1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân và vận dụng vào việc hoàn thiện và phát triển Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam

29 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân và vận dụng vào việc hoàn thiện và phát triển Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả Hà Trần My Na, Lê Trần Phú An, Lê Nguyễn Thảo Vy, Nguyễn Thiên Bảo, Nguyễn Khắc Duy
Người hướng dẫn ThS. Đỗ Thị Ngọc Lệ
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chính Trị Và Luật
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Thủ Đức
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 653,25 KB

Nội dung

Lí do chọn đề tài Tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân cũng như những quan điểm được nêu trong đó đều có sức ảnh hưởng to lớn đối với lịch sử dân tộc.. Cùng với việc

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

3 Lê Nguyễn Thảo Vy 22142437

4 Nguyễn Thiên Bảo 22154007

5 Nguyễn Khắc Duy 22154010

Thu ̉ Đức, tháng 11 năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3 Lê Nguyễn Thảo Vy 22142437

4 Nguyễn Thiên Bảo 22154007

5 Nguyễn Khắc Duy 22154010

Thu ̉ Đức, tháng 11 năm 2023

Trang 3

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

ĐIỂM -

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU……….1

1 Lý do chọn đề tài……….1

2 Đối tượng nghiên cứu……… 1

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu……….1

4 Phương pháp nghiên cứu………1

5 Kết cấu tiểu luận……… 2

PHẦN NỘI DUNG……….3

CHƯƠNG 1: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN……….3

1.1 Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa……… 3

1.1.1 Khái niệm về Nhà nước của dân, do dân, vì dân………3

1.1.1.1 Nhà nước của nhân dân……… 3

1.1.1.2 Nhà nước do nhân dân……….3

1.1.1.3 Nhà nước vì nhân dân……… 4

1.1.2 Thế nào là quyền là chủ và làm chủ của nhân dân……….4

1.1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước………4

1.2 Tầm quan trọng của luật pháp đối với việc điều hành và quản lí đất nước……… ………5

1.2.1 Xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ………5

1.2.2 Xây dựng một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến……….6

1.2.3 Hoạt động quản lý Nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống………6

1.3 Xây dựng Nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu quả……… 8

1.3.1 Xây dựng bộ máy Nhà nước………8

1.3.2 Quan điềm của Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước……… 8

1.3.3 Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước……… 9 1.3.4 Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh

Trang 6

giáo dục đạo đức cách mạng………11

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN VÀO VIỆC HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM………13 2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước – cơ sở lý luận xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay……….13

2.1.1 Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam……….13 2.1.2 Chính sách và quy chế bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân… 14

2.2 Tình hình công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay……….15

2.2.1 Thành tựu, kết quả của Nhà nước trong việc hoàn thiện và phát triển Nhà nước ta……….16 2.2.2 Những mặt hạn chế mà Nhà nước ta phải đối mặt………17

2.3 Định hướng tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền theo tư tưởng Hồ Chí Minh……….18

2.3.1 Phương hướng đổi mới Nhà nước đúng với thực tiễn nước ta hiện nay……… 18 2.3.2 Hình thức thực hiện để hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam………19

PHẦN KẾT LUẬN……… 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân cũng như những quan điểm được nêu trong đó đều có sức ảnh hưởng to lớn đối với lịch sử dân tộc Những phương diện lí luận phù hợp thực tiễn nước ta là cơ sở để đổi mới, xây dựng hệ thống pháp luật và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, từ đó mở rộng quan hệ quốc tế, hội nhập với các nước trên thế giới Những kinh nghiệm quý báu

mà tư tưởng Hồ Chí Minh đã nêu ra để tiến hành cải cách bộ máy Nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ công chính, liêm minh nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích của nhân dân Hầu như các nước trên thế giới, đã có thể đạt được những thành tựu nhất định nhưng chưa thực sự trở thành Nhà nước pháp quyền đúng nghĩa Cùng với việc nhìn nhận, tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa , những giá trị mang tính lí thuyết mà chúng ta còn phải áp dụng chúng vào thực tiễn để thúc đẩy nền kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa của dân tộc

2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

Tìm hiểu những quan điểm của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân

Từ đó, vận dụng vào quá trình xây dựng, từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bối cảnh thế giới ngày càng phát triển Để đạt được các mục tiêu trên thì không chỉ Nhà nước mà nhân dân ta cũng cần phải chung tay cùng nhau nỗ lực hơn nữa, mà để làm được điều đó thì ta cần phải hiểu rõ sự hình thành và những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân Đồng thời, biết được vai trò quan trọng của tư tưởng Hồ Chí minh trong việc vận dụng để hoàn thiện hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng được nghiên cứu: Quan điểm của Hồ Chí minh về Nhà nước của dân,

do dân, vì dân và vận dụng vào việc hoàn thiện và phát triển Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam để xứng đáng với sự hi sinh của ông cha ta, đã cho dân ta có cuộc sống ấm no như bây giờ, không những thế còn có thể sánh vai với các cường quốc năm châu

