1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận CTH - Quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta. Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân

35 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền Lực Chính Trị Của Nhân Dân Ở Nước Ta. Giải Pháp Tăng Cường Bảo Đảm Quyền Lực Chính Trị Thuộc Về Nhân Dân
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Chính Trị Học
Thể loại Tiểu Luận
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 47,37 KB

Nội dung

Công cuộc đổi mới, cải cách đang diễn ra hết sức khó khăn, phức tạp ởnhiều nước xã hội chủ nghĩa nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, việc kếthừa và phát triển tư tưởng lý luận của L

Trang 1

Công cuộc đổi mới, cải cách đang diễn ra hết sức khó khăn, phức tạp ởnhiều nước xã hội chủ nghĩa nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, việc kếthừa và phát triển tư tưởng lý luận của Lênin trong đó có những quan niệm củaNgười về chính trị trong điều kiện hiện thực lịch sử hiện nay là vấn đề cần thiết.Theo Lênin, thực chất của vấn đề chính trị là vấn đề quyền lực, biểu hiện ởquyền lực nhà nước, giai cấp hoặc lực lượng xã hội nào nắm quyền lực ấy đểthực hiện lợi ích và quyền lực của mình trong xã hội Lênin nhấn mạnh "chínhtrị là sự tham gia vào các công việc của nhà nước, sự chỉ đạo nhà nước, sự quyđịnh các hình thức, nhiệm vụ, nội dung của hoạt động nhà nước" Chính trịtrong chủ nghĩa xã hội hướng đến mục tiêu xây dựng quyền lực của nhân dânlao động, làm cho nhà nước thực sự trở thành nhà nước của dân, do dân và vìdân.

Theo mục tiêu này, chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội cần phải đạt tớitrình độ phát triển cao và thực chất về dân chủ mà trước hết là dân chủ trongchính trị, làm cho chính trị trở thành sức mạnh của đông đảo quần chúng nhândân trong hoạt động quản lý nhà nước Do đó, Lênin nhấn mạnh rằng: "Điềuquan trọng đối với chúng ta là thu hút toàn thể những người lao động, không trừmột ai tham gia vào việc quản lý nhà nước Đó là một nhiệm vụ rất mực khókhăn Nhưng một thiểu số người, tức là Đảng, không thể thực hiện CNXH được

Trang 2

Chỉ có hàng chục triệu người, khi đã học được cách tự mình thiết lập CNXH, thìmới có thể thực hiện được CNXH".

Ngày nay công cuộc dân chủ hoá đời sống chính trị, khắc phục triệt đểnhững căn bệnh của chủ nghĩa quan liêu, mệnh lệnh, sự mở rộng và phát triểntham gia ngày càng đông đảo của nhân dân vào hoạt động nhà nước không hềlàm mất đi bản chất giai cấp của nhà nước Do đó, để thực hiện được quyền lợichân chính của mình, nhân dân phải có những đại biểu thực sự trung thành vớilợi ích của mình và phấn đấu cho lợi ích đó Đại biểu cao nhất đại diện cho quầnchúng nhân dân - Đảng Cộng sản - đòi hỏi phải có lập trường nguyên tắc, sựsáng suốt chính trị của Đảng, đặc biệt trong những tình thế khó khăn, có nhữngbiến động và khủng hoảng chính trị Trong CNXH, quyền lực nhà nước nếukhông hướng vào nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân, nếu không nhằm vàocác mục tiêu dân chủ và CNXH sẽ đe dọa chế độ chính trị XHCN Phươnghướng chính trị đúng đắn của CNXH là đảm bảo cho nhà nước thực sự là thiếtchế dân chủ XHCN chứ không phải là dân chủ tư sản Đây là nguyên tắc sốngcòn của chế độ XHCN

Vì vậy, em xin chọn đề tài tiểu luận “Quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân”

nhằm phân tích và tìm hiểu những quyền lợi, vai trò đóng góp của nhân dântrong việc xây dựng nhà nước và chế độ XHCN Đồng thời, đi sâu vào nhữnggiải pháp nhằm bảo vệ quyền lực chính trị thuộc về nhân dân

* Chủ đề: Quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta.

Tên đề tài: Quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân.

