kinh tế.
Bằng sự nhận thức khoa học những xu hướng và quy luật kinh tế khách quan,chính trị có thể vận dụng tổng hợp một số quy luật, điều kiện để tăng cường tácđộng của quy luật này, hạn chế hậu quả của quy luật khác nhằm đưa nền kinh tếphát triển theo đúng quỹ đạo khách quan; đồng thời còn phù hợp với lợi ích của
chủ thể chính trị Trên thực tế, không có đường lối chính trị đúng đắn thì không
có một giai cấp nào có thể giữ vững được sự thống nhất chính trị của mình, ắt cũng không có khả năng lãnh đạo kinh tế Hơn nữa, nếu thiếu quan điểm chính
trị đúng đắn trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế thì có thể sản xuất vẫn pháttriển, kinh tế vẫn tăng trưởng, thậm chí với tốc độ cao, nhưng trung tâm quyềnlực chính trị không còn nằm trong tay giai cấp thống trị đương thời Do vậy,
muốn có đường lối chính trị đúng đắn thì cần thiết phải có một thiết chế chính trị và các chủ thể chính trị phù hợp để bảo đảm hiện thực hoá có kết quả đường lối phát triển kinh tế.
Ba là, chính trị đóng vai trò định hướng và tạo môi trường chính trị - xã hội ổn định đảm bảo cho sự phát triển kinh tế Sự điều hướng chính trị cho sự
phát triển kinh tế thể hiện trên tất cả các khâu của quá trình phát triển kinh tếnhư: xây dựng đường lối phát triển kinh tế, định hướng quá trình tổ chức thể chếhoá đường lối, quản lý quá trình phát triển kinh tế và định hướng xã hội pháttriển kinh tế để không có sự hy sinh cái này cho cái kia, và để lợi ích giai cấpthống trị không bị vi phạm Hơn nữa, trong điều kiện toàn cầu hoá đời sống kinh
tế, sự ổn định chính trị là điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động đầu tư, kinhdoanh và phát triển kinh tế
Trang 9Bốn là, chính trị không chỉ lãnh đạo kinh tế mà còn tham gia kiểm soát chặt chẽ các vấn đề cơ bản, then chốt của kinh tế như: ngân sách, vốn, hoạt
động tài chính, tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại… Sự lãnh đạo của chính trịđối với kinh tế không chỉ định hướng, tạo sự ổn định cho phát triển kinh tế mà
còn tham gia quản lý nền kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển Việc kiểm soát chặt chẽ nội dung
hoạt động của kinh tế sẽ góp phần làm nâng cao tính năng động của nền kinh tế,qua đó thực hiện sự thẩm định tính đúng đắn của đường lối phát triển kinh tế
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Có thể thấy, trong các mối quan hệ xã hội thì mối quan hệ giữa chính trị
và kinh tế được coi là quan trọng nhất, đồng thời cũng nhạy cảm và phức tạp nhất Chính vì vậy, để giải quyết tốt mối quan hệ này tiên quyết cần phải tránh
hai quan điểm, khuynh hướng sai lầm sau đây: 1 Tuyệt đối hoá kinh tế - khi đó nền kinh tế sẽ phát triển một cách tự phát, vô chính phủ; 2 Tuyệt đối hoá chính
trị - khi đó nền kinh tế sẽ phát triển theo hướng áp đặt, không theo quy luật khách quan Trong trường hợp đồng nhất chính trị với kinh tế sẽ làm chính trị
trở nên cứng nhắc, giáo điều
Cần nhấn mạnh rằng, thực chất sự tác động của chính trị đối với kinh tế làtạo ra môi trường xã hội ổn định, giải phóng sức sản xuất, tạo động lực pháttriển kinh tế và định hướng phát triển Sự phát triển xã hội đòi hỏi có sự ưu tiêncủa chính trị đối với kinh tế, phải có giải pháp chính trị để phát triển kinh tế