4 Phương pháp thực hiện đề tài

Trang 8

Đề tài tiểu luận được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh Cùng với đó là sự kết hợp chặt chẽ, có sự thống nhất của các phương pháp khác nhau như: phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích,… và điều quan trọng là chúng phải có được sự logic nhất định cho toàn bộ bài tiểu luận, để người đọc có thể hiểu rõ về tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân

và những phương hướng đã được Nhà nước ta nêu ra để xây dựng, hoàn thiện Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam

5 Kết cấu thực hiện tiểu luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài được kết cấu thành 2 chương, bao gồm: Chương 1: Tìm hiểu về tư tưởng hồ chí minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân Chương 2: Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân vào việc hoàn thiện và phát triển Nhà nước dân chủ xã hộ chủ nghĩa Việt Nam

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN

1.1 Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

1.1.1 Khái niệm về nhà nước của dân, do dân, vì dân

1.1.1.1 Nhà nước của nhân dân

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, nhà nước của nhân dân là nhà nước mà tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân Nhà nước của dân

là Nhà nước mà trong đó dân là chủ và làm chủ, dân là người có địa vị cao nhất có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước

Trong nhà nước dân chủ nhân dân thực thi quyền lực thông qua hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp

Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ trong đó nhân dân trực tiếp quyết định mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh của quốc gia, dân tộc và quyền lợi của dân chúng Đây

là hình thức dân chủ hoàn bị nhất vì nó là một phương thức tôn trọng và thực hiện dân chủ trong Nhà nước

Dân chủ gián tiếp hay còn gọi là dân chủ đại diện là hình thức dân chủ mà trong đó nhân dân thực thi quyền lực của mình thông qua các đại diện mà họ lựa chọn bầu ra và những thiết chế quyền lực mà họ lập nên Đây cũng là hình thức dân chủ phổ biến nhất hiện nay Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, trong hình thức dân chủ gián tiếp:

 Quyền lực nhà nước là thừa ủy quyền của nhân dân

 Nhân dân có quyền kiểm soát, phê bình nhà nước, có quyền bãi miễn những đại biểu mà học đã lựa chọn, bầu ra và có quyền giải tán những thiết chế quyền lực

mà họ đã lập nên

 Luật pháp dân chủ và là công cụ quyền lực của nhân dân

1.1.1.2 Nhà nước do nhân dân

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước do nhân dân trước hết là nhà nước do nhân dân lập nên sau thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Nhà nước do nhân dân còn có nghĩa là dân làm chủ Nhân dân là người tổ chức lên cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, nhân dân tham gia quản lí nhà nước

Trang 10

1.1.1.3 Nhà nước vì nhân dân

Nhà nước vì dân là Nhà nước chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân, trước hết là chăm lo cho cái nhu cầu thiết yếu nhất Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chổ ở, làm cho dân được học hành, làm cho dân có điều kiện khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe,… Tóm lại nhà nước vì dân là Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân Không có đặc quyền đặc lợi, thật sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính

1.1.2 Thế nào là quyền là chủ và làm chủ của nhân dân

Dân là chủ tức là Nhà nước của nhân dân, khẳng định địa vị chủ thể tối cao của mọi quyền lực là nhân dân Còn dân làm chủ tức là nhà nước do nhân dân, nhằm nhấn mạnh quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân với tư cách là người chủ, nhân dân tham gia quản lí nhà nước, phê bình, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, các đại biểu dân cử

1.1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước

Về vấn đề sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc thì Hồ Chí Minh đã giải quyết rất thành công mối quan hệ đó trong cách mạng Việt Nam Trong tư tưởng của Người về Nhà nước mới ở Việt Nam, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc, thể hiện cụ thể như sau:

Một là, Nhà nước mới ở Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của nhiều thế hệ người Việt Nam, của toàn thể dân tộc Nhiều thế hệ ông cha ta đã không ngại hy sinh xương máu để chiến đầu giành lại độc lập tự do cho tổ quốc Với những chiến lược đúng đắn, với sự đoàn kết của toàn dân tộc đã giành chiến thắng giặc ngoại xâm giành lại sự độc lập Nhà nước Việt Nam mới ra đời là sự phấn đầu, là thành quả của toàn dân tộc của toàn thể nhân dân