Đối tượng nghiên cứu: Quyền lực chính trị ở Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Quyền lực chính trị của nhân dân ở Việt Nam

Trang 3

NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT

Chính trị học là khoa học đấu tranh cho quyền lực chính trị, là khoa học

về giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị Quyền lực chính trị trở thành phạmtrù trung tâm xuất phát của chính trị học Song, quyền lực chính trị chỉ xuất hiện

và tồn tại khi xã hội có sự phân chia thành giai cấp và đấu tranh giai cấp, cònquyền lực đã xuất hiện cùng với loài người được tổ chức thành xã hội và sẽ tồntại cùng với đời sống xã hội Để hiểu rõ phạm trù quyền lực chính trị, trước hếtcần phải hiểu phạm trù quyền lực

II QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ

1 Quyền lực

Ngay từ thời Cổ đại, trong tác phẩm Chính trị Aten, Arixtot – nhà bách

khoa của thời cổ Hy Lạp – đã xem quyền lực không phải là cái vốn có của mọi

sự vật biết cảm giác, mà còn của cả thế giới tự nhiên vô cảm – cái gì có sứcmạnh là có quyền lực Các nhà thần học thời Trung cổ lại coi “quyền lựcThượng đế” là thứ quyền lực đứng trên tất cả, ngay loài người cũng chỉ là cáiphát sinh từ quyền lực Thượng đế Thời Phục hưng, các nhà lý luận chính trị,các nhà bách khoa đã đặt vấn đề lật đổ quyền lực của nhà vua phong kiến, xáclập quyền lực của giai cấp thứ ba – giai cấp tư sản Tuy nhiên, họ cũng chỉ nhấnmạnh tới quyền lực nhà nước và coi nhà nước là “vương quốc của lý tính”

Ngày nay, theo một số nhà chính trị học Mỹ, như: K Đan Tra coi quyềnlực là cái giúp ta buộc người khác phải phục tùng; còn L Lipson xem quyền lực

là khả năng đạt tới kết quả chung nhờ một hành động phối hợp

Các nhà khoa học Xô viết trong cuốn Bách khoa triết học cho rằng:

Quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của mình có tác động đến hành vi, phẩmhạnh của người khác nhờ một phương tiện nào đó như: uy tín, quyền hành, nhànước, sức mạnh…

Trang 4

Cũng theo cách tiếp cận từ bản chất của khái niệm, Giáo sư Nguyễn Khắc

Viện, trong cuốn Từ điển Xã hội học cho rằng: Quyền lực là năng lực được một

người hay một nhóm người sử dụng để buộc những cá nhân khác hay nhữngnhóm người khác phải có một hành vi nhất định

Cũng có cách tiếp cận khác, theo chiết tự từ, một số tác giả cho rằng:Quyền lực là một khái niệm kép bao gồm: quyền và lực (sức mạnh)

“Lực” (sức mạnh) là khái niệm dùng chỉ một thuộc tính của bất kỳ hệ vậtchất nào, xét trong tương tác với hệ vật chất khác, có khả năng duy trì sự tồn tạihoặc tạo ra sự biến đổi Như thế, lực là cái vốn có trong mỗi hệ vật chất ấy cóquy mô lớn nhỏ bất kỳ Tùy ở hình thức của sự tương tác (vận động) mà người

ta nói tới các loại lực khác nhau (cơ, lý, hóa, sinh)… Các cộng đồng người, vớinhững quy mô khác nhau trong xã hội, cũng là các kết cấu vật chất xác định, và

do vậy cũng tiềm ẩn các lực (các sức mạnh) nhất định

“Quyền” là một khái niệm chỉ mối quan hệ có tính xã hội giữa người vớingười, trong đó con người ý thức tới nhu cầu của mình rằng những nhu cầu ấyphải được thỏa mãn với sự thừa nhận của người khác Như thế, khi nói tới quyền

là phải nói tới quan hệ cộng đồng xã hội trong đó quyền này được tồn tại với cácđiều kiện xã hội xác định, và nhất là, phải nói tới sự thừa nhận của con ngườitrong cộng đồng đối với nó

Như vậy, từ các quan niệm thể hiện các cách tiếp cận khác nhau, chúng ta

có thể xem quyền lực là phạm trù dùng để chỉ loại quan hệ xã hội đặc biệt củacon người:

- Quyền lực là năng lực buộc người khác phải thực hiện ý chí của mình.

- Quyền lực là quan hệ xã hội đặc biệt, gắn với sức mạnh nhờ ưu thế nào

đó đạt được mục đích tác động đến hành vi của người khác

Trang 5

=> Tóm lại: Quyền lực là mối quan hệ giữa các chủ thể của đời sống xã

hội, trong đó chủ thể này có thể chi phối hoặc buộc các chủ thể khác phục tùng ýchí của mình nhờ vào sức mạnh vị thế nào đó trong quan hệ xã hội

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Quyền lực chính trị là quyền quyết

định, định đoạt những vấn đề, công việc quan trọng về chính trị, tổ chức và hoạtđộng để đảm bảo sức mạnh thực hiện quyền lực ấy của một giai cấp, một chínhđảng, tập đoàn xã hội nhằm giành hoặc duy trì quyền lãnh đạo; định đoạt, điềukhiển bộ máy nhà nước; xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội trong một quốc gia

và quan hệ chính trị - kinh tế - ngoại giao với các nhà nước khác và tổ chức quốc

tế khu vực và thế giới, bảo đảm chiều hướng phát triển quốc gia phù hợp với lýtưởng giai cấp”

=> Tóm lại: Quyền lực chính trị là quyền sử dụng sức mạnh của một hay

liên minh giai cấp, tập đoàn xã hội nhằm thực hiện sự thống trị chính trị; là năng lực áp đặt và thực thi các giải pháp phân bổ giá trị xã hội có lợi cho giai cấp mình – chủ yếu thông qua đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.