Kinh tế càng phát triển thì chính trị càng phải mở rộng, đổi mới, tạo tiền đề tiên quyết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trang 10CHƯƠNG 2: CÔNG CUỘC CẢI TỔ Ở LIÊN XÔ, TRUNG QUỐC VÀ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM – NHỮNG THÀNH TỰU, SAI LẦM VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM 2.1 VÀI NÉT VỀ CÔNG CUỘC CẢI CÁCH, ĐỔI MỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Quá trình vận động của lịch sử mang bản chất là luôn luôn đổi mới vàphát triển không ngừng Sự đổi mới và hoàn thiện chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnhđạo của Đảng cộng sản cũng không nằm ngoài xu thế đó, đó là một biểu hiệnlành mạnh của sự tự nhận thức, đánh giá lại nhằm khắc phục những hạn chế, sailầm đã mắc phải và tìm ra con đường phát triển đúng đắn Chính V.I Lênin đãtừng coi cuộc cách mạng vô sản có thể phải trải qua nhiều lần thất bại và phảilàm đi làm lại nhiều lần Phát động cải tổ, cải cách, đổi mới về thực chất cácĐảng cộng sản cầm quyền hướng tới mục tiêu phát triển chủ nghĩa xã hội để nóthể hiện một cách đầy đủ những bản chất nhân đạo, dân chủ và văn minh Xéttheo ý nghĩa đó, công cuộc cải tổ, cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội trở thànhnhu cầu khách quan cấp bách của chủ nghĩa xã hội hiện thực
Có thể khẳng định, đó là một quá trình tìm tòi sáng tạo, cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội phải được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
2.1 Trên lĩnh vực chính trị:
Nhiệm vụ đặt ra cho các Đảng cộng sản cầm quyền là mở rộng và phát huy dân chủ, dành cho nền dân chủ xã hội chủ nghĩa tầm vóc – như V.I Lênin xác định – là gấp triệu lần dân chủ tư sản Muốn như vậy, cần phải khắc phục
một cách kiên quyết những quan hệ chính trị đã kìm hãm sự phát triển kinh tế xãhội, xây dựng kiểu quan hệ mới giữa đảng và các thành viên khác của hệ thốngchính trị để phát huy tính năng động, sáng tạo của quần chúng trong việc quản lý
xã hội Đồng thời phải tăng cường giáo dục lối sống theo pháp luật, kỷ cương và
Trang 11đạo lý, củng cố trật tự xã hội, mở rộng tính công khai, chú trọng phê bình và tựphê bình.
2.2 Trên lĩnh vực kinh tế:
Nội dung hàng đầu của cải cách đổi mới là sự thay đổi cơ chế quản lý mệnh lệnh, tập trung, hành chính bao cấp để kéo dài hơn 70 năm bằng cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa Phải tiến hành nhiệm vụ này trong tất cả
các khau như hoạch định giá cả, cải cách cơ chế tài chính tín dụng, cải cách cácquan hệ kinh tế đối ngoại, áp dụng các nguyên tắc đối ngoại, áp dụng cácnguyên tắc dân chủ tự quản, coi trọng khai thác và phát huy nhân tố thị trường,
đa dạng hoá các hình thức sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thểphải chiếm ưu thế Mục đích của các cuộc cải cách kinh tế là tạo ra một tốc độmới trong phát triển kinh tế theo chiều sâu, nâng cao, đồng thời cả hiệu quả kinh
tế lẫn hiệu quả xã hội của quá trình sản xuất kinh doanh và năng suất lao động,tạo điều kiện giải quyết tốt các chính sách xã hội
Như vậy, sự nghiệp cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội thực hiện những
nhiệm vụ sau đây: 1 Khắc phục những sai lầm xảy ra trong quan hệ giữa các đảng cộng sản và các nước xã hội chủ nghĩa; 2 Giải quyết những hạn chế của
phương pháp hợp tác truyền thống mang nặng tính bao cấp một chiều đã lâu làmgiảm tính năng động, độc lập và sáng tạo của mỗi nước trong tiến trình cách
mạng; 3 Xây dựng mối quan hệ mới trên cơ sở tôn trọng quyền độc lập tự chủ
của từng đảng, từng nước trong việc giải quyết các vấn đề nội bộ của quốc gia,dân tộc mình
2.2 CÔNG CUỘC CẢI TỔ Ở LIÊN XÔ, TRUNG QUỐC VÀ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
2.2.1 Liên Xô:
2.2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử:
Trang 12Sau khi L I Brêgiơnép qua đời, các Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xôlần lượt là I.V.Anđrôpốp, K.U.Chécnencô Kể từ tháng 3 – 1985 làM.S.Goócbachốp, đã đề ra “Chiến lược tăng tốc” thông qua Đại hội XXVIIĐảng Cộng sản Liên Xô (năm 1986), sau đó được đưa vào kế hoạch 5 năm lầnthứ XII (1986 – 1990) với tên gọi “Tăng tốc sự phát triển kinh tế - xã hội”.