Hai là, Nhà nước Việt Nam ngay từ khi ra đời đã xác định rõ và luôn kiên trì, nhất quán mục tiêu vì quyền lợi của nhân dân, lấy quyền lợi của dân tộc làm nền tảng Hồ Chí Minh khẳng định quyền lợi cơ bản của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động và của toàn dân tộc Nhà nước Việt Nam mới là người đại diện, bảo

vệ, đấu tranh không chỉ cho lợi ích của giai cấp công nhân, mà còn của nhân dân lao

Trang 11

động và của toàn dân tộc

Ba là, Nhà nước mới ở Việt Nam đã đảm đương nhiệm vụ mà toàn thể dân tộc giao phó là tổ chức nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới

1.2 Tầm quan trọng của luật pháp đối với việc điều hành và quản lí đất nước 1.2.1 Xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ

Theo Hồ Chí Minh, nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, trước hết phải là một nhà nước hợp hiến Hợp hiến, theo nghĩa rộng, là được nhân dân thừa nhận

và ủng hộ, giúp đỡ; theo nghĩa hẹp, là được ghi nhận bằng Hiến pháp

Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ phải là một nhà nước quản lý, điều hành đất nước bằng pháp luật, chứ không phải bằng mệnh lệnh hành chính, độc đoán chuyên quyền Điều đó chứng tỏ Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò quan trọng của pháp luật đối với việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội Quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật là đòi hỏi tất yếu khách quan của một xã hội dân chủ, trong đó mọi chủ thể đều phải tuân theo pháp luật, không có một ngoại lệ nào

Hồ Chí Minh đã sớm thấy được tầm quan trọng của Hiến pháp và pháp luật trong quản lý xã hội Điều này thể hiện trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam do Người

ký tên là Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Vécxây (Pháp) năm 1919 Bản Yêu sách đó nêu ra yêu cầu "Cải cách nền pháp Lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm về mặt pháp luật như người châu Âu; xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam"; "Thay thế chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật" Trong Việt Nam yêu cầu ca, một bài thơ diễn ca ra văn vần tiếng Việt bản Yêu sách đó có những câu:

"Hai xin phép luật sửa sang,

Người Tây, người Việt hai phương cùng đồng

Bảy xin hiến pháp ban hành

Trang 12

Trăm đều phải có thần linh pháp quyền".1

Sau này, khi trở thành người đứng đầu Nhà nước Việt Nam mới, Hồ Chí Minh càng quan tâm sâu sắc hơn việc xây dựng và điều hành Nhà nước một cách có hiệu quả bằng pháp quyền

1.2.2 Xây dựng một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến

3/9/1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã đề nghị

tổ chức Tổng tuyển cử càng sớm càng tốt để lập Quốc hội rồi từ đó lập ra Chính phủ và các cơ quan, bộ máy chính thức khác của Nhà nước mới Vì chỉ khi có được một Nhà nước hợp hiến, thể hiện quyền lực tối cao của nhân dân như vậy thì nước ta mới có cơ

sở pháp lý vững chắc để làm việc với quân Đồng minh, mới có một quan hệ quốc tế bình đẳng, mới thiết lập được một cơ chế quyền lực hợp pháp theo đúng thông lệ của một Nhà nước pháp quyền hiện đại

6/1/1946, Tổng tuyển cử được tiến hành thắng lợi, bầu ra quốc hội Lần đầu tiên trong lịch sử hàng nghìn năm của Việt Nam cũng như lần đầu tiên ở Đông Nam châu Á, tất cả mọi người dân từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, đảng phái, tôn giáo,… đều đi bỏ phiếu bầu những đại biểu của mình tham gia Quốc Hội 2/3/1946, Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã họp phiên đầu tiên, lập ra các tổ chức, bộ máy, và các chức vụ chính thức của Nhà nước Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp đầu tiên

Đây chính là Chính phủ có đầy đủ tư cách pháp lý để giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề đối nội và đối ngoại ở nước ta

1.2.3 Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống

Quản lý nhà nước là quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác nhưng quan trọng nhất là quản lý bằng hệ thống luật, trong đó quan trọng bậc nhất là Hiến pháp – đạo luật cơ bản của nước nhà Các bản Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 đã

để lại dấu ấn đậm nét những quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất, thiết chế và hoạt động của Nhà nước mới

Song, có Hiến pháp và pháp luật rồi nhưng không đưa được vào trong cuộc sống thì

1 Thùy Dương (2015), “Việt Nam yêu cầu ca” - áng thơ dịch tài tình của Bác Hồ, truy cập ngày 26/11/2023 Link truy cập: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/ho-chi-minh/nghien-cuu-

hoc-tap-tu-tuong/viet-nam-yeu-cau-ca-ang-tho-dich-tai-tinh-cua-bac-ho-2435

Trang 13

xã hội cũng sẽ bị rối loạn Nhà nước dân chủ Việt Nam không thể thiếu pháp luật Mọi quyền dân chủ của người dân đều được thể chế hóa bằng Hiến pháp và pháp luật; ngược lại hệ thống pháp luật phải đảm bảo cho quyền tự do, dân chủ của người dân được tôn trọng trong thực tế