3 Quá trình hình thành quyền lực chính trị

3.1 Sự xuất hiện của quyền lực chính trị

Trang 6

Quyền lực chính trị hình thành là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của xã hội Việc nắm giữ và thực thi quyền lực chính trị phải đảm bảo

sự hài hòa giữa lợi ích giai cấp và lợi ích chung của cộng đồng.

Khi xã hội chưa có giai cấp, người ta điều chỉnh xã hội chỉ bằng quyềnlực công Quyền lực công nảy sinh từ những nhu cầu sinh hoạt chung của cộngđồng là cái vốn có của xã hội Nó lấy ý chí và lợi ích chung của xã hội làm cơ sởcho sự tồn tại và phát triển Nó tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người.Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp thể hiện ý chí lợi ích của mình đối với xãhội Ý chỉ đó chỉ thực sự có hiệu lực khi giai cấp nắm lấy được quyền điều hànhquyền lực công

Để làm được điều đó, các giai cấp tiến hành đấu tranh với nhau Giai cấpgiành thắng lợi trở thành đại diện và là chủ sở hữu của quyền lực công Họ sửdụng quyền lực công cho mục đích giai cấp, biến quyền lực công thành quyềnlực giai cấp; đồng thời, cũng biến ý chí của giai cấp thành quyền lực công Cảhai quyền lực ấy hợp thành một chỉnh thế quyền lực chính trị của giai cấp cầm

quyền đối với toàn xã hội Chính vì vậy, Ph.Ănghen đã khẳng định: “Quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa của nó, là bao lực có tổ chức của một giai cấp để trấn

áp một giai cấp khác”

- Quyền lực chính trị xuất hiện khi xã hội phân chia thành giai cấp và tồn tại những mâu thuẫn giai cấp đối kháng trong xã hội, thể hiện tập trung

ở nhà nước Giai cấp nắm quyền lực chính trị thông thường cũng là giai cấp

nắm quyền lực kinh tế Quyền lực chính trị chính là biểu hiện tập trung củaquyển lực kinh tế Quyền lực chính trị có thể thuộc về một chính đảng của mộtgiai cấp, một liên minh nhiều đảng phái hoặc thuộc về nhân dân, khi lí tưởngcủa giai cấp, của chính đảng phù hợp, phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồngdân tộc như ở Việt Nam hiện nay, thể hiện tập trung ở quyền lực nhà nước đượcthực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai

Trang 7

cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân,nhân dân lao động và của cả dân tộc.

- Quyền lực chính trị hình thành là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của xã hội Khi con người sống thành cộng đồng, quyền lực

công xuất hiện Khi xã hội phân chia thành giai cấp, xã hội chính trị xuất hiện,quyền lực công được trao cho một giai cấp hoặc một lực lượng xã hội nắm giữ.Giai cấp hay lực lượng xã hội đó thực hiện quản lý xã hội thông qua bộ máy nhànước và hệ thống pháp luật

4 Đặc điểm của quyền lực chính trị

a, Quyền lực chính trị mang bản chất giai cấp

Quyền lực chính trị chỉ ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp Cùng với

sự phát triển của lực lượng sản xuất, tư liệu sản xuất tập trung trong tay mộtnhóm thiểu số người, hình thành những tầng lớp, giai cấp đầu tiên trong xã hội

Sự xuất hiện của nhà nước không làm mất đi mâu thuẫn giai cấp và đấu tranhgiai cấp, mà đó chỉ là sự đánh dấu cuộc đấu tranh chính trị chuyển sang giaiđoạn mới: diễn ra xoay quanh vấn đề giành – giữ - thực thi quyền lực nhà nước

Từ đó, nhà nước thực sự trở thành trung tâm, vũ đài của cuộc đấu tranh chính trị.Cuộc đấu tranh đó đòi hỏi các giai cấp phải tổ chức ra sức mạnh của mình làquyền lực chính trị Như vậy ngay từ đầu, yếu tố giai cấp đã quyết định nội dungcủa quyền lực chính trị

Trong đời sống xã hội, lợi ích của các giai cấp thường mâu thuẫn vớinhau, quyền lực chính trị tồn tại trong mối liên hệ lợi ích khi đặt nó trong quan

hệ với giai cấp khác Tùy thuộc vào tương quan, so sánh lực lượng mà các giaicấp ở vào vị thế khác nhau trong quan hệ với việc sử dụng quyền lực chính trị

Vì vậy, mỗi giai cấp khác nhau có quyền lực chính trị khác nhau

Trang 8

Như vậy, chừng nào còn giai cấp thì còn chính trị, còn quyền lực chínhtrị Giai cấp nào cũng thống nhất trong việc bảo vệ lợi ích của mình, trong đấutranh giành quyền lực chính trị.