Năm 1987, nhận thấy chiến lược “tăng tốc” còn nhiều bất cập, Ban lãnhđạo đất nước đã quyết định thay bằng biện pháp “cải tổ” Kể từ đây, “tăng tốc”trở thành mục đích, còn “cải tổ” được xem như phương tiện có phạm vi rộng lớn
để đạt được mục đích đó Trong 2 năm 1987 – 1988, cải tổ chủ yếu hướng vào
“cải cách kinh tế triệt để”, về sau bao gồm cả cải cách hệ thống chính trị vàđường lối “đổi mới” hệ tư tưởng
2.2.1.2 Đường lối xây dựng kinh tế thị trường có điều tiết:
Cuối năm 1989 và trong năm 1990, cuộc cải cách hệ thống kinh tế đã có
phạm vi rộng, đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu mới “kinh tế thị trường có điều tiết” của nhà nước, điều đó có nghĩa là kết hợp tính kế hoạch của nhà nước và địa phương với sự chi phối của kinh tế thị trường Tháng 6-1990, Xô Viết tối cao đã
ra chỉ thị “Về quan niệm chuyển sang kinh tế thị trường có điều tiết ở Liên Xô”,trong đó giải thích cụ thể nội dung, bước đi của công cuộc cải cách kinh tế quantrọng này Theo dự kiến đến năm 1996, sẽ đưa khoảng 20% xí nghiệp côngnghiệp nhà nước sang tư nhân hoá
Tuy vậy, đường lối này cũng gặp phải sự phê phán quyết liệt từ nhiềuphía khác nhau, chủ yếu về sự kết hợp giữa “kế hoạch” và “thị trường” Do đócần thiết lúc này mục đích của cải cách kinh tế theo hướng kinh tế thị trường cóđiều tiết phải được bổ sung bằng hệ thống đạo luật mới nhằm thúc đẩy quá trình
tư nhân hoá, đa dạng hoá hình thức sở hữu, thủ tiêu độc quyền công nghiệplớn… Từ cuối năm 1989 đến năm 1991, Xô viết tối cao đã thông qua hơn 100đạo luật, chỉ thị, điều lệ… về các vấn đề kinh tế nhưng đa số không có hiệu lực
Trang 13Nếu như trong năm 1986 – 1988 thu nhập quốc dân tuy chậm chạp nhưng
có phát triển, thì từ năm 1989 thu nhập quốc dân bắt đầu giảm sút mạnh Chính
vì thế, quần chúng ngày càng thiếu quan tâm tới kết quả lao động, kết quả làkhắp đất nước nổi lên làn sóng bãi công, trước hết là thợ mỏ - họ bắt đầu khôngcoi Đảng Cộng sản là Đảng của giai cấp công nhân Nhân dân lao động cácngành khác cũng ủng hộ cuộc đấu tranh đòi tăng lương của thợ mỏ
Tháng 12-1990, nhận thấy sự sụp đổ kinh tế là “sự thất bại của cải tổ”,người đứng đầu của chính phủ Rưgiơcốp đã từ chức, chính phủ mới củaV.Páplốp đã đưa ra các biện pháp nhằm cứu vãn tình thế nhưng thất bại Trongkhi đó, năm 1988, Ban lãnh đạo Liên bang do M.S.Goócbachốp đứng đầu đã rút
ra kết luận rằng: sự phát triển kinh tế bị hệ thống chính trị kìm hãm và quyết định chuyển hướng sang cải tổ chính trị và coi đó là trọng tâm.
2.2.1.3 Sự hình thành cải cách chính trị:
Giai đoạn thứ nhất của cuộc cải cách đánh dấu thông qua cương lĩnh
Đảng Cộng sản Liên Xô đã chính thức bắt đầu xoá bỏ hệ tư tưởng cộng sản chủnghĩa trong xã hội và trong Đảng, thay vào đó là “tư tưởng cải tổ” được đề cậptrong Hội nghị Trung ương tháng 1-1987
Tại hội nghị xem xét về vấn đề cán bộ, M.S.Goócbachốp đề nghị nguyêntắc lựa chọn cán bộ lãnh đạo phải xuất phát từ “thái độ đối với cải tổ” Năm
1988, tại hội nghị Đảng toàn quốc, lần đầu tiên Goócbachốp đã trình bày mộtcách đầy đủ tư tưởng về cải tổ hệ thống chính trị ở Liên Xô, trong đó đề nghị cơ
quan chính quyền mới – Đại hội đại biểu nhân dân, bầu Xô viết tối cao thành cơ quan hoạt động thường xuyên và thay đổi luật bầu cử Tiếp đến, Goócbachốp
cũng đề nghị tập trung chức vụ lãnh đạo Đảng và Xô viết vào một người từ
Trung ương đến địa phương trong cả nước, lập ra chức vụ Chủ tịch Xô Viết; đưa
ra sáng kiến cải tiến hệ thống chính trị chuyển vào tay Đại hội đại biểu nhân dân, dưới khẩu hiệu: “Tất cả chính quyền về tay Xô viết”.