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng một nền pháp chế XHCN bảo đảm được việc thực hiện quyền lực của nhân dân Kỷ luật, vào việc gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật đã trở thành nền nếp, thành thói quen, thành lối ứng xử tự nhiên của Hồ Chí Minh

- Từ năm 1919, Người khẳng định vai trò của pháp luật là: “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” “Thần linh pháp quyền” là sức mạnh do con người và vì con người

Do vậy, Hồ Chí Minh bao giờ cũng đòi hỏi mọi người phải hiểu và tuyệt đối chấp hành pháp luật, bất kể người đó giữ cương vị nào

- Là người sáng lập nước Nhà nước dân chủ mới ở Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng là người có công lớn trong việc lập hiến và lập pháp

Hồ Chí Minh hết sức chăm lo đưa pháp luật vào đời sống, tạo ra cơ chế bảo đảm cho pháp luật được thi hành, cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật trong các cơ quan nhà nước và trong nhân dân

- Để tuyên truyền, đưa pháp luật vào cuộc sống, Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức làm chủ, phát triển văn hóa chính trị và sự giác ngộ của nhân dân, khuyến khích nhân dân tham gia vào công việc nhà nước, khắc phục mọi thứ dân chủ hình thức

Trong việc thực thi Hiến pháp và pháp luật, Hồ Chí Minh bao giờ cũng chú ý bảo đảm tính nghiêm minh và hiệu lực của chúng Điều đó đòi hỏi pháp luật phải đúng và phải đủ; tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho mọi người dân; người thực thi luật pháp phải thật sự công tâm và nghiêm minh, bảo đảm cho luật pháp trở thành cán cân công lý đối với tất cả mọi người, không có một trường hợp ngoại lệ nào; bất kỳ ai

vi phạm pháp luật cũng đều bị trừng trị nghiêm khắc, đúng người, đúng tội

Hồ Chí Minh luôn luôn nêu gương trong việc khuyến khích người dân phê bình, giám sát công việc của Chính phủ, Người yêu cầu các cán bộ phải “làm cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm” Đồng thời nhắc nhở cán bộ các ngành, các cấp, Người viết: “Các bạn là những người phụ trách

Trang 14

thi hành pháp luật lẽ tất nhiên các bạn phải nêu cao cái gương phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư cho nhân dân noi theo.”

1.3 Xây dựng Nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu quả

1.3.1 Xây dựng bộ máy nhà nước

Hồ Chí Minh quan niệm bộ máy nhà nước là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận gắn chặt, liên kết, ràng buộc và thúc đẩy lẫn nhau, nhưng mỗi bộ phận lại có một vị trí riêng, có tính độc lập tương đối Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề thiết kế và xây dựng một nhà nước pháp quyền: mạnh mẽ, sáng suốt, hoạt động vì lợi ích của nhân dân Nguyên tắc chung xây dựng bộ máy nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm:

- Xây dựng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước

- Xây dựng một Chính phủ mạnh, hoạt động có hiệu quả

- Xây dựng một nền hành chính hiện đại từ trung ương đến địa phương và cơ sở Những nội dung tổ chức bộ máy nhà nước được Hồ Chí Minh vận dụng linh hoạt, phù hợp điều kiện lịch sử trong từng giai đoạn cụ thể, tránh được sự xơ cứng, trì trệ, giáo điều, rập khuôn Có thể xem đó là chuẩn mực, kiểu mẫu để tiếp tục đẩy mạnh cải cách bộ máy nhà nước, nền hành chính quốc gia giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay

1.3.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước

Trong công cuộc xây dựng bộ máy nhà nước và nền hành chính, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức Theo Người, “cán bộ là nguồn vốn của Nhà nước”, là cái gốc của mọi công việc; công việc thành công hay thất bại do cán bộ quyết định Vì thế, chất lượng, năng lực, hiệu lực của Nhà nước phụ thuộc một phần lớn vào chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Nên để xây dựng một Nhà nước pháp quyền vững mạnh, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức được Hồ Chí Minh

đặc biệt quan tâm

Xây dựng hệ tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước Theo Hồ Chí Minh, cán bộ công chức nhà nước vừa có đức, vừa có tài, vừa hồng, vừa chuyên, nhưng đức phải là gốc Đặc biệt Người nhấn mạnh đến các tiêu chuẩn sau:

Một là, tuyệt đối trung thành với cách mạng Đây là yêu cầu đầu tiên cần có đối với đội ngũ cán bộ, công chức

Ngày đăng: 03/12/2024, 05:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w