b, Quyền lực chính trị có tính xã hội

Quyền lực chính trị nảy sinh và phát triển trong lòng xã hội Nó là sảnphẩm của xã hội phân chia giai cấp Xã hội là cơ sở tồn tại của các giai cấp, vìvậy quyền lực chính trị không thể tách rời hay vượt ra ngoài xã hội mà nó đangtồn tại

Chủ thể và khách thể quyền lực chính trị đều là những thành phần tạo nênchỉnh thể xã hội, đều nằm trong một điều kiện tồn tại xã hội Trong sự vận động

và phát triển xã hội, một phương thức sản xuất lỗi thời sẽ bị thay thế bởi mộtphương thức sản xuất tiên tiến để phù hợp với điều kiện tồn tại của chế độ xã hộimới Tương ứng với nó, các giai cấp mới xác lập hệ thống tổ chức quyền lựcchính trị để bảo vệ lợi ích giai cấp và đấu tranh trong hoàn cảnh, điều kiện mới.Như vậy, trong lịch sử xã hội không có một giai cấp nào tồn tại vĩnh hằng, cũngkhông có một hệ thống quyền lực chính trị nào tồn tại vĩnh viễn Các giai cấp và

hệ thống quyền lực của giai cấp chỉ được xác lập trong điều kiện tồn tại cụ thểcủa xã hội Các điều kiện xã hội đó quy định hình thức, nội dung, bản chất củacác giai cấp cũng như hệ thống quyền lực mà các giai cấp cũng như hệ thốngquyền lực mà các giai cấp đã xác lập trên nền tảng của xã hội đó, do đó quyềnlực chính trị mang đậm tính xã hội

c, Quyền lực chính trị có tính lịch sử

Sự ra đời, tồn tại, phát triển và tiêu vong của quyền lực chính trị mangtính khách quan trong một giai đoạn lịch sử nhất định – giai đoạn có giai cấp Sựtồn tại một cách khách quan của giai cấp quy định tính khách quan của quyềnlực chính trị Các giai cấp, lực lượng xã hội chỉ có quyền lực chính trị khi nógiành và giữ được quyền lực công, mà biểu hiện tập trung nhất là ở quyền lựcnhà nước Quyền lực chính trị tồn tại cùng với giai cấp nhà nước

Trang 9

d, Quyền lực chính trị có tính thống nhất

Quyền lực chính trị là quyền lực của giai cấp, được thiết lập và duy trì đểbảo vệ lợi ích giai cấp nên về nguyên tắc và từ trong bản chất của nó, quyền lựcchính trị là thống nhất Tuy nhiên, sự thống nhất chỉ biểu hiện ở lợi ích cơ bản,còn lợi ích cục bộ thì chưa hẳn, thậm chí còn mâu thuẫn gay gắt Ở các nước tưbản chủ nghĩa, các đảng phái, phe nhóm đấu tranh với nhau để giành quyền lựcchính trị, dường như quyền lực giai cấp tư sản bị phân chia, tuy nhiên đó chỉ làhình thức đấu đá giữa các phe nhóm, đảng phái của giai cấp tư sản chỉ mang tínhchất mâu thuẫn nội bộ Về nguyên tắc, chúng vẫn thống nhất bởi lợi ích cơ bảncủa chúng là giống nhau – đó là bóc lột giai cấp vô sản và các tầng lớp lao độngkhác Vì vậy, dù đảng nào cầm quyền cũng vậy, chỉ khác nhau về hình thức, cònbản chất không bao giờ thay đổi

đ, Quyền lực chính trị có tính tập trung

Trong quan hệ quyền lực ở xã hội dân chủ , một cá nhân hay tổ chức đượcbầu ra, đại diện cho quyền lực của tập thể, cộng đồng Quyền lực có được do cácthành viên thừa nhận, họ bầu ra để lãnh đạo chính họ, làm cho hoạt động của họđược phối hợp chặt chẽ, tạo nên sức mạnh lớn hơn Theo Rutxo, con ngườikhông thể tạo ra lực mới mà chỉ kết hợp và điều khiển những lực sẵn có, cho nênphương pháp duy nhất để con người tự bảo vệ là họ phải kết hợp lại với nhauthành một lực lượng chung, được điều khiển bằng động cơ chung, khiến chomọi người đều hành động một cách hài hòa

Quá trình hình thành quyền lực là quá trình tập trung, tập hợp ý chíchung, tạo nên sự đồng lòng nhất trí trong tổ chức, cộng đồng Đây là hình thứcphổ biến của con đường hình thành quyền lực, từ thị tộc, bộ lạc đến đảng phái,nhà nước Nếu thiếu tập trung thì không thể tạo ra quyền lực, mức độ tập trungcàng cao, tổ chức càng chặt chẽ, gắn bó thì quyền lực của tổ chức càng mạnh.Tập trung là một tính chất cơ bản của quyền lực

e, Quyền lực chính trị có tính tha hóa

Trang 10

Do tính chất tập trung mà quyền lực được tập trung vào tay một ngườihay nhóm người nắm giữ Ý chí chung của tập thể được một người hay nhómngười điều khiển nên họ dễ dàng sử dụng cho mục đích riêng dẫn đến tha hóaquyền lực.

Tha hóa nghĩa là một sự vật, hiện tượng bị biến đổi, trở thành cái khác,đối lập với cái ban đầu đã sinh ra nó Do tính tập trung của quyền lực nên nó dễ

bị tha hóa Từ chỗ là quyền lực của số đông, đem tập trung lại để cho một ngườihay một nhóm người nắm giữ và điều khiển nên càng tập trung, càng thống nhất

ý chí thì quyền lực càng mạnh Nhưng mức độ tập trung càng cao thì quyền lựclại càng xa với cái gốc rễ ban đầu và trở thành cái đối lập với nền tảng đó Đây làmột mâu thuẫn trong tính tập trung của quyền lực: quyền lực càng tập trungcàng dễ bị biến dạng và tha hóa

III QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ TRONG LỊCH SỬ

1 Trong chế độ chiếm hữu nô lệ

Trong xã hội có giai cấp, sự biến đổi của cơ sở kinh tế và cùng với nó là

sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp cũng như vị trí lịch sử của các tầng lớp,giai cấp mà quyền lực chính trị cũng không ngừng biến đổi Quyền lực chính trịđược tập trung chủ yếu vào quyền lực nhà nước, nghĩa là chủ yếu là quyền lựccủa giai cấp thống trị Sự phân chia và đối kháng giai cấp đã làm cho các tổ chứccủa cộng đồng dần thoát khỏi chức năng ban đầu Từ chỗ là công cụ của nhândân, nó trở thành cơ quan đối lập và áp bức nhân dân Các thiết chế trước đâybảo vệ lợi ích chung đã trở thành công cụ bảo vệ lợi ích của một giai cấp – giai

cấp chủ nô Ăngghen chỉ rõ: “Lúc đầu xã hội, bằng sự phân công đơn giản trong lao động, thiết lập ra những cơ quan đặc thù để bảo vệ lợi ích chung của mình Nhưng với thời gian, các cơ quan ấy, mà cơ quan chủ chốt là chính quyền nhà nước, do phục vụ lợi ích riêng của mình, đã từ chỗ là tôi tớ của xã hội biến thành chủ nhân của xã hội”.

Trang 11

Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, mà điển hình nhất là ở phương Tây, chủ nô

là giai cấp thống trị đầu tiên trong lịch sử Quyền lực chính trị của chủ nô chủyếu được thực hiện bằng nhà nước chủ nô, dưới hình thức quân chủ, cộng hòadân chủ nô hoặc cộng hòa quý tộc chủ nô Cơ sở xã hội cho sự thống trị đó là xãhội chiếm nô, cơ sở kinh tế là tư liệu sản xuất cơ bản nằm trong tay giai cấp chủ

nô Nô lệ là lực lượng lao động chính trong xã hội, nhưng không có bất cứ quyềnlực gì Tầng lớp bình dân khá đông đảo nhưng không có quyền quyết định cácvấn đề cơ bản của xã hội Mọi quyền hành đều tập trung vào tay giai cấp chủ nô

Bộ máy nhà nước lúc đầu còn đơn giản, chức năng chủ yếu là công cụ trấn áp.Chủ nô nắm toàn bộ quyền lực, vừa tự đặt ra pháp luật, vừa tự đặt ra pháp luật,vừa tổ chức thực hiện, vừa xét xử các hành vi vi phạm pháp luật Chỉ đến giaiđoạn phát triển cao, lực lượng vũ trang và cơ quan xét xử mới được thành lập

Nhìn chung, quyền lực chính trị của chủ nô được thiết lập trên nền tảng

xã hội ở trình độ thấp, lực lượng sản xuất chưa phát triển, các mối quan hệ xãhội còn đơn giản, nên hình thức tổ chức quyền lực nhà nước chưa chặt chẽ,phạm vi tác động và điều chỉnh còn hạn hẹp Tuy nhiên, trong tổ chức quyền lựcnhà nước đã có cơ chế phân quyền và kiểm soát quyền lực, mặc dù còn sơ khai(nhà nước Hy Lạp, La Mã)

2 Trong chế độ phong kiến

Trong chế độ phong kiến, cấu trúc xã hội phức tạp hơn Ngoài hai giaicấp chính là địa chủ và nông dân còn có tầng lớp thương nhân, thợ thủ công vàquý tộc đang sa sút Đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế là sản xuất nông nghiệp

tự cung tự cấp, ruộng đất là tư liệu sản xuất lớn nhất Chủ sở hữu ruộng đất là địachủ, vì vậy họ đồng thời thống trị xã hội Các quan hệ kinh tế - xã hội phức tạpđòi hỏi một thiết chế chính trị vững chắc hơn, chặt chẽ hơn để ổn định xã hội.Quyền lực chính trị tập trung vào nhà nước quân chủ phong kiến Trong quátrình phát triển, hệ thống quyền lực phong kiến phương Tây trải qua hai giaiđoạn: cát cứ và tập quyền Tùy theo điều kiện mỗi nước, các chỉnh thể và hình

Trang 12

thức tổ chức có những biến dạng nhất định, so có điểm không thay đổi là: ở đâutồn tại hình thức cát cứ thì ông vua chỉ nắm quyền trên danh nghĩa, còn trongchế độ tập quyền, ông vua có quyền lực tối cao, nhân dân chỉ là thần dân, là convua Do vậy, vua có thể ban phát cho bất kỳ ai và với mức độ nào theo ý mình.

Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương được thiếtlập chặt chẽ, chỉ đạo và thống nhất

Để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hợp lý hóa sự thống trị, giai cấp địachủ phong kiến đã biết sử dụng pháp luật bên cạnh các quy phạm đạo đức và uylực tuyệt đối của nhà vua Nét đặc trưng trong hệ thống quyền lực là “thầnquyền” được sử dụng như một công cụ quyền lực chính trị đắc lực bên cạnh “thếquyền” – quyền lực nhà nước Sự thống trị về tinh thần, tư tưởng đã được xáclập bên cạnh sự cưỡng bức về thể xác của các công cụ bạo lực Điều đó cũngchứng tỏ thiết chế chính trị, tổ chức quyền lực của xã hội phong kiến cao hơnmột bước so với xã hội chiếm hữu nô lệ

3 Trong chế độ tư bản chủ nghĩa

Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩađược xác lập, giai cấp tư sản thay thế giai cấp địa chủ phong kiến lên nắm quyềnlực nhà nước Cơ sở xã hội của sự thống trị chính trị của giai cấp tư sản là xã hội

tư bản

Đặc điểm của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trước đây là nền sản xuất đạicông nghiệp cơ khí và hiện nay là nền sản xuất dựa trên thành tựu của cáchmạng khoa học – công nghệ hiện đại Trong xã hội có nhiều nhóm lợi ích, nhiềutầng lớp, nhiều giai cấp và nhiều mối quan hệ đan xen phức tạp, trong đó hai giaicấp cơ bản có lợi ích cơ bản đối lập nhau là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản Đểđảm bảo sự thống trị của mình, giai cấp tư sản đã thiết lập nên một hệ thống tổchức quyền lực chính trị phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội để điều chỉnh cácquan hệ xã hội, điều hòa các mâu thuẫn giai cấp và khống chế sự phản khángcủa các lực lượng đối lập, đặc biệt là đối với giai cấp vô sản

Trang 13

Trong xã hội tư bản, tồn tại hai cơ chế thực hiện quyền lực chính trị: của

giai cấp thống trị và của các giai cấp bị trị:

- Cơ chế thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp tư sản thống trị lấyviệc bảo đảm củng cố quyền lực của mình trên tất cả các lĩnh vực của đời sống

xã hội nhằm củng cố, duy trì và phát triển chế độ xã hội đương thời, buộc tất cảcác giai cấp, tầng lớp khác phải thực hiện Để hoàn thành các nhiệm vụ đó, cần

có một cơ chế được tạo thành từ bốn khâu:

+ Hoạch định cương lĩnh, đường lối, thể hiện mục tiêu chính trị của giaicấp tư sản Đó là chức năng của đảng cầm quyền;

+ Ban hành Hiến pháp, pháp luật, nhằm thể chế hóa mục tiêu chính trị

Đó là chức năng của Nghị viện;

+ Thiết lập hệ thống tổ chức thực hiện làm cho những quy định pháp lý cóđược sức mạnh của hoạt động thực tiễn Đó là chức năng của Chính phủ;

+ Thiết lập hệ thống kiểm tra, giám sát việc thực hiện và xét xử các hành

vi vi phạm Hiến pháp, pháp luật Đó là chức năng của hệ thống tòa án

Đồng thời để thực hiện quyền lực chính trị của mình, giai cấp tư sản cũngrất chú ý tới vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong tham gia vào cả quátrình hoạch định mục tiêu chính trị cho phát triển xã hội lẫn quá trình hình thànhhiến pháp, pháp luật cũng như quá trình thực hiện hiến pháp, pháp luật và kiểmtra, giám sát việc thực hiện nó

4 Trong chế độ xã hội chủ nghĩa

Từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, lần đầu tiên trong lịch

sử chính trị nhân loại, giai cấp vô sản đã giành được quyền lãnh đạo và tổ chức

xã hội Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với sự ra đời của hàng loạt nước xã hộichủ nghĩa từ châu Âu đến châu Á, châu Mỹ latinh, chủ nghĩa xã hội đã trở thànhmột hệ thống trên thế giới Tuy nhiên, đến năm 1991, sau sự sụp đổ của Liên Xô

và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, trên thế giới chỉ tồn tại một số nước xã

Trang 14

hội chủ nghĩa Các nước đang trên đường tìm kiếm một thiết chế chính trị phùhợp dựa trên nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lê nin, bảo đảm quyền lực chính trịcủa nhân dân lao động.

Quyền lực chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được tổchức thành nhà nước xã hội chủ nghĩa Cơ sở của nhà nước là khối đại đoàn kếttoàn dân dựa trên nền tảng liên minh công – nông – trí thức Khối đại đoàn kếtnày bao gồm đại đa số nhân dân lao động trong xã hội Đây là đặc điểm nổi bật –nhà nước của đại đa số nhân dân, khác với nhà nước của giai cấp thiểu số bóc lộttrước đó Nhà nước lập ra bộ máy cơ bản gồm cơ quan lập pháp, hành pháp, tưpháp, nhưng dựa trên nguyên tắc tập quyền, quyền lực nhà nước thống nhất,nhưng có sự phân công, phối hợp trong việc thực hiện mục tiêu chung, điều đótạo nên sự thống nhất, tập trung cao độ trong thực hiện quyền lực của nhân dân.Bên cạnh nhà nước có các tổ chức đoàn thể nhân dân như: mặt trận tổ quốc,công đoàn, đoàn thanh niên cộng sản, chi hội phụ nữ… Đây là thiết chế để cáctầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình, tham gia quản lý nhà nước

và quản lý xã hội Đảng cộng sản là cơ quan lãnh đạo, định hướng, tổ chức cáchoạt động của nhà nước và các đoàn thể quần chúng Nhà nước dùng pháp luật

để điều hành và quản lý xã hội, pháp chế xã hội chủ nghĩa được tăng cường, việctuyên truyền giáo dục pháp luật, đạo đức được đề cao Các thiết chế chính trị đótạo cho xã hội sự ổn định, phát huy được trí tuệ, sức sáng tạo của nhân dân vàđiều đó tạo nên sức mạnh của các nhà nước xã hội chủ nghĩa

Tuy nhiên, hình thức tổ chức quyền lực chính trị ở các nhà nước xã hộichủ nghĩa cũng còn nhiều hạn chế Mô hình này đã tổng hợp và phát huy đượcsức mạnh của toàn xã hội, nhưng chưa kích thích được sự phát triển của lựclượng sản xuất, chưa có cơ chế thích hợp để phát triển kinh tế - xã hội, từ đó dẫnđến sự tụt hậu về kinh tế Mặt khác, quyền lực của nhân dân tập trung ở mức độcao nhưng chưa có cơ chế kiểm soát thích hợp và có hiệu quả trên thực tế, vì vậytạo cho nhà nước trở thành bộ máy quan liêu, nặng nề, xa rời dân Sự sụp đổ chủ

Trang 15

nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu có nhiều nguyên nhân, nhưng xétdưới góc độ tổ chức quyền lực chính trị thì quyền lực của nhân dân lao độngđược tập trung nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến sự tha hóa, suy yếu

và mất quyền lực khi bị kẻ thù tấn công Đó cũng là bài học kinh nghiệm đối vớicác nước xã hội chủ nghĩa hiện nay trong quá trình cải cách, đổi mới hệ thốngchính trị

IV QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1 Bản chất của quyền lực chính trị

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, mọiquyền lực chính trị đều thuộc về nhân dân Nhân dân vừa là chủ thể của quyềnlực chính trị vừa là người thực hiện quyền lực chính trị Nhân dân có quyền cómột nhà nước xã hội chủ nghĩa đảm bảo cho họ là chủ thể của quyền lực chínhtrị nhằm thực hiện lợi ích khách quan của mình, đồng thời quyền lực chính trị

đó là một giá trị xã hội mang tính chất nhân văn, nó là thành quả đấu tranh củacon người cho sự hoàn thiện của chính bản thân và cho sự tiến bộ xã hội Bảnchất giai cấp của quyền lực chính trị ở Việt Nam hiện nay thể hiện:

- Quyền lực chính trị của nhân dân mang bản chất giai cấp công nhân Tổchức quyền lực nhà nước của giai cấp công nhân là tiền đề chính trị bảo đảm chonhân dân thực sự trở thành chủ thể của quyền lực nói chung, quyền lực chính trịnói riêng

- Quyền lực chính trị của nhân dân mang tính đảng cộng sản Đảng giữvững lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, đại diện cho lợi ích củagiai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Sự lãnh đạo củaĐảng cộng sản với Nhà nước và xã hội là điều kiện tiên quyết để giữ vững bảnchất giai cấp công nhân của Nhà nước và quyền lực chính trị của nhân dân

- Quyền lực chính trị của nhân dân mang tính dân tộc Cuộc đấu tranhgiành quyền lực chính trị của nhân dân lúc đầu mang hình thức đấu tranh dân

Trang 16

tộc Nhân dân lao động gắn những nhiệm vụ xã hội của mình với các nhiệm vụdân tộc: đem lại quyền dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng dân tộc.

- Quyền lực chính trị của nhân dân mang tính nhân dân Quyền lực này làkết quả đấu tranh của quần chúng nhân dân, quyền lực chính trị của nhân dânđược thể hiện và thực thi đầy đủ trên cơ sở công nhận nguyên tắc: toàn bộ quyềnlực thuộc về nhân dân

V QUYỀN CHÍNH TRỊ CỦA NHÂN DÂN Ở NƯỚC TA

Trải qua quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ giành độc lập và cuối cùngbằng Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

đã xóa bỏ quyền thống trị của các thế lực phong kiến và đế quốc thực dân, giànhđộc lập dân tộc, lập nên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định việcthực thi quyền lực chính trị của nhân dân Việt Nam Từ Cách mạng Tháng Tám,qua các cuộc chiến tranh giữ nước, quyền lực chính trị của nhân dân được thiếtlập

Hơn 50 năm qua, nhân dân lao động vẫn dùng quyền lực ấy để bảo vệ vàxây dựng đất nước Đó là quyền lực chính trị của nhân dân ta dưới hình thứcquyền lực nhà nước ngày càng được củng cố, giữ vững và phát triển Quyền lực

đó có những đặc điểm được thể hiện mà chúng ta có thể nhận thức được quaphân tích theo cấu trúc của nó

1 Quyền lực thuộc về nhân dân lao động là xu thế khách quan trong

sự phát triển xã hội

Nhân dân lao động là yếu tố cơ bản trong lực lượng sản xuất, là ngườitrực tiếp sáng tạo ra của cải vật chất và của cải tinh thần của xã hội, là lực lượngquyết định sự phát triển của xã hội

Quyền lực thuộc về nhân dân lao động có nghĩa là nhân dân lao động làmchủ và kiểm soát quyền lực kinh tế, chính trị, xã hội và việc sử dụng nhữngquyền lực ấy nhằm đảm bảo lợi ích của mình trong đời sống xã hội

Trang 17

Là nguồn lực xã hội và tạo ra mọi nguồn lực xã hội, quyết định sự pháttriển xã hội, nhân dân lao động tất yếu phải có quyền lực trong mọi nguồn lực xãhội Hơn nữa, xã hội loài người sống thành cộng đồng để phối hợp hoạt động vàđiều chỉnh hành vi của mọi thành viên xã hội, được biểu hiện thành nhữngchuẩn mực về đạo đức, phong tục tập quán, pháp luật mà mọi người phải tuântheo Quyền lực ấy là của mọi người nhưng lại giao cho một số người thực hiện.Khi xã hội chưa có sự phân chia thành giai cấp, còn sống thành những cộngđồng thị tộc, bộ lạc nguyên thủy thì quyền lực công cộng là quyền lực của Hộiđồng công xã (gồm tất cả các thành viên) trao cho người thủ lĩnh thừa hành.Người thủ lĩnh ấy không có quyền mà chỉ là thừa hành quyền lực, và chính vìvậy mà được cộng đồng tôn kính.

Đồng thời với sự phát triển, tiến bộ xã hội cũng tạo ra thể chế kiểm soátquyền lực nhà nước, quyền lực xã hội Trong chính thể quân chủ chuyên chế,quyền lực của người đứng đầu quốc gia, của ông vua là tối thượng, không có sựkiểm soát Do vậy, quyền lực của vua là rất tùy tiện và sử dụng quyền lực tùytiện nhất cũng là vua, và cũng vì thế mà không ít ông vua trở thành người gây tội

ác với nhân dân Thể chế quân chủ lập hiến, thể chế cộng hòa ra đời là bước tiếncủa văn minh chính trị, bởi vì nó hình thành cơ chế kiểm soát quyền lực nhànước ngay bên trong nhà nước, hạn chế việc sử dụng quyền lực tùy tiện, chỉ vìlợi ích của người cầm quyền, lực lượng cầm quyền, giai cấp cầm quyền Xuhướng của nhân loại đang tiến sang một thể chế mới: nhân dân làm chủ và kiểmsoát quyền lực nhà nước và mọi quyền lực xã hội

Tiến hóa của nhân loại ngày càng tiến tới tự do, dân chủ mà dân chủ thựcchất là nhân dân làm chủ và kiểm soát mọi quyền lực xã hội Đó là xu hướng củatiến bộ xã hội, đồng thời cũng là mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xãhội

Xu hướng trên đạt được trên cơ sở những thành tựu của nhân loại về kinh

tế, chính trị, văn hóa, xã hội qua nhiều thế kỷ Nó phản ánh sự trưởng thành về

Ngày đăng: 14/12/2024, 23:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w